CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG X
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
1.1. Quá trình ra đời và phát triển
Tên giao dịch của doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG X
Tên đầy đủ của doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG X
Tên giao dịch quốc tế:
Tên viết tắt:
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại:
Fax:
Mã số thuế:
Ngày thành lập :
Số đăng ký kinh doanh :
do Sở kế hoạch đầu tư ... cấp ngày ...tháng ... năm ...
Vốn điều lệ: ...
Mệnh giá cổ phần: ...
Tổng số cổ phần: ...
Trong đó
- Cổ đông là Nhà nước: đại diện ông (bà)...
- Cổ đông là người lao động trong và ngoài doanh nghiệp:... đại diện.
Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Lắp đặt hệ thống điện
- Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ và vật liện tết bện. Chi tiết: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết: hoạt động đo đạc bản đồ; Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật; Thiết kế kết cấu các công trình giao thông đường bộ, cầu, hầm; thiết kế kết cấu các công trình thủy lợi; Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi.
- Sản xuất giường tủ, bàn, ghế.
- Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: san lấp mặt bằng.
- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: tư vấn kiểm kê, đền bù¸ lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; Tư vấn lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: sản xuất cửa nhôm kính, cửa hoa sắt
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng các công trình công ích
Chi tiết: xây dựng các tuyến điện cao hạ áp và trạm biến áp đến 35 KV; xây dựng công trình viễn thông
- Phá dỡ
- Cung ứng lao động tạm thời (không bao gồm cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động)
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: kinh doanh bất động sản (bao gồm cho thuê văn phòng)
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết: bán buôn xi măng; bán buôn gạch xây dựng, ngói, đá, cát, sỏi; bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Chi tiết: cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng
Công ty luôn đặt Chất lượng, tiến độ của các hạng mục công trình là mục tiêu hàng đầu trong quá trình phấn đấu và phát triển của công ty.Trong quá trình xây dựng để công trình luôn đạt tiến độ và chất lượng đề ra công ty luôn quản lý chất lượng từ khâu khảo sát xây dựng, nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công trình khảo sát, từng bước thiết kế như: mục đích khảo sát, phạm vi khảo sát, phương pháp khảo sát, khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến, tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng, thời gian thực hiện khảo sát. Bên cạnh đó công tác giám sát công tác khảo sát xây dựng và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng cũng được công ty chú ý kiểm soát chặt chẽ. Song song với công tác khảo sát xây dựng công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình được công ty hết sức coi trọng: các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
Công ty đã lập: hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó có quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu cấu kiện vật tư thiết bị công trình thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế, lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công tiến độ thi công, lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định, kiểm tra an toàn lao động vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường, nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành...
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Ưu điểm của cơ cấu này gọn nhẹ linh hoạt cho phép giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng, người lãnh đạo chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của người dưới quyền do vậy đòi hỏi người lãnh đạo cũng như các cán bộ quản lý phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp.
Nhược điểm: người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Tất cả các phòng ban trong công ty được bố trí nhân lực cũng như vị trí làm việc phù hợp nhằm mục đích phục vụ cao nhất cho sản xuất kinh doanh.
* Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc: là người đứng đầu Công ty giữ vai trũ là người định hướng chỉ đạo chiến lược, được uỷ quyền giám sát các phó giám đốc và kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
* Phó giám đốc: là người giữ vai trò định hướng và chỉ đạo chiến lược, điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc và HĐQT về phần quyền hành đảm nhận theo sự phân công của HĐQT và giám đốc công ty.
* Phòng hành chính
- Chức năng: phòng hành chính công ty là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: quản lý văn phòng giao dịch với khách đến làm việc, nội quy cơ quan, giữ gìn trật tự, an ninh trong cơ quan trong khi làm việc và phục vụ ăn ở, sinh hoạt tại cơ quan công ty.
- Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực giao dịch quan hệ với khách đến làm việc.
+ Tổ chức thực hiện các công việc lễ tết, thăm hỏi, tổ chức hội nghị của công ty.
+ Truyền đạt chỉ đạo của lãnh đạo công ty và sao gửi công văn,...chỉ thị của cấp trên tới các đơn vị kịp thời.
+ Duy trì thực hiện nội quy, nội vụ cơ quan, giờ giấc làm việc, giữ gìn an toàn và vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
+ Phụ vụ CBCNV khối cơ quan công ty ăn giữa ca, chămlo đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ cho CBCNV.
+ Quản lý tài sản: đất đai, thiết bị, dụng cụ làm việc, sinh hoạt tại trụ sở của Công ty và các dụng cụ do công ty cấp cho các đơn vị.
+ Giữ gìn xe máy, xe đạp cho CBCNV và khách đến làm việc tại trụ sở Công ty.
+ Mua sắm thiết bị, dụng cụ hành chính và văn phòng phẩm.
+ Theo dõi công văn đi, đến đúng, kịp thời và lưu trưc theo mẫu sổ sách quy định, quản lý công văn tài liệu và các loại con dấu của công ty.
* Phòng tổ chức cán bộ - lao động
- Chức năng
Phòng tổ chức cán bộ - lao động là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, thi đua khen thưởng, kỷ luật và một số vấn đề khác liên quan đến người lao động.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng bộ máy quản lý tổ chức phù hợp.
+ Xây dựng điều lệ, quy chế để điều hành sản xuất.
+ Tham mưu các thủ tục đề nghị xếp hạng doanh nghiệp.
+ Tham mưu về việc quy hoạch cán bộ, bố trí, xắp xếp, thuyên chuyển và các công tác thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ.
+ là thành viên thường trực trong công tác khen thưởng, kỷ luật. Cần đề xuất ngay, kịp thời các trường hợp khen thưởng kỷ luật.
+ Phối hợp với Ban thanh tra nhân dân, trưởng ban kiểm tra, Đảng uỷ, công đoàn để xem xét các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của CBCNV.
+ Quản lý CBCNV trong các dạng hợp đồng lao động không thời hạn, xác định thời hạn từ 1-3 năm; làm các thủ tục tiếp nhận, thuyên chuyển và giải quyết các chế độ đối với các đối tượng trên theo phân công của Tổng Công ty.
+ Hướng dẫn các đơn vị sản xuất làm các thủ tục tạm tuyển, hợp đồng lao động ngắn hạn
+ Quản lý tiền lương công nhân thuê, khoán, hợp đồng ngắn hạn của các đội sản xuất.Trình Giám đốc Công ty xét duyệt các định mức, đơn giá áp dụng đối với lao động thuê ngoài.
+ Lập kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, học tập, nâng cao trình độ cho CBCNV. Rà soát, đề nghị nâng lương, nâng bậc cho CBCNV trong toàn Công ty.
+ Xây dựng các đơn giá tiền lương, định mức lao động nội bộ.
+ Tham mưu, giải quyết các chế độ chính sách cho CBCNV trong Công ty như: hưu trí, mất sức, nghỉ phép, nghỉ ốm, tai nạn lao động.
+ Làm thủ tục cấp sổ BHXH, sổ lao động và duyệt cấp thẻ BHYT cho cán bộ công nhân viên.
+ Lập kế hoạch và trực tiếp mua sắm dụng cụ phòng hộ lao động, bảo hộ lao động cho CBCNV.
+ Tham mưu, đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật trong toàn Công ty.
+ Thống kê nhân sự, tiền lương, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhân sự, tiền lương lên tổng công ty theo lịch quy định.
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật:
- Chức năng:
Phòng kế hoạch - kỹ thuật là tổ chức bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các vấn đề về kế hoạch sản xuất, hạch toán kinh doanh, quản lý kỹ thuật và chất lượng các công trình thi công, tham mưu chính trong công tác đầu tư, giá cả hợp đồng kinh tế, chỉ đạo và điều hành mọi mặt sản xuất kinh doanh và quản lý kỹ thuật của giám đốc công ty.
- Nhiệm vụ - quyền hạn
+ Tham mưu cho giám đốc công ty việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng kỳ căn cứ theo nhiệm vụ của Công ty giao và năng lực của công ty tự khai thác.
+ Lập các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo biểu mẫu quy định và phân tích ra từng hạng mục, bóc tách dự toán để phân khai nhiệm vụ cho các phòng tham mưu khác về: kế hoạch vật tư, kế hoạch xe máy thiết bị, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch tài chính...
+ Tìm kiếm, khai thác việc làm, lập hồ sơ đấu thầu các dự án trên cơ sở khối lượng công việc được trên giao và tự khai thác, trình lãnh đạo công ty triển khai, giao khoán cho các đội sản xuất.
+ Lập phiếu khoán cho các đội sản xuất theo quy chế khoán đội của công ty đã ban hành. Thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình mà công ty thực hiện.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ sản xuất theo lịch quy định. Tham gia chỉ đạo các đơn vị sản xuất trong việc nghiệm thu, thanh quyết toán và lập phiếu giá thanh toán công trình.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trong việc quản lý chất lượng kỹ thuật công trình do Công ty thi công. Xây dựng các quy trình, quy phạm trong quá trình sản xuất.
+ Báo cáo thường xuyên việc thực hiện công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và công tác kỹ thuật, lập báo cáo hàng kỳ theo biểu mẫu quy định của Tổng công ty.
+ Giữ gìn bí mật trong kinh doanh của công ty.
+ Hướng dẫn các cán bộ kỹ thuật của phòng và cán bộ kỹ thuật thi công của các đơn vị sản xuất, nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế, lập phương án biện pháp thiết lế thi công các công trình.
+ Giám sát và chỉ đạo các đơn vị thi công đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và an toàn lao động.
+ Tổ chức đi nghiệm thu tại công trình hàng tháng để cập nhật số liệu chính xác.
+ Quan hệ với chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các cơ quan hữu quan khác có liên quan đến công trình, dự án.
+ Lưu trữ hồ sơ bản vẽ, phối hợp cùng đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công.
* Phòng Tài chính - Kế toán
- Chức năng
Phòng tài chính - kế toán là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán theo pháp luật của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Xây dựng kế hoạch tài chính nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
+ Cụ thể hoá trong việc tạo nguồn vốn cho công ty như: vốn Nhà nước, vốn vay, vốn tự có, vốn huy động từ các nguồn khác...
+ Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính hàng tháng, quý, năm cho công ty.
+ Tổ chức công tác kế toán trong công ty, lập, thu thập, kiểm tra các chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo tài chính, bảo quản lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu... của công ty và các đơn vị sản xuất trực thuộc.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sản xuất thực hiện công tác tài chính kế toán theo quy chế khoán đội của công ty.
+ Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn tạm ứng của công ty cho các đơn vị sản xuất thi công. Kiểm tra, giám sát đến từng công trình và có biện pháp thích ứng, hoặc tạm dừng việc cung cấp vốn đối với các đơn vị không sử dụng đúng mục tiêu của đồng vốn, không báo cáo hoàn vay, không chứng từ đúng lịch quy định.
+ lập báo cáo quyết toán hàng kỳ theo quy định gửi các cơ quan: thuế, ngân hàng và phòng tài chính kế toán của tổng công ty.
+ Phân tích hoạt động kinh tế của công ty, chỉ ra những hiệu quả hoặc tồn tại ở từng công trình.
+ Soạn thảo các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, nhận báo cáo nghiệp vụ kế toán của các đơn vị sản xuất kịp thời, đúng hạn và tổng hợp báo cáo khi lãnh đạo yêu cầu.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ công ty chỉ đạo tốt việc thực hiện quy chế quản lý cấp đội cuả tổng công ty.
+ Lưu trữ, bảo quản các chứng từ, giữ gìn bí mật công tác kế toán và thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động bằng tiền của công ty theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.
* Phòng thiết bị - vật tư
- Chức năng
Phòng thiết bị - vật tư là tổ chức bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực đầu tư mua sắm, quản lý vật tư, xe máy thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả nhất khả năng sử dụng vật tư thiết bị và bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời kéo dài tuổi thọ thiết bị để tăng hiệu quả vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh.
- Nhiệm vụ, quyềnhạn
+ Tham mưu cho giám đốc trong viưệc quyết định đầu tư mua sắm, quản lý khai thác, sử dụng thiêt bị, sửa chữa, bảo dưỡng kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu quả sử dụng.
+ Phối hợp chặt chẽ với các phòng tham mưu và các đơn vị sản xuất để giải quyết tất cả các vấn đề về xe máy, thiết bị, đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhất cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Quản lý chặt chẽ hồ sơ kỹ thuật toàn bộ xe máy, thiết bị của công ty theo mẫu quản lý tài sản cố định.
+ Soạn thảo các quy chế, quy định vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa, thay thứê phụ tùng để các đội sản xuất và thợ lái xe, láy máy thực hiện.
+ Phối hợp với các phòng tham mưu để xây dựng đơn giá xa máy, xe máy áp dụng trong nội bộ công ty.
+ Thực hiện đầy đủ thủ tục quy định khi bên giao thiêt bị xe máy cho đơn vị sử dụng hoặc khách hàng theo quy chế quản lý xe máy thiế bị.
+ Đảm bảo cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế kịp thời phục vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng và các thủ tục mua bán, có sự kiểm tra, giám sát của Phòng tài chính - kế toán và phòng kế hoạch kỹ thuật.
+ Khi xe máy, thiết bị hỏng phải kiêm tra chính xác, lập dự toán chi phí sửa chữa để trình duyệt và tổ chức thực hiện để sửa chữa nhanh, đảm bảo chất lượng.
+ Phối hợp với Phòng TCCB-LĐ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao tay nghề, thi giữ bậc, nâng bậc, hạ bậc đối với công nhân kỹ thuật: lái xe, lái máy, thợ sửa chữa.
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch xe máy, thiết bị của công ty, lập trình trên máy vi tính để tiện quản lý, kiểm tra khi cần thiết.
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình đường trạm... sản phẩm được sản xuất ra phải thoả mãn rất nhiều các yêu cầu như:
- Phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt.
- Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ.
- Nền móng công trình phải đảm bảo bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, và các công trình lân cận.
- Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu và phải có giá thành hợp lý.
- An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với công trình công cộng phải đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật.
- Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, đồng bộ với các công trình liên quan.
Đối với các công trình dân dụng và công trình công nghiệp thì ngoài các yêu cầu trên còn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương.
- An toàn cho người khi xảy ra sự cố, điều kiện an toàn thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn, bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
- Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng.
- Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng.
1.3.2. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ
Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp: do đặc thù về lĩnh vực sản xuất xây dựng nên đặc điểm kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp cũng mang những đặc điểm riêng về lĩnh vực chuyên môn như:
- Có luận cứ khoa học về kinh tế- kỹ thuật, bảo đảm tính đúng đắn của các kết quả về giá dự toán, giá dự thầu, dự toán thi công...
- Tính đến các thành tựu khoa học kỹ thuật xây dựng, các kinh nghiệm tiên tiến đồng thời xét đến khả năng thực tế của các tổ chức xây lắp làm việc trong điều kiện bình thường.
Các luận chứng kinh tế kỹ thuật công nghệ gắn liền với định mức xây dựng:
- Định mức phải được xác định cho công tác hoặc kết cấu xây lắp tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với nội dung thiết kế, thi công, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng, tạo thuận lợi, giảm nhẹ thời gian và công sức cho việc xác định giá sản phẩm xây dựng theo các giai đoạn thiết kế.
- Công tác hoặc thiết kế xây lắp trong hệ thống định mức phải được hệ thống một cách thống nhất theo yêu cầu kỹ thuật công trình, điều kiện thi công bình thường và biện pháp thi công phổ biến phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và mức trang bị cơ giới của ngành xây dựng (đối với các loại định mức).
2. Phân tích thực trạng về vấn đề nghiên cứu
2.1. Phân tích tình hình của Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X
- Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X: trong bối cảnh chung của thành phố đô thị loại 1 đang trên đà xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, công ty qua những công trình của thành phố đã dần khẳng định thương hiệu và tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường. Không chỉ mang về lợi nhuận cho công ty mà còn mang lại công ăn việc làm thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên công ty trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Thế Giới nói chung.
2.1.1. Tình hình về lao động và tiền lương
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động khối văn phòng năm 2012-2013
(Nguồn: phòng tổ chức cán bộ lao động)
Qua bảng trên ta thấy, số lượng lao động khối văn phòng năm 2013 tăng 2 người tương ứng tăng 111,76%. Lao động nam năm 2012 là 11 người, chiếm 64,71%, lao động nữ năm 2012 là 6 người chiếm 35,29%. Năm 2013, số lao động nam không đổi 11 người chiếm 57,89%, lao động nữ tăng 2 người lên 8 lao động tương ứng 42,11%. Về trình độ năm 2012, hệ trung cấp 5 người chiếm 29,41%, hệ cao đẳng 2 người chiếm 11,76%, hệ đại học và trên đại học 10 người chiếm 58,82%. Nam 2013, hệ trung cấp 5 người chiếm 26,32%, hệ cao đẳng 2 người chiếm 10,53%, hệ đại học và trên đại học 12 người chiếm 63,16%.
2.1.2. Tình hình vật tư nguyên vật liệu
Tình hình vật tư - nguyên vật liệu được phòng quản lý sản xuất quản lý và cung ứng căn cứ theo tiến độ của công trình thi công. Số lượng có thể được điều chỉnh theo từng tháng tuỳ theo phòng kinh doanh dự báo các đơn hàng của khách hàng và yêu cầu của tiến độ thi công... Trên cơ sở đó, có thể chủ động cung cấp và điều chỉnh lượng mua sắm vật tư. Phòng quản lý sản xuất có trách nhiệm quản lý tất cả các khâu trong sản xuất từ khâu đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi tạo ra được sản phẩm đưa nhập kho và mang đi tiêu thụ. Trong đó tại mỗi đơn vị sản xuất - các đội thi công đều có các chuyên gia quản lý và chịu sự điều hành trực tiếp từ văn phòng điều hành sản xuất. Dưới các chuyên gia quản lý - các kỹ sư xây dựng là các thủ kho quản lý trực tiếp đến các vấn đề cấp phát nguyên vật liệu sản xuất cũng như nhập kho nguyên vật liệu sản xuất.
2.1.3. Tình hình tài chính
Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp ta căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2013.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2013
Bảng 2.3: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013
2.1.4. Tình hình quản lý chất lượng
-Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
-Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội.
Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X tuân thủ theo 8 nguyên tắc của quản lý chất lượng
1. Hướng vào khách hàng (Customer focus)
2. Sự lãnh đạo (Leadership)
3. Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)
4. Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
5. Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management)
6. Cải tiến liên tục (Continual Improvement)
7. Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making)
8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Mutually Beneficial supplier relationships)
2.1.5. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012, ta có tình hình về chi phí của doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.4: Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của công ty (ĐVT: đồng)
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính và tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy, tổng chi phí năm 2013 là 4.982.735.403 đồng tăng 2.852.702.874 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 233,93%. Trong đó chi phí tài chính tăng 1.940.070.729 đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 932.306.143 đồng, chi phí khác tăng 779.757 đồng. Riêng về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 20.453.755 đồng.
2.2. Nhân tố ảnh hưởng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.1. Giá cả của sản phẩm trong ngành: được cấu thành bởi 3 yếu tố chính: đơn giá nhân công, đơn giá vật liệu và máy thi công.
2.2.2. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm của công ty: sản phẩm của công ty là những công trình mang tính chất và phạm trù riêng biệt, đó là kết tinh của quá trình lao động sống và lao động vật hoá, của lao động trí óc và lao động chân tay. Những sản phẩm của công ty chủ yếu là những công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ đời sống nhân sinh và xã hội, phục vụ nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của con người... được thi công và giám sát bởi đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, được nghiệm thu bởi các tiêu chuẩn, quy chuẩn TCVN góp phần tạo dựng cơ sở hạ tầng khang trang cho đô thị thành phố.
2.3. Phân tích thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu
2.3.1. Thị phần
Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận của doanh nghiệp, nó cũng là nhân tố khẳng định sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp... Đối với một công ty xây dựng thì giá trị trúng thầu và số lượng các công trình thắng thầu thể hiện tiềm lực của công ty.
2.3.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:
Lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức cạnh tranh. Sức cạnh tranh sản phẩm có cao thì sản phẩm mới tiêu thụ được nhiều và khi đó doanh thu lớn, chi phí giảm cho một đơn vị sản phẩm giảm -> lợi nhuận tăng. Để đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X, ta dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Do ngành xây dựng thành phố có nhiều công ty, thị trường nhỏ lẻ, manh mún không tập trung nên khi so sánh về lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X với đối thủ cạnh tranh cùng thị trường em sẽ so sánh với đại diện là công ty phần đầu tư thương mại Y
Bảng 2.5: Bảng so sánh lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X với đối thủ.
Qua bảng trên ta thấy, vốn điều lệ ban đầu của công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X cao hơn công ty cổ phần đầu tư thương mại Y 2.300.000.000 tương ứng 151,11%. Lợi nhuận công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X năm 2012 cao hơn công ty cổ phần đầu tư thương mại Y 211.609.549 đồng tương ứng 549,71%. Năm 2013 lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X là 13.048.849 đồng.
3. Đánh giá thực trạng
- Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty.
Ma trận kết hợp SWOT là ma trận phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội và nguy cơ.
Cơ hội (O) Nguy cơ (T)
Mặt mạnh (S) S/O S/T
Mặt yếu (W) W/O W/T
+) Mặt mạnh (S).
Trải qua mấy năm hoạt động bằng tiêu chí chất lượng và tiến độ, cùng giá thành cạnh tranh công ty đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định được thương hiệu của công ty trong ngành xây dựng thành phố và xây dựng niềm tin của khách hàng - những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của công ty. Những năm gần đây trong nền kinh tế thị trường khủng hoảng kéo theo đà suy giảm nhiều mặt trong đời sống an sinh xã hội nhưng do nắm bắt chắc tình hình thực trạng kinh tế tỉnh nhà, công ty tận dụng tốt sức lao động của cán bộ công nhân viên, tận dụng trang thiết bị sẵn có,mối quan hệ... những sản phẩm của công ty làm ra có chất lượng và giá thành cạnh tranh trong thị trường dần dần tạo được chỗ đứng và vị thế của mình trong lĩnh vực ngành.
Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó Công ty đó tạo uy tín trên thị trường.
Công ty đó không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Hiện nay công ty đó có một cơ sở vật chất vững mạnh nhờ vậy đó nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ.
Công ty luôn có chiến lược hoạch định đúng hướng, có những chính sách hợp lý: chính sách Marketing, hệ thống phân phối...và các chính sách này tỏ ra rất hiệu quả, đó tạo ra nhiều lợi thể của sản phẩm so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tăng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
+) Mặt yếu (W).
Bên cạnh những ưu điểm trên là tăng khả năng cạnh tranh của công ty còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nó ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: trước hết ta thấy rằng bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính trong doanh nghiệp cần phân tích các mặt sau:
+ Khả năng huy động vốn dài hạn
+ Khả năng huy động vốn ngắn hạn
+ Chi phí về vốn so với toàn ngành và so với các đối thủ cạnh tranh
+ Các vấn đề về thuế
+ Quan hệ với các chủ sở hữu
+ Tình hình vay có thế chấp
Trên các căn cứ đó, Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn tài nguyên – môi trường X có những mặt hạn chế ở lĩnh vực này như: khả năng tận dụng các chiến lược tài chính thay thế như cho thuê tài chính chưa thực sự linh động. Công tác quản lý tài chính chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, kiểm soát chưa được thường xuyên, liên tục.
Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự đã được công ty chú trọng và đã có những chuyển biến tích cực. Song một số cán bộ quản lý thiếu sự am hiểu về kiến thức kinh tế tài chính, marketing, ngoại ngữ, chưa chủ động sáng tạo dám nghĩ dám làm, lực lượng công nhân lành nghề không đồng bộ giữa các nghề, các loại thợ, bậc thợ.
Một số máy móc thiết bị của công ty đã cũ, không còn phù hợp với điều kiện thi công.
Công tác kỹ thuật thi công còn bộc lộ hạn chế như: tiến độ thi công một số công trình trọng điểm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số công trình ở xa còn thiếu sự chỉ đạo tập trung và kiểm tra của công ty.
Mặc dù công ty đã làm tốt việc nâng cao chất lượng song đôi khi do cơ chế chưa chặt nên có khi còn gây ra việc ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Công tác marketing của công ty chưa được thực sự quan tâm đúng mức nên còn hạn chế so với yêu cầu đòi hỏi để thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh.
+) Cơ hội (O).
Hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng: đường quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, nhà ga, cầu cảng, các đô thị mới,... sẽ được ưu tiên. Đây chính là cơ hội tạo nhiều công ăn, việc làm cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng giao thông.
Quá trình hội nhập, sự sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp lớn trên thế giới và trong khu vực, tiến tới liên doanh, liên kết, phát triển và mở rộng thị trường, từng bước chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý.
+) Nguy cơ (T)
Do tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và một số xu hướng chững lại so với năm trước. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước có chiều hướng bị thu hẹp, nguồn vốn ODA, FDI giảm sút nên ít có công trình đầu tư xây dựng quy mô lớn. Nhiều dự án đã phê duyệt hoặc triển khai dở dang phải tạm dừng hoặc bị cắt giảm do không đủ vốn. Do đó các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường.
Thị trường vốn chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp xây dựng là rất lớn. Các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào ngân hàng, và thủ tục cho vay của các ngân hàng mặc dù đã được cải cách song vẫn rất rườm rà.
Mặc dù quy chế đấu thầu ở nước ta đã được triển khai 6 năm và không ngừng được củng cố, hoàn thiện song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: trong đấu thầu quốc tế, tuy Nhà nước đã có nhiều ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước, song vấn đề sành đồ ngoại vẫn phổ biến, biểu hiện như nhiều công trình các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm được nhưng vẫn mang ra đấu thầu quốc tế. Trong khi các doanh nghiệp trong nước không biết hợp tác với nhau mà trái lại còn cạnh tranh quyết liệt với nhau, thi nhau đặt giá thấp. Kết quả là các doanh nghiệp Việt Nam thường phải làm thầu phụ cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với các nhà thầu nước ngoài có uy tín lớn trên thị trường quốc tế, có kỹ thuật công nghệ, tài chính, kinh nghiệm thi công và nhân lực hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó khả năng thắng thầu quốc tế của công ty và của các doanh nghiệp Việt Nam là rất khó khăn.
+) Nguyên nhân của mặt yếu
- Chất lượng nguồn nhân lực trong công ty không đồng đều
- Khả năng tài chính còn hạn chế
- Chất lượng các gói dự thầu không cao
- Thiếu sự đồng bộ trong công tác quản lý chất lượng và tiến độ thi công các công trình
- Máy móc đôi khi còn lạc hậu
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro