tiểu luận lịch sử đảng:Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng 1930-1945
Bộ Y Tế
Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬------------------
Lịch Sử Đảng
Chủ đề:Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng 1930-1945
Giáo Viên Hướng Dẫn:
Sinh Viên :Nguyễn Thị Thu Hương
Như chúng ta đã biết chiến lược của CMVN là:
+ Chống ĐQ độc lập dân tộc
+ Chống PK ruộng đất
Quá trình chuyển hướng chỉ sảy ra trong các trường hợp sau: hoặc là tăng mức độ lên, hoặc là giảm mức độ đi. Có thể tăng mức độ cái nọ nhưng giảm mức độ cái kia và ngược lại. Như vậy là có thể thực hiện song song đồng thời các mục đích nhưng mức độ khác nhau.
- Năm 1930-1931: song song và đẩy mạnh.
- Năm 1936-1939: trước tình hình phát xít nổ ra, điều chỉnh chiến lược vẫn song song nhưng giảm đi, và thêm vào chống phát xít, chống phản động. . .
- Năm 1939-1945: hai nhiệm vụ ban đầu không còn song song đồng thời như trước nữa mà nhiệm vụ chống ĐQ được đẩy mạnh để ta giành toàn bộ sức vào độc lập dt, chính sự điều chính này CTM8 thắng lợi; chống phong kiến được giảm đi.
1- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Khi Đảng ra đời trong cương lĩnh chính trị đã xác định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược là: Chống đế quốc- chống phong kiến thực hiện song song đồng thời để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc người cày có ruộng và các quyền tự do dân chủ khác.
+ Vào những năm 30-31 Đảng ta thực hiện chiến lược này.
+ Tuy nhiên những năm 36-39 chiến lược cách mạng Việt Nam đã có sự điều chỉnh. Lúc này chủ yếu tập trung vào chống phát xít và bọn phản động thuộc địa để thực hiện hoà bình dân chủ và cải thiện đời sống (CNĐQ phát triển lên chủ nghĩa phát xít).
+ Năm 39, phát xít đã gây ra chiến tranh thế giới lần II. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc tay sai trở nên gay gắt và trở thành mâu thuẫn chủ yếu cần phải giải quyết. Do đó đại hội Đảng cần có những điều chỉnh chiến lược tức là đặt nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên đầu, các mục tiêu dân chủ tạm thời gác lại hoặc thực hiện có mức độ.
2- Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
- Trước tình hình TG và trong nước có thay đổi thì đường lối chủ trương của đảng cũng phải thay đổi để đi tới thắng lợi.
a) Hội nghị TW đảng lần 6 (11/1939) (9/1939 chiến tranh TG II nổ ra) họp ở Bà rịa-Hóc môn (Nam bộ), có số lượng đảng viên tham gia không nhiều lắm do tình hình căng thẳng. Nội dung của hội nghị.
+ Nhận định tình hình và mâu thuẫn ở VN xuất hiện.
+ Hội nghị chủ trương điều chỉnh chiến lược CM: trước đây 2 nhiệm vụ chống ĐQ và chống PK song song, đồng thời. Bây giờ đặt nhiệm vụ chống ĐQ và tay sai lên hàng đầu còn nhiệm vụ chống PK thì thực hiện có mức độ để tập trung mục tiêu gpdt.
* KQ của sự điều chỉnh: là đã dấy lên 1 cao trào gpdt mà đỉnh cao là Bắc sơn khởi nghĩa, nhưng chưa thành công và bị dìm trong bể máu
b) Hội nghị TW đảng lần 7 (11/1940)
+ Họp ở Đình Bảng- Từ sơn-Bắc ninh. Khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược của HN 6 là đúng nhưng cần phải bổ sung thêm.
+ HN trung ương này chủ trương là nhiệm vụ trọng tâm của toàn đảng, toàn dân lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, là xây dựng lực lượng quần chúng, xây dựng lực lượng đảng cho vững mạnh.
+ Hội nghị cũng chủ trương là không được khởi nghĩa 1 cách nóng vội.
c) Hội nghị TW đảng lần 8 (5/1941) tại pắc bó-cao bằng (2/1941 bác hồ về nước).
+ Khẳng định chủ trương điều chỉnh chiến lược lần 6,7 là đúng.
+ Hoàn thành chủ trương điều chỉnh chiến lược và xây dựng CMVN lúc này là CM gpdt và gpdt trong khuôn khổ mỗi nước đông dương.
+ Xác định CMVN là CM gpdt.
+ Hội nghị đề ra biện pháp cụ thể, nhiệm vụ cụ thể để tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
*KQ: tập hợp được lực lượng, chuẩn bị được phong trào, đến thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
3. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo:
Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Ban chấp hành trung ương đảng nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp- Nhật. Bởi " trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi hỏi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được"
Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, ban chấp hành TW quyết định tạm gác lại khẩu hiệu " Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo", " chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô, giảm tức"...
Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc
Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, ban chấp hành TW quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc( Công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc...) để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu tổ quốc, cứu giống nòi
Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại
Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. ban chấp hành TW chỉ rõ việc "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại". TW quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ truong thành lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đáu chống địch, bảo về nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm
Ban chấp hành TW xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: " phải luôn luôn chuẩn bị 1 lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù...với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo 1 cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho 1 cuộc tổng khởi nghĩa to lớn"
Ban chấp hành TW còn đặc biệt chú trong công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng
4. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, ban chấp hành TW Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy
Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Sau hội nghị lần thứ tám ban chấp hành TW( tháng 5-1941), Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp- Nhật. Người nhấn mạnh: " trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng"
Thực hiện nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, các cấp bộ Đảng và mặt trận Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng. Đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần chúng. Ngày 25-10-1941, mặt trận Việt Minh tuyên bố ra đời. Mặt trận Việt Minh đã công bố 10 chính sách vừa ích nước vừa lợi dân, nên được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Từ đầu nguồn cách mạng Pác Bó, Việt Minh đã lan tỏa khắp nông thôn, thành thị có hệ thống từ TW đến cơ sở. Một số tôt chức chính trị yêu nước ra đời và đã tham gia làm thành viên của mặt trận Việt Minh như Đảng dân chủ Việt Nam( tháng 6- 1944). Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp- Nhật theo kiểu khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh
Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo được việc vũ trang cho quần chúng cách mạng, từng bước tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ các đội du kích bí mật, các đội cứu quốc dân, Việt Nam giải phóng quân. Đảng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn- Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng. Công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và khắp các địa phương trong cả nước, đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền
-The End-
Thu Hương
Hà Nội, Tháng 1-2010
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro