Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tiếu ngạo giang hồ 1-10

Tiếu Ngạo Giang Hồ

Phước Oai Tiêu Cục Oai To Phước Lớn

Gió xuân đầm ấm,

Ngàn liu xanh tươi,

Hoa phô sắc thắm,

Hương nức lòng người.

Tiết trời vào buổi đang xuân, ánh dương quang sáng lạn khắp miền Nam.

Trên một đường phố lớn về phía cửa Tây phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, nổi lên một tòa nhà,

cách kiến trúc thật là hùng vĩ.

Hai bên tả, hữu trước tòa lâu đài này đều dựng một thạch đài. Trên mỗi thạch đài đều cắm một

ngọn cờ xanh cao đến hơn hai trượng. Trên lá cờ mé tả thêu một con mãnh sư nhe nanh múa vuốt bằng

chỉ vàng coi rất oai hùng. Lá cờ tung bay trước gió, con mãnh sư rung rinh như con vật thiệt. Trên lá cờ

mé hữu thêu bốn chữ vàng: Phước Oai Tiêu Cục. Bốn chữ lớn này nét bút đanh thép hiển nhiên là thủ

bút của một danh gia. Cổng lớn tòa nhà này sơn đen, sơn đỏ. Những mũ đanh đồng lớn bằng chén

uống trà được đánh bóng sáng loáng. Trên nóc cổng treo một tấm biển sơn đen thiếp vàng. Biển cũng

đề bốn chữ lớn "Phước Oai Tiêu Cục". Phía dưới bốn chữ lớn có chua hai hàng chữ nhỏ: "Tổng

Cục". Qua cổng bước vào, có hai hàng ghế dài. Trên những hàng ghế này có tám hán tử võ phục ngồi

đó. Gã nào cũng ngực nở, lưng ngay. Tuy bọn họ đang cười cười nói nói mà vẫn giữ được vẻ oai phong.

Đột nhiên phía sau viện có tiếng vó ngựa dồn dập. Tám tên hán tử này đều đứng dậy chạy ra

cổng lớn thì thấy cửa tây tiêu cục năm con ngựa vọt ra. Những con ngựa này chạy thẳng về phía cổng

lớn. Con ngựa đi đầu toàn thân lông trắng như tuyết, tuyệt không lẫn một sợi lông tạp sắc nào cả. Yên

và bàn đạp đều viền chỉ bạc. Trên yên một chàng thiếu niên mặc áo ngắn, chừng mười tám, mười chín

tuổi. Trên vai bên tả chàng đậu một con chim ưng dùng để đi săn. Chàng lưng đeo bảo kiếm, vai khoác

trường cung. Tay phải chàng cầm roi vung lên cho ngựa chạy thật nhanh. Phía sau chàng là bốn người

kỵ mã cũng mặc áo ngắn toàn sắc vàng. Người nào cũng tung lên hạ xuống ở trên lưng ngựa ăn nhịp với

vó ngựa. Vậy mà họ vẫn ung dung như không. Hiển nhiên họ đều là những tay thiện kỵ. Đoàn người

ngựa đến trước cổng lớn tiêu cục thì ba tên trong tám gã hán tử la lên:

- Ha ha! Thiếu tiêu đầu lại đi săn rồi!

Chàng thiếu niên kia cười ha hả vẫy roi lên không cho nó bật thành tiếng lách cách. Dưới vế đùi

chàng, con ngựa bạch ngửa cổ lên hý một tiếng dài rồi vọt đi như tên bắn.

Một hán tử la lên:

- Bữa nay Sử tiêu đầu lại đem về một con lợn rừng để anh em đánh chén một bữa say sưa nhé.

Gã hán tử chừng bốn chục tuổi đi sau thiếu niên đáp:

- Thế nào cũng có lợn rừng đấy! Anh em ở nhà đừng ăn uống gì trước, để bụng mà ăn thịt lợn

rừng.

Mọi người nghe nói đều cười "ồ".

Năm người kỵ mã chớp mắt đã chạy xa rồi.

Tiêu cục Phước Oai này là một tiêu cục lớn nhất ở miền nam sông Đại Giang. Tổng tiêu đầu là

người họ Lâm, tên gọi Chấn Nam. Tiêu cục này là tổ nghiệp nhà họ Lâm để lại, truyền cho đến Lâm

Chấn Nam là được ba đời. Tổ phụ Lâm Chấn Nam là Lâm Vin Đồ nhờ có bảy mươi hai đường "Tịch

Tà Kiếm Phổ", một trăm lẻ tám thức "Phiên Thiên Chưởng" và mười tám cây "Ngân Vũ Tin" mà nổi

danh ở Trung Nguyên. Lão mở tiêu cục Phước Oai tại cố hương ở phủ Phúc Châu. Từ ngày mở tiêu cục,

lão làm ăn thuận lợi, mới vẻn vẹn trong khoảng mười năm mà tiếng dậy như sóng cồn. Ban đầu còn có

những tên đại đạo lục lâm chủ ý đánh cướp trọng tiêu của lão, nhưng với ba môn tuyệt kỹ của Lâm

Vin Đồ: về kiếm, về chưởng và về tên, họ chẳng mất mạng cũng bị tàn phế hay bị trọng thương. Từ đó

tỉnh Phúc Kiến ra Tiên Hà Lĩnh đến phủ Hàng Châu, qua Giang Tô, Sơn Đông, Hà Bắc cho đến Quan

Đông trong sáu tỉnh miền duyên hải, trên xe tiêu chỉ cần nêu cây cờ có bốn chữ Phước Oai Tiêu Cục

hoặc trong tiêu đoàn có người la lên bốn tiếng tiêu hiệu là "Phước Oai bình yên" thì bất luận những anh

hùng hắc đạo lợi hại đến đâu cũng không dám dòm ngó nữa.

Tiêu Vin Đồ đến tuổi đại thọ bảy chục mới rửa tay trao tiêu cục lại cho con thứ là Lâm Trọng

Hùng nắm giữ. Người con lớn của Lâm Vin Đồ tên gọi Lâm Bá Phấn nguyên chân võ cử nhân xuất

thân, lập được nhiều công trạng sau thăng quan lên đến chức Phó tướng. Nhà họ Lâm đã có người làm

quan, nên quan liêu kéo đến chơi bời đi lại không ngớt. Lâm Trọng Hùng lại là người ưa giao du kết

bạn, suốt ngày đêm khách khứa đầy nhà không khỏi có điều ăn uống quá độ. Năm y bốn mươi tuổi bị

bệnh trúng phong mà chết. Thế là Phước Oai tiêu cục do con y là Lâm Chấn Nam điều khiển. Lâm

Chấn Nam vốn được tổ phụ là Lâm Vin Đồ tự mình ra tay truyền thụ võ công. Năm lão 70 tuổi, một

hôm ăn mừng thượng thọ mở yến tiệc lớn để khoản đãi các lộ anh hùng. Trong khi đang dự tiệc Lâm

Vin Đồ sai cháu là Lâm Chấn Nam din võ múa vui. Năm ấy Lâm Chấn Nam mới mười sáu tuổi mà đã

dùng chưởng phong một bàn tay quạt tắt hết đèn đuốc, phóng ngân tin bắn trúng đích. Các vị anh hùng

thấy thế đều trầm trồ khen ngợi, đồng thanh nói:

- Lâm lão anh hùng thật là tốt phước, trong nhà được người tài ba kế nghiệp. Phước Oai Tiêu Cục

mà đến tay Lâm Chấn Nam điều động tất nhiên lừng lẫy tiếng tăm, cơ phát đạt không biết đến đâu mà

lường.

Lâm Chấn Nam quả nhiên không phụ tấm lòng mong mỏi của mọi người. Chẳng những y dựng

được phân cục khắp sáu tỉnh miền duyên hải, mà cả năm tỉnh miền nam là Quảng Đông, Giang Tây, Hồ

Nam, Hồ Bắc và Quảng Tây chỗ nào cũng có phân cục của Phước Oai tiêu cục. Mọi người trên chốn

giang hồ mỗi khi đề cập đến Phước Oai tiêu cục đều giơ ngón tay cái lên nói:

- Phước Oai tiêu cục oai to phước lớn

Hồi 1

Trong Tửu Quán Phát Sinh Án Mạng

Phước Oai tiêu cục, ngoài tổng cục ra có thêm 12 phân cục. Tiêu cục này tiền nhiều thế mạnh,

nắm được rất nhiều tay cao thủ võ lâm.

Trong vòng hai chục năm nay nhiều lộ ở các tỉnh không được yên tĩnh, cũng có một số người bảo tiêu

gặp phải mấy vụ rắc rối, nhưng những tay hảo thủ trong 12 tiêu cục mà kéo hết ra thì những vụ tày đình

cũng giải quyết ngay được.

Lâm Chấn Nam phu nhân người họ Vương cũng là dòng dõi danh gia võ lâm. Tuy bản lãnh phu

nhân không cao cường cho lắm, song phụ thân bà ta là Kim Đao Vô Địch Vương Nguyên Bá làm

chưởng môn phái Kim Đao ở Lạc Dương thì dưới trướng lại lắm nhân tài xuất chúng.

Sau khi hai họ Lâm, Vương kết thông gia rồi, hai nhà chiếu cố lẫn nhau, tiêu cục Phước Oai liền

được một lực lượng rất lớn viện trợ cho.

Vương phu nhân chỉ sinh hạ được một cậu con trai là Lâm Bình Chi.

Lâm Bình Chi từ thuở nhỏ được phụ thân săn sóc, rất gắt gao và dạy chàng ba môn tuyệt kỹ là

kiếm, chưởng và tin. Có lúc chàng còn được mẫu thân truyền đao pháp của phái Kim Đao cho. Lâm

Chấn Nam lại mời một vị thâm nho để dạy Lâm Bình Chi đọc sách. Nhưng chàng không thích học

chữ, thường trong ba ngày thì có đến hai ngày trốn học. Năm nay chàng đã mười tám tuổi mà chưa học

hết tứ thư. May ở chỗ Lâm Chấn Nam chỉ muốn chàng chuyên về nghề võ, không mong chàng đọc sách

để thi đỗ hoặc đạt tới bước công danh, nên chàng trốn học hay không, ông cũng chẳng hỏi đến.

Hôm ấy Lâm Bình Chi đem hai vị tiêu đầu họ Sử và họ Trịnh cùng hai tên chạy cờ hiệu là Bạch

Nhị, Trần Thất trong tiêu cục theo chàng đi săn ở ngoài thành phía Tây.

Lâm Bình Chi cưỡi ngựa bạch. Con ngựa này là một giống ngựa danh câu ở Tây vực mà bà ngoại

chàng đã mua để mừng ngày sinh nhật năm chàng 17 tuổi. Nó chạy nhanh như gió nên chàng rất quý.

Năm người kỵ mã vừa ra khỏi cổng thành Lâm Bình Chi thúc mạnh vế một cái, con ngựa tung cao

bốn vó bay lao đi rất mau. Chỉ trong khoảnh khắc là đã bỏ rơi bốn con ngựa kia ở lại đằng sau khá xa.

Lâm Bình Chi cho ngựa chạy lên sườn núi rồi thả chim ưng cho bay vào rừng. Có một đôi thỏ vàng

chạy ra. Lâm Bình Chi tháo cung ở trên lưng xuống, móc lấy một mũi tên trong túi da đeo ở bên yên ngựa.

Chàng giương cung, lắp tên bắn đến tách một phát. Một con thỏ trúng tên ngã liền, còn một con nữa vội

chạy trốn vào trong bụi cỏ rậm, chẳng thấy đâu nữa.

Trịnh tiêu đầu vọt ngựa tới nơi vừa cười vừa trầm trồ:

- Tiêu pháp của Thiếu tiêu đầu thật là tuyệt diệu!

Bỗng nghe Bạch Nhị ở mé tả khu rừng la gọi:

- Thiếu tiêu đầu! Lại đây mau! Chỗ này có dã kê.

Lâm Bình Chi phóng ngựa chạy tới, thấy một con bạch trĩ ở trong rừng bay ra. Chàng bắn một

phát nhưng không trúng, mũi tên lướt qua đầu con dã kê. Chàng liền vung roi ngựa vụt đánh véo một cái.

Con dã kê trúng roi rớt xuống. Những lông ngũ sắc của nó rụng ra tung bay trước gió.

Cả năm cùng cười rộ.

Sử tiêu đầu cất tiếng khen:

- Phát roi này của thiếu tiêu đầu, đừng có nói con dã kê mà là con chim ưng lớn cũng phải nhào

xuống.

Năm người chạy lui chạy tới trong khu rừng. Hai vị tiêu đầu cùng hai tên đuổi muông săn đều

muốn dâng công Lâm Bình Chi, cứ dồn chim muông cho chạy đến trước mặt chàng, dù họ có gặp dịp

may cũng không hạ thủ.

Cuộc săn bắn kéo dài chừng hơn một giờ, Lâm Bình Chi bắn được đôi thỏ rừng, và một cặp dã kê,

nhưng không được một con thú lớn nào như lợn rừng, hươu, nai cả. Chàng chưa được hoàn toàn thỏa

mãn, liền nói:

- Chúng ta qua khu rừng trước mặt kia săn một lúc nữa.

Sử tiêu đầu bụng bảo dạ:

- Nếu còn qua bên đó thì anh chàng thiếu tiêu đầu này tất săn bắn cho đến tối mịt mới chịu ra về.

Bọn mình sẽ bị phu nhân trách oán.

Nghĩ vậy hắn liền nói:

- Trời sắp tối rồi mà trong khu rừng đó toàn đá mọc nhọn hoắt. Trong bóng tối mò, vó con bạch

mã tất bị thương mất. Để sáng mai chúng ta đi sớm hơn sẽ qua đó chắc săn được lợn rừng.

Sử tiêu đầu đã biết Lâm Bình Chi bản tính ngang ngạnh khuyên can cách nào, chàng cũng không

chịu nghe. Nhưng chàng quý con bạch mã hơn cả tính mạng, hắn liền nhắm vào yếu điểm đó để can

ngăn tiểu chủ nhân.

Quả nhiên Sử tiêu đầu vừa nói vậy, Lâm Bình Chi vỗ vào đầu ngựa đáp:

- Con tiểu tuyết long này thông minh lắm, quyết nó không dẫm lên đá nhọn đâu. Có điều ta sợ bốn

con ngựa của các ngươi thì không được thế. Thôi được! Chúng ta quay về đi kẻo làm bể đít gã Thất

Trần.

Năm người cùng cười ồ rồi bắt ngựa quay đầu.

Lâm Bình Chi phóng ngựa chạy vọt đi nhưng không theo đường cũ lại vọt qua mé bắc. Chàng cho

ngựa phi nước đại một hồi, sau hết hứng mới cho đi thong thả lại.

Bỗng thấy trên đường phía trước có treo một cái một cái chiêu bài bán rượu. Trịnh tiêu đầu đề nghị:

- Thiếu tiêu đầu! Chúng ta thử vào uống một chén xem sao? Nhắm rượu bằng thịt thỏ tươi và thịt

kê nướng thì thật là tuyệt!

Lâm Bình Chi cười đáp:

- Té ra ngươi theo ta đi săn là giả dối, uống rượu mới lá chính đề. Nếu không cho uống thỏa thích

thì bữa mai lại vênh vênh cái mặt không chịu đi nữa.

Chàng nói rồi lẹ làng nhảy xuống ngựa, đủng đỉnh tiến vào trong quán.

Lâm Bình Chi đi thẳng vào cửa quán rượu. Mọi khi lão chủ quán người họ Thái thấy chàng tới

nơi là chạy ra đón lấy dây cương vồn vã chào hỏi và đưa ra chẳng thiếu lời chúc tụng:

- Bữa nay thiếu tiêu đầu đi săn chắc là được nhiều món dã vị ngon lành. Tin pháp của thiếu tiêu đầu

thần diệu phi thường, trên đời hiếm có.

Nhưng bữa nay khác với mọi lần, Lâm Bình Chi tới nơi thấy trong tửu quán lặng ngắt. Bên lò

rượu chỉ có một thiếu nữ áo xanh tóc trên đầu buộc lại thành hai bím và cài một cái cành thoa mộc mạc.

Thiếu nữ đang mải trông nom việc cất rượu. Nàng quay mặt vào phía trong. Thấy có người đến

cũng chẳng quay đầu nhìn ra.

Trịnh tiêu đầu lên tiếng hỏi bô bô:

- Lão Thái đâu? Sao không ra dắt ngựa?

Hai tên chạy cờ hiệu: Bạch Nhị và Thất Trần kéo chiếc ghế dài ra, lấy tay áo phủi bụi bặm để

chủ nhân ngồi.

Sử, Trịnh hai vị tiêu đầu ngồi mé dưới bồi tiếp Lâm Bình Chi. Còn hai tên hầu Bạch Nhị và Thất

Trần thì ngồi riêng một chỗ.

Bỗng nghe phía trong có tiếng người ho hắng, rồi một lão già đầu tóc bạc phơ bước ra chào:

- Mời quan khách ngồi chơi. Các vị có xơi rượu không?

Lão nói nghe khẩu âm lạ tai chứ không phải người địa phương này.

Triệu tiêu đầu xẵng giọng đáp:

- Chẳng uống rượu, d thường vào đây uống trà chăng? Hãy lấy đem đây ba cân Trúc diệp thanh.

Hắn lại hỏi luôn:

- Lão Thái đi đâu? Quán rượu này đổi chủ rồi chăng?

Lão kia đáp:

- Dạ, dạ! Xin có ngay.

Lão quay vào bảo thiếu nữ:

- Uyển nhi! Lấy ba cân trúc diệp thanh để quan khách uống.

Rồi lão nói tiếp:

- Tiểu lão họ Tát, nguyên quán ở đây. Tiểu lão xuất ngoại từ thuở nhỏ làm nghề buôn bán xuồng

xĩnh để sinh nhai. Con trai, con dâu chết hết rồi. Tiểu lão nghĩ tới câu "Cáo chết ba năm quay đầu về núi"

nên đem con cháu này về cố hương. Ngờ đâu bỏ nhà đi năm chục năm trời, bao nhiêu thân bằng cố hữu

nơi quê nhà chẳng còn một ai. May mà gặp lão Thái đây không muốn hành nghề nữa, bán quán này lại

cho tiểu lão lấy ba chục lạng bạc. Hỡi ôi! Bây giờ về đến cố hương rồi, nghe chuyện người ta nói,

trong lòng chẳng lấy chi làm thích thú nữa.

Giữa lúc này, thiếu nữ áo xanh cúi đầu đem một cái bàn gỗ kê ở trước mặt bọn Lâm Bình Chi, nàng

đặt đũa chén xuống mặt bàn rồi lại cúi đầu lui ra. Thủy chung nàng vẫn chẳng dám nhìn khách một cái

nào.

Lâm Bình Chi thấy cô gái thân hình mũm mĩm, nhưng nước da bánh mật. Mặt nàng lại rỗ như cái

tổ ong bầu. Chàng cho đây là lần đầu tiên cô làm nghề bán rượu, nên cử chỉ hãy còn ngượng nghịu cũng

không để ý.

Sử tiêu đầu cầm một con dã kê và một thỏ rừng đưa cho lão Tát bảo:

- Lão đem mổ và rửa cho sạch sẽ rồi nấu nướng làm hai bát.

Lão Tát đáp:

- Dạ, dạ! Các vị muốn nhắm rượu thì hãy tạm dùng ít thịt bò đậu phụng...

Uyển nhi nghe ông nói thế, nàng không chờ ông sai bảo liền đi lấy thịt bò và mấy thứ rau đậu đặt

lên bàn.

Trịnh tiêu đầu giới thiệu:

- Lâm công tử đây là thiếu tiêu đầu Phước Oai tiêu cục. Thiếu tiêu đầu là bậc thiếu niên anh hùng,

chuyên làm việc nghĩa hiệp, vung tiền như cỏ rác. Nếu lão nấu hai món kia ngon lành vừa dạ thiếu tiêu

đầu thì số bạc vốn ba chục lạng của lão đó chẳng mấy ngày thu về đủ.

Tát lão đầu nói:

- Dạ, dạ! Tiểu lão xin đa tạ.

Rồi lão xách con dã kê và con thỏ rừng đi ra ngoài.

Trịnh tiêu đầu rót rượi vào ly cho Lâm Bình Chi và Sử tiêu đầu rồi tự rót vào ly của mình. Hắn nâng

ly rượu ngửa cổ lên uống một hơi cạn sạch. Hắn thò đầu lưỡi ra liếm mép rồi nói:

- Quán đổi chủ, nhưng rượu vẫn y nguyên, không biến đổi mùi vị. Hắn rót ly nữa toan uống, bỗng

nghe có tiếng vó ngựa vọng lại.

Hai người kỵ mã từ mé bắc đường quan đạo đi tới. Hai con ngựa này chạy rất nhanh, loáng cái

đã đến ngoài cửa quán rượu.

Một người lên tiếng:

- Nơi đây có quán rượu. Hãy vào uống mấy ly đã!

Sử tiêu đầu qua lại nhiều trên chốn giang hồ. Hắn nghe khẩu âm biết ngay là người ở Xuyên Tây.

Mọi người quay đầu nhìn ra cửa quán thấy hai hán tử đầu đội nón lá, mình mặc áo bào xanh.

Hai hán tử buộc ngựa vào gốc cây, bỏ nón ra rồi đi vào trong quán. Chúng liếc mắt ngó qua bọn

Lâm Bình Chi một cái rồi oai vệ ngồi xuống.

Hai hán tử này đều đầu quấn vải trắng, mình mặc áo xanh ra vẻ văn nhân. Chân hai gã đi dép mũ.

Sử tiêu đầu biết cách ăn mặc này là đúng kiểu Xuyên Tây. Sở dĩ họ đội khăn trắng là có ý để tang

Gia Cát Lượng mất đi. Nhân Võ Hầu được người đất Xuyên rất kính yêu như một đấng thần minh, họ

để tang ông rồi tục đó đã hơn ngàn năm, chiếc khăn trắng vẫn không rời khỏi đầu họ.

Lâm Bình Chi thấy cách phục sức của hai hán tử như vậy rất lấy làm kỳ, bụng bảo dạ:

- Mấy người này văn chẳng ra văn, võ chẳng ra võ, điệu bộ thật là cổ quái.

Bỗng nghe gã ít tuổi la lên:

- Lấy rượu đây! Lấy rượu đây! Này Giả huynh tỉnh Phúc Kiến lắm núi quá, đi nhiều rất hại sức

ngựa.

Uyển nhi cúi đầu đến trước mặt hai hán tử nói rất khẽ:

- Các vị dùng rượu gì?

Tuy thanh âm nói nhỏ nhưng rất trong trẻo lọt vào tai. Gã hán tử ít tuổi ngẩn người ra một chút rồi

nổi lên tràng cười ha hả.

Gã hán tử kia vừa cười rộ vừa thò tay đưa vào dưới cằm cô bé nâng cho ngẫng mặt lên để nhìn, vì

lúc nào cô cũng cúi đầu xuống. Gã cười nói:

- Đáng tiếc ôi là đáng tiếc.

Cô bé sợ quá vội lùi lại.

Hán tử họ Giả cười nói:

- Vị cô nương này bắp thịt nở nang có vẻ ngon lắm. Nhưng lão Dư mà động vào cô ta thì cái mặt hổ

phù của cô nổi lên dữ lắm đó.

Gã hán tử họ Dư lại cười ha hả.

Lâm Bình Chi thấy thái độ ngông cuồng của hai gã hán tử kia, tức giận đầy ruột, giơ tay phải lên

đập xuống bàn đánh chát một tiếng rồi quát hỏi:

- Hai con chó đui mắt ở đâu mà dám đến đất Phúc Châu chúng ta đây giở thói ngông cuồng?

Gã họ Dư cười nói:

- Giả lão nhị! Người ta đang chửi đổng đấy. Lão thử đoán xem "con thỏ" đó thóa mạ ai nào?

Nguyên Lâm Bình Chi tướng mạo giống hệt mẫu thân chàng, lại mày thanh mắt sáng, vẻ người

xinh đẹp khác thường. Ngày thường h gã trai nào nheo mắt ngó chàng một cái là chàng cho ngay cái

bạt tai. Bây giờ hán tử kia lại nhại chàng bằng danh từ "con thỏ" thì chàng còn nhịn làm sao được?

Chàng liền vớ ngay hồ rượu liệng qua.

Hán tử họ Dư né tránh, hồ rượu bắn ra đám cỏ ngoài tửu quán. Rượu đổ ra tung tóe.

Sử tiêu đầu và Trịnh tiêu đầu liền đứng lên chạy đến bên hai gã kia.

Gã họ Dư cười nói:

- Thằng nhỏ đó mà làm cô đào lên hí đài múa hát thì còn có thể thu hút được một số khán giả, chứ

muốn đấu võ thì không được đâu.

Trịnh tiêu đầu quát lên:

- Vị này là thiếu tiêu đầu Phước Oai tiêu cục. Ngươi dám đến đây vuốt râu hùm thì thiệt là lớn

mật.

Hắn chưa dứt lời đã vung quyền đánh vào mặt đối phương. Gã hán tử họ Dư xoay tay trái một cái

chụp vào huyệt mạch môn Trịnh tiêu đầu rồi đẩy mạnh một cái. Trịnh tiêu đầu đứng không vững,

người hắn đụng mạnh vào cái bàn gỗ. Rắc rắc mấy tiếng vang lên. Hai chân bàn đã gãy rời. Trịnh tiêu đầu

bị nắm chặt cổ tay, người hắn ngã chúi về phía trước. Hán tử họ Dư giơ khuỷu tay lên thúc mạnh

xuống sau gáy Trịnh tiêu đầu khiến hắn không sao đứng dậy được. Trịnh tiêu đầu tuy chưa được kể vào

hàng cao thủ trong Phước Oai Tiêu Cục, nhưng cũng không phải là hạng tầm thường.

TIẾU NGẠO GIANG HỒ- HỒI 2

Trong Tửu Quán Phát Sinh Án Mạng

--------------------------------------------------------------------------------

Kim Dung

Phước Oai tiêu cục, ngoài tổng cục ra có thêm 12 phân cục. Tiêu cục này tiền nhiều thế mạnh,

nắm được rất nhiều tay cao thủ võ lâm.

Trong vòng hai chục năm nay nhiều lộ ở các tỉnh không được yên tĩnh, cũng có một số người bảo tiêu

gặp phải mấy vụ rắc rối, nhưng những tay hảo thủ trong 12 tiêu cục mà kéo hết ra thì những vụ tày đình

cũng giải quyết ngay được.

Lâm Chấn Nam phu nhân người họ Vương cũng là dòng dõi danh gia võ lâm. Tuy bản lãnh phu

nhân không cao cường cho lắm, song phụ thân bà ta là Kim Đao Vô Địch Vương Nguyên Bá làm

chưởng môn phái Kim Đao ở Lạc Dương thì dưới trướng lại lắm nhân tài xuất chúng.

Sau khi hai họ Lâm, Vương kết thông gia rồi, hai nhà chiếu cố lẫn nhau, tiêu cục Phước Oai liền

được một lực lượng rất lớn viện trợ cho.

Vương phu nhân chỉ sinh hạ được một cậu con trai là Lâm Bình Chi.

Lâm Bình Chi từ thuở nhỏ được phụ thân săn sóc, rất gắt gao và dạy chàng ba môn tuyệt kỹ là

kiếm, chưởng và tin. Có lúc chàng còn được mẫu thân truyền đao pháp của phái Kim Đao cho. Lâm

Chấn Nam lại mời một vị thâm nho để dạy Lâm Bình Chi đọc sách. Nhưng chàng không thích học

chữ, thường trong ba ngày thì có đến hai ngày trốn học. Năm nay chàng đã mười tám tuổi mà chưa học

hết tứ thư. May ở chỗ Lâm Chấn Nam chỉ muốn chàng chuyên về nghề võ, không mong chàng đọc sách

để thi đỗ hoặc đạt tới bước công danh, nên chàng trốn học hay không, ông cũng chẳng hỏi đến.

Hôm ấy Lâm Bình Chi đem hai vị tiêu đầu họ Sử và họ Trịnh cùng hai tên chạy cờ hiệu là Bạch

Nhị, Trần Thất trong tiêu cục theo chàng đi săn ở ngoài thành phía Tây.

Lâm Bình Chi cưỡi ngựa bạch. Con ngựa này là một giống ngựa danh câu ở Tây vực mà bà ngoại

chàng đã mua để mừng ngày sinh nhật năm chàng 17 tuổi. Nó chạy nhanh như gió nên chàng rất quý.

Năm người kỵ mã vừa ra khỏi cổng thành Lâm Bình Chi thúc mạnh vế một cái, con ngựa tung cao

bốn vó bay lao đi rất mau. Chỉ trong khoảnh khắc là đã bỏ rơi bốn con ngựa kia ở lại đằng sau khá xa.

Lâm Bình Chi cho ngựa chạy lên sườn núi rồi thả chim ưng cho bay vào rừng. Có một đôi thỏ vàng

chạy ra. Lâm Bình Chi tháo cung ở trên lưng xuống, móc lấy một mũi tên trong túi da đeo ở bên yên ngựa.

Chàng giương cung, lắp tên bắn đến tách một phát. Một con thỏ trúng tên ngã liền, còn một con nữa vội

chạy trốn vào trong bụi cỏ rậm, chẳng thấy đâu nữa.

Trịnh tiêu đầu vọt ngựa tới nơi vừa cười vừa trầm trồ:

- Tiêu pháp của Thiếu tiêu đầu thật là tuyệt diệu!

Bỗng nghe Bạch Nhị ở mé tả khu rừng la gọi:

- Thiếu tiêu đầu! Lại đây mau! Chỗ này có dã kê.

Lâm Bình Chi phóng ngựa chạy tới, thấy một con bạch trĩ ở trong rừng bay ra. Chàng bắn một

phát nhưng không trúng, mũi tên lướt qua đầu con dã kê. Chàng liền vung roi ngựa vụt đánh véo một cái.

Con dã kê trúng roi rớt xuống. Những lông ngũ sắc của nó rụng ra tung bay trước gió.

Cả năm cùng cười rộ.

Sử tiêu đầu cất tiếng khen:

- Phát roi này của thiếu tiêu đầu, đừng có nói con dã kê mà là con chim ưng lớn cũng phải nhào

xuống.

Năm người chạy lui chạy tới trong khu rừng. Hai vị tiêu đầu cùng hai tên đuổi muông săn đều

muốn dâng công Lâm Bình Chi, cứ dồn chim muông cho chạy đến trước mặt chàng, dù họ có gặp dịp

may cũng không hạ thủ.

Cuộc săn bắn kéo dài chừng hơn một giờ, Lâm Bình Chi bắn được đôi thỏ rừng, và một cặp dã kê,

nhưng không được một con thú lớn nào như lợn rừng, hươu, nai cả. Chàng chưa được hoàn toàn thỏa

mãn, liền nói:

- Chúng ta qua khu rừng trước mặt kia săn một lúc nữa.

Sử tiêu đầu bụng bảo dạ:

- Nếu còn qua bên đó thì anh chàng thiếu tiêu đầu này tất săn bắn cho đến tối mịt mới chịu ra về.

Bọn mình sẽ bị phu nhân trách oán.

Nghĩ vậy hắn liền nói:

- Trời sắp tối rồi mà trong khu rừng đó toàn đá mọc nhọn hoắt. Trong bóng tối mò, vó con bạch

mã tất bị thương mất. Để sáng mai chúng ta đi sớm hơn sẽ qua đó chắc săn được lợn rừng.

Sử tiêu đầu đã biết Lâm Bình Chi bản tính ngang ngạnh khuyên can cách nào, chàng cũng không

chịu nghe. Nhưng chàng quý con bạch mã hơn cả tính mạng, hắn liền nhắm vào yếu điểm đó để can

ngăn tiểu chủ nhân.

Quả nhiên Sử tiêu đầu vừa nói vậy, Lâm Bình Chi vỗ vào đầu ngựa đáp:

- Con tiểu tuyết long này thông minh lắm, quyết nó không dẫm lên đá nhọn đâu. Có điều ta sợ bốn

con ngựa của các ngươi thì không được thế. Thôi được! Chúng ta quay về đi kẻo làm bể đít gã Thất

Trần.

Năm người cùng cười ồ rồi bắt ngựa quay đầu.

Lâm Bình Chi phóng ngựa chạy vọt đi nhưng không theo đường cũ lại vọt qua mé bắc. Chàng cho

ngựa phi nước đại một hồi, sau hết hứng mới cho đi thong thả lại.

Bỗng thấy trên đường phía trước có treo một cái một cái chiêu bài bán rượu. Trịnh tiêu đầu đề nghị:

- Thiếu tiêu đầu! Chúng ta thử vào uống một chén xem sao? Nhắm rượu bằng thịt thỏ tươi và thịt

kê nướng thì thật là tuyệt!

Lâm Bình Chi cười đáp:

- Té ra ngươi theo ta đi săn là giả dối, uống rượu mới lá chính đề. Nếu không cho uống thỏa thích

thì bữa mai lại vênh vênh cái mặt không chịu đi nữa.

Chàng nói rồi lẹ làng nhảy xuống ngựa, đủng đỉnh tiến vào trong quán.

Lâm Bình Chi đi thẳng vào cửa quán rượu. Mọi khi lão chủ quán người họ Thái thấy chàng tới

nơi là chạy ra đón lấy dây cương vồn vã chào hỏi và đưa ra chẳng thiếu lời chúc tụng:

- Bữa nay thiếu tiêu đầu đi săn chắc là được nhiều món dã vị ngon lành. Tin pháp của thiếu tiêu đầu

thần diệu phi thường, trên đời hiếm có.

Nhưng bữa nay khác với mọi lần, Lâm Bình Chi tới nơi thấy trong tửu quán lặng ngắt. Bên lò

rượu chỉ có một thiếu nữ áo xanh tóc trên đầu buộc lại thành hai bím và cài một cái cành thoa mộc mạc.

Thiếu nữ đang mải trông nom việc cất rượu. Nàng quay mặt vào phía trong. Thấy có người đến

cũng chẳng quay đầu nhìn ra.

Trịnh tiêu đầu lên tiếng hỏi bô bô:

- Lão Thái đâu? Sao không ra dắt ngựa?

Hai tên chạy cờ hiệu: Bạch Nhị và Thất Trần kéo chiếc ghế dài ra, lấy tay áo phủi bụi bặm để

chủ nhân ngồi.

Sử, Trịnh hai vị tiêu đầu ngồi mé dưới bồi tiếp Lâm Bình Chi. Còn hai tên hầu Bạch Nhị và Thất

Trần thì ngồi riêng một chỗ.

Bỗng nghe phía trong có tiếng người ho hắng, rồi một lão già đầu tóc bạc phơ bước ra chào:

- Mời quan khách ngồi chơi. Các vị có xơi rượu không?

Lão nói nghe khẩu âm lạ tai chứ không phải người địa phương này.

Triệu tiêu đầu xẵng giọng đáp:

- Chẳng uống rượu, d thường vào đây uống trà chăng? Hãy lấy đem đây ba cân Trúc diệp thanh.

Hắn lại hỏi luôn:

- Lão Thái đi đâu? Quán rượu này đổi chủ rồi chăng?

Lão kia đáp:

- Dạ, dạ! Xin có ngay.

Lão quay vào bảo thiếu nữ:

- Uyển nhi! Lấy ba cân trúc diệp thanh để quan khách uống.

Rồi lão nói tiếp:

- Tiểu lão họ Tát, nguyên quán ở đây. Tiểu lão xuất ngoại từ thuở nhỏ làm nghề buôn bán xuồng

xĩnh để sinh nhai. Con trai, con dâu chết hết rồi. Tiểu lão nghĩ tới câu "Cáo chết ba năm quay đầu về núi"

nên đem con cháu này về cố hương. Ngờ đâu bỏ nhà đi năm chục năm trời, bao nhiêu thân bằng cố hữu

nơi quê nhà chẳng còn một ai. May mà gặp lão Thái đây không muốn hành nghề nữa, bán quán này lại

cho tiểu lão lấy ba chục lạng bạc. Hỡi ôi! Bây giờ về đến cố hương rồi, nghe chuyện người ta nói,

trong lòng chẳng lấy chi làm thích thú nữa.

Giữa lúc này, thiếu nữ áo xanh cúi đầu đem một cái bàn gỗ kê ở trước mặt bọn Lâm Bình Chi, nàng

đặt đũa chén xuống mặt bàn rồi lại cúi đầu lui ra. Thủy chung nàng vẫn chẳng dám nhìn khách một cái

nào.

Lâm Bình Chi thấy cô gái thân hình mũm mĩm, nhưng nước da bánh mật. Mặt nàng lại rỗ như cái

tổ ong bầu. Chàng cho đây là lần đầu tiên cô làm nghề bán rượu, nên cử chỉ hãy còn ngượng nghịu cũng

không để ý.

Sử tiêu đầu cầm một con dã kê và một thỏ rừng đưa cho lão Tát bảo:

- Lão đem mổ và rửa cho sạch sẽ rồi nấu nướng làm hai bát.

Lão Tát đáp:

- Dạ, dạ! Các vị muốn nhắm rượu thì hãy tạm dùng ít thịt bò đậu phụng...

Uyển nhi nghe ông nói thế, nàng không chờ ông sai bảo liền đi lấy thịt bò và mấy thứ rau đậu đặt

lên bàn.

Trịnh tiêu đầu giới thiệu:

- Lâm công tử đây là thiếu tiêu đầu Phước Oai tiêu cục. Thiếu tiêu đầu là bậc thiếu niên anh hùng,

chuyên làm việc nghĩa hiệp, vung tiền như cỏ rác. Nếu lão nấu hai món kia ngon lành vừa dạ thiếu tiêu

đầu thì số bạc vốn ba chục lạng của lão đó chẳng mấy ngày thu về đủ.

Tát lão đầu nói:

- Dạ, dạ! Tiểu lão xin đa tạ.

Rồi lão xách con dã kê và con thỏ rừng đi ra ngoài.

Trịnh tiêu đầu rót rượi vào ly cho Lâm Bình Chi và Sử tiêu đầu rồi tự rót vào ly của mình. Hắn nâng

ly rượu ngửa cổ lên uống một hơi cạn sạch. Hắn thò đầu lưỡi ra liếm mép rồi nói:

- Quán đổi chủ, nhưng rượu vẫn y nguyên, không biến đổi mùi vị. Hắn rót ly nữa toan uống, bỗng

nghe có tiếng vó ngựa vọng lại.

Hai người kỵ mã từ mé bắc đường quan đạo đi tới. Hai con ngựa này chạy rất nhanh, loáng cái

đã đến ngoài cửa quán rượu.

Một người lên tiếng:

- Nơi đây có quán rượu. Hãy vào uống mấy ly đã!

Sử tiêu đầu qua lại nhiều trên chốn giang hồ. Hắn nghe khẩu âm biết ngay là người ở Xuyên Tây.

Mọi người quay đầu nhìn ra cửa quán thấy hai hán tử đầu đội nón lá, mình mặc áo bào xanh.

Hai hán tử buộc ngựa vào gốc cây, bỏ nón ra rồi đi vào trong quán. Chúng liếc mắt ngó qua bọn

Lâm Bình Chi một cái rồi oai vệ ngồi xuống.

Hai hán tử này đều đầu quấn vải trắng, mình mặc áo xanh ra vẻ văn nhân. Chân hai gã đi dép mũ.

Sử tiêu đầu biết cách ăn mặc này là đúng kiểu Xuyên Tây. Sở dĩ họ đội khăn trắng là có ý để tang

Gia Cát Lượng mất đi. Nhân Võ Hầu được người đất Xuyên rất kính yêu như một đấng thần minh, họ

để tang ông rồi tục đó đã hơn ngàn năm, chiếc khăn trắng vẫn không rời khỏi đầu họ.

Lâm Bình Chi thấy cách phục sức của hai hán tử như vậy rất lấy làm kỳ, bụng bảo dạ:

- Mấy người này văn chẳng ra văn, võ chẳng ra võ, điệu bộ thật là cổ quái.

Bỗng nghe gã ít tuổi la lên:

- Lấy rượu đây! Lấy rượu đây! Này Giả huynh tỉnh Phúc Kiến lắm núi quá, đi nhiều rất hại sức

ngựa.

Uyển nhi cúi đầu đến trước mặt hai hán tử nói rất khẽ:

- Các vị dùng rượu gì?

Tuy thanh âm nói nhỏ nhưng rất trong trẻo lọt vào tai. Gã hán tử ít tuổi ngẩn người ra một chút rồi

nổi lên tràng cười ha hả.

Gã hán tử kia vừa cười rộ vừa thò tay đưa vào dưới cằm cô bé nâng cho ngẫng mặt lên để nhìn, vì

lúc nào cô cũng cúi đầu xuống. Gã cười nói:

- Đáng tiếc ôi là đáng tiếc.

Cô bé sợ quá vội lùi lại.

Hán tử họ Giả cười nói:

- Vị cô nương này bắp thịt nở nang có vẻ ngon lắm. Nhưng lão Dư mà động vào cô ta thì cái mặt hổ

phù của cô nổi lên dữ lắm đó.

Gã hán tử họ Dư lại cười ha hả.

Lâm Bình Chi thấy thái độ ngông cuồng của hai gã hán tử kia, tức giận đầy ruột, giơ tay phải lên

đập xuống bàn đánh chát một tiếng rồi quát hỏi:

- Hai con chó đui mắt ở đâu mà dám đến đất Phúc Châu chúng ta đây giở thói ngông cuồng?

Gã họ Dư cười nói:

- Giả lão nhị! Người ta đang chửi đổng đấy. Lão thử đoán xem "con thỏ" đó thóa mạ ai nào?

Nguyên Lâm Bình Chi tướng mạo giống hệt mẫu thân chàng, lại mày thanh mắt sáng, vẻ người

xinh đẹp khác thường. Ngày thường h gã trai nào nheo mắt ngó chàng một cái là chàng cho ngay cái

bạt tai. Bây giờ hán tử kia lại nhại chàng bằng danh từ "con thỏ" thì chàng còn nhịn làm sao được?

Chàng liền vớ ngay hồ rượu liệng qua.

Hán tử họ Dư né tránh, hồ rượu bắn ra đám cỏ ngoài tửu quán. Rượu đổ ra tung tóe.

Sử tiêu đầu và Trịnh tiêu đầu liền đứng lên chạy đến bên hai gã kia.

Gã họ Dư cười nói:

- Thằng nhỏ đó mà làm cô đào lên hí đài múa hát thì còn có thể thu hút được một số khán giả, chứ

muốn đấu võ thì không được đâu.

Trịnh tiêu đầu quát lên:

- Vị này là thiếu tiêu đầu Phước Oai tiêu cục. Ngươi dám đến đây vuốt râu hùm thì thiệt là lớn

mật.

Hắn chưa dứt lời đã vung quyền đánh vào mặt đối phương. Gã hán tử họ Dư xoay tay trái một cái

chụp vào huyệt mạch môn Trịnh tiêu đầu rồi đẩy mạnh một cái. Trịnh tiêu đầu đứng không vững,

người hắn đụng mạnh vào cái bàn gỗ. Rắc rắc mấy tiếng vang lên. Hai chân bàn đã gãy rời. Trịnh tiêu đầu

bị nắm chặt cổ tay, người hắn ngã chúi về phía trước. Hán tử họ Dư giơ khuỷu tay lên thúc mạnh

xuống sau gáy Trịnh tiêu đầu khiến hắn không sao đứng dậy được. Trịnh tiêu đầu tuy chưa được kể vào

hàng cao thủ trong Phước Oai Tiêu Cục, nhưng cũng không phải là hạng tầm thường.

Sử tiêu đầu thấy họ Trịnh bị hán tử kia mới đánh một đòn đã ngã chúi thì biết đối phương là là

một nhân vật có lai lịch. Hắn liền hỏi:

- Tôn giá là ai? Đã là bạn đồng đạo võ lâm, chẳng lẽ lại coi Phước Oai tiêu cục không vào đâu?

Hán tử họ Dư cười lạt đáp:

- Phước Oai tiêu cục ư? Ta chưa nghe nói đến cả. Cái đó làm trò gì?

Lâm Bình Chi vọt người lại quát:

- Cái đó chỉ chuyên đánh hạng chó má!

Chàng vừa quát vừa phóng chưởng bên trái đánh ra. Rồi không chờ đòn này đánh tới nơi, tay phải

lại xuyên qua tay trái phóng luôn chưởng thứ hai. Đó là chiêu "Vân lý càn khôn" trong phép "Phiên thiên

chưởng" tổ truyền của nhà chàng.

Gã họ Dư nói:

- Bữa nay có một cặp đào hát chứ không phải một...

Gã vung chưởng lên gạt. Còn tay phải nhằm chụp xuống vai bên hữu Lâm Bình Chi. Lâm Bình Chi

lún thấp vai bên hữu xuống, tay phải phóng chưởng đánh ra. Gã họ Dư nghiêng đầu né tránh. Không ngờ

"Phiên thiên chưởng" gia truyền của nhà họ Lâm biến hóa kỳ diệu vô cùng. Gã họ Dư vừa thấy mình tránh

được một quyền thì quyền bên trái Lâm Bình Chi đột nhiên xòe ra, biến quyền thành chưởng. Quyền đang

bổ thẳng xuống, chưởng đột nhiên quét tạt ngang thành chiêu "Vụ lý khán hoa". "Bốp" một tiếng! Gã họ

Dư bị một cú tát tai. Gã tức giận phóng cước đá Lâm Bình Chi. Lâm Bình Chi xuyên sang mé hữu trả

lại một cước.

Lúc này Sử tiêu đầu đã đang động thủ cùng hán tử họ Giả.

Gã Bạch Nhị lại nâng Trịnh tiêu đầu dậy.

Trịnh tiêu đầu ngoác miệng ra mà chửi rủa. Hắn nhảy vào giáp công hán tử họ Dư. Nhưng Lâm

Bình Chi bảo hắn:

- Ngươi qua bên kia giúp Sử tiêu đầu. Con chó này để mình ta phát lạc cũng xong.

Trịnh tiêu đầu biết chàng có tính cương cường, hiếu thắng, không muốn người khác vào trợ chiến

thành thế hai người đánh một. Hắn liền lượm lấy cái chân bàn gãy quay sang đánh gã họ Giả.

Hai tên chạy cờ hiệu Bạch Nhị, Thất Trần chạy ra ngoài cửa. Một tên rút thanh bảo kiếm ở bên

yên ngựa của Lâm Bình Chi, còn một tên cầm cây đinh ba trỏ vào mặt gã họ Dư mà thóa mạ. Trong tiêu

cục thì những tên này võ nghệ tầm thường, nhưng chúng chuyên việc chạy cờ, xướng tiêu hiệu nên

thanh âm rất vang dội. Hai gã chửi mắng bằng tiếng thổ âm Phúc Châu, nên hai gã kia người ở Tứ Xuyên

chẳng hiểu gì cả, nhưng chúng cũng biết đó là những câu chẳng tốt đẹp gì.

Tát lão đầu ở trong bếp cũng đã chạy ra. Uyển nhi đứng tựa vào gia gia. Hiển nhiên nàng khiếp sợ

vô cùng.

Lâm Bình Chi động thủ đã đến lúc hào hứng. Tiện đà chàng đá bàn ghế trong quán bắn vào một xó

rồi lần lượt thi triển những chiêu thức mà phụ thân chàng đã truyền thụ cho.

Lâm Bình Chi bắt đầu luyện võ từ ngày lên sáu. Đến nay chàng đã có 12 năm công phu. Về môn

"Phiên thiên chưởng" suốt 12 năm trời không gián đoạn một ngày nào, ít ra chàng đã luyện có đến hàng

vạn lần nên thành thuộc lắm rồi. Ngày thường chàng cùng các vị tiêu sư phân tích, chiết giải chưởng pháp.

Một là chàng đã luyện môn chưởng pháp tối truyền này đến chỗ tinh diệu phi thường. Hai là đối với tiêu

chủ nhân quật cường hiếu thắng, ai cũng nhường nhịn vài phần, chẳng tội gì mà đem thực lực ra tranh

thắng với chàng, để đi đến chỗ cả hai bên cùng bị hại. Vì thế nên tuy chàng đã thâu lượm được nhiều

kinh nghiệm lâm địch, nhưng gặp cuộc tỷ đấu chân chính lại rất ít. ở trong và ngoài thành Phúc Châu,

chàng họa hoằn cũng có khi động thủ, nhưng toàn là những hạng mèo què chưa sạch nước cản thì địch

làm sao lại với tuyệt nghệ của nhà họ Lâm. Chỉ trong mấy chiêu là chàng đã đánh người ta mặt mũi

sưng húp lên phải chạy trốn ngay. Lần này Lâm Bình Chi động thủ với gã hán tử họ Dư, mới trong

mười mấy chiêu mà tính khí kiêu căng của chàng đã bị chùn nhụt. Chàng biết đối phương là tay đáo để,

vì chàng đã thi triển chưởng pháp đến chỗ biến ảo kỳ diệu đánh trúng vào vai, vào ngực gã ba chưởng mà

gã vẫn chưa coi ra gì. Miệng gã không ngớt nói trăng, nói cuội:

- Tiểu huynh đệ! Ta càng nhìn tiểu huynh đệ càng thấy rõ chú không phải là đàn ông, mà nhất

định là một vị đại cô nương hóa trang. Má chú vừa trắng lại vừa hồng. Chú cho ta hôn một cái vào mặt

có hay hơn không, tội gì mà choảng nhau hoài?

Gã họ Dư còn dơ miệng nói nhăng, đủ tỏ ra đối với Lâm Bình Chi gã chẳng quan tâm gì mấy.

Lâm Bình Chi thấy gã ăn nói hỗn xược, dám đem mình ra làm trò chơi thì chàng cáu giận vô cùng.

Chàng lại đưa mắt nhìn qua bên kia thì thấy hai tiêu đầu họ Sử và họ Trịnh giáp công hán tử họ Giả mà

vẫn kém thế.

Trịnh tiêu sư bị một quyền đánh trúng mũi khá nặng, máu tươi chảy ra làm cho vạt áo loang lổ đỏ

lòm.

Lâm Bình Chi càng phóng chưởng đánh nhanh hơn. Bỗng nghe "bốp" một tiếng. Gã họ Dư lại trúng

một cái tát tai. Đòn này chàng đánh rất nặng.

Gã họ Dư tức quá gầm lên:

- Con rùa nhỏ này thiệt ngu ngốc không biết gì. Lão gia thấy ngươi xinh đẹp như một vị tiểu cô

nương, nên đùa chơi với ngươi một lúc. Thế mà con rùa đánh lão gia thiệt sự.

Gã biến đổi quyền pháp một cách đột ngột, đánh ra như gió táp mưa sa. Hai người vừa đánh vừa

xích dần ra ngoài cửa tửu quán.

Lâm Bình Chi thấy đối phương phóng quyền đánh thẳng vào giữa, chàng nhớ ngay tới khẩu quyết

có chữ "tá", liền đưa tay trái ra gạt. Không ngờ tý lực của gã họ Dư mạnh quá, chàng không gạt được,

trước ngực lại bị trúng quyền đánh huỵch một tiếng.

Giữa lúc Lâm Bình Chi lảo đảo người đi, cổ áo chàng bị tay trái đối phương nắm được. Gã vít cánh

tay xuống khiến nửa người chàng phải cong đi. Đoạn tay phải gã sử chiêu "Thiết môn hạm" gác ngang

vào sau gáy chàng.

- Con rùa ơi! Mi dập đầu lạy ta ba lạy kêu lên ba tiếng: Hảo thúc thúc! Rồi ta buông tha mi.

Hai vị tiêu sư họ Sử và họ Trịnh trông thấy cả kinh, muốn bỏ đối thủ chạy lại ứng cứu Lâm Bình

Chi, nhưng gã họ Giả phóng cả quyền cước đánh tới tấp, không để cho hai người bỏ đi được.

Tên hầu Bạch Nhị giơ đinh ba lên nhằm đâm vào sau lưng gã họ Dư. Gã vừa đâm vừa la:

- Mi có mấy đầu mà còn chưa buông tay ra?...

Gã họ Dư không quay đầu lại, phóng chân trái đá ngược về phía sau, trúng cái đinh ba bắn ra xa

mấy trượng. Rồi chân phải lại đá theo một cước liên hoàn khiến cho gã Bạch Nhị lăn lộn đi mấy vòng,

mãi không dậy được.

Thất Trần lớn tiếng thóa mạ:

- Con rùa đen đê tiện kia! Mẹ quân lộn giống! Con bà mi đẻ ra đứa đui mắt.

Gã mắng mỗi câu lùi lại một bước. Gã mắng tám chín câu, lùi lại tám chín bước liền.

Hán tử họ Dư vừa cười vừa nói:

- Đại cô nương! Cô không chịu lạy ư?

Rồi gã đè mỗi lúc một thấp xuống hơn khiến cho trán Lâm Bình Chi gần sát đất.

Lâm Bình Chi cố nắm quyền tống vào bụng gã họ Dư luôn mấy cái nhưng thủy chung vẫn còn cách

xa mấy tấc, không sao đánh trúng được. Chàng cảm thấy xương cổ đau ê ẩm, tưởng chừng như gãy đến

nơi. Mắt nảy đom đóm, tai ù càng cạc. Hai tay chàng đánh đấm loạn lên. Đột nhiên đụng phải một vật

cứng rắn ở dưới bắp chân. Trước tình trạng cấp bách, chàng không nghĩ ngợi gì nữa, liền rút ngay ra

đâm mạnh về phía trước, cắm trúng vào bụng dưới gã họ Dư.

Hán tử họ Dư đau quá rú lên một tiếng rồi buông tay ra, lùi lại hai bước. Mặt gã lộ vẻ khủng khiếp

vô cùng. Bụng dưới gã có lưỡi trủy thủ sắc vàng cắm ngập đến tận chuôi. Mặt gã hướng về phía Tây,

bóng tịch dương chiếu vào đuôi đao lấp loáng. Gã há miệng muốn nói mà không thốt ra lời, muốn thò

tay ra rút đao trủy thủ mà cũng không dám.

Hồi 2

Lâm Chấn Nam Thử Tài Con Trẻ

Lâm Bình Chi chẳng còn hồn vía nào nữa, tưởng chừng như trái tim muốn nhảy ra ngoài miệng.

Chàng hoảng hốt lùi lại mấy bước.

Hán tử họ Giả cùng hai tên tiêu đầu họ Sử và họ Trịnh ngừng lại không tỷ đấu nữa. Chúng kinh ngạc phi thường, đứng ngó hán tử họ Dư thấy người gã lảo đảo mấy cái.

Tay phải gã nắm lấy chuôi đao trủy thủ, hết sức giật mạnh ra ngoài. Lập tức máu tươi vọt ra xa đến mấy thước.

Mấy người bàng quang lớn tiếng la hoảng.

Gã họ Dư kêu lên:

- Giả... Giả... Về nói với gia gia... báo thù cho tiểu đệ.

Gã hất tay về phía sau. ánh vàng lấp loáng. Gã đã liệng lưỡi đao trủy thủ đi.

Gã họ Giả vươn tay ra vừa chụp lấy chuôi đao vừa la gọi:

- Dư huynh đệ! Dư huynh đệ!

Rồi rảo bước chạy lại. Gã họ Dư té huỵch xuống đất. Người gã giãy đành đạch mấy cái rồi nằm yên không nhúc nhích.

Sửư tiêu đầu khẽ hô đồng bọn:

- Này các bạn ! Hãy chuẩn bị đi !

Rồi chạy đến bên ngựa rút lấy khí giới cầm tay.

Hắn là người giàu kinh nghiệm giang hồ, vừa thấy xảy ra án mạng, liền nghĩ ngay đến thể nào gã họ Giả cũng đánh liều mạng.

Gã họ Giả trợn mắt lên nhìn Lâm Bình Chi một lúc bụng bảo dạ:

- Bọn chúng đã gây ra án mạng lỡ rồi tất chẳng chịu bỏ đó, mà còn giết luôn cả mình để bịt miệng.

Ðột nhiên gã chạy đến bên ngựa, nhảy vọt lên yên. Gã chưa kịp cởi dây cương buộc vào gốc cây. Tiện tay cầm lưỡi đao trủy thủ, gã vung dao cắt đứt dây cương rồi thúc vế vào bụng ngựa cho nó chạy vọt về phía Bắc.

Bọn gã hai người từ phía Bắc đi xuống phủ Phúc Châu. Bây giờ đồng bạn chết rồi, gã không vào thành Phúc Châu nữa, theo đường cũ trở về.

Thất Trần đá vào thi thể hán tử họ Dư cho lật ngửa người lên. Chỗ vết thương vẫn còn rỉ máu không ngớt.

Gã lên tiếng thóa mạ:

- Mi vô lễ với thiếu tiêu đầu của chúng ta là mi không muốn sống ở đời nữa. Thôi mi chết quách đi cũng phải.

Ðây là lần đầu Lâm Bình Chi giết người, chàng bở vía, mặt cắt không còn hột máu, ấp úng hỏi:

- Sử... Sử tiêu đầu! Bây giờ làm thế nào đây?... Bản tâm ta... không muốn giết y...

Sử tiêu đầu chau mày đáp:

- Chỗ này ở ngay lề đường, chúng ta hãy đem xác chết vào trong quán, đừng để người qua lại trông thấy.

May ở chỗ trời sắp tối rồi, trên đường không có người đi.

Bạch Nhị cùng Thất Trần khiêng xác người chết vào trong quán.

Sử tiêu đầu khẽ hỏi:

- Thiếu tiêu đầu có giắt tiền đi đấy không?

Lâm Bình Chi vội đáp:

- Có, có...

Rồi chàng móc trong bọc có hai chục lạng bạc vụn lấy ra hết đưa cho Sử tiêu đầu.

Sử tiêu đầu đón lấy bạc cầm vào trong quán để trên bàn, nhìn Tát lão đầu nói:

- Tát lão đầu! Có người đường ngoài đến trêu chọc đàn bà con gái của nhà ngươi. Thiếu tiêu đầu nhà tôi nổi lòng nghĩa hiệp đứng ra bênh vực. Gặp trường hợp bất đắc dĩ công tử mới phải giết gã. Mọi người đều trông thấy cả đó. Vụ này cũng là vì ngươi mà xảy ra, vậy ngươi phải gánh một phần lớn trách nhiệm, nếu để sự việc vỡ lở ra. Bây giờ mai táng xác chết này đi đã rồi sẽ thủng thẳng tìm cách che lấp.

Tát lão đầu đáp:

- Dạ... dạ...

Trịnh tiêu đầu nói:

- Phước Oai tiêu cục của chúng ta đi bảo tiêu ở ngoài mà giết mấy tên đạo tặc lục lâm là chuyện rất thường. Hai con chuột ngoài đất Xuyên này là bọn đầu trâu mặt ngựa, ta nhận thấy chúng nếu không phải là bọn đạo tặc cướp đường , cướp biển thì cũng là bọn giặc hái hoa rất ghê gớm. Ðại khái chúng đến Phúc Châu để gây ra án mạng. Thiếu tiêu đầu của chúng ta là người sáng suốt, mới thủ tiêu gã này để đem lại sự an ninh cho dân Phúc Châu. Có điều thiếu tiêu đầu không dám hư danh, nên chẳng buồn lên quan nha lãnh thưởng. Vậy Tát lão đầu phải giữ mồm miệng, đừng để câu chuyện tiết lộ ra ngoài. Lão mà không kín tiếng để quan nha hỏi đến thì chúng ta sẽ nói là hai tên đạo tặc này do lão dắt đến. Việc lão mở quán bán rượu chỉ là chuyện giả trá, mà làm tai mắt cho bọn đạo tặc mới là sự thực. Nếu không thế thì sao hai tên này lại đến nhằm đúng ngày lão khai trương, không sớm hơn hay chậm hơn? Chẳng bao giờ trong thiên hạ lại có chuyện ăn nhịp ngẫu nhiên như thế được.

Tát lão đầu vội nói:

- Tại hạ không dám nói... không dám nói gì hết.

Sư tiêu đầu đưa Bạch Nhị và Thất Trần khiêng xác chết ra chôn ngoài vườn sau quán rượu. Hắn lại sai nạo hết những vết máu ngoài cửa điếm cho thật sạch.

Sử tiêu đầu quay vào bảo Tát lão đầu:

- Trong vòng mười ngày, nếu không có gì tiết lộ ra, lão được cấp thêm năm chục lạng nữa để làm vốn. Bằng lão mà hở môi, hở miệng nói quàng thì lưỡi đao của Phước Oai tiêu cục chẳng giết được hàng vạn đạo tặc thì cũng đã ba ngàn rồi, nó sẽ giết một già, một trẻ nhà lão đó, và như vậy bất quá trong vườn rau nhà lão chỉ vùi thêm hai xác chết nữa.

Tát lão đầu đáp:

- Ða tạ! Ða tạ! Tiểu lão không dám nói gì đâu.

Mọi việc thu xếp xong xuôi thì trời đã tối mịt.

Lâm Bình Chi đã hơi yên dạ, nhưng chưa hết nỗi băn khoăn.

Chàng về đắn tiêu cục, vừa bước chân vào nhà đại sảnh đã thấy phụ thân ngồi trên ghế thái sư, đang nhắm mắt trầm ngâm.

Vẻ mặt thất thường, Lâm Bình Chi lên tiếng:

- Gia gia!

Phước Oai tiêu cục hành nghề đã ba đời, bấy nhiêu năm qua lại giang hồ thì chuyện chiến đấu giết người dĩ nhiên không tránh khỏi được. Nhưng những người bị giết hay bị đả thương toàn thuộc về phe hắc đạo, vả lại những cuộc chiến đấu chém giết này chỉ xảy ra ở nơi rừng hoang núi thẳm mà thôi. Kẻ bị giết chôn đi là xong. Chẳng bao giờ có chuyện đạo tặc cướp tiêu bị giết tố cáo đến quan nha bao giờ. Chuyến này Phước Oai tiêu cục gây ra án mạng ngay tại ngoại thành một tòa thị trấn đông đúc. Người bị giết hại không phải là quân đạo tặc thì là một việc tày đình chứ đâu phải chuyện tầm thường. Ðừng nói hung thủ là thiếu tiêu đầu một tiêu cục, mà ngay một vị công tử con quan Tổng đốc, quan Tuần án phạm tội giết người cũng không thể kắt liễu một cách dễ dàng được.

Lâm Bình Chi vừa lên đường về vừa tính toán trong bụng. Chàng không quyết định được có nên thú thật việc này với phụ thân hay không. Không ngờ về đắn tiêu cục chàng đã chạm trán phụ thân.

Lâm Chấn Nam vừa thấy con về, ông vui vẻ hỏi ngay:

- Hài nhi đi săn thú có được con lợn rừng nào không?

Lâm Bình Chi đáp:

- Không.

Ðột nhiên Lâm Chấn Nam tiện tay đang cầm cái dọc tẩu thuốc lào, y vừa quật vào vai Lâm Bình Chi vừa quát:

- Trả đòn đi!

Nếu là ngày thường thì Lâm Bình Chi biết ngay là phụ thân thường nhân lúc bất ngờ ra chiêu để khảo nghiệm bản lãnh của mình.

Chàng thấy ông ra chiêu này là chiêu thứ 26 tên gọi "Lưu tinh phi trụy" trong "Tịch Tà kiếm phổ", chàng đã lập tức sử chiêu thứ 46 là "Khai hoa kiến phật" co người lại để né tránh. Nhưng lúc này chàng tâm thần hoảng hốt, cho ngay là vụ mình giết người trong tiểu quán đã bị phụ thân phác giác rồi và ông cầm dọc tẩu đánh mình để trừng phạt, nên chàng không dám né tránh.

Lâm Chấn Nam quật dọc tẩu xuống vai Lâm Bình Chi chỉ còn ba tấc liền đột nhiên dừng lại hỏi:

- Sao thế? Nắu ở trên giang hồ gặp phải kình địch mà người ngớ ngẩn như vậy thì còn chi cái vai kia nữa?

Tuy lời nói ra chiều trách mắng, nhưng nét mặt vẫn tươi cười.

Lâm Bình Chi dạ một tiếng rồi hạ thấp vai bên tả xuống, từ từ xoay mình lại đi quanh lại phía sau phụ thân, tiện thấy cái chổi lông để trên kỷ trà, chàng liền cầm lấy đâm vào lưng ông. Ðó chính là chiêu "Hoa khai kiến phật".

Lâm Chấn Nam gật đầu cười nói:

- Thế mới phải chứ!

Ðồng thời ông xoay tay lại dùng dọc tẩu trả lại bằng chiêu "Giang thượng lộng địch".

Lâm Bình Chi phấn khởi tinh thần, chàng chiết giải bằng chiêu "Tử khí đông lai".

Hai cha con cùng nhau chiết giải đến năm chục chiêu rồi Lâm Chấn Nam cầm dọc tẩu phóng lẹ điểm nhẹ vào dưới vú Lâm Bình Chi.

Lâm Bình Chi đỡ đòn không kịp, cánh tay phải bị tê nhức, cây chổi lông gà chàng không nắm giữ được nữa đành để rớt xuống đất.

Lâm Chấn Nam cười nói:

- Hay lắm! Hay lắm! Trong vòng một tháng nay, ngày nào cũng tiến bộ khá đấy. Thế là bữa nay ngươi chiết giải thêm được bốn chiêu nữa.

Rồi ông quay lại ngồi xuống ghế lấy thuốc bỏ vào tẩu nói:

- Bình nhi! Nói cho ngươi hay: bữa nay trong tiêu cục có chuyện vui mừng.

Lâm Bình Chi quẹt lửa cho phụ thân hút thuốc rồi hỏi:

- Chắc gia gia lại đón được một món hàng lớn?

Lâm Chấn Nam lắc đầu cười đáp:

- Chỉ lo tiêu cục mình không đủ người làm được, chứ không sợ thiếu hàng. Ta e rằng hàng đưa đến nhiều mà mình không dám lãnh hết.

Ông thở ra một làn khói thuốc dài, nói tiắp:

- Vừa rồi Lý tiêu đầu từ Giang Tây đưa tin về cho hay. Dư quán chủ chùa Tùng Phong thuộc phái Thanh Thành ở Xuyên Tây đã thu lễ vật của chúng ta đưa

Lâm Bình Chi mới nghe mới nghe đến mấy tiếng "Xuyên Tây", "Dư quán chủ" đã giật nảy mình lên hỏi lại:

- Thu lễ vật của chúng ta ư?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Công việc trong tiêu cục trước nay ta không nói cho Bình nhi nghe, nên Bình nhi không hiểu. Bình nhi dần dần tuổi đã lớn khôn, gánh nặng của gia đình sẽ đặt lên vai Bình nhi. Vậy từ nay công việc trong tiêu cục, Bình nhi cần để cho hiểu biết. Hài tử! Tiêu cục của chúng ta đã truyền ba đời. Một là nhờ tiếng tăm của tổ phụ ngày trước để lại. Hai là nhờ ở công việc truyền thống của tiêu cục nhà ta làm được một cách đắc lực và đâu ra đấy, mới gây nên được thanh thế như ngày nay. Có điều mọi việc trên chốn giang hồ thì về thanh danh chỉ chiếm được hai phần mười, công việc làm ăn hai phần nữa là bốn, còn sáu phần mười phải trông vào sự nể vì của các bạn hữu giang hồ hai phe Hắc, Bạch. Hài tử thử nghĩ mà coi: tiêu xa của Phước Oai tiêu cục chúng ta chạy khắp trong 12 tỉnh, nếu mỗi chuyắn đều phải có người nhà đi theo hộ vệ để chém giết những kẻ cướp đường thì lấy đâu ra đủ người mà thí mạng cho chuyến hàng được trót lọt. Người ta thường nói: "Giết được ngàn địch mình cũng phải tử thương đến tám trăm". Hơn nữa ngay một món tiền bồi thường cho gia đình tiêu sư, người chạy cờ, cùng thuộc hạ dù có lấy cả tiêu ngân đắp vào cũng không đủ, thì chúng ta còn được gì .

Lâm Bình Chi đáp:

- Vâng.

Lòng chàng lại nghĩ tới mấy chữ: "Quan Tây", "họ Dư" mà phụ thân vừa nói lại còn văng vẳng bên tai.

Lâm Chấn Nam lại nói:

- Vì thế mà chúng ta ăn bát cơm bảo tiêu, cần được các bạn giang hồ nể mặt. Vậy ta phải coi hai chữ "giao tình" còn có sức mạnh hơn cả gươm đao.

Giả tỷ trong những ngày qua mà Lâm Bình Chi được nghe chuyện phụ thân sắp chuyển dần công việc tiêu cục sang cho chàng gánh vác thì chàng đã nức lòng hởi dạ, bàn bạc rất nhiều, nhưng lúc này chàng đang xao xuyến trong lòng, nên những lời của phụ thân chỉ lọt vào tai chàng phân nửa.

Lâm Chấn Nam cầm dọc tẩu gõ xuống đất "cốc cốc" ba cái rồi nói tiếp:

- Võ công của gia gia đây dĩ nhiên còn kém tằng tổ phụ mà chưa chắc đã bằng được tổ phụ ngươi, nhưng về công cuộc kinh doanh tiêu cục thì có thể nói hơn tổ phụ lẫn tằng tổ ngươi rồi. Tằng tổ dựng ra cơ nghiệp sáu tỉnh miền duyên hải, còn Lưỡng Quảng, Lưỡng Hồ và Giang Tây năm tỉnh là bàn tay của gia gia đây mà có. Ðó là nhờ bí quyết nào, ngươi có biết không? Nói trắng ra chẳng qua chỉ ở bốn chữ "thêm bạn bớt thù" mà thôi. Phước Oai tiêu cục, chữ Phước ở trên, chữ Oai ở dưới là nói phước nghĩa quan hệ hơn oai phong. Nếu đem đổi ngược lại là "Oai phước" thì nghĩa khác hẳn đi nó biến đổi ra làm oai hơn làm phước". Ha ha! Ha ha!...

Lâm Bình Chi bất đắc dĩ cũng phải cười lên mấy tiếng khô khan lạt lẽo để đáp lại phụ thân, nhưng là những tiếng cười vô vị, trong lòng chẳng có chi hứng thú.

Lâm Chấn Nam không phát giác ra nỗi lòng hồi hộp bất an của chàng, ông lại nói tiếp:

- Cổ nhân thường nói được đằng chân lân đằng đầu". Gia gia đây đã được mười mấy tỉnh đường ngoài rồi, bây giờ cũng muốn lấn vào đất Thục. Ðường bảo tiêu của chúng ta đi từ Phúc Kiến vào phía Tây, từ Giang Tây qua Hồ Nam đến Hồ Bắc, chẳng lẽ chịu dừng lại ở đây ư? Sao không ngược dòng sông Trường Giang đi nữa về phía Tây vào đến đất Tứ Xuyên? Tứ Xuyên là nước vựa, tiền vựa của dân giàu đất thịnh. Chúng ta vào được Tứ Xuyên rồi sẽ phía Bắc ngược lên Thiểm Tây, phía Nam xuống đến Vân Nam, Quí Châu. Như vậy đường kinh doanh của chúng ta sẽ được thêm ba thành nữa. Có điều Tứ Xuyên là nơi rồng ẩn, cọp nấp, cao nhân rất nhiều. Xe tiêu của Phước Oai tiêu cục muốn đi Tứ Xuyên thì phải giao du với phái Nga Mi và phái Thanh Thành mới yên được.

Từ ba năm nay, mỗi năm hai tiết xuân thu, ta đã phái người đưa hậu lễ lên chùa Tùng Phong phái Thanh Thành và chùa Kim Ðỉnh phái Nga Mi. Nhưng trước đây chưởng môn hai phái này không thu lễ vật.

Kim Quang thượng nhân phái Nga Mi còn chịu tiếp kiến tiêu đầu của ta phái đến, mời ở lại ăn bữa cơm chay, nói mấy câu tạ từ rồi để nguyên phong lễ vật, không động đến, bảo đưa trả về.

Dư quán chủ chùa Tùng Phong thì gắt gao hơn. Tiêu đầu của chúng ta đưa lễ đến lưng chừng sườn núi đã bị ngăn chặn lại. Họ nói là Dư quán chủ đang ở thời kỳ tọa quan, cửa đóng then cài không chịu tiếp kiến người ngoài. Họ còn nói trong chùa đủ cả không thiếu thứ gì và không thu lễ vật của mình.

Tiêu đầu của chúng ta đứng nói chuyện không được ra mắt Dư quán chủ, ngay đến cổng chùa hướng Nam hay hướng Bắc y cũng không biết nữa.

Lần nào tiêu đầu đưa lễ đến cũng thở hồng hộc chạy về. Y nói là nếu ta không nghiêm lệnh bắt y bất luận đối phương vô lễ đến đâu mình vẫn phải một niềm kính cẩn, nên y đành chịu nuốt giận trở về. Nếu không thì dù cha trời, mẹ đất họ cũng chống cự, có khi đến đánh nhau nữa là khác .

Lâm Chấn Nam nói tới đây, ra chiều đắc vô cùng, ông đứng lên nói :

- Ngờ đâu lần này Dư quán chủ lại chịu thu lễ vật của chúng ta rồi. Quán chủ còn nói là sẽ phái bốn tên đệ tử đến Phúc Kiến đáp lễ...

Lâm Bình Chi lớn tiếng hỏi:

- Bốn tên chứ khộng phải hai ư?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Phải rồi! Bốn tên đệ tử! Ngươi coi đó thì biết Dư quán chủ sử sự long trọng vô cùng. Phước Oai tiêu cục của chúng ta vẻ vang biết chừng nào? Chiều nay ta sẽ phái khoái mã thông tri cho các phân cục ở những tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc phải ân cần tiếp đãi bốn vị sứ giả phái Thanh Thành như bậc thượng tân.

Lâm Bình Chi lại hỏi:

- Gia gia! Phải chăng người Tứ Xuyên vẫn có lệ kêu kẻ khắc bằng con rùa và tự xưng mình là lão gia?

Lâm Chấn Nam cười đáp:

- Ở Tứ Xuyên những người thô tục mới ăn nói thế. Hạng người thô tục này khắp nước đâu đâu chả có. Dĩ nhiên người thô tục nói năng không được thanh lịch. Ngươi đã nghe những tên chạy cờ hiệu trong tiêu cục chúng ta lúc họ đánh bạc nói năng còn khó nghe hơn người Tứ Xuyên là khác. Sao ngươi lại hỏi câu này?

Lâm Bình Chi ngập ngừng đáp:

- Hài nhi muốn hỏi vậy thôi, không có chuyện chi cả.

Lâm Chấn Nam nói:

- Khi bốn đệ tử phái Thanh Thành tới đây, ngươi nên tìm cách thân cận với họ để học lấy tác phong của đệ tử danh gia. Kết giao được với bốn người bạn này là ngày sau tha hồ sung sướng...

Lâm Chấn Nam nói tới đây thì đột nhiên ngoài sảnh đường có tiếng người huyên náo. Tiếp theo là tiếng bước chân của mấy người lật đật chạy vào.

Lâm Chấn Nam chau mày hỏi:

- Có chuyện chi mà nhộn lên thế ?

Bỗng thấy ba tên chạy cờ hiệu tiến vào. Tên đi đầu hớt hải nói:

- Tổng... tổng tiêu đầu...

Hồi 3

Phước Oai Tiêu Cục phát sinh biến cố

Lâm Chấn Nam quát hỏi:

- Ngươi có điều chi mà hốt hoảng như vậy?

Tên chạy hiệu Thất Trần ấp úng đáp:

- Bạch... Bạch Nhị chết rồi!

Lâm Chấn Nam giật mình kinh hãi hỏi ngay:

- Ai giết gã? Tụi bay đánh bạc rồi gây thành ấu đả phải không?

Trong lòng phiền muộn, Lâm Chấn Nam bụng bảo dạ:

- Những tên hán tử này bôn tẩu giang hồ quen thói cờ bạc mất rồi, thật khó mà quản thúc chúng được! Ðộng một cái là tay đấm chân đá, rồi rút dao đâm chém nhau. Nơi đây là chỗ phủ thành, mà để phát sinh án mạng thì rầy rà to rồi.

Bỗng nghe Thất Trần đáp:

- Không phải thế! Không phải thế!... Vừa rồi gã Tiểu Lý ra cầu tiêu thấy Bạch Nhị nằm bên nhà cầu trong vườn rau. Trong người y chẳng có thương tích chi hết, nhưng toàn thân lạnh cứng, không hiểu chết tự bao giờ và bị chết trong trường hợp nào? Chắc y bị cấp bệnh mà thác .

Lâm Chấn Nam thở phào một cái nói:

- Ðể ta ra coi.

Ông nói rồi lập tức đi ngay. Lâm Bình Chi cũng theo sau. Ra tới vườn rau đã thấy bảy tám người vừa tiêu sư vừa người chạy cờ hiệu đang xúm xít vào một chỗ. Mọi người thấy tổng tiêu đầu tới đều tránh ra nhường lối đi.

Lúc Lâm Chấn Nam coi thi thể Bạch Nhị thì người gã đã lột hết quần áo ra rồi. Trong mình gã tuyệt không một vết máu. Ông liền hỏi Chúc tiêu sư đứng bên:

- Có thương tích gì không?

Chúc tiêu sư đáp:

- Thuộc hạ khám xét rất kỹ, khắp mình gã không có một vết thương nào mà cũng không phải gã bị trúng độc.

Lâm Chấn Nam nhìn sắc mặt Bạch Nhị vẫn như thường không có chỗ nào thâm tím, bên môi hãy còn đọng nụ cười, liền gật đầu nói:

- Vào nói cho Ðồng tiên sinh hay để y liệu lý việc tống táng cho Bạch Nhị và cấp cho gia đình gã một trăm y liệu .

Từ ngày Lâm Viễn Ðồ sáng lập ra Phước Oai tiêu cục đã định lệ những món tiền gọi là phủ tuất cho tiêu sư, chạy hiệu và phu tạp dịch chết vì đang làm việc hoặc bị trọng thương, hay mắc bệnh mà chết mỗi hạng bao nhiêu. Từ ngày Lâm Chấn Nam lên nắm quyền tiêu cục đã hai ba lần gia tăng các khoản tiền phủ tuất này.

Một tên chạy hiệu nhân bị bệnh mà chết, dĩ nhiên Lâm Chấn Nam chẳng lấy gì làm quan tâm, ông trở gót quay về nhà đại sảnh gọi Lâm Bình Chi hỏi:

- Sáng nay Bạch Nhị có theo ngươi đi săn không?

Lâm Bình Chi đáp:

- Gã có đi, lúc về vẫn bình yên, không hiểu gã bị cấp bệnh hồi nào.

Lâm Chấn Nam nói sang chuyện khác:

- Vụ này thật là đột ngột. Ta lăm le mở đường bảo tiêu vào Tứ Xuyên đã đến mười năm nay chưa thành. Không ngờ Dư quán chủ đột nhiên cao hứng chẳng những thu nạp lễ vật của mình, còn phái bốn đệ tử vượt đường ngàn dặm, đến đây đáp lễ.

Lâm Bình Chi nói:

- Thanh Thành tuy là một môn phái lớn trong võ lâm, nhưng oai danh của Phước Oai tiêu cục cùng gia gia trên chốn giang hồ cũng không phải là nhỏ. Hàng năm mình phái người đến Tứ Xuyên đưa lễ biếu, thì Dư quán chủ có phái người tới đây đáp lễ cũng chỉ là câu chuyện có đi có lại mà thôi chứ gì?

Lâm Chấn Nam cười nói:

- Ngươi thật chẳng biết gì. hai phái Thanh Thành, Nga Mi tại tỉnh Tứ Xuyên oai danh ngang hàng với hai phái Thiếu Lâm, Võ Ðương. Họ dựng ra môn phái đã mấy trăm năm, những anh tài dưới trướng nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Ta tuy võ nghệ không đến nỗi hèn kém, nhưng không thu nạp đệ tử, truyền nhân. Ðời ta trơ trọi một mình, đến đời ngươi cũng thế, so với họ người nhiều thế lớn làm sao được?

Lâm Bình Chi trong lòng không phục, chàng đáp:

- Triệu thúc thúc, Chu bá bá, Phùng thúc thúc, Tưởng tiêu tiên sinh đều võ công cao cường đáng kể vào hạng tuyệt đỉnh võ lâm. Nếu bao nhiêu anh hùng hảo hán tại khắp các tiêu cục tụ hội lại chẳng lẽ lại không địch nổi những phái Thiếu Lâm, Võ Ðương, Nga Mi, Thanh Thành chi chi đó hay sao?

Lâm Chấn Nam cười nói:

- Hài tử! Câu này ngươi nói với gia gia đây thì không sao, nếu lọt vào tai người khác thì thật là phiền lắm đó.Trong 12 tiêu cục của chúng ta có 94 vị tiêu sư đều là những tay bản lãnh cao thâm, nếu tụ họp vào một chỗ thì chẳng chịu thua bất luận môn phái nào, nhưng thắng người có lợi gì không? Người ta thường nói hòa khí sinh tiền tài. Chúng ta ăn bát cơm bảo tiêu, càng nên nhân nhượng với người ta một bước. Hễ mình lễ nhượng là họ không sinh sự, mình tự lún thấp đi để người ta xưng hùng, mà ta có mất mát gì đâu?

Lâm Chấn Nam vào nghề bảo tiêu đã mấy chục năm, ông biết rõ trên chốn giang hồ rất nhiều sóng gió hiểm nghèo. Hồi còn ít tuổi ông đã bị thất bại nhiều phen. Ngày nay tuổi già, ông đã giàu kinh nghiệm giang hồ và chủ trương lễ nhượng cho nên việc.

Lâm Bình Chi lại nói:

- Gia gia!...

Chàng vừa mở miệng bỗng có tiếng người la thất thanh:

- Chao ôi! Trịnh tiêu đầu lại chết rồi!

Cha con Lâm Chấn Nam cùng giật mình kinh hãi. Lâm Bình Chi đang ngồi ghế đứng phắt dậy run run lên nói:

- Bọn chúng đến báo...

Chữ "thù" chàng sắp thốt ra bỗng nhiên dừng lại. Lúc này Lâm Chấn Nam đã ra đến cửa nhà đại sảnh. Ông không để tới lời nói .

Bỗng thấy gã chạy hiệu Trần Thất thở hồng hộc chạy vào báo:

- Tổng... Tổng tiêu đầu! Nguy to rồi! Trịnh tiêu đầu... lại bị con ác quỷ Tứ Xuyên đòi mạng... bắt đem đi...

Lâm Chấn Nam sa sầm nét mặt quát lên:

- Cái gì mà ác quỷ Tứ Xuyên? Ngươi đừng ăn nói hồ đồ.

Trần Thất đáp:

- Ðúng thế thật!... Thiếu tiêu đầu cứu mạng cho tiểu nhân. Con ác quỷ này sắp tìm đến tiểu nhân rồi. Số mạng thiếu tiêu đầu to lớn... dương khí thịnh vượng... có quỷ thần hộ vệ ác quỷ không làm gì được... chúng ta mau mau tìm biện pháp hoặc mời thầy chùa được sỡi về đọc kinh cúng dường... Thiếu tiêu đầu dập đầu lạy mấy lạy là xong. Có như thế mới tiêu tan được oan hồn con ác quỷ Tứ Xuyên. Giống ác quỷ này đòi mạng báo thù thiệt là ghê gớm chứ không phải chuyện chơi...

Gã nói lắp bắp một hồi câu nọ xọ câu kia. Lâm Chấn Nam chẳng hiểu ra sao quát lên:

- Câm miệng đi! Ngươi nói trăng nói cuội gì thế?

Trần Thất lại lắp bắp:

- Dạ! Dạ!...Con ác quỷ Tứ Xuyên kia... Người Tứ Xuyên còn sống đã hung hãn bá đạo... Hắn chết đi dĩ nhiên là ghê gớm lắm...

Gã thấy tổng tiêu đầu trừng mắt lên nhìn, vẻ mặt nghiêm khắc, không dám nói nữa, nhưng vẻ mặt rất sợ hãi ra dáng năn nỉ cầu người cứu mạng.

Lâm Chấn Nam hỏi:

- Ngươi bảo Trịnh tiêu đầu chết rồi phải không? Thi thể hiện giờ ở đâu? Y chết trong trường hợp nào?

Giữa lúc ấy có mấy tên tiêu sư cùng mấy gã chạy hiệu tiến đến sảnh đường. Một tên tiêu sư chau mày hỏi:

- Tổng tiêu đầu! cái chết của Trịnh huynh đệ cũng giống hệt như cái chết của Bạch Nhị. Trong người không có một vết thương tích, mặt mũi không xanh xám hay phù thũng. Thủ khiếu cũng không ứa máu. Hay là... Hay là vừa theo thiếu tiêu đầu đi săn rồi trúng phải tà ma? Chạm phải hung thần ác quỷ gì đây?

Lâm Chấn Nam hừ một tiếng rồi nói:

- Suốt đời ta bôn tẩu giang hồ, chưa bao giờ gặp ma quỷ hết. Chúng ta thử đi coi.

Dứt lời ông cất bước ra khỏi sảnh đường. Trần Thất lại nói:

- Số mạng tổng tiêu đầu đã lớn, oai phong phúc phận cũng lớn, dĩ nhiên ác quỷ phải gờm không dám làm gì. Nhưng bọn tiểu nhân thân hèn sâu cát, phận mọn kiến giun, không thể bì được.

Lâm Chấn Nam không lý gì đến gã, tiếp tục đi theo bọn tiêu đầu tới tàu ngựa thì thấy Trịnh tiêu đầu nằm sóng sượt ngay trước cửa , hai tay y còn cầm chiếc yên ngựa. Hiển nhiên y đang tháo yên thì đột nhiên lăn ra mà chết, chứ không phải ấu đả gì .

Lúc này trời đã tối rồi. Lâm Chấn Nam bảo người giơ đèn lồng lên soi. Ông thò tay cởi quần áo Trịnh tiêu đầu xem xét rất kỹ, lại nắn các khớp xương thì quả nhiên không thương tích, cả đến những đốt xương ngón tay cũng không bị gãy cái nào.

Lâm Chấn Nam là một tay hào kiệt, vốn không tin quỷ thần. Cái chết đột ngột của Bạch Nhị chứa đủ khiến cho ông lấy làm kỳ dị nhưng cái chết của Trịnh tiêu đầu giống hệt gã kia nhắc nhở cho ông trong vụ này có điều chi ngoắt nghéo. Nếu bảo là bị chết về những chứng bệnh ôn dịch thì sao trong mình không có chấm đen loang lổ? Ông nghĩ vụ này tất có liên quan đến chuyện đi săn của cậu con sáng nay, liền quay lại hỏi Lâm Bình Chi:

- Bữa nay theo ngươi đi săn, ngoài Trịnh tiêu đầu còn những ai?

Lâm Bình Chi đáp:

- Còn Sử tiêu đầu và gã này.

Chàng vừa nói vừa chỉ vào Trần Thất. Lâm Chấn Nam gật đầu nói:

- Hai người hãy theo ta!

Rồi quay lại bảo một tên chạy hiệu đi mời Sử tiêu đầu đến sương phòng phía Ðông nói chuyện.

Ba người về đến sương phòng, Lâm Chấn Nam ngồi xuống không nói gì. Ông biết cậu con chưa từng lịch duyệt, kiến thức nông cạn, còn Trần Thất chỉ ăn nói hồ đồ khiến người loạn óc. Cần phải hỏi tới Sử tiêu đầu là tay lão luyện mới ra được manh mối gì chăng?

Trần Thất mấy lần muốn nói nhưng thấy tổng tiêu đầu vẻ mặt oai nghiêm, liền rụt lưỡi lại không dám nói nữa.

Ngờ đâu chờ đã lâu lắm, thủy chung vẫn không thấy Sử tiêu đầu tới. Lâm Chấn Nam liền giục Trần Thất:

- Ngươi đi mời Sử tiêu đầu mau lên.

Trần Thất dạ một tiếng rồi chạy ra cửa sương phòng. Nhưng gã quay lại ấp úng nói:

- Sử tiêu đầu chắc sắp tới rồi... Tưởng tiểu nhân... bất tất phải đi giục dã y làm chi?

Lâm Chấn Nam tức giận quát lên:

- Ta bảo mi thì cứ biết là đi cho mau, còn rắc rối gì nữa?

Trần Thất vội đáp:

- Dạ! Dạ! Tiểu nhân xin đi.

Toàn thân gã run bần bật. Chân phải gã vừa khoa lên bước qua ngưỡng cửa, bỗng lại rụt vào, quỳ hai gối xuống nhìn Lâm Chấn Nam năn nỉ:

- Tổng... Tổng tiêu đầu tha mạng cho!... Một mình tiểu nhân đi ra tất là phải chết!

Lâm Chấn Nam thấy Trần Thất sắc mặt tái mét, cắt không còn giọt máu, khiếp sợ đến một trình độ khôn tả. Tuy ông không tin quỷ thần, nhưng tình trạng Trần Thất tỏ ra như gã trông thấy ác quỷ rõ ràng, ông cũng không khỏi ớn da gà, liền dậm chân bảo gã:

- Ðứng dậy! Ðứng dậy! Ngươi điên rồi,,, hay sao?

Trần Thất vẫn nằm yên, miệng lắp bắp:

- Thiếu tiêu đầu!... Vụ đó không liên quan gì đến tiểu nhân. Thiếu tiêu đầu... mau tìm biện pháp nào để đối phó...

Lâm Chấn Nam nghe gã nói vậy, sinh lòng ngờ vực, bảo gã:

- Ngươi dậy đi!... Rồi đứng yên đây là được.

Trần Thất tưởng chừng như được đức thượng đế ban lệnh đại xá. Gã đứng dậy liền, xoay tay đóng cửa phòng lại, tựa hồ gã sợ con ác quỷ Tứ Xuyên xông vào hại người. Lâm Chấn Nam quay lại hỏi Lâm Bình Chi:

- Vụ này là thế nào đây?

Lâm Bình Chi biết là không thể dấu giếm được nữa. Chàng liền đem câu chuyện đi săn trở về vào tửu quán bên đường uống rượu rồi thấy hai gã hán tử người Tứ Xuyên trêu trọc cô gái bán rượu nhân đó xảy ra câu chuyện xung đột thế nào? Cuộc động thủ ra sao? Gã hán tử đã đấu chàng thế nào? Trong lúc hoang mang vừa tức giận, chàng rút kim đao đâm chết hán tử ra sao? Nhất nhất thuật lại cho Lâm Chấn Nam nghe.

Chàng kể cả việc đem chôn thi thể hán tử ở trong vườn rau sau tửu quán và cho tiền chủ quán, dặn lão không được tiết lộ vụ này với bất cứ một ai.

Lâm Chấn Nam càng nghe càng biết là câu chuyện rắc rối. Nhưng ông đã từng trải sóng to gió cả trên giang hồ. Việc cậu con cùng người xảy cuộc ấu đả, giết chết một kẻ tha hương tuy là một thủ đoạn tàn nhẫn, nhưng cũng chưa phải việc động trời, ông vẫn bình tĩnh nghe chàng thuật chuyện, nét mặt không lộ vẻ gì khác lạ.

Nghe Lâm Bình Chi kể chuyện xong, Lâm Chấn Nam trầm ngâm một lúc rồi hỏi:

- Hai hán tử đó không nói rõ là người môn phái hay bang hội nào ư?

Lâm Bình Chi đáp:

- Không.

Lâm Chấn Nam lại hỏi:

- Trong ngôn ngữ cử chỉ của họ có chỗ nào khác lạ không?

Lâm Bình Chi đáp:

- Hài nhi không thấy có chỗ nào khác lạ. Có điều gã hán tử họ Dư nói...

Lâm Bình Chi chưa dứt lời, Lâm Chấn Nam đã hỏi xen vào:

- Phải chăng ngươi đã giết hán tử họ Dư?

Lâm Bình Chi đáp:

- Ðúng thế! Hài nhi nghe gã kia kêu hắn là "Dư huynh đệ". Có điều hài nhi không rõ là Dư hay Du vì khấu âm người phương xa, không nghe được chuẩn đích.

Lâm Chấn Nam lắc đầu rồi nói như để mình nghe:

- Không hiểu, không hiểu có phải y hay không? Dư quán chủ bảo là phái người đến đây, nhưng không có lý nào lại tới phủ Lục Châu mau thế được, trừ khi người họ mọc cánh .

Lâm Bình Chi trong lòng hồi hộp, hỏi lại:

- Gia gia! Gia gia liệu hai gã đó có phải là người phái Thanh Thành không?

Lâm Chấn Nam không trả lời. Hồi lâu, ông vừa đưa tay ra vừa vạch vừa hỏi:

- Ngươi thi triển thức "Phiên thiên chưởng" thế này đánh gã thì gã chiết giải bằng cách nào?

Lâm Bình Chi đáp:

- Gã không biết chiết giải chi hết, mà tát tai hài nhi một cái thật mạnh.

Lâm Chấn Nam cười ồ nói:

- Hay lắm! Hay lắm! Hay lắm!

Ông nói liền ba câu "Hay lắm" khiến cho căn phòng đang bao phủ một làn không khí nghiêm trọng, khẩn trương, hòa hoãn trở lại. Lâm Bình Chi thấy Lâm Chấn Nam bật cười, chàng chẳng hiểu gì cũng cười theo và cảm thấy rất yên tâm vững dạ. Lâm Chấn Nam lại hỏi:

- Ngươi dùng thủ thức này đánh gã thì gã trả đòn thế nào?

Ông vừa hỏi vừa giơ tay ra chỉ trỏ làm hiệu. Lâm Bình Chi đáp:

- Lúc đó hài nhi lửa giận bốc lên ngùn ngụt nên không nhớ được rõ ràng. Dường như hài nhi ra chiêu đó, hắn đấm vào ngực hài nhi một thoi quyền.

Lâm Chấn Nam càng lộ vẻ ôn hòa, nói:

- Hay quá! Chiêu này phải trả lại thế này mới đúng. Thế mà gã đó cũng không hiểu thì quyết nhiên không phải là con cháu Dư quán chủ ở chùa Tùng Phong của phái Thanh Thành mà tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ.

Té ra Lâm Chấn Nam nói mấy câu "hay lắm" không phải là để khen thưởng cậu con giỏi quyền cước mà là vì ông đã yên tâm. Ông nghĩ rằng trong cả tỉnh Tứ Xuyên rộng lớn, người hiểu võ công kể cả mười muôn, mà gã hán tử họ Dư kia đã bị cậu con ông hạ sát thì dĩ nhiên bản lĩnh tầm thường, nhất định gã không liên quan gì đến phái Thanh Thành.

Lâm Chấn Nam thò ngón tay giữa bên phải ra gõ lách cách xuống mặt bàn một lúc rồi lại hỏi:

- Gã đè cổ ngươi thế nào?

Lâm Bình Chi đưa tay ra vừa trỏ vừa vạch để diễn tả lại trường hợp chàng bị hán tử họ Dư đè cổ khiến chàng không nhúc nhích được. Trần Thất dường như lúc này đã mạnh bạo hơn, nói xen vào:

- Bạch Nhị cầm đinh ba đâm gã, liền bị gã vung cước đá ngược lại phía sau hất đinh ba đi... rồi lại... lại đá cả Bạch Nhị lăn long lóc.

Lâm Chấn Nam tâm thần chấn động, đứng lên hỏi:

- Gã xoay cước đá văng cây đinh ba lại đá ngã cả Bạch Nhị nữa ư?... Thế thì phép đá của gã thế nào?

Trần Thất đáp:

- Gã đá thế này.

Hai tay Trần Thất bám vào chân ghế. Gã nhảy người lên, hất chân trái đá ngược lại một cái. Người gã lại nhẩy lên rồi mới đá chân phải ra. Võ nghệ gã rất tầm thường nên động tác của gã vụng về chẳng khác gì con ngựa tung vó đá người. Lâm Bình Chi thấy Trần Thất đá ngược lại hai cước kiểu cách rất khó coi. Chàng không nhịn được, suýt nữa phải phì cười nói với Lâm Chấn Nam :

- Gia gia! Gia gia thử coi...

Chàng đang nói dở câu, ngửng đầu lên nhìn thấy phụ thân nét mặt đầy vẻ khủng khiếp, liền dừng lại không dám nói nữa. Lâm Chấn Nam lộ vẻ đăm chiêu hỏi:

- Dường như hai cái đá hậu đó là "Bách biến ảo thoái", một tuyệt kỹ đắc ý của phái Thanh Thành. Hài nhi! Hai cước đó gã đá thế nào .

Lâm Bình Chi đáp:

- Lúc đó hài nhi bị gã đè đầu, nên không nhìn rõ gã đá ra sao.

Lâm Chấn Nam nói:

- Ðúng rồi. Phải hỏi Sử tiêu đầu mới biết được.

Ông liền chạy ra cửa phòng lớn tiếng gọi:

- Có ai đấy không? Sử tiêu đầu đâu? Sao mãi không thấy đến?

Hai tên chạy hiệu nghe tiếng vội chạy lại đáp:

- Bọn tiểu nhân tìm mãi chẳng thấy Sử tiêu đầu đâu cả. Chắc y đi chơi phố rồi.

Lâm Chấn Nam giậm chân nói:

- Ði tìm y về ngay lẹ lên! Chắc y tìm đến nhà mụ quả phụ họ Trương bán đậu hủ ở đường Tây Hậu đó. Trời ơi đã xảy ra chuyện tày đình mà còn đi... nói chuyện... tâm tình được!

Ông vừa nói vừa lắc đầu hoài. Một tên chạy hiệu đáp:

- Ðã phái người tới đó kêu y rồi.

Hai tên chạy hiệu nhìn nhau mà cười, chúng đều bụng bảo dạ:

- Mọi người trong tiêu cục đều cho là tổng tiêu đầu không hay. Ngờ đâu cả câu chuyện trăng hoa của Sử tiêu đầu này cũng đến tai ông. Có điều ông không muốn nói ra mà thôi. Ta nên biết Lâm Chấn Nam thống lĩnh Phước Oai tiêu cục cả các tỉnh. Ngay ở các phân cục, mỗi khi lựa chọn tiêu sư thì việc đầu tiên là phải điều tra cho biết rõ nhân phẩm từng người, xuất thân ra sao? Các tiên sư gia nhập tiêu cục rồi, mọi hành vi và cách ăn nói thường nhật Lâm Chấn Nam vẫn gia tâm theo dõi. Có điều trước mặt người ngoài, không bao giờ ông đề cập đến đời tư của ai.

Giả sử có tên tiêu sư nào bị thua bạc lớn, hoặc giữa các tiêu sư có điều xích mích là lập tức ông tìm cách giải quyết.

Việc bảo tiêu chẳng khác gì việc hành quân lâm địch. Nếu nội bộ lục đục là địch thừa cơ những kẽ hở để xâm nhập vào ngay.

Phụ thân ông thường nhắc tới chuyện An Thông tiêu cục ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã gậy dựng thành một cơ nghiệp đồ sộ, rồi sau để cho những tay cao thủ của phe địch trà trộn vào tiêu cục làm tiêu sư. Nhân thế mà lúc gặp nguy biến bị tay trong làm nội ứng cho ngoài đánh vào. Thế là trong vòng ba ngày An Thông tiêu cục nổi tiếng khắp thiên hạ bị san thành bình địa. Bao nhiêu xe tiêu đang bôn tẩu bên ngoài cũng bị cướp nhẵn trong mấy ngày. Vì thế mà mọi hành động cùng sự kết bạn của các tiêu sư hàng ngày, Lâm Chấn Nam đều theo sát không bao giờ chạnh mảng.

Sau một lúc, hai tên chạy hiệu lật đật chạy vào bẩm:

- Thưa tổng tiêu đầu! Sử tiêu đầu không có ở những nơi... mà y thường lui tới...

Lâm Chấn Nam sinh dạ hoài nghi, tự hỏi:

- Hay Sử tiêu đầu là người của địch cho vào nằm vùng. Bây giờ xảy chuyện, hắn liền bỏ đi? Không chừng cả Bạch Nhị lẫn Trịnh tiêu đầu cũng đều do hắn ngấm ngầm gia hại? Nếu không thì tại sao đột nhiên hắn lại lánh mặt?

Bỗng nghe Trần Thất lên tiếng:

- Hỏng bét! Hỏng bét! Sử tiêu đầu nhất định bị con ác quỷ Tứ Xuyên đòi mạng lôi đi rồi. Tiến thêm bước nữa là đến lượt tiểu nhân... Tổng tiêu đầu! Xin lão gia tìm cách cứu mạng cho tiểu nhân...

Gã khóc sướt mướt, tựa hồ lại sắp quỳ hai chân xuống.

Hồi 4

Những Trò Biến Ảo Trong Quán Rượu

Lâm Chấn Nam trong lòng rất là phiền não, thấy Trần Thất rắc rối hoài, ông tức mình đẩy gã một cái khá mạnh, hất lùi lại mấy bước đánh "binh" một tiếng, gã ngồi phệt xuống đất. Lâm Bình Chi quát lên:

- Ngươi đừng nói nhăng nữa để gia gia ta khỏi nổi nóng.

Lâm Chấn Nam hai tay chắp để sau lưng, bước lui rồi lại bước tới trong nhà hoa sảnh, lẩm bẩm một mình:

- Hai cái đá hậu này nếu đúng là "Bách biến ảo thoái", thì e rằng... dù không phải là con cháu Dư quán chủ cũng là người có liên quan đến phái Thanh Thành.

Ông gật đầu mấy cái tỏ ra đã có chủ rồi cất tiếng

- Mời Thôi tiêu sư và Lý tiêu sư .

Thôi, Lý là hai vị tiêu sư trước nay làm việc rất ổn thỏa, lại là những tay lão thành, chắc chắn nên được lòng tin cậy của Lâm Chấn Nam .

Hai người thấy Trịnh tiêu đầu chết một cách đột ngột, Sử tiêu đầu lại mất tích, thì biết ngay có chuyện rồi, liền đến chầu chực ngoài sảnh đường. Vừa nghe tiếng Lâm Chấn Nam gọi, hai người liền chạy vào.

Thôi tiêu đầu nói ngay:

- Tổng tiêu đầu! Sử tiêu đầu không có lời cáo biệt, bỏ đi một cách đột ngột thì e rằng trong vụ này có điều ngoắt nghéo. Thuộc hạ đã đến phòng y tra xét thì thấy còn nguyên, y không đem theo một vật gì đi hết, dưới gối còn hai mươi mấy lạng bạc nữa, mới thật là kỳ. Không phải sau khi có việc xảy ra, thuộc hạ mới nói là mình đã tiên liệu rồi. Ngày thường cứ thấy y lén lén lút lút, thuộc hạ đã ngấm ngầm lưu tâm dò xét mà không sao tóm được tang chứng y có mưu toan điều gì

Lâm Chấn Nam nói:

- Thôi tiêu đầu! Tiêu đầu mời Triệu tiêu đầu, Chu tiêu đầu, Tưởng tiêu đầu ra cửa Bắc rượt theo Sử tiêu đầu ngay tức khắc. Nếu gặp y thì tìm lời khôn khéo khuyên y trở về. Dù có xảy ra việc gì quan trọng đến đâu, ta cũng nhất định tìm cách giải quyết cho y, không có điều gì đáng ngại cả.

Thôi tiêu đầu hỏi lại:

- Giả tỷ y nhất định không chịu trở về, có nên dùng biện pháp cứng rắn hay không?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Sử tiêu đầu là người tâm cơ linh mẫn, hiểu biết thời vụ. Y thấy chúng ta phái những bốn người rượt theo thì biết ngay ở vào tình thế song quyền không khôn địch bốn tay, dù muốn, dù không y cũng quay về, đừng động thủ hay hơn. Nếu rượt theo không kịp thì thẳng đường chạy tới Triết Giang, Giang Tây đưa tin vào các phân cục này để họ hiệp lực viện trợ ngăn chặn giùm. Tiêu đầu bảo bốn vị kia đến phòng thủ quỹ lấy trăm lạng bạc cầm đi làm tiền lộ phí. Thôi tiêu đầu dạ một tiếng rồi chạy đi. Giữa hắn và Sử tiêu đầu xưa nay tuy bằng mặt mà chẳng bằng lòng. Nay hắn thấy tổng tiêu đầu mở cờ gióng trống đi đuổi Sử tiêu đầu gắt gao thì trong lòng ngấm ngầm đắc vội chạy đi báo cho mọi người .

Lâm Chấn Nam bụng bảo dạ:

- Hán tử người Tứ Xuyên bị giết đó là ai? Ta phải thân hành tới đó coi xem mới được.

Ông chờ Thôi tiêu đầu chạy đi truyền tin cho những người kia xong trở về, liền nói:

- Chúng ta đi làm việc này. Nhị vị Thôi, Lý cùng hài nhi và Trần Thất hãy đi cùng .

Năm người cưỡi ngựa chạy ra cửa Bắc, may mà cửa thành chưa đóng, đoàn người ra khỏi cửa thành chạy thẳng lên hướng Bắc. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Tửu quán đó ở đâu? Hài nhi đi trước dẫn đưòng.

Lâm Bình Chi vọt ngựa đi lên trước, Trần Thất khiếp sợ suýt nữa ngã ngựa. Gã la lớn :

- Chúng ta đến tửu quán đó ư?... Tổng tiêu đầu! Nơi quỷ quái đó... bất luận thế nào cũng không nên tới nữa. Con ác quỷ Tứ Xuyên... đang chờ ở đó... Chúng ta đi tìm cái chết hay sao?

Lâm Chấn Nam nói:

- Lý tiêu đầu! Gã Trần Thất mà còn nói đến chữ "Quỷ" thì tiêu đầu quất cho gã một roi để đầu óc gã tỉnh táo .

Lý tiêu đầu vừa cười vừa đáp :

- Dạ, dạ!

Rồi hắn giơ roi ngựa lên, quay lại hỏi Trần Thất:

- Trần Thất! Ngươi đã nghe rõ chưa?

Chẳng mấy chốc năm con ngựa đã đi tới trước tửu quán thì thấy cửa quán đóng chặt. Lâm Bình Chi chạy lại gõ cửa, la gọi:

- Tát lão đầu! Tát lão đầu mở cửa mau!

Chàng vừa gõ cửa vừa gọi hồi lâu vẫn chẳng thấy ai thưa. Trần Thất khẽ nói:

- Lão già đó cùng cô bé kia nhất định... chết rồi... Con ác quỷ Tứ Xuyên...

Gã vừa nói đến chữ "quỷ", Lý tiêu đầu khẽ quất roi ngựa vào vai gã một cái. Trần Thất liền nói :

- Tiêu đầu có đánh tiểu nhân cũng bằng vô dụng. Tiểu... nhân đi về đây, không làm nghề này nữa, được chăng? Thà rằng chẳng được ăn cơm Phước Oai tiêu cục nữa còn hơn ở lại đây lúc nào nguy hiểm lúc ấy.

Lý tiêu đầu khẽ bảo gã :

- Ngươi về cũng không sao. Có điều con ác quỷ Tứ Xuyên thấy tổng tiêu đầu là khiếp vía, chẳng khi nào dám trêu vào tay ông. Một mình ngươi ra về, ác quỷ nó đón đường thì ngươi bỏ đời.

Trần Thất vừa kinh hãi vừa tức giận nói:

- Tiêu đầu nói đùa đấy chứ?

Nhưng gã không dám ra về một mình. Thôi tiêu đầu vừa liếc mắt nhìn Lâm Chấn Nam, vừa đưa tay ra hiệu đẩy cửa. Lâm Chấn Nam gật đầu.

Thôi tiêu đầu đập mạnh hai tay vào cánh cửa bật lên tiếng răng rắc. Then cửa bị gãy, cả hai cánh cửa mở ra rồi tự động khép lại, xong lại mở ra. Cánh cửa đưa đi đưa lại như vậy bật lên thành tiếng kẽo kẹt giữa lúc đêm hôm tịch mịch nghe mà phát ớn. Thôi tiêu đầu đẩy cửa ra rồi kéo Lâm Bình Chi sang một bên, nghe ngóng không thấy động tĩnh gì mới bật lửa lên tiến vào trong nhà. Tiện thấy trên bàn có ngọn đèn dầu liền thắp lên cho sáng. Mấy người tìm hết trong ngoài một lượt mà chẳng thấy có một ai. Những chăn, đệm, bì, rương vẫn còn y nguyên chưa đem đi.

Lâm Chấn Nam gật đầu nói:

- Lão đầu thấy ở đây xảy ra án mạng, xác chết lại chôn trong vườn nhà lão, lão sợ phiền lụy nên bỏ đi rồi. Trần Thất! Ngươi lấy xuổng, cuốc ra đào tử thi lên coi!

Giả tỷ ngày thường Trần Thất đối với tổng tiêu đầu không một niềm kính sợ, không chừng lúc này gã dám liều mạng với ông. Bây giờ thấy ông bảo vậy, gã chỉ ngần ngừ một chút rồi rụt đầu lại nói:

- Thôi tiêu đầu! Lý tiêu đầu! Xin hai vị làm phước bảo vệ cho tiểu nhân một chút. Ðức Bồ tát sẽ phù hộ cho nhị vị cùng các bà năm nay sinh đôi! Lý tiêu đầu! Xin

Thôi tiêu đầu bật cười mắng gã:

- Mẹ kiếp! Thằng lỏi này. Mi lại còn muốn phỉnh phờ bọn ta nữa ư? Ta cùng Lý tiêu đầu đã ba năm không về đến nhà thì ai mà sanh con mụ mẫm .

Trần Thất ấp úng:

- Cái đó... cái đó...

Nếu là ngày thường thì gã còn nói nhiều nữa đấy, nhưng hiện giờ trống ngực gã đánh hơn trống làng, thì lòng dạ nào mà nói đùa? Gã chậm chạp đi từng bước một ra vườn rau giơ cuốc lên bổ xuống chỗ hôm qua đã chôn tử thi. Trần Thất vừa cuốc được hai nhát, chân tay gã đã nhủn ra, cơ hồ không đứng vững, những muốn ngồi phệt xuống. Lý tiêu đầu liền mắng gã :

- Ðồ vô dụng này! Mi thật không đáng ăn bát cơm bảo tiêu.

Rồi một tay đón lấy cuốc một tay cầm đèn lồng đưa cho Trần Thất. Hắn cầm cuốc bổ xuống cuốc đất lên. Tý lực Lý tiêu đầu rất mạnh. Hắn cuốc chẳng mấy chốc đã đào xuống huyệt khá sâu. áo xác chết đã chìa ra. Hắn cuốc sâu thêm mấy nhát nữa rồi luồn lưỡi cuốc xuống dưới tử thi giật mạnh một cái kéo ngay được tử thi lên mặt đất. Trần Thất quay đi không dám nhìn xác.

Bỗng nghe bốn người kia bật lên tiếng la hoảng. Trần Thất giựt mình kinh hãi, sạnh tay đánh rớt đèn lồng xuống đất tắt phụt. Trong vườn rau liền tối đen như mực. Lâm Bình Chi cũng thất đảm chàng nói líu lưỡi:

- Rõ ràng... đêm qua chôn xác... người Tứ Xuyên, mà sao... sao...

Lâm Chấn Nam ngắt lời:

- Thế này thì kỳ thật! Té ra mình trách oan lão. Hãy thắp đèn lên đã!

Thôi tiêu đầu liền bật lửa thếp đèn lồng. Lâm Chấn Nam cúi xuống nhìn tử thi hồi lâu rồi nói:

- Người lão cũng không có thương tích chi hết, bị chết giống hệt hai người kia.

Trần Thất thấy Lâm Chấn Nam nói vậy, gã đánh bạo quay lại nhìn xác chết. Ðột nhiên gã la thất thanh:

- Sử... tiêu đầu!... Sử... tiêu đầu!...

Nguyên cái xác vừa quật lên đó là thi thể Sử tiêu đầu, còn xác chết hán tử người Tứ Xuyên chôn trước đã không cánh mà bay đi mất rồi. Lâm Chấn Nam nói:

- Lão chủ quán họ Tát, nhất định có chuyện gì trong vụ này rồi.

Nói rồi, ông hấp tấp giật lấy đèn lồng chạy vào nhà tra xét, ông sục sạo từ vò rượu, chảo gang trong bắp cho chí những bàn ghế trong phòng khách rất kỹ càng mà chẳng thấy chi khác lạ. Thôi, Lý hai vị tiêu đầu cùng Lâm Bình Chi cũng chia nhau đi tìm kiếm khắp nơi. Ðột nhiên Lâm Bình Chi la lên :

- Úi chà! Gia gia lại đây mà coi.

Lâm Chấn Nam nghe tiếng gọi liền chạy tới thì thấy cậu con đang đứng trong phòng thiếu nữ. Tay chàng cầm cái khăn tay mầu lục. Lâm Bình Chi nói:

- Gia gia! Một cô gái nhà nghèo làm gì có của này.

Lâm Chấn Nam đưa tay ra đón lấy coi thì một mùi hương thơm thoang thoảng đưa lên mũi. Chiếc khăn tay cầm thấy mềm nhũn, mát rượi và hơi nặng, hiển nhiên bằng thứ voan thượng hảo hạng, viền xung quanh ba đường tơ mầu lục. Góc khăn thêu một đóa hoa mai, sắc vàng rất tinh vi. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Cái khăn tay này tìm được ở đâu?

Lâm Bình Chi đáp:

- Hài nhi thấy ở góc trong gậm giường. Chắc lúc rời khỏi nơi đây, họ hốt hoảng thu thập đồ đạc vội quá đánh rơi rồi không trông thấy.

Lâm Chấn Nam cầm đèn lồng cúi xuống gậm giường soi xem thì không thấy vật gì nữa. Ông toan đứng lên, bỗng để mắt tới trong góc phòng có một vật nhỏ xíu phát ra ánh sáng lờ mờ. Ông liền bảo Lâm Bình Chi:

Hình như kia là một hạt minh châu, ngươi thử lượm lên coi!

Lâm Bình Chi liền chui vào gậm giường lượm lấy rồi nói:

- Quả nhiên là một hạt châu.

Ðoạn chàng đặt hạt châu vào trong lòng bàn tay phụ thân. Hạt chân này không lớn mấy, chỉ bằng hạt đậu xanh, nhưng ánh sáng rất xinh đẹp, thân hình hạt châu rất tròn trĩnh, tinh vi. Lâm Chấn Nam làm nghề bảo tiêu gia truyền, mắt ông đã thấy trân châu bảo ngọc không biết bao nhiêu mà kể, nên vừa nhìn ông đã biết ngay hạt châu này để khảm vào cành hoa hoặc bông tai bị rớt ra. Có điều hạt châu nhỏ bé này cũng chẳng lấy gì làm quý trọng cho lắm. Nhưng nếu bao nhiêu đồ trang sức đều giát bằng hạt châu này thì giá trị không phải tầm thường. Lâm Chấn Nam lại từ từ chuyển động bàn tay cho hạt trân châu lăn đi lăn lại, ông ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi Lâm Bình Chi :

- Có phải ngươi đã nói là cô gái bán rượu đó, tướng mạo rất xấu xa, áo quần bằng vải thường chẳng có gì xa hoa? Không hiểu thị ăn mặc có sạch sẽ, gọn gàng không?

Lâm Bình Chi đáp:

- Lúc đó hài nhi cũng không để , nhưng không ngửi thấy mùi ô uế. Nếu quần áo cô ta dơ dáy thì lúc cô ta lại gần rót rượu, tất nhiên hôi , nhưng không

Lâm Chấn Nam quay lại hỏi Thôi tiêu đầu:

- Thôi lão! Theo lão nhận xét thì vụ nào!

Thôi tiêu đầu đáp:

- Thuộc hạ nhận thấy cái chết của Sử tiêu đầu, Trịnh tiêu đầu và Bạch Nhị nhất định có liên quan đến lão già và cô bé trong quán. Chắc hai người này đã hạ độc thủ.

Lý tiêu đầu cũng nói :

- Hai gã người Tứ Xuyên kia có lẽ cùng một phe với hai người trong quán rượu đây. Không thế thì sao họ lại đem xác chết đó đi?

Lâm Bình Chi nói xen vào:

- Rõ ràng gã họ Dư đã có cử chỉ vũ nhục cô bé kia. Bọn họ không thể cùng một phe với nhau được.

Thôi tiêu đầu nói:

- Thiếu tiêu đầu còn có chỗ chưa rõ. Lòng người trên chốn giang hồ hiểm độc khôn lường. Bọn họ thường giương cạm bẫy để người ngoài chui vào. Có khi hai người cùng bọn giả vờ đánh nhau để người thứ ba đến khuyên can, rồi hai người đó quay lại hợp lực với nhau để đối phó với người đến khuyên can. Chuyện này thường xảy ra luôn. Chúng ta hãy kêu Trần Thất vào hỏi coi.

Rồi hắn lớn tiếng gọi:

- Trần Thất! Trần Thất! Hãy qua bên này mau!

Lý tiêu đầu gọi luôn mấy tiếng, vẫn không thấy Trần Thất thưa. Hắn mắng luôn :

- Mẹ kiếp! Thằng lỏi Trần Thất không chừng khiếp quá ngất đi rồi.

Hắn chạy ra nhà khách, chẳng thấy bóng Trần Thất đâu. Hắn xuống cả nhà bếp tìm cũng không thấy gã. Cha con họ Lâm cùng Thôi tiêu đầu sinh lòng ngờ vực cũng ra ngoài tìm kiếm. Lâm Bình Chi nói:

- Chắc gã sợ ma, nên chạy về trước rồi.

Thôi tiên sinh tức mình la lên:

- Thằng lỏi kia! Sáng mai chúng ta sẽ cho mi biết đời. Quân chó biến nhanh thế!

Rồi hắn lớn tiếng gọi:

- Trần Thất! Trần Thất!...

Hắn vừa gọi vừa đi thẳng ra vườn rau. Ðột nhiên hắn la hoảng:

- Ô hay!.. Sử... Sử tiêu đầu đâu rồi?

Lâm Chấn Nam cầm đèn lồng chạy vội ra vườn rau. Thi thể Sử tiêu đầu vừa để bên cạnh huyệt, bây giờ không thấy đâu nữa. Ông kinh hãi vô cùng, cầm đèn soi tứ phía vẫn chẳng thấy gì. Lâm Bình Chi đột nhiên la gọi:

- Gia gia! Gia gia lại đây mà coi...

Lâm Chấn Nam nhìn theo ngón tay chàng trỏ thì chỗ huyệt mai táng Sử tiêu đầu bây giờ đã san bằng đi rồi. Ông giật mình kinh hãi nói:

- Thế này thì lạ thật! Chẳng lẽ Trần Thất lại bỏ tử thi Sử tiêu đầu xuống huyệt lấp đất đi ư?

Ông liền đặt đèn lồng xuống đất, cầm cuốc đào lên. Quả nhiên, ông cuốc chẳng mấy chốc, lưỡi cuốc đã đụng vào thây người mềm nhũn. Ông móc đất lên, vừa trông thấy vạt áo, ông liền phát run, vì Sử tiêu đầu mặc áo xanh thẩm, mà người dưới đất lại chìa ra vạt áo đen. Ông vội ban đất trên mặt xác chết ra. Cả bốn người đều bật lên tiếng la hoảng, lùi lại một bước. Nguyên xác chết chôn trong huyệt là Trần Thất chứ không phải Sử tiêu đầu.

Lâm Chấn Nam định thần lại một chút rồi túm ngực Trần Thất lôi lên. Ông đưa tay sờ mặt mũi gã thấy còn hơi nóng, nhưng sờ đến mũi thì đã tắt thở, và xem đến tâm mạch, thì trái tim cũng ngừng đập rồi. Lâm Chấn Nam rút trường kiếm ra, nhảy vọt qua bức tường thấp bao quanh vườn rau. Hai vị tiêu đầu họ Thôi và họ Lý tuy theo Lâm Chấn Nam đã lâu năm, mà chưa từng thấy ông rút kiếm ra bao giờ. Lúc này chúng thấy ông rút kiếm nhảy vọt đi nhanh như mèo, đều khâ họ L tuy theo Lâm

- Tổng tiêu đầu đã nhiều tuổi rồi mà còn lanh lẹ như vậy, võ thuật gia truyền của nhà họ Lâm quả nhiên phi thường.

Thôi tiêu đầu rút cây thương bên mình ra, ngó Lâm Bình Chi nói:

- Thiếu tiêu đầu! Ðịch nhân ở gần đâu đây, nên rút kiếm ra để phòng đi.

Lâm Bình Chi gật đầu, rút trường kiếm ra, chạy về phía cổng trước. Dưới ánh trăng lờ mờ, chàng ngó thấy trên lưng con ngựa trắng của mình buộc dưới gốc cây có người ngồi chễm chệ. Chàng liền chống kiếm tiến lại gần quát hỏi:

- Ai?

Ðồng thời phóng kiếm ra chiêu "Lưu tinh cản nguyệt" đâm tới, mà người kia vẫn không nhúch nhích. Khi mũi kiếm của Lâm Bình Chi đâm gần chạm vào trước ngực hắn, liền ngừng lại không đâm vào nữa. Chàng xoay bằng lưỡi kiếm lại đập tạt ngang một cái. Người kia liền té huỵch xuống đất.

Hồi 5

Hai Chục Tiêu Ðầu Uổng Mạng Theo

Ánh trăng soi vào mặt thấy người này nước da vàng ửng, lại có chòm râu dê. Lâm Bình Chi định thần nhìn kỹ lại thì chính là thi thể Sử tiêu đầu. Chàng liền lớn tiếng gọi:

- Gia gia! Gia gia lại đây mà coi!

Cả Lâm Chấn Nam lẫn Thôi, Lý tiêu đầu cùng nghe tiếng gọi chạy đến. Lâm Chấn Nam cười lạt nói,

- Lũ chuột nhắt này lớn mật thiệt.

Rồi ông lớn tiếng hỏi:

- Ông bạn là cao nhân phương nào đã quang lâm phủ Phúc Châu? Nếu phải là anh hùng hảo hán thì sao không xuất hiện, tội gì phải lén lút, nấp nánh mà làm trò cười như vậy?

Ông kêu luôn hai lần, nhưng bốn bề lặng ngắt, không một tiếng cười. Thôi tiêu đầu khẽ nói:

- Chân tay người này thật là thần tốc phi thường. Chúng ta chỉ vào nhà trong khoảnh khắc mà ở ngoài này hắn đã làm nên lắm chuyện.

Lâm Chấn Nam nói:

- Chắc bọn này không phải chỉ có một người đâu.

Ông động tâm cầm đèn lồng đi soi lại vườn rau, để điều tra vết chân, nhưng bên cạnh huyệt chôn xác chết vì mấy phen khai quật, mọi người xéo qua xéo lại , không thể phân biệt được vết bàn chân nữa. Thôi tiêu đầu lại nói khẽ:

- Tổng tiêu đầu! Lão gia coi vụ này ra sao?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Lão gia họ Tát và cô gái bán rượu kia nhất định đến đây để chạm trán chúng ta. Có điều chưa rõ giữa họ và hai hán tử Tứ Xuyên có phải cùng một phe không thì ta chưa dám chắc.

Lâm Bình Chi nói:

- Gia gia nói Dư quán chủ chùa Tùng Phong phái bốn người đến đây... Bọn này cũng bốn người... chẳng biết có đúng là bốn người này không?

Câu này khiến cho Lâm Chấn Nam tỉnh ngộ. Ông ngẩn người ra trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Phước Oai tiêu cục đối với phái Thanh Thành đầy đủ lễ số, một lòng kính nể chưa bao giờ có chuyện xích mích với họ. Thế mà Dư quán chủ lại phái người đến trả oán chúng ta là nghĩa gì?

Bốn người ngơ ngác nhìn nhau, không ai nói gì. Sau một lúc lâu. Lâm Chấn Nam mới lên tiếng:

- Hãy đem thi thể Sử tiêu đầu về nhà mình đã rồi sẽ tính. Có điều về tiêu cục thì đừng ai tiết lộ vụ này ra để động đến quan nha rất là phiền nhiễu.

Ông tra kiếm vào vỏ đánh "cách" một tiếng rồi nói tiếp:

- Lâm mỗ rất lịch sự với mọi người, không muốn đắc tội với bạn bè , nhưng cũng không phải là kẻ khiếp nhược để ai đánh cũng chịu đâu.

Thôi, Lý hai vị tiêu đầu đưa mắt nhìn nhau nghĩ :

- Tổng tiêu đầu đã đến lúc nổi giận rồi đây.

Lý tiêu đầu lớn tiếng nói :

- Tổng tiêu đầu thử nghĩ mà coi. Ðịch nhân dù có lợi hại, nhưng Phước Oai tiêu cục của chúng ta không động chạm gì đến họ mà họ đến gây sự, tất mình phải trả đũa. Nuôi quân ngàn ngày chỉ dùng trong một lúc. Hết thảy anh em xin hết sức tiến lên, không thể để làm tổn hại đến oai danh của tiêu cục được.

Lâm Chấn Nam gật đầu nói:

- Ðúng thế! Xin đa tạ tấm lòng sốt sắng của anh em.

Bốn người ruỗi ngựa về thành. Chưa tới tiêu cục, xa xa đã trông thấy ngoài cổng lớn ánh lửa sáng rực và có đông người tụ tập. Lâm Chấn Nam xúc động tâm linh, giục ngựa tiến lại. Bỗng nghe mấy người nói:

- Tổng tiêu đầu đã về kìa!

Lâm Chấn Nam lại nhìn thấy hai ngọn cờ bỏ dưới đất. Chính là hai lá cờ gấm treo ở trước cửa tiêu cục đã gẫy cột và bị người ta quẳng xuống đó. Lâm Chấn Nam thấy cột cờ không đứt tiện, hiển nhiên không phải nhát dao chặt mà là do chưởng lực chấn động mạnh làm gẫy.

Hai cột cờ này đường kính rộng một xích mà kẻ đối đầu dùng chưởng lực đánh gẫy được thì đủ biết võ công họ khiến người nghe phải thấy kinh hãi. Lâm Chấn Nam quay lại nhìn thấy hai đoạn gốc cột cờ còn lại đều cao đến hai trượng thì bụng bảo dạ:

- Người này muốn đánh gãy cột cờ tất phải ở trên cao đánh xuống. Người còn lơ lửng ở trên không, không có điểm tựa để phát huy nội lực mà đánh ra phát chưởng này thì không phải chuyện dễ.

Vương phu nhân không giắt binh khí bên mình, liền rút lấy thanh trường kiếm ở sau lưng trượng phu. Chát chát hai tiếng! Bà chặt hai cột cờ xắp vào một đống rồi chạy ra cổng chính.

Lâm Chấn Nam nói:

- Thôi tiêu đầu! Họ chặt hai cột cờ này là có gây chuyện với Phước Oai tiêu cục. Chà! Nhưng không phải chuyện dễ đâu .

Thôi tiêu đầu đáp:

- Dạ!

Lý tiêu đầu lớn tiếng thóL tiêLš

- Mẹ kiếp! Quân giặc cướp chó má đê hèn thừa lúc Tổng tiêu đầu vắng nhà lén đến giở trò bần tiện.

Lâm Chấn Nam nhìn Lâm Bình Chi vẫy tay. Hai người đi vào tiêu cục, bỗng nghe Thôi tiêu đầu cũng đang lên tiếng thóa mạ:

- Quân cường đạo chó má! Loài đê tiện xấu xa!...

Cha con tiến vào sương phòng phía Ðông thì thấy Vương phu nhân đã trải hai lá cờ gấm lên mặt bàn. Lâm Chấn Nam vừa ngó thấy không nhịn được nữa nổi giận đùng đùng. Một lá cờ thêu con sư tử vàng, hai mắt bị khoét đi còn lại hai lỗ thủng. Còn lá nữa thêu bốn chữ Phước Oai tiêu cục thì chữ "oai" đã bị cắt đi. Lâm Chấn Nam dù công phu hàm dưỡng cao thâm đến đâu cũng không thể nhịn được. Ông đập mạnh tay xuống bàn. Mấy tiếng "rắc rắc" vang lên! Chiếc bàn bát tiên bằng gỗ lê đã bị gãy một chân.

Lâm Bình Chi trước nay chưa từng thấy phụ thân nổi nóng như bữa nay. Chàng run lên nói:

- Gia gia ơi!... Vụ này đều do hài nhi gây nên vạ lớn.

Lâm Chấn Nam lớn tiếng:

- Họ Lâm chúng ta đã giết người là giết, chứ có cần gì? Gia gia có gặp hạng người này cũng phải hạ thủ giết đi.

Vương phu nhân hỏi:

- Giết ai vậy?

Lâm Chấn Nam nói:

- Bình nhi nói lại cho mẫu thân nghe đi!

Lâm Bình Chi liền đem chuyện ban ngày đi săn giết gã hán tử Tứ Xuyên thế nào, đến đêm Sử tiêu đầu và Trần Thất mất mạng, tình hình thế nào kể lại. Còn vụ Bạch Nhị và Trịnh tiêu đầu bị chết đột ngột ở trong tiêu cục thì Vương phu nhân đã biết rồi.

Vương phu nhân nghe nói tiêu cục lại bị chết thêm hai nhân mạng, bà không kinh hãi mà chỉ phẫn nộ. Bà đập bàn lớn tiếng:

- Phước Oai tiêu cục há để kẻ khác đắn tận nơi lăng nhục. Chúng ta phải tập hợp mọi người sáng mai lên đường đi Tứ Xuyên đến chất vấn phái Thanh Thành về vụ này. Ta sẽ mời cả gia gia cùng mấy vị thúc thúc, ca ca cùng đi.

Nguyên Vương phu nhân tính nóng như lửa ngay từ thuở nhỏ. Hồi bà còn là một cô khuê nữ, động một tí là rút đao chém người. Bà ở phái Kim đao, một phái sức mạnh, thế lớn tại Lạc Dương. Ai cũng nể mặt phụ thân bà là Kim Ðao vô địch Vương Nguyên Bá, đồng thời cũng nhường nhịn bà mấy phần. Hiện nay cậu con bà đã lớn bấy nhiêu mà máu nóng ngày trước của bà vẫn chưa giảm sút.

Lâm Chấn Nam nói:

- Kẻ đối đầu là ai, hiện giờ còn chưa biết rõ, vị tất đã phải là người phái Thanh Thành. Ta coi chừng bọn chúng không phải chỉ đánh gãy hai cột cờ và giết hai vị tiêu sư là đã chịu thôi đâu...

Vương phu nhân hỏi xen vào:

- Bọn chúng còn muốn làm gì nữa?

Lâm Chấn Nam đưa mắt nhìn Lâm Bình Chi. Vương phu nhân liền hiểu trượng phu, trống ngực đánh thình thình, sắc mặt biến đổi. Lâm Bình Chi nói :

- Vụ này do hài nhi gây ra. Bậc đại trượng phu đã làm việc gì phải tự mình gánh lấy trách nhiệm. Hài nhi... quyết không sợ họ.

Chàng còn nhỏ tuổi chưa từng lịch duyệt trong công việc trọng đại. Miệng chàng tuy nói là không sợ mà thực ra trong lòng khiếp đảm. Giọng nói run run tố cáo lòng chàng rất nao núng.

Vương phu nhân nói:

- Hừ!

Trừ phi chúng giết chết được má trước, nếu không thì đừng hòng động đến một sợi lông của hài nhi. Lá cờ Phước Oai tiêu cục dựng lên đã ba đời, chưa bao giờ chịu để mất chút oai phong. Bà quay lại nói với Lâm Chấn Nam:

- Mối căm hận này mà không trả xong thì chúng ta còn làm người được nữa ư?

Lâm Chấn Nam gật đầu đáp:

- Bây giờ ta phái người đi tra xét khắp nơi trong thành ngoài thành xem có tên nào lạ mặt trên chốn giang hồ lảng vảng ở đây không. Ðồng thời phái thêm người điều tra cả trong ngoài tiêu cục nữa. Nàng cùng Bình nhi ở đây chờ ta, đừng để gã chạy loạn lên.

Vương phu nhân đáp:

- Ðược! Tiểu muội hiểu rồi.

Cả hai vợ chồng cùng biết rõ, địch nhân tiến thêm hai bước nữa là hạ thủ đến con mình. Lúc này địch ở trong bóng tối mà mình ở ngoài ánh sáng. Lâm Bình Chi chỉ ra ngoài Phước Oai tiêu cục một bước là lập tức gặp họa sát thân.

Lâm Chấn Nam ra nhà đại sảnh để triệu tập các tiêu sư trong tiêu cục đặng phái người đi thám thính tuần tra.

Bọn tiêu sư được tin cột cờ Phước Oai tiêu cục bị kẻ địch đến phá hủy thì chẳng khác gì mỗi người bị một cái tát mạnh vào mặt. Ai nấy căm hận kẻ thù, nên đã võ phục đàng hoàng mình giắt binh khí để chờ Tổng tiêu đầu hạ lệnh là lập tức hành động.

Lâm Chấn Nam thấy trong tiêu cục từ trên xuống dưới đồng tâm hợp lực kháng địch thì cũng yên lòng được một chút. Ông quay vào nội đường dặn Lâm Bình Chi lần nữa:

- Bình nhi! Mẫu thân ngươi mấy bữa nay trong mình thấy khó ở, lại gặp lúc địch đến nơi. Vậy đêm đến ngươi ngủ trên giường ngoài phòng chúng ta để bảo vệ cho mẫu thân.

Vương phu nhân cười nói:

- Hà hà! Tiểu muội muốn gã....

Bà đang nói giở câu, chợt tỉnh ngộ biết trượng phu bảo cậu con hộ vệ cho mình là giả mà hai vợ chồng phải ở gần đặng bảo hộ cho chàng mới là chuyện thực. Cậu con bảo bối này tính tình cao ngạo. Nếu bảo chàng để song thân hộ vệ cho thì không chừng chàng ấm ức tự mình ra đi tìm địch nhân khiêu chiến, và chàng sẽ gặp nguy hiểm vô cùng. Bà nghĩ vậy liền đổi giọng:

- Phải đấy! Bình nhi! Mấy bữa nay má má bị chứng tê thấp chân tay bủn rủn. Gia gia ngươi phải trông nom toàn cục không thể suốt ngày ở nhà với má má được. Nếu địch nhân xông vào nội đường thì e rằng má má không chống nổi mất.

Lâm Bình Chi nói:

- Vậy hài nhi ở luôn bên cạnh má má là xong.

Tối hôm ấy Lâm Bình Chi ngủ trên giường ngoài phòng song thân. Vợ chồng Lâm Chấn Nam bỏ ngỏ cửa phòng, để binh khí ngay bên gối, mình không cởi áo, chân không bỏ giày, chỉ đắp lên người một tấm chăn mỏng đặng chờ xem có động tĩnh gì là lập tức vọt ra nghênh địch. Ðêm hôm ấy bình yên vô sự.

Sáng sớm hôm sau có người đứng ngoài cửa sổ khẽ cất tiếng gọi:

- Thiếu tiêu đầu! Thiếu tiêu đầu!

Lâm Bình Chi thức đến quá nửa đêm mới ngủ. Bây giờ chàng đang ngon giấc, chưa tỉnh dậy. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Người đứng bên ngoài ấp úng:

- Con ngựa của thiếu tiêu đầu... chết mất rồi...

Trong tiêu cục chết một con ngựa là chuyện rất thường. Nhưng Lâm Bình Chi rất quý con bạch mã này. Tên mã phu phụ trách trông nom con ngựa đó thấy nó chết thì trong lòng hoang mang vô cùng hốt hoảng chạy vào nói. Lâm Bình Chi đang lúc mơ màng chợt nghe nói ngựa chết liền ngồi nhỏm dậy, dụi mắt nói :

- Ðể ta đi coi!

Lâm Chấn Nam biết là có chuyện rắc rối liền chạy theo chàng ra tầu ngựa thì thấy con bạch mã nằm lăn ra trên đất chết tự bao giờ. Trên mình nó cũng không có thương tích chi hết. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Ban đem có nghe thấy tiếng ngựa hí hoặc động tĩnh gì không?

Tên mã phu đáp:

- Không thấy chi hết.

Lâm Chấn Nam dắt tay cậu con nói:

- Hài nhi bất tất phải thương tiếc làm chi. Gia gia bảo người đi kiếm cho hài nhi một con tuấn mã khác hay hơn.

Lâm Bình Chi vỗ về thây ngựa. Chàng bần thần sa lệ. Ðột nhiên một tên chạy hiệu hốt hoảng chạy tới, líu lưỡi nói:

- Tổng.. tổng tiêu đầu! Nguy rồi! Nguy to rồi! Các vị tiêu đầu đều bị ác quỷ bắt mất hồn đi rồi!

Lâm Chấn Nam và Lâm Bình Chi hỏi giựt giọng:

- Sao?

Tên chạy hiệu đáp:

- Chắt rồi! Chết hết rồi!

Lâm Bình Chi tức giận hỏi:

- Cái gì mà chết hết rồi?

Chàng túm ngực gã lắc mạnh luôn mấy cái. Gã chạy hiệu lắp bắp:

- Thiếu... Thiếu tiêu đầu... chết rồi.

Lâm Chấn Nam nghe gã nói "Thiếu tiêu đầu chết rồi" thì trong lòng cảm thấy có điều bất tường. Ông phiền muộn tức tối vô cùng, nhưng nếu vì thế mà chửi mắng gã thì tỏ ra mình khiếp nhược. Bỗng nghe bên ngoài có tiếng xôn xao.

Một người hỏi:

- Tổng tiêu đầu đâu? Mau bẩm báo cho lão gia biết.

Người khác nói:

- Con ác quỷ này lợi hại đến thế! Làm... thế nào bây giờ?

Lâm Chấn Nam lớn tiếng:

- Ta ở đây! Có chuyện gì vậy?

Hai vị tiêu đầu, ba tên chạy hiệu nghe tiếng chạy tới. Một vị tiêu đầu nói:

- Tổng tiêu đầu! Những anh em mà chúng ta phái đi chẳng một ai trở về.

Lâm Chấn Nam lúc trước nghe tiếng người nói đã đoán là có người chết. Nhưng tối hôm qua phái đi điều tra vừa tiêu sư vừa chạy hiệu cả thảy hai mươi ba người. Chẳng lẽ toàn quân chết hết cả? Ông vội hỏi:

- Có người chết ư? Chắc họ còn thám thính chưa về báo cáo đấy .

Vị tiêu sư kia lắc đầu đáp:

- Ðã phát hiện ra mười bảy xác chết...

Lâm Chấn Nam và Lâm Bình Chi đồng thanh la hoảng:

- Mười bảy xác chết ư?

Vị tiêu đầu kia vẻ mặt khủng khiếp đáp:

- Ðúng thế. Trong mười bảy xác chết này có cả Trương tiêu đầu, Tiền tiêu đầu, Ngô tiêu đầu. Thi thể hãy còn để ngoài đại sảnh.

Lâm Chấn Nam không nói gì nữa chạy thẳng ra đại sảnh. Ông thấy bao nhiêu bàn ghế xếp vào hết. Mười bảy xác chết bày cả ra đó. Lâm Chấn Nam đã một đời từng trải phong ba mà nay đột nhiên nhìn thấy tình trạng này, hai tay ông run bần bật. Ðầu gối bủn rủn cơ hồ đứng không vững, ông lắp bắp hỏi:

- Vi.. Vi... Vi tiêu...

Cổ họng khô kiệt nói không ra tiếng nữa. Bỗng nghe ngoài sảnh đường có tiếng người nói:

- Hỡi ôi! Cao tiêu đầu là người trung hậu, không ngờ cũng bị ác quỷ đòi mạng đem đi.

Bốn năm tên hàng xóm đặt xác người lên cánh cửa khiêng vào. Người đi đầu đã đứng tuổi nói:

- Bữa nay tiểu nhân vừa mở cửa thấy người này chết ở ngoài đường, nhận ra là một vị tiêu đầu trong quý cục. Chắc y trúng tà hay mắc bệnh ôn dịch mà tạ thế, nên đưa vào đây .

Lâm Chấn Nam chắp tay nói:

- Xin đa tạ! Xin đa tạ!

Rồi ông quay lại bảo một tên chạy hiệu:

- Ngươi đưa mấy vị lân bang đây đến phòng thủ quỹ bảo y tặng mỗi vị ba lạng bạc.

Mấy người hàng xóm thấy xác chết đầy nhà không dám ở lại lâu, liền tạ ơn đi ra.

Một lúc sau lại có người đưa thi thể bai vị tiêu sư nữa đến. Lâm Chấn Nam kiểm điểm nhân số thì tối hôm qua phái đi hai mươi ba người mà bây giờ đã thấy hai mươi xác chết, chỉ còn Chữ tiêu sư là chưa thấy phát hiện. Biến diễn khủng khiếp xảy ra trong khoảnh khắc. Ông vừa quay về sương phòng phía Ðông uống chén trà nóng, ruột rối như tơ vò, thủy chung không trấn tĩnh lại được. Lâm Bình Chi chạy đến cửa phòng nói:

- Gia gia! Có Uông sư gia và Phí Ðầu nhi trong huyện đến viếng gia gia.

Lâm Chấn Nam lúc này không muốn tiếp khách, nhưng lại nghĩ đến trong tiêu cục xảy ra nhiều án mạng, quan đã phái người đến chẳng thể không đả động gì đến có kẻ báo thù sinh sự chi hết. Ông chỉ nói đại khái là bị bệnh ôn dịch hoành hành mà các tiêu đầu hàng mấy năm liền bôn tẩu bên ngoài nên dễ nhiễm phải bệnh này.

Lão họ Phí cũng nói xen vào:

- Tổng tiêu đầu! Chẳng phải là tiểu nhân lắm chuyện, nhưng tiểu nhân xem chừng tổng tiêu đầu nên mời thầy bói, thầy cúng đến coi thử xem trong phủ đệ có điều gì không được bình yên, chẳng hạn như gặp phải sao Thái Tuế, hay là tiêu cục động Táo quân, hẳn có chỗ nào không ổn đó.

Uông gia sư cũng theo hùa:

- Phí đầu nhi nói phải đó! Tổng tiêu đầu! Quý tiêu cục chạy hàng ở bên ngoài chẳng thể nào tránh khỏi có chuyên đả thương nhân mạng. Con người ta cũng tam suy lục vượng. Không chừng năm nay xung khắc với tuổi tổng tiêu đầu nên ma quỷ thừa cơ quấy nhiễu. Tưởng nên mời các hòa thượng đại sĩ đến lập đàn giải oan thí thực cầu đầu!

Lâm Chấn Nam chỉ ấm ớ cho xuôi chuyện. Ông sai người vào trướng phòng lấy trăm lạng bạc chia cho hai người.

Phí đầu nhi từ chối không nhận. Hắn cười nói:

- Tổng tiêu đầu cũng là người nhà. Bọn tại hạ đến đây không phải để tra án thì khi nào dám thò tay ra lấy tiền. Hơn nữa trong một ngày mà xảy ra hơn hai chục nhân mạng. Bọn tại hạ dù có muốn gánh một phần trách nhiệm cũng không thể lấy tiền bạc này được. Có đúng thế không? Ha ha ha...

Hồi 6

Cái Chết Bí Ẩn Của Hoa Tiên Sinh

Lâm Chấn Nam trong lòng tức giận bụng bảo dạ:

- Mi bất quá là tên bộ khoái nhỏ mọn mà bữa nay muốn thừa cơ giậu đổ bìm leo yêu sách ta điều này điều nọ. Lâm Chấn Nam này chẳng ra gì cũng nổi tiếng anh hùng một thời thì dù có giết một tên bộ khoái cũng chỉ như giết con kiến mà thôi.

Lâm Chấn Nam còn đang ngẫm nghĩ thì Uông sư gia cười nói:

- Phí huynh đệ ăn nói không khỏi có điều lỗ mãng. Lâm tổng tiêu đầu chẳng nên trách y làm chi. Vụ này bảo là lớn thì không phải là lớn nhưng nói là nhỏ cũng không phải là nhỏ. Quan trên nhất định bắt điều tra, song tổng tiêu đầu bất tất phải lo ngại. Về công sự tiểu đệ đã có biện pháp, chỉ cần làm một tờ phúc trình nói là ôn dịch phát tác thì việc lớn cũng hóa nhỏ.

Lâm Chấn Nam đáp:

- Phải! Phải! Như vậy thì chẳng phiền phức gì đến ai nữa.

Rồi ông sai người vào lấy một trăm lạng bạc đem ra. Bây giờ Uông, Phí hai gã thấy món tiền khá lớn mới vừa lòng. Chúng nhận lễ cám ơn rồi ra về.

Lâm Chấn Nam đưa khách ra cổng ngoài thấy hai cây cờ bị gẫy tận gốc thì trong lòng rất là phiền não. Cho đến bây giờ địch nhân đã hạ sát hơn hai chục người trong tiêu cục mà chưa xuất đầu lộ diện cũng chưa chính thức khai chiến hay tỏ rõ thân thế.

Ông quay lại ngửng đầu lên nhìn tấm biển trên cổng đề bốn chữ vàng Phước Oai tiêu cục, xuất thần hồi lâu, miệng lẩm bẩm:

- Phước Oai tiêu cục lừng danh trên chốn giang hồ đã mấy chục năm, không ngờ nay lại bị thất bại ở trong tay mình.

Bỗng nghe ngoài đường có tiếng vó ngựa vang lên. Mấy con ngựa đang từ từ đi đến. Lâm Chấn Nam quay lại thì thấy bốn con ngựa, trên lưng có người nằm ngang chứ không có người cưỡi. Trong lòng đã đoán ra được mấy phần, ông liền nhẩy vọt lại coi thì quả thấy trên lưng ngựa bốn xác chết nằm ngang chính là bốn vị tiêu sư Triệu, Chu, Phùng, Tưởng mà hôm qua đã phái đi rượt theo Sử tiêu đầu. Chắc những người này bị giết ở dọc đường rồi hung thủ đặt xác lên lưng ngựa. Những con ngựa này thuộc đường lối tự ý quay

Lâm Chấn Nam tra xét bốn xác chết thì trong mình những người này tuyệt không có thương tích chi hết. Khí giới và tiền bạc mang theo hãy còn đủ cả không mất vật gì. Ông vừa sai người đem thi thể bốn vị tiêu sư vào nhà đại sảnh thì chợt thấy một tên hành khất áo quần lam lũ cõng một người trên lưng đi tới trước cổng. Lâm Chấn Nam coi quần áo người này nhận được là Chử tiêu đầu miệng lẩm bẩm:

- Thế là thi thể mọi người đều đem về hết rồi.

Ông liền vẫy tay bảo tên chạy hiệu đứng bên trông coi chỗ này rồi trở gót đi vào. Bỗng nghe Chử tiêu đầu la lên:

- Tổng... Tổng tiêu đầu... Hắn bảo thuộc hạ...

Lâm Chấn Nam vừa kinh hãi vừa mừng thầm, cất tiếng hỏi:

- Chử hiền đệ! Hiền đệ chưa chết ư?

Rồi ông quay lại ôm Chử tiêu đầu lên thì thấy lão hai mắt nhắm nghiền, miệng lắp bắp:

- Hắn bảo thuộc hạ... Về nói với tổng tiêu đầu... là thiếu tiêu đầu...

Lâm Chấn Nam hỏi ngay:

- Hắn nói Bình nhi làm sao?

Chử tiêu đầu thều thào đáp:

- Nếu thiếu tiêu đầu... muốn ... muốn ... muốn...

Lão nói luôn ba chữ "muốn", bỗng thấy người dãy lên đành đạch mấy cái rồi tắt thở.

Lâm Chấn Nam buông tiếng thở dài, hai hàng châu lệ lã chã tuôn rơi, rớt xuống mình chử tiêu đầu. Ông ôm thi thể lão chạy vào sảnh đường rồi nói:

- Chử hiền đệ! Nếu ta không báo thù cho hiền đệ thì chẳng làm người nữa. Có điều đáng tiếc... Ðáng tiếc là... Hỡi ôi! Hiền đệ vội đi quá, chưa kịp nói rõ danh tính kẻ thù.

Thực ra ở trong tiêu cục, Chữ tiêu đầu chẳng có chi sở trường hơn người mà cũng chẳng có thâm tình gì đặc biệt với Lâm Chấn Nam. Có điều lúc này trong lòng ông xúc động quá mà không ngăn được giọt lệ. Ông sa lệ vì căm phẫn nhiều hơn là vì đau thương.

Bỗng thấy Vương phu nhân đứng trước cửa sảnh đường, tay trái ôm lưỡi kim đao, tay phải trỏ ra sân, lớn tiếng thóa mạ:

- Những tên cẩu cường đạo đê hèn kia chỉ biết lén lút phóng tên ngầm hại người. Nếu phải là anh hùng hảo hán chân chính sao không đường hoàng tới Phước Oai tiêu cục mở một cuộc tử chiến minh bạch Cái kiểu thập thò như đàn chuột nhắt thì người trong võ lâm ai mà coi được?

Lâm Chấn Nam khẽ hỏi:

- Nương tử! Nương tử có thấy động tĩnh gì không?

Ông vừa hỏi vừa đặt thi thể Chử tiêu đầu xuống đất. Vương phu nhân lớn tiếng đáp:

- Nào có thấy động tĩnh gì đâu? Những quân cẩu cường đạo này sợ 72 đường "Phách tà kiếm", 108 đường "Phiên thiên chưởng" của nhà họ Lâm. Chúng lại gờm cả mười tám mũi "Tích Vũ tiến" của chúng ta nữa.

Tay phải bà cầm lấy chuôi đao vạch lên không một đường quát to:

- Hến còn sợ cả lưỡi kim đao này trong tay lão nương nữa.

Ðột nhiên trên nóc nhà có tiếng người cười nhạt. "Véo"! Một thí ám khí bắn xuống đánh "choang" một tiếng. ám khí đã bắn trúng kim đao.

Vương phu nhân cảm thấy cánh tay tê chồn, nắm đao không vững, vung tay phải một cái. Hai điểm sáng bạc vọt lên nóc nhà về phía Ðông. Tiếp theo ánh thanh quang lấp lánh, ông rút thanh trường kiếm cầm tay. Hai chân vừa điểm xuống người đã vọt lên nóc nhà. Ông ra chiêu "Tảo đãng quần ma". ánh kiếm vọt ra như hoa bay đâm về phía địch nhân vừa phóng ám khí. Lâm Chấn Nam mấy bữa nay gặp bao nhiêu điều buồn bực, thủy chung vẫn chưa thấy mặt địch nhân. Ông hết sức bình sinh phóng chiêu này không còn dè dặt chút nào. Ngờ đâu kiếm phóng ra lại đâm vào quãng không. Trên nóc nhà chẳng có một bóng người nào. Lâm Chấn Nam lún thấp người xuống nhảy vọt lại góc mái nhà hướng Ðông mà vẫn chẳng thấy tung tích địch nhân đâu.

Lúc này Vương phu nhân và Lâm Bình Chi đều tay cầm binh khí nhảy lên tiếp ứng. Vương phu nhân bị địch nhân phóng ám khí đánh rớt kim đao. Bà cáu giận đến cực điểm quát lên như sấm:

- Cẩu tặc tử! Mi có giỏi thì chường mặt ra quyết một trận tử chiến. Nếu còn lén lút thập thò thì chỉ là quân chó lộn giống, không biết hổ thẹn là gì.

Rồi bà quay sang hỏi Lâm Chấn Nam:

- Quân chó má chạy trốn rồi ư? Chúng là những nhân vật thế nào?

Lâm Chấn Nam lắc đầu khẽ đáp:

- Ðừng làm khinh động người khác.

Ba người ở lại trên nóc nhà tìm khắp một lượt nữa rồi mới nhảy xuống sân. Lâm Chấn Nam khẽ nói:

- Thật là đáng thẹn! Hai mũi "Tích vũ tiến" của ta bị địch nhân bắt lấy đem đi rồi mà mình chưa kịp trông thấy sau lưng hắn. Thân pháp hắn quả là xuất quỷ nhập thần.

Vương phu nhân giật mình kinh hãi hỏi:

- Có chuyện ấy ư?

Lâm Chấn Nam hỏi lại:

- Hắn dùng ám khí để đánh rớt kim đao của nương tử?

Vương phu nhân đáp:

- Không biết quân chó má đó đã dùng ám khí gì?

Hai người đi tìm khắp trong sân mà chẳng thấy có ám khí chi hết, chỉ thấy dưới gốc cây quế còn vô số mảnh gạch vụn rất nhỏ tan ra đó. Hiển nhiên địch nhân dùng một hòn gạch làm ám khí liệng xuống. Thanh kim đao trong tay Vương phu nhân mà bị một viên gạch nhỏ bé phóng tới đã phát huy kình lực ghê gớm đến thế thì thật khiến cho người ta phải khủng khiếp. Vương phu nhân nổi nóng đùng đùng, thóa mạ không tiếc lời:

- Quân chó má! Quân đê hèn!...

Bà đang mắng chửi bỗng trông thấy những mảnh gạch vụn dưới gốc cây quế thì lòng căm phẫn bất giác biến thành mối khủng khiếp. Bà đứng ngẩn người ra hồi lâu không nói gì nữa rồi chạy vào trong sương phòng. Bà chờ cho ông chồng cùng cậu con vào rồi đóng cửa hỏi:

- Võ công địch nhân thật là ghê gớm! Chúng ta không phải là địch thủ với hắn. Bây giờ biết làm... thế nào...

Bà định nói "làm thế nào cho được" nhưng cảm thấy nói như vậy không khỏi tỏ ra khiếp nhược, nên dừng lại không nói nữa. Lâm Chấn Nam nói:

- Việc đã đến như thế này thì chỉ còn cách đi cầu viện các bằng hữu. Trong võ lâm người ta giúp nhau trong cơn hoạn nạn là dự rất thường.

Vương phu nhân nói:

- Bạn hữu võ lâm giao tình thâm hậu cùng chúng ta dĩ nhiên không phải là ít, nhưng bản lãnh cao thâm hơn chúng ta thì lại chẳng được mấy người. Còn những người kém cỏi chúng ta có mời đến cũng chẳng ích gì.

Lâm Chấn Nam nói:

- Tuy nương tử nói thế là phải, nhưng nhiều người thì kiến rộng. Mời họ đến để cùng nhau tính toán cũng hay hơn ý kiến

Vương phu nhân nói:

- Thôi thế cũng được! Nhưng lang quân định mời những ai?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Chúng ta mời những người ở gần trước. Trước hết chúng ta kêu những tay hảo thủ trong tiêu cục ở ba nơi: Hàng Châu, Nam Xương, Quảng Châu vẳ. Tiếp theo mời những đồng đạo võ lâm các tỉnh Lâm, Triết, áo Cống, tỷ như Trần lão quyền sư ở Ung Châu, Thanh phong kiếm Cao Nhất Long ở Tuyền Châu, Thiết quải Hoắc Trung, Hoắc nhị ca ở Thương Châu đều nên phát thiếp đến mời.

Vương phu nhân chau mày nói:

- Tin mình cầu viện này đồn đại ra ngoài giang hồ thì tiếng tăm Phước Oai tiêu cục tất bị tổn thương.

Lâm Chấn Nam hất hàm hỏi:

- Phải chăng năm nay nương tử ba mươi chín tuổi?

Vương phu nhân ra vẻ khó chịu đáp:

- Hừ! Cái đó mà còn hỏi đến niên canh nữa ư? Tiểu muội thuộc về con hổ, lang quân còn không biết bao nhiêu tuổi hay sao?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Vậy ta phát thiếp mời nói là để mừng ngày sinh nhật bốn mươi tuổi của nương tử.

Vương phu nhân hỏi:

- Vậy sao lại tăng gia tiểu muội lên một tuổi, làm thế chẳng già thêm người đi hay sao?

Lâm Chấn Nam lắc đầu đáp:

- Nương tử đã già thế nào được? Trên đầu còn chưa có một sợi tóc bạc. Ta nói mời ngày sinh nhật để cho những bạn hữu thân tình không ai đem lòng ngờ vực. Khách đến, rồi mình sẽ lựa những người thân thiết nói kín cho họ biết thì không tổn hại đến oai danh tiêu của cục.

Vương phu nhân nghẹo đầu ngẫm nghĩ một chút rồi nói:

- Ðược rồi! Lang quân làm thế nào tùy , nhưng mừng tiểu muội cái gì

Lâm Chấn Nam ghé tai khẽ đáp:

- Mừng nương tử sang năm sinh một thằng con to lớn.

Vương phu nhân hứ một tiếng rồi đỏ mặt lên nói:

- Lang quân chẳng đứng đến chút nào cả. Bây giờ mà còn nói chuyện tâm tình này ư?

Lâm Chấn Nam cười ha hả đi vào phòng việc để sai người viết thiếp mời bạn hữu. Thực ra trong lòng ông cũng xao xuyến vô cùng. Ông nói mấy câu đùa giỡn chẳng qua là để giảm bớt mối lo sợ cho bà vợ mà thôi. Ông nghĩ thầm trong bụng:

- Nước ở xa thì làm sao mà cứu được đám cháy ở gần. Trong đêm nay ta e rằng xảy chuyện khủng khiếp, chờ bạn hữu tới nơi thì chẳng hiểu Phước Oai tiêu cục có còn tồn tại trên thế gian này nữa không?

Lâm Chấn Nam vừa đi tới cửa phòng việc thì thấy hai tên nô bộc vẻ mặt cực kỳ hoảng hốt. Một tên lúi lưỡi nói:

- Tổng.. tổng... tiêu đầu!... Cái này... lại nguy rồi...

Lâm Chấn Nam hỏi ngay:

- Chuyện chi vậy?

Tên nô bộc đáp:

- Vừa rồi trưởng phòng tiên sinh kêu Lâm Phúc đi mua quan tài. Y... vừa ra đến đầu đường sắp nghẹo sang đường khác thì ngã lăn ra chết liền.

Lâm Chấn Nam hỏi:

- Có việc ấy ư? Người gã đâu rồi?

Tên nô bộc đáp:

- Còn ở ngoài đường.

Lâm Chấn Nam nói:

- Ra đem thi thể gã về đây.

Ông lẩm bẩm:

- Giữa ban ngày ban mặt mà địch nhân dám lộng hành gây ra án mạng thì thật là lớn mật, càn rỡ đến cùng cực.

Hai tên nô bộc thấy chủ bảo ra đường đem xác Lâm Phúc thì "dạ! dạ!" mấy tiếng nhưng chưa đi ngay. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Sao vậy?

Tên nô bộc đáp:

- Tổng... tiêu đầu ra mà coi...

Lâm Chấn Nam biết lại xảy ra chuyện gì rồi. Ông dặng hếng một tiếng đi ra ngoài cổng lớn thì thấy ba tên tiêu sư, năm tên chạy cờ sếc mặt xám đen ra chiều khủng khiếp đến cực điểm. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Lại có chuyện chi vậy?

Ông không chờ trả lời cũng đã biết rồi vì nhìn thấy ngoài cổng lớn trên phiến đá xanh có người lấy vết máu tươi viết tám chữ "Ra khỏi cổng mười bước là phải chết". Cách cổng chừng mười bước lại vạch một đường máu rộng độ hơn một tấc. Lâm Chấn Nam hỏi:

- Họ viết những chữ này từ lúc nào? Chẳng lẽ không một ai trông thấy hay sao?

Một tên tiêu sư đáp:

- Vừa rồi Phúc Lâm chết ở đầu đường hẻm, cả nhà chạy xúm xít đến coi thì ngoài cổng không có một người lạ nào cả. Chẳng hiểu ai đã đùa giỡn viết những chữ này từ lúc nào?

Lâm Chấn Nam cất cao giọng lớn tiếng nói dường như để người nào nấp ở gần đó cũng nghe tiếng:

- Lâm mỗ không muốn sống nữa rồi thử ra khỏi cổng ngoài mười bước xem có chết không?

Ông nói rồi rảo bước đi ra. Hai tên tiêu sư đồng thời la lên:

- Tổng tiêu đầu.

Lâm Chấn Nam vẫy tay một cái rồi khoa chân bước qua đường máu. Ông coi đường máu và chữ viết còn ướt chưa khô, tiện chân ông dí những chữ đi trông không còn rõ nữa rồi mới quay trở vào cổng lớn ngó ba tên tiêu sư nói:

- Ðây là trò ngoáo ộp hăm người. Chúng ta đã từng bôn tẩu giang hồ quen rồi thì còn sợ gì nữa.

Lâm Chấn Nam ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

- Ba vị huynh đệ! Ba vị hãy đi mua quan tài rồi đến chùa Tây Ninh bên Tây Vực mời hòa thượng về cúng mấy ngày.

Ba tên tiêu sư thấy tổng tiêu đầu bước qua đường máu mà vẫn bình yên vô sự liền vâng lời, tay cầm khí giới, sóng vai đi ra cổng.

Lâm Chấn Nam trông bọn họ đi khỏi một lúc rồi mới quay trở vào. Ông vào đến phòng việc ngó trưởng phòng là Hoàng tiên sinh nói:

- Hoàng phu tử! Phu tử viết thiếp mời bạn hữu thân tình đến dự lễ mừng thọ phu nhân.

Hoàng tiên sinh hỏi lại:

- Dạ! Không hiểu mời đến ngày nào?

Bỗng nghe có tiếng bước chân rất gấp. Một người chạy tới nơi. Lâm Chấn Nam vừa ngoảnh đầu ra lại nghe đánh huỵch một tiếng. Người đó ngã lăn xuống đất. Lâm Chấn Nam chạy thẳng về phía phát ra tiếng động thấy một trong ba vị tiêu đầu vâng mệnh đi mua quan tài là Ðịch tiêu đầu nằm lăn ra đó. Người hắn đang giãy giụa. Lâm Chấn Nam đưa tay ra nâng dậy hỏi:

- Ðịch huynh đệ làm sao vậy?

Ðịch tiêu đầu đáp:

- Bọn họ chết... rồi... Thuộc hạ chạy trốn về đây...

Lâm Chấn Nam hỏi gấp:

- Ðịch nhân là hạng người nào?

Ðịch tiêu đầu ấp úng đáp:

- Không... biết... không biết...

Hắn giãy lên mấy cái nữa rồi chết liền.

Chỉ trong khoảnh khắc mọi người trong tiêu cục đều hay tin. Vương phu nhân cùng Lâm Bình Chi từ nội đường đi ra đều nghe mọi người lẩm bẩm câu "Ra khỏi cổng mười bước là phải chết". Lâm Chấn Nam nói:

- Ðạ ta cõng thi thể hai vị tiêu đầu về.

Trưởng phòng là Hoàng tiên sinh nói:

- Tổng... tổng tiêu đầu... không đi được. Bây giờ treo giải thưởng tất có người mạnh dạn đi ra.

Rồi y lớn tiếng tuyên bố:

- Ai đi cõng thi thể hai vị tiêu đầu sẽ được thưởng ba chục lạng bạc.

Hoàng tiên sinh rao ba lần mà không thấy ai lên tiếng. Vương phu nhân đột nhiên la gọi:

- ồ! Bình nhi đâu rồi? Bình nhi!... Bình nhi!...

Mấy tiếng sau bà gọi líu cả lưỡi lại. Mọi người thấy Lâm Bình Chi mất tích một cách đột ngột, đều cất tiếng gọi rối cả lên:

- Thiếu tiêu đầu! Thiếu tiêu đầu!...

- Bình nhi! Bình nhi!...

Bỗng nghe tiếng Lâm Bình Chi ở ngoài cổng vang lên:

- Tại hạ ở đây mà!

Mọi người cả mừng chạy ra cổng thì thấy Lâm Bình Chi đang từ góc đường đi tới. Hai vai chàng cõng hai xác chết, chính là hai vị tiêu đầu chết ở ngoài đường. Lâm Chấn Nam và Vương phu nhân hấp tấp chạy ra, tay cầm binh khí, bước qua đường máu hộ vệ Lâm Bình Chi đưa về. Các tiêu sư, những tên chạy cờ đồng thanh reo hò:

- Thiêu tiêu đầu nhỏ tuổi mà anh hùng can đảm hơn người.

Lâm Chấn Nam cùng Vương phu nhân trong lòng rất đắc . Vương phu nhân lên giọng trách y.

- Hài tử! Làm việc lỗ mãng như vậy không nên. Hai vị tiêu đầu này tuy là chỗ thân tình nhưng họ đã chết rồi, mình mạo muội như vậy thật là nguy hiểm.

Lâm Bình Chi tuy ngoài miệng tươi cười mà trong bụng khó chịu không thể tả được. Chàng nói:

- Hài nhi trong lúc bồng bột không nhẫn nại được, giết một người mà khiến cho bao nhiêu người mất mạng. Nếu hài nhi còn tham sống sợ chết thì làm người sao được.

Trong hậu đường có tiếng người la gọi:

- Hoa sư phó không hiểu tại sao cũng chết rồi.

Lâm Chấn Nam quát hỏi:

- Cái gì vậy?

Quản sự trong tiêu cục là Lâm Thông sắc mặt lợt lạt, hốt hoảng chạy lại nói:

- Tổng tiêu đầu! Hoa sư phó ra cổng sau đi mua rau, mới ra khỏi cổng chừng mười bước đã bị chết liền. Ngoài cổng sau cũng có tám chữ máu kia.

Hoa sư phó là người nấu bếp trong tiêu cục, nấu nướng rất khéo, nhất là những món đông qua chung, tao ngư, nhục bì, vân thôn lại càng nổi tiếng ở Phúc Châu. Lâm Chấn Nam cần đến hắn trong cuộc mời mọc các quan nha và phú thương. Lúc này ông nghe tin Hoa sư phó cũng bị giết hại lại càng chấn động tâm thần, bụng bảo dạ:

- Hắn là một tên đầu bếp tầm thường, chẳng phải tiêu sư mà cũng không phải hạng chạy cờ. Theo lề luật giang hồ thì lúc cướp tiêu không được sát hại phu xe, phu kiệu, hay phu khuân vác. Thế mà địch nhân hạ thủ một cách tàn độc như vậy, hay là chúng định giết sạch cả Phước Oai tiêu cục này chăng?

Ông nhìn mọi người nói:

- Anh em bất tất phải hoang mang. Chà! Những quân cướp đạo chó má này chỉ nhân lúc người ta không kịp đề phòng để hạ thủ. Các vị đã nhìn thấy vừa rồi thiếu tiêu đầu và vợ chồng ta đàng hoàng ra khỏi cổng lớn mười bước nào có thấy những tên cẩu cường đạo dám làm gì đâu ?

Mọi người đều vâng dạ, công nhận là Lâm Chấn Nam nói đúng nhưng không ai dám ra khỏi cổng nửa bước. Lâm Chấn Nam và Vương phu nhân nhìn nhau vẻ mặt buồn rầu, đành chịu bó tay không biết làm thế nào.

Tối hôm ấy, Lâm Chấn Nam cắt đặt các tiêu sư phòng thủ các tiêu cục. Ngờ đâu lúc ông chống kiếm đi tuần tra thì hai mươi mấy tên tiêu sư đều ngồi xúm xít trong sảnh đường. Dĩ nhiên không có người nào canh dữ bên ngoài. Họ sợ quá đến nỗi không ai dám ra sân đi tiểu một mình. Lâm Chấn Nam nghĩ thầm:

- Ðịch nhân quả là ghê gớm. Trong tiêu cục đã chết bao nhiêu người rồi, chính mình cũng chẳng có lúc nào yên tâm thì trách bọn họ khiếp nhược thế nào được?

Ông nghĩ vậy liền kiếm lời an ủi và sai người lấy rượu thịt đem ra cho họ ăn uống.

Hồi 7

Lâm Chấn Nam Khám Phá Tồi Tâm Chưởng

Mọi người trong lòng phiền muộn chẳng ai muốn nói năng gì. Họ lặng lẽ ngồi uống rượu giải sầu.

Chẳng bao lâu, mấy người say quá lăn ra ngủ.

Sáng sớm hôm sau, mấy nhà trồng trọt ở trong làng mé tây gánh rau đưa đến cho tiêu cục.

Phước Oai tiêu cục nhiều người, nguyên về rau dưa, mỗi ngày ăn hết hai gánh lớn mới đủ. Trước nay Phước Oai tiêu cục đều lấy rau của những người này. Hai người đến bán rau lấy tiền rồi cáo từ ra về. Mọi người trong tiêu cục không ai nói gì, đứng tụ tập ở cổng sau để coi động tĩnh. Họ thấy hai nhà nông quẩy gánh không về ra khỏi cổng vài chục bước vẫn chưa xảy ra chuyện gì khác lạ thì bụng bảo dạ:

- Câu "Ra khỏi cổng mười bước là phải chết" chuyên để đối với người trong tiêu cục, không ai can dự đến người ngoài.

Hai người bán rau đi lẫn vào với bọn khách qua đường. Ðột nhiên có người la hoảng. Rồi những người đó tới tấp tránh đi.

Mọi người trong tiêu cục xa xa trông thấy hai người bán rau đã té nhào xuống đường. Hai chiếc đòn gánh vứt bỏ một bên.

Trường hợp này xảy ra nữa, Phước Oai tiêu cục mang tiếng là tòa nhà khủng khiếp đồn đại khắp phủ Phúc Châu.

Từ đây cả tòa tiêu cục rộng lớn không một ai dám bén mảng tới nữa.

Nửa đêm hôm ấy, bỗng nghe tiếng vó ngựa lộp cộp vang lên. Mấy người kỵ mã ở trong tiêu cục đã chạy đi.

Lâm Chấn Nam mở cuộc điều tra thì đó là năm tên tiêu sư thiếu nhẫn nại trước cục diện nguy hiểm, không từ biệt mà bỏ đi.

Lâm Chấn Nam lắc đầu thở dài nói:

- Lúc gặp đại nạn ai nấy tìm đường mà chạy. Lâm mỗ này không đủ lực lượng chiếu cố cho anh em. Vậy ai muốn đi đâu thì đi.

Ðám tiêu sư còn ở lại mồm năm miệng mười mạt sát năm tên tiêu sư vừa bỏ đi là những hạng người không nghĩa khí.

Dè đâu chiều hôm ấy, năm con ngựa lại đeo năm xác chết về. Năm tên tiêu sư muốn thoát ly hiểm địa lại hóa ra những người đi nộp mạng trước tiên.

Lâm Bình Chi nhìn xác chết năm tên tiêu sư, căm phẫn vô cùng. Chàng cầm trường kiếm xông ra ngoài cổng, đứng ngoài đường máu ba bước lớn tiếng nói:

- Bậc đại trượng phu mình làm mình chịu. Gã họ Dư nào đó người ở Tứ Xuyên chính do tay Lâm Bình Chi này hạ sát, không can thiệp gì đến người khác. Muốn báo thù thì cứ ra đây, dù Lâm mỗ có bị phân thây ra làm muôn đoạn cũng chẳng oán hận gì. Bằng bọn mi sát hại những người lương thiện thì đâu phải là anh hùng hảo hán? Bọn mi thẳng thắn ra đây giết Lâm Bình Chi đi là phải còn không dám chường mặt ra thì chỉ là những quân trộm cướp vô liêm sỉ, hay là loài rùa đen đê tiện.

Chàng la mỗi lúc một lớn tiếng. Sau chàng cởi áo phanh ngực ra vỗ bụng nói:

- Ta đây đường đường tấm thân nam tử coi cái chết tựa như lông hồng. Bọn mi đâm cho ta một nhát đao có hay hơn không? Can chi mà sợ hãi đến nỗi không dám nhìn mặt ta? Bọn mi thật là quân chó má, giống tiểu súc sinh.

Những người đi đường thấy chàng hai mắt đỏ mọng vừa vỗ ngực vừa la hét, nên chẳng ai dám lại gần tiêu cục, chỉ đứng đường xa mà nhìn.

Vợ chồng Lâm Chấn Nam nghe cậu con la hét đều chạy ra ngoài cổng. Mấy bữa nay hai ông bà vừa buồn rầu vừa căm phẫn không biết đến đâu mà kể, tưởng chừng như tức đến bể bụng. Bây giờ thấy Lâm Bình Chi gọi địch nhân ra khiêu chiến, hai người cũng lớn tiếng thóa mạ.

Bọn tiêu sư ngơ ngác nhìn nhau. Ai nấy đều ngấm ngầm bội phục gan dạ của ba người. Họ nghĩ thầm:

- Trước nay tổng tiêu đầu vốn là bậc anh hùng, phu nhân cũng là nữ trung hào kiệt, cái đó đã đành. Nhưng thiếu tiêu đầu được nuôi dưỡng chiều chuộng lại nhỏ tuổi mà cũng không biết sợ trời đất, kêu địch nhân ra mà thóa mạ mới thiệt là ghê gớm.

Bọn Lâm Chấn Nam ba người giơ tay dậm chân chửi bới hàng nửa ngày mà bốn bề vẫn yên lặng như tờ.

Lâm Bình Chi lại gầm lên:

- Bọn mi nói cái gì ra khỏi cổng mười bước là phải chết? vậy ta ra thêm mấy bước nữa, thử xem các ngươi có làm gì được không?

Dứt lời chàng lại tiến thêm ra ngoài mấy bước nữa. Chàng cầm ngang thanh trường kiếm đứng ngạo nghễ nhìn bốn mặt. Vương phu nhân nói:

- Những quân cẩu cường đạo kia! Bọn mi chỉ quen khinh khi người hiền lành mà khiếp sợ kẻ hung dữ. Chắc bọn mi không dám gây chuyện với con ta.

Bà kéo tay Lâm Bình Chi vào trong cổng.

Lâm Bình Chi tức giận đến độ toàn thân run bần bật. Chàng vào phòng nằm rồi nhưng không nhẫn nại được, úp sấp mặt xuống giường khóc hu hu.

Người ta thường nói: biết con chẳng ai bằng cha. Lâm Chấn Nam biết cậu con vừa rồi ra cổng kêu địch nhân thóa mạ là nhân sự căm phẫn bồng bột trong lúc nhất thời, nhưng dầu sao chàng cũng còn nhỏ tuổi chưa hết tính con nít. Ông xoa đầu chàng nói:

- Hài nhi gan dạ không nhỏ, chẳng hổ là con trai nhà họ Lâm. Ðịch nhân không dám chường mặt ra thì chúng ta biết làm thế nào được? Hài nhi hãy ngủ đi một giấc đã.

Lâm Bình Chi khóc một hồi rồi thần trí lơ mơ đưa hồn vào cõi mộng. Tối hôm ấy ăn cơm chiều xong, chàng nghe phụ thân nói chuyện khẽ với mẫu thân về mấy tên tiêu sư trong tiêu cục có kiến kỳ dị muốn đào đường hầm theo ngả sau mà chuồn. Ðường hầm họ định đào ra ngoài giới tuyến mười bước là thoát chết. Chúng cho là nếu còn ở tiêu cục thì sớm muộn gì cũng đến lượt họ phải uổng mạng.

Vương phu nhân cười lạt nói :

- Nếu họ đào được đường hầm thì kệ họ. Chỉ sợ... chỉ sợ...

Tuy bà chưa dứt lời, nhưng cha con Lâm Chấn Nam cũng biết bà muốn nói chỉ sợ chúng cũng mất mạng như năm tên tiêu đầu đã được ngựa đem xác về, nghĩa là tự đem tính mạng dâng cho địch nhân.

Lâm Chấn Nam trầm ngâm một chút rồi nó

- Ta thử ra coi nếu có đường lối đó mà thoát được thì để bọn họ đi hết cũng phải.

Ông ra ngoài một lúc rồi quay vào phòng nói:

- Bọn người đó nói cho vui miệng mà thôi, thực tình cũng chẳng một ai dám ra tay đào hầm.

Ðêm hôm ấy ba người đi ngủ sớm. Mọi người trong tiêu cục đều phó thác cho mệnh trời, chẳng ai dám đi tuần phòng canh gác nữa.

Lâm Bình Chi ngủ đến nửa đêm bỗng thấy có người khẽ vỗ vai mình. Chàng ngồi nhổm dậy, thò tay rút lấy trường kiếm ở dưới gối. Bỗng nghe tiếng mẫu thân nói:

- Bình nhi! Ta đây mà!

Lâm Bình Chi nghe mẫu thân lên tiếng, chàng mới yên dạ cất tiếng gọi:

- Má má!

Vương phu nhân khẽ nói:

- Gia gia ngươi ra đi hàng nửa ngày mà không thấy trở về. Chúng ta phải đi kiếm y coi.

Lâm Bình Chi giật mình kinh hãi hỏi:

- Gia gia đi đâu vậy?

Vương phu nhân đáp:

- Ta cũng không biết.

Hai người tay cầm binh khí lén lén ra khỏi phòng. Trước hết ngó vào sảnh đường thấy đàn lửa sáng trưng. Mười mấy tên tiêu sư đang ngồi đánh bạc. Mấy ngày liền lúc nào họ cũng hồi hộp trong lòng. Sau họ thấy chẳng làm gì được liền không nghĩ tới chuyện sống chết nữa.

Vương phu nhân giơ tay ra hiệu cho Lâm Bình Chi rồi trở gót đi luôn.

Hai mẹ con tìm kiếm khắp nơi, thủy chung vẫn không thấy tăm tích Lâm Chấn Nam đâu cả thì trong lòng mỗi lúc một thêm kinh hãi. Hai mẹ con Lâm Bình Chi lẹ bước đi tìm kiếm khắp nơi mà không dám lên tiếng vì sợ mọi người trong tiêu cục đang lúc hoang mang mà bây giờ lại nghe tin tổng tiêu đầu mất tích tất họ náo loạn lên, khó bề vãn hồi được. Vương phu nhân hỏi cậu con:

- Bình nhi! Lúc sau cùng ngươi còn thấy gia gia ở đâu?

Lâm Bình Chi toan trả lời thì đột nhiên trong gian phòng chứa binh khí ở mé tả có tiếng lách cách vang lên. Trên chấn song cửa sổ còn có ánh đàn sáng lọt ra. Chàng vội vọt đến bên cửa sổ, chọc thủng giấy dán nhìn vào trong.

Bỗng chàng mừng quá cất tiếng gọi:

- Gia gia! Té ra gia gia ở trong đó.

Lâm Chấn Nam đang cúi lom khom, quay mặt vào vách, nghe tiếng gọi liền ngoảnh đầu ra. Lâm Bình Chi thấy vẻ mặt phụ thân cực kỳ khủng khiếp thì lòng chàng hồi hộp vô cùng. Nét mặt đang hớn hở vui mừng lập tức ngay thuỗn ra. Miệng há hốc mà không thốt nên lời.

Vương phu nhân đẩy cửa tiến vào thì thấy máu chảy chan hòa đầy mặt đất. Trên ba tấm ghế kê liền vào nhau có một người nằm, toàn thân trần như nhộng. Ngực và bụng đều bị mổ ra.

Bà nhìn lại nét mặt tử thi thì nhận ra là Hoắc tiêu đầu.

Nguyên ban ngày Hoắc tiêu đầu đã cùng bốn vị tiêu đầu nữa cưỡi ngựa trốn đi rồi sau ngựa lại đưa xác về.

Lúc này Lâm Bình Chi cũng đã chạy vào phòng chứa binh khí. Chàng xoay tay đóng chặt cửa phòng lại.

Lâm Chấn Nam móc trong ngực xác chết lấy ra một trái tim đầm đìa những máu rồi nói:

- Trái tim này bị chấn động vỡ thành tám, chín mảnh. Quả nhiên là... Quả nhiên là...

Vương phu nhân nói tiếp:

- Quả nhiên là "Tồi tâm chưởng" của phái Thanh Thành.

Lâm Chấn Nam gật đầu rồi không nói gì nữa.

Bây giờ Lâm Bình Chi mới hiểu rõ là một mình phụ thân lẻn vào phòng kín này mổ tử thi để điều tra nguyên nhân cái chết của người bị hại.

Lâm Chấn Nam lại nói:

- Họ nói là những ma quỷ gì quấy nhiễu, ta vẫn không tin. Bây giờ xem tới trái tim này là sự thực trăm phần trăm, chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

Ông gói tử thi vào trong tấm vải dầu đã chuẩn bị từ trước. Ðoạn ông xách gói lên liệng vào góc tường, bụng bảo dạ:

- Trong tiêu cục đã chết nhiều người lắm rồi thì dù có thấy một xác chết bị mổ bụng cũng chẳng có chi là lạ. Ðoạn ông lau tay vào vải dầu cho cho sạch vết tích rồi cùng vợ con trở về phòng ngủ.

Lâm Chấn Nam hỏi vợ:

- Nương tử! Kẻ đối đầu với mình đúng là tay cao thủ phái Thanh Thành rồi. Theo nương tử thì ta nên làm thế nào

Lâm Bình Chi trong lòng căm phẫn đáp ngay:

- Vụ này do hài nhi gây ra. Sáng mai hài nhi lại ra khiêu chiến, quyết một trận sống mái với kẻ thù. Nếu hài nhi không địch nổi hắn thì để hắn giết chết đi là xong chuyện.

Lâm Chấn Nam lắc đầu nói:

- Người này phóng ra chưởng mà làm bể trái tim đối thủ thành bảy, tám miếng mà ngoài thân thể kẻ bị nạn không để lại một chút dấu vết nào. Vậy võ công của hắn cao cường không biết đến đâu mà kể. Chắc phải là nhân vật số nhất số nhị của phái Thanh Thành. Nếu hắn định giết người thì đã giết rồi, bất tất phải chờ đến ngày nay. Ta xem chừng chỗ dụng tâm của địch nhân còn thâm độc tàn ác hơn thế. Quyết hắn không chịu đem ba người nhà ta giết chết một cách mau lẹ đâu.

Lâm Bình Chi hỏi:

- Vậy gia gia tính thế nào?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Quân cẩu tặc mặt giầy khác nào mào già bắt được chuột rồi. Hắn còn hành tội đủ thứ để giỡn chơi kỳ cho đến khi con chuột phải nát tim vỡ mật rồi sợ quá mà chết, hắn mới vừa lòng.

Lâm Bình Chi tức giận nói:

- Nếu hắn nắm chắc được chúng ta thì ra hắn coi Phước Oai tiêu cục của mình không vào đâu hay sao?

Lâm Chấn Nam thở dài đáp:

- Quân chó má này quả là coi Phước Oai tiêu cục không vào đâu.

Lâm Bình Chi lại hỏi:

- Không chừng hắn sợ một trăm lẻ tám đường "Phiên thiên chưởng" của gia gia. Nếu không thì sao thủy chung hắn chẳng dám xuất đầu lộ diện giao thủ một cách đường hoàng mà chỉ nhắm lúc người ta không phòng bị để ngấm ngầm hại người?

Lâm Chấn Nam lắc đầu đáp:

- Bình nhi! "Phiên thiên chưởng" của ta chuyên dùng để đối phó với những quân trộm cướp trong hắc đạo thì có thừa, nhưng so với công phu "Tồi tâm chưởng" thì thực tình còn cao hơn ta gấp mười. Ta... trước nay chẳng chịu phục ai, song thấy trái tim Hoắc tiêu đầu thì... hỡi ôi!

Lâm Bình Chi thấy phụ thân lộ vẻ ưu phiền khác hẳn lúc bình thường, chàng không dám nói gì nữa.

Vương phu nhân nói:

- Bậc đại trượng phu cần biết đường lui tới. Kẻ đối đầu đã lợi hại như vậy thì chúng ta hãy tạm lánh đi là hơn.

Lâm Chấn Nam gật đầu nói:

- Ta cũng tính thế.

Vương phu nhân nói:

- Vậy chúng ta khởi hành đi Lạc Dương ngay đêm nay. Hay ở chỗ mình đã biết rõ lai lịch địch nhân. Người quân tử sau mười năm hãy trả thù cũng chưa muộn.

Lâm Chấn Nam nói:

- Ðúng thế! Nhạc trượng kết bạn khắp thiên hạ, nhất định sẽ tìm được quyết định cho chúng ta. Bây giờ hãy thu thập ít đồ tế nhuyễn rồi lập tức đăng trình.

Lâm Bình Chi hỏi:

- Gia gia! Chúng ta đi rồi thì bao nhiêu người trong tiêu cục như rắn không đầu biết làm thế nào?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Ðịch nhân không thù oán gì với họ. Vậy chúng ta đi rồi thì mọi người trong tiêu cục lại được thái bình vô sự.

Lâm Bình Chi bụng bảo dạ:

- Gia gia nói vậy thật là đúng lý. Sở dĩ địch nhân sát hại bấy nhiêu người trong tiêu cục thực ra cũng chỉ vì một cá nhân.

Ta mà bỏ đi cho thoát thân thì địch nhân quyết không làm khó dễ đến bọn tiêu sư và bọn chạy cờ nữa. Chàng liền quay về phòng mình thu thập đồ tế nhuyễn. Từ thuở nhỏ, Lâm Bình Chi chưa bao giờ ra khỏi nhà, chàng nghĩ bụng:

- Phen này đi Lạc Dương, không chừng địch nhân cho một mớ lửa đốt cháy sạch Phước Oai tiêu cục thì bao nhiêu quần áo cùng đồ chơi của mình cũng ra tro hết.

Chàng tiếc rả những thứ này không chịu bỏ lại, thứ kia cũng muốn mang đi. Chàng nhét đầy đồ vật vào hai cái bao lớn mà thấy trong phòng mình hãy còn rất nhiều món. Tay trái chàng vớ lấy con ngựa bằng ngọc đặt trên bàn, tay phải cuốn lấy tấm da báo hoa mà chính chàng đã đánh chết được rồi lột da lấy. Lưng chàng đeo bọc chạy đến phòng song thân. Vương phu nhân trông chàng không khỏi bật cười hỏi:

- Ðây là chúng ta tạm thời lánh nạn chứ có phải dọn nhà đi chỗ khác đâu, mang làm chi nhiều cho mệt?

Lâm Chấn Nam buông một tiếng thở dài, miệng lẩm bẩm:

- Mình đây tuy là nhà võ học gia truyền, nhưng con được nuôi dưỡng sung sướng từ thuở nhỏ. Ngoài chuyện hắn học được chút ít võ công thì chẳng khác gì con em những nhà phú quý thông thường. Bữa nay thốt nhiên gặp đại nạn, gã ứng biến một cách hoang mang thì trách gã thế nào được .

Bất giác ông nổi lòng thương yêu, bảo chàng:

- Bên ngoại tổ ngươi thứ gì cũng có, bất tất phải mang đi nhiều đồ vật. Chúng ta chỉ cầm đem theo ít vàng bạc cùng châu báu đáng tiền.

Ở đây đi Giang Tây, Hồ Nam đều có phân cục, lo gì dọc đường không có cơm ăn? Vậy những bọc đem theo càng nhẹ càng tốt. Trong mình nhẹ được phần nào thì lúc động thủ tiện lợi phần ấy.

Lâm Bình Chi không sao được đành bỏ bao xuống.

Vương phu nhân hỏi:

- Chúng ta cưỡi ngựa qua cổng chính đi đàng hoàng hay là đi cửa sau lén lút ra ngoài?

Lâm Chấn Nam ngồi trên ghế thái sư. Hai mắt nhắm lại, ông kéo một hơi thuốc dài bằng cán điếu kêu ro ro một hồi thật lâu rồi mở mắt nói:

- Bình nhi! Ngươi bảo đi báo tin cho mọi người trong tiêu cục từ trên xuống dưới để họ thu xếp đến sáng mai nhất tề rời khỏi nơi đây. Ðồng thời ngươi bảo thủ quỹ lấy tiền bạc phân phát cho hết thảy mọi người. Chờ bao giờ hết tai nạn ôn dịch ai nấy lại trở về.

Lâm Bình Chi tuy trong miệng vâng lời phụ thân mà trong lòng rất lấy làm kỳ. Chàng không hiểu tại sao phụ thân đột nhiên thay đổi chủ . Vương phu nhân hỏi :

- Lang quân bảo cả nhà tản đi hết thì lấy ai mà trông nom tiêu cục?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Không cần để ai hết. Nơi đây đã có ma quỷ hung dữ quấy nhiễu thì còn ai dám vào đây chịu chết nữa? Vả lại ba chúng ta đi rồi thì còn ai chịu ở lại?

Lâm Bình Chi liền ra khỏi phòng đi báo tin. Lập tức mọi người trong tiêu cục đều nhốn nháo cả lên.

Lâm Chấn Nam chờ cho cậu con ra khỏi phòng rồi bảo vợ:

- Nương tử! Cha con ta đổi y phục thành những tên chạy cờ. Còn nương tử thì cải trang làm một tên bộc phụ. Ðến sáng, hơn một trăm người đều chùm dúm ra đi. Bên địch những kẻ võ công cao cường bất quá chỉ một hai người thì họ biết đuổi ai?

Vương phu nhân vỗ tay nói:

- Kế ấy tuyệt diệu!

Rồi bà đi lấy hai bộ áo chạy cờ dơ bẩn. Bà chờ Lâm Bình Chi trở về phòng đưa cho hai cha con mặc vào. Còn bà tự mình mặc bộ quần áo vải xanh đầu quấn một tấm khăn vải hoa mầu lam. Trừ nước da trắng nõn rõ ràng bà biến thành một mụ bộc phụ quê kệch.

Lâm Bình Chi thấy mình mặc bộ quần áo lem luốc hôi hám thì trong lòng rất khó chịu nhưng cũng không làm sao được. Trời vừa hửng sáng, Lâm Chấn Nam sai mở cổng lớn rồi nhìn mọi người nói:

- Năm nay trời vận mình bất lợi, trong tiêu cục quỷ sứ hoành hành. Vậy anh em hãy tạm lánh một thời gian. Vị nào muốn theo đi bảo tiêu thì qua phủ Hàng Châu, hoặc phủ Nam Xương quy đầu phân cục Triết Giang, Giang Tây. Lưu tiêu đầu, Dịch tiêu đầu ở những nơi đó tất hoan nghênh các vị. Chúng ta đi thôi.

Thế là dư một trăm người đang đứng cả ở ngoài sân lục tục lên ngựa chạy thẳng ra cổng lớn.

Lâm Chấn Nam khóa cổng lại rồi hô lên một tiếng. Mười mấy con ngựa nhảy vọt qua đường máu. Số đông làm nên mạnh dạn, chẳng một ai sợ hãi gì hết. Ai cũng nghĩ rằng rời xa tiêu cục sớm được lúc nào an toàn lúc ấy.

Vó ngựa dồn dập lao thẳng về phía cửa Bắc. Số đông bọn này không tính toán gì cả, thấy người chạy về hướng Bbắc thì cũng chạy theo.

Lâm Chấn Nam ra đến đầu đường liền đưa tay ra hiệu cho phu nhân cùng Lâm Bình Chi dừng lại. Ông khẽ bảo hai người:

- Ðể cho họ chạy về phía Bắc rồi chúng ta quay xuống phía Nam.

Vương phu nhân hỏi:

- Mình đi Lạc Dương sao lại chạy về phía Nam?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Ðịch nhân tất đoán biết chúng ta sang Lạc Dương, họ nhất định chận ngoài cửa Bắc. Chúng ta vờ chạy về phía Nam rồi sẽ vòng quay trở lại phía Bắc thành. Ðường vòng thật xa để cho bọn cẩu tặc kia có chẹn đường cũng uổng.

Lâm Bình Chi lên tiếng:

- Gia gia!

Lâm Chấn Nam hỏi:

- Có chuyện chi vậy?

Lâm Bình Chi không trả lời, sau một lúc chàng lại gọi:

- Gia gia!

Vương phu nhân hỏi:

- Ngươi muốn nói gì sao không nói đi?

Lâm Bình Chi nói:

- Hài nhi muốn đi thẳng ra cửa Bắc. Quân chó má kia đã sát hại bấy nhiêu người của chúng ta. Mình không cùng hắn liều một phen sống chết thì sao hả được nỗi căm giận này?

Vương phu nhân nói:

- Thù lớn dĩ nhiên phải báo. Nhưng cái bản lĩnh nhỏ mọn của ngươi chống làm sao lại được "Tồi tâm chưởng" của địch?

Lâm Bình Chi hằn học đáp:

- Nhiều lắm chẳng qua cũng như Hoắc tiêu đầu là cùng. Mình để hắn đánh bể trái tim thì thôi chứ sao?

Lâm Chấn Nam sắc mặt xám xanh nói:

- Ba đời họ Lâm nhà ta nếu ai cũng nói "cái dũng của kẻ thất phu như ngươi thì Phước Oai tiêu cục chẳng cần chờ đến người gây hấn, tự mình cũng tan vỡ rồi.

Lâm Bình Chi thấy phụ thân nổi giận, không dám nói nữa, lặng lẽ đi theo song thân đi về phía Nam. Ba người ra khỏi cửa thành rồi rẽ sang ngả Tây Nam. Sang sông Giang Mân rồi qua Nam Ðài, Nam Tự, vượt núi Cát Linh đến vịnh Vinh Thái. Suốt một ngày trời dong ruổi ngựa không dừng vó. Khi tìm đến một nhà khách điếm để ngủ trọ thì ba người đã mệt nhoài. May dọc đường không xảy ra sự gì.

Ăn cơm tối xong, Lâm Chấn Nam mới thở phào một cái khẽ nói:

- Bây giờ có thể thoát khỏi tay ác tặc rồi.

Vương phu nhân nhìn Lâm Bình Chi nói:

- Hài nhi! Mình không đè nén được phẫn khí thì sao phải là hảo hán. Mối thù này không trả được càng không phải là hảo hán.

Lâm Bình Chi nói:

- Ðúng thế! Hài nhi thấy rõ chúng vẫn sợ hãi gia gia. Nếu không thì sao thủy chung chúng vẫn không dám kéo đến nhà khiêu chiến?

Lâm Chấn Nam lắc đầu đáp:

- Tiểu hài tử! Ngươi không biết trời cao đất dày là gì? Ngủ đi thôi!

Sáng sớm hôm sau ba người trở dậy rồi. Lâm Chấn Nam lên tiếng gọi:

- Ðiếm gia! Ðiếm gia!

Nhưng trong khách điếm yên lặng như tờ không một tiếng động, ông lại ra cửa gọi:

- Ðiếm gia! Ðiếm gia...

Hồi 8

Cuộc Tỷ Ðấu Giữa Phe Thanh Thành và Tiêu Cục

Bỗng thấy trong sân có một người nằm. Ông nhìn lại thì ra tên điếm tiểu nhị đã dẫn mọi người vào phòng tối hôm qua.

Lâm Chấn Nam giật mình kinh hãi chạy ra ngoài coi thì tên tiểu nhị này đã chết rồi. Ông sờ vào người gã thấy lạnh cứng và tắt thở từ lâu. Ông coi cái chết của gã cũng giống như những người bị chết về độc thủ của "Tồi tâm chưởng". Lâm Chấn Nam trống ngực đánh thình thình chạy vội ra ngoài nhưng chẳng thấy một ai. Ông đẩy cửa phòng thì thấy vợ chồng chủ điếm cùng đứa con nhỏ bốn năm tuổi đều nằm chết trên giường.

Bỗng nghe Vương phu nhân la lên:

- Nguy to rồi! Những người này đều bị chết hết!

Lâm Chấn Nam quay đầu lại nhìn thấy bà vợ cùng cậu con mặt xám ngắt. Các cửa buồng phòng khách đã mở ra. Những khách trọ trong phòng, người thì chết trên giường. Kẻ chết lăn dưới đất. Cả một tòa khách điếm rộng lớn, trừ ba người nhà ông ra còn bất luận là chủ hay khách trọ chẳng một ai sống sót. Ngoài đường đã có tiếng người xôn xao. Chợ sớm bắt đầu họp rồi.

Lâm Chấn Nam giục Vương phu nhân và Lâm Bình Chi:

- Chúng ta phải đi mau.

Ông chạy ra tàu ngựa thì lừa ngựa đều chết hết. Trong đó có cả ba con ngựa của nhà ông. Lâm Chấn Nam mở cửa hậu để vợ con chạy ra trước. Ông ra sau, xoay tay khép cửa lại rồi ba người rảo bước đi về phía tây nam.

Ba người đi được hơn hai chục dặm rồi rẽ vào một con đường nhỏ. Ðường này ngoằn nghào và gập ghềnh khó đi. Ba người lại đi hơn hai mươi dặm nữa mới đến một quán cơm nhỏ liền vào ăn lót dạ. Lâm Bình Chi nghĩ đến trong nhà khách điếm vừa qua đầy xác chết, tay chàng bưng bát cơm lên và một miếng mà không nuốt được. Chàng đặt bát cơm xuống bàn nói:

- Má má! Hài nhi không ăn được.

Vương phu nhân chỉ đưa mắt nhìn chàng một cái chứ không trả lời. Miệng bà lẩm bẩm tựa hồ nói để mình nghe:

- Bọn mình ba người đều là người chết cả rồi. Ðã không đấu nổi với người thì thôi. Sao có kẻ đến giết người nhiều như vậy mà cũng không nghe thấy một chút tiếng động.

Lâm Chấn Nam thở dài sườn sượt. Ông ăn hết nửa bát cơm rồi nói:

- "Tồi tâm chưởng" của phái Thanh Thành là một chưởng pháp không phát ra tiếng động. Ta thường nghe nói lúc họ phóng chưởng không có lấy một chút tiếng gió. Người trúng chưởng không kịp rên lên một tiếng. Thật là một công lực âm nhu tàn độc vô cùng.

Lâm Bình Chi hỏi:

- Muốn luyện được đến công phu này phải mất bao lâu?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Ta xem chừng không khổ luyện ba bốn chục năm thì chẳng thể nào có luồng nội lực mạnh đến thế được.

Lâm Bình Chi vỗ bàn đứng lên nói:

- Nhất định là Tát lão đầu rồi! Hài nhi.. hài nhi đã có lòng tốt bênh vực cho cháu gái hắn. Ngờ đâu...

Rồi hai hàng nước mắt nhỏ giọt... Lòng chàng buồn bực đến cực điểm. Lâm Chấn Nam vừa tiếp tục ăn cơm vừa đáp:

- Ta cũng nghĩ là hắn. Hừ! Hắn giết người trong tiêu cục của ta còn có thể nói đến vì chuyện trả thù. Nhưng hắn giết bao nhiêu người trong khách điếm thì vì lẽ gì?

Vương phu nhân nói:

- Thanh Thành được kể vào hàng danh môn đại phái, thế mà họ gây ra những chuyện này thì chẳng những là kẻ thù riêng của Phước Oai tiêu cục chúng ta mà thôi, họ còn là công địch của cả võ lâm nữa.

Lâm Chấn Nam gật đầu nói:

- Càng hay! Càng hay! Bọn chúng ngông cuồng tự đại, hành động trái đạo, sau này tất gặp báo ứng. Hài tử! Ăn hết bát cơm đó đi.

Lâm Bình Chi lắc đầu đáp:

- Hài nhi không ăn được.

Lâm Chấn Nam lớn tiếng gọi:

- Nhà hàng ra tính tiền!

Ông kêu hai lần không có người đáp. Vương phu nhân cũng la lên:

- Chủ quán! Chủ quán...

Vẫn không có phản ứng chi hết. Vương phu nhân đứng phắt dậy, vội vàng mở bọc lấy kim đao ra cầm tay, xăm xăm chạy vào hậu đường thì thấy hán tử bán cơm nằm lăn dưới đất. Trên ngưỡng cửa cũng có một người đàn bà nằm ghé vào đó. Mụ này chính là vợ hán tử. Hai vợ chồng nhà này vừa trước đây một khắc còn bưng cơm canh ra mà bây giờ đột nhiên gặp phải độc thủ hạ sát. Vương phu nhân để tay vào mũi hán tử thì gã đã tắt thở rồi. Ngón tay bà chạm vào môi gã thấy hãy còn nóng.

Lúc này cha con Lâm Chấn Nam cũng cầm trường kiếm đi vòng quanh phạn điếm một lượt để lùng xét hung thủ. Quán cơm nhỏ này tựa lưng vào núi. Gần đó chỉ có một khu rừng trúc, chứ không một nhà láng giếng nào cả. Ba người đứng trước cửa quán nhìn ra xa, tuyệt không thấy tông tích gì.

Ðột nhiên Vương phu nhân hừ một tiếng, trỏ tay về phía trước run lên nói:

- Lang quân coi kìa.

Trước phạn điếm có một vạch đỏ bằng máu. Bên đường máu cũng viết tám chữ: "Ra khỏi cửa mười bước là phải chết" viết bằng máu. Có điều chữ "chết" sau cùng mới viết xong một nửa. Chắc là cha con họ Lâm từ phía trong đi ra tìm kiếm, hung thủ chưa viết xong đã phải tránh đi.

Mới trong khoảnh khắc mà người kia đã vạch đường máu viết chữ máu, Lâm Chấn Nam không kịp trông thấy tông tích, thì thân pháp hắn mau lẹ không thể tưởng tượng được.

Lâm Chấn Nam cầm ngang thanh trường kiếm lớn tiếng gọi:

- Ông bạn phái Thanh Thành kia! Lâm mỗ ở đây chờ chết. Mời ông bạn ra đây tương kiến.

Ông kêu luôn mấy câu thì chỉ thấy tiếng dội trong khe núi vang lên: "Ra đây tương kiến, ra đây tương kiến". Dư âm văng vẳng hồi lâu. Ngoài ra không có tiếng nào khác.

Quán cơm nhỏ này nằm âm thầm dưới chân núi, bốn mặt cây cối rậm rạp. Nơi đây lại hoang vắng không có người qua lại. Ba người biết đại địch vẫn quanh quẩn gần đây dòm ngó mình và chỗ này là nơi họ lựa chọn để hạ thủ. Tuy trong lòng ba người cùng hồi hộp nhưng không ai khiếp sợ.

Lâm Bình Chi xông qua đường máu lớn tiếng kêu:

- Lâm Bình Chi này lướt qua huyết tuyến lần này là lần thứ hai. Bọn mi ra giết ta đi! Những quân cường đạo, những quân chó má kia! Ta chắc bọn mi không dám chường mặt ra mà chỉ chui rúc, lén lút ngấm ngầm hành động đê tiện như những quân đầu trộm đuôi cướp hạng bét trên giang hồ.

Ðột nhiên trong rừng trúc nổi lên một tràng cười dõng dặc.Lâm Bình Chi vừa hoa mắt lên đã thấy một người đứng trước mặt. Chàng chưa kịp nhìn kỹ đã vung trường kiếm đâm tới. Chàng ra chiêu "Tảo đãng quần ma" nhằm đâm vào trước ngực đối phương nhanh như chớp.

Người kia khẽ né mình đi một cái liền tránh khỏi.

Lâm Bình Chi lại cầm kiếm quét ngang.

Người kia lại cười nhạt một tiếng rồi quay sang mé tả Lâm Bình Chi.

Lâm Bình Chi liền phóng tay trái đánh ra một chưởng. Ðồng thời chàng xoay trường kiếm lại đâm đối phương.

Lâm Chấn Nam cùng Vương phu nhân đều cầm binh khí đã chạy tới nơi, thấy cậu con đột nhiên ra mấy chiêu mà kiếm pháp cùng chưởng pháp của chàng đều đúng phép tắc. Lúc này tuy gặp cường địch mà chàng vẫn không rối loạn chút nào, hai người liền lùi lại hai bước.

Lâm Bình Chi chứa chất mối căm hờn đã lâu, chàng thi triạn ngay Tịch Tà kiếm pháp đánh liều mạng không kể gì đến thân mình nữa.

Người kia hai tay không chỉ né tránh chứ không trả đòn. Hắn chờ Lâm Bình Chi phóng ra ngoài hai chục chiêu rồi mới cười lạt nói:

- "Tịch Tà kiếm pháp" bất quá như vậy mà thôi.

Hắn đưa tay ra búng đánh "choang" một tiếng...

Lâm Bình Chi bị toạc hổ khẩu tay đau quá, thanh trường kiếm rớt xuống đất.

Người kia vung chân lên đá Lâm Bình Chi lăn long lóc mấy vòng.

Vợ chồng Lâm Chấn Nam sóng vai ra đứng trước che cho cậu con. Cặp mắt trừng trừng nhìn người kia thì thấy hắn mình mặc áo xanh, lưng đeo trường kiếm. Bộ mặt xanh là oai phong lẫm liệt. Hắn là một thiếu niên chừng hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi. Hắn đứng trơ không lộ vẻ gì cả.

Lâm Chấn Nam hỏi:

- Tôn tính đại danh các hạ là gì? Phải chăng ở phái Thanh Thành?...

Người kia cười lạt đáp:

- Phước Oai tiêu cục nhà ngươi là cái thá gì mà dám hỏi họ tên ta. Có điều bữa nay ta đã đến đây để báo thù thì cũng nói cho ngươi hay. Lão gia quả là người phái Thanh Thành.

Lâm Chấn Nam trỏ mũi kiếm xuống đất gác tay trái lên lưng tay phải nói:

- Tại hạ đối với Dư quán chủ chùa Tùng Phong một niềm kính cẩn. Hàng năm phái tiêu đầu đến Thanh Thành đưa lễ số chưa từng khiếm khuyết bao giờ. Năm nay Dư quán chủ còn định phái bốn đệ tử đến Phúc Châu. Tại hạ không hiểu có chỗ nào đắc tội với các hạ?

Gã thanh niên kia ngẩng đầu lên nhìn trời cười khẩy một hồi rồi mới nói:

- Ðúng thế! Sư phụ tại hạ quả có phái bốn tên đệ tử tới Phúc Châu, tại hạ là một người trong bọn này.

Lâm Chấn Nam nói:

- Nếu vậy thì hay quá! Không hiểu cao tính đại danh các hạ là gì?

Gã thanh niên không muốn trả lời, nhưng rồi gã cũng đằng hắng một tiếng lạnh lùng đáp:

- Tại hạ họ Vu tên gọi Nhân Hào.

Lâm Chấn Nam gật đầu nói:

- Té ra các hạ là một trong bốn vị đại đệ tử ở chùa Tùng Phong. Thật là anh hùng hào kiệt! Không trách môn "Tồi tâm chưởng" cao thâm đến thế! Giết người không thấy máu. Tại hạ rất lấy làm bội phục.

Năm chữ "giết người không thấy máu" chính là tôn chỉ về môn tuyệt kỹ "Tồi tâm chưởng" của phái Thanh Thành.

Vu Nhân Hào vừa nghe Lâm Chấn Nam nói huỵch toẹt ra liền nghĩ bụng:

- Thằng cha này đã biết chỗ tinh yếu về tuyệt kỹ của bản môn thì hắn không phải là hạng tầm thường.

Nhưng gã không khỏi lấy làm đắc vì tiếng tăm mình có người biết đến. Lâm Chấn Nam nói :

- Vu anh hùng chẳng quản đường xa có lòng chiếu cố mà Lâm mỗ chưa kịp đón tiếp, thật là thất kính.

Vu Nhân Hào nói móc:

- Hiền công tử của tôn giá võ nghệ cao cường đã nghinh tiếp rồi. Y hạ sát cả cậu con yêu của sư phụ tại hạ, như vậy còn chưa đáng kể là thất kính thì hà tất tôn giá phải quan tâm.

Lâm Chấn Nam nghe nói bất giác thấy lạnh xương sống. Ông tưởng cậu con mình có vô tình ngộ sát một tên đệ tử tầm thường phái Thanh Thành thì còn có thể nhờ một nhân vật có địa vị cao trong võ lâm đứng ra điều giải để bồi tội với đối phương, hoặc còn có đất để xoay sở. Không ngờ người đó lại chính là cậu con ruột rất cưng chiều của Tùng Phong quán chủ Dư Thượng Hải.

Ðã xảy ra chuyện này thì chỉ có một đường là liều một cuộc sinh tử, chứ không còn lối thoát nào khác.

Ông vung thanh trường kiếm, đột nhiên ngửng mặt lên trời cười ha hả nói:

- Thật đáng buồn cười! Vu thiếu hiệp đã khéo nói giỡn.

Vu Nhân Hào trợn tròng trắng mắt lên hỏi:

- Tại hạ nói gì mà bảo nói giỡn?

Lâm Chấn Nam đáp:

- Lâm mỗ lâu nay vẫn ngưỡng mộ Dư quán chủ võ nghệ thông thần, gia giáo nghiêm cẩn. Trên chốn giang hồ chẳng ai không kính phục. Khuyển tử có giết người thì chẳng qua là một tên vô lại rượu chè bê bối, trêu cợt lương gia phụ nữ. Gã đã bị khuyển tử hạ sát thì đủ biết võ công gã tầm thường đến thế nào. Con người như gã mà bảo là Dư công tử, con Dư quán chủ thì ai nghe được? Vu thiếu hiệp nói vậy chẳng là đùa giỡn ư?

Vu Nhân Hào xịu mặt xuống không biết trả lời ra sao.

Nguyên thiếu niên bị Lâm Bình Chi giết chết ở trong quán rượu kia đúng là con trai nhỏ của Dư Thượng Hải tên gọi Dư Nhân Ngạn. Mẫu thân gã là tiểu thiếp thứ tư của Dư Thượng Hải nên được lão đem lòng sủng ái. Từ thuở nhỏ Dư Nhân Ngạn được mẫu thân cưng chiều không chịu luyện võ, chỉ rong chơi lu bù. Dư Nhân Ngạn thường lừa dối phụ thân lấy tiền đánh bạc hoặc chơi bời, rượu, điếm .

Lần này Dư Thượng Hải phái người đến Phúc Kiến, Dư Nhân Ngạn thấy mình quanh quẩn ở trên núi Thanh Thành mãi cũng chán. Gã liền năn nỉ mẫu thân xin phụ thân cho đi Phúc Kiến để thêm phần lịch duyệt tăng tiến kiến thức là giả, dụng của gã chỉ là đến những nơi phồn hoa đô hội để chơi bời phóng túng một phen cho thỏa thích. Dư Thượng Hải cũng biết Dư Nhân Ngạn là một tên vô dụng nhất trong đám con lão. Nếu xẩy cuộc đấu tranh tỷ võ thì dù ai nói thế nào lão cũng chẳng cho đi để phái Thanh Thành khỏi mất mặt vì gã. Nhưng chuyến này đi Phúc Châu chỉ là đáp lễ Phước Oai tiêu cục nên lão mới ưng cho. Ngờ đâu dọc đường Dư Nhân Ngạn ăn chơi, cờ bạc đàng điếm đều bình yên vô sự. Gã xuống tới Phúc Châu mới bị chết dưới lưỡi đao trủy thủ của Lâm Bìiả, dụng

Vu Nhân Hào đối với anh chàng sư huynh này trong lòng cũng chẳng thích gì nhưng mẫu thân gã được sư phụ đem lòng sủng ái nên hắn không dám đắc tội với gã. Lúc này nghe Lâm Chấn Nam nói mấy câu mỉa mai chua cay cảm thấy khó mà đối đáp được.

Ðột nhiên trong rừng trúc có tiếng nói vọng ra:

- Tục ngữ có câu: "Song quyền khôn địch bốn tay" thật là phải lắm! Khi ở trong quán rượu Lâm thiếu tiêu đầu thống lãnh hai mươi bốn tên tiêu đầu bao vây Dư sư đệ để tấn công...

Hắn vừa nói vừa từ trong rừng chạy ra. Người này cái đầu nhỏ xíu, tay phe phẩy cái quạt giấy nói tiếp:

- Nếu tay cầm đao thương mà động thủ hẳn hoi thì còn nói gì? Dù Phước Oai tiêu cục có đông người, song thực tình mà nói toàn là đồ vô dụng. Nhưng Lâm thiếu tiêu đầu đã bỏ thuốc độc vào rượu cho Dư sư đệ uống, rồi lại phóng ra đến mười bảy, mười tám thứ ám khí. Ha ha! Con rùa đó thật là độc ác! Bọn ta vì hảo mà đến bái phỏng. Ngờ đâu bị người ta đột nhiên ám toá hảo

Lâm Bình Chi bị Vu Nhân Hào đá một cước té lộn đi, chàng hầm hầm tức giận bò dậy đứng một bên, định chờ phụ thân đối đáp mấy câu xong, sẽ nhảy xổ vào đấu nữa. Ngờ đâu tên ma đầu mặt choắt kia lại còn nói bỏ thuốc độc vào rượu gì gì nữa. Chàng tức quá không chịu được liền quát lên:

- Mi nói thúi lắm! Ta với hắn đã không thù oán lại chưa từng biết mặt, nhất là lại không biết hắn là người phái Thanh Thành thì mưu đồ sát hại hắn làm khỉ gì?

Gã kia vội giơ quạt lên xua lia lịa nói:

- Thúi lắm! Thúi lắm! Không ngửi được! Mi đã không thù không oán với Dư sư đệ, thì sao lại mai phục bên ngoài quán rượu hơn ba mươi tên vừa tiêu đầu vừa chạy cờ? Dư sư đệ ta thấy mi trêu cợt con gái lương gia, nổi cơn bất bình đánh mi ngã lăn ra, chỉ cho mi một bài học rồi tha mạng liền. Thế mà chẳng những mi không cảm ơn, lo chuyện báo đáp, lại còn sai bọn tiêu đầu chó má xúm vào đánh Dư sư đệ...

Lâm Bình Chi tức như vỡ mật, lớn tiếng thét lên:

- Té ra bọn Thanh Thành chúng bay toàn là quân vô lại ngang chướng, không kể gì đến lẽ phải trái.

Gã kia cười hề hề nói:

- Con rùa đê tiện kia! Mi thóa mạ người ta chăng?

Lâm Bình Chi tức giận quát lên:

- Ta thóa mạ mi thì đã sao?

Gã kia gật đầu đáp:

- Mi cứ thóa mạ cho sướng miệng đi! Chẳng có gì liên can đến ta hết! Ta chẳng lấy thế làm quan tâm.

Lâm Bình Chi nghi gã nói mấy câu này rất đỗi ngạc nhiên, vì nó ra ngoài sự tiên liệu của chàng.

Ðột nhiên chàng nghe đánh vù một tiếng. Có người vọt tới trước mặt chàng. Chàng toan vung tay trái lên đánh ra nhưng đã chậm mất rồi.

Một tiếng bốp vang lên. Má bên phải Lâm Bình Chi bị cái tát tai rất nặng. Mắt chàng nẩy đom đóm, cơ hồ ngất đi.

Gã kia cử động cực kỳ mau lẹ. Gã phóng chưởng tát xong lui về chỗ cũ, đưa tay lên sờ má, làm mặt giận quát hỏi:

- Thằng lỏi kia! Sao mi dám động thủ đánh người ta? úi chà! Ðau quá! đau quá! Ha ha!...

Vương phu nhân thấy con bị sỉ nhục, liền vung đao chém gã kia bằng một chiêu "Dã hoa siêu thiên" vừa chuẩn đích vừa mãnh liệt.

Gã kia vội né mình đi. Lưỡi đao chém trượt về mé hữu chỉ còn cách gã không đầy bốn tấc.

Gã giật mình kinh hãi liền cất tiếng mắng:

- Lại mụ mặt dầy này nữa! Giỏi thiệt!

Gã không dám khinh địch, thò tay ra sau lưng rút lấy cây nhuyễn tiên. Gã chờ Vương phu nhân phóng chiêu đao thứ hai tới nơi mới vung nhuyễn tiên lên phản kích.

Lâm Chấn Nam biết cục diện bữa nay không còn cách nào thu xếp được nữa liền chống kiếm tiến ra nói:

- Phái Thanh Thành muốn lật đổ Phước Oai tiêu cục là việc rất dễ dàng. Nhưng trong võ lâm sẽ có công luận ai phải ai quấy. Xin mời Vu thiếu hiệp!

Vu Nhân Hào nắm lấy vỏ kiếm, rút kiếm ra đánh soạt một tiếng rồi đáp:

- Xin mời Lâm tổng tiêu đầu!

Lâm Chấn Nam bụng bảo dạ:

- Ta từng nghe "Tùng phong kiếm pháp" của phái Thanh Thành vừa mãnh liệt vừa mau lẹ. Sở dĩ kêu bằng Tùng phong kiếm pháp vì nó vừa cứng vừa mạnh như cây tùng lại nhẹ như gió thoảng. Ta phải chiếm tiên cơ mới mong thủ thắng được.

Ông không khách khí nữa điểm mũi kiếm xuống rồi quét ngang một cái. Ánh bạch quang rần rần vọt ra. Ðó là chiêu "quần tà tịch địch" trong Tịch Tà kiếm pháp.

Vu Nhân Hào thấy thế kiếm cực kỳ hung mãnh, gã không dám đỡ gạt, lạng người đi tránh khỏi.

Lâm Chấn Nam chưa sử chiêu đến độ chót đã phóng ra chiêu thứ hai là chiêu "Phô quỳ quyết mục". Mũi kiếm nhằm đâm vào hai mắt đối phương.

Lúc này ánh mặt trời chênh chếch chiếu vào rừng trúc, tuy ánh nắng chưa mãnh liệt nhưng nó chiếu vào mũi kiếm lấp loáng chẳng khác ánh vào trong gương làm cho gã hoa mắt lên.

Vu Nhân Hào la thầm:

- Hỏng mất!

Gã nhảy lùi lại phía sau. Trống ngực đánh thình thình. Chiêu kiếm vừa rồi xuýt làm cho gã u kiếm .

Lâm Chấn Nam lại phóng chiêu kiếm thứ ba đâm tới.

Vu Nhân Hào giơ kiếm lên đỡ đánh choang một tiếng. Cánh tay cả hai người cùng chấn động.

Lâm Chấn Nam mừng thầm nghĩ bụng:

- Mình tưởng kiếm pháp phái Thanh Thành ghê gớm thế nào, té ra chỉ có vậy thôi.

Mấy bữa nay Phước Oai tiêu cục bị đối phương gây nên cuộc náo loạn thần sầu quỷ khốc, nên ông vẫn nơm nớp lo sợ. Bây giờ ông đã biết con mình giết đúng phải con trai Dư Thượng Hải thì ngoài cách liều mạng chiến đấu không còn đường lối nào khác.

Lâm Chấn Nam hăng hái xông vào thành ra uy lực về kiếm pháp đã tăng lên mấy phần.

Vu Nhân Hào lại nghĩ bụng:

- Tý lực của thằng cha này ghê gớm thật .

Vừa rồi gã đá Lâm Bình Chi lăn lộn đi, đã tưởng Lâm Chấn Nam cũng chẳng có chi đáng kể. Ngờ đâu võ thuật của hai cho con tuy cùng một lối gia truyền, nhưng công lực cách xa nhau một trời một vực. Vả lại kinh nghiệm lâm địch của Lâm Chấn Nam so với Vu Nhân Hào còn cao hơn nhiều.

Ðến chiêu thứ chín, Vu Nhân Hào mới sử chiêu "Tùng đào ẩn ẩn" để gạt chiêu thức của đối phương đánh tới, rồi mới ra chiêu phản kích.

Lâm Chấn Nam quát lên:

- Giỏi lắm!

Ông vung kiếm chém tới. Hai thanh kiếm chạm nhau đánh choang một tiếng rùng rợn.

Hai người cùng cảm thấy cánh tay tê nhức và đều lùi lại một bước.

Hồi 9

Trong Phạn Điếm Thiếu Nữ Ra Oai

Vu Nhân Hào khoa trường kiếm khoanh thành đường vòng tròn rồi đột nhiên đâm tới. ánh kiếm lóe ra nhiều điểm.

Mũi kiếm đâm vào bảy tám chỗ.

Lâm Chấn Nam không biết đối phương đâm vào chỗ nào, nên không dám vung kiếm lên gạt mà chỉ lùi lại một bước.

Vu Nhân Hào thu kiếm về toan đâm nữa.

Không ngờ Lâm Chấn Nam ra chiêu rất mau lẹ. Ông nhân một giây đối phương còn trù trừ để tấn công.

Một bên là tay lão luyện ghê gớm, một đằng chiêu kiếm rất tinh kỳ.

Hai người chợt tiến chợt lui, qua lại hơn hai chục chiêu mà vẫn chưa phân thắng bại.

Bên kia Vương phu nhân cùng gã Phương Nhân Trí động thủ.

Bà mấy lần gặp nguy hiểm. Thanh kim đao bị cây nhuyễn tiên quấn lấy.

Mới đánh có vài chiêu mà hai lần suýt nữa bà bị rớt mất binh khí hai

Lâm Bình Chi thấy mẫu thân đuối thế quá rồi, chàng vội vào phạn điếm chụp lấy chiếc ghế dài đẩy mạnh về phía Phương Nhân Trí.

Phương Nhân Trí cười nói:

- Lâm thiếu tiêu đầu mà cũng đánh kiểu vô lại đó ư?

Gã cầm cây nhuyễn tiên vung lên rồi quất xuống đánh chát một tiếng.

Lâm Bình Chi bị một roi đánh trúng lưng khá nặng đau thấu xương, cơ hồ không đứng vững.

Nhưng chàng biết nếu mình mà ngã ra là cả hai mẹ con tất bị uổng mạng.

Chàng nghiến răng chịu đau lại giơ ghế lên nhằm đập xuống đầu Phương Nhân Trí.

Phương Nhân Trí né người đi tránh khỏi.

Lâm Bình Chi giận như điên lại nhảy xổ vào.

Ðột nhiên chân chàng lảo đảo, không hiểu đã bị quấn vào cái gì. Lập tức chàng ngã lăn ra.

Bỗng nghe có tiếng người quát:

- Nằm xuống.

Một chân đạp lên người chàng. Tiếp theo trên lưng cảm thấy một mũi nhọn dí vào.

Lâm Bình Chi thấy cát bụi mù mịt. Ðồng thời mẫu thân chàng thét lên:

- Ðừng giết y! Ðừng giết y!

Chàng lại nghe Phương Nhân Trí quát:

- Cả ngươi cũng nằm xuống!

Nguyên giữa lúc hai mẹ con Lâm Bình Chi đấu với Phương Nhân Trí thì sau lưng có một người lén tới đưa chân ra quét ngang khiến cho Lâm Bình Chi bị té nhào.

Người này liền rút đao trủy thủ ra dí vào lưng chàng.

Vương phu nhân không địch nổi Phương Nhân Trí, tâm thần bà bối rối, đao pháp cũng sơ hở, liền bị cây nhuyễn tiên của đối phương quấn vào chân trái.

Gã giật mạnh một cái rồi buông ra khiến bà ngã xuống tức khếc.

Phương Nhân Trí chạy lại điểm huyệt đạo hai người.

Người gạt ngã Lâm Bình Chi chính là hán tử họ Giả đã động thủ đánh nhau với hai tên tiêu đầu trong quán rượu nhỏ ngoài thành Phúc Châu tên gọi Giả Nhân Ðạt.

Gã cũng là đệ tử phái Thanh Thành, võ công được kể vào hàng thứ nhất.

Ngày thường Giả Nhân Ðạt vẫn bầu bạn với Dư Nhân Ngạn. Hai người ăn uống với nhau. Cả những lúc đánh bạc, đàng điếm cũng kẽo kà nhau.

Gã được Dư Nhân Ngạn o bế, cùng nhau đến tỉnh Phúc Kiến.

Giả Nhân Ðạt cùng Phương Nhân Trí kiềm chế được mẹ con Lâm Bình Chi rồi, từ từ tiến đến phía sau Lâm Chấn Nam.

Lâm Chấn Nam thấy vợ con đều bị địch nhân hạ rồi thì trong lòng kinh hãi vô cùng.

Ông vung kiếm đâm veo véo luôn mấy nhát.

Phương Nhân Trí la lên:

- Vu hiền đệ! Con rùa này định chuồn đó.

Vu Nhân Hào tỷ đấu đến bây giờ đã dần dần mò ra đường kiếm của đối phương. Gã thi triển "Tùng phong kiếm pháp" mỗi lúc một mau lẹ. Những luồng bạch quang lấp loáng bao vây lấy Lâm Chấn Nam vào trong vòng ánh kiếm.

Lâm Chấn Nam thấy mình bị ba người bao vây không còn lối rút lui.

Ông cố trấn tĩnh tâm thần, thấy chiêu nào gạt chiêu ấy.

Ðột nhiên mắt ông hoa lên tưởng như có hàng mười mấy thanh kiếm từ bốn mặt tám phương phóng đến tới tấp.

Ông vội vung kiếm thành đường vòng tròn để bảo vệ thân thể.

Vu Nhân Hào quát lên:

- Này!

Ðầu gối bên phải Lâm Chấn Nam bị trúng kiếm nhủn ra, chân phải khụy ngay xuống, ông lập tức nhảy vọt lên.

Vu Nhân Hào phóng kiếm ra đâm. Mũi kiếm đã trỏ ngược vào trước ngực ông.

Bỗng nghe Giả Nhân Ðạt lớn tiếng reo:

- Vu hiền đệ! Chiêu "Lưu tinh cản nguyệt" của hiền đệ thật là tuyệt diệu.

Xem chừng ai đã là đệ tử phái Thanh Thành thì tuy không sử được chiêu này nhưng thấy người ta phóng ra liền biết ngay lập tức.

Lâm Chấn Nam buông tiếng thở dài, liệng thanh trường kiếm trong tay đi nói:

- Các ngươi hạ thủ chúng ta mau lẹ đi!

Bỗng ông thấy sau lưng đau nhói, thì ra bị Phương Nhân Trí dùng cán quạt điểm huyệt. Gã vừa điểm huyệt vừa nói:

- Cái gì mà mau lẹ với chẳng mau lẹ? Trong thiên hạ sao lại có chuyện dễ dàng thế được?

Ngươi phải lên núi Thanh Thành để yết kiến sư phụ ta đã.

Lâm Chấn Nam nghĩ bụng:

- Bọn chúng cùng nhau đến Phúc Kiến để chết mất con trai sư phụ, dĩ nhiên chúng cột ba người nhà mình lại đưa về Tứ Xuyên phục mạng sư phụ. Chúng chưa hạ sát bọn mình ngay thì chuyện đi Thanh Thành này đường xa muôn dặm, biết đâu chẳng có cơ hội thoát thân?

Giả Nhân Ðạt tay trái nắm lấy sau lưng Lâm Bình Chi nhấc bổng chàng lên rồi vừa tát vào mặt chàng hai cái thật mạnh vừa thóa mạ:

- Con thỏ này! Bắt đầu từ bữa nay, mỗi ngày lão gia đánh mi 18 lần suốt dọc đường từ đây lên đến núi Thanh Thành tỉnh Tứ Xuyên, đánh cho cái bộ mặt xinh đẹp của mi biến thành mặt con chó.

Lâm Bình Chi biết mình đã lọt vào tay địch nhân thì rồi đây sẽ bị chúng hành hạ, lăng nhục so với chết còn đau khổ gấp ngàn lần.

Lúc này người chàng không nhúc nhích được. Ðang còn giận như điên lên chàng ngậm một búng nước miếng nhổ mạnh qua.

Hai người chỉ cách nhau chừng hơn một thước, Giả Nhân Ðạt không kịp né tránh. "Bép" một tiếng! Nước miếng trúng vào mũi gã.

Giã Nhân Ðạt tức giận đến cực điểm, liền quật mạnh Lâm Bình Chi xuống đất rồi vung chân đá vào lưng chàng mấy cái.

Phương Nhân Trí cười nói:

- Ðủ rồi! Thế là đủ rồi! Ngươi đá chết gã thì về phúc trình với sư phụ làm sao? Thằng lỏi này bất quá chỉ như một cô gái. Gã không chịu nổi những thoi quyền cước của ngươi đâu.

Giả Nhân Ðạt tức giận vô cùng.

Ta nên biết võ nghệ Giả Nhân Ðạt đã tầm thường mà nhân cách lại đê hàn. Sư phụ đã chẳng ưa gì gã mà anh em đồng môn đều khinh thường gã.

Trên núi Thanh Thành chỉ còn một mình Dư Nhân Ngạn là một điểm tựa vững như núi của gã. Thế mà Lâm Bình Chi đâm chết một điểm tựa đó rồi thì làm gì gã chẳng căm hận thấu xương?

Giả Nhân Ðạt nghe Phương Nhân Trí nói vậy, gã không dám đá nữa, chỉ nhổ bãi rãi vào mặt Lâm Bình Chi cho hả giận.

Phương Nhân Trí lại nói:

- Chúng ta ăn cơm đã rồi hãy đi. Giả sư đệ! Phiền sư đệ đi nấu cơm.

Giả Nhân Ðạt đáp:

- Ðược rồi!

Gã đối với vị sư huynh này không dám trái lời bao giờ. Huống chi lần này Dư Nhân Ngạn bị hại giữa lúc có gã đi kèm bên. Một là gã không đủ sức bảo vệ cho Dư Nhân Ngạn, hai là lúc lâm nguy gã lại bỏ trốn thoát thân. Nhất định gã sẽ bị sư phụ trừng trị. Gã liền năn nỉ hai gã họ Phương và họ Vu để khi về chùa Tùng Phong chúng sẽ che đậy cho gã. Ðừng nói bảo gã thổi cơm mà dù có bắt gã làm việc gì khó khăn gấp mười, gã cũng chẳng dám chối từ.

Giả Nhân Ðạt liền chạy nhanh vào bếp bắc nồi thổi cơm.

Phương Nhân Trí và Vu Nhân Hào đem ba người nhà Lâm Chấn Nam vào trong phạn điếm liệng xuống đất.

Vu Nhân hào nói:

- Phương sư ca! Từ đây về núi Thanh Thành, đường xá xa xôi, cần đề phòng bọn chúng bỏ trốn. Võ công lão này không phải tầm thường. Sư ca hãy nghĩ một kế hoạch để giữ cho chắc.

Phương Nhân Trí cười đáp:

- Cái đó dễ lắm! Ðể ăn cơm xong rồi chặt gân tay ba người bọn chúng đi rồi lấy cây nhuyễn tiên của ta mà xuyên vào xương tỳ bà của bọn chúng như một xóc cua thì chúng còn chạy đường trời.

Lâm Chấn Nam nghe Phương Nhân Trí nói vậy cơ hồ ngất đi. Ông nghĩ bụng:

- Nếu chúng mà chặt gân tay thì từ nay thành ra phế nhân. Dù dọc đường có trốn thoát được nhưng sống cũng chẳng còn sinh thú gì nữa. Gã họ Phương này nhỏ tuổi mà gã làm việc thật là độc địa.

Lâm Bình Chi lớn tiếng thóa mạ rồi la lên:

- Bọn mi có giỏi thì giết ta đi! Còn dùng những cách ma quỷ để hại người thì chỉ là những hành động đê hèn của hạng mạt lưu trên chốn giang hồ.

Phương Nhân Trí cười hềnh hệch nói:

- Vu sư đệ! Thằng lỏi lộn giống này còn mở miệng thóa mạ một câu nữa thì ta sẽ tìm phân trâu thay cho phân chó nhét vào miệng nó.

Câu này quả nhiên công hiệu. Lâm Bình Chi tuy phẫn uất đến ngất đi mấy lần nhưng chàng đành ngậm miệng không dám thóa mạ một câu nào nữa.

Phương Nhân Trí nói hết câu này đến câu khác để mỉa mai chơi.

Vu Nhân Hào cặp lông mày nhăn tít lại mà nghe chứ không nói câu nào. Thỉnh thoảng gã lại nở một nụ cười. Trong lòng gã đang mải nghĩ về cuộc đấu kiếm với Lâm Chấn Nam vừa rồi. Từng chiêu một diễn ra trong đầu óc gã.

Hồi lâu Giả Nhân Ðạt đem cơm canh lên nói:

- Ở đây đến con gà mái cũng không có. Chúng ta cắt lấy miếng thịt đùi thằng lỏi kia nấu ăn có được không?

Phương Nhân Trí biết gã đùa liền đáp:

- Ðược lắm! Thằng nhỏ lộn giống này thịt trắng và mềm chắc còn ngon hơn thịt bò thui. Có điều đáng tiếc là đây không có rượu.

Bỗng nghe trong bếp có thanh âm thiếu nữ trong trẻo vang lên:

- Các vị lão gia muốn thứ rượu gì nơi đây cũng có!

Ba người đều sửng sốt ngoảnh nhìn về phía sau thì thấy một vị cô nương áo xanh từ trong bếp đi ra. Tay cô bưng một chiếc khay gỗ. Trên khay đặt một hồ rượu và ba cái chén.

Cô này cúi đầu xuống nhưng nhìn cũng rõ bộ mặt rỗ sà rỗ sứt.

Hai gã Phương, Vu cảm thấy có điều kinh dị tự hỏi:

- Cô bé này ở đâu đến?

Giả Nhân Ðạt càng khiếp sợ hơn. Gã nhận ra cô này chính là thiếu nữ bán rượu ngoài cửa Bắc thành Phúc Châu.

Dư Nhân Ngạn nhân trêu cợt mà phải vạ. Sao bây giờ đột nhiên cô lại xuất hiện ở trong phạn điếm đồng không mông quạnh này?

Gã liền đứng lên trỏ vào mặt cô gái ấp úng hỏi:

- Sao cô... Cô cũng đến đây?

Thiếu nữ vẫn cúi đầu khẽ nói:

- Rượu có rồi nhưng chưa có thức nhắm.

Vừa nói vừa đặt khay rượu xuống bàn. Giả Nhân Ðạt nhắc lại:

- Ta hỏi: sao cô cũng đến chốn này?

Rồi vươn tay ra nhằm chụp xuống cánh tay cô bé.

Thiếu nữ hơi nghiêng mình đi tránh khỏi chiêu trảo của Giả Nhân Ðạt rồi đáp:

- Bọn tiểu nữ bán rượu làm kế sinh nhai. Các vị lão gia muốn uống rượu ở địa phương nào thì tiểu nữ cũng tới đó hầu hạ.

Giả Nhân Ðạt tuy võ công không cao thâm gì mấy nhưng cũng là đệ tử dưới trướng chùa Tùng Phong. Thế mà thiếu nữ chỉ nhẹ nhàng né tránh một cái đã thoát khỏi thì dĩ nhiên cô cũng là con nhà võ.

Phương Nhân Trí nhìn Vu Nhân Hào một cái rồi hỏi:

- Hay lắm! Cô nương bán thứ rượu gì?

Thiếu nữ đáp:

- Tiểu nữ có đủ: Hạc đỉnh hồng, Tỷ sương và Thất khổng lưu huyết.

Cô vừa nói vừa nâng hồ rượu lên rót vào chén để trước mặt ba người. Rượu đỏ như máu, quả nhiên có chỗ khác thường.

Giả Nhân Ðạt cả giận quát lên:

- Té ra mi cùng thẳng lỏi tai thỏ đầu cừu kia đồng bạn với nhau.

Gã xoay tay lại nhằm thiếu nữ quét ngang một cái.

Thiếu nữ vòng tay trái ra, lùi lại phía sau một bước.

Giả Nhân Ðạt quét ngang không trúng thì bị mất thể diện với sư huynh sư đệ. Gã gầm lên một tiếng, vọt mình nhảy xổ lại, mười đầu ngón tay đưa ra nhằm chụp tới trước ngực thiếu nữ. Chiêu này thật là vô lại. Gã là đệ tử môn phái có danh tiếng, không nên sử dụng chiêu số đê tiện này mới phải. Nhưng gã vốn là kẻ vô hạnh mà đối với thiếu nữ bán rượu gã lại không coi vào đâu, nên gã ra tay chẳng úy kỵ gì.

Thiếu nữ tức giận nghiêng người đi đưa bàn tay trái ra đẩy vào lưng gã, cô mượn phép "Tá lực đả lực" rồi thuận thế hất mạnh ra ngoài.

Giả Nhân Ðạt không tự chủ được, người bị bắn văng đi. Miệng gã thét lên be be.

"Chát" một tiếng vang lên. Ðầu óc gã đụng phải ba cây trúc. Sức bật lại của ba cây trúc rất mạnh. Gã cong người đi một chút rồi lập tức bị hất văng lên không.

Người Giả Nhân Ðạt còn lơ lửng trên không, gã chỉ sợ bị hất xuống một cách khủng khiếp thì mất thể diện với anh em. Gã vội ra chiêu "Lý ngư đả đình" muốn đặt hai chân xuống đu .

Không ngờ sức hất của cây trúc bật ngược trở lại khó biết đường mà mò phương hướng. Gã không sử thế "Lý ngư đả đình" thì còn khá, nhưng vừa sử chiêu này biến thành đầu chúc xuống, chân chổng lên trời rồi rớt thẳng xuống đất đánh binh một tiếng, gãy mất bảy tám cái răng. Gã lồm cồm đứng dậy. Ðầu và mặt bê bết toàn máu tươi .

Giả Nhân Ðạt tức quá ngoắc miệng ra mà thóa mạ rồi rút lưỡi đao trủy thủ nhảy lại đâm thiếu nữ.

Thiếu nữ né người đi rồi lại đẩy ra hất vào một cái, tức là vẫn mượn phép "Tá lực đả lực". Lần này nàng nhằm đúng cái ao nhỏ bên rừng trúc hất lại đánh "bõm" một tiếng. Bọn nước bắn lên tung tóe.

Giả Nhân Ðạt bị hất xuống ao. Ðồng thời lưỡi trủy thủ của gã rời khỏi tay bay lên cao mấy trượng, lúc đang lơ lửng trên không ánh vàng lấp loáng trông rất đẹp mắt.

Thiếu nữ tung mình nhảy ra giơ tay đón lấy lưỡi trủy thủ.

Giả Nhân Ðạt vẫn ngoác miệng ra mà thóa mạ. Gã không thóa mạ còn khá, vừa mở miệng thóa mạ thì lại uống nước vào bụng. Ao này nguyên là chỗ nước có lẫn cả phân cùng nước tiểu của chủ nhân phạn điếm dùng để tưới rau.

Giả Nhân Ðạt nuốt vào thực là đau khổ.

Phương Nhân Trí và VU Nhân Hào chỉ ngồi bàng quang. Chúng thấy Giả Nhân Ðạt rớt xuống ao cũng không lại cứu viện. Phương Nhân Trí chờ cho thiếu nữ giơ tay bắt được lưỡi trủy thủ rồi mới lạnh lùng nói:

- Phái Hoa Sơn cùng phái Thanh Thành chúng ta vốn không thù oán mà hai vị sư trưởng vẫn giao hảo với nhau. Thế mà cô nương mời chúng ta uống rượu Hạc đính hồng, Tỷ sương, Thất khổng lưu huyết thì e rằng có điều quá đáng.

Thiếu nữ sửng sốt một chút rồi cười khanh khách nói:

- Nhỡn lực của các hạ ghê gớm thật! Sao biết tiểu nữ ở phái Hoa Sơn?

Phương Nhân Trí đáp:

- Cô nương vừa ra hai chiêu "Thuận thủy thôi chu" có cả Cương kình lẫn Nhu kình, đúng là chính truyền của Nhạc đại chưởng môn phái Hoa Sơn.

Oai danh phái Hoa Sơn lừng lẫy trên chốn giang hồ. Nhỡn lực tại hạ tuy kém cỏi song cũng nhận ra được.

Thiếu nữ nói:

- Các hạ đừng tâng bốc tiểu nữ. Tiểu nữ biết các hạ là Phương đại gia, một tay cao thủ dưới trướng chùa Thanh Tùng. Còn vị này là Vu tam gia, một anh hùng hào kiệt trong bốn vị đại đệ tử. Mời các vị uống rượu đi.

Phương Nhân Trí nói:

- Gặp phái Hoa Sơn, bọn tại hạ vẫn phải nhượng bộ tránh xa. Xin cô nương cho biết hiệp danh. Nếu không thì tệ sư phụ hỏi đến, bọn tại hạ biết đường nào mà trả lời?

Thiếu nữ cười đáp:

- Các hạ cứ nói con xú nha đầu phái Hoa Sơn là được. Chắc trong thiên hạ không có người thứ hai nào tướng mạo xấu xa như tiểu nữ.

Lúc này Giả Nhân Ðạt ở dưới ao dơ dáy lóp ngóp bò lên. Gã không ngớt nôn oẹ và tiếp tục thóa mạ. Nhưng gã khuyết mất cả răng, nói năng không được rõ ràng, giọng nói ấm ớ nghe thật buồn cười.

Hồi 10

Hào Kiệt Ngang Nhiên Uống Rượu Độc

Thiếu nữ bán rượu uốn éo tiến vào trong quán cười nói:

- Tiểu nữ cũng biết phái Hoa Sơn và phái Thanh Thành vốn có tình giao hảo. Nhưng tiểu nữ nghe trong quý phái có một vị sư huynh họ Dư hay trêu cợt con gái nhà lương thiện để người ta thấy chuyện bất bình vì lòng nghĩa hiệp mà giết đi. Ðó là chuyện đáng mừng. Việc này chỉnh đốn lại phong thể cho quý phái tưởng là việc rất hay. Tiểu nữ tin rằng Dư quán chủ có biết ra cũng hoan hỉ vô cùng.

Ba vị về chùa Tùng Phong tất được quán chủ trọng thưởng... Vì thế mà tiểu nữ đặc biệt dự bị ba chung rượu Hạc đính hồng, Tỳ Sương, Thất khổng lưu huyết để mừng cho ba vị .

Tướng mạo cô tuy xấu xa song giọng nói cực kỳ thánh thót nghe rất lọt tai. Nhưng mỗi câu đều có mỉa mai giễu cợt, thành ra giọng nói tuy véo von mà bọn Phương Nhân Trí lại lấy làm khó

Giả Nhân Ðạt la lên:

- Phương... Phương sư ca! Dư sư đệ... vì thị mà phải chết...

Phương Nhân Trí lấy làm kỳ hỏi:

- Tại sao vậy?

Gã cũng biết Dư Nhân Ngạn nhân phẩm không được chính đính, nhưng là vì một cô gái mà phải chết thì cô đó chẳng đẹp như thiên tiên ít ra cũng phải có chút nhan sắc mới là đúng lý, quyết không phải cô gái trước mắt rỗ sì rỗ sứt, xấu như ma lem, ai trông vào thấy cũng phải phát ớn này. Giả Nhân Ðạt nói tiếp :

- Ðúng thế! Chính vì con nha đầu xấu xa này. Dư sư đệ thấy thị xấu như quỷ dạ xoa có nói đùa mấy câu rồi... thằng nhỏ lộn giống họ Lâm gây chuyện động thủ.

Phương Nhân Trí gật đầu nói:

- Té ra là thế!

Ðoạn gã ngắm nghía thiếu nữ từ trên xuống dưới rồi lại từ dưới lên trên thì thấy thân hình cô mảnh dẻ, dáng điệu rất xinh, chỉ đáng tiếc bộ mặt chẳng những rỗ sì rỗ sứt mà còn lệch lạc. Thật là một người xấu xa hiếm thấy ở nhân gian. Phương Nhân Trí lại gật đầu nói tiếp:

- Té ra là thế! Người ta vì cô nương mà ra dạ bất bằng rồi cô nương cũng vì người ta mà bất bằng hay sao?

Giả Nhân Ðạt đứng ngoài phạn điếm. Toàn thân gã ướt như chuột và nặng mùi khó ngửi. Người gã không ngớt lảo đảo tựa hồ con chó vừa bị rớt xuống nước lên đứng lúc lắc cái mình. Gã nói:

- Thằng tiểu súc sinh nhà họ Lâm có bộ mặt xinh đẹp như một ả đào hát, chắc con quỷ dạ xoa này trông gã vừa mắt rồi hùa theo gã. Phương sư ca! Vu sư đệ! Anh em không động thủ đi còn đợi đến bao giờ?

Thiếu nữ kia tay cầm lưỡi đao trủy thủ sắc vàng ngắm nghía hoài. Cô thấy trên lưỡi đao khắc năm chữ: "Bình nhi thập chu tuế" và bốn chữ lớn "Phúc thọ miên miên". Cô không khỏi tủm tỉm cười đưa mắt ngó Lâm Bình Chi nằm lăn dưới đất miệng lẩm bẩm:

- Té ra đây là lễ mừng sinh nhật lúc anh chàng đó đủ mười tuổi mà anh chàng đã vì mình mà dùng nó để giết người.

Thiếu nữ lại nhìn Phương Nhân Trí và Vu Nhân Hào nói:

- Thanh Thành cũng được kể vào danh môn chính phái trong võ lâm không ngờ lại cho ra những hạng lưu manh vô lại như hạng này.

Cô nói xong giơ lưỡi đao trủy thủ lên như muốn đâm vào Giả Nhân Ðạt.

Giả Nhân Ðạt như con chim phải tên, sợ cô cầm đao trủy thủ liệng vào mình vội né tránh sang bên hai bước, vẻ mặt cực kỳ kinh hãi.

Không ngờ thiếu nữ chỉ hư trương thanh thế rồi nói:

- Hạng này giết đi thì phải. Ðể gã sống chỉ tổ làm nhục cho môn hộ. Chẳng lẽ con người như gã mà cũng sư huynh, sư đệ với hai vị anh hùng hào kiệt được ư?

Hai gã họ Phương và họ Vu tuy ngầm ngầm tức giận thiếu nữ, nhưng cô nói mấy câu này đánh trúng vào tâm khảm chúng. Hai người vẫn tự phụ là anh hùng nghĩa hiệp, thật quả không xứng sư huynh, sư đệ với Giả Nhân Ðạt, nhưng gã lại đích xác là anh em đồng môn, nên không biết nói thế nào.

Thiếu nữ lại cười hỏi:

- Phải chăng hai vị không muốn có gã này là sư huynh, sư đệ với mình? Vậy thì hay lắm! Tiểu nữ giúp hai vị một tay giết gã lưu manh này đi.

Cô nói xong đứng thẳng người lên từ từ đi về phía Giả Nhân Ðạt.

Giả Nhân Ðạt la hoảng:

- Trời ơi!... Ngươi... định làm gì đây?

Gã thấy Phương Nhân Trí và Vu Nhân Hào không có ra tay giúp đỡ, dường như thực tình muốn cho cô ả giết mình. Gã đành quay mình chạy trốn vào rừng trúc rồi không biết đi đâu .

Thiếu nữ cười khanh khách quay vào trong phạn điếm nói:

- Ðây là một sự đáng mừng nữa. Như vậy còn chưa đủ uống một chung rượu mừng hay sao?

Cô trỏ vào ba chung rượu đỏ như máu để trên bàn làm bộ ân cần mời mọc.

Phương Nhân Trí cùng Vu Nhân Hào đưa mắt nhìn nhau. Trong lòng hai gã đều ngần ngừ không quyết. Chẳng biết nên đối phó thế nào với cô gái quỷ quái này. Hai gã cùng cho là cô gái vẫn có ác ý, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng phái Hoa Sơn lại là một kiếm phái đứng đầu Ngũ Nhạc trong võ lâm, cố nhiên người nhiều thế lớn. Phái này đủ lực lượng hùng hậu lại rộng bề giao kết, chơi thân với rất nhiều môn phái. Nếu gây sự với bọn họ là rắc rối cho mình .

Phương Nhân Trí trong lòng nghi hoặc tự hỏi:

- Cô gái này không hiểu có dụng gì? Cái chết của Dư sư đệ là do thị mà ra, e rằng thị không dúng tay vào cứu gã tiểu tử họ Lâm không được. Giả tỷ Dư sư đệ mà không chết thì bọn mình nhượng bộ thị một chút cũng chẳng sao. Người ta thường nói trai hào kiệt không tỷ đấu với bọn quần thoa. Dù có tiếng đồn ra ngoài phái Thanh Thành cũng không vì thế mà mất thể nhuệ khí. Khốn nỗi Dư sư đệ lại là con cưng của sư phụ. Mình đưa y đến Phúc Châu để y mất mạng nơi đất khách là một điều rất tội lỗi đối với sư phụ. Nếu mình không bắt được hung phạm đưa về thì còn mặt mũi nào đứng ở trong chùa Tùng Phong nữa ?

Lâm Bình Chi nghĩ tới Hạc đính hồng cùng Tỳ sương đều là những vật rất độc trong thiên hạ. Nhất là Hạc đính hồng chỉ để vào môi cũng đủ chết liền. Những thứ rượu đỏ như máu kia dĩ nhiên độc vô cùng. Vậy thì uống làm sao được? Chàng đưa mắt nhìn quanh thấy Phương Nhân Trí cùng Vu Nhân Hào vẻ mặt bình tĩnh. Chàng vừa bị hai gã làm nhục, lửa giận bốc lên ngùn ngụt mà không nơi phát tiết. Bây giờ chàng trông thấy mặt hai gã thì không sao dẹp nổi cơn tức giận. Trong đầu óc chàng bỗng nảy ra một ý niệm :

- Nếu cô nương này không giải khai huyệt đạo cho mình, hai gã kia tất bắt mình lên núi Thanh Thành thì chẳng biết còn phải chịu bao nhiêu nỗi hành hạ thảm khốc nói không xiết được. Mình bị chúng hành hạ lăng nhục mà rồi sau cùng vẫn không khỏi cái chết. hai gã tự cho mình là anh hùng hào kiệt, coi ta không vào đâu, tưởng ta nhát gan sợ chết. Hừ Lâm mỗ chết thì chết, sợ cóc gì các ngươi. Nếu ta không uống chén rượu độc này thì cả vị cô nương kia cũng cho ta là kẻ nhát gan.

Nghĩ tới đây hào khí chàng nổi lên bồng bột. Khi người thiếu niên đã nổi cuồng tính thì chẳng kể gì đến hậu quả. Chàng liền bưng chung rượu lên uống một hơi.

Lâm Bình Chi uống một chung vào rồi, trong lòng đau khổ. Nhưng chàng vẫn tiếp tục uống đến chung thứ hai rồi chung thứ ba nữa. Chàng nói:

- Lâm mỗ thà được uống rượu độc của cô nương đây mà chết, còn hơn chết về tay bọn đê hèn tiểu nhân phái Thanh Thành các ngươi nhiều.

Chàng vừa dứt lời cảm thấy chất độc trong rượu đầy vị thơm tho. Chàng lấy làm lạ tự nhủ:

- Té ra mùi vị Hạc đính hồng cùng Tỳ sương cũng như mùi son phấn hương hoa.

Lâm Chấn Nam và Vương phu nhân thấy con không nhịn nổi lời nói khích, uống liền một hơi ba chung rượu độc vào bụng thì trong lòng đau xót vô cùng.

Phương Nhân Trí vẻ mặt bẽn lẽn. Còn Vu Nhân Hào ngấm ngầm bội phục chàng thiếu niên gan dạ. Gã lẩm bẩm:

- Thằng nhỏ này võ nghệ tầm thường nhưng lại là một hán tử có khí phách.

Thiếu nữ giơ ngón tay cái lên nói:

- Hay lắm! Lâm công tử gia học giả uyên thâm chẳng hổ là đệ tử Phước Oai tiêu cục.

Rồi cô quay sang hai gã Phương, Vu nói:

- Lâm công tử lỡ tay sát hại Dư đại hiệp bên quý phái. Hà hà! Dư đạn hiệp....

Cô nhắc lại hai lần Dư đại hiệp ra chiều mỉa mai. Cô nói tiếp:

- Bây giờ Vu đại hiệp trở về núi Thanh Thành có thể phúc trình lệnh tôn sư là thù lớn đã trả. Vậy mời hai vị lên đường.

Vu Nhân Hào đứng lên nói:

- Bọn tại hạ nể mặt cô nương coi việc này như là kết liễu rồi.

Phương Nhân Trí nghĩ bụng:

- Vụ này tất có điều chi ngoắt nghéo. Cô gái kia chẳng có lý nào lại cho thằng lỏi họ Lâm uống thuốc độc? Hay là thị sợ chùa Tùng Phong chúng ta chăng?

Sau gã xoay chuyển nghĩ hiểu ra mọi lẽ, liền cười ha hả nói :

- Cô nương nói vậy thì ra coi bọn tại hạ như đứa con nít lên ba. Ba chung này là máu heo máu chó gì đây, đâu phải rượu Hạc đính hồng, Tỳ sương, Thất khổng lưu huyết? Anh em tại hạ không ưa uống máu heo, máu chó mà thôi. Nếu phải là rượu độc thật thì anh em bản môn cũng có linh dược giải trừ. Ðừng nói ba chung mà là uống đến ba chục chung cũng chẳng hề chi. Cô nương coi thằng lỏi kia uống rượu độc rồi mà gã vẫn nhơn nhơn có việc gì đâu? Trong rượu chẳng có lấy chất độc chi hết. Cô nương tưởng lừa gạt bọn tại hạ, nhưng e rằng không phải chuyện dễ dàng.

Vu Nhân Hào đưa mắt ngó Lâm Bình Chi thấy mặt chàng trắng trẻo má ửng hồng chẳng có chi khác lạ. Gã liền tỉnh ngộ lẩm bẩm:

- Té ra đây không phải là rượu độc. Suýt nữa mình bị con nha đầu lừa gạt. Phương sư ca quả là thông minh cơ biến, không hổ với cái tên Phương Nhân Trí .

Thiếu nữ tủm tỉm cười hỏi lại:

- Giả tỷ là rượu độc thật thì đại hiệp uống đến ba chục chung cũng chẳng hề chi ư?

Phương Nhân Trí đáp:

- Bọn đệ tử phái Thanh Thành có sợ gì thuốc độc hay chất độc.

Vừa rồi Lâm Bình Chi ngang nhiên uống rượu độc tỏ ra hai gã khiếp đảm sợ chết, không khỏi tổn hại đến oai phong phái Thanh Thành. Vì thế mà Phương Nhân Trí mới nói cứng như vậy.

Thiếu nữ cầm bình trà trên bàn rót trà vào chung uống rượu rồi móc trong bọc ra một cái bình sứ nhỏ. Cô mở nút lấy một ít bột xanh biếc cho vào trong ba chung. Bột vừa chảy ra khỏi bình sứ liền bốc lên một mùi khét lẹt khó ngửi.

Lâm Bình Chi ngửi phải hắt hơi luôn mấy cái.

Bột hòa với nước trà, ba chung thanh trà lập tức biến thành màu lục đen thẫm nổi lên chất nhờn ngũ sắc tựa hồ nọc rắn, đầu rết, trông rất kỳ dị. Ðồng thời những mùi tanh tưởi từ trong chung bốc ra khiến người ta ngửi thấy phải buồn nôn.

Phương Nhân Trí và Vu Nhân Hào không nhịn được phải lùi lại hai bước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: