Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN 


CHỐNG CHỈ ĐỊNH ÂM HƯ PHIỀN NHIỆT, TỲ HƯ TIẾT TẢ KHÔNG NÊ DÙNG.

Tên khác: Vương Liên, Thượng thảo, đống liên, trích đởm chi, xuyên hoàng liên

Đặc điểm thực vật: Hoàng liên là cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15 -35 cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ. Lá mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 -12 cm. Phiến lá gồm 3 – 5 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy có mép răng cưa. Mùa xuân sinh trục dài chừng 10 – 12cm trên chia làm 2 hoặc nhiều nhánh mang 3 – 8 hoa. Có 5 lá đai màu vàng luc, cánh hoa hình mũi mác dài bằng 1/2 lá đài, có nhiều nhị dài gần bằng cánh hoa, có nhiều lá noãn rời nhau. Quả đại có cuống, trong chứa 7 – 8 hạt màu xám. Thời kì nở hoa vào tháng 2 – 4 và quả có từ tháng 3 đến tháng 6.

Đặc điểm phân bố: Hoàng liên ưa chỗ lạnh, mát, ẩm thấp (không ưa chỗ nóng nhiều, khô ráo và nhiều ánh sáng) nhiệt độ nơi trồng phải thấp dưới 30oC, đất dẽ tháo nước, tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Khi trồng có thể dùng phân chuồng,phân xanh; nếu đất chua có thể dùng thêm vôi.

Hoàng liên trồng bằng hạt. Người ta thường trộn hạt lẫn với cát nhỏ theo tỉ lệ 1:1 rồi đem gieo. Khi cây có 5 – 6 lá đem trồng thành hàng cách nhau 40 cm, cây nọ cách cây kia 30 cm. Thường trồng vào mùa xuân.

Hàng năm thường thu hái hoàng liên vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông (trước khi có tuyết ở những nơi lạnh). Hoàng liên trồng thì thu hái sau khi cây được 4 – 5 năm. Đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt loại thân, lá, đem phơi, sấy khô rồi đóng gói. Ở Trung Quốc ngoài việc dùng sống còn đem sao với rượu hoặc chế thành du hoàng liên (tẩm hoàng liên với nước sắc của ngô thù du đem sao nhẹ) hay khương hoàng liên (tẩm hoàng liên với nước ép của gừng tươi sao nhẹ).

Thành phần hóa học: Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid, hàm lượng từ 5 – 8%. Chủ yếu là berberin, ngoài ra còn chứa , coptisin, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin worenin, columbanin và alcaloid có nhân phenol và alcaloid không có nhân phenol.

Cả cây hoàng liên đều có alcaloid nhưng tỷ lệ trong các bộ phận của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Vào khoảng tháng 9 – 10 ở thân rễ và rễ nhỏ có hàm lượng berberin cao. Ở lá già trước khi rụng, vào khoảng tháng 7 – 10 có hàm lượng alcaloid cao. Ở hoa có khoảng 0,56% và hạt chứa 0,23% berberin. Ngoài alcaloid trong rễ hoàng liên còn có tinh bột, acid hữu cơ như acid ferulic...


*Tác dụng:

+tác dụng kháng khuẩn:

một trong các hoạt chất của hoàng liên là berberin, có phổ khuẩn rộng trong thí nghiệm:

 -có tác dụng ức chế mạnh đối với streptococcus pneuminiae, neisseria menigitidis và staphylococcus aureus. thuốc có tác dụng ức chế mạnh đốiv ới vi khuẩn gây lị nhất là shigella dysenteriae và S. flexneri. thuốc có hiệu quả hơn thuốc sulfa nhưng kém hơn streptomicine hoặc chloramphenicol. thuốc không có dác dụng đối với shigella sonnei, pseudomonas aeruginosa và samonellaparatyphi, nước sắc hoàng liên có hiệu quả đối với một số vi khuẩn phát triển mà kháng với streptomicine, chloramphenicol và oxytetracyline hydrochloride, hoạt chất kháng khuẩn của hoàng liên được coi là do berberin, khi sao lên thì lượng berberin kháng khuẩn thấp đi. nhiều báo cáo cho thấy độ hiệu quả khác biệt của hoàng liên đối với vi trùng lao, nhưng không có tác dụng như thuốc INH. hoạt chất kháng khuẩn của hoàng liên thường được coi là do berberin, khi sao lên thì lượng berberin  kháng khuẩn thấp đi.

+tác dụng kháng virus: thí nghiệm trên phôi gà chứng minh rằng hoàng liên có tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau.

+ Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại nấm. Nước sắc Hoàng liên và Berberin tương đối có tác dụng mạnh diệt Leptospira.

+ Tác dụng chống ho gà: Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của Hoàng liên đối với ho gà có khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy trong thí nghiệm tập trung Hoàng liên ức chế sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơn Streptomycine hoặc Chloramphenicol, ít nhất là thuốc có tác dụng lâm sàng.tuy nhiên, nghiên cứu khác trên heo Hà Lan, cho uống Hoàng liên thì lại không làm giảm tỉ lệ tử vong.
+ Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch chiết Berberin cho mèo, chó và thỏ đã được gây mê và chuột không gây mê thấy huyết áp giảm. Liều lượng bình thường, hiệu quả không kéo dài, liều lập lại cho kết quả không cao hơn. Hiệu quả này xẩy ra dù tác dụng trợ tim ảnh hưởng đến lượng máu tim gây nên bởi liều thuốc này. Huyết áp giảm dường như liên hệ với việc tăng dãn mạch, cũng như có sự gia tăng đồng bộ ở lách, thận và tay chân.

+ Tác dụng nội tiết: Berberin cũng có tác dụng kháng Adrenalin. Thí dụ: đang khi Berberin làm hạ áp thì phản xạ tăng – hạ của Adrenalin giảm rất nhiều nhưng phụ hồi lại nhanh. Berberin cũng dung hòa sự rối loạn của Adrenalin và các hợp chất liên hệ.

+ Tác dụng đối với hệ mật: Berberin có tác dụng lợi mật và có thể làm tăng việc tạo nên mật cũng như làm giảm độ dính của mật. Dùng Beberin rất hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm mật mạn tính.

+ Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Berberine dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích vỏ não, trong khi đó, liều lớn lại tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não.

+ Tác dụng kháng viêm: Lịch sử nghiên cứu chất Granulomas gây ra bởi dầu cotton trên chuột nhắt cho thấy chất Berberin làm gia tăng đáp ứng kháng viêm của thể. Chất ethanol chiết xuất của Hoàng liên có tác dụng kháng viêm khi cho vào tại chỗ, nó làm cho chất Granulomas co lại. Hiệu quả này giống như tác dụng của thuốc Butazolidin.

+ Uống berberin sulfat hấp thu chậm, sau 8 giờ mới đạt giá trị hấp thu cao nhất, phân bố nhanh vào tim, thận , gan, nồng độ trong máu khó duy trì, uống 2g mỗi lần chưa thấy hiện tượng gì. Nhưng uống liều lớn có thể gây giảm huyết áp, gây hiện tượng ức chế hô hấp cấp tính.

Công dụng và liều dùng:

Hoàng liên đươc dùng để trị các bệnh :

– Lỵ amid và lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 3 – 6 g chia làm 3 lần uống trong 7 – 15 ngày, dưới dang thuốc sắc.

– Chữa viêm dạ dày và ruột: Ngày dùng 3 – 4 g dạng cao lỏng.

– Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc): Dùng dung dịch hoàng liên 5 – 30 % nhỏ vào mắt.

– Viêm tai giữa có mủ: Dùng dung dich boric bột 3 g thêm nước cất, đun sôi 1 giờ, lọc, thêm nước cất cho đủ 100 ml, tiệt trùng rồi nhỏ vào tai mỗi ngày 2 – 3 lần .

– Ngoài ra hoàng liên còn được dùng để chữa bệnh sốt nóng nhiều, vật vã mất ngủ; chữa bệnh trĩ, thổ huyết, chảy máu cam, chữa mụn nhọt có mủ, nhiễm khuẩn. Người ta thường kết hợp với một số vị thuốc khác.

– Berberin dược dùng để chữa lỵ, ỉa chảy, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu... Một ngày uống 0,2 – 0,4 g berberin clorid chia làm 2 – 3 lần (dạng viên 100 mg, 50 mg và 10 mg).

Phối phương:

1. khích thích tiêu hóa: bột hoàng liên 0,5gr, bột đại hoàng 1g, bột quế chi 0,75g. các vị trôn j đều chia ba lần uống trong ngày.

2. sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách: hoàng liên, đại hoàng, chi tử mỗi vị 8g, sắc uống.

3. lỵ: hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g, ngày uống 2 lần. có thể phối hợp với mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với bạch đầu ông, hoàng bá sắc nước uống.

4. đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt: hoàng liên, dành, hoa cúc, mỗi vị 8g, bạc hà, xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần. hoặc dùng dung dịch hoàng liên 5-30% làm thuốc nhỏ mắt.

5. trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm  miệng, lở môi: hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.








Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro