THÔNG TIN VỀ BỆNH GAN TỤY TRÊN.....
THÔNG TIN VỀ BỆNH GAN TỤY TRÊN TÔM NUÔI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NIÊN VỤ 2011
(Cập nhật: 09 - 05 - 2011)
Tôm sú là một trong những đối tượng nuôi quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu long. Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng hàng năm nhưng vẫn chưa thật sự ổn định. Vấn đề dịch bệnh trên tôm sú nuôi hàng năm vẫn không sao tránh khỏi. Ngoài các bệnh nguy hiểm thường gặp, tháng 07 năm 2010 một bệnh mới xuất hiện làm gây chết hàng loạt tôm sú nuôi ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu với biểu hiện bệnh lý trên cơ quan gan tụy. Đây là một trong những bệnh lạ mới xuất hiện gây hoang mang cho người nuôi.
Bệnh gan tụy trên tôm được tìm thấy trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Các dấu hiệu bệnh lý bao gồm tôm chậm lớn và phân đàn, gan sưng, nhũn, màu nhạt so với bình thường, có trường hợp gan tụy teo nhỏ và dai. Người nuôi tôm cho biết thịt tôm bệnh gan tụy mau thối rửa sau khi chết so với tôm bình thường. Sau khi luộc, thịt không săn chắc như tôm bình thường. Trong ao tôm bệnh có hoặc không có xuất hiện phân trắng. Thông tin từ người nuôi cho biết bệnh gan tụy xuất hiện từ 3-4 năm về trước và gây chết tôm ở kích cỡ lớn 10-15g, tôm chết cục bộ và không lây lan trên diện rộng. Năm 2010 mức độ lây lan cao hơn, dùng kháng sinh không có hiệu quả. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp mô học cho thấy dấu hiệu của nhiễm vi bào tử trùng riêng lẻ hoặc kết hợp với dấu hiệu nhiễm khuẩn. Dấu hiệu nhiễm vi bào tử trùng có những điểm tương tự so với các dấu hiệu nhiễm của các bệnh được công bố như bệnh nhiễm vi bào tử trùng Haplosporidium sp. (hình 1) và bệnhHemocytic enteritis (HE) do tảo lam Schizothrix calcicola kết hợp với vi khuẩn gây ra (hình 2). Dấu hiệu nhiễm khuẩn với sự xuất hiện của granulama (hình 3) kết hợp với dấu hiệu bệnh lý có thể nghi ngờ đến trường hợp bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (Proteobacteria) gây ra với tên gọi là Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium (NHPB) được mô tả bởi Vincent và ctv. (2007). Theo nhóm tác giả này thì NHPB có liên quan đến hai loài vi khuẩn Caedibacter caryophila và Holospora obtuse. Hai loài này thuộc họ Holosporaceae của nhóm Rickettsia ký sinh nội bào bắt buộc.
Hình 1. Các thể nhiễm vi bào tử trùng theo Lightner (1996)
Hình 2. Các thể không bào lớn bao quanh nhân co nhỏ lại theo Lightner (1996)
Hình 3. Sự xuất hiện của Granuloma trong trường hợp bệnh NHP theo Lightner (1996)
Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đề xuất từ phía Viện NCNTTS II như (1) chú trọng đến xét nghiệm con giống (2) cải tạo môi trường ao nuôi, xử lý nền đáy (cày xới, bón vôi), xử lý nước cần chặt chẽ hơn, an toàn sinh học trong ao nuôi nhằm tránh lây lan (3) mùa vụ thả giống cần được cân nhắc (4) công nghệ nuôi mới (không thay nước) cần được quan tâm để hạn chế tác động của môi trường bên ngoài (5) đảm bảo ôxy hòa tan trong ao nuôi thấp nhất là 4 mg/l vào buổi sáng, bổ sung hợp chất làm tăng chức năng gan (6) khuyến cáo thả nuôi với mật độ vừa phải (15-20 con đối với tôm sú).
Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đề xuất từ phía Viện NCNTTS II như (1)
Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn Hảo
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro