Chương III. Các loại từ TV
1. CÁC LOẠI TỪ TV
a) Từ đơn :
- Khái niệm : Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên
+ Từ đơn đơn âm. VD : sông, núi, đi, đứng....
+ Từ đơn đa âm. VD : chôm chôm, sầu riêng, mồ hôi....
- Từ đơn TV mang đặc trưng ngữ nghĩa chủ yếu của từ vựng TV, được biểu hiện trong các từ nhiều nghĩa : phần lớn từ đơn TV là từ nhiều nghĩa.
VD : đầu --> đầu làng, đầu súng, đầu sông...
miệng ----> miệng giếng, miệng chai...
b) Từ láy :
- Khái niệm : Từ láy là từ có một hình vị gốc và những hình vị còn lại lặp lại toàn bộ hoặc một yếu tố của hình vị gốc. Từ láy là sản phẩm của phương thức láy.
- Số lần láy :
+ Láy đôi : gọn gàng, tim tím, ngòn ngọt,....
+ Láy ba : sạch sành sanh, hót hòn họt....
+ Láy tư : khấp kha khấp khểnh, vớ va vớ vẩn....
- Yếu tố láy :
+ Láy toàn bộ : trùng trùng, điệp điệp...
+ Láy bộ phận :
• Phụ âm đầu : khúch khích, thì thào...
• Láy vần : lâm thâm, lách cách...
c) Từ ghép :
- Khái niệm : Từ ghép là loại từ có hai hình vị trở lên ghép lại với nhau theo các phương thức nhất định, nó là sản phẩm của phương thức ghép hình vị.
- Từ ghép thực : do 2 hoặc hơn 2 hình vị thực ( những hình vị có nghĩa từ vựng ) kết hợp với nhau theo phương thức ghép.
+ Từ ghép phân nghĩa ( chính - phụ, bổ sung, bổ nghĩa...) là loại từ ghép trong đó có 1 hình vị làm yếu tố chính và 1 hình vị đóng vai trò bổ sung cho hình vị chính để phân biệt từ ghép với nhau.
• Thuần Việt : Hình vị chính ( đứng trước ) + hình vị phụ ( đứng sau )
• Hán Việt : Hình vị phụ ( đứng trước ) + hình vị chính ( đứng sau )
+ Từ ghép hợp nghĩa ( song song, ngẫu kết, đẳng lập..) là loại từ ghép trong đó các hình vị có nghĩa bình đẳng với nhau, nó ghép lại để tạo thành một từ mới có ý nghĩa khái quát tổng hợp hơn, nghĩa này không phải là tổng của phép cộng nghĩa của các hình vị ấy.
- Từ ghép hư : do 2 hình vị hư tạo nên ( những hình vị có ý nghĩa ngữ pháp nhưng không có ý nghĩa từ vựng ) ghép lại với nhau.
VD : bởi vì, cho nên, để mà, để cho, nếu mà...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro