Chương 9: Trong tăm tối
Nàng bị nhốt cùng một chị chừng hăm mươi mấy, chẳng cũng vì mặt chị ta già dặn và thiếu sắc lắm. Bên góc kia có ba thằng đàn ông mặt hùm mặt dữ, chúng nó cao lớn và bặm trợn ghê hồn. Cũng không phải, có duy một đứa là u tù ngồi im bặt đấy thôi, nhìn hắn ta không vẻ gì là đáng khiếp.
Lúc vào đầu, có một con chị hăm mấy tuổi bắt chuyện với nàng, nó quay lưng vào tường và hít hà điếu thuốc đổ, cốt là giấu cho bọn lính canh không thấy.
"Mày tên gì?"
"Dạ... em tên Xuân." Nàng sợ hãi và đáp lại, vì trông chị ta có vẻ dân chơi dữ lắm. Tóc xén lởm chởm đến mang tai, mắt trĩu những thâm quầng và cặp môi mọng đỏ, chị ta rít một điếu rồi thở ra những tầng khói nồng hôi.
"Xừ, thôi mày đừng giả hiền giả lành gì. Vào trong đây thì có là những dân máu mặt cả thôi. Ấy mà xem mày cũng xinh ra đấy, sao vào đây thế hử?"
"Dạ... em làm đồ hôm giỗ, trời xui thế nào có độc, người ta kiện, bắt tù thửng mười mươi."
"Chà, có vậy thôi hả? Mà vào đây cũng thôi giả hiền nữa, à, mày cứ kêu tao là Dân Ninh vậy." Rồi chị ta dập thuốc đã tàn, lờ đờ dựa vào góc tường, mắt chập chờn và hờ hào những hơi khói lơ đơ. Xuân ôm vòng đầu gối, hỏi tiếp:
"Mà chị vào đây bao lâu rồi? Mắc tội gì hở chị?" Dân Ninh liếc qua Xuân một cái, rồi lầm nhầm vài câu:
"Mẹ kiếp, năm năm trước, tao bị thằng cậu dượng hơn mươi tuổi sàm sỡ, túng liều, tao đâm sạc mẹ thằng chết cha đó, người ta bắt tù chẵn hai mươi xuân thu. Chết nạn!"
Dân Ninh nói với một chất giọng khản đặc vì lâu ngày bị thuốc lá bào mòn. Rồi nàng nhìn qua đống điếu phiện chất đầy góc tường, rồi liếc trộm sang đám lính canh bặm trợn, nàng khẽ thỏ thẹt với Dân Ninh:
"Chị Ninh, chị hút thuốc mà không sợ bị bắt hả?"
"Ôi dào, bò lo trắng răng cả thôi! Cái đám phu việc ăn lương ấy có mà gan bắt! Ở đây chúng nó đứng cho có lệ, có chức, chứ mà đố dám thách bắt tụi này!" Rồi chị ta choàng qua cổ Xuân, mắt lờ đờ và trỏ tay chỉ vào một thằng dân chơi mập phì đương hút thuốc phiện, mặt nó chằng chịt những vết đâm chém và sẹo lồi, trông mà tởm:
"Thằng đó là Ba Sẹo, nó giết độ ba bốn người rồi vào tù, ra rồi giết tiếp. Nó dữ bạo lắm à nghen, mày coi mà đừng đôi co với nó, kẻo thì chưa hết hạn tù đã lăn ra tức tưởi." Rồi chị ta lại tiếp tục trỏ qua một thằng còi cọc và nhăn xương, mặt nó hõm sâu, mắt nó xếch những thâm quầng và lúc nào cũng cười gian xảo:
"Thằng bệnh hoạn đó là Tư Dâm, nó bị còng cổ vì tội sàm sỡ con gái nhà lành, ấy, những năm trước nó liều đánh một phát, lấy trinh tiểu thư nhà huyện, bị bắt tù chung thân. Chỉ cần là con gái thì nó đều ham tất, đấy mày coi mà né nó. Bọn canh tuần chức việc rặt một lũ sâu bọ tham ố, vì tù cho nữ đã chật kín, chúng nó đều dồn nam nữ vào cùng một một ổ, mày liệu chừng chứ chớ có lả lơi."
Tiếp, Dân Ninh lại thì thầm về một thanh niên cao lớn ở riêng biệt góc kia, mặt mũi lương thiện và vóc dáng được việc:
"Thằng ấy là Ba Lâm, nó là con nhà nông chất phác, xui cho nó làm công nhà giàu có ở tỉnh, được bà phu nhân ưu ái, lúc nào cũng muốn kề cạnh. Bức quá, nó cự lại với bả, rồi giờ bả bị liệt chân luôn. Thiệt tình thì con người ta hiền lành thế mà, cũng bị giải tù oan ức."
Xuân cũng lại ậm ừ, rồi khoanh gối, thu lại một góc. Nàng sớm đã rợn gáy vì cái nhà băng song sắt vây ép bốn bề này. Nàng khẽ thở dài. Mươi năm, ừ thì mươi năm. Cuộn tóc nàng đánh rớt xuống "huỵch", kẹp tóc buông ra và mái tóc ấy thả xuống. Tóc nàng đẹp lắm, vừa dài lại vừa suôn, lâu lại có tý gợn sóng vì lâu đã dùng kẹp uốn lên mái đầu. Màu đen nhánh và mượt sóng khiến Dân Ninh, à mà không phải riêng Dân Ninh, cả Ba Sẹo, Tư Dâm, Ba Lâm đều đổ cái ánh nhìn ngạc ngỡ về nàng. Nàng lúng túng chẳng biết vì sao, lội vội cuốn tóc và thu lại một chỗ. Rồi thì Ba Sẹo khàn đặc những hơi phiện, lề dề:
"Con nhỏ đó, mày mới vào à?"
"Ừ, đừng có mà xớ rớ đến con người ta giống như chúng mày đã làm với tao. Để yên cho nó." Dân Ninh cắt lời.
Thằng Ba Sẹo bị chọc xỉa, nó hầm hừ rồi liếc xoáy con Ninh, quay lưng tiếp tục hút thuốc. Đến ấy, thằng Tư Dâm khều khào lên tiếng, mắt nó sáng rỡ và miệng nó toen toét:
"Ấy dà ấy dà, cô em mới vào đó à? Tên gì vậy cưng? Dào, coi kìa..."
Dân Ninh xông bổ lên, đấm cho thằng dở hơi một cú quá mạng, nó nằm uỳnh uỵch và giãy đành đạch, hết la rồi khóc. Thằng đó nó hiền và ít sức lắm, bịt mồm nó không khó. Xuân rên hừ, nép mình thật nhỏ vào góc tù. Rồi nàng sợ hãi nhìn Dân Ninh, ý kêu cứu. Thực nàng sợ đám người bọn họ lắm. Nhưng mà, duy chỉ có mình Ba Lâm là không nói tiếng gì, thỉnh thoảng lại liếc trộm nàng vài ba cái rồi thôi, chàng chỉ ngồi nhìn qua khung song sắt lạnh thép. Một chốc lại thở dài, nhìn rơm lá, nhìn bốn bề thế giới thu nhỏ.
...
Đêm tới. Dát trăng vàng bóng lướt trên khung song cửa, quét đều vào khối thép lạnh lẽo một luống vàng mươn. Tường tù bằng phẳng, lạnh ngắt hệt âm dương hóa lẫn. Xuân nằm quay mặt vào tường. Nàng nhớ cha lắm. Mồ mả chưa ấm mà nàng đã giũ gót bước đi. Ấy là bất thảo hiếu, tận mười năm sau nàng mới được trở về quê cha đất tổ. Cũng không hẳn, ông Hai là cha nuôi của nàng, rồi nàng cũng không có ngó ngàng đến việc tìm cha mẹ nữa. Những việc nàng làm bây giờ, cơ hồ là vì tấm chồng nàng đã làm thương làm tội, giờ nàng chuộc lỗi chuộc tội, tin rằng hãy khuất ấm ức.
Thân mình nàng lạnh đến cóng xương, mà ở đây không lấy mảnh chăn xỉn chỉ. Ấy thì nàng co mình lại và xoa xuýt hai khuỷu tay. Chừng lúc ấy, có bàn tay choàng qua ôm nàng, thoáng chốc nàng giật nảy mình, xoay người lại thì là, Dân Ninh. Nàng hơi ngỡ, nhưng thấy chị ta sớm hãy ngò ngáy rồi, nên thôi.
Chợt nhiên, chị ta thỏ thẻ: "Ngủ đi." thì nàng mới biết, chị Ninh ôm nàng để chóng khỏi lạnh. Nàng ậm ừ đáp lại, rồi tuyệt nhiên, sực nhớ cái gì, nàng quay người lại, thì thầm thật nhỏ:
"Chị Ninh, hồi nãy em có nghe chị nói gì với bọn người họ... Chị nói họ từng làm gì chị vậy?"
Dân Ninh dịu mắt một lát, rồi thở dài:
"Hồi vào đây, tao còn hiền lắm. Có khi còn hiền hơn mày, tao bị tụi nó ăn hiếp, trấn lột hết tiền phòng túi để mua thuốc hút. Ngay cả sợi lắc của má tao chết bả để lại tụi nó cũng giật cho bằng được. Rồi tao bị tụi nó sàm sỡ, suýt không cự lại có rằng đã mất luôn. Tao mới nhận ra, có lúc ở hiền thì chưa chắc gặp lành. Mày hiền trong bụng dạ mày, chớ ở ngoài mà khờ khạo quá, người ta lấn cổ đạp đầu, tới lúc đó có than trời ổng cũng không nhảy xuống vớt mày được đâu."
Nàng lại ngỡ nhiên quả lạ lùng. Rồi nàng vô cùng thảng thốt, chân lòng tự cảm thương cho số phận đen đủi của chị Ninh. Một lòng một dạ, nàng mong nhớ chồng, nhớ cha, và mỏi mòn biết mấy cái ngày tự do.
...
Sáng sớm ngày hôm sau, lóe sáng từ song sắt kéo chiếu vào trong, ẫm cái nắng tươi vàng và dịu dàng của ban mai. Xuân dậy sớm hơn cả, và nàng cùng Dân Ninh, lúc nãy mới giật giấc vì tiếng gà gáy, đi vào phòng tắm của nhà tù.
Nó không hẳn là nhà tắm, mà là một cái chuồng xí rộng hơn mét vuông, che chấp sơ sài bằng tàu lá chuối và xơ dừa ở hai bên hông, trên mái chỉ đậy mỗi cái ván to đã mục nát, vài lúc mưa thì nhiễu dột cả. Trong ấy có cái gì đâu, chỉ có hai xô nước lớn bằng vòng tay, hai cái gào múc nước rồi thôi. Cái chuồng xí hóa tắm ấy vừa khít khắt cho ba mươi mấy tù nhân nữ, các cô chen chúc mà tắm cho xong bữa, chớ có sạch sẽ gì mà dấn lại cái ổ dơ bẩn ấy cho lâu đâu.
Xuân tắm táp xong rồi, thì khoác áo tù nặng nễ lên người, chị Ninh đón:
"Xuân, tắm lâu quá mày? Tao còn định kêu thằng cai vô cứu mày xem mày có chết luôn trong đó ấy chứ! Thôi thôi, nhanh mà ra làm rau. Chẳng nhanh nhảu thì bị đập chết!"
"Dạ dạ, em ra liền."
...
Sau căn tòa tù cũ lớn, có một đám ruộng nương rộng rãi, trải bạt hơn nghìn mét vuông, vì phần vùng này bị bỏ hoang, phần là đất xấu, nên ông cai tổng quyết làm ruộng cải tạo cho đám tù luôn. Đất ở đây xơ xác lắm, bề bề và đất đen sì, cứng ngắc như sỏi, đóng dính như đinh. Hơn mấy chục người khệ nệ những cuốc cày chầu vai, họ đập cuốc xuống đất, rồi nhăn nhó bới lên, đất cứng ngắc như đổ bê tông vậy!
Xuân vác cuốc lên vai, nặng nề đập xuống rồi bới lên. Đã ba bốn cuốc cày cũng đủ thấm mệt và chảy ròng những bồ hôi mặn chát. Những thanh niên vai u thịt bắp thế kia cũng đương chướm bồ hôi từ trán đến cổ. Thằng tuần tra đi đi lại lại riết thành chán, cái danh cao hơn cả những bọn dân đen khiến nó nổi thói kiêu hãnh và muốn làm quyền. Một thằng lò khò và gầy còm sấn tới nàng, bởi nó nghĩ con nhỏ này hiền hơn thảy và dễ mắng tát hơn là đám du côn sừng sổ.
"Này! Con đĩ chết dở kia! Hẳn mày có biết cấy ruộng không đấy hử? Ông đập chết thằng cha mày đấy chứ! Mày có muốn làm không thì tao tống mày ra Mông Cổ cho tụi nó đày mày đến chết!"
Cả đám tù đổ dồn về nàng và thằng tuần tra xấc láo. Nàng sững sờ nhìn hắn, còn chưa kịp nghĩ đã làm sai chuyện gì, mặt nàng tái mét, nàng cứng đờ và nếu không có Dân Ninh chạy tới thì hẳn là nàng đã ăn cả tát vào mồm. Chị Ninh mạnh tay đẩy nàng ra bên, hất mặt với tên láu táu:
"Này, gan hùm đấy phỏng? Thằng chó mày cút, đừng để tao động tay với thằng chết nhát như mày! Chẳng chết thì cũng què liệt. Thách không?"
Chị giương mắt và hất cái môi khô nẻ của chị, tên này sớm đã rùng mình, vì hắn biết chị là dân tù thứ dữ, nên đã lịu xịu liếc một cái rồi ngoảnh đi chỗ khác. Bọn khác bắt đầu cười rộ lên và chế giễu tên nhát gan. Tên đó hầm hè và thì thầm trong miệng hai ba tiếng rủa chị Ninh.
Chị quay qua Xuân, lúc ấy nàng hãy còn rất hãi, chị chỉ nhỏ nhẻ với nàng một câu an ủi, rồi quay đi làm tiếp.
Giờ nàng mới thấm, trong chốn tù tội, khổ sở biết bao.
...
Ngày trưa, nắng rọi vàng tưới và lơm chơm ở khung song sắt. Một chút lá vàng rượm lớt rớt xuống đầy bậc thềm, bên ngoài kia, có đầy những tiếng rao rong của những mợ thím từ chợ về.
Khoảng ấy, một thằng tuần phu đi vào mở khóa tù, nó nhăn mày và sổ sạc:
“Con đĩ nào tên Xuân thì ra người nhà gặp!”
Nàng lật đật đứng dậy, và trong dạ có hớn hở vui mừng lắm. Chẳng biết là ai đi thăm nàng đây? Và nàng nhớ nhất là bà Năm, bà ấy có cái phúc hậu lắm, kể nào cũng giúp đỡ nàng.
Chừng hai phút đi, thì nàng được dẫn đến dưới sảnh bộ, vào một phòng riêng có cửa sổ chắn gió. Ấy, khi bức cửa kia chực khép mở, nàng cô quạng chợt nảy lên một phúc hạnh sánh sướng vui. Bấy nhiêu phút giây cùng cực chốn nhốt bốn bức tường lạnh, nhìn đâu là song sắt nghiệt ngã, lòng nàng đau thay, dạ nàng đớn xiết! Nay khi lúc này nàng cùng tương ngộ tấm son thê, một lòng cùng một dạ, nàng tiến đến và trông ngắm gương mặt chồng, nỗi niềm yêu thương sống dậy trong nàng. Rồi chợt nhiên, nàng vui lắm.
Trong vui sướng lại lẫn vào nỗi nhiên ngạc. Nàng ngắm kĩ, sao mà khác vậy? Thanh Đức Trọng ban lúc nào nàng thầm khóc vì chồng hóa dại đã chẳng còn, mà đây chính chàng đôi ngươi tỉnh táo, thần sắc khỏe mạnh và chẳng có vẻ gì của kẻ thần kinh cả. Lại sang bà Thanh, bà ấy một thân kiều diễm, toát cả cái sang chảnh của bọn nhà quyền chức việc trong trấn. Chẳng đã tiêu đi cái dạng khẩn khoản và ai nỉ nàng như trước nữa. Rồi, bà chợp nhợp mi mắt, nhấc khóe:
"Mày vào đây vẫn khỏe chứ?" bà đổi mắt khinh rẻ cho một đứa du côn bị cầm tù. Chính nàng lấy làm ngỡ và sửng ra, nàng trả lời rằng không có sao. Rồi nàng quay sang Thanh Đức Trọng, với ánh lo lắng, với sự quan tâm son thê và lòng thương yêu dầu cho một kẻ hóa điên. Ấy vậy, mà bà Thanh lại đối với cách thật nhẫn tâm. Bà trợn trừng mắt và cau mày khó chịu:
"Thôi đi! Mày đừng có mà toan động sờ vào nó đi! Nó là thiếu gia cao quý, còn mày đếch còn là cái thốn gì mà đòi cái chân hạc chọi mâm son cả! Tao nói một lần cho cả thảy hãy tường, thực ra chồng mày chẳng có điên dại chi hết! Là tao ép nó phải diễn kịch, may sao tống cổ mày vào tù, một thân gánh tội án, một thân nhổ gai trong mắt, móc rái trong tai! Này nhé, bà nói cho mày liệu, sắp tháng tới cả trấn Luyên Mai này sẽ chúc phúc cho thằng Trọng và tiểu thư nhà huyện kết đôi, và mày hãy tự lo liệu cho xong thân mày, ra tù rồi hãy chôn chân ấn lưng về cái nơi quê mùa dấn bẩn của mày đấy! Này nhé, ân huệ bà dón cho mày bấy nhiêu đó thôi, Trọng, về!"
Một khắc, tâm trí nàng sững sờ, một hòn gạch tưởng chừng như đánh rớt xuống mái đầu đen nhánh của người con gái bạc mệnh. Nàng chẳng biết chi nữa, đôi ngươi tròng trợn cơ hồ còn chưa tả hết nỗi kinh hoàng đương áp dần người nàng xuống đất. Lý vì nàng ngây ngô, lòng tin nàng son sắc, dạ nàng thương vô bờ, mà nàng tự đẩy bản thân vào chốn ngục tù oan ức hay chăng? Cũng thế. Nàng uất hận, nàng căm phẫn ngay chính cái xã hội giả dối và đầy rẫy cạm bẫy chính đây. Chung quy lại nàng từng khuấy điều gì sai quấy sao? Cớ nhiên gì đẩy đưa nàng gục ngã đến chốn tăm tối này? Và rồi, nàng đẫn người, đánh rớt nước mắt xuống gậm bàn, và nàng không mở miệng nữa.
Liền lúc ấy, tấm chồng nàng hết sức ấm ức, chàng nghiến răng và thỏ thẻ với bà Thanh phép cho chàng lưu lại một chốc. Day dưa một lúc thì bà gót chân bước ra ngoài cổng thành tù. Bóng bà khuất dần theo chiếc xe kéo, khoảnh ấy chàng mới dạ mở lời. Đôi ngươi chàng khẩn thiết, tay chàng siết chặt và những lời đây chàng hãy đã trút hết tâm can.
"Xuân, Xuân nghe tui nói nè, thực tui đâu có lòng dạ mà nỡ kịch dối em đâu! Cùng vì má tui ép uổng quá, má nói nếu không y rằng thì xui người đánh em, lại còn nói gian rằng việc kịch giả là để níu lòng em, chứ tui có hề biết gì việc này đâu! Thực tui rầu trong ruột lắm, lòng dạ nào tui rước dâu lần nữa? Đời tui chỉ có Xuân làm trọn, thấy em vầy, tui thương không sao cho hết, tui ân hận quá!"
Nàng trong chốc lát gục mặt và khóc. Tâm tư nàng rối bờn bợt như đám chỉ tơ quẳng xuống sông. Nàng nức nở, sùi sụt và miết mải nhìn gương mặt chồng, thảm cảnh xảy đến và quá đỗi bất ngờ, nàng hụt hẫng và khóc mãi không thôi. Chồng nàng cũng không đường nào xoay chuyển, tay dằn bụng, chàng khẽ khàng đôi câu ướt lệ nàng:
"Thôi, tới giờ tui phải đi rồi. Buổi nào rỗi... tui lại tới thăm em, em thiếu gì cứ nói, tui đem vô cho. Dẫu sao là tình vợ nghĩa chồng đã một năm, chia dưa đôi duyên ở đây vậy, thời nào hết tù túng, tui lại rước em về ở như xưa nghen! À mà, tui hổng giận Xuân nữa đâu, nên em an tâm. Ngoảnh lại một năm rồi, tui làm buồn em nhiều quá. Tui làm chồng không đáng lẽ. Xuân chịu cực vì tui nhiều. Rày về sau tui ở ngoài chờ em, chờ ngày đón em về đa.” Rồi chàng giũ, vét vành nón lên đầu, phủi áo, chàng quay đi. Đi lờ mờ.
Rồi đi khuất.
**********
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro