Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thư tín dụng LC

Tín dụng chứng từ là 1 thoả thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện 1 cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp

5 đặc điểm cơ bản của giao dịch LC là:

-LC là hợp đồng kinh tế hai bên

-LC độc lập với hợp đồng cơ sở hàng hóa

-LC chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ

-LC yêu cầu tuân thủ chặt chẽ bộ chứng từ

-LC là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro nhưng có thể bị lạm dụng trờ thanh công cụ để lừa đảo gian lận.

Nội dung LC

1. Số hiệu của thư tín dụng :

- Tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.

2. Địa điểm và ngày mở thư tín dụng:

- Địa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.

- Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có).

3. Ngày mở L/C :

- Là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi;

- Là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK;

- Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không...

4. Loại thư tín dụng:

- Khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C.

- Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau.

5. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng

- Người hưởng lợi

- Ngân hàng mở thư tín dụng

- Ngân hàng thông báo

- Ngân hàng trả tiền (nếu có)

- Ngân hàng xác nhận (nếu có)

6. Số tiền của thư tín dụng:

- Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau.

- Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác.

- Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán.

- Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được.

7. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

- Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi

- Nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó

8. Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:

- Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết.

- Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

9. Thời hạn giao hàng:

- Được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.

- Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.

- Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng.

- Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,... cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng.

10. Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:

Đây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:

Thông thường một bộ chứng từ gồm có:

- Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)

- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)

- Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)

- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

- Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality)

- Danh sách đóng gói (packing list)

- Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại

Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ

11. Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

Đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở.

Các loại LC

1. LC có thể hủy ngang (Revocable LC)

-Là LC mà người mở có quyền đề nghị NH phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng( nhà XK)

-Tuy nhiên khi hành hóa đã được giao thì, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ hoạc sửa đổi bổ sung thì lệnh này ko có giá trị.

-hầu như ko còn được áp dụng

2. -LC không thể hủy ngang (Irrevocable LC)

-Là LC mà sau khi đã mở thì NH phát hành ko được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của LC nếu ko có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NH xác nhận

-do quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo nên được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế hiện nay.

3. -LC không hủy ngang có xác nhận (confirmed irrevocable LC)

-là LC không thể hủy bỏ

-theo yêu cầu của NH phát hành, một NH khác xác nhận trả tiền cho LC này

-tỉ lệ kí quỹ có thể lên tới 100%, do có hai NH đứng lên cam kết trả tiền nên bảo đảm cho nhà xuất khẩu

-nhu cầu xác nhận LC tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của NH phát hành, tình hình kinh tế chính trị của nước NK

4. -L/C chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)

-Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.

- Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử dụng theo như L/C gốc.

- Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình.

- Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhượng nên lập bằng với số tiền bảo hiểm trong L/C gốc.

- Thư tín dụng chỉ có thể được chuyển nhượng giống như các điều khoản quy định trong L/C gốc.

5. -LC giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

- L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có cho một người thụ hưởng khác (do đó còn có tên là giáp lưng).

-L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là NH phát hành L/C giáp lưng hòan tòan chịu trách nhiệm thanh tóan bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không rang buộc bởi L/C gốc . Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hòan tòan độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C. Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hòan tòan yên tâm về thanh tóan vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2 do người trung gian mở

6. LC tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

- Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.

- Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

- Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

- Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần).

7. LC dự phòng (Standby letter of Credit)

L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.

- Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.

- Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.

8. - Reciprocal L/C - L/C đối ứng

Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành.

L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả 2 bên đều là người mua , người bán của nhau.

Việc chấp nhận và/hoặc thanh tóan của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo L/C số...ngày..do ngân hàng..phát hành (the acceptance and or payment under this L/C is valid only after our receipt of full proceeds under L/C No...dated issued by...)

L/C đối ứng xét về bản chất chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng. Ở các nước khac, đã từ lâu không còn sử dụng L/C này , song ở Việt Nam lọai L/C này vẫn còn được sử dụng, đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất, vì nó giúp các nhà kinh doanh VN có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.

9. - L/C có điều khỏan đỏ :

Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse ' receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder 's receipt )

Thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này , người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó . Khỏan ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh tóan bộ chứng từ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dùng