tiếng việt
Chương 1: Đặc điểm của tiếng việt
Tính đơn lập:
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, đơn lập thể hiện ở chổ trong ngôn ngữ ấy mỗi một âm tiết là 1 đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa, đồng thời là 1 từ. Tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Vd: Nam đi học
Âm tiết là một âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất . âm đoạn tự nhiên mà tai có thể nghe được
Đặc điểm ngữ âm
Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là tiếng. Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Âm tiết được phân biệt rạch ròi với những âm tiết còn lại Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn.
Đặc điểm từ vựng
Đơn vị nhò nhất mang nghĩa trong tiếng việt về mặt từ vựng là 1 tiếng đồng thời là một từ.
Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát,… Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (e-mail), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v…
Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v…
Đặc điểm ngữ pháp
Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ để diễn đạt
Nhờ trật tự kết hợp của từ mà “củ cải” khác với “cải củ“, “tình cảm” khác với “cảm tình“. Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt.
Ví dụ: nước uống và uống nước
Về đi và đi về
Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Nhờ hư từ mà tổ hợp “anh của em” khác với tổ hợp “anh và em“, “anh vì em“. Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ, so sánh các câu sau đây:
- Ông ấy không hút thuốc.
- Thuốc, ông ấy không hút.
- Thuốc, ông ấy cũng không hút.
Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu. Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo.
- Đêm hôm qua, cầu gãy.
- Đêm hôm, qua cầu gãy.
Chương 2: ngữ âm tiếng việt
Định nghĩa âm tiết tiếng việt:
Âm tiết là một âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất . âm đoạn tự nhiên mà tai có thể nghe được
Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable).
Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.
Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng.
Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
2.1. Có tính độc lập cao:
+ Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.
2.2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
2. 3. Có một cấu trúc chặt chẽ
Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.
Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó
THANH ĐIỆU
ÂM ĐẦU
VẦN
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
3.1. Thanh điệu
Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu. Vd: toán – toàn
3.2. Âm đầu
Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán
3.3. Âm đệm
Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiết. Vd: toán – tán
3.4. Âm chính
Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy – túi
3.5. Âm cuối
Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Vd: bàn – bài
Phân loại âm tiết tiếng việt
Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:
- những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được gọi là những âm tiết nửa khép.
- những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép.
- những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở.
- những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.
Chương 3 Từ vựng tiếng việt:
Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung biểu thị cái phạm vi thực tại được gọi tên là võ ngữ âm của từ. Là nội dung mà từ biểu thị
+ Sở thị: là nghĩa biểu vật. Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động,... đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục,...
+ Sở biểu: nghĩa biểu niệm. Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy tên gọi này). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người).
+ Dụng pháp( tình thái): nghĩa biểu thái. là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói.
Ví dụ: sở thị là hình dung trong não
Sở biểu: biểu thị khái niệm phản ánh trong từ
Khái niệm phản ánh trong từ: là một thuật ngữ khoa học được phản ánh đầy đủ vào nghĩa của thuật ngữ và từ thông thường có thể chỉ có một số thuộc tính khái niệm phản ánh vào trong từ theo cách tri giác của người bản ngữ.
Ngữ pháp:
Phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết
Khái niệm: là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng việt. Đề là thành phần chính thứ nhất chỉ phạm vi ứng dụng của điều nói ở phần thuyết. Còn thuyết là điều nói có hiệu lực trong phạm vi của đề
Ví dụ:
Có cứng mới đứng đầu gió
Tham thì thâm
Trên tường treo một bức tranh
Trong nhà có khách
Hôm qua mưa
Từ thì, là, mà hết sức quan trọng dùng để phân biệt với câu có cấu trúc c-v
Trước thì là đề, sau thì là thuyết
Sống tết, chết giổ
Từ là cũng có công dụng như thì nhưng cách dùng hẹp hơn chỉ dùng trong 2 trường hợp
+ Biểu thị quan hệ đồng nhất
Nam là sinh viên
+ Đánh giá một sự việc, sự kiện
Anh nói thế là đúng
Từ mà chỉ dùng trong câu có ý tương phản, đối lập
Anh mà cũng nghĩ thế à?
Người mà đến thế thì thôi
Ông ấy là ai thì tôi không biết
Từ thì luôn luôn đánh dấu ranh giới đề - thuyết trong câu
Mai đi thì muộn
Trừ những câu cảm thán và gọi tên không có cấu trúc đề - thuyết
Ngử danh từ
vTheo quan niệm cấu trúc: là 1 ngữ có trung tâm là danh từ
Vd: những quyển sách này
Cấu trúc cú pháp:
Trung tâm
1. Lượng: đặt trước trung tâm gồm những từ: những, các, mọi, mỗi, từng, dăm, mươi, 1, 2, 3….
2. Định ngữ: phụ ngữ đặt sau trung tâm
+ Chỉ lượng gồm: 1, 2, 3, 4, rưỡi, 5, 6, 7….
Vd: hai ký rưỡi đường
+ Chỉ loại:
Vd: những quyển sách này
+ Hạn định: diễn đạt tính xác định của 1 ngữ danh từ
Vd: Quyển sách bạn tặng tôi
Những học sinh đạt loại giỏi trong kỳ thi vừa qua
+ Chỉ xuất: chỉ thẳng vào các sự vật: này, ấy, kia…
Vd: những quyển sách này
vTheo quan điểm chức năng:
Khác nhau ở định nghĩa: ngữ danh từ là ngữ đoạn chuyên biểu hiện các tham tố của các sự kiện
Vd: Nam tặng bắc quyển sách này
Các thành tố cấu tạo thành ngữ
Trung tâm của ngữ danh từ là danh từ
– Danh từ:
+ Là 1 từ loại chỉ sự vất có ý nghĩa sự vật
+ Chức năng: danh từ là 1 từ loại có thể tự mình làm thành 1 ngữ danh từ hoặc làm trung tâm của ngữ danh từ
Vd: Nam đang làm bài
– Phân loại danh từ:
+ Đếm được: có thể đặt 1 lượng từ trước danh từ
+ Không đếm được: ngược lại
+ Danh từ đơn vị: con, cái, chiếc, tấm, bức…..
+ Danh từ khối: sách, vở, thịt, cá
– Quy tắc diễn đạt:
1. Trong câu danh từ đơn vị bắt buộc phải được chỉ số
+ Cách diễn đạt số đơn
Vd: một quyển sách
hoặc không dùng lượng từ
vd: tôi lấy quyển này
+ cách diễn đạt số phức: là cách dùng những lượng từ những, các những lượng từ từ 2 từ trở lên
vd: những quyển này
2. Trong câu danh từ đơn vị bắt buộc phải được diễn đạt tính xác định hoặc tính không xác định
vd: những học sinh đoạt giải trong kỳ thi vừa qua
những học sinh này và tùy trường hợp dựa vào ngữ cảnh
3. Trong câu chỉ có ngữ danh từ đơn vị làm trung tâm mới có thể đặt ra phía sau 1 vị từ để diễn đạt nghĩa tồn tại
4. chỉ có danh từ đơn vị mới có hàm nghĩa thứ tự hay hàm nghĩa cuối cùng
vd: Ông già ấy vừa viết xong trang thứ nhất
danh từ khối thì hiểu theo nghĩa ngược lại
chỉ có ở trường hợp chỉ số liệt kê, công thức pha chế, chỉ đồ vật
Ngữ vị từ: là 1 ngữ đoạn có trung tâm là vị từ
vd: tặng anh quyển sách này
cao 20cm
chức năng: là ngữ đoạn chuyên biểu hiện nội dung của sự tình, tình thái sự kiện, tình thái của tham tố của sự kiện
vd: vừa tặng anh quyển sách này
ăn được 2 bát cơm
trung tâm vị từ:
vị từ: là từ loại có thể tự mình làm thành ngữ vị từ hoặc là trung tâm của ngữ vị từ
vd: chạy, nhảy, tốt, xấu….
phân loại vị từ ( theo nghĩa)
+ vị từ hành động: biểu thị hành động. vd: đi, đứng, chạy, nhảy, cho, biếu…
+ vị từ quá trình. Vd: rơi, rụng, ngã
+ vị từ tư thế:đứng, nằm, ngồi, ở…
+ vị từ trạng thái: hiểu, biết, yêu, thương….
+ Vị từ tình thái: đã, đang, sẻ, sắp, vừa, mới, cũng….
Phân loại theo diễn trị
Diễn trị là số lượng các tham tố bắt buộc phải có đơn vị vị từ ấy
+ Vị từ không có diễn trị: sớm. muộn, khuya, trễ
+ Vị từ đơn trị: chạy, nhảy, tốt, xấu…
+ Vị từ song trị: đánh, vẽ..
+ Vị từ tam trị: cho, biếu tặng, ban, phát, cấp…
Phong cách ngôn ngữ: Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học.
Vì sao có cầu vồng?
Khi một tia sáng chiếu qua một giọt nước, hướng của tia sáng sẽ bị lệch đi. Ánh sáng mặt trời là một hỗn hợp của nhiều màu sắc. Giọt nước làm lệch các màu ở mức độ khác nhau, do đó tạo nên hình ảnh cầu vòng rực rỡ trên bầu trời.
Ánh sáng mặt trời đi theo đường thẳng nhưng bị chệch hướng khi đi qua ranh giới các chất có mật độ khác nhau. Chẳng hạn như đi từ không khí sang thuỷ tinh, hoặc từ không khí vào nước. đó là hiện tượng khúc xạ. Như vậy những giọt nước ở trong không khí có thể làm khúc xạ tia sáng Mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc tương đối nhỏ: Điều đó giải thích tại sao ta lại nhìn thấy cầu vòng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chứ không bao giờ vào buổi trưa.
Khi đi trên máy bay, đôi khi ta có thể nhìn thấy phía dưới mình, có một vòng tròn gồm đủ các màu sắc của cầu vồng.
Văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
Giá xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít từ 30/8/2009
- Giá xăng bán lẻ sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít từ 0h ngày 30/8/2009. Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa cho phép các doanh nghiệp tăng giá theo mức này.
Như vậy, giá xăng A92 - loại xăng phổ biến nhất trên thị trường - có mức giá mới là 15.700 đồng/lít. Xăng A95 có mức giá mới là 16.200 đồng/lít.
Không chỉ tăng giá xăng, giá dầu hoả cũng đã tăng thêm 850 đồng/lít. Giá dầu diezel cũng tăng thêm 350 đồng/kg. Như vậy, mức giá mới của dầu hoả là 14.000 đồng/lít; dầu diezel có giá mới là 13.100 đồng/kg.
Đây là lần thứ hai trong một tháng qua, quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu được ban hành.
Bên cạnh việc cho phép tăng giá bán lẻ xăng dầu, Liên Bộ Tài chính - Công Thương cũng đã quyết định giảm 5% thuế nhập khẩu xăng dầu. Không những vậy, liên bộ cũng đã quyết định tạm ngừng trích quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất các mặt hàng xăng dầu.
Quyết định tăng giá xăng dầu lần này được đưa ra trong bối cảnh giá dầu thế giới đứng ở mức 80USD/thùng. Giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu cũng tăng cao. Trước đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã kêu lỗ 1.500 đồng/lít xăng và 1.000 đồng/lít dầu và có văn bản đề nghị tăng giá. Phạm Huyền
Phong cách ngôn ngữ hành chính:
Điều 1: cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
Giáo dục mầm non: nhà trẻ, mẫu giáo;
Giáo dục phổ thong: tiểu học, trung học cơ sở, trung học chuyên ban.
Giáo dục chuyên nghiệp: trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, đào tạo nghề;
Giáo dục đại học: cap đẳng, đại học, sau đại học;
Giáo dục thường xuyên.
(trích nghị định 90/CP của chính phủ quy định hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam, ngày 24-11-1993)
Vd 2
Quyết định số 929/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 929/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 30 tháng 06 năm 2009
________________________________________
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, tỉnh Đắk Nông
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Tờ trình số 416/TTr-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung 05 xã: Quảng Hòa (huyện Đăk Glong), Nam Xuân (huyện Krông Nô), Hưng Bình (huyện Đăk Rlấp), Thuận Hà, Nam Bình và thị trấn Đức An (huyện Đăk Song), tỉnh Đăk Nông vào Danh mục các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Sinh Hùng
Phong cách ngôn ngữ chính luận:
Khi đã buộc phải kháng chiến thì Hồ Chí Minh kiên quyết động viên toàn dân đứng lên chiến đấu:
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của nhân dân ta: “Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tiếp theo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là văn kiện thứ hai đề cập đến mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng và cuộc kháng chiến. Đó là Độc lập Tự do Hạnh phúc, là những khát vọng của một dân tộc đã bị mất nước, bị nô lệ 80 năm. Bởi vậy ta có thể hiểu vì sao toàn dân Việt Nam đã hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác Hồ và các thế hệ người Việt Nam, từ đời cha đến đời con đã tự nguyện hy sinh chiến đấu đến cùng cho những mục tiêu ấy.
“Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Trong Lời kêu gọi này, Hồ Chí Minh đã trình bày quan điểm “chiến tranh toàn dân” một cách vô cùng giản dị và hào hùng. Có thể nói nét độc đáo, đặc sắc nhất trong đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là ở hai chữ toàn dân.
Kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử, Người luôn luôn nhắc nhở vai trò của dân: “dựa vào dân, có dân là có tất cả”. Trong lịch sử dân tộc ta, Nguyễn Trãi đã từng nói: “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Tư tưởng “chiến tranh toàn dân” đã được Hồ Chí Minh nêu lên năm 1944 trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn dân và vũ trang toàn dân”.
Chỉ thị này được coi như một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự về khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân là lực lượng vũ trang ba thứ quân. Tiếp theo Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là văn kiện thứ hai mang tính cương lĩnh quân sự về kháng chiến toàn dân. “Toàn dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh có một lời kêu gọi dành riêng cho bộ đội, tự vệ, dân quân:
“Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro