Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hồi Hai Mươi Mốt: Vàng son một thuở (b)

- Tôi tìm thấy thứ này!

Đoàn Chí Viễn đưa tờ giấy trắng ngần cho Mạnh Cường xem. Không hẹn mà gặp, cả hai cùng bàn nhau nên đem hơ trên lửa nóng hoặc tẩm nước thử.

Trần Cảnh Chiêu đã vào nhà xác khám nghiệm tử thi, tàn lửa nướng khoai hãy còn cháy tí tách, hương thơm của vỏ khoai ngòn ngọt lan tỏa khắp mảnh đất hoang tàn. 

Hai người cúi đầu chào một bác bảo vệ bụng phệ đang đi tuần, rồi ngồi xổm xuống bên cạnh đống lửa. Không có gì hiện ra khi họ hơ qua, nên sẵn có chai nước suối, Mạnh Cường rẩy nước lên trên bề mặt tờ giấy, rồi rưới phần nước còn dư lên đám lửa. 

"Lấy trái tim của Francis Châu làm vật trao đổi."

- Francis Châu bị tử hình bằng cách nào? - Mạnh Cường gấp tờ giấy thật nhỏ, rồi bỏ vào trong túi zip, đoạn kéo khóa lại. Xong xuôi đâu đấy, mới quay sang nhìn anh bạn lính dù.

- Tiêm thuốc độc.

- Xác do ai giữ? 

- Tôi không biết.

- Đ* má sao nó không đòi thiên thạch luôn đi?

Trong lúc hai người đang đau đầu tìm cách tra hỏi tin tức về chỗ chôn xác của Francis Châu, Viên Thùy lại đang đến nhà bạn gái cũ của người đàn ông mặt sẹo đội nón lưỡi trai. Ngôi nhà chữ Đinh ấy là nơi sinh sống của hai mươi ba con người, già trẻ lớn bé đủ cả, thành viên nhỏ nhất mới vừa chào đời được hơn một tuần lễ. Bốn đời nhà họ Đinh sống trông vào mười mẫu ruộng và ba mẫu đất trồng cây ăn trái, hoa màu các loại. 

Một cụ ông mặc áo bà ba trắng khoan thai kéo chốt cửa cổng rào. Tuy mình hạc xương mai, nhưng dáng dấp cụ uy nghi lạ thường. Không biết thuở xưa, tổ tiên cụ có ai từng làm võ tướng trong triều đình nào không nhỉ?

- Cậu cần già này giúp chi? Nếu muốn làm "Cầu Ô Thước", thì thứ lỗi cho già, già này xin thất lễ miễn tiếp. 

Do không hiểu mô tê chi sất, nên Viên Thùy cất giọng hỏi lại.

- Tôi sợ cậu là bạn của chuẩn tướng Phong. - Cụ ông lời ít ý nhiều.

- Dạ thưa không, con cần gặp cô Tương Như ạ. - Nói đoạn, anh đưa thẻ ngành của mình ra cho cụ ông xem.

Cụ ông tái mét mặt hỏi lại:

- Chắt Như làm gì mà tới nỗi anh phải đi gặp nó vậy?

Rồi không để anh kịp trả lời, cụ ông ứa nước mắt năn nỉ:

- Mà... Mà cậu ơi, nếu chắt gái tôi có lỡ dại làm chuyện gì không đúng, cậu làm ơn làm phước nhẹ lời và nương tay với nó xíu nghen? Nó mới mần đám được mấy hôm, rủi như nhà chồng hay tin thì sau này nó khó sống.

Để không giết người một cách oan uổng, Viên Thùy ghé sát mặt ông cụ mà trình bày sự việc. Cụ có chút không vui khi nghe đến cái tên của chuẩn tướng Phong.

- Nó về làm dâu nhà chị Sáu xóm trên rồi. Địa chỉ là... 

Con đường quê mát rượi. Những vạt hoa dại khoe sắc màu mộc mạc khắp hai bên lộ. Bóng mát của những loài cây đặc sản miền Tây như bình bát, bần, gùi, ô-môi, chùm ruột,... như những tán lộng khổng lồ che nắng cho anh trong suốt quãng đường tới nhà mà cô gái ấy đương về làm dâu. Thảng có cơn gió thổi từ sông vào, hương đất phù sa miệt Cửu Long Giang nhuộm thắm tâm hồn chàng trai xứ Bắc.

Chưa bước tới cổng rào, Viên Thùy đã nghe thấy tiếng trẻ con lao nhao học đánh vần. Hè mới sang được dăm hôm mà đám trẻ đã bị tống đến lớp dạy thêm rồi. Nông dân quanh năm cắm mặt nơi ruộng đồng nắng gắt, còn học sinh thì gắn bó với bàn viết và đồ dùng học tập.

Cô bạn gái cũ của chuẩn tướng Phong đương quét sân. Cô đứng dưới gốc cây xoài sai quả xanh mát. Những quả xoài thơm ngọt và rất to. 

"King coong... King coong..."

- Thưa, anh cần chi?

- Thưa, tôi muốn hỏi cô rằng ban nãy cô có gặp chuẩn tướng Phong?

Người chồng mới cưới của chị đứng nhìn hai người qua khung cửa sổ hình bán nguyệt. Anh ta có khuôn mặt trái xoan thanh tú, mày chữ Nhất và khuôn miệng chữ Tứ, trông hiền và thư sinh hơn chuẩn tướng Phong gấp bội phần. Nói phỉ phui, nói vô duyên, thì chỉ cần một cái xỉ tay của chuẩn tướng, chàng ta sẽ ngã lăn đùng ra đất ngay lập tức.

Người yêu cũ của chuẩn tướng Phong có tên gọi đầy đủ là Đinh Thị Tương Như, đã quá tuổi băm, nhưng nhờ có lối sống lành mạnh và năng tập thể thao mà trông chị chỉ mới ba mươi là cùng. Viên Thùy chọn cách xưng chị là "Cô" để tế nhị hơn. Dẫu sao, phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên vẫn ưa gọi là "Cô" hoặc là "Em" hơn là nghe gọi mình là "Chị".

"Lạch cạch."

Chị tra chìa khóa vào ổ. Tiếng xích sắt rào quanh tay nắm mỗi bên cánh cổng vang lên khá lớn, ý là bây giờ là xế chiều, xe cộ và khách bộ hành qua lại đông như ri, mà còn ồn ào như thế, giữa đêm khuya thanh vắng không biết âm thanh còn lớn tới mức nào nữa.

- Tôi với anh xuống nhà sau nói chuyện nghen? Tại tôi đương nấu dở cơm chiều... 

Lời nhắn cuối cùng mà viên tướng Hải Quân ấy gởi chị, là một phiên bản lời Việt khác của nhạc phẩm "Adieu, sois heureuse", mang tên "Thôi ta xa nhau" do ca sĩ Trọng Nghĩa trình bày, lời này do nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên sáng tác. Bản nhạc có phần lời khá tương đồng với ca khúc "Vĩnh biệt người tình" của nhạc sĩ Lữ Liên. Giọng hát của nam ca sĩ trong bài cũng có đôi nét giống với con trai của cụ, tức ca sĩ Anh Tú; mặc dù khoảng cách tuổi tác giữa hai người ca sĩ và bài hát cách nhau tận mấy mươi năm.

- Tôi không quấy nhiễu cô chứ?

- Anh không phải là người quấy nhiễu tôi. - Đinh Thị Tương Như nhếch miệng cười. - Anh chỉ là kẻ qua đường làm phiền tôi thôi.

Viên Thùy hình như loáng thoáng nhận ra chị gái này lại hiểu lầm mình giống như ông cố, nhưng không trình thẻ ngành để giải quyết sự nhầm lẫn kỳ khôi ấy. Anh đưa đôi mắt bị thương chưa lành của mình nhìn khắp mảnh sân sau thoáng đãng. Rồi tầm nhìn của anh dừng lại nơi gốc cây phượng cổ thụ, ở đó bố trí một bộ bàn ghế bằng đá hoa cương mát lạnh, vài xác hoa phượng héo rũ nằm lại trên mặt bàn, mặt ghế. 

- Anh có biết ca khúc "Hai sắc hoa Ti-gôn" không?

- Của ông Hà Phương hay của ông Trần Thiện Thanh?

- Ai cũng được.

- Thế thì tôi biết.

Giọng ngâm của chị vang lên trong trẻo:

"... Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng

Trời ơi! Người ấy có buồn không?

Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ

Tựa trái tim phai, tựa máu hồng..."

Chồng chị đứng tựa cửa bếp, dõi đôi mắt buồn như sóng nước dòng Hương Giang nhìn chị. Rồi anh chợt ngậm ngùi phổ thơ:

"Dẫu biết rằng em với tình đầu

 Từng yêu nồng thắm, đẹp tợ châu

Nhưng xin em hãy thôi nhung nhớ

Để trái tim anh bớt thảm sầu."

Đối thơ xong, anh chồng bỏ lên nhà trên dạy học cho sắp nhỏ trong xóm. Vợ anh mải lo nói chuyện với khách nên quên tắt nồi canh rau mồng tơi, cũng may còn "cứu vãn" được. Tối nay gia đình anh có món tép chấy dừa, sườn rim và... cái nồi canh rau suýt cạn đáy ấy. 

Để tránh lôi thôi không hay, Viên Thùy lên nhà trên trình bày vắn tắt đầu đuôi sự việc và lý do tại sao mình cần phải nói chuyện riêng với Tương Như cho anh thầy hay. Anh có thể nhìn rõ nét rạng rỡ xuất hiện trên khuôn mặt khôi ngô ấy, như ánh mặt trời ló dạng sau cơn mưa vậy. Tội nghiệp, hai người đàn ông mực thước của xã hội trớ trêu thay lại đi yêu cùng một người. Tự dưng trong lòng anh dấy lên một nỗi tò mò vô biên, rằng người phụ nữ luống tuổi ấy có điều chi khiến cho hai người này yêu say đắm đến thế?

Chị và gã trai điều tra viên ghé vào một quán cà-phê sân vườn xanh mát. Những hàng phượng vĩ điểm những chấm màu đỏ huyết dụ vào nền trời xanh ngọc bích. Ve sầu ngân nga những giai điệu rộn ràng giữa khung trời lộng gió. Hương cau thoang thoảng khắp mảnh sân vườn thênh thang.

Bất chợt Viên Thùy nhớ tới bài thơ "Dàn đồng ca mùa Hạ" của thi sĩ Nguyễn Minh Nguyên mà anh đã từng học hồi lớp Hai:

"... Lời ve Kim da diết

Xe sợi chỉ âm thanh

Khâu những đường rạo rực

Vào nền mây trong xanh."

Mới đó mà tuổi thơ của anh đã trôi qua gần hai mươi mấy năm. Giã biệt mái trường, giã biệt khung trời mơ mộng yên bình, anh dấn thân vào thế giới trưởng thành với những cung bậc cảm xúc đầy ê chề và bàng bẽ. Có những tên sát nhân tàn độc đến nỗi, anh không thể tin nổi bản kết quả khám nghiệm tử thi mình đương cầm, đương đọc là chuyện thật trên đời. Có những cái chết vô nghĩa tới mức, anh phẫn uất thay cho người thân của nạn nhân. Có những hung thủ đáng thương tới độ, đã khiến tâm tính anh thay đổi hẳn, anh không còn tảng lờ đi trước những mảnh đời bất hạnh hay những cảnh đánh lộn trên đường phố, mà buộc lòng xắn tay áo vào giúp đỡ hay can ngăn, hòng tránh gây ra những thảm án đáng tiếc.

Bản tình ca "Ngăn cách" do cô Ngọc Lan trình bày rung vào hồn chị một xúc cảm bồi hồi khôn tả.

Nhạc sĩ Y Vân yêu đơn phương một cô gái tên Tường Vân nên mới lấy bút hiệu là Y Vân, tức "Yêu Vân". Em trai của nhạc sĩ thấy bút hiệu hay hay, bèn lấy tên Y Vũ để cho có đôi có cặp với anh Hai. Không ngờ vì thế mà sau này tên tuổi của cụ bị hình tượng của anh Hai làm cho lu mờ đi. Có một câu chuyện cười ra nước mắt rằng, một nhà đài nọ làm chương trình kỷ niệm ngày giỗ Y Vân, nhưng lại lấy chân dung của Y Vũ ra làm ảnh nền xuyên suốt buổi phát sóng, khiến cụ vô cùng tức giận, phải đăng đàn quở trách một chập.

Bài hát "Ngăn cách" đang phát trong quán nói về cô gái mang tên "Áng mây Cát tường" ấy. Trước đó, nhạc sĩ Y Vân dành tặng mối tình đầu một nhạc phẩm mang tựa đề "Tình ta nở giữa mùa Đông", nhưng rất tiếc, nó đã bị thất truyền và hiếm ai biết mà hát lại, ngay cả "cha đẻ" của nó cũng chỉ nhắc tới tên "đứa con" đó khi tuổi đã xế tà. Mà cũng vì bài hát "Tình ta nở giữa mùa đông" hay quá, làm cô Vân cứ tập hát đi hát lại hoài, nên mẹ cha mới phát giác ra mối tình sắp nở hoa kết trái giữa hai người mà vội vàng "đẩy" con gái cưng sang Pháp du học để chấm dứt nguy cơ con gái mình yêu anh chàng nghệ sĩ nghèo sống đời bất định.

- Vợ thầy Định dùng chi?

- Dạ, thím Tư cho con một ly sinh tố dâu.

- Còn cậu đây?

- Dạ, chanh muối giải nhiệt.

Nắng chiều rực rỡ như muôn vạn ánh hào quang. Một bầy chim trao trảo đương chìa mỏ tranh cãi nhau chí chóe trên cành cây ổi xá lị.

- Trước đây cô làm việc ở đâu?

- Tôi từng mơ ước sẽ trở thành tiếp viên hàng không, nhưng rốt cuộc, tôi lại làm "chân" bàn giấy cho một công ty địa ốc địa phương. 

- Tôi hỏi trước đây kia mà?

- Ăn bám ba má. Được chưa?

Viên Thùy chợt nhớ đến mẩu tin nhắn mà chuẩn tướng Phong gửi sang, nói rằng, Tương Như là hoa cỏ may, nhìn xa thì đẹp đấy, nhưng bất cẩn đụng trúng thì xước xát đã đời. Ban đầu anh cũng không ưa cái nết thẳng như ruột ngựa ấy, nhưng tâm tình một hồi anh mới thấy cô gái này rất hiền lành và trực tính, không giả bộ điệu hạnh hay ngọt ngào khuôn sáo, thấy sau thì nói vậy, rất thẳng thắn. Nhưng dù cảm nhận như thế, anh lại chẳng thấy điểm này gây được một xíu cảm tình nào với mình cả. Mẹ của anh là một người phụ nữ vô cùng hiền dịu, thùy mị và tự áp lên mình cái gánh Khổng - Nho, nên suốt cuộc đời xóa sạch hoài bão mà vùi chôn kiếp người trong xó bếp, góc nhà. Nhiều lần anh muốn giúp bà ấy thực hiện giấc mơ thuở bé, là được mở cửa hàng bánh ngọt - kem tươi, nhưng do tài chính eo hẹp, nên anh cứ trì hoãn mãi tới giờ. 

- Cô Như nghĩ sao về vụ này?

- Vụ mất tích hả anh? Theo tôi nghĩ chẳng liên quan gì tới chuẩn tướng đâu. Quanh năm suốt tháng đóng quân trên hải đảo thì lấy đâu ra thì giờ quen biết chứ?

Viên Thùy gật đầu, nhưng không ghi chi tiết mà bạn gái cũ của chuẩn tướng vừa nêu vì anh ta đã biết thừa. Anh đưa mắt ngó mông lung một đỗi, như thể muốn định thần lại hòng xâu chuỗi các dữ kiện rời rạc vào nhau để tìm ra lời giải đáp. Chuyện mất điện thoại của cậu Bân liệu có là nguyên nhân chính dẫn đến vụ bắt cóc này không nhỉ? Nếu là vì tin mật bên phía Đại Hàn gửi qua, thì đầu sỏ có thể là người đồng hương với cậu ta.

- Phải, nhạc phẩm "Tâm sự thủy thủ" có hai phiên bản: Nhanh và Chậm. Tìm trên Youtube thấy clip nào chỉ đề mỗi tên Hồng Phúc - Một trong ba ca sĩ trình diễn bài này - Thì phẩm chất âm thanh sẽ hay hơn rất nhiều. Tiết tấu nhanh và dồn dập phù hợp với ca khúc này hơn là giai điệu "Slow Rock". Anh nghe thử mà xem, tôi dám cá người trầm tính như anh cũng phải đứng bật dậy mà nhún nhảy, lắc lư không ngừng. Và đó mới chính là dòng "Kích động nhạc" lừng danh muôn thuở. 

- Cô còn nhớ rõ nhỉ?

- Phải. 

Viên Thùy uống một hớp chanh muối vừa chua vừa mặn, nhưng mùi rất thơm và dễ chịu. Người phụ nữ đáng tuổi chị anh cũng đương hút một ngụm sinh tố dâu hồng tươi đẹp mắt. 

- Nhiều người hay chế giễu tôi tiếc nuối cái danh "Bà tướng", nhưng họ đâu biết rằng, tôi hay ngại nhắc tới chuyện này là vì cảm thấy áy náy và ray rứt vì đã phí hoài tuổi trẻ của anh ấy. Giá như tôi quyết đoán hơn, tụi tôi sẽ chia tay sớm chứ không phải là để dây dưa tới giờ. Và biết đâu chừng, giờ này ảnh đã có được mấy mặt con kháu khỉnh, thông minh. Chứ không phải... - Hai hàng nước mắt chị chảy xuống. Chị hít vào một hơi thật sâu. Nhưng cơn xúc động vẫn xông tới tấn công. Chị ôm ngực cúi gập người xuống, thở hổn hển như thể vừa hít phải khí độc. Cổ họng chị nghẹn ứ. Khuôn mặt đỏ bừng. Những đầu ngón tay co quắp lại như bị rút gân. 

"Rầm."

Viên Thùy đứng bật dậy. Rồi hấp tấp bước tới sơ cứu. Những giọt mồ hôi rịn trên vầng trán anh. Thím Tư đã gọi điện cho xe cứu thương ngay khi vừa nhìn thấy chị ta khó thở. Anh đồ rằng đây là bệnh mạn tính, nên bà con chòm xóm mới có thể phản ứng nhanh đến vậy. 

"Cộp... Cộp... Cộp..."

- Chuẩn tướng... - Không cần ngẩng đầu lên nhìn, Viên Thùy cũng biết người đứng sau lưng Tường Như là ai, bởi chiếc quần Hải Quân trắng đã giúp anh nhận diện được danh tính của người ấy. 

- Cô ấy bị lên cơn suyễn. - Chuẩn tướng Phong vừa kề ống hít vào sát mũi người thương xa xưa, vừa nói. Giọng anh ta run theo từng nhịp co giật của chị. 

Ở dưới vòm hoa phượng đỏ rực, anh thầy giáo nhoẻn miệng cười buồn. Anh lặng lẽ nhét ống hít trở lại túi áo, rồi bước đến ngồi cạnh bên chị, phía bên trái. Anh mãi mãi là người đến sau trong mối tình này.  

- Cảm ơn chuẩn tướng đã giúp... vợ tôi. 

Giả Nam Phong đặt tay anh thầy lên vai người tình năm cũ. Bản nhạc "Tôi đưa em sang sông" do ca sĩ Vũ Khanh trình bày vang vọng trong không gian buồn tênh vì trời đương oằn mình chuyển mưa. 

Thấy mọi chuyện đã tạm lắng xuống, Viên Thùy nhường không gian lại cho bọn họ. Tự dưng anh nhớ tới câu chuyện Táo Quân mà bà nội anh thường kể mỗi đêm cúng Ông Táo, lòng chợt cảm thấy buồn buồn. Anh lặng lẽ rời đi, sau khi đã trả tiền nước cho mình và cô Tương Như.

Trong quán tiếp nối nhạc phẩm "Gặp nhau làm ngơ" do bác Nhật Trường trình bày.

"... Chuyện tình yêu ban đầu

Mấy ai may mắn chung nhịp cầu

Nàng kiệu hoa theo chồng

Nước mắt tôi rớt bên bờ sông

Đã không như là mơ

Nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ..."

Mưa lất phất rơi. Những hạt mưa nặng trĩu như nước mắt. Nước mắt thì mặn, nước mưa thì ngọt. Nước mưa tưới mát ruộng đồng khô cằn, ngập mặn, đem đến miếng cơm manh áo cho bà con miền Tây chân chất, hồn hậu. Nước mắt làm xói mòn tâm can, làm bạc màu nhân thế, làm thức tỉnh con người sau những ngày hôn mê trong phù hoa không thực, làm chao đảo những cánh chim bay ôm mộng tưởng về chuyện tình mình sẽ muôn đời bất diệt.

Viên Thùy trầm mình vào màn mưa lành lạnh. Trên đầu anh, sét giăng như mắc chỉ, sầm rền vang đinh tai nhức óc. Ở miền Nam, cơn mưa đầu mùa thường là cơn mưa dữ dội nhứt, cũng đồng thời là cơn mưa ơn phước nhứt, vì không những đỡ đần cho ruộng đồng khô hạn, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập từ công việc đánh bắt thủy sản sau mấy tháng nắng dữ hành người. 

- Cậu ơi! Lên xe tui chở đi cho. Dầm mưa một hồi dìa trúng gió chết. 

Con ngựa ô hí vài tiếng cao vút, như thể muốn thể hiện lòng hiếu khách như chủ mình. 

Viên Thùy bật cười, rồi cúi đầu cảm ơn ông cụ tốt bụng, đoạn nhanh nhẹn leo lên xe ngồi. 

Con ngựa phi nước đại trên con lộ đất đỏ bùn lầy thơm hương nhãn chín. Hai người chuyện trò với nhau trong suốt chặng đường. Tiếng mưa rơi đôi lúc át cả tiếng nói, nhưng họ vẫn hiểu người kia nói gì.

Chia tay với ông cụ xong, Viên Thùy toan luồn tay vào khe hở của cổng rào để mở khóa, thì thấy cổng rào không gài cũng chẳng khóa, một cơn gió mạnh vì thế mà mở cổng giùm anh luôn. 

- Bọn bắt cóc đòi lấy trái tim của Francis Châu làm điều kiện trao đổi. - Mạnh Cường buồn bực thông báo.

- Chẳng lẽ là người thân của một trong số các nạn nhân?

- Tôi không dám chắc.

- Cơ mà tim của Francis Châu đâu phải là trái tim bẩm sinh. Nghe bảo cậu ta phải ghép tạng, ghép tim gì mà?

Đoàn Chí Viễn thảng thốt kêu lên:

- Hình như...

- Suỵt... Tôi hiểu rồi. - Viên Thùy đặt ngón trỏ trên cánh môi mình.

Nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ phía nhóm điều tra viên, hai vợ chồng Vân Lãng nhanh chóng gửi công văn hỏa tốc đến bệnh viện đã tiến hành thực hiện ca ghép tim cho Francis Châu để xác minh danh tính người "hiến tặng". Giám đốc bệnh viện vẫn cù nhây và thoái thác như cũ, lão ta biện hộ rằng hồ sơ ấy đã bị thất lạc trong quá trình sửa chữa cơ sở vật chất, nên không thể cung cấp cho Tổ Trọng án.

- Mình nghĩ thế nào?

- Chắc chắn ông ta có liên quan trong đường dây buôn lậu nội tạng trái phép, hoặc giả là đang cố sức bao che cho ai đó, nên mới... Mẹ kiếp thật!

Cổ Chinh Sơn bỗng hớt ha hớt hải chạy đến thông báo, ở bên ngoài có một cậu thanh niên giao hàng đang đứng đợi hai người để đưa gói bưu phẩm.

Cậu thanh niên mặc đồng phục của một công ty giao hàng khá nổi tiếng trong nước. Khuôn mặt non choẹt, nước da trắng tái, đôi mắt lờ đờ trông cứ như đứa nghiện lên cơn ghiền.

- Anh còn nhớ diện mạo người khách nhờ gửi gói bưu phẩm này không?

- Mang máng hà. Xin lỗi ngài Phạm trước nghen. - Nói đoạn, cậu chàng huơ tay múa chân, gắng sức diễn tả sao cho dễ hiểu nhất. 

- Vậy là, người đó cao trên mét bảy, khá gầy, nói giọng Sài Gòn, ho liên tục. - Phạm Đình Vân lặp lại hành động diễn tả bằng thái độ nửa tin nửa ngờ. - Sao cậu lại nhận lời giao bưu phẩm cho một người không phải khách hàng của công ty?

Cậu thanh niên ú a ú ớ. Rồi sượng sùng thú thật rằng mình đang nợ tiền học phí, nên khi nghe thấy món tiền lớn đến nhường ấy, đành đánh bài liều một phen.

- Hên cho cậu trong này không phải là hàng quốc cấm hay vũ khí khủng bố, nếu không là bị đưa đi "dựa cột" rồi. - Bạch Lãng trỏ mặt mắng. Hiện đơn vị Tháo gỡ chất nổ và Binh chủng Hóa học đang trên đường tới đây để kiểm tra gói bưu phẩm.

"Phạch... Phạch... Phạch..."

Tiếng trực thăng bay đến ngày càng gần. Chắc một trong ba chiếc trực thăng ấy có một người điều khiển mang tên Đoàn Chí Viễn.

- Tôi là công tố viên Huỳnh Khải Trạch. Có lẽ tôi sẽ giúp cậu hiểu rõ về những điều luật mà cậu đã vi phạm. 

Hai viên cảnh sát áp giải người thanh niên mặt mày kinh dị như xác chết trôi đó vào phòng thẩm vấn. Huỳnh Khải Trạch giữ khuôn mặt lạnh tanh cho tới cuối buổi "đàm đạo" với người thanh niên khả nghi. Tổng cộng họ đã ở đó suốt hai tiếng đồng hồ. 

- Chỉ là một xấp tài liệu. - Đội trưởng đơn vị Tháo gỡ chất nổ trình bày. - Nhưng để bảo đảm an toàn, binh chủng Hóa học đương xét xem chúng có bị tẩm chất độc hay xịt khí độc hay không. Tôi xin thất lễ không bắt tay với thiếu tướng trong lúc này.

- Tôi hiểu. - Thiếu tướng Vân giơ tay chào theo kiểu quân đội. Người đội trưởng cũng đáp lễ lại bằng động tác trên. 

- Có tính khử độc cả khu này không?

- Mình lại bị táy máy nghề nghiệp nữa rồi. - Phạm Đình Vân cười xòa.

Bạch Lãng bĩu môi:

- Tôi chỉ sợ ông chết thôi, ông già khỉ gió!

...

- Có muốn ăn gì chưa?

- Tại sao các anh lại bắt cóc tôi?

- Tôi làm mỳ lạnh cho cậu ăn nhé? 

- Anh biết cách làm à?

- Một trong hai người phải trả lời đi chứ? Sao toàn là hỏi nhau không vậy? 

Tào Việt Bân định bụng không ăn gì, nhưng rốt cuộc đói quá nên ăn sạch cả dĩa mỳ.

- Tôi từng làm sai vặt cho một nhà hàng Hàn Quốc trên đường Đức Thánh Trần. Bị đứt tay và phỏng không biết bao nhiều lần. Đã thế còn bị "nước ăn chân", đêm về hóa chất ngấm vào da thịt gây ngứa ngày và phồng rộp khủng khiếp. Cũng may gia đình ông chủ dễ tính nên tôi mới trụ được trong những năm tháng thất nghiệp dài đằng đẵng ấy. 

Cậu trai Đại Hàn gật gù cảm thông. Hồi còn học ở trường Cảnh Sát, cậu cũng phải đầu tắt mặt tối đứng chiên gà gần bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày cho một cửa hàng bán thức ăn nhanh mở vắt khuya. Bệnh kén ăn của cậu vốn nặng, sau khi tốt nghiệp xong lại càng nghiêm trọng hơn, có lúc cậu sụt gần bảy ký-lô vì chỉ cần ngửi thấy mùi chiên xào dầu mỡ là nôn thốc nôn tháo.

Những vì sao xa nhấp nháy trên vòm trời tối đen như mực. Gió nhè nhẹ thổi, đưa hương lúa dịu dàng ru giấc ngủ chập chờn vì không khí oi bức mùa Hạ...

Sáng hôm sau, Thường Khán Bình uể oải vươn vai ngáp dài, rồi kéo chốt đặng mở cửa hậu. Anh ta có thói quen đi dạo vài vòng trong vườn nhà mỗi buổi sáng. Tống Ngạn đang pha cà-phê uống cho tỉnh ngủ, đêm qua anh chỉ ngủ được có vài tiếng. Còn Tào Việt Bân thì xem báo mạng, vụ mất tích của cậu đã được giữ bí mật. 

- Cậu uống đắng hay...

"Rầm."

Thường Khán Bình bị ném vào trong nhà như một bao gạo. Vừa cười thành tiếng, Tống Nhạn vừa chạy tới đỡ bạn mình dậy; dẫu trước mắt có nguy hiểm đến cỡ nào, cứ cười nó cái đã.

Shito nâng khẩu súng lên, rồi hướng họng súng về phía Tào Việt Bân. 

Gã trai nói giọng Sài Gòn vội vàng đứng chắn cho cậu ta, trước sự ngạc nhiên của cả người đàn ông xứ Phù Tang và cậu trai Đại Hàn. 

- Bọn tôi chỉ muốn lấy thứ thuộc về mình, chứ không muốn phương hại đến cậu.

"Đoàng."

Phát súng chỉ thiên vang lên giữa buổi sớm mai ngày hè thanh vắng nghe rõ lồng lộng. 

- Nghĩa khí lắm.

Tống Ngạn mỉm miệng cười. Dẫu nghe thấy tiếng súng, tư thế của anh ta vẫn không hề suy suyển. 

Sau khi khóa chốt an toàn, Shito giắt khẩu súng lại bên hông.

Cảm thấy tình hình đã êm dịu, Tống Ngạn nhấc ghế mời người đàn ông (có vẻ là) Nhật Bản ngồi xuống. Nhưng chưa kịp hé môi thì lại nhìn thấy khẩu súng trên tay anh ta giơ lên. 

- Tôi không định lấy cái ghế này đập đầu anh đâu, anh bạn... Trung...

- Tôi là con dân xứ Thái Dương Thần Nữ, không phải Chinese. - Shito nghiến răng ken két. 

- Nào, ngồi xuống, uống miếng trà, ăn miếng bánh. Chuyện đâu còn có đó mà. - Lê Đức Hoàng "đưa" cái miệng móm sọm ra nài nỉ. - Nhựt ơi thương lấy Việt giùm, Tuy rằng khác nước nhưng chung một chầu.

- "Chầu" là cái gì? - Cả ba người cùng hỏi một lượt.

- "Chầu" là "Châu" đó mấy thằng quỷ chậm hiểu! Ui da sao mày khỏ đầu tao?

- Có ngày tao vạt cái mỏ của mày. Nói tào lao âm binh năm vố gì đâu không!

Shito hình như vừa nhoẻn miệng cười. Cơ mặt của anh ta giãn ra, không còn hầm hầm khó coi như ban nãy. Hắn cầm lấy cái ghế, rồi kiếm một góc ngồi nơi gian bếp chật chội.

- Anh biết "Đại - Tì - Cái - Thế" không? - Lê Đức Hoàng lại ngứa miệng mà cất giọng hỏi Shito.

- Biết chút chút.

- Nghệ sĩ Hùng Cường suýt nữa đã giao chiến với ông Đại Cathay đấy.

Shito vừa lau khẩu súng lục, vừa lắng tai nghe câu chuyện của người đàn ông dị tướng. 

- Nhạc phẩm "Vết thù trên lưng ngựa hoang" viết về Hoàng Guitar - Đàn em của Đại Cathay. Ông Elvis Phương và ông Hùng Cường ca bài này hay dữ thần! - Nói đoạn, anh ta nghêu ngao hát một đoạn.

- Tao mà là tổng thống, tao sẽ ký sắc lệch cấm mày hát và nói suốt đời. - Tống Ngạn lắc đầu ngao ngán. 

Chợt điện thoại của Shito đổ chuông. Mãi về sau những người có mặt ở đây lúc bấy giờ mới biết bản nhạc đó mang tên "Tình tuyệt diệu" do ca sĩ Lưu Bích và ban nhạc The Uptight trình bày; phiên bản 1988 này có sự phối hợp với ban nhạc gia đình của cô nên nghe hay hơn phiên bản mới nhiều.

Hình như điện thoại này không phải của Shito, nên hắn nhắm nghiền mắt hồi tưởng một hồi mới nhớ ra mật khẩu.

Một người mặc âu phục đen thản nhiên bước vào trong gian bếp. Trên tay anh ta cũng cầm một khẩu súng, nhưng là "Mark-23", còn của người đàn ông kia là "Beretta-92". Toàn là những thương hiệu phổ biến hiện nay, không có gì đặc biệt hay lạ lẫm để gây ấn tượng hết.

- Trái tim của anh trai cậu, hiện đang nằm ở chỗ tôi. - Anh ta nói một cách rành rọt và đanh thép. Nhìn phong thái có thể nghĩ ngay rằng anh ta đang công tác trong Quân đội hoặc ngành Cảnh sát.

- Anh... Anh lại là ai nữa vậy?

- Phùng Bác Văn, điều tra viên. 

Phùng Bác Văn là người đã thực hiện ca mổ lấy trái tim anh trai Thường Khán Bình ra khỏi cơ thể Francis Châu. Để giữ lấy mạng sống cho mình và người thân, y buộc phải thỏa hiệp với Cấp Trên. Điều kiện cũng chẳng có gì là quá đáng lắm, chỉ là chữa thương và làm điều dưỡng viên cho những kẻ mà thằng chó chết ấy yêu cầu. Từ điều tra viên trở thành điều dưỡng viên, ấy là một đoạn hồi ức chẳng mấy dễ ưa, nhưng anh ta vẫn chấp nhận được.

Thường Khán Bình hối hả mời người tự xưng là điều tra viên đó vào nhà, rồi giục Tống Ngạn đi pha cà-phê mời khách quý.

Sau một cuộc đàm đạo dài hơn hai tiếng, rốt cuộc nhóm của Khán Bình cũng đồng ý tuân theo thỏa thuận giữa đôi kia. Tào Việt Bân cũng không phản đối chi sất; cậu trai Đại Hàn thấy song phương "sóng yên biển lặng" thì bỏ vào phòng sửa soạn đồ đạc để đi theo, cậu loáng thoáng nghe thấy tiếng tru tréo của bà hàng xóm được bà con "thương mến" gọi là Mụ La Sát vọng vào cửa sổ phòng, "Mồ tổ cha quân mất dạy nào mới đốt pháo? Sáng sớm không cho người ta ngủ nghê gì hết hà! Tao mà biết đứa nào, tao lột da, tao..."

Chiếc xe Mitsubishi bảy chỗ đủ ghế cho một nhóm gồm bảy người. Người cầm vô-lăng là Thường Khán Bình, "lơ xe" cho anh ta là Tống Ngạn, những người còn lại chia nhau mấy chỗ ngồi khác.

- Tặng anh. 

Shito ngắm nghía chiếc nhẫn khắc chữ "Nakawara" một đỗi, rồi quay sang hôn lên má Phùng Bác Văn.

- Hóa ra hai người là một đôi. - Lê Đức Hoàng trề môi. Cái miệng đã móm nay lại càng móm thêm. - Này, cậu Bân, cậu với chàng Hứa Văn Cường đó có phải là một đôi không nhỉ?

- Không.

- Tôi thấy anh ta chạy đôn chạy đáo suốt mấy bữa nay. Khổ thân! IQ thấp nên không biết chỗ bọn tôi giấu cậu ở đâu đâm ra cái mặt bí xị như bị giựt hụi.

Tào Việt Bân nghe xong, cúi mặt xem tin nhắn. 

- Cậu có biết tại sao Đinh Lực lại cưới Phùng Trình Trình không?

Tào Việt Bân nheo mắt suy tư. Khuôn mặt khôi ngô toát lên vẻ hiếu kỳ vô cùng.

- Để trả thù Hứa Văn Cường vì đã không yêu mình đấy.

- Tầm bậy!

- Tôi bắt quả tang cậu dỏng tai lên nghe nhé? Để tôi về méc với...

- Thôi mậy! Giỡn chơi nhiêu đó là quá đáng lắm rồi. - Thường Khán Bình nhéo lỗ tai thằng bạn miệng móm sọm. - Bây chừ bọn mình đi mô rứa?

- Đi đằng đẵng á.

- Tao bả vô cái mỏ mi chứ đi đằng đẵng. 

Khách sạn mà Shito đặt phòng cho cả bọn nằm trên đường Phạm Quỳnh. Nhóm của cánh nhà báo ở chung một phòng hai giường đôi, Tào Việt Bân ở riêng một phòng, phòng còn lại là của hắn và người yêu.

Sau khi nhận phòng, cả bọn ra quán bún bò Huế tọa lạc tại đường Lý Thái Tổ. Quán bún bò gia truyền này đã trải qua bốn thế hệ, giờ người phụ trách đứng bếp là hai vợ chồng con trai trưởng của o Nghị, những đứa con còn lại thì lo việc lặt vặt ở nhà trên và trong bếp, tiền nong chia đều.

Trên đài đương phát sóng nhạc phẩm "Hùng ca Sử Việt" do một nhóm hợp ca trình bày; người sáng tác là nhạc sĩ Đình Đại. Lời bài hát đầy hào hùng và bi tráng ấy mở màn cho chương trình tọa đàm quốc phòng do tổng tư lệnh An Đình Luận chủ trì:

"Bạch Đằng giang còn vang tiếng sóng chôn quân thù bạo cường

Hồn Mê Linh từ muôn kiếp dân Nam tranh hùng quật cường..."

Toàn bộ mọi người trong quán bún bò đều đứng dậy nghiêm trang chào lá Quốc kỳ hiện trên màn hình TV. Cậu trai xứ Đại Hàn ngồi im thin thít trên ghế, Shito cũng thế. 

"... Nhắn cho giặc phương Bắc đã bao lần khiếp vía

Dưới mũi tên, làn gươm người Nam ngàn năm quật cường

Nơi Lam Sơn uy dũng

Nơi Đống Đa kiêu hùng

Nơi cháu con Vua Hùng vì hòa bình nên phải diệt thù..."

Thời gian như ngưng đọng. Dường như ai cũng có thể thấy lại những trang sử hào hùng của dân tộc Đại Việt, hiển nhiên là ngoại trừ Tào Việt Bân và Shito. 

"... Những đứa con Lạc Hồng nguyện đời đời gìn giữ non sông!"

Khi tiếng nhạc ấy chấm dứt được năm phút, mọi người mới trở lại như cũ. Chỉ có 4:48 giây, nhưng đã đem đến một góc nhìn mới cho hai người trai tráng ngoại quốc.

Thường Khán Bình lau đũa cho từng người. Vừa làm, anh ta vừa kể về chuyện của Thường Khán Cảnh:

Từ ngày lên thủ đô, Thường Khán Cảnh giở chứng hút xách, ngày nào không hít đủ cử là quậy banh chành nhà trọ. Anh và gia đình can ngăn, rồi nhờ các viên cảnh sát đưa vào trong trại cai nghiện không biết bao nhiêu lần, song vẫn cứ chứng nào tật đấy. Cho đến một ngày, Khán Cảnh bị tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh nhân sự bên cạnh cái xác chết lõa thể. Tang chứng, vật chứng đều có đủ, song không hiểu sao, một người điều tra viên phụ trách chuyên án này lại khăng khăng khẳng định anh của Khán Bình vô tội. Nút thắt sắp được hé mở, thì đột nhiên Khán Cảnh lại treo cổ tự vẫn trong tù. Và cũng chính người điều tra viên cho rằng anh của hắn bị oan bỗng kết luận đây là một vụ giết người nhằm bao che cho hung thủ thực sự. Vụ án tới tận bây giờ vẫn chưa ngã ngũ, nhưng nội tạng và giác mạc của anh hắn đã bị tùng xẻo và đem đi rao bán khắp nơi. Phải vất vả lắm, hắn mới tìm thấy tin tức về người đã ghép tim của anh trai mình.

- Tôi chỉ muốn xin lại một thứ gì đó để làm tro cốt cho tiện việc mồ mả. Nhưng sao khó quá...

- Tôi đồ rằng anh cậu bị oan nên đã nguyền rủa những người nhận lấy một phần cơ thể của mình phải trở thành đồ tể. Nếu không chịu làm việc thất đức ấy, anh cậu sẽ quấy rối tâm trí họ suốt ngày và suốt đời... - Phùng Bác Văn khịt mũi. Mùi sa-tế khiến mũi anh ta bị khụt khịt. 

- Đáng tiếc là đúng như vậy. - Thường Khán Bình đưa mắt nhìn con lộ huyên náo. Ánh nhìn đầy tư lự và buồn thương.

- Bún bò tới đê!!!

- Mới tới đê thì chừng nào mới tới chỗ tụi tui? - Lê Đức Hoàng bông đùa.

- Ngày mốt á. - Cậu làm công vừa tươi cười đáp, vừa thoăn thoắt đặt từng tô bún bò nóng hổi xuống bàn. Rồi nhanh nhẹn chạy xuống bếp bưng tiếp mâm kế. Bàn của họ có bảy người nên không thể bưng hết cùng một lúc được.

- Cậu mà được ăn bún bò mụ Rớt ở xứ tôi là ghiền luôn hí. - Thường Khán Bình cố quay lại với vẻ hoạt bát và lắm lời thường ngày, nhưng trong giọng nói vẫn gượng gạo khôn cùng.

- Chỗ này có nổi tiếng không anh? - Tào Việt Bân hỏi.

- Bún bò chỗ ni ngon nức tiếng Sài Gòn. Thương hiệu bún bò Thủ Đức mà lị.

- Vậy tôi mua vài bịch đem về chia cho mọi người trong Tổ ăn. 

- Chứ hổng phải mua cho chồng ăn bồi bổ hả? - Lê Đức Hoàng nói đoạn, chợt bá cổ Thường Khán Bình mà kêu gào thảm thiết. - Anh Cường, em Lực đây.

- Tao mà là Hứa Văn Cường thì tao bắn cái mỏ mày trước tiên. Thằng giỡn hớt vô duyên. - Nguyễn Chí Công nhéo lỗ tai thằng bạn, ra hiệu cho nó im lặng. 

- Điện thoại của tôi đâu rồi? 

Shito chỉ vào túi áo trong của chiếc áo vest mà hắn đương mặc. 

- Trả đây.

- Không. 

Nhóm người kia tưởng đâu anh Kai sẽ nổi cơn lôi đình, nhưng không, anh ta chỉ nhếch miệng cười rồi cúi đầu ăn bún bò Huế. Bên cạnh anh ta, Shito đang vuốt lưng y, điệu bộ như thể đang vuốt cho cơn giận ngầm của y lắng xuống.

- Tuần sau tôi sẽ đưa anh đến nhà xác trực thuộc tại Tổng Y Viện Đức Thánh Trần.

- Ngày mai không tiện được sao? 

- Không. Tôi có lưu giữ bằng chứng để anh có thể truy tố bọn tôi ra tòa nếu không giữ lời hứa.

- Tội gì cơ?

- Tiết lộ tài liệu mật của Tổ Trọng án. - Tống Ngạn lên tiếng. Giọng Sài Gòn rặt khuôn của anh ta nghe êm như tiếng gió thoảng.

- Ê mày đừng có nói mày cũng là dân nằm vùng nghen con? - Lê Đức Hoàng huơ tay đủ kiểu. 

- Tao nằm mùng chứ không có nằm vùng. 

Sau khi ăn xong một chầu bún bò no nê, mọi người kéo nhau vào một quán trà sữa Gong Cha theo lời ngỏ của cậu trai xứ hàn đới. Shito không hảo ngọt, nên gọi một ly trà xoài. 

oOo

- Nếu cảm thấy cô đơn, thì cứ ghé nhà tôi dùng cơm. Chứ đừng có chọc anh Hai tôi như vậy. Anh ấy không cùng giới với chúng ta đâu. - Vệ Minh ngồi xổm xuống trước mặt Cấp Trên. Gã trai tóc bạch kim ấy hiện đương ngồi duỗi chân, lưng tựa vào bồn hoa nơi sân thượng lộng gió mát rượi.

Cấp Trên chồm người về phía Vệ Minh, đoạn nhịp ngón trỏ trên chóp mũi cậu ba lần. Rồi nói:

- Nhưng nếu tôi vẫn muốn "chọc" anh ta thì sao? 

Vệ Minh hơi nhếch miệng cười.

- Cưng cười chuyện chi?

- Nhiều người cho rằng bất cứ ai nói câu "Tôi không phải là người đồng tính luyến ái" thì đều là làm phách, nói theo kiểu ngôn ngữ trên mạng xã hội bây giờ là "đã thích mà còn giả bộ ngại ngần". Một số người còn nặng lời hơn khi chỉ trích người phát biểu câu ấy là "chảnh chó". Nhưng họ nào biết rằng, khi anh yêu ai đó thật lòng, thì giới tính, ngoại hình, gia thế, thân phận, tính tình, học vấn, tư tưởng và quan điểm sống cá nhân,... đâu còn ngăn trở được anh đến với người đó nữa, và nhờ thế mà anh mới xác định rõ được người thương của mình ra sao, đôi khi nhờ thế mà anh mới xác định được tính hướng của bản thân. Như chồng tôi đấy thôi, ban đầu anh ấy chỉ có cảm tình và xem tôi như một người bạn "chát chít" trên mạng, rồi dần dần, tôi yêu anh ấy trước, anh ấy thương tôi sau. 

- Ê!

- Gì?

- Trong phim tới khúc này là nhân vật chính sẽ bắn nát người nhân vật phản diện, sao cưng không làm thế?

- Tôi đâu có ngu. Một kẻ giàu sụ như anh bộ không biết trang bị cho mình áo chống đạn và đồ bảo hộ à? Bắn xong anh không chết, mà người chết lại là tôi.

Cấp Trên gật gù ra chiều đã "giác ngộ". Gã đỡ cằm, mắt nhìn hướng xuống đôi giày mà cậu trai trẻ tên Min đương mang; "Church's", nhãn hiệu này tuy rất nổi tiếng vì tính chuẩn mực và dẫn đầu về mặt thời trang nhưng gã không thích chọn mua.

- Vả chăng, trong phim bắn xong còn lãnh được chút tiền cát-xê, còn ngoài đời thì lãnh án tù.

Vệ Minh ném cho Cấp Trên một thỏi kẹo Snickers ngọt lịm, rồi chậm rãi đứng dậy. Gã tinh ý thấy cậu trai trẻ ốm đi rất nhiều, dáng hình cơ hồ chỉ còn da bọc xương; chẳng lẽ vết thương trong ổ bụng bị nhiễm trùng sao?

- Tối muốn qua nhà dùng cơm thì cứ việc. - Mặt vẫn không đối diện với Cấp Trên, Vệ Minh giơ tay trái lên vẫy chào tạm biệt. Rồi thong dong đi vào hành lang nằm sau chòi nghỉ rợp sắc cỏ hoa để vô thang máy. Bóng cậu dần khuất sau những tán cọ Hawaii lùn tịt. 

Còn lại một mình Cấp Trên, anh ta ngồi bệt xuống sân thượng, mở Thư viện Ảnh trong điện thoại di động ra xem những bức hình chỉ độc một chủ đề về gã trai tóc đen, mắt khói xám. Thanh kẹo Snickers gã đặt xuống sàn nhà.

"Cộp... Cộp... Cộp..."

- Silas? - Cấp Trên khoan thai đứng dậy chào đón vị khách mới tới. 

Silas hơi mím môi. Y vẫn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh trong quá khứ. Dạ dày y chợt xốn xang khôn cùng, như thể chỉ cần một thứ mùi khó ngửi thoảng qua, y sẽ nôn mửa ngay tức khắc.

"Bộp."

- Cái gì thế?

- Thuốc chống ói. Đừng dây bẩn lên quần áo đắt tiền của tôi.

- Anh có nuốt cả tấn chất tẩy rửa cũng chẳng gột sạch được tâm hồn quỷ ám của mình đâu.

Cấp Trên đột nhiên nắm lấy cổ áo Silas, rồi ghé sát tai y mà ngọt ngào thì thầm. Nụ cười trên môi gã trai tóc bạch kim ấy khiến y liên tưởng tới cánh đồng hoa anh túc rực rỡ sắc đỏ chết chóc.

- Tôi là một con quỷ từ đầu tới gót chân, nên không hề sở hữu tâm hồn như bé cưng lầm tưởng đâu. Thứ đó ấy à? Hình như... bẩm sinh tôi không có rồi.

- Đây là thứ mà Cấp Dưới nhờ tôi gửi cho anh. - Silas đặt chiếc cặp táp xuống sàn. 

"Lạch cạch."

- Well... Bé cưng! Cưng cảm phiền mở ra được không? - Khẩu súng đã lên nòng sẵn sàng, chỉ đợi đối phương có rục rịch gì bất thường thì gã sẽ tặng cho một viên đạn ân huệ.

Silas từ tốn ngồi xuống. Chiếc cặp táp chỉ khóa lại bằng cách kéo phéc-ma-tuya. 

- Tài liệu đó là gì? 

- Bạch phiến.

- Hiểu rồi. 

"Đoàng."

Viên đạn găm vào thân cây cọ lùn Hawaii, cũng tức là ở phía sau lưng Silas. Đã chịu đủ mọi nhục nhã và trò tra tấn khi ở tù, nên khuôn mặt anh ta bình thản lạ thường, như thể y đương mong đợi nó sẽ kết liễu cuộc đời tù túng và khốn khổ của mình.

Một tốp cận vệ của Cấp Trên xông ra từ chỗ gác để chạy tới bảo vệ chủ nhân. Silas vẫn quỳ một gối trên sàn nhà lát ván nhựa giả vân gỗ, nụ cười trên môi anh ta mỏng mảnh tựa ánh trăng lưỡi liềm Thượng Huyền. Đôi mắt xanh sâu thẳm như không đáy giờ đây càng sâu tợn. Cấp Trên có thể cảm nhận sự cô độc trong tâm can gã từ trong đôi mắt bi thương ấy. Tự dưng gã nghe tim mình lạc đi một nhịp, một nỗi đồng cảm trào dâng trong lòng gã, rồi nhanh chóng mất hút dưới xoáy nước cuộc đời. Gã nhanh chóng tỉnh táo lại, rồi lệnh cho đám cận vệ kéo "Con chim lạc bạn" đó đứng dậy. 

- Đưa giùm bé cưng của tôi xuống tận bãi giữ xe nhé? - Cấp Trên sải những bước chân mang đậm nỗi che đậy sự thất thần nơi tâm hồn mình. Gã châm một điếu xì-gà, rồi đưa lên miệng rít một hơi thật dài. Khói thuốc lá làm cay mắt gã.

- Thưa ông chủ, chiếc cặp táp này vô hại. - Fleur khẽ khàng trình bày. 

- Nói bậy là bị cạo đầu bôi vôi đó nghen? - Cấp Trên luồn tay vào mớ tóc dài mượt như nhung của người thanh niên đẹp mã ấy. 

- Cứ tự nhiên. - Fleur tự nhiên luồn tay vào túi áo trong của Cấp Trên lấy ra một điếu xì-gà, rồi mồi lửa. Anh ta và gã quen biết nhau ở trường Đại Học, tuy khác ngành học nhưng họ vẫn rất khăng khít với nhau. Mỗi bận nơi họ sinh sống có quán hàng nào mới mở, hai người lại cùng nhau sóng bước ghé thăm.

- Tôi xuống lầu tắm rửa đây. 

Fleur khoát tay, ra hiệu "Đã rõ". Rồi lại xích đu ngồi nghỉ chân và hút xì-gà.

Ở tòa cao ốc này, Cấp Trên dành hẳn cho mình một căn penthouse ba tầng có diện tích năm trăm mét vuông, với lối bày trí và xây cất hết sức tráng lệ và lộng lẫy. Thỉnh thoảng, anh ta tổ chức tiệc tùng linh đình và xa hoa, những người được mời đến tham dự thường là đối tác, giới hoạt động trong ngành Giải trí, bạn bè giang hồ và một số khách hàng thân thiết. Chỉ có những lúc ấy, không gian mênh mông của căn penthouse mới vơi đi cơn lạnh lẽo vì chẳng mấy ai ở đây, trừ gã, Fleur, người làm công và cận vệ của gã.

Cấp Trên đằm mình trong bồn tắm tráng men sứ, thành bồn và chân đế mạ vàng sang trọng. 

"Click."

Bốn cánh cửa sổ trên mái mở ra, ánh nắng hè rơi xuống bồn tắm thông qua mảng kính mica trong vắt cắt khuôn theo hình bông hoa mẫu đơn cách điệu lắp trên trần. Thuở bé, mỗi bận gã đòi ra ngoài chơi dù ngoài trời đã tối mịt, cha gã thường đặt gã vào trong bồn tắm, rồi giúp gã tắm rửa sạch sẽ. Ngồi ở đó có thể ngắm nhìn trời đêm đầy sao chiếu lấp lánh nên gã thôi không còn vòi xuống sân chơi nữa. Giờ lớn tồng ngồng rồi, mà gã vẫn thích tắm kiểu thế này.

Vừa ngâm mình, Cấp Trên vừa xem lại email. Gã thích đầu tư chứng khoán nhất, vì dễ ăn lời nhiều, mặc dù biết thừa chuyện mình ăn lời dễ dàng là nhờ vào nguồn vốn dồi dào và "linh động" được thừa kế từ người cha quá cố, nên có thể "neo" cổ phiếu lại đến tận mười năm sau mới bán ra mà vẫn không sợ bị đổ nợ. Kế đấy là rót tiền vào mảng Bitcoin và trái phiếu của một số Quốc gia phát triển. Sau rốt mới tới lĩnh vực bất động sản và trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, gã còn trồng trọt cây thuốc lá một cách hợp pháp ở Canada và một số tiểu bang thuộc Hoa Kỳ.

Nhắc đến thuốc lá mới nhớ, thằng chó đẻ nào đã gài bạch phiến vào kho hàng của gã, khiến gã bị lao đao vì phải ra hầu tòa suốt ba năm ròng. Năm ấy gã ba mươi mốt tuổi. Xui tận mạng. 

- A, chán quá đi mất! - Cấp Trên gãi đầu. - Kiếm ai đi chọc cho chửi banh nóc mới được.

Nghĩ là làm, Cấp Trên nở nụ cười ma mãnh. Rồi mở mục Danh bạ lưu trữ trong chiếc Ipad, lướt tìm tên nạn nhân ngẫu nhiên. Thấy số máy của Vệ Thanh, gã toan bấm vào, nhưng gã tiếc nuối bữa cơm ấm cúng mà mình sẽ có tối nay (và nhiều ngày đẹp trời khác nữa), nên tạm buông tha cho anh bạn luôn dành tặng cho mình khuôn mặt quạu đeo như vừa bị chó cắn rách quần, mà chuyển sang con mồi xấu số khác.

...

Kết thúc cuộc đấu khẩu với gã trai tóc bạch kim, Angelo gắng gượng kiềm chế cơn tức giận đang bùng phát trong lòng mình.

- Tóc bạch kim phải không?

- Dạ phải, thưa cha.

Ông Salcedo mỉm miệng người. Những ngón tay của ông thay lược chải lại mái đầu rối bời của đứa con trai tật nguyền. Ông cứ liên tục giục con trai ăn thêm món kem xoài tẩm muối ớt, đây là món mà anh ta rất thích ăn.

Chợt điện thoại của ông đổ chuông, ông bèn rời khỏi phòng bệnh để trả lời. Trước khi đi, ông dặn dò con trai vài câu và âu yếm hôn lên vầng trán nó.

"Chính anh đã cứu tôi thoát khỏi những năm tháng tăm tối đó. Giờ thì tôi ra lệnh cho anh tỉnh lại mau. Đừng có ngủ vùi mãi nữa... Xin anh đấy!"

Bản nhạc "I need a doctor" do bộ ba Eminem - Dr. Dre - Skylar Grey phối hợp vang lên trong căn phòng nồng nặc mùi cồn y tế, nhấn chìm Angelo vào một nỗi đau đớn tột cùng.

Người nằm trên giường bệnh vừa là chiến hữu, vừa là tri kỷ của Angelo. Chỉ vì cứu y thoát khỏi nơi địa ngục trần gian ấy, mà anh ta đã bị thương nặng dẫn đến hôn mê sâu. Rất nhiều lần các bác sĩ phụ trách chăm sóc sức khỏe cho hắn khuyên nhủ y nên rút ống thở để hắn thoát khỏi kiếp sống bế tắc này, song y không đành lòng nhìn ân nhân từ giã cõi đời, do đó mà cứ đổ tiền vào nuôi suốt bảy năm qua. Y cũng có hơn gì hắn đâu, què quặt, nghễnh ngãng, cứ hễ trở trời là các khớp xương lại nhức buốt từng cơn, nhưng y vẫn gắng gượng sống đến cùng. Y còn nhớ có một ca khúc tiếng Pháp mang tên "Que sera Que sera", tức "Việc gì tới sẽ tới", y bèn lấy nó làm châm ngôn cho cuộc đời thảm hại của mình.

- Con trai.

- Cha.

Đi cùng với ông Salcedo là một vị Cha xứ hãy còn khá trẻ và rất đẹp trai. Cha xứ tên William, là anh trai của Yvonne - Một trong những người cáng đáng băng đảng Mafia Ý Đại Lợi "Anh em nhà Blake".

Sau khi nghe tâm sự của Angelo một đỗi, William đành bất lịch sự mà cắt ngang:

- Tôi muốn phụng sự Đức Chúa, chứ không phải là làm... 

- Cha có thể thay mặt Chúa trừng phạt những kẻ đáng chết. Điển hình như...

- Kìa con. Cậu William đang đứng trước mặt con với tư cách của một Cha xứ.

Tấm áo đen tuyền như sắc trời đêm Ba Mươi làm nổi rõ dáng người cân đối của William. Đôi mắt sâu và xanh biếc như màu hoa diên vỹ, mái tóc vàng bồng bệnh tợ nắng ban mai, khuôn mặt trang nghiêm nhưng vẫn gây được nét thân thiện. Anh là hiện thân của một đọa Thiên thần nơi trần gian ô trọc. Bàn tay anh đã hạ sát không biết bao nhiêu người, giờ lại cầm Kinh Thánh và thực hiện các nghi thức rửa tội, sự ăn năn ấy có quá muộn không?

- Tôi sẽ làm phép Bí Tích Xức Dầu Thánh cho bạn thân của cậu. 

Biết rằng William đang muốn nói rằng anh đã đoạn tuyệt với quá khứ đẫm máu và những chiến hữu thân cận, nên Angelo không còn làm phiền anh nữa, y trầm mặc chống nạng bước ra khỏi phòng. Dáng đi xiêu vẹo của y khiến trái tim anh quặn thắt, và nó càng củng cố niềm tin nơi anh vào việc sẽ nhân danh Thiên Chúa tôn quý mà đi khắp nơi cứu giúp mọi người. 

Levi ra hiệu cho ông Salcedo theo mình. Kể từ ngày cha và chú kéo nhau vào tù, nội bộ dòng họ gã lục đục như dòng nước lũ chỉ dâng chứ không cạn, bờ đê đã vỡ, và chẳng ai thèm xây lại. Ông chú thân yêu của gã khi hay tin, nhanh chóng đánh điện về, vỏn vẹn một câu:

"Motherf***ker, hai con sói già bị tống giam, đám sói oắt con hỉ mũi chưa sạch dám thi nhau nổi loạn à?"

Levi là người được chọn làm lãnh đạo vì tính cách trầm ổn, không hám gái hay chơi bời phóng túng như đám kia, nên các bậc cha chú ủng hộ lắm. 

- Ông cần tôi giải đáp chuyện chi, thưa ông Salcedo?

- Tôi cần biết về danh tính của Cấp Trên.

- Về nguồn gốc của cái tên thì được. Chứ còn về đời tư của anh ta thì không. 

Ông Salcedo mím miệng gật đầu. 

Hai người ngồi trên băng đá dưới tán cây dày lá xanh mát. Ông uống cà-phê và ăn bánh churros trong lúc nghe Levi kể lại nguyên nhân hình thành cái biệt danh Cấp Trên:

Cấp Dưới là tình báo của một tổ chức truy tìm tội phạm xuyên Quốc gia, vì giúp cho Cấp Trên thoát khỏi án oan mà bị sa thải khỏi tổ chức. Sau này anh ta mới biết, thì ra cái người đã cung cấp bằng chứng cho tổ chức để vu khống mình là đồng lõa với "tội phạm", cũng chính là người đã hãm hại gã trai tóc bạch kim ấy. Mục đích chẳng gì khác ngoài đồng tiền. Mà cũng có thể là tư thù cá nhân, hoặc cạnh tranh không "lành mạnh", cái này thì cho tới bây giờ anh ta cũng chưa thể khẳng định một cách chắc nịch. 

Thành thử ra, vì họ cho rằng anh ta làm việc cho gã trai tóc bạch kim, nên mới đặt biệt danh "Cấp Trên" và "Cấp Dưới" cho hai người. Từ mục đích chế giễu thuở ban đầu, lâu dần thành "danh từ riêng" của hai người luôn. Trái ngược với sự khoái chí của Cấp Trên, Cấp Dưới lại bài xích cái tên đậm chất mỉa mai ấy cực kỳ.

Để trả ơn Nolan, Cấp Trên cài người giả vờ túng tiền bán tháo cổ phiếu có khuynh hướng thu lợi rất cao trong tương lai cho anh ta với giá rẻ mạt. Nhờ có số vốn này mà Cấp Dưới đã trở mình thành một gã triệu phú giàu sang, sung túc.

Nhác thấy William đang đi gần tới, hai người ngừng nói. Hai con người tội lỗi ấy sóng vai Cha xứ William bước ra bãi đậu xe. Nơi phòng bệnh ảm đạm, Angelo đang đọc kinh cầu nguyện cho người chiến hữu, giọng đọc của cậu lọt thỏm vào không gian vắng ngắt của bệnh viện hạng sang. 

...

Cấp Trên nhìn thấy khuôn mặt bí xị của bé cưng mà cười đầy nham nhở. Gã đẩy bé cưng sang một bên, rồi lách người vào trong nhà. 

- Cửa hông nhà em Út tôi không hẹp đến nỗi bắt anh phải đi cái tướng như con cua bò ngang thế đâu. Ê!

- Đi vậy mới ôm bé cưng được chứ! Thấy gọn ghê chưa? - Cấp Trên điểm nhẹ trên bờ mi của người đàn ông trung niên không thích cười với mình. Đoạn áp hai lòng bàn tay lên đôi má anh ta, sau đấy chà xát mấy cái. Tiếng cười nham nhở nghe thật dễ ghét.

- Tới rồi à? Ồ, anh Hai đi làm về nãy giờ ạ? - Vệ Minh bưng khay nước khoáng có ga tới chỗ hai người.

Hai người lần lượt cất tiếng cảm ơn cậu. Rồi cầm lấy một ly mà nhấp một tí nước khoáng cho thấm giọng.

- Oa, tôi đến bất ngờ quá, không biết đồ ăn có hợp khẩu vị không đây?

- Tứ chi đầy đủ và ngũ quan phát triển lành lặn...

- Hoàn hảo nữa.

- ... mà không biết soạn tin nhắn hay đánh điện trước. Giờ còn giở giọng than trách gì?

- Thôi, đừng cãi nhau nữa. - Vệ Minh cất giọng dàn hòa. Nhưng chẳng đợi hai người kia phản ứng lại, cậu đã bỏ lên lâu gọi mấy đứa con xuống ăn tối. Cậu đâu có hay biết rằng, gã trai tóc bạch kim dường như đã loáng thoáng nhận thấy những dấu hiệu bất ổn về mặt sức khỏe của mình, thông qua "độ mỏng" của vóc người so với hồi trước.

- Cưng có từng tới Frat House chơi không?

Vệ Thanh lắc đầu. Thú thật anh ta không biết, và cũng chưa từng nghe đến cái tên đó.

- Đấy là một Gay bar khá tiếng tăm ở vùng Nam California. - Cấp Trên him mắt hồi tưởng. - Tôi cũng từng quen một vài bạn tình ở đó.

Vệ Thanh chợt ghé sát mặt Cấp Trên. Rồi khe khẽ thì thầm:

- Khu vực này phân loại độ tuổi cho phép là sáu, nên không được phép kể hay đề cập tới bất cứ chuyện gì dành cho người lớn, nghe rõ chưa?

- Tư thế của cưng là "Hai mươi Mốt-Cộng" đấy. 

Tiếng đằng hắng của Vệ Minh vang lên sau lưng hai người. Hai người hiểu ý, bèn tự giác đứng dậy theo cậu vào phòng ăn; trên bàn ăn đã được bày biện xong xuôi, hương thơm của những dĩa thức ăn đầy vung, nóng sốt kích thích cái dạ dày rỗng tuếch của hai người. 

- Mai, ba có làm cho con một thố khoai tây nghiền như trong KFC nè. Thâm, còn đây là món của con, mực xào dưa leo, hành củ. Còn Boo mỡ, ba làm bánh kem ngọt cho con ăn tráng miệng rồi.

Cấp Trên nhìn thấy sắp nhỏ mừng rơn, cảm ơn người ba trẻ tuổi rối rít mà lòng chợt chùng xuống. Gã nhớ lại ngày cha mình còn sống, hai cha con cũng đã trải qua những ngày tháng hạnh phúc và nồng ấm giống vậy. Chỉ tiếc là, ông ấy mất khi tuổi đời hãy còn quá trẻ...

- Này, còn đây là món dành riêng cho anh, gầu bò nướng bơ tỏi. 

- Oa, trông hấp dẫn ghê ta ơi!

Vệ Thanh không cần em trai giới thiệu cũng biết nó đã nhờ chú Bảy chế biến cho mình một dĩa giò heo chiên muối ngon tuyệt. Nhờ có nó giúp một tay mà ông chú được nghỉ sớm để đi chơi với gia đình. Cái tánh khoái rước cực nhọc vào người của nó hắn thấy hoài nên riết chẳng thèm ngăn cản hay khuyên răn. 

Trong suốt buổi tối hôm ấy, Cấp Trên như biến thành một con người khác. Phong thái chững chạc, giọng nói trầm ấm, nom anh ta y hệt một giảng viên ưu tú đương làm việc tại một trường Đại học danh tiếng. Boo mỡ được anh ta động viên, nên xin ba Minh cho mình cắt tóc giống chú Trác. Vệ Minh nghe xong, bấm bụng nhịn cười; con trai cậu dẫu cắt tóc ngắn bớt thì mặt vẫn mắc cười như lúc hớt đầu đinh, nhưng nếu nó muốn thì cậu sẽ chiều cho bỏ cái tật đòi bậy và nhõng nhẽo.

oOo

- Việc tâng bốc đối thủ để nâng cao thành tích của bản thân là một điều thường thấy ở những kẻ thắng cuộc xảo trá. Lấy một ví dụ hết sức đơn giản, con gái của tôi làm được mười điểm môn Toán, nó mới khoe với tôi rằng, điểm của nó cao hơn cả bạn nữ tên A học giỏi và xinh gái nhất trong lớp. Nhưng tới chừng tôi tham dự buổi họp phụ huynh, tôi mới vỡ lẽ ra là cô bé tên A ấy chỉ có học lực khá tốt và mặt mũi hết sức bình thường. Đấy là một chiêu thức tuyên truyền và mị dân quen thuộc trong giới Chính Trị, đính kèm những mỹ từ to tát cho kẻ chiến bại để làm nổi bật chiến công bên mình. Và hằng hà sa số người vẫn bị mắc lừa. 

Sau màn điểm danh, Phan Hoài Việt bước tới từng chỗ ngồi của mỗi sinh viên để phát cho họ tờ khai của nhóm người muốn ứng cử chức dân biểu năm nay. Nội dung cũng chẳng có gì đặc sắc, ấy là những dòng huyên thuyên tự giới thiệu về con người của họ, ngoài ra còn có mấy lời cam kết hoa mỹ rằng, "Nếu nhậm chức, tôi sẽ...", "Vì một cộng đồng bình đẳng giới",... Hứa rồi có thực hiện được hay không thì chỉ có Trời mới biết. 

- Cho nên tôi mới nói, viết Sử cần phải khách quan và trung thực. Chứ không phải ai thắng thế thì viết theo "gợi ý" của người đó. Sử học chính thống mà như thế, thì đi đọc tiểu thuyết dã sử cho rồi... Trò cần tôi giúp chi?

- Sao em xem clip thấy con gái Ông Hai đứng lên nói hùng hồn lắm mà?

- Bị dí súng sau lưng thì không nói năng "hùng hồn" mới là lạ.

- Vậy... Ông Hai có tự sát không thầy?

- Ông Hai đâu có tự sát. - Phan Hoài Việt nghẹn ngào. - Đức Thầy bị người ta xô xuống mà. Kẻ thủ ác vong ơn bội nghĩa ấy đã lôi Ông Hai ra khỏi buồng rồi xô xuống đất, từ vị trí căn lầu nhà ông Mười Ngạn. Chính mắt ba tôi khi hay tin Ông Hai bị vây bắt, đã lặn lội sang Tiền Giang để xem coi sự việc như thế nào. Và ông đã vô cùng kinh hoàng khi trông thấy cảnh tượng ấy... 

Phan Hoài Việt đợi cho tiếng xì xào lắng xuống, mới khẽ khàng tâm sự:

- Bởi vì Ông Hai là người đã nuôi cơm và dạy học miễn phí cho ba tôi trong suốt tuổi ấu thơ khốn khó, nên tôi phải có trách nhiệm giải oan cho người ơn của gia đình mình. Và vạch mặt những thằng vong ân bội nghĩa.

Phan Hoài Việt quay lưng lại. Anh đứng đối diện với chiếc màn hình plasma một đỗi, rồi rút khăn mùi soa lau nước mắt. Rồi chợt anh cất giọng phóng tác hai câu thơ trong "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du:

- "Ở hiền không khỏe đâu hiền. Có ngày chúng giết, chúng vu khống mình!"

Một làn gió mát thổi vào lớp học. Phan Hoài Việt biết lứa sinh viên mình đương giảng dạy mới học xong năm Nhất, mùa thu năm nay anh sẽ gặp lại họ, nhưng vẫn dành những ngày cuối cùng của niên học để cùng họ bàn luận Chính Trị và Lịch Sử. Anh biết mình đang bị theo dõi. Anh biết mình đang bị để ý. Nhưng anh không sợ chi, kể cả cái chết và sự giam cầm, tù đày, bởi đối với anh: "Tổ Quốc trên hết."

- Nếu các trò cứ mang tư tưởng mình chỉ là "phó thường dân", nên không nên đụng chạm tới vấn đề Chính Trị, thì các trò đã hoàn toàn sai lầm. Phạm Ngũ Lão thuở hàn vi chỉ là anh nông dân nghèo, Đinh Tiên Hoàng thì làm mục đồng chăn trâu. Những viên chức chính phủ bây giờ, hồi còn trẻ đâu có khác chi các trò bây giờ, thì tại sao các trò lại mang tâm tưởng "Dân đen - Quan lớn" như thời phong kiến chứ? Đã muốn dân chủ, thì phải dẹp ngay cái tư tưởng Khổng - Nho; hãy sống như Lão - Trang, sống với thuyết "Vô vi", vạn vật đều nương nhau mà sinh, và nương nhau mà diệt, không có vật nào đắc dụng hoàn toàn, mà cũng không có  vật nào vô dụng hoàn toàn. 

Chợt anh nghe thấy dưới lớp có tiếng bẻ vỏ bánh mì, anh phì cười, đoạn bảo cậu sinh viên ấy cứ tự nhiên cầm lên ăn. Có một anh chàng đô con cũng xin phép anh cho mình ăn sáng. Anh bèn đáp, "Ai đói cứ việc ăn uống tự nhiên."

Phan Hoài Việt vừa xem bảng điểm trên Laptop, vừa khơi gợi một chủ đề mới để thầy trò cùng nhau thảo luận:

- Khi các trò thần tượng và tôn sùng một ai đó quá mức, tới chừng thấy những mặt trái của người đó phơi bày ra, đại đa số sẽ cuống cuồng ra sức phủ nhận trong một nỗi ê chề và tuyệt vọng khôn tả, đôi khi còn thốt lên những lời lẽ mà về sau họ phải hối hận tới chết. Cho nên tôi chẳng thần tượng hay tôn sùng ai hết, ngưỡng mộ thì có, hâm mộ thì có, nhưng để họ ở trên đầu mình và bàn thờ gia tiên thì không. 

Một cô sinh viên mời anh dùng một gói xôi thập cẩm. Anh dịu dàng cảm ơn, rồi vừa lần giở lớp lá chuối bao bọc lấy món xôi, vừa tiếp tục chủ đề:

- Mấy cái luận điệu của bọn bưng bô chế độ tôi thuộc nằm lòng. Nhiều khi tôi ao ước rằng, giá mà chúng khôn hơn một chút thì tuyệt biết bao, vì đọc cũng đỡ chán hơn. Song rốt cuộc thì đứa nào cũng như đứa nấy, không biết tranh luận cái cóc khô gì ngoài ăn nói hết sức mất dạy và nhai đi nhai lại những thứ cũ rích như một con bò bị chủ chăn dắt mũi... Nếu các trò đương nằm trong số ấy, thì làm ơn làm phước nhớ giùm tôi, giặc Tàu đã làm gì chúng ta vào năm 79 đến 88, và trước đó nữa, và bây giờ nữa.

- Thầy ơi, làm sao mà em biết ai là người đáng để mình biết ơn và tôn thờ? Như Đức Thánh Trần, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Ngô Quyền,... thì chiến công của các ngài rất rõ nét và dễ xác minh, kiểm chứng.

- Không có người giản dị nào mà lại sống trong một khu đất rộng tới mấy mẫu, lại đào ao thả toàn giống cá hiếm lạ, trưng bày toàn cây cảnh đắt tiền nơi sân vườn,... Đức Phật hồi còn tại thế sống trong lều cỏ ở một khu vườn mà ông Thiện Nam Cấp Cô Độc kính tặng. Chỉ có thế. Không rèm châu trướng ngọc, chẳng sơn son thếp vàng, không biển đề khoác lác, hay những thứ vướng mùi tục lụy khoe mẽ của cõi Ta Bà. Cách sống của Ngài hoàn toàn trái ngược với sự xa hoa lãng phí của một số sư hổ mang thời nay. Và người như thế, tôi mới gọi là người giản dị. Còn người ở vế đầu, thì tùy nghi các trò hiểu và tự nhận định. 

Ngồi chơi xơi nước với đám sinh viên vừa qua được một cửa ải gian nan một đỗi, Phan Hoài Việt lại tiếp tục nói:

- Người mà tôi nguyện lòng báo đáp như thân trâu ngựa suốt cả cuộc đời này, đó là đấng sinh thành của tôi. Thuở bé, cứ hễ nghe tía má không ưng món chi, tôi lại ngây ngô gắp ăn sạch sành sanh, chỉ chừa lại mấy mẩu xương và rau, thịt thừa. Tôi nào có hay, tía má nói dối để tôi được ăn mạnh miệng. Cho nên, tôi nói thật, và xin các trò hãy ghi nhớ kỹ điều này: Trên đời dưới thế, người mà các em phải biết ơn, đó là hai đấng sinh thành của mình. Họ sinh em ra, dẫu không nuôi dưỡng hay đối xử tệ bạc, thì họ vẫn có ơn cho em hình hài, dù hình hài đó có khiếm khuyết thế nào đi chăng nữa. Cảm hứng sáng tác "Lòng mẹ" của nhạc sĩ Y Vân xuất phát từ một buổi khuya ông thấy mẹ mình đang ngồi giặt đồ cho mình để mình có quần áo sạch sẽ khi đi làm việc.

Phan Hoài Việt quét những vụn thức ăn trên mặt bàn vào một cái mo hốt rác gấp bằng giấy báo cũ. Giọng của anh vẫn đều đều như cũ:

- Muốn đánh giá một con người, mười năm mới đủ. Chứ một sớm một chiều là quá vội vàng. Tôi đã từng chứng kiến một số người cuồng si một chính khách đến loạn trí, ai mới "ho" một chút là lập tức giãy đành đạch cào mặt chửi bới, tới chừng họ xác minh những điều đó là đúng thì quay ngoắt thái độ nhanh tới nỗi nếu Albert Einstein đội mồ sống dậy cũng không thể tính nổi vận tốc trở mặt ấy. Và họ mạt sát và xúc xiểm vị chính khách đó còn nặng lời hơn cả những người chỉ "ho" vài tiếng trước kia.

Đám sinh viên cười ồ. 

- Thất vọng rồi chuyển sang căm ghét và hận thù ấy là một điều rất đáng buồn, nhưng đó lại là chuyện thường thấy ở cõi Ta Bà này. Tôi chỉ lấy làm mắc cười ở chỗ, càng tâng bốc, bợ đỡ và khen ngợi nhiệt liệt, thì mức độ vỡ mộng và rắp tâm nuôi thù trong tương lai càng lớn.

Có tiếng cười rúc rích của một cậu sinh viên đeo kính ngồi cuối dãy bàn bên trái. Phan Hoài Việt loáng thoáng biết được bạn gái của cậu ta cuồng si một thần tượng bên Trung, rồi sau không biết xảy ra chuyện gì, từ hâm mộ chuyển hẳn sang thái độ bài xích, ghét bỏ. 

- Và còn thêm một hạng người nữa, đó là kẻ chuyên dùng "xuyên tâm liên" đi thuốc chuộc khắp nơi. Chiêu trò thường thấy của chúng là, "Vạch mặt ông A", "Chân tướng bà B",... nếu những tài liệu họ phô bày hoàn toàn có thật thì tôi không bao giờ liệt họ vào hạng người hai mang, tôi còn khen ngợi họ vì dám tranh đấu cho Dân tộc - Tổ quốc. Ngặt một nỗi, đa số là hạng người ăn tiền bên này để đả phá bên kia, và ngược lại. Tôi nói thật với các trò, người mà đã bị tôi ghét, tôi có thể cung cấp tài liệu và tin tức đủ để các trò ghét lây theo tôi, và nhân chứng mà tôi đưa ra nhiều đến mức bằng mật độ dân số của mấy tỉnh thành miền Tây gộp lại. 

Tiếng con thằn lằn chặc lưỡi vang lên rõ mồn một giữa không gian thinh lặng của lớp học.

- Nói tóm lại, nếu các trò tự cảm thấy chính mình thuộc kiểu "gió chiều nào xuôi theo chiều nấy", "ai đang thắng thế thì tin yêu", "thích chụp mũ và vu vạ cho những kẻ không thích người mà bản thân hâm mộ", và "tranh cãi không lại thì chửi bới, bươi móc đời tư của cá nhân đương tham gia bàn luận hòng lấp liếm cái ngu của mình", thì hãy rút lui khỏi vũ đài Chính Trị đi. Bởi các trò không đủ bản lãnh và tri thức để quán chiếu xem ai đúng ai sai, cũng như quá cả tin thì làm sao tránh khỏi chuyện bị người ta lợi dụng chứ? Thời trước cũng có những ông dân biểu và người dân bị giật dây như vậy... Một người trong số đó đã được nhạc sĩ Lam Phương khắc họa thành ca khúc "Cho em quên tuổi ngọc".

- Nhưng em thấy ông Nguyễn Ngọc Ngạn nói khác mà...

- Trò tin ông Ngạn hay tin ông "cha đẻ" của nhạc phẩm? Nếu muốn kiểm chứng, hãy gõ nhóm chữ "Cho em quên tuổi ngọc - Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác" thì sẽ rõ.

Cậu sinh viên gãi đầu cười trừ. 

- Tôi nói nãy giờ các trò có hiểu gì không? Hay là đang nghĩ lệch lạc sang hướng khác?

- Nói huỵch toẹt luôn đi thầy. - Một cậu học trò mặt câng câng nóng nảy đề nghị. 

- Nếu các trò biết người mà mình thần tượng làm sai, thì hãy dũng cảm gật đầu chấp nhận tin ấy, đừng lấp liếm hay chửi rủa người nêu ra. Nếu các trò biết người mà mình thần tượng làm đúng, thì hãy can đảm tranh biện với những kẻ bịa đặt và vu vạ, nhưng nhớ không được sử dụng những câu từ bẩn thỉu và tục tĩu. Một dân biểu, một nghị viên, một người lính mà không có chính kiến đúng đắn sẽ tự biến mình thành mầm họa Quốc Gia. Ai đúng thì tuyên dương. Ai sai, phải phê bình. Không được tôn sùng hay cuồng si đến điên loạn bất cứ cá nhân nào. Tôi theo Đạo Phật, nhưng tôi vẫn ăn mặn, vì tôi biết điều ấy phù hợp thể trạng của mình; ngay cả Đấng Thế Tôn cũng không hề ép buộc tôi phải ăn chay trường, Ngài chỉ khuyến khích tôi nên ăn chay để giảm thiểu việc sát sinh. Ngài chưa từng xưng Thần, mà chỉ gọi bản thân là một người thầy đã tìm ra con đường giải thoát chúng sanh khỏi bể khổ. Ngài không bao giờ muốn thấy cảnh tín đồ cuồng tín hay sùng đạo, nếu còn nghi ngờ lời kể của tôi, hãy tìm những mẩu chuyện về cuộc đời của Tôn giả Mục Kiền Liên, sẽ tìm thấy bằng chứng xác thực.

Ba tiếng trống trường vang lên. Những tiếng thở phào nho nhỏ lập tức nổi lên nhanh như sóng thần.

- Có nhiều trò không hiểu "Republic of..." là gì, nên mặc định Quốc gia đó chỉ có độc đảng, đảng ấy mang tên Cộng Hòa. Thật ra, đó đơn giản là tên gọi của một Quốc gia, chứ theo tôi thấy nó chẳng dính líu hay "ăn nhập" tới đảng phái trong nước nhiều. Nếu ngay cả điều này mà cũng không biết, thì các trò nên xét lại...

- Thầy Việt à... Tha cho các bạn sinh viên đi. - Nguyễn Hoàng Đăng gõ nhẹ vào bản lề cửa lớp. - Ai muốn hiểu, sẽ tự đi tìm hiểu. Ai muốn chối phăng thì sẽ ngụy biện lấp liếm. Con người chứ không phải trái khổ qua mà muốn nhồi hay nhét thế nào cũng được. Mà đã muốn sống như một trái khổ qua mặc cho người ta tuyên truyền nhồi sọ, thì thầy cũng không có cách nào giúp được họ đâu.

- Thầy đến đây làm gì, anh bạn Cộng Hòa?

Nguyễn Hoàng Đăng vuốt cằm, rồi đảo mắt nhìn xuống cuối lớp. Hôm nay cô sinh viên có dáng người quá khổ vắng mặt. Vẫn giữ ánh nhìn ấy, anh ta cười bảo:

- Tôi muốn mời thầy ăn cơm trưa để có cớ nói chuyện riêng.

- Được thôi.

Vốn tính lười biếng, hiếm khi nào anh thầy Đăng chịu khó đi bộ quá ba trăm mét. Nên giờ cũng vậy, dù quán cơm phần cách đây không xa mấy, anh ta vẫn nài thầy Việt đi chung chiếc Kawasaki đen tuyền như màu lông con báo đen. Mỗi bận anh ta rồ máy, con đường "xấu số" đó lại hứng chịu một tràng âm thanh ầm ĩ khôn cùng. 

"Kịch."

- Tới rồi đó hả? Tôi còn sống phải không? - Phan Hoài Việt lảo đảo bước xuống xe. Hình như ban nãy anh lên nhầm chiếc hỏa tiễn của Bình Nhưỡng. 

- Anh ăn món chi? - Nguyễn Hoàng Đăng nói đoạn, bước tới cúi đầu chào hai vợ chồng chủ quán cơm. Hai vợ chồng tay bắt mặt mừng đón hai khách quý vào trong quán.

- Thôi khỏi ăn đi, tôi no ngang rồi. 

- Không ăn cơm nổi thì ăn bún, ăn hủ tíu. Bữa nay tôi đãi mà.

Sau vài phút đắn đo, Phan Hoài Việt quyết định gọi món bún thịt xào. Còn cái gã "Fast and Furious" ấy thì chọn cơm phần, gồm một dĩa gà quay chảo, canh khổ qua dồn chả cá và một chén đậu phụ kho.

- Anh nói cái gì?

- Cô sinh viên đó nghỉ học để đi phá thai.

- Phá chưa?

- Chưa. Hiện tôi và... anh Ngạn đang thuyết phục cô bé giữ lại cái thai. Hình như "con trăng trắng" ấy thuộc về một trong những hung thủ của vụ thảm án đã và đang rùm beng mấy năm gần đây. Chắc cô bé bị sốc nên mới...

- Anh muốn tôi đến nhà cô bé đó à?

- Phải. 

- Không, rất tiếc, tôi không thể dấn thân vào một chuyện chẳng rõ đầu cũng không rõ đuôi, lại còn không có một tí tin tức xác minh nào cả. 

- Anh nghi ngờ tôi nói láo?

- Phải.

Nguyễn Hoàng Đăng nguýt môi. Búng cơm đang nhai dở bị anh ta nuốt xuống luôn. Một vài tiếng ho khan bật ra khỏi miệng.

- Anh đa nghi như Tào Tháo vậy. Hèn chi mà chẳng có lấy một mống bạn bè. Tính "Thà nghi lầm còn hơn nghi sót" hả?

- Phải. 

- Anh có biết thuyết "Phản động" không? 

- Biết, "Nguyên lý phản động lực", đây là một định luật trong khoa Vật Lý.

- Vậy mà giờ đây họ lại dùng như nghĩa "Phản quốc". 

- Khi anh biết quá nhiều, tính mạng của anh sẽ bị đe dọa.

- Nhưng nếu anh biết quá ít, anh sẽ trở thành gia súc mặc tình cho người ta chăn thả. 

- Vậy thì thuyết "Tương đối" của tôi đã đúng.

- Rất tiếc, anh đã biết quá nhiều. 

- Nhiều với anh, nhưng ít với tôi. 

Phan Hoài Việt toan kéo ghế đứng dậy đi trả tiền bún, thì đã bị Nguyễn Hoàng Đăng giữ lại. 

- Đi theo tôi vào nhà vệ sinh một chút. 

Trả tiền xong, hai người đàn ông kẻ trước người sau bước ra sau hè quán cơm bình dân để nói chuyện riêng. Sau hè quán cơm có một cái ngách nhỏ dẫn ra con hẻm cụt yên tĩnh, chiều ngang của nó đủ rộng để từng người lách qua. 

- Anh là...

- Phải. - Nguyễn Hoàng Đăng vén áo khoác, để lộ hai khẩu súng ngắn giắt ở mỗi bên hông. - Anh theo tôi đi. Vừa đi vừa nói đỡ bị lộ hơn. 

Ngồi sau xe của thầy Đăng, hai bàn tay Phan Hoài Việt bấu cứng lấy yên xe.

- Đường dây bán dâm trong Học viện đã tồn tại hơn bảy năm rưỡi. Đối tượng mua dâm có đủ mọi tầng lớp và thành phần trong xã hội. Người đứng ra làm chứng đã bị thủ tiêu, rất có thể là cái xác đang truy tìm thân nhân mà ngày nào đài Quốc gia cũng phát ra rả. 

- Tôi đang bị vướng vào cái chuyện gì đây Trời?

- Cô nữ sinh lớp anh... Có thể là đã bị cưỡng ép bán dâm... Cũng có thể là tự nguyện hoặc đồng lõa với băng nhóm ấy. - Tiếng nói của gã trai cảnh sát chìm ngắt quãng theo từng cung đường gồ ghề, đầy ổ gà lồi lõm. - Chúng ta đến quán cà phê "Sóng Nhạc" nhé?

- Anh có đưa tôi tới quán "Sóng Thần" đi chăng nữa thì tôi cũng chẳng ngăn được đâu.

Nguyễn Hoàng Đăng cười phá lên. Rồi rồ ga tăng tốc. Âm thanh nẹt bô nghe đinh tai nhức óc đến nỗi khiến anh thầy họ Phan có cảm tưởng mình đang hoạt cảnh cho ca khúc "Vũ điệu hoang dã" của Hồ Quỳnh Hương.

- Một Perri vị chanh.

Đặng Thừa Tân trông thấy sắc mặt tái mét của người khách lạ, anh hấp tấp dìu anh ta vào nhà vệ sinh để tránh anh ta không kiềm chế được mà nôn ra sàn nhà thì khốn.

- Dạ, Perri vị chanh hả anh? - Cậu nhân viên nhã nhặn hỏi lại.

- Ờ phải. 

Ở một góc trong quán, một người đàn ông đang ngồi nghêu ngao hát "Tình đầu Tình cuối" theo giọng ca của bác Nhật Trường:

"... Em ơi! Em ơi! Em đâu rồi?

Làm sao anh hôn dòng tóc rối?

Em ơi! Em ơi! Em đâu rồi? 

Làm sao, làm sao ta có đôi?

Em ơi! Em ơi! Em đâu rồi?

Mộ bia đề tên em đó sao?

Em ơi! Em ơi! Em đâu rồi?

Khi tình đầu là tình cuối, đau lòng nhau..."

- Anh ta là người trong đoạn clip sex với cái cô Lộ Khiết gì đó... Hình như khỏe hẳn rồi. Hiện...

- Suỵt.

Nguyễn Hoàng Đăng nghe lỏm được vài câu trong cuộc đối thoại giữa người chồng sắp cưới của Lộ Khiết và... có lẽ người kia là nhà báo, hoặc là ký giả hành nghề tự do.

- Cô ấy hẹn tôi kiếp sau gặp lại... Cô ấy còn dặn rằng, cha mẹ đã mang nặng đẻ đau, ban cho mình hình hài làm người thì phải gắng sức báo đáp và phụng dưỡng hết khả năng, đừng nên lụy tình mà phụ rẫy và bỏ mặc đấng sinh thành. 

Gia đình của người đàn ông từng bị biến thành trò giải trí cho thiên hạ nay đã qua cơn khủng hoảng tinh thần. Công ty may mặc của họ hiện đang được An Đình Luận rót vốn để giải quyết tình hình tài chính, hành động này của vị đại tướng già nhằm xoa dịu cảm giác tội lỗi vì cháu trai đã không kịp ứng cứu Lộ Khiết.

Bài phỏng vấn khá ngắn, hoặc cũng có thể nó đã kéo dài từ lâu và đến bây giờ thì kết thúc. Anh ta cúi đầu chào tạm biệt người phỏng vấn mình, rồi cất những bước chân nhẹ tênh rời khỏi quán cà-phê không khi nào ngớt tiếng nhạc. Những tiếng xầm xì giết người kia lại cất lên. Chán nản trước nhân tình thế thái, ông chủ quán bật bản nhạc "Nhận diện tình đời" do ca sĩ Thanh Tuyền trình bày; một ca khúc nói lên nỗi lòng của nhạc sĩ Trúc Phương. Nghe được vài câu, đám đông liền im bặt. 

- Sao mặt anh giống hệt Phan Thanh Giản lúc uống thuốc độc vậy? 

- Tôi vừa xem lại xấp bản thảo của con bé em, thì thấy có một truyện mang hơi hướm tiên hiệp, tôi không biết có viết nổi nữa không đây?

- Thì anh tự đề ra các cấp bậc tu tiên cho khỏe.

- Tôi quyết định viết tu tiên thuần, khỏi yêu đương chi cho mệt. Nhưng làm thế lại phá hỏng ý tưởng riêng của nó... - Mà hình như có truyện nào của nó anh không phá đâu?

- Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp mà tôi thích nhất có tựa đề "Phong Vân" do nhà văn Đan Thanh chắp bút, họa sĩ vẽ tranh tên là Mã Vinh Thành. Tôi vẫn nhớ có một tuần san truyện tranh đã giới thiệu như vầy, "Giờ đây, Phong đã ra Phong, Vân ra Vân. Họ không còn là hai đứa trẻ đùa nghịch vô tư lự, mà đã trở thành hai gã kiếm khách giang hồ đi theo con đường riêng của mình..."

- Khi nào giỗ nó, anh đến nhà tôi được không?

- Ồ được. Rất hân hạnh nữa là đằng khác.

- Ngày mà nó ra đi, cũng là ngày mà tôi tái sinh...

- Hả?

- Không có gì. 

- Anh đọc chi mà cười vui thế?

- Trung Quốc giản thể chữ Quốc ngữ của họ thì thây kệ họ. Mình là người Việt nước Nam thì phải biết trân trọng và nâng niu chữ Quốc ngữ của mình, đừng học theo cái lối giản thể bên Tàu. Nói cụ tỉ như, "Trình của anh tới đâu?", đâu có tốn thứ chi nếu thêm chữ "Độ" vào sau chữ "Trình", đã thế còn giúp cho câu cú thêm rõ nghĩa, vậy mà lại không chịu làm. Bản thân thì hô hào không muốn bị Hán hóa, mà cái tay, cái miệng lại học lối dùng chữ giống Tàu là sao?

- Anh có cảm thấy mình đơn độc không?

- Không. Không ai lên tiếng thì tôi sẽ nói. Họ ghét tôi thế nào cũng được, chỉ xin hãy suy nghĩ những gì mà tôi nói một lần thôi. Tôi không sợ kẻ thù đầy rẫy, tôi chỉ sợ bản thân bỏ mặc Quốc gia để đổi lấy sự bình yên giả tạo. - Đặng Xương Tuyết cười thật buồn. - Cụ Phạm Quỳnh khi viếng tang cụ Phan Châu Trinh đã từng đau đớn thốt lên rằng, "Thời kỳ ấy là cái thời kỳ mà lòng ái Quốc bị coi là một cái tội vạ. Người nào nhiệt tình yêu Nước là người ấy khốn khổ đến thân." 

Đặng Thừa Tân im lặng lắng nghe.

- Cũng như cụ Phùng Quán, nếu họ tịch thu giấy bút để ngăn chặn cụ lên án chúng, thì cụ sẽ dùng dao khắc chữ trên đá. Còn tôi, nếu ngay cả dao họ cũng tịch thu để buộc tôi phải im miệng... - Những giọt nước mắt mặn đắng chầm chậm chảy xuống khuôn mặt xương xương của gã văn sĩ điên. - ... Thì tôi sẽ cắn tay lấy máu viết văn. Đến khi nào máu tôi cạn, hơi tôi tàn, tôi mới tạm chấm dứt công việc tranh đấu cho dân tộc, cho đồng bào, cho Tổ quốc mình. 

Phan Hoài Việt muốn mở miệng chào người ký giả mà bản thân hâm mộ, nhưng cổ họng anh bị nghẹn lại.

- Tôi không sợ bạn đọc sẽ quay lưng lại với mình. Tôi chỉ sợ mình sẽ ru ngủ họ trong cái bong bóng màu hồng ảo tưởng mà xa lánh tình hình Đất Nước. Tôi muốn kế thừa ý chí và hoài bão của cụ Tản Đà, cụ Nguyễn Thái Học, cụ Nguyễn Trung Trực, cụ Phan Châu Trinh, cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Thanh Giản,...

Chợt có ai đó nắm tay Phan Hoài Việt, anh không buồn quay lại nhìn xem người đó là ai, những gì mà ký giả họ Đặng phát biểu đã chiếm lĩnh hết tâm trí anh. Trong tim anh chợt ngân nga một khúc hát:

"... Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người

Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam..."*

- Lại bàn ngồi thôi, thầy Việt. 

Đặng Xương Tuyết hơi quay đầu lại nhìn, trông thấy người ăn cơm chung bàn với mình lần trước thì tươi cười, vẫy tay chào. Đôi mắt loan đẹp tựa như tranh vẽ ấy lúc nào cũng mang một vẻ ngăn cách đến lạ, dù rằng chủ nhân của nó đang cười. Ấy là ánh mắt của Tỷ Can, của Phan Thanh Giản, những bậc trung thần đã chết vì triều đại mà mình phụng sự. 

- Quay trở lại chuyện của chúng ta thôi. 

- Ừ. 

- Dạ, trà gừng của quý khách nào?

- Của tôi. Rất cảm ơn cậu. 

- Cậu ta là Vệ binh Quốc gia. Hễ Tổ quốc cần thì sẽ lên đường ngay lập tức, nên chẳng có mấy chỗ thu nhận vào làm vì lệnh tổng động viên thường đột xuất lắm. Những nhân viên ở đây đa số đều là lính tráng. - Nguyễn Hoàng Đăng nhếch miệng giới thiệu. 

- Đám sinh viên ắt hẳn mừng lắm khi hay tin tôi cho nghỉ mấy tiết cuối.

- Tôi không tin tưởng mấy vào cái đám dân biểu và viên chức chính phủ tương lai ấy. 

- Bởi vì anh đâu phải là nhà giáo thực sự... Anh thích hợp với nghề nghiệp của mình hơn là đứng trên bục giảng.

- Chúng ta sẽ đi thăm cô sinh viên ấy ngay sau khi anh uống hết tách trà. - Nguyễn Hoàng Đăng buộc anh bạn đồng nghiệp chấm dứt chủ đề trên. Bản nhạc "Còn tuổi nào cho em" do ca sĩ Khánh Ly trình bày ru hồn khách bộ hành tìm đến quán dừng chân đôi lát trong cuộc hành trình dài đằng đẵng của kiếp người; đây cũng là một ca khúc mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành tặng cho cô Dao Ánh, với hàm ý không muốn mối tình cụ dành cho người tình bé nhỏ vụt mất tuổi ngây thơ đang có, vụt mất đi nét hồn nhiên nơi đôi mắt xuân xanh ngọc ngà. Ngoài cô Khánh Ly ra, nhạc phẩm này còn được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn như Lệ Thu, Ngọc Lan,... Cô gái tên Dao Ánh này là em ruột của Bích Diễm, nhân vật chính của bài hát nổi tiếng "Diễm xưa", vì ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của cụ nên đã mạnh dạn gửi thư làm quen sau khi mối tình của anh Sơn và chị Diễm tan vỡ. Năm đó cô mới tròn trăng, nên dù rất thương cô, cụ cũng đành phải tạm biệt với mối tình nồng thắm ấy. Đến tận sau này, Dao Ánh vẫn là một nguồn thi hứng cho cụ sáng tác nhạc.

oOo

- Con quý chú Kỳ nhứt nên mới gọi điện khoe với chú Kỳ trước. Vậy mà chú Kỳ lại cười con... 

An Kỳ muốn xin lỗi bé con lắm lắm, nhưng vì đương cố gắng nhịn cười nên chẳng thể thốt lên lời nào. Con của anh và người thương lại tiếp tục phụng phịu:

- Con biết mặt con mắc cười rồi.

An Kỳ chợt kéo ghế đứng dậy. Anh bước đến tủ lạnh, mở tủ lấy ra một chồng chocolate tuyệt hảo, rồi trở lại bàn ngồi. Ở bên kia màn hình, bé con đang gác cằm trên mặt bàn, cái đầu tròn vo cắt kiểu húi cua khiến khuôn mặt cu cậu trông vừa mắc cười vừa hết sức đáng yêu.

Vệ Khương thôi hết ủ rũ khi nhìn thấy một chồng chocolate ngoại quốc chưa nếm thử cũng đã biết ngon. Bé con cười tít mắt với ông chú trẻ tuổi. Dư vị ngọt ngào của thỏi chocolate tháng trước chợt tái hiện lại trên đầu lưỡi Boo mỡ.

- E hèm. 

Chưa kịp phi tang "hàng gia cấm", An Kỳ đã thấy cục cưng gầy nhom đứng chống nạnh sau lưng con trai ú na ú nần. 

- Hay quá hén!

oOo

Chú thích:

1/ Nhạc phẩm "Việt Nam Quê Hương ngạo nghễ" do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sáng tác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro