thu hoang da 1-9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHĂN NUÔI THÚ HOANG DÃ
1.
-Thuốc dùng cho người và gia súc đều dùng được cho ĐVHD
-Cách ước tính liều thuốc sử dụng cho một số loài ĐVHD:
+Thú họ mèo: liều lượng thuốc tính tương tự như ở mèo nhà
+Thú họ chó: ----------------------------------------------chó nhà
+Gấu: -------------------------------------------------------chó nhà
+Chim hoang dã: -----------------------------------------gia cầm (gà, vịt)
+Thú linh trưởng : ----------------------------------------người
+Thú móng guốc: ----------------------------------------- gia súc nhai lại (trâu, bò)
-Ước tính liều thuốc cho chim, thú có thể trọng lớn và bò sát dựa vào tỷ lệ trao đổi chất cơ bản:
+Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản có ảnh hưởng đến sự hấp thu, vận chuyển và bài tiết của thuốc cũng như các dưỡng chất. Vì thế đối với các loài ĐVHD, liều thuốc và thời gian giữa 2 lần cấp thuốc có thể ngoại suy từ tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.
+Để tính toán liều thuốc cũng như số lần cấp thuốc trong ngày cho một ĐVHD, phải dựa vào số liều, số lần cấp thuốc trong ngày của một loại thuốc đã biết, được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho người, hay một loại gia súc nào đó.
2.
-Phân biệt trăn đất và trăn mắc võng:
+Trăn đất: Vẩy môi trên có 2 lỗ cảm nhận nhiệt
+Trăn mắc võng:------------------4---------------------
-Phân biệt cá sấu nước ngọt và cá sấu nước lợ
+Cs nước lợ: không có tấm sau chẩm
+Cs nước ngọt: có 1-2 đôi tấm sau chẩm
-Cách cấp thuốc và vị trí chích thuốc:
+Có thể cấp thuốc bằng cách cho thuốc vào khẩu phần ăn, dùng gậy chích hoặc ống chích chích thuốc vào cơ.
+Vị trí chích thịt (IM) ở cá sấu là 2 chân sau và các cơ 2 bên đuôi. Sau khi bắt để chích, nên cột miệng cá sấu lại bằng dây hoặc dùng băng keo vải dán vòng quanh miệng đối với cá sấu nhỏ dưới 1m3. Khi cột miệng, cá sấu chỉ còn thở không khí qua mũi, cần lưu ý để tránh cá sấu bị ngộp. Khi vận chuyển , nên bịt mắt để cá sấu năm yên.
+Đối với trăn, chích thịt ở 2 cơ chạy dọc 2 bên xương sống.
3. Ở kỳ đà chỉ chích ở cổ và 2 chi trước vì kỳ đà đực có một đôi dương vật nằm ở 2 bên gốc đuôi, nên nếu chích ở đuôi thì rất dễ trúng vào dương vật. Hơn nữa nếu chích ở đuôi và chi sau thuốc sẽ theo tĩnh mạch về thận trước, sau đó mới về tim, do đó thuốc sẽ bị phân giải và giảm tác dụng.
4. Baytril dạng dung dịch chứa 2.27% enrofloxacin, liều ở heo nhà là 7.5mg/kg. Heo rừng nặng 30 kg cần bao nhiêu ml?
Giải:
Số mg thuốc trong 1ml dung dịch: 2.27 x 10 = 22.7 mg
Số mg thuốc cần dùng: 30 x 7.5 = 225 mg
1ml---------22.7mg
?ml------- 225mg
ðsố ml dung dịch cần dùng là: 225 x 1/ 22.7 = 9.91 ml
5. Phân biệt khỉ đuôi dài, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn:
- Khỉ đuôi dài: Đuôi dài bằng hay dài hơn chiều dài đầu và thân
- Khỉ đuôi lợn: Lông ở đầu tạo thành một đốm nâu đậm, đuôi nhỏ và cuộn lại như đuôi lợn.
-Khỉ mặt đỏ: Đuôi ngắn hơn 150 mm, nhỏ dần từ gốc đuôi, mặt màu đỏ.
- chích thịt: tại mông, đùi, bả vai
- chích tĩnh mạch: tĩnh mạch chi trước
- chích trong da: chích trong da của mí mắt trên để thử phản ứng lao tố
- liều chích và cho uống: giống như liều lượng được hướng dẫn cấp cho người.
6.
- Việt Nam có 2 loài gấu: Gấu ngựa và gấu chó
+Gấu ngựa: to lớn, trước ngực có dải yếm màu trắng hình chữ V
+Gấu chó: kích thước nhỏ, có dải yếm màu trắng hình chữ U trước ngực
-Liều thuốc dùng cho gấu tính tương tự như chó nhà.
-Cấp thuốc qua đường uống hoặc dùng ống thổi để chích bắp
-Vị trí thích hợp cho việc chích thịt là ở vai
- Do lớp mỡ dưới da gấu rất dày, nhất là ở đùi và ở mông, nếu chích sai vị trí thuốc vào lớp mỡ sẽ không có tác dụng hoặc chậm hấp thu vào máu.
7.
-Các loại thuốc có thể sử dụng để gây mê gấu
+Ketamin HCL
+Teletamine và zolazepam (Zoletil)
+Morphine
-Những việc cần làm trước khi gây mê:
+Có thể chích atropine (1mg/50kg) để tránh các phản ứng phụ
+Cho gấu nhịn ăn trước khi gây mê một ngày.
-Sau khi gây mê:
+Để gấu nằm nghiêng về phía bên phải, ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và ít ánh sang.
8. Heo nặng 25kg: 2.5 mg /kg. Tính liều cho bò sát 15 kg
* Tính liều cho bò sát nặng 15kg:
Q = K.(BW)^0.75 = 70. 50^0.75 = 1316 Kcal
Liều một lần: 2.5 x 50 = 125 mg
Liều thuốc cho 1 Kcalo trao đổi chất cơ bản ở heo: 1257/ 1316 = 0.095
Trao đổi chất cơ bản của bò sát nặng 15kg:
Q = 10 x 15^0.75 = 76 Kcal
Liều điều trị bò sát: 76 x 0.095 = 7.22 mg/ lần điều trị
· Dung dịch chứa 5% thuốc => tính cho bò sát 50kg ?ml
- Số mg thuốc có trong 1ml dung dịch: 5 x 10 = 50mg
- Số ml dung dịch cần dùng: 7.22 x1 / 50 = 0.14 ml
9. 100ml Septotryl chứa: -Sulfa: 200 mg/ml
- Trime. 40mg/ml
Heo 50kg, liều 3ml/lần/ ngày
ðTính liều cho bò sát 50kg?
Giải:
LIỀU TÍNH THEO SULFA.
Trong 3ml dd có: 200 x 3 = 600mg (Sulfa)
ðliều theo sulfa.: 600 mg/lần điều trị/ ngày
Heo 50 kg:
Q = 70 X 50^0.75 = 1316 Kcal
Liều cho 1 kcal trao đổi chất cơ bản của heo: 600/ 1316 = 0.46
Trao đổi chất của bò sát 50kg: 10 x 50^0.75 = 188 kcal
Số mg Sulfa. một lần điều trị: 188 x 0.46 = 86.48mg
ðSố ml dd cần dùng: 86.48 x 1/ 200 = 0.43 ml
· Số lần cấp thuốc:
Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng heo: 1316/50 = 26.32 kcal
Tỷ số giữa số lần cấp thuốc trong ngày với trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng cơ thể:
1/26.32 = 0.03
Trao đổi chất cơ bản của 1kg trọng lượng bò sát: 188/50 = 3.76 kcal
Số lần điều trị cho bò sát/ ngày: 3.76 x 0.03 = 0.1 (10 ngày một lần)
Điều chỉnh liều: 0.43 x 0.11 = 0.05
10 ngày => 0.05 x 10 = 0.5 ml (10 ngày chích một lần 0.5 ml)
(có thể tính theo Trime. – cách làm tương tự như trên)
*Nhận xét:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro