EDUCATED - TỰ TRUYỆN VỀ MỘT CÔ GÁI 17 TUỔI MỚI BẮT ĐẦU HỌC VÀ TRỞ THÀNH TIẾN SỸ.
Nếu bạn nghĩ rằng ở Mỹ không có những gia đình cổ hủ, giáo điều, giữ chặt những truyền thống hơn trăm năm, thì cuốn tự truyện này sẽ cho bạn thấy 1 điều vô cùng sửng sốt như việc cô giáo cho con gái mặc váy múa ba lê sẽ bị coi là "Chỉ có điếm mới mặc thứ đó".
Là một trong những cuốn sách được đánh giá cao nhất trên goodreads năm 2018. Còn mình biết cuốn này qua giới thiệu và review của Bill Gates trên blog của ông.
Nếu bạn nghĩ rằng ở Mỹ không có những gia đình cổ hủ, giáo điều, giữ chặt những truyền thống hơn trăm năm, thì cuốn tự truyện này sẽ cho bạn thấy 1 điều vô cùng sửng sốt như việc cô giáo cho con gái mặc váy múa ba lê sẽ bị coi là "Chỉ có điếm mới mặc thứ đó".
Là một trong những cuốn sách được đánh giá cao nhất trên goodreads năm 2018. Còn mình biết cuốn này qua giới thiệu và review của Bill Gates trên blog của ông.
Bill Gates viết rằng bản thân ông là một người tự học rất giỏi. Nhưng vẫn vô cùng ngạc nhiên về nghị lực của Tara Westover, một cô gái 17 tuổi mới bắt đầu học rồi sau này đạt tới học vị Tiến sỹ trường đại học Cambridge - Anh quốc.
Đó là điều kinh ngạc vì Tara sống ở Mỹ chứ không phải nơi tận cùng nào trên thế giới, nhưng mãi sắp tới tuổi 18 cô mới biết thế giới bên ngoài là gì, kiến thức là gì, học là gì... 1 trang giấy trắng ở tuổi 17.
Qua Educated, 1 cuốn hồi ký của chính tác giả, sẽ đưa người đọc đến với một thế giới nhỏ của những gia đình theo đạo Mạc Môn, là một nhánh nhỏ thuộc tách ra từ đạo Tinh Lành. Những gia đình Mạc Môn không chấp nhận trợ cấp hay tiện ích cơ bản như điện, nước, internet của chính phủ vì điều đó phạm vào giới luật tôn giáo. Có những gia đình Mạc môn đưa con em mình học ở trong trường học dành riêng cho tín đồ, nhưng gia đình Tara còn thủ cựu đến mức họ không chấp nhận cả những gia đình Mạc môn khác. Vì thế Tara cùng các anh của mình lớn lên trong sự dạy bảo của bố mẹ và tôn giáo, cùng đi tới các bãi phế liệu để làm việc và được trả công rẻ mạt.
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CÔ GÁI NÔNG THÔN MỸ
TRỞ THÀNH TIẾN SỸ ANH QUỐC.
Tara nói rằng cả thế giới của mình trước đó chỉ xoay quanh 3 thứ: tôn giáo, gia đình, và bãi phế liệu trước khi cô phát hiện thấy tình yêu ở ở trong tri thức. Đặc biệt là môn lịch sử, môn học sau này đã đưa cô tới học vị Tiến Sỹ.
Tara có những lần lái xe hàng tiếng đồng hồ để nghe giảng lượng giác, phải làm bảo vệ, lau dọn nhà thuê để có tiền trang trải cho cuộc sống để được học.khi học ở một ngôi trường xoàng xĩnh, Tara cũng không thể hoà nhập với các nữ sinh khác trong vấn đề thẩm mỹ và tôn giáo. Trong mắt họ, cô luôn là thiếu nữ nông thôn mới đặt chân đến thành thị. Vì thế Tara càng vùi đầu vào học vì cô biết mình không có tố chất thông minh, bị hổng kiến thức rất nhiều nhưng vẫn nỗ lực để học.
Ngoài ra Tara còn phải tuyệt giao với gia đình vì họ phản đối việc cô bước ra khỏi vòng tròn bảo vệ của gia đình để lao vào cuộc sống xấu xa bên ngoài. Thậm chi anh trai Tara còn doạ sẽ đánh què chân để cô không bao giờ học và bước ra ngoài thế giới được nữa.
Educated là cuốn sách nói về việc không quan trọng bạn bắt đầu từ đâu, muộn thế nào, dẫu phải trả một cái giá đắt vô cùng thì sự tự do và ước muốn được là chính mình sẽ bù đắp hết tất cả.
NẾU ĐƯỢC CHỌN 1 CÁI TÊN KHÁC
Bỏ qua vấn đề dịch thuật, cá nhân mình nếu được chọn thì thích tựa sách là "Chọn học" sau khi đọc ,và khi mình cầm sách đọc ở quán thì có bạn không biết hỏi "Cuốn này là sách kĩ năng, hay nói về ích lợi của việc học ở trường".
Theo cách hiểu của bạn ấy là đến trường học là lựa chọn tốt nhất có thể đối với 1 thanh thiếu niên. Chữ "được" là một đặc quyền và may mắn".
Mình giải thích với bạn ấy là tác giả có đi học đại học, có bằng cấp nhưng không theo cách giáo dục bình thường chúng ta biết. Đó, đấy chính là điều làm mình lấn cấn với tựa sách "Được học" nó sẽ làm cho nhiều người đọc Việt Nam hiểu theo cách "học" truyền thống, theo từng cấp bậc. Khác hẳn sự truyền tải của tác giả
Và tui chấp nhận chữ "Học" nhưng tui nghĩ chữ "educate" còn hàm ý nhiều hơn vậy. Trong quyển Jean Brodie của Muriel Spark, bà giải thích "education" (giáo dục) trong gốc từ Latin nghĩa là "dẫn lối ra ngoài", tức bản chất của giáo dục là mở rộng trải nghiệm sống từ sách vở ra ngoài đời.
Mark Twain từng bảo: "Đừng để trường lớp ảnh hưởng đến con đường giáo dục (education) của bạn." Đầu quyển sách "Educated" dẫn lại câu của John Dewey: "education (giáo dục)...là quá trình không ngừng tái tạo trải nghiệm bản thân", đây cũng là ý tưởng chính của cuốn sách. "Education" không phải chỉ là việc đến trường, mà là toàn bộ quá trình mở rộng chính mình với tất cả mọi thứ xung quanh, để tiếp thu và ứng phó với nó, từ sự vật, cỏ cây, xã hội, con người, cho tới những thứ gần nhất như cha mẹ, tuổi thơ của mình".
Cuối cùng đây vẫn là một cuốn tự truyện, hồi ký rất đáng đọc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro