tieu nuoc mat chuong 1
1
Chương 1:
TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ YÊU CẦU TIÊU NƯỚC Ở NƯỚC TA
1.1. Một số đặc điểm về tài nguyên đất, nước và địa hình vùng đồng bằng
Đồng bằng là vùng đất hạ du các sông. Ở nước ta, trừ đồng bằng sông Cửu Long, phần châu thổ sông Mê Kông thuộc Việt Nam, ở vị trí đặc biệt thì các vùng đồng bằng khác đều 3 phía tiếp giáp với núi và một phía tiếp giáp với biển.
Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng lớn nhất. Các vùng đồng bằng khác ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, vùng duyên hải miền Trung nằm rải rác, phân tán với các diện tích nhỏ.
Đồng bằng là vùng kinh tế chủ yếu của nước ta, đặc biệt trong việc sản xuất lúa và nền nông nghiệp ở đây phải là nền nông nghiệp có tưới tiêu mới có khả năng phát triển một cách bền vững.
1- Tài nguyên đất:
Đất đai vùng đồng bằng tuy có tính chất phức tạp nhưng chiếm vai trò quan trọng trong tài nguyên đất của cả nước. Theo tài liệu của chương trình cấp nhà nước KC-12: “Cân bằng, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả nguồn nước quốc gia”, diện tích các loại đất ở Việt Nam cho thấy như bảng 1.
Đất đai vùng đồng bằng có nhiều loại và hầu hết các loại đều cần các biện pháp cải tạo nhất định như đất mặn, đất phèn chua, đất phèn mặn, đất lầy thụt, đất bạc màu, đất cát. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có các loại đất cần cải tạo nhiều nhất.
Ở các vùng sát biển, ngoài đê ngăn mặn có vùng đất đai tiếp giáp trực tiếp với biển hàng năm được phù sa bồi tụ và lấn dần ra biển với các mức độ khác nhau (trên dưới 100 m/năm) và được chia thành: vùng bãi triều thấp và vùng bãi triều lầy cao.
Tổng diện tích bãi triều miền Bắc từ Móng Cái đến Nghi Sơn theo đề tài 40B-05-02 khoảng 159.641 ha, chiếm khoảng 13% tổng diện tích tự nhiên đồng bằng Bắc bộ trong đó bãi triều lầy chiếm khoảng 40% tổng diện tích bãi triều.
Hệ sinh thái vùng bãi bồi ven biển khá đa dạng, bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn với rất nhiều loại cây như cói, sậy, mắm, đước, bần, ô rô, v.v...
Rừng ngập mặn tạo thành tán che phủ chống xói mòn do mưa và dòng chảy thuỷ triều, chống gió, chống nóng, hạn chế bốc hơi nơi cư trú và bổ sung thức ăn cho loài động vật ven bờ (cá, tôm, sò, v.v...), các động vật hoang dã như bò sát, chim muông, ong mật.
Rừng ngập mặn còn là nơi tạo điều kiện cho nghề nuôi hải sản vì ấu trùng của của các loài hải sản có giá trị thường sinh sống trong rừng ngập mặn. Rừng ngập măn còn là nơi cung cấp gỗ củi.
Bảng 1: Diện tích các loại đất ở các vùng lãnh thổ Việt Nam
Loại đấtCác vùng lãnh thổ VN
Toàn
quốcVùng núi và trung du Bắc bộĐồng
bằng
Bắc bộKhu
4
cũDuyên
hải
Trung bộTây
NguyênĐông
Nam
bộNam bộ
ĐBSCL
Diện tích tự nhiên
(103 ha)3309910296125151174519561223473957
% so với tổng diện tích10032,83,8161,418721
Diện tích trồng lúa
(103 ha)42525885854212691562921942
% so với tổng diện tích trồng lúa10013139,55,54,0843
Diện tích dùng cho NN
(103 ha)734812937216935335739372598
% so với tổng diện tích đất NN10018,59,99,17,17,913,335,5
Diện tích dùng vào lâm nghiệp9641200452186817173294528178
% so với tổng diện tích dùng vào lâm nghiệp10020,50,519,118,13551,8
Đất chưa sử dụng
(103 ha)140206559219232620731603609628
% so với tổng diện tích đất cho sử dụng10046,81,616,614,811,44,34,5
Vùng đồng bằng ven biển miền Trung là các dải đất cao, hẹp, chủ yếu là đất phù sa chua. Tuy nhiên có một loại đất đặc biệt cần được cải tạo là đất cát ven biển. Ở nước ta có khoảng 600.000 ha đất cát ven biển, chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ khoảng 2% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng có một vai trò rất quan trọng đối với vùng dân cư ven biển.
Cải tạo đất cát nhằm chống sự di động tàn phá, bồi lấp đồng ruộng và biến dần đất cát thành đất trồng trọt.
Biện pháp cải tạo chủ yếu là sự kết hợp giữa biện pháp thuỷ lợi, nông nghiệp và lâm nghiệp trong đó vai trò tạo ẩm của các công trình thuỷ lợi trên vùng đất cát là biện pháp quan trọng hàng đầu.
2- Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước vùng đồng bằng và ven biển chủ yếu là nước mưa, nguồn nước từ hệ thống sông và từ nước ngầm. Các nhóm sông Việt Nam như bảng 2.
Bảng 2: Các nhóm sông Việt Nam
Nhóm
sôngTên các sôngMùa
dòng chảyHướng dòng chảy và nơi cửa sông suối cùng đổ vàoĐê sông
Đê biển
ICác sông Quảng Ninh2 mùa
lũ, cạnTB-ĐN, T-Đ đổ vào biển ĐôngĐê biển
IIHệ thống sông Tây Giang (Kỳ Cùng - Bằng Giang)2 mùa
lũ, cạnĐ-T, ĐN-TB, NB đổ vào biển Trung Hoa.Không đê
IIIS. Hồng, S. Thái Bình, S. Mã, S. Cả (chuyển tiếp)2 mùa
lũ, cạnTB-ĐN cánh cung đổ vào biển ĐôngĐê sông, đê biển
IVCác sông ven biển miền Trung từ Cửa Nhượng đến Hàm Tân3 mùa
lũ, cạn, tiểu mãnTĐ, TB-ĐN đổ vào biển ĐôngĐê biển
VSông Đồng Nai, sông Mê Kông2 mùa
lũ, cạnĐT, TB-ĐN đổ vào biển ĐôngKhông đê ở Điện Biên Phủ, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên.
Đê biển ở Nam bộ
Vùng ven biển miền Trung có nhiều đầm phá, bàu, trầm. Riêng Quảng Trị có 81 trầm, 3 đầm, 1 bàu. Thừa Thiên có 78 trầm, 11 đầm, 4 bàu và 1 phá với diện tích mặt nước hơn 200 km2.
Tài nguyên nước mặt các sông vùng đồng bằng và ven biển như bảng 3.
Bảng 3: Tài nguyên nước mặt các nhóm sông Việt Nam
Nhóm sôngY1 (mm)X1 (mm)Z1 (mm)1W1 (106 m3)
I
a- Đồi núi
b- Đồng bằng
1415
1253
1373
2270
3194
2250
856
942
877
0,62
0,57
0,48
4698
1450
6148
II
Đồi núi
780
1586
826
0,48
8286
III
a- Đồi núi
b- Đồng bằng
990
788
958
1862
1708
1838
872
922
880
0,53
0,46
0,52
106942
1581
122752
IV
a- Đồi núi
b- Đồng bằng
1386
676
1206
2382
1868
2252
996
1192
1046
0,58
0,36
0,54
78511
13041
91552
V
a- Đồi núi
b- Đồng bằng
906
491
741
2017
1741
1897
1111
1223
1156
0,45
0,29
0,39
58201
20848
79409
Toàn nội địa941194410030,48307787
Trong khai thác phát triển tài nguyên nước vùng đồng bằng chất lượng nước có những ảnh hưởng quyết định.
Về lượng cát bùn ta thấy:
Hơn 90% lượng bùn cát chủ yếu tập trung vào mùa lũ. Độ đục lớn nhất trên hệ thống sông Hồng tại La Kay là = 2844 g/m3, lớn nhất max = 21.000 g/m3 và tại Yên Bái = 1576 g/m3, max = 14.900 g/m3. Sau đó là sông Đà tại Tạ Bú = 1258 g/m3, max = 13.600 g/m3.
Tổng lượng bùn cát trên sông Hồng lớn nhất tại Sơn Tây là 118,3 triệu tấn/năm. Tổng lượng bùn cát trên sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc là 104 triệu tấn/năm.
Các sông khác thuộc nhóm sông có đê 500 g/m3 thông thường chỉ đạt khoảng 300 g/m3 nhưng giá trị lớn nhất lại khá lớn. Chẳng hạn sông Cả tại Cửa rào 294 g/m3 nhưng max = 15.400 g/m3. Những sông thuộc nhóm còn lại độ đục thường bé hơn. Các sông Trà Khúc, sông Ba = 100 250 g/m3.
3- Địa hình:
Địa hình là một điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các giải pháp, công nghệ khai thác tài nguyên nước cũng như hiệu quả có thể đạt được.
Đồng bằng nhìn chung là đất bồi tích bằng phẳng, độ dốc nặt đất nhỏ.
Ở đồng bằng sông Cửu Long trừ một số núi còn sót lại ở Kiên Giang và An Giang có cao độ trên 100m, phần còn lại cao độ dưới 5m phân chia như sau:
- Vùng đất phù sa cổ ven biên giới Việt Nam - Campuchia có cao độ từ 25m.
- Vùng gò cao tự nhiên ven sông Tiền và sông Hậu có cao độ từ 1 3m.
- Vùng giồng cát ven biển từ 1 5m.
- Vùng còn lại có cao độ từ 0 1,2m.
Vùng đồng bằng Bắc bộ có cao độ mặt đất phổ biến dưới 4m phân bố như sau:
- 28,5% dưới 1m.
- 27% từ 1m 2m.
- 15% từ 2m 3m.
- 12% từ 3m 4m.
- 5% từ 4m 5m.
- 3% từ 5m 6m.
- 3,5% từ 6m 7m.
- 1,5% từ 7m 8m.
- 1,5% từ 8m 9m.
- 2,5% > 9m.
Quan hệ giữa độ dốc mặt đất và độ dốc mặt nước trong nguồn nước, sơ bộ như bảng 4.
Bảng 4. Quan hệ giữa độ dốc mặt đất và độ dốc mặt nước
VùngCaoTrung bìnhThấp
Độ dốc mặt nước sông is (cm/km)1152,0
Độ dốc mặt đất iđ (cm/km)236,53,0
Mối quan hệ giữa is và iđ ở trên có ảnh hưởng tới việc chọn thể loại công trình, điều kiện dẫn nước từ sông vào đồng ruộng cũng như giá thành tưới tiêu ở các vùng.
Các dải đất của đồng bằng miền Trung hẹp và ngăn cách bởi các dãy núi ăn ra biển có cao độ cao hơn vùng đồng bằng Bắc bộ. Cao độ phổ biến từ 1 - 2m.
1.2. Vài nét về tình hình ngập úng, lũ lụt:
Về mùa mưa bão, việc ngập úng, lũ lụt ở vùng đồng bằng là một thiên tai lớn gây những tổn thất về thu hoạch nông nghiệp, về tài sản của nhân dân thậm chí cả tổn thất về người.
Tất nhiên việc lũ lụt có thể tạo nguồn dinh dưỡng cho đất qua sự bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng, các nguồn lợi thuỷ sản nhất định.
Trước đây các vùng úng ở Việt Nam nằm rải rác ở khắp nơi, ở vùng núi, vùng trung du diện tích bị úng thường nhỏ tập trung ở các thung lũng, các cánh đồng trũng ven núi như Lập Thạch, Vĩnh Tường (Vĩnh Yên), Yên Dũng (Bắc Ninh), Chí Linh (Hải Dương)...
Ở đồng bằng Bắc bộ diện tích úng tập trung lớn hơn như vùng Bình Lục, Thanh Liêm, Ý Yên (Hà Nam ), Ứng Hoà , Phú Xuyên (Hà Tây). Vùng úng thường tập trung ven đê sông lớn hoặc ở rốn các cánh đồng lòng chảo. Nói chung những vùng đồng chiêm trước đây là những vùng úng lớn ở nước ta.
Ở miền Nam hầu hết các tỉnh miền Tây nam bộ đều có những vùng úng lớn như các tỉnh Châu Đốc, Sa Đéc, Đồng Tháp Mười, An Giang, Kiên Giang, Long An, Trà Vinh, Hậu Giang... Những vùng úng hầu hết chỉ trồng trọt được một vụ vào mùa khô, hoặc dể hoang hoá, quanh năm nước ngập trắng không trồng trọt được gì.
Ở những vùng trồng trọt được một vụ, điều kiện canh tác cũng hết sức khó khăn, cày mò hay phải cuốc ruộng nhưng năng suất lúa vẫn rất thấp.
Sau ngày hoà bình lập lại miền Bắc đã chú trọng cải tạo vùng úng. Rất nhiều các trạm bơm tiêu qui mô lớn, những cống tiêu lớn được xây dựng biến những vùng úng trước đây thành những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, tăng vụ tăng năng suất cây trồng ở những vùng úng. Nhiều vùng đồng chiêm trước đây, nay đã trở thành vùng trồng rau màu và có thể đưa cơ giới vào canh tác. Bộ mặt nông thôn vùng úng đã thay đổi một cách căn bản.
Tuy nhiên cho tới nay công tác thuỷ lợi ở vùng úng cũng còn một số hạn chế:
- Chưa có một quy hoạch thật hoàn chỉnh cho vùng úng
- Các công trình đầu mối tiêu chưa đủ năng lực để tiêu úng
- Xây dựng hệ thống công trình chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ từ công trình đầu mối đến các cấp kênh mương.
- Phân công phụ trách tiêu cho các công trình chưa rõ ràng.
- Trình độ quản lý tưới tiêu chưa tốt, nước tràn lan từ vùng cao xuống vùng thấp gây úng giả tạo.
Bên cạnh đó do điều kiện tự nhiên của nước ta hết sức phức tạp như điều kiện địa hình địa mạo, tình hình khí tượng thuỷ văn diễn biến phức tạp
Vì vậy, nói chung tình hình úng chưa được giải quyết một cách triệt để. Diện tích được giải quyết tiêu úng còn rất nhỏ so với yêu cầu Song đây cũng là những hạn chế tất yếu. Nhiệm vụ tiêu úng cho các diện tích nông nghiệp và các loại diện tích cần tiêu khác còn hết sức nặng nề, chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu đề xuất biện pháp thuỷ lợi cải tạo vùng úng và xây dựng các công trình tiêu úng để giải quyết vấn đề tiêu úng một cách triệt để hơn nữa.
Ta có thể tham khảo các tổn thất về ngập lụt qua số liệu thống kê ở bảng 5.
Bảng 5 . Tổn thất do ngập lụt
Năm
Giá trị tổn thất
(triệu USD)Số
người chếtDiện tích ruộng
bị ngập lụt (km2)Sản lượng bị
thiệt hại
(1.000 tấn)Nhà cửa bị
hư hại
(1.000)
1971
1973
1977
1978
1980
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
199478
57
5
20
10
19
-
-
110
28
35
74
17
44
62
82
260594
138
153
676
403
818
464
1013
797
120
292
484
354
480
352
387
507-
-
928
12976
27783
3932
4174
5304
3543
1332
1429
6428
1722
2109
-
2300
5739288
400
222
1343
324
186
-
-
1097
166
169
805
169
-
-
-
100158
18
163
652
225
357
282
344
787
242
284
1290
220
398
277
257
634
Vùng đồng bằng sông Cửu Long thấp và không có đê sông nên tình hình ngập lụt xảy ra hàng năm.
Độ sâu ngập có thể từ 0,5 m đến 1,5 m với thời gian ngập từ 1 3 tháng
Độ ngập sâu nhất của lũ năm 1984
Ở đồng bằng Bắc bộ do đã có đê sông và các công trình tiêu nước mưa nên tình hình ngập trong đồng ở một số bộ phận chỉ ảnh hưởng tới năng suất của lúa mà ta thường gọi là úng.
Kết quả thống kê một số năm cho thấy tình hình như bảng 6, bảng 7.
Bảng 6 : Diện tích bị ngập úng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ
TỈNHDIỆN TÍCH (ha)
Hà Nội
Hà Nội 2
Hải Dương – Hưng Yên
Hải Phòng
Hà Nam – Nam Định
Ninh Bình
Thái Bình
Bắc Giang - Bắc Ninh.
Quảng Ninh
Phỳ Thọ8.000
25.000
55.000
3.000
60.000
25.000
30.000
28.000
n.a
10.000
Tổng cộng244.000
Bảng 7: Diễn biến diện tích ngập úng ở đồng bằng sông Hồng
NămDiện tích vùng úng ngập
(103ha)
Ngày
Nguyên nhân
TổngBị úng nặng
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992137
25
103
148
141
283
136
112
47,7
136
57,5
0
112,6
28
60
175
40
8,1
73,416 tháng 9
4 tháng 7
18 tháng 11
01 tháng 10
10 tháng 11
14 tháng 9
23 tháng 7
15 tháng 7
6 tháng 8
12 tháng 6
23 tháng 7
23 tháng 7Cơn bão số 6
Cơn bão số 2
Cơn bão số 9
Cơn bão số 6
Cơn bão số 9
Bão
Cơn bão số 3
Cơn bão số 4
Mưa ở địa phương
Cơn bão số 3
Mưa ở địa phương
Bão
Các nguyên nhân gây nên úng
Các vùng úng ngập xuất hiện ở hầu hết các địa phương trên đất nước ta từ các thung lũng ở các tỉnh miền núi đến các tỉnh đồng bằng và vùng ven biển. Sự xuất hiện các vùng úng do mấy nguyên nhân chính sau đây:
1. Lượng mưa năm lớn
Lượng mưa năm ở Việt Nam tương đối lớn lượng mưa bình quân năm từ 1500 mm/năm đến 2500mm/năm. Có thể lấy lượng mưa bình quân năm ở một số khu vực đại diện như sau:
XHà Nội = 1800 mm/năm
XHuế = 2500 mm/năm
XTpHCM = 1979 mm/năm
XSaPa = 2900 mm/năm
Lượng mưa năm lại phối không đều mưa lớn chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Mùa mưa chỉ trong vòng 5 6 tháng nhưng lượng mưa tới 80 85% lượng mưa cả năm thậm chí lượng mưa chỉ tập trung vào các trận mưa rào có cường độ rất lớn, mưa chỉ kéo dài trong 2 3 ngày lượng mưa đã vượt quá 300mm. Đặc biệt có các trận mưa rất lớn kèm theo bão, thí dụ lượng mưa ngày ở Tam Đảo vào năm 1971 là 511mm, trận mưa rào kèm theo bão ở Thái Bình vào mùa mưa năm 2003 chỉ kéo dài 2 3 ngày nhưng lượng mưa đạt tới trên 1000mm.
2. Địa hình thấp, không có hướng tiêu thoát nước
- Ở Miền núi và Trung du: Địa hình phức tạp, nhấp nhô tạo nên những thung lũng xung quanh có núi bao bọc, điều kiện thoát nước khó khăn. Nước mưa từ các sườn dốc tập trung về thung lũng không có đường thoát, trữ lại gây úng ngập các vùng đất trũng.
- Ở vùng Đồng bằng và vùng ven Biển: Các cánh đồng được tạo thành do phù sa của các sông lớn bồi đắp nên địa hình có xu thế dốc từ bờ sông vào trong đồng và có cao trình thấp thậm chí thấp hơn cả mực nước sông trung bình vì thế trong mùa mưa lũ nước trong đồng không thể tự thoát ra ngoài sông được, gây úng ngập trong đồng.
Mặt khác đồng bằng nước ta lại có mạng lưới sông chia cắt và có hệ thống đê sông và đê biển bao bọc tạo thành những cánh đồng hình lòng chảo, khi mưa nước tập trung dồn về chỗ thấp gây úng ở những rốn trũng.
Nhìn chung vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển nước ta có địa hình thấp nên việc tiêu thoát nước bằng tự chảy ra sông và ra biển trong mùa mưa lũ hoặc lúc triều lên là hết sức khó khăn, vì thế khi có mưa lớn thường bị ngập úng.
Lượng mưa lớn và điều kiện địa hình thuỷ văn phức tạp là nguyên nhân chính gây nên úng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây nên úng ngập như: ở một số vùng do mực nước ngầm quá cao, lại chịu ảnh hưởng của nước mạch (nước ngầm lộ ra ngoài mặt đất) cũng có khả năng bị úng. Một số trường hợp ở những hệ thống tưới do quản lý phân phối nước không tốt cũng tạo ra những vùng úng cục bộ.
1.3. Phương hướng chung quy hoạch tiêu úng
Do tình hình địa hình, địa mạo khí tượng, thuỷ văn mỗi nơi mỗi khác nên vấn đề úng ngập diễn biến rất phức tạp theo mỗi vùng.
Có những vùng úng ngập quanh năm
Có những vùng chỉ úng ngập về mùa mưa
Có nơi có thể tiêu tự chảy nếu có hệ thống kênh mương dẫn nước tốt ra khu nhận nước tiêu
Có nơi phải dùng biện pháp bơm để tiêu nước
Có những vùng mang đầy đủ tính chất của các vùng trên
Tuy nhiên dựa vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng chúng ta sẽ nghiên cứu khái quát về phương hướng quy hoạch tiêu úng cho các vùng đặc trưng ở nước ta như sau:
1. Vùng núi và vùng trung du
Nguyên nhân ngập úng là do nước từ các sườn dốc cao dồn về khu trũng. Do địa hình phức tạp nước khó thoát ra ngoài sông. Tuy nhiên, khả năng tiêu tự chảy lại nhiều.
Với vùng này biện pháp thuỷ lợi cơ bản để giải quyết vấn đề tiêu nước như sau:
- Xây dựng các hồ chứa giữ nước đầu nguồn để kết hợp điều tiết nước cho tưới.
- Đào kênh chắn nước từ các sườn dốc, đưa nước ra các sông, suối chính trong vùng
- Đào hệ thống kênh tiêu dẫn nước tự chảy ra sông
Tất cả hồ chứa nước, kênh chắn nước và kênh dẫn nước tiêu cần được phối hợp với nhau thành một hệ thống tiêu úng hoàn chỉnh cho khu vực.
2. Vùng đồng bằng
Đặc điểm vùng đồng bằng: địa hình lòng chảo, có sông bao bọc. Về mùa mưa thường bị úng, nước sông lại cao không thể tiêu tự chảy, về mùa khô mực nước sông thấp lấy nước tưới khó khăn.
Biện pháp thuỷ lợi chủ yếu để giải quyết vấn đề úng ngập là:
- Trữ nước vào một số khu trũng
- Xây dựng các bờ vùng ngăn nước giữa các khu cao và thấp
- Xây dựng hệ thống kênh tiêu hoàn chỉnh đưa nước về khu quy định.
- Xây dựng các công trình tiêu nước đầu mối có thể là cống tiêu tự chảy hoặc trạm bơm tiêu nước ra ngoài sông.
Thường lưu lượng tiêu rất lớn nên quy mô kích thước công trình tiêu như cống tiêu hoặc trạm bơm tiêu rất lớn, nhưng thời gian hoạt động lại ngắn. Để tăng hiệu quả của công trình người ta thường xây dựng trạm bơm hoặc cống tưới tiêu kết hợp.
Tuy nhiên ở đồng bằng cũng có một số vùng trong mùa lũ cũng có thời gian mực nước sông thấp hơn trong đồng có thể tiêu tự chảy, nên ở cụm công trình đầu mối thường có cả trạm bơm lẫn công trình cống tiêu tự chảy.
3. Vùng ven biển
Vùng đồng bằng ven biển mực nước ngoài sông thường chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, lên xuống theo một chu kỳ nhất định, có thể lợi dụng quy luật này để:
Tiêu khi mực nước sông thấp, lấy nước tưới khi mực nước ngoài sông cao. Nhưng do chu kỳ lên xuống, mực nước thường ngắn (1 ngày, nửa ngày) nên thời gian có thể tưới hoặc tiêu tự chảy rất ngắn.
Xuất phát tự đặc điểm này, biện pháp thuỷ lợi tiêu úng vùng chịu ảnh hưởng của triều là: Tiêu phân tán bằng nhiều cống tiêu tự chảy ven sông ven biển, với khẩu độ lớn hơn bình thường vì thời gian tiêu tự chảy rất ngắn phải tranh thủ tiêu được lượng nước lớn nhất trong thời gian triều xuống. Hệ thống kênh mương ngắn, mặt cắt lớn để chuyển nước nhanh nhất và thường được sử dụng dẫn nước tưới tiêu kết hợp. Chế độ thuỷ lực trong kênh phức tạp, thường là chế độ dòng chảy không ổn định.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro