Tiểu sử C.Mác
Tiểu sử C.Mác (1818-1883): Các Mác sinh năm 1818 ở thành phố Tơrevơ của Đức, một năm sau khi Ricacđô xuất bản tác phẩm
"Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa", đầu tiên học luật ở Bonn và Berlin, sau đó triết học đã cuốn hút ông. Lúc đó triết học của Hêghen đang "thôi miên" nước Đức. C.Mác kế thừa một cách phê phán những tư tưởng triết học của Hêghen. Điều khác biệt cơ bản giữa C.Mác với Hêghen chính là trong khi Hêghen nhấn mạnh ưu thế của tinh thần thì C.Mác lại nhấn mạnh ưu thế của vật chất đối với tinh thần. C.Mác đề cao vai trò của hoạt động sản xuất vật chất, coi đó là cuội nguồn vô tận của những giá trị vật chất và tinh thần. Thế giới thừa nhận việc giải thích lịch sử bằng kinh tế là một cống hiến có giá trị lâu dài của học thuyết Mác.
Những thành tựu kinh tế, kỹ thuật và sự thay đổi kèm theo trong quan hệ xã hội và kinh tế - đặc biệt là việc tích lũy tư bản, được Mác coi là những động lực của lịch sự. Mác cho rằng những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng này của Mác dựa trên nhận thức: một khi tích tụ tư bản đã tới điểm tột cùng là chủ nghĩa tư bản độc quyền thì mâu thuẩn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ phá vỡ trật tự xã hội cũ, nhường chỗ cho một trật tự xã hội mới. "Tuyên ngôn cộng sản" đã phân tích sự vận động này của lịch sử và vạch ra con đường đi tới chủ nghĩa cộng sản.
Học thuyết kinh tế của Mác được trình bày tập chung nhất trong bộ sách đồ sộ "Tư bản", nổi bật là các lý thuyết về giá trị sức lao động, lý thuyết địa mô, lý thuyết giá trị thặng dư và những dự báo của C.Mac về các quy luật vận động của xã hội tư bản.
Kinh tế học của Marx bắt đầu bằng lý thuyết giá trị sức lao động. Marx cho rằng cái làm ra giá trị của một hàng hóa là tổng số sức lao động bỏ ra để sản xuất ra nó - cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp được kết bởi tinh bởi các công trình nhà cửa hoặc máy móc đã dùng trong quá trình sản xuất.
Mac nhận thấy rằng giá cả thị trường dưới chủ nghĩa tư bản không nhất thiết bằng với giá trị sức lao động bỏ ra. Bởi vì các nhà tư bản thu về số tiền cao hơn số tiền trả cho sức lao động; phần chênh lệch thu được ấy Mac gọi là giá trị thặng dư. Lý thuyết về giá trị thặng dư là một cống hiến cực kỳ quan trọng của C.Mác đối với kinh tế chính trị macxít. Trong bộ Tư bản C.Mac đã trình bày rất nhiều nội dung quan trọng của lý thuyết giá trị thặng dư. Có thể nói giá trị thặng dư là một trong những công cụ quan trọng nhất được Mac sử dụng để phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Trong bộ sách "Tư bản" C.Mac đã trình bày một loạt các kiến thức kinh tế hết sức hữu ích như: chi phí sản xuất, lợi nhuận, tiết kiệm, việc sử dụng tư bản bất biến, hiệp tác, địa tô, tiền công, sự phân công lao động và công trường thủ công, máy móc và đại công nghiệp, tích tụ và tập trung tư bản, sự sản xuất ra giá trị tuyệt đối và tương đối, các quy luật tích lũy... những kiến thức này vẫn có ý nghĩa thời sự ngày nay đối với việc điều hành nền kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô. Nếu chúng ta biết khai thác một cách sáng tạo học thuyết kinh tế của Mac ở những khía cạnh trên thì sẽ thấy nhiều điểm hữu ích cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Có thể nêu lên những cống hiến lớn lao của kinh tế chính trị trong học thuyết Mac như sau:
1- C.Mac đưa ra quan niệm mới về đối tượng và công tác của kinh tế chính trị.
2- C.Mac đưa ra các quan điểm lịch sử để nhận biết sự phát triển kinh tế và để phân tích các phạm trù, các quy luật kinh tế.
3- Dựa trên quan điểm lịch sử và triết học duy luật biện chứng, C.Mac đã thực hiện đột phá mới về lý thuyết giá trị lao động, từ đó lý thuyết về giá trị thặng dư được xác lập và trở thành một trong những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng cách mạng của Mac.
4- C.Mac đã đưa ra nhiều kiến thức rất hữu ích về kinh tế thị trường: Tư bản, lợi nhuận, tích tụ tập trung tư bản, tích lũy, vai ttrò của quản lý, tuần hoàng và chu chuyễn tư bản (vốn), hợp tác và phân công lao động, các biện pháp giảm bớt chi phí sản xuất...
- Công lao của C.Mac còn thể hiện vấn đề dư luận khác: địa tô, lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội...
Với những phát kiến mới đưa ra một cách có hệ thống, C.Mac đã làm một cuộc cách mạng lớn lao trong khoa học kinh tế chính trị. học thuyết kinh tế mà các C.Mac và Ăngghen xây dựng lên là một thế giới quan hoành chỉnh gồm hệ thống các quan điểm khoa học về triết học, về kinh tế chính trị, xã hội và những vấn đề chính trị. Học thuyết Mác đã trở thành vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
* V.I.Lênin đã phát triển kinh tế chính trị mácxit:
C.Mac và Ăngghen là những người sáng lập kinh tế chính trị mác xít. Học thuyết Mácxít trở nên phong phú hơn trong giai đoạn Lênin.Với tư cách là nhà lý luận và nhà hoạt động cách mạng, Lênin đã viết những tác phẩm kinh tế quan trọng như: Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường (1983); Những người "bạn dân" là gì, họ đấu tranh chống những người xã hội dân chủ như thế nào? (1984); Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga (1899)... Trogn các tác phẩm đó ông đã có những công hiến quan trọng như:
1- Đấu tranh vạch trần sự giả dối của bọn "Dân túy" và những người "mácxít hợp pháp".
2- Phân tích quá trình ra đời và sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
3- Phát triển lý luận mácxít về vấn đề ruộng đất.
4- Lý luận của Lênin về chủ nghĩa đế quốc.
5- Lý luận của Lênin về chính sách kinh tế mới.
Đặc biệt là trong "Chính sách kinh tế mới" (NEP) Lê-nin đưa ra nhiều nhận định và quan điểm có giá trị thời sự cho công cuộc đổi mớivà cải cách kinh tế ở nước ta ngày nay, nổi bật nhất là những nỗ lực vận dụng sáng tạo sự vận động của nền kinh tế hàng hóa vào xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những khái niệm "lợi ích cá nhân của người lao động", "hợp tác xã kiểu mới", "chủ nghĩa tư bản nhà nước", vai trò mới của kế hoạch... là những cống hiến lớn lao của NEP. Trong NEP Lê-nin còn có những dự định tiến xa hơn nữa, song rất tiếc bệnh tật do vết thương bị ám sát để lại đã cướp đi thời gian của Người để làm việc này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro