tiểu luận
**Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc**
Ai cũng hiểu rằng Hồ Chí Minh trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước đã gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cách mạng đưa đất nước và dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ, giành lại độc lập tự do. Nhưng Hồ Chí Minh không tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin một cách giáo điều sách vở mà Người thâu thái cái tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cái mà Người tâm đắc nhất là phép biện chứng duy vật và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở của lý luận, là tiêu chuẩn của chân lý. Theo Người, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho phù hợp với điều kiện đặc biệt nước ta và lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Vì vậy, Hồ Chí Minh không rơi vào chủ nghĩa biệt phái đối với các trào lưu tư tưởng khác mà biết chắt lọc những cái hợp lý để làm giàu tư tưởng của mình. Có thể nói tinh hoa của giai cấp (chủ nghĩa Mác-Lênin), của dân tộc và của nhân loại mà Hồ Chí Minh đã thâu thái chắt lọc hòa quyện vào nhau, tạo nên bản sắc tư tưởng Hồ Chí Minh với những nét sáng tạo độc đáo.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cần được tiến hành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một vấn đề lý luận quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời đại cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, HCM nhận thấy sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung số phận là nô lệ mất nước.
Dưới tác động của chính sách khai thác kinh tế, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, cùng với những chính sách cai trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây, ở các xã hội thuộc địa nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn dân tộc (giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc phương Tây đang áp bức họ) và mâu thuẫn giai cấp (chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ). Trong đó, mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu, bao trùm, đòi hỏi phải được tập trung giải quyết trước.
Ở các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo nhất. Thực dân Pháp thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam thì chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân. Nông dân là nạn nhân chính của các chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất. Vì thế, kẻ thù số một của nông dân là bọn đế quốc thực dân. Nông dân có hai yêu cầu : độc lập dân tộc và ruộng đất. Nhận thức sâu sắc hiện thực lịch sử này, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân các nước phản đối chiến tranh xâm lược thuộc địa, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, người giải thích :
Giai cấp nông dân là bộ phận có số lượng lớn nhất trong dân tộc nên giải phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân. Nông dân có yêu cầu về ruộng đất nhưng nhiệm vụ ruộng đất cần tiến hành từng bước thích hợp. Khi đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó đã được đáp ứng một phần vì ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân. Đế quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa là nguyện vọng hàng đầu của nông dân.
Theo sự dẫn dắt của Hồ Chí Minh nông dân Việt Nam đã đặt yêu cầu giải độc lập dân tộc hơn là yêu cầu ruộng đất
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, nhấn mạnh đó là "nhiệm vụ bức thiết nhất", chủ trương tạm gác khẩu hiện "cách mạng ruộng đất", và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
trong nhiều bài nói, bài viết đề cập đến vấn đề cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc. Trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Và người thực hiện nhiệm vụ cách mạng đó chính là nông dân.
Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân.
Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành lại quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc.
Tháng 5 - 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám chủ trương: "thay đổi chiến lược" từ nhấn mạnh giai cấp sang nhấn mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1954 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.
Nét độc đáo đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh là nêu lên luận điểm mới về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Mác coi sự hình thành dân tộc là kết quả của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nên việc giải quyết vấn đề giai cấp có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc "Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa bỏ". Mác đưa ra khẩu hiệu "giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại". Đến Lênin, khi chủ nghĩa tư bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc, các dân tộc nhược tiểu bị chủ nghĩa đế quốc xâm chiếm, nô dịch biến thành hệ thống thuộc địa của chúng, Lênin coi cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận không tách rời của cách mạng vô sản thế giới. Người đưa ra khẩu hiệu "Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết lại". Nhưng Lênin cũng chưa nhận thấy được tính độc lập của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc trong mối quan hệ với các thuộc địa và đánh giá lực lượng cách mạng to lớn ởcác thuộc địa, từ đó Người nêu lên một luận điểm mới: Sự bóc lột thuộc địa không chỉ là nguồn sống của bọn tư bản mà còn là cái nền móng của chủ nghĩa đế quốc. Do đó, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không những phải trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới mà còn có vai trò độc lập của nó. Nó có thể giành thắng lợi trước bằng sự nỗ lực của bản thân nó và giúp đỡ lại cách mạng vô sản ở chính quốc. Người viết: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"1.
Luận điểm mới đó của Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn, thức tỉnh tính chủ động tích cực của nhân dân các nước thuộc địa, không ỷ lại, thụ động, trông chờ cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải đứng lên "lấy sức ta giải phóng cho ta". Luận điểm này đã được Hồ Chí Minh vận dụng vào cách mạng Việt Nam và đã thành công.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro