Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hồi Ba Mươi Chín: Mùa mưa màu Nắng (b)

Qua hôm sau, anh Ba Hói lãnh phần dẫn đường xuống Ba-Tri cho đoàn làm phim của Đức Trọng. Chiếc xe cũ anh đã bán rồi, nay anh mua lại chiếc "Ford - Everest" bảy chỗ màu xám ẩn sắc xanh. Do mua xe mới-toanh nên anh phải bù tiền rất nhiều, thành thử một miếng đất trong nhà anh đã bay theo chiếc xe cũ luôn.

Đi suốt hai tiếng đồng hồ, nguyên đoàn mới đặt chân tới đất Ba-Tri.

Chiều theo ý Đức Trọng, Hớn Mai chọn một cái xóm nghèo nhứt - nhì vùng này đặng giúp anh ta có được những thước phim chân thật nhất. Bà con trong xóm chủ yếu mần vườn hay làm mướn cho những đìa-tôm lân-cận; nhóm thiểu số thì đã đi vượt-biên hay được bảo-lãnh mà qua nước ngoài sống, nên ở đây nhà hoang vô chủ nhiều lắm.

- Nè, cái nhà này bốn mươi mấy năm rồi mà hổng có ai tới xí nè, anh muốn dựng bối-cảnh sao cũng được hết, khỏi sợ chủ nhà mắng vốn hay làm tiền.

- Sao bỏ hoang vậy anh?

- Nghe đồn đêm nào cũng có ma-nữ tới giữ nhà.

- Ê, tụi tôi tới quay phim đời sống - xã hội chứ hổng có quay phim ma nghen? - Quản-lý của nữ chính rùn vai cự nự.

- Đông vầy con ma hù sao nổi? Ba mươi mấy mạng, đủ lập cái "Ngõa-Cương trại" luôn, nó phải sợ mình mới đúng chớ. - Tổ-trưởng tổ Đạo-Cụ bỡn.

- Thôi đừng có nói phỉ-phui vậy. Nó hành cho ra bã đó. - Thợ quay-phim chính trách.

Nên là, trước khi sắp xếp bối cảnh, nguyên đoàn bày bàn-cúng thật thịnh soạn. Trên mâm có một con heo-quay, bánh hỏi chan mỡ-hành, nước mắm tỏi-ớt, đồ-chua, rau-sống, bánh-bò-bông và bánh-mì.

Trong lúc chờ tàn nhang, Đức Trọng cùng bộ tứ "Nhạn - Vàng - Bình - Công" và hai anh em kết nghĩa đi thăm xóm nghèo. 

Bầu không khí ở đây rất hợp để đóng những bộ phim như "Saw", "Hannibal", "Jeff the Killer", "Final Destination",... Dầu đã gần Chánh-Ngọ mà quang cảnh vẫn còn phưởng-phất hơi lạnh một cách lạ kỳ, có lẽ là do tre mọc nhiều quá nên đã lấy bớt ánh sáng và sự nóng nực thường thấy ở miền Nam. Những ngôi nhà nằm cách con lộ ít nhứt cũng phải chục mét, lại nằm giấu mặt sau những cổng rào cỏ hoa giăng đầy và râm bóng cây lâu-năm, nên nhìn vô cùng rờn rợn và dễ gợi cho người ta nhớ tới những câu chuyện "Việt-Điện U-Linh-tập". Chó ở đây cũng làm biếng sủa; những con mà họ có thể thấy được phần đông nằm ngủ nơi thềm nhà hay hàng ba, số khác thì đi lững thững gác vườn như những người lính-câm. Lâu lâu dừa rụng xuống cái đùng, khiến cho ai nấy muốn hồn phi phách tán, vậy mà đám chó đó vẫn lặng thinh, chỉ ngóc đầu ngó coi một cái rồi thôi. 

- Ê, ông Mai, bộ hết xóm rồi sao mà khiêng đoàn tôi tới đây?

- Muốn quay phim thuận lợi và ít bị kiếm chuyện làm tiền thì phải chịu thôi.

- Nãy giờ hổng thấy ai luôn đó. Ngay cả tiếng TV cũng không có luôn.

Nhưng cằn nhằn vậy thôi, Đức Trọng vẫn chấp nhận ở lại quay phim.

Đi được một đoạn, Đức Trọng buồn miệng hỏi:

- Mấy anh nghĩ sao về việc để trẻ em làm người mẫu?

Tống Ngạn trả lời:

- Tôi nhớ cái hãng thời trang "Balenciaga" đã bị tẩy chay rầm rộ vì đưa trẻ em vô làm mẫu-ảnh. Còn ở đây thì ngược lại, mới có bây lớn mà phấn son sực nức, ăn diện diêm dúa,... dòm hết còn vẻ dễ thương và ngây thơ nên có của một đứa con nít.

Đức Hoàng xen vô:

- Mày làm tao nhớ có đứa nhỏ nào bên Đại-Hàn, vì tiếp xúc với hóa chất trang điểm riết nên bây giờ bị ngưng phát triển luôn, vĩnh viễn phải sống trong hình hài chín tuổi. 

Chí Công tiếp:

- Tao nhớ có bữa coi trên Facebook, nhỏ nào đó mới vị thành niên mà trang điểm quá đậm, tao nhìn tao tưởng mấy "chị" bên Thái Lan không.

Khán Bình gật đầu:

- Ừ, nhiều đứa mặt mộc đẹp lắm mà không chịu để, cứ sợ lên hình không đẹp nên đồng ý để người ta oánh cái mặt vừa già-chát vừa lố-lăng, dòm kỳ thấy mẹ.

Đức Trọng hỏi:

- Vậy mấy anh nghĩ sao về việc nhiều người ở đây đòi xứ khác tôn trọng mình?

Đức Hoàng nhếch miệng cười:

- Nhiều người xứ mình đến tên nước người ta còn cố tình đọc sai hoặc sửa thành nghĩa tục, vậy mà cứ bắt nước người ta phải tôn trọng xứ mình.

Anh Ba Hói gục gặc đầu: 

- Nhưng mà tôi để ý một điều, cứ hễ ai mà đề cập tới nhóm chữ "Phân biệt/Kỳ thị chủng tộc", trong khi vấn đề đang bàn-luận không liên quan gì tới mẫu câu này, là tám trên mười có gốc gác Chúa Trịnh hết. 

Bấy giờ nguyên nhóm mới thấy mặt mày bà con xóm này. Trên những thửa ruộng rộng lớn, những nông dân đang cắm cúi làm đồng và phát đất. Những con bò thì đang thảnh thơi gặm cỏ trên một bờ đất cỏ mọc lộn-xộn và mọc nhiều cây bình-bát với quách.

Đức Trọng giơ tay lên làm điệu bộ chụp hình. Rồi quay qua thảo luận với Đức Hoàng về những cảnh phim sắp tới. Hai người "tâm đầu ý hợp" nên càng nói càng hăng, quên bẵng luôn sự hiện diện của những người kia.

Xương Tuyết nói nhỏ với ba người bạn của Đức Hoàng:

- Tôi có thói quen hay đi vô hẻm chơi và thường thấy cái cảnh "chuột chạy cùng sào", tức là người dân ở đó bị vây hãm như những con chuột vậy, cháy không biết chạy đâu, mà khoảng xanh cần thiết để bảo đảm sức khỏe cho mọi thế hệ cũng chỉ lác đác vài khoảnh. 

Còn nhớ những năm tôi còn học Cấp Hai, tôi ưa mua tạp chí Kiến Trúc về coi vì thời đó tôi mộng làm kiến trúc sư. Trong nhiều số và nhiều tờ báo có chụp hình tư dinh của những tướng lãnh cấp cao, chẳng thể nào hiểu nổi với đồng lương như vậy thì làm sao họ có thể tậu được, nói theo lối văn của Bắc Kỳ, một thửa đất rộng khủng khiếp rồi cất nguyên một cái dinh trên đó và trang hoàng sân vườn toàn thực vật vừa quý vừa đắt như thế cơ chứ. Tôi có đưa cho ba tôi coi, không quên nêu lên thắc mắc của mình cho ba nghe, và sau đó ba tôi ngồi kể "thật sử" cho tôi hay...

- Anh còn tìm thấy điều chi hay-hay không? - Ernest Nguyễn hỏi.

- Với những bài viết hướng dẫn cách xây nhà và bày trí theo kiểu nhà Hội Đồng Nam-Kỳ xưa, tôi trân trọng lắm, nhờ có những chủ nhà như vậy mà tôi mới hiểu cách ăn - cách ở của ông bà đàng ngoại tôi ra sao, chứ viết suông bằng cái chữ khó lòng mường tượng ra lắm. Tiếc là dọn chỗ ở hoài nên bị thất lạc rất nhiều, bán lộn cũng không ít. 

Nhân viên trong đoàn gọi điện báo đã cúng xong. Đức Trọng nói họ có đói thì hãy dọn xuống ăn, anh và mấy người bạn sẽ ra chợ kiếm quán nào lót dạ.

Ước khoảng xế trưa, Đức Trọng cùng những người bạn mới quen trở lại "Xóm vắng".

Những nhân-viên trong Tổ Đạo-Cụ đã dựng xong bối cảnh và dọn dẹp sạch nhà cửa với sân vườn. Đức Trọng có kêu sửa lại vài chỗ, phần đông là ở gian bếp và phòng ngủ.

Xong đâu vào đó, Đức Trọng chép miệng bình phẩm:

- "Nghèo phi lý" chứ cái này "Nghèo chân thật" quá lên hình coi...

Anh Ba Hói cau mày.

- Con nhỏ đó hổng chịu nấu bếp củi đâu.

- Vậy làm diễn viên chi? - Anh Ba Hói bực mình nạt.

...

Trưa nay Xương Tuyết xuống bếp nấu vài món chiêu đãi bạn hữu. Anh sẽ nấu món canh khoai-mỡ tôm-khô, ếch kho tiêu với tóp mỡ, đọt chùm-ngây và nhãn-lồng luộc, cá-chim ướp muối-ớt chiên tươi và tép chấy dừa. Vì có cha - con chủ đầu-tư xuống chơi nên anh nấu rất nhiều cơm và canh.

- Hổng chịu, hổng chịu, tui bỏ tiền hùn thì ít nhứt con tui cũng phải có một phân-cảnh quay thiệt rõ mặt nó.

- Có rồi. - Ernest Nguyễn vỗ đùi cái đét.

- Chỗ nào?

- Nè, bàn thờ nè chú. Để trên đây là thấy rõ mồn một luôn.

"Bốp."

- Chớ nhét chỗ nào bây giờ?

- Thì... cho nó vô vai hàng xóm nhiều chuyện đứng rình ngoài cửa sổ. Đó. Nhá cái thôi, là xong... So easy...

Đức Hoàng đứng ở nhà sau nói nho-nhỏ với thằng bạn tên Bình:

- Nội này không những trọc phú mà còn sính ngoại nữa.

- Ổng mà hiểu "Easily" với "Easy" khác nhau thế nào, tao cùi.

- Mấy anh đang nói xấu ba tui hả?

- Ờ... Í, đâu, hổng có đâu cậu, nói sự thật thôi. - Đức Hoàng cười tươi chống chế.

Xương Tuyết đang làm món sườn rang muối theo ý của cậu Út Khờ. Bếp củi đượm than nên lửa lớn lắm, nấu nướng không cẩn thận là kể như xong.

Anh Ba Hói đang chỉ cách đắp giồng cho nam diễn viên chính của bộ phim. Anh thị phạm đâu được vài lần, kế thằng khứa mặt hoa da phấn đó than cực nên đòi đạo diễn kiếm người đóng thế cho mình. 

- Tự nhiên tao muốn "Cải cách ruộng đất" ghê. - Hớn Mai vừa nói vừa dựng cái phảng sát gốc dừa Tam-Quan.

Đức Hoàng phá lên cười ha hả, rồi vỗ vai mà an ủi ông anh đồng nghiệp ngành Báo vài cái trước khi xuống bếp phụ người anh khác làm cơm và sắp cùi-dìa.

- Ở gần đây có quán trọ nào không?

Anh Ba Hói nhận lời dẫn hai cha con phú hộ đi. 

Quán trọ trần gian của đôi vợ chồng trẻ nằm ở tuốt trong một cái vườn sầu riêng, nên an-ninh bảo đảm lắm. 

- Bộ muốn tụi tui đóng tuồng "Lá sầu riêng" hay sao mà dẫn tụi tui vô trong này vậy?

- Dạ hông, "Cha - Con nghĩa nặng". - Đức Trọng ghẹo. 

Quán trọ, đương nhiên mặt trước là cái quán và mặt sau là nhà trọ, hai khu vực này cách nhau một cái giếng trời khá lớn - trần giếng được lợp kiếng dày-cui để lấy ánh sáng cho gian nhà trên. Vì tới mùa nước nổi hay bị ngập nên nhà dưới được nâng nền lên tới hai thước. Tầng trệt của nhà sau trở thành nơi vui chơi và đàm đạo của khách, còn phòng của khách thì ở lầu Một, lầu Hai và lầu Ba; phần mái của sân thượng lắp tấm pin mặt-trời nhằm tiết kiệm tiền điện cho gia chủ, bên dưới phần mái xây một cái bồn chứa nước mưa và hệ-thống lọc lại nước, ngoài ra còn có hai máy bơm nước-nóng công-suất lớn nữa. 

- Anh với cậu đây lấy phòng nào? Chỗ tui còn dư hai phòng: Một ở lầu Một và một ở lầu Ba.

- Lầu Ba đi. Giường đôi hay hai cái giường đơn, chị?

- Ở đây giường đơn không hà, còn nếu ai muốn xáp lại thì ráp lại, nhẹ hều hà.

Sau khi cắt đặt xong phòng-ốc, hai cha - con về lại phim trường mà ăn cơm trưa với nguyên đoàn. Đôi diễn viên chính đã dắt theo quản lý mà đi dùng bữa ở một nhà hàng trong thành phố Bến-Tre.

Vừa múc cơm cho từng người, Xương Tuyết vừa hỏi Đức Trọng:

- Anh đọc xong cuốn "Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam" của nhà khảo cứu Nguyễn Trắc Dĩ chưa?

- Đọc rồi. Cảm ơn anh nghen. Càng gần về cuối, cảnh quay sẽ càng cần đến những dữ kiện này.

Rồi vừa gắp sườn, Đức Trọng vừa hỏi Xương Tuyết:

- Anh nêu lại lý do khiến anh không xài chữ "Kinh" được không?

- Chữ "Kinh" ở đây có ý nghĩa địa lý, nhằm phân biệt với người Thổ hay người Thượng. Thành thử, không thể nói sắc tộc Kinh được mà phải nói là sắc tộc Việt. Nhưng bên Tàu, lại sử dụng chữ "Kinh" này để nói về Việt tộc...

- Tôi hiểu ý anh rồi. Thí dụ như chữ "Thượng" chỉ mang tính chất địa lý, nên đâu thể nói sắc tộc Ê-đê là sắc tộc Thượng. 

- Hiểu rồi đó.

- Vậy anh nghĩ "Sắc dân" hay "Sắc tộc" mới đúng?

- Tôi không biết. Tôi thì thích dùng chữ "Sắc tộc" khi nói về Việt Nam và Ấn Độ, còn chữ "Sắc dân" khi nhắc tới Hoa Kỳ, Tân-Gia-Ba và Úc-Đại-Lợi. 

- Tại sao?

- Theo quan điểm của tôi, nên nghe cho vui chớ đừng có để bụng nghen? "Sắc tộc" là có sự hòa trộn dòng máu và phong hóa với nhau từ lâu đời mà hợp thành một dân-tộc; còn "Sắc dân" là chỉ những người đến từ các dân-tộc khác nhau trên thế giới tụ họp lại thành một quốc gia, họ đã có sự hòa trộn với nhau tạo-thành một dân tộc nên khi đến ngụ cư ở một quốc gia đa chủng tộc thì sẽ trở thành "Sắc dân".

- Vậy là các "Sắc tộc" gộp thành "Dân-tộc-riêng", "Dân-tộc-riêng" đó sang nước khác sống và hòa nhập với các "Dân-tộc-riêng" khác nên trở thành "Sắc-dân"?

- Ừ. Và, trên đây chỉ là cách luận giải phiến diện và chủ quan của tôi mà thôi, nên xin mấy anh nghe như câu chuyện tầm phào quán cóc chớ đừng nặng lòng bận tâm. 

- Rồi. Một góc nhìn... lạ hoắc lạ huơ.

Đức Hoàng hỏi:

- Còn điều kiện nào nữa không?

- "Sắc tộc" ám chỉ những nhóm dân-chúng có nguồn cội cùng một châu-lục, còn "Sắc dân" là bao hàm hết mọi châu-lục.

Sẵn đây, một nhân viên hậu kỳ đặt câu hỏi với Đức Trọng:

- Hai người này làm cùng một ngành, nhưng một bên thì mướn người vô bình luận và bắt nhân viên bình luận, còn một bên thì không làm như vậy mà để người ngoài tự do bình luận. Hỏi: Mấy anh sẽ tin quảng cáo của bên nào?

- Bên "Thuận theo tự nhiên".

Khán Bình nêu:

- Mình quảng cáo sản phẩm mà để bình luận theo kiểu văn mẫu là rất dở. Tâm lý người ta đọc vô thấy ý kiến trái chiều tự nhiên cảm thấy đáng tin tưởng hơn, do mỗi người có một ý và cách suy nghĩ riêng; thí dụ như mình nấu bún riêu chẳng hạn, có khách chê chua quá, có khách tấm tắc nói nêm nếm vừa miệng ghê, có khách lại đem chuyện đời tư của mình ra bới móc,... thì những người chưa biết quán mình đọc bình luận mới cảm thấy chân thật và nên tới thử.

Đức Trọng lắc đầu cười:

- Tôi đại kỵ cái vụ bắt nhân viên hùa theo mình, riết làm sếp mà tưởng làm Kim Jong Un. 

Hớn Mai nói trong lúc gắp một cái đùi ếch:

- Ừ, chuyện này hay xảy ra ở các nước Châu Á. Tư tưởng tôn mình làm vua - chúa trong khi chân còn lấm phèn và tri thức thì không bằng ai, tôi thấy ở nhiều người giàu bấc-tử lắm.

Xương Tuyết nói:

- Anh thử để ý những ai học giỏi mà sau này trở thành người giàu có thường ít tự tôn xưng mình lên thành vua - chúa. Bản thân họ cũng không để con cái họ có cảm tưởng là công chúa - hoàng tử, chỉ để phòng ngừa hậu họa...

Tổ trưởng Tổ Đạo-Cụ hỏi:

- "Hậu họa" gì?

- Sau này lỡ họ phá sản, tụi nó sẽ sống sao? Đã quen mùi thượng lưu rồi, đùng cái trở thành tầng lớp dưới mức bình dân nữa, chịu sao thấu?

- À há... 

- Anh cũng biết mấy vụ gần đây mà. Bên nước ngoài cũng đã xảy ra hà rầm.

Nhân viên trang điểm gật gù:

- Sống ở đâu thì cũng nên tụng một câu "Nếu điều đó xảy ra..."

Xương Tuyết tiếp:

- Gần đây có Vương Tư Thông bên Tàu, cũng làm ăn phá sản và phải về cậy gia đình trả nợ giùm gần mấy trăm triệu Mỹ Kim; thậm chí phải bán luôn những chiếc xe rất mắc tiền trong bộ sưu tập của mình để trang trải cuộc sống. Chưa kể tới là còn bị chính phủ bên bển cấm giao dịch thông qua ngân hàng do nợ thẻ quá nhiều.

Nữ nhân-viên trang điểm khác bật cười:

- Hồi xưa bên này hay có nhiều người đòi cưới ông Thông này lắm.

Nguyên đoàn nhớ lại chuyện xưa tích cũ nên cũng cười theo.

- Cho nên nhiều khi tôi thấy mấy người giàu ở đây khoe mẽ quá, tự nhiên tôi ngẫm tới chuyện lỡ một mai họ trắng tay thì làm sao con cái họ sống nổi. 

Một nhân viên trong Tổ Đạo-Cụ góp lời:

- Một đứa con trai của một tập đoàn nước giải khát có tiếng ở Á Châu đã đụng chết một cảnh sát công-lộ vì chạy xe quá tốc độ. Nhờ sự giàu có của gia đình mình mà anh ta không bị kết án tù, và dù đã xảy ra chuyện động trời như vậy, anh ta vẫn ăn chơi trác táng như cũ. Rồi một mai ba má anh ta ra đi, ai sẽ là người giúp anh ta lèo lái công việc ở tập đoàn lẫn bảo vệ tài sản cho anh ta đây?

- Rồi giờ gia đình đó sao? - Anh Ba Hói hỏi.

- Người nhà của viên cảnh sát đó vẫn đang cố gắng khởi kiện lại vụ án, song lần nào cũng bị bác.

Người cha có đứa con ham làm diễn viên lặng thinh.

Người nhân viên đó vừa chan canh lên cơm vừa kể:

- Thứ họ cần không phải là tiền, mà là một cử chỉ hối lỗi chân thành. Bởi vì sau khi gây ra tai nạn, anh ta đã không hầu tòa, đã vậy nội trong đêm đó và những ngày kế tiếp lại đăng bài viết khoe mình đang ăn chơi và đua xe.

Một nhân viên hậu-kỳ hỏi:

- Nhưng nếu cha mẹ dạy con đúng cách thì sẽ thành công giống ai?

- Thì như Ivanka Trump hay Lee Boo Jin... - Đức Trọng nói liền.

- "Lee Boo Jin" là ai?

Đức Hoàng trả lời thay:

- Con gái của Cố Chủ tịch tập đoàn Sam Sung. Hiện là một tài-nữ đảm nhiệm nhiều cương vị trong nhiều lãnh vực trên toàn thế giới.

Xương Tuyết chuyển đề tài:

- Ngay cả tỷ phú Warren Buffett còn bị gạt mà. Cho nên đừng nói cái câu đừng dạy người giàu cách xài tiền và người giàu không cần người nghèo khuyên bảo.

Mọi người nhao-nhao hối chàng ta mau kể.

- Ông bị một cô gái dụ đầu tư cho nghiên cứu Y Khoa "Chỉ cần một giọt máu là xét nghiệm được hết tất cả các loại bệnh". Sau này đổ bể đó là nghiên cứu ma và đã thất bại ngay từ bước sơ khởi, nhưng nhờ chồng của cô này là một người có máu mặt trong ngành Y Tế nên người này đã giúp vợ mình làm giả bản đánh giá tính thực thi của nghiên cứu, thành ra những người trong lẫn ngoài ngành đều tưởng lầm nghiên cứu này đã thành công nên ùn-ùn xúm nhau vô đầu tư. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn mà đôi vợ chồng đó đã trở thành tỷ phú Mỹ kim.

- Rồi sau đó sao? - Tổ-Phó Tổ Đạo-Cụ rướn người lên.

- Thì đi tù cả đôi. Nhưng tiền thì không biết có lấy lại được không. Riêng ông Buffet thì đâu có thấm tháp gì, y như muối bỏ biển vậy, chỉ ngặt cho mấy người nghèo hơn ổng thôi.

Câu nói "Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền"... Những người mang trong mình tư tưởng này tự phân biệt giai cấp và hạ thấp giá trị của bản thân. Cho nên, xin họ tự làm vậy với họ, chứ đừng lan truyền tư tưởng này đến ai hết.

Đức Trọng góp lời:

- Mặc đồ hiệu, đi xe tốt và ở nhà sang không phải là khoe của, đó là lẽ đương nhiên khi anh giàu thôi. Còn khoe-của biểu hiện ở chỗ cho con chó uống chai nước một trăm Mỹ-kim, cứ hễ ai ca tụng anh là anh phát tiền thưởng, thêm nữa là mướn mấy khứa bồi bút lăng-xê hành trình làm giàu của anh, tiếp theo là khoái khoe con theo kiểu bữa nay con tôi lỡ làm hư đồ đạc mắc tiền,...

Xương Tuyết nói:

- Vương Tư Thông thời hoàng kim còn phát iPhone mới nhứt và quà thượng-phẩm cho những ai tham dự tiệc của anh ta. Giờ không có lấy một ai trong số đó chịu đứng ra giúp anh ta. Họ theo mình vì tiền thì sau này họ sẽ bỏ rơi mình khi mình cạn túi thôi.

- Anh làm tôi nhớ đến một cô... - Một nữ nhân viên trong khâu Hậu-Kỳ dè dặt phát biểu.

Tống Ngạn nói luôn:

- Cô này là một trong số hàng vạn tấm gương sáng lóa về thế thái nhân tình thôi.

Thợ quay-phim chính lên tiếng:

- Thay vì xây những khu dân cư cho người nghèo, thì mấy ông - mấy bà chủ đầu tư cứ nhắm tới tầng lớp giàu. Mà phần đông dân nghèo nhiều hơn dân giàu. Mà dân giàu đời thuở nào lại cho chung cư là sự lựa chọn đầu tiên của họ, thường thì họ thích mua đất - cất dinh thự "Riêng một góc trời" hà, ngay cả những căn nhà chung cư bên Dubai còn ế một đống kia kìa. Với lại, dẫu dân giàu có mua thì cũng mua vài căn, rồi thôi...

Đức Trọng gật đầu:

- Phải, nhiều người thích nhắm tới túi tiền của tầng lớp giàu mà quên phứt đi rằng tầng lớp nghèo mới có thể duy trì sự thịnh vượng cho họ. 

Khán Bình nêu thí dụ:

- Giống như hai thẩm mỹ viện: Một tiệm đông khách vì giá rẻ và một tiệm ít hơn, mặc dù làm rất đẹp, do giá quá cao. 

- Ừ, đôi khi đông không phải vì ngon hay tốt, mà là do giá rẻ và vừa túi tiền nhiều người. 

Ernest Nguyễn đặt câu hỏi:

- Vậy anh nghĩ sao về việc các nhãn hàng thời trang xa xỉ lại đứng vững được?

- Thời trang khác với bất động sản. Bất động sản anh mua rồi thì không bắt buộc phải làm gì với nó, còn thời trang anh phải thay mới liên tục và còn phải tìm mua những bộ đúng với bối cảnh mà anh sắp tham dự, do đó bất động sản dễ chết hơn là thời trang. 

- Người ta có thể nhịn mua đất chứ trang phục đâu có thể nhịn mua. - Nữ nhân viên hay mắc cỡ lại dè dặt phát biểu. 

- Ngoài ra, đất thì anh có thể mua từ-từ, nhưng giày rách, dép đứt hoặc đồ lót anh bị giãn thì anh phải sắm liền cái mới chứ đâu thể làm "Trần Minh khố chuối" được. 

Ông chủ đầu-tư bấy giờ mới phát biểu:

- Khu dân cư sang trọng mà thiết kế con lộ có chút xíu, lại không kẻ vạch đậu xe ngoài đường nữa, nên rất dễ xảy ra tai nạn do lách xe đang đậu mà lấn sang làn ngược chiều.

Tôi thấy vậy nên đâu có mua đâu.

Sau giờ cơm, ai nấy đều giúp Xương Tuyết dọn dẹp và rửa chén. Phần anh được rảnh rang nên theo anh Ba Hói xuống thăm vuông tôm của ông cậu Út và ông già Ba-Tri.

- Mặc áo bà-ba chớ đừng bận lộn áo xá-xẩu nghen? - Tổ-trưởng Tổ Đạo-Cụ ghẹo.

Đức Hoàng đứng trước bàn thờ mới dựng mà chắp tay độc thoại. 

- Sao con của ông bị khờ vậy? - Ernest Nguyễn ghé tai ông chủ đầu-tư hỏi nhỏ.

- Bị đụng xe. Trước lanh lợi lắm. Giờ thì ngơ ngơ ngáo ngáo như vầy. 

- Thôi, còn giữ cái mạng là mừng rồi.

- Ừ, tôi cũng nghĩ vậy để mà sống nổi.

Đến xế chiều, mới thấy mặt đôi diễn viên chính. Đứa nào cũng có ê-kíp chống lưng nên đi đóng phim theo kiểu tùy hứng, buồn-buồn là đình công, 

Thực hiện thêm năm phân-cảnh nữa, Đức Trọng mới cho đoàn làm phim về nghỉ. Về phần mình, anh đi chơi cùng mấy đứa bạn mới quen và cha - con ông Hội-Đồng.

- Ai đây mấy anh?

- Phan Hoài Việt, giảng viên thuộc phái Đồ-Chiểu. - Anh Ba Hói vỗ vai Hoài Việt giới thiệu. - Còn đây là ông già Ba-Tri, vì bị người ta chém xém chết nên bỏ luôn nghề Luật-sư.

Ông Hai-Luật bắt tay với Đức Trọng, rồi lên ngồi cùng băng với anh Ba Hói. 

Thể theo ý kiến của ông Hai, mọi người sẽ ăn tối ở một nhà hàng trong khu du lịch sinh thái gần Cù-Lao Dung. 

- Kêu "Bò quanh lửa hồng" nghe kỳ quá. Gọi "Bò nướng" rõ nghĩa hơn. - Ông Hai phàn nàn.

- Ba, dẫn con đi uống trà sữa đi ba. 

- Ăn xong rồi đi, con. Ngoan, ba thương.

Ông Hai ngồi nhớ tới những vụ án mà mình giúp không được tự nhiên ăn hết ngon. Ông cứu người không xong, trái lại còn khiến cho gia đình bị liên lụy. Không biết giờ cha - con cô Thúy Liễu ra sao?

Hoài Việt hào hứng gợi chủ đề:

- Muốn học trò giỏi văn nghị luận thì đưa tác phẩm của Võ Phiến, Hồ Hữu Tường, Duyên Anh, Nguyễn An Ninh,... Muốn học trò giỏi tiểu thuyết xã hội thì đưa tác phẩm của "Tự Lực Văn Đoàn", Hồ Biểu Chánh,... Muốn học trò giỏi Triết và Thơ thì đưa tác phẩm của Bùi Giáng, Minh Đức Hoài Trinh, Du Tử Lê, Vũ Hoàng Chương, Hồ Đình Phương, Tô Thùy Yên, Lý Thụy Ý,... Muốn học trò đi học các môn mà không nhàm chán thì đưa tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Hầu, Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Phạm Văn Sơn, Doãn Quốc Sĩ,... 

Hớn Mai góp lời:

- Tôi không hiểu tại sao lại đưa cây giẻ vô sách giáo khoa. Cây giẻ chỉ mọc ngoài Bắc, cũng như cây điệp chỉ mọc trong Nam, làm sao học trò miền này có thể biết được chớ?

Hoài Việt biết Đức Trọng thích chủ đề phim-ảnh nên khơi gợi đề-tài mới:

- Anh có thấy phim nào bị phê-bình sai không?

-  "Mr. Church", dựa trên một câu chuyện có thật. Phim này bị giới phê-bình chấm điểm thấp và chê thậm tệ, còn giới khán giả thì phần đông chấm điểm rất cao và khen nhiều hơn chê.

Tôi còn nhớ có một trang phê-bình phim nổi tiếng mà khán giả đã cự luôn giới phê-bình vì giới phê-bình đã nói láo rằng phim này phân-biệt chủng tộc và hạ thấp người da đen. Trong khi xuyên suốt mạch phim, nam chánh lại được đề cao và còn được khen ngợi là người đa tài thông qua những tình tiết nho-nhỏ.

- Còn "Sex Education" thì hoàn toàn ngược lại. - Ernest Nguyễn bật cười.

Đức Trọng hỏi Xương Tuyết:

- Anh nghĩ nên xài chữ "Đoạt giải" hay "Đạt giải"?

- "Đoạt giải" nên dùng cho các cuộc thi, còn "Đạt giải" nên dùng cho các cuộc bầu chọn. Thí dụ như "Đạt giải Nobel" chẳng hạn.

Chiều theo ý con trai, ông Hội-Đồng mua cho nó một ly trà-tắc Thái xanh. Nếu như không bị tai nạn năm nào thì nay nó đã sang Huê-Kỳ học Cao-học rồi, ông biết ai là thủ phạm song vì không có bằng cớ nên không thể nào đưa kẻ đó vào tù.

Trong khi đó, Đức Trọng đang thao-thao bất-tuyệt:

- "Bird of Preys", phim Mỹ mà tôi tưởng đâu phim Ấn Độ vì cảnh nào cũng có nhạc trỗi lên, cộng thêm những pha hành động diễn ra theo kiểu hiệu-ứng quay-chậm nữa. Một điểm khác nữa mà tôi không ưng là ít có phân-đoạn quay đại cảnh, phần đông là quay cận mặt từng diễn viên; đã vậy thì thôi đi chớ, diễn viên này chưa nói hết câu đã quay tới các diễn viên khác, coi chóng mặt muốn chết.

 Thí dụ: Bốn người đang xúm lại đánh bài, trò chuyện qua trò chuyện lại những đoạn hội-thoại vô thưởng vô phạt như "Heo nè", "Ba-la-thông nè", "Tứ quý nè",... thì hãy quay đại-cảnh. Rồi tới lúc một trong bốn người đó phát hiện có người đứng rình ở ngoài, thì phải quay cận mặt người ấy và để cho anh ta độc thoại hết câu, giả dụ như, "Ê, có ai núp ở ngoải kìa?"

Ernest Nguyễn vừa lể-ốc vừa hỏi:

- Phim đó có ai đóng hay không anh?

- Người nào diễn cũng gồng hết.

Gene Wilder đóng vai Willy Wonka không cần phải thay đổi sắc mặt quá mức mà vẫn thể hiện được vai diễn của mình là một người thần kinh bất bình thường. Hay những nam diễn-viên đóng vai "Joker" cũng vậy, họ diễn hết sức tự nhiên và biết rất rõ phân cảnh nào phải bộc phát cảm xúc cực điểm. Còn cô này thì không, lúc nào cũng chành miệng ra cười, trợn mắt, nhắm mắt và chớp mắt liên tục, tiếp nữa là nhún nhảy không ngừng; tôi không thấy hay mà chỉ thấy mắc mệt thôi.

- Còn gì nữa không?

- Những pha hành động không thực tế. Nếu áp vào đời thật, cô này bị giết ngay từ phút đầu tiên rồi. Đồng ý là phim ảnh thường phóng đại thực lực của diễn viên, nên chỉ-đạo võ-thuật phải lựa những thế đánh sao cho thuyết phục nhứt, chứ không thể từ đầu tới cuối phim phần lớn đều dựa vào ăn may và mưu trí được.

Tống Ngạn bình luận:

- Ngô Quân Như là diễn viên Hồng Kông, cao có 1m58 hà, vậy mà lên hình nhìn cổ như trên 1m65, đi quyền đường nào là dứt khoát đòn đó, bạn diễn phụ trợ biết ra thế để khán giả thấy tưởng là đánh thật và đạo diễn thì biết quay ở góc nào để coi đẹp mắt mà sống động nhứt. Còn cô này cao hơn cổ một khúc, dáng dấp cũng đô và đẹp hơn, vậy mà lên hình đánh võ mà tưởng đâu múa, cộng thêm mấy thằng cha đóng vai phụ đánh giả bộ lộ liễu quá nên dòm rất gượng và kỳ khôi, chưa kể tới là có nhiều thằng cha chưa tới lượt bị đánh mà đã tự té nữa.

Ông Hai hỏi Đức Trọng:

- Có phim nào dựa trên nhân vật có thật mà bị lỗ chỏng gọng hay bị chỉ trích nặng nề không cậu?

- "Bonifacio", phim về Tổng thống đầu tiên của Phi-Luật-Tân. Kế là "Wilde", phim về đại văn hào Oscar Wilde. Sau nữa là mấy bộ phim về Napoleon, Cleopatra, Pharaoh,...

Xương Tuyết bình phẩm:

- Tôi để ý Phúc-Trạch-Dụ-Cát xứ Nhựt, Park Chung-Hee xứ Hàn và Bonifacio xứ Phi đều có khuôn miệng gần giống nhau, và cả ba đều có điểm chung là không thọ quá bảy mươi. Tướng miệng này được coi là nét tướng của một nhà lãnh đạo, nhưng bị phá ở chỗ khóe miệng hai bên trễ xuống quá nhiều nên không thể thọ hay thậm chí là "lưng trời gãy cánh".

- Bên mình cũng có một người... - Hoài Việt bổ sung.

- Ai? - Đức Trọng hỏi.

- Chuẩn-Tướng Lê Văn Hưng.

Ông Hội Đồng ồ lên. Rồi tự nhiên hoảng hồn mà sờ lấy sờ để hai bên khóe miệng. Chừng thấy nó bình thường mới vuốt ngực thở phào nhẹ nhõm. Ông mà đi sớm ai lo cho vợ con đây?

Đứa con khờ khạo của ông Hội Đồng gọi cho mình và ký giả Sương Tuyết mỗi người một dĩa phao-câu gà và trứng-non cút nướng.

- Diễn viên đóng vai chánh vì muốn thể hiện nét mặt giống ông Bô-Ni-Phát nên đã cố gắng làm khuôn miệng giống vầy. Thành ra bị lố. Chỉ những khi không cố gắng bắt chước, người này mới đóng hay và làm cho khán giả bị cuốn hút theo.

Người con trai khù khờ của ông Hội Đồng cười tươi hỏi:

- Vậy chớ có phim nào sát nguyên tác không anh?

- "Alice in the Wonderland" bản 1999, bản này sát nguyên tác nhứt, lại quy tụ nhiều diễn viên xuất chúng như Gene Wilder và Whoopi Goldberg, vậy mà bản này lại không được lòng giới trẻ bằng bản phóng tác cùng tên do hãng phim Walt Disney sản xuất. 

Cái hay của phim này là diễn viên đóng vai hầu hết là da trắng và bắt buộc các vai diễn phải nói tiếng Anh theo giọng Anh-Cát-Lợi, do đây là quê hương của tác giả và đồng thời là bối cảnh chánh của tác phẩm. Riêng bà Whoopi là người da đen, nên người ta đã để bà thủ vai "Cheshire Cat"; và thay vì để bà bận bộ đồ lông thú, người ta đã ghép khuôn mặt của bà vô con mèo...

Khán Bình cau mày hỏi:

- Anh nghĩ vai diễn của bà này có hợp lý hay không?

- Hợp lý chứ sao không? Thời này người ta đâu có coi trọng người da đen, mà người da đen cũng ít xuất hiện trên Vương quốc Anh, chứ đừng nói chi tới được vào hoàng cung diện kiến Đức vua và Nữ hoàng hay thường xuyên gặp gỡ những tầng lớp thứ dân khác, nên trong trí tưởng tượng của Alice chỉ toàn nhớ những gương mặt thân quen là dân Anh Quốc rặt mà thôi.

Hoài Việt bật cười:

- Ừ, thời mà ông Lewis sanh sống giao-thông đâu có thuận tiện để mà có chuyện một vùng đất mà có tới mấy giọng khác nhau hay trong dân chúng có nhiều người biết được dân Á - Âu - Phi khác nhau như thế nào.

- Nhưng một số diễn viên vẫn bị phê bình vì giả giọng Anh - Anh dở quá, vẫn lòi ra nét Anh - Mỹ hoài.

Anh Ba Hói phì cười:

- Vậy mốt có ai cần giả giọng Anh - Pháp thì xách đầu thằng này vô lồng tiếng...

Nguyên đám thảy đều dòm Xương Tuyết mà cười cái rần.

Đức Hoàng tặc lưỡi:

- Bối cảnh ở đâu thì xây dựng nhân vật đúng gốc ở đó giùm. Giờ thử nghĩ đóng vai dân Nam Kỳ mà ăn phở với bánh quẩy, không ăn giá trụng - rau sống, chỉ lấy hành, bỏ giấm với tỏi và không xịt tương đen - tương đỏ coi thuận mắt hôn?

Hoài Việt tự nhiên bụm miệng cười. Rồi chừng sau vài phút làm dịu cơn xúc cảm xuống, anh mới nói:

- Anh làm tôi tự nhiên nhớ tới "Ma-cà-giồng" và "Ma-cà-gồng".

- Cái kết của bộ phim này làm tôi buồn hoài...

"Khi chúng ta dám đối diện với mọi trắc trở và thử thách của cuộc đời mình, thì thế giới Thần Tiên cũng sẽ tự động biến mất vì tâm hồn chúng ta ít còn cần nương dựa vào đó để hàn gắn những vết thương trong tim nữa."

Nhưng ở đoạn kết, Alice vẫn cần đến "Cheshire Cat" như một nguồn cổ võ cho những thành quả mà cô bé đã đạt được.

Hầu như đứa trẻ nào cũng đã từng mơ mộng trở thành người hùng trừ gian diệt ác, nhưng rồi lớn lên chẳng còn mấy ai giữ được sự mộng mơ đó nữa; đã làm "Ba con Khỉ" thì thôi đi chớ, lại còn phò tá phường ác hại hay ăn tiền rồi đi nói láo và diệt trừ lẽ Thiện.

Nói tới đây, Đức Trọng đã bật khóc sướt mướt.

- Ngay cả tôi, cái Bi - Trí - Dũng của một thằng đạo diễn còn không có, vậy mà dám vọng tưởng tới giải Oscar.

- Ráng giữ sức mơi còn dựng phim, khóc lóc cũng đách có thay đổi gì được đâu. - Đức Hoàng vừa nói vừa vụt cái bịch khăn giấy về phía đạo diễn Trọng.

Khán Bình nhét luôn bịch khăn giấy vô miệng Đức Trọng để phòng ngừa thằng khứa này "lở mồm long móng" nữa thì thể nào đoàn phim cũng bị đem lên báo.

- Yên rồi. Tan hàng. 

- Uống có mấy chai "Heineken" mà cũng xỉn được. - Ông Hai càm ràm.

- Mấy cậu dìa trước đi. Tui chở thằng con đi vòng-vòng chơi một chút.

Xóm vắng về đêm leo léo ánh đèn điện. Nhà nào nhà nấy đều đã quây quần ở nhà-sau hết. Ngay cả những con chó cũng rúc xuống đó để kiếm miếng ăn ít ỏi. 

Ông già Ba Tri và Hoài Việt ngủ lại một đêm trong quán trọ ấy. Cũng may Ernest Nguyễn nhắc nhở nên Hoài Việt đã đổ đầy bình trước khi tới đây; thời đại nào rồi mà trong xóm không có lấy một cây xăng hay quán xá bán buôn.

Xương Tuyết nhận phần vác Đức Trọng về phòng anh ta ngủ.

- Mày vác người ta chớ hổng phải vác cây dừa đâu Tuyết. Nhẹ tay cái coi.

- Nhẹ thì lại đây vác giùm đi.

...

- Tôi đi đốn chuối cho người ta. Có hẹn rồi. Không đóng thế được đâu.

- Nhà văn - nhà miểng gì mà phải đi đốn chuối.

- Thời nào mà người viết lách không làm đủ thứ nghề để sống.

Nam chính đòi quay hình dưới bóng cây cho đỡ đen da. Nữ chính cũng hùa theo ý chàng ta.

- Trên đời dưới thế có thằng khứa nào đi phát đất mà lựa bóng cây cho mát không?

- Thì... quay tượng trưng thôi.

- Quay tượng trưng con khỉ. Ra ngoài đó cầm phảng mà phát đất cho tôi. Lẹ lên.

Đức Hoàng đứng khoanh tay coi tuồng "Bộ bà-ba cổ xưa" do ông Trọng hát xướng với hai cái đứa ngựa bà kia. Hắn không hạp với nghề diễn mặc dù ai cũng khen hay, chỉ bởi hắn ghét cái thói bợ đỡ và tung hê kẻ đang phất của rất nhiều người hành nghề giải trí. Tự nhiên hắn bỗng nhớ cô kia, hội bạn thân của cổ đâu rồi, liệu có chơi tình quờ sau khi cổ về không ha?

Sau hơn hai tiếng cắt đi - cắt lại, rốt cuộc hai cái đứa ngựa bà cũng thực hiện được phân cảnh ấy. Bây giờ đến lượt Đức Hoàng lên sàn, hắn sẽ diễn tình-tiết sỉ nhục và cười nhạo hai người.

- Hoàng ơi Hoàng.

- Chi anh?

- Tôi sẽ đổi góc quay. Quay cận mặt anh cho mọi người nghỉ sớm. 

- Được.

Riết rồi phim này y như là phim độc-diễn của Đức Hoàng, hắn vừa mắc cười vừa phát bực, thời buổi này không biết hát cũng ra làm ca sĩ và chấm thi, không biết diễn cũng bày đặt đóng phim và chỉ-đạo diễn xuất, không biết catwalk cũng lên sàn ưỡn ẹo để mồi chài đám mê-gái.

Kết thúc buổi ghi hình, Đức Trọng mời Đức Hoàng uống một lon nước điện-giải "Celsius - Cosmic Vibe", rồi hẹn người diễn viên giỏi ấy tối nay dẫn bạn đi kiếm quán nhậu.

Về lại quán trọ, chưa kịp lên phòng nghỉ ngơi và tắm rửa, Đức Hoàng đã bị rất nhiều ký-giả và người hâm mộ ùa đến mà hỏi lấy hỏi để. Ba thằng bạn của hắn chỉ biết cười xòa rồi thằng này hối thằng kia đi lẹ lên một chút.

Độ chừng một tiếng sau, Đức Hoàng mới thoát khỏi vòng vây. Hắn chạy như bay về phòng, mồ hôi mồ kê làm mình mẩy hắn ướt nhẹp như vừa bị mắc mưa cái sột, giờ đây hắn chỉ thèm một ly đá-me chua ngọt tuyệt diệu và được đắm mình trong làn nước mát của cái vòi-sen.

- Mày coi sửa-soạn lẹ lên rồi theo tụi tao đi chơi. - Khán Bình đứng ở ngoài nói với vô.

Chiếc xe "GMC - Yukon" của Tống Ngạn đưa họ tới lữ-điếm mà hai anh em kết nghĩa đang ở trọ. 

Vừa vào tới sân trước của lữ-điếm, bộ tứ đã thấy chiếc xe "Mazda - CX-5" màu trắng ngọc-trai đậu ở đó. Có lẽ Phan Hoài Việt đã thay đổi lịch-trình mà ở lại chơi với cả đám.

Hoài Việt đang thảo luận về một tin tức chính trị với ông Hai Luật và hai anh - em ký giả. Có lẽ đã lâu mới được nói thoải mái như vậy nên âm lượng của chàng ta mỗi lúc một lớn, không còn cái nét đề-đạm và kín kẽ như hôm qua nữa.

- Đạo diễn Trọng tới rồi... - Xương Tuyết nhắc.

Lúc này Hoài Việt mới ngừng nói. Anh quay qua giơ tay chào Đức Trọng với một nụ cười mỉm chi ý nhị, không còn cái vẻ thân tình như đã đối với ba người kia.

- Ra Cồn Bửng chơi, mấy anh. 

- Sao quay phim ít vậy cậu? - Ông Hai Luật hỏi thiệt lòng.

- Nó làm eo không chịu quay thì phải nghỉ sớm chứ sao.

Hoài Việt tính đi chung xe với Hớn Mai cho gọn. Nhưng người ký giả bốc-đồng này lại khuyên mọi người nên kêu một chiếc xe mười hai chỗ cho gọn. Vậy là ông Hai Luật bèn gọi cho thằng bạn kết nghĩa mà nhờ nó gọi thằng con ra đây chở mình; nhà xe của nó có chiếc "Ford - Transit" mười-hai chỗ vừa đẹp vừa ngồi rất thoải mái, lại người trong nhà cả nên không sợ bị "tai vách mạch rừng".

Trong lúc đợi chiếc xe đó đến, Xương Tuyết kể:

- Do Thái không có nền ẩm thực riêng vì họ đã bị mất nước quá lâu và chỉ mới gầy dựng lại quốc gia được một thời gian thôi. Hầu hết các món ăn của họ là du nhập từ nước ngoài, những nước mà trước đây họ đã từng ở trước khi Israel thành hình hoặc là những nước có món ăn mà họ đã từng nếm thử và cảm thấy ngon miệng. Ngoài ra, theo chia sẻ của họ, họ đã không còn quá khắt khe và tuân thủ theo lề thói tôn giáo nữa, nên chuyện cơm nước đã bớt phụ thuộc vào nguyên tắc của phương cách Kosher. 

Hoài Việt gật gù:

- Tôi để ý thấy họ hay ăn thịt cừu.

- Nhóm Tân Tiến thì chấp nhận nấu phô-mai và các chế phẩm từ sữa chung với các nguyên liệu trong bữa ăn chính, nhóm Bảo Thủ thì lên án và nằng nặc đòi tuân theo phương cách Kosher tuyệt đối.

- Anh nghĩ sao về chuyện của Do-Thái và Palestine?

Xương Tuyết trả lời:

- Phim tài liệu "In search of Peace" và "One Rock - Three Religions", cũng khá đáng để tham khảo.

Hoài Việt chợt hỏi Đức Hoàng:

- Theo anh, một cái tay đã bị hoại-tử thì nên sơ cứu sơ-sài hay chấp nhận khoét thịt khử trùng?

Đức Hoàng phì cười:

- Hiểu rồi.

- Hiểu rồi đó.

Phan Hoài Việt được mời đóng vai thầy-giáo vườn. Sẵn có chiếc Mazda trắng đời cũ của anh ta, Đức Trọng mượn để quay cảnh đám cưới cho đôi diễn viên chánh; đương nhiên vẫn trả tiền sòng phẳng và chi luôn chuyện xăng - dầu. 

- Sáng mai tụi mình sẽ xuống Kiên Giang quay cảnh biển...

Lại có người đến tỏ ý muốn chụp hình với Đức Hoàng. Hắn vui vẻ đồng ý, rồi theo chân người ái-mộ mà ra bụi bông bùm-sụm đặng chụp hình cho đẹp. 

- Nét diễn của Châu Tinh Trì và Jim Carey rất giống nhau. Nhưng có lẽ tôi là người Châu Á nên cảm thấy thích Châu Tinh Trì hơn là Jim Carey. Về nội dung phim cũng vậy.

oOo

Duy Khánh đang ca bài "Mây chiều" của đôi nhạc sĩ Xuân Tiên - Y Vân. Quán cà-phê nhờ chuyện của Cha Sở mà đông nghẹt khách, phần lớn là ký giả, cảnh-sát chìm và đám giang-hồ tứ-chiếng. 

Ly bạc-xỉu mà cố Peter Toàn gọi nãy giờ chỉ vơi được vài hớp nhỏ. Cụ ra đây để coi bữa nay "Hắc - Bạch lưỡng đạo" được bao nhiêu thằng, để tối nay còn sai quân đi quản-xứ. Thành thử không mặn mà chuyện nước nôi. 

- Giáo dân xứ khác không chịu nhận thằng Cường vì nó đang lôi thôi với đám có chức có tiền, còn thằng Mỹ thì phạm Điều răn Thứ Sáu nên họ cũng không chịu luôn.

Vừa hay Y-Nhã Cường chạy xe về tới, ông Chủ-Tịch gần tròn trăm mừng rơn réo vô. Trong khi đó, ông chủ quán cũng lẹ-lẹ pha cho Cha Cọp một ly nước cam-sành Vĩnh Long thơm ngọt, và bà thím bán xôi cũng đơm cho Cha một dĩa-lá thập cẩm và đầy-vun. 

- Đi làm Lễ cho người ta hả Cường?

- Dạ... Ồ, cảm ơn chú với thím nghen... Rồi nhiêu tiền con gởi?

Nhưng cả hai đều không chịu lấy tiền, dù rằng Cha Cọp nói sẽ chỉ trả phân-nửa, họ vẫn kiên quyết không chịu nhận. Cực chẳng đã, Ignacio Cường đành chịu phép "ăn chùa"; đương nhiên, trước khi ăn uống, anh phải làm dấu Thành đàng hoàng.

Một người Giáo dân nam ngập ngừng trình bày:

- Vậy thôi hai Cha ở lại đây với tụi tôi suốt đời đi. Cả Thầy Sáu nữa.

- Miễn là Đức Cha Gabriel Thái chịu thì tụi tôi xin vâng. 

Peter Toàn mời hai thằng cháu đi ăn cơm sau giờ tái khám của hai đứa nó. Sẵn thấy Cha-cố và người tu sĩ đã bị treo Chén, cụ rủ đi luôn. Đáng ra cụ đã kéo thêm cha - con Joseph Thành, nhưng vì không thấy họ ở đâu nên đành thôi. 

Trong lúc đợi chiếc xe đã-đặt tới, mọi người cùng nhau tới viếng Đài Đức-Mẹ và đi kiểm tra công-viên phía sau nhà nguyện. Kể từ ngày xém xảy ra "Hỏa-thiêu Hồng-Liên tự", đêm nào cũng có Giáo dân đứng gác, cả nam lẫn nữ, hễ ai mất ngủ thì kéo ra đây vừa ngồi canh vừa coi máy hay đọc sách. 

Chưa kiểm tra xong công viên, chiếc xe mà cháu trai cố Toàn đặt đã tới nơi. 

Chiếc xe này hiệu "Nissan - Pathfinder" bảy chỗ màu Gun Metallic (tạm hiểu: xám-đậm ánh-kim), rất rộng rãi và thoáng mát, lại thơm tho và sạch sẽ nữa. Tài-xế là một người dì đã ngoài tuổi ngũ tuần, mặt mày tròn trịa, tóc búi cao gọn gàng, bận âu phục của nữ theo kiểu quần dài chứ không phải mặc đầm lửng, chân mang đôi giày "Skechers - Virtue" ghi-xám; vừa thấy hành khách là liền kéo kiếng-xe xuống mà vẫy tay cười chào lia-lịa.

- Con trai tôi bị chột bụng bấc-tử nên tôi lái giùm... Nè, bằng-lái của tôi nè, coi cho kỹ rồi hẵng quyết định có lên hay là không.

Không cần phải hội-ý, ai nấy đều đồng ý đi xe của dì tài-xế.

Ba người cao niên xuống băng chót ngồi, còn băng giữa là chỗ của hai thằng con, vì ai cũng ngại ngồi gần tài-xế hết. Còn tài-xế thì đang chỉnh lộ trình trước khi cho xe chạy; vừa làm, dì vừa nhắc nhở hành khách làm ơn làm phước cài dây giùm, tháng này nhà dì hụt tiền điện rồi.

- Màu xe này ai chọn vậy cô? - Peter Toàn hỏi trong lúc kiếm chỗ cắm cái móc. 

- Tôi với con tôi chọn, thưa ông. Ban đầu nó tính lấy màu "Solid Grey and Super Black Metallic Two-Tone", tức là cái màu Xám trung-tính và Đen đậm được phủ hai lớp ánh-kim, nhưng sau một hồi bàn bạc với tôi thì nó lấy màu "Gun Metallic" này. 

- Ai bỏ màu mà đặt tên dài muốn tắt thở vậy? - Jacinto Hưởng phì cười.

- Còn cái xe đỏ - đen nữa anh: Scarlet Ember Tintcoat and Super Black Metallic Two-Tone". Với cái xe trắng - đen và xanh - đen nữa.

Nicolas Trực lắc đầu mà cười rộ lên:

- Đọc xong màu xe là ra tới Phan Thiết luôn.

- "Super Black" nên theo ý tôi là màu đen-thui, còn "Solid Grey" là màu xám-sáng. - Ignacio Cường góp ý.

- Dạ, vậy gọn hơn đó cậu. 

Trước lúc rời khỏi Giáo xứ, chiếc xe ngừng lại ở một nhà Giáo dân có đứa con gái đang độ trăng rằm mà phải hứng chịu căn bịnh xương thủy tinh và loãng máu. Ignacio Cường tới để hỏi cô bé muốn ăn gì đặng chút nữa anh mua về cho, con Chiên nhỏ trả lời rằng nó muốn uống trà sữa phô-mai mặn cỡ lớn có nhiều món ăn-kèm và một khẩu-phần gồm gà-mỳ-khoai ở "Jollibee". Chàng Cha Sở hứa sẽ về sớm nhứt có thể, nhưng với điều kiện nó phải uống thuốc đúng cử và đừng ráng sức học hành. 

- Con nhỏ mặt coi cũng đẹp mà sao ốm o thấy tội quá. - Dì tài-xế tặc lưỡi.

- Hết cứu được rồi. - Peter Toàn thở dài. - Bác sĩ nói sống tới đâu thì hay đến đó, cho nên thằng Cường với thằng Mỹ mới móc tiền ra mà lo cho nó trong những ngày cuối đời này.

- Rồi, xong. Cho xe chạy đi dì. 

- Vậy bây giờ các vị đi đâu đây? Để tôi còn lưu vô máy nữa.

Ignacio Cường đáp:

- Qua Quận Bảy đi dì, rồi sẵn trên đường về kiếm tiệm "Jollibee" nào gần thì tắp vô mua cho nó. Nó uống thuốc rồi, khoảng mấy tiếng nữa mới dậy nổi.

- À...

Quận Bảy những ngày mùa Thu đường bỗng hóa sông, người chạy xe hai bánh thì thiệt-thân - còn người chạy xe bốn bánh thì thiệt-của, coi như không có phân biệt giai cấp, ai cũng "được" hưởng thiệt-thòi hết. Dì tài-xế chật vật lái chiếc xe vô con đường ngập qua bánh-xe. Có đôi lúc bị sụp ổ gà, ai nấy hú hồn hú vía. Tưởng đâu đến cuối đường rồi sẽ yên, dè đâu một bà bán hàng rong quải đôi quang-gánh mà bất-thần băng qua lộ cái vù, xém chút xíu là chiếc xe đã tiễn bả đi về nơi xa lắm, nhưng dầu là lỗi của mình, bả vẫn ong ỏng chửi dì tài-xế như con hổng-đẻ. 

- Bà nội đó làm như Đới Tôn bên Tàu vậy. - Dì tài-xế xụ mặt nói.

Jacinto Hưởng cười hỏi:

- Ai cô?

- "Thần Hành Thái Bảo" của Lương Sơn Bạc, nổi danh một ngày đi được 400 dặm.

Nicolas Trực phá lên cười:

- Xíu nữa là bà đó phá kỷ lục của ông này rồi.

Dì tài-xế cười khổ:

- Tôi sợ cái người đó là tôi chớ hổng phải bả đâu.

Trời lại kéo mây làm mưa. Chưa gì mà người dân sống quanh đây đã "đắp đập ngăn nước" từ trước, thiếu cây súng nữa là thành chiến-hào luôn, những ai đang bán hàng cũng dọn lần-lần hoặc kê lại đồ đạc để lát nữa không bị nước làm cho hư hại, cũng như xảy ra chuyện bị điện giựt rất đáng tiếc.

Tới được Quận Bảy là cái xe của dì tài-xế đã thành con chó đốm thứ 102. Nước mưa đẩy nước cống lên cao, bao nhiêu dư hương tình cũ tưới tắm lên cái xe hết, đã vậy bánh xe còn bị cán phải rác-rến và phẩn-dơ nhớp nháp nữa, chuyến này tiền cước không biết có đủ bù vô tiền rửa và sửa xe không đây...

- Rồi, quán này phải không các vị?

- Đúng rồi đó dì.

Stephen Đoàn trả trước một phần tiền xe cho dì tài-xế, không quên hẹn dì lát nữa nhớ quay lại rước mình. Nhận được tiền, dì ấy cười tươi rói, trước khi lên xe đi đón khách mới dì bỏ lại một câu chúc họ ăn ngon miệng.

Nguyên nhóm qua nhà thương cách cái quán này một con hẻm để hai chàng Linh mục vô tái khám; người thì bị thân trên, người thì bị phần dưới, ráp vô đủ cái mình rồi. 

- Hai Cha và cố đây vô thử máu luôn đi. Qua hàng bảy hết rồi mà cứ ỷ-y. - Ignacio Cường vừa nói vừa điền vô tờ-khai. 

- Rồi, nghe lời mày... - Peter Toàn vỗ lưng thằng cháu tên Cường mà cười tủm tỉm. 

Stephen Đoàn lên lầu Ba, Ignacio Cường xuống khu D và ba người cao-niên lên lầu Một. Dù được Mục sư Khiêm mời tới bịnh-viện quốc tế thăm khám, nhưng hai chàng Linh mục xin kiếu, họ không muốn khiến cho chàng Mục sư bị lời ra tiếng vào không đáng có.

Ngồi chưa nóng ghế, điện thoại của Ignacio Cường đã có chuông báo tin nhắn mới. Người gởi là một Giáo dân sống ngoài xứ, muốn nhờ anh tới làm Lễ cho ngôi nhà mới cất của mình vào ngày thứ Ba của tuần sau. Anh hồi âm gọn lỏn rằng, "Xin vâng." Đáng ra sau khi trả lời xong anh đã tắt máy, nhưng vì vô tình đụng phải ứng-dụng lưu trữ ảnh nên anh lại dùng tiếp. Coi lại những tấm hình xưa cũ, lòng anh chợt bồi hồi nhớ đến những kỷ niệm xưa. Một trong số đó có đầu đuôi như vầy: Năm anh còn là tu sinh, anh nổi danh là một trong những học trò đẹp trai nhứt trường và có mệnh đào-hoa, về quê lần nào cũng bị người ta tới mối mai và hỏi cưới, riết rồi anh phải trốn luôn để tránh lôi-thôi phiền-phức; chuyện đã cũ rích mà anh cứ tưởng mới vừa hôm qua...

"Số 406... Số 406 có ở đây không?"

Ignacio Cường đi cà-nhắc về phía phòng khám. Cái loa vẫn chưa chịu ngừng réo số báo danh của anh. Đã biết người ta vô khu này thì làm sao đi lẹ được mà cứ hối hoài.

Người khám và băng bó lại cho Đức Cường là một bác-sĩ nam trạc tuổi anh, nhưng tóc ít hơn anh rất nhiều, mới qua hàng tư mà đã có trán "sân-bay" rồi.

- Rồi, anh Cường... Chân-cẳng thấy sao?

- Thấy Vũ Trụ được hôn?

- Thấy Vũ Trụ thì phải đi chụp MRI gấp để mà còn biết đường giải quyết... Rồi, thiệt là thấy sao đây?

- Trái gió trở trời thì hành nhức, sốt thì thuyên giảm rồi - lâu-lâu bị hầm-hầm thôi, chỗ nối xương không còn bị rỉ dịch hay máu nữa. 

- Ủa mà cây nạng của anh đâu?

- Bất tiện quá nên không xài tới.

- Trời đất ơi, ông nội! Cái chân bị xi-cà-que mà hổng chịu chống nạng, rồi chừng nào nó mới lành?

- Tôi đi cà-nhắc cũng được rồi. Cần chi cây nạng.

Sau một hồi thăm khám và thử phản-xạ của cái chân, bác-sĩ tặc lưỡi trách:

- Sao mà bị "động" rồi vậy? Đi đứng sao mà làm cho miệng vết thương bị tét ra nè...

- Chắc tại tôi lên Thất Sơn chơi...

- Cái gì? Trời ơi ông nội! Sao không lên Hy-Mã-Lạp-Sơn luôn đi.

Stephen Đoàn chỉ bị thương nặng ở lưng và tay nên được về sớm. Tới quầy lấy thuốc xong, anh ra ngồi đợi dưới gốc cây-sanh trong khuôn viên khoảng sân của lầu Ba; sáng chưa có ăn gì hết nên anh không dám uống thuốc, do vậy bịch thuốc nằm gọn nơi túi quần. Dẫu đã có tiền trong tay, anh vẫn sử dụng cái điện thoại đời cũ, và cũng không đổi số luôn, do đó nên ngày nay anh mới gặp tình cảnh trớ trêu như vầy: Nhiều Giáo dân ở các xứ cũ hay tin anh trúng độc đắc nên đã gọi tới xin tiền, mà gia cảnh họ đâu có đến nỗi phải ngửa tay lấy chút tiền mọn kia, thành thử anh từ chối thẳng, vậy là họ chuyển sang đồn thổi anh đem tiền đi cho "Người tình trong mộng" và ba má vợ dưới Bến Tre; anh biết mình đã tạo cớ để họ vấp phạm nên chỉ im lặng lần chuỗi mà không hé răng giải thích một lời. Anh và Đức Cường đã suy tính kỹ lưỡng rồi, rằng mỗi tháng họ sẽ lấy tiền lời trong nhà-băng mà đi làm việc phước-thiện, có như vậy mới giúp ích được nhiều người và không sợ tiền mau cạn một cách đáng tiếc; ngoài ra, cứ hễ một quý, họ sẽ đài thọ cho một ca mổ-tim hay mổ-mắt hoặc những chứng bịnh chỉ cần mổ một hoặc ba lần là sẽ hết vĩnh viễn. Nhưng ngoại trừ các Cha đỡ-đầu, Má Hòa và một vài anh em đồng tu hay bên Đan-Viện, có ai hiểu cho họ đâu? Hầu hết đều nghĩ họ hưởng thụ một mình cả.

Trời tuy ui-ui nhưng hầm kinh khủng. Thể nào lát nữa cũng có mưa dông cho mà coi. Một người đàn bà áng chừng năm mươi dắt cháu gái lại chỗ Stephen Đoàn mà xin ngồi nhờ dưới bóng cây-sanh; anh bèn nhường luôn chỗ này cho hai bà - cháu, rồi ra góc lan-can mà đón gió một mình. 

Bây giờ là chín giờ sáng. Con hẻm có chút xíu bị xe gắn máy của bệnh nhân và người nhà của họ choáng nửa mặt đường; từ một con hẻm có hai làn vừa đủ cho xe nhỏ hai-bánh chạy, thì giờ chỉ còn nửa làn mà thôi. Rồi người này không nhường người kia, ai cũng sợ trễ việc của mình, nên thi nhau bóp-kèn inh-ỏi và quát tháo ầm-ĩ; ngoài lộ-lớn cũng y chang, đôi bên như thể đang tranh đua nã tiếng ồn vào khắp dãy-phố. Stephen Đoàn bỗng nhớ về một khoảng trời xanh đầy bóng-dừa và sóng nước phù-sa... "Anh đã quên mùa Thu..." Đâu, anh chưa từng quên một mùa Thu nào của hai người hết, cho nên giữa Đạo và Đời mới ra nông nỗi rối tung như ngày hôm nay.

- Anh đang ở đâu vậy Mỹ? 

- Trên lầu Ba.

- Xuống đây đi. Cố và Cha xong hết rồi, nhưng ngày mai mới có kết quả lận.

Trước lúc vô thang-máy, Stephen Đoàn đi kiếm nhà vệ sinh. Không cần ai chỉ dẫn hết, anh cũng tìm được nó. Nó nằm sau quầy cấp thuốc và cách cái quầy này một hành lang khá rộng; hành lang này có một lối đi riêng bao gồm cả thang máy lẫn thang bộ; đây là lối đi của lao-công tới nhà kho để cất hoặc lấy dụng cụ lau chùi - dọn dẹp - tẩy uế, và cũng đồng thời là lối đi của nhân-viên đem xác xuống và giữ ở phòng lạnh nơi tầng trệt. Nhà vệ sinh của nữ và của nam đều nằm đâu lưng với hệ-thống thang-bộ, nam tả và nữ hữu, khu vực nào cũng có sảnh nhỏ và được ngăn cách với nhau bằng một bức tường ốp gạch giả vân-đá kiên cố. Vì đang mặc áo chùng nên anh chọn buồng có cửa-gài, chứ không sử dụng bồn đứng lộ-thiên; mà từ xưa đến nay, anh chưa từng đụng tới cái đó, dẫu trong nhà vệ sinh không có một bóng người đi chăng nữa, cái sự ngại lạ lùng đó đã lắm phen mang lại phiền toái và mất thời gian. 

Xong xuôi hết thảy, chưa kịp bước vô thang-máy, Đức Cường đã nhắn Ngọc Mỹ qua đường ăn cơm trưa. Chàng Cha Phó xấu trai chỉ nhấn biểu-tượng "Thích" cho tin nhắn của anh bạn đồng tu, chứ không "Ừ hử" chi sất, để tránh làm tốn thêm thời giờ.

Trong thang-máy ngoài Stephen Đoàn ra còn có một người đàn ông bịt mặt. Khi cửa thang-máy vừa khép lại, người đó liền nắm áo anh mà gằn giọng:

- Mày với ông già mày chỉ giỏi bám đí* đàn bà.

- Vậy hả?

- Hồi xưa, ba mày vô đây có cái đí* không, nhờ má mày nuôi ăn học mấy năm ròng như Châu Long nuôi Lưu Bình nên ngày nay mới có cái nhà riêng để ở. Tới đời của mày, dè đâu mày cũng để gái nó bao y chang thằng cha của mày.

Nhờ người đó nói mà Stephen Đoàn mới nhớ trước giờ toàn là nàng trả tiền và tặng quà cho anh! Tự nhiên, anh hết bực ông này, mà đổi thành giận bản-thân anh. 

- Tao nói cho mày biết, mày liệu hồn đừng có làm khổ con gái người ta như thằng cha mày...

Stephen Đoàn giơ mặt dây chuyền Thánh Giá lên trước mặt ông ta mà hỏi:

- Ông là ai?

- Tao là Dương Lễ.

"Đinh."

Thang-máy ngừng lại ở lầu Hai. Người bên ngoài vừa sấn một chân vô thang-máy, người đàn ông bịt mặt đã vội vàng lao đi mất dạng.

Thang-máy đã đưa Stephen Đoàn xuống dưới lầu mà anh vẫn còn đứng chết trân. Đến chừng có người lên tiếng nhắc anh tránh ra để họ bước vô, anh mới hoàn hồn mà nói lời xin lỗi rồi hớt hải rời khỏi đây.

- Sao còn đứng nấn ná ở đây hoài vậy con trai?

Nicolas Trực vừa nói vừa nắm tay dắt Stephen Đoàn băng qua lộ. Bàn tay người Thầy Dòng đã không còn săn chắc, nuột-nà; nay bao nhiêu vết nhăn thời gian cứ đắp-đập trên đó, và những ngón tay thì xương xẩu đi nhiều. Bàn tay này đã từng đưa anh ra đầu đường trường Dòng để đón xe bán kem, bán kẹo-kéo, bán kẹo chỉ-hồng,... đồng lương tu sĩ ít ỏi nên mỗi lần Cha chỉ mua cho anh được một phần.

Cố Toàn chọn bàn ở hông nhà cho thoáng đãng. Cái bàn này hình-vuông đủ cho tám người ngồi: Cụ ngồi cùng Jacinto Hưởng, Nicolas Trực và Ignacio Cường ngồi ở góc riêng.

- Còn góc-lẻ nè, ngồi chỗ này đi Mỹ. - Jacinto Hưởng vừa mời con trai vừa lấy giấy lau ghế cho nó. 

Stephen Đoàn cúi đầu mà nói lời cảm ơn Cha-cố Gia-Thịnh.

- Quán đông quá nên chưa có ai gọi gì... - Ignacio Cường đẩy cuốn thực-đơn sang phía Stephen Đoàn.

Stephen Đoàn ngỏ ý:

- Vậy thôi đọc Kinh trước đi.

Jacinto Hưởng đề nghị:

- Bữa nay để anh Toàn làm chủ-xị. 

Giữa không gian huyên náo và ngậy mùi dầu mỡ, tiếng kinh-cầu của nhóm Công-Giáo như dòng suối réo rắt chảy-vào trong quán. Một số khách khác, không biết vì thấy lạ hay lòng mộ Đạo, mà lại giơ điện-thoại lên chụp hình hoặc quay phim.

Xong giờ Kinh, lại đợi thêm mười phút nữa, mới thấy nhân viên chạy xấn-xả tới ghi toa. 

- Dạ, mấy anh với chú với hai ông đây ăn gì để tôi ghi?

Cố Peter Toàn răng-cỏ liêu-xiêu nên ăn bún gỏi-và, Jacinto Hưởng cũng nối gót theo người bạn mà đặt một tô bún Thái ăn với hải-sản và thịt ba-rọi, Nicolas Trực thì kêu một tô hủ tíu thập-cẩm khô và thêm một chén xí-quách, Ignacio Cường chọn món mỳ xào mực và rau cải, riêng Stephen Đoàn lại gọi bánh canh bẹ phao-câu gà kèm một chén lòng-gà, trứng-gà-non và dồi-trường-gà. Chàng Cha Sở còn mời mỗi người ăn một phần huyết gà luộc cho mau lại sức.

- Rồi, uống gì nà?

Nicolas Trực cười biểu:

- Bữa nay phá lệ một bữa ha anh "Hắc Toàn Phong"?

- Ờ... - Cố Toàn cười tủm tỉm. 

Vậy là ông Chủ-tịch kêu "Coca-Cola - Cherry-Vanilla", người tu sĩ hồi hưu lấy loại "Coca - Cola - Orange", Linh mục bị treo Chén phá lệ uống "Dr. Pepper - Dark Berry".

- Bữa nay không kiêng đường nữa hả? - Ignacio Cường bật cười.

Ba ông già chỉ cười tủm tỉm chứ không góp thêm lời nào.

Stephen Đoàn ban đầu tính uống nước ngọt ít đường, nhưng sau một hồi cân nhắc, anh gọi một lon nước tăng lực "Ghost - Faze Pop: Sugar-Free". Và Ignacio Cường chọn "Diet Pepsi - Lime: Zero-Sugar". Cả hai đều giống nhau ở chỗ rất hiếm khi nếm món ngọt hay đồ uống bỏ quá nhiều đường.

Simon Tử và Joseph Thành cũng vừa tới quán. Đã thấy bàn của mọi người nên hai bố - con ra quầy đặt món luôn: Cao Nhật Thành kêu cháo cá - rau đắng thêm dĩa bao-tử cá chiên bột và Đào Duy Tử gọi cháo lòng kèm bánh-quẩy với chén bún.

Ignacio Cường qua ngồi kế bên Stephen Đoàn, Simon Tử ngồi kế bên chỗ cũ của Ignacio Cường, và Joseph Thành ngồi kế bên Nicolas Trực. 

- Uống nước ngọt luôn há? - Jacinto Hưởng cười hỏi.

Hai bố - con cười xòa gật đầu. Rồi đó, bố thì uống "Brisk-Iced Tea - Dragon Paradise", và con thì uống nước tăng lực "Monster - Tour Water Deep Well".

Ignacio Cường không chỉ mua thêm cho hai cha con huyết-gà luộc, mà còn mời mọi người ăn thêm món cật-heo luộc. Ngày mai là thứ Sáu giữ chay nên anh muốn những người đồng Đạo già nua và bịnh-hoạn ăn cho có sức; đáng ra anh không ăn, nhưng anh biết anh mà không ăn thì họ cũng không ăn nên đành phải ăn luôn.

Trong lúc đợi hai bố - con đọc Kinh và làm dấu Thánh xong, những người còn lại lần chuỗi Mân-Côi trong sự yên lặng tuyệt đối. Nhân viên sợ quấy rầy nhóm thực-khách mộ Đạo nên chưa dọn bàn.

- Rồi, xong rồi hả quý khách?

Joseph Thành chắp tay xin lỗi vì đã khiến người nhân viên đáng tuổi cháu cụ bị trễ nải công việc. Người nhân viên bối rối xua tay, nói rằng, "Con chờ được mà ông. Lỗi - phải gì."

- Giờ hiểu sao mày bị leo lên đầu ngồi rồi đó Thành. - Nicolas Trực cười mà mặt mày méo xệch. 

- Vẫn chưa bắt được đứa giả mạo nó hả? - Jacinto Hưởng ướm hỏi.

Peter Toàn nhếch miệng cười:

- Chắc trốn qua nước ngoài rồi. 

Ignacio Cường chợt vỗ vai Stephen Đoàn mà hỏi:

- Nãy làm gì mà qua chậm vậy?

- Có ông nào đó chặn đường tôi mà nói vài lời khó nghe về thân-sinh của tôi...

- Vậy hả? 

Chợt có một chiếc xe gắn-máy phân-khối-lớn hiệu "Kawasaki - Ninja Z" tắp vô lề, và dựa sát bao-lơn mà nguyên nhóm đang ngồi dùng bữa. Người đó là Andrew - Hồ Ẩn Long. Anh ta không chào hỏi ai hết mà đi một đường thẳng băng xuống phía cuối quán và vô ngồi ăn chung với một vài người bạn.

Peter Toàn sửng sốt hỏi:

- Sao tự nhiên nó ca bài "Gặp nhau làm ngơ" vậy?

Nicolas Trực nheo mắt dòm xuống dưới:

- Có lẽ... nó không muốn những người đó biết đến mối thân-giao...

- À...

Sau giờ cơm trưa, Stephen Đoàn gọi điện cho dì tài-xế để dì chở về.

Và lần này cũng là dì rước chớ hổng phải con trai dì. Thì ra, sau khi chở họ lại đây, dì đã về nhà để chở con trai vô nhà thương trị chứng tiêu-chảy cấp; quần-quần một hồi dì vòng ra quán cà-phê - sách gần đây mà ngồi đợi họ luôn, chứ không đi ăn cơm trưa lót dạ.

- Sao cô không kiếm gì bỏ bụng vậy? - Jacinto Hưởng vừa hỏi vừa cài dây an-toàn.

- Dạ, rầu thúi ruột ăn gì nổi, ông.

Nicolas Trực hỏi trong lúc nhìn tài-xế nữ xịt nước thơm cho cái xe:

- Bộ bị biến chứng hả cô?

- Dạ, đại loại là vậy đó anh... Đã nói hoài mà nó hổng chịu nghe, suốt ngày cứ ra mấy quán ốc mà nhậu, bây giờ dính chưởng rồi nè...

Ignacio Cường tự dưng hỏi dì tài-xế:

- Dì có quen với tiệm cơm từ-tâm "Liên Thành" không?

- Có. Nhưng quen với bà Sư-cô Thiện-Năng chứ không có quen với bà Cư sĩ Ly-Ái... Mà sao cậu biết hay dợ?

- Con thấy cái chai thì biết. Ở Việt Nam hiếm ai bình-dân mà dám mua chai nước xịt-phòng này lắm.

- Ừ, "Febreze Air Mist - Fig and Plum", chai này dì được bà Ly-Ái cho. Bả cho mấy chai lận, nhưng dì khoái mùi này hơn nên cứ hễ đi đâu là xách theo, dù biết rất nguy hiểm... Rồi, giờ ghé "Jollibee" phải không cậu?

- Dạ.

Về đến Giáo xứ thì cũng đã qua Ngọ, trời có mưa rào nên bầu không-khí rất mát mẻ và dễ chịu, chỉ hiềm một nỗi sình lầy bắn đầy thân và bốn cái bánh xe - bữa nay coi như đi tong tiền cước. 

Cô bé kia đang ngồi đợi hai ông Cha quản xứ trên tấm phản đặt trước hiên nhà. Đôi mắt của em hãy còn ngáy ngủ vì mới vừa thức dậy cái sột. Vừa ra đây ngồi chơi được đâu nửa tiếng thì hai Cha dìa, mừng ơi là mừng. 

- Mới ngủ dậy hả nhỏ? - Ignacio Cường nương vào sức của Stephen Đoàn mà bước xuống xe.

- Dạ. 

- Rồi, ngồi yên ở đó giùm, đừng xách phụ tôi cái gì hết.

Em trai của cô bé nhác thấy mặt anh liền chạy ù ra sau hè để gọi đám bạn hè-phố lên ăn chung.

Một bầy con nít xông-lên mà tíu tít thưa Cha.

Stephen Đoàn lấy ngón trỏ làm thước mà đếm coi được mấy đứa. Dư xăng. Anh và Đức Cường mua tới mười hai phần lận. Về phần trà sữa, hai người chưa có mua.

- Để tôi làm Bí-Tích Xức Dầu Bịnh-Nhân cái đã rồi hẵng ăn. - Ignacio Cường vừa nói vừa khoác áo Lễ và đeo dây Stolar. Bên cạnh anh, Stephen Đoàn đã mở rương xong.

Cô bé che miệng cười nho-nhỏ, rồi ngoan ngoãn vâng theo lịnh Cha Sở.

Đám con-nít của Duyên Anh ngồi coi chàng Cha Cọp thực hiện Bí Tích với sắc mặt đang trong rạp-xiếc. Cách đọc Kinh của ổng nghe giống như đang ngâm thơ, nhưng không phải cái kiểu đọc sớ tâu Thành-Hoàng, giọng kia nghe dứt khoát và sang sảng hơn, còn giọng này lại khi trầm - khi bổng rất lạ tai.

Làm xong cho con nhỏ, Ignacio ngoắc thằng-em của con-nhỏ lại:

- Tới lượt con.

Thằng em gãi đầu hỏi:

- Con có bịnh gì đâu Cha?

- Bịnh làm-biếng, thời kỳ cuối rồi.

Mấy đứa bạn của nó và nhỏ chị vỗ tay ngợi khen Cha Cọp bắt-mạch hay rần rần.

Ignacio Cường ôn tồn khuyên lơn:

- Con có sức khỏe hơn chị con mà không chịu học hành và đọc sách. Há không phải đáng trách sao?

Stephen Đoàn không muốn nó bị quê với mấy đứa bạn nên bước tới dàn hòa. Như bám được phao cứu sinh, nó mừng rơn mà nắm tay anh lay lấy lay để. Thấy vậy, anh cười biểu:

- Ăn đi mấy đứa. Kẻo nguội mất ngon.

- Dạ!!!

Thấy hai chị em đứa bạn đọc Kinh, xấp nhỏ "Luật hè-phố" cũng học theo. Đến chừng hai chị em nó làm dấu Thánh, đám con nít cũng lính quýnh ra dấu. 

Stephen Đoàn và Ignacio Cường đã bày biện xong hết thảy. Thay vì nhận đồ uống của tiệm, họ lại vô siêu-thị gần đó mà mua cho mỗi đứa một chai "Sprite - Winter Spiced Cranberry"; đồ uống này chỉ bắt đầu bán khi sắp Lập-Đông, biết những đứa trẻ này chưa từng được nếm qua nên họ mới chọn mua.

- Uống ngộ mà ngon quá, Cha ơi. 

Ignacio Cường chỉ vô thùng đựng đá-viên mà rằng:

- Hết nước đá thì tự động lại múc. Nhớ, cấm vọc tay trong trỏng đó. Muốn lấy, cầm muỗng này mà múc. Xong rồi, phải trả về đơn vị cũ. Nghe chưa?

- Dạ rồi!

Ba má và anh - chị của hai đứa nó vừa về tới. Hỏi ra ai cũng chưa ăn gì hết. Nên Stephen Đoàn mời họ ăn cơm với gà chiên sốt cay cũng của tiệm này luôn. Riêng người chị ngỏ ý xin khẩu phần khoai - mỳ - gà giống tụi nhỏ; vậy là Ignacio Cường soạn ra cho cô nhỏ một phần, không quên hỏi anh Hai của mấy đứa có muốn ăn y hệt vậy không, và cẩu bẽn lẽn cười mà nói thích ăn đồ cay hơn. 

- Còn dư ba phần... Để tôi xách qua cho nhà dì Thẫm. - Chú Chín Quyền góp ý.

Dì Thẫm là một người đàn bà khờ, bị dụ sao mà có hai đứa con, cũng may tụi nhỏ không bị di truyền cái bịnh thần kinh của má nó. Nhưng mà, dù bị khật-khùng, dì vẫn rất mực yêu thương các con và chưa từng mắng chửi hay đánh đập một lần nào.

- Dạ, vậy tụi con xin phiền bác một phen. - Stephen Đoàn nói đoạn, cúi xuống kiểm lại mấy món ăn rồi bỏ vô ba chai nước ngọt kèm theo ba cái ly-giấy với một bịch đá-viên cỡ lớn.

- Nó khùng như vậy mà nỡ lòng nào đè nó ra hiếp... - Thím Chín tặc lưỡi ngao ngán. - Thằng quỷ này nấu cơm chưa mậy?

- Con nấu rồi má.

- Hổng có nạnh chị mày nấu nghen?

- Con nói thiệt mà. Nấu bằng nồi cơm điện dễ ụi hà, với lẹ nữa, đâu có tới mức khiến con phải làm biếng đâu.

- Nó nói thiệt đó má.

- Để tao xuống luộc rau ăn cho mát người. Ăn cơm với gà tuy ngon nhưng dễ hành-nóng mà sanh nổi-đẹn lắm.

Chia tay mọi người, hai ông Cha trở lên nhà thờ để chuẩn bị cho Thánh Lễ ngày mai.

Vừa về tới nhà thờ, hai chàng đã thấy dì Thẫm ráng nhét bọc khoai lang vào cái thùng phước-sương.

- Dì Thẫm! 

Dì Thẫm cười tươi chạy ríu chân tới chỗ hai ông Cha. Rồi ngọng nghịu chìa cái bọc mà nói, "Con cúng cho hai cậu đó."

Ignacio Cường và Stephen Đoàn nhỏ giọng cảm ơn người đàn bà điên ấy.

Rồi đó, mỗi người phân công nhau một việc: Ignacio Cường lo kiểm tra phẩm-phục và đồ Lễ, cũng như coi lại Thánh-Thể và rượu. Stephen Đoàn thì đi quét dọn và lau chùi bàn ghế ở khán-đài lẫn gian Cung-Thánh.

- Hai cậu cho con phụ nghen hai cậu?

- Dạ. Dì lau nhà giùm con nghen? 

- Dạ được cậu.

Nói xong, dì Thẫm chạy xuống nhà sau để lấy chai nước tẩy, cây lau nhà và cái thùng đựng của nó. Dì chọn chai nước lau sàn hiệu "Cif: Floor Cleaner - Ocean Scent" vì biết hai cậu đó không ưng hương bông - trái; còn mỗi khi hai cậu đó vắng mặt dì sẽ chọn "Summer Flower", "Wild Orchid", "Lily and Rosemary", "Camomile" hay "Lemon and Green Tea", hoặc là mấy chai có mùi giống như vậy.

Stephen Đoàn dùng chai dung-dịch "Lysol - Clean and Fresh: Cool Adirondack Air Scent" để khử trùng và làm sạch gian Cung-Thánh. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, anh đeo kiếng bảo-hộ, bịt mặt và sử dụng găng tay - găng chân chuyên dụng; nhìn không khác chi phi-hành-gia cả. 

- Anh về phòng nghỉ trước đi Cường. 

- Tôi còn đi được.

- Muốn bị liệt suốt đời sao?

Ignacio Cường đành phải trở về phòng dưỡng thương. Trước khi đi, anh dặn anh bạn chiều nay hai đứa sẽ ghé Đan-viện thăm Viện-Phụ và Richard Lãm.

Vừa mới lau xong bục-giảng, chưa kịp uống hớp nước cho đỡ khát, Stephen Đoàn đã thấy Cưỡng đứng thập thò nơi sảnh trước. 

- Chưa có khô đâu, đừng có vô.

- Khán đài làm xong chưa Cha?

- Chưa.

- Vậy chừng nào sàn nhà khô, Cha để tôi lau chùi cho.

Stephen Đoàn gật đầu. Rồi hẹn Cưỡng một tiếng nữa hẵng quay lại làm. 

Dì Thẫm đã về nhà bằng cửa hông dưới nhà sau. Chưa tới giờ rước con nhưng vì lo con mình đi học bị bạn ăn hiếp nên ngày nào tụi nó đến trường thì dì cũng ngồi chờ ở cổng trước hai tiếng. Dì đi lặng thinh, không báo với cậu Cha-Phó một lời.

Còn lại một mình, Stephen Đoàn đọc Thánh-Vịnh và lần chuỗi Mân-Côi. Nhà thờ không phải là nơi để những bài tình khúc chắp cánh; do đó ngay cả trong những dịp đám cưới, Ignacio Cường cũng không cho phép mở thể loại này, thậm chí là bản nhạc Pháp "Oui, devant Dieu - Vâng, trước mặt Chúa" - mà đã nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt thành bài "Ngày Tân-Hôn".

Đúng y hẹn, Cưỡng trở lại nhà thờ; còn dẫn theo mấy đứa bạn đến từ xứ Đạo khác. 

Stephen Đoàn cho mỗi người một bộ đồ bảo-hộ và một cái nùi-giẻ. Riêng chai thuốc tẩy thì sẽ xài chung.

Cưỡng vừa đeo găng-tay vừa nói:

- Cha về nghỉ đi Cha. Cha bị thương cũng đâu có nhẹ mà cứ ráng sức làm hoài.

Stephen Đoàn nói lời cảm ơn, rồi quày gót về lưu-xá nghỉ lưng một chút trước khi theo Ignacio Cường tới thăm Đan-viện.

Ignacio Cường đang ngồi trên bộ-ngựa ở nhà sau mà chuyện trò với Thanh Liên thông qua Viber trên Laptop. Xung quanh anh là những thùng carton đựng quà của Mạnh Thường Quân; sau Thánh Lễ tuần này, anh sẽ phát quà cho các em thiếu nhi và người đau yếu, chỉ là chút kẹo - bánh - chocolate, hy vọng bà con sẽ vui lòng nhận lấy.

Stephen Đoàn mở bài "Yêu Em dĩ vãng" của nhạc sĩ Quốc Dũng do Duy Quang ca lên nghe; rồi mở máy giặt mà lấy đồ ra phơi. Một bài hát rất ít người biết của ông, và có hơi-hám giống thể điệu đặc trưng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang. 

- Anh có từng đọc qua sách nào về lịch sử thành hình của Đạo tôi không?

- "Việt-Nam Giáo sử" của nhà khảo cứu Phan Phát Huồn. Đây là một bộ sách rất hữu ích đối với những người theo Cơ-Đốc Giáo, cũng như những ai muốn tìm hiểu lịch sử thành hình của Đạo này trên mảnh đất Việt.

- Có điểm nào khiến anh lưu tâm không?

- Tôi thấy những người truyền Giáo đời đầu bên Đạo anh không biết rõ Phật Giáo.

- Là sao?

- Ai họ cũng nói là "Sãi" hết.

- Thời nay chắc đỡ hơn.

- Với những gì mà tôi đã thấy, chứng kiến và trải qua thì tôi e rằng luận điểm này không đúng đâu anh.

Ignacio Cường bật cười. Tự dưng anh nhớ đến những bài viết có ý muốn biến Phật Thích-Ca thành một người thầy tu bình thường đi truyền Đạo trên đất Ấn, rồi chợt thở dài mà ngẫm đến Đạo mình, cũng có một nhánh đang ra sức bài-bác sự hiện diện của Chúa Jesus...

- Nhờ anh giới thiệu bộ phim "Sita sings the Blues" mà tụi tôi mới hiểu được vì nguyên nhân nào mà Cơ Đốc Giáo đã bị tấn công trên đất Ấn.

- Đó, câu trả lời do mình tự tìm được luôn là câu trả lời gần đúng nhứt. 

Ignacio Cường gật đầu.

- Làm phim về Lịch sử và Tôn giáo mà không khéo là sẽ bị chửi nát đầu giống vậy đó.

- Anh còn bộ phim nào mà có thể khiến bên tôi nổi đóa không?

- Các tác phẩm nói về sự khởi-thủy của những tôn giáo gốc Trung-Đông và định nghĩa về Chúa của họa sĩ Nina Paley. Vì sự đụng chạm không hề nhẹ nên tôi sẽ không giới thiệu cụ thể đâu.

Ignacio Cường thở dài. 

Thanh Liên vừa lựa bông để đi sao vừa ôn tồn kể:

- Bên Ấn Độ vẫn có rất nhiều người phản đối những bộ phim tôn giáo do nước họ sản xuất, vì nội dung trong phim đã khiến tục hóa các Đấng Thần Linh của họ và biến một số anh hùng mà họ tôn trọng trở thành kẻ nhỏ nhen, ích kỷ và trụy lạc. Mặc dầu hãng nào hãng nấy đều đã dán bảng tin ở mỗi tập phim với đại ý như sau, "Phim này chỉ dựa trên truyền thuyết. Mọi sự trùng hợp với đời thật chỉ là sự ngẫu nhiên. Và chúng tôi không có ý xúc phạm tới đức tin, tín ngưỡng, quan điểm, tổ chức, cá nhân, thể chế,... nào hết. Thành ra chúng tôi không chịu trách nhiệm với  những vấn đề liên quan tới sự trùng hợp đó..." Tôi chỉ tóm tắt thôi, bảng tin của họ dài lắm. Ngoài ra, họ cũng không quên ghi, "Không có con vật nào bị ngược đãi trong quá trình quay phim."

Bộ phim mà tôi giới thiệu cho anh chỉ là một trong số những bộ phim bị họ công kích mà thôi.

Stephen Đoàn đã phơi đồ xong. Mùi viên xả vải theo gió mà len vào nhà sau. Mong rằng trời sẽ nắng tới chiều để trang phục không bị thâm-kim. 

- Thanh.

- Sao?

- Anh nghĩ Kitô Giáo có tham gia phong trào phản chiến không?

- "The Heart of Camden: The Story of Father Michael Doyle".

- Bằng chứng hả?

- Ừ.

- Ít ai chấp nhận Kitô Giáo có liên quan...

- Sadhu.

- Rồi anh nghĩ sao về những người đó?

- Thây kệ họ. Đức Phật đâu có bắt tôi tin và sống theo ý Ngài, thì mắc giống gì tôi phải bắt người khác tin và nhìn theo quan điểm của mình. 

Vừa hay Jacinto Hưởng và Nicolas Trực về tới, Ignacio Cường bèn mời hai người Thầy Dòng lên ngồi chơi với mình. 

Thanh Liên đã bỏ đi đâu mất. Có lẽ là đi vệ-sinh chăng? Hay là ra dặn dò các đồ đệ rồi?

Ước độ một khắc sau, Thanh Liên trở lại với Chân Tâm và Duy Hảo. Mỗi người cầm theo một ly đá-me mát lạnh, thể theo lời Chân Tâm nói cái này là do Thiện Sanh pha để mọi người giải nhiệt.

Nhớ tới chuyện hôm trước, Nicolas Trực ngó Chân Tâm mà hỏi:

- Ở bên cậu có điều chi khiến cậu vừa bực vừa thương tín đồ và dân ngoại không?

- Tới bây giờ mà nhiều người còn cho rằng Tăng - Ni ăn mặn là phá giới nữa mà...

- Là sao cậu?

- Theravada và Mật Tông chấp nhận vừa chay vừa mặn, nhưng Mật Tông ưng trường-trai hơn. Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Đại Thặng,... thì trường-trai. Nhưng Thiền Tông của Nhựt Bổn lại giống với Tin-Lành bên ông, do đó tụi tôi coi họ là cư sĩ chứ không phải là Sa-môn, vì không có Sa-môn nào được phép thành gia lập thất và đi làm kiếm tiền hết, thậm chí là sở hữu tài sản.

Jacinto Hưởng hỏi:

- Còn chuyện chi nữa không cậu?

Thanh Liên đáp thay:

- Còn có người không cho Tăng - Ni ra quán cà-phê ngồi uống nước nữa.

Ignacio Cường chưng hửng hỏi:

- Gì kỳ vậy?

Thanh Liên phì cười, đoạn hỏi lại:

- Bây giờ nếu anh không quen biết tôi, tôi nói tôi khát, anh có dám mua nước cho tôi uống không?

- Còn tùy mặt mũi anh nữa. Chứ lầm người ăn vạ mệt lắm.

- Vậy thì tụi tôi mua nước hay ngồi quán uống có gì sai?

Nhóm Linh mục già - trẻ im lặng ngẫm nghĩ.

Một đỗi sau, Jacinto Hưởng hỏi:

- Nói vậy mấy cậu cũng có xài tiền sao?

Chân Tâm vừa lắc đầu vừa giải thích:

- Không, tụi tôi luôn đem theo sẵn hai bi-đông nước cỡ lớn để khỏi phạm giới xài tiền một cách không đáng. Nhưng mà, để đề phòng những tình huống bất khả kháng, mỗi khi khất thực hay đi kinh-hành một mình, ai nấy đều thủ sẵn một tờ hai chục để mua nước uống; ai cho thì quý, không cho thì mình đưa tiền, chỉ vậy thôi.

Nicolas Trực gật gù:

- Thời buổi bây giờ xin nước người ta cũng khó khăn lắm... 

Jacinto Hưởng bình phẩm:

- Hình như họ ghét Ma Tăng rồi kiếm cớ bắt chẹt luôn những người tu thật. 

Chân Tâm gật đầu:

- Họ có thể diễu cợt một Ma Tăng suốt ngày không chán, nhưng biểu họ ngồi đọc kinh điển hay nghe bậc chân tu giảng Pháp một ngày thì họ thoái thác "hết mình". Họ cũng thuộc dạng "Cống cao ngã mạn", tức là tự hoang tưởng rằng mình rành Phật Giáo rồi nên không cần học thêm hay nghe thêm nữa; chỉ có bậc A-La-Hán, Thanh-Văn-Giác hay những Quả Vị khác mới rành Phật Giáo mà thôi, người thường không có một ai đâu. 

Rồi, không ngại mích lòng, Chân Tâm nói luôn:

- Có rất nhiều người mà tôi thấy rơi vào tình huống như vầy: Hễ Ma Tăng nào mà vừa lên sóng nói quàng nói xiên, nhứt là bài bác tôn giáo khác, thì họ có mặt liền. Thậm chí Ma Tăng đó sống ở đâu, "mượn Đạo tạo Đời" từ khi nào, có con hay dan-díu với ai không, xu hướng tính dục ra sao,... thì họ biết tuốt hà. Còn những bậc chân tu thực thụ của Theravada thì mù tịt, mỗi lần hỏi họ có biết ai là bậc chân tu không thì họ trả lời trớt quớt là đời này làm gì có bậc chân tu, một câu nói thể hiện họ là một người ham-vui - nhiều-chuyện chứ đâu có phải thật lòng theo Đạo Phật.

Kế, Joseph Thành và Simon Tử ghé chơi. Ignacio Cường cũng mời hai cha con lên ngồi chơi; thầy Dự đi pha cho mỗi người một ly "Lipton - Green Tea Passionfruit Orange Jasmine" đổ đầy đá-viên.

Joseph Thành cười hỏi:

- Cậu nghĩ sao về câu "Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha - Kính mẹ mới là đi tu"?

Chân Tâm trả lời:

- Cái câu "Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha - Kính mẹ mới là đi tu" là của đời này chế ra. Và nó hoàn toàn phản lại Giáo Pháp của Đấng Thế Tôn. Bởi vì theo kinh điển, nói cụ thể ở Kinh "Hiền Ngu (Balapandita Sutta): Phẩm thứ 18 - Công-Đức - Xuất-Gia" thuộc Trung-Bộ-Kinh, rằng một người xuất-gia mẫu mực sẽ tạo phước-điền cho dòng họ của người đó và toàn thể thế gian.

Nicolas Trực hỏi nữa:

- Câu chuyện mà mấy anh kể hôm trước chỉ là truyện cổ hay có sách nào chứng minh không?

Chân Tâm cười mà rằng:

- "Kinh Hiền Ngu: Phẩm thứ 2 - Thái-tử Ma-Ha Tát-Đỏa đem thân cho cọp ăn". Câu chuyện hôm trước mà tụi tôi kể anh nghe là một dị bản từ Phẩm này.

Ignacio Cường bật cười:

- Hèn chi mà anh mới khuyên nên tự đọc kinh điển hơn là đọc bài viết của người theo Đạo.

Chân Tâm nhếch miệng nói:

- Cái gì tụi tôi không nhớ rõ hay không chắc về nguồn gốc, tụi tôi sẽ nói đó là dị bản để bảo vệ Chánh Pháp của Kinh-Điển gốc.

Jacinto Hưởng hỏi:

- Mấy cậu có tài liệu nào về Đạt-Lai-Lạt-Ma không?

Thanh Liên và Chân Tâm để Duy Hảo trả lời:

- "10 questions for the Dalai Lama". 

Thanh Liên kể:

- Tôi biết có một người bên Đạo anh, nói rằng Đức Đạt-Lai bắt tay với cái Ác, không chỉ vậy còn ca ngợi nữa. Người đó dựa vào một bức hình và vài bài viết thân với phe đó để nêu lên kết luận này. Và bộ phim tài liệu mà Sa-Di bên tôi đưa ra sẽ là bằng chứng bác bỏ kết luận của người đó.

Jacinto Hưởng hỏi:

- Cậu nghĩ sao về người Giáo dân đó?

- Là một người tín hữu thuần thành, vô cùng giỏi Thánh Kinh và rất uyên bác trong nhiều lãnh vực. Song, vẫn không thể buông sự phiến diện xuống khi nói về Đạo và nhân vật bên Đạo của người ta. 

Chân Tâm tiếp:

- Tôi để ý thấy ở xứ này có hai kiểu văn-mẫu: Hễ bên Phật Giáo có người bị vu oan, sẽ có mẫu câu, "Đáng, ai biểu hồi đó theo tụi nó chi?" Còn hễ bên Cơ Đốc Giáo có người làm sai rành-rành, sẽ có mẫu câu, "Coi chừng có người dàn cảnh hại Giáo Hội. Giáo Hội chúng ta đã trải qua bao nhiêu thời kỳ bị bách hại..."

Nhóm Công Giáo lặng thinh.

- Bên Phật Giáo dẫu sai thiệt hay bị vu oan, tụi tôi ít khi nào để vụ việc đó chìm nghỉm và những người bao che cho kẻ quấy còn bị chửi chung nữa. Tư tưởng tôn sùng thầy tu đã được Đấng Thế Tôn dập tắt bằng bài "Kinh Kalama" và những tích truyện Pháp-Cú "Tôn kính những người đáng tôn kính". Các ông cũng thấy có Ma Tăng nào được để yên đâu? Chết rồi vẫn bị đào lên chửi tiếp.

Simon Tử vừa rót nước sôi vào từng cái ly thủy-tinh vừa nói vọng qua:

- Có một phim tài liệu mà tôi đã từng coi qua và cảm thấy nó thiếu khách quan: Nước này, tạm gọi là A, nói rằng mình bị nước B tấn công. Thay vì nêu rõ nguồn cơn tại sao mình bị tấn công, họ chỉ chú tâm kể lể những thiệt hại về người và của mà thôi. Rồi sau đó, tôi tìm hiểu thêm nhiều nguồn tài liệu khác, mới biết nước B tấn công nước này là vì chính phủ của nước này đã cùng tổ chức khủng bố do nước này hậu-thuẫn cài rất nhiều người ném bom tự sát trên đất của nước B. 

Thanh Liên nhìn người bạn khác Đạo mà cười biểu:

- Bàn về Lịch sử thế giới, không phải nói đôi - ba câu là nguồn cơn rành rạnh đâu. Cho nên nhiều lúc anh hỏi tôi về chủ đề này, tôi không muốn trả lời, vì biết trả lời mà thiếu sót thì nêu lên làm chi.

- Phải. 

Simon Tử đang đi lấy nước đá. Vừa làm, ông vừa hỏi:

- Anh nghĩ Tăng - Ni có nên đi làm từ thiện không? Hôm bữa tôi có đọc một bài viết và thấy nhiều người thắc mắc sao bên anh không đi giúp?

Chân Tâm trả lời bằng giọng lạnh tanh:

- Những người bắt Tỳ-Kheo phải đứng ra làm thiện nguyện phần đông là những người đọc Kinh Điển theo kiểu "Cỡi ngựa xem hoa".

Trong "Kinh Sa-Môn Quả" đã nói rất rõ ràng tại sao một người tu hành không được làm vậy, nói phứt ra luôn vì việc cứu người có chủ-đích sẽ tạo thêm căn duyên để tái sanh và sẽ khiến không thể Niết-Bàn do còn vướng nợ trần.

Tăng - Ni có cứu hay có giúp thì sẽ làm theo kiểu "Tùy Duyên mà cứu, tùy Thời mà giúp". Chứ không có cái kiểu ngồi một chỗ mà kiếm coi ai khổ rồi lên lịch ghé thăm.

Duy Hảo bồi thêm:

- Nếu như muốn "Cứu khốn phò nguy", hãy là một cư sĩ hoặc chỉ đơn thuần là Phật tử mà thôi. Như Trưởng-lão Cấp-Cô-Độc chẳng hạn.

Chân Tâm nhờ Duy Hảo đi châm thêm nước đá-me cho mình. Rồi day qua nói tiếp:

- Ở xứ này, số người đọc Kinh Điển thì không được bao nhiêu, số người cả tin thì quá nhiều. Hễ thấy ai viết bài đúng ý thì vội vàng khen ngợi và tán thưởng... Nhứt là ở những bài phê phán Ma Tăng, người viết thường nói theo kiểu cảm tính của mình, cũng như thích diễn giải Kinh Điển theo thiên kiến.

Như Lai đã nói ngay từ đầu, nói từ lúc sau khi đắc Quả Vị Phật chưa được bao lâu, rằng hễ ai đi tu là phải xả-ly hết tất cả mọi thứ và nhiếp tâm tu hành. Bây giờ người thời nay không biết vin vào đâu mà đi ép buộc Tăng - Ni phải làm thiện nguyện...

Nicolas Trực chép miệng:

- Tôi thấy bên Đạo anh buồn quá. Miệng thì nói theo Phật mà con mắt không dòm lấy nửa trang kinh điển, lại thêm cái tánh cả tin ai giảng sao đúng ý cũng hùa theo hưởng ứng mà không chịu bỏ năm phút tìm tài liệu kiểm chứng, với lại bắt thầy tu sống đúng ý mình chứ không phải đúng với Giới - Pháp nhà Phật.

Chân Tâm chắp tay:

- Mạt Pháp mà ông.

Simon Tử đưa nước cho Jacinto Hưởng trước, kế là Joseph Thành và Nicolas Trực, sau rốt mới tới phiên Ignacio Cường. Hai ly còn lại là của ông và Stephen Đoàn - Giờ này chắc cậu ấy ngủ trưa rồi, nên ông cất ly của cẩu trong ngăn mát tủ-lạnh.

Chân Tâm chắp tay cảm ơn cậu Sa-di đáng tuổi con mình, rồi nâng ly lên mà che tay uống một ngụm. Đã khát rồi, anh mới nói:

- Hồi đầu, đọc mấy bài phản bác Ma Tăng thấy còn đỡ-đỡ, về sau...

- "Về sau" sao? - Jacinto Hưởng hỏi.

- Họ cũng hệt Ma Tăng mà thôi. Chỉ khác họ có chủ-tâm tốt, còn Ma Tăng là chủ-tâm xấu.

Nicolas Trực bật cười:

- Nhưng ai đã làm cho họ hiểu lầm trầm trọng vậy anh?

- Bên Đại Thặng. Những mẩu chuyện bên họ đã khiến cho chúng sanh hiểu lầm rất nhiều về Phật Giáo, thí dụ như "Tế-Công Hòa Thượng" chẳng hạn, chỉ vì phim này mà nhiều người cho rằng ăn chay mới đúng - còn ăn mặn là sai, và nếu có ăn mặn thì giống như Tế-Công, tức là tu theo kiểu phá Chấp và tu tại Tâm. Theravada không cấm ăn mặn và không cho rằng ăn chay mới mau đắc thành Chánh Quả, đắc thành Chánh Quả hay không là ở sự nỗ lực tinh tấn tu hành và xả-ly của mình, không phải dựa trên yếu tố ngoại cảnh. Và, cũng vì phim này mà nhiều người tưởng lầm Tăng - Ni phải đi cứu nhân độ thế.

Muốn nhận xét hay phê bình hành vi và lời nói của Tăng - Ni, hãy dựa trên Giới Luật và Giáo lý của Đức Bổn Sư sáng lập Đạo, chứ đừng nên dựa trên cảm tính cá nhân hay thông qua phim ảnh - sách truyện do người cầm bút sáng tác. 

Nhưng... À mà thôi, chừng nào có dịp, tôi sẽ nói rõ cho các ông biết vin vào Giới-Luật một cách cứng-ngắc sẽ gây nguy hại như thế nào.

Simon Tử hỏi:

- Vậy nhà nào phải đứng ra giúp chúng-sinh?

- Nhà nước. Kêu nhà nước giúp chứ đừng đẩy cây sang nhà thờ hay nhà chùa.

Joseph Thành hỏi:

- Bên cậu nghĩ sao về vấn đề ly-hôn?

Thanh Liên trả lời:

- Tụi tôi không can thiệp hay hòa giải chi sất. Nghiệp của ai - Người ấy gánh.

Jacinto Hưởng kêu lên:

- Gì kỳ vậy?

- Đã xảy ra rất nhiều vụ con lỡ tay hay cố-sát giết cha chỉ vì bảo vệ mẹ, hoặc ngược lại; khi ấy, người ta xúm vô bình luận, "Biết chồng/vợ vũ phu sao không ly hôn sớm, để giờ đứa con mang tội?" Rồi lại có rất nhiều vụ con giết cả gia đình vì tổn thương tâm lý do cha - mẹ ly hôn; khi ấy, người ta xúm vô bình luận, "Sao không chịu nhịn nhau một chút, ly hôn làm chi để đứa con mang tội?"

Chỉ có người trong cuộc mới hiểu được nên "chèo tiếp" hay "xuống đò". 

Nicolas Trực hỏi:

- Vậy theo anh nghĩ lỗi này là ở đàn ông hay đàn bà?

Thanh Liên nhếch miệng đáp:

- Tùy trường hợp, không thể quy chụp chung-chung được. Nhưng tự nhiên tôi cảm thấy mắc cười...

Rồi trước sự chờ đợi của phía Công Giáo, người Tăng sĩ Theravada ấy điềm đạm trình bày:

- Nhiều người bắt phụ nữ phải nhẫn nhịn, trong khi đó ít ai bắt đàn ông phải biết mềm mỏng với họ. Ngay cả đến con cái, sau khi ly hôn, cũng thường đổ lỗi cho người mẹ đã không biết cách gìn giữ hôn nhân; và nếu như không ly hôn, mà sau này xảy ra chuyện đáng tiếc, người bị quy hết trách nhiệm cũng là người mẹ chứ không phải người cha...

Nicolas Trực hỏi tiếp:

- Vậy anh nghĩ quan điểm đàn bà thường ích kỷ, máu lạnh hơn đàn ông có đúng không?

- Thường, khi lên cơn điên loạn do bịnh tật hay bế tắc trong cuộc sống, phụ nữ sẽ chọn cách tự sát hoặc giết những người thân trong gia đình mình, cũng như những ai có ân oán với mình. Ngược lại, đàn ông sẽ đi đồ sát tất cả những ai mà anh ta bắt gặp được, dẫu người đó với anh ta chưa hề quen biết chứ đừng nói chi là có hiềm khích với nhau.

Điểm lại những vụ xả-súng bên Mỹ hay xả-dao bên Tàu, thủ phạm phần đông là đàn ông và thường là có dấu hiệu về thần-kinh hay cuồng-tín quá xá.

Vậy, quan điểm phụ nữ ích kỷ và máu lạnh hơn đàn ông, là một quan điểm vô cùng sai lầm.

Joseph Thành thở dài:

- Trong quá khứ, những cuộc thảm sát, khai-mào chiến tranh và diệt chủng gần như đều do đàn ông thực hiện...

Thanh Liên cười buồn:

- Phụ nữ có điên, thường họ sẽ lựa người mà giết. Còn đàn ông mà điên, phần đông họ sẽ không từ một ai hết. Vậy ai máu lạnh hơn, ai ích kỷ hơn?

Trước khi chia tay nhóm Nguyên Thủy Phật Giáo, Jacinto Hưởng hỏi câu cuối cùng:

- Cậu có nghĩ "Văn là Người" không Liên?

- Nếu như những gì tôi nói từ ban nãy cho đến bây giờ chuyển thành đoạn văn, và ông không biết tôi là ai, ông nghĩ tôi làm nghề gì để sống?

Nhóm Linh mục im lặng.

- "Văn là Người" chỉ đúng phân nửa thôi. Không ai hay biết đời tư của Oscar Wilde thác loạn ra làm sao, tánh-nết của Shakespeare khó ưa như thế nào, cuộc đời của Haruki Murakami không hề thú vị và đầy hương sắc như trong tác phẩm do ông sáng tác, hay cái sự sáng suốt mà Nguyễn Hiến Lê đã thể hiện trong từng trang sách đã không áp dụng được cho mắt nhìn người của ông ở ngoài đời...

- Thế ai sống đúng với câu đấy? - Simon Tử hỏi.

- Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu, Quyên Di, Mai Thảo, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Lê Thương,...

Mưa rồi. Ngoài trời mưa đổ-hột. Cơn mưa không lớn lắm nhưng cũng đủ làm quần-áo bị thâm-kim hôi rình. Nicolas Trực giúp thằng con "Độc-cước đại-hiệp" ra kéo sào-đồ còn ướt và gom trang phục chưa khô mấy.

Thanh Liên buông xuống một câu kết:

- "Văn dĩ tải Đạo", nhưng "Đạo khả Đạo, phi thường Đạo".

Trước lúc ghé Đan-viện, Ignacio Cường dẫn Stephen Đoàn đi thăm một Giáo-dân bị tăng-tội oan. Tổ hợp luật sư "Vì Dân", mà chàng Cư sĩ Cao Đài đang cộng-tác, bị ngăn trở giúp đỡ người đàn ông này rất nhiều; cho nên đến tận hôm nay, anh ta vẫn phải ngồi khám và chờ đợi bản án tử hình nghiệt ngã. Trường hợp của anh này cũng tương tợ như ông Năm đang trốn dưới Cà Mau.

- Mua pizza cho ổng ăn đi. - Ignacio Cường nói trong lúc đội nón bảo-hộ. Bữa nay Stephen Đoàn sẽ chở anh đi bằng chiếc xe "Piaggio - Vespa" màu ghi-xám của ảnh.

- Được. 

Thể theo ý của Stephen Đoàn, Ignacio Cường ghé "Pizza's Hut" mà mua hai cái bánh thập-cẩm và hai phần gà giòn.

Do cai-tù cũng là một Giáo dân nên ổng nể mặt hai chàng mà du-di cho vô thăm. 

- Đó, nó ngồi thù-lù ở trỏng đó. Tuyệt thực mấy bữa nay rồi. Ngày nào cũng la lên, "Tao bị oan..."

Ignacio Cường đưa chai thuốc nước trị bịnh bao-tử nhãn hiệu "Kremil's" và một chai nước suối cho người đó uống, thấy nuốt xuống cái ực rõ ràng rồi, mới đẩy đồ ăn qua cái ô bên dưới song sắt.

- Có chuyện gì thì xin anh hãy nói cho tôi biết... - Ignacio Cường vừa hỏi vừa mở rương đựng đồ làm Lễ.

- Bộ tôi sắp chết hả Cha?

- Không, "Bí-Tích Hòa-Giải". 

- Tao không có làm thì mắc giống đách gì tao phải nhận Bí-Tích này!!!

- Vậy anh nói thật cho tôi nghe đi, rồi tôi sẽ thực hiện "Bí-Tích Xức-Dầu Bịnh-Nhân" cho anh.

- Cha có Mình-Thánh-Chúa không?

- Chờ một chút.

Một bàn Thánh được dựng ngay tức khắc, bằng cách chồng hai cái rương lên cao. Sau khi bày biện đủ hết rồi, Ignacio Cường và Stephen Đoàn lập tức tổ chức Lễ Mi-Sa. Người cai tù kiêm Giáo dân hớt hải chạy đến dự Thánh-Lễ Chúa-Nhựt sớm. 

- Trời ơi cái quần...

- Suỵt. - Người cai-tù bên Đạo bịt miệng thằng bạn đồng nghiệp.

Người đàn ông mang án oan nghiêm cẩn quỳ gối dự Thánh-Lễ đã được giản-lược rất nhiều.

Đến màn trao Bánh-Thánh, người cai tù hớt mà chạy tới nhận trước. Sau rốt mới chịu mở cửa cho ông Cha Cọp vô trao Thánh Thể cho người tù-nhân kia. Người tù-nhân kia rước Mình-Thánh-Chúa với đôi tay chắp lại trước ngực và hai hàng nước mắt lưng tròng. 

Xong xuôi hết thảy, người cai tù vừa mở khóa cửa vừa hỏi Cha Cọp:

- Có hát không Cha? 

- Dẹp.

Người tù nhân nài nỉ:

- Đã lâu tôi không được nghe Thánh Ca rồi hai Cha.

- Ngọc Mỹ, ca cho con Chiên nghe.

Stephen Đoàn ngơ ngác suy nghĩ một hồi, mới tìm thấy được một bài Thánh-Ca thích hợp:

- "Thờ-lạy Chúa" của Linh mục Hoài Đức.

- Anh ca, tôi thổi sáo.

Sau hơn vài lần dợt tới dợt lui, rốt cuộc hai chàng Linh mục mới có thể cùng nhau tấu khúc Thánh-ca ấy. 

Người dân-oan đó bấy giờ mới bình tâm lại được. Có lẽ đây là lần đầu tiên mà anh ta được thấy Lễ Mi-Sa thế này: Không đoàn-rước, không hoa thơm - nến ấm, không "Ngắm-đứng" cũng chẳng có dàn nhạc được tập dượt kỹ càng; chỉ có mỗi hai tấm lòng phụng vụ tha nhân của hai người Cha trẻ.

Rời khỏi trại giam với tâm trạng nặng trĩu, hai người bạn đồng quản xứ buồn thiu lên xe chạy tới Đan-viện Dòng Chúa Cứu Thế. Bấy giờ xe cộ đông nghẹt, lại không ai nhường ai, người nào người nấy mạnh nhau vượt ẩu và giành từng tấc đường trống, nên có một khúc-lộ mà xảy ra tới mấy vụ cự lộn do quẹt xe hay đụng trúng. Hai chàng không dám thi-gan với thiên hạ, nên quyết định len vô rừng hẻm. Tốc-độ của chiếc xe ngang với mức đạp xe của một người già đi bộ, vì họ sợ con nít hay thú nuôi băng ra trước đầu xe bất thình lình; lại thêm những hàng quán lấn chiếm mặt đường, không khéo là bị người ta ăn vạ - làm tiền liền. Tới một ngã ba, Stephen Đoàn ngừng xe để hỏi đường quẹo ra đây; ông-bác ở cái nhà lầu có bồn-bông trước cổng vẽ luôn sơ-đồ đề hai cậu trai khỏi quành lại hỏi mình nữa. 

- Bác này biết "Rút kinh nghiệm" nè.

Stephen Đoàn cười tủm tỉm trước câu bình phẩm của Ignacio Cường. 

Đến được Đan-viện thì giờ Kinh Chiều cũng gần vãn. Cổng Đan-viện chỉ mở khi giờ Kinh kết-thúc, nên hai người ra băng đá đặt trước hàng rào mà ngồi chờ và đọc Kinh Chiều. Nếu không có tấm áo chùng thâm, ắt hẳn ai nấy đều tưởng hai chàng là Giáo-dân sùng tín thái quá.

- Mưa nữa rồi đó Cường. 

- Đã buôn bán ế ẩm mà còn mưa suốt ngày...

Ignacio Cường chưa nói hết câu, tấm bảng gắn nơi cổng đã hiện đèn-xanh, báo hiệu giờ tiếp khách.

- Giờ này mà có cha Sáu là thể nào chả cũng ca, "Gõ cửa trái tim. Van Em được vào..."

Stephen Đoàn được một phen cười bể bụng.

- Nãy Thầy nghe có tiếng ai đọc cái gì ngoài ngoải, đâu đứa nào ra coi giùm Thầy đi...

Đón tiếp hai chàng là một Đan-sĩ lạ hoắc lạ huơ. Người này vừa ốm vừa cao mà lại vừa nhỏ-xương, nên mặc tu-phục dòm không khác chi con bù-nhìn dựng trên cánh đồng.

- Alleluia?

- Giáo sĩ, bạn của Richard - Ngô Đình Lãm. - Ignacio Cường đưa tay ra bắt.

Người Đan-sĩ dị tướng liền niềm nở bắt lại. Rồi hân hoan rước hai người vô đại sảnh.

Đan-viện được thiết kế theo kiểu nhà Hội-Đồng Nam-Kỳ, nhưng chỉ có cái cốt, còn phần hồn đã giản lược những chi tiết xa hoa và phung phí quá thể - cũng như không phù hợp với Giáo-lý bổn Đạo. Do đó khách viếng thăm không cảm thấy nơi này phô-trương hay lòe-loẹt, mà ngược lại còn mang cảm giác bổi-hổi bồi-hồi thân thuộc. 

- Cường, Mỹ. Nay tới thăm ai đây? - Thomas Tường vừa hỏi vừa lấy chổi quét nền nhà lót gạch-tàu được áo một lớp hóa-chất không-trơn và không bị đóng rêu.

- Dạ, Richard Lãm. - Ignacio Cường vừa trả lời vừa ngắm chùm đèn Pháp-Lam rất lớn treo chính giữa đại-sảnh. 

- Phòng của nó nằm ở mé tả, phía chót hết á, trong phòng còn năm đứa nữa...

Stephen Đoàn giơ tay xin phép cắt ngang:

- Vậy ra mấy ảnh ngủ giường-tầng?

- A, để Thầy nhớ coi... Một cái giường đôi có cái giường đơn chồng lên trên. Vị chi sáu đứa, chia đều ra, à, là hai cái giường kiểu vậy đó con.

Rồi người Đan-Phụ dễ mến nhờ một Đan-sĩ khác nữa dẫn đường cho hai thằng con trai cùng Dòng nhưng khác chí-hướng. Song, trước khi xuống nhà dưới, ông yêu cầu hai thằng con bỏ giày và cất ở trên cái kệ đan bằng cọng lục-bình.

Richard Lãm đang nằm ở cái giường đơn. Hai cái giường kiểu "Chuyện ba-người" nằm sát rạt với nhau, mỗi cái giường đơn dựa lưng vào một bên vách. Phía cuối cái giường nằm cánh hữu là một khung cửa sổ đụng trần để giúp cho gian phòng đỡ ngột ngạt và bí bách; ở đây còn trổ thêm một dàn bông-gió chạy dọc nữa. Vị trí mà chàng Đan-sĩ cục mịch đang nằm đối diện với cửa phòng. Trong phòng gắn một cây quạt-trần tám-cánh công suất cực-đại, chính giữa hai giường gắn hai cây quạt treo tường - mỗi cây chỉa về một cái giường đơn, và dưới chân mỗi giường đôi là một cây quạt đứng không dành cho người-lùn. 

- Rồi sao không gắn máy lạnh hay máy điều hòa luôn cho nó gọn hả mấy cha? - Ignacio Cường hỏi.

- Chỗ đâu gắn cục-nóng, huynh? Phả qua nhà kế bên là Thầy bị lủng màng nhĩ đó.

- Với lại sau hè còn trồng rau - nuôi gà nữa. 

- Còn Hè thì sao?

- Mỗi đứa được phát thêm một cây quạt Ba-Tiêu.

- Cái cửa này... - Stephen Đoàn chỉ vô cánh cửa nằm dưới cái giường cánh tả.

- Nhà kho của tụi tui á. Quần-áo, mùng-mền,... giống gì cũng liệng vô trỏng hết. Trong đó cũng có lối thoát hiểm nữa, để lỡ cháy hay bị khóa bên ngoài thì còn có đường mà chun ra. Coi vậy chớ cũng rộng rãi lắm đó.

Nói đoạn, người Đan-sĩ gốc "Bánh phồng-tôm Sa-Giang" rời khỏi cái giường cánh tả và đi xuống phía dưới chân giường mà kéo hộc-tủ "giấu" ở dưới giường cho họ coi. 

- Rộng quá ha? - Ignacio Cường lấy gang-tay làm thước đo mà ước lượng thử kích thước.

- Ờ, giở cái nệm lên... Nè, cần-quay nè... Đó, thấy chưa? Còn dư quá trời chỗ luôn.

- Tụi tôi sẽ hùn tiền mua cho mỗi phòng một cái máy lạnh. Dây nhợ nhiều quá dễ bị chập điện lắm. 

- Căng à nha? Không biết chỗ đâu gắn cục-nóng nữa. - Người Đan-sĩ nằm cùng giường với người Đan-sĩ miền Tây thấp giọng nhận xét.

- Gắn trên mái nhà dễ bị nóng quá mà phát nổ lắm. - Người Đan-sĩ nằm ở cái giường đơn cánh hữu cau mày.

Người Đan-sĩ ngồi ở cái giường còn lại tếu táo:

- Tao thấy còn có cái hàng rào... 

Người Đan-sĩ miền Tây trề môi:

- Mày gắn ngoài đó là ngày mơi hổng còn cái cục nào đâu.

- Còn cục chớ.

Richard Lãm giơ nắm đấm, ý muốn nói, "Mày mà nói bậy là tao cho "bơm-môi" liền".

Người Đan sĩ miền Tây hỏi:

- Còn cục gì?

- Cục tức á.

Ai nấy thảy đều phá lên cười. Thời buổi gì mà một mét vuông bốn chục người thó đồ; Alibaba mà tuyển nhân sự cho đảng cướp chắc lựa mệt xỉu luôn.

- Ờ, nãy giờ lo nói mà quên mời khách ngồi... - Người Đan-sĩ ngồi ở cái giường còn lại chỉ tay vô bức tường mà rằng. - Kéo cái kệ xuống là thành băng ghế hà.

- Phòng ốc gì mà y như phim hoạt hình vậy chèn. - Ignacio Cường cười ha hả.

Stephen Đoàn hỏi:

- Vậy có cần mua tủ-lạnh không?

- Nè, ở trỏng đó. Ồn quá nên khiêng bỏ vô trong trỏng rồi.

- Cái tủ-lạnh mà tao tưởng tác-ráng. Nhờ nó mà tao đỡ nhớ quê.

- Mua cái khác đi. Để toàn chất liệu dễ cháy mà nghĩ sao bỏ cái tủ-lạnh xi-ba-chao vô trong trỏng.

Richard Lãm khoát tay:

- "Tụi nó" sắp ca bài "Một người đi" rồi. Tiền điện giống như cái máy hút máu vậy. Nên cũ hay mới gì tụi tôi đều không xài hết. Thầy đang coi ai trả giá cao thì bán phứt hết luôn cho rồi. Mười phòng - Mười cái máy bào-tiền, chịu sao thấu?

- Còn cái tủ-lạnh dưới nhà bếp?

- Ờ, đúng rồi đó... Mua giùm cái tủ-lạnh với tủ cấp-đông đời mới đi hai huynh... Vì hai đứa nó mà tụi tui bị Tào-Tháo dí hoài.

- Khỏe, khỏi sợ trĩ nội - trĩ ngoại. - Richard Lãm thoái thác tiếp.

- Bộ đi tiêu chảy suốt hổng bị trĩ hả thằng ngu Y Học?

Nói là làm, Ignacio Cường mở máy tra cứu coi hãng nào bán tủ-lạnh và tủ cấp-đông bền mà ít hao điện nhứt.

- Ê, đừng có tự ý chọn nha? Lên hỏi Cha một tiếng đi, ổng già ổng hay tự ái lắm, mình mua mà không hội ý với ổng là ổng nói mình chê ổng già cả - vô dụng liền.

Người Đan-sĩ nằm ở cái giường còn lại pha lửng:

- Coi cái tủ nào từng đựng được "thành quả nghiên cứu" vaccine trị cúm Tàu hay kit test thì mua.

Nghe đến đây, ai nấy vừa mắc cười vừa phát sợ cha nội này. Thân đã tu rồi mà cái mỏ thì không chịu yên-bề với cái thân.

Thomas Tường nghe tin hai thằng con Linh mục muốn mua tặng hai cái tủ thì mừng rơn chạy xuống liền.

- Thầy thích "Samsung" hay "LG"? Con tính mua loại bốn cửa...

- Nè con... Thầy thấy cái hiệu "KitchenAid" này vừa bự vừa bảo-hành lâu nè.

Ignacio Cường ngạc nhiên. Nào giờ anh đâu có nghe cái hiệu này đâu ta?

- Jesus - Ma!

Đàn con hoảng hốt vây quanh ông.

- Tủ-lạnh gì mà mười mấy ngàn Mỹ-kim?

- Thầy vô lộn trang của nước ngoài rồi. - Người Đan-sĩ miền Tây chán nản giải thích.

- Hèn chi... Bên mình ít ai xài nổi cái hiệu này lắm. - Người Đan-sĩ ngồi ở cái giường còn lại bật cười khúc khích.

- Để ra đó rồi coi cái nào được... Còn cái tủ cấp-đông...

- Thầy ráng kiếm cái nào bằng giá khu đất Phú Mỹ Hưng nghen Thầy?

- Mồ tổ cha mày... Tao già, tao lẫn, mà cứ chọc cho tao chửi hoài...

Stephen Đoàn mời Đan-phụ coi thử một cái:

- Con thấy cái hiệu "Whirlpool" này tốt nè Thầy. Nó là công-ty mẹ của cái tủ-lạnh mắc tiền hồi nãy đó. Mà giá lại thấy rất được, bảo-hành cũng lâu nữa.

- Được, vậy mình lấy cái tủ cấp-đông này trước đi. Rồi mơi mốt có gì con dẫn Thầy đi coi tủ-lạnh. 

Ignacio Cường liền đặt một cái tủ màu trắng cỡ lớn-nhứt.

Richard Lãm nhắc nhở:

- Nhưng mà mua về đừng có ghim điện liền nhe Thầy. Phải để ít nhứt vài tiếng cho cái máy nó hết xốc và đều gas, sau đó mới cho nó hoạt động. Ghim điện liền dễ làm máy mau hư và chập mạch lắm.

- Rồi, nhớ nhắc Thầy nghen mấy đứa?

- Dạ!!!

Ignacio Cường bỗng châu-mày hỏi:

- Ủa, nãy giờ con đếm có chín phòng hà. Còn phòng thứ mười đâu Cha?

Thomas Tường hất cằm:

- Đó, trên gác đó, phòng tập thể chia thành bốn khu nên được ưu tiên gắn tới ba cái máy điều hòa và hai cái máy lạnh. Không phải thiên vị đâu nghen. Do là dạng áp-mái nên ban ngày hay ban đêm ở đó đều nóng bức như đổ lửa, thành thử ra Thầy mới quyết định chơi tới bến luôn như vậy.

- Rồi được bao nhiêu giường?

- Bốn mươi cái giường đơn, tùy theo sự phân-khu mà số giường ở mỗi nơi khác nhau. Trần nhà thấp quá nên không thể để giường tầng. 

- Con tính gắn máy lạnh cho chín phòng ở dưới, Thầy coi được không?

- Trả tiền điện hổng nổi đâu con.

- Vậy ở trển chắc có cầu tiêu - nhà tắm riêng? 

- Ừ. Một cái nhà vệ sinh và nhà tắm có chín buồng. Bồn rửa mặt thì mười hai cái. Và máy làm nước nóng - lạnh được hai cái. Tủ-lạnh...

- Mua luôn cái mới đi Thầy. Tủ-lạnh cũ hao điện dữ lắm.

Thomas Tường ngó vô khung cửa sổ nằm dưới hai cây quạt treo tường mà ngại ngần nói:

- Ưu tiên tụi nó quá rồi. Còn mấy đứa này... 

Richard Lãm lắc đầu mà cười biểu:

- Mua đi Thầy. Ở trển đi lên - đi xuống bất tiện hơn dưới này.

Rồi đó, Thomas Tường dẫn hai thằng con đang quản xứ lên gác coi thử. Cầu thang nằm sát vách phòng Một; ở chiếu-nghỉ có một cánh cửa lùa dẫn vô thư-viện và phòng ngủ của ông cùng ba đứa con đau yếu liên miên - Tụi nó cũng ngủ ở cái giường tầng y hệt lầu dưới.

- Muốn vô coi không?

Hai đứa con gật đầu.

Chỗ ngủ của bốn Thầy - Trò ngăn cách với thư-viện bằng một tấm bình-phong vẽ cảnh "Mai - Lan - Cúc - Trúc". Mỗi khu vực gắn một cái máy điều-hòa, riêng chỗ ngủ thì được thêm cái máy-lạnh, nhưng chỉ có mỗi cái máy điều-hòa gắn bên thư-viện là đang hoạt động. Sát giường ngủ của ông là một khung cửa sổ cỡ lớn chạy từ đầu đến cuối chân giường, do đó nơi đây không cần bật máy gì hết vẫn hết sức mát mẻ và thoáng đãng. Cái giường tầng của ba đứa con ông nằm kế bên tấm bình phong, và cách giường ông chừng đâu mét mấy, cửa sổ lắp ở khoảng trống cũng có bề ngang tương đương như vậy và cao tới trần nhà. Chỗ ngủ ở đây cũng có một nhà-kho dạng ẩn giống như các căn phòng dưới lầu.

- Có cầu tiêu - nhà tắm riêng không Cha?

- Đây nè. - Thomas Tường chỉ vô cánh cửa nằm đối diện với cửa phòng-ngủ. - Một buồng-tắm, một bồn cầu và một bồn rửa mặt.

- Còn mấy người kia đâu Cha?

- Chắc lên lầu chơi với mấy đứa kia rồi.

- Cha giới thiệu sơ được không?

- Một thằng bị suyễn, nó nằm ở giường-đơn đó. Một thằng thì mồ côi có tật sợ ma nên không bao giờ dám ngủ một mình, nên dầu có chí hướng đi tu nó cũng lựa Đan-viện làm chốn dừng chân; nó nằm ở ngoài bìa. Thằng còn lại thì là bác-sĩ Gia-Đình nên ở cùng Thầy để lo cho thằng bạn.

Gác lửng rất rộng rãi, nhưng đáng tiếc xây trần quá thấp nên nhìn có vẻ khá tù túng và bí bách. Đối diện với cầu thang là nơi tiếp khách, chỉ đặt mỗi bộ sô-pha màu trắng chữ L kẻ ca-rô và hai cái bàn-nước có cùng kiểu dáng cách điệu theo hình hai cây nấm một mập lùn và một ốm cao nằm kề nhau; trên bàn để sẵn gạt-tàn đặng ai muốn cắt móng tay hay da-xước thì có chỗ bỏ vô. Sau lưng bộ sô-pha là một lối đi không-cửa xây hình bán nguyệt, từ lối đi này sẽ dẫn tới các phân-khu; hành lang rộng được vài mét, phía trên chỉ lắp khung cửa sổ bằng kính mi-ca chứ không lợp mái hay đóng la-phông, hòng làm lối thoát hiểm lẫn đón ánh sáng và khí trời, mỗi bên thành cửa-sổ gắn bóng đèn Led nên khu vực này sáng trưng như ban ngày.

- Sao im ru vậy Cha?

- Mỗi thằng cắm mặt vô sách hay máy móc rồi.

- Vậy thôi mình đi xuống đi Cha. Để dịp khác tề tựu đông đủ.

- Ờ, thôi vậy.

Richard Lãm không nhận phần đồ ăn mà hai người bạn cùng Dòng tặng. Anh nhường khẩu-phần ấy cho đứa em bị suyễn và người đàn anh mới vừa hết cảm cúm. 

- Vậy nhận cái này nhe?

Đó là một đôi giày "Skechers - Relaxed-Fit: Harper - Forde Loafer" màu nâu-vừa rất đẹp và vô cùng êm chân. 

- Mỗi đứa một chiếc. - Ignacio Cường giỡn.

Richard Lãm phá lên cười. Rồi quàng tay mà ôm chầm lấy hai người bạn đáng mến. Muốn nói cảm ơn lắm-lắm nhưng tự nhiên lời đã nghẹn trên môi anh rồi.

- Mấy người sanh cùng ngày với anh đâu rồi?

- Họ cũng có quà hả?

- Ờ, có vài người hà, tốn đâu có nhiêu đâu, mắc công "Hờn Anh -Giận Em".

Những người sanh cùng ngày với Richard Lãm chỉ có bốn. Do đã nhờ Đan-Phụ hỏi giùm nên hai người mới biết ý thích và số đo của từng chàng. 

- Nè. Tất cả đều là hiệu "Skechers". Tôi đọc từng kiểu, của ai thì lên nhận nhe?

Ignacio Cường đưa đôi giày "Go Walk Flex - Impeccable 2" xám - bạc - trắng. Lập tức một chàng bước tới đón lấy; anh chưa từng đi giày của hãng này bao giờ, nhưng xét kiểu dáng và màu sắc không thua gì cái hãng mà anh rất thích. Kế, chàng Giáo sĩ đưa tiếp đôi "Relaxed-Fit: Arch Fit Melo - Otero" màu nâu-đậm; người nhận lần này là một Đan-sĩ mặt mày phương-phi, tướng tá lãng tử và tiếng nói hơi ồm-ồm khó nghe. Tiếp, là đôi "Slip-ins MN: Casual Glide Cell - Waylen" màu xám - bạc - trắng; người Đan-sĩ có gương mặt tươi cười như "Quái-kiệt" Trần Văn Trạch hớn hở cầm. Và đôi "Slip-ins: Go Walk Massage Fit - Current" màu xanh hải-quân đậm thuộc về người Đan-sĩ bị yếu xương khớp.

Một cậu thanh niên đứng lấp ló ở cầu thang mà ngó xuống chỗ họ.

Người Đan-sĩ bị yếu xương khớp vừa xỏ giày đi thử vừa nói giọng buồn-buồn:

- Nó mồ côi từ nhỏ...

Y-Nhã Cường chợt vỗ trái một cái, rồi ngoắc tay gọi cậu ấy:

- Nè, tôi có mua cho cậu một đôi nè. 

- Thiệt hả anh?

Cậu này chắc chưa đầy hai mươi bốn tuổi, mặt hãy còn búng ra sữa, mắt bồ câu hiền queo và nước da trắng ngần như bông bưởi. Nhận được đôi giày, cẩu mừng phát khóc, vì từ hồi nhỏ cho đến bây giờ cẩu mới có riêng một đôi giày mới tinh và đúng với cỡ chân của mình.

- "Slip-ins: Go Golf Elite 5 - Slip'in" màu trắng.

- Hơi rộng, anh.

- Mang vớ vô là vừa. Mua giày nên chọn đôi rộng hơn cỡ thật chừng nửa số hoặc hơn một xíu, để chừa hao đôi vớ và phòng hờ bị sưng chân nếu đi nhiều.

- Vậy hả anh? Hèn chi... Tôi mang mà thấy hở gót một khúc.

Stephen Đoàn hỏi Richard Lãm rằng ngày mốt là sanh-nhựt ai? Đình Lãm bèn gọi người đó xuống gặp chàng để nhận quà.

Người Đan-sĩ ấy xuống lầu gặp hai chàng Linh mục mà vẫn còn kẹp cuốn sách trong nách. Người này quê ở Lâm Đồng, đường về nhà cheo leo - hóc hiểm nên hai chàng quyết định chọn đôi nào chuyên để trèo đèo, lội suối, leo núi và băng rừng. 

Stephen Đoàn giới thiệu:

- Đây. Đôi của anh, "Arch Fit Trail Air" xám pha với trắng và đen.

- Quà sanh-nhựt sớm. - Ignacio Cường bồi thêm.

Trước lúc từ giã người Đan-sĩ "Gió núi - Mưa rừng", Ignacio Cường hỏi thăm anh về tình hình truyền Giáo ở trển, và nhận về những câu trả lời không được vui lỗ tai cho lắm.

- Còn đôi cuối... - Stephen Đoàn cởi ba-lô xuống.

"John - Kim-Khẩu" Khiêm nhìn hai chàng Cha xứ bằng đôi mắt bồ câu:

- Của ai vậy anh?

Ignacio Cường nhún vai:

- Là một Đan-sĩ Stiêng. 

- Để tôi dẫn đường cho.

Để ra sau hè, hai chàng Giáo-sĩ phải mang dép xỏ-ngón. Loại dép bán xô đầy vỉa hè, ba đôi mà chỉ có mười lăm đồng. Ở đây có bốn màu: Rằn-ri, than-đen, xanh Hải-Quân và nâu cánh-gián; Ignacio Cường chọn màu than-đen và Stephen Đoàn xọt đại vô đôi màu nâu cánh-gián.

Chàng Đan-sĩ Stiêng đang lặt lá cho cây ổi chim ỉ* để ngừa cây nhiễm-bịnh mà chết. Anh đội cái nón lá có "giăng-mùng" để ngừa bụi bay mà làm hỏng mắt. Chân thì mang ủng và tay thì đeo găng dài quá cùi-chỏ. Và mặc dù đã đội cái nón có tấm lưới bao quanh, anh vẫn bịt-mặt và đeo kiếng bảo-hộ.

Ignacio Cường giơ cái hộp ra mà cười biểu:

- "Sketchers - Slip-ins: Glide-Step Swift - Prose" màu xanh Hải-Quân đậm.

Người Đan-sĩ sắc tộc Stiêng không chịu nhận. Gia đình anh còn phải đi dép cũ, sao anh nỡ được hưởng đồ tốt của mình?

- Nè, "Slip-ins RF: Slade - Ocon" màu nâu pha với sắc xám và đen; tôi không mua giày có dây cột vì sợ ba anh đi vấp té, dây này chỉ là dây trang trí thôi. " BOBS Flexpadrille 3.0 - Sun Edit" màu hồng cho má anh; có họa tiết gần giống thổ-cẩm của sắc tộc anh. "Cordova Classic - Painted Florals" cho em gái anh. Và "Game Kicks - Gametronix" cho em trai anh.

Chàng bật khóc nức nở. Rồi chừng khi cơn xúc-cảm đã lắng bớt, chàng mới nghẹn ngào nói:

- Bữa hổm Cha hỏi tôi sở thích và cỡ giày của gia đình tôi bi nhiêu... Tôi tưởng chừng nào người ta cho đồ cũ thì Cha để dành giùm... Dè đâu...

Stephen Đoàn nói tiếp:

- Còn chú và dì của anh nữa. 

- Lạy Chúa tôi... Hai anh rộng rãi quá đi mất...

Stephen Đoàn giới thiệu giùm:

- "Air Dynamight - Laid Out" màu Oải-hương cho dì của anh, còn con gái của dỉ là "Twi-Lite 2.0 - Wingsical Wish có thể nhấp-nháy đèn theo mỗi bước chân. Còn đây là đôi của chú anh, "Slip-ins: Remaxed - Fenick" màu xanh Hải-Quân.

- Hai anh lấy đâu ra tiền mà mua quá trời giày hiệu vậy?

Ignacio Cường gãi mũi ngượng ngùng:

- Tụi tôi có nhờ hai người bạn bên Lương chỉ cách mở trương mục để mua trái-phiếu Hoa Kỳ, đầu tư vô tiền điện-tử và chơi chứng khoán. Cũng nhờ họ mà bữa nay tụi tôi đã có thêm một mớ tiền, nên có thể rộng tay giúp đỡ mọi người hơn trước.

Cậu Đan-sĩ mồ côi dẫn hai người anh Giáo-sĩ ra coi vườn tược sau hè. Nơi đây có xây hai nhà-kiếng để trồng những loại rau cải ưa lạnh và yếu ớt, và đắp năm giồng lớn để trồng các loại củ và kiêm luôn bờ-bao ngăn nước dâng mỗi khi hết mùa-vụ. Về phần trái cây, chỗ này có nhãn da-bò Bạc Liêu, vú-sữa Lò Rèn, thanh-trà Bình Minh, quýt Cái Bè, mận An Phước, xoài Đồng Tháp, sầu-riêng và dừa Bến Tre, bưởi Năm Roi, cà-na Cà Mau, điều Bình Phước, quách Trà Vinh, thốt-lốt An Giang, dưa Đức Hòa,... Nói chung, toàn bộ trái cây của Nam Kỳ Lục Tỉnh đều có mặt hết.

- Ở đây có dừa-nước, bình-bát, chùm-ruột, nhãn-lồng, trứng-cá với sơ-ri luôn nè.

Y-Nhã Cường hỏi:

- Hình như miếng đất này hình chữ T?

- Phải, mảnh đất này có hình dạng chữ T: Phía trước nhà là cái thân-đứng, còn sau hè là cái thân-ngang nhưng diện tích hai bên không đều nhau - bên trái rộng hơn bên phải vì bên trái là nghĩa-trang nên không có ai dám mua đất - cất nhà...

Thomas Tường mời hai thằng con ở lại ăn cơm tối. 

Hai chàng cũng không từ chối, bèn theo chân Cha vô nhà ăn. 

Tòa nhà được thiết kế theo hình dạng chữ "U" nằm ngang và tựa lưng vào mé phải. Do đó sẽ có  khoảng trống, khoảng trống ấy được dành làm sân vườn và làm chốn thoát hiểm khi có hỏa hoạn. Nhà ăn và bếp nấu được đặt ở "cái-chân" chữ U bên phải, còn "cái chân" chữ U bên trái là phòng thâu-âm và luyện tập thanh nhạc. 

Bữa cơm tối có cà-tím nướng mỡ hành, canh cua rau-đay, rau nhút luộc, bí-đao hấp, cá-mòi sốt cà, đậu-hũ muối sả chiên, thịt kho tiêu với tóp mỡ, hột vịt xào đậu rồng và tép chấy dừa. Tất cả thực vật hiện diện trong mâm này đều là từ sau hè nhà họ.

Đan-Huynh giới thiệu:

- Mấy hộp cá-mòi này là hàng sắp hết "đát", công-ty có giao kèo cứ hễ còn cách một tuần sẽ thâu-gom lại mà đem cho mình và những người cần đến.

Hai chàng Linh-mục gật gù. Rồi Ignacio Cường hỏi:

- Rồi cái nhà bự-chảng mé bên tay phải là của ai?

Đan-Huynh tiếp:

- Là của tôi và những anh em giỏi võ nghệ. Ngoài phòng ngủ của tụi tôi ra, ở đó còn có võ đường, hội trường, nhà nguyện, phòng giặt -ủi - sấy - phơi trang phục, kho chứa nông sản và nông-cụ, xưởng phân loại, sơ chế, rửa sạch và đóng gói nông sản, phòng vui chơi - giải trí và điểm phát chẩn hằng tháng cho bà con.

- Ở đó có bàn đánh bi-da hay chơi ping-pong không?

- Có. Thà là cho tụi nó chơi ở nhà, còn hơn ra đường quậy quạng. - Thomas Tường trả lời thay.

- Vậy chắc Thầy Dương hay ghé đây lắm.

- Ờ, lâu-lâu nó cũng có ghé qua chơi vài ván. Lần nào nó cũng thắng hết. Con biết hồi xưa chơi ăn tiền ở đâu nó cũng giựt giải hết là biết tài của nó ra sao rồi.

- Ở đó cũng để quạt hả Cha?

- Ờ.

Stephen Đoàn lên tiếng:

- Để tụi con giúp mọi người lắp tấm pin mặt-trời, bớt được tiền điện rất nhiều đó Cha.

- Làm phiền tụi con quá.

- À mà Cha Kiến có hay ghé qua đây không Cha?

- Thằng Kiến á hả? Lâu-lâu nó cũng cho heo quay, vịt quay, gà quay,... hay bữa nào mà bán còn dư nhiều, nó sẽ đem qua đây và bên Ký-nhi-viện của Dòng Nữ.

- Người Hoa bán thịt quay thường ngon nhiều hơn dở. - Ignacio Cường nhận xét.

- Phải.

Sau khi bàn ăn từng nơi đã bày biện xong, các con của Thomas Tường đã có mặt hết, ông mới bắt đầu đọc Kinh và làm dấu Thánh. 

Bữa cơm hơi dở một chút, vì đầu bếp toàn là thí-sinh rớt từ vòng gởi xe, hèn chi mà Cha Tô-Ma lại tha thiết mong cầu Henrico Thạnh đến ở. Nhưng nhờ vậy, ai cũng được giữ eo hết, và không sợ bị tiểu đường hay các chứng mỡ - máu.

- Dở lắm phải hôn? - Người Đan-sĩ bếp trưởng hỏi.

Ignacio Cường ngại ngần gật đầu:

- Ừa.

- Hổng hiểu sao, nấu hoài mà nấu vẫn hổng có ngon.

Ignacio Cường chỉ sang Stephen Đoàn.

- Ông này cũng là đồng-môn với tui hả?

- Ừa. Sư tổ của anh mới đúng. Vô bếp lần nào là phá-banh lần đó.

- Trời ơi.

- Mai thứ-Sáu, muốn ăn chay ngon miệng không? - Ignacio Cường vừa hỏi vừa ráng nuốt đũa rau-nhút luộc nhớt như nước dãi của ốc-sên.

- Muốn!!!

- Trời ơi.

Ignacio Cường hớp vài ngụm trà-xanh cho đỡ mắc ói, rồi hắng giọng trình bày:

- Tôi có quen với quán chay "Liên Thành", có gì tôi sẽ nhờ bên đó chuẩn bị cho bên đây đồ chay mỗi thứ-Sáu. 

- Bên đó Phật Giáo hả anh? - Người Đan-sĩ râu mọc lún-phún hỏi.

- Thập cẩm. Cao Đài - Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Đại Thặng, Phật Giáo - Tịnh Độ Tông,... thậm chí có luôn những người con cháu của các Cư-sĩ Đạo Dừa năm xưa nữa. 

- Giá cả sao con?

- Bên đó chia làm hai khu: Miễn phí và Bán giá nới. Ai cần đặt đồ chay số lượng lớn sẽ được tính giá 2/3.

- Vậy tốt quá rồi. - Người Đan-sĩ mắt nâu bật cười.

- Ở đó còn phát chè với bánh - trái miễn phí nữa. - Stephen Đoàn bổ sung.

Sau bữa cơm "Dante", như muốn bù đắp cho hai người bạn khác chí-hướng, chàng Đan-Huynh mời họ đi ra khu Hai chơi.

Nhằm ngăn kẻ-gian đột nhập Khu Một, Thomas Tường nảy ra sáng kiến trồng sầu riêng như hàng rào. Khuya lơ khuya lắc, lại thêm sầu riêng hễ chín là tự rụng, nên nếu như không có chìa khóa để mở cửa-sau thì băng qua đây chẳng khác nào tìm đường chết. Đã có nhiều vụ trộm leo qua mái nhà rồi té trúng sầu riêng rụng bên dưới nên ông lại phải gắn đèn cho đám đó thấy đặng biết mà tự giác rút lui. 

- Ác đạn. - Ignacio Cường cười tủm tỉm.

- Hồi xưa, tao với thằng Dương và thằng Kiến quậy có tiếng. Quậy riết Cha Phan-Sinh Hùng đề nghị đưa ba đứa vô Bộ Tham Mưu luôn.

- Hèn chi mà Cha Bề-Trên Biển-Đức Diệu chấm mấy Cha rớt hết ráo.

- Ừ, không có Cha Vinh-Sơn Trung là tụi tao tịt đường tu luôn rồi.

Khu Hai thiết kế theo hình chữ "L", khoảng trống làm vườn sầu riêng ngừa trộm - cướp và vườn sầu riêng nằm cặp mé sông. Mé tay phải của cửa sau là phòng giặt - giũ - sấy - ủi và cất thường phục và tu phục.

- Vì vách-tường bên trái là nhà dân nên Thầy hạn chế xây những phòng-ốc ồn ào và thường có người lui tới. Thầy già rồi, cự lộn không lại người ta đâu.

- Nhưng vách-tường xây riêng phải không Cha?

- Ừ, họ một vách - mình một vách, nên cách âm cũng tốt lắm.

Qua khỏi phòng để đồ là hội trường và nơi phát chẩn.

- Đáng ra Thầy cất nhà nguyện ở đây để tránh làm phiền bà con, nhưng sau khi biết họ xây cầu tiêu - nhà tắm, sàn nước và làm sân vườn dơ dáy nên thôi. Nhà nguyện cũng nằm sát mé sông luôn, vả được nâng lên tới ba mét mấy đặng phòng mùa nước nổi; bên dưới nhà nguyện là hệ thống ống dẫn thủy để đem nước-dâng tới sau hè và giúp Khu Hai không bị ngập lụt.

Thành ra khán đài nằm quay lưng lại bờ-sông, còn bục-giảng thì nằm đối diện. Sau lưng bục-giảng là bức tường dựng ba-cảnh: Thứ nhứt: Thiên-Thần Gabriel loan báo cho Mẹ Maria hay về sự xuất hiện của Đức Jesus Kitô. Thứ nhì: là Ba nhà tiên tri đi theo hướng Sao Bethlehem. Thứ Ba: là Mẹ Maria đang ẵm Chúa Hài Đồng dưới sự chứng kiến của các Thiên Thần, ba nhà tiên tri, Thánh Cả - Joseph và một vài người khác. Trên hết thảy ba-cảnh ấy là đại-cảnh Chúa Jesus đội vòng-gai bước xuống Thánh Giá và phục-sinh trước sự chứng kiến của các Thiên Thần trên tầng mây ngũ-sắc; dưới chân Đức Chúa là lửa Hỏa Ngục đang cố gắng kéo Ngài xuống nhưng không thể, và những giọt máu rỉ ra từ những dấu đinh và các vết thương khác trên thân thể Ngài đã làm phỏng tay Quỷ Dữ và cũng như dập tắt đi sức mạnh của lửa Hỏa Ngục, bên phải bức tranh ấy là Mẹ Maria, Mười Hai Vị Thánh Tông Đồ, Thánh Nữ Maria Magdalena và một vài nhân vật khác - Mỗi người một sắc diện và cử chỉ khác nhau. 

- Khoan, Thánh Longinus? - Ignacio Cường chỉ tay vô một người đàn ông mặc đồ như binh-lính được sắp đứng ở sau lưng Thánh Matthias. 

- Phải. Người đã dùng ngọn giáo đâm Chúa Jesus.

- Cho con hỏi một câu...

- Tại sao thằng Kiến lại thường được gọi là "Longiuns" chứ không phải là "Longinus" phải không? Cũng giống như thằng Thành thôi, tên Thánh gốc của nó là "Joseph", nhưng Đức Cha Trung muốn bỏ thêm chữ "Blanc" để kỷ niệm ngày nó vào Đạo, thành ra nhiều người quen miệng gọi nó là "GB"...

Y-Nhã Cường ngắt ngang:

- Từ nay con sẽ gọi tên Thánh của Cha Kiến đúng tên "Longinus". Con không thích cách đọc trại của các Cha. 

Thomas Tường tự nhiên ứa nước mắt. Trước mặt ông bây giờ là Cha Phan-Sinh Hùng, năm xưa Cha đã rầy la và phạt ông cùng đám bạn vì cách đọc trại này. Có những người Thầy dẫu đã về miền đất hứa nhưng vẫn giống như hãy còn sống.

Stephen Đoàn chỉ xuống góc cuối của mé phải đại-cảnh:

- Còn đây chắc là Thánh Stephanus "Tử-vì-Đạo"?

- Phải, Thánh Bổn-Mạng của con phải không Mỹ?

- Dạ. 

- Cha làm con tưởng đâu có vị Thánh nào tên "Longiuns", hóa ra là "Longinus". 

Ignacio Cường chưa thôi càm-ràm.

- Còn nhớ những gì mà Thanh Liên nói không? "Đi kiểm chứng rành rẽ rồi hẵng quyết định đặt lòng tin hay là không."

Stephen Đoàn vịn vai Ignacio Cường, ngầm ra hiệu cho anh bạn đừng khiến Thầy buồn. 

Đan-Huynh lảng sang chuyện khác bằng cách mời hai người Cha-xứ tới coi võ đường và những khu vực khác.

- "Tụ-Nghĩa đường" nào đây? - Ignacio Cường bật cười mà ghẹo.

- Đây là võ đường của một nhóm võ sư bên Lương. Tụi tôi cho họ mở lớp miễn phí, với điều kiện họ sẽ dạy cho tụi tôi không lấy tiền. Đồ đạc trong này toàn của họ không đó.

Võ đường có tên là "Tụ-Nghĩa đường", nằm trước nhà nguyện và được nâng nền lên gần hai thước mấy. Ở trên mái che có gắn máng-xối và một máy làm nước nóng; thấy vậy, Ignacio Cường đề nghị gắn pin mặt trời trên đó, Thomas Tường chịu liền. Bồn-bông bên trong hàng rào trồng một bụi tre cao hơn năm - sáu mét, nghe đâu đây là bụi tre đã có từ trước khi Thomas Tường được truyền chức Phó Tế, nên ông thương cảm mà vạt lại cho gọn rồi quây viền-gạch lại mà tạo thành bồn-bông; các Đan-sĩ ở đây cũng thường chặt tre để làm nông-cụ hoặc cán chổi quét nhà, đến mùa Trung Thu thì làm lồng-đèn giấy-bóng-kiếng cho các em thiếu nhi hai bên Lương - Ngoại. Ngoài ra, trong bồn-bông còn có Mười-giờ, Xuyến-chi, Trái-nổ và Vạn-thọ.

- Thầy xây viền-gạch rộng khoảng nửa mét để làm băng ghế luôn. Bên dưới "hỏng-chân" đặng lắp dàn đèn trang trí và chiếu sáng. Đâu, hai đứa ngồi xuống thử coi sao.

Ignacio Cường bật ngón cái. Còn Stephen Đoàn thì gật gù khen ngợi nho-nhỏ.

Thomas Tường ngồi cạnh thằng con Y-Nhã mà rằng:

- Bên trái là nơi phát chẩn, còn hằng ngày là sân chơi của đám trẻ trong xóm. Bà con quanh đây hùn tiền mua cầu-tuột, xích-đu, vòng-quay ngựa gỗ, nhà banh và nhà-bơm-hơi cho xấp nhỏ. Rồi thấy con nít tụ tập đông quá, mấy người bán hàng rong lại xin mở quầy, Thầy cũng cho luôn. 

- Còn phòng ngủ của các Đan-sĩ đâu Thầy?

- Đối diện nhà nguyện. Còn cầu-tiêu - nhà tắm thì nằm phía cuối hành-lang sau lưng dãy phòng. Cái cầu thang mà con thấy ban nãy là nằm cặp bức vách cầu tiêu - nhà tắm đó.

- Cầu thang đó dẫn lên gác-mái hả Cha?

- Ờ. Ở trên làm kho chứa đồ linh-tinh và đồ trang trí các dịp Thánh Lễ hay lễ-lạt thông thường.

- Phòng này cũng xài quạt hả Cha?

- Phải.

Nhà để xe của Đan-viện nằm sau võ đường, và được nâng nền ngang với mức sân tập. Ở đây có bốn chiếc xe hiệu "Hyundai - Universe" 52 chỗ, và hàng loạt chiếc xe sang - bình dân khác. Ngoài ra, ở đây còn có chỗ rửa, sửa và bơm vỏ xe.

- Không một cái nào của Đan viện hết, đừng hiểu lầm. - Đan-Huynh giơ hai tay lên.

- Vậy của ai?

- Toàn bộ là của những Giáo dân đang định cư ở nước ngoài hay nhà chật - không có chỗ đậu nên nhờ để giùm. Phí rửa xe, thay nhớt, châm nước mát, bơm vỏ và tra dầu cho xe là một trong những công việc giúp chúng tôi kiếm tiền sống.

Jacob Nhượng xen vô:

- Và, tụi tôi không nhận giữ xe giùm cho viên chức chánh phủ hay những ai là người nhà của họ, để tránh bị vu khống là đồng lõa rửa tiền và giúp họ trốn thuế.

- Hèn chi tôi không thấy chiếc xe mà bữa hổm anh đi với anh Lãm.

- Ừ, chủ lấy về rồi.

Đan-Huynh chỉ vô cái xe "Honda - Odyssey" màu trăng-bạc ánh-kim tám chỗ:

- Lát nữa chúng ta sẽ tới quán cơm "Liên Thành" bằng cái xe này...

- Công nhận họ tin tưởng mấy anh thiệt!

- Alleluia. 

Kế, Đan-Huynh dẫn anh đi coi xưởng chế biến và rửa nông sản; nó nằm cặp vách với võ đường và cũng được nâng nền luôn. Sau giờ cơm, những ai có phận sự đã tới đây để làm việc tiếp; đếm đâu cũng khoảng hai chục người.

- Còn kho nông-cụ đâu?

- Nè, nằm dựa vách nhà để xe nè.

Thomas Tường tiếp:

- Và, nhằm để phòng ngừa cháy - nổ, sau lưng có một con đường đất rất rộng để hễ xảy ra khói lửa thì lập tức đưa xe ra khỏi đây. Thà sứt mẻ còn hơn thành tro.

Trước lúc tới quán cơm "Liên Thành", Richard Lãm và Jacob Nhượng mời hai người bạn đồng Dòng tham gia chương trình phát thanh. Song, nghĩ tới mình đang lôi thôi với chánh quyền và bên tài-phiệt, nên Ignacio Cường lắc đầu từ chối; còn Stephen Đoàn do có tài chơi khẩu-cầm nên nhậm lời đệm nhạc cho phần mở đầu của các bản tin. 

Thomas Tường ngồi ở băng trước với Đan-Huynh. Ignacio Cường, Stephen Đoàn và bếp trưởng ngồi băng kế. Và băng chót là của Richard Lãm, Jacob Nhượng và kế-toán-trưởng.

Nguyên dãy phố-lầu này phần đông bán phụ tùng xe, họa-cụ, vật-liệu xây cất, đồ-điện và các loại tranh - ảnh trang trí; chỉ có lác đác vài hàng bán quán, kể ra thì có tiệm trà sữa, xe bánh mì, hủ-tíu, bánh canh với mỳ gõ, quầy cháo lòng và gánh bún riêu. Hèn chi bà Ái Liên mới dám mở quán cơm từ-tâm. 

Do có quen thân với Thanh Liên nên bà Ái Liên cho phép nguyên đoàn được đậu xe trong sân nhà bà. Cái cổng ấy năm bên hông sân trước, là dạng cửa lùa tự-động và điều khiển bằng remote.

- Ni-Trưởng Mỹ Hạnh? - Ignacio Cường chắp tay chào người Tỳ-Kheo Ni Long An.

Mỹ Hạnh đứng dậy mà từ tốn để hai tay chắp lại và chạm trán rồi cúi đầu khom mình chào nguyên đoàn. 

- Mỹ-Hạnh là tên thiệt hay tên Đạo của cô vậy? - Thomas Tường nói mà không nhìn thẳng mặt người nữ tu khác Đạo.

Mỹ Hạnh cúi mặt trả lời:

- "Mỹ Hạnh" là tên của vị A-La-Hán Nữ, người đã từng là vợ-trên-danh-nghĩa của Tôn-Giả Đại Ca-Diếp. Đó là tên Pháp Hiệu thôi, chớ tên thiệt của tôi bình thường lắm.

Đan-sĩ Bếp-Trưởng phá tan bầu không khí sượng sùng:

- Tụi tôi muốn đặt đồ chay bên đây, không biết giá cả ra sao để tụi tôi còn biết đường mà chuẩn bị.

- Nhiêu? - Ái Liên vừa hỏi vừa mở máy tính bảng.

- Một trăm hai mươi mấy người.

- Mấy cữ? Hay mần đám?

- Ba cữ. 

- Được. Tôi sẽ tặng thêm bữa xế.

Sau một lúc cộng sổ - sách trên máy, bà Ái Liên mới nói tiếp:

- Rồi, sáng ăn bánh-mì bì, trưa ăn cơm phần và tối ăn hủ-tíu nghen? Bữa xế thích ăn kiểu nào nè?

- Để tôi về hội ý với các anh - em cái đã.

Trong lúc đợi các anh - em hồi âm, người Đan-sĩ Bếp-Trưởng và người Đan-sĩ Kế Toán ngồi xuống mà thảo luận về biên lai với Cư-sĩ Ly Ái.  Bà đưa ra mức giá khá hợp lý, nên Thomas Tường gật đầu cái rụp; dẫu sao giá này cũng rẻ hơn giá của công-ty chuyên môn rồi. 

- Cô đọc gì vậy cô?

- Dạ, thưa ông, tôi đọc cuốn "Ảo hóa" của văn hào Hermann Hesse; người dịch là Ni-Cô Thích Nữ Trí Hải, Pháp-Hiệu sao - Trí tuệ hệt vậy.

- Vị tác giả này đã từng đạt giải "Nobel Văn Học"?

- Thưa đúng.

Sau hơn hai chục phút thưởng hoa, uống trà và chuyện gẫu, nhóm Đan-sĩ ở nhà mới nhắn tin trả lời. Thể theo phiếu bầu thì có bảy món chiếm đa-số, gồm có: Chè khúc-bạch, Sương-sáo - Bánh-lọt, Chuối chưng, Bánh-lá và Bánh-chuối chan nước cốt-dừa và rắc đậu-phộng rang đã đâm nhuyễn.

- Vậy lấy luôn bánh-mặn đi. Tôi làm nước mắm mặn cho. Mấy món khác chỗ tôi làm thường lắm nên đem về luôn đi.

Đan-sĩ Bếp-trưởng ngại ngùng hỏi:

- Nhưng mà kịp không dì?

- Mỗi ngày tụi tôi đãi ăn khoảng một ngàn người, thành ra các vị khỏi sợ tụi tôi làm không xuể.

Người Đan-sĩ Kế-toán trưởng hỏi:

- Còn cái chùa bên bển là của ai vậy?

- Cái chùa trước đó là của thằng Thanh, sau bị chiếm nên nó lên Thất Sơn tu luôn.

- Là sao...

- Kêu "Dì" được rồi.

Ái Liên trả lời luôn:

- Chùa đó của Trụ-trì Đan Thanh, thằng Thanh mua lại cái chùa để Thầy có tiền trả nợ cho gia đình dưới quê bị giựt hụi; nhưng sau thằng Thanh thấy Thẩy tu theo Đại Thặng nên không ưng, từ đó nó lui về đây thực hành phép tu Theravada. Cái chùa trở nên vô chủ sau khi Thẩy từ trần. Một khứa tham quan sợ bị hốt nên xin thằng Thanh cho tu ở trỏng đặng sám hối tội lỗi. Mặc dù nó biết đây là âm mưu cướp chùa, song nó vẫn để cho ổng vô trốn... 

- Sao kỳ vậy dì?

- Thằng Thanh nó không nói, sao tôi biết?

Sau giờ Kinh Tối và tĩnh tâm đêm muộn, Thomas Tường gọi điện cho nhóm bạn tâm-giao của ông. Già cả hết rồi nên đứa nào cũng thức khuya.

Người đầu tiên bắt máy là Jacinto Hưởng. Kế là Longiuns Kiến. Sau rốt là mấy đứa kia. Thomas Tường ngó mặt từng thằng mà lệ hoen rèm mi; mới đây mà đã hơn nửa Thế-kỷ rồi.

- Chuyện gì mà mày kéo nguyên đám vô vậy? - Augustino Dương hỏi trong lúc vươn vai ngáp.

- Thằng Cường nó cự tao vì gọi sai tên Thánh của thằng Kiến. 

Longiuns Kiến phì cười:

- Được. Vậy từ nay hãy gọi tao là "Longinus" Kiến.

Nicolas Trực gãi cằm:

- Nó làm tao nhớ hồi đó tao gọi mày là "Longiuns", cái bị Cha Phan-Sinh bắt chép phạt vì tội đọc sai tên Thánh.

Longinus Kiến lắc đầu mà cười khúc khích. Từ khi vắng các Thầy, nguyên đám đã gọi ông bằng cái tên "Longiuns" này để nhắc-nhớ một thời hoa niên đã qua.

- Longinus. - Matthias Hoàn gọi thử.

- Nghe không quen mày ơi. 

- Ráng quen đi con.

Matthias Hoàn cười biểu:

- Tao vẫn còn nhớ, tên Thánh của tao là "Mạc-Thi-Ơ", tụi bây toàn bỏ dấu-sắc vô chữ "Ơ". 

Nicolas Trực góp lời:

- Còn tao, tụi bây toàn kêu "Chocolat" vì nước da đen-xì. Bữa đó ổng nghe ổng kéo nguyên đám lên văn phòng phạt quỳ.

Augustino Dương phá lên cười sằng sặc, rồi hỏi:

- Sao tụi mình thành Linh-mục được vậy tụi bây?

Joseph Thành nói mà như đang mếu:

- Không có Cha Vinh-Sơn Trung, nguyên đám rớt hết ráo rồi.

Jacinto Hưởng nói:

- Mấy đứa bây có nhớ Cha đã từng nói gì với Cha Bề-Trên Diệu không?

Ai nấy gật đầu.

- "Ai sinh ra trên đời này mà không có khiếm khuyết. Cái khiếm khuyết gì du di được, uốn nắn được thì nên giữ lại, chứ đừng vì một con sâu mà hủy luôn một mầm cây Ơn-Gọi. Tụi nó bất hảo, tụi mình cũng bất toàn vậy? Sao nỡ lòng nào đòi người khác hoàn mỹ trong khi bản thân cũng đầy dẫy sứt-sẹo và tăm tối?"

- Cha mà làm Luật sư chắc bị đuổi khỏi Tòa-án. - Nicolas Trực phì cười mà mắt thì đỏ hoe.

- Ừ, Cha toàn cãi ngang - cãi gióng không hà. - Augustino Dương bật cười.

- Chúa-Nhựt kiếm quán nào ngồi nhậu. Tao bao. - Nicolas Trực mời.

- Ngoại trừ anh Hưởng và anh Thành, tụi tao vẫn còn là Linh-mục, mày ơi. - Matthias Hoàn từ chối.

- Nhấp môi thôi hà. Với đánh bi-da nữa.

- Ê, mày đừng có rù-quến tao nghe mày? - Augustino Dương cười khổ.

- Khỉ mốc. - Nicolas Trực trề môi. - Sao?

- Được, được... Cũng sắp sửa về hưu rồi. Về sớm chút xíu cũng hổng sao. - Augustino Dương cười méo xẹo.

Trò chuyện đâu được năm - ba câu nữa, nguyên nhóm quyết định kết thúc cuộc trò chuyện.

Longinus Kiến ra ngoài ban-công ngắm trăng khuya. Học trò bây giờ phần đông có tánh sợ Thầy - Cô, nên dẫu họ nói sai cách mấy cũng im ru chấp nhận, cũng may ông đã gặp được Ignacio Cường - Một thằng con ngang tàng và thẳng-dạ.

- Chưa ngủ hả Cha Longiuns... - Người Giám-Thị trẻ đứng ở dưới sân mà hỏi vọng lên.

- Hãy gọi tôi là Longinus. 

...

Sau giờ Kinh Sáng, nhóm Đan-sĩ hồi hộp đổ ra ngồi chờ ở nhà ăn. Một trăm mấy mươi người thì làm sao mà chuẩn bị cho xuể?

Màn hình kết nối với chuông-cửa sáng lên, kèm theo những tiếng chuông vui tai.

- Cao Đài bây ơi.

Quả vậy, trước cổng là hai người nam và một người nữ theo Cao Đài mặc Lễ-phục bổn Đạo mà đứng chờ ở ngoải. Chiếc xe bán-tải hiệu "Ford - F150" có lợp mui màu than-đen làm bộ áo dài trắng-tuyết của họ tăng phần nổi bật.

- Nam-Mô Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. - Người nam đẹp-trai hơn bước lên chắp tay thưa.

- Alleluia. - Đan-Huynh chắp tay thưa lại.

Người nam mặt mũi bình thường cùng sư-muội khệ nệ khiêng cái cần-xé đựng đầy bánh-mì và bịch nước-mắm chay xuống xe. Jacob Nhượng và người Đan-sĩ Stiêng vội vàng tiến tới khiêng vô giùm.

Thomas Tường mời ba cô - cậu Cao Đài vô nhà để tiện bề kiểm tra số lượng. Và chưa kịp nhắc bỏ giày - dép ra, đứa nào đứa nấy đã tự động làm. Có lẽ thói quen này đã được thành hình từ Thánh Thất, vì bất cứ ai viếng Thánh Thất đều phải bỏ giày - dép ở ngoài. 

Sau khi phát bánh-mì đến tay từng thằng con, Thomas Tường mới lấy cho mình một ổ, số bánh-mì còn dư sẽ được ba cô - cậu kia đi tặng lại cho những người cần.

- Còn dư ổ nào không, cho tao một ổ đi Tường.

Là Longinus Kiến. Theo sau là hai cha - con Joseph Thành và Simon Tử.

Người nam đẹp trai cười biểu:

- Vậy thôi để đây luôn đi. Có gì cuối ngày tụi tôi quay lại lấy cái bội.

Tiễn chân ba cô - cậu xong, Thomas Tường mời thằng bạn và hai cha con sư huynh vô bàn ngồi ăn điểm tâm. Chưa kịp nói gì nữa, đã thấy Jacinto Hưởng và Nicolas Trực đứng bấm chuông ở ngoài ngoải; ông lại nhờ thằng con trai trưởng ra mở cửa giùm. 

- Bữa nay hai đứa tao ở chơi tới tối. - Gia-Thịnh Hưởng vừa nói vừa kéo ghế ngồi xuống. Ông ngồi cùng phía với Joseph Thành và Simon Tử. 

- Có gì mệt thì lên thơ-phòng nằm nghỉ.

- Ừm.

Sau bữa điểm tâm, Joseph Thành mời đứa em dưới khóa và đàn con của ẻm coi lại một kỷ niệm năm xưa, lúc mà Đức Cha Vinh-Sơn Trung hãy còn sống.

Kỷ niệm ấy có tên là "Miracle of Marcelino", một bộ phim Kitô Giáo phát hành năm 1955. Đây là lời khuyến khích mà Cha Vincent dành tặng cho mấy đứa con ngỗ nghịch, đứa nào xem xong cũng cười hì-hì và không ngờ rằng mấy mươi năm sau tụi nó đã tiếp nối chặng đường cõng Thánh-Giá của Cha.

Phim cũng ngắn, đủ để hiểu, đủ để cười và đủ để khóc; những người Đan-sĩ trẻ tuổi đã hiểu câu "Của cho không bằng cách cho" là như thế nào, nên ai nấy xem xong cảnh đó đều đồng loạt làm dấu Thánh và có chàng còn nâng chuỗi Mân-Côi lên mà hôn khẽ. 

- Bộ phim này nói về cuộc đời Thánh Marcelino "Pan y Vino". Cuộc đời của vị Thánh tuy rất ngắn ngủi nhưng rất đáng sống, bởi lẽ Thánh đã làm chứng nhân trên trần thế cho Đức Kitô của chúng ta. - Joseph Thành nêu cảm nhận.

- Cái này là hư cấu hay có thật vậy Thầy?

Tự nhiên, Thomas Tường nhớ tới nhóm Tăng sĩ Theravada, nên bật cười mà đáp rằng:

- Muốn biết, hãy tự đi tìm hiểu. Đừng nên dựa trên cảm nghiệm của người khác để có được câu trả lời cho mình. 

- Dạ...

Nicolas Trực nhớ tới ánh mắt cương trực của người Tăng sĩ tên là Chân Tâm, lớn hơn tuổi con ông chừng một giáp, trên môi nở một nụ cười hòa ái. 

Jacinto Hưởng đặt câu hỏi:

- Đố mấy đứa chớ "Manuel" là ai?

Không có đứa nhỏ nào trả lời ông Cha-Cố.

- Là Chúa Jesus. "Emmanuel". 

Kết thúc buổi coi phim, các Đan-sĩ trở về khu vực được giao của mình để làm việc kiếm sống hoặc chăm sóc ngôi nhà chung. 

Thomas Tường dẫn bạn bè và Giáo dân ra sau hè coi vườn tược và ngắm sông nước.

- Tao tính xây ký-nhi-viện ở đây...

Nicolas Trực nhíu mày hỏi:

- Mày hổng sợ bị người ta nói mượn con nít mồ côi kiếm tiền bá tánh hả?

- Không, tao chỉ sợ tao không cứu được xấp nhỏ mà thôi.

Sau hè, nằm ở chính giữa, hãy còn một khoảnh đất trống trải và bằng phẳng, đủ để cất một gian nhà ba tầng đa-năng. 

Nicolas Trực lại bàn-lùi:

- Mày không sợ mấy vụ tai-tiếng lạm dụng tình dục hay sao?

- Cũng ớn chớ. Nhưng mà... 

Jacinto Hưởng xoa đôi bàn tay đã nhăn nheo và lắm đồi mồi:

- Tao thấy thư-thư đi mày ơi... 

- Con là Didacus - Minh Niệm. Đan-Huynh ở đây.

- Mặt mày đẹp trai như Minh Đạo hen? - Jacinto Hưởng xuýt xoa.

- Ai Cha?

- Phim thần tượng xứ Đài Loan... Rồi ra đây chi vậy?

Didacus Niệm trình bức thơ nặc danh đến Đan Phụ bằng cả hai tay. Đoạn xin phép cáo lui. 

- Trời ơi, tao đâu có muốn đóng tuồng "Sương mù che lối" đâu mà "mời" tao vô vai kép-chánh!

oOo

- Ròm, lên xe tôi chở đi uống trà sữa.

Biết nhỏ ghệ không dám đi xe gắn máy phân khối lớn của Linh mục Thạnh nên Khắc Xương mướn một cái xe "Piaggio - Vespa: Primavera" màu xanh bạc-hà lợt cho nhỏ an tâm. Dù vậy, cặp chân nhái bén của nhỏ vẫn không sao phù hợp với kích thước của cái xe này.

- Mốt ông mướn xích-lô chở tui nghen?

- Chi vậy má?

- Ông vừa giảm cân, tui vừa đỡ mỏi chân.

- Bạn ơi, mình chở bạn đi ăn uống đã tốn tiền lắm rồi, sao nỡ lòng nào bạn còn kiếm chuyện đày ải mình nữa dzậy?

- Đày ải đâu? Đi tập chi cho tốn tiền, chở tui vậy vừa mau tan mỡ vừa...

Khắc Xương cười khan vài tiếng, rồi bất thình lình vặn tay-ga chạy cái uốt. 

Đường sá Kiến Hòa tới nay vẫn chưa có nhiều vạch-kẻ dành cho xe đậu bên lề. Thành ra hễ xe bốn-bánh đậu ở dưới là coi như làn đường mất tiêu phân nửa. Lạ nước lạ cái, lại thêm nạn xe đông - xe lấn, nên Khắc Xương chạy thật chậm và cũng thôi giỡn hớt. Công tâm mà nói, lái xe ở đây dễ thở hơn bên Mỹ Tho hay An Giang, ngập nước có nhưng không tới nỗi "Sa mưa giông".

Vừa ngừng xe trước tiệm, đã thấy bảo-vệ đon đả chạy ra hỏi han. Sau khi biết hai người muốn vào quán lựa món, chú ấy liền niềm nở ngỏ ý dắt xe vô giùm.

Tiệm nước khá vắng, chỉ có lác đác hai bàn có khách, một bàn ba người và một bàn năm người. Trong quán được bày trí theo kiểu hoạ cảnh trên tường và sắp đặt vài tiểu-cảnh hoa-khô, còn bàn ghế đều làm từ bột-gỗ mà thành. 

- Tui uống trà Tiên Tử. Để hơi ngọt thôi nhe, tui uống ngọt quá bị đau cổ họng liền. 

- Cacao kem trứng - dừa nướng.

Rồi vừa soạn tiền trả, Khắc Xương vừa tâm tình với nhỏ ghệ:

- Bữa hổm tôi ghé chỗ con rái-cá uống cacao kem-trứng thấy ngon lắm, không biết chỗ này ra sao đây.

- Ông uống riết giống cái con đó bây giờ. À, giờ ông giống con hải-tượng rồi.

- Con đó dẫu sao cũng đẹp hơn con lợn-biển.

- Sao hổng kêu con heo-biển vậy ông?

- Vậy chớ bà nghĩ kêu con heo-lòi có lọt lỗ tai không?

Nhân viên xém chút nữa là làm rớt luôn hai ly nước. Cô đặt hai ly nước xuống bàn đàng hoàng, rồi chạy cái vù ra sau quầy ôm bụng cười ngặt nghẽo. 

- Ở đây kêu con đó là con heo rừng. Không có "Lợn lòi", "Lợn liếc" chi hết.

Ngồi đợi đâu khoảng mười phút, một nhân viên khác đem ra hai ly nước cho họ. Cái ly ít ngọt của Quế Trân đề số "Sáu mươi phần trăm" rất lớn.

- Ra Hàm Luông chơi đi mập. Ngồi ở đó mát dữ lắm, mà bụi cũng khiếp luôn.

- Ở đó hết cho thả diều rồi hả?

- Ừm.

Từ đây đến đó không xa lắm, Kiến Hòa nhiều đường nhưng nhỏ xíu nên đi lại không mất nhiều thời gian. Trời ui-ui như muốn chuyển mưa, gió lớn thổi tung bụi mù và xác lá-cây cùng rác-rến  trên mặt đường, những cái cây thi nhau trút lá ào-ào. 

- Xui thiệt... Bà bấm coi có dông hông bà?

- Không đâu. Bất quá thì kiếm chỗ nào đụt mưa thôi mập.

Rồi thay vì tẻ lên hướng Hàm-Luông, Quế Trân lại chỉ ông ghệ chạy ra cầu Cá-Lóc để vô lò gốm đụt mưa. 

Con lộ dẫn tới cầu Cá-Lóc khá nhỏ. Nếu như mỗi bên có một chiếc taxi thì kể như hai làn đường bị áng hết, thành thử cứ đúng giờ "tan" là nơi đây lại xảy ra kẹt xe. Bây giờ cũng vậy, lại thêm chứng sợ mắc mưa nên ai nấy tranh nhau chạy đua, biến con lộ hẹp té trở thành trường đua bất đắc dĩ, báo hại Quế Trân ngồi sau lưng Khắc Xương bấu chặt cứng yên xe.

Cái lò gốm ấy, nay đã chuyển thành lò gạch, đóng đô ở trong một con hẻm bên dưới cây cầu Cá-Lóc; mặt trước của nó hướng ra dòng sông đục ngầu và lác đác vài dề lục-bình giạt và mặt sau là một con hẻm khác. Chủ lò là em bà con xa của Quế Trân nên khi thấy hai người ghé vô liền khiêng bàn và ghế ra mời ngồi.

Ngoài trời mưa giăng trên mặt sông, trong này đôi trai gái vừa bước vào Yêu vừa tỉ tê tâm tình vừa uống nước. Chủ lò đã xuống nhà sau coi thợ, nhà trên không có ai nên hai người tha hồ tám đủ chuyện trên đời.

- Mốt tôi cưới bà, bà có chịu vô cái khu dân giàu đó ở không?

- Ông đi đâu thì tui theo đó. "Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu - lạnh lùng thiếp cam..."

Tiếng rao của một xe bán kem-ống cất lên giữa màn mưa lâm-thâm nghe sao buồn rũ còn hơn ca vọng cổ. Dù thời đã khác, song xe kem của ông vẫn níu được những khẩu vị hoài cổ của thế hệ bây giờ và túi tiền của những đứa trẻ nghèo hảo ngọt. 

- Anh có biết tại sao cứ hễ tới những chỗ giàu có là tự nhiên tui bị khó chịu không?

- Tại cô nghĩ tới phận mình và những hoàn cảnh khác trong xóm. 

- Vậy là anh vẫn chưa hiểu tui...

- Lát nữa mình đi ăn ở đâu đây bà?

- Bún riêu "Tú Điền". Ai không ưa ngọt thì chê, ai mê ăn ngọt thì ghiền.

Trời đã hưng-hửng nắng. Mặt sông trải đầy những chấm đường sáng óng, xuồng - ghe đã rời khỏi bến đậu mà tiếp tục cuộc ruổi rong trên dòng nước nhuộm màu phù-sa. Mùi sình lầy từ con lộ lốm đốm ổ gà hòa với hơi đất ngai-ngái và hương sông tanh-tao. 

Trước lúc rời đi, hai người thưa vợ chồng chủ lò một tiếng. Ông nhờ Quế Trân nhắn ba của cô ngày mốt qua đây nhậu với ông và đám thợ - thầy chơi.

Vì quán bún riêu đông quá, với lại mới uống mấy thứ dễ bị chột bụng, nên hai người chỉ mua đem về chớ không dám vô ăn liền. Đợi đâu gần một tiếng đồng hồ, họ mới mua được bún riêu và mấy món đồ-bổi.

- Cái lò đó bán gạch đắt hôn bà?

- Cũng lai rai. Giờ khách du lịch thưa thớt quá nên ít ai dám bung tiền xây cất gì hết, lại toàn là bà con trong tỉnh tới mua thôi.

- Được nhiêu người?

- Cho nghỉ hết một tá rồi. Giờ toàn thợ kỳ cựu không hà, nuôi "lon-ton" phí tiền lắm.

Xóm Đạo tương lai ngày một đông vui. Vui về mặt hình thức, còn bên trong thì "Sầu lữ thứ", bởi lẽ những tân Giáo dân là Việt-kiều Cao Miên bị bên bển trục xuất về, đang lúc lang thang như chim mất rừng thì được một Giáo dân đang ngụ cư ở đây giới thiệu cho hay. Vốn sống ven Biển-Hồ nên rất mau họ đã dựng được nghề đóng-đáy và sửa chữa các loại phương tiện thủy-đạo; sinh kế đã khởi sắc, song họ vẫn còn nặng đầu vì bị thôi lôi về mặt giấy tờ - chứng thư các kiểu, nên ai nấy tuy rủng rỉnh túi hơn mà sắc mặt vẫn chưa nguôi dàu-dàu và rầu lo.

- Thạnh ơi, có nhà không mày? Hú!

- Con quỷ, cái miệng mày tém-tém giùm tao cái... 

- Nè, mua cho mày với cha Khải và thằng con của hai đứa bây...

- Vậy để tao kêu thằng ghệ tao ra xách phụ.

Quế Trân chỉ mặt thằng bạn chí cốt:

- Mày giỡn với tao được, mốt quen miệng lỡ lời cái coi chừng bị đuổi khỏi Dòng đó.

- Thì về đây làm Đồ Chiểu. 

Khắc Xương hỏi:

- Anh tính lập lữ-điếm ở đây hả?

- Phải, thời buổi giờ khó xin việc lắm nên tụi tui tự tạo cho họ luôn.

JB Khải đang ngồi chẻ tre làm lồng-đèn đón Trung-Thu cho các con Chiên nhỏ trên cái vạt đóng bằng cây-dừa. Xung quanh anh là bông khế trắng ngần và lá xanh mơn mởn, còn trên đầu là những trái khế treo khắp cành như những chiếc lồng-đèn trang trí trong một tiệm ăn của người Hoa. Khế này chua dịu, có thể ăn sống với muối được, thành ra Henrico Thạnh hay hái đem vô làm rau lắm.

- Ê, khế này ăn với bún riêu được không mày?

- "Bienvenue à la Toilette". - Henrico Thạnh chỉ xuống nhà sau.

Khắc Xương cười cái khì, rồi ngỏ lời xin vài trái để dành ăn cho nhuận-trường.

- Sở, hái giùm cái coi.

JB Khải nhếch miệng một cái trước khi đứng dậy với tay hái khế. Vừa lựa trái ngon, chàng Cha Sở vừa nói vọng vô nhà mà kêu thằng Nhựt đi lấy hũ muối-tôm Tây Ninh.

- Nè, Tía...

Khắc Xương ăn thử một trái trong sự nuốt nước miếng và chép miệng của mấy người kia. Khế không ngọt, nhưng không chua-hỗn nên ăn nhiều ít bị rát lưỡi như những cây khác. 

- Trời ơi, ăn có nửa trái khế mà quất gần một-phần-tư chén muối... - Cô Tư Lành le lưỡi.

Ngôi nhà mà gia đình cô Tư Lành ở là dạng nhà một trệt, một sân thượng và hai lầu; sau nhà có một khoảng đất rất lớn và khoảng khoát, dư sức trồng được hai bờ mía và một giồng rau cải. Khắc Xương thấy có một chiếc tác-ráng, một cái vỏ-lãi, một cái xuồng-ba-lá và một cái ghe-bầu neo đậu sau bụi bần-ngọt và chùm-ruột; vì thời thế sản sinh ra nhiều "anh hùng Lương Sơn Bạc" nên chú - thím phải kéo lưới mắt-cáo làm rào ngăn lại, nhưng cũng nhờ vậy mà mồng-tơi, rau-má, rau-sam,... có đất sống và lục-bình giạt hay tàu-dừa không tắp vào bờ nhiều quá.

- Mập... 

- Gì ròm?

- Ông cao hơn tui, ông kiễng chân cắt trái sầu-riêng đó đi.

Vừa lấy kéo cắt ngang cuống sầu-riêng, Khắc Xương vừa khoe với nhỏ ghệ rằng nếu năm xưa ba - má không cấm cản là nay anh đã trở thành tuyển thủ bóng rổ rồi. Bây giờ không những không được sống theo hoài bão, trái lại còn bị lụt-nghề nữa.

Nhà trên hết mía bán nên Quế Trân phải lên róc thêm mía. Có chị dâu cũng như không, thậm chí còn tạo thêm việc cho cô làm. 

- Lành mua bún riêu hả Lành?

- Dạ, chị muốn ăn thì hâm trước đi. Em với ông mập mua đủ cho mỗi người đó.

Chị dâu của Quế Trân bèn hăm hở xuống nhà hâm cho chồng và mấy đứa con.

- Chỉ làm nghề gì vậy ròm?

- Giáo viên. Trí thông minh tỷ lệ nghịch với sự đảm đang. Chỉ cũng muốn giúp lắm, nhưng lần nào bả vô bếp là lần đó tui dọn chết bà luôn, nên thôi, để tui làm "Nữ-Thần Tự-Lo".

- Vậy chỉ có biết hâm không đây?

- Trời ơi, cái đó mà hổng biết nữa... sợ luôn...

- Hổng sợ chỉ giận sao nói thẳng tưng vậy?

- Giận gì. Bả cũng thừa nhận mà... Nè, ép nước mía giùm tui nghen?

Cũng may cái máy dễ xài và IQ của Khắc Xương đủ cao nên chỉ cần nhỏ ghệ nói sơ một lần là biết cách sử dụng. Nhưng do anh không biết cách bán buôn nên lỡ ép khóm và hạnh nhiều hơn công-thức thường ngày của nhà ròm; khách hàng thì vui, mà mặt mày con bồ thì méo xệch. 

Đợi khách hàng đi khuất rồi, Quế Trân dẩu môi chê:

- Thấy chưa? Đâu phải là luật sư là sẽ giỏi tính toán đâu.

- Tại tôi thấy khóm với hạnh rẻ rề hà, nên đâu có ngờ...

- Rẻ là khi ông mua về ông ăn thôi, mập. Còn bán buôn là phải "cân - đo - đong - đếm" kỹ lưỡng mới có lời nhiều được.

Khắc Xương nhún vai cười xòa, rồi hứa sẽ bù vô cho.

Chú - thím đi ăn đám cưới về, đem theo lỉnh-kỉnh bịch nylon đựng đủ món đồ ăn. Vừa thấy mặt Khắc Xương, vợ chồng họ liền tay bắt mặt mừng với anh và tíu tít hỏi chuyện.

- Tía - Má... Coi ổng được hôn?

Chú gật đầu cái rụ, rồi phát vô lưng của Khắc Xương mà rằng:

- Tướng coi cao lớn - sang trọng quá chèn. Mặt mũi lại hiền queo, sáng sủa. Mười điểm!

Ai nấy đều cười rộ lên.

- Tối nay con ngủ ở đây được hôn chú - thím?

Chú ngó lên trên trần mà hất cằm hỏi lại:

- Nhà chú - thím chật nức hà. Con ráng lách sao để ngủ nghen?

- Trời ơi, ở nhà bà tui thành con lươn - con lạch rồi.

- Nhưng mà để nó ngủ đâu mới được? - Thím dè dặt hỏi.

- Kìa, phòng thờ kìa... Sau lưng bàn thờ có nguyên bộ ván cho nó nằm. Cỡ hai đứa như nó nằm cũng không sập nổi đâu.

Nói thêm đôi câu nữa, kế má của cô Tư Lành biểu con gái và người yêu của cổ mau xuống nhà sau ăn bún riêu.

- Chả này em mua cho ai vậy Lành?

- Ăn chung, chị. Em biết mấy đứa quỷ này ưa ăn chả với mỳ gói nên em nhờ ổng mua giùm cho tụi nó.

Bấy giờ người chị dâu mới lấy thêm chả cho mấy đứa con và mình.

- Bắp-kèn này em mua cho tía với hai anh và ông mập, nhưng chị nếu thích thì cứ lấy nghen? 

- Vậy hả Lành?

- Dạ... - Rồi quay sang người thương, nàng hỏi. - Còn mập này uống gì đây? Dừa, mía, bình-bát, quách hay sơ-ri nấu khóm?

- Sơ-ri ngon à nhen. 

Vì bữa nay con gái dẫn bạn trai về chơi nên chú - thím kéo cửa nghỉ sớm. Mà có để cửa cũng chỉ được mấy mống khách, mất công rước ăn trộm hay ăn cướp vô nhà nữa. 

- Bây bị nhỏ con tao đía rồi.

- Đía sao chú?

- Nhỏ lớn không có thấy đò dọc - đò ngang phải hôn?

- Dạ.

- Đò dọc là đi huốt một đường luôn, còn đò ngang là ghé bến sông này - cập bến sông kia trong phạm vi nội tỉnh hoặc gần xịch. Bài này ám chỉ hai người cùng làm nghề chèo đò thương nhau mà hổng dám tới vì sợ đối phương chê mình.

Khắc Xương sượng trân. Con quỷ ròm dám chơi xỏ mình. 

- Trời ơi, chưa có dìa làm rể tui mà đã bị con tui quay như con dế rồi.

- Vậy mốt chú phải về phe con đó à nghen.

- Ê, đừng có gài hàng, mậy.

Mọi người xúm nhau cười lên nỗi đau của Khắc Xương. Người cười lớn nhứt là con quỷ ròm, nàng cười đến nỗi ôm bụng cho bớt trào dịch bao tử. 

Sau bữa cơm chiều, trước khi đưa Khắc Xương lên lầu Hai, chú quay sang kề tai nói nhỏ với thím:

- Con rể mình nghe lời con Út vậy là được rồi. Về làm dâu bên bển hổng sợ má chồng ăn hiếp hay bắt chẹt. 

- Ừa, vừa giàu vừa khờ vậy là được rồi. Cưới thằng đẹp mã vài năm cũng phát tướng y như vầy hà. 

...

Mới sáng tinh sương, bầu trời hãy còn mờ mịt, mà Khắc Xương đã thức dậy. Anh không có thói quen ngủ nướng ở nhà người ta, dẫu rằng người đó có quen thân cách mấy đi chăng nữa. 

Men theo rẻo đất phân ranh hai bờ ruộng đang mùa lúa trổ đòng đòng, Khắc Xương tìm thấy một cây-phượng đại-thụ đương mùa tàn bông. Thu đã sang, hoa phượng cũng quày quả ra đi với "Ngày thơ tháng Hạ", để lại những tàn tích là những khóm-bông đã tàn phai hương sắc khắp cành. Ở dưới gốc cây có dựng cái miễu, bên trong hãy còn khói nhang nghi-ngút và một dĩa trái cây tươi-chong, bài-vị đề bằng chữ Nôm ngụ ý cúng vái hương hồn chết bờ chết bụi quanh đây; có thể người làm những điều trên là nông dân sống trong cái xóm này với hy vọng được sự phù hộ của những ai khuất mặt - khuất mày mà làm ăn phát đạt - vụ mùa bội thu. Chàng Cư sĩ Cao-Đài cũng lấy ba cây nhang rồi bật hộp-quẹt lên đốt; ba nén nhang của chàng thành kính đặt ngay ngắn và thẳng tắp trong lư hương. 

Sau khi chắp tay khấn vái, Khắc Xương ra mé mương gần đó mà ngồi đợi nhỏ ghệ. Anh không dám lên ghe vì sợ nó chìm, mắc công lời ra - tiếng vào nữa.

- Lên... Thôi khỏi, bây ngồi ở đó đi, tao ngồi ở đây, cho chắc ăn.

- Chú muốn sắm ghe mới lắm hả chú?

- Đương nhiên là không rồi. Nên tao mới biểu bây "an-tọa".

- Chú được mấy sở-đáy?

- Hai.

- Rồi sáng giờ kiếm được nhiêu, con mua hạo cho?

- Có mớ cá Nàng-Hai ngon lắm, đem dìa nấu lẩu mắm hay kho tiêu là số dzách.

- Vậy lấy hết đi chú. Con mua bằng giá trên Sài Gòn, chỉ tính hơn chớ không tính thiệt cho chú đâu.

- Lâu lắm tao mới gặp được khách sộp như bây. Nhưng mà bây mua chỗ tao ít thôi, qua bên kia mua giùm tụi nó giúp tao.

- Con mua luôn hai bên cho... Mà bây giờ ít ai còn đóng-đáy hả chú?

- Ờ, cực như con chó, dầm sương dãi nắng mà vớt không được bao nhiêu, nên người ta lên bờ làm nghề khác cho sướng thân. Dòng nước mà còn bị nắn nữa chắc tao cũng dẹp cái nghề này luôn.

- Chú thấy cô Tư Lành sao chú?

- Nhỏ đó giỏi lắm, chỉ ngặt nỗi cái mỏ đi trước cái đầu thôi...

- Hồi còn nhỏ cổ sao chú?

- Học khá lắm à nghen... Rồi, vì không có tiền "cúng" cho cái bà dạy Toán hồi năm lớp Chín, nó bị bả đánh - bả chửi sao mà phải đi điều trị thần kinh luôn... Sau đó, nó bỏ học, ra phụ bán quán với gia đình tới giờ... Mà hỏi tao chi vậy?

Khắc Xương chỉ cười cười mà không đáp.

Ông chú đóng ở sở-đáy này ngoắc thằng bạn đồng nghiệp qua để nó lấy đồ bán cho khách.

- Tui trúm được hai con lươn. Cậu ăn được hôn? Hổng được thì theo tui qua bển tui lựa cá - tép cho mà mua.

- Hai chú có nhiêu thì bán con hết đi, rồi về nghỉ sớm. 

- Tới thăm "nhạc gia" hả?

Ông đâu dám nói cưới bây về chắc con Tư Lành thành con Tư Rách!

Sáng bảnh-mắt không thấy ông mập đâu nên Quế Trân mới mở cổng-sau đi kiếm. Phía trước là thành-thị và phía sau là nông-thôn, chỉ cách nhau có một cuộc đất mà sao bầu không khí giữa hai nơi lại khác biệt quá chèn. 

- Ra là ông ở đây...

Quế Trân trề môi. Rồi xách giùm ông ghệ mấy bịch cá - tôm tươi chong. 

Khắc Xương cười tủm tỉm giới thiệu:

- Tôi mời ròm nghe bài "Tình nghèo có nhau" của nhạc sĩ Đài Phương Trang do song ca Chế Linh - Thanh Tâm trình bày.

- Bài gì lạ hoắc. 

Ngang qua cây cầu khỉ, cô Tư Lành tính đi lên, song ngó tới ông "Bồ-tượng" thì đành phải chọn lối cũ. Ổng đi giữa cầu mắc công sập là ngày cưới của hai đứa thành sân khấu hài luôn.

"Anh không đi tìm người yêu lý tưởng đâu Em

Anh không đi tìm người yêu tuyệt đối đâu Em

Anh không đi tìm người yêu nhan sắc mỹ miều

Người yêu đài các, cao sang

Lụa là, gấm hoa vàng chói..."

- Sao bữa nay cô để tóc dài rồi?

- Làm biếng cắt á. Tóc giống cái tổ quạ lắm phải hôn?

- Dễ thương mà.

Khắc Xương vừa bứt cái bông Trái-Nổ mà liệng xuống mé mương vừa nói:

- Bà làm vợ tôi bà sẽ khổ, vì tôi thường đứng về phía người bị hàm oan và thấp cổ bé miệng không hà, nên đắc tội nhiều tầng lớp thứ dân lắm.

- Thì tui đứng chung với ông. Có gì "chết-chùm".

- Không sợ thiệt hôn?

- Sợ cũng chết, không sợ cũng chết, thôi thì cứ thuận theo tự nhiên mà sống.

Khắc Xương vò cái đầu chôm-bôm của người thương mà cười đã đời. Chừng nhớ hồi nãy mình mới lựa cá, liền lẻn-lẻn mà chuồn trước. Cách đâu một đỗi an toàn, chàng ta mới ngoảnh đầu lại và hô:

- Cô về gội đầu cho sạch nghen? Tôi qua nhà hai ông thần kia trước.

- Quỷ, con quỷ mập! Lựa cho dữ rồi chùi lên trên đầu người ta!

Trở lại nhà, Quế Trân chưa kịp đi soạn đồ tắm, đã nghe ông cậu "Hòn vọng Thê" ca ở nhà trước:

- "... Sao cô gái năm xưa không bước ra chào... hàng..."

Và nghe người trong mộng của cậu phát vô mỏ một cái nghe thiệt đã tai. Rồi tiếng cậu phân bua:

- Hết hơi nên phải đệm chữ "Hàng" vô cho khỏi bị ná thở.

- Đệm có duyên quá há?

Đoạn người trong mộng của ông cậu hỏi:

- Nhà có khách hay gì mà làm tui hụt ăn vậy?

Tía của Quế Trân trả lời thay:

- Con rể tương lai tui á. Bữa nay bà quởn qua đây chơi với gia đình tui, sẵn coi tướng con rể tui luôn.

- Cái "Hột-mít biết đi" hồi nãy á hả?

- Kệ, nó vậy mơi mốt dìa làm dâu hổng lo má chồng ăn hiếp con tui, với lại nó cũng biết nghe lời con tui nữa, vợ sai đâu thì đi đó. Đẹp trai quá con tui sao giữ nổi.

Sẵn đây, người yêu một thuở của ông cậu quyết định ở lại phụ mần đám. Hai đứa đã lỡ làng hai chục năm rồi, không thể để vụt mất nhau thêm một lần nào nữa. 

Để cho Quế Trân không bị khó xử, người thương của nàng mua tới ba-bộ sản phẩm tắm- gội và dưỡng nhan, mỗi bộ gồm có: "Lover's Care - Premium Goat Milk Shower Cream: Pearl", "Lover's Care - Hand Wash: Royal Honey", "Olay - Body Lotion: Daily Recovery and Hydration", "Vaseline - Super Food Skin Serum: Green Tea - Fresh Glow Skin" và "Biore - Kao: Foaming Face Wash - Marshmallow Whip. Nhưng cái làn da màu bánh mật của nàng có nước quét sơn trắng mới đổi-sắc nổi, do đó những sản phẩm này chỉ có công dụng dưỡng da và giảm bớt mụn mà thôi.

Khắc Xương tính qua thăm hai ông Cha trẻ nhưng nghe Giáo dân nói họ đã đi lên Xã từ rạng sáng nên đành quày gót ra về. Giáo xứ giờ đây có thêm Đài Đức-Mẹ nằm ở sân trước gần cổng chính, số tiền này là tiền riêng của Henrico Thạnh, lấy từ tiền bán sầu riêng và mít Tố-Nữ; thể theo ý của bà con, Bà được khắc họa trong hình hài Mẹ Việt Nam, với bộ áo dài khuê-các, cái mấn đắp bông-mai duyên dáng và đôi hài tinh-xảo trang trọng.

- Xong chưa ròm?

- Rồi. Tay dơ mà vò đầu tui nữa đi. Tui cho về lại thành đô ngay tức khắc.

Khắc Xương tủm tỉm cười, đoạn hối nhỏ ghệ mau lên xe để mình chở đi ăn sáng. Cái nón bảo hộ dán decal ếch Keroppi đang cầm ly nước-mía này là món quà mà chàng Luật sư dành tặng cho nhỏ ghệ, để thay thế cái nón "có cũng như không" mà nhỏ thường xài.

- Tui thương ông nhứt trên đời luôn á. Mốt cưới về hổng biết còn hộc máu bao nhiêu chuyện nữa đây.

- Thì giờ chuẩn-bị sẵn đi là vừa.

Kiều Xuân đang chạy bàn giùm chú - thím Năm. Bữa nay cô nghỉ dạy nên ở nhà phụ ba má bán quán. Vì là tiệm ăn miệt vườn nên chỉ có lác đác mấy khách, phần đông là hàng xóm và nhóm còn lại là khách lỡ đường tắp vô lót dạ.

Dù đã xuống đây mấy lần nhưng Khắc Xương chưa từng ghé qua ăn thử. Sẵn có nhỏ ghệ nên dắt mẻ tới chơi luôn.

- Ăn gì đây, vợ chồng Ngâu?

- Cô có cái tượng không?

- Có. Anh ăn gì để má tôi bắt sẵn?

- Bánh canh thập cẩm. Cứ thêm xương, thêm giò heo, thêm hoành thánh tự nhiên. 

- Má, làm cho ảnh tô bánh canh sáu người.

Thím Năm tặc lưỡi:

- Chừng nào nó ăn hết thì má múc thêm, ăn lâu nó lềnh hết bỏ mứa tội lắm.

- Dạ, vậy cũng được, thím.

- Rồi, tui bắt cho cậu hai phần thôi. Ăn hết đi rồi tui làm cái mới... Còn con Út ăn gì thím làm luôn?

- Con nghe ổng kêu xong muốn no ngang rồi thím ơi.

Thím Năm cười mà bẹo rằng:

- Hổng có cho no ngang nghen. No ngang tui mất tiền sao?

- Hủ tíu - mỳ thập cẩm. Thêm chén hoành thánh... - Quế Trân kêu nhiều hơn thường ngày một xíu, vì biết ăn không hết là sẽ có người cứu bồ.

- Thím bán mão cho tụi con một tô tóp mỡ đi.

- Trời ơi!

Vừa hay có một nhóm khách ngoại quốc ghé vô, Khắc Xương bèn đứng ra phiên-dịch giùm. 

- Thím Năm... Có cho cô này đi nhà vệ sinh không?

- Có cái cầu-tiêu cá đằng đẵng á. Nếu người ta chịu thì thím biểu con Hương dắt đi.

- "Cái cầu-tiêu cá" ông dịch sao ông mập?

- Hổng biết nữa... 

Nhưng người khách nữ nghe nói có nhà vệ sinh thì chịu liền, cô nói nó ra sao cũng được hết, miễn là kín đáo là được rồi.

Chừng trở ra, người khách nữ ấy che miệng cười tủm tỉm suốt.

- Bộ nó bị trúng dây cười rồi hay sao mà cười hoài vậy?

Mấy người khách kia nghe nàng ta kể lại cũng đòi đi thử cho biết. 

- Con làm ơn làm phước nói với họ rằng ở dưới dơ lắm, đi cho khéo đó, không là khỏi đầu thai luôn.

Nghe chàng Cư sĩ Cao Đài thuật lại, nhóm khách đó được một trận cười rần-rần. Có người còn ghẹo có gì tới lúc đó thì nhờ chàng ta kêu Linh-mục tới giùm.

Trở lại với nhỏ ghệ xứ dừa, Khắc Xương ăn chưa được mấy đũa hủ-tíu đã nghe Kiều Xuân hỏi:

- Anh biết ai đóng vai bác Ba Phi hợp không?

- Ai. 

- Là diễn viên Thành Chiến, đêm trước tôi có coi lại bộ phim học trò "Cầu vồng đơn sắc" và thấy ông này đóng vai võ sư Lâm nên tự nhiên thấy ổng hợp vai. Ông là một diễn viên chuyên trị vai phụ gần như không có tiếng tăm. Ông đó có bộ râu đẹp tự nhiên nên khỏi phải chạy ra chợ mua bó ni-lông lên gắn.

- Mỗi người một mắt nhìn mà cô. Nhưng ngoại trừ Hollywood, tôi ít thấy nền điện ảnh của nước nào có thể "thay đổi tuổi tác" nhân vật được; phần đông là giả-tạo một cách lộ liễu và biểu lộ hành động thái quá. Nhiều khi nói người ta không tin chớ, ở gần nhà tôi có bà già ngoài tám mươi mà đạp xe ngời-ngời và dám còn lẹ hơn xấp nhỏ nữa...

- Nên phải tùy thuộc tánh nết và ý ăn - ý ở của họ mà diễn phải hôn? Chớ hổng phải đóng vai người già là môi run, tay run, chân run và điệu bộ lề mề, uể oải. Ở gần nhà tui cũng có một bà, nhà bả chuyên cho vay tiền-góp, mèn đét cui, bảy chục tuổi mà cái mỏ của bả không ai địch lại được, thiếu một cắc - đóng trễ một giờ bả cũng còn nhớ nữa là...

- Ủa mày cũng ở đây hả Lành?

- Vô đây ngồi ăn luôn đi Thạnh... Mà sáng giờ mày đi đâu mà mập của tao qua hổng thấy vậy?

- Tụi tao đi làm giấy tờ cho bà con. Mấy cha nội trên trển bắt phải có giấy tờ đàng hoàng mới cho ở, cũng như dựng đất - cất nhà; với lại xấp nhỏ mới được đi học nữa.

- Để đó tôi đánh máy cho. Hai anh chỉ việc ký tên xác nhận thôi.

- Thằng này "Chủ không" nên khỏi cần nó ló mặt vô.

JB Khải thấy Kiều Xuân thì chợt nhớ tới Stephen Đoàn. Anh không biết nên vui hay nên mừng vì từ xưa tới giờ anh chưa từng cảm mến ai hết, có lẽ anh vốn là một người ái-kỷ tự trong bản chất rồi...

Do không yên tâm nên Khắc Xương đem theo bộ đồ nghề quen thuộc của mình, gồm có một cái Laptop, một cái Webcam, một bộ loa cỡ nhỏ, một cái quạt kiêm cổng sạc USB, một ổ-sạc điện thoại không dây, một máy phát Wi-fi, một cái máy ghi âm, một cái máy ghi hình, một cái máy in cỡ nhỏ và một bộ tai nghe có sẵn micro; chưa kể tới là còn mực-in, giấy trắng, viết các loại, cục-gôm, thước-kẻ, kéo, pin,...

- Hèn chi tui nói ông là Đô-rê-mon hổng sai.

- Còn bà là "Nô-nô-nô", mời ăn cái giống gì cũng từ chối hết.

- Bưng nguyên cái văn phòng phẩm như vầy mệt hôn?

- Mệt... Mà làm mất còn mệt hơn nữa...

Vừa nhìn Khắc Xương soạn văn-bản, Henrico Thạnh vừa bình phẩm:

- Từ thuở sơ khai cái tỉnh này, phần đông người làm việc ở các cơ-quan chánh-phủ là dân bổn-xứ hoặc nói giọng miền Tây và quê quán cũng ở miền Tây luôn; rất ít người là dân miền Đông, chứ đừng nói chi là Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Không biết điều này sẽ còn duy trì được bao lâu... - JB Khải trầm ngâm. Tô hủ-tíu thơm ngon và hấp dẫn là vậy mà anh mới gảy được vài lần đũa. 

Kiều Xuân chợt hỏi:

- Ủa thằng Nhựt đâu rồi hai anh?

- Nó đi học rồi. - Henrico Thạnh đáp trong lúc gắp mấy khoanh ớt sừng-trâu. - Lát nữa cô làm giùm tui một bịch hủ-tíu mỳ, mỳ lấy cọng-quăn không lấy cọng-thẳng, bỏ thập cẩm, thêm một chén hoành-thánh.

- Vậy anh lấy mỳ-trứng chứ không lấy mỳ-vắt?

- Ờ, mỳ nào mà cái cọng nó giống mẫu tóc của Tiêu Ân Tuấn lúc đóng "Tiểu Lý Phi Đao" á.

Mọi người thi nhau cười giòn giã.

Kế, Kiều Xuân mời hai chàng Giáo-sĩ có nước da rám-nắng rắn-rỏi ăn một chén xí-quách, mực khô và khoanh heo.

Henrico Thạnh lắc tay từ chối:

- Cô cho Giáo dân xứ tui ăn thiếu hoài...

- Có sao đâu? Tiệm này gia đình tôi mở bán cho vui chứ không đặt nặng lời - lỗ. Với lại khách cũng lưa-thưa, có thêm người ăn thì không bị bỏ mứa mang tội...

- Vậy cảm ơn cô nghen. - JB Khải chụp lấy bàn tay của người bạn đồng quản xứ.

- Xong rồi. Lát coi cho kỹ rồi hẵng ký nghen anh Thạnh?

Sau hơn một tiếng vừa ăn vừa bàn luận về văn bản mà Khắc Xương đã soạn thảo, hai chàng Cha xứ mới từ tạ họ mà lên Xã chứng giấy; tiếp đó sẽ trở về xóm Đạo mà lo chuẩn bị cho dịp Tết Trung-Thu.

Judas chở hai anh em họ Ngô và gia đình Hai Nghĩa xuống đây chơi bằng chiếc xe "Jaguar - F-Pace" bảy chỗ. Đứa con thứ hai của đôi vợ chồng khắc khẩu đã được năm tháng, rất kháu khỉnh và bụ bẫm, lại hết sức dễ nuôi và ít quấy khóc, nên họ mới dám giao nó cho bên ngoại giữ vài ngày.

Bé Hải ốm được đâu bốn ký nên cha mẹ cho phép ăn uống thoải mái hơn một chút. Bữa nay em được mẹ mua cho một bình nước táo hương nho rất ít-đường và calories hiệu "Good2Grow" có gắn hình mặt của nhân vật bọt biển SpongeBob; ông chú xứ Thần-Kinh cũng lấy hai chai-sữa có cách gọi lần lượt là "Organic Chocolate Lowfat Milk" và "Organic Vanilla Lowfat Milk" - cái thứ-nhứt gắn hình Baby Shark màu vàng đang lái-xe và cái sau thì lại là đầu con khủng long Ankylosaurus Bumpy, Manuel Ngô cũng chọn cho mình một chai "Fruit Fusion" ít đường có hình Minion đeo kính đội con gấu-nâu ở trên đầu.

- Chuyện vợ chồng cậu Sáu em thấy sao?

- Bữa hổm tưởng đâu chỉ mang thai, ai dè bị bọc khối u nơi cổ tử cung, cũng may còn có thể cấn bầu được.

Nhờ một bài viết trên Facebook của Gabriel Thái mà xóm Đạo mới thành lập có thêm nhiều khách ghé thăm. Và mặc dầu đã được ông nhắc nhở rằng nơi đây xin không nhận bất kỳ sự giúp đỡ gì hết, song vẫn có người cậy ông chuyển tiền và quà giùm, báo hại Raphael Lễ phải hồi âm xin thôi suốt mấy ngày nay. Ngoài ra, nhằm tránh bị mượn danh lường gạt, ông phải đăng thêm một bảng-tin với đại ý như vầy, "Cha-Sở John the Baptist - Trương Tấn Khải và Cha-Phó Henrico - Nguyễn Phước Thạnh không có cho ai biết về số trương mục cá nhân hay của Giáo xứ hết; cũng không nhờ cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận tiền thay hết."

- Hallelujah.

- Alleluia. 

Mười Anh nói trước:

- Xuống đây thăm Giáo xứ của anh, sau là đi chơi đổi gió.

Henrico Thạnh chỉ về đằng sau:

- Ở đây có lữ-điếm nè? Chịu mướn hôn?

- Nhiêu?

- Tính giá "Chuột thí-nghiệm" cho.

Judas bật cười mà hỏi:

- Giá gì ngộ vậy?

- Mới mở cái sột hà, chưa có khai trương nữa.

Hai Nghĩa nhíu mày mà cười hỏi:

- Rồi nhiêu?

- Phân-nửa thôi. Tại... vừa ở vừa dọn giùm luôn.

Hai Nghĩa lắc đầu quầy quậy:

- Vậy phải tính giá "Chuột lực-điền" mới đúng. Tại dọn xong có "cơ bắp" luôn á.

- Thôi cha ơi, giảm nữa tụi con cạp dừa mà sống.

Hai Nghĩa khoát - khoát tay:

- Giỡn xíu mà...

Đang nói đến đó, chợt một Giáo dân chạy vô báo ở ngoải có mấy chiếc xe hơi nhiều chỗ đang đậu. Trong số đó có vài người tự xưng là Mục sư đến từ Hội Thánh Tin Lành Lutheran. 

- À, vậy là họ sắp xếp ổn thỏa chuyện riêng rồi nên kéo xuống đây chơi. - Hai Nghĩa bình phẩm.

JB Khải sửng sốt hỏi:

- Đông vậy chỗ đâu ở đủ?

Henrico Thạnh vỗ ngực mà rằng:

- Mỗi người một bụi chuối là đủ hà.

Ấy là thân nhân của mỗi chàng Mục sư và ba người Thầy của họ. Tính ra có gần một trăm hai mươi mấy người! 

Hai ông Cha còn "Tuổi thần tiên" hết hồn hết vía. Biết tính làm sao bây giờ?

- Yên tâm. Yên tâm. Chỉ có tụi tôi ở lại thôi. Còn những người này thì ở tới chiều là "Tung cánh chim bay về tổ ấm" hà. - Út An hướt mà nói trước.

Henrico Thạnh thở cái phào, rồi nhờ người Giáo dân đi kêu những con Chiên khác tới sắp phòng cho khách. Đoạn, niềm nở mời nhóm "Chuột lực-điền" tới quầy tiếp tân làm thủ tục nhận phòng. 

Để đến được lữ-điếm ấy phải băng qua một bờ đất trồng mía cao-nghệu và hai cây-cầu bê-tông hai làn-đường. Dọc đường đi, những người khách được phép hái trái cây trên cành mà ăn thỏa thích và không phải mất tiền. Bé Hải sẵn tánh tham ăn nên chỉ liền vô ruộng dưa hấu mà xin hai chàng Linh mục cho mình một trái; JB Khải bèn xắn quần lội-vô lựa-thế hái cho nó một trái vừa chín tới và thơm nức mũi.

Khu lữ-điếm được cất theo phong cách chủ-nghĩa Hiện-Đại vào thời thập niên 70, gồm có sáu mươi phòng trải đều cho hai dãy nhà cao hai từng-lầu. Tầng trệt của hai dãy nhà để trống, không chỉ để dành làm nơi đậu xe mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, vì con nước lên - xuống thất thường, không còn tuân theo Âm-Lịch như hồi trước, nên nền nhà phải nâng lên hai mét mấy. 

- Lâu lắm rồi tôi mới thấy lại kiểu nhà này... - La Viễn Phương vừa nói vừa giơ máy ảnh "Canon" lên chụp vài bức. 

- Cái thời còn thương xá Tax, còn rạp chiếu phim Rex, còn bùng binh Cây Liễu, còn Lăng Cha-Cả, và còn nhiều thủy-đài hình nấm khổng lồ. 

Người Giám-Mục còn lại gật đầu đồng tình với hai đứa bạn.

Sau khi sắp xếp chỗ ở xong xuôi, nguyên đoàn được Henrico Thạnh giới thiệu quán ăn bình dân nhà cô Út Hương và xe nước mía của cô Tư Lành. Vậy là nguyên đoàn lục tục kéo qua đó ăn lót dạ trước khi đi xuống Giồng Trôm và ra Cồn Bửng; dù họ không yêu cầu nấu nướng chi sất, nhưng JB Khải vẫn khoản đãi họ một bữa ăn nhẹ trước lúc lên xe ra về, do vậy mà bây giờ anh đi kêu Giáo dân xuống bếp sơ chế nguyên liệu để chiều nay có món thết đãi họ.

Những Giáo dân biết thể nào cũng được hưởng tiền boa nên mừng húm. Ai nấy hối nhau lẹ-lẹ mà sửa soạn nhà cửa tươm-tất hơn.

Vừa cùng ông Giáo dân vác phảng ra bờ đất trồng rau, điện thoại của Henrico Thạnh bỗng rung chuông.

"Thạnh ơi... Mai con lên chốn thành đô nhà - xe rực rỡ..."

- Ông nội nào hơi hám sống nhăn mà bày đặt ca cải lương vậy mậy?

Augustino Dương cụt hứng nên im luôn.

- Ca tiếp kìa Thầy.

- Đờn đứt dây-cung rồi con.

Henrico Thạnh cười tủm tỉm:

- Con tưởng nó đứt lâu rồi chớ?

- Tao thương mày nhứt trên đời đó Thạnh. 

- Rồi gọi con chi?

- Mơi tao kéo nguyên băng xuống quậy tụi bây một bữa...

- Nhớ đem theo tiền nha? "No money, no welcome".

- Tao vả mày một cái bây giờ... Bày đặt nói tiếng-Anh bồi nữa... 

Henrico Thạnh cười rộ lên, khoe hàm răng trắng-ngà đều trân. Ông Giáo dân cũng cười khúc khích theo.

...

Đoàn khách phương xa đã về lại thành đô sau một ngày ngắm biển Thạnh Phú và thăm đất Giồng Trôm. Buổi đêm họ có nán lại nhiều hơn dự tính khoảng mười tiếng, không chỉ để đi ăn uống và viếng các nhà thờ đồng Đạo trong thành-phố, mà còn để tắm - gội sạch sẽ và chợp mắt một chút; nên tới rạng sáng hôm nay họ mới khởi hành.

- Anh có biết quán cơm tấm nào ngon không? - Ba Đức hỏi trong lúc ngồi xuống cột lại dây giày.

- Ở đầu đường nè... Ăn cũng được lắm... - Henrico Thạnh vừa nói vừa giúp thằng Nhựt sửa lại cái áo gió. Chút nữa JB Khải sẽ chở nó đi học.

Nhóm anh em Tin Lành vừa rời nhà được nửa tiếng, kế Giáo xứ của Henrico Thạnh lại có khách.

Nhóm Thầy Dòng lớn tuổi mướn chiếc xe "Chevrolet - Express Passenger Van" 15 chỗ để xuống thăm xóm Đạo cây nhiều hơn người của hai thằng con có cái họ Khai quốc Công thần và Hoàng tộc. Nếu bữa đó mà mướn được xe này thì Nicolas Trực và Jacinto Hưởng đã đi chung rồi.

Người cầm lái lần này là Simon Tử, ngồi kế bên ông là Joseph Thành. Băng sau là chỗ của Jacinto Hưởng, Matthias Hoàn và Augustino Dương. Băng kế là của Longinus Kiến, Nicolas Trực và Thomas Tường. Băng tiếp theo và băng chót là của gia đình Sáu Quới; sau khi chồng trúng độc đắc, chị đã thôi việc ở công-ty và về nhà giữ con tiếp, nhưng công-ty đang thiếu người mà chị lại thạo việc nên họ mời chị quay lại làm, chị tính sẽ nghỉ xả hơi hai tháng rồi hẵng quyết định chuyện ở nhà hay đi làm.

- Ngày mốt là bốn đứa này đi học lại rồi. Đóng tiền mệt đầu luôn. - Louis Quới vừa nói vừa rời khỏi ứng dụng "Đặt lịch".

Thằng Út níu áo má nó đòi sữa. Maria Bích bèn đưa bình sữa cho nó tự bú. Mới có nửa năm tuổi mà đã tự biết quản lấy thân, hễ đói là xin sữa rồi tự giác ôm bình mà uống luôn, không có nhõng nhẽo rầy rà như nhiều đứa khác.

- Thằng này mơi mốt cho nó đi lính được. - Thomas Tường ngó xuống mà cười ghẹo.

- Dạ, đau bụng biết la lên để người ta đưa đi kịp, chứ không phải ngồi đó mà khóc bù lu bù loa. - Maria Bích vuốt mấy sợi tóc lơ thơ trên đầu thằng Út.

Augustino Dương cũng góp lời:

- Còn thằng lớn nhứt sao?

- Thôi, nói tới ngán lắm, Cha ôi.

Sáu Quới nhếch miệng cười khẩy:

- Ngán mà cũng ra năm đứa... Đau!

Nói chuyện phiếm thêm đôi câu nữa, chợt Matthias Hoàn la lên:

- Có xe vô xóm nữa kìa, mau kiếm chỗ nào đậu để đừng áng đường người ta đi Tử.

Chiếc xe đó mang hiệu "Subaru - Ascent" bảy chỗ màu băng-bạc khá đẹp mắt.

- Ủa?

Dòm vào trong xe, mọi người thấy tài-xế là Jacob Nhượng, người ngồi kế bên là Gabriel Thái; băng nhì là của Maria Hòa và Ignacio Cường; và băng chót là của Raphael Lễ, Stephen Đoàn và Richard Lãm.

- Tôi tặng hai cậu bốn con heo quay làm quà. Hai con cho bà con trong xứ, hai con để dành làm món cho mình ăn dần. Con nào cũng ba chục ký hết. - Longinus Kiến nói trong lúc mở cốp-xe. 

Vậy là JB Khải chạy đi gióng chuông đặng tập hợp Giáo dân lại.

Nhận được hai con heo quay và mớ đồ-bổi, bà con ai nấy đều mừng muốn phát khóc. Nói ra thì hổng ai tin, chớ cả nửa năm nay họ chưa nhìn thấy một miếng heo quay rồi.

- Bánh hỏi có mỡ hành dễ bị thiu lắm. Nên chút nữa cậu đi mua giùm cho Giáo dân nghen. 

- Phiền Thầy đi mua giùm con. Dính tới tiền bạc lôi thôi và dễ mất lòng lắm.

- Cũng được. Lát cho tôi mượn cái xe của cậu. 

- Dạ. 

Rồi, thêm một chiếc xe bốn chỗ hiệu "Ford - Mustang" bốn-cửa màu đen dừng trước hàng rào. Thì ra cố Peter Toàn, Cưỡng và hai ông Hội-Phó ghé chơi.

Trước lúc ra nhà mát cất cặp theo bờ-rạch, nhóm Kitô Hữu tới trước Đài Đức Mẹ mà làm Lễ và đọc "Kinh Nữ-Vương Hòa-Bình" kèm lần chuỗi Mân-Côi. 

Tượng chỉ đẽo từ đá, không bôi màu lòe loẹt, nhưng nhìn vẫn sống động vô cùng. Quanh phần đế của cái tượng là bồn-bông trồng rất nhiều bông-hồng đủ sắc và sao-nháy cánh mỏng như loài bướm. Trên đầu bức tượng của Bà và của Chúa Hài-Đồng được gắn một vòng thép cố-định có gắn đè̀n chớp - tắt để làm minh-họa cho ánh hào quang. Sau lưng bức tượng của Bà, cách một-khoảng chừng đâu vài mét, là một hàng rào thâm-thấp, trên mỗi chấn-song có dây leo bìm-bìm, đậu-biếc, hoa-giấy, hồng-leo,... Và phần mái che của Đài được lát miếng ngói từ chất-liệu nhựa giả gạch, ở đó cũng dành chỗ để trồng móng-cọp, cát-đằng và ngọc-nữ.

- Có nhiêu cây tụi bây trồng hết luôn hả? - Augustino Dương cười mà như mếu.

- Tính trồng thêm rồi đó. Mà thấy rối nên thôi.

- Ờ, mừng à...

Gabriel Thái nhớ tới những chuyện không vui liên quan đến các vụ tình - tiền gần đây, ông thầm mong và xin Chúa hãy giúp cho hai đứa con của ông không bị mắc bẫy của thế gian và chước dữ của Satan.

- Trưa nay con nấu lẩu mắm An-Giang theo kiểu Kiến-Hòa...

- Đừng có bỏ nước dừa nhiều quá nghen con... - Matthias Hoàn cười khổ.

- Nước dừa nhiều mới ngọt chớ Thầy.

- Ờ... Để chút nữa Thầy vô lần chuỗi thêm...

Cô Tư Lành rủ ông ghệ mập qua phụ nấu nướng với thằng bạn thiết. Sẵn lát ăn ké luôn. Trên đường đến đó, ngang qua nhà Kiều Xuân, cô thấy nàng đang ngồi chẻ lá-chuối, chắc là tính làm bánh gì đây mà.

- Đi luôn đi bà ơi... Bà để nhỏ đó xà-quần một hồi là có "Hồng Môn Yến" luôn đó.

- Ờ... Tội nghiệp... 

Đi khuất mất rồi, Khắc Xương mới ca nho-nhỏ:

- "Không phải tại Anh, cũng không phải tại Em, tại nhà Dòng chia cách nên chúng mình xa nhau..."

- Thôi đừng có đổ thừa bậy ông ơi. Giỡn vậy hổng có vui đâu.

- Ra là bà cũng sợ.

- Chuyện không có dính dáng tới Thần Linh thì đừng có lôi tên họ vô, bị quở đó.

- Tôi thương bà ở chỗ này đó. Thấy ai sai là la lên liền, không có bày đặt nói vuốt đuôi hay xuề xòa sợ mích lòng.

- Cho nên tui mới ế tới giờ đó.

- Vậy ra tôi xui rồi.

- Xui thì về đi.

- "Vui thôi, vui thôi mà..."

Rồi Khắc Xương với tay ngắt một bông-bần trắng hơn màu da của nhỏ ghệ mà rằng:

- "Bậu ơi, tin Qua chưa"? Hay cần phải "Lắng lòng nghe Qua thề" một lần nữa?

- Tin hay hổng tin không còn quan trọng đâu ông. Thương thì đến với nhau thôi. Và hết Duyên thì tản đi như lục-bình trôi giạt theo cơn sóng đời; có cưỡng cầu cách mấy cũng chẳng thể tương phùng...

- "Có những chuyện tình không là trăm năm..."

- Như Lê Uyên - Phương, như Từ Dung - Từ Công Phụng, như  Tuyết Mai - Duy Khánh, như Thái Thanh - Lê Quỳnh, như Khánh Ngọc - Phạm Đình Chương, như Đỗ Thái Tần - Trầm Tử Thiêng,... 

- Tôi sẽ ráng đưa bà đi đến cuối cuộc đời như Ngô Thụy Miên và "bông-hồng duy nhứt" của cụ ấy.

- Xin ông đừng làm tui mừng hụt, đi được tới đâu thì hay đến đó thôi.

- Nhưng mà hỏi trước, bà theo Đạo nào?

- Không có Đạo nào hết. Bên nào sống tốt tui cũng quý và trân trọng hết.

- Nhưng mà... Cao-Đài tụi tôi một tháng ăn chay tám ngày, bà chịu theo hôn?

- Theo. Tui dễ nuôi lắm. Miễn chín và chế biến sạch sẽ là được, chay - mặn không quan trọng.

- Bà nghĩ ông Cường sao?

- Mừng quá, ổng đi tu rồi. Ổng ở ngoài đời tội nghiệp con gái người ta lắm. Tánh gì đâu mà quá trời khó và hay nhăn nữa.

- Như vầy ổng mới tu được. Chớ còn như ông Mỹ sao yên?

Nắng sáng càng lúc càng hăng như củ-hành sắp bị gọt đến lát cuối cùng. Đi một hồi đầu váng - mắt hoa, cả người như thể bị tưới nước sôi lên vậy. Vậy mà những đứa trẻ thất học vẫn đầu trần dang nắng bình thường, đôi chân không giày chẳng dép của chúng cứ thế đạp trên nền đất nóng-rẫy và lởm chởm sỏi-đá, và trên môi của chúng không khi nào ngớt tiếng cười và những lời đùa bỡn hồn nhiên. Mười-giờ đã có vài bụi lác đác nở trước, sắc tím rịm nằm nép dưới những hàng-rào trà hay bông-bụp; cũng có vài bụi nằm lẻ loi giáp mé mương, nên đành chịu lép-vế trước sắc - hương của nhà bông-súng. Đôi lúc, đôi trai gái ấy nhìn thấy những cái hang-dế nằm lấp ló sau những bờ cỏ xanh mướt mắt; mùa mưa dế đẻ con nhiều lắm, nhưng là mùa mưa ngày xưa kìa, còn mùa mưa ngày nay không còn bao nhiêu nữa vì người ta lùng bắt dữ quá và cũng bởi do hóa-chất Nông Nghiệp nên khiến chúng phải im hơi tản-cư. Vài sở-đáy còn sót lại nằm đìu-hiu dưới những tán cây-bần sai-trái và trổ-bông đặc-rật; mùi canh-chua và cá kho tiêu bay xộc tới khứu giác của hai người, bữa cơm của gia đình đó được bày biện trên chiếc ghe bầu. Đi thêm một đoạn nữa, cỡ chừng vài trăm mét có lẻ, họ mới tới Giáo xứ St. Padre Pio.

Henrico Thạnh đã chở Longinus Kiến tới chợ Ngã-Năm mà mua nguyên liệu nấu nướng. Còn Augustino Dương và Nicolas Trực đã đi thục bi-da ở một quán cà-phê gần chùa Bạch Vân. Và những người kia thì lại chơi với các Giáo dân; trong số đó, dĩ nhiên có cả bên Tin-Lành.

Bé Hải vẫn còn mải mê chơi năm-mười với xấp nhỏ xóm Đạo. Nhờ ốm xuống mà em đã chạy mau hơn và lanh lẹ hơn, nên không còn bị bắt sớm như hồi trước nữa. Bây giờ em đang núp gần bụi mắt-mèo và chùm-ruột, lát về thể nào cũng ngứa rân mình mẩy cho mà coi.

- Khát nước quá hà...

- Uống gì hôn? Hải về phòng lấy nước cho mấy bạn uống.

- Uống!!!

- Lấy lẹ đi Hải.

Bé Hải mới đi được nửa đường, đã bị chú Mười và chú Judas chặn lại.

Chừng nghe bé Hải thưa chuyện xong, hai người đòi đi chung vì sợ xấp nhỏ sẽ bị phao vu là vô phòng ăn cắp đồ. Xấp nhỏ nghe theo liền.

Trước lúc chia tay với xấp nhỏ, Judas và Manuel Ngô phát cho mỗi đứa một bịch bánh "Goldfish - Disney: Mickey Mouse", một bịch bắp-rang-bơ "Candy Pop - Cereal Pop Fruity Pebbles" và một phần "Assorted Candy and Chocolate Variety Pack". 

Nhận xong quà, đứa nào đứa nấy mừng rơn mà cảm ơn rối rít rồi chạy ù về nhà đem cất. Để lại bé Hải ngơ ngác trông theo với đôi mắt tròn-xoe.

- Người con mồ-hôi không hà Hải. Để chú dắt con tới chỗ mẹ đặng mẹ con dẫn con đi tắm.

- Dạ... Mà nè chú Mười...

- Không có ăn đồ ngọt nữa. Con vẫn còn ú nu ú nần hà.

Judas bật cười:

- Lát nữa tụi mình phải phát kem đánh răng và nước súc miệng cho tụi nhỏ nữa. Đã nghèo còn bị hư răng tiền đâu mà chữa.

Manuel Ngô cũng cười theo. Phần này là quà Tết Trung-Thu của xấp nhỏ xóm Đạo nghèo, đủ để tụi nó dành ăn dần nửa năm. 

Bấy giờ hai cha - con Longinus Kiến và "cặp bài-trùng" Dương - Trực mới về. Đôi tình nhân mới bước vào yêu đã chẻ xong mớ rau muống, ngó sen và ngó súng, bào hết mấy cái bắp-cải, rửa sạch các bông như Điên-điển, Lục-bình, So-đũa, Bí-vàng,... và các loại rau sống khác. Maria Hòa, Maria Bích, Hoàng Minh Tâm và một số nữ Giáo dân khác cũng đã chuẩn bị xong những nguyên liệu cần thiết cho bữa tiệc trưa nay.

- Để tao mần tôm, tép, cá, lươn, mực, nghêu, sò, ốc và bạch-tuộc cho.

- Ừ, tao với ổng cũng mỏi giò quá rồi.

- Vô ăn vụng ít miếng đi. Nãy có nhiều miếng vụn lắm. - Một ông Giáo dân xen vô mời.

- Đi vô bốc ăn đi hai người. - JB Khải cũng đốc vô.

Vậy là Khắc Xương bèn nắm tay dẫn nhỏ ghệ tới nhà bếp dã-chiến, trong tràng pháo tay nhiệt liệt của mọi người.

Ignacio Cường không khỏe trong người nên lui về lữ-điếm soạn bài-giảng và dạy Kinh Thánh online. Còn Stephen Đoàn muốn đi đâu thì đi, đó là đường đời của ảnh, anh không nên can thiệp nhiều. 

Đã qua mười một giờ trưa mà chưa có món nào nấu xong hết, cũng may sáng nay Ignacio Cường có ăn một dĩa bánh-lá nên giờ mới uống thuốc được. Cái chân của anh đang trong giai-đoạn kéo-da và liền-xương nên rất hay ngứa ngáy và bốc-mùi hôi - mặc dầu anh đã được chỉ cách vệ sinh kỹ càng. Vừa nâng cái chân trái lên giường, anh vừa bặm chặt môi để chịu đựng cơn đau thấu tim từ nó. Bác sĩ nói sang năm mới đỡ hơn một chút, còn muốn đi lại và chạy nhảy được như xưa thì phải bỏ công tập dượt trong một thời gian dài rất nhiều.

Ngoài sân vọng lên tiếng cười giỡn của xấp nhỏ trong vườn bưởi Năm-Roi và tiếng nấu nướng rình-rang nơi cái bếp dã-chiến dựng kế bên đó. Dường như đã lâu Ignacio Cường không được nghe sự huyên náo vô âu như vầy ở trên Sài-Gòn, thường là những tràng âm thanh đến từ cơn bức bối vì kẹt xe, nước ngập dơ nhà, đã bán buôn ế ẩm mà còn bị "cô-hồn sống" tứ phương tới làm tiền, anh - chị - em trong nhà tranh chấp đất đai và tài sản, những trận phân bua và xô xát giữa người bị "vít" vô lề "hỏi thăm" và bên cảnh sát, các quán nhậu "chén chú - chén anh" xả rác đầy, giọng rao trệu trạo của bà con bán hàng rong khi ngày sắp tàn mà trong quang gánh vẫn còn ê hề đồ bán. Bây giờ, "Áo lụa năm xưa đâu còn phố cũ", để người nhạc sĩ già mãi "Mộng du một đời..." với những miền ký ức ngày thơ đã qua ấy... "Biết nói lời gì?", khi "Một thời để nhớ" đó đã không còn nữa.

Bài giảng mà Ignacio Cường đang soạn dựa theo một câu nói của Đức Giáo-Hoàng Pio X. Anh hy vọng mình viết đủ hay để Giáo dân nắm được ý nghĩ mà anh muốn truyền tải đến. 

Nhưng viết đâu được vài dòng, Ignacio Cường hết còn biết viết cái gì nữa. Anh đọc đi đọc lại mấy lần, rồi xóa hết mà chấp nhận viết lại từ đầu.

- A, con ngu quá Chúa ơi... Không biết viết sao cho hay hết...

Ignacio Cường đành gác chuyện soạn bài giảng qua một bên, mà mở Kinh Tân-Ước lên đọc và bật radio lên nghe chương trình tin-tức bổn Đạo của Đan-Việt Dòng Chúa Cứu Thế. Vắng Richard Lãm và Jacob Nhượng, phần lời dẫn và âm nhạc có vẻ kém sắc hơn mọi ngày. Đến phần giải đáp thắc mắc của thính giả, họ nhờ Didacus Niệm bình phẩm về bài ca "Mary, did You know?" do Ceelo Green trình bày, và câu trả lời của chàng Huynh-trưởng vừa làm hài lòng người Kitô Hữu ấy, vừa giúp mọi người có được một trận cười sảng khoái vì những thí dụ rất vui mà chàng ta kèm theo.

Chương trình hãy còn phát sóng, nhưng chàng Y-Nhã lại ngưng ngang vì muốn nói chuyện một chút với Kỳ Thanh. Có lẽ ảnh đang Thọ Thực, anh gọi cầu may chứ không chắc ảnh sẽ bắt máy.

- Sadhu. 

- Alleluia... Chưa ăn cơm hả?

- Có chút trục trặc nên phải dời lại vài phút.

- Anh nghĩ sao về chữ "Chống phá"?

- Nếu người ta trả lời không đúng ý mình, thì mình nói người ta "Chống phá", vậy có đúng không? 

Ignacio Cường lắc đầu nguầy nguậy mà che miệng cười tủm tỉm.

- Tôi nhớ tụi tôi đã từng nói rồi: Sư mà im hơi lặng tiếng tu tập thì bị chê trách vô cảm với thế-giới và vô ơn với đất-nước; Sư mà lên tiếng góp ý thì bị nói là biết gì mà bày đặt làm chánh-trị và tu mà không lo tu, lo nhiều chuyện.

- Vậy anh nghĩ sao?

- Thây kệ họ. Họ thích phiến-diện thì cứ để họ sống với nó. Chỉ vậy thôi.

- Tôi nhớ có một câu nói, được cho là của Frederick Nietzsche, nó như thế này: "Sometimes people don't want to hear the truth because they don't want their illusions destroyed. "

- Và Plato thì, "No one is more hated than he who speaks the truth."

- Đôi lúc tôi có cảm giác các triết gia và nhà luân-lý học đang chơi đối câu hay nối câu với nhau vậy.

- Anh biết không... Nói chuyện với một người ngu thích hơn nói chuyện với một người cố chấp; vì anh biết người ta ngu nên không hiểu mà cãi cố, còn người cố chấp không ngu nhưng cứ luôn cho mình là đúng dẫu sai toàn bộ nên mới ra sức cãi cố...

- Ừ, và nếu họ cố chấp để kiếm tiền thì thực sự rất đáng khinh.

- Cho nên tụi tôi mới muốn rời khỏi đây... 

- Rất đáng tiếc là hầu như giới trẻ ở đây không thích triết gia hay luân-lý học, họ chỉ thích nhảy những vũ điệu cà-dựng cà-dựng một cách xu thời hay chạy theo sau đuôi thần tượng mà thôi.

- Cho nên tại sao anh phải mất công chú tâm tới những người ít tri thức hoặc cố chấp? Thời gian đó, để dành đi tìm đọc những trang sách mới thì hay hơn.

- Anh nghĩ sao về "Chủ nghĩa dân tộc"?

- Nếu dân tộc đó phần lớn đều có tri thức và sự thông cảm, thì nơi ấy sẽ trở thành Thiên-Đàng. Còn nếu dân tộc đó phần lớn dốt nát và hiếu chiến, thì nơi ấy chẳng khác chi là một bộ lạc ăn thịt người để sống...

- Tại sao lại là "Sự thông cảm"?

- Bởi vì có thông cảm mới tạo ra sự Thiện lương, Thứ tha, Chấp nhận và Tình yêu. Từ đó mới đem lại một nền Hòa Bình "sống thọ".

- Anh nghĩ ai ở đây đã để tri thức tháp-cánh tâm hồn?

- Bùi Giáng và Tuệ Sỹ. Dẫu miệng lưỡi người đời thế nào, dẫu đường đời chông gai ra sao, thi phẩm của hai vị ấy chẳng hề chất chứa một xíu hận thù hay oán thán, hết thảy là những tràng cười nhẹ tênh vọng vào hồng trần và hàng-hàng lớp-lớp lời viết sâu sắc đáng để bỏ công chiêm nghiệm. Khi trái tim của anh đủ tinh-khôi, văn chương của anh sẽ tự khắc quên bẵng đi những ý tứ nặng nề và thế thái nhân tình đen bạc...

- Rất tiếc. Xứ này chưa tìm được người kế tục.

- Có rồi.

- Ai? A... Hiểu rồi, tôi phải tự đi kiếm... Để rồi coi người mà tôi chọn với anh chọn có giống nhau không nhe?

- Lành thay... Lành thay...

- Anh nghĩ nên đọc thể thơ nào?

- Thơ Haiku. Chỉ cần một khổ nhỏ mà họ có thể tả được một khung cảnh hay nêu lên một triết lý thật hay.

- Anh nghĩ ông Bùi Giáng có bị điên thật không?

- Có thể là ông đã bị mắc chứng hưng-cảm nặng, chứ không tới nỗi là điên. Đương nhiên, đây là lời võ-đoán của tôi thôi, nghe cho vui chứ đừng nên tin. Muốn biết bị bịnh gì thì phải kiểm tra tổng quát, làm trắc nghiệm đàng hoàng và ngồi trò chuyện cả buổi, thì họa may mới xác quyết được chứng bịnh... Để lát nữa rồi tôi sẽ giải thích cho anh hiểu hậu quả của việc tự khám bằng Google cho anh nghe, cũng như bác sĩ tay-nghề yếu hại bịnh nhân ra sao.

Một người Giáo dân đánh tiếng mời Y-Nhã Cường ăn rau-câu trái dừa và uống trà mãng-cầu đá. Anh bèn ra mở cửa rước người đàn ông đó vào phòng rồi nhờ người đó nhắn giùm rằng chút nữa anh sẽ ăn trễ.

Vừa lấy muỗng xắn rau-câu, chàng Cha-Sở vừa kể về chuyện nhiều Giáo dân nữ đi dự Thánh Lễ mà trang điểm y như ăn cưới, lại thêm xịt dầu-thơm nồng nặc, khiến nhiều Giáo dân khác cằn-nhằn um sùm. Kết thúc câu chuyện của mình, anh hỏi Thanh Liên nghĩ thế nào việc trang điểm.

- Tôi nói về cảm khổ...

- Sao?

- Trang điểm cũng là một trong những con đường dẫn đến sự Khổ.

Ignacio Cường chăm chú lắng nghe.

- Hồi còn ở bên Mỹ, tôi có vài chị đồng nghiệp vướng phải sự này. Hễ hôm nào trang điểm chưa vừa ý là ngồi thở than không dứt. Còn bữa nào không trang điểm là đi làm với sắc mặt lấm la lấm lét như định đi ăn trộm vậy, và luôn miệng nói, "Thôi, xấu lắm, đừng dòm." Cái mặt đó là do họ tô vẽ và đắp nặn nên chứ có phải cái mặt mộc của họ đâu, mà họ lại đi tin cái mặt đó là của mình và chối bỏ cái mặt thật. Vậy không phải Khổ thì là cái gì?

Rồi Ignacio Cường kể cho Thanh Liên nghe về những bất đồng của Giáo hội trong chuyện nhìn nhận vấn đề liên quan tới LBGT và kết hôn đồng giới. Sau đó, anh hỏi lại:

- Phật Giáo coi LBGT như thế nào?

- Kết Sanh Thức là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành sắc thái kiếp người; thành ra, họ không có Tội, mà chỉ có Nghiệp - Nghiệp này như bao cái Nghiệp của những chúng sanh có xu hướng tính dục bình thường khác. Do đó, họ không bị đọa Địa-Ngục sau khi chết, họ chỉ bị đọa xuống đó hay đầu thai ở những nơi Bất Đắc Ý và nhiều sự Khổ nếu như trong lúc sống đã phạm phải Nghiệp Ác và những tật xấu gây hại cho người khác.

Tôi vẫn còn nhớ có một ông vua Hồi Giáo cực kỳ ghét cay ghét đắng LBGT, thậm chí còn bỏ tù luôn những người đó. Sau này, con trai Út của ông là người đồng giới. Dưới sức ép của ông, người này đã phải cưới vợ. Và chưa được bao lâu thì người vợ chết một cách bí ẩn, còn người này cũng đứng ra công khai mình là người đồng giới và tuyên bố ly khai khỏi Hoàng tộc luôn. Bây giờ người này sống rất hạnh phúc với cương vị là một nhân-vật nổi tiếng trong giới thời trang thượng lưu. Đương nhiên, đến giờ hai cha - con coi nhau như người dưng nước lã.

Dân chúng có con bị bắt nhốt tức dữ lắm, vì con trai của ông vua này không bị hề hấn gì hết, trái ngược lại ông còn mắt nhắm mắt nở để anh ta ra nước ngoài sống tự do nữa.

Ignacio Cường nhíu mày.

- Giống như anh không thích ăn ớt, mỗi ngày tôi bắt anh phải ăn ớt thì mới được ở chung nhà với tôi, anh nhắm anh sống nổi không?

Ignacio Cường gật đầu.

- Vậy anh cho tôi hỏi tại sao anh lại thích tôi mà không thích người nữ nào hết?

- Nói tầm bậy đi. Tôi thích anh với danh nghĩa tri âm - tri kỷ mà thôi.

- Tôi muốn hỏi anh lại rằng tại sao anh lại thích tôi mà không thích người nữ nào hết?

- Sao tôi biết được? Tự nhiên...

- Thì tự nhiên người đó thích người đồng giới. Chỉ vậy thôi.

Rồi Thanh Liên tiếp:

- Tình cảm giữa tôi với anh như Ananda và Lưu-Di, đâu phải yêu đương, mà chỉ là thương mến do thấu hiểu và chấp nhận nhau mà thôi.

- Vậy theo anh Đấng Thế Tôn có khuyến khích ăn chay không?

- Ngài ấy khuyến khích ăn chay, và mong tín đồ có thể cúng dường đồ chay hơn là đồ mặn. Nhưng xin hãy hiểu rõ, Ngài không bắt ép phải nấu đồ chay cho Tăng - Ni hay chê đồ mặn chi hết.

- Thanh ơi... Lại ăn cơm nè!

Ignacio Cường coi đồng hồ treo tường. Đã mười một giờ kém năm phút, đã đến giờ Thọ Thực rồi. Anh cũng phải đi ăn trưa thôi. Nhưng anh chẳng muốn ăn cái gì hết, tự nhiên ngó Thanh Liên làm anh cảm thấy vui rồi; đó có lẽ là cảm giác mà Bá Nha dành cho Tử Kỳ và Quản Di Ngô dành cho Bào Thúc Nha.

Trong lúc đợi Kỳ Thanh ăn xong bữa cơm, Đức Cường mở Kinh Thánh ra đọc và tay thì lần chuỗi Mân Côi.

- Bữa nay anh ăn gì?

- Cơm trộn trái bơ với muối mè. Ưu-Bà-Di này cúng cơm trắng, bơ đã xắt sẵn và hũ muối mè.

- Còn mấy người kia?

- Châu Lợi và Trì Thương được một bịch cá rô kho tóp mỡ và cháo đậu xanh nấu lá dứa. Thiện Sanh, Duy Hảo và Hỷ Tín được một nải chuối Xiêm và ba bịch cơm trắng. Chân Tâm và Đoạn Trần được hai phần cá-kếnh chiên xù, hai bịch cơm trắng và một tô canh mồng tơi nấu mướp với tôm-khô. Phá Vân, Phú Lâm, Hoàng Kỳ và Thủy Diệu được bốn phần tung-lò-mò nướng và bốn hộp xôi Xiêm cỡ lớn.

- Rồi chia sao?

- Ba chàng Sa-di và bốn đồ đệ của tôi trộn cơm với xôi Xiêm rồi chia phần cho nhau mà ăn, tung-lò-mò và chuối Xiêm cũng vậy. Riêng Đoạn Trần bị cảm mạo nên sẽ ăn cháo với cá rô kho; phần cơm canh kia sẽ nhường lại cho Châu Lợi.

- Hổng ai ăn chung với anh hả?

- Ăn có nổi đâu mà ăn.

- À, Pháp Thân sao?

- Cư-sĩ đã xuống núi phát cơm với nhóm Hòa Hảo rồi.

Trước lúc im lặng Thọ Thực, Thanh Liên kể nốt:

- Một người xuất thân từ Hoàng tộc Ấn Độ cũng là người đồng tính. Ông này là Hoàng tử Manvendra Singh Gohil. Ông hiện thời đang điều hành một tổ chức ngừa HIV/AIDS, cũng như nuôi những người mắc bịnh này và giúp đỡ những người thuộc giới LBGT. Ông này thờ Ngài Narayana, dấu hiệu rất dễ nhận biết là hình vẽ trên trán. Và cũng như câu chuyện hồi nãy, ông và vợ đã có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi tệ hại. Thể theo những gì ông nói thì ông đã cố gắng thay đổi bản thân để có một gia đình bình thường, nhưng không thể, vợ ông đã đâm đơn ly hôn trước vì không chịu đựng được cuộc sống nặng nề này.

Nicolas Trực không thấy con trai ăn trưa nên đã lên phòng tìm. 

Ignacio Cường tạm biệt người bạn tâm-giao mà theo chân người Thầy xuống ăn trưa. Nghe Thầy giới thiệu thì trưa nay ngoài lẩu mắm ra, còn có gỏi cuốn, chả-mực Hạ Long, cá tai-tượng chiên-xù cuốn bánh-tráng và rau sống chấm mắm-nêm, bạch-tuộc chiên bột; và chiều theo khẩu vị của mấy đứa nhỏ lẫn người lớn kén-ăn, Henrico Thạnh đã làm thêm món mỳ xào thập-cẩm, sườn nướng bơ tỏi và bò lúc-lắc.

- Chuyện gì mà đông vui quá vậy Mỹ?

- Phát cơm cho người cần. Mỗi người được một hộp cơm gà Siu-Siu và một chén canh su-hào nấu với củ-dền kèm ngò-rí. Ai có phiếu mới được lấy nên hạn chế được việc một người lấy nhiều lần.

Jacob Nhượng cười biểu:

- Với lại có máy ghi hình nữa nên không sợ bị gian lận.

- Phát nhiêu?

- Một trăm rưỡi và lẻ mấy thôi. Ai đi ngang thì tắp vô lấy chứ không có đi thông báo.

- Hết chưa?

- Sắp rồi. Còn mười mấy người này nữa là mình dẹp hết.

Vài đứa nhỏ bán vé số chậm chân tính bỏ về, nhưng đã được Henrico Thạnh dẫn vô nhà bằng lối khác để phát cho mỗi đứa một hộp cơm bò hoặc sườn theo ý thích. Đứa nào đứa nấy cảm ơn rối rít, và hứa sẽ không đi nói lại với ai để tránh các ân nhân bị thiên hạ kéo tới quấy rầy. 

Gabriel Thái là người chủ trì buổi đọc Kinh và làm dấu Thánh. Bên phía Tin Lành cũng thuận theo ông cho đỡ tốn thêm thời giờ. 

Trời ui-ui như muốn chuyển mưa. Cái nắng ngày Thu thôi thiêu đốt da thịt người dương thế. Gió mát thổi qua những lán-trại dựng đỡ làm bữa cơm dễ nuốt hơn. Thằng Nhựt giờ này mới đi học về, nó phải kèm lại môn Toán vài tháng thì mới có thể theo kịp bài vở trong trường, nên dù chưa tới lịch nhập học, nó vẫn vác cặp tới lớp mỗi ngày; về Văn - Sử - Địa - Anh - Tin thì hai ông Tía kèm nó được.

Sau bữa tiệc bất-ngờ, các Giáo dân nằng nặc đòi dọn dẹp và rửa chén giùm, không để cho bất kỳ Linh mục hay Mục sư nào được nhúng tay vô hết. 

Ban nãy mọi người đều đã đọc Kinh Trưa nên không cần phải nán lại thêm nữa. Nhóm Tin Lành và nhóm Công Giáo trở về lữ-điếm hoài cổ mà ngồi uống nước và bàn luận chuyện đời.

Cái Chrome Book của Y-Nhã Cường bấy giờ nằm trên một cái bàn đan-bằng lục-bình có để kiếng. Anh sử dụng loa ngoài đặng mọi người nghe rõ lời Thanh Liên nói hơn.

- Thanh ơi... Nói chuyện được chưa?

- Rồi. 

- Trở lại chuyện cũ.

- "Building a Bridge", tạm dịch "Bắc một nhịp cầu". Đây là một quan điểm của Linh mục thuộc Dòng S.J, tên đầy đủ của ông là James Martin.

Jacinto Hưởng nói trước:

- Dòng Tên.

- Ông này bày tỏ quan điểm... Nói sao ta? Xài chữ "Ủng hộ" thì phiến diện quá... Vậy tôi sẽ nói là "Kêu gọi" nghen? Rồi, kêu gọi, ông này kêu gọi rất nhiều quyền lợi cho LBGT và giúp họ được dự Thánh Lễ như một người "mình sao - hồn vậy". Chính vì những hành động và quan điểm trên mà ông này đã bị tấn công và chỉ trích nặng nề.

Nicolas Trực khoát tay:

- Tụi tôi không ủng hộ đâu.

Gabriel Thái trầm ngâm hỏi:

- Vậy Đức Thánh-Phụ có biết chuyện này không?

- Có. Và gặp luôn rồi. Nhưng tâm tư của Đức Giáo-Hoàng ra sao, một kẻ ngoại Đạo như tôi làm sao mà hiểu thấu cho được.

- Mệt nữa rồi... - Longinus Kiến lắc-lắc cái đầu.

- Bên tôi thì vấn đề LBGT có liên quan tới Quả Dị-Thục...

Y-Nhã Cường ngắt ngang:

- Thôi nói qua vấn đề sức khỏe Tâm-Thần đi Thanh.

Vậy là Đới Kỳ Thanh bèn kể cho mọi người nghe chuyện thời áo blouse của mình:

- Bạn tôi đã từng chẩn-đoán một người bị trầm cảm nặng, và xém chút nữa là bị treo bằng...

Tám Khiêm kinh ngạc hỏi:

- Sao vậy?

- Sau hơn một năm uống thuốc mà không khỏi bịnh, nữ bịnh-nhân này tới chỗ tôi khám lại. Không có một dấu hiệu nào chứng minh cổ bị trầm-cảm nặng, nhưng tại sao cổ lại có những triệu chứng của nó? Tôi bèn xoay qua hỏi cổ về cảm giác trên cơ thể, cổ nói ăn xong bị đau nửa đầu, nhức gò má và buốt răng; tôi mới biểu cổ cười nhăn răng cho tôi coi, và nhờ vậy tôi mới biết cổ bịnh gì...

Tám Khiêm hỏi dồn:

- Rồi sao?

- Lệch khớp cắn dẫn đến rối-loạn khớp Thái-Dương và Hàm, chứ không phải có vấn đề về thần kinh. Các biến chứng của lệch khớp cắn cũng gây ra các dạng bịnh tương tự như rối loạn tâm thần, tâm lý hay thần kinh; thành ra rất dễ bị lầm lẫn. Tên tiếng Anh là "Temporomandibular joint disorder", gọi tắt là "TMD"; nói nôm-na chứng bịnh này là biến-chứng của chứng bịnh "TMJs: Temporomandibular joint dysfunction". Nhưng, đôi lúc chúng ta bị TMD không phải là do TMJs, mà là do biến chứng của bịnh khác; nên, nếu như không có đi khám kỹ càng thì đừng tự kết luận mình bị bịnh gì hết, kẻo không những tiền mất tật mang mà còn rất dễ khiến từ bịnh nhẹ thành bịnh nặng.

Mọi người đều ồ lên.

- Cổ nghe lời tôi đi chụp MRI và X-Rays. Kết quả đúng như tôi dự đoán. Sau đó, cổ phải qua khoa "Răng - Hàm - Mặt" để gọt lại khớp cắn và chỉnh nha-chu. Từ sau ca mổ, cổ không còn bị những triệu chứng giống như trầm-cảm nặng nữa.

- Còn bạn anh thì hầu tòa?

- Ừ. Học-vẹt là như vậy đó. Cũng may cổ chịu hòa giải, đương nhiên với điều kiện phải bồi thường thiệt hại cho cổ trong suốt một năm qua, vì thuốc này sẽ khiến người uống không thể sinh hoạt bình thường và rất dễ mất việc do buồn ngủ thái quá.

Tám Khiêm bật cười:

- Ờ, cũng là một chứng chóng mặt mà đã chia ra thành "Thiếu máu não", "Rối loạn Tiền-đình", "Áp-huyết thấp", "Suy nhược cơ thể", "Suy nhược thần kinh",... rồi.

- Có người còn tự cho rằng mình bị ung thư máu do thường xuyên chóng mặt và té xỉu, trong khi người này chỉ bị áp-huyết thấp bất-thường thôi.

- Là sao? - Hoàng Minh Tâm thấy đúng bịnh mình nên tranh-thủ hỏi.

- Là vầy: Cứ ví cơ thể người với một cái xe-hơi, có chiếc bẩm sinh đã bị trục trặc ở kết-nước hay bình-xăng, dầu có châm nước hay đổ nhiên liệu đầy cỡ nào cũng bị hao hụt rất nhanh và làm cho xe mau hư máy; cơ thể người ta cũng vậy, có người sanh ra bị trục trặc về đường-huyết, dẫu có ăn nhiều đường cỡ nào đi chăng nữa cũng bị hoa mắt, chóng mặt, bủn-rủn tay - chân và hay đổ-quạu, khiến cho người đó rất khó sống. Tôi còn nhớ có một bịnh-nhân bị dị ứng đường nguyên chất, phải thay thế bằng chất tạo ngọt công-nghiệp, thành thử người đó phải uống nước ngọt chứa loại đường đó liên tục để cầm hơi, và cứ hễ đói quá mà chưa kịp ăn cái gì là mắt người đó tự lu xuống như bóng đèn sắp đứt pha, vì vậy mà người đó thất nghiệp hoài.

Louis Quế vừa đưa cóc đã gọt vỏ sạch sẽ cho vợ yêu, vừa hỏi:

- Nếu mà người đó ở đây thể nào cũng bị vu khống là thứ dòng lông-bông, làm ở đâu cũng không được hết, suốt ngày chỉ biết ru-rú ở nhà ăn bám gia đình.

- Chứ còn gì nữa. - Augustino Dương đập bàn cái rầm.

- Tôi cũng còn biết một cô bé Mỹ trắng bị dị ứng nước chanh, hễ uống thứ gì có vị chanh quá nhiều là nguyên cái đầu nhức như bị búa bổ, thậm chí nổi-đẹn và nổi-hạch luôn.

Tám Khiêm bình phẩm:

- Trong Y-Khoa có nhiều chứng-bịnh lạ kỳ lắm. Dị ứng tinh-trùng, dị ứng dịch âm-đạo, dị ứng sữa-mẹ, dị ứng nước, dị ứng mùi cơ-thể, dị ứng...

- Khoan, vậy người nào mắc phải một trong hai chứng đầu tiên chắc là trọn đời đồng trinh luôn hả? - Một người Giáo dân đánh tiếng hỏi.

-Cũng có thể chớ. Tự nhiên cơ-thể biến chất đó thành một dạng a-xít hoặc loại chất gì đó gây tổn thương nghiêm trọng tới cơ-thể. Có nhiều đôi vợ - chồng đã ly hôn luôn vì vụ này. Lại có trường hợp, họ dị ứng với vợ hoặc chồng của mình nhưng lại không bị dị ứng với người khác.

Rồi Tám Khiêm kể:

- Có một bài báo về Y-Dược như vầy: Bà nọ mua trà tam-diệp về uống để giảm cân. Uống ngày nào xổ thẳng ruột ngày đó. Tới ngày thứ năm, bả phải đi cấp-cứu luôn. Tới chừng đưa thuốc cho bác-sĩ coi, ổng la làng, "Thuốc này là thuốc nhuận-tràng, lâu-lâu cần xổ ruột mới uống, sao chị dám uống mỗi ngày." Và té ra, chục hộp trà đó có giá chưa đầy một tô hủ-tíu đặc biệt, vậy mà bả lại bị bán với giá gấp mười lần mỗi hộp. 

Những tràng cười giòn giã của mọi người xua tan không gian im ắng nơi xóm Đạo nghèo.

Một nữ Giáo dân khẽ hỏi:

- Còn sư nghĩ sao về ăn chay giả mặn?

- Trước hết, để tôi đánh một cái vòng cái đã... Có đứa nhỏ rất thích ăn nấm-rơm, từ sau khi ăn cháo gà nấu nấm bị ngộ độc xong, cứ hễ nghe mùi nấm-rơm là nó lại bị mắc ói. Lại nữa, có một cô bị thiếu máu não hành ói hoài, bây giờ không thể ăn những món ngọt có nhiều kem - bơ - sữa - phô-mai và mỡ các loại, lần nào đưa lên miệng cũng nhợn trở ra. Tiếp, rồi có một người sau một ngày ăn đồ-mặn bị trúng thực, phải chuyển sang đồ-chay vì còn nhớ hoài mùi nước ói hôm trước, nhưng mà người này ăn chay không nổi nên phải nấu kiểu chay giả mặn để cầm hơi sống...

- À.

- Đó là một trong số những nguyên nhân làm người ta ăn chay giả mặn. 

- Rồi sư nghĩ sao khi người ta nấu đồ chay mà y hệt đồ mặn?

- Đó là sở thích của họ thôi. Ngoài ra, tôi hỏi thí-chủ câu này, thí-chủ bán đồ-mặn phải trình bày như thế nào?

- Phải đẹp...

- Thì cũng tương tự như vậy thôi. Người ta bán đồ chay, muốn thu hút được thực khách, không chỉ phải chế biến món chay ngon hơn thực khách tự nấu, mà còn phải trình bày sao cho mà thực khách cảm thấy đáng để bỏ tiền đến đây ăn. 

Maria Bích bật cười:

- Ngộ ghê, cứ thấy ai ăn chay giả mặn là phán người ta "tu nửa mùa". Như tôi nè, lâu-lâu bị bịnh ăn-mặn không nổi thì kiếm quán chay giả mặn ngon-ngon thay đổi khẩu vị thôi. Chớ có tu hành hay khấn hứa chi đâu.

- Như tôi, tôi rất ít ăn cá vì đã từng thấy cảnh người ta mần cá...

- Khoan. - Tám Khiêm ngăn lại. - Cho phép tôi nói một chút nghen? Rồi, cảm ơn anh... Có rất nhiều người phán một câu xanh-rợn rằng cảnh đó có chi đâu mà bị ám ảnh tới nỗi không dám ăn; đây là một câu nói thường thấy ở những người "suy bụng Ta ra bụng Người", bởi mỗi người có một hệ Thần-Kinh khác nhau nên cách giải-quyết và phán-xét dữ liệu thu-thập hằng ngày cũng khác nhau nốt, thành ra chuyện mà một người không thể ăn món này món kia do bị ám ảnh là một phản-ứng bình thường của cơ thể chứ không phải là "làm quá", "làm màu", "làm thấy ghê", "nghiêm-trọng hóa vấn-đề",... chi sất. 

Augustino Dương lắc đầu:

- Nhưng mà nhiều đứa đẻ ra ở đây không chịu hiểu vụ này. Ai mà khác nết ăn - nết uống hay sống trái-ý của tụi nó là tụi nó nhào vô xâu xé hay dè bỉu, mỉa mai rồi. Ý là có một tô phở không mà cứ hễ ai chê là nhảy dựng-dựng lên như khỉ bị đốt đuôi. 

Simon Tử bật cười:

- Nội cái chuyện "Việt-kiều nói tiếng Việt ngọng-líu ngọng-lô" còn nhai đi nhai lại mỗi ngày, ở đấy mà chấp nhận sự khác biệt về mặt phản ứng sinh-lý học.

- Còn cái vụ "Kem đánh răng" thì chơi tình-quờ. - Người Giáo dân khác vừa nói vừa xẻ trái dưa-hấu. 

- Ừ, ngộ lắm, cái chuyện đáng để bươi thì không thấy bươi, cái chuyện "Trời ơi - Đất hỡi" thì lấy cần-cẩu xúc luôn. - Cha của anh ta nói xong, liền đứng dậy bưng dĩa dưa hấu đi mời vài người trước. Con trai của ông vẫn đang xẻ dưa-hấu. Ban nãy thằng Thạnh nó tính hái sáu trái, nhưng hái cho đã rồi mới phát hiện hai trái múp-rụp nằm núp ở dưới biền-lá của cây dừa-éo già-khằn, nên thành ra tám trái.

Tám Khiêm chia sẻ:

- Tôi còn nhớ có một trường hợp như vầy: Sau ca phẫu-thuật, một nữ bệnh nhân không thể ăn mỡ một cách mạnh miệng như hồi trước nữa; cho nên, mỗi bận ăn thịt, cổ đều phải bỏ hết phần mỡ, mà lỡ nhai trúng cũng phải phun ra. Một lần nọ, mấy người bạn của cổ vô thăm, chứng kiến cảnh đó, liền trề môi nói cổ làm quá, có miếng mỡ chút-xíu mà tưởng đâu ăn lộn thịt-người.

Thanh Liên phì cười:

- Cho nên đôi lúc người giết chết bịnh-nhân chính là người thân của họ.

Ba Đức vừa chấm chùm-ruột với muối ớt vừa hỏi:

- Anh nghĩ học trò giỏi có nên chọn nghề Y không?

- Chọn ngành Dược thì được, nhưng đừng chọn nghề Y. Anh giỏi lý thuyết ở trên trường, chưa chắc anh có thể chẩn-đoán ra bịnh; người bạn đồng nghiệp của tôi là một thí dụ điển hình. 

- Phải, bác sĩ cần phải có sự tinh-tế đặc biệt mới cảm nhận được bệnh nhân bị gì và phải điều trị ra sao. - Longinus Kiến vừa nói vừa chấm dưa-hấu với muối-ớt đâm.

- Hồi trước, trong xóm tôi có một ông bác sĩ, ông này hễ khám ai là đúng ngay-chốc. Có lần ông khám cho một người đàn ông, theo ông thì người đó đã bị ung-thư gian giai đoạn đầu và cần phải nhập-viện gấp; cái cô kia ngồi sau bức bình-phong, nghe ông bịnh-nhân tả y chang triệu chứng của mình thì sợ lắm, dè đâu ông nói cổ chỉ bị rối loạn tiêu hóa mà thôi. 

Rồi có lần, một người mẹ ôm con tới chỗ ông khám và hỏi con mình bị viêm họng sao lâu hết quá. Sau một hồi thăm khám, ông la lên, "Trời ơi, con nhỏ bị viêm phổi chứ có phải viêm họng đâu! Ai mà khám dở dữ vậy? Đưa nó vô nhà thương liền đi." Không nhờ ông là con nhỏ đó đã chết vì biến chứng của bịnh viêm-phổi rồi. Dầu đã đưa vô kịp lúc, qua hôm sau nó vẫn bị xảy ra biến chứng, cả người tím ngắt vì phổi bị phù lên và trứ nước quá nhiều; nhờ  các bác sĩ chuyên khoa của nhà thương mát tay và lành nghề nên đã giúp nó thoát khỏi cửa Tử.

Cho nên, cứ hễ nghe phụ huynh nào biểu, con tôi học giỏi vầy chắc làm bác sĩ được, tôi chỉ biết "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".]

- Giỏi vậy thì nên vô ngành Dược đúng hơn ngành Y.

Thanh Liên kể:

- "I never promise You a rose garden", đây là bộ phim dành cho những ai muốn biết mình có nên theo ngành Tâm Thần Học hay không. Mỗi ngày anh phải đối diện như vầy đó. 

Ba Đức hỏi:

- Có khi nào anh cảm thấy người bịnh là bác sĩ chứ không phải bịnh nhân không?

- Có một số trường hợp tôi cảm nhận bịnh nhân có dị năng đặc biệt chứ không phải là bị thần kinh. Có người đoán trước được thời tiết, có người lại dự báo được điềm xui của người khác,... Nhưng phần đông bác sĩ không chấp nhận và lúc nào cũng quy chụp "Trùng hợp ngẫu nhiên" hay "Bị hoang tưởng". Những lúc đó, tôi nghĩ người cần uống thuốc nên là bác sĩ chứ không phải bịnh nhân.

 Một Giáo dân khác hỏi Thanh Liên về phim - ảnh Ấn Độ. Anh nói mình không rành về chủ đề này, nên sẽ nói dựa trên lời kể của má anh là Cận-Sự-Nữ Ly Ái.

- Ấn Độ đã có phim giành được giải thưởng của Oscar, bộ phim ấy tên là "Slumdog Millionaire". Bộ này có hai bản-nhạc chủ-đạo: Một là tiếng Hindi, nói về cuộc đời và hoài bão của nam-chánh và Một là bản tiếng Anh, thuật lại tiếng lòng của nữ-chánh; cả hai bản đều có tựa đề là "Jai Ho". 

- Phim này hay ở chỗ nào hả sư?

- Tái hiện đời sống tầng lớp bần cùng xứ Ấn rất chân thật, cũng như dám vạch mặt sự lạm quyền và bức cung của giới cảnh sát bên bển.

- Gặp bên đây chắc cấm chiếu rồi.

Một người Giáo dân khác xen vô:

- Thà là mình nói phứt cho người ta hay ngay từ đầu, thích thì ghé chơi - không ưa thì khỏi qua; chớ còn thứ dòng trước mặt thì tỏ vẻ mến khách dữ lắm - chừng nghe khách phàn nàn là xúm vô "bề hội đồng" người ta, hỏi sao du lịch không xuống sắc cho được.

Thanh Liên gật đầu:

- Má tôi biểu, coi phim Ấn Độ nên lựa đề tài hiện-thực chứ đừng nên chọn những kiểu phim anh-hùng hay phá án vì mấy dạng phim giống vầy coi mệt lắm. Và hầu như phim Ấn nào đi theo đề-tài hiện thực thường hay lên án giới cảnh sát - nhà cầm quyền và bài bác những thói hư tật xấu của dân xứ họ.

- Phim Ấn có làm lại phim nước khác không anh?

- Có, "Heyy Babyy" và "Dhamaal". Phim sau làm theo nguyên tác của "Mr. Bean" trong bộ phim "Rat Race", còn phim đầu thì "Three Men and A Baby".

Ignacio Cường cười hỏi:

- Nhiều người ở đây nói phim Ấn dở lắm, anh nghĩ sao?

- Tôi nghĩ họ nên coi bộ phim "Lion" phát hành năm 2016, bộ phim này dựa trên một câu chuyện có thật. Ngoài ra còn có bộ phim "Zed Plus".

Rồi Thanh Liên kể tiếp:

- Nội dung trong phim Ấn ít bị kiểm duyệt hơn bên mình. Có một bộ phim tên là "Omprakash Zindabaad" có tình tiết thế này: Một ông nhà giàu trong xóm thấy quan lớn xuống thăm liền kiếm chước để đi chung xe hòng được dựa hơi của ông đó. Nhưng ông đó viện cớ xe đã đủ chỗ nên không cho đi chung. Đã vậy ông tài-xế của ông đó còn biểu ông này lên nóc xe mà ngồi đi. Vậy là để được mang tiếng quen biết với quan lớn, ông này đã liều mạng bám đ*t xe. Xe chạy tới đâu, ông vẫy ra hiệu với chòm xóm tới đó như hoa hậu về làng.

Rồi một phim khác tên là "Zed Plus" có tình tiết thế này: Vì bị hiểu sai ý mà một người đàn ông Ấn Độ bị tung tin đồn là ông ta xém chút xíu nữa đã chết dưới tay một sát thủ Pakistan. Ông trùm của một tổ chức khủng bố bên bển coi tin trên đài xong, liền liên lạc với tổ chức của mình để hỏi coi ai là người đã nhận tiền ám sát ông Ấn này; thì đám lính lác dưới trướng diễu rằng, "Bộ tổ chức của mình "xuống cấp" tới mức phải nhận tiền mà đi ám sát một thằng già ất ơ vô danh tiểu tốt giống vậy hả?" Mặc dầu chưa biết chắc đây là tin giả hay là tin thiệt, ông trùm Pakistan vẫn quyết định biến nó thành tin thiệt để bảo vệ thị-trường của mình và ra-oai với xứ Ấn; sau này ông mới hay chuyện này là do một đảng-phái bên Ấn tung ra nhằm mục đích giành lấy chiến thắng trong cuộc tranh-cử sắp tới

- Ở đây không cho chiếu đâu. - Augustino Dương bật cười ha hả.

Simon Tử trề môi:

- Xem ba cái clip bài Ấn do bên Tàu dựng riết là thế đấy. 

Thanh Liên gật đầu:

- Bên Ấn mà làm phim về hiện-thực hướng họ không kiêng nể ai đâu. 

- Vậy mà chê phim Ấn... - Một người Giáo dân bình luận.

- Thì như thằng Dự nói đó thôi. Coi ba cái clip bài Ấn do bên Tàu dựng riết rồi lú luôn.

Nicolas Trực hỏi:

- Phim Ấn tuyển diễn viên có gắt gao không cậu?

- "Mahabharat". Theo huyền sử, Bheem là một người khổng lồ có thể tay không bứng được một cái cây đại-thụ, nên họ đã chọn một diễn viên có xuất thân là đô-vật cấp thế-giới có chiều-cao 2 mét lẻ 3 vào vai, người đó tên là Saurav Gurjar; còn chú của Pandavas, Dhritarashtra, là một người mạnh tới nỗi có thể kéo ngã một con voi, nên họ đã chọn một diễn viên có xuất thân là lực sĩ vào vai, người đó tên là Thakur Anoop Singh. Chưa nói tới, khi tuyển-lựa diễn viên đóng vai Chúa Vishnu, họ đã chọn Saurabh Raj Jain, vốn là một người mẫu nổi tiếng và có dung mạo phi phái tánh đặc-biệt; ngoài ra, còn bởi chiều cao của anh ta rất nổi bật và không bị những diễn-viên cao-kều khác làm cho lép-vế. Chưa tính đến vai nhân-vật Minh-Quân Yuhishthira, để làm rõ vai trò giỏi Văn hơn giỏi Võ, họ đã chọn một diễn viên có chiều cao thấp nhứt so với bốn diễn viên còn lại, đó là Rohit Brardwaj; do đó tuy người này là anh Hai của Pandavas nhưng lại có gương mặt rất thư-sinh và nhỏ con hơn những đứa em rất nhiều. Ngoài ra, phần đông diễn viên nam đều xuất thân là vận động viên thể hình hoặc đã luyện tập thể hình trong một thời gian rất dài. 

- Tính ra họ tuyển diễn viên kỹ lưỡng hơn bên mình nhiều. - Minh Tâm vừa nói vừa lau miệng cho con trai và chồng. Ăn dưa hấu gì đâu mà để dính mặt quá trời.

- Bên Tàu thường dìm phim Ấn nhiều hơn là đánh-giá công tâm, cho nên chỉ dựa vào ba cái clip do Tàu dàn dựng không khác nào tự đẩy mình đi bán lúa-giống. - Augustino Dương bình phẩm.

Matthias Hoàn gật gù:

- Rất có thể nhờ dám phơi bày hiện-trạng đất nước của mình mà nền du lịch xứ Ấn không bị ản hưởng quá nhiều bởi cuộc đại suy-thoái kinh-tế thế-giới.

- Sao Cha nghĩ vậy? - Một người Giáo dân ướm hỏi.

- Phàm cái gì càng xấu thì người ta càng tò mò muốn tới coi thử có giống như lời đồn hay không. Thường thì sau khi người ta đến đó sẽ thấy ngược lại với những gì nêu trên phim - ảnh; như ba cái bộ phim Tàu hay quay về sự hành hiệp trượng nghĩa của họ - nhưng những gì mà thế giới chứng kiến đều theo kiểu "nam-châm cùng cực".

Thanh Liên kể:

- Cô gái bị ba bắt cải Đạo có kể cho tôi nghe một câu chuyện như vầy: Trong một lần cổ đi siêu-thị, vô tình gặp một người đàn ông Trung Đông bận đồ rặt Hồi-Giáo. Và chẳng như những gì mà cổ nghe kể, người này vô cùng lịch sự và còn làm cử chỉ mời cổ đi trước nữa; do lối vô quầy hàng đó rất hẹp. Cổ cũng cúi đầu cảm ơn đáp lễ. Thành thử lắm lúc cổ nghe người ta nói ai theo Đạo Hồi đều khinh thường phái nữ, cổ thấy câu này nghe quy-chụp chung-chung quá chừng. 

Henrico Thạnh xẻ thêm một trái dưa hấu để mọi người ăn cho mát người.

- Và ngộ một cái, phim Ấn nào cũng chấp nhận những cảnh quay thân mật giữa hai người đàn ông. Dường như họ đề cao tình bằng hữu hơn là tình yêu đôi lứa. Lắm lúc, má tôi biểu nhiều khi bà tưởng hai người nam này yêu nhau luôn. 

Henrico Thạnh hất mặt nhìn về phía JB Khải:

- Thí dụ được hôn?

- Theo như má tôi kể, thì họ hun nhau, nằm ôm nhau ngủ hay người này mượn đùi người kia làm gối ngủ hoặc nằm nghỉ mệt; thậm chí... là làm nũng với nhau luôn nữa.

- Vậy mấy bà diễn viên khỏe, khỏi phải nhọc công đóng mấy cái tình huống khó xử đó. - Henrico Thạnh bỡn.

- Trong Kinh Điển Phật Giáo cũng từng kể rằng: Sau khi trưởng thành, Tôn-Giả Mục-Kiền-Liên và Tôn-Giả Xá-Lợi-Phật đã dọn về ở chung nhà với nhau luôn và không ai chịu cưới vợ hết. Như Lai cũng từng nhiều lần giảng cho chúng sanh nghe về Nhân - Duyên giữa hai Ông. 

Cho nên, tôi thấy các vị khỏi cần nghĩ ngợi mối Nhân - Duyên giữa tôi và Cường.

Nicolas Trực tính sẽ lên An Giang tĩnh tâm vài ngày. Đi cùng ông là Cha cố Jacinto Hưởng.

Vì đã tới giờ tọa thiền - nhập định nên Thanh Liên xin phép chấm dứt buổi trò chuyện. Rồi không đợi ai nói tiếng nào nữa, anh đã tắt máy rồi dẹp Laptop. 

- Cha Gia-Thịnh ơi.

Jacinto Hưởng ngừng bước mà "Ới" lại một tiếng.

- Có chút quà mọn con mời Cha ăn lấy thảo.

Là sầu riêng Cái-Mơn, loại Ri 6 vàng cơm - dày thịt và mùi hương nồng đậm. Người tín hữu ấy để múi sầu riêng vô cái hộp thủy-tinh rất dày và sáng bóng.

- Cảm ơn con nghen.

Người Giáo dân tặng cụ xẽn-lẽn cười, rồi xin phép ra về,

Jacinto Hưởng bèn chia lại cho đám bạn và xấp con của mình. 

Augustino Dương vừa bốc một múi sầu-riêng vừa tặc lưỡi nói:

- Chưa thấy vụ án nào mà luật sư đi định cư nước ngoài gần hết như vậy.

- Cường, con nghĩ sao về Thanh Liên? - Matthias Hoàn hỏi.

- Cách nói chuyện của mấy ảnh bị ảnh hưởng bởi Đức Phật: Tức là vầy, Như Lai sẽ tạo ra một tình huống để làm thí dụ đặng mà nương vô đó giảng giải Pháp cho các Tăng - Ni và tín đồ nghe. Nhiều tình huống mà mấy ảnh đặt ra chưa chắc có thật, rất có thể đó chỉ là một cách thức luận bàn với nhau mà thôi.

Nhưng mà, ai bị nhột là tự nhiên nhảy dựng lên hà.

Do không biết chuyện gì để nói với nhau nên hai nhánh Cơ-Đốc mượn sự khác biệt của Judas làm cầu-nối với nhau.

Judas bèn kể về người bạn Nga-La-Tư của mình. Do ai nấy đều đã nghe phần đầu, thông qua Ignacio Cường và Stephen Đoàn, nên anh chỉ kể nốt phần sau:

- Mãi đến khi trưởng thành, Gấu Nga mới biết được lý do mình đến Hoa Kỳ là vì tị nạn chính trị. Người phó bang năm nào nay đã già yếu và không còn sắc bén như thời còn phò tá cha anh-ta nữa, nhưng tình yêu mà ông ấy dành cho anh-ta không hề giảm sút một chút nào. Dù rằng đã bước vào ánh sáng, không còn muốn can thiệp thế giới đó nữa, nhưng ân oán nào dễ ngày một ngày hai mà tàn phai, thành thử cha - con họ buộc phải quay lại chiến trường...

Như tôi đã nói từ trước, cha ruột của Gấu Nga ngoại tình với một sát thủ người Ý nên Gấu Nga cực kỳ ghét cay ghét đắng LBGT. Đến nỗi không để lọt một khứa nào giống vậy vô băng đảng.

Ấy vậy mà anh em kết nghĩa của anh-ta là người đồng tính, lại hay ôm xà-nẹo bạn tình mà diễu qua diễu lại trước mặt anh-ta. Đã vậy ổng còn ngủ luôn với người chuyển giới nữa.

Cô đó là nữ, nhưng vì bị dị tật bẩm sinh ở dưới nên phải chịu cảnh là nam, sau này cổ được một người đại-tỷ giúp làm đại phẫu nên hoàn lại cốt thật của mình.

Một câu chuyện rất khó tin, lại cùng nội dung với đề tài mà Mario Puzo hằng khai thác, nên ai nấy đều coi đây là một dạng thuật chuyện tiểu thuyết phiêu lưu kỳ thú. Judas vẫn say sưa trình bày:

- Rồi trong một lần bị đánh úp, con trai của nhân tình của cha anh-ta đã tới cứu mạng hai người. Phoebus đã hỏi:

"Chúng ta không được lựa chọn nơi sinh ra, nhưng chúng ta có thể lựa chọn trở thành bạn với nhau được không?"

Gấu Nga đã không trả lời...

Theo như lời kể của cha nuôi, cách bắn súng và di chuyển thân-thủ của Phoebus giống hệt người cha sát thủ của khứa. Cộng thêm Gấu Nga có vẻ ngoài y chang cha ruột. Nên người phó bang già có cảm tưởng đang thấy lại hai nhân-ảnh quá cố, lúc mà họ tác chiến cùng nhau và phá vòng vây hãm...

Minh Tâm hỏi:

- Vậy tính hướng của cha cái anh chàng Gấu Nga rốt cuộc là như thế nào?

- Song tính luyến ái, vừa yêu nam mà vừa yêu nữ luôn.

Longinus Kiến bình phẩm:

- Tự nhiên cậu làm tôi nhớ tới bài "From Russia with love" do Matt Monro trình bày, nhạc phim "James Bond" - Tên nhạc sao, tên phim vậy.

Augustino Dương gật đầu:

- Công nhận nhạc phim "James Bond" hay nhiều hơn dở, cả về phần trình bày lẫn sáng tác.

Longinus Kiến vui miệng kể thêm:

- "The Man with the Golden Gun" do Lulu trình bày. Đây cũng là nhạc phim "James Bond". Và cũng là "Tên nhạc sao, tên phim vậy".

Phần này bị nhiều người chê dở như hạch, chỉ vớt vát được tài diễn xuất của tuyến nhân-vật quan trọng và vài phân-đoạn hài hước. Nhạc phim cũng ít người khen, thiệt uổng cho giọng ca độc-đáo của cô Lulu.

Matthias Hoàn góp lời:

- Tự nhiên tôi nhớ tới bài hát "Born Free" cũng do Matt Monro trình bày, khao khát về quyền tự do của con người. Đây là nhạc phim của một bộ phim cùng tên phát hành năm 1956.

Nicolas Trực nhận xét:

- Đã có một thời âm nhạc đưa con người đến gần với Thiên Chúa và ghê tởm loài Quỷ Dữ...

Henrico Thạnh hỏi Augustino Dương:

- Thầy còn thích bài nào nữa hôn Thầy?

- "Sunrise - Sunset" do Perry Como trình bày.

- "Rạng đông và Chiều tà"?

- Tiếc là phần lời ngắn quá nên không nói rõ được một đời người huy hoàng rồi khuất bóng ra sao. Nghe giống như lời lẩm-cẩm của mấy thằng già tụi mình, tính nói, nhưng quên, nên đành thôi.

Stephen Đoàn thổi khẩu cầm bài "Tan vỡ" của nhạc sĩ Đào Duy, mà Xuân Thu là người trình bày đầu tiên và Ngọc Lan là người trình bày hết sức truyền cảm, để giải khuây nỗi lòng. Đôi mắt chàng Cha Phó dừng trên đám lục-bình đang nhờ bụi bần mà neo bờ; chỉ cần một cơn gió đủ mạnh là đám lục-bình sẽ dứt áo ra đi. Có phải anh cũng sẽ giống như nó không? Từ lúc về đây, nàng không qua lần nào, dẫu đã biết hết thảy... Im lặng? Cách giải quyết tốt nhứt là im lặng chăng?

Chợt, Stephen Đoàn ngửi thấy mùi bồ-kết pha lẫn hương-nhu quen thuộc. Ngày xưa, bên trời Tây, có mỹ nhân Marylin Monroe vì thuở sinh thời hay xài "Chanel 5" mà tới tận khi mất mùi dầu thơm ấy hãy còn lưu lại trên da thịt bà.

Chiếc xe đạp "Martin" màu vàng ngừng lăn bánh. Kiều Xuân khựng lại một chút, rồi bặm môi mà ráng sức đạp tiếp. Lồng-xe chất đầy mấy bịch hủ-tíu và bánh-canh phát ra những tiếng "xộc-xạch" theo từng vòng quay của bánh xe.

- Xuân.

Chỉ có tiếng gió vờn mặt nước. Đám lục-bình thuận thế buông xuôi theo sức đẩy của làn gió, rồi thuận thế mà trôi đi theo cơn sóng nước ánh-vàng nắng gắt.

- Chi anh Mỹ? - Stephen Đoàn không quay mặt lại nên Kiều Xuân không biết đôi mắt chàng buồn ra sao.

- Tôi muốn mời Xuân nghe một ca khúc... mà mẹ tôi rất thích nghe.

Kiều Xuân ngó trước ngó sau, rồi ngồi xuống một nhánh của cây-còng cô-đơn mà lắng tai nghe Stephen Đoàn chơi Harmonica. Chiếc xe đạp "Martin" thời báo "Mực Tím" và "Hoa Học Trò" còn đắt độc-giả được dựng dưới gốc cây-còng.

- Ca khúc đó tên là "Y volvére" do ban nhạc "Los Angeles Negros" trình bày; người đặt lời Tây Ban Nha là tác giả Germain de la Fuente, ông Germain còn viết thêm bản Anh tên là "And I'll returm" dựa theo bản tiếng Tây Ban Nha của mình. Lời Phần-Lan có tên là "Vane tune taa" do tác giả Tuulikki Eloranta biên soạn. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng có viết một bản Việt tên là "Hãy dắt Em về". Giai điệu của những tình khúc này thuộc về ca - nhạc sĩ Alain Barriere, bài gốc của ông Alain viết bằng Pháp-ngữ tên là "Emporte-Moi"; ông còn viết thêm bản Tây Ban Nha tên là "LLvame Tu" nữa.

Kiều Xuân hé môi cười:

- Vậy bản nào là của tụi mình?

- "Y volvére" và "And I'll return".

- Và chừng nào mới là mấy bản sau?

Stephen Đoàn không trả lời.

Kiều Xuân coi video trong lúc nghe Stephen Đoàn chơi kèn. Có những người nổi tiếng rất tài năng trong nhiều lãnh vực nhưng rốt cuộc không truyền được nghề nào cho con, như David Beckham chẳng hạn.

- Ông này mặc áo thường mà giống áo Dòng của anh ghê.

Stephen Đoàn khẽ cười.

- Em biết bản Pháp của bài "Where do I begin?"...

- "Une histoire d'Amour" của tác giả Catherine Desage, mẹ tôi thích nghe qua phần song-ca của Mireille Mathieu và Sacha Distel. Bản gốc là nhạc phim "Love Story" của Francis Lai. Bản Việt là "Chuyện tình" của nhạc sĩ Phạm Duy, "Tình sử" của nhạc sĩ Ngọc Chánh, "Một chuyện tình" của nhạc sĩ Xuân Vinh và một bản cũng tên là "Chuyện tình" nhưng không rõ tên nhạc sĩ. Bài hát mang phần lời nửa Việt - nửa Pháp do Ngọc Lan trình bày là tác phẩm của ông Chánh, nhưng luôn bị lộn thành của cụ Duy cả phần tựa đề lẫn tên người sáng tác.

Stephen Đoàn bèn thổi khúc tình ca bi thương ấy. Anh khóc hồi nào mà không hay. Và đối diện anh, nàng đã cũng bắt đầu khóc theo.

- Xuân biết đoạn cuối tiếng Pháp dịch sang tiếng Việt như thế nào không?

Kiều Xuân lắc đầu trong lúc chậm nước mắt.

- "Xin Người đừng vì một lần tan nát tâm can mà lụy mình trong kiếp sống cô độc

Hãy đi tìm một bầu trời mới, một vầng dương mới

Và xin Người làm ơn đừng khóc nữa..."

Kiều Xuân gật đầu. 

- Tặng.

Kiều Xuân không nhận liền. Nàng nhìn chằm-chằm vào cánh tay đang đặt chiếc lắc trong lòng bàn tay một đỗi, rồi mới òa khóc đón lấy.

Stephen Đoàn vừa lấy khăn mùi-soa lau Harmonica vừa trầm giọng hỏi:

- Xuân chờ tôi được bao lâu?

- Cả đời. Và cả muôn vạn A-Tăng-Tỳ-Kiếp luân hồi nữa. - Kiều Xuân nói trong lúc giơ tay hứng bông-bần. Ngọn gió kia đã đẩy bông-bần rời khỏi cành và bay đến chỗ này.

Nhận được câu trả lời rõ ràng rồi, Stephen Đoàn tạ từ mối tình đầu mà về nhà.

Ignacio Cường đang ngủ ngồi trên bậc tam cấp của tòa nhà thứ Hai trong khu lữ-điếm.

- Cường.

Y-Nhã Cường dụi mắt vài cái cho đỡ buồn ngủ. Chừng đỡ kèm-nhèm rồi, anh mới nhếch môi hỏi:

- Tưởng "Hoa nở về đêm" rồi chớ?

Tê-Pha-Nô Mỹ lắc đầu cười mỉm mà rằng:

- Vô phòng ngủ đi Cường. Ngồi đây làm chi cho nắng nôi rồi cảm mạo.

Trên đường tới thang-máy, hai chàng Linh mục thấy xấp nhỏ đang ngồi coi phim hoạt hình vịt Donald "Right-Wing Radio Duck".

- Nội dung tập này hổng phải dành cho con nít.

- Sao vậy Cường?

- Châm biếm chánh-trị.

Stephen Đoàn không sao ngủ được, mặc dù trong cử-thuốc trị thương có chứa chất an-thần, nên chàng Cha Phó lại đi tìm một nơi hoang vắng mà thổi khẩu cầm.

Địa điểm mà anh chọn lần này là một bờ đất chưa phát và còn nhiều loại cây tán lớn - rễ nhiều. 

Sau một lúc suy ngẫm, anh chọn bài "As long as She needs Me" mà anh đã từng nghe Matt Monro trình bày; đại ý trong tình khúc này hệt như mối tình ngang trái của anh và nàng vậy: "Chừng nào Nàng còn cần Tôi, chừng ấy Tôi còn thương Nàng." Rồi đó, anh bỏ ngang xương mà chuyển sang chơi bài "Love is a many-splendored everything"; vẫn y như cũ, anh cảm thấy ông Matt là người hợp giọng nhất.

Có những tia sét rạch ngang đằng Đông, trước đó là những ánh chớp bừng lên rồi vụt tắt như thể ai đó chiếu lộn phim nên vội vàng hạ màn để sửa lại. Nắng không còn vương trên nền trời Thu nữa. Bao nhiêu mây mù hối hả đến nỗi xô đẩy nhau chật cứng, lớp này chồng lên lớp kia, đăng-đăng đê-đê một màu xám ngắt. Xám như con đường Đạo đang chông chênh bởi lưới tình của chàng Linh mục đa sầu đa cảm vậy. 

...

Vì xấp nhỏ nài-nỉ quá nên bên Tin Lành lẫn bên Cơ Đốc đều sẽ lên Cô-Tô mà ở chơi trọn một ngày. Cũng may có lữ-điếm của nhà ông Sáu-Diên mở nên họ khỏi mất công đi kiếm.

Ông Sáu Diên mừng rơn đón đoàn khách thành-đô. Lữ-điếm của ông bây giờ là "cần-câu cơm" cho những người đang thất nghiệp thuộc hai bên nội - ngoại; ngày nào ế khách thì họ ra vườn trồng cây thuốc Nam, chẻ thốt-nốt hoặc vô bếp chế biến các loại mứt.

- Mới xây thêm hả ông bạn? - Thomas Tường vừa hỏi vừa vỗ vai cư sĩ Chánh Tâm.

Ông Sáu Diên sửa giọng:

- Ờ, bên đó là phòng hạng sang, giá cao lắm. Các vị tuy ở phòng thường nhưng tôi bảo đảm không thua kém xíu nào đâu.

Bé Hải cùng đàn con của vợ chồng Thầy Sáu chưa gì đã tranh nhau chạy lên ngôi nhà cất trên cây. 

- Có sao hôn ông Sáu? - Ông chú đồng-thứ hỏi.

- Yên tâm. Chịu-lực tốt lắm. 

Sau khi sắp xếp phòng ốc xong xuôi, nhóm Công Giáo theo chân Đức Tổng Giám Mục Giáo-Phận Sài-Gòn và Mẹ Bề Trên tới thăm các Giáo xứ ở An Giang. Về phần nhóm Tin Lành, họ cũng ghé thăm các Hội Thánh bên họ.

- Thảo.

Trì Thương ngừng bước.

- "Đến hẹn lại lên" rồi đó. - Thanh Liên cười biểu.

Trì Thương lắc đầu cười trừ.

Trưa nay thím Huê mời cơm Tăng đoàn. Thím làm món hoành-thánh tôm nấu với gà luộc và khô-mực, tráng miệng có bánh Quế-hoa và đông-sương. 

- "Hanh - Cáp nhị tướng" đi đâu rồi mấy Thầy? Đặng tôi biết mà chừa phần cho tụi nó.

Đoạn Trần trả lời:

- Qua Trà Vinh chơi rồi. 

- Vậy tụi nó mất phần.

Sau giờ Thọ Thực, thím Huê lại lữ-điếm của dòng họ nhà ông Sáu để phụ họ nấu món đãi khách đặng kiếm thêm chút đỉnh xài chơi.

Mùa mưa, rừng núi Thất Sơn thêm màu sức sống. Cây cỏ thêm xanh tốt, hoa lá cũng tươi hơn. Dưới những chân núi, là mùa gặt mới, những xe ba-gác hay xe-lôi đua nhau chở những bao lúa mới tuốt, nông dân vừa làm vừa trò chuyện rôm rả. Trên vòm trời xanh-xám, vì có nhiều mây mù, những con chuồn-chuồn đang sải đôi cánh mỏng như giấy-quyến mà rong chơi vòng quanh một thửa ruộng. Thảng, có vài con chích-bông sà xuống ăn vụng những hột-lúa mây-mẩy sữa thơm nức mũi. Đôi con bò nằm nghỉ ngơi dưới bóng cây da-sà râu-ria bờm-xờm. Du khách phương xa thì kiếm cảnh đẹp để lưu lại kỷ niệm nơi đây bằng kỹ-thuật điện-toán.

Có thể là do cơn mưa dông kèm theo sấm sét quá lớn nên ngày tàn rất mau. Chưa gì mà đồng hồ đã chỉ năm giờ, bốn bề tối thui như hũ-nút, không còn ai ở trên những cánh đồng nữa. 

Nhóm Theravada quây quần ở gian nhà-sau. Đoạn Trần và Hỷ Tín bị cảm lạnh nên mặc thêm áo-len giữ ấm và đội mũ-ni, họ được ngồi ở trên bộ ngựa ở góc kín gió và thoải mái nhứt. Những người còn lại chia nhau những góc khác, hầu hết đều chọn bục cao chứ không muốn lại ghế hay lên bộ-ngựa ngồi; nhưng vì diện tích quá nhỏ nên Chân Tâm yêu cầu Châu Lợi, Phú Lâm, Phá Vân và Trì Thương lên bộ ngựa ngồi, còn Pháp Thân, Thiện Sanh, Hoàng Kỳ và Thủy Diệu lấy ghế ngồi, anh, Duy Hảo và Thanh Liên sẽ ngồi trên bục.

- Bục này nhỏ quá, ba người ngồi đã chật rồi. - Phú Lâm hơi cau mày.

Hoàng Kỳ nói:

- Mơi tôi sẽ nới nó ra cho.

Thủy Diệu và Phá Vân tiếp:

- Tôi nữa.

Rồi đó, Tăng đoàn bắt đầu thảo luận với nhau về Giáo-Giới và những khác biệt giữa A-Hàm và Tương-Ưng-Bộ.

Trời vừa dứt mưa được một lúc, kế có nhiều ánh-đèn pha chiếu vô nhà trước. 

- Nữa rồi đó. - Châu Lợi vừa nói vừa xuống bếp pha trà.

- Lần trước Thầy Tâm... - Phú Lâm không dám nói nữa.

Chân Tâm ra hiệu cho Duy Hảo ra mở cửa đón khách. Thiện Sanh cũng nhanh chân chạy theo.

Ở gian nhà-sau có một khoảng trống dành để trải chiếu ngồi ăn cơm hoặc mắc võng nằm nghỉ. Võng này chỉ dành cho những ai đau yếu, còn Tỳ-Kheo nào khỏe mạnh thì không được xài. Bây giờ, nhóm Tăng sĩ sẽ trải chiếu và giăng võng để làm chốn nghỉ chân cho nhóm Cơ-Đốc. 

Augustino Dương, Joseph Thành, Simon Tử và Jacinto Hưởng được mời lên võng nằm. Những ông già "thương - phế binh" ấy cũng không từ chối, người nào người nấy chọn một chỗ rồi từ tốn ngả lưng nằm xuống. Xấp nhỏ của Louis Quế và bé Hải thì tụm lại góc trong cùng để chơi domino; Xuân Bích và Minh Tâm cũng ngồi luôn ở đó.

- Chờ chút, thưa cô.

Sau khi lót nệm dưới võng đàng hoàng, Phú Lâm mới để cho Xuân Bích đặt thằng Út nằm xuống võng.

- Tôi có từng nghe một giai thoại, rằng vì khi xưa còn bé bị té võng mà sau này lớn lên cụ Bùi Giáng bị bất bình-thường; không biết thực - hư ra sao, chỉ biết đúng là con nít mà nằm võng bị té nguy hiểm lắm, nên ta phải lót nệm rào trước.

- Anh chu đáo ghê. Cảm ơn nhiều nghe.

- Lành thay.

- Để ý nghen ông già?

- Biết rồi...

Kế, Thanh Liên phát cho Minh Tâm và Xuân Bích mỗi người một chén chè dưỡng nhan. Kiến Hữu ngỏ ý lấy một phần, người Đại Trưởng-Lão trẻ tuổi gật đầu đồng ý và nói trước rằng chè không ngọt.

Về phần xấp nhỏ, Chân Tâm đãi tụi nó ăn bánh đậu-xanh miền Tây và nước bột-cam hiệu "Tang".

Những người còn lại, Duy Hảo ân cần hỏi họ muốn uống gì để cậu làm. Hồi nãy Thầy Lợi nấu nước rồi, bây giờ chỉ việc pha thôi.

Simon Tử bèn nhận phần làm nước. Muốn uống trà lạnh hay nóng đều có đủ, nhưng vì vừa mới mắc mưa cái sột nên ông sẽ pha trà "Lipton" nóng. Ông chọn loại chưa từng uống, là "Summer Fruit - Herbal Tea", mà pha cho mỗi người một ly. Nhưng Matthias Hoàn và Longinus Kiến đã cản lại, và đòi uống vị khác: Một người thì uống "Matcha Green Tea with Mint" và một người thì "Lemon Ginseng with Green Tea".

Ngoài trời dế đã kêu vang, đâu đó có tiếng ễnh-ương vọng vào nhà sau, những con chó hoang vô hiên nhà đụt mưa mà lặng câm ngắm màn nước đang phủ trên quang cảnh thường ngày. Mùi Dạ Lý Hương nở sớm dịu bước vô gian nhà-sau đang sáng đèn. 

Sau một màn xưng danh tánh, Gabriel Thái mới hỏi Đoạn Trần:

- Hình như không có ai lấy tên theo các vị A-La-Hán?

- Có một người... - Phá Vân cười-cười. 

Chân Tâm bật cười mà nói lảng sang chuyện khác:

- Các vị có biết tại sao không?

Hai nhánh Cơ-Đốc đều lắc đầu. 

- Bởi vì phần đông đều cho rằng mình không xứng được lấy theo tên của các vị A-La-Hán, nên chỉ dám lấy những cái tên khuyến-tu hoặc tự răn mình như "Giác Minh", "Thiện Năng",... Số còn lại cũng chỉ đặt theo họ hoặc tên của các vị A-La-Hán, chứ không dám đặt trùng hoàn toàn. 

- Còn bên tôi thì coi đó là việc lấy tên Thánh Bổn Mạng, xem như noi gương của vị Thánh ấy.

Nicolas Trực hỏi:

- Anh nghĩ sao về câu nói  "Ai cũng đi tu hết thì xã hội loạn lạc"?

Chân Tâm trả lời:

- Đó là một trong những câu nói ngu-xuẩn khi luận về tôn-giáo.

Hai nhánh Cơ-Đốc im sững.

- Nếu tôi nói ai cũng làm tổng thống hết thì lấy ai làm dân thường, ai cũng bán cá hết thì lấy ai mần heo, ai cũng dạy học hết thì lấy ai làm trò, ai cũng làm kiến trúc sư hết thì lấy ai làm kỹ sư xây-dựng,... Mấy anh nghĩ sao?

- Làm gì có chuyện như vậy... - Longinus Kiến phì cười. - Nói phí lời.

- Thì đó, không bao giờ có chuyện ai cũng đi tu hết, ngay cả trên Cõi Trời cũng vậy. Đó là lẽ hiển nhiên. Nhưng nhiều người lại thích đưa ra câu nói này để bài bác Phật Giáo. 

Tôi rất muốn mời những người phát biểu câu trên thử sống như tụi tôi nửa ngày, coi họ cầm cự được bao lâu. Không được coi các chương trình giải trí, không được ngồi đó mà tán dóc với nhau, phải hành Thiền, đi kinh-hành, ngày ăn một bữa, thèm ăn - uống thứ chi cũng phải nhịn, không được trang điểm - phục sức, không được nằm giường cao - ngồi ghế nệm, không được xài thiết bị điện tử cá-nhân,... Chịu nổi không?

Họ nhìn vào đời sống lẫn hình tướng của Ma-Tăng và tưởng đâu đi tu rất sung sướng... Và vì họ chưa từng thấy dáng vẻ tiều tụy, ốm trơ xương và nơi cư ngụ tồi tàn của những Tăng sĩ Theravada, cho nên họ không bao giờ hiểu được Phật Pháp.

Jacinto Hưởng hỏi:

- Vậy cậu nghĩ sao về họ?

- "Như muỗng với vị-canh".

Thanh Liên tiếp:

- Cho nên, ngay từ đầu, Đấng Thế Tôn đã không muốn đi hoằng-pháp, người đạt Đạo như Ngài thì ít, mà kẻ không hiểu và lợi dụng lại quá nhiều. 

Châu Lợi nhếch miệng cười:

- Ma Tăng mới cần tìm đủ mọi kế để truyền Đạo, chứ còn những người Tỳ-Kheo thực thụ của Như Lai, ngay đến cả việc Thọ-Ký cho người nữ làm Ni họ còn không muốn nhúng tay vào, thì đừng nói chi là Hoằng-Pháp một cách bất chấp.

Trì Thương ôn tồn nói:

- Càng chú tâm tới Ma Tăng, thì chúng ta càng giúp cho họ nổi tiếng. Tôi nhớ, trước lúc Niết-Bàn, Như Lai đã dặn Tôn-giả Ananda rằng, hễ thấy Xa-Nặc nói bậy thì lập tức bỏ đi chỗ khác. Vậy là sau khi Ngài Niết-Bàn, nghe theo lời truyền của Tôn-giả Khánh-Hỷ, những Tăng sĩ khác cứ hễ thấy Xa-Nặc nói bậy là sẽ lập tức bỏ đi chỗ khác và không nói chuyện cùng nữa. Nhờ vậy Xa-Nặc mới bỏ được tật hồ-ngôn loạn-ngữ và chứng đắc được Quả-vị A-La-Hán. 

- Xa-Nặc là ai? - Sáu Quới hỏi.

- Trước đây là người-hầu của Đấng Thế Tôn. Cái năm Như Lai trốn nhà đi tu, chính Xa-Nặc là người đã đuổi theo giữ Ngài lại. Và, được sự giúp đỡ của Tứ Đại Thiên Vương, con ngựa đã thoát khỏi sự trì kéo của Xa-Nặc mà đưa Ông và Ngài bay lên trời mà rời khỏi Hoàng-Cung. Thường thì, người ta vẽ cảnh ấy như sau: Ngài cỡi con chiến-mã, Xa-Nặc thì nắm chặt đuôi ngựa hòng ráng sức giữ lại, và cả người lẫn ngựa đều ở trên không trung nhờ phép của Tứ Đại Thiên Vương - Trì Thương nói đoạn, sửa lại vai áo Tăng-Già-Lê.

Tư Hiếu hỏi:

- Vậy ông đó tu chung luôn hả?

- Không, đến một khoảng rừng núi xa lạ, nơi một bậc chân-tu đang ở, con ngựa mới đáp xuống. Như Lai giao lại con ngựa cho Xa-Nặc và nhờ ông truyền tin đến cha mình, tức Vua Tịnh-Phạn, rằng đừng tìm Ngài nữa vì Ngài đã quyết chí tu-hành rồi. Lúc này Ngài chưa đắc Đạo nên không có thần-thông, sau này Ngài có rồi nên ít khi nào Ngài truyền tin thông qua người khác lắm. 

Duy Hảo nói trong lúc đi lại đóng cửa sổ:

- Các vị bị mắc mưu mà không hay biết... Đâu phải tự nhiên có Ma-Tăng và những bài giảng "để đời" như vậy... Mâu thuẫn giữa hai Đạo càng cao, ai càng được lợi?

- Hình như tôi đã nói với anh và các Thầy của anh rồi phải không Cường?

Những người có mặt trong buổi nói chuyện hôm đó ồ lên.

- Chân Tâm. - Augustino Dương quyết định hỏi luôn. Chỉ có người này mới dám trả lời thằng cho ông mà thôi. - Tôi có hai câu hỏi dành cho cậu.

Chân Tâm gật đầu.

- Đức Phật có từng phê bình ai không?

- Hễ phê bình ai, Như Lai sẽ nói thẳng vô mặt trước toàn thể Tăng chúng. Ngoại trừ những trường hợp bất ngờ, tỷ như hôm ấy người đó vắng mặt hoặc người ấy vừa phạm lỗi thì bị Như Lai phát hiện nên Ngài sẽ phê bình riêng người ấy rồi mới kể lại với Tăng chúng sau. Chính bản thân Ngài cũng vậy, Ngài thường kể trước toàn thể Tăng chúng về những Nghiệp Ác tiền kiếp và Quả Báo phải nhận lãnh của Ngài, cũng như căn cớ làm sao mà kiếp này Ngài bị thọ nạn và bị người đó cố ý ra tay hãm hại. 

Augustino Dương gật đầu:

- Cậu có từng thấy người nào bên tôi viết bài bôi-bác Phật Giáo không?

Chân Tâm gật đầu:

- Ông đó là người ngoại Đạo mà ngồi viết bài diễn giải về Niết-Bàn và kết luận sống theo Pháp Phật là lối sống yếm thế, vô cảm. 

Thứ nhứt: Ngay cả Đấng Thế Tôn còn chưa nói rõ về Niết-Bàn, vậy ông lấy căn cứ nào mà ngồi sáng tác ra cái cõi Niết-Bàn trật đường rày xe tăng đó vậy?

Thứ nhì: Lối sống yếm thế, vô cảm là dành cho tụi tôi, những người tu tập; những người Cư sĩ và Phật tử không được khuyên sống như vậy. Chắc hẳn ông đó còn chưa hề biết Trưởng lão Cấp Cô Độc phụng sự chúng sanh đến nỗi tán gia bại sản luôn, và những vị lãnh đạo cõi Diêm-Phù-Đề tin theo Như Lai đã gầy dựng quốc gia của họ an bình ra sao. 

- Sao anh có thể chắc chắn biết có Niết-Bàn nếu như chính miệng Đức Bổn Sư của anh còn chưa từng nói? - Hai Nghĩa hỏi.

- Những gì mà anh trải qua trên hành trình ấy sẽ chứng minh cái đích của anh là hoang đường hay không. Cũng như theo đuổi một chủ nghĩa vậy, những gì diễn ra đối với người dân trong nước và thái độ của lân bang dành cho xứ sở đó sẽ chứng minh cái đích của nó ra sao.

Tụi tôi nhận được Quả Ngọt trên con đường này nên tụi tôi tin chắc Niết-Bàn là có thật.

Longinus Kiến hỏi:

- Có câu nào mà anh thấy người ta hay xài mà trật lất không?

- "Anh là người ngoại Đạo mà còn rành Phật Pháp hơn người có Đạo." Rành ghê, phần đông dựa trên thiên kiến chứ không có một bằng chứng nào đến từ kinh điển. Họ làm như Kinh Điển bên tôi là truyện Đô-Rê-Mon vậy, có đọc là có hiểu hà.

- Câu này tôi thấy nhiều người ưa xài lắm.

Matthias Hoàn bình phẩm:

- Thiệt tình nhiều người ngoại Đạo chỉ nắm được Giới Luật để mà phê phán Ma Tăng thôi.

- Vậy họ có biết Luật cấm ngồi ghế cao và nằm giường cao bắt nguồn từ ai và ở đâu không?

Hai nhánh Cơ-Đốc lắc đầu:

- Từ Tôn-giả Ca-Lưu-Đà-Di. Vốn là hoàng thân quốc tích nên sau khi đi tu, ông vẫn giữ thói quen nằm - ngồi như cũ. Và Đấng Thế Tôn đã ban hành Luật trên để dẹp bỏ thói quen của ông.

Vậy những người ngoại Đạo nắm rõ Giới Luật chưa?

- Chưa.

- Còn nữa, hoàn cảnh nào đã dẫn đến Luật cấm Tỳ-Kheo Ni đi một mình và phải ngủ nhờ nhà dân khi về trễ? Tôi không nói cho biết đâu. Muốn biết, tự tìm mà đọc.

- Được.

- Và những Giới Luật khác, có Giới Luật nào được bỏ hay giữ nguyên hoặc sửa lại trong thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế không? Người ngoại Đạo được mấy người biết rõ những giai đoạn lịch sử này?

Cho nên tôi thấy nhiều người bài bác Ma Tăng được nhiều người ủng hộ, nhưng tôi không thấy được mấy gương mặt có thể chứng minh luận điểm của người viết nằm ở đâu trong Kinh Điển và Giới Luật, hầu hết là khen tác giả và phê phán Ma Tăng.

"Theo Ta, mà không hiểu Ta, chính là phỉ báng Ta."

Tôi cũng đâu có biết "Ngày Sabbath" bên anh là gì, tôi chỉ biết có mỗi cái tên và một ít giải thích đến từ sách vở bổn Đạo của anh. Và vì không biết nên tôi không bàn, cũng không vì mình đã từng đọc qua mà tự nhận mình rành về Đạo anh.

Thành ra, nói cái câu "Anh là người ngoại Đạo mà rành Phật Pháp còn hơn người trong Đạo", tôi thấy mắc cười dữ lắm.

- Phải, làm như tra cứu trên mạng xong là thành Nhà Thần học vậy. - Nicolas Trực bật cười.

- Cho tôi hỏi một câu nữa...

- Tại sao tôi lại không sợ mích lòng hả? Vì tôi làm theo hạnh của Tôn-giả Mục Kiền Liên; dầu bị ngoại Đạo đánh tới chết, cũng quyết không nói một lời dối lòng. Vả chăng, đã đi tu, đâu còn mong cầu lợi ích thế gian mà phải đi uốn lưỡi làm đẹp lòng người nghe.

Trì Thương phì cười. "Niêm hoa vi tiếu", mấy ai "Niêm hoa vi tiếu", hay chỉ là những sự ma-chướng mà cười. 

- Có chuyện gì nữa mà nhiều người không chịu hiểu nữa không cậu? - Gabriel Thái hỏi.

- Nhiều người diễu cợt việc đi khất thực của tụi tôi. 

Joseph Thành gật gù:

- Thiệt ra bên tôi cũng đi "khất thực", nhưng không phải đi trên đường hằng ngày và về trước giờ Thọ Thực như anh, mà là vào các dịp Thánh Lễ và cử hành Bí Tích. Tụi tôi không gọi "cúng dường" mà thường kêu là "tiền giỏ" hay "tiền vợt".

- Giữa cái giỏ với cái y bát khác nhau chỗ nào?

- Một bên lấy tiền mặt và một bên lấy đồ ăn.

- Vậy bên nào cao quý hơn bên nào?

- Không có bên nào cao quý hơn bên nào hết. Anh và tôi chỉ nhận đúng thứ mình cần để sống, "Chỉ có thế thôi".

Sáu Quới hỏi lại cách phân biệt tu thật và tu giả.

- Cách để phân biệt giữa một Tăng sĩ giả và thiệt rất đơn giản: Nếu anh bỏ tiền vào y bát mà họ nhận liền, chứng tỏ đó là mạo danh. Còn nếu họ nói lời từ chối thì đó đúng là người tu thật. Tôi nói rồi mà, anh quên sao?

Trước lúc ngừng nói, Chân Tâm buông xuống một kết luận:

- Rất nhiều người ngoại Đạo chỉ biết mỗi Giới Luật rồi từ đó sáng tác đủ thứ bài viết về Phật Pháp. Tôi không biết Kinh Thánh nên không thích trích dẫn mà chỉ "đánh số" để người ta tự tìm đọc mà thôi, và càng hạn chế suy diễn theo quan điểm của mình.

- Ma Tăng cũng vậy. Ý tôi nói ở vế đầu á. - Augustino Dương vừa nói vừa gạn trà.

- Dạ, kiếm ăn mà, không kiếm chuyện thì sao mà kiếm ăn được. 

- Trước khi nói về Kinh Thánh, tôi xin những ai có điện thoại hãy tắt-nguồn và để nó trước mặt tôi.

Sau khi mọi người làm xong, Gabriel Thái mới nói về góc nhìn Kinh Thánh của ông và những trang sách mà ông cho là ngụy-thư. Những gì ông nói đã gây chấn động mọi người, hèn chi mà ông lại sợ bị ghi-âm. Có một số quan điểm ông đồng tình với bên Tin Lành và Anh Giáo, điều này nếu bị lộ ra ắt hẳn ông sẽ không được yên thân và còn "tại-vị". Dường như ông bị Chân Tâm khích lệ nên đã nói hết những trăn trở và thắc mắc chất chứa trong lòng hằng bao năm qua. Màn độc-diễn kéo dài một tiếng mấy của ông đã đủ nói lên tình cảnh của ông hiện giờ ra sao và nỗi đau xót khi thấy Giáo-Hội chia năm - xẻ bảy vì những tư-tưởng lạc Giáo lẫn Kháng-Cách từ hàng Giáo-phẩm tới Giáo-dân. 

Đoạn Trần bình phẩm:

- "An nhiên tự tại" không phải là góc nhìn của Theravada, mà là sự suy diễn của Đại Thặng. Đức Phật khuyên nên quán sát hơi thở và chú tâm vô hiện tại, bình thản trước tương lai, thanh thản nhìn quá khứ. 

Rất nhiều khái niệm mà anh nghe được ngày hôm nay không hề dựa trên khẩu quyết của Đấng Thế Tôn, mà là do đời sau chế tác mà thành thôi, thí dụ như "Chữa lành", "Năng lượng tiêu cực", "Năng lượng tích cực",... chẳng hạn.

- Sao anh biết? - Gabriel Thái hỏi-cơ.

- Tôi theo Đức Bổn Sư Gotama nên tôi phải ra sức đọc những sách liên quan tới Phật Pháp.

Châu Lợi nói:

- Tôi vẫn hay thấy người bên Đạo anh mỗi khi phản bác Ma Tăng thường dựa vào cái nhìn cảm tính về Phật Pháp mà viết bài biện bác, chứ ít ai có thể đem Kinh Điển ra làm dẫn chứng. Kinh Điển gói trọn trong ba bộ Tạng "Kinh - Luật - Luận" và một số phẩm đến từ A-Hàm; số thời gian mà một Phật tử có thể đọc hết toàn vẹn những sách này ước khoảng mười năm, chưa kể đến là còn phải tham khảo những bài viết của các nhà tu hành khác nữa, họa may mới tạm coi là biết chút-chút về Pháp Phật.

- Trước khi bàn tiếp, anh nghĩ sao về một người dân-ngoại mà lại nói về đức tin của tụi tôi?

Trì Thương kể:

- Còn nhớ nữ thí-chủ bị ba bắt cải Đạo không? Cô từng kể cho tụi tôi nghe một giấc mơ như vầy: Cổ nhìn thấy Mẹ Maria và Thánh Nữ Maria Magdalena, Đức Mẹ đứng bên trái và Thánh-Nữ đứng bên phải, còn cả ba đang đứng trong một căn phòng sắp đặt đồ đạc theo kiểu kiến trúc Do-Thái. Tự nhiên Đức Mẹ nói với cổ, "Đi về phía Nam, tới mỏ than." Cái chữ "Mỏ than" này cổ dịch từ một chữ ngoại quốc. 

Jacinto Hưởng hỏi dồn:

- Vậy cô đó nghĩ sao?

- Cổ chỉ coi đó là giấc mơ lạ lùng, chứ không có ý định luận giải hay phân tích chi sất.

Matthias Hoàn cười khổ:

- Vậy chớ gặp người cuồng tín bên Đạo tôi: Một là sùng bái cổ và Hai là quy chụp cổ là "Tiên tri giả" hòng nhiễu-loạn Giáo-Hội cho mà coi.

- Dạ, cổ chỉ coi như một đoạn phim 3D ngắn, chớ không có ý định tuyên truyền chi sất. Cổ cũng từng mộng thấy nhiều hình tượng đức tin đến từ Đạo - Giáo khác, cho nên cổ mới nhìn nhận giấc mơ này là một giấc mơ lạ lùng như bao giấc mơ đó.

Longinus Kiến hỏi:

- Kể thử được không cậu?

- Lần đó, cổ thấy bức tượng Chúa Shiva tự nhiên cử động được và còn day mặt nhìn về phía cổ. Bức tượng đó được đặt trong một khu vườn Ấn-Độ, và cổ thì đang đi đằng trước, còn bức tượng đó nằm sau lưng cổ về phía mé tay trái, hai bên cách nhau cỡ chừng mấy mươi mét. 

- À... 

- Cổ thích chia sẻ những mẩu chuyện mộng - mị của mình để làm vui. Nhưng nếu gặp người ngoại Đạo thì cổ thường chọn cách giữ kín. Và, cổ nói với tụi tôi rằng, nếu tin tưởng ai thì cứ việc nói cho người đó nghe, nên bây giờ tôi mới kể lại cho các vị nghe.

- Phải, có nhiều khi người ngoại Đạo không có ý làm "Tiên tri giả" chi sất. Nhưng người đa-nghi thì nhìn đâu cũng thấy bẫy-rập. - Thomas Tường vừa nói vừa nhón lấy một viên bánh đậu-xanh có hình dạng trái đu-đủ.

Thanh Liên xin tạm ngừng cuộc nói chuyện một chút để ai có muốn đi vệ sinh thì anh sẽ chỉ chỗ cho mà đi. 

Vậy là cuộc trò chuyện dừng lại. 

Gabriel Thái ra hàng ba ngắm "Mưa rừng". Cháu trai của ông cũng lục tục theo sau. Mưa không lớn lắm, nên ánh trăng-khuyết bàng bạc kia mới còn sáng. Mây mờ tỏa quanh những đỉnh cao của dãy núi Cô-Tô, còn mây mù thì ôm lấy bầu trời rộng lớn, riêng rẻo mây quanh mặt trăng lại có màu khói-bếp xám đậm. Vài con cú-đêm đậu trên cây-vông mà dõi đôi mắt sáng-quắc về phía xà-nhà của tịnh-xá, chừng như đang rình bắt chuột vậy.

- Ở đây là "tịnh-xá" hay "tịnh-thất" vậy?

Duy Hảo trả lời:

- Ông muốn gọi sao cũng được hết, thưa ông. Nếu muốn gò nó vào một cái khung, tụi tôi đã đặt tên và chọn kiểu cho nó rồi.

- Thấy "Tịnh thất" đúng hơn.

- Sadhu...

Jacinto Hưởng vươn tay đón lấy những con đom-đóm đang bu quanh ngọn-đèn măng-sông treo nơi hàng-ba. Thuở còn đi giăng câu với ông già tía và chú Ba, đêm nào cụ cũng được thưởng ngoạn những màn trình diễn huyền ảo của bầy đom-đóm; đôi lúc không thấy đom-đóm, mà lại thấy ma-trơi, dẫu bây giờ đã hiểu nguyên nhân thành hình ma-trơi, cụ vẫn cảm thấy rờn-rợn khi nhớ về chúng.

- Sao cậu thẳng-tánh hay vậy cậu Tâm? - Joseph Thành vỗ vai Chân Tâm.

- Nếu đã đi tu thì sao phải sợ sự thẳng-tánh?

Matthias Hoàn bật cười:

- Cậu rất hợp với câu, "Được cả thế gian mà mất đi linh hồn của mình thì ích gì?"

- Lành thay... Lành thay...

Hoàng Minh Tâm giúp con Út của Maria Bích tắm rửa và thay tã, vì chỉ đang vắt-sữa vào bình đặng cho nó bú. Nghe những tiếng xuýt-xoa vì đau ngực mà tự nhiên cô cảm thấy chạnh lòng, được mấy người đàn ông ngồi đó san-sẻ gánh nặng con cái với vợ mình? Hay chỉ biết đổ thừa "Con hư tại Mẹ - Cháu hư tại Bà"?

- Vợ - chồng Tâm sao?

- Cũng gây lộn hoài hà chị. Nhiều khi muốn khâu-mỏ ổng luôn cho rồi. 

Maria Bích bật cười khúc khích:

- Tôi cũng vậy. Đôi lúc tâm trạng y như cái bài "True Love" của Pink vậy. 

- Chị có coi cái tuồng "Chuyện ngày xưa: Cô gái lắm lời" do bộ-ba kịch sĩ Thành Lộc - Thanh Thủy - Hoàng Trinh diễn kép chánh không? Cái khúc chú Lộc túm-mỏ cô Thủy sao là tôi muốn làm với ông kia y vậy. 

- Mà, sao ở đây lại có phòng riêng của nữ? 

- Chút nữa mình ra hỏi coi. Hỏi sư Tâm là chắc-cú nhứt. Ổng hổng có nói xạo đâu.

Phòng này có giường cao đóng theo kiểu bục-gỗ như bên xứ Phù-Tang, sàn nhà lót ván-nhựa giả vân-gỗ, và trần thì để trơ không có đóng la-phông che lại. Cửa sổ duy nhứt của phòng hướng ra một đỉnh trong dãy núi phía đối diện, hình như hướng đó là hướng Đông, vì ánh trăng nằm ở phía tả hơi chếch về hướng Nam. Trong phòng bày một cái bàn trà và một cặp-ghế mây uốn theo kiểu chữ S; ngoài ra, còn có một cái tủ âm-tường mặt kiếng để đựng trang phục và mùng - mền - vỏ gối chưa qua sử dụng. 

Vừa ra khỏi phòng, hai nàng đã kiếm Chân Tâm mà hỏi câu trên.

- Phòng của má Thanh Liên, tức Cận-Sự Nữ Ly-Ái. Ngoài ra, cũng đồng thời là phòng của má Trì Thương. Cho nên tụi tôi mới xây riêng nhà tắm và nhà vệ-sinh.

- Hèn chi...

Những đứa trẻ chuyển sang chơi cờ cá-ngựa. Do cậu Năm nhà Sáu Quới chỉ mới sáu tuổi không rành luật chơi nên phải về cùng phe với anh Hai. Nhờ vậy bàn cờ mới đủ tụ. 

Liễu Nham giờ này mới tới đây. Cô cùng thím Huê đi chơi ở tuốt bên núi Sam. Từ khi theo chồng, cô bỏ Phật và đến với Chúa. Đã lâu cô mới ghé lại chùa mà thăm lại những người bạn hữu năm xưa. Cô được họ tặng quá trời bánh-bò thốt-nốt và bánh Ka-Tum. Và, cũng sợ mọi người đói nên cô đã mua gà đốt Ô-Thum, gỏi sầu-đâu và xôi-phồng Chợ-Mới về thết đãi.

- Trời, sư này đẹp trai giống tài tử Hollywood ghê!

Thủy Diệu chắp tay mà cúi đầu cười mỉm. 

Nicolas Trực hỏi lại chủ đề bữa hổm. Và Trì Thương trình bày như sau:

- Tại sao tôi nói những người phản biện Ma-Tăng phần đông cũng giống họ ư? Bởi vì họ nhập nhằng Kinh-Điển và diễn giải kiểu quy-chụp chung. 

- Nói rõ hơn được không?

- Lời Đức Phật dạy chỉ là để nghe và không bắt buộc phải thực hành nếu người nghe đơn thuần là tín đồ, khuyên nên thực hành nếu người nghe đã trở thành Cư Sĩ, và tuyệt đối phải làm theo nếu người nghe đã xuất-gia. Do đó, khi Ngài nói về cái gì, phải xét coi thân phận mình là ai trước đã.

Nhưng phần đông những người chống Ma-Tăng lại ôm đồm theo cái kiểu: Đức Phật dạy người ta đời là bể Khổ nên Ngài không có nói về hôn nhân, gia đình, các thứ Thất Tình Lục Dục,... Nhứt là cái câu liên tưởng trớt quớt kiểu: Như Lai bỏ vợ con đi tu nên Như Lai đâu có khuyến khích người ta đến với nhau.

- Thí dụ thêm được không?

Thí dụ: Đối với một người ghiền thuốc-lá không muốn bỏ, tôi chỉ nói về tác hại của nó thôi và khuyên nên làm gì để sức khỏe khá hơn. Còn đối với một người muốn bỏ, tôi sẽ chỉ tường tận cho người đó đến cùng. Như Lai cũng vậy. Ai muốn bỏ thì Ngài chỉ đường cho mà đi, ai không muốn thì Ngài sẽ chỉ cách sống chung với nó theo hướng dễ chịu và an toàn nhứt.

- Thường thì người bên tôi hay hiểu lầm vụ này lắm.

- Đã nói Ma Tăng đem Kinh Điển của Tăng-lữ ra để tẩy não tín đồ. Bây giờ họ cũng làm y chang vậy; rõ ràng lời khuyến dụ đó là dành cho giới Tăng-lữ, ấy vậy mà họ dám nêu lên theo kiểu quy chụp chung.

Châu Lợi tiếp:

- Những bài-giảng mà Như Lai đề cập tới hôn nhân, Thất Tình Lục Dục,... nằm rải khắp Tạng-Kinh và Tạng Luận. Cho nên, đọc theo cái kiểu lựa khúc để đem ra cãi lộn và chống đối Ma-Tăng, không chỉ hại mình mà còn tự tay góp phần làm sụp đổ Giáo Lý Nhà-Phật.

Duy Hảo thêm:

- Tạng Luật chỉ dành cho Tăng lữ và Cư sĩ, các tín đồ hãy coi đó là tài liệu tham khảo để tu tâm - sửa tánh chứ đừng nghĩ mình phải làm theo mới đúng. Thành thử, việc một người chống Ma Tăng mà lại đem Tạng Luật ra áp lên đầu chúng-sanh, có khác nào Ma Tăng lấy Tạng Luật ra làm công-cụ dắt mũi chúng sanh đâu?

- Hiểu rồi, hiểu rồi. Cũng như Giáo Luật dành cho tu sĩ mà lại bắt Giáo dân phải thực hành theo. Ma Tăng làm vậy là để hù dọa chúng sanh nhằm mục đích trục lợi cho mình, mình chống họ mà lại làm y chang cách thức của họ, đúng là gây hại cho chúng-sanh chứ không phải làm trong sạch Giáo Pháp.

- Cho nên mới có người chống Ma-Tăng lại nói sống theo Đạo Phật suốt ngày sợ Nghiệp. Cái người phải tránh né liên quan tới Nghiệp là tụi tôi, không phải là những người không xuất gia; người còn tại gia Ngài ấy chỉ khuyên nên siêng làm điều lành - lánh điều dữ mà thôi, mà điều Lành cũng là Nghiệp, mà Nghiệp này không chỉ mang nghĩa "Sự Lựa chọn" mà nó còn có dính mắc tới "Nhân", "Duyên", "Quả",... - mà những điều này lại là căn-nguyên dẫn đến chuyện "Luân-Hồi".

Gabriel Thái bật cười:

- Y chang "Đau bụng uống sâm... tắc tử" vậy. Đọc chưa hết Kinh - Kệ mà đã vội nhảy ra truyền Đạo hay giảng giải Dụ Ngôn.

Ai nấy đều cười theo ông Tổng Giám Mục đã ngoài lục-tuần.

Vừa chia cho mỗi người một nắm-xôi, Tư Hiếu vừa hỏi:

- Các vị có thuộc về ai không?

- Không, kể cả Đấng Thế Tôn. - Thanh Liên trả lời.

- Vốn dĩ ngay từ đầu Đấng Thế Tôn đâu có muốn biến Phật Giáo thành tổ-chức tôn-giáo. - Trì Thương tiếp. - Vì Ngài biết thể nào trần tục này cũng biến Chánh Pháp thành công-cụ chánh trị và kiếm-chác. 

- Vậy ai có thể khai trừ một Tăng sĩ ra khỏi Tăng đoàn?

- Không ai cả. Dù Đề-Bà-Đạt-Đa đã từng làm rất nhiều hành vi sai trái, Như Lai cũng không đuổi ông ta đi, Ngài chỉ ra thông báo những gì Đề-Bà-Đạt-Đa làm sau này không còn liên quan tới Ngài mà thôi. Còn việc ly-khai là do ông ta tự làm.

Phú Lâm thêm:

- Chính vì vậy mà khi Tôn-giả Đại Ca-Diếp tuyên bố đuổi Tôn-giả Ananda đi, ai nấy đều hết sức bất bình và ra sức phản đối. 

Hoàng Kỳ trầm ngâm:

- Một người chưa từng nói láo như Maha Kassapa, rốt cuộc phải phạm Vọng ngữ để cứu rỗi đường tu của Ananda... 

Đoạn Trần nói mà giọng buồn hiu:

- Bên Tích-Lan cũng có một trường hợp Tăng sĩ bị đuổi ra khỏi Tăng đoàn... Đó là Nanavira Thera. Vị Tỳ-Kheo uyên bác này cho là mình vụng-tu nên đã sanh chứng trầm-uất, dẫn đến chuyện cắt tay tự-tử. Tăng đoàn trong vùng mượn cớ ông đã vi phạm Giới Cấm mà khai trừ ông. Chính vì điều này đã khiến ông tự sát lần hai, và lần này ông đã được toại nguyện.

Thành ra Như Lai mới luôn du-di và nghĩ ra cách răn đe thật nhẹ nhàng cho các đệ-tử mắc-lỗi. Còn thời nay thì tréo ngoe.

Gabriel Thái ngó qua JB Khải và Nicolas Trực, rồi cúi gầm mặt xuống để che giấu sự hổ thẹn và hối hận. 

- Nanavira Thera đã từng tuyên bố rằng nếu ông không thực hành Chánh-Pháp đúng như ông mong muốn, thì ông sẽ không còn thiết sống nữa...- Thanh Liên đưa cuốn sách luận-giải về Phật Giáo do người Tỳ-Kheo Anh-Cát-Lợi ấy chấp-bút đến tay Gabriel Thái. Nhan đề của cuốn sách là "Clearing the Path: Writings of Nanavira Thera (1960 - 1965)".

Nicolas Trực hỏi:

- Vậy cái người đuổi ông Nana đi có vi phạm gì không?

- Có, Vọng Ngữ, vì đã bức người ta đến con đường chết. - Chân Tâm trả lời, sau khoảng thời gian nhắm mắt thiền định. - Theo tôi là vậy.

- Không ai có tư cách đuổi người khác ra khỏi đức tin của người đó hết. - Út An thở dài. - Tụi tôi đi theo Lutheran, các vị đi theo Catholic...

- Alleluia.

- Hallelujah.

Jacinto Hưởng trình bày về sự nhận-định tội tà dâm theo quan-điểm bên Công Giáo. Sáu Nghệ cũng lên tiếng diễn giải theo cách-nhìn của Tin Lành. 

Sau một hồi thảo luận, mà nói đúng hơn là đùn-đẩy, Châu Lợi nhận phần trình bày:

- Tà dâm ở đây là đi giựt chồng - cướp vợ người ta hay dùng nhan sắc để lấy-của của người ta. Chứ Như Lai đâu có bắt vợ chồng không được quan hệ tình dục hay thậm chí là tình nhân ái ân với nhau. Ngoài ra "Tà dâm" còn có nghĩa là cưỡng ép người khác "gần gũi" với mình theo những cách tồi bại.

"Diệt Dục" là việc của Tăng - Ni và Sa-Di. "Hạn chế ham muốn" là việc của Cư sĩ và Phật tử.

Nhưng nhiều người lại cố tình đánh lận con đen để bài bác Phật Pháp. Họ bịa đặt Như Lai không cho chúng sanh quan hệ tình dục. 

Thanh Liên tiếp:

- Bản thân chuyện ham muốn quá độ cũng là một dạng bịnh thần kinh và rất dễ gây hại đến người khác. Ngày nào họ không thể thấy thứ họ muốn thấy là ngày đó họ lại bứt rứt, khó chịu và sẽ nổi sùng. Đặc biệt, hễ ai khuyên họ nên tiết chế lại họ sẽ viện dẫn đủ thứ lý do, thậm chí là "đánh tráo khái niệm" hòng dập tắt lời can gián của người khác; những mẩu câu mà họ hay xài nhứt là "Đạo đức giả", "Bày đặt chứng tỏ ta đây thanh cao hơn người",...

Chưa kể đến, họ sẽ đem luôn lập luận hết sức trớt quớt kiểu, "Nhịn riết có ngày đi ấu dâm như Đạo này - Đạo kia..." để bào chữa cho cố tật của mình.

Hai nhánh Cơ-Đốc cười mà như khóc.

Chín Tân lắc đầu:

- Hết cứu.

Tám Khiêm cự:

- Cứu chi? Đối với họ chuyện đó là lẽ sống của họ, thì cứ để cho họ sống với nó thôi.

- Cho nên Đấng Thế Tôn không bao giờ đối đáp với những người chỉ muốn bảo vệ lý lẽ của mình. Họ chỉ muốn anh ủng hộ và bào chữa cho họ, chứ đâu có muốn nghe lời trái tai họ, nên nói chuyện với họ y hệt đàn gảy lỗ tai trâu.

Raphael Lễ hỏi:

- Bên mấy anh nghĩ sao về "Vô thần"?

Trì Thương trả lời:

- Tôi từng biết một người vô thần theo Đạo Khoa-Học rất ghét tôn-giáo. Hễ tôn-giáo nào làm sai thì biên bài chỉ trích liền. Còn hễ làm đúng thì đóng "Ba con khỉ". Người này cũng chẳng bao giờ công nhận một Tu-sĩ hay Tăng-lữ tài giỏi nào, ai cũng bị người này tìm lỗi chê hết.

- Đó là một góc nhìn, còn góc nhìn nào khác nữa không?

- Anh để ý coi, nơi nào có vô thần và cuồng tín nhiều thì nơi đó luôn sống trong sự đau khổ, bạo loạn, nghi kỵ và bất an. Tôi không thể nào chứng minh được luận điểm trên là đúng, chỉ đơn giản nó đến từ sự cảm nhận đầy dẫy thiên kiến mà thôi. 

 - Tôi nghĩ anh đúng. Vì tôi có bằng chứng thông qua những chương trình thời sự quốc tế và quan sát đời sống xã hội trong Nước...

Maria Bích hỏi:

- Vậy về "bộ não nhân tạo"?

Thủy Diệu đáp:

- Tôi nghĩ loài người đừng nên lạm dụng thì hơn. Tôi thấy câu "Tôi nghi ngờ, nên Tôi tư duy, Tôi tồn tại" của René Descartes nên thực hành, nhiều hơn là lạm dụng máy móc để sáng tạo ra một cái gì đó hay giải đáp một vấn đề gì đó. Đã sợ bị con người dắt mũi, bây giờ lại chấp nhận để máy móc dẫn đi. 

Những người ngoại Đạo cười cái rần.

Augustino Dương nói chơi:

- Cái câu đó không phải mang cái nghĩa như cậu nói đâu nghen?

- Dạ, tôi chỉ mượn lời, chứ đương nhiên về phần ý đâu có liên quan gì với nhau.

- Đúng là người trong ngành có khác. - Louis Quế khen ngợi. 

Bé Hải muốn đi tiểu mà sợ ma nên nói nho-nhỏ vô tai mẹ mà đòi dẫn đi. Minh Tâm bật cười, rồi cũng chịu dắt con đi. Cậu Hai nhà Thầy Sáu cũng lẹ chân xin đi theo. 

Phá Vân nêu chủ-đề mới:

- Anh không để ý âm nhạc bây giờ cổ xúy tình dục công khai và sự trả thù tàn nhẫn sao? Nhưng người hâm mộ của họ luôn biện minh rằng đó là tự do trong sáng tạo Nghệ Thuật. 

- Con đường dẫn tới Sự Dữ. - Longinus Kiến bình phẩm.

- Và hễ ai lên tiếng phản đối thì sẽ bị... - Bảy Khanh nhíu mày.

Nicolas Trực gật đầu:

- Ngày xưa lâu thật lâu mới thấy một video có biểu tượng của Satan Giáo và hầu như đều bị khán giả chỉ trích kịch liệt. Còn bây giờ thì ngược lại, hễ ai phê bình là sẽ bị nói lỗi thời, lạc hậu, kiềm kẹp sự sáng tạo Nghệ thuật, đạo đức giả, đó là quyền tự do của ca sĩ đó nên không được phê bình, lo làm chuyện của mình đi, người ta giàu hơn mày, mày đang ganh tỵ,...

- Khi con người chấp nhận Sự Dữ như một lẽ dĩ nhiên, thế gian này sẽ loạn lạc. - Matthias Hoàn cất giọng rầu-rầu.

Hai Nghĩa thở dài:

- Loạn lạc "rồi" không còn "sẽ"nữa...

Thanh Liên nhếch miệng bình phẩm:

- Cho nên tôi mới nói rất nhiều người thời nay đang theo "Đạo Thần Tượng". 

Út An nhướng mày:

- Và đương nhiên, kéo theo đó là sự tình dục hóa mọi thứ và phô bày thân thể một cách không cần thiết.

Tám Khiêm hỏi người đã từng là bác sĩ như mình:

- Anh nghĩ sao về việc quan hệ tình dục hả Thanh?

- Vài lần một tháng, bình thường. Nhưng nếu ngày nào hoặc cách ngày phải làm, nên đi đến Nam Khoa khám đi, trước khi bị mắc chứng hiếm muộn hay tệ hơn là vô sinh. 

Rồi, không đợi ai lên tiếng, chàng Tăng sĩ họ Đới tiếp tục:

- Tôi từng là bác sĩ Tâm Thần. Và tôi đã nhốt không biết bao nhiêu người vô phòng "biệt giam" vì chứng rối loạn tâm thần này rồi; cả nam lẫn nữ.

Anh có biết một cô bé đã bị lệch khớp cắn thái-dương hàm vì thói quen cắn móng tay để giải tỏa căng thẳng thần kinh không? Không một ai hay biết em làm vậy là vì bị tâm thần, người thân của em chỉ biết rầy la em vì cái tật xấu này mà không chịu truy tìm nguồn gốc vấn đề.

Bản thân những người ham muốn quá độ cũng vậy. Đó không phải là chuyện hay ho gì, nhưng họ kiên quyết không giảm bớt và cứ khăng khăng hết thảy là do họ "mạnh" mà thôi. Để rồi đến phút cuối, hậu quả họ nhận về không nhẹ nhàng đâu.

Đặc biệt, họ còn ưa nói, "Sợ quá, để làm thêm lần nữa cho đỡ sợ."

Cho nên trong Kinh Pháp Cú số , Đức Phật đã nói: "Là tự nó, đốt nó." Chỉ có bản thân mình trồng cái cây rồi gặt lấy cái Quả từ hột giống đã gieo mà thôi.

Tôi không cứu được ai hết. 

- Tại vì bịnh nhân của anh không chịu thay đổi chứ có phải tại anh đâu. - Ignacio Cường cãi.

Ai nấy thảy đều đồng tình với chàng Y-Nhã. 

- Bởi vì đã có bằng chuyên ngành, lâu-lâu tôi sẽ nhận trả lời những câu hỏi liên quan tới Tâm Thần Học, và đương nhiên tôi sẽ không kê-toa. Lần đó, thân chủ của tôi đặt câu hỏi như vầy:

"Sao bây giờ nhiều người làm ca sĩ khoái khoe thân trên sân khấu quá? Đã vậy ca thì ít, nhép thì nhiều, nhảy thì qua loa cho có lệ, còn sẵn sàng lên cơn bấc-tử nữa. Tôi nói tôi không ưa mấy người ca sĩ như vậy, cái tự nhiên người hâm mộ của họ nói tôi "Đạo đức giả", "Không giàu, không đẹp, không hơn gì người ta nên ganh tỵ", "Đồ thần kinh",... Tại sao họ cho rằng họ có quyền đi khắp nơi đăng bài ca tụng người họ thích, nhưng lại không chấp nhận sự phê bình của người khác dành cho mấy người này." Cuối cùng, cổ hỏi tôi có phải cổ đang bị bịnh tâm lý không?

Tôi đáp, "Cổ hoàn toàn bình thường. Còn mấy người hâm mộ kia mới bất bình thường, hay thậm chí nói nặng hơn là bị "Dionysus", nói nôm na là "Hội chứng cuồng loạn đám đông". 

Hai nhánh Cơ-Đốc hỏi Dionysus là gì.

- Ông này là một vị Thần Hy Lạp có khả năng mê hoặc mọi người, chỉ cần thấy Ông nhảy hay nghe giai điệu do nhạc cụ mà Ông tạo ra những người ở gần đó sẽ bị mất hết lý trí và thậm chí dám xé xác người khác theo mệnh lệnh của Ông. Cũng xin nói thêm, Ông là một vị Thần bán nam - bán nữ. 

Rồi anh thấy người hâm mộ thời nay có bị giống những người mà Thần Rượu-Nho đã mê hoặc không?

- Có. Đụng tới người mà họ thích đi là họ sẽ "xé xác" liền. - Ba Đức đồng tình. 

- Cổ cũng tâm sự với tôi hồi trước K-Pop đâu có cái nạn mặc đồ thiếu điều như muốn ở truồng luôn đâu. Cổ nói người đẹp không cần ăn bận khoe da khoe thịt, chỉ cần mặc đồ vừa vặn với cơ thể là đủ sắc sảo rồi.

Liễu Nham cười hỏi:

- Anh có ai trong ngành Thời Trang có thể bảo chứng cho quan điểm của cổ không?

- Có, nhà thiết kế thời trang Carolina Herrera, người luôn nói "Không" với việc thiết kế trang phục theo kiểu hở hang và thẳng thắn phê bình những người nổi tiếng ăn bận khoe da thịt quá thể. Bà xuất thân từ tầng lớp thượng lưu giàu nứt đố đổ vách và có luôn tước-hiệu Hoàng gia, nên xin đừng nói bà có được như người ta không mà dám lên tiếng hay thấy người ta hơn mình nên ganh tỵ mà đi soi mói.

- Cái lập luận "Được như người ta không mà dám lên tiếng" này đi đâu cũng thấy. - Louis Quế cười ha-hả.

- Nội cái xuất thân của bà cũng đã đủ cho họ dẹp cái lập luận này rồi. Ngoài ra, thời trẻ bà cũng là một tuyệt sắc giai nhân và đã tốt nghiệp trường Đại Học danh tiếng nữa; còn xây dựng được một đế chế thời trang mang tên tuổi của riêng mình mà không dựa dẫm vào nguồn lực của gia đình hay người nào hết.

- Rồi, mấy người hâm mộ của giới giải trí im luôn. - Út An bật cười.

- Phải, bà có đủ hết yếu tố mà họ yêu cầu "để được" quyền phê bình mà.

Tám Khiêm bình luận:

- Anh có để ý không? Càng không tự tin vào giọng hát của mình thì sẽ càng lấy trang phục và vũ đạo ra lấp liếm. Những nam danh ca ngoại quốc ngày xưa thường lên sân khấu trong bộ đồ âu phục và tóc tai gọn gàng, giỡn hớt có chừng - có mực; bên nữ cũng vậy, ngay cả Marilyn Monroe đi hát mà cũng diện đồ không hở hang quá sức như bây giờ.

- Thời buổi "Tiến hóa ngược". - Joseph Thành cười méo xẹo.

Chín Tân kể:

- Tôi từng coi qua bộ phim "A thousand words" và thấy đây không phải là một bộ phim quá dở, trái lại còn có thông-điệp ý nghĩa nữa. Vậy mà nó bị chê thậm tệ. Trong khi đó, bộ phim "50 shades" lại được hoan nghinh nhiệt liệt!

Sẵn đây, Jacinto Hưởng bình luận:

- Tụi bây có để ý thấy độ rày video ca nhạc phương Tây thường đem biểu tượng Satan và phản Kitô làm bối cảnh không? Càng ngày mức độ càng dày đặc, chứ không phải thỉnh thoảng như hồi xưa nữa.

- Con biết. - JB Khải gật đầu.

Henrico Thạnh cũng nói:

- Ngoài ra, họ còn sử dụng hình ảnh vung tiền hay rải mưa tiền nữa.

Chân Tâm đặt câu hỏi cho cả hai nhánh Cơ-Đốc:

- Tôi thấy bên Ấn Độ Giáo cũng có cách Rửa Tội bằng việc trầm mình dưới nước, vậy, xin hỏi bên Cơ Đốc bắt nguồn việc này từ đâu? Và Ấn-Độ có trước hay là Cơ-Đốc có trước? Ngoài ra, việc lần tràng hạt xuất phát từ tôn giáo nào trước: Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo hay Đạo Giáo?

- Anh có câu trả lời cho Ấn Độ Giáo chưa? - Ignacio Cường nhíu mày.

- Có rồi, cho nên tôi mới thắc mắc... Nhưng các vị cũng chẳng cần trả lời, vì tôi vốn dĩ không cần biết đáp án là chi, bởi vì điều đó không có lợi lạc gì cho con đường tu tập của tôi hết.

Hai nhánh Cơ-Đốc im lặng.

Rồi Nicolas Trực dè dặt hỏi:

- Cái người bữa hổm cậu nhắc tới, cậu thấy sao?

- Rất hèn. Ngay cả đức tin của mình mà không dám thừa nhận, cũng chẳng chịu tuân theo nghi-lễ của bổn Đạo, còn Đạo người thì đi lượm chỗ này đơm một chút - chỗ kia thảy một chút - mà soạn thành quan điểm của mình.

Hai nhánh Cơ-Đốc chết sững.

- Cô gái bị ba bắt cải Đạo, cổ dám lấy mạng sống để bảo vệ đức tin... Còn đằng này... 

Chân Tâm ngoảnh mặt nhìn ra ngoài sân, rồi trầm giọng kể:

- Cổ đã từng nhịn đói tới mức ốm lòi luôn sáu cái xương-sườn để hiểu được cảm khổ của Như Lai trong những năm tháng tầm Đạo. Cổ thường xuyên ngồi thiền và đi kinh hành. Cổ tập cho mình chỉ ăn mỗi ngày một buổi. Cổ ra sức học Phạn ngữ, tiếng Pali và tiếng Hindi để cầu mong hiểu rõ Kinh Điển hơn. Ngần ấy những lần thử sống đời Tăng-lữ, cổ mới hiểu đâu là Chánh Pháp và đâu là lầm đường.

Một người chưa từng nếm trải qua các việc ấy, suốt ngày chỉ biết lấp liếm bằng câu "Phật tại tâm" để biện minh cho việc không thực hành lời dạy của Như Lai, há đáng nghe người đó bàn về Phật Giáo sao?

Cũng giống như một người học lóm công thức chế biến món ngon, người đó nhờ nhớ dai và siêng ghi chép nên biết rất nhiều công thức, nhưng người đó vĩnh viễn không phải thầy của anh vì người đó chưa từng một lần đứng bếp nấu mà thành công dựa trên bí quyết của mình.

Nicolas Trực hỏi:

- Các anh nghĩ sao về Kỳ-Na Giáo?

- "Tạng-Luật, Đại Phẩm, Tập Một" và "Trung-Bộ-Kinh, Phẩm 56: Ưu-Bà-Ly (Upali Sutta)"; xin hãy đọc hết toàn bộ chứ đừng "nghỉ xả hơi" ngang hông.

Longinus Kiến hỏi:

- Anh nghĩ Tăng - Ni có nên can dự vào chuyện thế sự không?

- "Phụng sự chúng sanh là cúng dường cho Chư Phật". Và, nếu mình can thiệp mà chúng sanh được an vui thì mình nên làm, dầu mình có phạm Giới nặng cỡ nào, như có một tiền kiếp Như Lai đã từng xuống tay giết người để trừ gian diệt bạo.

Gabriel Thái hỏi:

- Có cuốn sách nào liên quan tới Kitô mà khiến anh ngạc nhiên không?

- "Bí ẩn Tông-Đồ thứ mười ba" của Michel Benoit. Người này là một cựu tu sĩ Dòng Biển-Đức và đã tự ly-khai vì Giáo hội không chấp nhận những nghiên cứu bị cho là phản Kitô của ông.

- Nói cụ thể được không?

- Người này cho rằng chính Thánh Peter là người đã mượn tay Judas để khiến Chúa Jesus bị bắt, nhằm mục đích thực hiện mưu đồ chánh-trị của mình. Và người này thậm chí cho rằng, Chúa Jesus chỉ là một nhà truyền giáo như Moses, chứ không phải là đến từ Chúa Trời; chẳng qua là do Thánh Peter dựng chuyện lên hết thảy. Chưa dừng lại ở đây, người này còn cho rằng Đạo Hồi xuất phát từ Đạo Cơ-Đốc, và Đạo Cơ-Đốc xuất phát từ Do-Thái Giáo. 

- Trời ơi!!!

- Tôi không hiểu tại sao một người xuất thân từ Đạo gốc, lớn lên làm tu sĩ, vậy mà cuối cùng lại rẽ ngang và bác bỏ gần hết những Giáo lý mà mình đã gắn bó rất lâu.

- Sự Thật. - Trì Thương nói mà ánh mắt ngó xuống lòng bàn tay đang để lá Bodhi.

- Hả?

- Sự Thật chính là thứ khiến cho người ta muốn lật tung hết thảy.

Augustino Dương gằn giọng hỏi:

- Vậy cậu nghĩ nội dung trong cuốn sách này có thật không?

- Việc đó có lợi lạc cho con đường tu tập của tôi không? Đạo ông, ông lo. Đạo tôi, tôi lo. Hết.

Thanh Liên bình phẩm:

- Đáng lẽ ông nên được trao giải "Nhà văn can đảm nhứt thế giới" vì đã đụng luôn ba tôn-giáo độc thần một lượt.

Bên Tin Lành bật cười thành tiếng. Họ là Lutheran nên họ nghĩ họ có thể hiểu mối bận tâm của ông Michel về lai-lịch của Đức Jesus Kitô.

Joseph Thành cười khổ:

- Còn điều chi giựt gân nữa không cậu?

- Còn nhiều lắm... Tôi nghĩ ông nên uống thuốc trợ tim trước khi đọc.

Trì Thương bình phẩm:

- Những người thân của ông Michel đã từ mặt ổng luôn vì họ vốn là Đạo gốc nên không thể chấp nhận một người thân mang tư tưởng "phản Kitô" như vậy. 

- Sanh ra trong một dòng họ "toàn-tòng" mà sao tự nhiên ổng chuyển hướng... - Augustino Dương nhíu mày. 

Gabriel Thái hỏi:

- Cho tôi hỏi trong Phật Giáo có khái niệm nào về "Ma" không?

- Tụi tôi gọi đó là "Peta", một dạng Chúng-Sanh trong vô vàn dạng Chúng-Sanh khác. - Trì Thương trả lời thay. - Nói đúng ra, bên đây không có "Linh hồn"; bây giờ sử dụng chữ đó cho người nghe dễ hiểu thôi.

Augustino Dương hỏi Chân Tâm:

- Cậu nghĩ khẩu khí của mình nãy giờ có phạm Giới không?

- "Trung Bộ Kinh, Số 21: Thí-dụ Cái-Cưa, vế 227". Nhưng, xin hãy đọc hết toàn bộ chứ đừng đọc mỗi vế này.

Longinus cự:

- Nhưng cậu chửi người kia rất hèn mà.

- Ông cầm cục than đang cháy, ông thấy sao?

- Thấy nóng.

- "Rất hèn" là đúng tính chất của người đó, không phải là một lời nhận xét xuất phát từ Tâm của tôi. Tôi không thương, cũng chẳng ghét người này, chỉ là lấy người này ra làm thí-dụ về luận-bàn Phật-Pháp cho các ông dễ hiểu mà thôi.

Sau buổi chuyện trò, nhóm Tăng sĩ xin phép về phòng ngủ. 

Ngoài trời nổi cơn mưa lớn nên hai nhánh Cơ-Đốc không thể trở về lữ-điếm. Sẵn có phòng riêng cho nữ, ba nàng Kitô Hữu dẫn xấp nhỏ vô chợp mắt một chút. Những người đàn ông kia thì chia nhau võng và bộ ngựa. Đương nhiên, trước lúc nghỉ ngơi, mọi người quây quần mà cùng đọc Kinh-Tối. 

- Nếu các vị không chê, mời qua gian nhà này ngủ. - Duy Hảo vừa nói vừa chỉ về phía cửa hông.

Gian nhà ấy có bốn phòng và hai cầu-tiêu - nhà tắm. Mỗi phòng có mấy tấm chiếu Cà-Mau và mấy tấm nệm xếp khá-mỏng, cùng rất nhiều mền và gối-nằm. Và phòng nào cũng trổ hai cửa sổ để lấy khí trời và ánh sáng thiên nhiên.

Vậy là nhóm Tin-Lành hai phòng, và nhóm Công-Giáo hai phòng. 

- Nói thiệt đừng giận... - Henrico Thạnh gãi đầu.

Phú Lâm bật cười:

- Phòng-ốc gì mà giống như nhà tù phải không?

- Ờ.

- Tăng sĩ không được phép nghỉ ngơi ở những nơi trang hoàng lộng lẫy hay vượt quá mức nhu-cầu cần thiết. 

Nhưng mà phải công nhận, nằm lên cái nệm phủ trên chiếc chiếu rất thoải mái và đỡ đau lưng. Augustino Dương khoan khoái cựa mình vài cái, cảm nhận niềm vui sướng vì chứng gai cột sống đã biến đâu mất tiêu, cả người ông như vừa được hồi xuân. Những thằng bạn già của ông cũng cảm nhận hệt vậy.

- Đang dịch cái gì vậy Thái? - Jacinto Hưởng hỏi trong lúc cạo-gió cho JB Khải.

- "Bajo un Manto de Estrellas".

- Nói về gì vậy mậy? - Augustino Dương cũng đang giựt-gió cho Stephen Đoàn.

- Phim này dựa trên một sự-kiện hoàn toàn có thật bên Tây-Ban-Nha: Một nhóm phiến-quân đã đánh chiếm tu-viện của Dòng Đa-Minh, và ra tay sát hại toàn bộ Thầy Dòng và các chủng-sinh đang sống và tu học ở đó - Khoảng đâu hơn hai mươi mạng. Hơn phân-nửa trong số các vị ấy được phong Chân-Phước vào ngày 12 tháng 12 năm 2019, và vụ việc đó xảy ra vào năm 1936.

- Nguyên nhân?

- Đàn-áp tôn-giáo. 

Louis Quế vỗ đùi cái đét:

- Vậy ra trên danh nghĩa là "Phiến quân", còn tổ chức đứng sau là...

- Ừ. 

Ignacio Cường cau mày.

- "Yên nghỉ dưới vòm sao".  Không sát tựa gốc cho lắm. Nhưng tôi thấy nó hay và gọn hơn dịch sát. 

- Tôi hỏi cậu một câu nè Thanh Liên? - Longinus hỏi trong lúc nhận chồng áo-gối mới từ tay Kỳ Thanh.

- Tụi tôi không cảm thấy bất-mãn hay phẫn-uất khi Phật Giáo đã suy tàn trên chính "cái-nôi" của nó đâu. "Thành - Trụ - Hoại - Diệt" là lẽ đương nhiên. Vả chăng, Như Lai cũng đã tiên đoán trước rồi.

Ignacio Cường mời Thanh Liên ở lại nói chuyện chơi. Chàng ta vui vẻ đồng ý.

- Tụi tao thừa biết. Gặp mày là mày phải kéo vài thằng đi chung rồi. - Augustino Dương trề môi.

Matthias Hoàn quở trách:

- Mày bị đi cà-thọt y như Thánh Bổn-Mạng của mày mà chưa chịu bớt-bớt cái tánh nữa.

- Là sao ông?

Joseph Thành trả lời:

- Thánh Y-Nhã đã từng là tướng-quân, do bị thương nên phải xuất ngũ, để lại di chứng là chân trái bị ngắn hơn chân phải một khúc.

- Chân trái con còn nguyên.

- Ờ, hay lắm. - Jacinto Hưởng trề môi.

- Rồi mày uống thuốc chưa? - Augustino Dương vỗ-đầu thằng con ngoan-cường mà hỏi.

- ... Quên.

Augustino Dương chép miệng ngán ngẩm, rồi cũng ráng kiềm cơn đau lưng mà đi cà-ểnh cà-ểnh về phòng lấy thuốc cho con trai uống. 

Đưa thuốc cho nó xong, Âu-Cơ-Tinh Dương ra ngoài tìm chỗ tĩnh tâm một mình. 

Vừa mới ra sân sau, Augustino Dương đã thấy Chân Tâm ngồi xếp bằng trên một bệ đá kê dưới gốc cây Bồ-Đề đại-thụ; ánh mắt của người này nhìn về phía mặt trăng, mà mặt trăng lại đang ẩn sau một đụn mây lam màu khói.

- Bàn về tôn-giáo, tốt nhứt nên nói thẳng, khỏi cần lựa lời vuốt đuôi lẫn nhau. - Chân Tâm nói mà ánh mắt vẫn nhìn về phía ấy.

- Tôi nghĩ tôi là người khó ưa nhứt...

- Khi đã đi tu, ông không cần ai ưa đâu, ông chỉ cần Trì Giới và thực hành Giáo Pháp thôi.

- Cho tôi hỏi một câu nữa...

- Trên đời này có nhiều người ưa thích những bài viết đề cao Đạo mình và bắt lỗi Đạo khác, vì đó là Nghiệp của họ nên tôi xin miễn bàn tới.

- Cái nhà mình đang cháy thì không lo, lo chồm-hôm bên nhà người khác.

- "Là tự nó đốt nó."

- Phải.

- Ông có tin có một Đức Phật đã từng "làm mai" cho một đôi vợ chồng không?

Augustino Dương ngạc nhiên tới nỗi phì cười.

- Là Đấng Thế Tôn và A-La-Hán Nữ Da-Du-Đà-La. Và vị Phật ấy tên là Dipankara - Nhiên-Đăng Cổ-Phật. Chính ở kiếp đó, Bà đã nhờ Nhiên-Đăng Cổ-Phật tác thành cho ước nguyện của mình, rằng Bà và Như Lai sẽ tái hợp bên nhau trong muôn vạn A-Tăng-Tỳ-Kiếp, và vì nhìn được ý nguyện của Như Lai cho nên Nhiên-Đăng Cổ-Phật đã hỏi nếu vị Thiện-Nam này muốn xuất gia thì con có chấp nhận không, và Bà đã hứa rằng nếu điều đó xảy ra thì Bà sẽ ủng hộ và không ngăn trở, vậy là Nhiên-Đăng Cổ-Phật bèn xác-tín cho hai người... Ở cái kiếp cuối cùng của mình, Như Lai đã cho Bà nhớ lại cái kiếp đó... Như người vừa tỉnh khỏi cơn mê, Bà đã thôi níu kéo Ngài và thậm chí đã đồng hành cùng Ngài trên con đường đó, bằng cách trở thành một trong những Ni-Trưởng xuất chúng, chưa kể đến Bà còn đắc A-La-Hán trước cả Tôn-Giả Ananda nữa.

Augustino Dương nhớ tới hôn-sự của Thánh Cả Joseph và Đức Mẹ, chợt bật cười tủm tỉm.

- Giáo Pháp của Như Lai chỉ dành cho người muốn thấy và giải thoát, không dành cho kẻ bươi móc hòng làm phương tiện thắng trận trong những cuộc hý luận vô bổ và chấp mê bất ngộ. Chính bản thân Như Lai đã dặn rằng hễ thấy Giới-luật nào đáng bỏ thì hãy bỏ, nhưng Đại Trưởng-lão Ma-Ha Ca-Diếp lại khuyên Tăng đoàn nên để nguyên hết thảy. Tại sao trước khi Ngài Niết-Bàn Ngài lại dặn điều này, vì Ngài đã quán sát trước sự biến đổi của thế gian nên mới khuyên làm vậy. Song, do Tôn giả Kassapa muốn bảo vệ Chánh-Pháp, vì đã từng nghe Như Lai dạy chừng nào Giới-Luật còn giữ thì chừng nấy Pháp Phật còn tồn tại, nên đã quyết định để y nguyên. 

Có thể tìm đọc "Kinh Đại-Bát Niết-Bàn: Phẩm Sáu - Phật độ cho vị đệ-tử cuối cùng là Tỳ-Kheo Subhadda" để kiểm chứng lời tôi nói; đây là những lời cuối cùng trước lúc Niết-Bàn của Ngài. Còn câu nói chừng nào Giới-Luật còn giữ thì Chánh Pháp còn tồn tại nằm ở mốc thời-gian sau khi Ngài lâm trọng bịnh cho tới khi Ngài khỏe lại và ăn tô cháo của người thợ-rèn Cunda; mỗi thời điểm Ngài nói một ít về tầm quan trọng của Tam Bảo và Giới Luật, cho nên không có thí dụ cụ-thể. Tiếp, trước đây, khi còn ở Veranja, Ngài cũng đã từng giảng về chủ đề này, tài liệu xác minh là "Tạng-Kinh: Phân Tích Giới Tỳ-Kheo, Phẩm Veranja". Còn chưa tin nữa, hãy mở "Tạng-Luật, Tiểu Phẩm, tập Hai" ra coi, để hiểu nguyên nhân nào mà Giới-Luật được giữ nguyên mặc dầu Như Lai đã cho phép chỉnh sửa hoặc loại bỏ. 

Cũng xin nói thêm, dựa theo di huấn của Như Lai, một nhóm Tăng sĩ đã đòi sửa lại Giới Luật và bị những Tỳ-Kheo theo chủ-trương của Tôn-Giả Đại Ca-Diếp cực lực phản đối. Vậy là kể từ đó, Phật Giáo chia thành hai phe: Một theo Tôn-Giả Maha Kassapa là Nguyên-Thủy và Một theo nhóm của Tỳ-Kheo Vajjiputta là Tân-Tiến. Thời điểm xảy ra vụ chia-tách ước khoảng một trăm năm sau, vào thời vua Kalasoka ở xứ Magadha; nên đọc "Tạng-Luật, Tiểu Phẩm, Tập Hai: Chương 12 (Liên quan bảy trăm vị)" để biết rõ hơn.

- Chỉ nói trật mốc của hai sự kiện mà đã thay đổi hoàn toàn ý muốn sau chót của Như Lai?

- Dạ. Cho nên có nhiều Giới Luật, nếu không quá cần thiết, thì có thể du di cho qua. Như đi xe cộ hay ngồi ghế cao chẳng hạn.

Chân Tâm đã rời khỏi cội Bồ-Đề. Anh ra hiệu cho Augustino Dương theo mình. Anh muốn cho ông Thầy-Dòng coi mây đậu trên sườn núi là như thế nào.

- Tìm hiểu Phật Giáo theo kiểu tấn công Ma Tăng, giúp đời thì ít mà hại đời thì nhiều. Và đọc Kinh Phật thì phải đọc hết từ đầu chí cuối, chớ không có kiểu đọc để có kiến thức mà đi tranh luận với thế gian.

- Cậu tin ai để học Phật?

- Tôi tin người đã thành Phật, chứ tôi không tin người chưa thành Phật, và nhứt là những người chưa từng thực hành Pháp-Phật.

Sẵn đây, Augustino Dương trình bày về bài "Diễm-Tình Ca" cho Chân Tâm nghe. Cậu này nói thẳng là vẫn chưa hiểu những Dụ-Ngôn mà ông đề cập, nên mong ông sẽ giảng lại một lần nữa. Ông liền hào hứng nói lại một lần nữa, không quên chèn-thêm những thí dụ mà ông đã hằng ấp ủ từng ấy năm qua; dẫu sao nói với cậu này, ông không sợ bị bắt bẻ hay lấy "cái Chén" ra hăm dọa hết.

- Ai nói Như Lai không giảng về tình yêu đôi lứa, chứ tôi thì thấy Ngài nói hoài. Với người muốn giải thoát, Ngài sẽ chỉ cách giải thoát. Với đôi lứa muốn Luân-Hồi bên nhau, Ngài lại giảng khác; cứ việc kiểm chứng ở bài "Kinh Tăng Chi Bộ: Phẩm Xứng-Đôi".

- Đức Phật có nói đi theo Ngài như bên tôi không?

- Ngài chưa từng ép ai phải đi tu và sống giống mình hết. Ai muốn sống với đời, cứ việc sống. Ai muốn giải thoát thì làm theo Ngài.

Tôi nói rồi, Kinh Phật không phải là công-cụ cho mình triệt hạ Ma-Tăng, nên người nào lấy nó ra làm công-cụ sau này sẽ không bao giờ thấy được Chánh Pháp.

- Mắt của cậu bị sao vậy?

- Trả Nghiệp như Tôn-Giả A-Nậu-Lâu-Đà mà thôi.

- Tôi tới Vườn Lan ngủ được không?

- Được. Ở đó rất yên tĩnh, ông muốn tĩnh tâm tới sáng cũng không ai làm phiền.

- Cậu biết không... Họ có thể thấy Ma-Tăng rành rạnh, nhưng lại không chịu thấy Mễ-Tây-Cơ, Ba-Tây, El Salvador,... dù người dân phần lớn theo Cơ-Đốc song đời sống xã hội rất loạn lạc và đẫm máu, những cuộc bức hại Tăng-lữ diễn ra rất thường,...

- Ý của ông là ông không hiểu tại sao những quốc gia gần như coi Cơ-Đốc là Quốc-giáo lại không thể sống trong tình thương Kitô hả?

- Phải, nhưng hễ tôi nói với ai về chủ đề này cũng không được chú tâm hết, thậm chí có người còn chê trách tôi nhiều chuyện nữa. 

Chân Tâm nghiêng đầu lắng nghe.

- Chưa kể tới là phong trào bỏ Đạo đã và đang diễn ra ở Gia-Nã-Đại, Nhật-Nhĩ-Man và Pháp Quốc...

- Bên tôi chẳng ai quan tâm theo Đạo nhiều hay ít. Chỉ có những kẻ trục lợi mới kiếm cách để tăng số lượng thôi.

- Lễ thành hôn bên tụi tôi ít nhiều gì chịu ảnh hưởng của văn hóa Do Thái. Rất ít người biết, cũng như rất ít người tin.

- Tôi biết, điều đó đã được tôi kiểm chứng ở bộ phim về người Do Thái tên là "Fiddler on the Roof" phát hành năm 1971. Lúc đó tôi đang học tiếng Anh nên thích coi những bộ phim ca-nhạc cho dễ nhớ ngữ-vựng.

- Vậy đó... Vậy mà đi lo Ma Tăng sửa và biếm nhẽ Kinh Thánh. Trong khi bên mình thì không chịu tìm hiểu ngọn nguồn các thứ.

- Không tự thân tìm hiểu tôn giáo của mình, thì có Đạo để làm chi?

- Vậy Như Lai có đề cao việc truyền giáo không?

- Không, Đức Phật chưa từng đề cao việc truyền giáo, Pháp của Ngài ấy nằm ở chỗ tự Ngộ, ai Ngộ người nấy hưởng - không thể chia sẻ lại cho người khác. 

- Trì Thương có thần thông phải không?

- Phải. Cho nên ngày mai đệ ấy sẽ ở trong hẻm núi một mình để khỏi phải nhìn thấy Quả Báo trổ lên đầu một người...

...

Nicolas Trực phụ Pháp Thân phơi Sanghati, chuyển ngữ là Tăng-Già-Lê. Những tấm áo dà thoảng hương thơm nước xả vải dìu dịu, bay nhè-nhẹ theo nhịp gió thoảng qua. Nắng cuối Thu không quá gắt gao như "Ngày thơ tháng Hạ" nên hai người khác Đạo không bị đổ mồ hôi nhiều.

- Lên đây làm Sa-di quen chưa anh?

- Chưa, Cha. Một ngày ăn có một cữ nên xót ruột muốn chết. Thầy Liên nói nếu như tôi cầm cự không nổi thì sẽ giúp tôi hoàn tục, trở lại làm Cư-sĩ như hồi trước.

- Hoàng Kỳ bự con vậy mà chịu nổi, hay thiệt anh há?

- Dạ. Thầy Liên biết sức ăn của cẩu rất khỏe nên thường cho cẩu ăn rất nhiều trong buổi Thọ Thực.

- Như vậy có phạm Giới không?

- Không, chỉ khi nào phàm ăn mới coi là phạm Giới thôi, còn ăn theo sức của mình có thể du di được.

- Hoàng Kỳ cao nhiêu mét vậy?

Hoàng Kỳ vừa cột thắt-gút lại dây-sào cho chắc vừa trả lời:

- Hai mét lẻ hai, thưa ông.

- Còn Thanh Liên?

- Chưa quá mét sáu tám nữa. Ổng với Phú Lâm vừa lùn vừa nhỏ-xíu con.

- Tôi không có giết người!!!

Tiếng kêu thét của một người đàn ông đã làm dậy sóng núi rừng.

Tuệ Khanh la lớn:

- Tôi làm gì nên tội mà phải ở tù oan hả?

- Có thể cứu người ta mà không cứu nên Quả nó mới trổ lên đầu anh. Ba năm người ta bị hành hạ trong quán karaoke đèn-mờ, giờ đây anh phải chịu đựng số tù oan đúng như vậy. - Trì Thương nói đoạn, bỏ đi một hơi vô rừng.

Thanh Liên thẫn thờ nhìn theo chiếc xe bít-bùng chở "oan-nhân" xuống núi mà nước mắt lưng tròng:

- Tôi không cứu được ai hết.

Vĩnh Khánh đứng ngó theo bóng bạn thân. Không biết tự bao giờ, nước mắt đã làm ướt mặt hắn. 

Ông Sáu Diên vừa thối tiền phòng cho khách vừa trề môi biểu:

- Người ta có tội thì gọi là "Tội-nhân", còn không có tội mà bị bắt thì gọi là "Oan-nhân" hay thuận lỗ tai hơn là "Dân oan".

- Ông làm tôi nhớ tới bộ phim Đại-Hàn tên là "New Trial", kể về một người thanh niên bị bức cung và hành hình để ép nhận tội giết người - cướp của đặng giúp đội điều tra lập công và lên chức. Bộ phim này dựa trên một sự kiện có thật bên-bển, và công lý đã thuộc về người lương thiện. 

Trước lúc kéo vali đi, người khách đó lại cây chuối mà bẻ xuống một cái bắp-chuối và một nải-chuối chín-hườm. 

Vừa ngó theo chiếc xe-lam chở khách xuống núi, ông Sáu Diên vừa dặn dò cháu trai nhớ lau dọn phòng của khách-cũ kỹ càng để làm đẹp lòng khách-mới, nếu phát hiện khách-cũ để quên cái gì thì phải cất ở cái két-sắt trong văn phòng chớ không được bỏ túi riêng.

Chiều nay Gabriel Thái tổ chức một buổi dã-ngoại cho thiếu nhi và thiếu niên bổn Đạo. Cho nên sáng mai ông mới về lại thành-đô. Người tài-trợ giải thưởng cho chương trình là Victor Thu, Judas, Vĩnh Đức và Kỳ Thanh. Ông cũng nhờ các Tăng sĩ giúp mình dẫn đường cho những ai bị đi lạc. Và cũng vì Ignacio Cường và Stephen Đoàn đang có tai tiếng nên hai đứa được miễn tham gia. 

Stephen Đoàn hiện đang ngồi trên một gờ đá mà nghe song ca Julio Iglesias - Mireille Mathieu trình bày tình khúc song ngữ Tây-Ban-Nha - Pháp "El amor - La tendresse"; ông Julio cũng từng trình bày lời Anh-ngữ của bản này.

"Tình yêu: El Amor" là "Sự dịu dàng - La tendresse".

Cái lắc-tay bằng bạc hiệu "PNJ" kiểu "Sunnyva" mà Stephen Đoàn mua cho nàng không phải lấy từ tiền của Giáo xứ hay tiền trúng số của bạn chàng, mà là từ tiền chàng đi bán máu; bán máu năm lần mới đủ để mua chiếc lắc-tay ấy. Coi như giữa hai người không còn ai nợ ai nữa. 

Ngoài kia vọng tới những tiếng hò dô-ta trong một cuộc thi kéo-co. Đối với Stephen Đoàn, trẻ nhỏ luôn dễ gần với Thiên Chúa nhất, vì tâm hồn của các em biết cải-hối và siêng năng hướng Thiện hơn người lớn. 

- Ra là con ở đây...

Nicolas Trực cũng không được tham dự vì "cái-vết" treo Chén. Ông biết con trai đang uống thuốc trị thương nên đã đem theo ít bánh trái và nước uống để nó không bị đau bao-tử.

- Hồi đó sao Cha chịu vậy Cha?

- Chịu? À... Ai biết đâu. Tự nhiên thương, rồi dọn về ở chung, rồi bất thình lình đậu thai, rồi đột ngột thất vọng mà đường ai nấy đi. "C'est la vie".

Rồi không đợi thằng con mở miệng, Nicolas Trực đã mời nó uống sinh-tố bơ và ăn bánh mì nướng muối-ớt chan mỡ-hành. 

- Sao Cha toàn mời con "Thọ-Thực" mấy cái món dễ uống thuốc cầm...

- Thì bây uống thuốc Tây nóng người, tao mời bây mấy món mát rượi đặng bù qua.

Nhưng mà công nhận ngon thiệt, nghe đâu bánh mì kiểu này là đặc sản An Giang, và cũng nhờ có chút xíu nên ăn đỡ ngán và khỏi bỏ mứa.

- Rồi con với cô Xuân sao?

- "Tình đã tan rồi."

- Vậy đừng có tơ-vương nữa nghen?

- Dạ. 

- Người yêu cũ của tôi giờ là vợ của một ông chủ khách-sạn rất có tiếng bên xứ Đài. Nhân một lần làm hướng dẫn viên bên bển mà tôi với cổ gặp lại nhau, cổ với tôi đều cảm thấy có lỗi với thằng Hạp, nếu như tụi tôi biết cách sắp xếp thì đời nó đâu có lỡ-dỡ cả đường đời lẫn đường Đạo như vầy. 

- Cha có tính đi thăm ảnh không?

- Biết nó có chịu nhìn mặt tôi không? 

- Ảnh không chịu nhìn mặt Cha thì Cha nhìn mặt ảnh là đủ rồi. 

- Ừ... Nếu tôi nhớ không lầm thì nó rất thích mỳ-bò kiểu Đài và mỳ khô dầu-hào. 

Bây giờ là đến tiết-mục đố vui. Một Cha-xứ trong tỉnh đọc câu hỏi mà Longinus Kiến đã bốc-thăm, rằng "John 3:16" nói về điều gì. Câu này rất dễ nên các con Chiên nhỏ tranh nhau giơ tay trả lời; vị Cha-xứ đó bèn lựa đứa nhỏ nhứt để ưu tiên quà cho nó. Dè đâu, nó nhớ lộn thành "John 3:15". Ông đành chỉ sang đứa khác. Joseph Thành đã tặng nó một bịch "Black Forest - Gummy Bears" cỡ-nhỏ làm quà an-ủi. 

Stephen Đoàn đang nằm ngả lưng trên triền cỏ thoai-thoải. Những vết dao chém nát lưng anh hôm nào vẫn hành ngứa và gây đau-nhức khi chạm phải. Nhưng vết thương lòng không rờ phải mà lại còn đau hơn nữa.

Tiếng hát của Xuân Sơn trong bài "Chiều nguyện cầu", không rõ ai sáng tác, như nhuộm buồn cây cỏ quanh vùng:

"... Chiều nay mưa rơi, mưa còn rơi mãi

Chiều mưa thay Tôi khóc tình ngang trái

Cầu xin ơn Chúa cho lòng hãy quên tình sầu

Cho lòng hãy thôi hờn đau

Cho lòng quên nhau..."

oOo

Sẵn trúng vụ sầu riêng, Henrico Thạnh dẫn bà con Giáo dân lên Sài Gòn chơi, sẵn dịp ghé Suối-Tiên chơi luôn. Chàng Cha Phó mướn hai chiếc xe Hyundai - Universe Luxury Express 47 chỗ, và kêu luôn bốn tài-xế để đổi ca mà lái cho chắc cú. Gia đình nhỏ bạn thân thấy còn dư ghế nên cũng đi theo; bà chị dâu kéo luôn gia đình chỉ đi chung cho vui, còn anh Ba cũng rủ thêm nhỏ ghệ. Do đó cả hai chiếc xe đều kín hết chỗ, chứ không phải còn dư như chàng đã dự liệu.

Thằng Nhựt trở lại thành đô với tâm trạng nửa mừng nửa lo. Nó là nhân chứng sống trong vụ án buôn lậu nội tạng do một người bên Bộ Y Tế cầm đầu, thành ra người ta mới bỏ công ra kiếm và trừ khử nó.

Chú - thím Ba phát cho mỗi người một bịch nước mía và một chai nước suối nửa lít. Riêng gia đình của con dâu thì đãi bà con món bánh mì bì - thịt nướng chỉ bỏ ngò-rí và mỡ hành, ai muốn ăn ớt, dưa leo hay đồ-chua thì tự để vô.

Sau khi thả thằng Nhựt và Giáo dân xuống Suối Tiên, hai ông Tía lên chiếc xe "Jeep - Wrangler" màu trắng do Đan-Huynh Didacus Niệm cầm-lái mà về Đan-viện. Vì sợ thằng Nhựt bị bắt cóc nên Henrico Thạnh đã nhờ Thủy Diệu cài giùm chương-trình định vị trong máy điện thoại của nó, tuy vậy anh vẫn không mấy yên tâm và bớt lo.

- Ít có ai lấy tên Thánh như anh lắm đó Thạnh. 

- Thì sao?

Didacus Niệm tính nói, nhưng đành thôi. Dẫu sao anh và người này mới vừa biết nhau, mắc công lỡ lời sanh sự - sự sanh thì phiền phức lắm.

Trên con đường về ấy, trong xe chỉ có tiếng hát Thánh Ca của nhiều ca sĩ, ngoài ra không ai nói với ai câu nào. Henrico Thạnh vẫn giữ nét cười trên môi, nhưng bạn bè của chàng không thể nào giải-mã nổi nụ cười thường trực đó. 

Để tiện cho việc cất xe, nên thay vì vào bằng cổng-chính, Didacus Niệm chọn cổng bên hông.

Sáng nay anh em tổ chức phát-chẩn nên vỉa-hè nhỏ chật-cứng người đứng xếp hàng chờ tới lượt lãnh phần. Mỗi phần gồm có một vỉ hột-gà số-lượng một-tá, một thùng mỳ-gói, một bịch gạo năm ký, một chai dầu-ăn, một chai nước-tương, một chai nước-mắm, một bịch bột-ngọt, một bịch đường, một bịch muối-ăn và muối-rửa, một chai giấm, một chai nước-màu, một hũ tiêu-xay, hai hũ chao-môn, một keo tóp-mỡ nặng nửa-ký và năm hộp cá-mòi, heo xay và pa-tê chay. Trẻ nhỏ còn được cho thêm một lon sữa-đặc, một hộp bột ca-cao, một hộp bột trái-cây và hai hộp ngũ-cốc: Một là hiệu "Kellogg's Froot Loops: Willy Wonka - Milk Berry-licious" và một là hiệu "Lucky Charms: S'mores"; còn người đau-yếu hay thai phụ thì được cho thêm một vỉ trứng-cút số-lượng hai tá, một bịch nho-khô vàng hiệu "Sun-Maid California" và hai bịch "Premium Orchard Deluxe": Một là "Chocolate Almond and Cherry Blend" và "Whole Fruit and Nut Blend".

JB Khải và Henrico Thạnh cũng phụ một tay. 

Mất gần hai tiếng đồng hồ, công việc phát-chẩn mới kết thúc. Một tháng chỉ tổ chức một lần nên người nào người nấy giành nhau từng tấm phiếu, do đó đã từng xảy ra chuyện nhà có của ăn - của để kéo cả họ hàng lại lấy, may nhờ Đan-Phụ Thomas Tường nảy ra cao kiến nên mới dẹp được tình trạng này. Tức là mỗi Đan-sĩ sẽ đi kiếm từng người nghèo mà trao phiếu cho họ, chứ không để cho bên nào ngoài nhà Dòng phát giùm hết; và, vì có vài Đan-sĩ bị chặn đường đánh hội đồng rồi nên bây giờ họ phải đi thành một nhóm.

Henrico Thạnh trổ tài chặt dừa. Còn JB Khải thì phát cho mỗi người một cái bánh-dừa ăn lấy thảo. 

- Thạnh, anh chỉ tôi cách chặt dừa đi.

- Muốn còn đủ bàn không?

- Thì... chỉ thử đi. Biết đâu tôi làm được sao?

- Tao sợ máu lắm. Tao đi cầu nguyện chút đây.

- Để tao đi chung với mày cho vui.

- Tao nữa...

- "Di tản" lẹ thiệt. Chỉ cách chặt dừa mà tưởng đâu chỉ cách cưa bom.

Và rồi không phụ tài tiên-tri của Henrico Thạnh, người Đan-sĩ ấy đã "Máu nhuộm bãi Thượng-Hải". Thomas Tường chỉ còn biết, "Jesus - Ma", rồi cũng hối mấy đứa chạy xe cứng mau chở nó đi nhà thương.

- "Bàn tay năm ngón Em hết kiêu sa..."

- Giờ mà mày còn ca nữa hả? Mau lấy nước giội máu cho tao coi.

- Sao mày không làm?

- Tao sợ...

JB Khải bèn lãnh phần quét dọn. 

Xong xuôi hết thảy, Henrico Thạnh xuống "chỉ đạo" các anh em đồng Dòng nấu bữa trưa. Sau một cuộc bàn luận dài hơi, mọi người sẽ ăn món lẩu cù-lao, gà nướng muối ớt, cá-trứng chiên chấm mắm-me và bánh hỏi - lòng heo; đặc biệt trong mớ rau sống có rau-diệu, rau-thơm, củ-hũ-dừa, mộng-dừa, rau-dừa, lá-cách, lá-lốt, kèo-nèo, ngó-súng, đậu-rồng, ớt-hiểm, chùm-ngây và đọt nhãn-lồng đem từ dưới Kiến Hòa lên.

- Nè, bột bắp, bỏ vô chảo dầu một chút rồi hẵng chiên, như vậy sẽ không sợ bị bắn dầu - mỡ.

- Ai đài thọ bữa này? - Đan-sĩ Bếp-Trưởng vừa hỏi vừa lặt rau.

- Tỳ-Kheo Thanh Liên - Đới Kỳ Thanh. 

Nghe Richard Lãm và Jacob Nhượng miêu tả thì người Tăng sĩ này có vẻ bề ngoài nữ-tính và khá nhỏ-con, giọng nói đặc biệt hay và bảo đảm nghe qua một lần là nhớ liền. Tánh tình rộng rãi, nhưng không dễ dãi và bải buôi, cho nên hay bị hiểu lầm là khinh mạn và thương hại người khác.

- Tiền bạc đâu mà dẫn Giáo dân đi chơi hoài vậy Khải - Thạnh?

- Con thấy họ khổ quá nên đưa họ đi đây đi đó cho thần kinh bớt căng thẳng. 

Thomas Tường biết con trai không muốn trả lời nên cũng thôi hỏi tới. Miễn sao nguồn tiền đó không vướng mắc với ai là được rồi.

Thomas Tường ghé qua Giáo xứ St. Pio thăm hai đứa con khó quản. Ban nãy ông có mời tụi nó qua ăn cơm, nhưng thằng nào cũng từ chối vì có hẹn với Giáo dân. 

Sau "Đường-Sơn đại-địa-chấn", Giáo dân vừa giận vừa thương Cha Phó. Nhưng ít ai đổ lỗi cho cô Xuân, phần đông đều trách Stephen Đoàn quá mềm yếu và xiêu lòng. Song, mọi chuyện chỉ dừng lại nơi đầu môi, chứ không một ai muốn Stephen Đoàn ra đi.

Chơi được đâu sáu ván cờ-vây với Bonifacio Hiền, Thomas Tường thấy Stephen Đoàn chạy chiếc xe "Piaggio - Vespa" màu ghi-xám, tuồng như sắp sửa quẹo vô lưu-xá, nên ông bèn đứng dậy bắc tay làm loa mà gọi giựt lại.

- Thưa Thầy.

- Thạnh - Khải lên chơi, có gì chút tối qua chơi với tụi nó nghen?

- Dạ

Bonifacio Hiền lấy lý do về nhà coi quán để xin phép ra về. Bàn cờ-vây gởi lại nhà bà con của cố Toàn; cậu Tư nằng nặc bắt chú phải xách hai đòn bánh-tét về ăn.

Sau khi Stephen Đoàn dẹp xe xong, hai cha - con rủ nhau ra công-viên sau nhà nguyện mà ngồi nói chuyện chơi. 

Giáo xứ những ngày chớm Thu cây vẫn thắm cành, thậm chí có phần tươi tốt hơn nhờ những cơn mưa chợt đến - chợt đi. Thảng trong không gian là mùi ổi chín và sắc-vàng của bông điệp. Trên thinh không nhạt nắng, những con chuồn-chuồn đang mở một cuộc diễn-hành rầm rộ; những đôi cánh mỏng tinh-xảo ấy như những đường kim - mũi chỉ dệt lên nền trời những thơ mộng xa xuôi. Để tiết kiệm tiền cho bà con xóm Đạo, Ignacio Cường không đồng ý chuyện lót gạch khắp nơi; chỉ những nơi đông người qua lại và buôn bán tấp nập, anh mới cho làm. Thành ra nơi đây đường-đất nhiều hơn vỉa-hè, và cũng ít ngập với mau rút nước hơn những chỗ khác. Thomas Tường tần ngần trước những loài hoa đồng nội đã gắn liền với thời hoa-niên của ông và đám bạn, nay chúng hiện diện trong cuộc đất này với vẻ nguyên sơ đầy hồn hậu; những lần thấy chúng trong những bồn-bông kiểu cách hay bình-cắm mắc tiền, ông tự nhiên có cảm giác khó chịu, bởi lẽ không khác nào một cô thôn-nữ vì thời thế nên phải điểm trang - phục sức như gái thị-thành cả.

- Thầy.

- Sao con?

- Thầy có biết lý do nào mà Đức Cường cho Giáo dân coi bộ phim "The Milky Way" không?

- "Kết án nó". Có lẽ nó cảm nhận được điều chi đó nên mới mời Giáo dân coi phim này...

- Nhưng bà con ở đây coi xong nghệch mặt ra hết chứ có ai hiểu đâu.

- "Kết án nó."

Đôi mắt Stephen Đoàn bừng mở. "Kết án nó". Bằng cách nào? Lấy sắc dục không hại được ảnh thì mượn cớ khác để hại ảnh. 

- Phim này có hai bản dịch tiếng Anh... Thí dụ như bên mới là "Anathema upon him" và bên cũ là "Let him be condemned". 

- Hèn chi...

- Không hiểu sao người ta không chọn bản dịch tiếng Anh cũ mà lại đi làm bản mới. Mà bản mới dịch không hay bằng bản cũ.

Stephen Đoàn nhíu mày.

- Phải dùng "Kết án nó - Let him be condemned" vì trong hai bối cảnh kề nhau thì mỗi bối cảnh chỉ ám-chỉ có một người: Bối cảnh đầu là vị Giáo Hoàng bị nhóm phiến quân kết án tử hình và Bối cảnh sau là người đàn ông chống lại nạn Giáo sĩ trị cũng bị kết án tử hình nốt. Chứ đâu ra mà "Nguyền rủa nó - Anathema upon him". Chỉ dịch sai có một câu mà banh chành luôn ý nghĩa của tình tiết. 

- Cũng như Kinh Thánh vậy. 

- Cho nên kiếm được một người phiên dịch hiểu thấu được ý của tác giả khó như lên trên trời. Đã vậy còn phải cẩn trọng với mỗi bối cảnh nữa.

Stephen Đoàn lắng tai nghe người Đan-Phụ có má lúm đồng-điếu nói tiếp. 

- Và bộ phim này còn có một chi tiết mà Thầy rất thích: Đó là ông quản lý nhà-hàng rất rành Kinh Thánh nhưng chỉ có mỗi việc "Cho kẻ đói ăn" mà ông ta còn làm không được, há có phải ông ta chỉ là kẻ theo Đạo ngoài môi - ngoài miệng hay không?

- Thì ra Thầy cũng đã coi rồi.

- Phải. Coi hồi năm 73.

Không ai đoán được Đức Cường sẽ bị kết án tội danh gì đặng mà lấy đó làm cái cớ đuổi anh ta ra khỏi Dòng. Họ chỉ mong người bạn đồng Dòng đừng nóng nảy quá, mà sa vào bẫy của kẻ thủ ác.

Về phần Đức Cường, anh đang dạy tiếng Anh cho bà con tiểu thương, mấy đứa nhỏ hiếu học và những cô - cậu học trò. Anh viết chữ không đẹp, nhưng rất rõ ràng và dễ nhìn, ai mắt yếu cũng nắm được mặt chữ là gì.

- Tụ tập gì ở đây đó?

- Dạy học. 

Hai tên quản lý trật tự đô thị nấn ná không chịu đi.

"Rầm."

Đức Cường dộng thiệt mạnh cái ghế xuống nền nhà.

"Rầm."

Rồi đến cái thứ hai.

- Mời!

Hai tên đó vẫn chưa kịp hoàn hồn.

- Tao nói "Mời", hai đứa bây chịu ngồi xuống chưa?

- Dạ ngồi liền!

Cặp mắt của Đức Cường lúc bấy giờ trông chẳng khác nào con cọp đang đi săn. Ai nấy ngồi lặng thinh, không dám hó hé một tiếng. 

- Học tới đâu rồi?

Người nào người nấy huých vai nhau mà đùn đẩy việc trả lời.

- Tôi hỏi, "Học tới đâu rồi?"

- Dạ, trang 71 đó Cha. - Đứa bé trai quýnh quáng đứng bật dậy.

- Cảm ơn. 

Thấy tình hình không xong, một trong hai tên quản lý lén nhắn tin cầu cứu.

"Vút..."

Lần lượt ba viên phấn nhắm thẳng vào trán của tên đó. Nghe tiếng "Cốc" vang lên mà ai nấy đều sởn gai óc.

- Cầu cứu hả? Tao làm cái gì mà mày báo đồng đội tới đây hả?

Tên quản lý ấy vừa dụi trán vừa mếu máo trách:

- Cha gì mà xưng hô Mày - Tao...

Ignacio Cường cười lạnh:

- Tao chỉ hiền với con Người, chứ không có hiền với loài Quỷ - Ma - Yêu - Nghiệt như tụi mày. Tao mà hiền thì tụi mày đã cướp sạch đất của Giáo xứ tao rồi. 

 Tao biết tụi bây đến đây kiếm chuyện đặng khiến cho tao quậy để tao bị đuổi khỏi Dòng. Tao cũng biết tụi bây dư sức biết những người này không dám làm chứng giúp tao... Ủa mà tao cần hả? Cứ việc phao tin nhảm về tao đi. Tao thách tụi bây đó. 

- Đứa nào ngon đụng tới em trai tao thử coi? Tao chặt đầu thằng đó liền.

Đức Dũng dẫn đám huynh đệ qua dằn mặt. Người nào người nấy đều đi tay không, để tỏ rõ thành ý đến đây chỉ với mục đích hăm dọa chứ không phải là đả thương ai. 

- Đưa điện thoại đây!

Hai tên đó riu ríu đưa điện thoại.

- Ghi âm hả mày? Ghi hình hả mày? - Đức Dũng cầm cục đá mà đập xuống hai cái điện thoại cho đến khi nó chỉ còn là hai cái xác không hồn. 

Học viên trong lớp tái mét mặt theo từng cú đập của anh Hai ông thầy. 

- Tao cho tụi bây tiền mua điện thoại khác. 

Nói xong, Đức Dũng hất cằm mà lịnh cho thằng nghĩa đệ đưa cho mỗi tên hai cọc tiền dày cộm. 

- Nhiêu đây đủ chưa?

- Dạ, đủ rồi.

- Dạ, còn dư nhiều lắm anh Hai Dũng. 

- Mày biết tao? Á... Té ra mày không phải là quản lý đô thị. Thằng nào cho mày mặc bộ đồ này để đến đây hại em trai tao? Nói!

Mạo Danh số Một ấp úng nói:

- Dạ... dạ... em nói hổng được anh Hai ơi. Em mà nói ra nó xử gia đình em chết.

- Đúng rồi đó anh Hai.

- Tụi bây thiếu nợ thằng đó bao nhiêu?

- Dạ, vợ em bị sanh khó nên đã mượn gấp...

- Em nghèo.

- Hai đứa bây mà còn tới đây quậy quạng nữa, là cục đá này sẽ đập nát đầu từng đứa...

Vừa dứt tiếng, Hai Dũng liền dộng cục đá xuống mặt bàn, khiến cái bàn gãy làm hai và văng miểng khắp nơi.

- Biến!

- Mày tính diễn tuồng "Chiều lạnh Tuyết-Băng sơn" hả con? Giờ còn muốn làm "Nhạn về biên-ải" để truyền tin hả?

Không biết bằng cách nào mà một nghĩa huynh của Hai Dũng phát hiện một trong hai thằng đã lấy cái điện thoại khác mà báo cho tên cầm đầu hay. Anh xán cho tên đó ba bạt tai đến tóe máu mũi, rồi cướp lấy điện thoại mà quăng xuống đất, đoạn lấy hết sức bình sinh mà giẫm nát nó.

- Cái mạng của tụi bây sẽ y chang cái điện thoại này, nếu còn dám đụng tới Ba Cường. Nhớ, nhớ cho thiệt là kỹ đó.

Ignacio Cường đứng trên bục giảng mà gập người tạ lỗi với mọi người. Sau đó anh thông báo giải tán lớp học.

- Đi, Hai dẫn Ba đi ăn món mà Ba thích nhứt.

Chiếc xe mà Hai Dũng mướn cho đám đàm em hiệu "Hyundai - Universe Premium" 47 chỗ; về phần mình và các chiến hữu chí cốt, anh chọn hiệu "Chevrolet - Express Passenger Van" 12 chỗ. Anh ngồi ở băng nhì với em trai, và cách nhau một cái ghế cho đỡ ngợp.

- Mấy bây về trước đi, lát tao với thằng Ba đi xe khác dìa.

Hai Dũng dẫn em trai đi vô khu phố-lầu của người Hoa. Ở đây có một người tự nhận là bà con của Huỳnh Thủy Lê, không biết thực - hư ra răng, chỉ biết bán đồ ăn nới và ngon lắm. Đặc biệt, hễ ai chứng minh được mình là họ Huỳnh đều được giảm giá và cho thêm rất nhiều. Lát nữa hai chàng họ Huỳnh sẽ đến đó mà ăn bữa lỡ.

- Đâu, anh thử đoán coi thằng em của anh muốn ăn món gì?

- Mỳ xào với mực, hột điều, rau cải, giá và hẹ. Hết thảy xào chung với dầu hào. Đúng không?

Đức Cường bật cười.

- Ăn thêm chén canh sườn nấu trà cho thông cổ, mậy.

Đức Cường trao cho anh Hai đôi-đũa đã được sát-khuẩn bằng cách chà-chanh.

 - Mày coi giùm tao cái này đi.

- Thời buổi nào rồi mà anh không biết mở điện-thư?

Đức Dũng gãi đầu cười trừ:

- Tao đâu có biết xài "I-meo", "I-méo" gì. Mày mở ra coi trong đó nó nhắn gì đi?

- Tụi nó đòi thằng Nhựt... Ủa? Sơ Hà, Sơ Hường?

Agnes Hà và Clara Hường lúng túng đứng ở ngoài ngó vô kiếm. Chừng thấy đúng là Cha Cọp mới yên tâm bước vào tiệm cơm người Hoa, vừa đi vừa nhìn nhau cười tủm tỉm.

Ignacio Cường hỏi hai cô Sơ đi đâu, hai nàng đáp rằng bữa nay được lãnh lương nên đang đi kiếm chỗ nào ngồi ăn. Vậy là chàng Cha Cọp bèn mời hai nàng vô bàn ngồi ăn chung.

Agnes Hà ngượng nghịu hỏi lại:

- Mời ăn thiệt hí? Tụi tôi nghèo lắm, đừng có giỡn kiểu nớ à...

Hai Dũng cười khúc khích:

- Sơ đây là "Tôn-Nữ còn buồn" của Trầm Tử Thiêng hí?

Agnes Hà nói nho-nhỏ:

- Nỏ dám mô. Con của "Phó thường dân" thôi eng.

Clara Hường đã ngồi vào bàn. Nàng kéo tay nhỏ bạn Thần Kinh để ra hiệu cho nó ngồi xuống. Con nhỏ "Huế thương" vừa lấy giấy lau sơ mặt ghế vừa giới thiệu:

- Con ni với tôi như thử chị em ruột vậy. Nớ-ni lận.

Hai Dũng cười tươi hỏi:

- "Nớ-ni" là mần răng?

Clara Hường trả lời giùm:

- Ý của nó là lâu lắc lắm rồi.

Dẫu biết Cha Cọp trúng hai tờ độc đắc, song hai nàng không đả động gì chuyện này; mắc công ổng nghĩ hai nàng thấy giàu rồi kiếm cớ xin tiền.

- Hai Sơ ăn gì cứ kêu, tụi tôi mời. - Y-Nhã Cường vừa nói vừa phát cho mỗi nàng một cuốn thực đơn.

- Nhớ nhe? Tụi tôi hổng chịu ở lại rửa chén cấn nợ đâu đó. - Clara Hường cười biểu.

- Rửa nồi chịu hôn? - Hai Dũng bẹo.

Đức Cường xây qua trách anh Hai và nói đừng có chòng ghẹo người ta nữa. Đây là tu nữ chứ không phải mấy cô gái giang hồ mà anh Hai đã từng gặp đâu. 

Agnes Hà và Clara Hường dòm nhau mà mủm mỉm cười. Ai mà cũng đứng đắn như Cha Cọp thì đâu có sợ bị "tình ngay lý gian".

- Rồi, tao nghe lời mày. Hai Sơ đây ăn gì? Tôi khao.

Agnes Hà nói trước:

- Tôi ăn mỳ xá-xíu, hoành-thánh và...

Ignacio Cường gõ ngón trỏ xuống mặt bàn:

- Ăn chi cứ kêu đại đi Sơ. Mình khỏe trong người thì mới ăn nhiều, có gì lạ đâu mà mắc cỡ.

Agnes Hà e thẹn bổ sung:

- Thêm một cái đùi gà, một tô xí-quách, một cặp bánh-quẩy khôn đường và một dĩa há-cảo tôm. 

Clara Hường nói rằng mình cũng ăn y hệt con bạn.

Vì đây là quán ruột nên Hai Dũng biết món nào ngon - món nào không hạp khẩu vị người Việt, thành ra hai nàng Sơ ăn thử món bánh xếp nhưn sò điệp và cải bó-xôi của Triều Châu và súp cá viên kiểu Phước Kiến. Hai nàng chịu liền.

Nhân viên của tiệm hỏi hai Sơ uống gì. Agnes Hà chọn "Sunkist - Berry Lemonade", còn Clara Hường chọn "Mountain Dew - Baja Caribbean Slash".

Đức Cường dặn nhân viên biểu đầu bếp chặt cho mỗi nàng một cái đùi gà góc tư và mua thêm hai chén tóp mỡ giòn rụm.

- Mỗi tháng tôi sẽ trích tiền lời mà đưa cho ký nhi viện của mấy Sơ. Tôi còn nhiều chỗ phải lo lắm, nên không thể trao hơn được đâu.

- Dạ, đỡ được chút nào hay chút đó, Cha. - Clara Hường mừng đến nỗi cười híp mắt.

- Bộ ở trỏng hổng được cho ăn hay sao mà ra ăn hàng dữ vậy hai Sơ? - Hai Dũng hỏi thiệt lòng chứ không phải đang giỡn trửng.

- Tiền ít quá nên ăn cũng ít luôn. - "Tôn-Nữ còn buồn" trả lời.

- Vậy khoái món nào cứ kêu thêm đi. Ăn nhiều mới có sức lo cho chúng sanh trong thiên hạ.

Clara Hường nhắc thiệt:

- Ăn lát thủng túi - rách bóp, ráng chịu hen?

- Vợ tôi còn ăn dữ hơn hai Sơ. Làm dâu nhà nông mà, ăn ít-ít sức đâu mà cày sâu cuốc bẫm nổi.

Tuy vậy hai nàng không kêu thêm món gì. Nhiêu đây tốn bộn tiền rồi. Thời buổi này ky-cõm được đồng nào thì mừng đồng nấy vậy.

Mưa nữa rồi. Vỉa-hè lại thêm xác của những bông-dầu. Những người bán vé-số đứng nép dưới những mái hiên nhà treo bảng "Cho thuê" đã bám đầy bụi mà không thấy ai tới mướn. 

Y-Nhã Cường cầm lòng không đặng nên ngoắc họ qua ăn cơm. 

Trả tiền cho họ xong xuôi, hai anh em họ Huỳnh và hai nàng Sơ mới ra về.

Hai nàng Sơ về bằng cổng-sau, vì cổng-trước nước đã ngập quá lộ, cổng-sau là đường đất và có con-rạch nên không bị ngập. Người tài-xế chỉ biết kêu Trời, trước thì hư xe - sau thì dơ xe, lựa chọn nào cũng lỗ sặc-máu hết. Chiếc xe "Toyota - 4Runner" màu đêm-đen bảy chỗ của chàng ta mang theo sự đau khổ của chủ nhân mà tiến vào con đường lầy lội và nhiều ổ gà.

Chiếc xe ngừng trước hàng rào. 

Hai nàng e lệ cúi đầu cảm ơn, rồi vội vã bung-dù sau khi đã bước ra. 

Maria Hòa vừa thấy mặt đã trách:

- Mèn đét cui, có ai bỏ đói hai bây đâu mà ăn nhiều dữ rứa?

Hai nàng che miệng cười sặc sụa.

- Tao nói sao hai đứa bây cười cái rần?

- Mạ lai cả Nam và Trung rồi.

Tới giờ Maria Hòa mới nhận ra vế đầu ở Cửu Long Giang, vế sau đã chạy ra tuốt Hương Giang rồi.

- Ở với hai con tinh như bây mần răng mà tau không bị liệu cho được. 

- Trong nớ đang coi phim chi vậy Mạ?

 - "Where Angels go... Trouble follows", phỏng dịch "Thiên Thần đi tới đâu, Rắc rối kéo đến đó"

- Ô, phim ni là dành cho bầy choa nà. 

oOo

- Nhựt.

- Dạ?

- Bây khai thiệt cho tía bây nghe đi. Gia cảnh bây sao?

- Thì đó, con bán vé số nuôi ngoại con. Ngoại con mất nên con bị người ta bắt đi bán vé số theo kiểu nô lệ thời Trung Cổ.

- Má bây là ai?

- Má con bị si-đa chết rồi. 

- Còn ba bây?

- Hổng biết.

- Nếu ba bây...

- Thôi, hổng có chuyện đó đâu Tía. Ổng giàu thì vợ con ổng hưởng, con là con lặc - con lìa ổng đã không nhận từ nhỏ thì giờ làm gì có chuyện ổng rước dìa lo. 

- Ngoại bây nói phải hôn?

- Dạ. Mà đi xe gắn-máy hả Tía?

- Chân bây ngắn ngủn, ngắn còn hơn con Tư lùn, đi xe gắn máy cho dễ xảy ra tai nạn hả?

- Bữa nay Tía dẫn con đi ăn bò bảy món hả Tía?

- Ừa. Độ rày mặt mày bây xanh còn hơn tàu lá chuối; tao nghĩ bây bị thiếu máu nên dẫn ra đây tẩm bổ.

Anh Tư Vinh đã có mối mang nhiều nên đã đổi chiếc xe khác đặng kiếm được nhiều hơn. Anh mua chiếc xe "Chevrolet - Express" mười-hai chỗ màu trắng-tinh; nếu có dư dả hơn, anh đã mua loại "Chevy" mười-lăm chỗ. Những khi chở khách ít, anh sẽ gập bớt mấy băng để không gian bên trong đỡ trống trải. Hai chàng Cha-xứ có gởi cho con trai của anh mấy lốc sữa chua và ba má hai bên vài bịch "Premium Orchard Deluxe" kèm "Sun-Maid California" và "Russell Chocolate".

- Cho ba - má hai bên đi chung luôn nghen hai anh?

Henrico Thạnh cười hỏi:

- Đi đâu?

- Đi ăn bò nướng và lẩu ở cái quán đang giảm giá...

- Vậy thì được rồi. Tụi tui cũng đang tính tới đó ăn đây.

Vợ của anh Tư Vinh e thẹn chào hỏi, rồi xây qua bắt thằng con gần năm tuổi khoanh tay thưa hai người. Nó biết hai chú này hay cho mình đồ ngọt nên ngoan ngoãn làm liền. 

Thằng Nhựt được mời lên ghế-phụ ngồi. Nó khoái chí nhảy lên liền, làm anh Tư Vinh đau ruột gần chết.

Hai bà-sui xuống băng chót ngồi với vợ - con anh Tư Vinh. Băng kế là hai ông thông-gia. Và băng còn lại là của hai chàng Trương - Nguyễn.

- Ê, Tư, bây bật nhạc cho tao với anh sui nghe thử coi hay hôn?

- Hai tía muốn nghe bài gì nè?

- Tui nhường anh đó anh sui.

Ba vợ của anh Tư Vinh cũng không khách sáo. Ông bèn yêu cầu bài "Những chuyến xe trong cuộc đời" của nhạc sĩ Hoài Linh do Giáng Thu ca.

- Con không có sẵn bài này tía ơi.

- Vậy thôi bây bật bài gì cũng được hết.

Sau một hồi soạn băng, anh Tư Vinh chọn được một bản hạp gu hai ông già tía. Ca khúc ấy tên là "Tình nào trong mắt Em" do Chế Linh trình bày, đây là một sáng tác của nhạc sĩ Ngân Giang.

- Quá xá đã bây ơi! Âm thanh nghe rõ mồn một mà không bị chói tai nhức đầu. - Ba của anh Tư tặc lưỡi khen hết lời.

- Rồi, hài lòng rồi phải không? Nghe hết bản này con tắt nhạc rồi mình lên đường...

Thằng Nhựt len lén thở cái phào. Hai ông Tía của nó ghiền chớ nó đâu có nghe nổi dòng nhạc này. Mỗi bận mà nó mở nhạc nó thích là ông Tía Henry lại rầy, "Bây nghe ba cái nhạc này riết không còn miếng IQ nào."

Dù đang có chương trình giảm giá nhưng quán này vẫn không được kín bàn. Người bảo-vệ đon đả hướng dẫn đậu xe vào bãi, rồi niềm nở dẫn nguyên đoàn vô trong. Nhóm Công Giáo ăn riêng và nhóm bên Lương ăn riêng, do đó người bảo vệ nhờ nhân viên dẫn một nhóm kiếm bàn giùm mình.

Hai chàng Linh mục và đứa con của họ được nhân viên mời ngồi ở cái bàn đặt dọc theo hành lang và nằm kế bên cái hồ tiểu-cảnh. Ba người vừa an tọa, nhân viên đã mở sổ tay để ghi món.

Vừa giở thực-đơn ra coi, Henrico Thạnh vừa nói mà như đang pha-lửng:

- Nếu ba bây là triệu phú...

Thằng Nhựt trề môi:

- Thôi Tía để con làm "Triệu phú khu ổ chuột" cho dễ sống. Trời ơi, con riêng - con rớt của ổng cả nùi, nội đề phòng tụi nó thôi cũng "đai" sớm rồi. 

Henrico Thạnh chống cằm mà cười hỏi:

- Bây coi bao nhiêu tuồng cải lương rồi?

- Nhiều lắm Tía. Có điều con hổng biết ca mà thôi.

JB Khải hỏi hai tía - con ăn chi thì anh kêu luôn một lượt.

- Thì đó, một phần bò nướng ngói kiểu Một, một phần kiểu Hai và hai phần bò-nầm - mỗi phần lấy một loại sốt.

- Ủa sao chia gì kỳ vậy Tía?

- Bây ăn chung với hai đứa Tía bây. Bốn phần này chia hai người rưỡi là quá vừa bụng rồi.

- Thôi, cho nó ăn theo ý nó đi Thạnh.

Vậy là thằng Nhựt gọi thêm một dĩa cánh gà đã ướp nhưng chưa chế-biến và một dĩa bò lá-lốt.

- Hai Tía bồi bổ con mà hổng cho con ăn theo ý con gì hết trơn.

- Ai trả tiền con?

- Ai dẫn đi thì người đó trả hà.

- Giờ tui đổi ý được hôn?

- Hông. "Quân tử nhứt ngôn, tứ mã nan truy".

- Câu đó tồn tại ở thời còn nhiều quân tử thiệt, thời này phải là "Quân tử nhứt ngôn là quân tử dại, quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn", nghen con nghen?

- Thôi, ghẹo nó hoài Thạnh.

Người nhân viên ngó Henrico Thạnh mà cười tủm tỉm. Người gì đâu vừa đẹp trai vừa nói chuyện dễ cưng hết sức, ai như thằng quỷ cô hồn ở nhà, cái mặt suốt ngày chù-ù chục-ục như bị mất sổ gạo.

- Rồi, hai anh với em đây uống chi nè?

- Chị lấy cho em lon "7 Up - Tropical" với một cái tẩy đi chị.

- He, he, uống nước ngọt nữa he?

- Uống nước mía riết con muốn bị tiểu đường luôn.

- Cho nó uống đi Thạnh... - JB Khải vỗ đầu thằng con trai. - Ở đây có "Red Bull - Pear Cinnamon" không?

- Có anh.

- Tôi uống cái đó.

- Cho tui "Mirinda - Fruity".

Người nhân viên vừa đi khỏi, Henrico Thạnh đã quay lại chủ đề ban nãy:

- Ba ruột bây giàu lắm. Ở xứ này mà cất căn nhà cả chục triệu Mỹ kim. Xe sang có tới mười mấy chiếc.

- Chời, chời, con mà dìa đó sống mỗi ngày kiếm chước giựt gia tài chắc mệt xỉu.

- Tém nước miếng vô con.

- Con thèm ăn cánh gà nướng mấy bữa nay rồi Tía.

- Chớ hổng phải thèm gia tài hả?

- Thèm chi? Thèm dễ chết sớm lắm.

- Trời ơi, mày là con quỷ hay con người vậy Nhựt? Nói chuyện nghe già-khằn hà. 

- Con là con của hai Tía.

- Bây nói hai Tía người ta tưởng tao với thằng này là một cặp đó.

- Ói à. - JB Khải trề môi cả thước. Rồi cũng phụ thằng Nhựt mà quạt lấy quạt để.

Nhân viên đã dọn bếp nướng và nồi lẩu lên, chỉ còn thiếu nguyên liệu đã tẩm ướp mà thôi.

- Hai đứa bây quạt cho cố vô hồi toàn cục than không, hết ăn.

- Cái mỏ của mày đó Thạnh...

Đây là lần đầu tiên mà JB Khải không ăn nói khách sáo và giữ kẻ. Anh ngớ người dòm thằng bạn đồng quản xứ, nó đang cười tủm tỉm với anh, cái kiểu cười "Đồ quỷ sứ, ghét dễ sợ..." làm anh cũng cười lây theo.

- Nói chuyện "Mày - Tao" cho dễ sống, xưng hô kiểu kia tao mệt đầu lắm mày ơi.

- Ờ... Tao biết rồi mày.

- Hai Tía đừng có chơi ác-đạn để lảng vụ trả tiền nghen?

- Biết rồi bây ơi. Ăn đi. Sợ hoài. 

- Để tôi vạt bớt mấy miếng khét rồi hẵng ăn.

- Ngon mà Tía.

- Ung thư không. 

Hai ông Tía và đứa con trai về Giáo xứ lúc tám giờ tối. Xóm nhỏ đìu hiu trong cảnh tranh sáng tranh tối; điện đóm ít ai xài vì giá điện tăng cao quá mà lương hằng tháng thì không được bao nhiêu.

- Nè, bò hầm thập cẩm sốt đặc biệt, chị mới sanh con ăn cái này mau lại sức lắm.

Người Giáo dân mang tiếng Việt kiều xứ Cao-Miên rối rít cảm ơn Phước Thạnh và Tấn Khải.

Những gia đình khác ngó qua bằng ánh mắt buồn-buồn.

- Nè, ai cũng có phần hết, nhưng phải phát trước cho người đau yếu, già cả và trẻ nhỏ.

Chia phần cho bầy Chiên xong xuôi, hai ông Tía tới nhà cô Tư Lành để mua ít đá-cây. Đá-cây này không phải để uống, mà là để dành cho những trường hợp đáng tiếc như đứt lìa tay - chân trong lúc lao động. Đã có rất nhiều vụ người ta bị mất một phần cơ-thể vì không có thứ này sẵn và thùng-xốp sạch đặng mà cất giữ.

- Con Lành nó qua nhà con Hương coi phim gì rồi. Sẵn đường, hai đứa biểu nó dìa nhà giùm thím. Còn không thì ở bển luôn, chớ đừng có về nhà nửa đêm khuya lơ khuya lắc. Lóng rày trộm - cướp dữ lắm.

Đến nhà chú - thím Năm, thấy sân trước còn sáng đèn, hai người bèn tắp vô coi thử.

Cô Tư Lành và cô Út Hương đang coi "Saroj ka Krishta", một bộ phim hài dễ thương đến từ Ấn Độ. Vừa xem phim vừa gọt cóc ăn.

- Má mày nhắn mày về đó Lành. Còn không thì ở luôn bên đây, sáng mơi hẵng dìa.

- Rồi, tao biết rồi, cảm ơn mày nhe Thạnh... Mà mua gì chỗ tao đó?

- Đá-cây... Thôi, tao về nghen, kẻo trễ giờ Kinh Tối.

- Ờ, đi đi mậy.

Chiếc xe của thằng bạn vừa đi khuất dạng, Quế Trân xây qua hỏi Kiều Xuân:

- Cái vòng đó sao bồ đeo hoài vậy? 

Kiều Xuân cúi mặt nói nhỏ.

- Nếu mua bằng tiền thì tôi đâu có quý, cái này mua bằng máu...

Tự nhiên Kiều Xuân nhớ tới ca khúc "Nếu Em đã biết" mà cô đã nghe qua giọng ca của Julie Quang, hình như người sáng tác là nhạc sĩ Tâm Anh, nên bỗng dưng thấy nghẹn cổ. Nếu Em đã biết rằng tình này chỉ là mộng phù du thì sao Em lại cứ nhung nhớ hoài?

oOo

- Bữa nay lại nhà Bích Trâm nữa hả?

- Dạ.

- Học buổi sáng hay buổi tối?

- Buổi tối tiếp. - Quỳnh Như vừa nói vừa kẹp lại mớ tóc mái bằng cây kẹp-nhựa màu xanh lá-chuối có hình Oval thuôn-dài.

- Có cần tôi hùn vốn không?

- Cho ăn gì mừng nấy hà chú. Tụi con hổng có kén. 

- Ăn ký được hôn?

- Hông.

- Mấy cô ăn toàn đồ dầu mỡ, bột ngọt với đường hóa học riết thì làm sao mà cao cho nổi.

- Không bổ bề dọc cũng nở bề ngang hà chú.

- Ờ. Lúc đó chừng có đổ thừa tôi.

- Cái chị bạn chú ca hay ghê. 

- Nó cũng ít khi nào đi ca phòng trà, thường là đi hát đám - tiệc nhiều hơn.

- Tại chị hổng muốn bị kiểm duyệt phải hôn chú?

- Ờ, nó khoái bài nào là lên ca bài đó, tánh nó từ xưa đến nay là vậy. 

- Chú nghĩ sao về những ca sĩ còn trẻ mà ưa hát nốt cao?

- Không nên đâu. Rất dễ tổn hại dây thanh quản và mau hư giọng sớm. 

Quỳnh Như cong môi nghiền ngẫm.

- Ý là Thái Thanh hồi trẻ cũng có thay đổi bài cao - bài thấp - bài vừa-vừa, vậy mà tới năm bà hơi lớn tuổi một chút thì giọng đã hơi rè và có khi còn bị chói tai khi lên nốt cao nữa.

Nói đâu xa, Trizzie Phương Trinh và Phương Thanh nè.

- Nhưng thời nay người ta khoái mấy màn thể hiện lên nốt cao của ca sĩ hà chú.

- Đối với tôi, đó là khoái bị tra tấn chứ hổng phải yêu âm nhạc chi sất. Duy Khánh có nhiều bài lên cao đụng trời, tôi đâu dám bật thường xuyên đâu; Trời ơi, quán thì bít bùng, loa lại phóng-đại âm thanh, chẳng khác nào muốn chọc thủng màng nhĩ của mọi người hết.

Trước lúc rời quán, Thừa Tân mở bản nhạc "Mùa Thu đỉnh cao" của nhạc sĩ Đoàn Thái Trung do Thanh Lan ca để phục vụ quý khách trong quán. Nhân viên đã học được cách sử dụng các loại dĩa than và băng cối nên không cần anh phải đứng ra làm nữa.

Xóm Đạo xế trưa nằm im trong cái nắng mùa Thu dìu dịu. Nhờ tai tiếng của hai ông Cha mà tình hình bán buôn trong xứ phất lên như diều gặp gió, ai cũng muốn được "diện kiến" dung nhan của hai vị Linh mục hiếm có khó tìm này. 

Thể theo ý của Quỳnh Như, Thừa Tân tới nhà Bích Trâm trước.

Anh Hai của nhỏ Trâm đang nằm vắt vẻo trên một góc cây cóc đại-thụ, chừng nghe tiếng xe hơi đậu lại trước cửa nhà thì phóng xuống mà chạy ra đón.

Ba của Bích Trâm đáp rằng con gái ông đã đi học Giáo-Lý rồi.

- Con trai chú rất có khiếu lái xe...

- Tôi biết mà cậu. Nhưng đường sá xứ này sắp đặt dở quá, rủi ro đụng người ta thì có nước nguyên nhà dọn ra gầm cầu sống. Với lại, nó có thương tật - vợ chồng tôi nuôi suốt đời nổi, nhưng rớ trúng con cháu người ta...

- Anh Tân... Cho em đi chung xe cái nghe?

- Ừ, mày muốn đi đâu thì đi-đi... 

Thừa Tân bèn lái ra bãi đất trống để anh Hai nhỏ Trâm tập lái xe. 

- Em muốn làm vận động viên đua xe chuyên nghiệp. Hồi trước em hâm mộ chú Phàn Thụy Long lắm, lần nào cũng ráng ngồi coi cho hết mấy pha trình diễn xe hai bánh nhào lộn trên không trung hay phóng xe bốn bánh bay qua bờ bến kia.

- Cái ông đó nghe đâu cũng phải đi mổ mấy lần vì xảy ra tai nạn trong lúc luyện tập.

- Em chịu được mà. Chỉ tội ba má thôi. Với con yêu nghiệt kia nữa.

Phàn Thụy Long luôn mặc áo gió đề số "07" trước ngực và vẽ con nhân sư ở phía sau. Con "chiến mã" mà anh ta yêu thích là "Ducati - V4 Streetfighter" dán decal vân rắn-hổ-hành, cứ hễ có dịp là anh ta lại đem nó ra khoe và biểu diễn.

- Em muốn trở thành diễn viên như chú Long. Dầu kết cục của em là bán thân bất toại hay chết bất đắc kỳ tử cũng được.

- Nói bậy đi.

- Em không muốn vô Đại Học. Ước mơ của em...

- Vậy thì ráng qua Mỹ đi. Ở bên đó có thể cậu sẽ tìm được cơ hội theo đuổi ước mơ.

- Được, em sẽ ráng học. Bên đó dầu sao cũng có trường đua dạy lái xe chuyên nghiệp.

Tập-dượt đâu khoảng nửa tiếng hơn, nhóm bạn của Quỳnh Như mới đủ mặt. Nó hớn hở thông báo:

- Đủ "Thập Bát La-Hán" rồi chú.

Bích Trâm hỏi:

- Đi ăn mỳ cay nghen chú?

- Mặt-mày mụn không mà còn ăn ba cái đó.

- Kệ tao, mày.

- Để tôi đi mướn xe cái. 

- Chời, chời, đừng có trốn luôn nghen chú? - Nguyệt Thủy phụng phịu.

- Ừ. Sẽ.

Về lại quán nhỏ, sau khi cắt đặt xong xuôi hết thảy, Thừa Tân phóng chiếc xe "Kawasaki - Ninja Zx10R" dán decal vân rắn-hổ-mang tới nhà xe của thằng bạn cắt máu ăn thề để mướn một chiếc xe bốn-bánh cỡ lớn.

Nhà xe của thằng bạn tuốt bên Quận Bảy, nằm trên một con đường ít hàng quán ăn uống và thưa người qua lại, nhằm tránh xe ra - vô bãi gây ra tai nạn. Xung quanh nhà xe là một đại-lý xe-hơi, một chỗ sửa, rửa và bảo trì các loại xe bốn-bánh, một cây xăng kèm theo một lữ-quán nhỏ và một tiệm bán các loại phụ-tùng, hóa chất và bánh-xe. Cuối con đường là một khu chợ cóc tự phát, người mua phần lớn là công-nhân và bà con lao-động nghèo nên không đòi hỏi phẩm chất của món hàng quá nhiều, miễn rẻ và còn hạn là chịu bỏ tiền; ở đây vẫn còn chuyện mua thiếu và ghi sổ nên phần nào cũng đỡ đần được mâm cơm của người khác.

- Ở đây có cái xe nào đủ cho hai mươi lăm người ngồi không?

- Có. Đi xa hôn?

- Trong nội thành.

- Gì? Quen thân hôn mà bày đặt mướn cái xe bự chảng vầy cho tốn kém, mậy?

- Tao chở mấy con nhỏ đi ăn mừng ngày tựu trường thôi.

Tư Chánh hí hửng hỏi:

- Nhiêu tuổi?

- Mới lên lớp Chín hà.

- Ê, cẩn thận nghen mày, tụi nó gài mày một phát là ở tù oan mạng tập Hai đó.

- Biết. Nên có chở đi đâu cũng ban ngày ban mặt thôi... Rồi, xe đâu? 

- Trong bãi kia kìa... 

- Chờ tao chút xíu, tụi nó gọi tao...

- Chú ơi, chú đừng có biểu diễn "Ẩn thân chi thuật" nghen?

- Biết rồi.

- Chú ơi, chú có trốn hôn chú? Để biết đường tụi con đi truyền nước biển...

- Đang lựa xe...

- Chọn đại đi chú.

- Vậy có gì bể bánh thì mấy đứa xuống đẩy nhe? Tôi già rồi, không có làm đâu.

- Ủa mà chú có bằng-lái xe bốn bánh cỡ lớn và nhiều chỗ hả chú?

- Nhớ bỏ thêm muối vô cơm - canh nghen con.

- Ý ổng nói mày ngu á, ổng hổng có bằng sao ổng dám lái.

Sau một hồi chọn lựa và kiểm tra bốn cái bánh xe cùng kết đựng nước giải nhiệt, cũng như coi xe có bị nhễu nhớt quá nhiều không, Thừa Tân mới lấy một chiếc xe hiệu "Hyundai - County" 25 chỗ ngồi màu xanh da trời.

- Mày thương tình bố-thí cho tao đầy bình nghen? - Ông chủ chắp tay mà nói.

- Ủa anh là ai? Tôi đâu có quen biết anh đâu mà xin với chả xỏ.

- Đ* má, hễ tốn tiền là mày bị mất trí nhớ hà. Đi. "Em không đòi ăn kem, Em không đòi ăn bánh, Em chỉ đòi bình xăng đầy nhóc khi Anh trở về."

- Thôi mày đừng có ca nữa. Rồi tao hứa, được chưa?

- Ờ, vậy đi. Tao bớt ba chục phần trăm cho. 

Rồi vừa viết biên lai mướn xe, thằng bạn của anh vừa càm ràm:

- Dẫn gái đi ăn thì phủ phê, bạn nó...

- Mày nín. Mày biết xăng bữa nay bao nhiêu một lít rồi không?

- Ê, xe tao đổ dầu nghe thằng ngu. Mày đổ xăng là mày đền nguyên chiếc cho tao à.

- Vậy ghi giùm tao chữ "Đổ dầu" bự hơn cái mặt của mày đi. Viết cho rõ-rõ vô.

- Nãy quên nói cho mày biết, xém chút nữa là đi bán lúa giống rồi.

- Ra coi giùm tao xe này đổ xăng hay đổ dầu?

- Mày dòm mặt tao nè, thấy cái gì hôn?

- ... Dầu.

- Ừ, đó là câu trả lời chính xác, xin chúc mừng bạn.

- Ăn ở dơ dáy vậy mà cũng có vợ được, hay thiệt.

- Chứ ai như mày, kỹ riết hổng ai dám dìa ở chung hết.

Vừa ngó theo tay thằng bạn lãng tử, Tư Chánh vừa làu-bàu dặn:

- Cứ hễ mày quên, mày cứ mường tượng ra cái mặt tao, là mày sẽ biết đáp án liền.

Tuy vậy, thằng bạn của anh vẫn lấy viết lông ghi trên nắp bình xăng một chữ "Dầu". 

- Yên Hồng, cô đi chơi không?

- Dạ đi. Chú đợi con tắm rửa cái nghen?

- Ờ. Với mức độ kẹt xe như vầy thì cô có tắm ba tiếng cũng được.

- Nửa tiếng hà chú.

- Ba tiếng rưỡi hả?

Yên Hồng cười ngất, rồi tắt máy cái rụp để soạn đồ đi tắm. Cũng nhờ hũ kem ngăn rạn da mà chú Út mua cho nên bây giờ bụng của nó mới nhìn đỡ ghê và mau xuống màu; chịu khó xức thêm một năm nữa là những vết rạn sẽ mờ luôn. Cái cô giường bên cũng được chú Út cho hai tá để về xức dần; công nhận cổ có thằng chồng đáng đích thiệt, đã lo cho vợ không xong, người ta thương tình bố-thí mà còn bày đặt gầm gừ với cổ, nghĩ sao chú Út thương nổi một người đàn bà mới ba mươi mà mặt mày như "Thất thập cổ lai hy" chớ?

Để tránh bị mất thời giờ, Thừa Tân nhờ bạn bè xác-minh coi khúc đường mà anh định chạy có bị kẹt xe hay đang làm không. Chừng nhận được tin tức đầy đủ, anh mới lên xe mà đề máy rời đi.

Yên Hồng làm biếng gội đầu nên chỉ mất chưa đầy nửa tiếng tắm gội và chải chuốt. Nó mặc đầm trắng cổ vuông in bông hồng nhiều màu cỡ lớn và đi giày búp-bê hồng-phớt dễ yêu. Biết sẽ đi ăn nên nó búi tóc gọn gàng và kẹp lại mớ tóc mai lòa xòa trước trán. Nhưng trông nó vẫn ra dáng người đã trưởng thành, không thể níu giữ một thời mực tím đẹp tươi đã đánh mất...

- Xong chưa cô?

- Dạ rồi. 

Thừa Tân dìu nhỏ cháu lên trên xe. Nó ngồi phía sau lưng anh, kế bên cái tủ lạnh cỡ nhỏ của chiếc xe. 

- Tự dưng thấy cô làm tôi liên tưởng tới bài "Tóc mai sợi vắn sợi dài" của nhạc sĩ Phạm Duy, mà tiếng hát của Thái Thanh đã làm tình khúc ấy thêm phần lãng mạn. Bài này ông dành tặng cho Lê Phương Chi.

- Chú ca được hôn chú?

- "Thuở ấy Em vừa thôi kẹp tóc

Thuở ấy Anh vừa thôi học xong

Yêu Anh, yêu Anh - Em làm thơ

Yêu Em, yêu Em - Anh soạn nhạc..."

- Chú ca dở nhưng mà bù lại nghe dễ thương.

Thừa Tân phì cười.

- Mà nè, chừng nào gần tới chú nói con chuyển chỗ khác ngồi nghen?

- Cô sợ con Như buồn hả?

- Dạ.

- Cái ghế nóng hổi, nó cũng dư biết cô đã ngồi rồi. Càng lấp liếm càng khiến nó giận thêm.

Chiếc xe ngừng lại ở một cây xăng khá vắng. Thừa Tân nhắc nhân viên nhớ bơm dầu, trước khi biểu họ đổ đầy bình.

Trước lúc tới chỗ của Quỳnh Như, Thừa Tân gọi điện thông báo một tiếng và dặn tụi nó tranh thủ làm chuyện riêng tư đi, mắc công giữa chừng đòi "giải quyết" anh không biết đường đâu mà lần.

Yên Hồng cũng đã nán lại đi vệ sinh. Sau ca mổ bắt con, và cũng như nhiều sản phụ khác, nó bị tiểu lắt-nhắt hoài; bác sĩ nói ráng chịu đựng vài tháng nữa thôi là "di-chứng" của việc mang bầu sẽ chấm dứt hà, nó cũng tuân theo lời bà ấy và ra sức tập những bài Yoga để cân bằng lại máu huyết trong người. 

- Chú. 

Quỳnh Như ngó Yên Hồng mà mặt mày buồn hiu. 

- Không phải cô muốn ngắm cảnh sao? Lên hàng ghế của tôi mà ngồi.

- Dạ thôi, con chừa hai cái chỗ đó cho hai đứa song-sanh này...

- Tụi tao hổng có ngồi đâu. Mày ngồi đi. Tụi tao ngồi sau lưng chị Hồng. 

- Vậy cái ghế sau lưng cái ghế đó của tao nghen? - Bích Trâm hí hửng chạy lên xí trước. Ở hàng đầu, mé hữu, có hai cái ghế, sắp theo kiểu trước - sau hơi lệch một xíu.

Không muốn mọi người mất vui nên Quỳnh Như gượng cười đồng ý.

Anh Hai của nhỏ Trâm bèn ngồi ở cái ghế đơn cạnh lối lên - xuống. Ngồi ở đây cậu dễ quản đứa em mình hơn.

Mấy nhỏ kia cũng đã kiếm được chỗ ngồi ưng ý.

- Thắt dây an toàn hết chưa? Không được lén tháo ra đâu đó. 

- Dạ rồi!!! 

Lúc này trời đã tàn trưa, nhưng không nóng lắm vì có mưa rào, mệt cái đường sá lại bị ngập nên lái xe rất khó khăn và nguy hiểm, xong về còn phải tốn mớ tiền bảo trì xe nữa.

Đang lúc chờ đường thông để đi tiếp, anh Hai nhỏ Trâm chợt nói:

- Chú, chú... Con mời mấy đứa này đi ăn chung được hôn? Thằng này là bạn cùng lớp với con, nhà nghèo dữ lắm.

- Được.

Vì không quen thân với anh Hai nhỏ Trâm, nên cậu này tính từ-chối thẳng. Nhưng nghĩ tới bữa nay là sanh-nhựt con Ba nên gật đầu cái rụp. Cậu dẫn đường cho chú tài-xế chạy tới nhà mình để đợi hai đứa em sửa soạn một chút. 

- Con dẫn chị họ đi chung được không chú? Mấy đứa con sống được là nhờ chỉ cưu mang đó.

Người chị họ của ba đứa nhỏ đã có hai mặt con: Một đứa chưa ăn Thôi Nôi và một đứa mới được tám tuổi. Sau khi bể nợ, do thế chấp tài sản cho ngân hàng và mượn tiền xã hội đen, chồng chị đã cao chạy xa bay cùng nhân tình, để lại bao nhiêu đau thương và khổ sở cho ba mẹ-con chị. Cho chị căn nhà ở Quận Nhứt để trả nợ xong, bên ngoại đã từ mặt chị và các cháu, bởi lẽ ngay từ đầu ba - mẹ chị đã không chấp nhận cuộc hôn-nhân của chị nên ông - bà đã dứt tình trước bằng câu chốt, "Mốt có chuyện gì thì đừng có dìa đây báo tụi tao."

Cũng may, người mẹ đơn thân ấy có mua sẵn cái ghế ngồi xe cho con mình nên đứa Út của chị mới có chỗ ngồi an toàn. Ba mẹ-con chị xuống băng chót mà ngồi: Thằng Hai ngồi mé phải, cạnh cửa sổ. Con Út ngồi kế bên. Tiếp nữa là chị. Và cái ghế còn lại là của nhỏ cháu mà chị nhận giám-hộ.

Và rồi trước sự ngỡ ngàng của Thừa Tân, con nhỏ thứ - em của người bạn anh Hai Bích Trâm - đã nài nỉ anh cho mấy người bạn cùng xóm của nó đi chung. Anh hỏi nó bao nhiêu lận? Nó trả lời có ba đứa thôi. Vậy là anh đồng ý.

Ước độ nửa tiếng sau, những người khách tình cờ đã tề tựu đông đủ. 

Chưa kịp lên xe rời đi, Thừa Tân đã thấy cặp vợ-chồng (đã ngoài năm mươi mới có được một mụn con) dẫn đứa nhỏ lại mà xin anh chở nó đi chơi giùm. Hai người này anh biết mà, vợ bán rau ngoài chợ - còn chồng đi giao đồ mướn, anh cũng thường đặt mua rau ở chỗ của chị và nhờ ảnh đi giao đồ uống thường. Gia cảnh nghèo khổ nên cứ hễ cuối ngày là họ lại xin anh mấy thứ còn dư để đem về cho con trai ăn thêm.

Đứa nhỏ hết sức dạn dĩ, nghe được đi chơi là leo tót lên xe. Thừa Tân lắc đầu mà khuyên hai vợ - chồng nên dạy con cẩn thận hơn, lỡ đâu gặp người xấu là tiêu luôn. Hai vợ - chồng dạ ran, rồi la rầy nó vài câu sơ sịa trước khi lên xe đặng đi ăn đám cưới đàng nội.

Thừa Tân giúp đứa nhỏ cài dây, rồi mới đề máy rời đi. Thằng nhỏ ngồi sau lưng anh Hai nhỏ Trâm để cậu ấy dễ bề coi chừng và trông nom.

- Xe hết chỗ rồi nghen mấy đứa? Đứa nào mời nữa thì lát đứa đó xuống sàn ngồi.

Ai nấy thảy đều cười khúc khích. Có tiếng con gái vang lên, "Chơi luôn, chú." Thừa Tân nhếch miệng cười trong lúc ngó vô kiếng chiếu hậu, "Vậy lát tôi bắt đền ba - má cô vụ tiền phạt nghen?" Nhỏ ấy nghe vậy, liền che miệng cười tủm tỉm.

- Tôi có thuốc nước và thuốc viên trị đau bao tử. Ai đang khó chịu thì uống liền đi.

Cù-cưa tới bốn giờ chiều, nguyên đoàn mới đến quán nhỏ mà Quỳnh Như giới thiệu.

Quán này do một đôi vợ chồng hãy còn khá trẻ: Chồng thập-niên Tám Mươi và vợ thập-niên Chín mươi. Bên trong trang hoàng theo kiểu tuổi học trò với những bức tường vẽ những hàng cây xanh mát đơm đầy những loài hoa đẹp mà không hương, bộ bàn ghế xúp bằng nhựa giả gỗ, cùng những tấm bảng treo lưu bút, sổ kỷ yếu và bài kiểm tra mà vợ chồng chủ quán đã từng làm qua - có cái thấp chũn, có cái đáng phồng mũi hãnh diện. Quầy thu-ngân được thiết kế như bục giảng, họ còn chu-đáo kiếm cho bằng được tấm bảng đen chuyên dùng cho trường-học để làm nơi trưng-bày thực-đơn, để khách hàng dễ thấy hơn, họ gắn một dàn đèn LED gồm ba bóng-tròn mà treo chính giữa tấm bảng.

Trước lúc lên sân thượng ăn liên-hoan, Thừa Tân trả số tiền mướn phòng còn thiếu cho vợ chồng chủ quán. Theo quy định của quán, ai muốn đặt phòng phải đưa trước theo tỷ-lệ 7:3; tức là trả trước bảy phần, nếu quá bốn tiếng mà không thấy tăm hơi thì phải chịu mất tiền và mướn lại từ đầu. Đơn giản thời giờ là vàng - bạc, số tiền mà họ bắt ứng trước chỉ đủ tiền trả sở hụi và không lời lóm gì; nếu không cho mướn, họ có thể kiếm lời hơn số tiền này, thành thử họ phải làm vậy để ngừa lỗ và hạn chế dịch-vụ đặt phòng.

- May cho anh nghen, xíu nữa là tốn bộn tiền rồi.  - Cô chủ quán vừa cười vừa kiểm tra biên-lai. 

- Tôi trả luôn năm phần. Coi như san-sẻ với đồng nghiệp.

Anh chủ quán bật cười hỏi:

- Cũng mở quán giống vầy hả?

- Thưa không, quán cà-phê âm nhạc thôi.

Được trả thêm tiền nên đôi vợ chồng ấy vui lắm, hết hỏi han lại cười giỡn tíu tít.

Quán này có luôn thang máy cỡ lớn nên nguyên đám chia thành bốn nhóm mà đi lên sân-thượng. Riêng Thừa Tân thì đi thang bộ để tập thể dục cho khỏe người.

Khi anh vừa lên trên trển thì những người kia cũng đã gọi món xong. Quỳnh Như chọn "Ramune: Hello Kitty - Pineapple", Bích Trâm thấy vậy cũng kêu một chai nhưng là "Strawberry". Đứa bé gái bị cha bỏ rơi chọn "Ramune: Setouchi Hakuto - Hawaiian Blue". Anh Hai nhỏ Trâm thì ưng "Ramune: Naruto - Raspberry", hai thằng bạn của cậu cũng kêu loại này nhưng một đứa là "Lychee" và một đứa là "Blackberry", hai đứa trai đi ăn ké thì một đứa là "Ramune: Doraemon" và một đứa là "Ramune: Pokémon". Riêng hai người mẹ đơn-thân thì cùng chọn món Milo dầm đá bỏ nhiều thứ ăn-kèm; thai kỳ phải kiêng khem nên giờ đây hai nàng phải quyết ăn bù cho bằng được. Phần đông đều gọi nước Soda của xứ Phù Tang vì thường ngày đã được uống trà sữa và trái cây đã đời rồi, chỉ ai không được như vậy mới kêu trà sữa và trà trái cây uống mà thôi.

Thừa Tân tự dưng cảm thấy buồn-buồn. Anh học đâu được mấy tháng thì phải nghỉ ngang vì bị đau nửa đầu hành hạ, ấy là biến chứng từ việc vị tra tấn bức cung trong tù. Năm đó anh vừa lên lớp Mười... Từ giã màu phượng úa, anh theo giang hồ tứ chiếng đi chở hàng bằng xe vận tải; những chuyến đi ấy như các liệu pháp tâm lý chữa trị cơn trầm uất cho anh, nhờ vậy anh mới có sức để gầy dựng được cơ nghiệp như ngày hôm nay. Những người muôn năm cũ của anh, giờ như chim bay tứ tán, mỗi đứa một phương trời, đâu còn trông mong chi một lần tương phùng...

- Sao chú buồn hiu vậy chú? Trả tiền nên đứt ruột hay gì? - Quỳnh Như dè dặt hỏi.

- Ừ, lát về phải khâu ruột lại, đứt hết rồi còn đâu.

Chừng nhân viên dọn đồ uống lên, Thừa Tân mới hiểu nước soda đó là cái gì. Anh nhìn mấy đứa con gái loay hoay mở nắp mà kêu Trời, vậy mà cũng xúm nhau mua nữa. Vừa ngoắc Quỳnh Như đưa chai nước, anh vừa la:

- Mấy bây uống cái giống gì mà hành hạ chú bây quá. Thiết kế nắp vặn cho rồi, sao phải dùng sức ấn cho lọt viên bi xuống nữa.

Nguyệt Thủy lẹ tay đưa chai "Ramune: Aggresuko - Bloody Grapefruit" cho Thừa Tân để nhờ ông chú mở giùm. 

Ba chàng học trò cũng phụ Thừa Tân một tay.

- Có cần tôi giúp không cô? - Thừa Tân thấy con nhỏ "Mắt bụp môi bầm" cứ giữ cái chai trên bàn hoài thì ngạc nhiên hỏi.

Đứa bạn của anh Hai Bích Trâm lên tiếng:

- Nhỏ đó đi học bị đánh hoài, cộng thêm giáo viên đì nữa, nên giờ khờ luôn.

- Đưa đây chú mở cho... Cô thích phim hoạt hình này hả?

Cô bé lí nhí đáp nhỏ, rồi run rẩy chuyền cái chai cho Thừa Tân.

Đọc trên tờ giới thiệu mà chủ quán dán sau lưng chai thì đây là "Ramune: Two Princess", bên trong chỉ là nước soda chanh bình thường thôi, nhưng vì bao bì có vẽ nhân vật Anime nổi tiếng nên bán đắt hơn.

- Nước người ta được lợi thế nhiều phim hoạt hình hay nên sản phẩm cũng được bán chạy hơn. - Thừa Tân lắc đầu tiếc nuối. 

Quỳnh Như bổ sung:

- Còn có "Shinchan", "Boruto", "Hatsune Miku", "Dragon Ball" với "One Piece" nữa chú.

- Nhiều bộ khác nữa mậy. - Nguyệt Thủy chen vô. - Với sự kiện nổi tiếng nữa.

Một nhỏ gái giơ chai "Ramune: Shinchan - Melon" lên khoe. Nghe Quỳnh Như giới thiệu thì nó tên là Thảo Phương, ba má đều là nhân viên trong một siêu thị do người ngoại quốc làm chủ, gia cảnh đủ sống chứ không dư dả gì.

Đỗ Uyên bấy giờ cũng cầm chai "Ramune: One Piece" lên khoe. Gia đình giàu dữ thần mà con nhỏ cư xử rất dễ thương và hòa nhã. 

- "Boruto" dở ẹt, không bằng một góc "Naruto". - Người bạn của anh Hai nhỏ Trâm trề môi cả thước.

- Cái gì kéo dài mà không dở hả mày? - Thằng bạn còn lại cũng hùa vô.

Yên Hồng và người đàn bà cùng cảnh ngộ ngó nhau mà cười tủm tỉm. Họ và người đàn ông dễ yêu này đều là những kẻ lạc lõng giữa trời Xuân huy hoàng và thanh khiết.

Quỳnh Như ngỏ ý:

- Chú uống thử đi chú? Hổng lẽ lại uống nước suối trắng nhách, vô vị.

- Thôi cũng được...

Vừa hay người bạn ca sĩ của Thừa Tân đến, nên anh mời nó uống thử loại Soda này. Sau một hồi nghe mấy đứa em giới thiệu, chọn loại "Ramune: Hatsuke Miku - Orange; còn Thừa Tân thì kêu "Ramune: Dragon Ball - Yuzu".

Ở đây có luôn trò "Hát với nhau" nên mấy cô nữ-sinh xúm lại giành biểu diễn văn nghệ. Anh Hai nhỏ Trâm cằn nhằn:

- Đứa nào biết hát mới ca nghen? Tui chưa có ăn gì hết á. 

Hai đứa bạn thân của cậu cũng hùa vô đồng tình.

- Xí... Luật nào cấm người không biết hát không được ca hả ông Hai? Tụi tui hát góp vui cho mọi người mà.

- Tụi bây vui chớ tụi tao hổng có vui.

- Lát tui về tui méc má cho coi.

- Tao sẽ méc ngược lại là mày nói dóc má rằng chỉ đi ăn ở vòng-vòng gần nhà thôi. Có gì thì bị "đóng hụi-chết" chung.

Trò chuyện rôm rả khoảng đâu nửa tiếng, nhân viên mới dọn đồ ăn lên lần-lần; phần đông là những món chiên như cá viên, bò viên, trứng-cút lăn bột, chạo tôm, đậu-bắp,... và gỏi đu-đủ, những món cầu kỳ và cần thời gian chế biến lâu hơn thì được hẹn hơn mười lăm phút nữa mới có.

Thừa Tân không hảo mấy món này nên chỉ ăn vài miếng, rồi tiếp tục trông con giùm người mẹ đơn thân.

- Nóng, con. Thổi vài hơi rồi hẵng ăn. - Thừa Tân chụp tay đứa trai mà anh có quen với ba má nó. Xém chút nữa là nó bị phỏng miệng rồi.

- Dạ, con cảm ơn bác.

Mấy nhỏ nữ sinh, đám nam sinh, Tâm Ý và hai người mẹ đơn thân cười cái rần. 

Thừa Tân cười khổ sửa lời:

- "Chú" thôi con. Mới qua hàng bốn có xíu hà.

Người mẹ đơn thân ngó Thừa Tân mà cười tủm tỉm:

- Kén quá hay sao mà không chịu kiếm vợ vậy anh?

- "Ôi đàn bà là những niềm đau..."

Chị ta trề môi, rồi lắc đầu cười khổ. Sao đàn ông tốt thì ở giá gần hết, còn mấy khứa xài hổng vô thì cưới vợ hà rầm vậy cà?

Yên Hồng trưởng thành quá sớm nên đủ hiểu chị này không có tình ý gì với ông chú bán nước. Chìm một lần đò là chỉ đã tởn-ông tởn-cha rồi, nên dầu gặp được người tốt cách mấy cũng nghi ngại trăm đường mà từ chối thành đôi. 

Quỳnh Như đưa mắt dòm người mẹ đơn thân xa lạ, rồi quay qua nhìn ông chú một lúc mới cầm cây-ghim-tre mà lấy xúc-xích ăn.

Đến lúc này, nhân viên mới bưng dĩa rạm chiên, bột chiên, bánh khoai-môn chiên và bắp nướng chan mỡ hành lên. Tiếp đó là mỳ gói nấu thập cẩm.

Trước lúc để cho nhân viên dọn mỳ lên bàn, Thừa Tân cùng Yên Hồng và "Thiếu phụ Nam-Xương" dẫn mấy đứa nhỏ ra xa cái bàn, để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc. Sau khi họ sắp món xong rồi, ba người mới đưa mấy đứa nhỏ về chỗ ngồi.

- Cái tô hình con gấu này là của mấy đứa, không cay, lại hơi ngọt vì có chế sữa. - Thừa Tân vừa nói vừa áp ngón trỏ lên vành tô đặng coi-coi đã bớt nóng chưa. - Chưa ăn được đâu. Còn nóng hổi hà.

Yên Hồng không hiểu chú Tân làm "nghề tay-trái" gì mà tiền bạc luôn rủng rỉnh túi. Chứ cái quán của chú đâu thể nào tạo ra lợi tức cao tới độ xài tiền không cần lo nghĩ đâu? Chỉ hy vọng, lần này nó không nhìn lầm người, và mong rằng "nghề tay-trái" của chú trong sạch chớ đừng như ba ruột của con gái nó...

Sẵn đây, khoe cho thằng bạn chí cốt hay rằng mình mới sắm được chiếc xe tay-ga "Yamaha - Grande" bản đặc-biệt phủ sơn màu xanh lam rất đẹp, nhưng giá khá cao so với mức lợi tức của chị. Lát nữa, chị sẽ dùng chiếc xe này mà chạy xuống "đất mũi" Cà Mau đặng đi hát cho một đám Thôi-Nôi. 

Ăn đâu được vài đũa mỳ, nhân viên dọn lên những món cuối là lẩu Oden thập cẩm, gỏi bạch tuộc nướng và bánh-gạo xào sốt hơi-cay.

- Mấy đứa ăn hết hôn? Chứ chú bây hết hồn rồi đó.

- Hết mà. - Bích Trâm phẩy tay an ủi. 

Tâm Ý cười ha hả mà bồi thêm:

- Cho mày chừa, tưởng đâu con gái đi đông là ít tốn tiền hả?

- Tao tởn mày nên đâu dám lấy vợ.

Quỳnh Như vọt miệng hỏi:

- Con tưởng đâu chú với chị này là một đôi...

- Gãy đũa rồi con. - Thừa Tân chường mặt mà rằng. 

- Chị thích ca, nó thích sáng tác, hai đứa "đồng sàng nhưng dị mộng".

- Sao dị mộng chị? Hai cái này cùng chung Âm Nhạc mà.

- Nó đâu phải nhạc sĩ Văn Phụng mà có thể "Tiếng hát với Cung đàn" cùng chị?

- À há...

Tâm Ý thở dài:

- Mọi dự tính của hai đứa đã tan tành sau khi nó bị tạm giam hết hai năm trời vì bị vu khống ăn cắp vàng của một người bà con trong họ.

- Thôi lo ăn đi... - Yên Hồng ngắt ngang. Nó biết người đàn ông này rất ghét nhắc lại đoạn buồn năm cũ nên đành cư xử sỗ-sàng với người phụ nữ không quen thân ấy.

Tâm Ý cười gượng.

Đứa bé trai, con của đôi vợ chồng mà Thừa Tân quen biết, níu áo anh hỏi:

- Ở đây có bán gà chiên bột hông chú?

- Có con... Mấy đứa muốn ăn không?

Nguyệt Thủy lắc đầu:

- Mua cho mấy đứa nhỏ thôi chú. Tốn tiền quá rồi.

- Không sao. Có gì tháng này tôi chịu khó "cày thêm" chút.

Quán này bán gà lăn bột nửa con hoặc nguyên con nên phải chiên khá lâu mới tránh được việc còn sống mà có máu. Nghe đoàn khách mua một hơi mười-một con, đôi vợ chồng mừng húm, liền hối mấy nhân viên mau lẹ tay chế biến cho khách. Coi như bữa nay quán vô mánh rồi.

- Ăn sao hết chú? - Nhật Tâm hỏi mà miệng cười mím-mím, không giấu được sự hớn hở trong lời nói.

- Chia nhau đem về. Rồi. Chốt sổ. Chỉ kêu đồ uống thôi, đừng có gọi món nữa.

 Tâm Ý kể:

- Lúc trước, người ta bận áo dài hay âu phục hát Nhạc Vàng thì chê đồi trụy, lai-căn; bây giờ ăn diện như con cá bảy màu và phi phái-tánh, hát ba cái ca khúc xen-xọt tiếng Anh, tiếng U tùm lum, thì lại khen là hòa nhập với nền Âm Nhạc quốc tế và có cá-tính.

Thừa Tân tiếp lời nhỏ bạn:

- Mỗi thứ tiếng họ hát riêng một khổ. Chứ không có cái kiểu, "Tôi đau khổ quá. I'm so lonely. Tôi nhớ Người quá. I'm waiting for You..." Trời ơi, sao mà ngồi sáng tác nổi cái lời ca sọc-dưa dữ thần vậy?

Thừa Tân bình phẩm:

- Thời xưa, bên nước ngoài, người nào có giọng nói hay, ca hát đúng nhịp và có khả năng giả giọng theo yêu cầu kịch bản mới được mời đi làm diễn viên lồng tiếng. Bây giờ, hễ ai đang có tên tuổi là được đi mời lồng tiếng...

- Vậy tốt hay xấu chú? - Bích Trâm hỏi.

- Cũng có tốt - cũng có xấu.

Tâm Ý bình phẩm:

- Phải, phần đông là người ta muốn dựa hơi người đang nổi tiếng để bảo chứng doanh thu phòng vé, chứ đâu có thật tâm với nghệ thuật.

Thừa Tân tiếp:

- Những ca sĩ ngoại quốc đời trước rất ít ai đi làm diễn viên lồng tiếng. Họ thường làm xướng ngôn viên, phát thanh viên hay thâu-thanh kịch nói hơn. Và số người nhảy qua đóng phim hay làm người mẫu cũng không nhiều. Họ tự lượng sức mình, chứ không như thời nay, hễ có tiền và danh tiếng là thành "Rô-bốt vạn năng" hết.

Kim Phụng cũng góp lời:

- Kể từ ngày Walt Disney ra đi, "Walt Disney" đã thay đổi rất nhiều, không còn được mấy phim mang phong cách thuở ban đầu rất duyên mà giờ đây đa số là cải biên tầm bậy - tầm bạ và đưa suy nghĩ của người lớn vào trong thế giới trẻ thơ.

- "Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề." - Thừa Tân gật gù.

Tâm Ý thêm:

- Người lồng tiếng Chuột Mickey là Walt Disney mà.

Tâm Ý vừa mới dứt tiếng, đã nghe điện thoại của xấp nhỏ học trò đổ chuông liên tục. Hội phụ huynh đang chung sức "tầm-nã" từng đứa.

- Tụi con đang đi ăn... Ăn ở đâu hả? Quán "8x - 9x"đó... Dạ, dạ, con biết lỗi rồi, lần sau con hổng dám nữa đâu...

Đứa nào cũng xài chung một bài văn tế, làm những người đã thôi học được dịp bịn miệng cười muốn bể bụng.

Tắt máy hết rồi, xấp nhỏ học trò quay sang ngó nhau mà tìm cách thoát nạn "ăn cháo-chửi" và "ăn cây". 

- Thôi, chịu khó về "phơi thây" chút đi. Coi như là một cách đốt calories dư thừa cho cơ thể. - Thừa Tân nhếch miệng cười méo xẹo.

- Có sức chơi, có sức chịu. - Anh Hai nhỏ Trâm vung tay quả quyết.

- Lát về mà đổ hô qua tui là tui cho ông "mập" thêm vài ký nữa.

Trong lúc đợi gà chiên dọn lên, xấp nhỏ học trò tụm lại làm bài tập và gạo-bài; có gì lát sẽ nhẹ tội hơn, bất quá thì điếc lỗ tai chút xíu chứ "long thể" còn nguyên-xi. Những đứa nhỏ hơn thì lại chơi cầu-tuột. Và những người đã từ giã mái trường thì ngồi bàn chuyện nhân-sinh và nhân-quần với nhau. 

Rất ngạc nhiên là Kim Phụng vô cùng giỏi tiếng Anh. Chị nói theo giọng Anh - Mỹ, cách đặt mẫu câu cũng là theo lối văn-viết của nước này. Nhờ có chị mà mấy đứa nhỏ đã làm tốt bài tập được giao và sửa lại cách phát âm chưa đúng.

- Tôi cũng tính đi làm gia-sư, nhưng ngặt cái còn hai đứa nhỏ nên không thể... Mà mời người ta tới nhà học thì lại mắc cỡ, dầu gì cũng từng đi Tây - đi Mỹ đồ mà giờ về đây sống trong cái nhà tranh vách lá xập xệ và hôi hám...

Nhác thấy Yên Hồng đứng dậy, Kim Phụng cũng vội vã theo chân.

Đến gần rồi, người mẹ đơn thân này mới nhỏ vào tai người mẹ đơn thân kia:

- Em mới đẻ hả?

- Phải. Sao chị biết?

- Chị nghe mùi bà-bầu trên người em. Cũng bị són-tiểu hả?

- Phải. Chị đẻ thường hay mổ? Tôi là mổ.

- Thường, em. 

Thừa Tân gọi nước lần hai cho mọi người. Và cũng là lần cuối cùng. 

Quỳnh Như chọn "Ocean Bomb: Sailor Moon - Sailor Moon", Bích Trâm thấy vậy cũng lấy theo nhưng là "Sailor Mars", Nguyệt Thủy bèn gọi "Sailor Mercury", Nhật Tâm thì "Uranus", Đỗ Uyên ưng Neptune".

- Chị Hồng. - Đỗ Uyên ngập ngừng bắt chuyện. Song không nói được câu nào.

- Sao em?

Bích Trâm hấp tấp nói thay:

- Chị lấy lon "Sailor Venus" nha? Chị đẹp vầy, lấy nhân vật này mới xứng với chị.

- Xin lỗi em. Chị hạp với "Sailor Pluto" hơn.

- À há... - Quỳnh Như reo lên. - Xinh đẹp, bí ẩn, sắc sảo,... mới hợp với chỉ. Còn tươi tắn, rạng rỡ, bộc trực thái quá không hợp với chỉ đâu.

Vậy là cô học trò bị bạo hành ngỏ ý được nhận nhân vật "Thủy thủ Sao Kim".

Nhỏ em người bạn của anh Hai Bích Trâm thì chọn nhân vật con gái của Thủy Thủ Mặt Trăng và Tuxedo, tên la "Chibiusa". Và người chị hàng xóm lớn hơn con nhỏ vài tuổi cũng kêu hãng giống vậy, nhưng là nhân vật "Sailor Jupiter". 

- Còn "Sao Thổ" ai lấy không? - Nguyệt Thủy hăng hái hỏi.

- Trời đất ơi!!!

Nghe đám con trai nhao-nhao hết cả lên, Bích Trâm đổ quạu nói:

- Phim của mấy ông nhân vật dài cả cây số hổng ai bắt bẻ, giờ đi bắt bẻ tụi tui?

- Tôi. - Kim Phụng giơ tay. - "Sailor Saturn" phải không? Một nhân vật thiện lương bị bóng tối nuốt chửng, nếu như tôi nhớ không lầm là vậy. 

Ba đứa con gái trong nhóm học trò thì lần lượt chọn trà "ba tầng-mây", nước cam vắt không đường và nước trái-vải. 

- Ai nói Idol K-Pop chỉ cần vẻ ngoại đẹp và mặc đồ hiệu là thành công thì người đó chẳng khác nào đang tự hạ thấp thần tượng của mình. - Thừa Tân nói.

Bích Trâm hăng hái kể:

- Phải, bài báo đó là của một người muốn binh vực thần tượng thời đệ tam nên dìm luôn thời đệ nhứt và đệ nhị của dòng nhạc Đại Hàn. Và mắc cười ở chỗ, người đó toàn lựa những giọng ca bị chê dở để bao biện cho thần tượng chỉ có mỗi cái mặt và cái dáng của mình; chứ không dám nêu ra những người hát hay...

- Thời đệ nhị, hầu hết các ban nhạc xứ củ-sâm đều có ít nhứt một hoặc nhiều thành viên có thanh-nhạc tốt và lên được nốt rất cao; và ít khi nào chơi ăn gian bằng cách cứ hễ sắp lên nốt cao là lại chèn hiệu ứng âm thanh hay tăng âm lượng nhạc cụ để khỏa lấp cột hơi yếu ớt của ca sĩ, tỷ như "Em yêu anh nhiều... lắm...", thay vì hát luôn chữ "Lắm" thì họ lại đệm vô "Ô... ê... ế... ồ... ô... ế... ề..." đặng át mất khúc này nhằm che đậy sự ca dở của người trình bày. 

Ai nấy thảy cười cái rần.

- Thời đệ nhứt và thời đệ nhị có BoA, Park Bom, Jong Hyun, Hyun Seung, Hyori, Baek Ji Joung, Ye Sung, ban "Dong Bang Shin Ki", ban "Brown Eyes Girls",... Giọng hát của họ vừa độc đáo vừa khó bắt chước mà lại hay nữa, tới thời đệ tam và sắp tới là đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục,... có mấy ai ca bằng họ đâu? Đẹp hơn họ thì tôi thấy rất nhiều, còn yêu nghề và biểu diễn được như họ thì tôi thấy hãy còn quá ít.

Đỗ Quyên cười biểu:

- Giới thiệu vài bài đi chú.

-" Why? (Keep Your head down)" và "Before You go" do ban "DBSK" trình bày. Khi thực hiện băng nhạc này ban của họ đã tách ra: Ba người kia là "JYJ" và họ là "TVXQ"; ba người kia hát không hay bằng họ, và thành viên Yoochun của ban nhạc chung đã rời khỏi giới giải trí vì tai tiếng liên quan tới ma túy - ắt hẳn mấy đứa đã từng coi qua bộ phim "Hoàng tử gác mái" do người này thủ vai chính rồi.

Yên Hồng nghe xong hai ca khúc, tự nhiên nước mắt trào ra.

Bích Trâm chen vô:

- Nhưng công nhận thời đệ nhị mấy nam ca sĩ này mặc âu phục trình diễn coi hay quá chú. Con không thích nam ca sĩ mà ăn bận như con cá bảy màu nhảy nhót.

- Chứ nghĩ sao thí dụ một ban có bốn hoặc năm đứa, mà cả thảy không ai hát được nốt cao hoặc ca hay... - Thừa Tân chán chường nói.

Nhật Tâm góp lời:

- Bây giờ nhiều nữ ca sĩ mặc đồ giống như không mặc vậy chú...

- Đã đẹp thì không cần phải phô bày thân thể quá mức. 

- Dạ, chứ cái kiểu nói sản phẩm âm nhạc của mình dành cho mọi lứa tuổi, mà từ đạo cụ, trang phục biểu diễn, vũ đạo, hoạt cảnh cho tới lời bài hát thì chỉ dành cho người trưởng thành, thấy sao-sao đó chú. - Thảo Phương cong-môi.

- Có lần tôi được mời nghe một ca khúc K-Pop có lượt coi rất-rất cao, và tôi đã được một phen bất ngờ khủng khiếp...

- Hay quá sao chú? - Hai nhỏ song-sanh nói gần như một lượt.

- Nguyên một bài hát có mấy phút, mà hết phân nửa là nhạc đệm từ máy và từ miệng rồi. Thí dụ như vầy:

"Đời tôi buồn quá

Ố ố ố à à à à à

Ố ố ố à à à à..."

Rồi cứ "Ố... à...", "Ố... à..." như vậy gần cả phút rưỡi. Còn phần lời chưa được sáu câu, mà toàn là viết theo dạng câu-trên không cùng DNA với câu-dưới. 

Vì Thừa Tân nhắn tin báo tính-tiền nên vợ chồng chủ quán mới lại bàn mà đưa hóa-đơn. 

Trong lúc quẹt thẻ vô máy tính-tiền di-động, Thừa Tân nói luôn:

- Không biết tự bao giờ, nhiều người đã biến giới cầm-ca thành thần tượng, để rồi đẩy mình thành cái máy đi chửi mướn và cày lượt-coi cho người đó. Tôi không có tôn ai thành thần tượng hết, và tôi có khen là cũng khen tác phẩm hoặc tài sáng tác thôi, chứ còn đời tư và quan điểm chính trị của họ tôi ít nêu ra hai thái cực "Khen - Chê" hay các kiểu bình luận khác.

Thời giờ cày lượt-coi cho thần tượng nên để đi đọc sách, tập chơi nhạc cụ hoặc thể thao, luyện thư pháp  hay coi phim tài-liệu thì hơn.

- Thần tượng có thể chán, nhưng kiến thức thì luôn ở lại bên mình. - Kim Phụng vừa nói vừa quay qua lau miệng cho từng đứa con.

Anh Hai nhỏ Trâm mua thêm chai "Ramune: Naturo - Lychee" vẽ hình nhân vật thầy Takeshi. Thừa Tân thấy tội nghiệp nên trả tiền giùm luôn. 

Về lại quán của mình thì cũng đã sắp tới giờ đóng cửa, Thừa Tân bèn nghỉ tiết dạy võ để tránh bị hư bao tử do thức ăn chưa tiêu.

- Nè, gà chiên bột, lát có muốn ở lại nhậu thì nhậu. Đưa sổ sách cho tôi kiểm tra cái.

Nghe có mồi, những đứa nhân viên không có giờ làm cũng ghé qua nhậu.

Dù chỉ còn nửa tiếng nữa là quán đóng cửa nhưng vẫn có nhiều khách chưa muốn rời đi. Vậy là Thừa Tân quyết định mở thêm một tiếng nữa, nhưng lại quay bảng "Open" vào trong.

- Nhạc sĩ Quốc Dũng đi rồi, nay lại tới nhạc sĩ Y Vũ, ngờ đâu thêm nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.

Thừa Tân đặt chậu cúc-trắng trên quầy thu-ngân để thay cho đôi lời tiễn biệt ba nhạc sĩ của chính thể trước. Khách nào nhìn vô cũng biết anh đang ai-tín, vậy là đủ rồi, "Tôi nay ở đậu trần gian. Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời..."

- Tiếc là Y Vũ không vượt qua được cái bóng của Y Vân... 

- Dạ. Như các nhạc sĩ là thân-nhân ruột thịt với nhau Võ Đức Tuyết, Võ Đức Thu, Võ Đức Phấn và Võ Đức Hảo cũng tương tự vậy. Cụ Tuyết và cụ Thu thành công hơn ông Phấn và ông Hảo nhiều, uy tín và danh tiếng trong làng nhạc cũng cao hơn.

- Còn ai nữa không?

- Như anh em Lê Văn Thiện - Lê Văn Chấn hoặc anh em Nghiêm Phú Phi - Nghiêm Phú Phát - Nghiêm Phú Đạt thì khá là đồng đều nhau. 

Người khách gật đầu trong lúc sửa cà-vạt.

- Và cũng không ai là nhạc sĩ có thớ, mà chỉ trội về khoản nhạc sư và hòa âm phối khí mà thôi.

- Mà Nghiêm Phú Đạt là ai?

- Tôi không biết nữa. Chỉ thấy trong một tờ nhạc đề tên ông này, thấy cái tên na-ná hai ông kia nên nghĩ là người thân thôi.

- Còn Võ Đức Thu?

- Cụ Võ Đức Thu có ba người con đều là nhạc sĩ tên là Võ Đức Lang, Võ Đức Quý và Võ Đức Xuân.

- Trời ơi, cả dòng họ toàn "Võ-Đức" không thì người ngoài làm sao phân-biệt nổi?

- Ở ngoài Bắc hay có cách đặt tên như vầy.

- Rồi, cho tôi một bản nhạc bất kỳ của "Võ-Đức" đi.

- "Võ-Đức" nào cũng được phải không?

Người khách gật đầu.

- Nhạc sĩ Võ Đức Thu có bài "Tống biệt" phổ từ thơ của thi sĩ Tản Đà, anh tới quán thường như vậy chắc anh nghe rồi?

Dòng họ "Võ-Đức" hòa âm phối khí và dạy nhạc nhiều hơn sáng tác nên tôi không kiếm ra bài mới để mời anh nghe. Còn ba người con của cụ Thu thì thể loại tác phẩm không đúng với phương-châm của quán tôi nên tôi không muốn phát.

- Vậy bài nào là lạ cũng được.

- "Tình yêu và Huyền thoại" của nhạc sĩ Văn Minh Trí do Thanh Lan ca. Rất có thể đây là một bút hiệu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

- Anh có biết trường hợp nào mà người biểu diễn đầu tiên không hay bằng lớp sau không?

- Bài "Sa mưa giông" của nhạc sĩ Bắc Sơn, trước 75 tên là "Tình ca quê Ngoại", người trình bày đầu tiên là Thanh Lan... Cô Thanh ca bài này rất trớt quớt vì giọng của cổ mang âm hưởng Bắc Kỳ nhiều hơn Nam Kỳ, thành thử khi cổ hát theo lối của dân Đàng Trong nó nghe rất là chói tai và lạc quẻ. Sau này, cô Hương Nam-Kỳ rặt trình bày cực kỳ hay và đúng với tinh thần của ca khúc.

- Hương là Hương Lan phải không?

- Phải.

- Cho nên, dân xứ nào hát thể-điệu dân-ca xứ đó giùm... - Một ông già tóc bạc như cước để tóc kiểu búi cười biểu.

Người khách vừa yêu cầu bài hát đặt thêm một ly cà-phê Espresso ít ngọt. Đoạn hỏi:

- Anh nghĩ sao về việc hát đè và hát nhép? 

- Anh có biết những chương trình âm nhạc do Perry Como, Frank Sinatra, Bing Crosby, Pat Boone,... đảm nhận kéo dài bao lâu không? Ít cũng một tiếng, dài chừng vài tiếng,... vậy mà họ có thể vừa làm xướng ngôn viên, hoạt náo viên, biểu diễn nhạc cụ bằng tay hoặc bằng miệng - tức "Beat box", lại còn nhảy, diễn kịch và ca nữa. Và, vậy mà họ không hát-đè, chứ đừng nói chi là hát-nhép. Còn thời nay, viện dẫn đủ lý do để không hát giọng-mộc. 

- Anh nghĩ ngoài Michael Jackson ra, còn ai có thể vừa ca vừa nhảy không?

- Elvis Presley. 

- Ờ há.

- Tôi vẫn còn nhớ có lần tôi coi trên Facebook, một đoạn phim ngắn về một màn trình diễn của một ca sĩ thập niên Năm-Mươi, người này lỡ miệng hát sai một nhịp, mặc dầu chỉ sai đúng có một lần nhưng người này vẫn thể hiện sự bối rối và hối lỗi khôn cùng, tự nhiên dầu mới nghe ông này hát đúng có một lần mà tôi có cảm tình với ông rất nhiều. Ông rất khác với những ca sĩ thời nay, dầu bản-thân sai tới cỡ nào đi chăng nữa cũng chối đây-đẩy và quyết không nhận lỗi.

Ông già tóc búi-tó vuốt chòm râu bác mà rằng:

- Thời xưa ca sĩ cầu khán giả, còn thời nay khán giả cầu ca sĩ. Cho nên giới giải trí mới có quyền lực, danh tiếng và sự giàu sang như ngày hôm nay.

Một ông khách khác có cái bụng bia và đầu hói bình phẩm:

- Anh làm tôi nhớ tới nhỏ con gái của tôi. Mấy bữa trước thấy phòng nó còn sáng đèn, tôi mới nhờ vợ vô coi thử nó làm gì mà không chịu ngủ sớm để mai còn đi học. Trời ơi, nó ngồi nó cãi lộn với anti-fan của cái đứa ca-sĩ mà nó hâm mộ! Tôi với má nó ra đường gặp chuyện, nó chỉ biết đứng im ru và không hó hé một câu, còn cái đứa đẻ ở đẩu ở đâu thì soạn diễn văn binh-vực hết ngày này qua ngày khác...

- Tôi không có hâm mộ cuồng nhiệt ca sĩ trước năm 75 nào đâu anh. Ai đúng, theo cách nghĩ của tôi, thì tôi khen; ai sống khác, thì tôi chê. Đơn giản vậy thôi.

Một cô gái mặc đầm hai-dây hỏi:

- Anh nghĩ sao về danh xưng "Diva" và "Divo"

- Chỉ cần nghe Mireille Mathiew trình bày bản "La vie en Rose" là sẽ hiểu bà này có xứng tầm Diva không; vậy mà người ta chưa-từng hay nhờ ai xưng tụng mình hết. Và Matt Monro, dù là một người không học hành đến nơi đến chốn, chứ đừng nói chi là học qua Thanh Nhạc, thế nhưng, ông lại được mệnh danh là một trong những tiếng hát vượt thời gian, mặc dầu vậy, ông lại không tự nhận mình là "Divo" và luôn tỏ ra đau khổ nếu như sản phẩm âm nhạc của mình không được mến chuộng...

- Anh có bằng chứng không?

- Anh cứ tìm hiểu về tiểu-sử Matt Monro là biết. Sau khi thấy sản phẩm nào không được thành công, ông sẽ bỏ luôn dòng nhạc đó chứ không cố chấp đuổi theo tới cùng.

- Còn bên đây hễ ai mà chê một cái là bị phán "Có hát được như người ta không mà chê", "Ghen ăn tức ở muôn đời nát", "Mày nói gì thì nói, người ta vẫn giàu hơn mày",...

- Một ca sĩ có lòng tự trọng và yêu nghề khác với một ca sĩ có lòng tự tôn và yêu tiền.

- Anh có bài nào ít ai biết nữa không?

- "Chuyện tình người làm thơ" do song ca Nhật Trường - Thanh Lan trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Thủy Triều - Nhưng trong bìa-đĩa lại in sai thành "Phương Triều". Ông Triều là ba-ruột của nhạc sĩ sau năm 75 Kim Tuấn, tài sáng tác của chú Tuấn rất đáng tiếc không bằng được đấng sinh thành, chỉ nối nghiệp được ở khoản biểu diễn nhạc cụ mà thôi.

Tuy quán đã hạ bảng "Mở cửa", song vẫn còn có một nhóm khách ghé vô để đụt mưa. Họ xin phép được ngồi ăn trong quán, Thừa Tân đồng ý với điều kiện phải lau dọn sạch sẽ sau khi dùng bữa để nhân viên của anh đỡ cực.

- Còn bài nào ít người biết hơn nữa không anh?

- Có luôn. "Nhựt ký chúng mình" của nhạc sĩ Hoài Phương qua phần biểu diễn của Trung Chỉnh.

- Phương này là Phương "Mỹ-Tho" phải không?

- Dạ không. Hà Phương mới là dân Mỹ-Tho. Còn ông này quê quán ở đâu thì tôi không được rõ.

- Nhưng hình như nhạc sĩ nào đặt bút hiệu có chữ "Phương" đều là dân Nam Kỳ, tỷ như Trúc Phương - Sài-Gòn, Lam Phương - Kiên-Giang, Hà Phương và Hoàng Phương - Mỹ-Tho, Thanh Phương...

- Thanh Phương dân Phan-Thiết. - Ông già tóc búi đính chính.

- À.

Ông già tóc búi quả quyết:

- Thấy viết chữ "Nhựt ký" là chắc chắn dân Nam Kỳ rặt rồi. Chỉ không biết ông này quê quán ở đâu thôi. 

Thừa Tân bỗng vỗ trán cái độp:

- Nhớ rồi! "Hoài Phương" là bút hiệu của Đại-Tá Nguyễn Văn Đông.

Ông già đập bàn cái rầm:

- Thấy hôn? Thấy tôi hay hôn?

Người khách bận âu phục cười biểu:

- Đại-Tá Đông là dân Tây-Ninh. Tôi nhận-xét đúng rồi phải hôn?

Thừa Tân và ông già gật đầu đồng ý.

Rồi Thừa Tân vừa lau bàn vừa nói:

- Ông Đông hay đặt bút hiệu có những chữ như sau: "Phương, Hà, Phượng, Nguyên".

Một người trong nhóm khách mới vô hỏi:

- Có bài nào bị trùng tựa không anh?

- Nhiều lắm... Thí dụ như bài "Mây chiều", một của đôi tác giả Y Vân - Xuân Tiên và một của đôi tác giả Phượng Linh - Mây Tần; xin nói thêm Phượng Linh là bút-hiệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Nhờ nhóm khách mới vô mà những người bán hàng rong không bị cụt-vốn. Mưa dầm dề suốt ngày, người mua thì thất nghiệp quá nhiều mà người bán thì lại quá đông, nên không ai dám mơ một ngày có lời trong mùa mưa này. Ăn hết món này, họ ra mua món khác tiếp, chưa đầy hai chục phút mà đã thử hết các món ở cái chợ cóc ấy. 

Ông già bán cà-phê vợt cũng làm một tô cháo lòng thêm vắt-bún và bánh-quẩy cho ấm người. Tô cháo này ông mua từ tiền boa của một người khách Hoa-Kỳ, nghe đâu thằng nhỏ đang làm ký-sự ẩm thực bốn-phương nên hay la-cà khắp các quán - hàng chưa nổi tiếng để lấy tài liệu. 

- Còn pha không ông?

- Nghỉ rồi cậu. Để mơi rang mẻ-mới vợt cà-phê mới thơm.

- Chừng nào có?

- Sáng bảy giờ là có uống rồi cậu.

- Dạ, vậy ngày mai con tranh thủ ghé qua. 

Thừa Tân đã kiểm tra xong sổ-sách. Anh bỏ hết giấy-tờ vô cái két-sắt, trước khi khóa lại, anh tắt máy ghi-hình gắn ở sau quầy thu-ngân rồi mới yên tâm bấm mật-mã.

- Sau tự nhiên tôi thương tiếng hát Nhật Trường quá anh...

- "Ông vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời Lính."

- Phải... Anh có bài nào của ông không? Cũ hay mới đều được hết.

- "Biển mù sương", do ông sáng tác và trình diễn luôn.

- Bài khác được không?

- "Nhìn những mùa Thu đi" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn... Không chịu nữa hả?

Người khách đó gãi đầu cười khổ.

- "Đường vào Tình-Sử" do nhạc sĩ Trọng Khương phổ thơ thi sĩ Đinh Hùng.

- Duyệt!

- Nãy giờ tôi trích từ một băng ra không đó.

- Sao vậy?

- Vì những người khách như anh chuyên môn nói "Sao cũng được" rồi rốt cuộc lại đòi đổi tới đổi lui.

Người khách đó phá lên cười, rồi rảo gót về bàn của mình và đám bạn.

Stephen Đoàn lặng thinh nghe những lời ca như đang vạch trần sự bệ-rạc đường tu của mình. 

- Có trà-dâu rồi nè anh... Anh... À, Cha... Cha ơi...

- À... À... Xin lỗi, tôi lo nghe nhạc quá.

- Dạ, hổng sao đâu Cha.

Trà-dâu này là món quà mà anh dành tặng con Chiên nhỏ đang thi lên-xanh môn-võ Không-Thủ-Đạo. Lát nữa anh sẽ ra bên-hông quán mà mua cho nó một dĩa mỳ xào phá-lấu và đồ-chiên thập-cẩm. Nghĩ đến đây, anh lại nhớ về nàng, đã có lần nàng nói thích ăn bắp nướng chan mỡ-hành và há-cảo, hai người đã từng ngồi trong quán vắng mà ăn bắp-luộc, cách nàng ăn làm anh liên tưởng tới những người đẹp tự ngàn xưa: Chậm rãi và tao nhã. Có lẽ lát nữa anh sẽ mua một dĩa bắp-xào...

Thừa Tân chọn bài "Sau lưng người tình" do Julie Quang trình bày, một sáng tác của đôi tác giả Anh Sơn - Kim Phụng, rồi lên gác quét dọn một chút. Ông già bán cà-phê vợt và trà tự-sao đã chạy xe về nhà; chiếc xe Velo - Solex màu xanh da-trời mà ông đang chạy là quà-mừng mà ba-má ông trao cho nhân ngày ông đậu Tú-Tài bán-phần, cũng may có chỗ giấu nên mới còn nguyên hiện tới giờ.

oOo

Sau khi hay chuyện vườn trẻ của Kiều Xuân đang gặp khó khăn, Ignacio Cường đã đánh liều viết thơ kể cho tổng thống Khánh nghe. Cũng như lần trước, phải đợi một thời gian rất lâu, ông nội này mới hồi âm cho anh; cũng hứa hẹn và xin lỗi đủ điều y chang như vậy, nên anh hy vọng ổng sẽ làm lẹ-lẹ như đợt vừa rồi.

- Cha Cường. Có khách tới...

- "Chim khách" hay "Chim quạ"?

- Hổng biết nữa. Nhưng cái mặt dòm y chang Bùi Kiệm nên tụi tôi hổng dám cho vô.

- Cha nội Khánh đã đình chỉ dự án và nắn đường rồi mà?

Người đó đang ngồi đợi trong nhà mát, dựng cách lưu xá chừng mấy trăm mét, xung quanh có cả chục cận vệ đứng trông-coi như đang bảo vệ thú quý hiếm.

Ignacio Cường vừa bước ra, đã bị một người đàn ông trạc tuổi tiến tới cản đường. Coi tác phong và cách ăn diện thì chắc là cấp trên của con thú kia.

- Tới đây có chi không? Về đất đai thì biến. Miễn tiếp.

- Không thể nhượng được một công đất sao?

- Không. Mấy người mà mở khách sạn ở đây thì tiêu tùng lớp trẻ của Giáo xứ hết.

Người đó thôi tươi cười. Sắc mặt anh ta đanh lại, rồi lạnh giọng hỏi dò:

- Ai nói cho anh biết dự-án của tụi tôi?

- Tự tôi suy luận mà ra thôi. Nếu như anh chỉ muốn xây thương xá, hàng quán và chung-cư, tôi sẽ không phản đối. Đằng này, anh còn muốn mở cả spa, vũ trường, khách sạn, câu lạc bộ và karaoke; thử hỏi an ninh của Giáo xứ còn giữ được không?

- Tôi được biết Giáo xứ của anh thất nghiệp và nghèo đói nhiều lắm, tụi tôi tới đây tạo công ăn việc làm thì nghĩ sao anh lại đi ngăn cản?

- Làm đ*, làm điếm, làm côn đồ, làm con nghiện, làm ma-cô dắt mối hả? Tôi có tìm hiểu qua rồi, chỗ của mấy người vừa bị bố-ráp vì chứa chấp những tay buôn người... 

Rồi có chơi "Tàm thực" không? Rất nhiều trường Dòng đã bị sang đoạt một cách vô cớ và không hề có lấy một tiếng xin lỗi. Nếu tụi tôi đồng ý bán đất cho mấy người, mấy người liệu sẽ ngoan ngoãn hoạt động trong phạm vi đã mua hay là mỗi ngày lấn thêm một chút - cho đến khi nuốt trọn Giáo xứ hả?

- Mày...

- Tao không có bị ngu mà đi đàm phán hay nhượng bộ với tụi mày. Tao được bài sai về đây là để làm Mục tử và giữ gìn con Chiên, chứ không phải là làm cò đất hay mở công-ty địa ốc mà phân lô bán nền. Biến!!!

- Rượu mời không uống, muốn...

- Tao uống rượu Lễ, tao không có uống cái giống đách gì chung chạ với tụi bây hết... Biến!!!

- Bây giờ mấy người muốn về bằng hai chân hay muốn về bằng băng-ca?

Antonio Vũ ôm côn nhị khúc mà sấn tới chào hỏi. Theo sau lưng anh là Samuel Định, Hai Nghĩa, hai anh em Năm Tường và nhóm "nhân viên" thuộc công-ty gia đình của Ba Đức.

Nhác thấy mặt Ba Đức, người đàn ông đồng ý nhượng bộ. Gã ra lệnh cho cận thần và đám cận vệ rút lui. 

...

Yên Hồng đã học được cách cho con bú bình. Chú Tân sợ sữa này có độc nên đã khuyên nó ráng uống bài thuốc từ cây sen-đá để nhỏ-con được hưởng sữa mẹ ngọt lành. Uống đâu được vài thang, sữa cũng ra chun-chút, nó cũng cho nhỏ-con bú thử; nhưng lần nào cũng bị đau vì sữa tiết ít quá nên nhỏ-con ra sức mút mạnh, từ bữa đó nó dẹp luôn chuyện nuôi con theo cách tự nhiên. Thôi, số con Thảo nếu được trường thọ thì tự khắc sẽ có cách kháng độc cho cơ thể. 

- Hồng. 

- Dạ?

- Tôi nấu cơm sẵn rồi đó. Lát có gì mời cô - thầy ăn chung nghen?

- Dạ.

Bữa nay chú Tân nấu canh măng với giò-heo, rau muống luộc, cà-tím nướng mỡ hành, sườn xào chua cay và cá trứng chiên giòn chấm với mắm-me; ngoài ra còn có rau sống tươi ngon và bổ dưỡng.

Kim Phụng đến với hai đứa con. Chị hùn thêm hai món tôm kho tàu, bầu hấp và trứng cút chiên.

Thể theo thỏa thuận với vợ chồng chú Năm, chị sẽ lại đây dạy học năm ngày - mỗi ngày năm tiếng; vừa dạy vừa coi chừng má - con nó luôn. Hai tiết đầu là của ông thầy dạy môn Vạn-Vật, Vật-Lý và Toán-Học; chị được giao kèm môn Quốc Văn, Anh Ngữ và Hóa Học, về phần Sử - Địa trong và ngoài Nước sẽ do người bạn Thừa Tân lo - Hai môn này nó sẽ học vào ngày cuối tuần. Nghe đám "Thứ ba..." đồn rầm thì thầy đây là "Xuân-Diệu đệ nhị" nên hổng có thành gia lập thất. Ổng lại mũ mĩ như con gái nên càng bị chọc tợn.

"Tin... Tin..."

- Rồi, cơm nước gì chưa cho tôi ăn ké với. - Thời Hưng vừa nói vừa dắt chiếc xe gắn-máy phân-khối lớn "Honda - CB500F" màu xám - đen vô nhà.

Do biết trước hai người này đã nấu nhiều món chánh nên Thời Hưng chỉ đem tới món bánh bông-lan "núng-nính" nhưn kem phô-mai mằn mặn rất ngon, mà anh đã òn ĩ cả buổi mới mua được ở tiệm "Giấc mơ Mùa Đông". Món bánh này nguyên bản là của Nhựt-Bổn, tên là "Castella", nhưng "nên duyên" với xứ này là nhờ các thương nhân Bồ-Đào-Nha; về sau, bếp-trưởng Đài-Loan Lư Thái Thành đã thay đổi công thức chế biến món bánh này và nhờ một dịp tình cờ mà tiệm bánh "Grand Castella" của ông đã trở nên phổ biến khắp thế giới, từ đó ngoài công thức làm bánh Castella theo kiểu Phù Tang ra, còn có công thức làm bánh Castella theo kiểu xứ Đài nữa. Và cũng kể từ dạo ấy, rất nhiều hàng quán của các nước đã học lại công thức chế biến của bếp trưởng Thành rồi sau đó tự thêm - bớt theo ý mình; tiệm mà anh mua cũng làm giống vậy. Nhưng không hiểu bằng cách nào mà hai má - con chủ tiệm Việt Nam lại nắm được cách quậy bột bí mật của bếp trưởng Thành mà làm ra ổ bánh y chang mùi vị và độ thơm ngon; đã vậy còn sáng tạo thêm nhiều loại nhưn mới lạ và giúp giảm độ ngán cho ổ bánh.

Trước khi ngồi vào bàn, Thời Hưng lại bồn-rửa mà rửa tay và rửa mặt với xà-bông "Dial - Garden Blooms".

- Ăn no bụng rồi hẵng học, quý vị. - Kim Phụng vừa nói vừa lấy chén mà xới cơm cho Thời Hưng. 

Thời Hưng cười tươi cảm ơn. Rồi mau chóng cầm đũa lên mà ăn như ma đói.

Đứa bé gái tính dành bụng ăn bánh ngọt, chừng thấy thầy Hưng ăn ghê quá nên vội vàng bưng chén ăn-đua.

- Sao mà má - con dì này nhái được cách làm bánh của người ta hay quá...

Kim Phụng đáp:

- Có nhiều người được Trời phú cho cái lưỡi đặc biệt, tức là hễ nếm món gì là sẽ lấy được công thức chế biến của món đó, vị giác và khứu giác của họ "thính" hơn bình thường rất nhiều lần.

- À... Hay ta!

- Bên Mỹ, thường mướn những người như vầy để ăn cắp công thức của đối thủ, mỗi một phi vụ phải trả phí cho họ rất, rất cao. Nói không ngoa, một vạn người chưa chắc có được một người mang trong mình khả năng giống vầy.

- Hèn chi... Tôi mua ổ chánh-hãng với ổ của họ, nhắm mắt mà ăn không phân biệt nổi đâu là hàng nhượng-quyền và đâu là hàng ăn-theo. 

Đài thông-tấn đang phát sóng vụ xô xát do mâu thuẫn đất đai ở Giáo xứ St. Padre Pio. Kỳ lạ thay, không có ông - bà phóng viên nào kiếm Cha hay Hội Đồng Mục Vụ mà vấn - đáp; trái lại toàn đưa lên những gương mặt như Ngưu Đầu - Mã Diện dưới Âm-Ty.  

- Cái Giáo xứ này nghe đâu mỗi tấc đất là một tấc vàng, nên giờ bên nào cũng muốn kiếm chác một mớ. - Thời Hưng tặc lưỡi chán nản.

...

Đêm nay Ignacio Cường mời Giáo dân coi bộ-phim "God's Outlaw", kể về câu chuyện một con Chiên của Chúa tên là William Tyndale đã đánh đổi mạng sống để dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh và giúp cho những con Chiên khác được đọc Thánh Kinh dễ dàng hơn.

Những gì diễn ra trong bộ phim đã khiến cho bà con bị một phen kinh ngạc cực điểm. 

Ignacio Cường vừa tắt máy chiếu vừa trầm giọng kể:

- Trước đây, bên Vương quốc Anh, Thánh Kinh giữ nguyên tiếng Latin, mọi hành vi dịch thuật sang ngôn ngữ khác và lưu trữ những sách vở như vầy là phạm pháp và bị liệt vô hàng trọng tội. Cho nên mới có nạn Giáo-sĩ trị vì Giáo dân ít ai biết tiếng cổ-ngữ lẫn ngoại-quốc để mà có thể tự đọc và nghiền ngẫm một mình. Thậm chí, vua - chúa còn nhân sự này để chèn ép và sai khiến bách tính sống theo ý mình nữa, cứ việc mua chuộc một "phản đồ" và nhờ kẻ ấy rêu rao là lời Chúa nói là xong. 

Do đó, các vị mới cần phải siêng đọc Kinh Thánh và các sách bổn Đạo do các nhà Thần-học uy tín biên soạn, đặng nắm được đâu là Dụ-Ngôn của Ngài và đâu là sách-lược cai trị hay kiếm cơm của loài ác hại. Tôi biết, cái giống gì cũng tăng giá, tiền điện mới vừa tăng cái sột nữa, các vị phải bươn chải ngoài đường suốt ngày, tới tối chỉ muốn ăn vài miếng cơm, tắm rửa sạch sẽ rồi chun vô mùng ngủ mà thôi; nên tôi chỉ xin các vị bỏ ra mười lăm phút mở sách đọc mỗi ngày, đọc trong lúc ăn sáng hay ngồi xe buýt, hay bất cứ lúc nào mà các vị quởn đãi. 

- Không có tiền mua sách Cha ơi.

- Tôi, Cha Mỹ và Thầy Quới sẽ đài thọ. Tháng tới thư-viện sẽ được mở cửa, dự tính số sách sẽ mua và nhận là hơn hai trăm cuốn.

- Có mướn thủ-thư không Cha? Con đang thất nghiệp, Cha trả rẻ mạt cũng được, túng quẫn quá rồi.

- Được.

Nhiều người cũng nhao-nhao lên ghi danh. 

- Thư-viện chỉ cần chín người, mỗi ca ba người, không thể mướn hơn được đâu. 

- Bốc thăm. Ai trúng thì lên ghi danh, ai không trúng thì ngồi yên.

Vẫn như bữa trước, Stephen Đoàn dọn hội trường một mình và đưa điện thoại cho người bạn đồng tu giữ. Những con Chiên nhỏ luôn coi anh là chú Út trong nhà nên đứa nào cũng nán lại chúc anh ngủ ngon một tiếng rồi mới chịu ra về; bữa nay xấp nhỏ được đãi ăn chè Thái thơm béo.

Ignacio Cường tắm thêm lần nữa vì trời hầm hì quá thể. Anh xài loại "AXE 3 in 1 - Apollo" để tiết kiệm tiền, loại này có thể vừa dùng để tắm, gội và rửa mặt được luôn. Và, nhằm dập tắt lửa-lòng, anh tắm nước lạnh nhiều hơn nước nóng. Anh không hiểu chén thuốc mà Thanh Liên bắt mọi người cùng uống có hiệu-nghiệm cỡ nào mà một tay sát gái như Phan Thụy Long lại trở thành Tăng-sĩ Phá Vân "Nanda"; nếu được, anh cũng sẽ xin vài thang về uống đặng đề phòng "hỏa hoạn". Anh đâu phải là các Thánh Ignatius de Loyola, Padre Pio hay John the Cross, anh chỉ là một người Mục-Tử tầm thường, đầy khiếm khuyết và dễ sa vào Sự-Dữ mà thôi. 

Điện thoại của Stephen Đoàn chợt phát sáng. Thì ra là máy của chàng ta đã hết pin. Ignacio Cường bèn sạc giùm, sau đó mở máy mà gọi điện Thanh Liên.

- Chuyện gì? Tụi tôi đang học Kinh-Điển.

- Có cách nào sanh lời nhiều không?

Bên kia vọng sang tiếng ho sặc sụa của ai đó.

- Sao Phú Lâm sặc vậy? - Thiện Sanh hỏi.

Thanh Liên lắc đầu:

- Cách giúp người ta hữu hiệu nhứt là đưa tiền mà thôi. Nhưng mà đâu thể nào cho hoài được.

Phú Lâm nhận phần giải đáp:

- Nếu anh muốn kiếm tiền lẹ thì đi đầu-cơ chứng khoán, nhưng mà "Bạo phát thì bạo tàn" và dễ bị bốc lịch lắm.

Một trong số những cách đầu-cơ là mua khống cổ phiếu, chừng nào cổ phiếu đó lên sẽ bán ra và hưởng phần chênh lệch từ cuộc mua bán này. Nhưng mà nếu như anh ôm hoài mà nó hổng lên, thì tới đúng kỳ hạn anh vẫn phải trả tiền cho chủ sở hữu số phiếu đó theo thỏa thuận giữa hai bên từ trước, do đó lắm khi đã không có tiền mà nhiều khi còn phải đi vay nợ nữa.

- Nói rõ hơn được không?

- Tôi có năm trái mận, mỗi trái một đồng, anh mua khống năm trái; nếu như có người mua năm trái với giá tám đồng, anh được hưởng hai đồng mấy, phần còn lại đem trả cho tôi. Hiểu chưa? Còn nếu như anh không trả thì anh đi tù. Hiểu chưa?

- Thêm chút nữa đi.

- Hoặc là trả tiền cổ phiếu. Hoặc là trả phần trăm dựa trên giá trị cổ phiếu theo con số hai bên đã thỏa thuận.

- Rồi, hiểu rồi. Một dạng mua chịu và nếu giở giọng ăn quỵt thì sẽ gia nhập "Juventus".

- Đầu-tư thì khá sòng phẳng. Có nhiêu mua nhiêu. Khôn thì giàu, dễ-dụ và cả-tin thì lỗ sặc máu. 

Y-Nhã Cường bật cười.

- Lam Phương có "Biển tình", Trần Thiện Thanh có "Biển mặn", Anh Thy có "Biển tuyết", Trịnh Công Sơn có "Biển nhớ",... làm ăn không khéo thì anh sẽ có bài "Biển nợ" đó.

- Bài này thời nay nhiều người giành "bản quyền" lắm.

Phú Lâm lắc đầu cười xòa.

- Rồi sao anh bị truy nã?

- Vợ tôi sao chép chữ ký của tôi để làm hóa đơn giả đặng rửa tiền và trốn thuế.

oOo

Sau Thánh Lễ, Martin Cảnh đi vài vòng trong Giáo xứ để tìm hiểu dân tình và "địa-dư" vùng này. Lúc trao Mình-Máu cho anh, ánh mắt của Cha Sở có hơi khựng lại, chừng như đang dò coi tại sao hôm nay anh lại chọn nơi đây vậy. Ignatius de Loyola - Huỳnh Đức Cường, cái tên đang bị cả Hội Thánh, phía chánh quyền lẫn Hắc - Bạch lưỡng đạo chú-mục tới, song thái độ của vị Linh mục này hình như không sợ bên nào hết, vẫn khẩu khí và hành-xử quyết liệt như thường. 

- Anh kia... Dòm ngó cái gì đó?

Jesus - Ma, biết bao nhiêu người trong xóm anh không gặp, sao lại gặp cái con cưỡng thành tinh này vậy cà?

- Đi hóng gió thôi mà.

- Vậy đi chung không?

- Không.

- Tại sao?

- Tôi là người hướng nội.

- Anh hướng nội hay đang hướng vô nhà ai trong cái xứ này?

- Thôi mệt quá... Đi chung thì đi chung...

Bấy giờ Cưỡng mới hài lòng. Anh ta vừa đi vừa huýt sáo váng trời, cũng may anh ta huýt hay nên hai cái lỗ tai của Martin Cảnh không bị chọc thủng.

Ra đến bờ sông, Cưỡng chỉ tay về phía Bắc mà rằng:

- Lát về thì đi qua hướng đó. 

- Cảm ơn. Rồi để tôi yên được chưa?

- Được.

Martin Cảnh lại băng đá kê dưới bụi tre gai cao khoảng ba mét mà ngồi nghỉ chân. Ở trên bờ đã cắm sẵn nhiều cái cọc giữ phao, những cái phao nằm chồng lên mỗi cái cọc và nối liền với nhau bằng một sợi dây-nuột rất chắc, thành thử không sợ cứu người không kịp. Vài đứa trẻ chọn phao mà tròng vô người để tập bơi; sợi dây-nuột này dài hơn trăm hai chục mét, có thể nới ra hay thu hẹp lại theo ý muốn, nên dẫu mấy đứa chọn chung một chùm phao vẫn bơi - lội rất dễ dàng. Kinh phí toàn bộ do hai ông Cha bỏ ra. 

Thím Ba bán sữa chua, rau câu và thạch các loại bước đến mời pháp y Cảnh mua giùm. Sẵn đang khát nên anh lấy hai hũ sữa chua, anh thấy thím trạc tuổi mẹ anh nên động lòng thương mà biểu khỏi thối tiền. 

- Dì ơi, bán cho tụi con đi dì.

- Ơi. Nay hổng có đi đâu xa hả mấy đứa?

Bích Trâm buồn hiu:

- Bữa hổm trốn đi nên giờ tụi con bị phạt "cấm đi khỏi nơi cư trú" rồi dì.

- Chèn ơi, tội nghiệp dữ hôn!

Quỳnh Như và mấy con bạn hẹn thím Ba đến nhà Bích Trâm lấy hũ không. Thím bèn kêu con Trâm gọi báo với ba má một tiếng, kẻo lát nữa hai bên hiểu lầm nhau thì rầy rà lắm; nó nghe theo liền. 

- Mày đó nghe mày, con gái - con đứa, trốn đi chơi xa nữa là chết với vợ chồng tao.

- Dạ... - Bích Trâm nhún vai mà ngó mấy đứa bạn với biểu cảm lè lưỡi lắc đầu.

- Rồi, tui nè chị Tư.

- Rồi, có chị thì tui yên tâm, biết nó còn ở trong xứ... Rồi tụi nó ăn bao nhiêu hũ, để tui biết đường mà cất?

- Ăn nhiêu mấy đứa?

- Mười hai, dì. - Nguyệt Thủy vừa kiểm lại hầu bao vừa đáp.

- Mười hai, chị.

- Rồi, mười... hai... Rồi... Chị nhắn nó giùm tui nó mà lẻn đi chơi xa là tui cho đi luôn đó...

Mua xong mấy món ăn, nguyên đám kéo nhau ra ngồi ở băng ghế đá sắp đặt theo hình tròn đặt ở dưới một bụi tre gai khác. Băng ghế đá này cũng từ tiền túi của hai ông Cha mà ra.

Bích Trâm kể:

- Nãy tao lên nhận Bánh Thánh, tao thấy mặt Cha Cường buồn xo hà. 

Nguyệt Thủy đệm thêm:

- Bữa hổm tao đạp xe ngang Đài Đức Mẹ, tao thấy Cha Cường quỳ khóc đó bây.

Nhật Tâm tiếp:

- Nghe đâu nhiều Giáo dân được trả cao giá nên đã thỏa hiệp với đám buôn đất kia. Giờ họ tách xứ rồi, chuyển qua xứ khác sống. Với cái đà phân lô - bán nền này chắc không sớm thì muộn cái nhà nguyện sẽ bị "liếm" mất. 

Martin Cảnh ngồi đó mà nghe không sót một chữ. Nói vậy là Giáo dân đã vì tiền mà phụ rẫy xương - máu của Cha Sở. Hèn chi mà...

- Mày có còn nhớ cái giáo xứ ở tuốt Đàng Ngoài không? - Bích Trâm vừa nói vừa sửa lại tà áo-dài trước. - Nghe đâu kể từ ngày lọt vô tay chủ đất mới, giờ bà con ở đó bị phiền nhiễu đủ điều, mà ông Giáo sĩ thì tự nhiên bị "khuyết tật" luôn, ai phản ảnh gì cũng giả dại hết, không được như Cha Sở xóm mình đâu. 

Nhật Tâm lắc đầu nói:

- Cha cũng đâu có ở hoài được đâu. Chỉ còn chưa đầy hai năm là Cha phải đi lo nơi khác rồi. Đưa người mới vô, không biết có cấu kết bán đất y chang khứa mạo-danh kia không nữa.

Trước lúc trở về Cuộc Pháp Y, Martin Cảnh có hẹn với Thảo My đi ăn cơm trưa. Địa điểm là một tiệm cơm gà xối mỡ kèm canh bao bụng ở bên Quận Nhì; quán này chỉ bán cơm và xôi, nhưng kể ra mỗi loại cũng chỉ có tám món để khách lựa chọn, nhưng đồ uống giải khát thì rất nhiều vì kế bên là quán nước của gia đình họ.

Thảo My đi bằng chiếc xe tay ga "Yamaha - Fino: Premium" màu xám - hồng rất đẹp mắt. Đây là món quà mà ba má cô dành tặng cô nhân sanh-nhựt vừa rồi. Thấy người em đồng-nghiệp có xe mới, Martin Cảnh cũng nôn nao theo, anh dự định cuối năm "gom đủ lúa" rồi sẽ mua một chiếc kiểu dáng thể-thao thật ngầu và bền-bỉ để có thể "Ngựa phi đường xa" mà không sợ cúm giò.

Nhằm tránh xảy ra tai nạn không đáng có, hai người bạn Pháp Y chạy xe theo kiểu "Anh trước - Tôi sau". Sài Gòn đã vào mùa Thủy Tinh, cứ hễ mưa là đường sá bị nước tứ phía nuốt chửng, biết bao nhiêu vụ tang thương vì người dân không thấy rõ đường nên đã sa vô nắp cống hoặc vấp phải ổ gà mà bị xe khác cán. Thời nay, bữa nay chỉ có bụi, nên đường sá khá dễ chạy; đôi lúc gặp phải xe hàng sượt qua, bụi mù trắng đất - trắng trời, những lúc ấy khung cảnh hệt như bão cát trên sa mạc của xứ Ba-Tư cổ đại, ai "phước chủ may thầy" thì qua cơn dông tố vậy.

Do bán nước khá ế nên gia đình chủ quán tận dụng luôn đất bên này làm nhà-ăn cho khách; thành ra mới có cảnh bàn thì chỉ uống nước, bàn lại lanh-canh tiếng muỗng - nĩa. Tiệm cũng miễn tiếp những ai có thói quen hút thuốc trong nhà và đem theo thú nuôi, tấm bảng ấy treo mỗi bên tiệm và lời lẽ thì đanh thép nên nhóm người ấy đọc xong tự giác lên xe ra về hoặc biết ý mà không hút thuốc trong nhà.

Vì bên tiệm cơm đã kín bàn nên hai người bạn qua bên quán nước ngồi. Nhờ có lắp tấm pin mặt-trời trên mái nên ông - bà chủ mới dám trang bị dàn điều-hòa nhiệt-độ cho cả hai bên; thậm chí, sau mỗi quầy thu ngân còn gắn thêm một cái máy lạnh công-suất lớn nữa.

Thảo My giữ sợi dây-thun bằng đôi môi trong lúc gom tóc lại cho gọn để dễ cột.

Martin Cảnh vừa hỏi vừa đọc tờ thực đơn:

- My ăn cơm gà xối mỡ giống tôi không?

- Dạ không, anh. Trời nóng quá tôi đổi qua cơm gà Siu-Siu cho dễ nuốt. 

Nhờ cái nghề ít ai theo nên dù mới ra trường cái sột mà Thảo My đã có việc làm ổn định. Không như bao phái nữ đồng trang lứa, cô không chưng diện chi sất, nhưng nhờ có nét sẵn nên nhan sắc của cô vẫn không thua kém ai. Cô có giọng nói đặc biệt hay, vừa thánh thót lại vừa dịu êm như dòng suối mùa Thu; người nào đã nghe qua một lần ắt khó lòng quên lắm, thậm chí, dám chừng luyến thương nữa.

Thảo My gọi một chai "Ramune - Setouchi Muscat, còn Martin Cảnh thì chọn nước-mát đến từ Đại Hàn tên là "HSW - Sharp: Nootropic".

- Lát nữa tôi sẽ mua một lon cùng hiệu nhưng khác loại... - Thảo My vừa nói vừa dùng sức ấn để viên-bi lọt xuống dưới mặt nước trong chai.

Martin Cảnh gật gù:

- My nên uống loại "HSW - Rebuilt: Adaptogen" hoặc "HSW - Recharge: Adaptogen", nó sẽ làm máu huyết cô "hài hòa" hơn.

- Vậy hả anh?

- Nhưng đừng uống nhiều quá, không tốt đâu. Chừng nào cảm thấy rêm mình, đầu óc không tỉnh táo rồi hẵng uống. Và, đang bị dún người hay đau bụng thì tuyệt đối đừng nên uống.

Kể từ ngày làm ở đây, Thảo My phải chịu rối loạn kinh-nguyệt do giờ giấc ngủ - nghỉ thất thường. Bác sĩ cũng cảnh báo cô nên coi chừng bị thiếu máu não vì làm việc quá sức cả về thể xác lẫn tinh thần. Cô không theo Tây Y mà chuyển sang Đông Y để chữa chứng này; ngày nào đi làm về, cô cũng chịu khó uống một chén thuốc sắc hôi rình. 

Trước khi dùng bữa, Martin Cảnh giữ chuỗi Mân Côi trong hai bàn tay đang chắp mà đọc Kinh và làm dấu Thánh. Thảo My đã ăn được một muỗng cơm đầy vun rồi. 

- Cái vụ thai phụ sao rồi My?

- Người nhà thiếu điều muốn tốc mả tổ của ê-kíp phụ trách ca hộ-sanh hôm đó. 

- Cứu được con, nhưng không giữ được mẹ... - Martin Cảnh lắc đầu cảm thán.

- Cho nên nhiều người sợ đẻ cũng đúng, đau khổ trăm bề, di chứng để lại cũng nhiều không sao kể xiết, mà được mấy ai làm chồng mà thấu hiểu cho họ, suốt ngày cứ đi đổ lỗi "Con hư tại Mẹ - Cháu hư tại Bà".

Martin Cảnh đồng tình. Kế, anh mời người bạn dễ thương ăn thêm trứng gà non và lòng gà luộc cùng huyết chưng cho lại sức. Cô nàng chịu liền.

- Cái xác ông bán vé số đã giao cho trường Y rồi anh. 

- Bên bển sao?

- Giờ nói họ mừng thì nghe "Đoạn trường tân thanh" quá, nhưng kỳ thiệt là vậy mà. Dễ dầu gì có cái xác tươi chong mà còn nguyên vẹn để làm tiêu-bản chớ.

- Mà người nhà cũng... Nói hiến xác là hiến xác cái một, không dụ dự được một miếng nào hết.

Một nhóm sinh viên trường Y nắm-chắc rằng họ là Pháp Y nên sàng qua bắt chuyện. Những đứa chậm chân đành trở về đơn vị cũ mà ngóng mặt qua vấn - đáp.

Tự nhiên, từ giờ cơm thành giờ dạy Giải Phẫu trên lý thuyết. Tuy vậy, lớp cựu-sinh vẫn nhiệt tình trả lời và chia sẻ những kinh nghiệm trong phòng mổ, cũng như cách bảo vệ cơ thể khỏi những căn bịnh lây nhiễm do tiếp xúc với tử thi. Đương nhiên, những cái gì thấy gớm quá họ sẽ không kể ra, để tránh "ăn chửi" từ những thực khách khác.

Sau giờ cơm, hai người lên xe tới Cuộc Pháp-Y. 

Vì không có giấy phép nên nhóm sinh viên đành phải từ bỏ ý định vô nhà xác coi đàn anh - đàn chị thực hành; nguyên đám chán nản kéo về ký-túc-xá, không quên nhắn rằng chừng nào xin được giấy phép thực-tập sẽ xuống thăm họ liền.

Do thiếu người nên ông Cuộc Trưởng ăn trưa tại văn phòng của ổng. Vợ ổng đem cà-mền cơm vô, gồm có bốn món như sau: Ếch xáo lá-cách, canh lá-cách nấu thịt bò, ốc bằm lá-cách và lươn um lá-cách.

- Bả muốn tao thành "Hoàn Châu Cách-cách" hay sao mà bắt tao ăn toàn là lá-cách không vậy mày?

- Chắc vợ chú thấy rẻ nên làm đó mà. - Thơ ký riêng của ông Cuộc vừa nói vừa coi lại sổ sách nhận và trả xác trên máy tính.

- Rẻ mẹ gì? Sau nhà tao có nguyên cây lá-cách kìa mày, kiến con nào - con nấy biết nói luôn...

- Nó biết nói "Hello" không chú?

- Nó còn biết nói "Guốc-bay" nữa đó con...

- Chú ăn hổng nổi thì chia bớt cho con. Thương cho "Kiếp nghèo" của con đi chú...

- Mày hổng phải Lam Phương nên tao thương mày hổng nổi.

- Trúc Phương được hôn chú?

Ông Cuộc-Trưởng trề môi, rồi cũng chịu sớt bớt cho chú-em tốn mấy chục cây vàng mới chạy chọt được vô cái chức cóc-ké này. 

- Chạy chi cho tốn tiền, rồi giờ ăn "Cơm hẩm cháo hoa nhà người"?

- Con hổng phải con cá Bống đâu mà chú nói vậy. Con làm cô Tấm cơ.

- Ớn quá mày ơi! Bớt giỡn dzậy nhe?

Trước lúc xuống nhà xác làm việc, Cảnh Chiêu và Thảo My đi quẹt thẻ chấm-công. Cái máy ấy gắn ở kế bên cửa ra - vào văn phòng ông Cuộc nên họ phải ghé qua đây. Martin Cảnh nhường cho bạn nữ làm trước.- 

- Bữa nay có một nhóm thực-tập sinh bên ngành Cảnh Sát đến đây học. Hai người liệu giúp giảng viên nghen?

Thảo My cười biểu:

- Bữa nay có tới năm cái xác, chết do nguyên nhân khác nhau. Không biết xấp nhỏ đã chuẩn bị tinh thần hết chưa?

- Mấy cái xác kia hai người cất hết chưa?

- Rồi bác. - Thảo My gật đầu.

- Tôi hổng có muốn lôi thôi đâu đó.

Chỉ những ai tự cho phép hoặc được thân nhân cho phép, mọi người mới dám đem xác ra làm tiêu-bản học tập và cho nhóm sinh-viên thực-tập. Đối với trường hợp vô thừa nhận, họ sẽ lưu trữ xác một thời gian rất dài rồi mới đưa ra quyết định đem làm tiêu-bản hay đem đi mai táng; rất nhiều trường hợp tử thi chưa tìm được thân nhân nên đã nằm đây gần năm-năm rồi, ai cũng mong muốn họ được mồ yên mả đẹp nên không nỡ chuyển thành tiêu-bản.

Giảng viên đã có mặt dưới nhà xác. Hai thầy - cô chia nhau đi thắp nhang ở mỗi đầu giường tử thi, không quên xá mỗi thi thể ba cái và nhắm mắt mà thì thầm vái van. Mùi trầm-hương hòa với cái mùi đặc-trưng của nhà-xác khiến cho ai ngửi thấy cũng sởn gai óc.

Cảnh Chiêu và Thảo My đã mặc xong đồ bảo hộ cần có cho một ngày làm việc. Người nào người nấy tranh thủ làm việc riêng để chút nữa ở suốt trong nhà xác. 

Những tân sinh-viên dạn ít - sợ nhiều. Nhìn cái nhóm bị phân đến chỗ cái xác bị lửa-xe thiêu chết cứ hết run rồi đến chảy nước mắt giàn-giụa mà hai người bạn đồng nghiệp chỉ biết lắc đầu ngao ngán; hai giáo viên giục họ chạm vô tử thi để tập khám nghiệm và tìm hiểu những tác động sinh-lý-học dẫn đến cái chết của tử thi. 

- Run quá thì đừng có cầm dao mổ. Bấy nhầy cái xác hết. - Martin Cảnh cau mày nhắc nhở.

"Ụa..."

Thảo My thở dài:

- Nhà vệ sinh ở cuối hành lang: Nam tả - Nữ hữu.

- Muốn làm điều tra viên mà không dạn dĩ thì bỏ nghề cho rồi. - Người thầy chán chường nói.

Hai tiết thực hành dài lê-thê như hai tuần-lễ. Chỉ có một số ít là vững tâm thực hành nổi, những người còn lại quá nửa đã bỏ ra ngoài sân cho bớt mệt tim và ớn lạnh.

Martin Cảnh không dành cho nhóm thiểu-số một con-điểm cao nào, vì cách cầm dao-mổ và những dụng-cụ giải-phẫu khác bị sai và nhát cắt chưa được đẹp, gọn gàng. 

Chia tay nhóm sinh-viên năm Hai và hai giảng-viên, Cảnh Chiêu và Thảo My quay lại công việc hằng ngày.

- Mắc cười...

Martin Cảnh cười hỏi:

- Mắc cười sao?

- Có cô lại hỏi tôi bộ lương bổng cao lắm hay sao mà sắm nổi chiếc xe này vậy? Tới chừng nghe là quà của ba má tôi, mặt mày cổ tiu nghỉu thấy rõ luôn.

- Pháp y sao giàu nổi. Bác sĩ Gia-Đình hay Răng-Hàm-Mặt thì còn có cửa.

- Hoặc là Nha sĩ hay bác sĩ Thẩm-Mỹ... Mà nè...

- Sao?

- Anh nghĩ sao nếu một người bị nói loạn-luân, mà lại có người dưng tới nói một trong số những đứa trẻ đó là con - cháu của họ và đòi khởi kiện nếu không trả lại con - cháu của họ? Vậy theo anh người này có loạn-luân không?

- Nếu xảy ra với người trong nhà thì làm sao có chuyện người ngoài vô đòi con - cháu? Chỉ bấy nhiêu thôi cũng thấy bất-thường rồi.

- Vụ án mà bữa trước tôi được cử đi giám định ADN là như vậy đó anh.

- Kỳ vậy? Loạn-luân thì làm gì có chuyện con - cháu của người ta?

- Dạ, không phải một đứa, mà gần như hết nguyên một đám luôn.

- Cô cẩn thận nhe, My.

- Dạ.

Sau khi tan ca, hai người bạn đồng nghiệp hẹn nhau về nhà tắm rửa xong sẽ đi coi kịch rồi kiếm góc nào ăn đó uống. Bữa nay làm có nửa ca nên họ tận dụng thời gian mà đi chơi cho thỏa thích. 

Trước lúc tới sân khấu, Martin Cảnh ghé Giáo xứ St. Pio một chuyến; không chỉ là để tìm thêm manh mối đặng làm sáng tỏ cái chết bí ẩn của tử thi nữa, mà còn vì muốn quyên chút tiền cho nhà thờ nữa, với cả coi thử thái độ của ông Cha và Hội Đồng Mục Vụ ra sao.

Mới chạy vô trong được đâu trăm mét, Martin Cảnh đã nghe tiếng cãi lộn vọng ra từ hội trường đang bật đèn sáng trưng. 

Rồi đó, chưa để chàng pháp-y định thần. Một loạt xe gắn máy chạy lướt qua anh cái vù, để lại cho anh một tràng ho sù sụ và bị đau cổ họng.

- Đ* má, đi thì đi luôn đi, mốt đừng có vác mặt về xứ! Đứa nào làm trái, tao chém chết đứa đó!

- Thôi, mày bớt cái miệng giùm tao cái.

- Bác Sáu đừng có cản tụi con...

Martin Cảnh sợ đụng mặt con cưỡng hình người nên không nán lại nghe thêm. Anh phóng xe tới nhà thờ để bỏ tiền vô thùng lạc-sương và sẵn đà ghé Đài Đức Mẹ mà dâng hoa cho Bà - Bó bông này anh mua ở ngôi chợ gần sở làm, giá khá cao vì vừa đẹp vừa tươi mà cũng là các loại khó trồng nữa.

Lúc bấy giờ, Đài không một bóng người. Thấy vậy, sau khi dâng hoa cho Mẹ, Martin Cảnh quỳ xuống mà lần chuỗi Mân-Côi và đọc một bài Kinh bổn-Đạo. Chỉ còn một tiếng nữa là tới giờ hẹn với Thảo My, song anh vẫn từ tốn làm từng việc mà mình muốn.

- Chú, chú...

- Chi con?

Đứa nhỏ ôm tập vé số đi cà-niễng lại chỗ Martin Cảnh đang quỳ. 

- Chú để cái bông này lên tượng Bà được hôn chú?

- Cái bông ̣đó...

Cái bông đó, tên mỹ miều là "Xuyến-Chi", còn tên "bình-dân học-vụ" là... Nhưng Martin Cảnh không nỡ làm một đứa trẻ có lòng mà không có tiền buồn bã, nên cũng vui vẻ đặt cái bông đó lên vai trái của Mẹ Mary. 

Con nhỏ vui sướng chắp tay mà nhắm tịt mắt lầm rầm vái van. Nó nói nhỏ quá nên anh nghe không sót một chữ. Nó xin Đức Mẹ chữa lành cái chân cho nó để nó không bị má nó đánh nữa và được đi học như anh, chị và em của nó. 

- Nhỏ.

- Dạ?

- Còn nhiêu?

- Nhiều lắm, chú mua hổng hết đâu.

- Ừ, vậy lấy năm tờ thôi. Rút đại đi. 

Nhưng con nhỏ vẫn lựa cho pháp-y Cảnh cặp số "Thần Tài - Ông Địa" để vị cứu tinh của nó lấy hên.

- Có ăn gì chưa?

- Dạ chưa.

- Lên xe tôi chở ra quán cơm mà ngồi ăn.

Con nhỏ leo lên xe cái một.

- Sao bây dạn dữ dzậy?

- Má con biểu có cho người ta cũng hổng thèm lấy chớ đừng nói chi bán được giá.

- Bây liệu hồn đó. Nó mổ cướp nội tạng mấy hồi, chứ ở đó mà không bán được.

Con nhỏ bây giờ mới cảm thấy sợ.

- Chú chở con đi đâu vậy chú?

- Có biết quán cơm của vợ chồng dượng Bảy không?

- Dạ biết... Nhưng mình đổi món được hôn chú?

- Bây muốn ăn gì?

- Dạ, gà chiên KFC. Tù nhân trước khi bị tử hình còn được chọn món theo ý thích mà.

Martin Cảnh ngừng xe để coi lại bản đồ chỉ dẫn trong cái điện thoại. Gần đây nhứt là "Popeyes" và "Domino's", anh bèn hỏi nó muốn ăn ở đâu, nó đáp rằng chỗ nào có bán gà chiên thì ăn ở đó. Vậy là anh ghé "Popeyes". 

Dọc đường đi, Martin Cảnh hỏi thăm gia cảnh của con nhỏ, thì hay rằng kể từ ngày sanh nó ra gia cảnh nó sụm luôn, nên ba má mới coi nó như quân thù. Sẵn vẻ ngoài dị tật, nó bị bắt đi bán vé số thay cho anh, chị và em nó. Còn ba nó thì nhận chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn, má nó thì phụ việc ở một tiệm bánh-mì nổi tiếng bên Quận này. 

Chia tay với con nhỏ tật nguyền, Martin Cảnh kiếm đường tắt để đến sân khấu. 

Thảo My bận áo sơ-mi và quần jeans xanh, chân mang giày thể-thao, tóc cột đuôi gà gọn-bâng. Cô lúc này và khi đi làm chẳng thay đổi được một li. 

Vở kịch không có chi đặc sắc hay tình tiết gây cười mới mẻ. Hầu hết là "nhai lại" những câu nói đang thạnh-hành gần đây và nhảy múa theo những bài hát chỉ đáng nhớ về mặt giai điệu còn nội dung thì rỗng tuếch. Thành ra, hai người bỏ về ngay khi vở diễn mới được một phần bốn chặng đường. Sự quay lưng của họ đã khiến một người đàn ông chú ý, đó là nghệ sĩ kịch-nói luống tuổi đang ngồi sau cánh-gà mà quan sát khán đài để ghi nhận phản ứng của khán giả về vở kịch này; ông lấy cái khăn-rằn chậm nước mắt, rồi chạnh nhớ tới hương hồn của các Thầy như Cao Văn Lầu, Viễn Châu, Xuân Phát, Nhị Hà,... mà càng buồn thêm.

- Xin lỗi nghen... Tự nhiên khiến anh phí tiền lãng nhách.

- Không coi sao biết hả cô? Mà lát nữa đừng mời tôi đi ăn quán ngon như vở kịch vừa rồi nghen?

- Biết rồi cha, ghẹo tôi hoài.

Thảo My tính dẫn Cảnh Chiêu ra bờ-kè bên Quận Tám để ăn cơm-tấm đêm, nhưng chàng ta chê ngán cơm nên nàng bèn mời chàng ta đi ăn bún thịt nướng thập cẩm - cũng ở điểm đó luôn. Lần này thì chàng ta chịu. 

Trên đường tới đó, hai người tắp vô cây xăng mà đổ thêm nhiên liệu cho chiếc xe của mình. 

- Quán đông dữ hen?

- Ừm. - Thảo My vừa nói vừa nhận thẻ coi-xe từ tay người đàn bà bán nước giải khát. - Lại đằng kia ngồi chờ đi anh. 

Không biết ông Trạng - ông Cống - ông Thám Hoa nào đã bày vẽ ra chuyện trồng cây sứ bên dòng kinh hôi rình; hỗn hợp này còn ghê hơn cái mùi nhà xác nữa, thơm không ra thơm mà thúi cũng không ra thúi, cũng may ăn bún chứ không phải ăn lẩu, không là chết tức tưởi rồi.

Ăn đâu được vài đũa bún, Thảo My đưa điện thoại cho Cảnh Chiêu coi:

- Anh. 

- Hửm?

- Ông Cuộc ổng nhắn mới phát hiện tử thi bên bờ ao trên đường... bên Quận Bảy, ổng kêu tụi mình qua khám nghiệm tại hiện trường kìa.

Vậy là hai người đành chịu đói mà phóng xe qua bên-bển.

- Nè, đồ của hai đứa nè. Có lều sẵn luôn đó, cô My thay trước, anh thay sau.

Đó là xác của một đứa bé trai, phần bụng đã bị moi hết nội tạng, theo như lời của nhân-chứng bất đắc dĩ thì ông đang đi soi ếch thì thấy nó nằm úp mặt ở đây nên đã lật nó lại đặng coi con cháu nhà ai bỏ nhà đi bụi rồi nằm vạ ra đất mà ngủ như vầy, thì hỡi ôi ông đã phải đi thay quần luôn vì ngó thấy tình trạng kinh hoàng trên thi thể của nó.

Martin Cảnh miết tay lên thành bụng của cái xác mà nói:

- Nó đã chết ít nhứt cũng phải hơn một ngày. Ở đây chỉ có vài vệt máu khô lưu lại do bị in dấu từ vết xẻ phanh-bụng trên người nó. Gương mặt nó không thể hiện cảm giác chịu đựng gì sất, dường như nó là một tử-thi chết-tốt bị người ta trộm xác mà đem đi mổ cướp nội tạng. 

- "Chết-tốt" là sao?

- Là không phải trải qua những cuộc giằng co để giành lấy sự sống. Tự nhiên lăn đùng ra chết hay bị rút ống thở vì chết não hoặc một dạng tim ngừng hoạt động bất thình lình, đại loại vậy.

Thảo My vừa kiểm tra vết xẻ trên bụng tử thi vừa hỏi:

- Lóng rày có nhiều con nhà giàu cần thay tạng gấp hôn bác?

- Trời ơi, đầy dẫy luôn, sao tôi biết nguồn tạng này đi đâu - về đâu?

Nhờ sự tinh-nhạy của Thảo My đã mọi người đã tìm thấy vệt dầu nhớt để lại trên mặt đất. Rất có thể, đây là dấu vết đánh lạc hướng của hung thủ. 

- Bây ăn gì chưa?

- Mới lua được vài đũa bún là chú hốt ra đây. - Martin Cảnh cười khổ.

- Hèn chi... nghe mùi thum-thủm.

Thảo My che miệng cười ngượng ngùng.

- Giỡn với bây thôi...

Đội Pháp Chứng cũng đã có mặt tại hiện trường. Hai bên bắt đầu phối-hợp với nhau để mau chóng tìm ra những dấu vết mà hung thủ đã sơ sót để lại. 

- Anh Hai.

Ông già bắt ếch vẫn còn đang bịn tim vì chưa hết cơn bàng hoàng.

- Bắt được nhiêu ếch thì bán-mão cho tôi đi.

- Có liền, có liền. Tui lấy anh vài chục thôi.

Vừa coi ông già trạc tuổi mình cột ếch trước khi bỏ vô bịch, ông Cuộc-Trưởng vừa nói:

- Tôi đã nhờ bên Tổ Trọng Án đi lục danh sách chờ ghép tạng của các bịnh viện khắp xứ này. Đặc biệt dặn họ lưu tâm đến những gia đình giàu sụ sẵn sàng trả giá cao.

Đội-trưởng Đội Pháp-Chứng cau mày:

- Tôi nhớ cái ông nào đó có con bị ung thư gan rồi biến-chứng sang hư thận đang cần nội tạng gấp... 

- Ông đó đang bị điều tra về tội tham nhũng và biển thủ của-công, tôi không nghĩ ổng dám đi thêm bước nữa để bị "bứt dây động rừng" đâu.

- Nhưng nghe nói mạng sống của con ổng đang đếm từng giây, ổng lại thương con nhỏ này nữa, tôi e là ổng sẽ "hốt hụi chót" để cứu nó. 

- Vậy điều tra cha nội đó trước đi... Ổng theo Đạo gì?

- Đạo Tặc. 

...

Nhờ bòn rút quốc khố đều đặn mà cha của Bảo Trân đã mua được rất nhiều nhà ở các Quận giàu có trên thành đô. Bữa nay, ông dẫn nó tới biệt thự bên Quận Nhứt để ăn mừng lễ thượng-thọ của bà nội nó; đáng ra, nếu bác Hai và chú Tư sống một-mặt thì cha nó đã cho mỗi người một căn rồi, nhưng vì hai ổng trở quẻ thường xuyên quá nên cha nó cho hai ổng húp cháo-rùa luôn, thành thử bữa nay hai ổng tính đem bà nội nó ra làm công-cụ để òn ĩ xin nhà và tiền.

Bảo Trân uống xong cử thuốc đặc trị ung thư, liền với tay lấy bộ tóc giả lên đội. Tóc này là của chị giúp việc, chỉ bán lại với giá khá cao, cha nó tính ép sát nút song nó biết lý do mà chỉ bán mắc nên đã năn nỉ cha nó mua đúng giá mà chỉ đã đề ra. Nhờ nó mà em trai của chỉ mới có tiền đóng học phí và không bị nhà trường hành hạ tinh thần. Tháng nào nó cũng lén cho chỉ một ít để chỉ gởi về quê lo cho gia đình.

- Cô Hai.

- Dạ?

- Cô Hai muốn ăn hay muốn uống gì hôn? 

- Dạ thôi, miệng em đắng nghét hà, ăn - uống có chút xíu rồi bỏ mứa tội lắm.

- Cô bịnh mà, đâu phải là cô cố-tình đâu.

Bảo Trân nhờ chị giúp việc đưa mình xuống sau hè. Mặc dầu sử dụng xe lăn điện nhưng nó vẫn thích có chị giúp việc đi cùng. 

Sau hè là thiên đàng của Bảo Trân, nơi nó thỏa thích trồng bông, tận hưởng những làn gió mát làm xao động mặt hồ bán-nguyệt và lắng nghe chim hót véo von trên cành. Nó ưa nhứt là ngồi dưới gốc cây Sala, bên cạnh chậu hồng tỷ-muội, mà đọc sách diễm tình bi tráng.

- Em nghe nói quán cà-phê "Sóng Nhạc" bán đồ uống nào cũng ngon. Chị với anh Thiên đưa em tới đó nghe?

- Hổng được đâu, cô Hai ơi... Ông chủ chửi tụi tui chết...

- Không sao đâu, có gì em "hộ-giá" cho.

Nghe được đi chơi, chàng tài-xế liền đứng về phe của cô chủ nhỏ. Thấy can ngăn không xong, chị giúp-việc đành tặc lưỡi đồng ý với hai người. 

Người chủ quán cà-phê đó đã ngoài tứ tuần, mặt mày hiền queo, tuy đuôi mắt đã hằn dấu thời gian nhưng khuôn mặt trông hãy còn rất trẻ và điển trai.

- Con nghe nói quán này nổi tiếng lắm nên muốn tới chơi. 

Thừa Tân vừa đưa cuốn thực-đơn cho Bảo Trân vừa nói giá tiền mấy ly trà-sữa với người giao-hàng mướn.

- Con muốn một bài nào về tuổi học trò mà tươi vui...

- Thái Hiền, ban "Thúy - Hà - Tú", ban "Ba Trái Táo", ban "Mây Trắng", ban "Phượng Hoàng", ban "Thời Đại",... Cô ưng ai?

Chị giúp việc coi ông bán cà-phê vợt tới nỗi quên luôn cô tiểu-thơ bịnh hoạn liên miên. Không hiểu bằng cách nào mà cà-phê lại hóa thành dòng và rót đến mức nào cũng không bị đổ ra ngoài.

- "Dưới nắng hồng" do ban "Bốn Phương" trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Vậy đi nghen? Rồi chừng nào nghĩ ra món thì kêu tôi...

- Trà sữa trân châu đường đen.

- Okay.

- Anh đẹp trai cho tôi một ly sinh-tố dâu-tây nhe. Nhớ bỏ thêm trân-châu đen và thạch bảy-màu đó.

- Dạ, em nhớ rồi chị.

- Quỷ hà.

Bảo Trân lại mắc ói nên chàng tài-xế và chị giúp việc phải dìu nó tới nhà vệ sinh.

Mỗi buồng đều có nút tạo tiếng ồn nên người sử dụng "dễ đi" và ít mắc cỡ hơn. Bảo Trân liền chọn âm thanh trời mưa để ngăn những tiếng nôn-ọe tới tai người khác.

Xong xuôi hết thảy, Bảo Trân được chị giúp-việc dìu tới bồn-rửa đặng rửa mặt và rửa tay. Trên bệ đặt sẵn ba chai xà-bông "Dial - After the Rain", hương thơm rất dễ chịu và khử mùi vô cùng hiệu quả. 

- Bồ bịnh hả bồ?

Một đứa con gái để tóc "demi-garcon" bước ra từ buồng vệ sinh chót-hết lại hỏi. Dáng vẻ khỏe mạnh và nước da hồng hào của nhỏ là niềm ước mơ của Bảo Trân, nên nó tủi thân mà òa khóc tức tưởi; báo hại chị giúp việc và Quỳnh Như phải dỗ dành gần chết.

- Thôi, bồ muốn đi chơi với mấy đứa tui không?

Bảo Trân gật đầu mà vẫn còn ầng-ậc nước mắt.

Thừa Tân có việc phải đến Giáo xứ St. Pio nên đồng ý đi chung. Yên Hồng cũng đòi ẵm con theo. Vậy là chiếc xe "Lexus - LX450" bảy chỗ màu Satin-Cashmere Metallic (gần giống với màu cát-vàng dưới nắng ban trưa) hiếm có khó tìm ấy có thêm ba người hành khách.

Người tài-xế riêng "hồn chị - xác anh", chưa gì hết đã đon đả nắm tay Thừa Tân mà kéo lên ngồi ghế phụ. Kế mới xuống giúp cô chủ nhỏ.

- Mày mê trai một vừa hai phải thôi con quỷ.

Quỳnh Như và hai má - con Yên Hồng xuống băng chót ngồi. Cũng may chú Út luôn thủ sẵn ghế riêng cho nhỏ con của Yên Hồng nên đi đâu cũng không bị chật vật.

- Ghé Giáo xứ St. Pio đi chú. Ở đó mới mở quán Việt - Hoa - Hàn - Nhựt - Thái đó chú.

- Sao cô không nói gọn là ẩm thực Á Đông đi?

- Quên. Ăn hiếp con nít hoài.

Giáo xứ đang cất thư-viện nên xe chở vật liệu ra - vô không ngớt. Nhóm thợ hồ phần đông là thanh niên của xóm Đạo, và dĩ nhiên họ đều được hưởng lương tương đương với các thợ hồ của chủ thầu. Người tài-xế đóng hết cửa sổ để cô chủ nhỏ không bị tức lồng ngực do hít phải bụi cát.

- Quán đó ở đâu cô Như?

- Con cũng hổng biết nữa chú.

- Trời đất ơi... Vậy nó tên gì?

Quỳnh Như bặm môi nghĩ ngợi một đỗi, rồi mới gãi đầu cười gượng mà nói, "Không nhớ."

- Rồi cửa hiệu đó sao? 

- Có gắn hai cái lồng đèn kiểu Nhựt với bốn cái lồng đèn kiểu Hoa vòng quanh quán.

- Vậy mà tên quán thì không nhớ?

- Lại hỏi ông Cha đi. Ổng quản xứ chắc ổng biết.

- Công nhận Cha Chánh-xứ đẹp trai thiệt, mặt mày dòm y chang tài tử Hương Cảng.

- Ừ, "Hứa Văn Cường" đó. Hỏi ổng cho đàng hoàng chút, ổng hổng có hiền đâu. - Yên Hồng nhắc nhở.

Ignacio Cường nghe Quỳnh Như mô tả liền biết đó là quán của gia đình chú Bonifacio Hiền. Anh chỉ tay về hướng Tây, rồi dặn rằng chạy thêm năm trăm mét thì quẹo phải là sẽ tới nơi. 

Bảo Trân lâu lắm mới được đi "đường vườn" nên thích dữ lắm. Nó nằng nặc đòi chú tài-xế hạ cửa sổ xuống để được ngửi làn hương thơm mát của cây - trái và bông - cỏ miền Nam. 

- Rủi cô bị gì chắc tôi bị chửi chết.

- Hổng sao đâu chú. Con bịnh hoài hà. Ai mà biết rõ nguồn cơn gây nặng thêm đâu. Hạ cửa xuống hết đi chú.

Tuy đã tới năm hai ngàn lẻ số-chục, nhưng nhà cửa và cảnh vật nơi đây vẫn vẹn nguyên Thế-kỷ trước. Nhưng cũng nhờ vậy mà kiến trúc công-trình không bị lộn-xộn, nham-nhở và mất trật tự như những dãy nhà ở chỗ khác. Trước cổng mỗi nhà đều có gắn biểu tượng Thánh-Giá, còn nếu không có cổng-rào thì họ lại dựng, vẽ hoặc treo biểu tượng ấy lên cột, vách, ban-công và bồn-bông hay thậm chí là trên thân cây.

- Anh Tài, dừng xe...

- Cô mắc-ói hả cô? Nè, tôi có đem theo sẵn...

Bảo Trân phụng phịu:

- Anh cho em xuống coi khóm bông kia thử. Bông gì mà thơm quá trời thơm.

- Bông Dành-dành. - Thừa Tân giới thiệu.

Chàng tài-xế kiếm được chỗ đậu xe an toàn nên mới tắp vô lề và xuống dẫn cô Hai tới coi khóm bông miệt vườn.

Mùi hương của khóm bông dân dã nổi bật giữa muôn loài hoa dại. Bảo Trân nâng một khóm bông lên mà kề mũi ngửi. Chưa được bao lâu, con nhỏ đã bụm miệng nôn trớ. Rồi chừng như sợ chủ nhà ra ca cải lương, Thừa Tân và chàng tài-xế vội vàng dìu con nhỏ trở ra xe. Có tiếng chó sủa váng trời sau cái cổng rào phủ đầy dây bìm-bìm và đậu-biếc, kèm theo tiếng làu-bàu chửi đổng của chủ nhà - không biết đang chửi "Con" hay chửi "Người".

Quán nhà ông Hội-Phó có diện tích áng chừng ba mươi mấy mét vuông, còn nhà riêng thì được đâu sáu mươi mấy mét. Bên trong còn dư được hai bàn, bàn nào cũng dựa cửa sổ gắn song-sắt uốn kiểu và quét một lớp sơn-dầu màu xanh da trời; bồn-bông bên ngoài trồng rất nhiều sao-nháy và bông-dừa. 

Trước lúc chọn bàn, mọi người đứng xếp hàng mà chờ đến lượt rửa tay ở cái bồn-rửa đặt lộ-thiên trước cửa-chính của cái quán. Trên ấy để sẵn một chai xà-bông "Dial - Sunshine Blossoms", hình như gia chủ mua cùng một siêu thị với Thừa Tân thì phải; kế bên-trái là máy hong-khô tay, và nằm ở dưới cái máy là một sọt-rác nhỏ dành đựng giấy dơ.

Thời Hưng thấy "Bạn-mình ơi" thì mừng húm. Người thầy ấy xấn tới bắt tay với người tài-xế trạc tuổi mình.

- "Đồng-minh hụi" của tôi nè.

Bonifacio Hiền mời họ xuống cái bàn nằm trước cửa hông. Chỗ ngồi quây thành chữ U và có thêm ba cái đôn nhỏ nên tha hồ ngồi.

Sẵn có tánh thương con nít nên vợ chú Bô-Ni-Phát mạn phép giữ giùm đứa con của Yên Hồng.

Thừa Tân giúp Bảo Trân ngồi xuống ghế. Con nhỏ chọn góc nằm ở bức tường ngăn cách bàn này với cái cửa hông, và ngồi ở mé ngoài cùng. Chị giúp việc ngồi kế bên nó. Còn Thừa Tân thì ngồi ở phía đối diện nó.

Hai chàng đồng tính thì mỗi người an tọa trên một cái đôn. Yên Hồng, Quỳnh Như, Bích Trâm, Đỗ Uyên, Nguyệt Thủy và Nhật Tâm ngồi rải khắp những chỗ còn lại.

- Bắt quả tang mày ăn giấu anh hén?

Thừa Tân bèn ngoắc mấy đứa đó vô.

- Nói giỡn chớ mấy đứa em không ăn đâu.

- Ăn đi.

Nhân đây, Bảo Trân khoe với mọi người:

- Ba em nói đã tìm được người hiến tạng cho em, nếu như kết quả tương-thích thì nội trong tuần này sẽ lên bàn mổ. 

Chị giúp việc rất vui khi thấy cô chủ nhỏ ăn nhiều hơn mọi bữa, cũng như chỉ bị bợn-dạ chứ không ói thốc ói tháo như trước đây. Chị bèn mời cô chủ ăn thử món phá-lấu heo nướng và phá-lấu bò rim, con nhỏ gật đầu cái rụp.

Ngoài đường bỗng nhiên vang lên tiếng quát tháo:

- Bây giờ, ai muốn bán đất rồi ly xứ, làm một thể luôn đi...

- Chứ giờ hổng có tiền rồi sao sống hả Cha? 

- Miếng đất đó nhiêu, tôi mua?

- Người ta trả giá cao lắm...

Nicolas Trực bẻ gãy luôn nhánh cây-ổi mà ông đang đứng vịn tay vào.

Chứng kiến cảnh tượng đó, Ignacio Cường quay lưng đi một hơi về nhà-nguyện, mà nước mắt đã dâng tràn khóe mi...

oOo

Sau giờ dạy nhạc, Stephen Đoàn trở về phòng tĩnh tâm một chút. Trước đó, anh sẽ tắm gội sạch sẽ rồi mới ra lần chuỗi.

Ngó chai xà-bông "Dial - Cedar and Balsam" mà Stephen Đoàn cảm thấy vui-vui. Số là cái chai này là món quà mà một người bên Lương đã tặng cho mình và Ignacio Cường nhân dịp tới quyên tặng sách cho thư-viện. 

Chuỗi Mân-Côi vừa trượt qua tay lần thứ năm, điện thoại của Stephen Đoàn đổ chuông. Số máy lạ hoắc, anh tính không bắt, nhưng sợ rằng chuyện có liên quan tới Giáo xứ nên quyết định nói chuyện với người đó.

- Đi uống cà-phê được không?

- Xin lỗi, ông là ai vậy?

- Từng gặp trong thang máy. 

- Ở đâu?

- "Sóng Nhạc".

Stephen Đoàn đi tới đó bằng xe taxi.

Vừa đến trước cửa quán, chàng Linh mục xấu trai đã nghe Anh Khoa đang ca bài "Một lần Yêu, vạn lần Sầu" của nhạc sĩ Tâm Anh. Cái cười nửa miệng của anh nhẹ tênh, như chiếc lá me đậu lại trên vỉa-hè còn ướt mưa. 

Người đàn ông kia đang đứng đợi ở quầy thu-ngân, vừa chờ Stephen Đoàn vừa coi ông bán cà-phê biểu diễn tài nghệ, nhưng mà đồ uống của ổng lại là nước Soda Dưa-hấu. 

- Uống gì kêu đi, tao trả tiền.

- Cho tôi một ly Lipton gói, loại "Cold Brew", nhiều đá.

Sau khi mua xong ly nước, Stephen Đoàn theo chân người đàn ông ấy qua bên kia đường.

- Vô xe trước đi. Chiếc "Maserati - Quattroporte" màu đỉnh-tuyết đang đậu trước cửa tiệm "Baskin-Robbins" đó. 

- Ông đi đâu?

- Tao vô mua kem cho xấp nhỏ... Lên xe ngồi đại đi... Lòng-thòng y như thằng cha mày...

Vừa dứt lời, người đàn ông đó bấm chìa-khóa đặng mở cửa xe. 

Sau một hồi dụ dự, Stephen Đoàn đánh liều mà leo lên xe ngồi.

Trong xe có đặt một hũ sáp-thơm hiệu "Glade" mùi "Aqua Waves" nằm trên bảng điều-khiển và để sẵn một ống tinh-dầu "Febreze Air" hương "Ocean" ở trên lưng ghế sau. Stephen Đoàn chợt nhớ tâm nguyện của mẹ anh trước khi mất là được ghé những nơi có biển, không biết là vì mong muốn được ngắm cảnh sắc thay đổi theo đường ngao du của "đôi vầng Nhật - Nguyệt", hay là muốn ôn lại kỷ niệm dấu yêu xưa?

- Quán này sao cầm cự được hay quá. Ra - vô thấy có mống khách.

- Ông thích biển à?

- Phải.

Cái xô đá đựng hũ kem được treo tòng-ten ở cái móc của băng ghế sau. Những giọt hơi-nước nhểu xuống nệm và thảm xe nghe đều-đều như sương rơi. 

Trên đường về nhà đưa kem cho xấp nhỏ, người đàn ông thích biển ấy kể đôi nét về mẹ của Stephen Đoàn. Anh dường như thấy lại một thời hoa mộng của mẹ bên Cồn-Bửng xanh mát một màu dừa trong tà áo Hà-Đông.

Kế, nhân lúc chờ đèn xanh, người đàn ông đó lại nói:

- "Je ne suis que de l'amour" của nhạc sĩ Pierre Delanoe, giai điệu gốc tên là "Histoire d'O" của tác giả Pierre Bachelet. Lời Việt có tựa đề "Khi có Chàng" của nhạc sĩ Minh Phúc. Đây là tâm sự của ẻm sau khi bị ba mày gạt.

Stephen Đoàn hiểu tiếng Pháp nên cảm thấy căng thẳng lạ.

Đoạn đầu của ca khúc có đại-ý như sau:

"Đôi lúc Chàng tưng tiu Tôi như một Bà Hoàng

Đôi lúc lại coi Tôi như một món đồ chơi vô giá trị mà đùa bỡn

Và có đôi lúc, Chàng đối đãi Tôi hệt như cái cách mà Chàng làm với một con chó...

Nhưng sau rốt hết thảy đau thương mà Chàng đã đem tới, Tôi vẫn cam lòng tha thứ và yêu Chàng tột bực..."

- Mày giống cha mày y chang. Chỉ biết làm khổ con gái nhà người ta...

Stephen Đoàn ngó xuống cánh tay đã liền hẳn những vết kim-đâm. Đôi mắt đỏ hoe, nhưng ráo hoảnh, từ lúc đoạn tuyệt với Xuân, nước mắt anh đã nằm yên trong tuyến lệ.

- Ông có biết mẹ tôi và nàng còn thích bài nào nữa không?

- Làm sao tao biết cái cô kia thích bài nào giống ẻm?

- "L'amour comme c'est les bateaux" của nhóm tác giả Gilles Thibault - Raymond Donnez - André Popp. Lời Việt mang tên "Tình Yêu bềnh bồng", không rõ ai là người đã chấp bút, tính đến nay chỉ thấy có mỗi "Cánh hồng bạc mệnh" Ngọc Lan trình bày tình khúc.

Người đàn ông đó như mơ hồ thấy một "Nàng Dáng Tiên" bận "Áo lụa vàng" đang ngồi khép gối dưới gốc cây còng cô-đơn. Nàng tiểu-thơ đài các ấy đang đợi đò, còn ông đang chờ nàng quay lại dòm mình một cái. 

- Thằng cha mày lợi dụng tình yêu của ẻm mà biến ẻm thành một kẻ săn nội-tạng một cách bất chấp. 

Stephen Đoàn cúi đầu nói nhỏ:

- Mẹ tôi bị "Hội chứng Adele", hay nói đơn giản là "Hội chứng ám ảnh Tình-Yêu", một người bác sĩ Tâm-Thần đã nói như thế với tôi...

- Thế à?

- Tôi sợ tôi sẽ nối tiếp Xuân mà bị hội chứng này... 

- Tao bị trước mày rồi. Nhưng nhờ ơn Chúa, tao đã được cứu-rỗi một phần.

Stephen Đoàn hạ cửa kính-xe xuống để mưa làm đôi mắt ráo hoảnh của mình bớt khô.

- Tại sao mày không để bản thân được khóc?

- Khi ông đã đau đớn quá rồi, nước mắt ông sẽ đông cứng thành băng.

- Tao tưởng thành ghèn chớ, tại xốn-mắt muốn chết.

- Giờ chắc ông đã hiểu sao mà mẹ tôi lại chọn ổng rồi chớ?

Người đàn ông đó lầm-bầm chửi đổng. Ông không vốn biết nói vuốt đuôi hay làm đẹp lòng người khác, nên nhân-duyên giữa ông và mọi người tệ vô cùng tệ.

- Ông nên uống thuốc giống Cha Âu-Tinh Dương... Nhờ điều trị từ sớm nên bây giờ Thầy ấy mới kiểm soát được cảm xúc, hành vi và lời nói của mình.

Chuyến xe dừng trước một con lộ đất khá rộng rãi và có nhiều cây trứng-cá mọc.

Một đứa bé gái mặc đầm giống như con cánh-cam chạy tới mà thưa cha - thưa chú.

- Nè, cha mua cho mỗi đứa một hũ kem ba-viên.

- Dạ, con cảm ơn cha... Thưa cha, thưa chú, con dìa.

Ngồi nói chuyện với người đàn ông đó đâu khoảng một tiếng hơn, Stephen Đoàn rời xe ra về. Anh từ chối quá giang, viện rằng đã hẹn với bạn rồi.

Stephen Đoàn nhờ xe-ôm chở tới công viên cách nhà của người đàn ông ấy một quãng khá xa để tìm chỗ ngồi tĩnh tâm.

Đi chưa đến đích mà trời đã mưa lớn. Sợ bác tài-xế cảm mạo nên Stephen Đoàn nói tắp vô đây đụt mưa. Mái hiên này là của một cửa hàng bán đồ chơi cho thiếu nhi. Cũng may ông bác không mặc đồ trắng, không thôi là đủ một cặp "Hắc - Bạch Vô Thường".

- Chú về trước đi, con đứng đợi bạn tới đón cũng được.

Rồi không đợi bác tài-xế trăn trối chi sất, Stephen Đoàn đã nhét tiền vào tay bác.

Thấy số tiền nhiều hơn mức quy-định, bác liền cảm ơn rối rít rồi dông xe tới trường rước con về.

Sực nhớ có một đứa nhỏ trong xứ rất thích chơi rubik, Stephen Đoàn bèn bước vô mà mua cho nó một cái. Giọng nói vô cùng du dương của anh đã khiến gia đình chủ tiệm giựt mình, không ai dám tin rằng một người có bề ngoài như vầy lại có giọng nói hay đến thế. 

Chợt, ông chủ tiệm hỏi:

- Thầy đây có biết chơi guitar không?

- Dạ, tôi biết chút xíu thôi, thưa chú.

- Đâu, đờn thử một bản được hôn?

- Được, "Gió chiều" của nhạc sĩ Văn Phụng.

Những người hàng xóm kéo qua coi ông thầy bận áo chùng thâm độc tấu. Tiếng hát đó tuyệt diệu như tơ-trời, không vương mang một xíu âm vực trần thế, như thể người vừa đàn vừa ca ấy có một linh hồn tươi đẹp vô cùng.

- Bài này có ai ca chưa mà sao tôi hổng biết vậy cà?

- Khánh Ly, thưa thím.

- À... Hèn chi...

Trước khi giải tán, Stephen Đoàn biểu diễn thêm một bản nữa, tên là "Lời cám ơn cuối cùng" của nhạc sĩ Anh Bằng mà anh đã từng nghe Thanh Thúy và Duy Khánh ca - Cô Thúy ca bản-gốc và bản sửa lời sau năm 75 Số Một, còn bác Khánh ca bản sửa lời sau năm 75 Số Hai; anh sẽ trình bày lời gốc.

Người con gái muộn chồng của vợ chồng chủ tiệm ngây người nhìn Stephen Đoàn. Nàng chưa từng nghe ai hát mà lại cảm thấy đau lòng nhường vậy. Như thể chàng Trương-Chi này đang gởi gắm nỗi niềm cho nàng Mị-Nương nào đó vậy.

- Ủa, răng eng cũng ở đay hỉ?

- Dạ... Mua chi đó anh?

- Mấy trái cầu thôi... 

Rồi bất chợt, Kiến Hữu ngỏ ý:

- Rứa tôi đưa eng xuống Vĩnh Long viếng mộ mạ hí?

Stephen Đoàn lơ đãng hỏi:

- Xe này hết nợ chưa anh?

- Rồi. Tôi trả giúp hấn rồi.

Sau khi đi nhờ nhà vệ sinh của chủ tiệm, Stephen Đoàn theo chân Kiến Hữu về quê ngoại.

- Mưa trộ thôi. Tưởng mô phải ni mai chớ.

- Sao anh không đi chung với Mục sư Tường?

- Nểu-nểu hoài cũng mệt.

Stephen Đoàn không biết cách sạc trên xe hơi nên nhờ Kiến Hữu làm giùm.

- Nè, dễ lắm, cắm ở đay nì.

Trong lúc Stephen Đoàn ghim-điện sạc, Kiến Hữu mở bài "Angel Eyes" do Fancy trình bày lên nghe.

- Nè, gọi cho ôn Cường đi. Kẻo ổng nghi eng "Đưa Em tìm động hoa vàng" đó.

Stephen Đoàn bèn bấm số gọi cho Ignacio Cường. Người bạn đồng tu của anh không hay trả lời số lạ, nên anh hơi lo một chút.

- Ổng nỏ bắt máy hỉ?

- Ờ.

- Vậy nhắn tin qua đi.

Stephen Đoàn làm y theo.

Quả nhiên, chưa được năm phút, Ignacio Cường đã gọi lại.

- Mỹ phải không? Đang ở đâu vậy?

- Xuống Vĩnh Long thăm mộ mẹ.

- Anh đi xe của ai vậy?

- Anh họ của Mục sư Kiến Tường.

- Đi hồi nào?

- Tình cờ thôi.

- Chừng nào về?

- Sáng mơi.

- Nếu như tới trưa mà anh không về, tôi sẽ đi nói thẳng với Bề Trên để giải quyết sự vụ của anh. Một là làm Mục tử, hai là làm con Chiên, xin anh đừng có nhập nhằng nữa.

- Ừ.

Stephen Đoàn cúp máy cái cụp.

- Cường nóng tính thiệt.

- Ảnh làm đúng, tôi mới là kẻ quấy.

Người quản trang biết Stephen Đoàn là Cha xứ nên tính mời anh lên gặp Cha xứ xóm mình, nhưng anh đã viện cớ có chuyện phải đi gấp để từ chối lời ngỏ của ông.

Stephen Đoàn quỳ trước mộ mẹ mà vừa lần chuỗi vừa đọc một bài Kinh cho bà.

Sau giờ Kinh - Nguyện, Kiến Hữu chở Stephen Đoàn đi tìm nhà-nghỉ giá rẻ để ngủ trọ một đêm.

- Anh ăn bún riêu được không?

- Ghiền nữa là khác.

Vậy là hai chàng bèn đi kiếm quán mà ngồi ăn.

Thấy một cái quán khá đông khách, lại có bãi đậu xe, Kiến Hữu mới ghé lại. Ở đây có bảo vệ nên không xảy ra chuyện người bán vé-số và ăn-xin vào quán chèo kéo thực khách.

- Eng uống chi, tôi khao?

- Nước tăng lực gì cũng được hết anh.

Kiến Hữu mua cho Ngọc Mỹ một lon "Red Bull - Peach-Nectarine" và một ly đựng đầy đá viên. Về phần mình, anh mua cà-phê ly-lớn cho tỉnh ngủ. Khi anh về bàn, chàng Cha-Phó đã đọc xong bài Kinh và làm dấu Thánh.

Sức ăn của Ngọc Mỹ không mạnh mấy nên anh sớt bớt qua tô của Kiến Hữu. Cái tô lưng-lửng trở thành đầy-vun.

- Eng đân ít rứa răng mà mạnh nổi?

- Quen rồi anh. Từ nhỏ ăn uống thiếu thốn, ít khi nào được bữa đầy bụng, nên bao tử đã nằm luôn ở mức kích thước đó.

- Quán ni nêm vừa miệng tôi. Mắm-ruốc pha cũng thơm nữa. Ớt đân cũng đã... 

- Anh từng yêu ai chưa?

Kiến Hữu hơi khựng lại. Rồi mau chóng thay đổi sắc mặt và nói:

- Đương nhiên có vài mảnh tình vắt vai rồi. Nhưng toàn là "Tình hờ", "Tình phụ", "Tình câm",... không... 

Stephen Đoàn rũ mắt nhìn xuống cái tô bún-riêu vẫn còn ê-hề của mình. 

Kiến Tường cũng dần ăn chậm lại, theo sự bất động của Stephen Đoàn.

- Tự nhiên tôi hiểu tại sao mẹ tôi lại ngu tới nỗi không chịu ly hôn với ổng. Không phải vì sùng Đạo, mà là vì Tình si...

Kiến Tường nghe ra "lệ tràn câu thiên thu" trong lời nói của chàng Linh mục xấu trai mà còn cao lêu-khêu và gầy gò. 

- Thôi ăn đi anh... - Stephen Đoàn thở hắt ra một hơi, rồi liếm môi một cái trước khi cầm đũa và muỗng lên ăn.

Ngoài trời lất phất mưa bay, gió lạnh làm nước đọng trên máng-xối mau đổ xuống bồn-bông trồng toàn Vạn-Niên-Thanh và cây Sống-Đời. Những người ngồi gần bị văng trúng làu-bàu vài tiếng, rồi tự giác dời bàn xịch-ra. 

Trên đài đang chiếu một bộ phim truyền-hình Thái Lan, chưa được nửa tiếng mà đã có hơn năm phân-cảnh bạt tai lẫn nhau và nói móc-xỉa, má của chủ tiệm vừa ngồi ôm đầu gối vừa quay qua bình luận với mấy bà bạn.

Trong lúc đợi Kiến Hữu đi vệ sinh, Stephen Đoàn lại quầy tính tiền mà mở bóp trả, nhân đó hỏi:

- Nãy anh đó uống gì chú?

- Cà-phê đá hổng bỏ đường, cậu.

- Cho con một ly y như ảnh đi.

- Rồi, có liền. Đắng vậy mà mấy bây uống được, hay thiệt! Muốn bỏ xíu đường hông? Chớ mua mà uống hổng được uổng tiền lắm.

- Dạ.

Đứa trẻ bán vé số dắt theo một người đàn ông mù lòa lại mời Stephen Đoàn mua. Không những mua giùm nó mấy tờ vé số ế, anh còn mua cho hai cha - con bún riêu và đồ uống. Xong xuôi hết thảy, sẵn có lửa lò, anh bỏ hết vé số vô đốt; người nào người nấy ngó anh như nhìn người bị bất bình thường.

- Khỏi thối, chú.

- Cảm ơn nghen... Bon voyage...

- Là sao chú?

- Thượng lộ bình an.

- Thầy giáo Pháp Văn "hụt". - Người đàn bà đang chờ lấy bún riêu giải thích.

Ông chủ tiệm cười mà ánh mắt buồn rượi.

- Tốt nghiệp xong rồi, đùng cái 75 tới, thế là ổng "mất dạy". - Người đàn bà đó nói rõ hơn.

Nhà nghỉ ấy nằm ở trong một con đường vườn, phía trước là ruộng và sau lưng là mả-lạng nên bảo đảm sự yên tĩnh tuyệt đối. Quá nửa phòng trọ còn trống, nhưng hai người lại kêu một phòng và lấy hai giường-đơn. 

- Nếu eng khôn chê, tôi có mấy bộ đồ sạch và đồ lót mới mua ngoài chợ...

- Cảm ơn anh nghen. Riêng đồ lót, để tôi gởi tiền trả lại.

Kiến Hữu không hề từ chối. Anh nói:

- Đồ lót ni đã được trụng nước sôi rồi đem giặt lại và phơi nắng cả ngày nên sạch dữ lắm. Eng đừng lo dơ nghen.

- Dạ, cảm ơn anh. 

Vì là nhà nghỉ bình dân nên máy bơm nước nóng rất lâu sôi. Kiến Tường nhường Stephen Đoàn tắm trước, còn anh thì xách chổi đi quét và tiện thể coi có bị lắp máy ghi-hình trộm không; vừa làm, anh vừa ca nho-nhỏ bài "Đường về miền Trung" của nhạc sĩ Hoài Nam.

Tóc của Stephen Đoàn gần ráo nước, Kiến Tường mới có nước nóng mà tắm. Chàng Cư-sĩ Tứ Ân Hiếu Nghĩa dặn bạn đường nếu mệt hãy nghỉ lưng trước, không cần phải đợi mình. 

Lau tóc cho khô một chút, Stephen Đoàn quỳ gối mà tiến hành giờ Kinh Tối. Bữa nay anh đã để lỡ giờ Kinh Chiều. Liệu những ngày sau, anh có còn để lỡ điều chi nữa không?

- Hồi nãy xài chai "Old Spice - Bearglove" được khôn?

- Được. Anh mua trọn bộ luôn hả?

- Ờ. Cho gọn. Khỏi lựa mất công. 

Bên ngoài trời đã ngớt mưa. Không còn tiếng mưa, sự im ắng càng nổi bật tợn. Sao mà miệt vườn lại vắng bặt tiếng dế và ếch vậy cà?

- Sáng nay chắc đã có ai tới phun-thuốc xịt rầy hay trừ sâu... - Kiến Tường vừa nói vừa mở Laptop lên.

Stephen Đoàn "À" lên một tiếng, rồi lại lặng thinh lần chuỗi Mân-Côi. Anh đã lần được sáu lượt; cái năm mẹ anh bị đưa vào phòng mổ, anh đã lần hơn một trăm lượt, lần tới nỗi anh không thể bưng nổi chén ăn cơm.

Kiến Tường xuống quầy giặt và ủi đồ mướn để lấy trang phục của mình và người bạn đồng hành. Giá dịch vụ rất phải chăng. Điểm thú vị ở đây là khách có thể chọn gói dịch-vụ từ Thấp đến Cao, tức là Thấp thì sử dụng loại nước giặt và xả-vải rẻ tiền, Vừa thì là loại ở mức trung bình, và Cao là loại thượng-phẩm và ngoại-nhập. Anh chọn gói Đặc Biệt, và loại xả-vải mà anh chọn là "Downy Infusions - Balance: Crisp Rain and Blue Eucalyptus - Beads", nên trang phục rất thơm và khử được mùi hôi của bữa ăn ban chiều. Sau khi thối tiền cho anh xong, con gái chủ nhà nghỉ cho một người khách khác ngửi thử mùi nước xả-vải mà người này tự chọn, nếu không ưng thì cô sẽ cho khách mở mẫu mới.

Về tới phòng, Kiến Tường thấy Stephen Đoàn đã say giấc nồng. Bịch thuốc mà anh ta lấy ra uống ban nãy vẫn còn để nguyên nơi tủ đầu giường. Nhờ dáng nằm cong lưng và bị gió quạt thổi bay lớp áo mà anh nhìn thấy khá rõ những vết sẹo trên người anh ta; nhát nào nhát nấy không hề nương tay một chút nào, cũng may chưa chạm phải điểm-nghiệt mà sanh chứng liệt.

Mới vừa ngả lưng nằm xuống, chưa kịp nhắm mắt lại, Kiến Tường đã nghe tiếng bô xe gắn máy nổ ì-đùng ngoài sân.

- Có tiền mua xe phân khối lớn thì sao hổng ở khách sạn mà ra chỗ nghèo nàn này phá giấc ngủ người ta chi không biết.

Stephen Đoàn vừa bị tiếng bô xe vừa bị tiếng quát tháo làm cho tỉnh hồn. Anh ngơ ngác ngồi bật dậy mà dòm dáo dác chung quanh, rồi chừng thấy không có gì liên quan tới mình nên chép miệng một cái trước khi nằm xuống ngủ tiếp. 

- "Harley-Davidson - Street Glide"?

Stephen Đoàn bật dậy lần nữa:

- Xe của Cha Kiến.

- Cha gì mà lái xe đua?

Longinus Kiến không đi bằng cầu thang mà vịn cột và bờ tường đặng phóng lên lầu Một.

- Ôn ni có phải thiệt là Cha khôn nớ?

- Mỹ!

- Con đây.

- Không thấy con ở xứ nên Thầy chạy xuống quê ngoại con coi thử.

- Có cầu thang sao...

- Khóa rồi. Đi súc miệng đi.

Stephen Đoàn vẫn còn say-ke nên đi đứng lảo đảo như người vừa dứt hết một thùng-phi rượu chuối-hột.

- Nó có uống rượu không?

- Ảnh uống thuốc trị thương. 

- À... quên. Cái vụ hôm bữa... 

- Chiếc xe "Harley" đó của Cha hả?

- Ừ. 

Nhà nghỉ này có luôn một quán nhỏ bán đồ uống, cơm bình dân và các món-nước khác. Chủ nhà vừa canh nồi nước lèo vừa chửi thằng nhỏ ở-đợ té tát vì đã để cho người lạ vô đây; chừng thấy hai cha - con, bả mới dịu giọng xuống với thằng nhỏ.

- Ăn uống gì hôn anh đẹp trai?

- Dạ, chị có bán trà "Lipton" gói không?

- Dạ có anh. Pha-đậm giá cao, pha-lợt giá thấp.

- Còn hổng pha thì tôi hổng có tốn tiền?

Bà chủ-quán cười cái rần, rồi trách nhẹ:

- Quỷ hà!

- Pha-đậm đi chị.

- Nóng hay lạnh? Nói ấm-ấm là hết vui nhe.

- Lạnh, nhiều đá.

- Cho con một ly bạc-xỉu.

- Rồi, rồi có liền... Sao mày còn đứng đó ngó nữa? Vô đập đá cho khách uống kìa.

Có lẽ sợ mất lòng khách nên âm-lượng của bà chủ quán đã được vặn xuống rất nhiều. Thằng nhỏ thiếu điều muốn cúng nải-chuối mà đền tạ hai cha - con.

Lúc bấy giờ là một giờ sáng. Ngày mới vừa sang mà gia đình chủ quán đã thức gần hết để lo sửa soạn bán buôn. Nhờ nằm trên con đường vắng người nên quán cũng có khách; hai người vừa đặt đồ uống xong là có liền một nhóm khách đi du hí bằng xe gắn máy ghé vô ăn uống.

- Anh Hai mở-hàng hên ghê.

- Hên vậy giảm giá nhe?

- Quỷ hà!

Stephen Đoàn đã bớt cơn buồn ngủ. Anh lặng thinh ngồi lần chuỗi. Đôi mắt anh hướng lên bầu trời thưa thớt sao khuya và vắng bặt bóng trăng.

- Thầy còn nhớ có một bộ phim Công Giáo tên là "The monk", kể về một Cha Dòng rất giỏi và gương mẫu, được coi là huynh trưởng của Dòng đó luôn và rất có thể sẽ là Bề Trên tương lai; một ngày kia Satan đến trong hình hài một cô gái đẹp, thế là chấm dứt đường tu của người đó. Thầy vẫn còn nhớ một chi tiết như vầy: Sau một bài giảng, người đó hết sức ngạc nhiên vì không còn mấy người hưởng ứng và khen ngợi mình nữa. Thì ra do linh hồn của người đó đã bị vấy bẩn bởi sắc dục nên lời ăn tiếng nói không còn toát ra Thần Khí để mà có thể hiệu triệu ai.

Phim này phải dán nhãn trên Hai mươi mốt. Và cũng vì chứa nhiều tình tiết rất dễ gây mích lòng nên phim này không nói rõ nhân vật chánh theo Dòng nào.

- Con và Xuân đã ước hẹn rồi.

Longinus Kiến giữ chặt hai bờ vai của con trai:

- Sao?

- Hết rồi.

Quê ngoại chìm trong màn mưa dông. Nhóm khách ghé đây ăn uống tíu tít khoe rằng chút xíu nữa là mắc mưa cả lũ rồi, gia đình chủ quán cũng hùa theo hưởng ứng, đứa nhỏ ở đợ hờ hững nhìn đôi bên.

- Con yêu Xuân. Yêu thật lòng thật dạ. Nhưng, con không thể bỏ Y-Nhã được, chặng đường chông gai phía trước ảnh sẽ quỵ ngã nếu không có ai vác Thánh-Giá cùng.

Nói đoạn, Stephen Đoàn mở cho người Thầy Dòng nghe bài "Yêu nhau không dám lấy" do song ca Quốc Anh - Hương Lan trình bày, một sáng tác của ông và thi sĩ Nguyễn Đức An:

"Yêu nhau không dám lấy, mà bỏ nhau không đành

Nên chia nhau sầu hận, đầy một đời về sau

Đôi tay Ta yếu đuối, đành mất nhau trong đời

Anh ơi, Ta còn gì mà hẹn nhau kiếp sau?"

Trong màn đêm bão dông ấy, nơi đô thành phồn hoa ánh tinh không, Ignacio Cường đang quỳ trước Đài Đức Mẹ mà cúi gằm mặt lần chuỗi Mân-Côi để nài van Mẹ dẫn đường chỉ lối cho người bạn của mình. Mặc cho Thầy Sáu và hai người Thầy Dòng ra sức kéo anh đứng lên.

- Quỳ đi, quỳ cho hư luôn cái chân đó đi. Mệt mày quá. - Nicolas Trực xẵng giọng nạt.

Giằng cho với nhau đâu được nửa tiếng nữa, Ignacio Cường ngã rạp người xuống đất bất tỉnh nhân sự, máu mũi cũng theo đó trào ra.

- Cường xỉu rồi. - Louis Quế nói trong hai hàng nước mắt.

Nicolas Trực quát:

- Đáng! Ai biểu chiều giờ hổng chịu ăn cái đách gì? 

...

- Mỹ về chưa?

- Tôi nè.

Tám Khiêm hãy còn bận áo Clergyman. Có lẽ anh vừa từ nhà thờ chạy qua đây nên không kịp thay sang áo Blouse. Anh cầm cái móc máng tấm áo trắng qua vai, đứng theo kiểu chân trước - chân sau, ánh mắt đăm chiêu khôn cùng.

- Suy nhược cơ thể kiêm suy nhược thần kinh. Tái phát nhiễm trùng huyết. Miệng vết thương có dấu hiệu bị tét gây làm độc. Đi tiểu không được. Ở đây ít nhứt mười ngày rồi mới được về.

- Rồi ai lo cho Giáo xứ?

- Anh lo cái mạng anh trước đi.

Stephen Đoàn xiết chặt chuỗi Mân Côi.

An-Tôn Vũ và Mạn-Hòe Anh đem một giỏ trái cây tới làm quà. Một người bận quần-tây đen và áo Clergyman, còn người kia bận áo chùng-thâm của Dòng Chúa Cứu Thế.

- Cho tôi về đặng sáng mai còn làm Lễ nữa...

Nicolas Trực quở:

- Cha Gia-Thịnh Hưởng và Thầy Sáu Lưu-Y Quới sẽ lo. Mày khỏi cần lo.

Ignacio Cường tính nói nữa, nhưng cơn bợn-dạ bỗng ập đến, anh trở người mà nôn thốc nôn tháo xuống sàn nhà. Song sàn nhà không bị dơ mà là cái áo của Stephen Đoàn hứng chịu hết thảy; anh đã để cho người bạn đồng quản xứ ói lên người mình để ảnh không bị người ta quở trách vì làm dơ sàn nhà.

- Nè. - Tám Khiêm đưa bịch nylon bọc tấm áo Blouse cho Stephen Đoàn.

Stephen Đoàn lột cái áo ra rồi bọc lại trong bịch nylon và đem quăng sọt rác.

Antonio Vũ rút khăn giấy ướt luôn mang theo trong người mà lau mình cho Stephen Đoàn. Người bạn "cải nhánh" của anh cũng bắt chước theo.

Nicolas Trực và Jacinto Hưởng giúp thằng con mang tên vị Thánh sáng-lập Dòng Tên nằm xuống và lau miệng - lau mặt cho nó. Hai người Cha Dòng rơi nước mắt theo những "Giòng dư lệ" đang nhòa trên mặt nó. Ai cũng tưởng Cường "Tên sao - Người vậy", nhưng thiệt ra, nó đâu phải vậy; nó phải sống như vậy chỉ bởi để bảo vệ đàn Chiên và đất Thánh của Cha nó.

Tám Khiêm cởi cái áo Clergyman mà đưa cho Stephen Đoàn mặc đỡ. Anh vừa làm vừa cười biểu:

- Chúng ta đều là con của Thiên Chúa hết. Dù rằng cách tìm và nhìn nhận về Ngài giữa hai bên khác biệt nhau.

- Cảm ơn anh Mục-sư.

- Không có chi đâu, anh Linh-mục.

Manuel Ngô cười buồn.

- Tôi không đi đâu hết, tôi sẽ ở lại đây với anh và Giáo-Hội.

- Đội ơn anh, đội ơn anh rất nhiều.

Điện thoại của Tám Khiêm đổ chuông. Ngó thấy số máy ấy, chàng Mục-sư kiêm bác-sĩ không bắt. Bản nhạc xứ Do-Thái "Halleluyah La Olam" cứ thế phát trọn bài.

...

Trời đã về khuya.

Ignacio Cường vừa chợp mắt ngủ được một chút thì hốt nhiên bị trùm đầu và siết cổ. Theo phản xạ tự nhiên, anh ra sức giãy giụa kịch liệt. Nhưng tay trái lẫn tay phải của anh đều đã bị khóa chặt bởi đôi bàn tay của hai người. Vậy ra, chúng là một nhóm. Càng hít phải thứ bột trét trong cái bao, thần trí anh ngày càng mê loạn và hỗn độn; anh biết đó là thuốc kịch độc, và anh cũng biết mình sẽ ra sao nếu "may mắn" thoát chết.

Người y-tá chỉ còn biết đứng trơ mắt nhìn người bịnh-nhân bị ngợp thở đến chết, bởi hai kẻ kia đã kề súng vào sau ót và nơi màng tang của cô. Mỗi một nhịp kim đồng hồ trôi qua là một lần nhịp tim của cô bị hẫng đi và càng lúc càng hãi hùng. Người nằm trên giường kia đã lịm dần, ắt sẽ...

"Phịch."

Hai kẻ kia tự nhiên té quỵ xuống. Bốn tên đồng bọn hoảng hồn ngừng tay mà ngó dáo dác. Nữ y-tá nhân đó chạy trối chết, vừa ra tới hành lang cô liền tri hô ầm ĩ.

- Rút.

Nhưng chưa kịp rời khỏi, cả bọn đã bị đánh túi bụi. Những người tấn công chúng vừa cao vừa đô con nên chúng chỉ biết đưa đầu chịu trận chứ không tài nào rút súng ra mà lật ngược thế cờ.

- Hoàng Kỳ, Thủy Diệu, Châu Lợi và Phá Vân. Đánh đủ rồi. - Chân Tâm vừa nói vừa đỡ một trong hai kẻ khống chế cô y-tá mà bàn-giao cho cảnh sát.

Thanh Liên cầm tay mà bắt mạch cho Ignacio Cường. Đoạn nhíu mày nói lớn:

- Bạch phiến.

Nghe vậy, Martin Cảnh liền chạy đi tìm bác sĩ khoa Hồi Sức - Cấp Cứu - Giải Độc.

- Họ muốn phao tin là Y-Nhã Cường nghiện ma túy đặng khiến ảnh bị treo Chén, vì để có bằng chứng nên đã nhân cơ hội này mà làm ảnh bị phơi nhiễm bạch phiến.

- Lát nữa thể nào cũng có phóng viên và ký giả tới quay phim. - Trì Thương vừa nói vừa phát cho mỗi sư đệ một bộ Tăng-Già-Lê. - Mau đi thay đồ đi.

Khoảng đâu mười phút sau, Ignacio Cường đã được chuyển sang băng-ca mà đưa lên lầu Hai cấp cứu và giải độc.

- Thảo. - Chân Tâm cất giọng gọi sư đồ.

- Tôi biết rồi. - Trì Thương đuổi theo các sư đệ.

Martin Cảnh nhìn theo bóng lưng của người em song sinh Hai Thương một đỗi, rồi mới dời tầm mắt tới Thanh Liên - Người Tăng sĩ đã từng là bác sĩ Tâm-Thần ấy đang quỳ dưới sàn nhà mà tìm kiếm thứ chi đó dưới gầm giường.

- Cảnh Chiêu.

- Có.

- Đeo bao tay vô rồi gỡ cái này ra.

- OK.

Các cảnh sát trong Đội Đặc-Nhiệm đã làm xong nhiệm vụ được giao. Chỉ có sáu người ở lại bảo vệ Ignacio Cường và an ninh trong khu vực bịnh-viện.

Trì Thương hỏi:

- Các đệ thấy thế nào?

Hoàng Kỳ trả lời trước:

- Hồi đó mặc mấy bộ như vậy thấy ngầu-ngầu, đẹp đẽ, giờ sao tôi lại cảm thấy mấy bộ đó không khác chi đồng phục của tù nhân: Sang trọng thì được ưu ái và bợ đỡ, Bình thường thì ít ai để ý tới, còn Bần hàn thì bị thương hại hoặc khinh bỉ.

- Sadhu, sadhu, sadhu... - Chân Tâm mãn nguyện mà chắp tay cười.

Phá Vân tiếp:

- Vậy ra hai Thầy muốn thử tụi tôi?

Thanh Liên cười:

- Phải. Còn Thủy Diệu thì sao?

Thủy Diệu chỉ chắp tay với một nụ cười mỉm trên môi chứ không nói chi sất.

- Í, có thầy chùa nè má... Kêu mấy ổng lại tụng luôn đi cho đỡ mắc công đi xa.

Người đàn bà đứng tuổi ra dấu suỵt thằng con, rồi lẹ làng chạy lại nhờ nhóm Tăng sĩ giúp mình tụng Kinh cho ba chồng mình.

- Chân Tâm. - Thanh Liên đẩy cây sang Chân Tâm.

Chân Tâm vừa đẩy kiếng vừa nhếch miệng nói:

- Nhường huynh.

- Vậy thôi tôi làm cho. - Trì Thương lãnh phần.

Những người bạn đồng tu của Thanh Liên vừa rời khỏi, thì Cưỡng đã tay xách nách mang mà trở lại phòng bệnh của Y-Nhã Cường.

- Ủa, Cha Cọp đi đâu rồi? Hay là mình đi lộn phòng? Ủa đúng mà ta? Ủa? Ủa... cô gì đó ơi, ê, tôi hỏi mà sao cô không nghe vậy?

- Ổng chuyển vô phòng Cấp Cứu rồi...

Martin Cảnh chợt khịt mũi:

- Mới chui từ cái ống khói nào ra mà hôi quá vậy?

Cưỡng cúi mặt nói nhỏ:

- Nãy thèm ăn mực nướng quá nên có đứng lại định mua, nhưng chờ lâu quá nên bỏ về luôn.

- Mùi này đâu phải mực nướng?

- Dzô dziên quá ông nội... Xáp lại gần tôi chi vậy? Ờ mà sao trên sàn có vệt máu, bộ Cha Cọp ói máu hả?

- Máu của con đó ông.

- Người ta lo cho Cha mà cũng đi móc họng người ta.

Hai tên trong cái nhóm sát thủ ấy bị bắn đạn gây mê nên không gặp gì nguy hiểm tới tính mạng, hiện đang bị giam giữ trong nhà-xác. Xạ-thủ giấu mặt đó phải đứng ở đâu mới có thể bắn chuẩn xác và lẹ làng như vậy cà?

- Cưỡng.

- Gì nữa dzậy cha?

- Ăn gì hôn, tôi bao?

- Muốn cạy miệng tôi hả?

- Ờ.

- Cũng được. Tôi đâu có dính líu gì bậy bạ đâu mà sợ.

Trước lúc rời khỏi nhà thương, nhóm Tăng sĩ báo một tiếng với Martin Cảnh.

Mợ Hai mừng rơn khi thấy con trai Út. Bà vồn vã mời các bạn đồng tu của con xuống nhà sau nghỉ ngơi. Chú Thương cũng xuống bếp pha cho thằng em và bạn nó mỗi người một ly nước chanh-hồng nhiều đá - ít ngọt.

- Con gái. - Phú Lâm cười rộ lên.

Hải Lam hớn hở chạy tới ôm chầm lấy cha nó. Kế là Bảo Thạch và Kim Sơn.

- Con gái của cha ra-mãn rồi.

Hải Lam mắc cỡ chỉ biết cười e lệ.

- Hai đứa cũng trổ-mã rồi.

- Thảo, không được trải nệm nằm hả con?

- Không, thưa má.

- Đau lưng chết.

Về phần Thanh Liên, anh ngủ cùng phòng với người bạn ngoại Đạo. Y-Nhã Cường đã qua cơn nguy kịch do hít phải một lượng lớn thuốc phiện, nhưng thần trí của anh e rằng phải mấy ngày nữa mới tỉnh táo được. Anh đã từng chữa trị cho những tên "tép-riu" buôn ma túy nên hiểu cách chăm sóc một bịnh nhân như vầy ra sao. Mệt một cái là sẽ có người tuồn tin Ignacio dương tính với chất gây nghiện để lấy cớ đuổi ảnh ra khỏi Dòng.

- Cô để tôi làm cho.

- Thầy đâu có...

Thanh Liên trình tấm thẻ xưa cũ và bằng Tốt-Nghiệp của mình cho cô y-tá coi.

- Trời ơi, học cao dữ vậy sao? Thiệt nha Thầy? Rủi ổng có gì là tôi chết đói đó.

- Thiệt.

Cô y-tá vừa rời đi thì Martin Cảnh và Cưỡng cũng vừa trờ đến. Ai nấy đều có cái bụng căng phồng và mình mẩy ám mùi đồ ăn. Cưỡng mở lời trước:

- Ổng ngủ rồi hả Sư?

- Ừm.

Martin Cảnh huých Cưỡng mà ra hiệu trải ghế-bố nằm. Đoạn hỏi:

- Cha Lệ-Thủy đâu rồi?

- Ờ ha?

- Bị bắt rồi. - Thanh Liên đáp gọn lỏn.

- Ai bắt?

- Dương Lễ.

Ignacio Cường đối đáp rất chậm và phản-xạ mắt kém. Phải mất một đỗi, anh mới nhớ ra tên của từng người; và tỏ ra rất vui vì sự hiện diện của Thanh Liên.

Cưỡng vuột miệng bình phẩm:

- Chúa ơi, đừng có nói ổng hít xong cái ổng đổi tánh mà yêu ông kia luôn nghen.

Thanh Liên bật cười mà nhìn Y-Nhã Cường đang long mắt lên sòng-sọc với "Con Cưỡng hình Người".

- Rồi, Cha Cọp khỏe rồi. Dòm ánh mắt của ổng là biết ổng bình thường lại rồi.

Thanh Liên đập nhẹ trên trán người bạn khác Đạo mà cười biểu:

- Dữ quá trời.

Ignacio Cường đáp lại bằng một nụ cười gắng gượng trên môi, vì cơ mặt của anh vẫn còn rất đau nhức nên cứ hễ chành miệng ra là bị hành.

...

Stephen Đoàn xuất hiện với nửa mặt bầm tím. Trên hai tay còn hằn nguyên vết xiết của dây thừng-chão và những vết trầy xước khác.

- Được thả về rồi hả?

Stephen Đoàn gật đầu.

Martin Cảnh nhíu mày hỏi:

- Ai đánh Cha?

Stephen Đoàn lắc đầu.

- Người yêu cũ của Kiều Xuân. - Thanh Liên trả lời luôn. - "Kafka bên bờ biển".

Martin Cảnh ngỡ ngàng. Cưỡng thì bàng hoàng. Mà Ignacio Cường lại hoang mang.

- Hai thương - phế binh mau ăn chút gì đi, mới có sức uống thuốc. - Thanh Liên vẫn giữ được điềm đạm từ cử chỉ cho tới lời nói.

- M... m... m... - Ignacio Cường mấp máy môi.

- Bánh cuốn Triều Châu, chân gà rút xương sốt tàu-xì, xôi lòng và trứng-gà-non ăn kèm xá-bấu và canh gà tiềm thuốc Bắc.

- Trước lúc mất, mẹ tôi đã ca cho ông ta nghe bài "Nước mắt một Linh Hồn", một sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, bài này Lan nào ca cũng hay: Hương Lan - Thanh Lan - Ngọc Lan.

Stephen Đoàn chọn Thanh Lan.

"... Em sẽ chết, Em sẽ chết

Anh bỏ người yêu, về trả thù

Em sẽ bắt Anh cũng chết, cho thỏa niềm đau

Để đêm mưa gió, quanh nấm mồ hoang

Buồn Em xõa tóc, khóc than vô vàng

Xa Thiên Đàng, hai linh hồn trọn đời lang thang..."

- Bài gì mà giống nhạc chủ đề Halloween quá vậy? - Cưỡng rùng mình hỏi.

- Cả mẹ tôi và Xuân đều dành bài này cho người đàn ông đã phụ rẫy mình.

Stephen Đoàn ngừng lăn hột gà. Ánh mắt anh bây giờ hệt như người cha đốn mạt của anh, cái nét thâm hiểm và tàn độc lồ lộ ra tới mức khiến một gã trai vô tư như Cưỡng cũng phải thôi tươi cười.

Thanh Liên vẫn lặng thinh Thọ Thực. Trưa nay anh ăn xoài Cát-Hòa-Lộc và xôi sầu riêng chan nước cốt dừa rắc dừa bào-sợi với đậu-phộng rang, khát thì đã có ca trà-đá.

Raphael Lễ thay mặt Đức Cha Gabriel Thái mà qua thăm hỏi Ignacio Cường. Phận "Lon-Ton" nghèo nên anh chỉ có thể mua hai bịch cóc - ổi - mía ghim lề đường và hai ly trà dâu "xứ lạ" làm quà.

- Sao gọi là trà dâu "xứ lạ"? - Cưỡng trố mắt hỏi.

- Tại hổng biết cái này là Đà-Lạt hay Đà-Tàu nên gọi chung-chung là trà dâu "xứ lạ".

- Nội này bị đánh sưng mỏ, kêu ăn mía. Nội kia đang nhức mặt, kêu ăn cóc. Cũng ít có ác lắm. - Martin Cảnh phá lên cười khùng khục.

Raphael Lễ gãi đầu mà xẽn-lẽn cười duyên.

- Đây là lần đầu tiên mà tôi có cảm giác này... - Ignacio Cường ôm đầu choáng váng. Hồi trước, có một nữ Giáo dân trong lúc xưng tội đã hỏi anh rằng tại sao mình suốt ngày bị rối loạn tiền-đình, anh đã trả lời là "Con hãy đến hỏi bác sĩ chuyên môn đi." Anh hiểu vì căn cớ nào con Chiên hỏi câu đó, nên anh cảm thấy thật kỳ khôi nếu đáp rằng, "Đó là thử thách của Chúa" hay những câu tương tự như vậy. Con Chiên này bị bịnh thì phải đi chữa trị, chớ không phải ngồi đó mà đổ-hô hết mọi sự cho Chúa được.

Mãi một lúc sau, Thanh Liên mới mở miệng nói:

- Anh bị say thuốc, phải mất mấy ngày mới hết.

- Tại sao họ không giết tôi luôn vậy Thanh?

- Họ muốn anh sống dở - chết dở, thân bại - danh liệt, đi tới đâu là bị phỉ nhổ đến đó, chứ không có muốn anh êm xuôi lìa đời.

Raphael Lê nhếch miệng cười khổ:

- Quỷ dữ vốn rất thích hành hạ người ta. 

Cưỡng chợt cười khúc khích:

- Tôi nhớ có một ca sĩ được xưng tụng là Đức Mẹ, và một Mục-sư Tin Lành đã phát hiện "Đức Mẹ" này hay chào hỏi khán giả bằng dấu tay theo biểu tượng của Quỷ Satan. Nói cụ thể là bức hình vẽ Quỷ Satan có chùm râu dài và ngôi sao năm cánh giữa trán, ngồi xếp bằng, tay trái - theo hướng mắt người nhìn - chỉ lên trời và làm dấu. 

Martin Cảnh cười mỉa:

- Xứ này bây giờ toàn là Bồ-Tát, Phật Sống, Đức Mẹ và Thánh Thần, mà hết thảy đều là "Giả hình".

- Ca sĩ bây giờ không hiểu sao rất thích đưa biểu tượng của Satan Giáo vô làm bối cảnh hay vũ đạo. Gặp ngày xưa là họ xong rồi. - Raphael Lễ lắc đầu ngán ngẫm. 

Ignacio Cường bình phẩm:

- Ca sĩ Fancy thường hát những bài có biểu tượng liên quan tới Kitô Giáo. Một trong số những ca sĩ hiếm hoi "trung thành" với đức tin của mình.

Raphael Lễ vừa kéo cao ống-hút vừa hỏi:

- Tại sao?

- Rất nhiều ca sĩ từng là Kitô Hữu sau khi thành danh đã đem biểu tượng Satan Giáo vô sự nghiệp âm nhạc của mình. Một bản nhạc hay chẳng cần một bối cảnh hoặc vũ đạo bắt mắt. Bây giờ được bao nhiêu người nhớ tới màn trình diễn trên sân khấu của Celine Dion trong bài "My heart will go on"? Hay chỉ nhớ có mỗi giọng hát tuyệt diệu và thánh thót của bà? Còn ca sĩ thời nay đều đầu tiên mà người ta mường tượng ra là nhan sắc, bối cảnh và vũ đạo trong MV.

Cưỡng bật cười:

- Giờ thêm có nạn sáng tác "nhạc đấu tố" nữa.

- Ý là thời xưa Lam Phương viết về tình cũ hay người trong mộng chỉ trách móc theo kiểu dỗi hờn mà còn bị nhiều xưa phê bình.

- Jesus - Ma, mặt con bị sao vậy Mỹ? - Jacinto Hưởng vừa nói dứt câu liền nhào tới nâng cằm thằng con mang tên vị Thánh Tử-vì-Đạo "tiên-khởi".

- Bị tình cũ của cô Xuân đập cho một trận. - Ignacio Cường vừa nói vừa lần tìm đôi dép. Thanh Liên bèn ngồi xuống giúp anh xỏ dép vô chân. Anh nhờ Kỳ Thanh dìu mình đi ói, nhà vệ sinh nằm ngay trong phòng nên không sợ anh đi không kịp.

Nicolas Trực nghiến răng hỏi:

- Rồi cái thằng đó đâu?

- Mày là Thầy Dòng mà Trực?

- Em đâu còn là Linh mục mà anh bắt em phải giữ phép? Đã vậy em còn bị vạ Tuyệt Thông tới giờ chưa được gỡ mà?

Jacinto Hưởng lấy tay day Ấn-Đường cho đỡ nhức đầu. 

Giờ Martin Cảnh mới hiểu ai là ông Linh mục "Hỏa hồng Nhựt-Tảo oanh Thiên-Địa - Kiếm bạt Kiên-Giang khấp Quỷ-Thần" mà đám cảnh sát luôn kháo nhau. 

- Thằng Thái nó phải chấn chỉnh lại. Cái Giáo xứ này đã loạn cào-cào từ hai mươi mấy năm trước mà nó cứ xuề xòa cho qua hoài. Đã vậy còn niệm tình riêng mà khiến con Chiên ở đây bị thằng khứa giả mạo hại te-đầu. Anh còn mang chức Cha-Cố nên không dám chửi nó chớ tôi đâu còn là cái gì đâu mà không dám đập nó?

- Thôi mày ơi...

- Thôi, thôi cái đách gì? Anh không thấy tình hình của Giáo xứ hả?

Raphael Lễ cất giọng lạnh tanh:

- "Vuốt mặt phải nể mũi".

- Mũi nào đáng thì tao mới nể, chớ còn mũi đó thì tao khinh vô mặt. 

- Thôi mà... Giờ theo anh mày tới trường Dòng kiếm mấy đứa kia cái đã.

Nicolas Trực không vô trường mà đứng ở ngoài chờ nhóm bạn của ông. Nhiều Thầy Dòng đồng tu với ông năm xưa thấy ông thì lảng đi chỗ khác, chừng như sợ sợi dây vạ Tuyệt-Thông sẽ kéo đến chân mình. Cũng có một số thương hại tới hỏi han bắt chuyện, ông chỉ ậm ừ trả lời đại khái cho xong. 

Người Giám-Thị trẻ tuổi mời người Thầy "tu-xuất" một chai trà "Pure Leaf - Raspberry Chamomile" ướp lạnh. Rồi nhân đó hỏi coi ông đã được "tha" chưa. Khi nghe ông nói, "Không", người tu sĩ trẻ ấy chỉ biết cười buồn, bởi rõ ràng chuyện có thể du di được thì không du di, chuyện không thể du di thì xuề xòa để im. 

- Thầy...

- Sao?

Người Giám-Thị trẻ tuổi kề tai Nicolas Trực mà nói rất nhỏ. 

- Thiệt vậy sao?

Người Giám-Thị trẻ tuổi đặt ngón trỏ lên môi, ngụ ý biểu ông đừng để lộ cảm xúc của mình vì quanh đây toàn "Tai vách mạch rừng".

Longinus Kiến đứng trên lầu mà chứng kiến từ nãy đến giờ, trong lòng bối rối khôn nguôi, tuy ông không có "Thuận Phong Nhĩ" để nghe được cuộc đối thoại giữa thằng bạn và thằng con, nhưng ông đoan chắc nội dung là về án-phạt của Nicolas - Lữ Quân Trực và Alphonso - Lữ Gia Hạp. Chuyện của thằng Trực đúng là "vô tiền khoáng hậu", phải đến năm An-Phong Hạp mười lăm tuổi thì thằng Trực mới biết tới nó, vậy là nhân cơ hội đó thằng khứa giả mạo đã đi tấu-sớ khắp nơi để loại trừ một người muốn vạch trần mình. Tính ra Nicolas Trực trở thành Linh mục có vài năm, chưa có kỷ niệm nào đáng nhớ với Dòng và đời sống tu trì thì đã bị treo Chén vĩnh viễn. Và thằng con cũng y khuôn nó, nhưng có lẽ sẽ được cứu-xét lại. 

Matthias Hoàn chào hỏi Cha Giám-Thị Camillo Du xong, liền lên xe của thằng bạn thiết mà ngồi đợi mấy đứa kia. Chiếc xe "GMC - Acadia" tám chỗ vừa rộng vừa cao nên thân già của ông phải khó nhọc lắm mới leo lên được; cũng may nó không xài "Hummer"!

Augustino Dương vẫn còn nán lại để chấm thi môn Vĩ-Cầm. Ông là người chơi đàn hay nhứt Dòng nên luôn được mời làm giám khảo và huấn luyện viên. 

Longinus Kiến giờ đây mới lững thững đi vô xe ngồi. 

- Con đi theo thăm hai ảnh được không Thầy?

- Cũng được. Chỉ xin con đừng có tiết lộ bất cứ điều gì về hai đứa nó mà thôi.

- Con sẽ, thưa Thầy.

Vậy là Camillo Du lên ghế phụ ngồi. 

Tới sáu giờ hơn, những Linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế mới tới được bịnh-viện quốc-tế mà anh em của họ đang nằm dưỡng thương. Vì sợ lỡ giờ Kinh nên mọi người cùng đọc Kinh Chiều ở trên xe luôn; đôi lúc bài Kinh bị gián đoạn bởi cái lô-cốt vô duyên hay mặt đường loang lổ những cái ổ gà, cũng có khi "thay đổi khẩu vị" bằng những cú tạt đầu xe kiếm Thần Chết hay người bán hàng rong, vé số và ve chai băng qua lộ mà không thèm dòm trước - ngó sau. Thành thử mặc dù ai cũng thuộc làu-làu, nhưng giờ Kinh lại kéo dài gấp đôi thường ngày.

Ignacio Cường và Stephen Đoàn đã xong giờ Kinh Chiều với Jacinto Hưởng, Raphael Lễ và Martin Cảnh. Hiện ai nấy đều đang thảo luận sôi nổi về những vấn đề liên quan tới Giáo-Hội trên toàn cầu và một số cuộc chiến tranh - nổi dậy gần đây. Lát nữa Thanh Liên sẽ đem cơm và mùng - mền - chiếu - gối qua.

- Alleluia... Trời đất ơi, ai đánh mà mặt con "Nửa hồn thương đau" vậy Mỹ? - Augustino Dương hết hồn hết vía.

- Giờ này mà bây còn "Thương tình ca" nữa. - Jacinto Hưởng chép miệng ngán ngẩm.

- "Người đi qua đời Tôi" của cô Xuân. - Ignacio Cường cười nửa miệng.

- Giờ nào mà còn chơi hát đối nữa. - Longinus Kiến mặt mày chằm vằm.

Camillo Du đã từng nghe qua hai ông Cha "trứ danh" của Giáo xứ St. Padre Pio, nay thấy được cảnh huống "thương - phế binh" của họ thì vừa thương mà lại vừa tức. "Một sự nhịn, Chín sự lành", tại sao họ không thể làm được như vậy chứ?

Jacinto Hưởng nhìn thấy người nối gót Cha Giám-Thị Phan-Sinh Hùng thì vui lắm:

- Camillo tới thăm thì chắc sẽ hết bịnh rất mau.

Ignacio Cường và Stephen Đoàn bắt tay với Camillo Du.

- Bắt tay kiểu gì mà giống như Sicily vậy mấy đứa? - Longinus Kiến vừa nói vừa vuốt mặt.

Ignacio Cường nhếch miệng cười:

- Giờ hết biết ai bạn - ai thù rồi Cha.

Camillo Du cười khổ. Anh theo phe trung lập, không đứng bên nào, cũng không dư hơi tới mức đi thọt-thẹp những chuyện mà mình không rành lên Bề Trên hay vô lỗ tai của ai hết.

- Sáu Quới đâu rồi? - Camillo Du hỏi.

Ignacio Cường cười khan:

- Cho vô đây để bị oánh như tụi tôi hả? 

Augustino Dương kéo Jacinto Hưởng mà hỏi nhỏ:

- Nó dã thuốc chưa? Sao ăn nói kỳ vậy?

- Cái cậu sư thầy kia nói mấy bữa nữa thần kinh nó mới trở lại bình thường. Đừng có nói xốc-óc nó quá, kẻo nó lên cơn đó. 

- Còn thằng kia?

- Nó buồn chuyện gia đình nên tâm lý cũng bất thường luôn. 

- Chớ hổng phải vì "Nụ Tầm-Xuân" hả?

- Mày hỏi tao một câu mà tao đách muốn trả lời. Tao ở chung riết cũng muốn khùng theo luôn.

- Sadhu. 

Thanh Liên trở lại với Hoàng Kỳ, Thủy Diệu và Phá Vân.

Lúc này Ignacio Cường mới nhoẻn miệng cười tươi. 

- Biết thế nào Thầy - bạn của anh cũng đến thăm, nên tôi mua đồ ăn dư nè.

- Cảm ơn anh. 

Camillo Du đã lâu không được ăn bữa cơm ngon nên vui lắm mà không dám thể hiện ra. Gia cảnh anh cũng chẳng khá giả chi, nên mỗi ngày anh chỉ ăn đúng ba bữa chánh do nhà Dòng cung cấp và rất ít khi ra ngoài ăn hàng - uống quán. 

- Má và anh Hai của Trì Thương có làm món mực-trứng chiên xù, bánh-canh gà, gà-xác chiên và hột vịt lộn luộc nước dừa Xiêm. Tráng miệng có chè Thái, trái cây và bánh hột-gà. Nước uống thì có sâm bí-đao và rong-biển.

Trước lúc vào bữa cơm, dĩ nhiên là nhóm Linh mục và Giáo dân phải đọc Kinh và làm dấu Thánh. Trong khi đó, nhóm Tăng sĩ thì lo trải chiếu và bày biện đồ ăn - thức uống. 

Người bác sĩ tới tái khám cho hai chàng Cha xứ đang đói mà thấy cảnh này thì càng nôn về hơn. 

- Ngồi xuống ăn luôn đi. Mợ Hai luộc mười hai con gà lận.

- Vậy để tôi xuống chấm-công với làm sổ-sách cái nha?

Thanh Liên gật đầu.

Camillo Du ăn hết trơn hai tô bánh-canh, kế mới ăn tiếp mấy món khác. Về phần các món tráng miệng, anh sẽ đem dìa ăn sau. 

Những Tăng sĩ khác trong nhóm của Thanh Liên giờ này mới tới. Nhờ phòng rộng nên ai nấy được ngồi chiếu thoải mái. Phòng này tính ra dư sức chứa tới năm giường bịnh, nhưng vì hai chàng Cha-xứ đang nằm trong diện bảo-vệ nhân-chứng nên mới được đặc cách như vầy.

Sẵn có Chân Tâm, Longinus Kiến hỏi:

- Anh có thí dụ nào về sự cuồng tín không?

- Hypatia - Tôi luôn nhớ về cái chết của bà như một bài học không nên cuồng tín hoặc tìm hiểu những học thuyết khác mà cứ ôm khư-khư cái Bản Ngã của mình.

Camillo Du hỏi:

- Anh nghĩ sao về phân tích kinh-kệ?

Châu Lợi trả lời thay:

- Một bài Kinh bên Phật Giáo chỉ rõ nghĩa trong hoàn cảnh lúc đó, nếu đem áp vào đời nay chỉ e sẽ làm sai lệch nghĩa của nó. Thành ra, tôi không muốn lý luận hay thuyết pháp. Ai hỏi, tôi mới nói mà thôi.

Nicolas Trực nhân đó hỏi Châu Lợi:

- Tôi có đọc một bài Kinh bên Đạo anh nói về Đức Phật tỏ ra bất bình với những người cải Đạo, anh nghĩ sao?

- Những người đó là Cư sĩ và Tỳ-Kheo, cũng giống như Thầy Sáu và Linh Mục bên anh vậy, thử đặt trường hợp họ làm Lễ theo Chúa rồi mà sáng - sáng chiều - chiều đi cầu cơ - xin số đề hay phá vỡ Điều Răn bên anh thì anh nghĩ sao?

- Thì đừng có theo, theo chi mà không giữ lời hứa... A!

- Đấng Thế Tôn chỉ tỏ ra bất bình với những ai đi hai hàng thôi, chứ Ngài không có bắt buộc người ta không được cải Đạo...

Cho nên, Kinh dành cho Tỳ-Kheo, Cư sĩ và Phật tử mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau dù cùng một nội dung.

Jacinto Hưởng hỏi:

- Có thí dụ nào về không được ngắt-nhéo Kinh-Điển không?

Thanh Liên đáp:

- "Kinh Bổn Sanh: Chuyện Mũi Tên (Tiền thân Kandina)" có bài kệ như sau:

"Đáng nguyền rủa mũi tên

Bắn người gây thống khổ,

Đáng nguyền rủa quốc độ

Do nữ thần lãnh đạo!

Đáng nguyền rủa chúng sanh

Chịu thần phục đàn bà."

Trên đây là bản dịch của Hòa-thượng Thích Minh Châu. Xin mời các vị tìm đọc.

Sau khi đọc hết tích truyện, những Thầy Dòng mới hiểu ý nghĩa của bài kệ hoàn toàn khác với cách suy diễn của mình.

- Trên đây chỉ là một trong những thí dụ để nói lên kinh điển không nên đọc theo kiểu "ngắt nhéo".

Augustino Dương bật cười:

- Phải, bài kệ này chê trách những nhà lãnh đạo vì tham đắm sắc dục mà bỏ bê đất nước cùng muôn dân, chứ không hề chỉ trích hay chà đạp phái nữ hoặc thậm chí cho rằng phái nữ không nên làm chánh trị.

Longinus Kiến gật gù:

- Nhưng mà công nhận chỉ đọc mỗi bài kệ là hiểu lệch đi liền.

Chân Tâm nói rõ hơn:

- "Đàn bà" ở đây là chỉ những nữ nhân mang tánh nết như Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàn hay Triệu Phi Yến. Một người chồng mà theo một người vợ tâm tính như vậy chẳng chóng thì chầy sẽ mang họa vào thân hay thậm chí là vong mạng; chứ đừng nói chi là vong quốc hay tiêu tan sản nghiệp. 

Đoạn Trần bổ sung:

- Và, ở trong nhiều bài Kinh khác, Đấng Thế Tôn đã ca ngợi phái nữ, thí dụ như "Tích truyện Pháp Cú: Phẩm Hoa - Đám-cưới Bà Tỳ-Xá-Khư".

Do đó, không nên hiểu chữ "Chúng sanh", "Nam phái", "Nữ phái", "Nhóm người",... theo nghĩa bao quát, mà nên hiểu theo nghĩa "Cụ thể". Thí dụ, "Chúng sanh tham ác" là nói về những người tham ác, chứ không phải là nói về toàn bộ chúng sanh trong Tam Giới.

Thanh Liên tiếp:

- Tôi biết nhiều người ghét Đạo anh đã cố tình trích dẫn "ngắt nhéo" để bôi nhọ. 

Bấy giờ người bác sĩ mới quay lại, dẫn theo mấy người bạn đồng nghiệp và gia đình. 

Thanh Liên đưa sáu con gà chưa xé cho họ để họ tự xử. Kế đổ đầy đá-viên và rót nước sâm cho từng người. 

Augustino Dương nhìn Chân Tâm mà hỏi:

- Thiên Đàng bên Phật Giáo là ở đâu?

- Cõi của Đế Thích, Phạm Thiên, Chuyển Luân Thánh Vương và Chư Thiên. Bên Phật Giáo không có khái niệm Thiên Đàng, chỉ có khái niệm các tầng trời mà thôi.

Camillo Du ướm hỏi:

- Vậy Đức Phật có tới cõi đó lần nào chưa?

- Trong Phật Giáo, Niết-Bàn là cảnh giới cao hơn cõi Trời, và số người có thể tới được đó hết sức ít ỏi. Đấng Thế Tôn đã chọn sự giải thoát và chấm dứt Luân-Hồi nên Ngài đã quyết định không thác sanh lại cõi đó mà xuống trần gian làm người để dễ bề tu tập.

Matthias Hoàn tò mò hỏi:

- Tại sao làm con người thì dễ tu hơn?

- Mặc dù là cõi của Chư Thiên, nhưng đó vẫn là Dục-Giới, vẫn chịu sự ảnh hưởng của Thiên Ma-Ba-Tuần, đã vậy tuổi thọ lại cao và suốt ngày toàn đắm trong sự thụ hưởng nữa, nên là làm thân Người sẽ dễ Giác Ngộ để mà tu tập hơn.

Camillo Du dè dặt hỏi:

- Thiên Ma-Ba-Tuần là sao?

- Ma-Vương Mara. Những người này có thể tác động đến tâm trí của con người lẫn Chư Thiên, từ đó mà sai khiến họ sa đọa vào các Nghiệp Ác thông qua ba đường Thân - Khẩu - Ý...

- Sao không nói nữa? - Longinus Kiến thúc giục.

- Tự nhiên tôi nhớ tới mẹ của Đấng Thế Tôn, là Hoàng-Hậu Maya. "Maya" có nghĩa là "Sự huyễn tưởng và Tham vọng". Khi "Sự ảo mộng" chết đi, cũng là lúc "Sự Giác-ngộ" hạ sanh. Tên của Bà và số phận của con trai Bà có một sự liên kết hết sức thú vị và mầu nhiệm, và nó đã ngầm báo hiệu trước cho Vua Tịnh-Phạn biết rằng con trai Ông không thể là một vị Chuyển Luân Thánh Vương như Ông hằng mong muốn, mà phải là một Bậc Giác Giả chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh.

Những người khách tình cờ ồ lên, như thể đang rất ngạc nhiên với lời phân tích của sư thầy đeo mắt-kiếng gọng vàng. 

- Nói vậy Đức Phật có thể cai quản tầng trời? - Longinus Kiến thích thú hỏi.

- Phải, và Ngài đã từ chối cái Thiên-Đàng đó, mà chọn con đường Đoạn-Diệt tất cả. 

- Nói đúng hơn, một Chuyển Luân Thánh Vương có thể cai quản ba ngàn thế giới, không riêng gì tầng trời. - Trì Thương bổ sung. 

- Điều này tụi tôi chưa hề nghe thấy... - Jacinto Hưởng cười nói.

- Ông đâu có theo Đạo đâu mà biết. Mà một người theo Đạo nếu không chịu đọc Kinh Điển cũng sẽ không thấy luôn. 

Camillo Du vừa ghim miếng xá-lị vừa hỏi:

- Có nhiều người cho rằng sư thầy đi khất thực mà lấy của người nghèo hay tàn tật là hành vi khó coi, nói trắng ra là "ăn không chừa thứ gì", theo các vị thì quan điểm đó sao?

Thủy Diệu hỏi:

- Bên các vị có tích truyện kể về người đàn bà góa dâng cúng đồng-xu phải không?

Nhóm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã hiểu ra.

- Tôn-giả Đại Ca-Diếp thường chọn người nghèo làm điểm đến khất thực, nên ít khi nào Ông được một bữa cơm ngon hay no bụng; những người mà Ông chọn hầu hết là Nghiệp dày - Phước mỏng và phải đầu thai lên để trả nợ Đời nên sống rất khổ sở. Lần đó, Ông tình cờ gặp được một bà lão ăn mày, biết rằng bà sắp hết thọ mạng mà vẫn chưa làm gì đủ Phước Báu để tái sanh tốt hơn, nên Ông đã ghé qua cái chòi của bà và xin miếng nước uống. Dù đã cố gắng hết sức, bà vẫn không thể tìm đâu nguồn nước sạch để mời Ông. Vậy là Ông chỉ vô cái chén nước đang uống dở của bà, bà không đành để Ông uống thứ nước đã dính nước miếng của mình, nhưng Ông vẫn ngỏ ý nhận. Nhờ lần cúng dường đó mà bà đã tái sanh làm Chư Thiên. Đây là một dị bản, xin hãy lưu ý kỹ điều này.

Duy Hảo tiếp:

- "Tích truyện Pháp-Cú: Phẩm Hoa - Đế-Thích cúng dường Đại Ca-Diếp" sẽ giải thích rõ hơn sự lựa chọn này của Tôn-giả.

Một người bác sĩ nam hỏi:

- Nhưng nếu người nhận là Ma Tăng thì sao?

Duy Hảo trả lời:

- Thì phước báu của Ma Tăng sẽ sang lại cho người cúng-dường. Không những vậy, rất có thể họ sẽ bị tái sanh vào Địa Ngục Vô Gián hoặc làm thân quỷ đói hằng muôn ức-kiếp. 

Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, có Tôn-giả La-Vân-Châu, vì Nghiệp Quả ăn trộm phần cơm cúng dường của một vị Bích-Chi Phật ở kiếp trước mà kiếp đó Ông chưa bao giờ được no bụng. Tức là như vầy: Cứ hễ người ta tính cúng dường vật-thực thêm cho Ông thì lại nhìn thấy Y Bát của Ông đã đầy lắm rồi, mà theo lời dặn của Đấng Thế Tôn là nếu thấy Y Bát đã đầy thì không nên cho thêm, do đó cả đời Ông chỉ được ăn lưng-lửng Y Bát.

Augustino Dương nêu thí dụ:

- Tức là tôi múc cho cậu này miếng cháo, cái biểu cậu qua chỗ thằng bạn tôi lấy ghém-gà, thì thằng bạn tôi lại thấy trong cái tô đã đầy nhóc cả hai món rồi? 

- Đúng vậy đó.

Vợ của người bác sĩ hỏi:

- Nhưng bộ hổng ai giúp ổng hả mấy sư?

Hoàng Kỳ đáp:

- Tôn-giả Ananda đã rất nhiều lần sớt cơm cho người bạn đồng tu, nhưng cơm vừa được sang qua Y-Bát của Ông liền biến thành sình nhão; Tôn-giả Sariputta và Tôn-giả Maha Kassapa cùng nhiều vị khác cũng bị tương tự vậy. Tôn giả Moggallana sử dụng thần thông biến ra một tô cơm ngon mời Ông, cơm vừa tới miệng liền bị thiu - thúi hết thảy. 

Dầu thương kẻ ác tới cỡ nào, nhưng không một ai có thể giúp trả Nghiệp thay hay giúp người đó được bớt Quả-Báo trong đời này bằng cách san sẻ công đức hết. Hồi hướng công đức chỉ có tác dụng cho người đó trong lần tái sanh kế tiếp mà thôi. 

Phú Lâm tiếp:

- Đến lúc Ông gần lâm-chung, Đấng Thế Tôn mới dạy Ông ngồi trước mặt mình và tự tay đút cơm cho Ông ăn. Nhờ vậy mà trước lúc Niết-Bàn, Ông đã được no bụng và ăn ngon miệng.

- Tại sao lúc này Đức Phật mới giúp? - Một người bạn của bác sĩ ngạc nhiên.

- Vì lúc này Ông đã trả hết Nghiệp rồi...

- Nhưng nếu như Ông đã trả hết Nghiệp rồi, Ông có thể tự múc được mà?

Nhóm Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cũng thắc mắc hết vậy.

Chân Tâm trả lời:

- Vì lúc đó Ông đã đổ bịnh nặng nên Ngài mới giúp Ông ăn uống. Có người nào bịnh liệt giường mà có thể tự ngồi ăn uống không?

- Vậy tại sao Đức Phật lại bắt Ông phải ngồi trước mặt mình nếu như Ông đau yếu như vậy?

- Vì đó là Giới Luật. Và khoảng cách từ giường đến chỗ Phật Ngồi chưa được mấy mét, cho nên yêu cầu này đâu có gì là quá đáng.

- Giới Luật không tuân thủ mà cứ du di xuề xòa thì Chánh Pháp sẽ sớm diệt vong. - Đoạn Trần bình phẩm. - Và, Giới Luật mà tuân thủ quá cứng nhắc một cách khiên cưỡng thì Chánh Pháp cũng sẽ diệt vong nốt.

Longinus Kiến hỏi trong lúc bỏ cái đùi gà vô tô bánh-canh thứ ba của Camillo Du:

- Anh nghĩ sao về việc sư thầy mang vớ và đội nón?

Châu Lợi trả lời:

- Không sao. Họ sống ở xứ lạnh thì phải làm vậy thôi. 

Camillo Du hỏi:

- Vậy có ai đi khất thực nhà giàu không mấy anh?

- Tôn-giả Subhuti - Tu-Bồ-Đề, là một trong "Mười đại đệ tử của Như Lai", Ông được xưng tụng là "Giải-Không đệ nhứt". Và cũng như Tôn-giả Ma-Ha Ca-Diếp, Ông bị Đấng Thế Tôn phê bình vì chọn chỗ đi khất thực, dựa trên ý Ngài và nói-lại theo lời tôi thì đây được coi là một hành động không bình đẳng và phân biệt chúng sanh. 

- Tại sao ông này lựa nhà giàu mà đến?

- Theo thiển ý của tôi, những người này nhờ làm ăn bất chánh mới giàu hoặc là bần tiện, nên Ông mới tới để cảm hóa họ về lại đường Ngay - nẻo Thiện hoặc mở rộng tâm-từ.

- Nên tìm hiểu Phật Pháp như thế nào?

- Dựa trên Pháp Tứ-y (Catvari Pratisaranena).

Camillo Du hỏi thêm câu nữa:

- Đức Phật có nói về cách Trái Đất thành hình không?

Chân Tâm đáp:

- "Trường Bộ, số 27: Kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Agganna)"

Người vợ của bác sĩ hỏi:

- Nên làm việc thiện ra sao hả mấy sư?

Duy Hảo trả lời:

- "Phẩm Sân-Hận: Việc Thiện nhỏ đưa đến Thiên-Giới".

Camillo Du hỏi:

- Có bài viết nào đáng lưu tâm không các vị?

Châu Lợi đáp:

- "Thất Diệt Tránh Pháp (Saptadhikarana Samatha)

Camillo Du hỏi nữa:

- Bên Phật Giáo có "Ngày Xưng-Tội" và "Giải-Tội" không?

- Ngày đó gọi là "Ngày Sám-Hối", hay nói đúng hơn là "Tự Tứ", tiếng Pali là "Paravana". Còn cái vụ "Giải-Tội" thì không có.

"Cạch."

Người đàn ông tuy đã ngoài tứ tuần mà vẫn còn rất phong độ và tuấn lãng. Trên tay anh ta cầm theo quá trời bịch đồ ăn thơm phức.

- Nè, súp bò-viên, ăn thử nếu thích thì mơi mốt mua ủng hộ nghen.

- Anh Hai song-sanh cùng trứng với Trì Thương. - Thanh Liên giới thiệu.

- Hèn chi mặt mày giống nhau y đúc. 

Camillo Du vốn rất thích món này nên ăn liền một tô rưỡi. 

Thanh Liên cười biểu:

- Nếu thích, anh cứ qua nhà Kim Thương mà lấy. 

- Đâu được anh.

- Không sao đâu. Lâu-lâu một-hai bịch thấm tháp gì. Với lại san sẻ với nhau được cái gì thì làm cái nấy.

Người vợ của bác sĩ cười biểu:

- Vậy nhớ giảm giá nhe?

- Mua năm bịch mới giảm được, cô.

Những người bên phía Công Giáo và bên Lương thi nhau cười ầm.

- Ưu tiên tu sĩ chớ. - Cưỡng hùa thêm.

Ignacio Cường ngó Thanh Liên mà cười hiền. Anh cảm thấy thật may vì Kỳ Thanh là đàn ông, chứ nếu là nữ thì... Cho nên, ngoài miệng thì anh nạt - anh la Stephen Đoàn, chứ trong bụng thì anh lại tội nghiệp và thương xót cho "Đoạn tình buồn" của họ vô cùng.

- Ngon miệng không Cường? - Thanh Liên vừa nói vừa quay qua lau miệng cho người bạn khác Đạo.

Chừng thấy ánh mắt hoang mang của Thầy - Bạn của Đức Cường, Thanh Liên bật cười mà rằng:

- Tôi là bác sĩ Tâm-Thần, quen với việc dỗ ngọt và chăm sóc bịnh nhân rồi. 

Augustino Dương cười khổ:

- Ờ, tôi quên là trước đây cậu là bác sĩ...

- Hồi trước cũng có nhiều bịnh-nhân nam nói yêu tôi, giờ nghĩ lại vẫn cảm thấy mắc cười... Có người bị áp lực gia đình riết điên luôn, vô đây ở đâu mấy tháng thì cầu-hôn tôi, sau này xuất viện vẫn hay ghé lại thăm tôi và các bạn đồng nghiệp. 

- Ai biểu mặt mũi sư y chang đàn bà - con gái. - Bác sĩ thăm khám cho hai chàng Cha-xứ cười.

Sẵn đây, Thanh Liên cho những ai chưa coi bức hình ấy mà xem lại một thuở anh làm bác sĩ khoa Tâm Thần.

Trong tấm ảnh là một người thanh niên nhỏ-con tóc xoăn bồng bềnh như tài tử, da trắng, môi đỏ và rất dễ bị nhìn lầm thành phái nữ.

Nhóm bạn bè của bác sĩ và anh ta sau khi giúp lau dọn phòng ốc đã ra về. Trước khi đi, họ còn hứa sẽ ủng hộ quán "Giấc mơ Mùa Đông" của gia đình Tăng sĩ Trì Thương. Mấy đứa nhỏ cũng tấm tắc khen bò viên chiên ngon số dzách.

- Thầy. Giờ mấy Thầy tính sao với chuyện của Giáo xứ St. Padre Pio?

Jacinto Hưởng tặc lưỡi:

- Không có ai dám về cái quản xứ này hết. Có người còn đề nghị "giải tán" luôn nữa.

- Để bịt đầu mối hay gì? - Nicolas Trực trừng mắt hỏi.

- Chứ còn gì nữa. 

Augustino Dương chép miệng:

- Trời ơi, Giáo dân gì mà như cọp vậy, đứa nào làm bậy là bị lôi đầu xuống xử tại chỗ!

Camillo Du hỏi:

- Các vị nghĩ nếu bổn Đạo của mình làm sai thì mình nên làm gì?

Chân Tâm trình bày như sau:

- Bên Phật Giáo, hễ có ai sai trái là toàn thiên hạ đều biết, nếu người nào giúp che giấu cho kẻ đó bị đem vô chửi chung luôn. Các vị cũng thấy đó, có Ma Tăng nào đã chết mà tới giờ được để yên không?

"Đóng cửa bảo nhau" là một trong những phương cách sai lầm nhứt. Bởi vì mình đã bao che cho kẻ ác, không những vậy còn khiến những người đồng Đạo với mình phải tốn thời gian và tiền của cho một kẻ đội lốt nhà tu. 

Giống như cái nhà có một đống rác, tống ra rồi thì vẫn phải nói cho người trong nhà lẫn hàng xóm biết rằng đã từng có đống rác trong nhà, để người nhà biết đường mà ngừa và người ngoài biết đường mà đề-phòng.

- Nói về Ấn Độ Giáo đi mấy cậu... - Matthias Hoàn nói lảng sang chuyện khác.

Thanh Liên đáp:

- Phim về biến thân thứ Bảy, Ramayana, của Chúa Vishnu có ba bản: 1987, 2008 và sắp-sửa phát hành nên chưa xác định năm nào. Hết thảy đều có tên là "Ramayan". Trong đó bản 2008 là đẹp trai nhứt, những người đóng vai Thần Khỉ cũng hạp vai. 

Louis Quế hỏi:

- Bữa hổm tôi có coi bộ phim mà các vị giới thiệu, nhưng tôi vẫn muốn hiểu thêm vì căn cớ nào mà Sita bị Rama ruồng bỏ.

- Vì cho rằng Sita mang thai con của kẻ bắt cóc nên Chiến Thần Rama đã ruồng bỏ cô ấy. Rồi giữa chốn rừng thiêng nước độc, được sự che chở của một tu sĩ, cổ đã hạ sanh được hai đứa con trai. Và cũng vì uất hận chồng mình, sau khi được minh oan, cổ đã tự sát bằng cách để đất nuốt. Cổ vốn là biến thân của Nữ Thần Lakshmi. 

Hai Thương bình phẩm:

- Cũng giống như Bột Nhi Thiếp và Thành Cát Tư Hãn, do nghi ngờ Truật Xích không phải con ruột của mình nên vị Khả Hãn này không tin tưởng giao phó binh quyền cho anh ta, để rồi Truật Xích vì uất ức sự lạnh nhạt của cha mà đã chết trẻ, có người còn cho rằng Bột Nhi Thiếp đã đầu độc chồng mình hòng báo thù cho đứa con yểu số của mình.

Ai nấy thảy đều đồng tình với lời bình của anh Hai Trì Thương.

Matthias Hoàn hỏi:

- Phân-đoạn minh oan ấy ra sao vậy mấy cậu?

- "Luv and Kush Singing Ramayan". - Trì Thương đáp.

Chân Tâm kể:

- Tôi nhớ có một người bình luận phim ở xứ này chống Kitô lắm. 

Nhóm Cơ-Đốc Giáo chú ý lắng nghe.

- Người chống Kitô thì đăng rằng Albert Einstein nói chỉ có người tự ti mới tin vào Chúa và Tôn-Giáo là một sự ấu trĩ của nhân loại, người theo Kitô thì lại biểu ông này ngợi khen Chúa hết lời, và người theo Phật thì lại cho là ông này đã viết đức tin ấy có tầm nhìn rất xa.

Tôi chỉ tin Albert Einstein ở cái "Thuyết Tương Đối" thôi. Còn mấy cái câu đó nghe cho vui, chứ tin chi cho mệt.

Nicolas Trực hỏi:

- Nhưng có câu nào mượn-danh người nổi tiếng mà anh thấy hay và đúng không?

- "From fanaticism to barbarism is only one step", được cho là của nhà triết-gia Pháp-Quốc Denis Diderot.

Sau buổi trò chuyện, nhóm Thầy Dòng, Hai Thương và Cưỡng trở về nhà. 

Longinus Kiến để lại chai "Downy - Infusion: Bliss" mùi bông-hồng và cây hổ-phách.

- Có cần lựa nước xả vải mang cái tên giống vầy không? - Y-Nhã Cường cười khổ. 

- Rất cần. Vừa có Mân-Côi vừa có Hồng-Ân.

Thanh Liên giúp Ignacio Cường sửa lại ống truyền nước biển. Đoạn, quay qua bôi thuốc giảm sưng cho Stephen Đoàn. Rồi mới lên giường tọa Thiền. 

Nhưng được đâu mười phút, Ignacio Cường đã nhờ Thanh Liên đưa vào vệ sinh để đi ói, vậy là anh phải "rời khỏi" mà xuống giường dìu người bạn ngoại Đạo đi. Nhân đó ngó qua mới thấy Stephen Đoàn đã ngủ mất đất, thuốc này chứa nhiều chất an thần quá nên đã làm chàng ta bị mê thiếp.

Bao nhiêu đồ ăn trong bữa cơm chiều coi như xuống bồn cầu hết. Ảnh hưởng của bạch phiến đã khiến thần trí và sức khỏe của chàng Cha Cọp hao mòn rất nhiều, dám tới nửa tháng nữa mới phục hồi được như cũ.

Vừa nhấn nước-giội, Thanh Liên vừa hỏi:

- Có muốn ngậm chút gì cho đỡ khó chịu không? Tôi có đem theo kẹo "Ricola", kẹo "Cavendish and Harley",...

- "Caven" đi... Miễn đừng quá ngọt là được.

Thanh Liên để sẵn kem đánh răng trên bàn chải và dặn Ignacio Cường hãy súc miệng cho kỹ để đỡ mắc ói. Anh chọn loại "Sensodyne-Nourish - Gently Soothing: Natural Mint and Aloe Extract", loại này ít gây kích-ứng với những ai răng yếu hoặc khiến người đang muốn ói mắc ói thêm, đã vậy còn giúp hết hôi miệng và đau răng một cách cấp-kỳ nữa.

Chừng dìu Ignacio Cường lên giường ngồi xong xuôi, Thanh Liên mới mở tay nải mà lấy ra hộp kẹo "Cavendish and Harley", gồm có "Multivitamin Drops", "Clear Ice Drops" và "Sugar Free: Wild Berry Drops".

- "Clear Ice" đi... Đi đâu đó Thanh?

- Vô thả viên sáp-thơm khử mùi và diệt trùng cho nhà vệ sinh.

- Đừng chọn mùi nào nồng quá nghen?

- Rồi. 

Trong lúc chờ đồ giặt xong, Duy Hảo đi kinh-hành để ý niệm không trượt khỏi Giáo Pháp. Ngoài trời đang đổ mưa lớn, dông gió quật những cành cây già yếu gãy-xuống hay đập-mạnh vô vách tường, gây nên những trận ầm vang inh tai nhức óc. Những người làm nghề chăm sóc bịnh-nhân thì ngồi túm ở một góc mà bàn luận sôi nổi về những chuyện trong giới giải trí và gia đình họ.

Duy Hảo tuy đã mổ-tim thành công nhưng sức khỏe chỉ khá hơn xưa chứ không phải khỏe mạnh hoàn toàn, do đó, sau khi đi bảy vòng, cậu trải tọa-cụ mà ngồi xếp bằng điều-tức hơi thở. 

Gió mưa bão bùng. Ngoài cổng bịnh-viện, những quán cóc lề đường quá nửa đã đóng cửa, số còn lại ráng căng-bạt ngồi chờ trời dịu xuống. Những người chạy xe-ôm mướn, tư-nhân hay theo hợp-đồng công-ty, đứng đụt mưa trong nhà-chờ xe buýt. Những người lái taxi đã tản đi đâu gần hết, chỉ còn lại vài chiếc cố thủ, hắt chút đèn vàng làm đuốc thắp sáng "Đêm lạnh tàn canh". Xấp nhỏ bán vé số và đánh-giày thuê thì chạy giỡn ầm ĩ trên vỉa hè gạch mới lát mà đã lủng-lỗ-chỗ, cái nắp cống đã bị ai cạy mất nắp chỉ chực chờ gieo đau thương xuống một gia đình bần-cố-nông Thế kỷ Hai Mươi Mốt. Qua khung cửa sổ lầu Sáu, Ignacio Cường đã chứng kiến những thước phim sứt-sẹo ấy. Quay lại phòng mình, chàng Cha Cọp thấy Thanh Liên đã ngủ ngon lành và Stephen Đoàn đang nằm nửa tỉnh nửa mê - chừng như muốn thức mà không thể, do tác dụng phụ của thuốc mà ra. Chuỗi Mân-Côi mà anh đang lần bỗng bừng lên như ngọn lửa nóng, nó hằn lên những nốt đỏ như màu máu con tim, để lại cho anh một cảm giác bức bối khôn xiết. 

- Ây-da... - Stephen Đoàn rốt cuộc cũng ngồi dậy được.

Ignacio Cường gấp Kinh-Thánh lại và đặt chuỗi Mân-Côi trước khi nhờ Stephen Đoàn dìu mình đi ói. Bụng anh đói cồn - đói cào, nhưng hễ nghe mùi thức ăn là lại bị lâu-lư. 

Vậy là một người thì đứng ôm bụng ói, còn một người thì đứng súc miệng. Trong bụng Đức Cường đâu còn gì để ói ngoài dịch mật và nước miếng, cho nên chẳng mấy chốc mà anh đã lả người xém té. 

- Muốn ăn gì không, để tôi nhờ Kỳ Thanh hâm giùm?

- Ừm, nhờ ảnh hâm giùm đi. Để tôi súc miệng cái.

Stephen Đoàn vội vàng lau mặt rồi hớt hải chạy ra khều Thanh Liên. Nhưng Thanh Liên đã xuống giường và hâm đồ ăn tự bao giờ.

- Anh cũng ăn luôn đi, Mỹ. Uống thuốc Tây mau đói lắm.

- Hại anh Phá Giới... 

- Có sao đâu. - Thanh Liên nói. - Với lại Đấng Thế Tôn đã dặn tụi tôi phải chăm sóc người bịnh mà... Đi rửa tay xà-bông đi.

Chai xà-bông ấy hiệu "Softsoap", là loại "Eucalyptus and Sea Salt Scent". Hương thơm vừa độc đáo vừa dễ chịu lại còn có hàm-lượng diệt vi khuẩn rất cao. Hai chàng Cha xứ vừa cùng nhau rửa tay xà-bông vừa ôn lại những kỷ niệm thời còn là chủng-sinh không sầu lo nhân thế.

Trong lúc đợi đồ ăn, hai chàng Linh mục uống một chung thuốc "Kremin - S" để áo cái bao tử đang cồn cào, rồi mở Laptop lên soạn bài giảng và đọc tin tức bổn Đạo. Bò viên nấu lâu mới chín, ăn gấp quá chẳng khác nào Sushi; hủ-tíu cũng vậy luôn.

- Đúng là phòng này không Cưỡng?

- Đúng rồi, cố. 

Cố Peter Toàn đi cùng với vợ chồng chú Bonifacio Hiền, vợ chồng Louis Quế và một vài thành viên trong ca-đoàn và Ban Trị-an của Giáo xứ. 

- Đứa nào đánh con bầm mặt vậy Mỹ?

- "Người bạn Tình xưa" của Kiều Xuân. - Ignacio Cường đáp thay. 

Louis Quế nhíu mày hỏi:

- Nghe đâu đi bán muối rồi mà.

- Còn sống nhăn răng... - Ignacio Cường vừa nói vừa xoa hai bên Thái-Dương.

- Cha uống cà-phê...

- Không, Cường không được uống cà-phê, trà-mạn, nước tăng lực hay bất kỳ loại nước nào có chất gây kích thích thần kinh hoặc có caffeine. - Thanh Liên mỉm miệng cười hòa ái.

- Vậy hả sư?

Khoảng đâu mười phút nữa, Tám Khiêm lên đây với cha - con Joseph Thành, Jacinto Hưởng và Nicolas Trực.

- Thận của Linh mục không mấy tốt nên tôi đã giúp Cha vô đây điều trị luôn.

Joseph Thành và Simon Tử chia nhau hai cái giường mé tay mặt. 

- Giáo xứ sao rồi cố - chú?

Bonifacio Hiền tặc lưỡi:

- Lung-tung-beng hết.

Ignacio Cường xiết chặt nắm tay, quai-hàm anh bạnh ra, răng nghiến kèn kẹt. 

Thanh Liên ra hiệu cho ông Hội Phó ngừng nói về chủ đề này.

Hiểu ý, Bô-Ni-Phát Hiền bèn đổi sang chuyện tổ chức Thánh Lễ trong tháng này và các tháng tới.

Cuộc bàn thảo kéo dài hơn nửa tiếng thì chấm dứt, vì đã đến giờ ăn của hai chàng Cha-xứ. Cưỡng và Maria Xuân-Bích cũng làm một tô cho ấm dạ.

Thanh Liên lấy cớ xuống phụ Duy Hảo mà rời khỏi phòng. Tám Khiêm cũng biết Cha - Con xóm Đạo có chuyện riêng cần bàn nên cũng xin phép đi làm việc tiếp.

Hai người không liên quan vừa biến mất, Ignacio Cường liền ngoắc mọi người lại để bàn tính phương cách đối phó và chống trả với đám quan chức tham nhũng và đám xã-hội-đen. Đã có Tổng-thống Khánh "đỡ đầu" mà hai người còn bị "lỗ đầu", cho nên không ai còn trông mong vào cha nội này nữa, và ai cũng thưa hiểu cha nội này cần phải "giữ ghế" nên không dám động-thủ nhiều.

- Đồ chưa sấy xong hả Duy?

- Dạ, Thầy. 

- Xuống đây chung đụng với "Cõi người ta" thấy sao?

- Thấy không thích như xưa nữa, Thầy.

- Lành thay... Tôi chỉ sợ cậu muốn hoàn tục thôi.

- Tôi hết còn ham nữa rồi Thầy ơi. 

Thanh Liên bật cười. Còn nhớ năm nào cậu Sa-di đã nói sau khi trị dứt bịnh tim sẽ làm một chuyến "Tiếu ngạo giang hồ" cho thỏa chí tang bồng, mà giờ đây cẩu chỉ muốn lánh thân nơi rừng sâu - núi thẳm. 

- Chỉ vì một xẻo đất mà hại không biết bao nhiêu người... - Duy Hảo chép miệng.

- Ở đó còn là nơi buôn lậu nội tạng nữa. Chưa kịp trình báo với nhà chức trách thì Cha-Cố Vinh-Sơn đã bị "mời" cà-phê...

- Vậy ra trong nhà Dòng có người tiếp tay?

- Phải. 

Chừng hai người trở lên, cuộc họp của Giáo xứ Thánh Pio Năm-Dấu cũng đã chấm dứt. Ngoại trừ hai cha - con Joseph Thành, không còn ai ở lại đây. Y-Nhã Cường lại đi ói, có vẻ...

- Cường.

- Chi Thanh? Vậy hả? Vậy lấy đi...

Trước lúc về nhà má của Trì Thương, Thanh Liên đến Cuộc Pháp-Y gặp Martin Cảnh để trao đồ cho anh. 

Ngủ đâu được hai tiếng thì trời đã sáng. Ignacio Cường cảm thấy sức khỏe của mình càng lúc càng tệ đi, nên là anh sẽ nghe theo lời Thanh Liên mà không uống thuốc.

- Tôi chưa có ăn gì hết, lại ói nguyên một đêm qua, chút nữa tôi kiếm gì bỏ bụng rồi uống sao cũng được mà.

Cô y-tá vẫn cứ nằng nặc bắt chàng Cha Cọp phải uống.

- Ô hay nhỉ? Bệnh nhân không có cái gì trong bụng hết mà cô lại bắt người ta uống. Rồi nhỡ người ta bị sao thì ai chịu trách nhiệm đây? Cô chịu không?

Cô y-tá đành phải bỏ cuộc. Cô giận dỗi mà dằn cái khay đựng vỉ xuống rồi đi một hơi ra khỏi phòng.

Y-Nhã Cường bỏ toa thuốc vô bồn cầu rồi nhấn nút xả. 

Vợ chồng Sáu Quới tới thăm hai ông Cha xứ, đem theo bốn hộp súp thập-cẩm và ít trái cây. 

- Giáo xứ sao rồi Thầy? - Ignacio Cường nhíu mày hỏi.

- Đã cắt-cử người canh gác ở những khu vực mà Cha dặn.

- Có phát hiện điều chi bất thường không?

- Có, nhưng không tiện nói.

- Vậy được rồi.

Sau giờ Kinh-Sáng và bữa điểm-tâm, hai chàng Linh-mục xuống lầu tái-khám và xét nghiệm máu; riêng Đức Cường còn phải đi chụp MRI để kiểm tra các khớp xương và não-bộ cho kỹ càng. 

Louis Quế chở Maria Bích tới công-ty làm việc. Một tuần chỉ làm có vài buổi nên Maria Bích đồng ý theo làm, kệ, kiếm được đồng nào thì sau này đỡ cực được chừng nấy. Và cũng nhờ tấm vé số độc đắc của Cha Cọp mà mỗi bữa cơm nhà chị đã được thêm một dĩa thịt, điểm-tâm sáng hay bữa xế cũng phong phú hơn.

- Bố, Bố đi muốn đâu chơi không? Luôn tiện con đi giao hàng cho người ta luôn.

Joseph Thành chịu liền. Cụ đã lớn tuổi rồi nên thích được đi đây đi đó hơn là bó gối trong bốn bức tường.

Tám Khiêm lên phòng thấy không có ai, anh đành trở lại phòng mổ để sắp xếp cho ca giải-phẫu sắp tới, món quà mà anh dành tặng cho nhóm Công Giáo là một chai nước rửa-tay mau khô hiệu "Bath and Body" thuộc loại "PocketBac: Paris Amour".

- Ai để cái này ở đây vậy? - Ignacio Cường cau mày mà cầm giờ giấy-nhắn lên đọc. - Mục-sư Lê Vỹ Khiêm... À, xức thử đi Mỹ, coi-coi mùi nó ra sao.

Stephen Đoàn bôi lên tay, và ngửi thấy mùi dầu-thơm kiểu Pháp. "Tình yêu Paris", tên sao - mùi vậy.

- Anh uống thuốc rồi hả Cường?

- Ờ... - Ignacio Cường vừa đáp vừa liếc mắt nhìn về phía cánh cửa bỗng hở một khoảng.

- Ừ, uống đều đặn cho mau khỏe lại, còn về quản xứ nữa.

Nãy giờ Ignacio Cường không có ói thêm một lần nào; đầu óc cũng minh mẫn hơn, không còn bứt-rứt hay xốc-nổi nữa. Nói vậy, một là thuốc bị kê-đơn quá liều và hai là thuốc này không phải là thuốc trị bịnh mà thuốc khiến loạn-thần; Thanh Liên đã đoán đúng.

- Kỳ này ai thay mình dâng Lễ? 

- Cha Longinus và Cha Thomas phụ trách, Thầy Camillo cũng tới dự nữa.

Bài giảng đang soạn dang dở, chợt Viber trên Laptop của Ignacio Cường đổ chuông. Hiểu ý người bạn thiết, Stephen Đoàn đóng hết cửa sổ và cửa phòng, rồi lấy máy-dò-tìm thiết bị thâu-âm và ghi-hình lén mấy lượt, sau đó mới gật đầu xác nhận với Cha-Sở.

- Tôi đây.

- Cha ơi... Tụi nó kéo quân xuống quậy?

- Băng của phe nào?

- Vừa chánh quyền vừa hắc-đạo... Giờ sao Cha?

Ignacio Cường cắn môi đến bật máu. Rồi sau một đỗi im lặng, anh nhắn cho anh Hai tới giải quyết. 

- Nghi-binh đi.

- Dạ... Cha yên tâm đi, dầu có đổ máu, tụi tôi cũng không để tụi nó lấy cần-cẩu cào nát nhà nguyện đâu.

- Cha Giám-Đốc xuống rồi Cha... 

Ignacio Cường cười nửa miệng:

- Quậy suốt mấy năm nay rồi mà giờ mới được hân hạnh thấy mặt.

Có lẽ Cha Giám-Đốc đã nghe thấy câu nói của thằng con bất hảo nên bị nhột mà quay lại hắng giọng.

- Nó đây nè. Cha giải quyết đi, con xin hầu.

- Đúng rồi đó... Cha lớn nhứt ở đây, Cha phải bảo vệ nhà nguyện cho bằng được... Hồi xưa Đức-Cha Biển-Đức Diệu đã làm được, thì giờ Cha cũng phải theo gương hệt vậy...

Vì bảo vệ Giáo xứ mà Đức Giám-Mục Vincent - Cao Nhật Trung đã bỏ mạng, đương nhiên Lucas - Phạm Khái biết, song ông không biết mình có đủ tài trí để giải quyết được như Đức Cha hay không.

Trước sự hiện diện của Cha Giám-Đốc, nhóm cướp đất bị khựng lại, chúng cũng không còn dám làm hùng làm hổ như hồi nãy, mà đứng nhìn nhau ngầm hội ý.

Antonio Vũ bước lại và chắp tay xá một cái trước khi vô đề:

- Chỗ đất mà các Giáo dân ly xứ đã bán không hề có thửa nào gần với nhà nguyện hết. Vậy, tụi tôi có quyền tống cổ các vị ra khỏi đây và đánh trả lại để bảo vệ sở-đất hợp pháp của Giáo xứ mình. Các vị bị mua gian - bán lận thì đó là việc của các vị và cái người bán khống đó, xin đừng bắt tụi tôi phải còng lưng gánh thay hay trả tiền giùm. Đừng viện cớ này để cướp đất của Giáo hội và Giáo dân tôi. 

Giống quá, kẻ đã đầu độc Vincent - Trung thầm nghĩ, thằng nhỏ này y hệt con ruột của thằng khứa kia. Đáng ra hắn nên để nó chết rũ trong tù hồi năm nó mười lăm tuổi. Thật là tắc trách xiết mấy!

Tên đầu sỏ ra hiệu cho đám đàn em lui hàng rào về ranh-giới đất đã mua. Chúng đi tới đâu, cố Toàn và chú Hiền cùng những người trong ban Trị-An nối gót tới đó. Sau khi coi lại sổ-sách đàng hoàng, Hội Đồng Mục Vụ mới cho phép nhóm cướp-đất dựng hàng rào và cột mốc; không những vậy, cố còn bắt tên đầu sỏ lăn tay và ký tên xác nhận để về sau chúng không thể lật lộng mà tới cướp đất. Vậy là dưới sự chứng kiến và giám sát của hai người luật sư cùng máy quay phim, hai bên bắt đầu lập vi-bằng với nhau; quá trình ấy Ignacio Cường và Stephen Đoàn cũng có coi, và ai nấy đều thắc mắc tại sao Cha Giám-Đốc lại có vẻ nhượng bộ một cách quá đáng như vậy.

Martin Cảnh hỏi:

- Ai vậy?

- Cha Khái.

- Khái? Vậy ra Cha là người Khánh Hòa?

- Phải, dân Khánh Hòa kêu "Con cọp" là "Khái", Thầy sanh năm Dần nên cha - mạ đặt là "Khái" luôn. - Lucas - Phạm Khái trả lời vọng qua.

Albert Tỷ và Bonifacio Hiền ngó nhau mà cười khổ. Do ông Hội-Trưởng đã quá cao tuổi nên xứ này mới có hai đứa Hội-Phó; nhưng vì kế sanh-nhai nên hai đứa thường ca bài "Ở rừng U-Minh Ta không thấy Em". Nhưng lát nữa hai đứa sẽ cùng nhau tới thăm hai ông Cha xứ để coi hai thằng nhỏ giải quyết sao.

Trời lại lất phất mưa. Những con đường nơi góc nhỏ thành-đô chẳng mấy chốc lại "rục-rịch" ngập. Những dãy phố-lầu treo những tấm bảng mời khách ghé thuê nổi bật giữa khung trời u ám từ cảnh sắc, kinh tế cho tới đời sống của bà con chốn đô-thành hoa lệ. Những vỉa hè ít lá me bay và cây xanh phủ bóng nghe nặng trĩu những bước chân thiên-lý của dân bán vé số và chạy xe ôm - giao đồ mướn. Và những quán ế thèm hơi khách lạ ủ rũ căng-bạt và đắp-đập để ngăn "lũ quét". Dòng xe cộ xuôi - ngược như đàn cá ngoài đại dương, lát nữa họ cũng sẽ thành cá hết, con nào bơi yếu sẽ bị dòng nước "đổ-thừa" vùi xuống.

Chiếc xe "Ford - Tourneo" chín-chỗ màu bạc bụi-trăng của Bô-Ni-Phát Hiền sau một lúc chen-chúc giữa đại dương trần thế rồi cũng lết được đến bịnh-viện quốc-tế mà Mục sư Tám Khiêm đang làm việc.

Để vô được phòng của hai ông Cha, hai ông Hội-Phó phải trải một cuộc thẩm vấn và xác nhận danh tánh với cảnh sát trực ban kéo dài hơn hai mươi phút. Không ai hay biết rằng nhóm cảnh-sát này là "cánh tay nối dài" của Tổng-thống Khánh, nhằm thu thập tin tức để lật đổ và đe dọa phe-phái muốn hạ bệ ông ta.

Stephen Đoàn đang mở bài "Nếu một ngày" của nhạc sĩ Khánh Băng do tam ca Ngọc Lan - Trung Hành - Kiều Nga ca lên nghe:

"... Nếu, nếu một ngày không có Tôi

Thì người yêu ơi đừng quên Tôi nhé?

Xin đừng gian dối, xin hiểu cho Tôi!

Nếu, nếu ngày ấy mình đừng quen nhau

Thì ngày nay có đâu buồn đau

Những khi mình xa nhau có đâu buồn đau..."

- Bài này Thái Châu hợp-giọng hơn Hùng Cường. - Albert Tỷ nhận xét.

Bonifacio Hiền tặc lưỡi:

- Giọng của ông Cường không hạp với những bài tình ca cho lắm. Giọng của ông Châu "mềm" hơn nên dễ hát.

Ignacio Cường nhếch môi, tỏ vẻ "Hết cứu". 

Albert Tỷ vội vàng đặt giỏ trái cây xuống cái tủ đầu giường, rồi sà xuống giường nâng mặt Cha-Sở lên mà rằng:

- "Bàn tay năm ngón Cha vẫn kiêu sa..."

- Giỡn hoài, chú. - Ignacio Cường cười gượng. 

- Còn chân - cẳng sao?

- Bị nhiễm trùng, nhưng không nặng lắm, năm dài - tháng rộng cũng lành lại thôi. 

- Trời ơi, không chịu chống nạng, cứ cà-lết - cà-lết y chang Phó Hồng Tuyết xách kiếm đi báo thù!

- Rốt cuộc vô đây thăm hai đứa con hay là muốn khiến cho bịnh nặng thêm vậy chú?

Albert Tỷ cười giả lả. Đoạn, ngoắc Stephen Đoàn - hiện đương ngồi trên bệ cửa sổ - mà biểu:

- Biết con hổng có gọt trái cây được nên chú có đem vô cái máy gọt nè.

Rồi ông Hội-Phó số Hai làm mẫu với trái xá-ổi lị:

- "Quay đều, quay đều, quay đều..."

- Sao con né cha Sáu mà còn dính chú vậy chú?

- Bây khó chịu quá, riết già khằn... Nè, ăn miếng ổi cho đỡ lâu-lư đi bây; còn thằng Mỹ nữa, lại đây...

Điện thoại của Ignacio Cường có tin nhắn. Lại có một người muốn xin Lễ từ anh. Lần nào anh cũng nhờ các Thầy làm giùm, và lần này cũng vậy. Con Chiên ấy tỏ vẻ lo lắng cho anh khi nghe anh giới thiệu Cha khác, nhưng anh chỉ trả lời đơn giản rằng chân - cẳng phụ rẫy tấm lòng.

Bonifacio Hiền khó nhọc mở lời:

- Kỳ này chắc bây phải bầu-cử Hội-Trưởng mới, chớ cố Toàn sắp được ghi danh vô kỷ lục Guinness rồi mà cứ bắt ổng gánh hoài.

- Ai xứng đáng bây giờ? - Ignacio Cường cau mày.

Albert Tỷ nhíu mày:

- Cố chấm Andrew Hồ. Nhưng mà thằng đó nó lại không muốn về quản xứ, dầu sao mới ba mươi mấy tuổi, còn trẻ măng như vậy ai lại muốn chôn vùi cuộc đời trong một cái xó xỉnh nào đó...

- Để thằng Cưỡng...

- Trời đất ơi, muốn nó quậy banh cái Giáo xứ hả? - Albert Tỷ phản đối người bạn đồng chức.

- Chớ có ai siêng mà đi lo cho Giáo xứ đâu?

- Tôi thấy đề-cử này cũng được đó... - Ignacio Cường nhếch miệng cười.

- Thôi, cho nó quản lý Ban Trị-An đi. Đưa nó lên làm Hội-Trưởng mắc cỡ với mấy Giáo xứ khác chết. - Bonifacio Hiền lắc tay lia lịa.

- Mà, sao xứ mình không có họ Đạo? - Stephen Đoàn vừa lăn hột gà lên "Vùng lạ mặt" vừa hỏi.

Albert Tỷ cười:

- Đức Cha Trung nói làm vậy dễ chia bè - kết cánh lắm, nên họ Đạo chỉ có trong sổ Quản-lý chứ không có áp dụng bên ngoài. Nhiều người làm ăn khấm khá đòi lập nhà-thờ-Họ mà Cha Vinh-Sơn hổng cho, Cha nói Giáo dân có một nhúm mà xây chi lắm nhà thờ.

Bonifacio Hiền tiếp:

- Do đó Giáo xứ này mới được phong tặng là "Khu tự trị".

Stephen Đoàn cười biểu:

- Hèn chi mỗi bận Lễ-Trọng, mỗi họ Đạo chỉ phân biệt bằng màu sắc và bông-cài ngực áo chứ không có bảng-tên đàng hoàng. 

Albert Tỷ cười buồn:

- Nên nhiều khứa mới nhân cớ đó mà phao vu Cha muốn "Kháng-Cách", muốn làm Martin Luther. Lúc nào Cha cũng cằn-nhằn, "Bày vẽ chi cho con Chúa tốn kém hổng biết." 

Bonifacio Hiền ngó Cha Cọp mà rằng:

- Công nhận bây không phải con - cháu của Cha Phan-Sinh mà tánh giống hệt khuôn. Tôi vẫn còn nhớ lúc nhỏ đi học cứ thấy mặt Cha là lại dòm ra con gấu. Tụi nó toàn kêu Cha là "Cha Gấu", dịch từ chữ "Hùng" ra. 

Stephen Đoàn nâng khẩu-cầm lên mà thổi tình khúc "Đời bỗng phù du" của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Ngày nào anh cũng phải chơi một bản để giữ được ngón-đàn.

Đang chơi dở dang, kế, có tiếng gõ cửa phòng vang lên ba nhịp. 

Thì ra Lucas Khái, Camillo Du và Antonio Vũ đến thăm. 

- Alleluia. - Lucas Khái giơ tay chào con trai với một nụ cười gượng gạo trên môi.

- Alleluia. - Ignacio Cường nói mà không nhìn mặt Cha Giám-Đốc.

 - Cậu vẫn còn giận tôi vì đã khiến JB Khải bị treo Chén oan hả?

- Không dám. Tôi chỉ không muốn nói chuyện với người hay sợ mích lòng mà thôi. 

Camillo Du ngó sững Ignacio Cường. 

- Chức Thánh quan trọng, danh dự của Giáo Hội hay tánh mạng và tài sản của bầy Chiên? Cha chọn bên nào? Còn tôi, tôi đứng về phía Sự Thật và Giáo dân. 

- Cậu thực sự rất giống với Đức Cha Phan-Sinh Hùng... 

- Đừng đánh trống lảng nữa. Cha trả lời đi!

- Cậu đừng làm khó tôi nữa.

- "Chúa là Đường, là Sự Thật..." Còn ông? Ông đang thỏa hiệp với ai? Và ông đang vác Thập-Tự hay vác túi tiền trên lưng?

"Bốp."

Lucas Khái ném điện thoại của ông xuống đất, rồi xô cửa phòng mà bỏ ra ngoài.

Camillo Du gắng gượng cúi xuống lượm điện thoại lên. Rồi run rẩy đọc tin nhắn:

"Tao sẽ bán đứa bán cháu gái sang Tàu nếu mày dám can thiệp vào chuyện của thằng chó Cường."

Lặng phắt như tờ. Tưởng như thời gian nằm trong chiếc đồng hồ cát, hết cát đổ rồi nên thời gian bị đông cứng lại, khiến vạn vật ngừng chuyển động. 

Rồi sau hơn một khắc chết trân, Camillo Du quýnh quáng cầm theo điện thoại mà chạy đi kiếm Lucas Khái.

Ignacio Cường phang cái ly thủy tinh vô tường, rồi ôm đầu mà cúi gằm mặt xuống. 

Stephen Đoàn lặng lẽ đi gom miểng của cái ly. Sơ ý thế nào mà bị đứt tay, anh cũng không thèm cầm máu mà vẫn cắm cúi lượm tiếp. Máu tươi của anh nhểu xuống mặt sàn bụi bám in hằn những dấu giày - dép các loại. 

- Nè! 

Ignacio Cường giúp Cha Phó băng bó vết thương. Cũng may không sâu mấy, chỉ là cứa một đường nhỏ mà thôi.

Vừa hay Thanh Liên tới, anh giúp người Linh mục xấu trai rửa sạch và sát trùng vết thương trước khi băng bó cho chàng. Bàn tay của người Tăng sĩ ấy mềm như tay tiểu-thơ, chắc có lẽ ngoài việc học và kê toa ra, đôi tay này chưa từng nếm trải sự khổ nhọc hay lam lũ; ngược lại bàn tay của Cha Phó trung niên lại xương xẩu như mắt-tre, những ngón vừa dài vừa thô đó như ngầm báo trước "Con đường buồn chung thân" cho chàng ta.

- Thủy Diệu đã từng là gián-điệp, ảnh có biết cách nào để truy tìm tung tích ai đó không?

- Biết. Khi ảnh đi, ảnh mang theo mà.

- Xin giúp tôi.

Thanh Liên nhíu mày nghĩ ngợi, rồi thở dài đồng ý.

Hai ông Hội-Phó bấy giờ mới có cơ hội chào hỏi người Tỳ-Kheo đắp Tăng-Già-Lê kín từ vai xuống chân. Người này khá thấp, da dẻ trắng nõn như trứng-gà bóc, mi thanh - mục tú, khuôn miệng trái tim son-đỏ, nếu mà để tóc dài nữa chắc sẽ bị nhận lầm là phái nữ liền.

- Sư đây tên chi? - Bonifacio Hiền hỏi. 

- Tôi tên là Đới Kỳ Thanh, Pháp Hiệu là "Thanh Liên"... Lát nữa qua chỗ tụi tôi ăn trưa nghen?

Albert Tỷ hỏi:

- Xa không sư?

- Rất gần.

Camillo Du đã thuyết phục được Lucas Khái quay trở lại. Antonio Vũ đứng nép ở một góc mà cúi mặt lần chuỗi Mân Côi, "Như loài chim bói cá/Trên cọc nhọn trăm năm".

- Ở đây "Tai vách mạch rừng", có gì lát nữa tới chỗ sư đệ của tôi rồi hẵng bàn chuyện. 

- Đi luôn đi. - Ignacio Cường xen vô. - Tôi còn có chuyện phải cậy đến Thủy Diệu.

Sau hơn nửa tiếng chờ đợi, Trần Kim Thương và Phá Vân mới tới nơi. Kim Thương đi bằng chiếc xe "Dodge - Durango" bảy chỗ mà bạn của má mua cho, còn Phá Vân thì lái chiếc "Cadillac" cũ của Kim Thương.

- Tôi đi chung được không? - Tám Khiêm hỏi. - Tôi muốn biết thêm về ân oán của cha mình... 

Vệ Thu bỏ tiền mua lại ba miếng đất giáp vòng nhà bà ghệ để nới rộng cuộc đất. Ở đây ông biểu cất một nhà mát để làm hội trường tổ chức đám - tiệc và chừa đất trồng rau cải - trái cây; ngoài ra còn xây thêm một nhà để xe nữa.

Do những phòng trên đã có người ở nên nhóm huynh đệ đồng tu của con Út mợ Hai xuống tầng hầm trải chiếu ngủ. Dù rất xót con, nhưng bà không nỡ khiến nó hỏng đường tu nên đành im lặng.

Trưa nay, Hoàng Lan qua nhà biếu bà cái áo dài tự tay nó may. Không ngờ gặp lại Trì Thương, nó vừa mừng vừa buồn, nhưng con tim đã thắng lý trí nên nó quyết định ở lại ăn cơm cùng luôn. Chú Thương ngó thấy em trai mình không đả động chi đến hai người thì vừa vui vừa rầu, không hiểu chú nên làm sao để người ta thương mình chứ không phải là thằng em ruột của mình. 

Sau một hồi Kinh-tụng, nguyên bàn mới bắt đầu bữa cơm trưa.

- Thảo, ăn nhiều vô nghen con. Má làm cho hai đứa quá trời món mà hai đứa thích nè. Không có món nào phạm "Tam-Tịnh-Nhục" đâu.

Rồi ngó sang Hoàng Kỳ và Thủy Diệu, mợ Hai cười biểu:

- Mợ có làm mỳ Lasagna sốt cà chua kiểu Ý, bít-tết Hamburg kiểu Đức, salad kiểu Địa-Trung-Hải, cá kèm khoai tây chiên kiểu Anh và súp hải sản Bouillabaisse kiểu Pháp. Súp này mợ bỏ có chút xíu rượu vang để khử mùi tanh thôi hà, nên hai cậu cứ ăn đại đi.

Chân Tâm gật đầu:

- Ăn đại đi.

- Dạ.

Nhân có mặt Hoàng Lan, Ignacio Cường hỏi lại một lần nữa về lý do gia đình cô ly-xứ.

Rồi trước sự lắng nghe của các Thầy Dòng và Giáo dân xứ Đạo, Hoàng Lan thuật lại từ đầu chí cuối những chuyện đã khiến ba mẹ cô phật lòng mà dẫn tới quyết định ly xứ, cũng như những yêu-sách quá đáng của kẻ giả mạo Cha Thành. 

Ignacio Cường ngó Cha Giám-Đốc mà hỏi:

- Sao Cha không báo với Bề Trên? Có phải là sợ mích lòng Đức Tổng Giám Mục không?

- Phải. Hồi đó nỏ biết ông Thái ổng bị "bùa mê thuốc lú" răng mà cha nội kia nói gì là thằng chả nghe theo cái đó. Đến độ huyền chức luôn những Linh mục có ý tố giác hắn, một trong số đó là Nicolas - Lữ Quân Trực. Kế nữa dụ dỗ Longinus - Triệu Phước Kiến không thành nên đã phao tin ông này có vợ con ở Châu-Đốc.

- Cha Kiến có gì mà phải dụ dỗ? - Ignacio Cường hỏi.

- Được sự tín nhiệm rất cao của các Đấng - Bậc vì lòng nhiệt thành khi tham gia chăm sóc các bịnh-nhân ở trại phong và những chương trình phụng vụ khác. Ai nấy đều nghĩ Thầy Kiến rất xứng đáng được tấn-phong lên hàng Giám Mục. 

- Chắc có lẽ khứa đó nghĩ Cha Kiến có thể giúp khứa có được một nguồn nội tạng dồi dào...

- Phải. - Lucas Khái tiếp. - Nên khứa đó mới triệt luôn Thầy Kiến. 

Camillo Du hỏi:

- Vậy rốt cuộc cô gái đó và thằng nhỏ là sao Cha?

- Cô đó đi làm về khuya bị người ta cưỡng hiếp, song vì sợ gia đình bị đàm tiếu nên không hé môi với ai nửa lời, chừng tới khi cái bụng lùm-xùm, cổ bị vạ Tuyệt Thông. Thầy Kiến mới lại hỏi. Có lẽ "Tức nước vỡ bờ" nên cổ đã nói hết cho Thẩy hay. Thẩy mới giải Tội cho cổ và nhận con của cổ làm con của mình. Rồi không biết đứa nào đồn ầm lên rằng Thẩy với cổ lén lút sau lưng với nhau tới nỗi có con riêng luôn.

Antonio Vũ hỏi:

- Có phải là Jacob - Triệu Hoành Nhượng không?

- Nó đó. 

Sau bữa cơm, Thanh Liên mời Tám Khiêm, Martin Cảnh và Ignacio Cường lên sân thượng nói chuyện.

Vừa lên đến nơi, Tám Khiêm đã phân trần:

- Đơn thuốc mà bệnh-viện tôi kê chỉ là hơi quá-liều mà thôi...

- Nè. - Martin Cảnh trưng ra cái túi zip đựng viên thuốc khả-nghi. - Thuốc này không có trong danh mục được cấp phép, cũng chưa từng có trên thị-trường luôn, thuốc này chứa một hàm lượng lớn chất gây hưng cảm và say xỉn, người nào bị nhiễm chất kích thích sẽ bị thuốc này khuếch-trương triệu chứng đã và đang phát tác.

- Sáng giờ tôi không uống một cử nào do bịnh-viện anh cấp, và anh thấy đó, tôi có ói thêm lần nào nữa đâu, cũng như đã kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình.

- Ở chỗ tôi cũng có nội gián sao? À, mà giờ anh uống thuốc nào?

- Thuốc cũ. Bịnh-viện công.

- Bây giờ, anh cứ uống thuốc ở chỗ của Mục sư Khiêm đi, nhưng hãy chừa viên thuốc đó ra. - Thanh Liên khuyên.

Ai nấy đều đồng ý với Thanh Liên.

Ignacio Cường hỏi:

- Thủy Diệu có chịu giúp không?

- Ảnh đang làm ở dưới. Nhưng tỷ lệ không cao đâu.

Sau hơn hai tiếng nóng ruột chờ đợi, rốt cuộc Thủy Diệu thông báo đã tìm thấy tin tức. Vì sao anh lại kiếm được thì anh lại không nói ra, chỉ sơ sài đáp rằng người nhắn tin cho Lucas Khái đang ở Bình Phước.

Còn mợ Hai thì vừa dọn dẹp bàn ăn vừa nói chuyện với ông ghệ phương xa. Vẫn là những chủ đề vô thưởng vô phạt và xoay quanh đời sống hằng ngày của họ, nhưng lần nào gặp nhau họ cũng không cảm thấy chán hay muốn kiếm chuyện khác nói.

- Tối mà còn ăn gì đó ông?

- Cơm chọn hai món của "New Duong Son", hộp vậy mà có mười hai đồng.

- Rẻ ha?

- Bận tối mắt tối mũi, đâu phải thất nghiệp mà quởn đãi lựa chỗ ăn uống hay đi chơi xa.

- Bữa hôm được một cái trường đặt bò-viên ăn liên-hoan Trung-Thu, có chục đứa dự tiệc xong bị trúng thực, tự nhiên đổ cho tui làm bò-viên có hàn the. Dè đâu là tại bánh Trung-Thu. Biết sao đổ thừa tui hôn? Tại bánh Trung-Thu là bên nhà bà-con con-mẹ hiệu-trưởng làm bán.

- Bà giống tui. Nó mua cái tủ-lạnh bán đồ uống của tui, đã dám mua cái tủ-lạnh mới mà lại tiếc cái ổ cắm cũ do hãng nào đó sản xuất, cắm vô bị điện giựt hút chết cái nó đâm đơn thưa tui ra tòa. Mặc dầu thắng kiện, nhưng tui vẫn ém cho nó một mớ để nó không đi rêu rao bậy bạ.

Cái hãng giày "Skechers" đã từng bị phạt bốn chục triệu Mỹ-kim và bị yêu cầu hoàn tiền lại cho người đã mua sản phẩm vì quảng cáo với dữ liệu chưa được xác thực. Hãng này quảng cáo rằng mẫu giày "Shape-Ups" của họ giúp giảm cân mau hơn khi tập thể dục, cũng như tăng sức bền và cơ-bắp cho người luyện tập; và FTC của Hoa Kỳ đã phát hiện những dữ liệu trên chỉ là lời "môi-miệng" và chưa được kiểm chứng thông qua các bài khảo sát chuyên môn, thành thử ra việc bán mẫu giày này với giá cắt cổ được chứng minh là một hình thức gian lận trong kinh doanh và lường gạt khách hàng. Chưa kể đến, do mẫu giày này không phải là giày thể thao chuyên dụng, nên những ai mang giày này mà luyện tập rất dễ bị chấn thương và đau nhức.

Sau vụ này, họ phải dẹp luôn mẫu giày đó.

- Mà ông thấy hãng đó sao?

- Giày họ rất tốt. Đi êm. Không gây hôi chân hay đổ mồ hôi chân. Lại bền nữa. Hổng hiểu sao họ lại tự khiến mình bị phạt-vạ quá xá đau như vậy nữa.

- Ông làm tui nhớ có một người bán mỹ phẩm mà chưa học hết Cấp Hai.

- Là sao bà?

- Thí dụ: Đứng nhận quảng cáo thì không sao hết, đằng này chưa từng trải qua trường Y Dược hay Hóa Chất Công Nghiệp mà dám sản xuất mỹ phẩm rồi đem đi bán.

- Vậy mà cũng có người dám mua hả?

- Ờ. Xức hư mặt lên chửi um trời.

- Ngay cả tập đoàn "Johnson and Johnson's" còn trầy vi tróc trảy... 

- Nhưng mà, tui nói thiệt, mình biết xài đồ hiệu, biết đi xe sang, biết lựa chỗ ngon mà ăn, biết chọn nhà tốt mà ở, thì khách hàng của mình cũng biết vậy. Họ đã tin tưởng phó thác cho mình, vậy mà nỡ lòng nào đi bán đồ-dỏm cho người ta xài, còn mình thì lấy tiền đó mua hàng-ngon về hưởng. Giàu mà thất đức như vậy chắc hổng còn kiếp sau đâu.

- Lát tui chuyển tiền "cứu trợ" cho bà.

Nhằm tránh bị dựng chuyện "rửa tiền", mợ Hai đã chấp nhận chia sẻ phần đứng tên doanh nghiệp với ông ghệ, coi như ổng là cổ-đông lớn của cửa tiệm vậy, thành ra về mặt pháp-lý thì số tiền mà ổng chuyển qua mỗi quý đều là tiền hùn vốn hợp-pháp. Không có ổng cứu bồ, chắc bà đã dẹp tiệm từ tám đời trước.

- Ông có đi ăn buffet lẩu và nướng không?

- Có. "98: Shabu Grill-Seafood Buffet", do một đối tác mở tiệm tự-giặt mời ăn để mừng ngày vợ chồng bả khánh thành cơ-sở ấy. Với tôi, mức giá gần ba chục đồng/một người là rất hợp lý và thái độ cùng cung-cách phục vụ của nhân viên ở đây rất được.

- Bữa nào cũng khoảng đó hả ông?

- Không, tối khác, trưa khác. Cuối tuần hình như bán giá buổi tối là gần ba chục đồng.

- Tui cũng tính dẫn xấp nhỏ đi ăn.

- Nhiêu?

- Năm chục Mỹ kim.

- Gì? Lương bên đó có bao nhiêu đâu mà ăn gì cao giá dữ vậy?

- Tại nhà hàng này cho ăn bao-bụng cua Cà-Mau nữa ông.

- À... Rồi, vậy tui sẽ cho bà tiền thêm. Đã bán ít mà còn tới chỗ này ăn chắc cụt vốn.

Mợ Hai tủm tỉm cười. Số bà thật may mắn khi gặp được ông này và người chồng quá cố, lại được thằng Hai hiếu thảo sớm hôm đỡ đần mọi mặt, và thằng Út ra công tu tập để hồi hướng công đức cho gia đình này.

- Kế bên có tiệm hủ tíu bán rẻ và hay tặng thêm lắm. Tiệm đó tên là "405", chung chủ với quán buffet và lẩu này.

Rồi Vệ Thu tự nhiên phá lên cười, và kể cho bà ghệ nghe mẩu chuyện này:

- Nhân cái vụ hủ-tíu, tự nhiên tui nhớ về chuyện "Bột ngọt". Có một quán phở bên này đông khách dữ lắm, mà bị đồn bỏ bột ngọt thay xương cũng nhiều dữ lắm. Một bữa tui với cậu nhân-viên IT đi thăm đối tác gần đó mới sẵn đường mà tắp vô ăn. Cậu này là Mỹ-trắng, dị ứng bột ngọt rất nặng, lúc nào cũng phải thủ sẵn bịch thuốc "chữa cháy", nên khi tui mời cẩu đi ăn phở, cẩu cũng lo lắng lắm. Vậy mà ăn xong, cẩu tỉnh rụi như thường, mà còn khen phở ngon dễ ăn nữa chớ.

- À... Tui hiểu ý ông rồi. Người bị dị ứng bột ngọt rất nặng thì xác nhận không có bỏ, người bị dị ứng "sương-sương" lại xác nhận bỏ rất nhiều.

- Cho nên tui làm biếng giới thiệu quán xá cho ai hết.

- Ừ, mắc công đổ thừa.

- Bà ở Việt Nam thì tui tha hồ nói, vì biết bà đâu thể nào tới đó mà ghé ăn thử được.

- Ở bển ông ăn hàng sao?

- Cơm cháy gà bóp rau răm và bún riêu ở "Phở Hồng Hưng", phở gà ở "Hoa Soan" hay "Hải Vân", canh-bún và đồ-biển ở "Cali Cajun Seafood", bún-bò Huế ở "Bún-Bò Way" và "Vua Bún-Bò",... Mấy thằng con tui thì ưng ăn ở "Fogo de Chão", "Outback Steak House", bánh canh tôm - cua nước-sệt và xí quách ở "405 - Noodle and Pot"... mấy cái quán chuyên về thịt đỏ, mỳ sốt-kem và khoai tây. Nếu kể hết cái danh sách của gia đình tui chắc tới sáng mốt cũng chưa hết.

- Mà sao ông không mua chocolate "Her... Her..." gì đó?

- "Hershey's". Hãng này bị nói là làm chocolate có chứa chất gây độc hại đến cơ thể.

- Tin thiệt hôn ông?

- Tôi đâu có bên mảng Thực Phẩm đâu mà biết. Thấy vậy thì tạm ngưng mua thôi, rồi chờ coi người ta xác thực sao.

Vừa lấy kéo rọc thùng-giấy đựng quà của ông ghệ, mợ Hai vừa hỏi:

- Vậy kỳ này ông mua chocolate hiệu gì?

- "Ritter Sport". Hiệu này có nhiều hương vị độc-đáo hơn, lại có loại cỡ-nhỏ rất vừa ăn, thành thử tui mới gởi cho bà. Nè, khui thử gói "Crispy Banana" đi.

Sau một hồi lục-lạo, mợ Hai mới thấy được thanh chocolate ấy, có hình trái chuối thì chắc là nó rồi. Bà bèn gọi xấp nhỏ lại mà chia cho mỗi đứa một miếng.

- Hổng đụng hàng nên hổng có ngon, ông ơi.

- Ừ, ăn cho biết thôi, lần sau khỏi gởi nữa.

Mợ Hai che miệng cười sặc sụa.

- Đứa nào cũng chê hả?

- Ờ.

Vệ Thu nhếch miệng cười méo xẹo.

- Ờ đúng rồi... Cậu Út nói lần sau ông có gởi thì gởi loại này... Tên tiếng Anh khó đọc quá, để tui xuống dưới lấy lên cho ông coi...

Trong lúc đợi bà ghệ trở ra, Vệ Thu mở điện thư ra soát tin. Ông vừa phải tăng giá sản-phẩm vì nguồn cung lên giá quá cao, những khách hàng mới chưa chi đã hăm he bỏ chỗ ông do không chấp nhận mức giá này. Những nhãn hàng cạnh tranh với ông cũng lao đao không kém; đôi khi ông nhìn nhận họ như là đồng-minh với mình nhiều hơn là đối-thủ, có lẽ là bởi hai bên biết thông cảm và hiểu nỗi khổ của nhau.

Mợ Hai dẫn theo cậu Út nhà họ Vệ. Vệ Thương kể:

- "Honey Sea-Salt Almonds", "White + Crisp" và "Cocoa - Wafer". 

- Nó làm cha tui được rồi đó.

- Ba...

- Sao?

- Tháng tới con sẽ về Mỹ nhập ngũ, con sẽ theo Thủy Quân Lục Chiến, đi hai năm rồi thôi. 

Vệ Thu im lặng. Hai đứa trước cũng chỉ tham gia có hai năm mà lần nào ông cũng đổ bịnh hết. Nhưng biết làm sao được, đời trai phải biết mùi khói súng - đạn mạc, thấy những chiến-hào đẫm mồ hôi và những vòng thép gai in hằn lên tuổi xuân, thì mới hiểu được mình nên bảo vệ và hoặc sống - hoặc chết vì cái gì.

- Rồi sao nữa?

- Con muốn xin ba một trăm ngàn Mỹ-kim để tổ chức "fan meeting".

- Cái gì? Mày vừa nói cái gì?

Vệ Thương trầm mặc.

- Mày phí tiền cho cái vụ vô bổ này mày thấy có đáng không? Mày nhập ngũ hai năm, hai năm sau "có còn ai khóc Tố Như" không? Mày nghĩ được nhiêu đứa chờ mày, hay là mày cũng bị quên lãng như bao Youtuber khác?

Vệ Thương biết mình quấy nhưng vẫn muốn làm theo ý mình. Cậu cùn-quằn bỏ đi, mặc cho mợ Hai quýnh quáng níu lại. 

- Nó muốn đi đâu thì kệ mẹ nó đi. Đã công-ty đang chật vật, chạy ngược - chạy xuôi, mà tối ngày cứ ngồi đó vẽ chuyện hủy của.

- Vậy sao ông lại cho tiền thằng Thương mua xe - mua đất?

- Xe với đất tui còn hưởng được lâu dài. Còn ba cái tiệc - tùng đốt một lần là cháy hết, tui chứ hổng phải cái đám khoái biến con mình thành ông hoàng - bà chúa đâu.

Mợ Hai ngó ra nhà để xe. Hai chiếc "Maserati - Lavante" và "Dodge - Durango" đương nằm đó, mỗi chiếc xe có giá trị gấp nhiều lần số tiền mà cậu Út vòi-vĩnh. Chưa kể là cuộc đất này...

- Có chuyện gì mà ba la lớn dữ vậy? - Vệ Cung vừa mở tủ lạnh lấy nước uống vừa hỏi.

Vệ Thu tức mình kể hết từ đầu chí cuối. 

Vệ Cung nhún vai, rồi mở điện thoại mà nhắn tin chuyển tiền cho em trai. Miễn sao nó đừng giành quyền thừa kế tập đoàn với anh là được, còn nó muốn hủy của bao nhiêu cũng được hết. 

Vệ Cung vừa lên lầu chưa được bao lâu, Vệ Kích đã tới mà hỏi cha một câu tương tự vậy. Vệ Thu cũng làm một lèo như trên. Và Vệ Kích cũng lẳng lặng chuyển tiền cho thằng Út; đối phó với thằng Ba là đủ điên đầu rồi, nên là anh sẽ giúp thằng Út sống một cuộc sống không dính líu với tập đoàn nhà này. 

- Tôi định sẽ mở thêm hai công-ty con... để cho hai thằng này bớt đấu đá nhau... Một thằng sẽ bán máy móc nông cụ, còn một thằng sẽ bán linh-kiện cho những nhà sản xuất máy-móc dùng trong gia đình, học tập và làm việc. Còn công-ty mẹ thì... 

Mợ Hai thừa hiểu hai đứa con trai của ông ghệ chẳng khác nào "Một rừng mà có hai Hổ", con nào cũng đòi làm Chúa Sơn-Lâm và không muốn bị mất-phần vào tay con kia. Thành ra cả hai con mới muốn ru ngủ con cọp khờ ham chơi kia.

Cuộc nói chuyện giữa hai người bạn tâm-giao bỗng ngưng ngang vì đã đến giờ Vệ Thu ra phi trường để sang tiểu bang Florida gặp gỡ đối tác. Đáng ra tối ngày mai ông mới đi, nhưng do ông cảm thấy không an tâm nên mới phải đi sớm đặng điều tra về đối tác này một lần nữa. Độ rày ông không nói chuyện nhiều với bà, cũng bởi chuyện làm ăn gặp nhiều trục trặc và cũng tại mùa thuế đã tới, nên ông hết còn tâm trạng huyên thuyên với bà.

Trước lúc để Martin Cảnh đi làm, mợ Hai tặng cho anh ta một chai xà-bông "Dove - Purify and Care". 

Ignacio Cường và Stephen Đoàn trở lại nhà thương sau khi xong giờ Kinh Chiều ở trường Dòng. 

Cha - con Joseph Thành giờ này mới cũng về phòng. Nửa ngày nay hai người đã rong ruổi dưới miệt thứ và đem về rất nhiều trái cây theo mùa. Bữa trưa họ ghé một quán bún đậu mắm tôm thập-cẩm theo lời ngỏ của Simon Tử, đã lâu thằng con cụ không nếm món cố hương của nó.

Sau giờ tái khám, vẫn như bổn cũ, Ignacio Cường lẳng lặng đem cất cử thuốc được cấp vào cái rương của mình. Rồi soạn thuốc-cũ uống. 

Stephen Đoàn mở bài "The Prayer" do đôi danh-ca Celine Dion - Andrea Bocelli trình bày lên nghe. Thời nay, có đâu tiếng Họa-Mi lảnh lót mà thanh thoát và tiếng Sơn-Ca trầm bổng mà ấm nồng vô cùng?

Các Thầy Dòng, Cha Giám-Thị và Cha Giám-Đốc lại đến thăm. Lucas Khái trưng ra gương mặt không biết đang vui hay đang buồn, đôi mắt ông nhòa lệ, dáng đi thất thểu thêm phần não nùng vì bộ áo màu tang mà ông đương mặc.

- Sao rồi Cha? - Ignacio Cường hỏi trong lúc đặt miếng ổi mới xẻ vào tay Stephen Đoàn.

- Kiếm được rồi... Nhưng nó đã vô Chợ-Quán vì sang chấn tâm lý quá nặng nề.

Ignacio Cường mời Cha Giám-Đốc, các Thầy và tu sĩ Camillo ăn ổi không hột chấm với muối-tôm Tây Ninh.

- Con có thể giúp Cha liên lạc với cậu Mộc Đức, Thổ Tú gì đó không?

- Sao Thủy Diệu. - Matthias Hoàn bật cười nhắc nhở.

- Ờ, Thủy Diệu... 

- Giúp gì hả Cha?

- Xóa hết hình ảnh... của con nhỏ...

- Ảnh có "tay trong" ở xứ này nên có thể đột-nhập được. Chỉ hiềm một nỗi, ảnh sẽ phải phá vỡ Giới Luật thêm một lần nữa.

- Bộ Giới-răn quan trọng hơn một mạng người sao???

- Nếu ảnh muốn làm một người tốt hay một người mang định-nghĩa của nhân loại, ảnh đã không đắp Sanghati. - Thanh Liên vừa nói vừa chắp tay mà cúi đầu chào những Kitô hữu.

Ignacio Cường vỗ đùi cái đét:

- Sẵn có anh đây tôi mới nhớ, Hoa Kỳ vừa triệt phá đường dây bán dâm ở các tiểu bang Washington, California, Virginia và Massachusetts. Thậm chí họ còn điều tra tới những người mua dâm luôn.

- Suýt chút nữa là cháu của tôi cũng... Cho nên làm ơn làm phước hãy giúp nó đi!

Thủy Diệu thở hắt ra một hơi. Anh và bạn bè của mình đã từng giải cứu không biết bao nhiêu nạn nhân của đường dây buôn người, có nhiều nạn nhân vừa mới thoát ra chưa được vài ngày đã tự sát vì không chịu đựng được "bóng ma" quái ác ấy.

- Tôi có bạn ở đây. Tôi sẽ nhờ họ ra tay. Tôi là Tăng-sĩ, không thể coi những hình ảnh phản Giới Luật được đâu.

- Vậy thì hay quá... Để xong rồi tôi mời các vị một bữa cơm đáp lễ nghen?

- Lành thay...

Kế, Thủy Diệu và Thanh Liên xin phép ra ngoài đi kinh hành một chút.

Cửa phòng vừa đóng lại, Longinus Kiến đã vội hỏi:

- Con nghĩ sao về Kỳ Thanh hả Cường?

- Con cảm thấy thoải mái khi ở gần Kỳ Thanh. 

- Theo một nghiên cứu khoa học, một đôi yêu nhau sẽ có biểu hiện như vầy: Người A sẽ nhìn người B đắm đuối khi người B đang nói, và ngược lại... Để tao nói hết cái đã rồi mày hẵng cự... Mày không thấy mày dòm nó kỳ lắm hả?

- Có đâu... Toàn suy diễn bậy bạ không...

Chợt có cô y-tá dẫn theo đứa bé gái tên là Bảo Trân mà nhờ gặp Longinus Kiến.

- Con cảm ơn ông. 

Longinus Kiến không nhớ mình đã làm gì mà được cô bé tặng quà, nên chỉ đành làm dấu Thánh cho nó và nói lời cảm ơn. 

Đợi hai người đi rồi, Longinus Kiến mới mở hộp quà ra coi.

- Trời đất ơi... Sợi dây chuyền mặt Thánh-Giá bằng bạch-kim!

Món quà này không dưới giá một ngàn Mỹ-kim.

- Để... để... tôi đi trả lại... 

- Cha giữ đi. Biết đâu sau này phải cần trao lại cho ai đó.

Ignacio Cường mở bài "Marguerita" do Elvis Presley với ban "The Jordanaires" và "The Amigos" trình diễn lên nghe; nhạc phẩm này của tác giả Don Robertson, nhạc sĩ Palito Ortega đã dựa trên nền giai-điệu của ông Don mà soạn lại lời Tây-Ban-Nha và đã sửa tựa cũ thành "Margarita". Đây là một tình khúc Bolero đậm chất Mễ-Tây-Cơ. Tiếc rằng, phần lời quá ngắn, tự nhiên đang hay thì đã vội hết sớm. Khi nào chân anh lành lặn, anh sẽ nhảy cho người bạn tâm-giao coi vũ điệu Tango "độc hành" do anh tự sáng tạo.

- Sadhu.

Thanh Liên, Chân Tâm và Duy Hảo đem đồ ăn - thức uống tới cho nhóm Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Bữa nay má của hai anh - em Trì Thương chiên bánh-xèo và quấn gỏi-cuốn. 

Chân Tâm tháo mắt-kiếng xuống, để lộ rõ đôi mắt mí-lót có phần đuôi dài mà lại xếch và sắc như dao, đã vậy phần đầu còn quặp xuống như cái móc-câu. Thêm nữa lông-mi vừa rậm vừa dài vừa cong nên càng khiến đôi mắt của anh rất sắc sảo.

- Tôi có thể hỏi các vị vài câu được không?

- Được. 

- Câu thứ nhứt: Tôi có từng thấy nhiều người tự xưng là Kitô hữu, nhấn mạnh là "tự xưng", chứ tôi không chắc họ có phải theo Đạo các vị không. Rồi, rõ rồi chớ? Họ nói họ thấy và nhớ được Tiền-Kiếp, thậm chí còn tuyên bố chính Chúa đã giúp họ đầu thai. Vậy, theo các vị điều này có thật hay là không? Nếu như không có thật thì vì căn cớ nào mà họ phải dựng chuyện "phản Ki-Tô" như vậy?

Câu thứ nhì: Tại sao những người đồng tính luyến ái hay song tính luyến lại có rất nhiều cá nhân đa tài đa nghệ, công thành danh toại và giàu nứt đố đổ vách? Theo các vị, điều này là do đâu?

Câu thứ ba: Có bao nhiêu người theo Đạo Phật sẽ nhiệt tình bài trừ vấn nạn của Cơ-Đốc-Giáo như cái cách mà người theo Đạo các vị làm với Ma Tăng bên này? 

- Câu cuối cùng tôi trả lời được.

Longinus Kiến khó nhọc trả lời:

- Bên tôi... có rất nhiều người mạnh dạn lên án và bài trừ Ma Tăng nhiệt liệt, nhưng hễ đụng tới Linh mục là... 

- Một là Im lặng, Hai là binh lấy binh để, Ba thì chửi luôn cái người tố giác, Bốn là viết lời cầu nguyện, và số còn lại ít hơn, là những người sáng suốt điều tra cặn kẽ rồi mới viết kết luận.

Còn bên các vị, ngoại trừ Ma Tăng và bầy đàn của chúng, thì hầu như không quan tâm tới tụi tôi. 

- Hai câu đầu thì để từ-từ tụi tôi trả lời.

- Tôi nói rồi mà, muốn kiếp nào nói cũng được.

Chân Tâm đeo lại mắt-kiếng, che đi những góc-mắt sắc bén như diều hâu.

Đã đến giờ chương trình radio đêm khuya của Đan-Viện Dòng Chúa Cứu Thế, xướng ngôn viên vẫn là Richard Lãm, Jacob Nhượng và hai người bạn Đan-sĩ được tuyển chọn cho hôm nay.

Sau những bài tin vắn trong Nước, thời sự quốc-tế và tin-tức từ Tòa-Thánh, cuối chương trình Richard Lãm mời các tín hữu yêu cầu mình một ca khúc. Áng chừng vài phút chờ đợi và kết nối, giọng một cô bé vang lên đầy nũng nịu, bé con nói muốn nghe một ca khúc về Chúa Hài Đồng.

Bài hát mà Richard Lãm chọn tên là "Mary's Boy Child" của nhạc sĩ Jester Hairston, mà anh đã từng nghe Harry Belafonte trình bày.

Không biết ai chơi guitar mà hay quá. Từng phiếm đàn như thể được nắn nót tỉ mẩn trước khi đưa ra thế giới bên ngoài. Còn người chơi dương-cầm chỉ ở mức khá, có lẽ là do chưa thuộc ký-âm nên đánh rất dè dặt và sượng tay.

- Người chơi Tây-Ban cầm là huynh trưởng. - Camillo Du vừa nói vừa kiểm tra điện thư. 

- Bài này mà để thằng Mỹ hát thì đã lỗ tai dữ lắm. - Augustino Dương bình phẩm.

- Cứ hễ Giáng Sinh về, tôi lại thích nghe liên-khúc "Little Drummer Boy - Peace on Earth" của song ca thầy - trò Bing Crosby và David Bowie. Cái anh chàng David này rất giống với thằng Mỹ, vẻ ngoài tỷ-lệ nghịch với giọng hát, và tính tới thời điểm bây giờ thì tôi chưa thấy ai có giọng hát thánh thiện như anh này.

Sẵn có Chân Tâm ở đây, Camillo Du hỏi thẳng:

- Anh nghĩ sao về ca đoàn Phật Giáo?

- Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát đã từng nói, "... Cần cả trăm năm nữa, văn nghệ của trường Bồ-Đề mới theo nổi văn nghệ của trường Tabert." 

-Ông rất trăn trở về việc phải làm sao cho ca đoàn Phật Giáo được thành công như bên các vị.

Thanh Liên nói lảng:

- Nếu nói về mộ Đạo, chắc có thi sĩ Vũ Hoàng Chương và văn sĩ Nhất Linh. Đôi khi họ thể hiện mình là một người cuồng tín cực đoan.

Duy Hảo thêm:

- Đấng Thế Tôn chưa từng muốn tín đồ nghe lời mình như một cái máy.

Đã xao lãng đường tu nhiều rồi nên ba Tăng-sĩ Theravada xin phép cáo từ sớm. 

Ba người vừa rời phòng, thì tiếng hát của Lệ Thu trong "Màu xanh Noel" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng trỗi lên; trong bài này ông ký tên là "Hoài Phương".

- Thanh Liên.

- Sao Tâm?

- Thấy không?

- Thấy.

- Những cuộc hý-luận vô bổ chỉ khiến ta đi từ tà-kiến này sang tà-kiến khác.

Trên con đường Võ-Di-Nguy có có hàng cây-dầu đại-thụ, hai cái bóng đắp Tăng-Già-Lê đi sóng vai nhau. Ai nấy đều đang đi Kinh-Hành nên giữ sự im lặng tuyệt đối. Những quán cơm bình dân cái thì giờ này còn mở - cái thì bây giờ mới mở, nhưng phần đông bán món cơm tấm và cơm gà xối mỡ, dù bật bao nhiêu cây-quạt vẫn không thể làm dịu bớt sức nóng của cái bếp than và bếp dầu đang cháy. Đôi lúc họ lại nghe tiếng cãi vã của một gia đình nào đó; lời ong - bướm đã bay biến mất sau khi kết hôn, chỉ còn hai vai nặng nợ đời và sự chán chường kéo dài đến ngày cánh chung, triêu-nhan năm xưa nay chỉ còn là dĩ vãng... 

Qua những ngôi chùa sầm uất có những bức tượng điêu khắc tinh xảo và kỳ công luôn xây tường rào cao giữ-của, Chân Tâm và Thanh Liên tìm đến một xóm nghèo tịnh không một ánh đèn đường. Nơi đây về đêm toàn Tiên-Nhân tu luyện, nhứt là pháp-môn Song Tu, nên dẫu đây là đường tắt dẫn tới cái xóm mà má con mợ Hai đang ở thì khách hàng của họ cũng quyết không đi. Chỉ cách một con lộ mà một bên là "Xóm dữ" và một bên là "Xóm hiền".

Dầu đêm sắp tàn, nhưng rạng đông vẫn chưa tìm về thành đô. Những ánh đèn đường trong khu "Xóm hiền" đã phựt-tắt gần hết, chỉ còn chút đốm sáng lập-lòe của vài con đom-đóm nhỏ nhoi. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro