Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thực trạng tỷ giá

Thị trường ngoại tệ dần ổn định khi tỷ giá liên ngân hàng được điều hành linh hoạt hơn. Khoảng cách giá giữa thị trường chính thức và chợ đen được thu hẹp, tiến tới ngăn chặn nạn đầu cơ.( cam kết giữ ổn định tỷ giá USD/VND, nếu có điều chỉnh thì đến cuối năm không quá 1% (tính từ thời điểm 7/9/2011)

năm 2011 hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kết quả khả quan, thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra và tạo sự hỗ trợ lớn cho yêu cầu ổn định tỷ giá. Cụ thể là ở kết quả kiềm chế nhập siêu và trạng thái thặng dư của cán cân tổng thể.

Theo báo cáo trên, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2011 dự tính sẽ đạt con số kỷ lục là 202 tỷ USD, bằng 170% GDP. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 106 tỷ USD, tăng 25%. Theo đó, nhập siêu giảm mạnh, cả năm dự kiến khoảng 10 tỷ USD, bằng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (không quá 18%).

Cũng trong báo cáo trên, dự tính cán cân tổng thể năm 2011 sẽ thặng dư tới 3,1 tỷ USD, cao hơn cả dự báo của một lãnh đạo chuyên trách đưa ra trước đó.

Trong những chuyển biến tích cực này, một dòng chảy ngoại tệ từ kiều hối cũng đang góp phần đáng kể. Ước tính vừa công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, trong năm 2011, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD.

Với con số này, Việt Nam thuộc top 10 các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban).

Với những hậu thuẫn đó, tỷ giá USD/VNĐ đang có những điều kiện về vĩ mô để ổn định. Ngân hàng Nhà nước đang nắm khả năng giữ được cam kết điều chỉnh không quá 1%, dù sau loạt điều chỉnh từ đầu tháng 10 vừa qua đã dùng tới 0,85% “quỹ cam kết” này.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức thời gian qua cùng dự báo rằng, cầu ngoại tệ thời gian còn lại của năm 2011 và đầu năm 2012 sẽ ở mức cao.

Cần chú ý: Những áp lực lên tỷ giá những tháng cuối năm:

*Cầu USD thường tăng vào cuối năm: trong 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã vay USD sau đó bán ra lấy VND để phục vụ sản xuất kinh doanh khiến nguồn cung USD trên thị trường tăng lên thông thường các khoản cho vay ngoại tệ thường có kỳ hạn dưới 1 năm, đến thời hạn các hợp đồng này đến hạn, lượng cầu sẽ tăng lên và gây sức ép nhất định đối với sự ổn định của tỉ giá.

* Áp lực nhập siêu gia tăng:

Nhập siêu thường tăng mạnh vào quý IV nên áp lực tăng tỷ giá không nhỏ.

* Nguồn cung USD còn tiềm ẩn nhiều rủi ro:

Dự trữ ngoại hối đã được cải thiện đáng kể nhưng còn khó để đạt mức cần thiết. Sau khi bổ sung thêm gần 3 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm để tăng dự trữ ngoại hối, hiện tại, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã ở xung quanh mức 15 tỉ USD, tương đương nhu cầu ngoại tệ khoảng 1,5 tháng nhập khẩu của Việt Nam (tháng 6, ước nhập khẩu toàn nền kinh tế gần 10 tỉ USD). Với việc triển khai đồng loạt các chính sách tập trung cho yêu cầu bình ổn thị trường ngoại hối, từ những biện pháp kỹ thuật như tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế tín dụng ngoại tệ, nâng giá trị VND qua cơ chế lãi suất… và việc tiếp tục mua vào lượng ngoại tệ, mức dự trữ ngoại hối dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong năm 2011, dự trữ ngoại hối khó có thể đạt mức cần thiết (theo World Bank là 21 tỉ USD).

Đăng ký và giải ngân FDI thấp. Theo số liệu từ Bộ KH & ĐT, 6 tháng đầu năm 2011, FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 5,66 tỉ USD, bằng 56,7% so với cùng kỳ năm 2010 và giải ngân FDI đạt 5,3 tỉ USD, bằng 98,1% so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, với con số đăng ký và giải ngân FDI không mấy khả quan đã báo hiệu những khó khăn về nguồn cung USD trong năm 2011.

* Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự khả quan khi lạm phát còn tiếp tục ở mức cao, chênh lệch lãi suất VND và USD sẽ khó giữ ở mức cao như hiện nay khiến mức độ hấp dẫn của đồng VND giảm xuống; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa có thói quen sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỉ giá và nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu tăng mạnh vào cuối năm sẽ khiến tỉ giá USD/VND còn có nhiều áp lực, đặc biệt là thời điểm cuối năm.

Từ những phân tích và nhận định trên, có thể dự báo tỷ giá hối đoái những tháng cuối năm 2011 vẫn có xu thế tăng nhưng mức tăng ít do điều hành của NHNN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: