Tiếng Anh đơn giản (Chap2)
Unit 9. There is, there are, how many, how much, to have
There is, there are
Xét câu: There is a book on the table.
Câu này được dịch là : Có một quyển sách ở trên bàn.
Trong tiếng Anh thành ngữ:
There + to be được dịch là có
Khi dùng với danh từ số nhiều viết là there are
Ở đây there đóng vai trò như một chủ từ. Vậy khi viết ở dạng phủ định và nghi vấn ta làm như với câu có chủ từ + to be.
Người ta thường dùng các từ sau với cấu trúc there + to be:
many/much :nhiều
some :một vài
any :bất cứ, cái nào
many dùng với danh từ đếm được
much dùng với danh từ không đếm được
Ví dụ:
There are many books on the table.
(Có nhiều sách ở trên bàn)
nhưng
There are much milk in the bottle.
(Có nhiều sữa ở trong chai)
Chúng ta dùng some trong câu xác định và any trong câu phủ định và nghi vấn.
Ví dụ:
There are some pens on the table.
(Có vài cây bút ở trên bàn)
There isn’t any pen on the table.
(Không có cây bút nào ở trên bàn)
Is there any pen on the table? Yes, there’re some.
(Có cây bút nào ở trên bàn không? Vâng, có vài cây).
Khi đứng riêng một mình there còn có nghĩa là ở đó. Từ có ý nghĩa tương tự như there là here (ở đây).
The book is there (Quyển sách ở đó)
I go there (Tôi đi đến đó)
My house is here (Nhà tôi ở đây)
How many,
How much
How many và
How much là từ hỏi được dùng với cấu trúc there + to be, có nghĩa là bao nhiêu.
Cách thành lập câu hỏi với How many,
How much là
How many + Danh từ đếm được + be + there + …
hoặc
How much + Danh từ không đếm được + be + there +…
Ví dụ:
How many books are there on the table?
(Có bao nhiêu quyển sách ở trên bàn?)
How much milk are there in this bottle?
(Có bao nhiêu sữa trong cái chai này?)
Have
To have là một trợ động từ (Auxiliary Verb) có nghĩa là có.
Khi sử dụng nghĩa có với một chủ từ ta dùng have chứ không phải there + be.
Have được viết thành has khi dùng với chủ từ ngôi thứ ba số ít.
Ví dụ:
I have many books (Tôi có nhiều sách)
He has a house (Anh ta có một căn nhà)
Để lập thành câu phủ định và nghi vấn ta cũng thêm not sau have hoặc chuyển have lên đầu câu. Ví dụ:
I haven’t any book.
(Tôi không có quyển sách nào)
Have you any book?
(Anh có quyển sách nào không?)
Khi dùng trong câu phủ định với một danh từ đếm được người ta có khuynh hướng dùng have no hơn là have not.
Ví dụ:
I have no money (Tôi không có tiền)
(Để ý trong câu này không có mạo từ)
Các cách viết tắt với have
have not được viết tắt thành haven’t
has not hasn’t
I have I’ve
You have You’ve
He has He’s
She has She’s…
Vocabulary
Khi muốn nói: Tôi rất thích công việc này, người ta không nói
I very like this work
mà thường nói
I like this work very much
Hay
I like this work a lot.
Như vậy chúng ta không dùng very ở trước động từ trong trường hợp đó, và ở đây phải dùng very much chứ không phải very many vì sự thích là một đại lượng không đếm được.
a lot: cũng có nghĩa là nhiều
Ví dụ:
I do a lot of works this morning
(Tôi làm nhiều việc sáng nay)
over there: ở đằng kia
My house is over there
(Nhà tôi ở đằng kia)
She stands over there
(Cô ta đứng ở đằng kia)
at home: ở nhà
Unit 10. Infinitive (Dạng nguyên thể)
Chúng ta đã sử dụng câu với các động từ thường, các động từ này diễn tả hành động xảy ra trong câu và phải được chia phù hợp với chủ từ và thì của câu. Nhưng nhiều khi cần dùng nhiều động từ trong câu để làm rõ thêm hành động, các động từ sau sẽ bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ trước.
Khi sử dụng câu có nhiều hơn một động từ, chỉ có động từ chính được chia phù hợp với chủ từ và thì của câu, còn các động từ sau được viết ở dạng nguyên thể (infinitive) có to đi kèm. To là một giới từ, nó không có nghĩa nhất định. Trong trường hợp này có thể dịch to với các nghĩa tới, để,.. hoặc không dịch.
Ví dụ:
I want to learn English
(Tôi muốn học tiếng Anh).
Trong câu này want là động từ chính diễn tả ý muốn của chủ từ, vì vậy được chia phù hợp với chủ từ; to learn là động từ đi theo bổ sung thêm ý nghĩa cho want (muốn gì).
Chữ to ở đây không cần dịch nghĩa.
He comes to see John.
(Anh ta đến (để) thăm John)
I don’t want to see you.
(Tôi không muốn gặp anh)
Do you like to go to the cinema?
(Anh có muốn đi xem phim không?)
Vocabulary
to go to bed: đi ngủ
to go to school: đi học
again: lại, nữa
Ví dụ:
I don’t want to see you again
(Tôi không muốn gặp anh nữa)
He learns English again
(Anh ấy lại học tiếng Anh)
meal n. bữa ăn
breakfast n. bữa điểm tâm
lunch n. bữa ăn trưa
dinner n. bữa ăn tối
Người ta dùng to have để nói về các bữa ăn
Ví dụ:
I have a beakfast.
(Tôi có một bữa ăn sáng = Tôi ăn sáng)
He has a lunch (Anh ấy ăn trưa)
Unit 11. Object (Túc từ)
Khi ta nói: Tôi thích bạn thì
Tôi là chủ từ, kẻ phát sinh ra hành động
thích là động từ diễn tả hành động của chủ từ
bạn là kẻ chịu tác động của hành động do chủ từ gây ra.
Chữ bạn ở đây là một túc từ. Tiếng Anh gọi túc từ là Object.
Vậy túc từ là từ chỉ đối tượng chịu tác động của một hành động nào đó.
Đối với hầu hết các danh từ khi đứng ở vị trí túc từ không có gì thay đổi nhưng khi là các đại từ nhân xưng thì cần có biến thể.
Ví dụ khi nói Tôi thích anh ta ta không thể nói I like he. He ở đây là một túc từ vì vậy ta phải viết nó ở dạng túc từ.
Các túc từ đó bao gồm:
Đại từ Túc từ
(Subject) (Object)
I me
You you
He him
She her
It it
We us
They them
Ví dụ:
I like him
(Tôi thích anh ta)
Mr. Smith teaches us
(Ông Smith dạy chúng tôi)
Khi sử dụng túc từ ta cũng cần phân biệt giữa túc từ trực tiếp (direct object) và túc từ gián tiếp (indirect object).
Xét câu này: Tôi viết một bức thư cho mẹ tôi.
Ở đây có đến hai đối tượng chịu tác động của hành động viết là bức thư và mẹ tôi.
Trong trường hợp này bức thư là túc từ trực tiếp, mẹ tôi là túc từ gián tiếp. Thông thường các túc từ gián tiếp có to đi trước. Câu trên sẽ được viết trong tiếng Anh như sau:
I write a letter to my mother.
Nói chung, khi túc từ gián tiếp không đi ngay sau động từ thì phải có to dẫn trước.
Ngược lại không cần phải thêm to. Câu trên có thể viết theo cách khác như sau:
I write my mother a letter.
Vocabulary
to look
to look: trông, có vẻ
He looks tired.
(Anh ta trông có vẻ mệt mỏi)
This house looks cool.
(Căn nhà này trông mát mẻ)
to look at: nhìn
She looks at me
(Cô ta nhìn tôi)
We looks at our books.
(Chúng tôi nhìn vào sách)
to look for: tìm
He looks for his key.
(Hắn tìm chìa khóa của hắn).
I looks for my pen.
(Tôi tìm cây viết của tôi)
Unit 12. Adverbs (Trạng từ)
ADVERBS
Trạng từ (hay còn gọi là phó từ) trong tiếng Anh gọi là adverb.
Trạng từ là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu.
Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà ngưới ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.
Trạng từ có nhiều hình thức:
Những chữ đơn thuần như: very (rất, lắm), too (quá), almost (hầu như), then (sau đó, lúc đó),…
Trạng từ cũng có thể thành lập bằng cách thêm -ly vào cuối một tính từ. Ví dụ:
slow (chậm) slowly (một cách chậm chạp)
quick (nhanh) quickly (một cách nhanh nhẹn)
clear (sáng sủa) clearly (một cách sáng sủa)
Là những từ kép như:
everywhere (khắp nơi)
sometimes (đôi khi)
anyhow (dù sao đi nữa)
Một thành ngữ (thành ngữ là một cụm từ gồm nhiều từ hợp nhau để tạo thành một nghĩa khác).
next week (tuần tới)
this morning (sáng nay)
at the side (ở bên)
with pleasure (vui lòng)
at first (trước tiên)
Ví dụ:
He walks slowly
(Anh ta đi (một cách) chậm chạp)
We work hard
(Chúng tôi làm việc vất vả)
I don’t go to my office this morning.
(Tôi không đến cơ quan sáng nay)
Có thể phân loại trạng từ theo nghĩa như sau:
Trạng từ chỉ cách thức: hầu hết các trạng từ này được thành lập bằng cách thêm -ly ở cuối tính từ và thường được dịch là một cách.
bold (táo bạo) boldly (một cách táo bạo)
calm (êm ả) calmly (một cách êm ả)
sincere (chân thật) sincerely (một cách chân thật)
Nhưng một số tính từ khi dùng như trạng từ vẫn không thêm -ly ở cuối:
Ví dụ: fast (nhanh). Khi nói Ông ta đi nhanh, ta viết
He walks fast.
vì fast ở đây vừa là tính từ vừa là trạng từ nên không thêm -ly
Trạng từ chỉ thời gian: sau đây là một số trạng từ chỉ thời gian mà ta thường gặp nhất:
after (sau đó, sau khi), before (trước khi), immediately (tức khắc), lately (mới đây),
once (một khi), presently (lúc này), soon (chẳng bao lâu), still (vẫn còn), today (hôm nay),
tomorow (ngày mai), tonight (tối nay), yesterday (hôm qua), last night (tối hôm qua),
whenever (bất cứ khi nào), instantly (tức thời), shortly (chẳng mấy lúc sau đó).
Các trạng từ chỉ thời gian còn có các trạng từ chỉ tần số lặp lại của hành động như:
always (luôn luôn), often (thường hay), frequently (thường hay), sometimes (đôi khi),
now and then (thỉnh thoảng), everyday (mỗi ngày, mọi ngày), continually (lúc nào cũng),
generally (thông thường), occasionally (thỉnh thoảng), rarely (ít khi), scarcely (hiếm khi),
never (không bao giờ), regularly (đều đều), ussually (thường thường).
Ví dụ:
She always works well.
(Cô ta luôn luôn làm việc tốt).
I rarely come here
(Tôi ít khi đến đây).
I ussually get up at 5 o’clock
(Tôi thường dậy lúc 5 giờ).
Trạng từ chỉ địa điểm:
above (bên trên), below (bên dưới), along (dọc theo), around (xung quanh), away (đi xa, khỏi, mất), back (đi lại), somewhere (đâu đó), through (xuyên qua).
Ví dụ: They walk through a field (Họ đi xuyên qua một cánh đồng)
Trạng từ chỉ mức độ, để cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào, thường các trạng từ này được dùng với tính từ hay một trạng từ khác hơn là dùng với động từ.
too (quá), absolutely (tuyệt đối), completely (hoàn toàn), entirely (hết thảy), greatly (rất là),
exactly (quả thật), extremely (vô cùng), perfectly (hoàn toàn), slightly (hơi), quite (hoàn toàn), rather (có phần).
Ví dụ:
The tea is too hot.
(Trà quá nóng).
I’m very pleased with your success
(Tôi rất hài lòng với thành quả của anh)
Các trạng từ khẳng định, phủ định, phỏng đoán:
certainly (chắc chắn), perhaps (có lẽ), maybe (có lẽ), surely (chắc chắn), of course (dĩ nhiên), willingly (sẵn lòng), very well (được rồi).
Các trạng từ dùng để mở đầu câu:
fortunately (may thay), unfortunately (rủi thay), luckily (may mắn thay), suddenly (đột nhiên),…
Unit 13. Can, May, Be able to
Can
Can là một động từ khuyết thiếu, nó có nghĩa là có thể. Can luôn luôn được theo sau bởi một động từ nguyên thể không có to (bare infinitive).
Can không biến thể trong tất cả các ngôi.
Khi dùng trong câu phủ định thêm not sau can và chuyển can lên đầu câu khi dùng với câu nghi vấn.
(Lưu ý: chúng ta có thể nói động từ to be, to do, to have nhưng không bao giờ nói to can).
Ví dụ:
I can speak English
(Tôi có thể nói tiếng Anh=Tôi biết nói tiếng Anh)
She can’t study computer
(Cô ta không thể học máy tính được)
Cannot viết tắt thành can’t
Can được dùng để chỉ một khả năng hiện tại và tương lai.
Đôi khi can được dùng trong câu hỏi với ngụ ý xin phép như:
Can I help you?
(Tôi có thể giúp bạn được không?)
Can I go out ?
(Tôi có thể ra ngoài được không?)
May
May cũng có nghĩa là có thể nhưng với ý nghĩa là một dự đoán trong hiện tại hay tương lai hoặc một sự được phép trong hiện tại hay tương lai.
Ví dụ:
It may rain tonight
(Trời có thể mưa đêm nay)
May I use this?
(Tôi được phép dùng cái này không?)
May được dùng ở thể nghi vấn bao hàm một sự xin phép.
Để dùng may ở thể phủ định hay nghi vấn ta làm như với can.
maynot viết tắt thành mayn’t
Câu phủ định dùng với may bao hàm một ý nghĩa không cho phép gần như cấm đoán.
Ví dụ:
You may not go out
(Mày không được ra ngoài)
Be able to
Thành ngữ to be able to cũng có nghĩa là có thể, có khả năng.
Nhưng khi nói có thể ta phân biệt giữa khả năng và tiềm năng.
Tiềm năng là điều tự mình có thể làm hoặc vì năng khiếu, hiểu biết, nghề nghiệp, quyền hành hay địa vị.
Khả năng là điều có thể xảy ra do một năng lực ngoài mình như một dự đoán.
Tuy rằng chúng ta có thể sử dụng can và be able to đều được nhưng be able to dùng để nhấn mạnh về tiềm năng hơn.
Ví dụ:
I can speak English = I am able to speak English.
Vocabulary
because: bởi vì
I don’t want to see him because I don’t like him.
(Tôi không muốn gặp anh ta vì tôi không thích anh ta)
so: vì thế
I’m very tired so I can’t come to your house.
(Tôi rất mệt vì vậy tôi không đến nhà anh được)
for: cho, đối với
Can you make this for me?
(Anh có thể làm việc này cho tôi không?)
For me, he’s very handsome.
(Đối với tôi, anh ta rất đẹp trai).
Unit 13: Questions (Câu hỏi)
Chúng ta đã biết để làm thành câu hỏi ta đặt trợ động từ lên đầu câu hay nói chính xác hơn là đảo trợ động từ lên trước chủ từ.
Đối với câu chỉ có động từ thường ở thì Simple Present ta dùng thêm do hoặc does.
Tất cả các câu nghi vấn đã viết trong các bài trước gọi là những câu hỏi dạng Yes-No Questions tức Câu hỏi Yes-No, bởi vì với dạng câu hỏi này chỉ đòi hỏi trả lời Yes hoặc No.
Khi chúng ta cần hỏi rõ ràng hơn và có câu trả lời cụ thể hơn ta dùng câu hỏi với các từ hỏi.
Một trong các từ hỏi chúng ta đã biết rồi là từ hỏi How many/How much.
Trong tiếng Anh còn một loạt từ hỏi nữa và các từ hỏi này đều bắt đầu bằng chữ Wh.
Vì vậy câu hỏi dùng với các từ hỏi này còn gọi là Wh-Questions.
Các từ hỏi Wh bao gồm:
What :gì, cái gì Which :nào, cái nào
Who :ai Whom : ai
Whose :của ai Why :tại sao, vì sao
Where :đâu, ở đâu When :khi nào, bao giờ
Để viết câu hỏi với từ hỏi ta chỉ cần nhớ đơn giản rằng:
Đã là câu hỏi dĩ nhiên sẽ có sự đảo giữa chủ từ và trợ động từ, nếu trong câu không có trợ động từ ta dùng thêm do
Từ hỏi luôn luôn đứng đầu câu hỏi.
Như vậy cấu trúc một câu hỏi có từ hỏi là:
Từ hỏi + Aux. Verb + Subject + …
Ví dụ:
What is this? (Cái gì đây? hoặc Đây là cái gì?)
Where do you live? (Anh sống ở đâu?)
When do you see him? (Anh gặp hắn khi nào?)
What are you doing? (Anh đang làm gì thế?)
Why does she like him? (Tại sao cô ta thích hắn?)
Câu hỏi với WHO - WHOM- WHOSE
Who và Whom đều dùng để hỏi ai, người nào, nhưng Who dùng thay cho người, giữ nhiệm vụ chủ từ trong câu, còn Whom giữ nhiệm vụ túc từ của động từ theo sau. Ví dụ:
Who can answer that question? (Who là chủ từ của can)
Ai có thể trả lời câu hỏi đó?
Whom do you meet this morning? (Whom là túc từ của meet)
Anh gặp ai sáng nay?
Lưu ý rằng:
Trong văn nói người ta có thể dùng who trong cả hai trường hợp chủ từ và túc từ. Ví dụ:
Who(m) do they help this morning?
Họ giúp ai sáng nay?
Động từ trong câu hỏi với who ở dạng xác định. Ngược lại động từ trong câu hỏi với whom phải ở dạng nghi vấn:
Who is going to London with Daisy?
Ai đang đi London cùng với Daisy vậy?
With whom is she going to London?
(= Who(m) did she go to London with?)
Cô ta đang đi London cùng với ai vậy?
Whose là hình thức sở hữu của who. Nó được dùng để hỏi “của ai”.
‘Whose is this umbrella?’ ‘It’s mine.’
“Cái ô này của ai?” “Của tôi.”
Whose có thể được dùng như một tính từ nghi vấn. Khi ấy theo sau whose phải có một danh từ.
Whose pen are you using?
(Bạn đang dùng cây bút của ai đấy?)
Whose books are they reading?
(Bạn đang đọc quyển sách của ai?)
Câu hỏi với WHAT - WHICH
What và Which đều có nghĩa chung là “cái gì, cái nào”. Tuy vậy which có một số giới hạn.
Người nghe phải chọn trong giới hạn ấy để trả lời. Câu hỏi với what thì không có giới hạn. Người nghe có quyền trả lời theo ý thích của mình. Ví dụ:
What do you often have for breakfast?
Bạn thường ăn điểm tâm bằng gì?
Which will you have, tea or coffee?
Anh muốn dùng gì, trà hay cà phê?
What và which còn có thể là một tính từ nghi vấn. Khi sử dụng tính từ nghi vấn phải dùng với một danh từ. Cách dùng giống như trường hợp whose nêu trên.
What colour do you like?
(Bạn thích màu gì?)
Which way to the station, please?
(Cho hỏi đường nào đi đến ga ạ?)
Which có thể dùng để nói về người. Khi ấy nó có nghĩa “người nào, ai”
Which of you can’t do this exercise?
Em nào (trong số các em) không làm được bài tập này?
Which boys can answered all the questions?
Những cậu nào có thể trả lời tất cả các câu hỏi?
Lưu ý rằng trong văn nói có một số mẫu câu khó phân biệt trong tiếng Việt:
‘Who is that man?’ - ‘He’s Mr. John Barnes.’ (Hỏi về tên)
‘What is he?’ - ‘He’s a teacher.’ (Hỏi về nghề nghiệp)
‘What is he like?’ - ‘He’s tall, dark, and handsome.’ (Hỏi về dáng dấp)
‘What’s he like as a pianist?’ - ‘Oh, he’s not very good.’ (Hỏi về công việc làm)
I don’t know who or what he is; and I don’t care.
(Tôi chẳng biết ông ta là ai hay ông ta làm nghề gì và tôi cũng chẳng cần biết)
Câu hỏi với WHY
Đối với câu hỏi Why ta có thể dùng because (vì, bởi vì) để trả lời.
Ví dụ:
Why do you like computer? Because it’s very wonderful.
(Tại sao anh thích máy tính? Bởi vì nó rất tuyệt vời)
Why does he go to his office late? Because he gets up late.
(Tạo sao anh ta đến cơ quan trễ? Vì anh ta dậy trễ.)
Negative Questions
Negative Question là câu hỏi phủ định, có nghĩa là câu hỏi có động từ viết ở thể phủ định tức có thêm not sau trợ động từ.
Chúng ta dùng Negative Question đặc biệt trong các trường hợp:
Để chỉ sự ngạc nhiên:
Aren’t you crazy? Why do you do that?
(Anh có điên không? Sao anh làm điều đó?)
Là một lời cảm thán:
Doesn’t that dress look nice!
(Cái áo này đẹp quá !)
Như vậy bản thân câu này không phải là câu hỏi nhưng được viết dưới dạng câu hỏi.
Khi trông chờ người nghe đồng ý với mình.
Trong các câu hỏi này chữ not chỉ được dùng để diễn tả ý nghĩa câu, đừng dịch nó là không.
Người ta còn dùng Why với Negative Question để nói lên một lời đề nghị hay một lời
khuyên.
Why don’t you lock the door?
(Sao anh không khóa cửa?)
Why don’t we go out for a meal?
(Sao chúng ta không đi ăn một bữa nhỉ?)
Why don’t you go to bed early?
(Sao anh không đi ngủ sớm?)
Vocabulary
something :điều gì đó
someone :ai đó, một vài người
somebody :ai đó, người nào đó, một vài người
anything :bất cứ điều gì
anyone,
anybody :bất cứ ai, người nào
Someone is in my room.
(Ai đó đang ở trong phòng tôi)
I don’t like anything
(Tôi không thích gì cả)
nothing :không có gì
noone, nobody :không ai
Người Anh thường dùng các từ này hơi khác người Việt một chút.
Chẳng hạn muốn nói Anh ta không nói gì cả người Anh thường nói ‘He says nothing’ chứ không phải ‘He don’t say anything’.
There’re nobody
in my room.
(Không có ai trong phòng tôi cả)
everything :mọi điều
everyone,
everybody :mọi người
Everyone like football.
(Mọi người đều thích bóng đá)
day :ngày
every day :mỗi ngày, hằng ngày
these days :ngày nay
We eat and work everyday.
(Chúng ta ăn và làm việc hằng ngày)
Unit 14. Imperative mood (Mệnh lệnh cách)
Thể Mệnh Lệnh hay Mệnh Lệnh cách là một thể sai khiến, ra lệnh, hay yêu cầu người khác làm một điều gì.
Vì thế Mệnh Lệnh cách chỉ có ngôi 1 số nhiều và ngôi 2 số ít hay số nhiều.
Đơn giản chỉ vì ta không bao giờ ra lệnh cho chính bản thân ta (ngôi 1 số ít) hay cho một người vắng mặt (ngôi 3).
Có hai trường hợp sử dụng:
I. Mệnh Lệnh Cách xác định
Ngôi 1 số nhiều : Dùng LET US + V hay LET’S + V
Ngôi 2 số ít hay số nhiều: Dùng V (bare infinitive). Đừng quên dùng thêm please để bày tỏ sự lịch sự.
Ví dụ:
Let us go down town with him.
(Chúng ta hãy xuống phố với anh ấy)
Put this book on the table, please.
(làm ơn để quyển sách này lên bàn)
II. Mệnh Lệnh Cách phủ định
Dùng yêu cầu ai đừng làm một điều gì.
Ngôi 1 số nhiều: LET US NOT + V hay LET’S NOT + V
Ngôi 2 số ít hay số nhiều: Dùng DO NOT + V (bare infinitive) hay DON’T + V (bare
infinitive) và please để diễn tả sự lịch sự.
Let’s not tell him about that.
(Chúng ta đừng nói với anh ấy về chuyện đó)
Please don’t open that window.
(Làm ơn đừng mở cửa sổ ấy)
Must, Have to
Must và Have to đều có nghĩa là phải.
Nói chung chúng ta có thể dùng Must và Have to đều như nhau.
I must go now.
I have to go now.
(Bây giờ tôi phải đi)
Nhưng cũng có vài điểm khác nhau giữa hai cách dùng này:
Dùng Must để đưa ra những cảm nghĩ riêng của mình, điều mình nghĩ cần phải làm.
Ví dụ:
I must write to my friend.
(Tôi phải viết thư cho bạn tôi)
The government really must do something about unemployments.
(Thật ra chính phủ phải làm cái gì đó cho những người thất nghiệp)
Dùng Have to không phải nói về cảm nghĩ của mình mà nói về một thực tế đã phải như vậy. Ví dụ:
Mr.Brown has to wear his glasses for reading.
(Ông Brown phải mang kính để đọc)
I can’t go to the cinema, I have to work.
(Tôi không đi xem phim được, tôi phải làm việc.)
Must chỉ có thể dùng để nói về hiện tại và tương lai trong khi have to có thể dùng với tất cả các thì.
Khi dùng ở thể phủ định hai từ này mang ý nghĩa khác nhau. Khi dùng have to ta chỉ muốn nói không cần phải làm như vậy, nhưng với must bao hàm một ý nghĩa cấm đoán. Ví dụ:
You don’t have to go out.
(Anh không phải ra ngoài)
You mustn’t go out (Anh không được ra ngoài)
Lưu ý: khi dùng have to ở thể phủ định hay nghi vấn ta dùng trợ động từ do chứ không phải thêm not sau have hay chuyển have lên trước chủ từ. Ví dụ:
Why do you have to go to hospital?
(không phải Why have you to go…)
(Tại sao anh phải đến bệnh viện?)
He doesn’t have to work on Sunday?
(không phải He hasn’t to…)
(Anh ta không phải làm việc ngày chủ nhật)
Một số câu lịch sự (polite requests)
Would you please + V:
Would you please put this bag on the shelf ?
Would you mind + V. ing:
Would you mind putting this bag on the shelf ?
I wonder if you’d be kind enough to + V:
I wonder if you’d be kind enough to put this bag on the shelf ?
May I + V:
May I turn on the lights ?
Do you mind if I + V:
Do you mind if I turn on the lights ?
Một số cách cần phải được dùng cẩn thận vì rất khách sáo, thiếu tính thân mật.
Unit 15. Date and time (Ngày tháng và thời gian)
Date
Date là ngày tháng, nhật kỳ.
Các thứ trong tuần tiếng Anh được viết:
Monday :Thứ Hai
Tuesday :Thứ Ba
Wednesday :Thứ Tư
Thursday :Thứ Năm
Friday :Thứ Sáu
Saturday :Thứ Bảy
Sunday :Chủ Nhật
Người ta thường viết tắt bằng cách viết ba chữ đầu tiên của các từ này.
Ví dụ: Mon. = Monday, Tue. = Tuesday,…
Các tháng bao gồm:
January :Tháng Giêng
February :Tháng Hai
March :Tháng Ba
April :Tháng Tư
May :Tháng Năm
June :Tháng Sáu
July :Tháng Bảy
August :Tháng Tám
September :Tháng Chín
October :Tháng Mười
November :Tháng Mười Một
December :Tháng Mười Hai
Để viết ngày người Anh viết theo dạng:
Thứ + , + Tháng + Ngày (Số thứ tự) + , + Năm
Ví dụ:
Monday, November 21st, 1992
(Thứ Hai ngày 21 tháng Mười Một năm 1992)
Để đọc số ghi năm không đọc theo cách đọc số bình thường mà bốn chữ số được chia đôi để đọc. Ví dụ:
1992 = 19 và 92 = nineteen ninety two
1880 = 18 và 80 = eighteen eighty
Các từ sau được dùng để nói về ngày tháng:
day :ngày
week :tuần
month :tháng
day of week :ngày trong tuần, thứ
year :năm
yesterday :hôm qua
today :hôm nay
tomorrow :ngày mai
Để hỏi về ngày tháng ta dùng câu hỏi:
What’s date today?
(Hôm nay ngày mấy?)
Khi nói về ngày ta dùng kèm với các giới từ, khi dùng các giới từ này để ý cách sử dụng khác nhau.
Ví dụ nói vào ngày thứ hai, vào tháng giêng hay vào năm 1992,.. ta nói on Monday, in January, in 1992,…
Khi nói về ngày trong tuần ta dùng giới từ on
Khi nói về tháng, năm ta dùng giới từ in.
Time
Time là thời gian.
Để hỏi về thời gian ta dùng câu hỏi:
What time is it?
(Mấy giờ rồi?)
hay hiện nay người ta cũng thường dùng câu hỏi này:
What’s the time?
(Mấy giờ rồi?)
Để nói về thời gian ta dùng các cách nói sau:
Người ta dùng it để nói đến giờ giấc.
Nếu chỉ nói đến giờ không có phút ta dùng o’clock hoặc có thể chỉ cần viết số.
Ví dụ:
It’s five o’clock (5 giờ rồi)
He ussually gets up at five
(Anh ấy thường dậy lúc năm giờ)
Nếu nói đến giờ lẫn phút ta dùng:
past nếu muốn nói phút hơn
to nếu muốn nói kém
Ví dụ:
It’s five past two now.
(Bây giờ là hai giờ năm phút)
It’s five to two now
(Bây giờ là hai giờ kém năm).
Các từ sau được dùng để nói về thời gian
hour :giờ
minute :phút
second :giây
Vocabulary
the day before yesterday :ngày hôm kia
the day after tomorrow :ngày mốt
Người ta thường dùng it để nói đến ngày tháng, giờ giấc và thời tiết.
Ví dụ:
It’s lovely today. (không phải Today is lovely)
(Hôm nay trời đẹp)
It’s December now
(Bây giờ là tháng Mười Hai)
Unit 16. Prepositions (Giới từ)
Giới từ trong tiếng Anh gọi là preposition.
Giới từ là những từ đi với danh từ hay một giả danh từ để chỉ sự liên hệ giữa các danh từ ấy với một chữ nào khác trong câu.
Các giới từ ta đã biết như: on, in, at, out, for, to,…
Trong tiếng Anh các giới từ không nhiều lắm nhưng cách sử dụng chúng thì rất phức tạp và hầu như không theo một quy luật nào. Các giới từ không có một nghĩa cố định mà tùy thuộc vào các chữ trong câu và văn cảnh câu nói mà ta dịch nghĩa sao cho phù hợp.
Xét các ví dụ:
He works in the room (in = trong)
(Anh ta làm việc trong phòng)
The children play in the garden. (in = ngoài)
(Bọn trẻ chơi ngoài vườn)
We live in VietNam. (in = ở)
(Chúng ta sống ở Việt Nam)
They swim in the river. (in = dưới)
(Họ bơi dưói sông)
He lay in the bed. (in = trên)
(Anh nằm trên giường)
I get up in the morning. (in = vào)
(Tôi thức dậy vào buổi sáng)
He speaks in English. (in = bằng)
(Anh ta nói bằng tiếng Anh)
Một điều khó khăn nữa là có một số câu với tiếng Việt ta không cần dùng giới từ nhưng tiếng Anh thì lại có giới từ đi theo. Ví dụ:
He is angry with me.
(Anh ấy giận tôi)
Vì vậy để sử dụng giới tự cho đúng ta chỉ có cách tra tự điển rồi học thuộc lòng.
Nói chung, khi nói đến một người hay vật nào đó người Việt thường lấy chính mình làm trung tâm điểm, trái lại người Anh thường lấy người hay vật đó làm trung tâm điểm.
Ví dụ:
The
children play
in the garden.
(Bọn trẻ chơi ngoài vườn)
Người Việt nói ngoài vườn vì đối với người đang nói thì họ đứng ngoài khu vườn.
Người Anh nói trong (in) vì đối với các đứa trẻ thì chúng ở trong khu vườn chứ không phải ngoài khu vườn.
Quan sát thêm các câu sau đây để nhận ra sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
The light hangs under the ceiling
(Cái đèn treo dưới trần nhà)
The pen falls on the ground.
(Cây viết rơi xuống đất)
The boy lay on the ground.
(Thằng bé nằm trên đất).
Một số động từ khi theo sau bởi một giới tự lại có nghĩa hoàn toàn khác. Một trường hợp ta đã gặp là động từ to look.
to look :trông, có vẻ
to look at :nhìn
to look for :tìm
to look after :chăm sóc
Đối với các động từ này chúng ta bắt buộc phải thuộc cách sử dụng chúng với từng giới từ riêng biệt.
Vocabulary
between, among
Cả hai giới từ này đều có nghĩa là ở giữa.
Chúng ta dùng between khi muốn nói ở giữa hai cái.
Ví dụ:
The teacher is standing between Tom and Ann.
(Thầy giáo đang đứng giữa Tom và Ann).
among :ở giữa, trong số, được dùng khi muốn nói giữa nhiều cái.
Ví dụ:
He is standing among the crowd.
(Anh ta đang đứng giữa đám đông).
across, through
Hai giới từ này đều có nghĩa là ngang qua.
Dùng through khi nói đến đường đi quanh co hơn.
Ví dụ:
He walks across the road.
(Anh ta băng qua đường)
We walk through the woods.
(Chúng đi xuyên qua rừng)
(Đi qua rừng thì quanh co hơn đi qua đường).
to give
to give :cho
to give up :ngưng, thôi
Ví dụ:
She gives me a book.
(Cô ta cho tôi một quyển sách).
He’s given up smoking.
(Anh ta đã ngưng hút thuốc).
with
with có nghĩa là với, cùng với
Ví dụ:
I go to cinema with Mary.
(Tôi đi xem phim cùng với Mary)
Khi nói làm một hành động nào đó bằng một bộ phận của thân thể ta cũng dùng with. Ví dụ:
We watch with our eyes.
(Chúng ta xem bằng mắt)
He holds it with his hand.
(Anh cầm nó bằng tay).
Lưu ý: khi nói đến một bộ phận của thân thể đừng để thiếu tính từ sở hữu. Ví dụ:
Chúng ta phải nói:
We eat with our mouth.
(Chúng ta ăn bằng miệng của chúng ta)
Chứ không nói: We eat with the mouth.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro