tiểu sử Lữ Bố P1
Lã Bố (: 呂布; 160-199) còn gọi là Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong . Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.
Lã Bố người đất , huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố , ). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết của . Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả , , , , . Hình ảnh Lã Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp về sức mạnh[]. Lã Bố đã từng một mình đánh với cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.
Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng và cưỡi , như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh 2 cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.
Theo ghi chép trong các sách: , Ngụy Thư và Lã Bố truyện, cha ông là Lã Lương đã theo nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới. Mẹ là người họ Hoàng, là con một đại phú hào, thông minh, hiền lành, có tri thức, hiểu lễ nghĩa. Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những "trận đấu" với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố.
Lớn lên, Lã Bố được gia đình cho học cầm kì thi thư và luyện võ. Nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy mình dũng mãnh đến nhường nào. Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố.
Theo ghi chép trong lịch sử vào năm Hi Bình thứ năm (năm 176), bộ lạc phát động chiến tranh chống Đông Hán. Lã Bố theo cha rút xuống phía nam, đến đất Sơn Tây. Khi đó thứ sử Tinh châu là lĩnh chức Kị đô úy, đóng ở bèn bổ nhiệm Lã Bố làm chủ bạ, luôn coi ông là người thân tín.
Trong tiểu thuyết , kể rằng Đinh Nguyên nhận Lã Bố làm con nuôi.
Năm 189, qua đời, con là Lưu Biện lên nối ngôi. Ngoại thích mưu trừ hoạn quan chuyên quyền, bèn triệu tập quân các trấn. Đinh Nguyên theo lệnh dẫn quân đến , Lã Bố đi theo. Sau đó Hà Tiến bị hoạn quan giết, diệt hoạn quan. Một tướng khác được Hà Tiến triệu tập là cũng tiến vào Lạc Dương, tranh chấp quyền lực. Viên Thiệu yếu thế phải bỏ chạy còn Đinh Nguyên dàn quân chống lại. Trong trận này Lã Bố đã thể hiện mình là mãnh tướng dũng mãnh vô song, đánh tan quân đội Đổng Trác và làm kinh hoảng phải tế ngựa bỏ chạy. Sau trận đó Đổng Trác đã họp bàn với các mưu sỹ của mình với ý định chiêu mộ Lã Bố.
Lúc đó Đổng Trác dùng kế lấy lợi lộc và , sai – 1 tướng dưới quyền của mình, đến dụ Lã Bố để ông phản lại Đinh Nguyên. Lã Bố nhận lời, nhân lúc Đinh Nguyên tin tưởng mình không phòng bị bèn bất ngờ giết chết Đinh Nguyên, mang toàn quân về hàng Đổng Trác
nhận Lã Bố làm con nuôi và bổ nhiệm làm Kị đô úy. Ông trở thành người phục vụ đắc lực cho Đổng Trác.
Nhờ sức khỏe hơn người, giỏi võ nghệ và cung tên, ông được mọi người gọi là Phi tướng quân. Sau đó ông được Đổng Trác phong làm Trung lang tướng, tước Đô đình hầu.
triệu tập chống lại Đổng Trác. Tướng ở Ngô quận hưởng ứng, mang quân tấn công Trác. Đổng Trác sai Lã Bố và Hồ Chẩn ra đánh. Lã Bố và Hồ Chẩn bất hòa, vì vậy bị Tôn Kiên đánh bại phải rút chạy về. Đổng Trác mang vua Hiến Đế bỏ Lạc Dương chạy vào Trường An, chỉ để bộ tướng Từ Anh và Ngưu Phụ ở lại chống giữ, còn Lã Bố đi theo vào Trường An.
kể rằng Lã Bố ra trận địch với quân chư hầu, đánh nhau cùng ba anh em , , trong trận "Tam anh chiến Lã Bố".
Do Đổng Trác tàn bạo, giết nhiều người và kết oán với nhiều người nên những lúc xuất hành và nghỉ ngơi thường dùng Lã Bố làm cảnh vệ. Tuy nhiên, Trác quen tính thô lỗ và nóng nảy, có lần Lã Bố đứng hầu có chút không vừa ý bèn chộp lấy cái kích phi vào ông. Lã Bố vội tránh cây kích và xin lỗi, Đổng Trác mới nguôi giận. Cũng từ đó Lã Bố hận thù Trác.
Đổng Trác đuổi Lã Bố
Trong những lần được giao bảo vệ Trung các, Lã Bố thừa cơ quan hệ tình ái với người hầu của Đổng Trác. Ông rất lo sợ bị phát hiện.
Trong hàng ngũ các đại thần nhà Hán, Lã Bố được Tư đồ - người đồng hương Tinh châu - quý mến. Ông tới nhà Vương Doãn thuật việc mình bị Đổng Trác phi kích. Vương Doãn vốn đang cùng Bộc xạ mưu giết Trác, thấy Lã Bố như vậy bèn bàn mưu cùng hành sự. Ban đầu Lã Bố còn do dự vì ông đã nhận Đổng Trác làm cha nuôi, nhưng vì Vương Doãn lựa lời thuyết phục nên ông nghe theo.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, ghép những tình tiết này vào một, kể rằng Lã Bố bị Đổng Trác rượt đuổi và phóng kích vì bị bắt quả tang tình tự với Điêu Thuyền – ái thiếp của Trác, vốn là con nuôi trong nhà Vương Doãn. Sử sách không nhắc tới một nàng Điêu Thuyền nào giữa 3 người Vương Doãn – Lã Bố - Đổng Trác. Theo sử gia Lê Đông Phương: Hai chữ điêu thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là điêu thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn. Nhân vật Điêu Thuyền có trong nhà Vương Doãn hay không điều đó không quan trọng, nhưng Lã Bố đã giết Đổng Trác vì có sự xúi giục của Vương Doãn.
Vương Doãn sai Sĩ Tôn Thụy thay mặt viết chiếu thư sai Lã Bố giết Đổng Trác. Tháng 4 âm lịch năm 192, Đổng Trác vào cung yết kiến vua Hiến Đế. Lã Bố trước đã lệnh cho thuộc tướng Lý Túc phục võ sĩ ở cửa Bắc Dịch chờ đợi, còn bản thân ông vẫn theo hộ vệ Đổng Trác. Khi Trác vừa vào, Lý Túc đâm luôn, nhưng Trác mặc giáp nên chỉ bị thương ngã ra đất. Trác chưa biết Lã Bố phản mình nên gọi Lã Bố đến cứu thì ông chạy thẳng tới đâm chết Trác.
Sau đó ông rút chiếu thư ra đọc, tuyên bố mình được lệnh của vua để giết Trác, vì vậy tướng sĩ dưới quyền Trác đều không dám chống lại.
Vương Doãn bổ nhiệm Lã Bố làm Phấn vũ tướng quân và phong tước Ôn hầu. Tam quốc diễn nghĩa kể rằng chức Ôn hầu của Lã Bố do Đổng Trác phong.
Vương Doãn sai Lã Bố đi đánh dẹp con rể Đổng Trác là Ngưu Phụ đang hoành hành, chém giết nhân dân vô tội ở Trung Mâu, Dĩnh Xuyên, Trần Lưu.
Lã Bố sai Lý Túc đi đánh nhưng Túc để thua trận chạy về . Lã Bố bèn giết chết Túc. Ngưu Phụ thắng trận nhưng bị thủ hạ là giết chết, mang đầu đến Trường An nộp cho Vương Doãn.
Ba bộ tướng của Ngưu Phụ là , và cầu khẩn Vương Doãn tha tội theo Đổng Trác. Trước đó Lý Thôi và Quách Dĩ đã sát hại vài trăm người - đồng hương với Vương Doãn và Lã Bố - ở trong vùng đất mình cai quản. Vì vậy Vương Doãn không đồng ý xá tội cho Lý và Quách. Lý Thôi, Quách Dĩ bèn cất quân nổi dậy báo thù, quân tập hợp dần dần được hơn 10 vạn, tấn công Trường An.
Trường An bị quân Lương Châu bao vây. Lã Bố chống cự trong 8 ngày, cuối cùng không giữ nổi. Lý Thôi thúc quân tràn vào thành. Lã Bố kịch chiến với quân Lý Thôi trên đường phố trong thành cũng không lại, phải bỏ thành chạy. Vương Doãn bị giết. Lã Bố mang theo thủ cấp của Đổng Trác, cưỡi ngựa Xích thố chạy qua cửa Vũ Quan về phía đông. Anh hùng ký chép: Quách Dĩ ở phía bắc thành. Lã Bố mở rộng cửa thành, dẫn binh tới chỗ Dĩ, nói: "Ngươi hãy tạm lui binh, chỉ mình ta và ngươi quyết thắng phụ". Dĩ và Lã Bố bèn đơn đả độc đấu, Lã Bố dùng mâu đâm trúng người Dĩ, quân kỵ của Dĩ ở phía sau liền tiến ra cứu Dĩ, Dĩ và Lã Bố hai bên đều bãi binh
Do còn dài nên mình sẽ làm nhiều phần nữa. Nếu thấy hay đừng quên bình chọn, bình luận cho mình xem ý kiến từ các bạn nha và nhớ giới thiệu cho các bạn bè của các bạn biết nha. Tạm biệt và hẹn gặp lại trong phần sau.
Tác giả
Watadp
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro