Thủy văn 3( 21-30)
Cau 22,23:
Định nghĩa mưa, cường độ mưa, nguyên nhân phát sinh mưa và phân loại mưa
Mưa là hiện tượng không khí ẩm vì 1 nguyên nhân nào đó mà lạnh đi xuống dưới điểm sương(điểm sương là nhiệt độ lúc hơi nước trong không khí đạt tới bão hòa) và nhờ có các hạt bụi trong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa mau chóng ngưng kết lại thành hạt mưa, trọng lượng của hạt mưa khắc phục được sự ma sát của tầng khí quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên, rơi xuống thành mưa.
Nguyên nhân sinh ra mưa: -Khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh.
-do không khí bức xạ mà mất nhiệt.
-do sự xáo trộn hai khối không khí đã bão hòa hoặc gần bão hòa nhiệt độ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là do áp suất chung quanh nó giảm đi nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí nở ra và sinh công, năng lượng sản sinh ra công đó lấy ngay trong bản thân khối khí làm nhiệt độ của nó giảm đi.
*Phân loại mưa:
-Mưa Front: Gồm mưa front nóng và lạnh: Xảy ra khi có gió mùa đông bắc xuất hiện vào đầu và cuối mùa khô, thời gian mưa lâu, cường độ nhỏ, diện mưa rộng.
-Mưa đối lưu:Xuất hiện vào mùa hè, mặt đất bị nung nóng, nước bốc hơi nhanh.
-Mưa địa hình: giảm nhiệt độ tạo mưa, xảy ra ở sườn đón gió của núi.
-Mưa bão: Loại mưa này rất to, thường gây ra những trận lũ, sạt lở núi, lũ quét lớn.
Cau 24:
Phương pháp tính lượng mưa trung bình của lưu vực và pt dk áp dụng cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp đó
-Phương pháp bình quân số học: Lượng mưa bình quân toàn lưu vực
Xtb=(∑xi)/n Trong đó:n là số trạm đo mưa.
Xi là lượng mưa của từng trạm(mm) Xtb là lượng mưa bình quân toàn lưu vực
Nếu lượng mưa phân phối đều trên toàn lưu vực thì kết quả tính toán khá chính xác, ở miền núi mưa thay đổi nhiều do địa hình phức tạp nên dùng phương pháp này sai số sẽ lớn.
Nhược điểm của phương pháp này là không xét đến được sự thay đổi mùa theo không gian.
-Phương pháp đa giác thiessen:(hình vẽ trong tài liệu)
Xtb=(x1f1+x2.f2+...+xn.fn)/(f1+..+fn)
Với f1...fn là diện tích các đa giác(km2)
Phương pháp này có tiến bộ hơn phương pháp trên ở chõ có xét đến yếu tố diện tích nhưng nếu mưa phân bố không đều, trung tâm mưa rơi vào các đa giác lớn hơn hoặc nhỏ quá thì sai số quá lớn
-Phương pháp đường đẳng trị:Khi có nhiều trạm đo mưa
Xtb=1/F[f1(x1+x2)/2+f2(x2+x3)/2+...+fn-1(xn+xn-1)]
Trong đó Xi là trị số lượng mưa ghi trên các đường đẳng trị mưa.Fi là diện tích kẹp giữa 2 đường đẳng trị nằm cạnh nhau.
Kết quả tính toán theo phương pháp này chính xác hơn các phương pháp khác, nó còn cho thấy sự phân phối và đặc điểm mưa trong các vùng nên có thể dùng để tính khi địa hình phức tạp mưa phân bố không đều. Nhưng do phải xác định các đường đẳng lượng mưa nên khối lượng công tác lớn, mặt khác đòi hỏi nhiều trạm đo mưa.
Câu 25:
Phương pháp thiessen tiến hành như thế nào?
Kẻ đường thẳng nối tiếp các trạm với nhau và tạo thành các tam giác(tốt nhất là cả 3 góc đều nhọn) và không đè lên nhau. Vẽ đường trung trực của mỗi tam giác, chúng giao nhau tại các điểm, các điểm này là điỉnh của các hình đa giác-gọi là đa giác thiessen, mỗi đa giác bao quanh 1 trạm đo mưa rồi tính theo công thức như câu 24.(hình vẽ tự tham khảo tài liệu).
Câu 26:
Trình bày khái niệm về bốc hơi, phân loại bốc hơi và nêu đặc tính của mỗi loại.
Bốc hơi là quá trình biến đổi của nước từ thể lỏng hay thể rắn sang thể hơi. Bốc hơi thường xảy ra ở những nơi có nước như biển, sông, hồ ao, đồng ruộng, các tầng đất ẩm ướt và ở mặt ngoài các thực vật bao phủ quanh trái đất
Các loại bốc hơi là:
1) Bốc hơi mặt nước: bốc hơi mặt nước chịu ảnh hưởng của nhiều loại nhân tố khác nhau nhưng chủ yếu là các loại nhân tố khí tượng sau:
- Độ thiếu hụt bão hòa: Nếu độ thiếu hụt bão hòa của không khí ở trên mặt nước càng lớn thì khả năng chứa thêm hơi nước của không khí càngnhiều, tốc độ bốc hơi càng mạnh. Tốc độ bốc hơi tỉ lệ thuân với độ thiếu hụt bão hòa và tiếp tục cho đến khi d=0.
-nhiệt độ: Nhiệt độ của nước càng cao, sự chuyển động hỗn loạn của các phân tử nước càng lớn thì càng có nhiều phân tử hơi nước thoát ra ngoài không khí, do đó bốc hơi càng nhiều.
- Tốc độ gió:Gió thổi đưa hơi nước trong lớp không khí sát mặt nướ đi nơi khác làm ho độ thiếu hụt bão hòa d tăng lên tạo điều kiện cho việc bốc hơi được dễ dàng hơn.
2,Bốc hơi mặt đất: So với hiện tượng bốc hơi mặt thì hiện tượng này phức tạp hơn nhiều, ngoài các yếu tố khác như tính chất vật lí của đất, trạng thái mặt đất và địa hình...cũng có ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi mặt đất.
3,Bốc hơi qua lá cây: Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi qua lá cây gồm
-Nhiệt độ: là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, dưới 0 độ C thực vật ngừng hoạt động, sự dinh dưỡng của thực vật cũng ngừng và không còn hiện tượng bốc hơi qua lá cây nữa.
-Ánh sáng: Sự bốc hơi qua lá cây chủ yếu diễn ra vào ban ngày.
-Loài thực vật: Loài thực vật khác nhau có cấu tạo của lá cây khác nhau nên bốc hơi cũng khác nhua.
-Độ ẩm của đất: Nếu độ ẩm cao bốc hơi sẽ lớn.
Câu 27.
Phân tích ảnh hưởng yếu tố mặt đệm tới dòng chảy sông ngòi?
Các đặc tính của lưu vực sông gồm các đặc điểm địa hình, lớp phủ thực vật, điều kiện địa chất thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực ao hồ, đầm lầy…ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy sông ngòi gọi chung là các yếu tố mặt đệm.
Đặc điểm địa hình của lưu vực gián tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố khí tượng như lượng mưa, hướng và tốc độ gió, nhiệt độ không khí do đó ảnh hưởng đến lượng dòng chảy và chế độ trên lưu vực. Ngoài ra điều kiện địa hình(độ dốc, sườn dốc, độ dốc dòng sông) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tập trung dòng chảy sông và ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất trên lưu vực.
Lớp phủ thực vật là yếu tố đặc biệt quan trọng trong ảnh hưởng đến sự hình thành dòng chảy. Một lưu vực có độ che phủ rừng lớn có tác dụng làm giảm tốc độ tập trung dòng chảy, tăng lượng nước ngầm xuống đất làm tăng trữ lượng nước ngầm làm giảm quá trình xói mòn đất trên lưu vực, một lưu vực có lớp phủ thực vật nghèo nàn có tác dụng ngược lại và là nguyên nhân gây ra lũ quét, sạt lở, trượt lở đất trên bề mặt lưu vực. Loại thực vật và cấu trúc lớp phủ thực vật có ảnh hưởng đến chế độ hình thành dòng chảy trên lưu vực
Đặc tính thổ nhưỡng và điều kiện địa chất quyết định lượng nước ngầm xuống đất và trữ lượng nước trong lưu vực và loại đất cũng ảnh hưởng rõ rệt đếnlượng dòng chảy. Những vùng núi đá vôi có nhiều khe nứt, có khả năng tăng đáng kể các dòng chảy ngầm và giảm dòng chảy mặt, ngoài ra do có nhiều hang động ngầm nên khả năng mất nước của lưu vực này và tăng lượng dòng chảy cho lưu vực khác thường xảy ra. Đặc tính thổ nhưỡng của lưu vực còn ảnh hưởng đến khả năng xói mòn đất và lượng dòng chảy bùn, cát trong sông. Đối với các lưu vực có hiện tượng xói mòn mạnh làm tăng lượng bùn cát cho hệ thống sông.
Hồ ao, đầm lầy ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước của lưu vực khi mưa lớn 1 lượng nước tích lại ở hồ ao và giảm lượng nước mặt, bổ sung dòng chảy sông ngòi khi hết mùa mưa.
Câu 28. Sự ảnh hưởng của hoạt động dân sinh kinh tế đến chế độ dòng cháy sông ngòi?
Được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể tích cực nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến dòng chảy sông ngòi.
Hiện tượng phá rừng đầu nguồn, sử dụng đất không hợp lí có thể gây ra lũ quét, tăng lượng xói mòn, giảm dòng chảy về mùa kiệt. Đây là tác độg xấu đến sự hình thành dòng chảy sông ngòi.
Việc xây dựng các hồ chứa lớn ở đầu nguồn có thể làm thay đổi căn bản chế độ dòng chảy vùng hạ du, có thể gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường, sinh thái và hoạt động dân sinh kinh tế vùng hạ du.
Các hoạt động dân sinh kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng nước và môi trường khí, nước gây hậu quả lớn đến môi trường sinh thái ở 1 mức độ nào đó nó tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế của 1 quốc gia.
Câu 29
:Khái niệm về tuần hoàn nước trong tự nhiên? Vòng tuần hoàn bé là gì?
Nước phân bố trên trái đất không đều, 71% diện tích trái đất là biển và các đại dương, còn lại là diện tích lục địa. Mặt nước chiếm 360.10^6 km2 trên tổng số 510.10^6 km2 bề mặt trái đất. Tuần hoàn thủy văn không có bắt đầu và kết thúc, và các quá trình của nó xảy ra liên tục. Dưới tác dụng của nhiệt độ mặt trời, hơi nước vẫn luôn vận động, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác theo quy luật tuần hoàn nhất định
-Phần lớn lượng hơi nước nói trên rơi trở lại mặt biển và đại dương tham gia vòng tuần hoàn bé.
-Lượng nước còn lại di chuyển sâu vào lục địa tham gia vòng tuần hoàn lớn
*Vòng tuần hoàn lớn diễn ra như sau:
-Hơi nước di chuyển từ đại dương vào đất liền, gặp điều kiện thuận lợi ngưng tụ rồi rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa. Một phần nhỏ lượng mưa này tạo thành dòng chảy mặt, phần còn lại bốc hơi hoặc thấm, ngấm hết. Phần thấm sâu sẽ đi theo các tầng ngầm cung cấp cho sông ngòi, phần còn ljai chảy ra biển theo trọng lực
Câu 30:
Phương trình cân bằng nước dựa trên cơ sở nào? Dùng để làm gì? Viết phương trình cân bằng nước dưới dạng tổng quát, từ đó suy ra phương trình cân bằng nước cho các trường hợp riêng?
PTCBN dựa trên cơ sở:
-Hiệu số lượng nước đến và lượng nước mất đi của 1 thể tích không gian nhất định sẽ làm tăng hay giảm lượng nước có trong thể tích ấy, ở bất kì khoảng thời gian và không gian nào.Dùng để:
-So sánh các nguồn nước cung cấp cho 1 khu vực nhất định trong các thời gian khác nhau.
-Xác định mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến quá trình hình thành chế độ nước của khu vực.
-Đánh giá sai sót trong việc đo các đặc trưng
-Đánh giá độ chính xác về các kết luận chế độ nước lưu vực
-Dùng để xác định 1 cách gián tiếp các yếu tố khó đo đạc như bốc hơi, dòng chảy và thấm
PTCBN tổng quát:
X+z1+y1+W1+U1=z2+y2+W2+U2 (mm)
Trong đó: Nguồn nước đến:
Mưa bình quân X(trên khu vực trong thời gian khảo sát)
Dòng chảy đến y1(dòng chay mặt)
Dòng chảy đến W1(dòng chảy ngầm)
Nước ngưng tụ z1(trong đất và trên bề mặt khu vực)
Khả năng mất nước:
Bốc hơi các loại từ khu vực z2
Chảy mất đi y2
Ngấm chảy đi W2
Lượng trữ:
U1 lượng nước trữ trong khu vực đầu thời đoạn tính toán.
U2 lượng nước dự trữ trong khu vực cuối thời đoạn tính toán.
*Các dạng PTCBN đặc biệt:
-Cho lưu vực sông: X=y+(z2-z1)+(W2-W1)+(U2-U1)
Trong đó y là dòng chảy mặt đi không có dòng chảy mặt đến y1
-Cho lưa vực sông nhiều năm: Khi này ΔU=U1-U2=0
Xˉ=yˉ+zˉ
Với Xˉ=(1/n)/σ(Xi) Mưa trung bình trong n năm
yˉ=(1/n)∑yi dòng chảy trung bình trong n năm
zˉ=(1/n)∑zi bốc hơi trung bình trong n năm
-Cho khu vực ko có trao đổi dòng chảy: Khi này không có y nên Xˉ=zˉ tức là đố với khu vực không có dòng chảy mặt và ngầm, mức trung bình nhiều năm bằng bốc hơi trung bình nhiều năm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro