Thủ thuật với Nokia
Một số thủ thuật với máy Nokia
Bài viết này cung cấp cho các bạn một số thủ thuật liên quan đến máy Nokia một cách đầy đủ và chính xác. Bảo đảm là nhiều thủ thuật trong bài viết này mới được "bật mí" lần đầu tiên.
1. Các mã số bí mật của máy Nokia:
*efr0# (*3370#)
Kích hoạt chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec), cho chất lượng âm thoại tốt hơn, đồng nghĩa với việc tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ giảm từ 5% - 10%). Máy Nokia sẽ khởi động lại để chế độ này có hiệu lực.
#efr0# (#3370#)
Không dùng chế độ EFR. Phải khởi động lại.
*hrc0# (*4720#)
Kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), chất lượng âm thoại sẽ kém hơn bình thường, bù lại sẽ đỡ tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ tăng khoảng 30%). Phải sẽ khởi động lại.
#hrc0# (#4720#)
Không dùng chế độ HRC. Phải khởi động lại.
*#0000#
Xem thông tin về phần mềm (firmware) của máy. Thông tin gồm 3 dòng.
+ Phiên bản (version).
+ Ngày sản xuất.
+ Tên của phần mềm (chẳng hạn như NHL-6 đối với máy Nokia 6800).
*#srn0# (*#7760#)
Xem số xê-ri của sản phẩm (PSN).
*#war0anty# (*#92702689#)
Xem các thông tin bảo hành của máy. Thông tin này bao gồm năm hoặc sáu menu, tùy theo từng loại máy.
+ 1 (Serial Number): Số IMEI (International Mobile station Equipment Identity) của máy.
+ 2 (Made): Ngày máy được xuất xưởng.
+ 3 (Purchasing Date): Ngày mua máy. Lưu ý: bạn có thể nhập ngày mua máy vào bằng cách chọn menu Edit, nhưng chỉ nhập vào được một lần thôi và không thể sửa được.
+ 4 (Repaired): Ngày sửa máy lần sau cùng. Thông tin này do nơi bảo hành nhập vào mỗi khi bạn mang máy đến hãng để bảo hành hoặc sửa chữa.
+ 5 (Transfer User Data): Chuyển toàn bộ các thông tin được lưu trong máy sang máy tính để lưu trữ trước khi tiến hành sửa chữa máy hoặc nạp lại phần mềm. Các máy Nokia đời mới không có menu này do có thể dùng phần mềm Nokia PC Suite (trong đĩa CD kèm theo) để sao lưu dữ liệu của máy.
+ 6 (Life Timer): Tổng số thời gian thực hiện cuộc gọi (đến và đi) của máy, được ghi dưới dạng <giờ>:<phút>. Thông tin Life Timer sẽ bằng chính thông tin All Calls' Duration trong menu Call Register -> Call Duration, nếu bạn chưa chọn Clear Timers để xóa bộ đếm thời gian cuộc gọi kể từ lúc mua máy. Tuy nhiên, khác với thông tin All Calls' Duration có thể xóa được nếu biết mật mã của máy (security code, mặc định khi xuất xưởng là 12345), người dùng bình thường không thể xóa được Life Timer, và đây chính là thông số để bạn có thể nhận biết máy đã được dùng nhiều hay ít. Một số máy Nokia đời cũ không có menu này.
Để thoát khỏi màn hình các thông tin bảo hành này, phải khởi động lại máy.
*#sim0clock# (*#746025625#)
Kiểm tra xem thẻ SIM (Subscriber Identity Module) của bạn có hỗ trợ tính năng clock-stop hay không. SIM clock-stop là tính năng cho phép máy di động chuyển sang chế độ chờ khi cần thiết để tiết kiệm pin. Một số loại máy Nokia không hỗ trợ mã này.
*#rst0# (*#7780#)
Khôi phục các cài đặt mặc định của máy khi xuất xưởng (cũng có thể truy cập chức năng này thông qua menu Settings -> Restore factory settings), đòi hỏi phải nhập mật mã của máy.
*#res0wallet# (*#7370925538#)
Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật gọi là wallet, các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng, gọi là wallet code. Chức năng này cho phép xóa toàn bộ các thông tin lưu trữ trong wallet cũng như wallet code mà không cần phải biết wallet code, chỉ cần biết mật mã của máy.
*#opr0logo# (*#67705646#)
Cho phép xóa logo của nhà cung cấp dịch vụ (operator logo) trên màn hình của máy Nokia, màn hình sẽ hiển thị tên mạng mặc định. Chức năng này chỉ làm việc với các loại máy Nokia màn hình đen trắng. Đối với máy Nokia màn hình màu, xóa logo bằng cách truy cập vào menu Settings -> Display settings -> Operator logo -> Off.
*#pca0# (*#7220#)
Kích hoạt chế độ PCCCH, màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support enabled". Máy sẽ tự khởi động lại để thay đổi này có hiệu lực. PCCCH (Packet Common Control Channel) là một khái niệm chỉ có ở các máy có tính năng GPRS, cho phép thời gian chờ ngắn hơn khi thuê bao truy cập GPRS. Tuy nhiên để dùng được tính năng này, mạng di động cũng phải hỗ trợ chế độ PCCCH.
*#pcd0# (*#7230#)
Không dùng chế độ PCCCH. Màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support disabled". Máy sẽ tự khởi động lại.
xxx#
Xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong SIM card (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các SIM card lưu được 250 số điện thoại). Chẳng hạn như để xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí số 15 trong SIM card, ta phải nhập vào 15#.
*#06#
Xem số IMEI của máy. Đây là mã chuẩn của GSM nên có thể dùng cho các loại máy của các hãng khác.
Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như EFR, HRC, PCCCH, GPRS, IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 )
Hiển thị tên:
Vào menu Profiles, chọn một profile bất kỳ khác với General, chọn Personalise -> Profile name, gõ vào tên của bạn, sau đó chọn activate để kích hoạt profile này, tên của bạn sẽ hiển thị trên màn hình. Với các máy Nokia có phần mềm tiếng Việt, bạn có thể nhập tên của mình với đầy đủ dấu.
Hiển thị số điện thoại:
Vào menu Call register -> Call costs -> Call cost settings -> Show costs in -> Currency. Chọn Unit price là 1, Currency name nhập mã mạng di động đang dùng (thí dụ 090 đối với MobiFone). Sau đó vào Call cost limit, chọn On, nhập vào giá trị Limit bằng chính số điện thoại của bạn (thí dụ 3599995). Thoát về màn hình chờ sẽ thấy số điện thoại của bạn hiển thị trên màn hình.
Kiểm tra tình trạng khóa máy và mở khóa (unlock) cho máy Nokia:
Các mạng di động nước ngoài thường có chính sách bán máy với giá rất rẻ, thậm chí miễn phí máy đầu cuối đối với các thuê bao hòa mạng của họ. Nhưng ngược lại, máy đó không thể đem dùng ở các mạng di động khác. Để làm được điều đó, các máy di động phải hỗ trợ một số chức năng khóa máy, tức là không cho phép sử dụng điện thoại với các mạng khác hoặc dùng với SIM khác. Đối với điện thoại di động Nokia, có bốn loại khóa máy sau đây:
+ Loại 1: MCC+MNC (Mobile Country Code + Mobile Network Code) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một mạng di động cho trước.
+ Loại 2: GID1 (Group Identifier level 1) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một nhóm SIM nhất định.
+ Loại 3: GID2 (Group Identifier level 2) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một chủng loại SIM nhất định.
+ Loại 4: IMSI (International Mobile Subscriber Identity) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy di động với một SIM cho trước.
Để kiểm tra xem máy bạn có bị khóa loại nào không, ta dùng các mã số sau:
Loại 1: #pw+1234567890+1#
Loại 2: #pw+1234567890+2#
Loại 3: #pw+1234567890+3#
Loại 4: #pw+1234567890+4#
Cách nhập các chuỗi mã trên vào máy di động như sau: các ký tự "#" và "0"-"9" nhập từ bàn phím như thông thường. Để có ký tự "+" ấn phím "*" 2 lần, ký tự "p" ấn phím "*" 3 lần, ký tự "w" ấn phím "*" 4 lần.
Nếu máy hiển thị kết quả là "SIM was not restricted" có nghĩa là máy của bạn không bị khóa. Còn nếu kết quả là "Code error" thì máy đã bị khóa với một loại khóa tương ứng, điều đó nghĩa là có thể không dùng được máy đó với một SIM khác hoặc với một mạng di động khác.
Nếu máy bị khóa, ta có thể dùng một trong các mã số sau để mở khóa cho từng loại tương ứng. Khi nhập nhớ tháo thẻ SIM ra khỏi máy. Có bảy loại mã để mở khóa như sau:
Mã 1: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+1#, mở khóa loại 1 (MCC+MNC lock).
Mã 2: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+2#, mở khóa loại 2 (GID1 lock).
Mã 3: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+3#, mở khóa loại 3 (GID2 lock).
Mã 4: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+4#, mở khóa loại 4 (IMSI lock).
Mã 5: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+5#, mở khóa loại 1 và 2.
Mã 6: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+6#, mở khóa loại 1, 2 và 3.
Mã 7: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+7#, mở khóa loại 1, 2, 3 và 4.
Các chuỗi số xxxxxxxxxxxxxxx (bao gồm 15 chữ số) được tạo ra bằng các chương trình gọi là DCT4 Calculator. Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình loại này, hoặc có thể tải về từ các địa chỉ như
_http://www.unlockeasy.net
or:
_http://www.uniquesw.com
Hãy nhập vào số IMEI của máy và chọn mạng mà máy bị khóa vào, chương trình sẽ tính toán ra các chuỗi số tương ứng cho bạn. Chẳng hạn, nếu máy Nokia của bạn được mua từ châu Âu và chỉ được phép sử dụng với mạng Vodafone ở Anh, trong chương trình DCT4 Calculator, bạn hãy chọn Operator là Vodafone United Kingdom. Số IMEI có thể xem ở sau thân máy hoặc bấm *#06# để xem.
Lưu ý quan trọng: Tất cả các mã số trên, kể cả các mã số dùng để kiểm tra trạng thái khóa máy, khi nhập vào nếu kết quả trả về là "Code error" thì bạn chỉ có thể nhập tối đa 5 lần. Nếu nhập nhiều hơn thì máy có thể bị khóa vĩnh viễn, khi đó chỉ có thể mở khóa được bằng cách kết nối với cáp cùng với các thiết bị phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Hãy cẩn thận khi dùng các mã số trên.
Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 ...).
Thông tin này các bạn tham khảo và chưa được kiểm chứng độ chính xác về mã số nơi sản xuất. Số IMEI gồm 15 số và được tách ra 5 cụm số như sau:
12 3456 78 901234 5
-12 = Manufacturer
+52 = Ericsson
+44 = Motorola
+49 = Nokia
-3456 = Type Approval Code
+0518-0523 = 6110
+3002 = 6150
-78 = Final Assembly Code
+07 = Germany
+10 = Finland (all Nokia phones)
+40 = UK
+67 = USA
+80 = China
+81 = China
-901234 = Serial Number
-5 = Spare
YY (FAC) Nước xuất xứ
06 France
07, 08, 20 Germany
10, 70, 91 Finland
18 Singapore
19, 40, 41, 44 UK
30 Korea
67 USA
71 Malaysia
80, 81 China
IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động)
IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004.
TAC FAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
· TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn)
· FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo)
· SNR: serial number (Số serial)
· CD: check digit (Số kiểm tra)
TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code)
FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson...). CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3
TAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0).
Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44.
Cũng giống như chủ Topic nhưng cách nhập lại hơi khác:
*3370#
Với mã số này, bạn có thể kích hoạt điện thoại chuyển sang chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec). Ở chế độ này, chất lượng đàm thoại sẽ tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên thời gian của pin sử dụng để đàm thoại của máy sẽ giảm đi từ 5-10%. Sau khi bấm mã số này xong, bạn cần khởi động lại máy để chế độ này có hiệu lực. Nếu bạn không muốn dùng chức năng này hãy bấm *efr0# (*3370#) để trở lại bình thường.
*4720#
Với mã số này, các bạn sẽ kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), với chế độ này thì chất lượng âm thanh của cuộc gọi sẽ kém hơn bình thường nhưng bù lại thì thời gian sử dụng của pin sẽ tăng lên khoảng 30%. Sau khi bấm mã số này và nút gọi, bạn phải khởi động lại máy để chế độ được kích hoạt. Và nếu bạn không muốn dùng chức năng này nữa, hãy bấm #hrc0# (#4720#) để trở về như bình thường.
*#92702689#
Ðây là mã số giúp bạn khi mua máy có thể kiểm tra được số sêri của sản phẩm (PSN). Với số sêri này bạn có thể vào trang web của Nokia để kiểm tra ngày xuất xưởng, nơi sản xuất. Với những máy đã bị thay bo mạch thì mã số này sau khi bấm sẽ không hiện được số sêri tránh cho bạn bị mua nhầm máy điện thoại. Sau khi nhấn mã số này bạn tắt máy và khởi động máy lại.
*#7780#
Mã số này giúp bạn có thể khôi phục lại các cài đặt mặc định của nhà sản xuất khi máy được xuất xưởng. Khi nhấn mã này, bạn phải nhập vào mật mã máy của bạn, thường mật mã mặc định của máy Nokia là : 12345. Nếu bạn xài các máy có sử dụng hệ điều hành Symbian như máy 6600, 7650, 3650, v.v... bạn có thể đánh mã *#7370# để định dạng lại toàn bộ máy của bạn về trạng thái ban đầu, kể cả danh bạ điện thoại cũng sẽ được xoá toàn bộ.
*#7370925538#
Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet). Các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng (wallet code). Với mã số này sẽ giúp bạn xoá toàn bộ các thông tin bí mật trên mà không cần phải biết wallet code. Tuy nhiên bạn cần phải nhập mật mã của máy để đồng ý xoá.
*#67705646#
Với mã số này có thể cho phép bạn xóa biểu tượng của nhà cung cấp dịch vụ như MobiFone hay Vinaphone trên các máy màn hình Nokia. Lưu ý là chức năng này chỉ làm làm việc đối với các loại máy Nokia đen trắng.
*#7220#
Ðây là mã số giúp bạn kích hoạt chế độ PCCCH, khi kích hoạt chế độ này thì màn hình sẽ hiển thị ¡°PCCCH support enabled¡±, sau đó máy sẽ tự động khởi động lại. Với chế độ này, bạn sẽ rút ngắn được thời gian truy cập GPRS. Tuy nhiên để thực hiện đươc chức năng này thì nhà cung cấp dịch vụ của bạn phải hỗ trợ chế độ PCCCH. Ðể trở về như bình thường bạn có thể nhấn *#pcd0# (*#7230#).
xxx#
Với mã số này bạn có thể xem được số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong simcard (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các simcard lưu được 250 số điện thoại).
A. Sử dụng điện thoại di động Nokia
1. Tôi có thể sử dụng điện thoại di động Nokia khi đang sạc pin không?
Được. Bạn có thể gọi đi hay nhận cuộc gọi cũng như có thể sử dụng tất cả các tính năng trong menu khi điện thoại đang sạc pin.
2. Tôi có thể sử dụng nhiều hơn 1 SIM card được không?
Được. Một người có thể dùng 2 SIM card, một SIM dùng để gọi, còn một SIM dùng với thẻ Nokia Card Phone để trao đổi thông tin qua máy tính. Hoặc cũng có thể dùng 1 SIM card cho nhiều điện thoại. Thường thì SIM card rất dễ tháo ra và có thể lắp vào bất cứ máy Nokia nào.
3. Băng tần kép là gì và tôi sử dụng nó như thế nào?
Băng tần kép dùng để chỉ một điện thoại có thể hoạt động trên cả 2 băng tần GSM 900 và GSM 1800. Nếu một chiếc điện thoại có tính năng 2 băng tần, nó có thể tự động kết nối mạng với chất lượng tốt nhất và có thể chuyển đổi mạng thậm chí khi đang có cuộc gọi trên mạng của cùng một nhà điều hành. Nhờ đó chất lượng kết nối sẽ tốt hơn, cuộc gọi ít bị rớt sóng và ít khi bị báo "mạng đang bị nghẽn."
4. Mã an toàn là gì?
Mã an toàn là mã dùng để ngăn không cho người khác sử dụng điện thoại mà không được phép của bạn. Thông thường điện thoại lúc đầu có mã số an toàn là 12345. Bạn phải đổi mã an toàn trước khi sử dụng máy. Xin vui lòng tham khảo chi tiết cách thay đổi mã số an toàn trong cẩm nang sử dụng điện thoại. Hãy giữ bí mật mã số mới của bạn.
Nếu bạn liên tục 5 lần nhập sai mã an toàn, máy sẽ từ chối mã đúng trong vòng 5 phút tiếp theo.
5. Mã PIN là gì?
Mã PIN (Số nhận diện cá nhân) bảo vệ SIM card không bị sử dụng mà không được phép của bạn. Mã PIN đưực cấp khi bạn mua SIM card. Khi bạn để máy ở chế độ yêu cầu mã PIN, mỗi lần mở máy, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã PIN.
6. Call waiting là gì, và tôi sử dụng nó như thế nào?
Call waiting là một dich vụ mạng cho phép bạn trả lời một cuộc gọi đến trong khi đang có một cuộc gọi khác.Bạn cần phải kiểm tra lại xem tổng đài có hỗ trợ chức năng này hay không. Nếu có, bạn phải kích hoạt chức năng này trong máy điện thoại của bạn (tham khảo trong cẩm nang sử dụng để xem hướng dẫn cách thực hiện.)
7. Predictive text input là gì?
Tính năng "predictive text input" giúp bạn có thể soạn tin nhắn nhanh hơn và tiện lợi hơn bằng cách đưa ra những từ hay sử dụng nhất, nhờ đó bạn chỉ cần bấm một chữ cái toàn bộ chữ sẽ hiện ra. Tính năng text input được dựa trên một từ điển cài sẵn trong máy mà bạn có thể thêm vào những từ mới. Hãy xem trong cẩm nang để biết thêm chi tiết về tính năng predictive text input. Hiện nay, predictive text input chỉ sử dụng được cho ngôn
ngữ tiếng Anh.
8. Tôi có thể kết nối máy tính xách tay vào điện thoại Nokia không?
Miễn là điện thoại của bạn có hỗ trợ chuyển dữ liệu, bạn sẽ có thể kết nối máy tính với diện thoại. Với chức năng hồng ngoại, bạn có thể kết nối Nokia 8210, 8850, 8810, 9110 và Nokia 7110 với máy tính mà không cần dây cáp. Nếu muốn kết nối máy Nokia 6150, 6110 và 6138 với máy tính, bạn nên sử dụng một dây cáp và phần mềm
Nokia Data Suite. Bạn cần dùng dây cáp và phần mềm Nokia Data Suite để kết nối máy Nokia 5110 với máy tính xách tay của bạn.
B. Phụ tùng
1. Radio FM tích hợp trong điện thoại di động hoạt động như thế nào?
Radio trong điện thoại Nokia 8310 hoạt động tương tự như radio bình thường. Bạn có thể rà các kênh hay sử dụng chức năng dò tìm và lập ra các kênh ưa thích của mình theo vị trí các phím số. Bộ tai nghe mới xử lý tốt cả hai chức năng điện thoại và nghe radio. Nếu có cuộc gọi đến khi đang nghe radio, nhạc sẽ giảm xuống, chuông kêu nhỏ và bộ tai nghe cho phép bạn nhận hay chấm dứt cuộc gọi. Radio sẽ trở lại bình thường sau khi cuộc gọi kết thúc. Bạn có thể nghe radio khi đang lướt web, chơi game, soạn tin nhắn, đang sử dụng danh bạ điện thoại hay bất cứ tính năng nào của điện thoại.
2. Nokia 8310 có hỗ trợ tính năng WAP bitmap giống như Nokia 6210 không? Những điện thoại khác có chức năng này không?
Nokia 8310 hỗ trợ tính năng WAP bitmap. Nó hỗ trợ WBMP (Bit map không dây) và Gif. Những ảnh bitmap dài hơn hoặc rộng hơn cỡ màn hình có thể cuộn lại được. Độ phân giải của màn hình tinh thể lỏng Nokia 8310 là 84 x 48 pixel. Nội dung đồ hoạ được nêu rõ trong WAP 1.2.1 và tất cả các điện thoại WAP phù hợp với tiêu chuẩn
hiện tại đều hỗ trợ chức năng này.
3. Tôi có thể sử dụng Nokia Data Suite 3.0 để kết nối điện thoại di động tới máy tính qua cổng hồng ngoại không?
Phần mềm Nokia Data Suite 3.0 được thiết kế để sử dụng với một dây cáp nhưng trong một vài trường hợp, cổng hồng ngoại có thể sử dụng với Windows 95 để nhắn tin với nội dung ngắn và quản lý bộ nhớ điện thoại. Tuy nhiên, tốt hơn là hãy sử dụng dây cáp để đảm bảo chất lượng kết nối tốt nhất.
4. Những phụ tùng kèm theo điện thoại được bảo hành như thế nào, chẳng hạn như bộ tai nghe hay bộ sạc bàn?
Thời gian bảo hành cho sản phẩm Nokia như sau:
(a) Điện thoại, sản phẩm dữ liệu không dây và các phụ tùng khác bảo hành 12 tháng kể từ ngày mua.
(b) Pin bảo hành 12 tháng kể từ ngày mua.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng vào mục Nokia limited warranty thuộc phần Nokia Care trong trang web này.
5. Thiết bị liên lạc Nokia 9210 có chức năng WAP không và những tính năng WAP nào được hỗ trợ?
Thiết bị liên lạc Nokia 9210 hỗ trợ WAP phiên bản 1.1.
6. Giao thức thư điện tử nào được hỗ trợ?
Tất cả giao thức thư điện tử thông thường đều được hỗ trợ, chẳng hạn SMTP (để gửi email), IMAP4 và POP3 (để nhận email). Điều này có nghĩa là thiết bị liên lạc Nokia 9210 tương thích với hầu hết hệ thống thư điện tử thông thường (Lotus Notes, Microsoft Exchange, vv.) Ngoài ra, SMTP, POP và IMAP có thể chạy trên TLS để đảm bảo an toàn hơn nữa.
7. Tôi có thể sử dụng Nokia Data Suite 3.0 trong những hệ điều hành khác ngoài Windows 95 hay không?
Vâng, bạn có thể. Ngoài Windows 95, Nokia Data Suite còn tương thích với hệ điều hành Windows 98 và Windows NT 4.0. Nokia Data Suite 3.0 sẽ thay thế cho các phiên bản trước kia như Nokia Data Suite 1.2 và 2.0 và nó có thể tương thích với loạt điện thoại GSM Nokia 5100 và Nokia 6100, chẳng hạn như Nokia 6110, 6150 và 5110.
8. Tôi có cần phải xả hết pin, và nếu cần thì bao lâu một lần?
Cả pin Nickel Metal-Hydride (NiMH) và Lithium-Ion (Li-ion) đều không yêu cầu phải hết sạch pin mới sạc lại.
9. Thời gian thoại và thời gian chờ của pin là gì?
Thời gian thoại và thời gian chờ của pin rất đa dạng phụ thuộc vào mẫu điện thoại, loại pin và dịch vụ truyền dẫn (mô phỏng hay kỹ thuật số). Xin vui lòng xem mục Phone Comparison để xem danh sách đầy đủ thời gian thoại của pin chuẩn của các điện thoại Nokia. Thời gian chờ là lượng thời gian bạn mở điện thoại từ khi được sạc đầy để nhận cuộc gọi cho đến khi nó hoàn toàn hết pin.
C. Chăm sóc khách hàng
1. Làm thế nào để tắt Line 2?
Để tắt trạng thái "Line 2" chỉ cần giữ phím # - màn hình sẽ hiện dòng chữ "change the phone line?" (thay đổi đường dây điện thoại?), lúc này bạn nhấn phím OK.Lúc này Line 1 đã được chọn.
* Lưu ý rằng dịch vụ Line 2 tùy thuộc vào tổng đài.
2. Làm sao để xoá chữ PUK?
Chữ PUK xuất hiện khi bạn nhập sai số PIN. Mã PIN và PUK liên quan đến SIM card. Xin lưu ý rằng Nokia không có quyền sử dụng thông tin bảo mật này. Bạn sẽ phải liên hệ với nhà cung cấp mạng.
3. Trung tâm bảo hành của Nokia nhận sửa chữa những gì?
Trung tâm bảo hành của Nokia sẽ sửa chữa miễn phí những khuyết điểm về kĩ thuật của máy.
4. Những hư hỏng nào thì không được bảo hành?
Có những trường hợp hư hỏng không thuộc trách nhiệm bảo hành của Nokia. Xin tham khảo trong cuốn Hướng dẫn sử dụng để có thông tin đầy đủ về những trường hợp này.
5. Tại sao điện thoại của tôi lại yêu cầu Mã an toàn?
Các mẫu điện thoại hiệu Nokia sản xuất từ năm 1998 trở đi có mã an toàn mặc định là 12345. Mã số này có thể thay đổi bởi người chủ máy. Trừ khi mã số này đã bị thay đổi, nếu không mã số bạn phải nhập mỗi khi được yêu cầu là 12345. Tất cả các máy đời trước 1998 đều có mã số an toàn riêng được cung cấp trong tài liệu kèm theo máy.
Đây là một tính năng đảm bảo an toàn của máy. Nếu bạn kích hoạt tính năng này và khi người khác lắp SIM card của họ vào máy, điện thoại sẽ yêu cầu nhập Mã an toàn. Nếu nhập không đúng mã số này, họ sẽ không thể sử dụng máy của bạn.Nếu bạn đã đổi mã an toàn và quên mất mã số mới này, bạn sẽ phải đến Trung tâm bảo hành Nokia hay Trung tâm dịch vụ ủy quyền của Nokia để cài đặt lại máy. Bạn cần đem theo các giấy tờ mua bán điện thoại và có thể bạn sẽ phải tốn phí cho dịch vụ này.
6. Thời gian bảo hành cho các sản phẩm của Nokia?
Thời gian bảo hành cho các sản phẩm của Nokia bao gồm:
a) điện thoại, sản phẩm dữ liệu không dây và các phụ tùng khác bảo hành trong 12 tháng kể từ ngày mua
b) pin được bảo hành 12 tháng kể từ ngày mua. Để biết thêm chi tiết xin xem mục Nokia limited warranty thụôc phần Nokia Care trong trang web của chúng tôi.
7. Tôi không biết chắc là điện thoại của tôi bị trục trặc gì không
Trung tâm bảo hành Nokia của chúng tôi có thể giúp đỡ nếu bạn có nghi ngờ rằng điện thoại của bạn gặp trục trặc. Họ sẽ tư vấn cho bạn nếu điện thoại của bạn còn trong thời hạn bảo hành. Nếu điện thoại của bạn bị hư hỏng về mặt lý hoá hoặc bị vô nước thì sẽ không được bảo hành, xin bạn thông cảm. Xin liên hệ Trung tâm bảo hành Nokia để biết thêm chi tiết.
8. Tôi có thể đến đâu để kiểm tra xem pin của tôi có bị hỏng hay không?
Bạn có thể đem pin đến bất kì trung tâm bảo hành Nokia nào để kiểm tra tình trạng của pin.
9. Nếu tôi bị mất điện thoại thì phải làm thế nào?
Bạn cần liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ và báo cho họ biết liệu bạn có muốn cắt dịch vụ hay không, và báo cho cảnh sát biết bạn bị mất cắp.
Những kiến thức cơ bản về mạng/điện thoại
GSM là gì?
Viết tắt của Global System Mobile Communication, hệ thống truyền thông di động toàn cầu. GSM là hệ thống điện thoại mạng lưới hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số, khác với hệ thống mạng điện thoại analog cổ điển như AMPS (Advanced Mobile Phone Service: Dịch vụ điện thoại di động cao cấp). GSM là một hệ thống của Châu Âu được thiết kế theo kỹ thuật tín hiệu số. Nó không tương thích với các hệ thống trước đó. Hệ thống GSM nguyên thủy hoạt động ở tần số 900MHz. So với các hệ thống mạng lưới khác, các người dùng di động liên lạc với nhau thông qua một trạm trung tâm tại mỗi vị trí bằng cách sử dụng các kênh nối lên (uplink) và nối xuống (downlink) riêng rẽ nhau. Tần số nối lên bắt đầu tại 935.2MHz và kênh nối xuống bắt đầu từ 890.2 MHz. Tất cả các kênh đều có độ rộng tần số là 200 kHz.
Mỗi băng tần trong số 124 uplink và downlink bao gồm các khung 8 khe (slot) để truyền thoại và dữ liệu. Mỗi khe đại diện cho 1 kênh người dùng, được tạo ra bởi kỹ thuật phân kênh theo thời gian (time-division multiplexing). Khách hàng khi hoạt động được cấp phát một tần số lên và một tần số xuống, sau đó các khung được vận chuyển trên một khe của tần số nầy. Ví dụ, xét khe thứ 3 trong hình G-4, được đánh dấu bằng màu xám. Khách hàng phía bên trái đang truyền trong khe nầy tại băng tần 935.2 MHz và nhận trên khe nầy với băng tần 890.2kHz.
Vì có 8 khe trên mỗi kênh, tất cả là 124 kênh, nên trên lý thuyết hệ thống có thể phục vụ 992 người dùng; tuy nhiên, một số kênh sẽ không dùng được nếu chúng xung đột với kênh hiện thời đang được sử dụng trong ô lưới mạng bên cạnh. Mỗi khoảng thời gian truyền khung trong uplink hay downlink có độ rộng 1250 bit chia thành 8 khe 148 bit. Mỗi khe có thể chứa 114 bit dữ liệu, với các bit còn lại chứa thông tin tiêu đề khung và thông tin đồng bộ dữ liệu. Nói chung, mỗi kênh có thể truyền một cuộc đối thoại âm hay truyền dữ liệu với tốc độ 9600 bit/giây.
Chuẩn GSM đã được mở rộng tại nhiều quốc gia lên đến băng tần 1800 MHz. Hệ thống nầy, còn được gọi là DCS-1800 (Digital Communication System-1800: Hệ thống truyền thông kỹ thuật số - 1800), sử dụng kích thước ô lưới nhỏ hơn, lý tưởng cho các vùng đô thị có mật độ dân cư dày đặc. Các ô lưới với kích thước nhỏ yêu cầu quá trình xử lý ít hơn đối với các thiết bị cầm tay và như vậy tốn ít năng lượng hơn. PCS 1900 là một hệ thống giống như vậy, được thiết kế để hoạt động ở băng tần 1900MHz tại Bắc Mỹ.
Lên đầu trang
Chuẩn GSM cho phép kết nối ở những tốc độ nào?
Nói chung, mỗi kênh có thể truyền một cuộc đối thoại âm hay truyền dữ liệu với tốc độ 9600 bit/giây. Ở Việt nam GSM chỉ cho phép kết nối với tốc độ thấp: 8 Kb/giây trên mạng GSM, tuy nhiên cả MobiFone và VinaPhone đều đang thử nghiệm dịch vụ GPRS với tốc độ quảng cáo lên tới 115 Kb/giây. Trong thời điểm hiện nay, có lẽ do còn đang thử nghiệm miễn phí nên tốc độ thực thấp hơn rất nhiều. SFone cũng đã hỗ trợ dịch vụ kết nối tốc độ cao.
Lên đầu trang
1G, 2G, 3G là gì?
1G: Thế hệ đầu tiên của công nghệ điện thoại di động analog bao gồm: AMPS, TACS and NMT
2G: Thế hệ thứ hai của công nghệ điện thoại di động analog bao gồm: GSM, CDMA IS-95 and D-AMPS, IS-136
2.5G: Sự nâng cấp của GSM bao gồm các công nghệ như là GPRS
3G: Thế hệ thứ ba của công nghệ điện thoại di động được phủ sóng bởi ITU IMT-2000
Lên đầu trang
AMPS, CDMA, FDMA là gì?
APMS:
Viết tắt từ Advanced Mobile Phone Service: dịch vụ điện thoại di động cao cấp. Công nghệ điện thoại di động analoge sử dụng ở Bắc & Nam Mỹ & khắp 35 nước khác. Vận hành trong dải tần số 800MHz sử dụng công nghệ FDMA
CDMA:
CDMA là một chuẩn tế bào số dùng các kỹ thuật phổ dải rộng để truyền tín hiệu, khác với kỹ thuật kênh băng hẹp, dùng trong các hệ thống tương tự thông thường. Nó kết hợp cả âm thanh số và dữ liệu số vào trong một mạng truyền thông vô tuyến duy nhất và có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ âm thanh số, thư thoại (voice mail), nhận diện số gọi đến (caller ID), và truyền tin bằng văn bản. CDMA được TIA (Telecommunication Industry Association) công nhận như là kỹ thuật số đa truy bội cho điện thoại di động vào năm 1993. Có một số biến thể của CDMA như là see W-CDMA, B-CDMA, TD-SCDMA
FDMA:
Viết tắt từ requency Division Multiple Access, công nghệ truyền thông khi băng tần của mạng được chia ra thành những băng tần nhỏ hơn cho từng cuộc gọi.
Lên đầu trang
Số IMEI là gì?
Viết tắt của International Mobile Equipment Identity, mã số quốc tế của từng điện thoại di động
SMS là gì?
Viết tắt của Short Message Service, loại tin nhắn ngắn dùng trong mạng điện thoại di động chỉ chứa được 160 chữ, rất phổ biến hiện nay. Trong năm 2002 đã có 400 tỷ tin nhắn SMS được gửi đi trên thế giới.
EMS là gì?
Viết tắt từ Enhanced Message Service, cho phép gửi tin nhắn cùng các biểu tượng động vui nhộn.
MMS là gì?
Viết tắt từ Multimedia Message Service, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện, cho phép gửi tin nhắn chứa âm thanh, hình ảnh và văn bản nữa.
Lên đầu trang
GPRS là gì?
Viết tắt của General Packet Radio Service, được chuẩn hóa như một phần của GSM đời thứ hai (2G). Thông tin được tải đi dưới dạng các gói tin. Những gói tin này tự tìm đường ngắn nhất đến địa chỉ cần đến. Trên lý thuyết, tốc độ truyền tin dùng GPRS lên tới 115Kbit/s. Cả VinaPhone và Mobile Phone đều đang thử nghiệm công nghệ này tại Việt Nam.
Lên đầu trang
Infrared data port (IrDA) là gì?
Cổng kết nối hồng ngoại. IrDA là viết tắt của Infra red Data Association, phương pháp truyền dữ liệu bằng tia hồng ngoại.
Lên đầu trang
Java là gì?
Ngôn ngữ lập trình được Sun Microsystems phát triển. Những phần mềm viết bằng ngôn ngữ này có đặc điểm là không phụ thuộc vào hệ điều hành.
Lên đầu trang
Số PIN là gì?
Viết tắt của Personal Identifier Number, mã số sử dụng cá nhân
Lên đầu trang
Thẻ SIM chứa những gì? SIM, viết tắt của Subscriber Identity Module, thẻ nhớ thông minh lưu trữ thông tin như số điện thoại, mã số mạng di động, số PIN, sổ điện thoại cá nhân và các thông tin cần thiết khác khi sử dụng điện thoại
Lên đầu trang
Symbian là gì? Công ty được thành lập bởi Psion, Nokia, Ericsson và Motorala vào năm 1998 với nhiệm vụ phát triển và chuẩn hóa hệ điều hành hoạt động trên các điện thoại di động, cho phép trao đổi thông tin giữa các điện thoại của các nhà sản xuất khác nhau. Hiện nay Nokia trở thành cổ đông lớn nhất của Symbian và một số điện thoại của Nokia cũng dùng hệ điều hành của Symbian
Lên đầu trang
Tri-band GSM, Dual band là gì? Tri-band: Các điện thoại GSM có thể hoạt động trên 3 băng tần 900, 1800 và 1900 MHz
Dual band: Điện thoại di động hoạt động trên các băng tần 900MHz và 1800 Mhz
Lên đầu trang
VoIP là gì? VoIP (Voice over IP) là tên một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet, họ xác định chi tiết việc liên lạc bằng âm thời gian thực qua Internet và các mạng IP. Nhóm nầy là một bộphận của IMTC (International Multimedia Teleconferencing Consortium). Địa chỉ của IMTC là http://www.imtc.org.
Năm 1996, diễn đàn VoIP đề nghị các thành viên chuẩn hóa trên G.723.1 audio codec của ITU, mở đường theo hướng tạo nên các thiết bị Internet telephony vận hành qua lại được (interoperable) của các nhà cung cấp khác nhau. G.732.1 codec cũng được nằm trongchuẩn H.323 của ITU, một chuẩn nền tảng xác định cách truyền âm, video, và dữ liệu trên các mạng IP.
Lên đầu trang
WAP là gì? Viết tắt của Wireless Application Protocol, chuẩn kết nối không dây của điện thoại di động với INTERNET và các dịch vụ khác. Từ điện thoại cầm tay, bạn có thể duyệt web, khi các trang web được chuyển đổi bằng WML sang dạng thích hợp để hiển thị trên màn hình LCD với nhiều giới hạn của điện thoại.
Khi mua điện thoại di động phải lưu ý những gì? Bạn phải lưu ý 9 điểm:
1. Máy gập và máy một thân: Máy gập có thể gây khó khăn khi sử dụng bằng một tay vì ở nhiều model, nắp máy nặng hơn thân máy. Nếu bạn mua mẫu máy một thân, cần đảm bảo rằng nó có chức năng khóa bàn phím để ngăn chặn các cuộc gọi ngoài ý muốn. Bạn nên quan tâm đến việc có cảm thấy thoải mái khi áp máy vào tai không, có nghe rõ mà không cần thường xuyên điều chỉnh không, có thể sử dụng bằng một tay hay không...? Những mẫu thiết kế quá mỏng có thể không thuận tiện lắm khi cả hai tay đều bận, bạn cũng khó áp máy sát tai bằng cách kẹp nó vào vai.
2. Kích thước và trọng lượng: ĐTDĐ dễ sử dụng một phần là nhờ tính năng cơ động của nó. Máy một thân thông thường nặng khoảng 100 gram, dài 12,5 cm, rộng 5 cm và dày 2,5 cm. Kích thước máy trên cỡ này có thể coi là to. Một ngoại lệ là loại máy tích hợp thiết bị số cá nhân (PDA) với ĐTDĐ, có vẻ ngoài cồng kềnh, giống với PDA nhiều hơn.
3. Dung lượng pin: Hầu hết các mẫu ĐTDĐ mới cho thời gian đàm thoại ít nhất là 3 giờ và thời gian chờ 6 ngày. Một số loại cho phép thời gian chờ lên tới 14 ngày.
Hãy lưu ý là độ bền của pin sẽ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng máy và việc sạc lại pin thường mất 1 giờ hoặc lâu hơn. Khi mua máy, bạn nên mua thêm pin dung lượng cao hơn và adapter sạc nhanh. Khi mới mua pin, bạn cần sạc cho "no điện". Lưu ý rằng, lần đầu tiên sạc, điện thoại thường báo đầy sau 10 hay 15 phút nhưng đó là "thông báo giả". Bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng pin. Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở thành một thiết bị điện tử thịnh hành nhờ những tính năng ưu việt, giúp bạn giữ liên lạc hầu như bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Lựa chọn loại máy phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân giữa vô vàn mẫu mã là khá khó khăn nhưng bạn có thể tham khảo các đặc điểm sau để có quyết định hợp lý.
4. Chuẩn di động: Hiện nay, hầu hết các mạng ĐTDĐ trên thế giới sử dụng chuẩn GSM . Cả hai mạng VinaPhone và MobiFone của Việt Nam đều sử dụng chuẩn này. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn TDMA hoặc CDMA (đây là trường hợp của SFone). Nếu bạn định sử dụng dịch vụ của mạng nào thì phải mua loại điện thoại hỗ trợ chuẩn của mạng đó. Các chuyên gia cho rằng những ĐTDĐ 2 chế độ, hoạt động với cả mạng analog và mạng kỹ thuật số mang lại sự linh động cao hơn, dù chất lượng âm thanh có thể giảm sút trên mạng analog.
5. Băng tần: Càng hỗ trợ nhiều băng tần, ĐTDĐ GSM càng bắt được nhiều loại sóng hơn. Có ba băng tần là: 1.900 MHz (phổ biến tại Mỹ), 1.800 MHz (thịnh hành tại châu Á) và 900 MHz (được dùng chủ yếu tại châu Âu, nhưng Việt Nam cũng dùng băng tần này). Loại điện thoại hỗ trợ cả ba băng tần có thể hoạt động trên toàn thế giới, nhưng giá thường mắc hơn nhiều so với các loại khác.
6. Màn hình: Nếu bạn thường gửi và nhận tin nhắn, lướt Web, hoặc sử dụng lịch công tác gắn trong máy, màn hình lớn là ưu tiên hàng đầu. Màn hình 6 dòng là đủ dùng cho hầu hết người dùng; loại ít dòng hơn sẽ làm bạn đau mắt và ngón tay cái vì cuốn lên cuốn xuống. Một số loại máy cho phép bạn điều chỉnh số dòng nhưng màn hình càng chứa được nhiều dòng thì font chữ càng nhỏ. Nếu thường xuyên lên mạng, bạn nên tính chuyện mua một ĐTDĐ kết hợp PDA vì nó đi kèm bàn phím - điều tối cần thiết cho lướt Web, email, nhắn tin - với màn hình lớn hơn các loại ĐTDĐ thông thường.
Độ tương phản màn hình và công suất đèn chiếu sau cũng là những yếu tố quan trọng. Các loại ĐTDĐ khác nhau cho chất lượng hình ảnh khác nhau rõ rệt. Nếu máy của bạn cho phép điều chỉnh các thiết lập, bạn có thể làm văn bản và đồ họa trở nên dễ nhìn hơn, kể cả tại những nơi nhiều ánh sáng. Một số loại ĐTDĐ cao cấp có màn hình màu, giúp người dùng dễ đọc hơn nhưng giá phải trả cho sự tiện lợi này là pin sẽ mau hết hơn.
7. Bàn phím: Nếu bạn không hiểu cách sử dụng các chức năng của bàn phím trong vòng vài phút mà không cần xem hướng dẫn, hãy tìm loại máy khác. Cách sắp xếp của bàn phím và hệ thống menu cần trực quan. Nút phải nhạy và dễ bấm, loại hơi lồi bấm dễ hơn loại phẳng hoặc lõm. Hãy kiểm tra các phím định hướng. Loại nút tròn kiểu joystick giúp di chuyển trong menu được nhanh hơn nhưng khá hiếm gặp. Hầu hết các máy có 4 phím hướng lên, xuống, trái, phải.
Một số ĐTDĐ kết hợp PDA có bàn phím nhỏ. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi dùng những nút bấm tí xíu này nhưng nó vẫn dễ sử dụng hơn loại phần mềm bàn phím trên màn hình cảm ứng của các thiết bị cầm tay.
8. Liên lạc và quản lý cuộc gọi: ĐTDĐ thường có nhiều tính năng quản lý cuộc gọi: quay số bằng giọng nói, ghi âm cuộc thoại, danh bạ, quay số nhanh... Hầu hết các máy ĐTDĐ cung cấp tính năng an toàn như hạn chế cuộc gọi đến và đi, khóa bàn phím và chống xóa toàn bộ danh bạ. Một số model thậm chí còn hoạt động như máy bộ đàm 2 chiều, cho phép bạn nói chuyện với người khác có máy cùng chủng loại mà không bị tính cước. Kích hoạt một số tính năng (như hiện số/giấu số, giữ cuộc gọi và gọi cho 2 người cùng lúc) phụ thuộc vào dịch vụ gia tăng của nhà cung cấp.
Nếu bạn muốn đàm thoại mà không cần dùng tay (khi lái xe chẳng hạn), hãy tìm một model bán kèm tai nghe hoặc headset. Nếu ghét dây dợ, bạn có thể tính chuyện mua một bộ headset có kết nối không dây Bluetooth.
9. Dữ liệu không dây: Mặc dù rất ít người có nhu cầu truyền dữ liệu qua ĐTDĐ, gần như tất cả các model mới đều có khả năng thực hiện các tác vụ như gửi, nhận email, tải nhặc chuông và các trò chơi đơn giản hoặc kết nối với Internet (qua một trình WAP). Cả ba mạng của MobiFone, VinaPhone, và SFone đều hỗ trợ các dịnh vụ này.
Có bao nhiêu loại màn hình được dùng trên các ĐTDĐ? Hiện nay, trên các ĐTDĐ có những loại màn hình sau:
Màn hình với hai màu trắng đen.
Màn hình monotone, thể hiện một màu đơn sắc xanh, cam hay xám vv
Màn hình 256 màu
Màn hình 4096 màu, hay còn được gọi là 4K màu
Màn hình 65,536 màu hay 65K màu
Màn hình 262,144 hay 260K màu
Với số màu càng nhiều, hình trên màn hình càng đẹp
Lên đầu trang
Nếu là doanh nhân thì nên quan tâm đến các yếu tố nào? Trong máy điện thoại thời gian đàm thoại luôn ghi rõ, thời gian này còn phụ thuộc vào mạng. Thường thì thời gian đàm thoại thực tế không đúng như thông báo của nhà sản xuất.
Khi mua, bạn nên chọn loại pin lithium-ion (li-ion), thay vì chọn pin nickelmetal-hydride (NiMH). Nhẹ hơn pin NiMH, pin li-ion có dung lượng tương ứng lớn hơn từ 10-20%. Ngoài ra, pin NiMH thường bị "hiệu ứng nhớ" - nên nhiều khi pin chưa nạp đủ điện, vẫn báo no điện.
Nếu bạn thường xuyên đi công tác, bạn nên chọn điện thoại hỗ trợ roaming (chuyển vùng). Hiện nay, hai mạng MobiFone và Vinaphone đều hỗ trợ chuyển vùng tự động, tuy nhiên, chỉ áp dụng với các thuê bao trả sau. Khi mang điện thoại đi nước ngoài, bạn nên xem máy của bạn hoạt động được trên mấy băng tần. Châu Âu sử dụng băng tần GSM 800, châu Á thì GSM 1800, còn Mỹ là GSM 1900.
Khả năng lưu trữ danh bạ điện thoại là một yếu tố khá quan trọng. Với doanh nhân, danh bạ phải lưu ít nhất 300 số và phải hỗ trợ nhiều tham số cho cùng một người. Thí dụ, ngoài việc lưu tên của đối tác, số điện thoại cầm tay, bạn có thể lưu thêm các thông số khác như số fax, địa chỉ thư điện tử... Các loại điện thoại mới ra gần đây như Nokia 3650, Sony Ericsson P900... có chức năng đồng bộ hóa dữ liệu với chương trình Microsoft Outlook lưu trên máy vi tính.
Lên đầu trang
Điện thoại di động có thể kết nối với máy vi tính được không? Bạn sẽ không biết chắc khi nào bạn cần truy cập internet, nhất là những lúc "nước sôi lửa bỏng" như chờ bảng báo giá được đối tác thông báo bằng thư điện tử. Bởi vậy, bạn nên quan tâm đến khả năng sử dụng điện thoại di động như một modem không dây của máy vi tính. Nếu điện thoại di động có chức năng này, bạn phải xem xét khả năng kết nối giữa máy vi tính và điện thoại di động. Khi cả hai thiết bị đều có hỗ trợ giao tiếp Bluetooth hay qua cổng hồng ngoại thì bạn không phải lo lắng đến việc kết nối. Nếu không, bạn phải mua cáp nối hai thiết bị này. Trường hợp, máy điện thoại có cổng hồng ngoại nhưng máy tính lại không có, bạn có thể mua một cổng giao tiếp hồng ngoại gắn qua USB của máy tính để thực hiện. Sau khi kết nối hai thiết bị này, chiếc máy di động của bạn trở thành một một modem không dây, giúp bạn truy cập internet.
Tốc độ truy cập internet của máy điện thoại có hỗ trợ GPRS khá cao, tuy nhiên, phụ thuộc khả năng của nhà cung cấp dịch vụ. Với điện thoại CDMA, tốc độ truy cập cao hơn các máy GPRS.
Là người hay phải ra ngoài để giao dịch, bạn nên chọn loại điện thoại thông minh, vừa là điện thoại di động vừa có các chức năng của thiết bị điện tử trợ giúp cá nhân (PDA). Hiện nay, máy điện thoại loại này thường to và mắc tiền. Tuy nhiên, bạn không phải mang một lúc hai loại máy. Các loại điện thoại thông minh có trên thị trường hiện nay là P800, P900 của Sony Ericsson, Nokia 8910i.
Lên đầu trang
ĐTDĐ bị "sai hệ" là gì?
Mua ĐTDĐ chính hãng bao giờ cũng bảo đảm về sử sụng lẫn bảo hành. Tuy nhiên, nếu bạn được ai đó mua máy ở nước ngoài mang về tặng hay mua lại máy dạng này thì điều quan trọng nhất là việc chuyển hệ để dùng được ở VN.
Giới chuyên môn thường dùng từ "khác hệ" hoặc "sai hệ" để chỉ những chiếc ĐTDĐ mang từ nước ngoài về có thể giải khóa mạng nhưng máy lại không thu được sóng. Các máy này không thu được sóng GSM ở tần số 900Mhz, tức tần số của mạng GSM Việt Nam. Hiện nay, các máy ĐTDĐ GSM trên thị trườmh thế giới có thể thu sóng trên các tần số 850Mhz, 900Mhz, 1800Mhz, 1900Mhz. Tuy nhiên, không phải máy nào cũng được thiết kế phần cứng để có thể thu được các dải tần số nói trên. Ở Việt Nam, đa số các máy khác hệ đều là ĐTDĐ từ thị trường Mỹ mang về.
Lên đầu trang
Các thông báo khi máy bị sai hệ?
Đến thời điểm này, một số loại máy bị sai hệ có thể được "chuyển hệ" để có thể sử dụng được tại Việt Nam. Việc chuyển hệ được xử lý theo hai giai đoạn: phần mềm (giải khóa mạng) và phần cứng (thay đổi các linh kiện trên đường thu phát của máy).
Để nhận biết máy của bạn có bị khóa mạng hay không, bạn chỉ cần bỏ SIM đang dùng vào máy và chờ xem các thông báo. Nếu máy bị khóa mạng, bạn sẽ đọc được các dòng hiển thị như sau tùy theo từng loại máy:
Motorola V70, T720, C330... sẽ báo: Contact Service, Contact Service Provider hay Enter Subsidy Password.
Nokia như 6800a, 6200... hiển thị thông báo: Phone Restricted.
Samsung: Wrong Card.
Sony Ericsson: Insert Correct SIM Card.
Siemens: Netword Code Disable.
Thông thường, sau khi giải khóa mạng máy sẽ không bị khóa (Lock) nữa và sẽ chuyển vào trạng thái tìm mạng (Searching). Nếu máy của bạn vẫn chưa thu được sóng, tức là bị khác hệ, các kỹ thuật viên sẽ thay đổi các linh kiện trên đường thu phát, máy sẽ thu được sóng và gọi nhận bình thường.
Lên đầu trang
Cách nhận biết máy bị sai hệ?
Bạn có thể thực hiện các thao tác sau đển nhận biết máy bị sai hệ:
Các loại Motorola như họ T720 (như T720, T720i, T722...), V70, họ C33 (như C331, C332): Bấm *#06# coi 2 số đầu tiên của IMEI, nếu là 01 thì khác hệ, còn 35 hay 44 thì dùng được. Loại V70 được thiết kế để chạy trên tần số 1900Mhz, do đó việc sửa chữa phần cứng để thay đổi tần số hoạt động sang 900Mhz là phức tạp nhất.
Tuy nhiên, việc giải khóa mạng lại khá đơn giản, đây là loại máy đầu tiên được chuyển hệ hoàn chỉnh nhất. Loại C33x (như C331, C332...) như họ T72x (T720, T720i, T722) được thiết kế chạy trên tần số 850/1900Mhz, nên việc chuyển sang tần số 900Mhz gặp nhiều thuận lợi hơn so với V70 nhưng việc giải khóa mạng lại gặp phức tạp hơn nhiều, nó phải dùng đến các thiết bị đắt tiền như thiết bị Victor Box dùng để giải khóa mạng, nạp tiếng Việt... cho các máy Motorola hay Adaptor cho bộ nạp Labtool. Nhìn chung, loại V70, C33x sau khi chuyển hệ chạy tốt và ổ định trên 2 mạng Mobifone và Vinaphone. Tuy nhiên, họ T720 chỉ hoạt động tốt trên mạng Vinaphone, còn trên mạng Mobifone chỉ có khoảng 70% máy được chuyển hệ chạy ổn định.
Các loại Nokia khó nhận biết khác hệ nhất. Thường thì nó được nhận biết bằng cách coi hai số sau của tên máy , thường thì 90 là khác hệ như 8390, 3390..., bạn cũng có thể kết hợp với hai số đầu của IMEI LÀ 01 là khác hệ, vài loại bạn phải nhớ cả tên như Nokia 6800a, 6200... Nhìn chung, các loại có đuôi là 90 như 8390, 8290, 3390... chỉ hỗ trợ một tần là 1900Mhz, việc giải khóa mạng khá đơn giản bằng cách dùng thiết bị chuyên dụng Griffin box (thiết bị dùng để giải khóa mạng, nạp tiến Việt, sửa lỗi phần mềm... cho các máy Nokia). Tuy vậy, do đặc thù của cấu trúc phần cứng chỉ hỗ trợ 1900Mhz nên khi chuyển hệ sóng thường yếu và không ổn định. Do 6800a, 6200 có hỗ trợ 850Mhz nên việc thay đổi phần cúng thuận lợi và sóng thu được khá ổn định. Tuy nhiên, đây là các loại máy tương đối mới, nên ngoài việc giải khóa mạng còn thêm vài xử lý phần mềm nữa khá phức tạp và dùng đến các thiết bị đắt tiền như Griffin Box loại Original.
Với Sony Ericsson, nhận biết khác hệ bằng cách nhìn tên máy, đuôi 6 là khác hệ như T616 (đúng hệ là T610), T306 (đúng hệ là T300, T310) hay 2 số đầu là 01 thì sai hệ. Sony Ericsson T616, có hỗ trợ tần số 850Mhz, lợi dụng điểm này các kỹ thuật viên đã nghiên cứu giải khóa
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro