8 câu hỏi và câu trả lời thuế
Câu 1:Trình bày những tác động của thuế TTĐB đối với nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đã góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng theo định hướng của Nhà nước. Đối tượng chịu thuế chủ yếu là những loại hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng như thuốc lá, rượu, bia, kinh doanh vũ trường hoặc hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết như ô tô, kinh doanh sân gôn... Quy định này là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta cũng như thông lệ quốc tế.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đã đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc quy định lộ trình từng bước điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng như ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; áp dụng một mức thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá...
- Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tổng thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng qua các năm, năm 2003 là 11.046 tỷ đồng, năm 2004 là 14.861 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2003; năm 2005 là 18.326 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2004; năm 2006 là 20.835 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2005 và năm 2007 là 26.564 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2006.
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, và không gây đột biến trong sản xuất, tiêu dùng.
Câu 2: Nêu các giải pháp khắc phục thất thu thuế ở VN
-Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về thuế
+Trong luật thuế GTGT:
· Để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng, có
tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, luật thuế GTGT cần mạnh dạn thu hẹp diện
miễn trừ thuế GTGT theo đó các đối tượng trước đây đang thuộc diện không chịu
thuế GTGT sẽ đưa vào diện chịu thuế.
· Cần giảm số lượng mức thuế suất theo hướng chỉ còn mức 0% và 10%.
+ Trong luật thuế TNDN:
· Về thuế suất: Việc quy định thuế suất như trong luật hiện nay là không
đảm bảo tính cụ thể, tính ổn định của hệ thống pháp luật
· Về thuế suất ưu đãi: Trong luật quy định “đối với đự án cần đặc biệt
thu hút đầu tư như các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao thời gian áp dụng
thuế suất có thể dài hơn 10, 15 năm. Có thểthấy là luật chưa quy định thế nào là
”cần đặc biệt thu hút đầu tư”, thế nào là “quy mô vốn lớn”…thời hạn cụ thể là bao
lâu, thời hạn tối đa là bao nhiêu năm. Tất cả những quy định không rõ ràng đó có
thểđểcho các doanh nghiệp lợi dụng đểmà trốn, lậu thuế.
-Tổ chức tốt công tác cán bộ:Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức cả về công tác nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng vận động quần chúng.Bên cạnh đó cần phải cần phải nâng cao ý thức trách nhiêm, niềm tự hào về ngành nghề qua đó có thể phát huy cao nhất hiệu quả công tác thu thuế.
-Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan: Phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp
đảm bảo các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh phải đăng ký mã số thuế theo
đúng thời hạn quy định, ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh nhưng sau
một thời gian mới đăng ký mã số thuế.
-Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục
thuế phát triển
+ Tuyên truyền cho mọi công dân, mọi tổ chức thấy được đóng thuế là quyền
lợi và nghĩa vụ của mình.
+ Nâng cao năng lực của cơ quan thuế, giáo dục tư tưởng cho các cán bộ thuế.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã
hội nhằm phát hiện những gian lận.
-Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý
-Một số giải pháp cụ thể
+ Tăng cường quản lý người nộp thuế
+ Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
+ Xử lý nhanh, gọn các khoản nợ thuế
Câu 3: Khái niệm, ưu nhược điểm của thuế GTGT
Khái niệm:
Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Ưu điểm:
Thuế GTGT không thu trùng lặp nên góp phần khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Thuế GTGT được áp dụng rộng rãi với mọi tổ chức cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ. Do đó, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn nên góp phần khuyến khích các tổ chức cá nhân bỏ vốn góp phần đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Thuế này do không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
Thuế GTGT được hoàn đối với hoạt động xuất khẩu nên có tác dụng khuyến khích hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
Thuế GTGT đảm bảo công bằng giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Đồng thời nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn của hàng nhập khẩu nên có tác dụng bảo vệ sản xuất kinh doanh nội địa.
Đối với cơ quan thuế, thuế GTGT góp phần chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao, tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế giữa các đơn vị có liên quan trong cung ứng hàng hoá.
Thuế GTGT nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế.
Việc khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu đầu còn có tác dụng khuyến khích việc hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị mới đưa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Nhược điểm:
Chi phí về quản lý thu thuế GTGT rất tốn kém.
Thuế GTGT có ít thuế suất nên tính chất điều tiết của thuế không cao. Người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải chịu thuế như nhau. Thuế GTGT không đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người giàu và người nghèo.
-Việc có nhiều mức thuế suất làm cho công tác xây dựng chính sách của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn. Lúc này, muốn tạo ra một sắc thuế thật công bằng thì cơ quan hoạch định chính sách phải xây dựng các tiêu chuẩn phân loại hàng hóa, dịch vụ để từ đó mà áp vào các nhóm thuế suất khác nhau. Điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện thuận lợi vì sự khác nhau giữa các loại hàng hóa là rất khó phân định, sẽ có nhiều ý kiến phản hồi từ các đối tượng chuyển đến, đặt ra một vấn đề là lại phải tốn một khoản chi phí nhất định để tổ chức trả lời giải thích cụ thể…
-Do đặc điểm của luật thuế GTGT là tăng cường hạch toán kinh tế và thực hiện chặt chẽ nguyên tắc dựa vào hóa đơn mua hàng để khấu trừ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước, tuy nhiên nền kinh tế của nước ta hiện nay việc mua bán được thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, một số lượng lớn các giao dịch không cần tới hóa đơn nên những khó khăn khi áp dụng thuế GTGT là điều khó tránh khỏi.
Câu 4. Trình bày những tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
- Làm tăng ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ngân sách nhà nước.
- Thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng sạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người
Câu 5 Trình bày những khó khăn khi thực hiện chính sách thuế sử dụng đất phi NN ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
- Khó khăn trong việc kê khai tính thuế:
ü Khi thực hiện việc kê khai thuế, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực sự lúng túng bởi cách tính thuế phức tạp, một thửa đất có nhiều vị trí khác nhau và giá để tính thuế đất khác nhau.
- Cách tính và áp dụng thuế suất chưa thống nhất, rắc rối:
ü Luật thuế SDĐPNN quy định đến 3 mức thuế suất: 0,03% – 0,07% – 0,15%. Ngoài ra, đối với đất lấn chiếm thì thuế suất áp dụng là 0,2%. Với nhiều mức thuế suất như vậy, mà mỗi mức thuế suất lại phụ thuộc vào hạn mức đất người dân đang sử dụng, trong khi hạn mức đất ở thì các địa phương lại quy định khác nhau..
- Việc xác định số thuế phải nộp của cá nhân có nhiều thửa khác nhau và việc kê khai nộp thuế có nhiều giấy tờ phức tạp.
- Người dân chưa hiểu rõ về sắc thuế này.
- Việc xác định được miễn giảm thuế còn nhiều bất cập, chưa hợp lý.
Câu 6: Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;
- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Câu 7: Nội dung của giảm trừ gia cảnh:
1.Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên (<18t); con >= 18t tàn tật không có khả năng lao động, đi học (đâị học, cao đẳng, nghề), nếu có thu nhập <= 1 triệu đồng/tháng.
b) Vợ, chồng, cha mẹ…., anh, chị em ruột; ông bà nội ngoại, cô, dì, cậu, chú, bác ruột, cháu, con của anh chị em ruột; ngoài tuổi lao động; trong độ tưởi lao động nhưng tàn tật, không có khả năng lao động, có thu nhập <= 1 triệu đồng/tháng.
Câu 8:Nêu 10 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cho ví dụ minh hoạ
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) giữa các thành viên trong gia đình với nhau. VD: khoản thu nhập của người chồng sau khi chuyển nhượng cho người vợ 1 căn nhà do người chồng đứng tên sở hữu.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thu nhập này chỉ được miễn thuế nếu đáp ứng được 3 điều kiện quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định này
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) giữa các thành viên trong gia đình. VD: Khoản thu nhập của người con khi được người cha chuyển nhượng cho căn nhà do người cha thuộc quyền sở hữu.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Các điều kiện để miễn thuế đối với thu nhập này được quy định tại khoản 5 điều 4 Nghị định này
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. VD: Lãi tiền gửi ngân hàng,..
8. Thu nhập từ kiều hối. VD: Thu nhập có được do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài gừi về.
9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. VD: Thu nhập do tăng ca, làm ngoài giờ, …
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
11. Thu nhập từ học bổng. VD: Thu nhập do được Nhà nước hay các tổ chức trong ngoài nước cấp học bổng
12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. VD: Khoản thu nhập do Công ty bảo hiểm nhân thọ AIA bồi thường khi bị bệnh, tai nạn giao thông, …
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. VD: Số tiền cá nhân A nhận được do Hội Chữ Thập Đỏ quận Tân Bình hỗ trợ để học tập và làm việc.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.VD:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro