"TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM"
MỤC LỤC
Tổng quan về Thị trường Chứng khoán.............................................................................................3 So sánh Điều kiện Niêm yết giữa HOSE và HNX..............................................................................6 So sánh Quy tắc và Phương thức Giao dịch của HOSE và HNX.....................................................9 Tình hình niêm yết hiện tại của HOSE và HNX..............................................................................15 10 vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009..........................................................19 Định hướng của UBCK Nhà nước trong năm 2010.........................................................................30 Ghi chú.................................................................................................................................................31
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:
1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán;
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp;
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô.
2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
a) Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
b) Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Các nhà đầu tư cá nhân.
- Các nhà đầu tư có tổ chức.
c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán;
- Quỹ đầu tư chứng khoán;
- Các trung gian tài chính.
d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước;
- Sở giao dịch chứng khoán;
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán;
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán;
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán;
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán;
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công khai;
- Nguyên tắc trung gian;
- Nguyên tắc đấu giá.
4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
-Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán ) và phi tập trung (thị trường OTC).
c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
- Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
-Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn...
II. So sánh Điều kiện Niêm yết giữa HOSE và HNX: HOSE HNX 1 Điều kiện niêm yết cổ phiếu a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo qui đinh
e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2 Điều kiện niêm yết trái phiếu a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
c) Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định
a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
c) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định
3 Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng a) Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
c) Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
4 . Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành trái.
III. So sánh Quy tắc và Phương thức Giao dịch của HOSE và HNX:
HOSE HNX HOSE áp dụng 2 phương thức giao dịch chính: GD khớp lệnh và GD thoả thuận. GD khớp lệnh gồm có: khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.
HNX có 3 hệ thống trọng tâm: - thị trường cổ phiếu niêm yết.
- hệ thống GD trái phiếu chính phủ chuyên biệt.
- thị trường GD chứng khoán Cty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM). HNX áp dụng 2 phương thức giao dịch chính: GD khớp lệnh liên tục và GD thoả thuận.
Nguyên tắc giao dịch: - Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức GD được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Phương thức này cho phép các lệnh sau khi gửi vào hệ thống giao dịch được sắp trên sổ lệnh theo thứ tự ưu tiên, sau đó sẽ được so khớp tại một thời điểm xác định với một mức giá khớp lệnh duy nhất cho mỗi loại chứng khoán. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh theo phương thức này như sau : 1) Là mức giá thực hiện được khối lượng giao dịch lớn nhất.
2) Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn mức giá trên thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.
- Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào sổ lệnh. Giá thực hiện trong phương thức giao dịch liên tục được xác định trên cơ sở mức giá của lệnh giới hạn đối
ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.
Nguyên tắc so khớp lệnh
Các lệnh được so khớp theo thứ tự ưu tiên như sau:
i. Ưu tiên về giá: Các lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; các lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
ii. Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua (hoặc lệnh bán) có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Nguyên tắc chung: Các giao dịch phải được thực hiện thông qua công ty chứng khoán thành viên của Sở GDCK Hà Nội.
- Trước tiên, để thực hiện giao dịch nhà đầu tư phải có tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán là thành viên của Sở GDCK Hà Nội.
- Khi đặt lệnh mua bán chứng khoán, nhà đầu tư phải đảm bảo đủ tỉ lệ ký quỹ trên tài khoản. Cụ thể là, khi đặt lệnh bán thì nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán trong tài khoản, còn khi đặt lệnh mua thì nhà đầu tư phải có đủ số tiền kí quỹ theo thoả thuận với công ty chứng khoán.
Nguyên tắc thực hiện lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
- Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước
- Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.
-Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
- Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch.
Phương thức GD HOSE tổ chức GD CK từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày lễ theo quy định. 1. Thời gian GD cụ thể:
Phương thức GD Thời gian GD Loại lệnh Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư 1 Khớp lệnh định kỳ - xác định giá mở cửa 08:30 -09:00 Lệnh giới hạn, lệnh ATO 2 Khớp lệnh liên tục 09:00 -10:15 Lệnh giới hạn 3 Khớp lệnh định kỳ - xác định giá đóng cửa. 10:15 -10:30 Lệnh giới hạn, lệnh ATC
4 Thỏa thuận 10:30 -11:00 Trái phiếu 5 Thỏa thuận 8:30 - 11:00
2. Loại lệnh:
- Lệnh giới hạn: lệnh mua/bán chứng khoán tại 1 mức giá xác định hoặc giá tốt hơn.
- Lệnh ATO: lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá mở cửa, chỉ có hiệu lực trong phiên GD1.
- Lệnh ATC: lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh trong đợt xác định giá đóng cửa, chỉ có hiệu lực trong phiên GD3.
- Lệnh ATO/ATC được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
3. Biên độ dao động giá
- cổ phiếu, CCQĐT: ±5%
- trái phiếu: không quy định.
Giá trần/sàn:
= giá tham chiếu ± (giá tham chiếu * biên độ dao động giá.)
Giá tham chiếu:
Giá đóng cửa trong ngày GD gần nhất trước đó.
Giá đóng cửa:
Giá thực hiện tại 1 lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày GD.
4. Quy định GD đối với nhà đầu tư
- chỉ được có 1 TK giao dịch chứng khoán và chỉ được mở tại 1 cty chứng khoán.
- không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với 1 loại CP,CCQĐT trong cùng 1 ngày GD.
- khi đặt lệnh bán (mua) chứng khoán hoặc quảng cáo bán (mua) chứng khoán, số dư chứng khoán (tiền) trên TK của nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ ký quỹ chứng khoán (tiền).
HNX tổ chức GD CK từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày lễ theo quy định. Phương thức giao dịch khớp lệnh 1. Đơn vị yết giá: 10 đơn vị.
2. Đơn vị giao dịch:
Mức giá Cổ phiếu,CC Qũy đầu tư <= 49.900 100 đồng 50.000 - 99.500 500 đồng >= 100.000 1.000 đồng
3. Khối lượng GD khớp lệnh tối đa: 19990 đơn vị.
4. Sửa, huỷ lệnh:
GD khớp lệnh:
- trong thời gian khớp lệnh định kỳ: không cho phép hủy lệnh GD được đăt trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ, chỉ cho phép hủy các lệnh gốc/phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện trong lần khớp lệnh trước đó.
- trong thời gian GD khớp lệnh liên tục: cho phép sửa,hủy lệnh.
GD thỏa thuận: không được phép hủy bỏ.
8.Hình thức thanh toán: hình thức thanh toán đa phương (T+3).
Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục: 1. Đơn vị yết giá
+ Đối với cổ phiếu:100 đồng.
+ Đối với trái phiếu: không quy định.
2. Đơn vị giao dịch: 100 cổ phiếu hoặc 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) tính theo mệnh giá trái phiếu.
3. Khối lượng giao dịch tối thiểu: không quy định
4. Loại lệnh giao dịch: lệnh giới hạn.
6. Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
- Trong phiên giao dịch, các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa, trừ trường hợp sửa giá và trường hợp đại diện giao dịch (sau đây viết tắt là ĐDGD) nhập sai so với lệnh gốc của khách hàng.
- Trường hợp sửa giá theo yêu cầu của khách hàng, ĐDGD được tiến hành sửa lệnh ngay trên hệ thống.
- Trường hợp nhập sai lệnh của khách hàng so với lệnh gốc, ĐDGD được phép sửa lệnh theo trình tự trong quy trình Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục. Trường hợp này sẽ tính vào lỗi của ĐDGD.
- Việc sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ được thực hiện đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh.
7. Hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
Trong phiên giao dịch, ĐDGD được thực hiện huỷ lệnh theo yêu cầu của khách hàng đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh.
8. Hình thức thanh toán: hình thức thanh toán đa phương (T+3).
Phương thức giao dịch thỏa thuận: 1. Đơn vị yết giá: không quy định.
2. Đơn vị giao dịch: không quy định.
3. Sửa, huỷ lệnh: không được phép hủy bỏ.
4. Hình thức thanh toán:
Loại GD Phương thức thanh toán CP, CCQĐT Thỏa thuận dưới 100.000 đơn vị Bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+3 Thỏa thuận trên 100.000 đơn vị Thanh toán trực tiếp, ngày thanh toán T+3 Trái phiếu Bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+1
Phương thức giao dịch thỏa thuận: 1. Đơn vị yết giá: không quy định.
2. Đơn vị giao dịch: không quy định
3. Khối lượng giao dịch tối thiểu
- Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phần.
- Đối với trái phiếu: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng) tính theo mệnh giá.
4. Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
Trong giờ GD, trường hợp phát hiện sai lệch so với lệnh gốc sau khi lệnh giao dịch thỏa thuận đã được xác nhận, ĐDGD được phép sửa lệnh giao dịch thỏa thuận theo Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận.
Thời gian sửa lệnh GD thỏa thuận phải được hoàn tất chậm nhất là 15 phút trước khi phiên GD kết thúc.
5. Hình thức thanh toán:
Loại GD Phương thức thanh toán Khối lượng GD dưới 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu Bù trừ đa phương, ngày thanh toán T+3 Khối lượng GD lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu Thanh toán trực tiếp, ngày thanh toán T+3 Song phương, ngày thanh toán T+2 Trực tiếp, ngày thanh toán từ T+1 đến T+3
Cổ phiếu và Trái phiếu GD trên thị trường UPCoM: 1. Thời gian giao dịch:
Thời gian giao dịch hàng ngày từ 10h00 đến 15h00. Thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30.
2. Phương thức giao dịch:
HNX áp dụng phương thức GD thỏa thuận theo 2 hình thức thoả thuận điện tử (TTĐT) và thỏa thuận thông thường (TTTT).
- Giao dich thoả thuận thông thường:
+ Đặc điểm: Áp dụng trong trường hợp NĐT đã tìm được đối tác GD hoặc CTCK có thể đáp ứng được lệnh GD của NĐT.
+ Cách thức thực hiện:
* CTCK thực hiện Mua/Bán với khách hàng, hoặc khách hàng có thể tự thỏa thuận các điều kiện giao dịch với nhau;
* Sau đó CTCK thực hiện nhập kq GD vào hệ thống của HNX
- Giao dịch thoả thuận điện tử:
+ Đặc điểm
* Áp dụng trong trường hợp NĐT chưa tìm được đối tác GD;
* Các lệnh chào mua/chào bán của khách hàng được nhập vào hệ thống theo nguyên tắc yết giá chắc chắn;
* Lệnh được thực hiện nếu có lệnh đối ứng trên hệ thống phù hợp hoàn toàn về giá và khối lượng, theo nguyên tắc xác nhận GD.
+ Cách thức thực hiện
CTCK không đáp ứng được nhu cầu mua/bán của khách hàng, CTCK sẽ nhập lệnh chào mua/chào bán của khách hàng vào hệ thống của TTGDCKHN;
- CTCK theo dõi các lệnh chào mua/chào bán có trên hệ thống (tổng hợp từ các CTCK khác trên thị trường) và lựa chọn lệnh phù hợp để thực hiện lệnh giao dịch cho khách hàng
3. Giá tham chiếu:
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất. Trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, TTGDCK chỉ nhận lệnh giao dịch thỏa thuận điện tử và không áp dụng biên độ dao động giá. Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch được xác lập trên hệ thống.
- Trường hợp cổ phiếu không có giao dịch trên hai mươi lăm (25) ngày giao dịch liên tiếp khi được giao dịch trở lại thì giá tham chiếu được xác định tương tự quy định xác định giáo tham chiếu của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch
4. Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch, đơn vị yết giá và biên độ dao động giá
- Đơn vị GD: không quy định;
- Khối lượng GD: tối thiểu 10 CP hoặc 10 TP;
- Đơn vị yết giá: CP: 100; không quy định với TP;
- Biên độ giao động giá: ±10% với CP; không áp dụng đối với TP
IV. Tình hình niêm yết hiện tại của HOSE và HNX: 1. Tình hình niêm yết tại HOSE:
Quy mô niêm yết trên thị trường hiện tại: Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác Số CK niêm yết(1 CK) 276,00 214,00 4,00 58,00 0,00 Tỉ trọng (%) 100,00 77,54 1,45 21,01 0,00 KL niêm yết(ngàn CK) 10.891.427,21 10.525.890,59 252.055,53 113.481,09 0,00 Tỉ trọng(%) 100,00 96,64 2,31 1,04 0,00 GT niêm yết(triệu đồng) 119.127.570,20 105.258.905,90 2.520.555,30 11.348.109,00 0,00 Tỉ trọng (%) 100,00 88,36 2,12 9,53 0,00
( Tính đến ngày 16/3/2010 theo sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh )
DANH SÁCH CÁC CỔ PHIẾU THUỘC LĨNH VỰC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH:
chứng khoán Tên tổ chức niêm yết KL niêm yết KL lưu hành Ngày niêm yết BVH TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT 573.026.605 626.709.079 16/06/2009 CTG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 121.211.780 1.125.297.280 09/07/2009 HAX CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ Ô TÔ HÀNG XANH 8.055.846 8.055.846 13/12/2006 HCM CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59.162.786 59.162.786 20/04/2009 HLG CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀNG LONG 29.580.711 29.580.711 01/09/2009 PVF TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM 500.000.000 500.000.000 16/10/2008 VCB NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 112.285.426 1.210.086.026 12/06/2009 VNI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM 10.559.996 10.559.996 03/09/2009
DANH SÁCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP:
CK Tổ chức phát hành KL Niêm yết Mệnh giá (VNĐ) Lãi xuất (%) Kỳ hạn (năm) Ngày GD đầu tiên BID10107 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP.HCM 30.000.000 100.000 8,15 5 21/12/2007 BID10206 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP.HCM 4.500.540 100.000 9,5 5 16/04/2007 BID10306 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP.HCM 6.955.210 100.000 10,1 15 16/04/2007 BID10406 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP.HCM 3.500.620 100.000 10,45 20 16/04/2007 BID1_106 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP.HCM 11.886.310 100.000 9,8 10 22/06/2006 BID1_206 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP.HCM 10.160.140 100.000 10,2 15 22/06/2006
2. Tình hình niêm yết hiện tại ở HNX:
Quy mô niêm yết trên thị trường hiện tại: Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số chứng khoán niêm yết 829 271 508 50 Tổng khối lượng niêm yết 6,084,297,664 3,762,010,012 1,663,140,000 659,147,652 Tổng giá trị niêm yết 210,525,576,640,000 37,620,100,120,000 166,314,000,000,000 6,591,476,520,000
Tình hình tăng giảm chứng khoán theo kì(18/09/2009 đến 17/03/2010):
Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 89 56 0 33 Khối lượng niêm yết 904,531,130 417,135,705 0 487,395,425 Giá trị niêm yết 9,045,311,300,000 4,171,357,050,000 0 4,873,954,250,000
Top 10 cổ phiếu niêm yết có giá trị lớn nhất: STT Mã Chứng khoán Tên Chứng khoán Giá trị giao dịch (VND) 1 KLS CTCP Chứng khoán Kim Long 1,822,194,590,000 2 VCG Tổng CTCP Xuất nhập Khẩu và Xây dựng Việt Nam 1,745,215,720,000 3 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam 881,227,060,000 4 VGS CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE 594,687,820,000 5 ACB Ngân hàng Thương mại CP Á Châu 440,722,963,500 6 BVS CTCP Chứng khoán Bảo Việt 428,703,096,400 7 STL CTCP Sông Đà - Thăng Long 394,022,490,000 8 PVA CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An 337,558,760,000 9 ICG CTCP Xây dựng Sông Hồng 282,954,449,000 10 VSP CTCP Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashin 271,118,430,000
Top trái phiếu niêm yết có giá trị lớn nhất:
STT Mã Chứng khoán Tên Chứng khoán Giá trị giao dịch (VND) 1 VE061102 Tổng công ty điện lực Việt Nam 50,161,000,000 2 VE061101 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 39,835,800,000 V. 10 ĐIỂM VẤN ĐỀ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2009:
Nhiều biến động khó lường đã tạo nên một năm sôi động của TTCK VN. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy, dưới tác động của suy thoái kinh tế, chỉ số Vn-Index có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua,nhưng cũng có lúc thị trường ghi nhận những GD hàng nghìn tỷ đồng.
Chú ý: VnIndex được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số Paasche.
VN - Index được tính theo công thức sau:
Vn-Index =
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
HNX-Index được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số Paasche
Sau đây là 10 điểm nhấn của TTCK VN năm 2009 qua:
1. Chỉ số VN-Index - lên nhanh, xuống mạnh:
2. TTCK với kỷ lục của nguồn tiền và áp lực đòn bẩy tài chính:
3. Bộ ba đại gia tài chính chào sàn:
4. Thị trường UPCoM đi vào hoạt động vào ngày 24/6/2009:
5. HNX chuyển mình - hệ thống GD trái phiếu chính phủ chuyên biệt ra mắt:
6. Đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ đầu tiên tại HNX:
7. Tin đồn lan tràn trên sàn chứng khoán:
8. Chuyện thoái vốn của các cổ đông chiến lược và biến động vốn ngoại:
9. Đánh thuế TNCN từ kinh doanh chứng khoán:
10. Lần đầu tiên một cổ phiếu chính thức huỷ niêm yết 10 ĐIỂM VẤN ĐỀ CỦA
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2009
1. Chỉ số VN-Index - lên nhanh, xuống mạnh:
Một năm TTCKVN có những biến động mà nhiều nhà phân tích phải dùng từ "thái quá" để lý giải, hoặc có những biến động làm thay đổi cả những quan điểm đầu tư.
Chỉ số VN-Index đạt tốc độ phục hồi nhanh nhất thế giới, mức tăng 168% so giữa mức thấp nhất trong năm được ghi nhận ở 235,5 điểm ngày 24/2 (đây được xem là kết quả tồi tệ nhất của chỉ số VN-Index trong suốt 4 năm qua) và mức cao nhất 633,21 điểm trong phiên 23/10. Tương tự ở sàn HNX mức tăng HNX - Index trong năm 2009 là 60.9%; và nếu so từ đáy thấp nhất 78.06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218.38 điểm thì HNX - Index đã tăng 2.79 lần.
Diễn biến của VN- index năm 2009
Diễn biến của HNX- index năm 2009
Sau suy giảm từ ảnh hưởng của khủng hoảng, thị trường bắt đầu phục hồi từ tháng 3 trước hàng loạt sự kiện lớn như việc chào sàn của các đại gia tại chính; doạnh nghiệp lãi to, thậm chí vượt kế hoạch; kỳ vọng gói kích cầu; ...và đạt mức cao nhất vào ngày 23/10. Quá trình này khá cùng nhịp với diễn biến của thị trường thế giới, từ chuyển biến của kinh tế trong nước và đặc biệt là có sự bùng nổ của nguồn tiền đầu tư.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 10, thị trường suy giảm mạnh và kéo dài đến nửa đầu tháng 12; VN-Index xuống mức thấp nhất 427,06 điểm trong phiên 17/12. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là phản ứng "thái quá" trước loạt tin xấu về giải chấp, thắt tín dụng, cắt hỗ trợ lãi suất...Và 1 điểm đáng chú ý nữa là diễn biến này đã làm mờ nhạt yếu tổ tác động của thị trường thế giới - vốn có sức nặng ảnh hưởng thao quan điểm của nhiều nhà đầu tư.
Năm 2009 vẫn được coi là 1 năm thành công của TTCK VN, khi VN-Index kết thúc năm ở mức 494,77 điểm, tăng 56,67% so với điểm khởi đầu của năm - chỉ 313,34 điểm. HNX-Index sau 1 năm GD cũng tiến lên hơn 50%.
Một số nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt nam từ tháng 3 cho đến tháng 10:
Các sự kiện tác động lớn đến thị trương chứng khoán Việt nam
Nền kinh tế Việt nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát khỏi suy thoái và xác lâp đáy trong tháng 2. Chính phủ Việt nam thực hiện chính sách nới lỏng tiền tê nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế nên lượng tiền được bơm vào nền kinh tế khá nhiều. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng mạnh. Đăc biệt là ở thời điểm tháng 5 và 6. Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trong năm 2009 đã tăng gần 37.73% gấp 7.1 lần so với tăng trưởng GDP 5.32%. Nhiều chuyên gia cho rằng một phần số tiền từ gói kích cầu này đã chảy vào thị trường chứng khoán. Các công ty chứng khoán tăng cường hỗ trợ công cụ đòn bẩy tài chính cho khách hàng thậm chí có công ty còn cho sử dụng với tỉ lệ 1:3,1:5. Sự phục hồi của chứng khoán mỹ nhất là mỗi khi chỉ số dow jones vượt các mốc quan trọng 8000,9000,10000 điểm đã có tác động tích cực đến tâm lí nhà đầu tư. Vì vậy, thị trường chứng khoán đã khởi sắc trở lại, chỉ số VN-Index đã tăng một mạch tạo lập mức đỉnh mới ở ngưỡng 628,92 điểm (ngày 23/10). Theo đó, những kỷ lục về giao dịch liên tiếp được thiết lập với con số lượng khớp lệnh lên đến 133,4 triệu đơn vị, tương ứng với lượng tiền khổng lồ hơn 6.000 tỉ đồng mỗi phiên.
2. TTCK với kỷ lục của nguồn tiền và áp lực đòn bẩy tài chính:
Năm 2009 đón nhận sự bùng nổ của nguồn tiền với quy mô GD lớn chưa từng có trong lịch sử 9 năm hoạt động. Vào phiên GD ngày 23/10/2009: hơn 200 triệu đơn vị tương đương gần 9.500 tỷ đồng tại cả hai sàn HNX và HOSE trong đó 137 triệu đơn vị chứng khoán, được chuyển nhượng trị giá 6.452,9 tỉ đồng tại sàn HOSE và trên 67,2 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, tương đương giá trị đạt lên đến 3.049,98 tỉ đồng tại sàn HNX.
Tháng 10 cũng là đỉnh điểm của nguồn tiền vào sàn, khi quy mô trên dưới 6.000 tỷ đồng mỗi phiên liên tiếp được duy trì. Một phần của sự bùng nổ này là sự hỗ trợ của các công cụ tạo đòn bẩy tài chính. Chỉ 1 tháng sau đó, chính hệ lụy từ đòn bẩy tài chính là áp lực nổi bật nhất trong đà đổ dốc của thị trường cho đến trung tuần tháng 12.
Liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính, trong năm 2009, Ủy ban Chứng khoán (SSC) có yêu cầu các Cty chứng khoán ngừng nghiệp vụ repo, xậy dựng hành lang pháp lý cho GD ký quỹ với những điều kiện cụ thể hơn.
Ngoài kỷ lục của nguồn tiền, năm 2009 cũng ghi nhận khối lượng GD cao chưa từng có tại một số mã. Chỉ riêng kỷ lục 23 triệu đơn vị khớp lệnh của STB ngày 10/6 cũng đã gấp 2-3 lần khối lượng của toàn sàn các phiên trong tháng 2 trước đó.
3. Bộ ba đại gia tài chính chào sàn:
Việc Bảo Việt, Vietcombank, Vietinbank niêm yết cổ phiếu là sự kiện được chờ đợi, bởi với khối lượng lớn và thương hiệu tại thị trường trong nước, đây đều là những mặt hàng thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Dù không giữ được mức giá cao như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư và chính doanh nghiệp, bộ ba tài chính cung cấp cho thị trường lượng hàng hóa lớn, cũng như cái nhìn minh bạc hơn về 3 trong số những định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Bộ ba này cũng mở màn cho những cuộc chào sàn đình đám khác, như Eximbank, Cty cổ phần Tập đoàn Ma San và trước đó là Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội.
Có thể nói đây là điểm nhấn rất quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Thị trường UPCoM đi vào hoạt động vào ngày 24/6/2009:
Đây là bước hoàn thiện cuối cùng khép lại một quá trình chuẩn bị lâu dài, nhưng lại là bước khởi đầu hoạt động và phát triển của thị trường giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM), được tổ chức và quản lý theo pháp luật với mục đích thu hẹp thị trường giao dịch tự do, tạo cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho công ty đại chúng.
Biến động trên thị trường UPcom
Sàn UPcom hoạt động nhưng suy giảm mạnh và ít được quan tâm.
Chính thức mở phiên giao dịch đầu tiên với cổ phiếu của 10 doanh nghiệp. Đến thời điểm 31/12/2009, sàn UPCoM đã có 34 cổ phiếu đăng ký giao dịch, với tổng giá trị tính theo mệnh giá đạt hơn 2.838 tỷ đồng, đạt tổng giá trị thị trường hơn 3.910 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do một số quy định trên thị trường UPCoM chưa linh hoạt như biên độ giao dịch thấp (10%), thời gian thanh toán T+3 là khá dài, nhà đầu tư không được vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch, cơ chế giao dịch còn mới... khiến cho giao dịch tại UPCoM chưa sôi động, tính thanh khoản của thị trường thấp và nhiều nhà đầu tư, công ty chứng khoán và công ty đại chúng vẫn lựa chọn giao dịch trên thị trường tự do.
UPCoM là thị trường khá mới trên thị trường chứng khoán Việt nam nên diễn biến của UPCoM index trong năm 2009 phụ thuộc khá nhiều vào biến động của VN index và HNX index.
Kết thúc giai đoạn này UPCoM Index không còn diễn biến tương tự với VN - index mà quay đầu giảm điểm bất chấp VN index và HNX index trong xu hướng tăng điểm. UPCoM tạo đáy thứ hai 62.05 điểm vào ngày 14/09/2009- 1 tháng sau ngày tạo đỉnh đầu tiên. Từ giữa tháng 9, UPCoM index có sự phục hồi và vào xu hướng tăng, đỉnh thứ hai được xác lập vào ngày 22/10/2009, cùng với việc tạo đỉnh của VN index và HNX index.
Từ cuối tháng 10/2009 đến nay, giao dịch trên UPCoM diễn ra rất trầm lắng. Nhà đầu tư không còn nhiều hứng thú và kỳ vọng vào cổ phiếu trên thị trường này, khối lượng giao dịch chỉ đạt mức vài trăm nghìn cổ phiếu mỗi phiên, giá trị giao dịch cũng chỉ dao động quanh mốc 1 tỷ đồng/phiên.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, dù kinh tế đã vượt qua suy thoái nhưng vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, phục hồi và tăng trưởng chưa bền vững làm cho thị trường chứng khoán có nhiều biến động.
Thứ hai, thị trường UPCoM mới nên chưa thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư.
Thứ ba, dòng tiền đầu tư bị phân tán vào nhiều thị trường: vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán trên HoSE, HaSTC.
Thứ tư, thanh khoản trên thị trường UPCoM thấp hơn so với OTC: biên độ giao dịch 10%, thanh toán T+3, không cho phép nhà đầu tư mua bán cùng một loại chứng khoán trong ngày trong khi OTC không có biên độ, thanh toán T+0 và nhà đầu tư có thể tự do mua bất kỳ mã chứng khoán nào trong ngày.
Thứ năm, số lượng và chất lượng chứng khoán trên UPCoM còn hạn chế: từ khi UPCoM thành lập đến nay số doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn tập trung đã tăng từ 360 doanh nghiệp lên 470 doanh nghiệp; Với hơn 1,000 công ty đại chúng chưa niêm yết, đến nay chỉ có 40% đăng ký niêm yết và 36 doanh nghiệp chính thức giao dịch trên UPCoM.
Thứ sáu, các doanh nghiệp chưa có hiểu biết đầy đủ về lợi ích khi tham gia thị trường do Nhà nước quản lý.
Thứ bảy, các công ty chứng khoán làm thành viên của hệ thống UPCoM nhiều song chưa đáp ứng được nhân lực và nguồn lực phục vụ cho hoạt động của thị trường. Để tăng tính hấp dẫn cho UPCoM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang dự tính sẽ có những thay đổi cho sàn UPCoM vào đầu năm 2010, đặc biệt là việc cải tiến phương thức giao dịch, từ thỏa thuận điện tử sang hình thức khớp lệnh liên tục, nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, giúp thành viên tiết kiệm được nhân lực phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán UPCoM...
5. HNX chuyển mình - hệ thống GD trái phiếu chính phủ chuyên biệt ra mắt:
Ngày 24/6/2009, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) đã chính thức có tên gọi mới là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sau 4 năm hoạt động.
Theo quyết định thành lập của Thủ tướng, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoạt động theo mô hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên, với mức vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Với mô hình một sở giao dịch, ba thị trường (thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, thị trường UPCoM, thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt), dựa trên nền tảng công nghệ giao dịch từ xa tiên tiến, hiện đại, HNX đặt mục tiêu: phát triển nhanh và bền vững về quy mô, công khai, minh bạch trong hoạt động; hiện đại về công nghệ.
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chỉ số giá chứng khoán của sàn Hà Nội cũng được đổi thành HNX-Index, thay vì HASTC-Index như trước đây.
Ngày 24/9/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ mới. Hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể thị trường trái phiếu. Nhưng nếu tổ chức được tốt, công khai minh bạch, thuận tiện làm tăng thanh khoản cho thị trường thì hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động hiệu quả đến các chính sách vĩ mô như vừa nêu ở trên.
Hệ thống giao dịch trái phiếu mới, về thực chất, là sự đổi mới về mô hình tổ chức và công nghệ nhằm tăng tính hấp dẫn cho các loại trái phiếu Chính phủ và hiệu quả của thị trường. Hai trụ cột của hệ thống mới gồm: hệ thống giao dịch và hệ thống thông tin. Hệ thống giao dịch mới cho phép tách bạch hai loại giao dịch là mua đứt bán đoạn và repo với chu kỳ thanh toán đều là T+1.
Hệ thống thông tin về trái phiếu được xây dựng riêng theo hướng tập trung cả về thông tin cơ bản lẫn thông tin về giao dịch theo thông lệ quốc tế. Hệ thống mới cũng cho phép mở rộng đối tượng được làm thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ tại sở giao dịch chứng khoán là các ngân hàng thương mại.
6. Đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ đầu tiên tại HNX:
Trong năm 2009, HNX đã tổ chức thành công 6 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (USD), với các kỳ hạn 1, 2 và 3 năm. Kết quả là tổng khối lượng đăng ký là 2.089,2 triệu USD, gấp 3,8 lần so với khối lượng gọi thầu. Tổng khối lượng trúng thầu 387,11 triệu USD, tỷ lệ thành công cao (70,38%). Số trái phiếu đấu thầu thành công trong đợt 1/2009 và đợt 2/2009 lên niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ.
Đây đuợc xem là điểm nhấn trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
7. Tin đồn lan tràn trên sàn chứng khoán:
Có lẽ năm 2009 được coi là năm thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tin đồn. Theo thống kê có khoảng 30% doanh nghiệp niêm yết từng hứng chịu tin đồn. Trong đó, rất nhiều tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư, gây hoảng loạn thị trường, thị trường chịu ảnh hưởng nhiều bởi các tin đồn, tin nội gián gây xáo trộn thị trường. Đáng chú ý là có nhứng tin đồn...chính xác, và hiện chưa có trường hợp nào liên quan bị xử lý và công bố.
Đặc biệt là những tháng cuối năm, nhiều tin đồn liên quan đến việc tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 50% vốn điều lệ, in tiền mệnh giá lớn...đã gây ra tâm lý hoang mang của giới đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường
8. Chuyện thoái vốn của các cổ đông chiến lược và biến động vốn ngoại:
Tháng 9/2009, sau hai năm kể từ ngày ký thỏa thuận với đối tác chiến lược, Bảo Việt công bố việc thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - đối tác chiến lược trong nước duy nhất của Bảo Việt đã chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng quản trị, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Việc chuyển 20,4 triệu cổ phiếu Bảo Việt về SCIC không phải là chuyển nhượng thông thường, không phải là khái niệm bán cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mà là chuyển phần vốn nhà nước từ doanh nghiệp Nhà nước này sang doanh nghiệp Nhà nước khác. Trước đây, khoản đầu tư đó hạch toán như thế nào thì bây giờ hạch toán nguyên vẹn như vậy khi chuyển sang cho SCIC. Rõ ràng, trong thương vụ trên, khoản đầu tư của Vinashin vào Bảo Việt đã không bị lỗ .
Ngày 3/9/2009, với 98,5% phiếu thuận, đại hội cổ đông bất thường của quỹ nước ngoài chuyên đầu tư vào Việt Nam, niêm yết trên thị trường chứng khoán London - Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) đã quyết định thoái toàn bộ vốn để đóng quỹ. Những phiên giảm điểm mạnh ngay sau đó được xem là phản ứng của thị trường trước sự kiện này, nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Điều đó cho thấy sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của những chuyển động, quy luật của thị trường tài chính quốc tế vào Việt Nam.
Liên quan đến nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), lượng vốn đã rút khỏi VN trong năm 2009 ở khoảng 500 triệu USD (theo số liệu từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội tháng 11). Còn giao dịch trên sàn, sau tháng 9 bán ròng với kỷ lục với hơn 2.000 tỷ đồng trên HOSE, khối đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng liên tiếp trong 3 tháng cuối năm.
9. Đánh thuế TNCN từ kinh doanh chứng khoán:
Sau hai lần trì hoãn, chủ trương áp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán đã được thông qua và chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2010. Như vậy, ngoài các khoản phí phải nộp, khoảng 730 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư chứng khoán đăng ký tại các công ty chứng khoán sẽ phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập cá nhân với 2 phương án mà Tổng cục thuế đã đưa ra: đóng 20% trên tổng thu nhập chịu thuế hoặc đóng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Việc thu thuế TNCN từ kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty chứng khoán thực hiện, sau đó sẽ được chuyển nộp về ngân sách nhà nước. Đối với các DN chưa niêm yết, chưa ủy quyền quản lý sổ cổ đông cho CTCK, trách nhiệm thu thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán thuộc về tổ chức phát hành.
Ảnh hưởng của thuế chứng khoán tới các nhà đầu tư và thị trường.
Tại một số công ty chứng khoán, đa số nhà đầu tư đều lựa chọn phương thức nộp 0,1% trên giá chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư không đăng ký lựa chọn phương thức cụ thể, công ty chứng khoán sẽ mặc nhiên thực hiện khấu trừ 0,1% theo phương thức thứ hai.
Đa số ý kiến của các xem đó đơn giản như các công ty chứng khoán tăng thêm 0,1% phí giao dịch. Điều này gián tiếp nhận định ảnh hưởng của nó đối với thị trường cũng không quá lớn.
10. Lần đầu tiên một cổ phiếu chính thức huỷ niêm yết
Từ ngày 7/8, 6,84 triệu CP của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết đã chính thức huỷ niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Mặc dù đã giải quyết được mâu thuẫn nội bộ Ban lãnh đạo công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết nhưng do không đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ thực góp. Bởi theo quy định doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE phải có vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ hiện nay của Công ty CP Bông Bạch Tuyết là 68,4 tỷ đồng.
Trước khi có quyết định huỷ niêm yết, cổ phiếu BBT đã bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 3/8 do vi phạm công bố thông tin. Ngày 31/7 là phiên giao dịch cuối cùng của BBT trên sàn TPHCM, cổ phiếu này giảm 200 đồng xuống còn 5.400 đồng/cổ phiếu và khối lượng giao dịch 166.770 cổ phiếu. Ngày Giá mở cửa (ngàn đồng) Giá đóng cửa (ngàn đồng) +/- KHỚP LỆNH THỎA THUẬN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Khối lượng (đv: 1cp) Giá trị (triệu đồng) Khối lượng (đv: 1cp) Giá trị (triệu đồng) KL - mua (đv: 1cp) GT - mua (triệu đồng) KL - bán (đv: 1cp) GT - bán (triệu đồng)
31/07/2009 5,4 5,4 -0,20 166.770 900,558 0 0,000 0 0,000 0 0,000
(Ngày giao dịch cuối cùng của bông bạch tuyết 31/7/09 - theo hose)
(Biểu đồ giao dịch của BBT)
VI. ĐỊNH HƯỚNG CỦA UBCK TRONG NĂM 2010: Đối với thị trường cổ phiếu niêm yết: Nới lỏng quy chế giao dịch, cho phép triển khai các dịch vụ mới như repo; margin; rút ngắn thời gian giao dịch hiện nay từ T+4 xuống còn T+2, kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều.
Đối với thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính cũng có giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu thứ cấp trong năm 2010 bằng
cách phát hành trái phiếu lô lớn, mua lại trái phiếu lô lẻ đang niêm yết, tạo tính hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư đến với thị trường này.
Trang 16CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Đối với thị trường UPCoM: Để tăng tính thanh khoản UBCK Nhà nước sẽ chuyển đổi cơ chế giao dịch sang phương thức khớp lệnh liên tục, giúp
các thành viên tiết kiệm được nhân lực phục vụ cho hoạt động giao dịch của UPCoM. Nới lỏng biên độ giao dịch từ 10% lên 20%, rút ngắn thời
gian thanh toán vào sáng ngày T+3, tạo điều kiện cho NĐT giao dịch ngay vào chiều ngày T+3. Nhà đầu tư được đồng thời mua bán một loại cổ phiếu trong ngày giao dịch. Đồng thời, tăng thời gian giao dịch trong ngày từ 10h đến 15h thành từ 8h30' đến 15h. Bên cạnh nhóm giải pháp nhằm tăng thanh khoản cho thị trường UPCoM, SGDCK Hà Nội cũng đưa ra một số giải pháp để nhanh chóng đưa các công ty đại chúng vào UPCoM nhằm cải thiện số lượng chứng khoán niêm yết, tăng sức hấp dẫn của thị trường với nhà đầu tư. Không cho phép các công ty đại chúng chưa niêm yết trên UPCoM được phát hành thêm và có thể luật hóa để không công nhận các kết quả phát hành của công ty đại chúng vi ph
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro