Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thực tập rèn nghề

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Quá trình hình thành

Trạm khuyến nông huyện Diễn Châu là đơn vị sự nghiệp kinh tế thuộc UBND huyện Diễn Châu, chịu sự quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông Tỉnh Nghệ An. Được thành lập vào ngày 10 tháng 8 năm 1996 theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An Số 1824UB.QĐ  về việc thành lập trạm khuyến nông Huyện. Trong những năm qua Trạm khuyến nông Diễn Châu đã không ngừng phấn đấu xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông từ cấp huyện đến cơ sở, đổi mới công tác khuyến nông ngày một phong phú hơn. Đưa các thông tin tiến bộ khoa học kịp thời tới người dân, đẩy mạnh xây dựng và nhân ra diện rộng các lớp tập huấn, đồng thời kết hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh của địa phương phát các chương trình kỹ thuật sản xuất thâm canh giống mới, phương pháp mới. Có nhiều mô hình thành công đã được Tỉnh, Huyện công nhận

Địa bàn hoạt động của trạm là 38 xã của huyện Diễn Châu, lĩnh vực hoạt động của trạm rộng ( Trồng trọt, chăn nuôi, lâm , ngư nghiệp). Nhưng cán bộ công nhân viên của trạm không quản ngại khó khăn, bám sát cơ sở, chỉ đạo và theo dõi thường xuyên các mô hình trong điều kiện nguồn kinh phí chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

1.2 Chức năng nhiệm vụ của đơn vị

1.2.1 Chức năng của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu.

- Tham mưu cho giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh, chủ tịch UBND huyện các nhiệm vụ về sự nghiệp nông nghiệp và khuyến nông trên địa bàn.

- Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo sự phân công điều hành giao nhiệm vụ của Sở NN và PTNT giao cho khuyến nông trên địa bàn.

1.2.2 Nhiệm vụ của trạm khuyến nông huyệnDiễn Châu.

- Tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiêm vụ kế hoạch, các chương trình dự án khuyến nông (xây dựng mô hình trình diễn, dạy nghề cho lao động nông thôn, tập huấn hội thảo tham quan đầu bờ...) trên địa bàn do trung tâm khuyến nông giao đúng tiến độ chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế dự toán đã được phê duyệt, các nhiệm vụ thuộc sự nghiệp khuyến nông phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn do UBND cấp huyện điều động và các tổ chức kinh tế dự án khác giao thông qua hợp đồng kinh tế đê thực hiện.

- Chuyển giao những kết quả, tiến bộ kỹ thuật đạt được thông qua xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân áp dụng và mở rộng sản xuất.

- Hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý về chuyên môn mạng lưới KNV xã và KNV thôn bản.

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan triển khai các nhiệm vụ khuyến nông khác trên địa bàn.

- Hướng dẫn xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông hoặc các nhóm cùng sở thích trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc trung tâm khuyến nông giao.

Ngoài những nhiệm vụ chính nói trên căn cứ vào tình hình cụ thể của quá trình chỉ đạo sản xuất trên địa bàn Trạm khuyến nông huyện chịu sự phân công điều hành nhiệm vụ của UBND huyện.

1.3 Tổ chức bộ máy của trạm

Trạm khuyến nông huyện là đơn vị sự nghiệp kinh tế thuộc UBND huyện, chịu sự quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của các trung tâm khuyến nông-lâm-ngư và các tổ chức khác.

2 Kỹ sư

 Chăn Nuôi

2 Kỹ sư

 Ngư Nghiệp

4 Kỹ sư

Trồng Trọt

1.4 Những thuận lợi và khó khăn của trạm khuyến nông

1.4.1 Thuận lợi

Công tác khuyến nông khuyến ngư tiếp tục nhận được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện. Sự phối hợp của các ngành, các cấp trong huyện, nhất là các ngành trong khối nông nghiệp. Được sự chỉ đạo của Sở NN & PTNT, Trung tâm KN-KN tỉnh.

Nhu cầu đòi hỏi của nông dân, người sản xuất nông nghiệp về công tác khuyến nông ngày càng đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, nông dân được tập huấn, tiếp cận kịp thời với chủ trương, chính sách, tiến bộ kỹ thuật nên năng lực chỉ đạo và kỹ năng sản xuất của nông dân được nâng lên rõ rệt.

Hệ thống khuyến nông được tổ chức theo ngành dọc trên tinh thần Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 của UBND tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định. Chế độ phụ cấp của cán bộ khuyến nông xã được điều chỉnh từ 120.000 lên 0,5 hệ số lương cơ bản/ tháng.

1.4.2 Khó khăn

Khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái về kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhất là ảnh hưởng đến xuất khấu nông sản.

Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện nìn chung không thuận lợi: rét kéo dài trong sản xuất vụ xuân đã gây nhiều thiệt hại trong sản xuất, làm rút ngắn quỹ thời gian sản xuất của vụ Hè Thu và vụ Đông.

Giá cả vật tư nông nghiệp như giá giống, phân bón, thức ăn gia súc... tăng cao đã ảnh hưởng đến đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cũng như việc thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến ngư.

Cán bộ khuyến nông không ổn định, phụ cấp quá thấp đã ảnh hưởng  không nhỏ đến công tác khuyến nông của huyện nhà.

1.5 Kết  quả hoạt động những năm gần đây của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu

1.5.1 Kết quả hoạt động KN-KL năm 2011

            Nhiệm vụ có tính chất xuyên suốt của hệ thống KN-KN tỉnh Nghệ An nói chung, khuyến nông huyện Diễn Châu nói riêng là tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển tải các chủ trương  chính sách, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, thông tin về giá cả thị trường. Xây dựng các mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ, đầu chuồng...  Thông qua đó kiến thức, năng lực, trình độ sản xuất của nông dân đã được đi lên một cách rõ rệt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng năng suất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng sản phẩm xã hội. Tạo tiền đề cho sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp có bước phát triển toàn diện, đời sống nông dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

            Được sự chỉ đạo hướng dãn và hỗ trợ về vốn, vật tư kỹ thuật của Sở NN &  PTNT, Trung tâm KN – KN, UBND huyện Diễn Châu, Trạm KN – KN Diễn Châu đã phối hợp với các ban ngành liên quan, các địa phương, các hộ gia đình xây dựng nhiều mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, niooi trồng thủy sản, cụ thể như sau:

a.      Tập huấn thông tin chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật là nhiêm vụ trong tâm, chức năng chủ yếu của Trạm khuyến nông khuyến ngư. Năm 2011 Trạm đã phối hợp với Trung tâm KN – KN, ban khuyến nông các xã, thị trấn và các ban ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho nông dân theo yêu cầu của nông dân và hướng dẫn của Trung tâm KN – KN tỉnh.

Năm 2011 Trạm KN – KN không được giao kinh phí tập huấn, các lớp tập huấn được tổ chức chủ yếu là do phối hợp với các công ty và tập huấn theo yêu cầu cả cở sở

Kế hoạch: Số lớp 140. Số người tham gia: 15.000 người

Năm 2011 đã thực hiện được: Số lớp 146; Số người tham gia: 14.456 người

Trong đó Trạm đã phối hợp với Trung tâm KNKN tỉnh mở 1 lớp cho KNV xã, thời gian 1 ngày và 4 lớp cho KNV thôn xóm, mỗi lớp 4 ngày.

Thực hiện quyết định số 53 QĐ/DA – KHCN ngày 28/09/2011 của Ban quản lý dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp Nghệ An về việc triển khai tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở, trạm đã phối hợp với ban quản lý dự án tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho khuyến nông viên cơ sở, mỗi lớp 5 ngày với tổng số người tham gia là 200 người.

Phối hợp với công ty cổ phần Đại Thành tổ chức 12 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa lai.

Phối hợp với công ty Thái Dương mở 15 lớp tập huấn sử dụng phân bón sinh học cho cây lạc và cây lúa.

Phối hợp với công ty TNHH 1 thành viên vật tư nông nghiệp DIễn Châu tổ chức 6 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống lạc L26 cho các xã vùng màu.

Thực hiện quyết định của Sở NN & PTNT, UBND huyện, Trạm KN KN đã tham gia chỉ đạo phòng chống dịch lùn sọc đen, lùn xoắn lá và phòng trừ sâu bệnh đạt kết quả cao.

 Đồng thời qua các phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải một số chủ trương chính sách, tiến bộ kỹ thuật về nông – lâm – ngư cho bà con nông dân trong huyện, kỹ thuật trông rau an toàn, kỹ thuật thâm canh lạc giống mới đạt năng suất cao, kỹ thuật thâm canh mạ, giới thiệu cây trồng mới, các hộ nông dân chăn nuôi sản xuất giỏi, đặc biệt là phương pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa phát thành dịch.

Thực hiện chủ trương mở rộng cơ cấu cây trồng, mở rộng và xây dựng cánh đồng thu nhập cao/ha/năm, trạm KN-KN Diễn Châu tập huấn chỉ đạo trồng dưa, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột ở các xã Diễn Phong, Diễn Lộc, Diễn Hùng, Diễn Hoa, Diễn Bình, Diễn Kỷ, Diễn Thái, Diễn Xuân,...

Các hoạt động trên đã thực sự góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật, về thông tin kinh tế giúp cho nông dân huyện nhà chủ động trong sản xuất nông nghiệp.

b.      Xây dựng các mô hình trình diễn:

·        Mô hình của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc gia

·        Dự án sản xuất muối sạch:

Quy mô: 25 hộ

Địa điểm triển khai: HTX Vạn Nam - xã Diễn Vạn

Năng suất: cao hơn sản xuất đại trà từ 30-40%, đã được hội thảo để nhân rộng ra đại trà.

-         Mô hình của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh

·        Mô hình trồng thâm canh giống lạc TB25

Địa điểm: xã Diễn Thịnh

Quy mô: 5 ha, bao gồm 50 hộ tham gia

Năng suất: 45,48 tạ/ha

·        Mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI

Địa điểm: xã Diễn Tân

Quy mô: 2 ha, bao gồm 20 hộ tham gia

Năng suất: cao hơn đại trà từ 15-30%, có thể nhân rộng ra nhiều xã.

·        Dự án thâm canh lúa cải tiến SRI

Địa điểm: xã Diễn Quảng và Diễn Tân

Quy mô: 10 ha

Năng suất: cao hơn đại trà từ 15-30%

·        Mô hình nuôi ngao

Quy mô: 0,3ha

Địa điểm triển khai: xã Diễn Kim

Năng suất: 18,5 tấn/ha

·        Mô hình nuôi nhím

Địa điểm triển khai: xã Diễn Liên và Diễn Bích

Số hộ: 2 : hộ chị Hồ Thị Hà xã Diễn Bích và hộ Nguyễn Thị Đào

Nhím phát triển tốt, trọng lượng tăng 7kg/con trong thời gian 7 tháng

-         Mô hình của UBND huyện

·        Mô hình trồng cỏ VA06

Quy nô : 2 ha

Địa điểm : xã Diễn Hùng và Diễn Hoàng

Mô hình đạt kết quả, có thể nhân rộng ra đại trà.

·        Mô hình trồng đậu tương vụ Đông

Quy mô và địa điểm : Diễn Hồng: 10 ha, Diễn Hạnh: 7 ha, Diễn Hoa: 4 ha, Diễn Phong: 0,65 ha, Diễn Đồng: 0,5 ha

Năng suất: Diễn Hạnh: 14,56 tạ/ha, Diễn Hoa 13,8 tạ/ha

Vụ Đông có khả năng mở rộng diện tích trên vùng đát thích hợp

-         Các mô hình liên kết

Liên kết với công ty cổ phần Đạt Thành làm mô hình khảo nghiệm giống lúa GS9 vụ Xuân năm 2011 quy mô 0,5 hataij Diễn Thái đạt năng suất cao 8,3 tân/ha và vụ Hè Thu quy 0,5 ha tại Diễn Hạnh năng suất đạt 5,8 tấn/ha.

Liên kết với công ty giồng Thái Bình làm mô hình khảo nghiệm giống lúa BC15 tại HTX Phú Hậu xã Diễn Tân, các giống TBR36, TBR45, TX111 vụ xuân tại xã Diễn Hhoongf đạt năng suất cao.

Liên kết với công ty Vĩnh Hòa khảo nghiệm giống lúa TL6 ở Diễn Lộc đạt năng suất 72,08 tạ/ha.

Liên kết với công ty Syngents làm mô hình khảo nghiệm 2 giống lúa NK 5017 và NK 6754 vụ Xuân tại xã Diễn Hoa và giống ngô NK6326 vụ Đông tại xã Diễn Lộc, giống ngô NK6654 tại Diễn Thịnh.

Liên kết với công ty BVTV An Giang khảo nghiệm giống lúa thuần OM 4218 và Om 6377 tại HTX Quyết Thắng xã Diễn Trường trong vụ Hè Thu đạt năng suất 52 tạ/ha và 55 tạ/ha.

Liên kết với công ty Bioseed khỏa nghiệm giống ngô B21 tại xã Diễn Hoa với diện tích 1ha đạt năng suất 5 tấn/ha.

Liên kết với công ty Thái Dương khảo nghiệm phân bón Pisomix cho cây lúa tại các xã Diễn Thái, Diễn Thắng, Diễn Cát đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phối hợp với công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An khảo nghiệm các laoij giống Kim ưu 18, Hòa Gia 8, An ưu 11, Nhị ưu 986. Lục đơn 11, Khải phong 43, Khải phong 1, An ưu 9, vụ Xuân 2011 tại xã Diễn Hồng

c.      Công tác dạy nghề

Năm 2011 là năm đàu tiên Trạm KNKN Diễn Châu được giao hiệm vụ tổ chức các lớp dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn.

Mặc dù năm đầu thực hiện còn nhiều khó khăn vướng mắc nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Trung tâm KNKN Nghệ An, được sự quan tâm của UBND Huyện Diễn Châu, Phòng Lao động TBXH, được sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND, ban khuyến nông, Hội nông dân, Hội phũ nữ các xã có lớp dạy nghề. Được sự nhiệt tình nổ lực của các giáo viên, sự cố gắng của Ban cán sự lớp và học viên đã tổ chức thành công 5 lớp dạy nghề: Nghề chăn nuôi lợn tại xã Diễn Hạnh, Nghề sản xuất rau an toàn tại xã Diễn Xuân, Nghề chăn nuôi gà tại các xã Diễn Cát, Diễn Lợi, Diễn Mỹ dều kết thúc trong tháng 12/2011.

d.      Các chương trình khác

-         Chương trình họp giao ban:

Trạm khuyến nông tổ chức giao ban thường kỳ với khuyến nông viên xã vào ngày 10 hàng tháng. Nắm bắt tiến độ sản xuất, kiểm tra tình hình thực hiện thời vụ gieo trồng. Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ dịch hại, giúp khuyến nông cơ sở chuyển iao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

Ở cơ sở  ban khuyến nông xã đã đi vào hoạt động có tổ chức giao ban vào ngày cuối tháng để bổ cứu tình hình sản xuất cho khuyến nông viên thôn xóm.

-         Dự án khí sinh học:

Trong năm 2011 Trạm đã chỉ đạo xây dựng 195 hầm khí sinh học, điển hình là xã Diễn Nguyên 47 hầm, Diễn Kỷ 13 hầm, Diễn Hoàng 15 hầm. Góp phần làm giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra, tăng chất đốt cho nông dân, sử dụng nguyên liệu đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi phát triển.

-         Tham quan học tạp kinh nghiệm:

Tổ chức cho chủ nhiệm HTX và KNV xã tham gia hội thảo giống lúa BC15 ở Phú Hậu, tham quan mô hình giống lúa GS 9 tại Diễn Thái và Diễn Hạnh, tham quan mô hình khảo nghiệm giống lúa TBR36, TBR45, TX111 tại Diễn Hồng, mô hình khảo nghiệm giống lúa Om 4218 tại Diễn Trường, mô hình trồng đậu tương ở Diễn Hoa và Diễn Hạnh, mô hình thâm canh lúa cải tiến RSI tại Diễn Tân và Diễn Quảng,... Đón tiếp và hướng dẫn các đoàn của địa phương khác về Diễn Châu tham quan học tập kinh nghiệm: Nuôi cá lúa, nuôi thủy sản mặn lợ, xây dựng trang trại, lạc phủ nilon, mô hình xây dựng cánh đồng thu nhập cao...

-         Hoạt động của khuyến nông xã:

Nhiều xã tổ chức giao ban tập huấn xây dựng mô hình, tổ chức các lớp học nghề tốt, điển hình như Diễn Phong, Diễn Thành, Diễn Hạnh, Diễn Thái, Diễn Mỹ, Diễn Lợi, Diễn Cát, Diễn Xuân,...

e.      Thuận lợi và khó khăn

-         Thuận lợi:

Sự quan tâm giúp đỡ của Sở NN&PTNT, Trung tâm KNKN và các ban ngành cấp tỉnh đã hướng dẫn tận tình và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 303/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An vào ngyaf 20/01/2009.

Bám sát Nghị định 02/2010.NĐCP về Khuyến nông, bám sát nghị quyết 29 của Huyện Đảng bộ, được sử chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan trong lĩnh vực chuyên môn.

Phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân, Hội phụ nữ trong công tác tổ chức tập huấn và tổ chức dạy nghề.

Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động của các cơ quan cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, HTX NN trong việc xây dựng mô hình trình diễn.

Có sự nhiệt tình của KNV cơ sở cấp xã, thôn xóm hoạt độngcó nề nếp và hiệu quả với sự nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp của cán bộ Trạm khuyến nông.

-         Khó khăn :

Hoạt động khuyến nông vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất . Xây dựng cánh đồng có thu nhập cao/ha/năm là hướng đi đúng, có hiệu quả song triển khai ra diện rộng còn chậm. Một số địa phương còn lúng túng chưa đinh được cơ cấu cây trồng vật nuôi, chưa đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kênh, mương, đường điện. Chưa quy hoạch được vùng sản xuất, cần xây thêm một số điểm làm mô hình Xây dựng cánh đồn có thu nhập cao/ha/năm.

Các cây trồng mới có hiệu quả như: Dưa chuột, dưa hấu, bí xanh chưa được phát triển nhanh. Hệ thống khuyến nông viên cơ sở một số xã chưa mạnh, hoạt động chưa rõ nét. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, chế độ khuyến nông viên xóm, xã còn thấp. Trong khi đó xăng dầu và hàng hóa dịch vụ khác lại tăng cao.

Một số mô hình trình diễn thành công có hiệu quả nhưng khi nhận ra diện rộng còn chậm.

Khâu tiêu thụ hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn do giả cả không ổn định.

Dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh còn đe dọa do đó ảnh hưởng đến sản xuất chậm phát triển.

1.5.2 Kết quả hoạt động KN - KL của Trạm trong năm 2012

Năm 2012 trạm khuyến nông đã tổ chức phát động phong trào thi đua trong cán bộ công nhân viên chức của trạm nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước.

a. Về công tác tập huấn

Đã tập huấn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp 210 cuộc tương đương với 14.700 lượt người tham gia. Trong đó có 92 lớp có kinh phí còn lại là thực hiện theo yêu cầu cơ sở.

Ngoài ra còn liên kết với Trung tâm khuyến nông tập huấn 5 lớp với 25.000 cho KNV xã và KNV thôn bản.

Liên kết với dự án khoa học công nghệ tập huấn 8 lớp cho KNV cơ sở, mỗi lớp có 25 học viên tham gia.

Nội dung tập huấn:

- Kỹ thuật thâm canh lạc năng suất cao

- Thâm canh lúa cải tiến SRI

            - Thâm canh các giống lúa mới, các giống ngô cao sản

          - Thâm canh dưa hấu

          - Kỹ thuật trồng bí xanh, kỹ thuật trông dưa lê

          - Kỹ thuật trồng dưa chuột

          - Kỹ thật chăn nuôi bò hàng hóa

          - Kỹ thuật chăn nuôi lợn thâm canh

          - Kỹ thuật chăn nuôi lợn thâm canh

          - Quy trình nuôi gà thịt

          - Kỹ thuật trồng đậu tương trên đất 2 lúa

Chất lượng tập huấn ngày càng được nâng cao nhờ được học qua các lớp tập huấn theo phương pháp mới. Từ kết quả tập huấn nhân rộng nhiều cánh đồng có thu nhập cao ở Diễn Hồng, Diễn Phong, Diễn Kỷ, Diễn Thành, Diễn Lộc, Diễn Thịnh. Số lượng các cuộc tập huấn nhiều nhờ có sáng kiến phối hợp với Hội nông dân, hội phụ nữ để tổ chức tập hợp nông dân.

b. Xây dựng mô hình trình diễn:

- Dự án muối sạch ở HTX Vạn Nam xã Diễn Vạn được hội thảo đánh giá là mô hình đạt hiệu quả được nhân rộng ra các xã khác như: Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Kỷ...

- Mô hình thâm canh lạc L26. Quy mô 3 ha ở HTX Nam Thịnh xã Diễn Thịnh đạt năng suất 4,51 tấn/ha đã tổ chức hội thảo để nhân rộng mô hình.

- Mô hình nuôi cua thương phẩm ở xã Diễn Vạn được nghiệm thu đánh giá có hiệu quả kinh tế cao sẽ được nhân rộng ra những nơi có điều kiện.

- Mô hình nuôi ngao giống ở xã Diễn Trung đã được nghiệm thu có kết quả khá.

- Mô hình mặn lợ nuôi cá vược trong ao ở Diễn Trung đã được đoàn kiểm tra của Trung tâm khuyến nông quốc gia đánh giá có hiệu quả. Và sẽ được nhân rộng trong những năm tới ở những nơi có điều kiện phát triển nuôi cá nước lợ.

Ngoài ra trạm khuyến nông còn liên kết với nhiều công ty giống cây trồng trên cả nước đưa vào khảo nghiệm các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như AC5, BC 15, GS9, Thịnh dụ 11, Xuyên hương 178 ..khi được nhà nước công nhận đưa vào sản xuất kịp thời thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Số mô hình tăng hơn năm 2011 là 3 mô hình.

c. Công tác dạy nghề

Năm 2012 trạm khuyến nông Diễn Châu đã mởi được 6 lớp dạy nghề trong đó có 3 lớp chăn nuôi lợn ở Diễn An, Diễn Lộc, Diễn Lâm, 1 lớp trồng rau an toàn ở xã Diễn Phong, 1 lớp trồng nấm ở xã Diễn Xuân, 1 lớp chăn nuôi gà ở Diễn Hùng. Bình quân mỗi lớp có 25-30 học viên được cấp chứng chỉ góp phần tăng việc làm chất lượng cho nông dân, Số lớp dạy nghề tăng hơn so với năm 2011 là 1 lớp.

d. Thực hiện dự án khí sinh học

Thực hiện dự án khí sinh học của Hà Lan năm 2012,Trạm KN Diễn Châu đã xây dựng được 150 hầm bioga để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về xây dựng hầm Bioga.

e. Chỉ đạo hoạt động khuyến nông viên cơ sở

Trạm khuyến nông tổ chức họp giao ban vào ngày 10 hàng tháng. Hình thức giao ban được thay đổi phù hợp tình hình sản xuất từng mùa vụ. Thường xuyên tổ chức họp giao ban ở tại cơ sở kết hợp tham quan các điển hình tiên tiến.

Nội dung đánh giá tình hình hoạt động của khuyến nông viên, nhận định về tình hình sản xuất, có ý kiến chỉ đạo bổ sung theo từng giai đoạn.

f. Hoạt động của cơ quan

Hàng tháng đều họp giao ban vào đầu tháng đánh giá hoạt động của cơ quan trong tháng và kế hoạch công tác tháng tới.

Đầu năm tổ chức hội nghị cán bộ công chức có quy chế phối hợp giữa công đoàn và cơ quan.

Kết quả bình bầu cuối năm 100% CBCNV đạt lao động tiên tiến.

Có 9 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Có 2 đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đơn vị tự nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nội bộ cơ quan đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ

100% gia đình cán bộ đạt gia đình văn hóa.

Năm 2012 trạm khuyến nông đã tổ chức phát động phong trào thi đua trong cán bộ công nhân viên chức của trạm nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước.

II. NHỮNG NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG HOẶC NHIỆM VỤ ĐÃ THỰC HIỆN

1. Tập huấn thâm canh lạc vụ Xuân ở xóm 7 xã Diễn Hạnh

Như chúng ta đã biết, Diễn Châu là một huyện có diện tích trồng hoa màu lớn, trong đó lạc là một loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, qua đánh giá về thị trường tiêu thụ thì cây lạc ở một số vùng vẫn chưa mang lại năng suất cao. Để phát triển và hình thành vùng thâm canh, được sự hỗ trợ của Trung tâm KN – KN Nghệ An, Trạm KN – KN huyện Diễn Châu kết hợp với UBND xã Diễn Hạnh tiến hành tập huấn thâm canh lạc vụ xuân cho nông dân ở xóm 7 xã Diễn Hạnh.

- Diện tích: 70 ha

- Địa điểm: tại nhà văn hóa xóm 7 xã Diễn Hạnh.

- Một số vấn đề chung:

Diễn Hạnh là vùng có diện tích gieo trồng tương đôi lớn, tuy nhiên năng suất đạt được ở đây còn thấp. Lạc vụ xuân chỉ đạt được 50-70kg/sào. Nguyên nhân là do người dân đầu tư thâm canh còn thấp, không chú trọng nhiều và còn trồng xen ngô + lạc nên năng suất thấp.

Kết quả tập huấn:

1.1 Mục tiêu tập huấn:

- Tập huấn kỹ thuật gieo trồng để nông dân có vụ lạc xuân đạt năng suất cao

- Nhân ra diện rộng cho các vung xung quanh

1.2 Yêu cầu:

- có sự kết hợp giữa cán bộ khuyến nông và người dân.

- Năng suất đạt 100-120kg/sào.

1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện:

1.3.1 Thuận lợi

- Được sự hỗ trợ, ủng hộ nhiệt tình của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân địa phương trong công tác tập huấn.

- Huyện, xã có chính sách hỗ trợ về vật tư như giống, phân bón và nilon…

- Đất đai ở đây phù hợp với việc thâm canh cây lạc.

1.3.2 Khó khăn

- Thời tiết vụ đông mưa, lụt, bão  kéo dài làm ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm và phát triển của cây.

- Người dân chưa có kinh nghiêm nhiều về trồng lac.

- Kinh tế của người dân ở đây chưa cao nên rất khó trong việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thâm canh.

1.4 Nội dung tập huấn

1.4.1 Công tác chuẩn bị:

Trạm KN tổ chức tập huấn cho nông dân về kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc lạc vụ xuân.

- Đối tượng trồng: các giống lạc như L16, L23, L26

- Tổng số hộ tham gia: toàn bộ xã viên xóm 7

- Thời gian tập huấn: 7h30 ngày 06/12/2012

- Địa điểm tập huấn: tại nhà văn hóa xóm 7 xã Diễn

- Người hướng dẫn tập huấn: Chị Phạm Thị Thu Hằng – Cán bộ trạm KN

                                                Bác Chung – Đại diện Công ty Thái Dương

1.4.2 Nội dung thực hiện:

- Mật độ gieo trồng:

Độ rộng một luống: 1m,  hàng – hàng: 20-25cm;

Khóm – khóm: 20cm; mỗi khóm gieo 2 hạt

- Lượng phân bón tính cho 1 sào 500m2:

NPK 3-9-6 Việt Mỹ = 35-40kg

Phân chuồng hoai mục: 300-500kg (nếu có)

Pisomix PTS9 khoáng vi lượng bổ sung = 2kg

Cách bón cho lạc gieo trồng 1 vụ:

            Rắc phân trước khi gieo tỉa: Trộn NPK 3-9-6 Việt Mỹ + Phân chuồng ( nếu có) + 2kg Pisomix khoáng vi lượng, 50% vôi rắc đều trên mặt ruộng lên luống gieo trồng theo kỹ thuật lâu nay. 50% vôi còn lại khi lạc bắt đầu ra hoa rắc đều trên ngọn cây để phòng chống sâu, nấm hại gây bệnh trong quá trình thụ phấn , làm củ, bổ sung canxi rất cần ở giai đoạn này.

            Cách bón cho lạc gieo trồng liên vụ (Lạc lập) trộn NPK 3-9-6 Việt Mỹ + Phân chuồng ( nếu có) + 2kg Pisomix khoáng vi lượng + 2kg Pisomix khoáng trung lượng + 50% vôi trộn đều rắc trên ruộng làm luống gieo trồng theo kỹ thuật lâu nay.

            *Lưu ý: Lạc gieo trồng ở 2 vụ: Vụ thu đông hoặc vụ xuân hè đều phải che phư nilon 100%. Kỹ thuật che phủ nilon là một trong biện pháp kỹ thuật tối ưu hiện nay để cấu thành năng suất giảm thiểu được chi phí kết hợp với tiến bộ khoa học sẽ cho năng suất, chất lượng hàng hóa, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích rất cao.

Kỹ thuật chăm sóc:

Lần 1: Khi lạc lên 4-5 lá thật dùng chế phẩm hữu cơ sinh học Pisomix super 105 1 gói + Pisomix Y25 2 gói này pha 1 bình 12 lít; 1 sào = 2 bình/ 4 gói( 2 loại).

            Lạc vụ Xuân Hè: Khi lạc 6-8 lá hoặc khi xé nilon được 2-3 ngày sau pha nồng độ như trên.

            Cách phun: Phun sát ngọn cây lạc theo hàng rãnh. Phun được như vậy sẽ hạn chế được bệnh đốm nâu gỉ sắt, lỡ cổ rễ, tuyến trùng rễ, chết ẻo, chết dù đẩm bảo mật độ cây. Tạo cho cây khỏe, đẻ nhánh cấp 1 tập trung, đều cành để tạo năng suất, lá dày, sáng lá, rễ tạo nốt sần cộng sinh trong, tăng khả năng quang hợp, hấp thụ, lưu dẫn tốt.

Lần 2: Khi lạc ra hoa bói: Dùng chế phẩm Pisomix Y95 ra hoa đậu quả. 1 gói pha 1 bình = 12 lít, 1 sào/2 gói/ 2 bình. Đối với lạc vụ Xuân hè khi ra hoa vào thời điểm này cây rất cần độ ẩm cao nhưng không có nước tưới kịp thời để phân hóa mần hoa trỗ thoát tập trung. Vì vậy nông hộ cố gắng phun bổ sung nước cho cây 4-5 bình nước lã hoặc pha loãng chế phẩm Pisomix Y95 thành 4 bình để phun.

            Cách phun: phun đều trên lá nhằm kích dục tố hoa ra tập trung 1 lần khi làm củ nhân lạc chỉ có một tầng củ già không có củ bánh tẻ, non, nhiều củ, đẹp nhân.

Lần 3: Khi lạc đâm tia xuống củ dung chế phẩm Pisomix hữu cơ sinh học hoặc Y 35 chuyên cho lạc, đổ 1 gói pha bình 12 lít, 1 sào 2 gói 2 bình phun ướt đều trên mặt lá nhằm làm cho to củ nhân nhanh đều, củ mỏng vỏ sáng ko có gỉ sắt bám vỏ, vỏ trắng đẹp già đều.

            Trong quá trình thâm canh sản suất nông hộ phải thường xuyên thăm đồng kiểm tra các đối tượng sâu bệnh để phòng rừ kịp thời bảo vệ mùa vụ tốt.

            Lưu ý: Các chế phẩm, sản phẩm Pisomix có thể phan lẫn với thuốc bảo vệ thực vật chung trong 1 bình để phun.

                        Trừ thuốc diệt cỏ không trộn lẫn để phun.

1.5. Nhận xét đánh giá

            Qua buổi tập huấn, tôi nhận thấy một số điểm sau đây:

            - Thứ nhất: Qua buổi tập huấn trên tôi đã học được nhiều kiến thức thực tế từ cán bộ tập huấn và người dân về tham canh cây lạc.

            - Thứ 2: Cán bộ tập huấn là người có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm

            - Thứ 3: Về ý thức của người dân chưa cao, thể hiện ở việc số lượng người tham gia tập huấn còn ít, người dân đi không đúng thời gian ( buổi tập huấn dự kiến là 7h30 nhưng đến 8h30 mới có thể bắt đầu); trong lúc nghe cán bộ giảng giải thì không chú ý, còn nói chuyện riêng nhiều

2. Dạy nghề chăn nuôi lợn thịt cho nông dân tại xóm 2 xã Diễn Lộc

- Một số vấn đề chung:

Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành nền nông nghiệp nước ta. Nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu con người, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khai thác nguồn lực ở nông thôn.... Trong đó phải kể đến chăn nuôi lợn, nó chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi, góp phần cung cấp thực phẩm cho con người, tạo công ăn việc làm, khai thác nguồn lực ở nông thôn, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho các nông hộ, ngoài ra chăn nuôi lợn còn cung cấp phân bón phục vụ cho ngành trồng trọt.... Chăn nuôi lợn là một ngành có từ lâu đời, kéo theo thói quen sử dụng thịt lợn trong các bữa ăn chính của người dân nước ta và các nước trên thế giới. Do đó để phát triển hơn ngành chăn nuôi lợn, trạm KN Huyện kết hợp với UBND xã Diễn Lộc tổ chức lớp dạy nghề chăn nuôi lợn cho bà con nông dân.

2.1 Mục tiêu

2.2 Yêu cầu

- Phải có sự kết hợp giữa các học viên và cán bộ khuyến nông

- Toàn bộ số lượng học viên học xong lớp dạy nghề đều phải thi đạt kết quả cao.

- Các học viên phải vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế để chăn nuôi có hiệu quả và đạt năng suất cao.

2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác dạy nghề

2.3.1 Thuận lợi

- Đa phần các học viên đều xuất thân từ nông dân, có nhiều kinh nghiệm sản suất và chăn nuôi.

- Ở đây các học viên đều làm nông nên đều có nguồn thức ăn sẵn có cho vật nuôi.

- Khí hậu cũng thuận lợi cho chăn nuôi các loại gia súc.

2.3.2 Khó khăn:

- Vì đều chăn nuôi theo phương pháp thủ công nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao

- Và một thực tế tôi thấy được là: đây là lớp học ưu tiên cho các gia đình hộ nghèo và gia đình chính sách, hầu hết là các học viên lớn tuổi, việc tiếp thu còn chậm và có nhiều học viên không viết kịp, hoặc viết sai.

2.4 Nội dung dạy nghề:

2.4.2 Chuồng trại: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.

Độ dốc 2% chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên không xây kín xung quanh.

Về kích thước trung bình 12-15m2 trở lên.

Máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trang máng.

2.4.2. Chọn giống: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.

Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.

2.4.3. Chuẩn bị khi đưa lợn về nuôi:

a. Trước khi thả lợn: Vệ sinh sạch sẽ quét vôi nền chuồng (tẩy uế xung quanh có đủ nước uống).

b. Khi đã mua lợn về nuôi: Nên vào ngày mát, lúc sáng sớm hay chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tốt.

Cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho uống Glucoza hay thuốc điện giải.

Tạo thói quen cho lợn đi đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy định, tuyệt đối không được tắm cho lợn ngay.

c. Tạo môi trường phù hợp cho lợn: Nhiệt độ, độ ẩm:

- Về nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của lợn các giai đoạn:

Trọng lượng

(kg)

Nhiệt độ phù hợp

(0C)

Ghi chú

10 – 20

23 – 28

Nhiệt độ này là nhiệt độ không khí chuồng nuôi. Nền chuồng khô ráo không bị gió lùa.

20 – 40

20 - 23

40 – 60

18 – 23

60- xuất chuồng

17 - 21

Nhiệt độ cao khi quá nóng lợn thở nhiều giảm ăn đi phân bừa bãi dẫn đến hậu quả tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, dễ mắc bệnh.

Chống nóng bắng cách:

- Tạo thông thoáng chuồng nuôi, xây dựng chuồng trại hợp lý.

- Lợp mái bằng vật liệu cách nhiệt, mật độ phù hợp.

- Trồng cây xung quanh chuồng cản gió, chống nóng.

Mật độ phù hợp cho lợn ở các giai đoạn cho lợn thịt:

Trọng lượng

(kg)

Mật độ nuôi

(con/m2)

Ghi chú

10 – 20

3 – 3,5

Mùa đông có thể tăng mật độ nuôi lên 1 con cho 2m2.

20 – 40

2 – 2,5

40 – 60

1,5

60- xuất chuồng

1

Khi nhiệt độ thấp : thường lợn xù lông hay nằm trùm lên nhau. Đi phân bừa bãi hay cắn tai, cắn đuôi nhau, tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao dễ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp. Nên phải che chuồng giữ cho nền chuồng khô ráo không ẩm ướt.

Nếu làm nền chuồng xi măng rất lạnh thường lạnh từ 4,5 – 90C.

Về thức ăn cho lợn nên chọn thức ăn đậm đặc của các công ty thức ăn lớn như: CARGILL, HYDRO, phối hợp thêm cám, ngô, sắn…trên bao bì cám các nhà máy đã hướng dẫn pha trộn.

Về nước uống cho lợn:

Nên đáp ứng nước uống đầy đủ cho loại lợn các lứa tuổi của lợn.

Sau đây là nhu cầu nước uống của các loại lơn:

Trọng lượng (kg)

Lượng nước uống (lít/con/ngày)

Mùa đông

Mùa hè

Dưới 7 kg

01

02

7 – 15

02

04

15 – 30

04

08

30 – 60

08

15

60 – xuất

10 - 15

19 -20

Nên phải đáp ứng đủ nước cho lơn uống.

Về Vacxin và vệ sinh sát trùng chuồng trại:

Lợn con: - 21 ngày tiêm vacxin phó thương hàn.

- 25-30 ngày tiêm vacxin Ecoli + dịch tả.

- 60 ngày tiêm vaxin dịch tả lợn.

Lợn nuôi thịt: 3 tháng tiêm vacxin dịch tả + tụ dấu.

2.5 Nhân xet đánh giá

3. Tham quan mô hình trồng nấm

4. Hội thảo đầu bờ “giống ngô mới” tại xã Diễn Tân

5. Tập huấn thâm canh lúa cải tiến RSI tại xã Diễn Hạnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: