Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thuc tap

LỜI NÓI ĐẦU

         

Một kĩ sư ngoài khả năng thiết kế, tính toán ra kết cấu công trình là phải nắm vững những yếu tố kĩ thuật thi công và kinh tế. Để có được điều này thì chúng ta phải biết những công đoạn của một công trình hoàn chỉnh là như thế nào. Đó là nhiệm vụ của học phần “Thực tập công nhân”.

         

“Học đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn” là một phương châm giáo dục bắt buộc nhằm cho mỗi sinh viên chúng ta đi từ lý thuyết áp dụng vào thực tế công việc. Chỉ qua thực tiễn chúng ta mới hiểu được một cách sâu sắc về lý thuyết. Nếu không qua thực tế thì với những kiến thức đã học trong lý thuyết nhà trường chúng ta không thể xử lý một cách linh hoạt trong thi công sau này. Qua đợt thực tập công nhân này đã giúp chúng em hiểu được phần nào công việc cảu người công nhân, giúp chúng em có cơ hội đầu tiên được tiếp xúc với thực tế công việc trong ngành như: công tác xây móng, đổ dầm, sàn, tô trát, hoàn thiện,… ngoài ra còn được tiếp xúc với các loại dụng cụ và vật liệu trong thi công. Từ đó tích lũy cho bản thân những kiến thức nhất định cho công việc thực tế sau này của mình.

         

Mặc dù thời gian thực tập chỉ có 5 tuần (3 tuần ở công trình và 2 tuần ở xưởng nhà trường) không phải là nhiều nhưng cũng đã cho chúng em hiểu được ít nhiều công việc xây dựng, làm chúng em cảm thấy yêu nghề mà mình đã lựa chọn, thấy được những khó khăn mà mình có thể gặp phải.

         

Nhân đây chúng em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực tập. Cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn chúng em rất nhiều, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị tại công trường đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu của mình giúp chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

                      

PHẦN 1:

THỰC TẬP NGOÀI CÔNG TRƯỜNG.

I.

NHIỆM VỤ THỰC TẬP:

1.

Mục tiêu:

         

Giúp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quát về công trình trong quá trình xây dựng, bổ sung các kiến thức đã học trong nhà trường. Nắm vững công tác giám sát, tổ chức thi công, quá trình và phương pháp tổ chức tiến hành các công đoạn trong thi công công trình.

2.

Phương pháp:

         

Sinh viên được quan sát, hướng dẫn từng phân đoạn của công trình, tùy theo đặc điểm công trình mà sinh viên sẽ có thể biết về các công tác như ván khuông, bê tông cốt thép, hoàn thiện, các biện pháp hỗ trợ thi công, các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong công trình.

II.

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP:

1.

Tên, chủ đầu tư và đơn vị thi công, giám sát:

   

Công trình:

        

Vũ trường Phương Đông.

   

Chủ đầu tư:

        

Công ty TNHH Hữu Thanh.

   

Địa chỉ:

              

18 Đống Đa, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

   

Đơn vị thi công:

 

Công ty cổ phần xây dựng thương mại Long Bình (Đà Nẵng).

   

Đơn vị thiết kế:

   

Công ty tư vấn thiế kế xây dựng Không Gian Đẹp (TP.HCM).

   

Đơn vị giám sát:

 

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Nhân Việt.

2.

Địa điểm xây dựng:

         

Công trình nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng với xung quanh là các trục giao thông chính thuận lợi cho việc cung cấp vật tư và giao thông ngoài công trình.

         

Hệ thống cấp điện, nước trong khu vực đã hoàn thiện đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác xây dựng.

         

Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trạng một phần công trình đã bị cháy do lửa bắt vào vật liệu xốp cách âm đặt trong công trình, phải hủy toàn bộ phần móng của phần cháy và thực hiện làm lại móng cọc xi măng đất cho phần cháy. Ngoài ra công trình nằm sát nhà dân nên cần đảm bảo công tác an toàn cao.

3.

Đặc điểm:

         

Là công trình với vốn đầu tư lớn, đáp ứng nhu cầu giải trí và thu nhập ngày càng cao của người dân Đà Nẵng. Với quy mô lớn khoảng 9 tầng, mang tính thẩm mỹ cao và tận dung được gần như tối đa các không gian kín trong công trình để xây dựng khu giải trí hiện đại trong nhà, sử dụng các công nghệ thi công tiên tiến như: thi công dầm ứng lực trước vượt nhịp lớn không bổ trụ, khoan nhồi móng cọc xi măng đất, vật liệu bao che siêu nhẹ giảm tải trọng công trình,… công trình này hứa hẹn sẽ là một trong những công trình trọng điểm phục vụ giải trí hàng đầu của Đà Nẵng trong năm nay.

4.

Hiện trạng công trình:

         

Công trình hiện đang trong tình trạng thi công, vừa thi công móng vừa thi công phần thô. Phần thô được thi công từ dưới lên đang tiến hành đổ giằng và dầm, thi công cột, cầu thang và sàn.

         

Mặc dù quá trình thi công bao gồm nhiều công đoạn nhưng sinh viên chỉ được tìm hiểu về phần thô, do phần còn lại của đơn vị thi công khác quản lý nên có sự hạn chế trong việc tìm hiểu và học hỏi.

5.

Mặt bằng thi công:

         

Xung quanh công trường có bố trí tường tôn tạm che chắn. Tại công trình, bãi vật liệu được bố trí bên ngoài và một số được đặt bên trong công trình. Ngoài ra đơn vị thi công cũng sử dụng tầng hầm công trình để cho công nhân tiện trong việc quản lý các thiết bị kỹ thuật cần thiết. Phía trước công trình có các quán giải khát phục vụ cho đội ngũ kỹ sư và chỉ huy trưởng công trường trao đổi những vấn đề thi công để đúng với bản vẽ thiết kế. Lối ra vào công trường luôn được giám sát chặt chẽ để đề phòng mất cắp vật liệu và bảo đảm an toàn cho người ngoài phận sự.

III.

CÔNG TÁC THI CÔNG:

1.

Đổ dầm bê tông:

         

Dùng bê tông mác 400, dầm bê tông ứng lực trước vượt nhịp, cao 3m, chia làm nhiều lần đổ (khoảng 1-2 lần).

Quá trình bơm hỗn hợp bê tông vào dầm

         

Sau khi bơm được một phần, công nhân sẽ xuống dầm và sử dụng máy sục khí nhằm đảm bảo hỗn hợp bê tông có thể luồn vào những khe hở giữa cốt thép, tăng độ bền cho cấu kiện chịu tải.

Quá trình dầm, sục khí đưa hỗn hợp bê tông vào các khe, rãnh thép

Dầm hoàn thiện

2.

Xây tường:

         

Sử dụng đá xi măng cốt liệu siêu nhẹ, có thể nổi trên mặt nước để làm bao che, mạch vữa mỏng, dày khoảng 2mm.

Một mặt tường đang thi công dở

3.

Móng:

         

Hố móng có kích thước của đầu khoan.

         

Các bước thi công: đầu tiên định vị hố móng, sau đó đưa đầu khoan của máy tới, đến khi đất được đầu khoan đánh tơi lên thì có 1 hệ thống ống sẽ phun hỗn hợp bê tông chảy vào. Bê tông kết hợp với đất đánh tơi tạo thành cọc xi măng đất.

IV.

CÔNG TÁC UỐN THÉP:

1.

Dụng cụ nắn thép:

a)

Nắn thép thủ công (bằng tay):

Thường dùng các loại thiết bị tự chế hoặc mua sắn ngoài tiệm thiết bị xây dựng, gồm những loại sau:

Ø

    

Khung nắn thép Φ6&8 (ngoài ra còn được gọi là vam hay thước vam tùy từng địa phương): làm bằng sắt Φ6&8 để nắn thép Φ6&8.

Ø

    

Thước uốn (hay còn gọi là càng cua): được mua ngoài tiệm vì khó chế tạo hơn. Dụng cụ ngoài chức năng nắn thẳng thép đường kính lớn còn được dùng để uốn thép.

Ø

    

Ngoài ra còn dùng búa đập thẳng.

b)

Nắn thép bằng máy:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy dùng để nắn thẳng thép. Thông dụng nhất là loại máy nắn thép làm việc độc lập.

2.

Dụng cụ để uốn thép:

a)

Uốn thép thủ công (bằng tay):

Bàn uốn (ngựa): trên có đóng 3 cọc: cọc tựa, cọc tâm và cọc uốn, chú rằng đường kính cọc luôn lớn hơn hoặc bằng đường kính thép uốn càng cua.

b)

Uốn thép bằng máy:

Máy này gồm một đĩa tròn quay được, trên đĩa có lỗ để tra cọc uốn, bên ngoài có những cọc khác để cố định cốt thép. Máy uốn được 5-10 thanh cốt thép mỗi đợt.

3.

Nắn cốt thép:

Trong khi vận chuyển, bảo quản cốt thép, các thanh thép có thể bị cong vênh hau với những thép có đường kính nhỏ thường là cuộn tròn, vì vậy chúng cần được uốn thẳng, kéo thẳng trước khi nắn uốn. Những thanh thép nhỏ có thẻ dùng búa đập thẳng hay dùng vam kết hợp với bàn nắn hoặc dùng máy để nắn thẳng thép.

4.

Làm sạch cốt thép:

Dùng bàn chải sắt để đánh gỉ hay kéo thép qua đống cát hoặc có thể dùng máy kết hợp với giai đoạn nắn thép.

5.

Cắt thép theo kích thước và số lượng cho trước:

Ø

    

Cắt thép bằng sức người hay bằng máy, sức người có thể cắt được những thanh cốt thép đường kính dưới 12mm ( dùng kềm động lực) hoặc dưới 20mm (dùng búa và đục). Máy có thể cắt những thanh cốt thép đường kính lên đến 40mm. Lớn hơn nữa thì dùng hàn xì để cắt.

Ø

    

Khi cắt thép cần tính toán đến chiều dài, độ dãn dài của thép khi uốn, cụ thể như sau:

·

       

Uốn cong <900: cốt thép dài thêm 0,5d.

·

       

Uốn cong =900: cốt thép dài thêm 1d.

·

       

Uốn cong >900: cốt thép dài thêm 1,5d.

Ø

    

Cắt thép bằng phương pháp thủ công có thể dùng kéo cắt thép hoặc dùng búa và đe, bằng phương pháp cơ khí có thể dùng máy cắt chạy động cơ điện.

Hình minh họa: Cắt thép bằng máy

6.

Nối cốt thép:

         

Các phương pháp để nối cốt thép lại với nhau là buộc, hàn điện. Đặc biệt hiện nay hàn điện được ứng dụng rộng rãi vì có thể nâng cao chất lượng mối nối và tiết kiệm được nhiều thời gian.

         

Nối cốt thép giúp chúng ta tạo ra những thanh thép có kích thước đúng với thiết kế, đồng thời tận dụng được những đoạn thép ngắn trong quá trình thi công cốt thép.

Biểu đồ nội lực momen trong dầm và vị trí nên nối thép

a)

Nối buộc:

Ø

    

Nối buộc những thanh cốt thép trơn đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu mối nối phải uốn cong thành móc và ghép chập vào nhau một đoạn 30-40d và dùng dây kẽm quấn quanh chỗ đó.

Ø

    

Nối buộc những thanh cốt thép trong vùng chịu nén thì không phải uốn móc nhưng phải buộc kẽm dẻo quanh chỗ nối. Đoạn ghép chập dài 20-40d.

b)

Nối hàn:

Có các kiểu sau đây:

Ø

    

Nối đối đỉnh.

Ø

    

Nối ghép chập.

Ø

    

Nối ghép táp.

Ø

    

Nối ghép máng.

Hình minh họa: nối thép bằng kẽm buộc

7.

Nội dung kiểm tra, giám sát:

Ø

 

Vận chuyển cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

·

    

Không làm hư hỏng và biến dạng cốt thép.

·

    

Cốt thép phải buộc theo từng chủng loại để tránh nhầm lẫn.

·

    

Phân chia thành bộ phận phù hợp với công tác vận chuyển và lắp đặt.

Ø

 

Kiểm tra thép khi lắp dựng: Bề mặt sạch, không dính bùn, không có vẩy sắt và các lớp gỉ, các thanh sắt bị giảm tiết diện không quá 2% đường kính, nếu vượt quá thì phải sử dụng với tiết diện thực tế hoặc loại bỏ.

Ø

 

Công tác lắp dựng cần đảm bảo:

·

    

Các bộ phận lắp trước không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau.

·

    

Có biện pháp ổn định cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình thi công.

·

    

Các con kê cần đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, mặt bằng thi công. Không lớn hơn 1m/1 điểm kê, con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ, làm bằng vật liệu không ăn mòn cốt thép và phá hủy bê tông.

Ø

 

Kiểm tra thép lắp dựng đã đúng chủng loại, kích thước hay chưa. So sánh hiện trạng và bản vẽ thiết kế.

Ø

 

Kiểm tra chi tiết buộc, neo thép, khoảng cách thép đai. Kiểm tra chủng loại thép, kiểm tra mối nối:

·

       

Bề mặt nhẵn không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bột.

·

       

Bảo đảm chiều cao, chiều dài đường hàn theo đúng thiết kế.

·

       

Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và uốn cong. Trong một mặt cắt tiết diện không nối quá 50% diện tích với thép chịu lực hay thép có gờ và 25% với thép trơn.

·

       

Với thép sàn cần kiểm tra khoảng cách thép đan sàn, kiểm tra chúng xem thép mũ có bị đạp dẹp xuống không (rất thường gặp). Những chỗ chừa lỗ như hộp kĩ thuật cần tăng cường thép gia cường xung quanh.

·

       

Với thép dầm cần kiểm tra lại loại thép, vị trí nối thép (trường hợp sai rất hay gặp là théo chịu momen âm ở gối mà lại nối ngay gối, thép chịu momen dương ở nhịp mà lại nối ngay nhịp), vị trí đặt thép tăng cường (trường hợp sai thường gặp là đặt quá sát với thép chủ hoặc đặt ngay giữa dầm).

·

       

Kí biên bản nghiệm thu thép.

8.

Gia công và lắp dựng cốt thép trên công trường:

a)

Dầm:

         

Nếu dầm nhỏ nên gia công lồng cốt thép dầm hoàn chỉnh ở bên ngoài rồi mới vận chuyển và đặt vào trong hộp cốt pha dầm. Vậy là lắp dựng cốt pha dầm trước, lắp đặt cố thép sau.

         

Nếu dầm lớn, lồng cốt thép dầm quá dài và nặng, nên phải lắp đặt từng thanh cốt thép tại chỗ. Lúc này dựng cốt pha đáy dầm trước rồi đặt và buộc cốt thép dầm, sau khi ghép cốt pha thành dầm.

         

Công trình sử dung sàn nấm nên chỉ có dầm biên dọc theo biên công trình, dầm có tiết diện lớn nên được đặt cốt thép sau khi đã lắp dựng cốt pha.

Lắp đặt thép và cốt pha dầm

b)

Cột:

Ø

    

Cốt pha được dùng là cốt pha gỗ, thép, nhựa,… nếu dùng cốt pha gỗ sử dụng cây chống gỗ tròn. Đường kính chống từ 8-10cm. Sử dụng những thanh gỗ 5x10cm làm giằng ngang và dọc.

·

       

Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo đường dựng mán khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốt pha cột.

·

       

Gia công thành từng mảng có kích thước của 1 mặt cột.

·

       

Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

·

       

Dùng gông (bằng thép hoặc bằng gỗ cố định), khoảng cách các gông khoảng 50cm.

·

       

Chú ý: phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có chừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

Ø

    

Cách lắp ghép:

·

       

Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền.

·

       

Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ.

·

       

Dựng lần lượt các màng phía trong rồi đến các màng phía ngoài rồi đóng đinh lien kết 4 màng với nhau, lắp gông và niêm chặt.

·

       

Dùng dọi kiểm tra độ thẳng đứng của cột.

·

       

Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

Hình minh họa: lắp đặt cốt pha cột

V.

CÔNG TÁC VÁN KHUÔN:

1.

Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng và thảo dỡ côt pha:

         

Giải pháp cốt pha, dàn giáo cho dự án là cốt pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp cốt pha gỗ và cây chống gỗ để lắp dựng cho kết cấu nhỏ, lẻ.

Dàn giáo và cốt pha tại tầng 4 của công trình

2.

Yêu cầu kỹ thuật của cốt pha:

Ø

    

Cốt pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông. Cốt pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết. Cốt pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốt pha cột được ghép sau khi đặt cốt thép.

Ø

    

Lắp đặt ván khuôn móng cột:

·

       

Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã dựng cốt thép.

·

       

Căn dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.

·

       

Ghép ván khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.

·

       

Xác định trung điểm của từng cạnh của ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.

·

       

Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.

a)

Ván khuôn cột:

Ø

    

Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý: đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốt pha cột.

Ø

    

Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của một mặt cột.

Ø

    

Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

Ø

    

Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ để cố định), khoảng cách giữa các gông khoảng 50cm.

Ø

    

Chú ý: phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có chừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

Ø

    

Cách lắp ghép:

·

       

Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền.

·

       

Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ.

·

       

Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi liên kết 4 mảng với nhau, lắp gông và neo chúng thật chặt.

·

       

Dùng dọi kiểm tra độ thẳng đứng của cột.

·

       

Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

Thép sàn và thép chờ ở cột

b)

Ván khuôn dầm:

Gồm 2 ván khuôn thanh và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau:

Ø

    

Xác định tim dầm.

Ø

    

Rải ván lót để đặt chân cột.

Ø

    

Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt them 1 số cột dọc theo tim dầm.

Ø

    

Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng.

Ø

    

Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh lien kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu long.

Ø

    

Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.

c)

Ván khuôn sàn:

Ø

    

Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.

Ø

    

Theo chu vi sàn có ván diềm, ván diềm được liên kết đinh con đĩa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ vãn khuôn dầm.

Ø

    

Chú ý: sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:

·

       

Kiểm tra hình dáng, kích thước theo bảng 2 TCVN4453:1995.

·

       

Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

·

       

Độ phẳng của mặt phải của ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

·

       

Kiểm tra kẻ hở giữa các tấm ghép với nhau.

·

       

Kiểm tra chi tiết chôn ngâm.

·

       

Kiểm tra tim cột, kích thước kết cấu.

·

       

Khoảng cách ván khuôn với cột thép.

·

       

Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốt pha.

3.

Công tác tháo dỡ cốt pha, ván khuôn:

         

Cốt, pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

         

Các bộ phận cốt pha, đà giáo không còn chịu lực khi bê tông đã đóng rắn (cốt pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50% cường độ của chúng sau 28 ngày.

         

Kết cấu ô văng, công xôn, xê nô chỉ được tháo cột chống và cốt pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

         

Đối với cốt pha đà giáo chịu lực của kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm và vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản dầm và vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm và vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.

VI.

CÔNG TÁC BÊ TÔNG:

         

Bê tông sử dụng cho công trình là bê tông tươi, là loại bê tông trộn sẵn hay gọi là bê tông thương phẩm.

         

Cũng như công tác ván khuôn, cốt thép thì công tác đổ bê tông cũng giữ vai trò quan trọng trong thi công. Bê tông sử dụng phải tuân thủ theo TCVN.

         

Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm được đưa đến công trình bằng xe trộn, được đưa lên sàn bằng cầu tháp và một xe bơm ngang công suất 80m3/giờ. Chất lượng các loại cốt liệu như cát, đá, xi măng, nước,… thường xuyên được kiểm nghiệm theo TCVN. Các thí nghiệm sẽ được lưu giữ nộp trình ban quản lý xét duyệt.

         

Quy trình đổ bê tông cho từng loại cấu kiện phải được giám sát chặt chẽ đảm bảo đạt chất lượng đổ bê tông cao nhất. Các dụng cụ để che nắng, để tránh mất nước nhanh, che mưa, đầm bê tông phải luôn dự phòng sẵn. Bê tông phải đảm bảo không bị rỗ, không bị phân tầng khi đầm bê tông.

1.

Thực hiện thao tác đổ bê tông:

Ø

    

Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.

Ø

    

Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5-2,0m để tránh phân tầng bê tông.

Ø

    

Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đồ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu đổ từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

Ø

    

Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.

Ø

    

Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453:1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.

Ø

    

Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tùy tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và momen uốn nhỏ.

Ø

    

Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn quy định ở bảng 18 TCVN4453:1995.

Ø

    

Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.

Ø

    

Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

Ø

    

Cột có kích thước nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kỳ nhưng có cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

Ø

    

Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.

Ø

    

Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

Ø

    

Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm bê tông, xẻng để xúc, xô để đựng,… nếu cao phải chuẩn bị dàn giáo như khi đổ cột,…

Ø

    

Trường hợp đổ vào ban đêm phải chuẩn bị hệ thống chiếu sáng phục vụ cho công tác đổ bê tông.

Ø

    

Bố trí lực lượng nhân công, giám sát kỹ thuật đủ theo yêu cầu công việc.

Đổ bê tông dầm

2.

Khi đổ bê tông cần lưu ý các vấn đề sau:

1.

    

Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốt pha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.

2.

    

Mức độ đổ hỗn hợp bê tông vào cốt pha phải phù hợp với số liệu tính toán chịu áp lực ngang của cốt pha do hỗn hợp bê tông mới gây ra.

3.

    

Ở những vị trí và cấu tạo cốt thép và cốt pha không cho phép đầm máy mới đầm thủ công.

4.

    

Khi trời mưa phải che chắn không để nước mưa rơi vào bê tông.

3.

Đầm bê tông:

         

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu như chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa xi măng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

         

Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s.

         

Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

4.

Bảo dưỡng, tháo dỡ cốt pha:

Ø

    

Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng, không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ.

Ø

    

Bề mặt bê tông phải luôn được giữ ẩm bằng cách tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữ nước phủ lên bề mặt để giữ cho bê tông luôn được ẩm.

Ø

    

Chỉ được tháo dỡ cốt pha khi cường độ bê tông đã đạt yêu cầu theo quy phạm thi công và nghiệm thu. Khi tháo cốt pha không được làm chấn động và rung ảnh hưởng đến kết cấu bê tông. Ngay sau khi tháo cốt pha phải kiểm tra sửa chữa tất cả các khuyết tật như vỡ, nứt, nẻ.

VII.

CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG:

1.

    

Xe lu đầm đất, máy đầm bằng tay.

2.

    

Máy trộn bê tông tại chỗ, loại nhỏ.

3.

    

Các loại máy đo như máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn,…

4.

    

Các loại máy cắt sắt, máy uốn thép.

5.

    

Dàn giáo phục vụ xây dựng.

6.

    

Và một số thiết bị khác.

VIII.

NỘI QUY, KỶ LUẬT VÀ TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC:

1.

Nội quy:

Ø

    

Chấp hành đúng về trang phục lao động khi làm việc, đội nón bảo hiểm khi vào công trường.

Ø

    

Vệ sinh sạch sẽ nơi công trường sau khi thi công.

Ø

    

Nghiêm cấm nhân viên vi phạm quy trình thao tác khi sử dụng thiết bị cơ giới trong thi công.

Ø

    

Không nô đùa, la lối, leo trèo nguy hiểm làm mất trật tự công trường, làm mất năng suất người khác.

Ø

    

Chỉ được sử dụng máy móc, thiết bị đã được hướng dẫn thi công.

Ø

    

Nghiêm cấm hút thuốc, sử dụng rượu bia và các chất cấm khi đang làm việc.

Ø

    

Phải chấp hành theo sự phân công, điều động của người có chức năng quản lý, thi công đúng bản vẽ kĩ thuật.

Ø

    

Các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư sau khi sử dụng xong phải được xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Ø

    

Không tự ý tháo gỡ nắp cầu chì, không tự ý móc nối đường dây dẫn điện khi chưa có sự cho phép của người quản lý kĩ thuật.

2.

Điều lệ phòng cháy:

Ø

    

Không mang chất dễ cháy, chất nổ, chất độc vào công trường.

Ø

    

Nghiêm cấm hút thuốc, nấu nướng trong khu vực sản xuất, kho (nấu nướng cho công nhân phải có khu vực dành riêng).

Ø

    

Không được sử dụng đèn công suất lớn 60W làm đèn, đèn để cách nơi dễ cháy hơn 50m.

Ø

    

Khoảng cách bình khí cách nhau 3m.

Ø

    

Công tác hàn điện, hơi phải có sự cho phép của ban chỉ huy công trường.

Ø

    

Cấm tự tiện chuyển bình lửa và các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

3.

Việc tổ chức mặt bằng xây dựng:

Việc tổ chức mặt bằng xây dựng tương đối tốt vì công trình nằm trong khu dân cư được quy hoạch rõ ràng, thuận lợi cho việc thi công công trình.

IX.

VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:

1.

Thi công cốt pha, dàn giáo:

Ø

    

Phải đảm bảo chân cột chống cốt pha tỳ lên nơi chắc chắn, nếu tỳ lên nền đất thì phải tỳ lên lớp ván lót hay thanh dầm phân bố lực.

Ø

    

Phải giằng chống hệ dàn giáo ổn định, các mối nối phải liên kết chắc chắn.

Ø

    

Bất kỳ vị trí nào cũng phải đảm bảo cột dàn giáo thật thẳng đứng.

Ø

    

Không được gò ép các thanh giằng mà phải điều chỉnh độ thẳng đứng và độ ngang của dàn giáo cho đén khi lắp thanh giằng dễ dàng.

Ø

    

Đặt giằng chéo trong mặt phẳng ngang của dàn giáo không gian.

Ø

    

Chiều cao các dàn giáo trụ lớn hơn 3 lần chiều rộng nhỏ nhất thì phải giằng chúng lại với nhau.

Ø

    

Kiểm tra tốc độ và vị trí đổ bê tông sao cho tải trọng lên cốt pha không quá tải trọng thiết kế.

Ø

    

Việc tháo dỡ dàn giáo, cốt pha dàn sau đó đặt lại cây chống đỡ bên dưới phải hết sức cẩn thận. Tiến hành tháo dỡ trong từng vùng chịu lực hạn chế và chống đỡ ngay tức thì. Không đặt các tải trọng thi công khác lên trên bê tông chưa đóng rắn hoàn toàn.

2.

Thi công cốt thép:

Ø

    

Máy gia công cốt thép đặt ở vị trí gần với vật liệu, do công nhân chuyên nghiệp sử dụng.

Ø

    

Nơi đặt tời kéo căng các thép cuộn phải được che chắn, cách xa đường đi lại, trước khi kéo phải kiểm tra dây cáp thép kéo và kiểm tra nối dây cáp với đầu dây nối cốt thép.

Ø

    

Vỏ các động cơ, máy điện phải được tiếp đất. Kiểm tra lại vỏ cách điện của khay kẹp giữ que hàn của đường dây điện trước khi hàn. Đóng mở mạch điện hàn bằng cầu dao che kín. Người thợ hàn phải được trang bị quần áo, găng tay phòng hộ, mặt nạ kính đen bảo vệ mắt khỏi tia lửa hàn. Phải sơ tán vật liệu dễ cháy trước khi thi công hàn ở trên cao. Không tiến hành hàn khi mưa giông, che mưa cho thiết bị hàn.

Ø

    

Phải có quạt, ánh sáng, đầy đủ thông gió khi hàn trong hầm và khu vực kín.

Ø

    

Lắp đặt cốt thép phải chú ý:

·

       

Lắp đặt cốt thép cho các cấu kiện cao như cột, tường thì 2m trên cao phải có sàn thao tác rộng trên 1m, có lan can hơn 0,8m. Công nhân không được đứng trên khung thép để buộc và hàn.

·

       

Đi lên cốt thép sàn theo đường ván gỗ, rộng khoảng 0,3-0,4m đặt trên các giác niễng.

·

       

Không được xếp quá nhiều cốt thép trên sàn.

·

       

Khi vị trí đặt cốt thép ở cạnh hay bên dưới đường dây dẫn điện thì cần có biện pháp phòng chống người, cốt thép đụng dây điện.

3.

Thi công bê tông:

a)

Dàn giáo, sàn công tác:

Khi thi công phải luôn kiểm tra, xem xét dàn giáo có ổn định, chắc chắn hay không, nếu không phải sửa chữa cẩn thận rồi mới tiến hành thi công, sàn công tác cao phải có tay vịn.

b)

Bê tông:

         

Công nhân điều khiển máy vận thăng phải nhìn thấy chỗ tiếp vận bên dưới và chỗ tháo dỡ trên cao.

         

Sử dụng các loại đầm rung phải đi ủng và sử dụng găng tay cao su. Sauk hi đầm phải làm sạch đầm khỏi hồ bằng cách lau khô, không sử dụng nước.

         

Khi di chuyển để đầm phải tắt máy đầm, không kéo lê đầm dùi bằng cán mềm lúc di chuyển.

4.

Công tác xây:

         

Khi làm việc trên dàn giáo thì vị trí thay đổi theo vị trí xây và làm việc ở độ cao khá lớn nên cần phải đảm bảo an toàn và thuận lợi cho công tác.

         

Cao trình mới người thợ xây không được thấp hơn 2 hàng gạch so với cao trình sàn. Dàn giáo phải có lan can ít nhất 0,8m và đóng vào phía trong.

         

Đảm bảo không xếp vật liệu quá tải lên sàn và phải theo quy định về khối lượng và sơ đồ bố trí.

X.

LỊCH THỰC TẬP THỰC TẾ VÀ NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH:

         

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và sự cho phép của công ty xây dựng, chúng em đã có một đợt thực tập công trường đầy suôn sẻ và thu được nhiều kiến thức bổ ích cũng như những kinh nghiệm quý báu của các kỹ sư trực tiếp giám sát tại công trường.

         

Đợt thực tập tại công trường chính thức bắt đầu từ ngày 05/03/2012 đến ngày 25/03/2012 (3 trong 5 tuần của đợt thực tập). Sau đây là tóm tắt quá trình làm việc, cũng như nhật ký công trình trong những ngày thực tập:

1.

    

Ngày 06/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Xây gạch khu vệ sinh tầng hầm, tầng trệt.

·

       

Lắp dựng cốt thép dầm, sàn lầu 2.

·

       

Lắp dựng dàn giáo, cột chống dầm, sàn lầu 2.

·

       

Lắp dựng ván khuôn, cột chống ô sàn vip tầng trệt trục AB/1-7.

·

       

Gỡ lửng bê tông tầng kỹ thuật thuộc trục AB/7-12.

·

       

Dọn vệ sinh tầng hầm ô sàn trục AB/6-7.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: chú ý công tác an toàn trên công trình.

2.

    

Ngày 07/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Lắp dựng ván khuôn cột chống ô sàn vip.

·

       

Lắp dựng ván khuôn, cột chống dầm, sàn lầu 2.

·

       

Gia công thép dầm, sàn lầu 2.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: thép chưa về.

3.

    

Ngày 08/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Gia công thép ô sàn vip, thép dầm.

·

       

Gia công thép dầm, sàn lầu 2.

·

       

Vệ sinh tầng hầm.

·

       

Xây gạch tầng lửng lên tầng kĩ thuật trục AB/1-2.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: thép chưa về.

4.

    

Ngày 14/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị: 3 xe trộn bê tông, ống truyền bê tông.

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Đổ dầm tầng hầm lên tầng trệt.

·

       

Bảo dưỡng bê tông, dầm, sàn, cột, ô thông tầng trệt.

·

       

Xây cầu thang lửng lên tầng kĩ thuật trục AA’/10-12.

·

       

Xây gạch tầng trệt.

·

       

Cách âm tường tầng trệt.

·

       

Tháo dàn giáo khu tầng trệt lên tầng lửng trục AA’/7-12.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: thép chưa về, kiểm tra độ sụt bê tông trộn đổ dầm (SN=14).

5.

    

Ngày 15/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Xây gạch tầng lửng lên tầng kĩ thuật.

·

       

Xây gạch tầng trệt lên tầng lửng.

·

       

Gia công thép dầm, sàn lầu 2 trục AB/1-7.

·

       

Gia công thép cột kỹ thuật lên lầu 1 trục AB/7-12.

·

       

Gia công thép dầm lầu 1 trục AB/7-12.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: không có.

6.

    

Ngày 16/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Gia công thép cột bổ trụ trệt lên tầng kĩ thuật.

·

       

Gia công thép dầm sàn lầu 2 trục AB/1-7.

·

       

Gia công thép cột kĩ thuật lên lầu 1 trục AB/7-12.

·

       

Xây gạch cách âm tầng lửng lên tầng kĩ thuật.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: không có.

7.

    

Ngày 21/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn lầu 2 trục AB/1-7.

·

       

Gia công thép cột tầng kĩ thuật lên lầu 1 trục AB/1-12.

·

       

Gia công thép dầm lầu 1 trục AB/7-12.

·

       

Xây gạch lên tầng kĩ thuật trục AB/1-7.

·

       

Xây gạch từ tầng trệt lên tầng kĩ thuật trục AB/2-6.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: không có.

8.

    

Ngày 22/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn lầu 2 trục AB/6-7.

·

       

Gia công lắp dựng cốt thép cột tầng kĩ thuật lầu 1 trục AB/7-12.

·

       

Gia công thép dầm lầu 1 trục AB/7-12.

·

       

Xây gạch tầng lửng lên tầng kĩ thuật.

·

       

Xây gạch tầng trệt lên tầng kĩ thuật.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: không có.

9.

    

Ngày 23/03/2012:

Ø

    

Thời tiết: nắng.

Ø

    

Thiết bị:

Ø

    

Nhân công:

Ø

    

Công việc cụ thể:

·

       

Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn lầu 2 trục AB/6-7.

·

       

Gia công thép cột kĩ thuật lên lầu 1.

·

       

Xây gạch tầng lửng lên tầng kĩ thuật.

·

       

Xây gạch tầng trệt lên tầng kĩ thuật.

Ø

    

Những thay đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ban đầu hoặc những đề xuất, kiến nghị: không có.

XI.

KINH NGHIỆM RÚT RA SAU ĐỢT THỰC TẬP TẠI CÔNG TRƯỜNG:

         

Đợt thực tập tuy ngắn nhưng đã nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của chúng em trong công tác xây dựng. Thực tế cho thấy công tác thi công là công tác rất phức tạp và nhiều thử thách. Mỗi công tác, hành động đều phải có sự tính toán hợp lý, đòi hỏi người cán bộ kĩ thuật phải lanh lẹ, xử lý tình huống logic, thông minh. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì khả năng lãnh đạo, tổ chức là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác thi công cả về chất lượng, chi phí và tiến độ.

         

Sau đây là một số kinh nghiệm thu thập được:

1.

Sự phân cấp quản lý vi mô:

         

Đứng đầu công trường có ban chỉ huy công trường (người đứng đầu là trưởng chỉ huy công trường), kế đó là các đội xây dựng (đứng đầu là đội trưởng). Để đảm bảo chất lượng công trình có hai hệ thống giám sát: hệ thống giám sát của công ty tư vấn và hệ thống giám sát của chủ đầu tư.

         

Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ điều khiển công trường ở cấp độ vĩ mô để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Các đội xây dựng nhận những hạng mục công trình nhất định và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thi công của những hạng mục đó. Các giám sát công trường chịu trách nhiệm đảm bảo cho những hạng mục thi công đúng theo bản vẽ, đảm bảo chất lượng. Mỗi công việc xong đều phải được nghiệm thu do các thư kí của giám sát, xong thì mới được chuyển sang công việc khác. Mỗi ngày ban chỉ huy cập nhật nhật kí công trình cho cả công trường, đội xây.

2.

Sự điều hành, quản lý ở các đội xây dựng:

a)

Về nhân sự:

Ø

    

Với kỹ sư: phân việc theo công trình.

Ví dụ: giám sát coi việc thi công bộ phận công trình 1, nhà thầu coi việc thi công bộ phận công trình 2,… Nên phân việc theo cách như vậy thì mỗi kỹ sư chuyên nắm vững công trình mình phụ trách, theo dõi được hết các chi tiết công việc. Phân việc theo cách thứ 2 sẽ tránh được công tác không khớp yêu cầu với nhau. Nếu ta tiến hành theo công tác chuyên môn hơn, mỗi kỹ sư một phần công tác thì đòi hỏi khả năng tổ chức cao cộng với phối hợp nhịp nhàng, tuy nhiên do công trình lớn nhiều công tác nếu làm như vậy phải đòi hỏi trình độ quản lý mà ít công ty có thể đáp ứng.

Ø

    

Với công nhân:

·

  

Tiến hành làm việc theo tổ đội chuyên nghiệp, gồm các tổ sau: tổ cốt pha, tổ cốt thép, tổ bê tông, tổ lao động. Mỗi tổ chỉ làm một công việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên đôi khi có thể ghép tổ cốt pha và tổ bê tông với nhau, dưng cốt pha xong thì chịu luôn trách nhiệm về đổ bê tông hoặc ghép tổ cốt thép với tổ cốt pha. Tuy nhiên hay nhất là tách từng tổ chuyên nghiệp. Mỗi đội có một tổ trưởng chịu trách nhiệm chung cho toàn đội.

·

  

Tính lương cho các tổ đội chuyên nghiệp theo khối lượng. Tính theo khối lượng nghĩa là tổ đội làm đến đâu hưởng lương đến đó, làm nhanh thì sẽ được giao nhiều, hưởng lương nhiều hơn. Tính theo cách này thì kích thích công nhân tăng năng suất lao động nhưng đôi khi cũng chính vì vậy nên công nhân làm dối, làm ẩu, do đó cần giám sát chặt chẽ.

·

  

Tính theo ngày công nghĩa là mỗi ngày làm việc thì lãnh lương của 1 ngày… Theo cách tính này không kích thích được công nhân tăng năng suất lao động nhưng công việc sẽ được tiến hành tương đối kĩ hơn.

Ø

    

Với những cá nhân khác:

·

  

Trong mỗi tổ đội đều có thủ kho coi kho, quản lý việc xuất, nhập các thiết bị, vật liệu trong kho và người đi điểm danh số công nhân và cán bộ kĩ thuật trong các tổ đội tham gia lao động trong ngày làm việc đó.

·

  

Tổ chức nguồn nhân lực phải chặt chẽ, hợp lý, tránh xảy ra trường hợp công trường khi thì quá nhiều người, khi thì có quá ít ngườ, khi thì dư, lúc lại thiếu.

·

  

Để thuận tiện cho việc quản lý, đáp ứng nhu cầu nhân công cần phải lập bảng tiến độ kế hoạch, bản tiến độ thực tế, bản yêu cầu nhân lực so sánh công việc để đảm bảo luôn đủ người để thi công, đồng thời điều hòa nguồn nhân lực sao cho không quá đông vào một lúc.

b)

Về tài nguyên vật liệu và dụng cụ thi công:

         

Công ty sẽ cung cấp cho các tổ đội nguyên vật liệu và dụng cụ thi công, có biên bản kí nhận giữa người giao và người nhận. Sau đó trong đội sẽ phân dụng cụ thi công cho các tổ đội chuyên nghiệp. Trong quá trình làm việc, có thể điều chỉnh lượng dụng cụ thi công giữa các tổ đội qua lại cho nhau.

3.

Phân cấp chỉ huy:

Trong công trường phải có phân cấp chỉ huy để đảm bảo sự thống nhất:

Ø

    

Cấp dưới có thể đề xuất ý kiến nhưng phải theo lời cấp trên. Công nhân phải theo lời cán bộ kĩ thuật. Chỉ huy trưởng là người có quyền quyết định tạm thời lớn nhất trong công trường.

Ø

    

Các cán bộ kĩ thuật của đơn vị thi công, đơn vị giám sát phải đội nón bảo hộ màu trắng, công nhân đội nón bảo hộ màu vàng, an toàn viên đội nón bảo hộ màu xanh nhạt, có dán nhãn hiệu công ty, công nhân điện, nước đội nón bảo hộ màu xanh đậm.

XII.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁC TẠI CÔNG TRÌNH:

Ống nối truyền bê tông từ xe trộn

Dầm sau khi đổ bê tông và đầm kĩ

Vật liệu sử dụng tại công trường

Thiết bị kéo chở vật liệu bằng tay

Quang cảnh tầng trệt đang thi công

Bố trí thép chờ, thép dầm và thép bản sàn tầng trên cùng

                      

Phần 2:

THỰC TẬP TẠI XƯỞNG CỦA TRƯỜNG.

I.

NỘI DUNG THỰC TẬP:

1.

Giới thiệu một số dụng cụ dùng trong xây dựng và cách kiểm tra dụng cụ:

a)

Các dụng cụ thông dụng trong xây dựng (công tác xây):

Ø

    

Ni vô thăng.

Ø

    

Thước tầm.

Ø

    

Thước vuông góc (eke).

Ø

    

Ni vô ống nhựa.

Ø

    

Thước dây.

Ø

    

Quả dọi, dây cước.

Ø

    

Xẻng.

Ø

    

Bay.

Ø

    

Vam (càng uốn, duỗi thẳng).

Ø

    

Búa.

Ø

    

Bàn xoa, bàn kéo,…

b)

Công dụng và cách kiểm tra:

1.

    

Ni vô thẳng:

Ø

    

Công dụng: dùng kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng và góc 450.

Ø

    

Kiểm tra:

·

       

Ngang bằng: đặt ni vô vào bức tường phẳng, điều chỉnh giọt nước ống thủy cân bằng, gạch 1 đường dưới ni vô, lật ngược lại nếu giọt nước cân bằng đúng vị trí đặt ni vô vừa vạch thì ni vô đạt tiêu chuẩn.

·

       

Thẳng đứng: đặt vào tường 1 cây thước tầm, dùng dây dọi ngắm sao cho đường thẳng thước trùng phương dây rồi kẻ đường thẳng theo đường thước, đưa ni vô vào kiểm tra giọt nước.

·

       

Nghiêng 450: dùng eke đúng 450 kiểm tra.

2.

    

Thước tầm: thường từ 1,6-2,0m.

Ø

    

Công dụng: dùng gạt vữa trong công tác tô trát tường, láng nền. Ngoài ra còn dùng để kiểm tra độ bằng phẳng bức tường xây.

Ø

    

Kiểm tra: dùng mắt dọc theo đường thước để kiểm tra độ cong vênh, độ phẳng nhẵn của thước.

3.

    

Thước vuông góc (eke):

Ø

    

Công dụng: đo độ vuông góc giữa các bức tường giao nhau.

Ø

    

Kiểm tra: gạch 1 đường thẳng lên nền phẳng, dùng eke kẽ cạnh còn lại, lật thước lấy trục vừa kẽ làm trục quay, nếu cạnh còn lại trùng đường thẳng đã cho thì chứng tỏ thước đạt tiêu chuẩn.

4.

    

Ni vô ống nhựa:

Ø

    

Công dụng: dùng kiểm tra độ cao theo nguyên lý bình thông nhau.

Ø

    

Kiểm tra: cầm 2 đầu ống và đo mực nước giữa 2 ống, nếu trùng nhau là tốt, nếu không trùng thì kiểm tra xem ống có gấp khúc không, nếu trùng nhau nhưng giảm đều chứng tỏ ống đã bị thủng.

2.

Cách sử dụng dụng cụ để kiểm tra sản phẩm:

a)

Các dụng cụ dùng để kiểm tra:

Ø

    

Ni vô thẳng, ni vô ống nhựa.

Ø

    

Thước tầm, eke, thước dây.

Ø

    

Quả dọi, dây cước.

b)

Kiểm tra độ thẳng đứng, ngang phẳng và chênh cao:

1.

    

Độ thẳng đứng:

Ø

    

Với sản phẩm nhỏ, dùng ni vô thẳng áp vào nơi cần đo, nếu giọt nước không cân bằng, cố định 1 đầu ni vô, điều chỉnh đầu còn lại sao cho giọt nước cân bằng và xác định độ nghiêng cần điều chỉnh.

Ø

    

Với sản phẩm lớn như bức tường, kết hợp ni vô và thước tầm.

Ø

    

Với sản phẩm quá lớn, dùng quả dọi: cầm chắc, ngang tầm mắt, có thể dùng tay còn lại giữ quả dọi cân bằng, đứng ở vị trí thu hết sản phẩm vào tầm mắt, đo.

2.

    

Độ ngang phẳng:

Ø

    

Sản phẩm nhỏ và vừa: như đo độ thẳng đứng.

Ø

    

Sản phẩm quá lớn: đóng cọc, căng dây, chỗ nào nghi ngờ thì đo lại.

3.

    

Độ chênh cao: dùng ni vô ống nhựa (ống tăng nước).

c)

Kiểm tra độ phẳng mặt của bức tường:

dùng thước tầm.

d)

Kiểm tra kích thước hình học sản phẩm:

dùng thước dây.

3.

Cấu tạo khối xây và cách xếp gạch trong khối xây:

a)

Các yêu cầu về chất lượng đối với khối xây:

1.

    

Yêu cầu về vật liệu:

Ø

    

Gạch xây: đủ cường độ, hình dáng, kích thước theo đúng yêu cầu thiết kế. Trước khi xây, gạch phải có đủ độ ẩm cần thiết, nếu không trong quá trình xây gạch sẽ hút nước từ vữa tạo lớp bảo vệ bề mặt ngoài hạn chế liên kết.

Ø

    

Vữa xây: là hỗn hợp của xi măng+cát+nước, gồm 3 loại: xây, trát, đúc. Vữa xây phải đảm bảo đúng mác thiết kế, trộn đều, không lẫn tạp chất, không bẩn.

2.

    

Yêu cầu về kĩ thuật đối với khối xây:

Ø

    

Đúng vị trí: tim trục và cao độ, hình dáng, kích thước đúng yêu cầu thiết kế, đủ các lỗ chừa sẵn theo yêu cầu thiết kế và phương án thi công.

Ø

    

Khối xây đặc chắc, đầy mạch vữa, không trùng mạch. Các mạch lệch nhau khoảng ¼ viên gạch nằm ngang hay ½ viên gạch nằm dọc (khoảng 5cm). Mạch vữa ngoài được miết gọn những chỗ ngừng xây, khi xây tiếp phải được vệ sinh, tưới ẩm.

Ø

    

Từng lớp gạch xây phải ngang bằng, khối xây thẳng đứng, phẳng mặt, góc khối xây phải vuông và đúng yêu cầu thiết kế.

b)

Cấu tạo khối xaaym cách xếp gạch trong khối xây:

         

Để đảm bảo khối xây liên kết tốt tại 1 vài vị trí đặc biệt, cấu tạo khối xây phải tuân thủ các chỉ dẫn chặt chẽ (tài liệu phát).

4.

Xây tường 220 và thao tác:

a)

Chuẩn bị vật liệu:

Ø

    

Gạch xây.

Ø

    

Xi măng.

Ø

    

Cát xây.

Ø

    

Nước.

b)

Thao tác xây:

Ø

    

Tay thuận cầm bay dễ lấy vữa, tay kia cầm gạch, xếp gạch vuông góc khối xây, nếu gạch khô phải tưới nước vào cho ẩm tránh gạch hút nước của vữa tạo mặt phân cách làm giảm khả năng chịu lực của tường.

Ø

    

Đảo đều trước khi xúc vữa.

Ø

    

Tầm thao tác thuần tiện 1,6-2,0m, nếu 1 người ≤0,5m, rải lên một lớp vữa có chiều dày 0,8-1,2cm, xếp gạch lên lớp vữa, cân bằng gạch với trục, dùng thước tầm kẹp vào lớp gạch, lấy phẳng 1 mặt. Xúc 1 ít vữa chèn vào các mạch vữa (xăm mạch).

Ø

    

Cứ tiếp tục xây theo đúng cấu tạo tường đến tầm 1,2-1,5m là được, không nên xây quá cao vì sức nặng của gạch ép các lớp vữa dưới tạo ra sự chênh nhau không đều làm nghiêng tường.

Ø

    

Dùng thước tầm và ni vô thẳng kiểm tra độ phẳng mặt và độ thẳng đứng của tường xây.

Ø

    

Bức tường xây đạt yêu cầu khi các mạch vữa từ trên xuống thẳng đều, tưởng phẳng, không nghiêng.

Ø

    

Khi xây cần chú ý lấp đầy các mạch vữa, khe hở, khoảng trống, làm tăng khả năng chịu lực và tính chống thấm của tường.

Tường 220

5.

Xây tường chừa mỏ và thao tác:

a)

Mỏ giật:

Ø

    

Thường dùng cho tường chịu lực, chừa giật theo từng bậc. Khi xây 1 bức tường dài người thợ chừa mỏ giật 2 đầu làm gờ xây tiếp vào trong. Người thợ xây chừa mỏ giật là người có tay nghề cao, xây chuẩn.

Ø

    

Tùy theo điều kiện công việc, không gian đi lại để chừa mỏ giật nhiều hay ít.

b)

Mỏ nanh:

Ø

    

Thường dùng cho tường lửng không chịu lực, khi xây người thợ đưa ra một viên gạch làm gờ xây tiếp bức tường khác nhằm tạo sự liên kết giữa các bức tường.

Ø

    

Nhược điểm: lớp vữa không lấp đầy vào khe hở được, chính nhược điểm này làm giảm khả năng chịu lực của bức tường.

c)

Mỏ hốc:

Ø

    

Áp dụng cho tường lớn liên tục, tường nhà tạm, nhà vệ sinh nhiều buồng, tường lửng có cốt thấp hơn tường chắn hông, mỏ hốc được chừa ở giữa nhánh tường. Tùy theo điều kiện thi công mà người thợ chừa mỏ hốc cho phù hợp.

Ø

    

Nhược điểm: như mỏ nanh, nhưng có đặc điểm là nếu khi xây quên chừa mỏ hốc thì khi xây xong có thể dùng búa đập bỏ viên gạch ở đó để tạo mỏ hốc.

6.

Xây tường 110 và thao tác:

a)

Chuẩn bị:

giống phần chuẩn bị của xây tường 220.

b)

Thao tác xây:

Ø

    

Xây lớp gạch đầu tiên đặt đúng trục tường, dùng thước tầm kẹp vào lớp gạch lấy phẳng 1 mặt, xúc 1 ít vữa chèn vào các mạch vữa.

Ø

    

Xúc một lượng vữa đổ lên lớp gạch, dùng bay dàn đều mặt lớp vữa, chiều dài lớp vữa lớn hơn chiều dài viên gạch 1 ít. Xúc 1 ít vữa đắp lên đầu viên gạch, hạ viên gạch xuống và điều chỉnh cho thẳng với lớp dưới, kiểm tra cạnh dưới của lớp trên thẳng với cạnh trên của lớp dưới.

Ø

    

Khi xây cần kiểm tra, và điều chỉnh cho từng viên gạch, lớp gạch thẳng hàng và ngang bằng nhau, không để xảy ra trùng mạch.

Ø

    

Căng dây ngang theo mép gạch của hàng gạch thứ nhất, 2 đầu dây cố định ở 1 hàng gạch, dây căng và không ăn vào mạch vữa. Khi xây xong 1 hàng thì phải nâng dây lên, mép dây sát mép gạch.

Ø

    

Dây căng phải cách mỗi viên gạch khoảng 1 bề dày dây (bong dây).

Ø

    

Cứ tiếp tục xây như vậy đến 1,2-1,5m là được. Không nên xây quá cao do sức nặng gạch làm tường nghiêng.

Ø

    

Dùng thước tầm, ni vô thẳng, dây để kiểm tra độ phẳng mặt, thẳng đứng của tường xây. Vì khả năng chịu lực của tường 110 kém nên cứ cách 2,0-2,5m phải có 1 bổ trụ.

Tường 110

7.

Xây trụ và thao tác:

a)

Kích thước các lọa trụ gạch thường dùng:

Ø

    

220x220, 220x330, 330x330, 330x450, 450x450.

Ø

    

Tùy theo khả năng chịu lực và kiến trúc công trình mà ta chọn kích thước trụ cho hợp lý.

b)

 

Thao tác xây:

Ø

    

Xác định 2 trục trụ, đánh dấu lên móng hoặc nền đất, khi đã có móng thì rải lớp vữa và tùy theo kích thước trụ

 

mà ta đặt viên gạch đầu tiên cho đúng và cân đối.

Ø

    

Căng dây thẳng đứng từ trên xuống, cố định đầu dây phía trên, đầu dưới gắn vào chân trụ.

Ø

    

Dùng dây dọi ngắm và điều chỉnh sao cho dây thẳng đứng ở cả 2 mặt: mặt đứng và mặt bên, cũng có thể căng 2 dây 2 bên cạnh trụ ở mặt đứng phía trước.

Ø

    

Cũng giống như tường, trụ xây trong chiều cao khống chế ≤1,5m. Nếu trụ cần xây có chiều cao lớn cần lắp ván đứng bao quanh trụ để công tác xây đạt độ chính xác cao và dễ thi công.

Ø

    

Khi đã đặt gạch và rải lớp vữa chêm thì không nên dùng búa, bay gõ vào gạch dễ làm cạnh trụ không chính xác và thẳng hàng.

Ø

    

Nếu trụ xây rỗng ruột thì có thể cho cốt thép vào đó và đổ bê tông.

Ø

    

Khi xây xong miết gọn các mạch vữa và làm sạch mặt trụ.

Trụ 330x330

8.

Xây bậc cầu thang và thao tác:

a)

Các yêu cầu kĩ thuật của cầu thang:

Ø

    

Sử dụng thuận tiện, có độ dốc và độ rộng thang hợp lý.

Ø

    

Thi công dễ dàng và nhanh chóng.

Ø

    

Có đầy đủ ánh sang và không trơn, đảm bảo chịu lực.

Ø

    

Bền vững, có khả năng chịu lực lớn khi vận chuyển vật nặng.

b)

Các bộ phận của cầu thang:

Ø

    

Dầm chân thang.

Ø

    

Dầm chiếu nghỉ.

Ø

    

Dầm chiếu tới.

Ø

    

Bản thang.

Ø

    

Chiếu nghỉ.

Ø

    

Lan can, tay vịn.

c)

Cách xây, chia bậc cầu thang:

Ø

    

Đo chiều cao H từ mặt chiếu nghỉ xuống mặt đất chuẩn (mặt đất chuẩn là mặt đất đã láng nền, còn nếu không phải mặt đất chuẩn phải trừ đi 50mm để láng nền), sau đó chia cho số bậc ta được h (chiều cao bậc).

Ø

    

Đo chiều ngang: đo từ đầu dầm chân thang đến đầu dầm chiếu nghỉ được L, chia cho số bậc cần làm trừ 1 bậc (do có dầm nghỉ) ta được b (bề rộng bậc).

Ø

    

Căng dây 2 bên chân thang, đo đỉnh bậc, đánh dấu.

Ø

    

Nên xây gạch đặc, không xây ngang viên gạch do dễ bị lật.

Ø

    

Tùy theo h bậc xây gạch nằm hay đứng hoặc điều chỉnh độ dày vữa hợp lý.

Ø

    

Khi xây đặt gạch 2 bên thang trước.

Ø

    

Dùng ván lót mặt dưới sau khi xây xong để xây tiếp mặt trên.

Ø

    

Tưới nước ẩm bản thang trước khi xây và dùng hồ xi măng trát 1 lớp mỏng.

9.

Đúc dầm bê tông cố thép:

Chuẩn bị vật liệu:

Ø

    

Thép 2Φ10, L=2650mm.

Ø

    

Thép 2Φ8, L=2650mm.

Ø

    

Cốt đai 21Φ4.

Dầm bê tông mác 250

II.

NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA SAU KHI THỰC TẬP TẠI XƯỞNG:

Ø

    

Được tiếp xúc gần hơn, hiểu hơn về những dụng cụ làm việc trong thi công.

Ø

    

Tinh thần làm việc theo nhóm trong mỗi nhiệm vụ xây.

Ø

    

Hiểu hơn về sự khó khăn, vất vả của người công nhân cũng như người kĩ sư đứng giám sát tại công trình.

Ø

    

Tính hoàn thiện được đặt lên trên hết trong mỗi nhiệm vụ xây.

Ø

    

Biết được nhiều kiến thức về lý thuyết cũng như thực hành trong quá trình thực tập từ đó hiểu hơn về ngành, công việc mà mình đang theo đuổi.

KẾT THÚC ĐỢT THỰC TẬP CÔNG NHÂN.

         

Nhóm chúng em gồm:

1.

    

Nguyễn Hữu Đạt.

2.

    

Nguyễn Ngọc Hoàng.

3.

    

Lê Quốc Hùng.

4.

    

Phùng Hữu Minh.

5.

    

Nguyễn Mong.

         

Xin chân thành cám ơn phía nhà trường và công ty cổ phần xây dựng Long Bình đã hỗ trợ chúng em hoàn thành được kì thực tập này. Đây quả thật là một kì thực tập cực kì bổ ích mà qua đó chúng em đã hiểu hơn về ngành mà bản thân đang theo học từ đó có thể định hướng cho tương lai ngành của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #sadfasd