Untitled Part 2
2. Cơ quan lãnh sự
Là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai nước hữu quan.
· Chức năng của cơ quan lãnh sự:
Cơ quan lãnh sự thực hiện một số những chức năng cơ bản sau đây (quy định Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963)
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, công dân và pháp nhân của nước mình tại nước tiếp nhận lãnh sự trong phạm vi pháp luật quốc tế cho phép;
+ Cấp hộ chiếu và giấy thông hành cho công dân nước mình, cấp thị thực và các giấy tờ cần thiết khác cho những người muốn đến nước cử lãnh sự;
+ Thực hiện chức năng công chứng một số giấy tờ, tài liệu cho công dân, pháp nhân nước mình ở nước sở tại và thực hiện các công việc có tính chất hành chính khác, như đăng kí kết hôn, chứng nhận khai sinh...;
+ Cứu trợ và giúp đỡ các tổ chức và công dân nước mình;
+ Giới thiệu người đại diện hoặc tự mình làm đại diện cho công dân nước mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận, trong trường hợp công dân đó không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Trong trường hợp công dân nào đó của nước mình bị bắt, tạm giữ, tạm giam,.. ở nước sở tại, viên chức lãnh sự có quyền thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biện pháp bảo đảm đại diện pháp lí cho người đó. Chức năng này của cơ quan lãnh sự phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của nước sở tại;
+ Thực hiện trách nhiệm giúp đỡ tàu thuyền, máy bay cũng như đoàn thủy thủ, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự; có một số quyền hạn nhất định đối với các tàu thuyền, máy bay này...
Như vậy, chức năng của cơ quan lãnh sự không bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình với nước tiếp nhận. Cơ quan lãnh sự không trực tiếp quan hệ với chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ với chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực lãnh sự.
· Cơ cấu tổ chức và thành viên.
Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài gồm: Tổng lãnh sự quán và Lãnh sự quán (kể cả các cơ quan lãnh sự do Lãnh sự danh dự của Việt Nam đứng đầu)
- Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước cử lãnh sự bổ nhiệm và do nước tiếp nhận lãnh sự chấp thuận cho phép thực hiện chức năng của mình.
- Thành viên cơ quan lãnh sự gồm viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ.
· Khởi đầu và chấm dứt chức năng lãnh sự.
Quan hệ lãnh sự được thiết lập theo sự thỏa thuận của các nước. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thông thường nếu không có thỏa thuận nào khác thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao bao hàm cả việc thiết lập quan hệ lãnh sự. Tuy nhiên, khi các bên chấm dứt quan hệ ngoại giao thì quan hệ lãnh sự cũng không ipso facto bị cắt đứt. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, quan hệ lãnh sự được thiết lập giữa các quốc gia không có quan hệ ngoại giao với nhau.
Trang 293, Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, HN 2016.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro