Chương 13: Báo thù
Khuya. Trời đêm dày đằng đặc, ngọn gió ngoài vườn sau thổi theo ánh trăng vàng dặc treo lửng lơ trên màn đêm u tối. Dế kêu ù khắp, ngoài đằng xa có hun thêm một ngọn khói chọc trời ở bãi tha ma.
Trong nhà, ngọn đèn dầu hiu hắt lập lừng soi ra ngoài sân. Con Mai ngó qua cái đồng hồ lắc, phùng má thổi một hơi thiệt dài để dập đèn đi ngủ.
Buồng sau, mợ Xuân vẫn ôm mình ngoảnh vào trong vách. Trong phòng tối om nhưng mợ hãy còn tỉnh táo lắm. Rồi mợ bắt đầu suy nghĩ. Mợ sống cả cuộc đời tới bây giờ, hầu cho nhà Thanh, lăn lộn từ nước mắt, tủi nhục, tiếng đời rồi chịu giam cầm trong nơi hoang thú, hầu để gánh tội oan cho cái dòng họ khốn nạn, tới bây giờ người mợ thương lắm cùng cũng dứt áo bỏ mợ. Còn cái gì mà để mợ luyến tiếc? Ngẫm thay cái dòng đời nó đối quá bạc với số phận mợ, thì thôi, mợ hầu cũng muốn trở ra nắm quyền dặt đầu cái nhà Thanh này một lần.
Dân Ninh, bạn tù của mợ, cũng từng dạy mợ một câu rằng:“Hễ mày sống hiền thì có đức đấy, nhưng mày hiền trong cái tâm, chứ mày hiền quá, mày nhịn hoài người ta cũng tưởng mày là con thú, muốn dặt đầu thế nào cũng được. Trước khi người ta giơ tay nắm chân mày, mày phải giương gậy đánh vào lưng nó.”
Bây giờ mợ mới quyết, trước khi để người ta cầm quân chiếu tướng, mợ phải cao hơn một nước để chống trả lại.
...
Mợ đứng dậy đi qua buồng cậu Sang để thăm dò việc cưới hỏi. Trước đây, cùng cốn lắm người ta chỉ nghĩ mợ quản việc giúp nhà Thanh, còn địa vị trong nhà thì chưa rành mạch, nên mợ thiết nghĩ, nếu trở thành dâu trưởng, là mợ cả của nhà thì ắt rằng mợ toàn quyền coi trách từ trên xuống dưới.
“Cậu Sang, cậu còn thức đó chớ? Tôi có chuyện muốn thưa với cậu.”
“Ồ, em vào đi.”
Từ ngày má mất, Thanh Đức Sang cũng trở nên đứng đắn hơn. Thỉnh lâu thì qua lại ở lầu xanh, chứ còn mọi việc đồng áng, nhà máy thì cậu nắm trong tay trước. Xuân giơ tay nắm đuôi tóc thắt chặt lại sau gáy, rồi mợ bình thản thưa rằng:
“Từ ngày đó cho tới bây giờ, tôi nghĩ thông suốt lắm rồi mới dám thưa với cậu. Dầu gì, nếu cậu Sang không chấp nhứt chuyện năm xưa, thì tôi muốn một cái đám cưới với cậu, gọi là có phận đặng đường hoàng ở trong nhà nầy. Cậu biết tôi tới ngày hôm nay đã chịu nhiều tiếng ra lời vào, ngặt nỗi tôi sao cũng phải đành phận làm trọn di nguyện của má. Chỉ xin nhờ cậu thương cho tôi một chữ phận đường hoàng, sau nầy cậu có lấy bao nhiêu vợ, tôi cũng sẽ nhận mình như vợ bé, không so đo với ai mà an phận thủ thường, mỗi lo chuyện sổ sách. Coi như cậu thương tình tôi, cũng chẳng cần đám cưới to nhỏ làm chi. Còn nếu cậu không ưng, thì tôi phép ra ngoài vì nhỡ phiền cậu đêm hôm vậy.”
Cậu Sang rít một hơi thuốc dài trên miệng, dập đầu thuốc xuống gạt tàn, hai khóe miệng nhả khói nhảy ngùn. Rồi cậu từ tốn cười, đứng dậy trở vô trong buồng lấy một cái hộp thật to, giấu dưới nệm giường.
“Ngày xưa, cái ngày mà em bước chơn vô nhà, rồi xưng danh là vợ thằng Trọng, tôi biết là tôi đã mến em hơn bất cứ con ả nào tôi từng gặp. Dầu cho em có khước từ một thiếu gia danh vọng như tôi, dầu cho em có khinh tôi ra phận rẻ rúng, thì tôi vẫn thương em như cái hồi đầu tôi gặp em vậy. Dẫu tôi biết ngày ấy tôi làm điều trái khuấy với em ra sao, tới giờ cũng không biết lấy chi để đắp bù. Thôi thì, đời nầy tôi nợ em một lần lầm lỗi. Đời nầy chỉ có thể đền cho em một cái đám cưới và nửa đời hạnh phúc về sau.”
Mợ Xuân chừng như kinh ngạc quá độ, trong lòng mợ tự dưng thảng thốt trước cái cách mà cậu Sang giãi bày tình cảm đối với mợ. Mợ biết cái mà mợ đang nói xuôi đi ngoảnh lại cũng nhằm nhằm vô cái mục đích giả tạo của mợ, vô cái hoạch định vốn có của mợ. Nhưng mợ không ngờ đến sự tình sẽ xảy đến với mợ như thế nầy.
Chừng như đứng trước một khối tình quá lớn lao mà cậu Sang đã trót đeo mang vào mợ, thì y như rằng mợ cũng muốn thao thức đáp lại khối tình ấy một cái gật đầu thật theo ý muốn. Rồi cậu Sang mở cái hộp đính đầy ngọc, nâng niu và đeo vào tay mợ chiếc nhẫn trác bằng vàng óng.
“Trước đây chẳng làm gì cho em như ý, hôm nay xin em giữ cho chân tình của tôi, quên ân oán, cho tôi một lần không bõ công thương nhớ em.”
Mợ Xuân cúi đầu, nước mắt đã lưng tròng nhưng không muốn cậu thấy, lặng lẽ đứng dậy rồi gật đầu một cái, mở cửa bước về. Cũng không biết, là mợ khóc vì chân tình của cậu, hay mợ khóc vì cảm giác tội lỗi của mợ.
“Cảm ơn em vì đã chịu ngoảnh đến tôi. Mảnh tình này chắp vá đến đâu, tôi cũng chịu ngó lơ dù hay chăng đã bén đi một tâm hồn trong trắng.”
***
Sau hai ngày tiệc tùng hoan hỷ, mợ Xuân đường đường chính chính trở thành mợ cả, cũng là người đàn bà đứng thứ hai trong nhà. Mọi chuyện sổ sách, thu chi đều một tay mợ nắm hết. Ở ngoài người ta lắm điều đàm tiếu, nhưng mợ cũng thây kệ. Mợ cả bây giờ sẽ một tay nắm quyền cái nhà này, mọi ai lộng hành làm sự gì mà chưa qua phép của mợ, đều phải chịu trừng phạt.
Sáng hôm. Cậu Trọng ra ngoài từ sớm để đánh xe đi bàn chuyện công ăn với cậu Sang. Ở nhà chỉ còn hai người đàn bà. Ngoài hiên trời đổ nắng dữ dội. Dưới chái bếp còn hun lên ngọn khói ngùn ngụt, bọn gia nhân cứ chốc chốc lại chạy xuôi chạy ngược làm cho kịp buổi ăn trưa.
Mợ cả đương ở nhà chính, bàn chuyện sổ sách với các bà Hội đồng trấn khác. Mợ có cái khéo ăn nói lắm cho nên ai cũng quý mợ quá chừng. Từ ngày mợ cả lên nắm quyền, công việc làm ăn trong nhà phất lên như diều gặp gió. Bởi vậy mới nói, người ta muốn chê mợ hư hỏng vì cái ngày hồi xưa, thì bây giờ mở miệng cũng thấy ngượng mất dăm phần.
“Đấy, tôi tính ruộng đất của nhà cô thế đấy, cô xem có thiếu thạt hay dư giả ra bao nhiêu thì báo cho tôi bấy nhiêu. Chứ hồi trước tới giờ tôi tính vẫn chưa sót của ai một đồng cắc nào cả! Hà hà, thế đấy, chuyện làm ăn một phải ra một, hai phải ra hai đấy cô ạ!” bà Hội đồng Nguyên vừa nói vừa cười một tràng hào sảng.
“Dạ chứ, tôi biết cái tính bà Nguyên mà. Dào ôi, cũng sắp ra thửng trưa rồi, bà có rảnh chơn thì nấn ná lại đặng tôi mời bà một mâm cơm. Rồi tôi sắp cho bà một phòng nghỉ trưa, đặng chiều mát rồi bà hẵng về.”
Mợ cả cười hiền vừa nói, còn bà Hội đồng thì quả chí khen tài hiếu khách của nhà Thanh, nhưng bận vì chuyện nhà cửa nên phép đánh xe đi về, rảnh bữa nào lại đi lên nom nhang khói bà Thanh quá cố.
Mợ Xuân dọn ấm, chén xuống bếp thì gặp vợ của cậu Trọng. Mợ Ba vấn tóc gọn gàng trong cái kẹp hoa trổ khắc bằng ngà. Bất chợt, mợ Hai nhớ những ngày trước khi còn chung sống với người thương, chàng cũng từng tặng cho mợ cái kẹp y vậy. Lúc đó mợ đã mừng biết bao nhiêu, nhưng bây giờ mỗi con người đã thay đổi. Tình cảm sâu nặng với cậu không còn nguyên vẹn, tuy vậy mợ vẫn giữ trong mình một thứ cảm thiện như là hối tiếc những kỷ niệm xưa. Rồi cái cuộc đời hiện thực lại nhắc mợ trở lại với thế tình: làm vợ cậu Sang, làm mợ Hai, người đàn bà đứng đầu Thanh gia. Nghĩ vậy, mợ càng rắn rỏi, mợ phải đối diện với tiếng đời.
- Tôi không ngờ có ngày mợ dám đứng lên đôi co với chồng tôi như vậy.
Mợ Ba nhếch môi một cái, hai tay đan trước ngực.
- Nếu mợ Ba còn chưa nhớ, tôi nhắc lại, dầu gì tôi cũng là dâu trưởng, trước đây má còn giao phó cho tôi trọng trách cai quản, chứ không phải mợ. Nếu tôi có đứng lên đôi co với cậu Trọng những chuyện đáng lẽ, cũng không phải việc gì quá ghê gớm phải làm mợ tốn hao công khinh rẻ như vậy.
Mợ Ba đuối lý, liền cau có mím môi, vì trước giờ mợ vẫn luôn đeo mang trong mình danh giá của dòng họ, ỷ gia thế mà tự cho mình quyền làm càn trong nhà. Đợi tới lúc chồng về, thì mợ lại nhập vai vợ hiền săn sóc tốt kỹ cho chồng. Người làm người ở trong nhà có gan lắm cũng không dám mở miệng thưa thốt lại điều gì, nhưng trong tâm can của mọi người ai cũng không ưa nổi.
- Chẳng phải mợ Hai đây cũng từng bước hóa rồng hóa rắn hay sao? Vốn dĩ một ả đàn bà từng ra vào tù tội như cơm bữa, một chốc lát được bà Thanh nhấc lên vì thấy tội, lạm quyền đó mà mợ đi cưới anh chồng của mình, tôi còn chẳng biết mợ lấy đâu ra những cớ sách đó đây? Dẫu mợ không nể nang ai thì cũng đừng khinh mặt mày của thiên hạ người ta nhìn vào nhà chồng tôi nữa chớ.
- Xem mợ Ba nói hay thật. Trước đến giờ, chuyện trong nhà chớ có hé ra ngoài thềm cửa, người có nghe có thấy cũng giữ lấy trong dạ vờ như câm điếc. Mợ Ba đây có yêu chồng quá, thì trước nhất phải biết giữ mặt giữ mày cho cậu ấy chứ, kẻo sau nầy lại có kẻ nói rằng nhà nầy có cô mợ Ba không hiểu chuyện lại còn mà đỏng đảnh, ưa chiều. Ấy thế lại khó cho chồng mợ bấy nhiêu.
Nói rồi mợ Hai quay ngoắt bước đi ra sau buồng. Còn mợ Ba đứng đó vừa bốc lửa giận vừa rủa thầm trong lòng, rằng thì con ả ấy còn ngông nghênh tới bao giờ, rồi thì phải tới cái lúc, Kiều Đào nầy phải đích thân xuống tay với ả mà thôi.
***
Giữa trưa. Thanh Đức Sang, Thanh Đức Trọng cùng lúc về tới nhà. Hôm nay thương xã vắng, nhà máy đang tu sửa, không còn gì đáng lo nên hầu như cả tuần nay hai cậu được lúc rỗi rãi hơn cả. Cậu Sang lúc nào cũng tỏ yêu vợ trước nhất, cứ như các ông Tây bị vậy, vừa bước đến thềm cửa đã một tay ôm choàng vợ, dẫu cho hôm nào mặt cậu cũng lạnh tanh lạnh toát, vậy mà có mỗi lúc nhìn vợ thì hai con ngươi hóa chốc dịu dàng vô cùng.
Lại nói đến cậu út nhà Thanh. Vốn dĩ cậu cưới Kiều Đào là may ra muốn hộ bị tiền của nhà. Nói trắng ra thì cậu rõ là một kẻ đào mỏ. Nhưng dẫu sao, "con người trước kia" vẫn luôn đeo mang tấm thiện tình, để bù đắp cho người con gái về nhà chồng mà lại chẳng cưu mang được chút gì thương yêu của chồng, cậu Trọng bấy lâu nay luôn nâng niu, mềm mại yêu chiều Kiều Đào biết mấy. Chắc vì lẽ thế, nên cô ả mới thói càng sinh thói, sau cùng lại nhẫn tâm đi bỏ bùa mê thuốc lú cho con người đứng đắn ấy trở nên "sợ em ngã, cứ ngã lên tấm thân anh".
Mâm cơm trưa tươm tất, còn hun lên hương khói thoảng qua, tụi gia nhân tất tả chạy qua rồi lại, đứa lau cái này đứa chùi cái nọ, mặt ai nấy nín thinh, tẻ ngắt, hồi lâu chúng nó lại kéo đi về sau nhà, bốn bề trở về với cái cô quạng vốn dĩ.
- Hôm nay cả chồng em cả anh Hai đều về sớm. Vừa hay em đây lại có chuyện muốn thưa trình với các anh. - Mợ Ba buông lời dẻo miệng vừa ỏng a ỏng ẹo làm dáng, cậu Trọng thấy thế chộp qua eo nàng ta, cười tươi rói, cậu Sang còn rõ tiếc một ngó mắt, nhấc ghế cho cả mình cả vợ, mân mê cổ tay gấp nếp.
Mợ Hai thấy vậy thôi thì cũng hẵng ngồi vào xem cô ả lại chiêu trò gì mà lại dùng tới màn dạo đầu khó coi tới vậy. Kiều Đào đưa tay thong thả vén hai sợi tóc tơ, ngước đôi mắt tròn nguậy:
- Hổm rày em có đi chơi ngoài thị xã. Chị em cô bác ngoài đấy rộn ràng lắm cơ. Nghe đâu cuối tuần họ mở tiệc nhảy đầm chớ chi. Chẳng qua là có hội người ta từ Tây lặn lội sang đây du chơi, sẵn tiện dạy người mình nhảy đầm. Nhảy đầm nhưng minh bạch, trong sáng lắm đó đa. Nhảy đầm chứ chớ có tầm bậy tầm bạ chi hết. Họ cũng mời nhà mình nữa. Còn nghe nói bữa đó mấy ông lớn cũng tới. Biết đâu chừng gặp anh Sang, họ lại quý rồi nói tới chuyện làm ăn thì sao. Dẫu gì chăng nữa, em thấy từ dạo má mất tới nay, nhà mình còn hẵng u ám, nặng nề, hổng bằng đi đâu đi đó cho khuây cái đầu, phải hông anh Hai?
Thanh Sang giả ngó lơ nơi khác, tỏ ý rất khinh:
- Má mới mất chưa tròn nửa năm, con cái nhà Thanh đã xúng xính đi chơi. Em dâu hẵng còn xuân thì, thích đi đây đó, chớ chừng như vợ tôi, việc nhà lo cả tay chân e chưa xuể.
Thanh Sang vừa nói vừa ngụ ý chê bai thói xấu của em dâu, vừa thẳng thắn bỉ mặt em dâu trước cả nhà. Kiều Đào nín thinh, hai mắt lia lịa bộ lúng túng, có ý liếc ngang chồng, dễ gì phải bùa, chồng cũng nói lại cho ả.
- Anh Hai. Vợ em có ý phải. Cả năm trời chỉ làm ăn trong vùng, có biết thế tây thế ta nó ra sao. Bộ mấy ông tây, họ làm ăn ghê gớm, học lỏm được cái chi thì hay cái ấy.
- Ngoài đàng họ còn hẵng chưa nguôi việc vợ anh. Vậy mà bây giờ còn dắt nhau đi tiệc tùng, hễ sau nầy còn coi ra cái giống gì. Em chẳng nhớ, lúc đương thời má trọng danh dự là bao. Việc làm ăn hẵng còn dài, chớ có chạy mất đâu mà hoảng.
Thanh Sang muốn nói đến chuyện đồn đãi về mợ Hai. Người ngoài chưa tỏ, đã hấp tấp bêu riếu mợ Hai, lúc còn trinh nguyên thì bám riết vô cậu Trọng hòng ăn sung mặc sướng. Tới giờ dẫu bị chà đạp như con chó ghẻ, lại rắp tâm bỏ bùa bà Thanh, để đến cuối đời bà ấy bà giao cho chức phận ở lại. Trong nhà đi còn hẵng chưa mòn gót chân, đã dang díu với anh chồng cũ đòi danh phận mà nghênh mặt. Mợ Hai nghe nhiễu, nhưng cũng nín thinh. Chồng mợ cũng nghe, giận tức tưởi.
- Thôi mình, mợ Ba dẫu gì cũng có ý phải. Cứ cho mình đến đó tìm gặp bạn làm ăn, không có thì thôi, nhà mình tiện đường ra Vũng Tàu thăm Thanh Uyên. Cả mấy tháng trời rồi chớ ít, nhà mình chưa ngỏ mặt cổ. Đơn côi một thân gái mà ăn ở trên đó, biết chừng có đủ cơm gạo không.
Cậu Hai nghe vậy lấy điều có lý, tự dưng nhắc tới Thanh Uyên, làm cậu cũng xốn xang quá chừng.
- Ừa. Tính vậy cũng được.
Xong xuôi, người nào người nấy rời đi khuất. Mợ Ba ra sau hè, ngó ngang ngó dọc không thấy bóng ai, mới rón rén luồng qua cửa sau, nơi ấy cỏ mọc um tùm, che khuất cánh cửa lim. Qua song sắt cánh cửa, mợ ghé tai thì thào với một người đàn ông lạ, vấp dáng cao lớn.
Cánh môi mợ, cười đắc chí.
**********
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro