Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tieu hoa yen

Tiêu hóa:

Bộ máy tiêu hóa ở người:

Khoang miệng – thực quản – dạ dày- ruột non – ruột già – trực tràng – hậu môn

1.      Khoang miệng

·         Răng:

Răng có 3 phần: thân, cổ, chân

 Lòng răng chứa tủy răng, mạch máu, thần kinh

Men răng: 97% là chất khoáng, 3% chất hữu cơ. Là các p.tử phosphatcanxi nằm kế sát nhau. Bền vững nhưng bị ăn mòn bởi axit trong k.miệng

Ngà răng (dentin) cấu trúc tương tự xương, b.vệ khi men răng bị vỡ

Lưỡi

            - là khối cơ vân chắc

            - có nhiều mạch máu và thần kinh.

Tiêu hóa trong khoang miệng:

Là tiêu hóa trong khoang miệng

Răng: cắt, xé, nghiền thức ăn.

 Lưỡi, má: xáo trộn thức ăn, trộn đều với nước bọt   

Nhai: Phản xạ nhai xuất hiện khi có thức ăn vào miệng. Xung hướng tâm: dây V, IX. Xung ly tâm: V, IX, XII.Người và động vật ăn thịt thực hiện phản xạ nhai nhờ răng và sự vận động lên xuống của hàm dưới.

Nuốt: Giai đoạn miệng: tuỳ ý. Giai đoạn hầu: tự động do xung hướng tâm: V, IX, X, xung ly tâm: V, IX, X, XII. Cần phối hợp nhiều động tác khi thực hiện phản xạ nuốt

-          Lưỡi cong, môi ngậm, màng khẩu cái nâng lên đóng kín đường lên mũi

-           Thanh quản nhô cao, nắp thanh quản đóng kín thanh quản, khí quản

-           Thực quản nhô cao, thức ăn rơi vào thực quản

Nước bọt gồm

-          Nước 98%, 2% là các chất vô cơ, hữu cơ

-          Enzym ptyalin, chất nhày, một lượng nhỏ lyzozym

-           pH = 7 (ở người)

Thức ăn càng khô, nước bọt tiết ra càng nhiều. Thức ăn không ăn được, nước bọt có ít enzyme

Vai trò: Phân giải glucid → đường kép, Sát trùng, Thải nhiệt ở một số động vật

·         Điều hòa tiết nước bọt:

Không điều kiện : Dây hướng tâm IX, XII. Ly tâm : VII, IX

Phản xạ tiết nước bọt có điều kiện

Nước bọt được tiết ra khi ta nhìn thấy, ngửi thấy, nghe tên các loại thức ăn

 Mùi vị, màu sắc của thức ăn, quang cảnh bữa ăn… cũng gây tiết nước bọt

2.      Dạ dày:

Dạ dày đơn (người, chó, mèo…), kép (trâu, bò, dê…)

Nằm trong khoang bụng, là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa

Thành dạ dày: cơ trơn. Có các đám rối thần kinh Meissner, Auerbach nên dạ dày có khả năng co bóp môt cách tự động

Cấu tạo :Bờ cong bé phía phải, bờ cong lớn phía trái

Tâm vị ® thực quản, Môn vị ® tá tràng

Thành dạ dày là 3 lớp cơ trơn: co dọc, cơ vòng, cơ chéo

Thần kinh, mạch máu phân bố chủ yếu theo 2 bờ cong

Vai trò: Dạ dày có thể tích lớn ® chứa thức ăn hợp lý.

 Tính đàn hồi lớn nên áp suất trong dạ dày không tăng lên theo lượng thức ăn đưa vào.

Quy luật Bayliss–Starling

            Kích thích vào ống tiêu hóa sẽ gây co lại ngay bên trên và dãn ra phía dưới điểm bị kích thích.

Nguyên tắc đóng, mở tâm vị

Thức ăn (kích thích cơ học) vào phần cuối thực quản, làm thực quản mở ra

Thức ăn làm pH dạ dày thay đổi, đây là kích thích hóa học gây đóng tâm vị           

  Khi đói, dạ dày co mạnh ® “co bóp đói”

  Cử động nhu động làm thức ăn chuyển từ trên xuống dưới sát thành dạ dày

Áp lực trong dạ dày tăng lên

Nguyên tắc đóng mở lỗ môn vị

Bình thường môn vị hé mở

 Dịch vị tâm lý tiết ra làm môn vị đóng lại

Mỗi nhịp co của dạ dày làm môn vị mở ra cho “vị trấp” rơi xuống tá tràng

 Vị trấp trung hòa độ kiềm của dịch tụy ® là kích thích làm môn vị đóng lại

Nguyên nhân: Nhu động dạ dày, Môi trường axit của vị trấp, Môi trường kiềm của tá tràng

a.       Dịch vị:

Lỏng, trong suốt, không màu, quánh, Dịch vị nguyên chất có pH: 0,9 - 1,5, Nước: 98-99%, Hữu cơ: 0,4% (pepsin, chymosin, mucin…), Vô cơ: 0,65-0,85% (HCl…)

Điều hòa tiết dịch vị:

Có điều kiện : mùi vị, màu sắc, dịch vị tâm lý thường có nhiều enzyme

Không điều kiện: chủ yếu là thần kinh phó giao cảm (niêm mạc dạ dày, hành tủy => tiết dịch vị)

Điều hòa thể dịch: tăng tiết ( Gastin, histamine..) Giảm tiết( Prostaglandin)

Tiêu hóa hóa học:

  HCl hoạt hoá pepsinogen thành pepsin

  Phân giải protein thành các polypeptide

  Chymosin phân giải sữa, HCl hoạt hóa enzyme, diệt khuẩn, đóng mở tâm vị, môn vị

Chất nhày muxin ở dạ dày:

  Bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh tác dụng của pepsin và HCl

  Tạo phức với vitamin B12  giúp hấp thu dễ dàng

3.      Ruột:

Dài 3-6 m

Tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng

Hành tá tràng là nơi ống tụy, ống mật đổ vào

Thành ruột non: 2 lớp cơ trơn

Màng treo ruột

Lông ruột làm tăng diện tích tiếp xúc

Tuyến LieberKuhn, tuyến Brunner

Thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết

Cử động nhu động và phản nhu động:

·         Dịch tụy :

Lỏng, quánh, trong suốt, pH = 7,8 – 8,4

 Nước 98,5%

 Vô cơ 0,8% trong đó quan trọng nhất là NaHCO3

Chất hữu cơ 0,8% gồm các enzym phân giải protein, lipid, glucid

Enzyme trypsin phân giải protein, lipase phân giải lipid, phospholipase phân phải phospholipid, Cholesterolesterase phân giải Steroid

·         Dịch mật:

Do TB gan sản xuất, Lỏng, trong, màu xanh ® vàng, pH kiềm

Thành phần : 90% là nước, 10% là muối mật, sắc tố mật, cholesteron muối vô cơ….

Vai trò: nhũ tương hóa lipit, hấp thụ vitamin, ức chế hđ của vi khuẩn

·         Dịch ruột:

pH 8,3, thành phần: nước, vô cơ, hữu cơ ( enzyme, chất nhày…)

vai trò: hoàn thiện việc tiêu hóa

Các enzyme như: p/giải pr: aminopeptidase, prolinase, Nuclease, nucleotidase

Các enzyme phân giải glucid: Saccharase, lactase

Phân giải lipid: tương tự

·         Sự hấp thu ở ruột non:

Chỉ đến ruột non các chất mới được phân giải hoàn toàn thành dạng có thể hấp thu được, Cấu tạo đặc biệt của ruột non

Các aa: Aa được vận chuyển chủ động thứ cấp (đồng vận chuyển) vào tế bào biểu mô ruột. aa ra khỏi tb biểu mô ruột bằng vận chuyển chủ động.aa đi vào mao mạch trên các nhung mao ruột và được vận chuyển đến gan

Các Glucid: Đ.đơn được vận chuyển chủ động thứ cấp (đồng vận chuyển) vào tb biểu mô ruột, Đ.đơn khuếch tán khỏi tb biểu mô ruột, Đi vào mạch máu và được vận chuyển đến gan

Các lipid: Thể micell gắn với màng tế bào biểu mô ruột non. Khuếch tán vào tế bào biểu mô ruột non. Tái tổng hợp thành triglyceride. Hấp thu vào hệ bạch huyết

4.      Ruột già:

Chủ yếu hấp thụ nước không hạn chế và vitamin, có hệ vi sinh vật giúp lên men, hấp thụ VTM K, B12

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: