Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

MÙA NƯỚC NỔI + KHĂN RẰN

KHĂN RẰN

Để biết được nguyên nhân vì sao mời bạn cùng mình đi ngược dòng lịch sử và tìm về . Theo sử sách ghi chép lại thì ngay vào thời giữa Thế kỷ 16 (1558), khi chúa Nguyễn Hoàng vượt qua dãy núi Hoành Sơn tiến vào bờ Nam thì ông đã thấy những cư dân Khơ – me ở đây quàng một loại khăn rằn mà họ gọi là khăn "Krama" (theo tiếng Khơ – me).

Sau đó, trải qua quá trình di dân và quần tụ cộng đồng các dân tộc, loại khăn này sau này được các dân tộc khác ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng rộng rãi nhờ vào tính tiện dụng của nó cho đến ngày nay mà chúng ta biết đến với tên gọi "khăn rằn Nam bộ" hay "khăn rằn miền Tây" và "khăn chàng" (cách gọi lệch của người miền Tây từ "khăn choàng").

Khi đó, chiếc khăn rằn Nam bộ được dệt thủ công bằng tay nên họa tiết caro là họa tiết dễ dệt nhất và cứ thế, từ đời này qua đời khác, những tấm khăn rằn sọc caro vẫn được giữ một cách vẹn nguyên. Chỉ đến đầu những năm 2000 thì những chiếc khăn rằn Nam bộ đầu tiên được dệt máy mới được ra đời. Tuy nhiên, để lưu giữ nguyên bản nét văn hóa những gì mà ông cha truyền lại, cho đến nay, họa tiết caro vẫn chiếm vị trí độc tôn.

Bên cạnh đó, Họa tiết caro – những ô li 2 màu vuông vức, đan xen nhau được dệt trên khăn rằn Nam bộ sẽ làm cho chiếc khăn trở nên nổi bật hơn. Trong những ô vài có màu tương phản đó xen giữa là những ô có sự phối trộn đều đặn giữa hai màu. Những màu sắc tương phản đã tôn lên sự nổi bật của nhau, lại vừa hài hòa và được pha trộn lại một cách hài hòa.

Có thể nói rằng caro chính là họa tiết đơn giản nhất thể hiện cho sự gắn kết và sức mạnh đoàn kết của tập thể. Chúng ta dù có là những con người với tính cách khác nhau thì tron cuộc sống, dù muốn hay không, để tồn tại và có thể phát triển thì chúng ta vẫn phải đoàn kết lại.

Không có sự kết hợp nào là dễ dàng và thuần nhất, điều quan trọng là bạn phải biết dung hòa quyền lợi, tính cách của mình để cho sự gắn kết đó đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng nâng đỡ cho nhau và khi đó bạn sẽ thấy chúng ta mạnh hơn mình tưởng.

Có một điều đặc biệt nữa như lẻ thường tình nhưng chỉ khi bạn thực sự để ý mới thấy đó chính là màu sắc chủ đạo của những chiếc khăn rằn Nam bộ. Theo bạn nghĩ màu chủ đạo của khăn rằn Nam bộ là màu gì? xin bật mí với bạn rằng đó chính là màu trắng.

Vì trên mọi chiếc khăn rằn Nam bộ mà bạn thấy dù là màu gì thì vẫn luôn luôn là sự kết hợp giữa màu trắng và và màu còn lại. Bởi khi kết hợp với màu trắng thì bất kể màu gì cũng sẽ được tôn lên một cách trọn vẹn.

ÁO BÀ BA

Do đó có một số giả thiết:

* Áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam bộ vào thời Nhà Hậu Lê.

* Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt.

* Áo bà ba có nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn và cửa ống tay hẹp"' mà Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ 18.

Nhưng theo nhà văn Sơn Nam thì "Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba". Một quan niệm khác lại cho rằng "Có thể áo bà ba ảnh hưởng, cách tân từ áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt... Phải chăng do thời tiết quanh năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo quanh chân cổ cho chắc. Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây".

Áo bà ba cổ điển

Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường vận bộ bà ba đen đi đồng, bởi nó vừa sạch, vừa dễ giặt giũ. Vải may là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm... rất mau khô sau khi giặt. Bên cạnh đó, chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn màu sắc nhẹ hơn như màu trắng, màu xám tro. Còn các cô, các bà thì chọn màu mạ non, xanh lơ nhạt... với chất liệu vải đắt tiền hơn như the, lụa..

Áo bà ba hiện đại

Sau này, nhất là ở thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn. Áo dài bà ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình. Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn... là được tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài. Các kiểu ráp tay cũng được cải tiến. Từ kiểu may áo cánh xưa, liền thân với tay, người ta nghĩ tới cách ráp tay rời ở bờ tay áo. Trong những năm 1970, thành thị miền Nam phổ biến kiểu ráp tay raglan, đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho chiếc áo dài bà ba truyền thống. Với kiểu vai raglan này, hai thân áo trước và sau tách rời khỏi vai và tay áo, trong khi tay và áo lại liền từ cổ tới nách. Bà ba vai raglan chỉ cần may khít, vừa vặn với eo lưng, không quá thắt như kiểu áo trước đó. Tay áo dài hơn nhưng hơi loe, có khi người ta bỏ cả hai túi ở vạt trước để tạo cho thân áo nhẹ nhõm, mềm mại hơn.

Chiếc áo bà ba ở quê hương Đồng Khởi:

Nhìn chung, cách ăn mặc của người Bến Tre không có sự khác biệt với các tỉnh xung quanh, cũng như ở Nam Bộ nói chung. Quan sát kỹ, ta thấy cách ăn mặc đó còn mang những nét khá rõ của cha ông từ miền ngoài vào. Dĩ nhiên qua hàng trăm năm, qua sự tác động của giao lưu văn hóa với các dân tộc người láng giềng, đặc biệt ảnh hưởng của Pháp, cách ăn mặc ngày thường và ngày lễ đã có nhiều thay đổi, biến cải.

Đề cập đến việc ăn mặc của đại đa số dân chúng, trước hết cần nói đến bộ đồ bà ba. Cho đến nay chưa có tài liệu nào nói rõ bộ bà ba xuất hiện ở thời điểm nào. Có ý kiến cho rằng áo bà ba là kiểu áo du nhập từ đảo Pinăng của người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa). Lại có ý kiến cho rằng áo bà ba có những nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn (cổ kiềng) và cửa ống tay hẹp", mà Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ XVIII.

Nhưng có điều chắc chắn là bộ bà ba không thể xuất hiện sớm hơn lúc sách Gia Định thành thông chí ra đời, nghĩa là vào khoảng thế kỷ XIX. Tác giả Trịnh Hoài Đức đã ghi lại y phục của người Gia Định lúc bấy giờ như sau: "Gia Định là cõi phía nam nước Việt, khi mới khai thác thì có lưu dân nước ta cùng Đường nhân (chỉ người Hoa kiều - BS). Duy có người Việt noi theo tục cũ Giao Chỉ. Hạng sĩ tử và hạng thứ dân thì búi tóc, đi chân trần, con trai con gái đều mặc áo vắn tay, bận thẳng, may kín hai nách..."

Quan sát kỹ chiếc áo bà ba mà nay người Hoa ở Chợ Lớn còn hay mặc, ta thấy có mấy đặc điểm sau đây: Cổ tay áo đứng cao 3cm, ở cổ có 3 hàng nút, thân áo xẻ giữa có 5 đến 6 nút, khuy cài nằm ngang, có 3 túi, tay áo rộng, thường được may bằng vải kẻ sọc. Còn chiếc áo bà ba mà đồng bào ta thường mặc hiện nay, chỉ có 5 hoặc 6 nút, có hai túi ở phần dưới hai vạt trước. Ngày trước, người ta thường dùng nút đồng, hay nút xương tròn nên đơm khuy dài. Về sau, người ta dùng nút bằng sứ trắng, hoặc màu, hay nút nhựa thì có khuy xẻ. Thuở chưa có vải khổ rộng nhập cảng của người Anh từ Ấn Độ đưa sang, mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên chung là "vải Tây", thì vật liệu may mặc lúc bấy giờ chủ yếu là vải, lụa đũi bằng tơ tằm nội địa sản xuất từ Ba Tri, Tân Châu hay từ miền Trung đưa vào.

Về màu sắc, phổ biến nhất trước đây là màu đen. Thời chưa có thuốc nhuộm hóa học, người ta thường dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, vỏ dà, vỏ sú vẹt, trái mặc nưa... nhuộm rồi phủ bùn để chống thôi màu. Khi có vải nhập cảng, thì lại dùng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen, bởi vì màu này phù hợp với điều kiện lao động, đi lại nơi sông rạch, bùn lầy, dễ giặt và chóng khô.

Bộ bà ba hiện nay đã từng trải qua nhiều lần sửa đổi, cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Ngày nay, bộ bà ba đã trở thành thứ y phục thông dụng trong cả nước, nhưng bộ bà ba đen thì ở Nam Bộ phổ biến hơn cả. Chiếc áo bà ba cắt khéo làm tôn thêm vẻ đẹp của cô gái Việt Nam có thân hình nở nang, cân đối. Chiếc áo bà ba đã đi vào thơ ca bằng hình tượng khá đẹp. Trong những năm chống Mỹ sôi sục, hình ảnh đội quân tóc dài với áo bà ba và chiếc khăn rằn Nam Bộ đã chiếm nhiều chỗ trang trọng nhất trên các trang báo ngoại quốc với những lời ca ngợi nồng nhiệt đầy chất huyền thoại.

Bộ quần áo bà ba có thể mặc đi lao động ngoài đồng, chèo ghe, mặc ở trong nhà, cả ở nơi đông người. Một số bà con nông dân, nhất là những người đứng tuổi, các cụ già thường mặc bộ bà ba trắng trong những ngày Tết, ngày lễ, trong khi tiếp khách và có xu hướng dùng nó để thay thế chiếc áo dài đen cùng khăn đóng đang trở thành cổ lỗ và phiền phức.

Phụ nữ, thì ngoài màu đen còn dùng nhiều màu sắc sặc sỡ khác, xanh, đỏ, tím, vàng hay in hoa. Thường, phụ nữ nông thôn mặc quần đen là chủ yếu. Lớp thanh niên ngày nay đang có xu hướng mặc sơ mi và chiếc quần Âu bằng vải dày, có nếp, nhiều màu (thay cho màu đen đơn điệu) vừa gọn, vừa trông khỏe, phù hợp với nếp sống công nghiệp đang dần dần hình thành. Và chiếc mũ mềm trên mái tóc cắt ngắn, hoặc uốn của nữ giới, đang thay thế chiếc nón lá cồng kềnh, nhất là không phù hợp với lúc ngồi trên xe đạp, xe máy đi ngược gió, hay ở trên tàu xe.

Cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế tiện lợi, lịch sử, đẹp, một xu hướng mặc theo kiểu Âu, áo sơ mi ngắn hoặc dài tay bằng vải kẻ, hoặc vải carô, quần vải dày màu sẫm đang phát triển không chỉ ở lớp thanh niên, mà cả ở người lớn tuổi, không chỉ ở nữ giới, mà cả nam giới.

Thay cho lời kết:

Khăn rằn - nón lá - áo bà ba đã trở nên một liên kết "tam vị nhất thể" tạo dựng một biểu trưng hoàn mỹ nhất cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Có những chiếc áo ta mặc chỉ có một lần rồi xếp vào ngăn tủ, ít khi lấy ra mặc lại.

XUỒNG BA LÁ

Đồng bằng sông Cửu Long, vùng quê có chín dòng sông với hệ thống kênh rạch chằng chịt đi vào tận trước cửa mỗi nhà, trên nền đất yếu, sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, những chiếc cầu tre thì chênh vênh, từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng, hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng.

Xưa còn nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là "đôi chân của người dân vùng sông nước Nam bộ". Hay có cách gọi dí dỏm hơn: "đi bằng tay" bởi vì chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiểu trong nhà phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.

Trong kháng chiến, công lao của chiếc xuồng ba lá thật khó mà kể hết. Xuồng chở quân lương, vũ khí. Xuồng đưa bộ đội, du kích qua sông. Nhiều đoàn quân tác chiến trên kênh rạch chỉ có thể nhờ dân giúp đỡ mới hành quân được - hành quân đường xuồng. Xuồng còn nhẹ nhàng khoả sóng trong đêm, đưa đặc công, trinh sát tiếp cận đánh đồn địch. Xuồng ba lá luồn lách được mọi rừng tràm, xẻo đước, rạch nhỏ. Xuồng ba lá giấu lực lượng, giấu cán bộ trong đám lục bình trên sông. Đi biểu tình, đấu tranh, địch vận cũng bằng xuồng ba lá.

Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của loại xuồng được ghép bởi ba tấm ván. Gồm có hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc "cong" tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.

Dưới các thanh cong, người thợ đóng xuồng nghĩ ra cách khoét lõm hình bán nguyệt gọi là những "lổ lù". Chúng có nhiệm vụ thông nước giữa các khoang xuồng với nhau để giúp cho việc tát nước dễ dàng, không mất công tát theo từng khoang. Mũi và lái xuồng ba lá có hình dạng không khác gì nhau, khác chăng chỉ là ở kích cở bộ ván sạp.

Nhờ mũi và lái xuồng ba lá giống nhau mà tính linh hoạt trong việc điểu khiển xuồng càng cao. Nếu như ở các loại ghe, thuyền khác cần phải quay mũi khi cần trở lại thì với một chiếc xuồng ba lá, người ta chỉ cần hoán đổi vị trí ngồi bơi, mũi rẽ thành lái và ngược lại. Đặc điểm này cũng chính là một trong những ưu điểm của xuồng ba lá, nó đặc biệt có ý nghĩa khi sử dụng xuồng ở nơi đường đi quá chật hẹp.

Trọng tải của xuồng ba lá được tính bằng kích cở của bộ ván be. Phổ biến là xuồng các cở từ khoảng be sáu đến be mười. Xuồng có số đo be càng thấp thì càng nhỏ, càng nhẹ, khả năng di chuyển cao, nhưng sức chở thấp, thích hợp làm phương tiện đi lại. Xuồng lớn có thể chở nhiều, nhưng di chuyển chậm nên thường được dùng để vận chuyển hàng hóa. Cùng với quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá là quá trình sáng tạo ra các công cụ và phương pháp điều khiển nó như: cây sào nạng dùng để chống, dầm dùng để bơi và cuối cùng là cây chèo. Mỗi thứ có cách sử dụng riêng. Nhưng dù cho điều khiển xuồng bằng bất cứ cách nào, giữ thăng bằng cho xuồng khỏi tròng trành hoặc lật úp mới là điều quan trọng nhất. Để đạt được sự thăng bằng cần thiết là cả một nghệ thuật và nghệ thuật đó chỉ được thành hình qua một quá trình rèn luyện. Hiện nay, phần đông nhân dân trong vùng, do đời sống ngày càng được cải thiện nên đã sắm được máy nổ thay cho dầm, chèo. Tuy nhiên, dù cho đã có máy móc, nhưng bất cứ chiếc xuồng máy nào cũng đều mang theo dầm, chèo để phòng khi máy móc trục trặc mà dùng.

Xuồng ba lá là sự lựa chọn tuyện vời để khắc phục hoàn cảnh, đối phó với môi trường tự nhiên. Sự gắn bó của nó đối với con người nơi đây được ví như một bộ phận không thể tách rời của cơ thể. Không có xuồng được người dân ở đây ví như bị "cụt chân".

Quá trình hoàn thiện chiếc xuồng ba lá, những công cụ đi kèm, cách thức điều khiển và những ứng dụng thực tiễn của nó đã tạo nên một sắc thái riêng cho diện mạo văn hóa Nam bộ. Đó là một nền văn hóa sông nước thật sự. Có thể nói, chiếc xuống đã gắn bó với cư dân nơi đây từ thuở thiếu thời cho đến tuổi xế chiều.

Hàng trăm năm qua, từ ngày cha ông ta đi mở cõi, chiếc xuồng luôn giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong đời sống của người dân vùng quê sông nước Nam bộ. Xuồng là người bạn đồng hành, là bạn đời thủy chung, son sắt gắn bó với con người nơi đây suốt lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này. Chiếc xuồng có mặt ở khắp mọi nơi.

Xưa kia, với địa hình kênh rạch chằng chịt, rừng rú um tùm, giao thông đường bộ kém phát triển thì chiếc xuồng là loại phương tiện đắc dụng và phù hợp nhất. Nó được sử dụng để đi lại dễ dàng cả trên sông lớn lẫn kênh nhỏ. Nhưng chiếc xuồng ba lá càng tỏ ra có ưu điểm cao hơn các loại phương tiện giao thông thuỷ khác khi cần thiết phải di chuyển trên mương, rạch nhỏ. Người ta chọn xuồng làm phương tiện giao thông chủ yếu không hẳn do điều kiện kinh tế, mà trước hết là vì tính linh hoạt, hữu hiệu của nó. Tính linh hoạt của xuồng ba lá đặc biệt có ý nghĩa khi được sử dụng ở trên ruộng hoặc chân rừng ngập nước, là những nơi mà hầu như các loại phương tiện khác phải chào thua.

Nhờ nhỏ, gọn, nhẹ nên xuồng có thể dễ dàng luồn lách trên những đoạn đường chật hẹp. Đồng thời, do diện tích mặt tiếp xúc với nước nhỏ làm hạn chế tối đa sức cản của nước nên nó có khả năng di chuyển nhanh ngay cả ở nơi nước nông. Người ta dùng xuồng để đi lại cũng như trong lao động sản xuất. Chiếc xuồng dùng để đi thăm câu, giăng lưới, vận chuyển sản vật khai thác được ở rừng, chuyên chở thành quả lao động từ đồng ruộng về, dùng xuồng để đi buôn bán. Độc đáo hơn, xuồng đôi khi còn được sử dụng như một ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước, một mái ấm tâm linh chở che con người trước mưa nắng vô thường của đất trời Tây Nam bộ.

Từ khởi thủy là chiếc xuồng độc mộc của tổ tiên đến chiếc xuồng làm bằng vật liệu mới composite đương đại, chiếc xuồng ở vùng này đã qua một quá trình hơn ba thế kỷ phát triển không ngừng. Suốt dòng lịch sử này, chiếc xuồng ba lá là cả một sự phát hiện đầy tính sáng tạo của con người Nam bộ.

Xuôi dòng Mê Kông, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, chạy dài gần 100 km là hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đây là vùng có hệ thống sông ngòi dày đặc và là nơi có hệ cây ăn trái phong phú nhất ở miền Tây Nam bộ. Trước đây, vào năm 1937 ở Vĩnh Long (lúc đó bao gồm cả Trà Vinh, Chợ Lách - Bến Tre, Sa Đéc - Đồng Tháp) cứ trung bình 1 km2 đất đai thì có một con sông, kênh, rạch. Tỷ lệ này hiện nay có xê dịch đi chút ít nhưng tăng hơn trước do người dân đã tự khai phá thêm để làm ăn sinh sống sau gần 300 năm, từ khi chúa Nguyễn đặt tên cho vùng đất này là Long Hồ Dinh vào năm 1732.

Người dân Vĩnh Long, Trà Vinh cũng như nhiều vùng quê Nam bộ khác khi lũ về thì đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe. Xuồng ghe đã in đậm vào trí nhớ của người dân nơi đây, cho dù đi xa quê nhà họ vẫn luôn nhớ tới loại phương tiện mà trước đây họ đã dùng thường xuyên từ đi lại thăm viếng nhau đến chở lúa, mạ, phân bón, chợ búa trao đổi... Hiện trong lịch sử đến nay còn tồn tại nhiều khu chợ nổi trên sông mang đậm nét văn hóa vùng đất sông nước này như chợ Quới Thiện (Cù Lao Dài), chợ Trà Ôn (ngã ba sông Hậu), chợ Lục Sĩ (Cù Lao Mây)... Ở các xã, ấp vùng sâu của các huyện Bình Minh, Trà Ôn, Mang Thít, Long Hồ, Vũng Liêm còn hàng trăm ngôi chợ sông khác mà chủ nhân các chợ này đông đảo nhất vẫn là ghe xuồng.

Chiếc xuồng đã gắn bó với vùng quê sông nước miền Tây như gắn bó với cuộc đời họ từ lúc sinh ra, lớn lên, biết đi lại, học hành, se duyên thành vợ thành chồng. Nhiều cụ già vùng Cù Lao Mây, Cù Lao Dài cho rằng từ lúc sinh ra họ đã nằm trong xuồng rồi, đi học, đi chơi, đi chữa bệnh, đi đám cưới, đám hỏi, thăm viếng nhau... mọi việc đều được xuồng vận chuyển. Xuồng vùng sông nước thủy chung với con người chặt bền như tấm áo mảnh khăn đã sản sinh ra một vùng đất, một vùng người mang đậm tính Nam bộ rất riêng biệt.

Ghe, xuồng - phương tiện đi lại ở vùng sông nước Nam bộ từ rất lâu đời đã kết gắn cả cộng đồng người Việt trong sự nghiệp khai khẩn, mở mang vùng đất Nam bộ phì nhiêu. Ngày nay, ghe xuồng vẫn cùng với người dân vùng đất Nam bộ viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông ta để lại.

Thật vậy, xuồng ghe đi lại đã sống cùng cốt cách sông nước con người miền Tây. Những người con ở xa quê hương cứ nhớ mãi những trại cây, bóng nước, bóng hình những chiếc xuồng ba lá... thành hồn thơ lưu mãi của người dân vùng sông nước qua bao năm tháng sinh thành:

"Những hạt cát liền nhau thành xứ sở

Thành những ven sông, bến chợ, sân trường"

Ngày nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam bộ vẫn giữ nguyên giá trị của nó, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được những nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi này:

"Nhà anh cách nhà em hai kinh một rạch

Anh ngó thấy em tóc dài buông hờ bà ba tím

Anh nghèo chưa sắm xuồng ba lá

Chẳng đành lội kinh dính sình sang bển gặp em

Thì mai anh sang nhà Năm Cua mượn xuồng ba lá

Đêm trăng hai đứa mình...Hò ơ... mới thực đêm trăng"

Hữu dụng là thế, thơ mộng cũng vì thế, đậm sắc miền quê là chiếc xuồng ba lá khắp các vùng Nam bộ. Một nét quê hương ai cũng lắng đọng nhớ thương, "ai đến miền Tây mà chẳng thương, ai xa miền Tây mà chẳng nhớ". Cho đến nay, nhiều địa phương ở Nam bộ, hội đua xuồng đã thành truyền thống. Chiếc xuồng ba lá đã đi vào nghệ thuật qua văn, thơ, nhạc, họa... Cùng với mái đình, cây đa, bến nước, chiếc xuồng là biểu tượng gợi nhớ quê hương cho những người con xa xứ.

VÙNG ĐÂT CÓ NHỮNG NGƯỜI CON GÁI ĐẸP

1. Gái đẹp Tuyên Quang – đằm thắm, thanh thoát

Câu thành ngữ "Chè Thái, gái Tuyên" không biết có từ bao giờ nhưng đến nay đã trở thành câu cửa miệng, ví hương vị tinh tế, thơm ngọt khó quên của chè ở vùng đất Thái Nguyên với nét đằm thắm, thanh thoát của những người con gái đẹp xứ Tuyên.

Nếu như chè Thái Nguyên đã trở thành đặc sản nức tiếng thì vẻ hút hồn của con gái đẹp Tuyên Quang cũng khiến lòng người thổn thức.

"Gái đẹp xứ Tuyên" không chỉ cuốn hút ở hình thức bên ngoài mà còn làm say lòng người với vẻ đẹp tâm hồn. Đó là nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn, ở, đi đứng, nói năng.

Theo một số tài liệu ghi lại, nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, nhiều cung tần ly tán và cưới dân thường, dần sinh sôi bao thế hệ người con gái đẹp.

Thêm nữa, đây là vùng đất trung du miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời đất khiến con người luôn khỏe đẹp, tươi vui.


2. Gái Hà thành – vẻ dịu dàng, nền nã, thùy mị

Những người con gái đẹp đất kinh kỳ luôn toát lên vẻ đẹp của sự dịu dàng, nết na, thùy mị, đảm đang. Nét đẹp của thiếu nữ Hà thành xưa không chỉ thể hiện ở gương mặt, dáng người mà còn ở cách ăn mặc, đi đứng, nói năng.

Nét tề chỉnh là đặc trưng của gái đẹp Hà thành, sang mà không loè loẹt, đẹp mà nền nã; dù chỉ mặc áo vải thường cũng vẫn phẳng phiu, gọn ghẽ, kín đáo.

Con gái Hà Nội ngày ấy biết cách trang điểm hơn ai hết. Chỉ phớt qua một chút phấn, phủ một lớp son nhẹ, kín đáo một giọt nước hoa nơi bàn tay, trong chiếc khăn tay, chỉ đủ thoảng nhẹ như một hương nhài thơm xa cũng đủ làm người người say đắm.


Vẻ cổ điển, dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế của thiếu nữ Hà thành được kế thừa từ nét đẹp văn hóa của con người Thăng Long – Hà Nội ngàn năm tuổi.

3. Người con gái đẹp Nha Mân – hậu duệ của cung tần mỹ nữ xưa

Có lẽ câu ca dao "Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân" đã lột tả chính xác về miền đất nổi tiếng nhiều giai nhân, mỹ nữ này.

Nha Mân là địa danh thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Hàng trăm năm nay, Nha Mân nổi danh là vùng đất có nhiều người con gái đẹp

Theo một số tài liệu ghi lại, vào năm 1985, chúa Nguyễn Ánh sau khi thua quân Tây Sơn trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút đã cùng cả đoàn từ tướng đến quân, tùy tùng, hậu cung theo sông Tiền bỏ trốn. Đến vùng Nha Mân này, bị quân nhà Nguyễn truy đuổi gắt quá nên buộc phải bỏ lại hàng trăm thê thiếp ở đây để chạy.

Tương truyền, những mỹ nhân bị "bỏ rơi" sau đó lấy chồng là người địa phương, trở thành nông dân nhưng con cái do họ sinh ra đều đẹp như tiên đồng ngọc nữ. Chính nhờ dòng máu cung phi mỹ nữ mà xứ Nha Mân mới có nhiều người con gái đẹp như ngày nay.


4. Miền gái đẹp Huế – đoan trang, dịu dàng, nhỏ nhẹ và có duyên

Nói năng từ tốn, điềm đạm nhưng lại quả quyết, dứt khoát là nét cuốn hút đặc trưng của người con gái đẹp sông Hương.

Giọng nói nhỏ nhẹ và rất duyên của những người con gái đẹp Huế được một nhà thơ mô tả một cách hình tượng: "Em ơi giọng Huế có chi. Mà trong hoa nắng thềm thì cơn mưa".

Trong lịch sử, Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong rồi trở thành kinh đô của nước Đại Việt thời Quang Trung – Nguyễn Huệ nên ngoài cung cấm còn có nhiều phủ đệ, quan viên, con vua cháu chúa rất nhiều. Sinh hoạt của tầng lớp quý tộc, trong đó có cách ăn nói của họ đã ảnh hưởng đến lối sống của vùng đất này.

Vua chúa với quyền uy của mình không cần ăn to nói lớn, quan lại cũng không dám nói mạnh trước đức vua và triều thần. Ở kinh đô, tai vách mạch dừng, lời nói phải từ tốn nhỏ nhẹ, tránh lỡ lời mà mang vạ vào thân.


Chốn kinh đô cũng cần sự trang nghiêm, kính cẩn, yên tĩnh cho sinh hoạt của vương triều cũng như cộng đồng xã hội phong kiến nơi đây. Trong suốt gần 350 năm, phong thái ấy đủ để lại dấu ấn trong cách giao tiếp, ứng xử của con người Huế.

5. Mường So – "Vùng đất mỹ nữ" ở Tây Bắc

Ở thung lũng Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) có một truyền thuyết kể rằng Nàng Han, người con gái Thái đẹp nhất trời Tây Bắc, đã ban cho người dân nơi đây một dòng suối quý được "hóa thân" từ bộ váy áo của mình để hàng nghìn năm sau, bất cứ thiếu nữ nào tắm gội, vẫy vùng trên dòng suối ấy đều trở nên xinh đẹp lạ thường. Tương truyền, những cô gái tắm gội trên dòng suối Mường So đều có làn da căng mịn, tràn đầy nhựa sống.

Theo những bậc cao niên trong vùng, Nàng Han được sinh ra trên đất Mường So. Trong tâm linh của khắp xứ Thái, xứ Mường Tây Bắc, Nàng Han là biểu tượng của người con gái tài giỏi và có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.


Vẻ đẹp ấy đã được khắc họa trong câu hát: "Người đẹp ra suối tắm, cá tìm về xem chân. Người đẹp đi lên nương, dâu, lúa tìm về xem tay. Người đẹp đi lên rừng, hoa tìm về xem mặt. Người đẹp hát trong rừng, chim ngập ngừng lắng nghe. Người đẹp bước chân xòe, trai Mường So ngây ngất..."

Không chỉ có nhan sắc rực rỡ, Nàng Han còn có đôi tay khéo léo, đặc biệt là trong việc kéo sợi, thêu thùa, dệt vải. Khi giặc ngoại xâm kéo đến xâm lược Mường So, Nàng Han đã anh dũng đứng lên kêu gọi trai tráng dựng cờ giết giặc. Thắng trận trở về, nàng được nhân dân trong vùng chào đón và suy tôn là "nữ tướng".

Một đêm sáng trăng, Nàng Han trút bỏ bộ áo cóm, một trang phục của thiếu nữ Thái, để bay về trời. Bộ váy áo đó đã biến thành dòng suối Mường So mà bất cứ người con gái nào tắm ở đó thì đều có làn da đẹp tựa ban trắng trên rừng, môi đỏ như quả bồ quân. Nhờ dòng suối quý, Mường So trở thành "miền mỹ nữ" từ đó.

6. Thiếu nữ Thái có vẻ đẹp vẹn toàn như hoa ban buổi sớm.

Cũng từ ngày ấy, các vị vua, chúa đất ở khắp miền Tây Bắc đều cho người đi tìm những cô gái đẹp ở Mường So mang về dinh thự để đưa vào đội múa xòe.

Các cô được chọn phải có làn da thật trắng, mái tóc đen nhánh, đôi chân cao thẳng, eo thắt, ngực nở và nhất là gương mặt phải đậm đà, xinh tươi như đóa hoa rừng mới nở.

Ngay cả đến những năm đầu thế kỷ 20, Mường So vẫn vang danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái với điệu xòe Thái quay cuồng làm nghiêng ngả núi rừng.

7. Miền gái đẹp xứ Thanh

Người dân tộc Thái ở Mường Lè (huyện vùng cao Quan Hóa, Thanh Hóa) khai thiên, lập địa ở mảnh đất mạch rồng cuộn, nước dồi dào, sản vật núi rừng nhiều vô kể, nên đời sống đồng bào nơi đây luôn ấm no, hạnh phúc.

Mảnh đất lành này là nơi sinh ra những cô gái Thái đẹp hút hồn, hấp dẫn lạ thường. Cái đẹp của cô gái Thái Mường Lè đến từ đôi mắt biết cười, nước da trắng như trứng gà bóc, giọng nói nhẹ nhàng như mật rót vào tai

Lý giải về vẻ mê hồn, đằm thắm rất đặc trưng của cô gái đẹp Thái xứ Thanh, nhiều già làng, trưởng bản kể rằng tổ tiên lập làng bản của họ từng là thổ ty, lang đạo nên lấy vợ đều lựa chọn những cô gái đẹp lộng lẫy ở khắp vùng.

Có tiếng là vùng đất sản sinh ra nhiều cô gái đẹp nên thời điểm vùng bị giặc ngoại xâm tạm chiếm, thỉnh thoảng bọn giặc lại vào vùng bắt những cô gái đẹp đi. Thế nên, cứ mỗi lần nghe tin giặc vào bản bắt người, dân trong bản lại dẫn con, em của mình chốn vào trong rừng cho đến khi chúng rời khỏi bản.


Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng con gái Thái nổi tiếng đẹp người, khéo và ngoan hiền, bởi ngay từ nhỏ đã được cha mẹ chỉ dạy rất cẩn thận từng việc làm, ăn uống, đi đứng, nói năng, đối nhân xử thế hiền dịu, không để mất lòng người.

Các cô gái đẹp người Thái ở Mường Lè sống gần gũi với thiên nhiên. Con gái Thái 15-17 tuổi phải thạo việc xe tơ, dệt thổ cẩm, biết làm cái chăn, cái gối, cái đệm, khăn piêu trước khi về nhà chồng.

Họ cũng giữ được vẻ đẹp mặn mà ngay cả khi về làm vợ, làm mẹ bởi những tập tục như hơ người vào lửa sau khi sinh, uống nước sôi đun trong ống nứa....

Lại có phân tích cho rằng vùng đất này có điều kiện tự nhiên tốt lành, độ dốc nhiều con suối và sông Mã cao; nước ở đây được hấp thụ bởi luồng khí trong lành từ những cánh rừng, ngọn núi; ăn uống và hít thở không khí trong lành đã tạo nên dáng vẻ cân đối và làn da sáng mịn, săn chắc của những cô gái đẹp dân tộc Thái ở Mường Lè

8. "Thôn cung nữ" toàn gái đẹp ở Quảng Ninh

Nghĩ đến con gái Quảng Ninh, nhiều người nghĩ đến nước da đen đúa và bụi bặm, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn đến với Quảng Ninh, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con gái vùng than da lại trắng như tuyết.

Đặc biệt, ở vùng đất phật Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) có thôn Năm Mẫu được mệnh danh là "thôn cung nữ", nổi tiếng nhiều người con gái đẹp.

Truyền thuyết kể rằng, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm, một ngày mùa đông đã từ bỏ kinh thành Thăng Long đi về hướng đông để tìm núi tu luyện, đến vùng đất Yên Tử thì dừng chân. Lúc đi có 300 cung tần mỹ nữ theo hầu.

Khi đến Yên Tử, do không được vua cho ở cùng nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Đường về kinh thành thì xa xôi vạn dặm, quân lính của tân vương phong tỏa khắp nơi, ở cũng khó mà đi cũng khó. Để giữ trọn đạo, 300 cung tần mỹ nữ đã trầm mình xuống con suối giữa đại ngàn Yên Tử.


Đúng thời điểm đó có 5 chàng trai người Dao bản địa đi kiếm củi về ngang qua đã nhảy xuống và cứu được 5 cô gái đẹp. Để tri ân, những cô gái này xin được làm vợ để "nâng khăn sửa túi" cho chàng trai đã cứu mình. Nhờ dòng máu của những giai nhân đến từ kinh thành, con gái của vùng đất này được thừa hưởng vẻ đẹp sắc nước hương trời cũng như phong cách lịch lãm.

Khi năm bà cung nữ qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ, gọi là đền Năm Mẫu. Ngôi đền này hiện vẫn nằm ở Thượng Yên Công và khu vực được tương truyền có 5 cung tần làm dâu không biết tự lúc nào có tên là thôn Năm Mẫu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: