may tau thuy phashaker
Câu 1 :Phân loại nồi hơi tàu thủy
1/Phân loại theo công dụng người ta chia ra
a/Nồi hơi chính : Là nồi hơi cung cấp hơi nước cho thiết bị đẩy tàu trong các máy hơi nước chính hoặc tua bin hơi chính lai chân vịt và dùng cho các máy phụ,thiết bị phụ và các nhu cầu sinh hoạt
b/Nồi hơi phụ : Hơi của nó sinh ra dùng cho các máy phụ,thiết bị phụ và nhu cầu sinh hoạt
c/Nồi hơi tận dụng ( nồi hơi kinh tế,nồi hơi khí xả ) : Là nồi hơi tận dụng nhiệt còn cao của khí xả của động cơ điezen chính để sản xuất nồi hơi.Hơi của nó dùng cho việc hâm nóng dầu đốt,dầu nhờn và phục vụ sinh hoạt
2/Phân loại theo các quét khí lò và sự chuyển động của nước theo bề mặt đốt nóng
a/Nồi hơi ống nước : Là nồi hơi hỗn hợp nước và hơi đi trong ống,còn ngọn lửa và khói quét lò quét ngang ống
b/Nồi hơi ống lửa: Là nồi hơi ngọn lửa và khí lò quét trong ông còn hỗn hợp nước và hới bao ngoài ống
c/Nồi hơi liên hợp : Là nồi hơi ống lửa mà trong đó bố trí thêm một số ống nước
3/Phân loại theo tuần hoàn nước nồi
a/Nồi hơi tuần hoàn tự nhiên : Sự tuần hoàn của nước và hơi trong nồi hơi tạo nên do sự chênh lệch về mật độ và do sự chênh lệch nhiệt độ gây nên
b/Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức : Sự tuần hoàn của hỗn hợp nước và hơi trong nồi hơi nhờ tác dụng của ngoại lực bên ngoài (bơm tuần hoàn )
4/Phân loại theo cách bố trí ống tạo thành bề mặt đốt nóng
a/Nồi hơi nằm
b/Nồi hơi đứng
Ngoài ra tùy theo kết cấu và đặc tính khác có thể phân loại nồi hơi theo dấu hiệu khác
Câu 2 : Trình bày nguyên lý hoạt động và cấu tạo của Nồi hơi ống lửa
I.Nồi hơi ồng lửa ngược chiều
1.Sơ đồ kết cấu:
1.Thân nồi 2.Cụm ống lửa 3.Đinh chằng dài 4.Không gian hơi 5.Không gian nước 6.Nắp hộp lửa 7.Ống thủy 8.Đinh chằng ngắn 9.Hộp lửa 10.Buồng đốt 11,13.Cửa kiểm tra 12. Mặt sàng trước
II.Nguyên lý hoạt động
Nhiên liệu và không khí được đưa vào buồng đốt thực hiện quá trình cháy tạo ra khí lò.Khí lò đi vào hộp lửa cháy nốt phần nhiên liệu chưa cháy kịp trong buồng đốt và phân phối khí cháy lò cho các ống lửa .Khí cháy tiếp tục đi qua bộ sấy hơi (quá nhiệt) rồi đi qua hộp khói,qua bộ hâm nước tiết kiệm,bộ sưởi rồi ra ngoài
Nước trong bầu nồi nhận nhiệt xung quanh buồng đốt,xung quanh hộp lửa và chủ yếu là ở các ống lửa,hóa hơi.Hỗn hợp nước và hơi có tỷ trọng bé hơn so với nước.Chính sự chênh lệch tỷ trọng đó tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong nồi hơi ống lửa
Hơi trích từ nồi thực hiện qua bầu khô hơi và qua bộ sấy hơi thành hơi quá nhiệt rồi tới các thiết bị tiêu thụ hơi
Chú ý mực nước phải ngập hết các ống để tránh cháy ống
Câu 8: So sánh NHOL và NHON
1/NHOL
a/Ưu điểm :
Nhờ ống lớn và thẳng nên có thể dùng nước xấu chưa lọc hoặc có lẫn dầu
Thân nồi chứa nhiều nước làm cho nồi hơi có năng lực tiềm tàng lớn nên áp suất nồi hơi khá ổn định ngay cả khi đột ngột tăng giảm lượng hơi nước lấy từ nồi hơi
Độ khô của nồi hơi tương đối cao do chiều cao của không gian hơi khá lớn.Không cần thiết bị khô hơi
Kết cấu bền sử dụng đơn giản
b/Nhược điểm :
To nặng,trong khi thân nồi nắp rất to,rất dày ,mà không phải là bề mặt hấp nhiệt,cường độ bốc hơi yếu,do đó chỉ dùng cho loại nồi hơi bé thông số thấp
Thời gian nhóm lò lấy hơi rất lâu ( 6-10 giờ )
Khi nổ sẽ xé vỡ thân nồi tai nạn rất nguy hiểm
Nồi hơi ống lửa thường chỉ được dùng làm nồi hơi phụ nhất là các tàu dầu ( ở loại tàu này,trong nước cấp thường có lẫn dầu ).Ngoài ra còn được dùng cho tàu máy hơi nước nhỏ nhất là các tàu lai dắt là loại có tải trọng luôn biến đổi
2/NHON
a/Ưu điểm :
Gọn nhẹ hơn nhiều so với NHOL vì lượng nước ít ống nhỏ nên bố trí được bề mặt hấp nhiệt lớn,cường độ hấp nhiệt cao
Thời gian nhóm lò,lấy hơi nhanh chóng (1,5-2giờ) do lượng nước trong nồi ít và tuần hoàn tốt
Có thể chế tạo từ loại nhỏ đến lớn,thông số hơi thấp đến thông số hơi rất cao
Khi nổ vỡ không nguy hiểm lắm vì lượng nước ít và ống nước thường nứt vỡ trước bầu nồi
b/Nhược điểm
Do ống nhỏ,cong,cường độ trao đổi nhiệt cao thông số hơi cao nên cần nước cấp nồi chất lượng tốt.Việc coi sóc bảo dưỡng cần tốt hơn
Do ít nước nên tiềm năng bé,khi nhu cầu về hơi nước đột ngột tăng giảm sẽ khó đảm bảo áp suất hơi ổn định
Chiều cao không gian trong bầu bé,nếu không có thiết bị khô hơi thì độ ẩm của hơi nước cao
Câu 4 : Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của NHON chữ D đứng
1.Sơ đồ nguyên lý:
1.Bộ sưởi khí tiết kiệm 2.Bộ hâm nước tiết kiệm 3.Trống hơi 4.Thân nồi hơi 5.Bầu góp
6.Trống nước 7.Cụm ống nước
Nguyên lý làm việc : Nhiên liệu được đựa vào buồng đốt nhờ thiết bị cung cấp nhiên liệu sau khi hòa trộn đồng đều với không khí và sấy nóng với nhiệt độ cao nhiên liệu đốt cháy tạo ra ngọn lửa và khói lò có nhiệt độ cao thực hiện quá trình trao đổi nhiệt cho cụm ống nước sôi thứ nhất,cụm nước sôi thứ hai và cụm vách ống
Nước trong cụm ống nước sôi thứ nhất gần buồng đốt hơn sẽ có cường độ hóa hơi lớn hơn nên lương sinh hơi sẽ lớn hơn cụm nước sôi thứ hai.Mật độ của hỗn hợp nước hơi trong cụm ống nước sôi thứ thứ nhất nhỏ hơn cụm ống nước sôi thứ hai,bởi vậy sẽ tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên trong nồi hơi,khi lên tới bầu nồi,hơi nước sẽ thoát qua mặt sàng ở không gian hơi trong trống hơi
Khói lò sau khi quét qua cụm ông nước sôi thứ nhất,qua bộ quá nhiệt (bộ sấy hơi),qua cụm ống nước sôi thứ hai sẽ quét qua bộ hâm nước tiết kiệm và bộ sửa không khí tiết kiệm rồi ra ngoài
Câu 5 : Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của NHON chữ D nghiêng
a/Cấu tạo
1.Trống hơi 2.Vách ống 3.Cụm ống nứơc lên 4.Buồng đốt 5.Hộp góp 6.Lớp ống dưói đáy 7.Trống nước 8.Bộ sấy hơi 9.Cụm ống nước xuống 10.Bộ hâm nước tiết kiệm 11.Bộ sưởi không khí
b/Nguyên lý hoạt động
Khi cháy sinh ra trong buồng đốt quét qua các mặt hấp nhiệt của cụm ống nứơc lên qua bộ sấy hơi qua cụm ống nước xuống,qua các bộ tiết kiệm rồi đi ra ngoài
Kiểu nồi này có mạch tuần hoàn của nước như sau: Nước trong cụm nước sôi thứ I (cụm ống lên) gần buồng đốt hơn hấp được nhiều nhiệt cưòng độ hơi lớn,một phần bốc thành hơi hình thành hỗn hợp nước hơi có tỷ trọng nhẹ,nước ở trong cụm nước số II(cụm ống xuống) hấp đựoc ít nhiệt nên nứơc trong các ống ấy không bị bốc hơi.Nước ấy có trọng lượng lớn hơn,từ đó hình thành mạch tuần hoàn như sau : Nước từ bầu 1 theo các ống 9 xuống trống nước 7 sau đó theo các ống lên 3 trở về bầu 1 ( 1-9-7-3-1).Một phần đi vào các ống nước đặt dưói đáy 6 rồi đi vào bầu góp của vách ống 5,từ bầu góp theo các ống 2 lên ở vách ống và trở về bầu trên ( 1-9-7-6-5-2-1)
Câu 6 :Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi hơi liên hiệp phụ khí xả
a/Cấu tạo :
Nồi hơi liên hiệp ống lửa -ống nước :Là nồi hơi phụ ống lửa,nối hơi khí xả ống nước
1.Bơm dầu đốt 2.Quạt gió 3.Cụm ống lửa 4.Không gian hơi 5.Van chặn 6.Ống góp ra 7.Cụm ống ruột gà của nồi hơi khí xả 8.Ống góp vào 9.Két nước cấp 10.Bơm nước cấp 11.Bơm nước tuần hoàn 12.Buồng đốt của nồi hơi phụ 13.Ống xả của động cơ điezen chính
b/Nguyên lý hoạt động :
Hệ thống liên hợp nồi hơi khí thải tuần hoàn cưõng bức-nồi hơi phụ ống lửa ngược chiều.Khi động cơ điezen chính dừng mà cho nồi hơi phụ hoạt động thì quạt gió và bơm dấu sẽ cung cấp không khí và nhiên liệu vào buồng đốt tạo nên hỗn hợp khí cháy trong buồng đốt nồi hơi,khí cháy đi vào cụm ống lửa trao nhiệt cho nước để đun sôi nước trong nồi hơi rồi đi ra ống khói,Lúc này hơi đựơc sản ra nhờ việc đốt nồi hơi phụ
Khi tàu chạy,nồi hơi khí thải cung cấp hơi nứơc,còn nồi hơi phụ không đốt dầu và chỉ có tác dụng của một bầu phân ly hơi.Nước từ trong không gian nước của nồi hơi phụ qua van hút vào bơm tuần hoàn cưõng bức 11,đưa tới ống góp vào 8 tới các ống ruột gà 7 của nồi hơi khí thải,hấp nhiệt của khí thải động cơ hình thành hỗn hợp nước hơi vào cụm ống góp ra trở về nồi hơi phụ tiến hành phân ly thành nước và hơi.Hơi nước được dẫn từ nồi hơi phụ theo đường hơi chính ra đến nơi tiêu dùng.Để giúp cho nồi hơi khí thải chóng cung cấp đủ hơi nước có thể đồng thời đốt nồi hơi phụ,khi động cơ chính chạy ở chế độ nhỏ tải
Câu 7 : Các phương pháp xử lý nước nồi hơi
a/Phương pháp xử lý nước ngoài nồi
Khử cặp cơ học : Được thực hiện ở các vách lọc (két vách) thực hiện ở két khử dầu riêng.Vật liệu lọc dầu là than hoạt tính,sơ mướp,khăn bông
Khử khí NHOL khử ở vách lọc,NHON khử khí ở bầu khử khí riêng.Có nhiều phương pháp khử khí như đun sôi nước làm bay các khí trong nước,dùng hóa chất để hấp thụ khí...
Khử muối cứng : Dùng hóa chất như vôi,kiềm NaOH biến muối cứng vĩnh cửu thành muối tạm thời và đun sôi tạo thành cáu bùn được xả ra ngoài
b/Xử lý nước trong nồi : Dùng với nồi hơi có chất lượng hơi thông thường cho hóa chất vào trong nồi hơi hoặc dùng siêu âm
Dùng hóa chất.Có thể đưa trực tiếp vào nồi hơi,hoặc có thể pha trong két có chia vạch sau đó dùng bơm để bơm vào nồi hơi hoặc đặt hóa chất chống cáu cặn trước đường ống hút của bơm cấp
Dùng siêu âm (chỉ dùng cho NHOL và NHLH).Siêu âm phá hoại quá trình kết tinh của muối cứng lên bề mặt hấp nhiệt cáu cứng vỡ thành cáu bùn
Câu 9 :Quy trình đốt nồi hơi bằng tay
Bât quạt gió thông lò 30 giây tới 1 phút
Bật bơm cấp nhiên liệu
Bật công tắc cấp tia lửa điện
Sau khi nhiên liệu cháy,tắt công tắc cấp tia lửa điện
Chú ý : Nếu khởi động 2 đến 3 lần không được ta phải tiến hành kiểm tra thiết bị buồng đốt nồi hơi (Súng phun,quạt gió,bơm nhiên liệu,tế bào quang điện )
Câu 10 : Trình bày nguyên lý làm việc của tua bin-hơi tàu thủy ?
Nguyên lý hoạt động :
Hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao khi qua ống phun sẽ giãn nở làm áp suất và nhiệt độ giảm,tốc độ lưu động tăng.(Thế năng -động năng - cơ năng)
Dòng hơi ra khỏi ống phun có tốc độ lớn được thổi vào cánh công tác.Ở đây dòng hơi đổi chiều chuyển động cong theo lòng máng của cánh công tác nên xuất hiện lực ly tâm.
Các phần tử hơi va đập vào lòng cánh công tác tạo nên sự chênh lệch áp lực giữa phía bụng và phía lưng công tác làm rô to 2 quay kéo theo trục 1 lắp cố định với rô to sẽ quay
Như vậy trong tua bin hơi có 2 quá trình biến hóa năng lượng:
a/Khi qua ống phun,thế năng ban đầu của hơi (áp năng + nhiệt năng) biến thành động năng của dòng hơi bằng quá trình giãn nở trong ống
b/Khi qua rãnh cánh công tác động năng của dòng hơi biến thành công cơ học làm quay cánh công tác gắn trên trục
Cứ một bánh tĩnh (trên đó gắn các ống phun) với một bánh động (là rô to trên đó gắn các cánh công tác) gọi là một tầng của tua bin.Tua bin có thể có nhiều tầng
Câu 11: Trình bày nguyên lý hoạt động của động cơ Điezen 4 kỳ
1/Qúa trình nạp khí:
Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD.Xupáp hút mở,xupáp xả đóng.Thể tích trong xilanh (phía trên piston) tăng lên làm áp suất trong xilanh giảm xuống
Nhờ sự chênh lệch áp suất mà không khí từ bên ngoài được hút vào xilanh (thông qua bầu lọc khí,ống hút và miệng xilanh).Khi piston xuống tới điểm chết dưới thì xupáp hút đóng lại hoàn toàn kết thúc quá trình nạp khí
2/Qúa trình nạp khí
Các xupáp hút và xupáp xả đều đóng kín.Piston đi từ ĐCD lên ĐCT.Không khí trong xilanh bị nén lại rất nhanh do thể tích của xilanh giảm dần(khi piston đi từ ĐCD lên ĐCT thì thể tích trong xilanh chỉ bằng 1/15 - 1/22 thể tích ban đầu ) nên áp suất và nhiệt độ khí nén tăng lên rất cao.Cuối quá trình nén,áp suất khí nén có thể lên tới 40-50Kg/cm2 kèm theo việc tăng nhiệt độ không khí lên tới 500-700C,cao hơn nhiều so với nhiệt độ tự cháy của nhiên liệu.Qúa trình nén không khí được biểu thị trên đồ thức bằng đường ac
Về mặt lý thyết thì khi poston lên đến ĐCT,nhiên liệu sẽ được phun vào buồng đốt dưới dạng sương mù kết thúc quá trình nén khí
3/Qúa trình cháy giãn nở sinh công (kỳ nổ)
Các xupáp vẫn đóng kín.Piston ở điểm chết trên,nhiên liệu phun vào buồng đốt gặp khí nén nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy.Qúa trình cháy khoảng 40% nhiên liệu gần như là quá trình đẳng tích được biểu diễn bằng đường cz’.Số 60% nhiên liệu còn lại cháy ở trong điều kiện gần như là đẳng (đường z’z).Nhiệt độ và áp suất trong buồng cháy tăng lên mãnh liệt (áp suất có thể lên tới 60 -120KG/cm2),nhiệt độ lên tới 1500-2000C) khi cháy giãn nở rất mạnh đẩy piston đi xuống thông qua cấu biên làm quay trục khủy.Qúa trình cháy và giãn nở kết thúc được biểu thị bằng đường z’ze diểm e tương ứng với lúc piston ở ĐCD
4/Qúa trình thải khí (kỳ xả)
Xupáp xả mở,xupáp hút đóng.Piston đi từ ĐCD lên ĐCT.Khi piston ở ĐCD xupáp xả bắt đầu nhận khí thải trong xilanh tự thải ra ngoài,sau đó piston đi lên tiếp tục đẩy khí thải ra.Khi piston lên tới điểm chết trên thì xupáp đóng lại,xupáp hút lại mở ra,không khí lại được nạp vào xilanh để bắt đầu một chu trình mới.Qúa trình thải khí được biểu diễn bằng đường eb trên đồ thức
Câu 12 : Trình bày nguyên lý hoạt động của động cơ Điezen 2 kỳ
1/Hành trình thứ nhất
Piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên
Cho rằng tại thời điểm đầu piston nằm ở điểm chết dưới,lúc đó các cửa nạp và thải đều mở.Lúc này khí nạp được bơm quét khí thổi vào xilanh (với áp suất 1,15 - 1,2 bar ).Do có áp suất lớn hơn áp suất khí thải trong xilanh nên khí nạp sẽ đẩy khí thải qua cửa thải ra ngoài.Giai đoạn này gọi là giai đoạn quét khí hoặc là giai đoạn thay khí vì nó vừa thải khí cũ vừa nạp khí mới
Piston đi từ ĐCD lên,các cửa nạp và thải dần dần đều đóng lại.Piston đi lên một đoạn thì đóng kín cửa nạp trước(đường bk trên đồ thức chỉ thị )
Khi cửa nạp đã đóng,khí nạp đã ngừng không vào xilanh nữa,nhưng vì cửa thải vẫn còn mở nên khí thải vẫn tiếp tục qua cửa thải ra ngoài.Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn khí sót.Trong giai đoạn này có một phần khí nạp cũng bị lọt qua cửa thải ngoài nên gọi là giai đoạn lọt khí.Khi piston đi lên dóng kín cả các cửa thải thì kết thúc giai đoạn lọt khí (đường ka trên đồ thức chỉ thị)
Piston tiếp tục đi lên điểm chết trên,giai đoạn này làm nhiệm vụ nén khí,quá trình xảy ra tương tự như động cơ 4 kỳ (đường ac trên đồ thức chỉ thị).Áp suất và nhiệt độ khí nén tăng lên rất nhanh.Khi piston đến gần điểm chết trên thì nhiên liệu được phun vào xilanh dưới dạng sương mù qua vòi phun
2/Hành trình thứ hai :
Nhiên liệu phun vào xilanh gặp khí nén có nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy.Một phần nhiên liệu cháy ở thể tích không đổi theo đường (cz’),phần còn lại cháy theo áp suất không đổi (theo đường z’z) tiếp đó diễn ra quá trình giãn nở sản phẩm cháy (đường ze).Sản phẩm cháy giãn nở rất mạnh đẩy piston đi xuống làm quay trục khủy thực hiện giai đoạn sinh công
Khi piston đi xuống được một đoạn thì mở cửa thải trước bằng mép của chúng (tại điểm e).Khí thải trong xilanh sẽ tự do xả ra ngoài làm áp suất trong xilanh giảm xuống gần bằng áp suất bên ngoài.Giai đoạn này gọi làn giai đoạn xả tự do (giai đoạn xả tự do rất cần thiết,phải tính toán sao cho đủ thời gian để hạ áp suất trong xilanh xuống thấp hơn áp suất khí nạp trước khi pison bắt đầu mở các cửa nạp).Giai đoạn này biểu thị bằng đường ek
Piston đi xuống một đoạn nữa thì mở các cửa nạp (ứng với điểm k) khí nạp lại được thổi vào xilanh lùa khí thải ra thực hiện đẩy cưỡng bức khí thải và thay khí mới chuẩn bị cho quá trình sau
Câu 13 :So sánh giữa động cơ Điezen 2 kỳ và 4 kỳ
Qua nghiên cứu cấu tạo vào hoạt động của động cơ 4 kỳ và 2 kỳ cho thấy mỗi loại đều có ưu nhược điểm,có thể so sánh như sau:
1/Nếu 2 động cơ có cùng các kích thước đường kính xilanh D,hành trình piston S,có cùng số vòng quay n và cùng số xilanh thì về mặt lý thuyết công suất của động cơ 2 kỳ có thể lớn gấp đôi công suất của động cơ 4 kỳ
Vì tiêu thụ nhiên liệu gấp hai và số lần sinh công cũng gấp hai động cơ 4 kỳ.Nhưng thực tế động cơ hai kỳ có công suất chỉ lớn hơn 1,6 - 1,8 lần công suất của động cơ bốn kỳ vì những lý do sau :
Tổn thất công suất để lai bơm quét khí
Một phần hành trình của piston của động cơ hai kỳ dùng để nạp và thải khí ; có một phần khí nạp mới bị lọt ra ngoài khi cửa quét đã đóng mà cửa thải vẫn mở
Thải khí không sạch,nạp khí không đầy nên cháy không tốt
2/Qúa trình quét sạch khí thải và nạp khí mới vào xilanh 4 kỳ tiến hành hoàn hảo hơn động cơ 2 kỳ vì các quá trình này được tiến hành trong hai hành trình của piston
3/Động cơ 2 kỳ cấu tạo đơn giản hơn,nhất là khi sử dụng sơ đồ quét vòng vì không có các xupáp nạp,thải và bộ phận dẫn động chúng.Tuy vậy để thực hiện việc trao đổi khí cần phải có bơm quét khí
4/Mo6men quay tác dụng lên trục khủy của động cơ 2 kỳ so với động cơ 4 kỳ có cùng số xilanh thì đều đặn hơn vì số hành trình sinh công nhiều hơn
5/Ứng suất nhiệt của các chi tiết động cơ 2 kỳ,đặc biệt là nhóm piston-xilanh cao hơn ở động cơ 4 kỳ vì số hành trình sinh công nhiều hơn,nhiệt độ bình quân trong xilanh lớn hơn
6/Động cơ 4 kỳ có thể thay đổi được góc phân phối dễ dàng hơn so với động cơ 2 kỳ,vì chỉ cần thay đổi vị trí của mặt cam trên trục phân phối là có thể thay đổi được góc mở sớm,góc đóng muộn khác nhau
7/Góc ưng với quá trình cháy và giãn nở của động cơ 4 kỳ lớn hơn của động cơ 2 kỳ ( ở động cơ 4 kỳ khoảng 140 độ,còn ở động cơ 2 kỳ khoảng từ 100-120 độ )
8/Động cơ 4 kỳ có thể tăng công suất bằng phương pháp tăng áp đơn giản hơn vì ứng suất nhiệt của xianh nhỏ hơn và hệ thống tăng áp cũng đơn giản hơn
9/ Tính kinh tế của động cơ 4 kỳ và 2 kỳ gần như nhau trừ trường hợp cá biệt đối với động cơ 4 kỳ tăng áp cao có thể đạt mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 140g/mlcih
Câu 14 :Hãy nêu kết cấu phần tĩnh của động cơ Điezen
Phần tĩnh của động cơ điezen bao gồm những phần cố định chính sau đây :
Bệ máy ,thân máy,xilanh,nắp xilanh
Những phần này liên kết chặt chẽ với nhau thành mọt khối thống nhất cứng vững,là điểm tựa của động cơ hoạt động
Phần tĩnh chiếm khoảng 70% trọng lượng động cơ
Câu 15 : Hãy nêu kết cấu phần động của động cơ Điezen
Gồm :
Piston,xéc măng
Thanh truyền (biên)
Trục khủy và bánh đà
Câu 16 :Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp đủ một lượng nhiên liệu nhất định,trong một khoảng thời gian nhất định,vào buồng đốt của động cơ tại đúng các thời điểm quy định,dưới dạng sương mù tạo điều kiện cho nhiên liệu hòa trộn tốt nhất với khí nén trong xilanh
1/Về định lượng :
Chất lượng hoạt động của hệ thống nhiên liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới công suất và hiệu suất động cơ.Vì vậy hệ thống nhiên liệu phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây :
Lượng nhiên liệu phun vào các xilanh phải đồng đều (sự chênh lệch không vượt quá 5% khi để tay ga về đúng vị trí cấp nhiên liệu lớn nhất ).Nếu cấp không đểu thì động cơ sẽ hoạt động không đều,rung động mạnh ảnh hưởng đến độ bền động cơ
2/Về định thời
Thời điểm phun nhiên liệu vào xilanh phải đúng thời điểm quy định,không sớm quá và không muôn quá
Nếu phun sớm quá,do lúc đó áp lực khí nén và nhiệt độ còn thấp nên nhiên liệu bốc hơi chậm,một phần bám vào đỉnh piston và thành vách xilanh sẽ khó cháy gây lãng phí nhiên liệu và sinh khói đen.Một phần nhiên liệu cháy trước diểm chết trên sẽ gây phản áp làm động cơ chạy rung hoặc sẽ không hoạt động được
Nếu phun muộn quá,nhiên liệu không đủ thời gian cháy,áp lực sinh ra sẽ giảm làm giảm công suất động cơ,nhiên liệu cháy không hết gây lãng phí,động cơ thải khói đen
Thời gian phun nhiên liệu càng ngắn càng tốt,(thông thường thời gian phun chiếm khoảng 25 -30 độ góc quay trục khủy)
3/Về định áp
Áp suất nhiên liệu phun vào buồng đốt phải đúng quy định,phải đủ lớn để tạo sương tốt và có sức xuyên tốt,tạo điều kiện hòa trộn tốt với khí nén trong xilanh
Tuy nhiên áp suất phun cũng không yêu cầu quá lớn vì gặp khó khăn trong chế tạo bơm cao áp,giảm tuổi thọ các chi tiết trong hệ thống
4/Trạng thái phun
Nhiên liệu phải được phun ở trạng thái tơi sương (càng tơi sương càng tốt),hình dáng tia nhiên liệu phải phù hợp với buồng đốt tương đối đồng đều,hòa trộn tốt với khí nén
Qúa trình phun phải dứt khoát,không bị nhỏ giọt lúc bắt đầu và lúc kết thúc phun.Phải đảm bảo làm việc ổn định ở tốc độ quay tối thiểu đã quy định
Câu 17 :Phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu
1/Theo phương pháp cung cấp nhiên liệu
Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp
Hệ thống phun nhiên liệu gián tiếp
a/Hệ thống nhiên liệu trực tiếp
Bao gồm bơm cao áp được truyền động cơ khí và vòi phun được nối với BCA bằng ống dẫn nhiên liệu áp suất cao.Ở hệ thống này nhiên liệu có áp suất cao tạo ra nhờ BCA được đưa ngay đến và phun
Ưu điểm : Kết cấu tương đối đơn giản,gọn nhẹ có khả năng nhanh chóng đáp ứng được những thông số cung cấp nhiên liệu ở mọi chế độ công tác khác nhau,có tính tin cậy cao,có thể sử dụng ở toàn khoảng cung cấp nhiên liệu cho chu trình
Nhược điểm : Áp suất phun giảm ở các chế độ vòng quay thấp của động cơ làm cho chất lượng phun sương nhiên liệu cũng xấu đi.Điều này dẫn đến tốc độ vòng quay nhỏ bị hạn chế
b/Hệ thống phun nhiên liệu gián tiếp (hệ thống phun tích tụ)
Đối với hệ thông này nhiên liệu có áp suất cao từ BCA không được đưa ngay tới vòi phun mà được đưa vào bình chứa áp suất cao,gọi là bô phận tích tụ rồi sau đó mới được đưa đến vòi phun qua bộ phận phân phối đặc biệt đúng lượng cần thiết,đúng thời điểm cần thiết
Nếu hệ thống có thể tích bình chứa tích tụ lớn nhiên liệu dược BCA cung cấp liên tục cho bình chứa,không phụ thuộc vào thời điểm phun nhiên liệu áp suất cao,lớn hơn nhiều so với thể tích một lần phun nên quá trình phun diễn ra với áp suất gần như không đổi,đảm bảo chất lượng phun nhiên liệu cao trong một khoảng tốc độ quay cũng như phụ tải rộng.Vì vậy nó thường dùng cho những động cơ diezel tàu thủy có yêu cầu cao về việc phun nhiên liệu ở những chế độ phụ tải nhỏ
Nhược điểm : Hệ thống có kết cấu phức tạp
2/Dựa vào loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ
a/Hệ thống nhiên liệu nhẹ
Đặc điểm của hệ thống nhiên liệu này là sử dụng nhiên liệu có tỷ trọng nhỏ (dưới 0,92g/cm3) độ nhớt thấp (dưới 30cst ở 50C) nhiệt độ đông đặc thấp ,các thành phân tạp chất khác như nước,lưu huỳnh,cốc,tro,xỉ nhỏ.Do vậy trong hệ thống nhiên liệu này không cần hệ thống hâm nhiên liệu cũng như có thể không cần dùng máy lọc ly tâm
Nguyên lý làm việc :
Hệ thống nhiên liệu nhẹ sử dụng cho các động cơ trung tốc và cao tốc công suất nhỏ.Trong động cơ công suất lớn nó tồn tại song song với hệ thống nhiên liệu nặng.Nhiên liệu từ két chứa được bơm chuyển vào két lắng qua hộp van .Tại két lắng các tạp chất bẩn và nước được lắng xuống và xả ra ngoài qua các van xả,sau đó được bơm chuyển lên két trực nhật lọc qua phin lọc.Nhiên liệu được bơm cấp dầu bơm tới bơm cao áp và dược đưa tơí vòi phun ,phun vào xilanh động cơ (nếu chất lượng dầu không tốt có thể bố trí thêm máy lọc ly tâm trước khi đưa tới két trực nhật).
b/Hệ thống nhiên liệu nặng
Thường dùng cho các động cơ diezen trung tốc,thấp tốc công suất lớn.Đặc điểm của hệ thống này là sử dụng loại nhiên liệu có tỷ trọng cao (trên 0,92g/cm3)nhiệt độ đông đặc và độ nhớt cao (trên 30cst ở 50C).Trong hệ thống này cần thiết phải trang bị các thiết bị hâm trong két chứa trước máy lọc ly tâm,trước BCA,đường ống dẫn nhiên liệu đều phải bọc cách nhiệt.Hệ thống nhiên liệu này nhất thiết phải bố trí các máy lọc ly tâm để loại bớt tạp chất bẩn và nước ra khỏi nhiên liệu .Khi động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu nặng thì cần thiết phải bố trí thêm một hệ thống nhiên liệu nhẹ để phục vụ động cơ khi tàu khởi động,manơ hoặc chuẩn bị ra vào cảng
Nguyên lý làm việc :
Nhiên liệu từ két chứa dưới hầm tàu được bơm chuyển dầu hút qua bầu lọc tới két lắng FO.Tại két lắng các tạp chất bẩn và nước được lắng xuống và xả ra ngoài qua các van xả,ở két lắng nhiên liệu có thể hâm sơ bộ để việc lắng xả tốt hơn
Nhiên liệu từ két lắng tiếp tục tới bầu hâm của máy lọc nhờ bơm chuyển rồi đến máy lọc ly tâm qua van V-6.Sau khi qua máy lọc để tách bỏ nước cặn bẩn nhiên liệu dược đưa về két trực nhật FO qua van V-7.Từ két trực nhật,nhiên liệu chảy về két hòa trộn quan van 3 ngả,qua phin lọc rồi được bơm cấp dầu đầy qua bầu lọc tiếp tục được hâm tại bầu hâm để đảm bảo độ nhớt.
Hệ thống nhiên liệu nhẹ gồm két trực nhật DO lắp song song với két trực nhật FO.Trước khi tàu mano7 hoặc điều động từ 20-30 phút cần chuyển việc sử dụng hệ thống nhiên liệu nặng sang hệ thống nhiên liệu nhẹ bằng van chuyển 3 ngả V-G làm nhiệt độ của nhiên liệu thay đổi từ từ khi chuyển từ nhiên liệu nặng sang nhiên liệu nhẹ và ngược lại để tránh hiện tượng kẹt piston plunger của BCA.Chú ý việc đóng mở các van cần từ từ
Câu 18 : Nhiêm vụ và yêu cầu của hệ thống bôi trơn
1/Nhiệm vụ và yêu cầu
a/Nhiệm vụ
Nhiêm vụ quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn động cơ là cung cấp liên tục dầu nhơn cho các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau trong động cơ như : cổ trục,cổ biên,chốt piston,so7mi xylanh,con sượt,chốt ngang của cơ cấu con trượt và các bộ phận khác như gối trục cam,gối đòn gánh supáp,các bánh răng truyền động..Mục đích tạo ra nêm dầu để giảm lực ma sát
Ngoài tác dụng giảm ma sát bôi trơn còn có tác dụng :
Tẩy rửa các bề mặt tiếp xúc (dầu bôi trơn sẽ đưa các hạt,phoi kim loại bị mài mòn ra khỏi bề mặt tiếp xúc)
Làm mát các bề mặt ma sát :Dầu nhờn sẽ mang nhiệt ở các bề mặt ma sát đi ra ngoài nhả nhiệt cho nước làm mát trong bầu làm mát dầu
Bao kín khe hở nhỏ (giữa piston với xilanh,giữa trục với phớt chắn...) do có màng dầu bôi trơn đệm giữa chúng
Ngoài ra dầu nhờn còn dùng làm mát cho đỉnh piston,làm môi chất cho các hệ thống điều khiển,đảo chiều
b/Yêu cầu
Trong hệ thống có nhiều động cơ thì mỗi động cơ phải có hệ thống bôi trơn độc lập và giữa chúng có sự liên hệ hỗ trợ nhau
Dầu nhờn phải được đi đến tất cả các vị trí cần bôi trơn,lưu lượng và áp suất dầu bôi trôn phải phù hợp vời từng vị trí bôi trơn
Hệ thống dầu nhờn phải đơn giản,làm việc tin cậy đảm bảo suất tiêu hao dầu nhờn là nhỏ nhất
Câu 19 : Phân loại hệ thống bôi trơn
a/Hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức áp suất thấp
Tất cả các động cơ diezel đều có hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức áp suất thấp
Hệ thống này cung cấp dầu bôi trơn cho các bề mặt mạ sát của ổ trục chính,ổ khủy,ổ trục dầu nhỏ biên,ổ trục phân phối
Hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức áp suất thấp đặc trưng bẳng sự phân nhánh của đường ống dẫn đầu tuần hoàn,cung cấp dầu bôi trơn dồng thời tới nhiều điểm bôi trơn và sự tuần hoàn của một lượng dầu duy nhất trong động cơ.Lượng dầu này luôn luôn được lọc sạch tới nhiệt độ yêu cầu
b/Hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức áp suất cao
Áp suất trong hệ thống này >50kg/cm2.Hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức áp suất cao phục vụ cho bôi trơn sơ mi xilanh,đầu chữ thập con trượt ở các động cơ diezel có công suất lớn,hành trình piston dài
Đặc trưng của hệ thống này là cung cấp đúng định lượng và đúng thời điểm dầu bôi trơn cho mặt gương xilanh nhờ các bơm dầu kiểu piston,mỗi điểm bôi trơn có một piston riêng.Dầu bôi trơn xong một phần bị hóa hơi và cháy trong sơ-mi xilanh-piston nhất là nhóm sơ-mi-xilanh-piston của động cơ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao,mục đích nhằm giảm hao mòn xilanh và các vòng xéc-măng
Câu 20 : Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát có nhiêm vụ mang một phần nhiệt từ các chi tiết của động cơ (ví dụ : Sơ mi xilanh ,nắp xilanh,đỉnh piston ...)bị nóng lên trong qúa trình làm việc do tiếp xúc với khí cháy hoặc do ma sát.Ngoài ra còn có nhiệm vụ làm mát cho khí tăng áp dầu bôi trơn
Để làm mát xialnh và nắp piston ngưòi ta thưòng dùng nước ngọt hay nước biển
Để làm mát đỉnh piston,thưòng dùng dầu bôi trơn hay nứơc ngọt làm mát riêng.Công chất làm mát có thể là nứoc ngọt hay dầu diezel nhẹ
Câu 21 : Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống khởi động ?
Động cơ đang ở trạng thái dừng,để nó có thể bắt đầu hoạt động cần phải dùng một nguồn năng lưọng bên ngoài nào đó lai động cơ đến một tốc độ quay khởi động,đó là tốc độ quay nhỏ nhất mà vận tốc trung bình của piston đạt đến vị trí Cm cần thiết để nhiên liệu có thể tự bốc cháy và động cơ có thể làm việc
Có nhiều phương pháp khởi động điezel.Khởi động bằng tay,khởi động bằng động cơ điện,khởi động bằng những động cơ xăng phụ,khởi động bằng không khí nén
Trong các phương pháp khởi động nói trên các thiết bị khởi động tác dụng trực tiếp lên cổ trục của động cơ tức là sự chuyển động bắt đầu từ trục cơ.Với những cách khởi động này động cơ có thể khởi động với bất kỳ vị trí nào của piston và không phụ thuộc vào số xilanh động cơ
Khởi động bằng khí nén là phương pháp dùng không khí nén có áp lực cao tác dụng lên đỉnh các piston để đẩy piston đi xuống qua đó làm quay trục khuỷ.Như thế khâu dẫn động ở đây là piston còn khâu bị dẫn là trục cơ.Khởi động bằng không khí nén là phương pháp chủ yếu của động cơ diezel tàu thuỷ
Yêu cầu khởi động bằng khí nén
Khí nén phải đủ áp lực để làm quay trục khuỷ dễ dàng (thông thưòng từ 10-30 kg/cm2).Lượng khí nén phải đủ để khởi động động cơ đựơc 10-20 lần
Tuỳ theo loại thiết bị có thể dùng khoảng áp suất không khí nén như sau :
Khởi động bằng không khí nén áp suất thấp : p = 20 -30kg/cm2
Khởi động bằng không khí nén áp suất trung bình : p= 60-80kg/cm2
Khởi động bằng không khí nén áp suất cao : p=150-250kg/cm2
Nếu áp dụng hai loại sau trong hệ thống phải có van giảm áp để giảm áp suất khí khởi động đến 20 -30kg/cm2
Khí nén vào khởi động động cơ phải ở thời kỳ sinh công (cháy giãn nở) của từng xilanh và theo đúng thứ tự nổ của động cơ.Thời gian khí nén vào xilanh phải kết thúc trứơc khi xupáp xả của xilanh đó mở (nếu không,khí nén sẽ lọt qua supáp xả ra ngoài )
Câu 22 : Hệ thống khởi động bằng khí nén
Hệ thống gồm : máy nén,bình chứa không khí áp suất cao,van khởi động đặt trên nắp xilanh
a/Hện thống khởi động trực tiếp bằng không khí nén :
Sơ đồ hệ thống gồm :
1/Máy chém gió 2/Chai gió 3/Vai chặn chính 4/Van khởi động chính 5/Tay khởi động 6/Đĩa chia gió 7/Đưòng thoát gió 8/Các xupáp khởi động
Nguyên lý làm việc :
Trứơc khi khởi động cần kiểm tra áp lực chai gió
Khi mở van khí nén từ bình vào hộp van khởi động.Khi ta ấn tay khởi ôộng gió vào đĩa chia gió là hôp van phân phối.Khí nén từ bộ phận phân phối lần lựơt vào các xilanh theo thứ tự nổ của động cơ ,qua các supáp khởi động tác động lên piston làm quay trục khuỷ.Tốc độ trục khuỷ tăng dần và đến khi tự làm việc được thì ngừng ấn tay cho hoạt động bằng nhiên liệu.Khoá van lại ,khí nén theo đưòng thoát gió ra ngoài đảm bảo an toàn
Ap1 lực ở chai gió thiếu thì dùng máy nén (1) bổ sung đạt đến áp lực yêu cầu
Đĩa chia gió điều khiển bằng trục phân phối
b/Hệ thống khởi động gián tiếp bằng khí nén
Sơ đồ gồm :
1/Máy chém gió 2/Chai gió 3/Vai chặn chính 4/Van khởi động chính 5/Van khởi động 6/Tay khởi đông 7/Đưòng phụ gió 8/Đưòng gió chính 9/Các xupáp khởi động 10/Đĩa chia gió
Nguyên lý hoạt động :
Khi mở van chặn chính,khí nén từ chai gió vàp hộp van khởi động chính theo đường (T) lên hộp van (5) theo đưòng (H) vào phần trên hộp van khởi động chính tạo nên sự cân bằng áp suất nên hộp van khởi động đóng chặt.Khí ấn tay khởi động (6) xuống,mở thông dưòng (H) và (C) nên khí nén trên hộp van khởi động chính theo đưòng (C) ra ngoài tạo nên sự chênh lệch áp suất,do đó hộp van khởi động chính mở khí nén ra và đựoc chia làm 2 đưòng .Đường gió chính và đưòng gió tới đĩa chia gió
Phần lớn khí nén chủ yếu theo đưòng (8) đến chờ sẵn ở các supáp khởi động đó là đưòng gió chính để khởi động
Phần kia vào đĩa chia gió (10) sau đó vào phần trên của supáp khởi động theo thứ tự nổ của động cơ,nhờ trục phân phối tác động vào đĩa chia gió để thông đưòng gió phụ tới từng supáp khởi động.Mở supáp khởi động cho đưòng gió chính vào xilanh để khởi động động cơ
Khi động cơ xong,ngừng ấn tay khởi động,khóa van (3) và nạp bổ sung nhờ máy nén khí
Hệ thống khởi động gián tiếp được sử dụng phần lớn cho động cơ diezel lai chân vịt
Câu 23 : Trình bày hệ thống đảo chiều
Đảo chiều quay trục khủy bằng hệ thống đảo chiều bố trí ngay trên động cơ
Đảo chiều quay của chân vịt bằng khớp nối ly hợp đảo chiều bố trí giữa động cơ và chân vịt.Theo cách này cho phép động cơ luôn làm việc theo một chiều quay nhất định và do đó có thể dùng động cơ không tự đảo chiều làm động cơ chính lai chân vịt
Khi đảo chiều động cơ phải tuân theo thứ tự nghiêm ngặt các thao tác với những quy định sau :
Khi kết thúc đảo chiều thì mới khởi động động cơ.Chỉ khởi động động cơ khi trục phân phối đã chuyển hoàn toàn sang vị trí tiến hoặc lùi
Sau khi động cơ quay tới vòng quay khởi động dưới tác dụng của không khí nén,bắt đầu cung cấp nhiên liệu,phải đình chỉ ngay việc cung cấp khí nén
Không được đảo chiều động cơ khi nó đang làm việc,phải dừng động cơ,sau đó tiến hành đảo chiều rồi mới khởi động lại
Khi tàu manơ : các động tác đảo chiều,khởi động phải được thực hiện an toàn trong thời gian ngắn nhất
Yêu cầu các tay điều khiển phải được dịch chuyển dễ dàng,cho phép thao tác thuận lợi nhẹ nhàng.Cần phải có các thiết bị bảo vệ để hạn chế thấp nhất những thao tác sau
Sơ đồ cơ cầu đảo chiều trực tiếp bằng cách dịch trục cam :
a/Sơ đồ cấu tạo :
1/Đường dẫn khí nén 2/Van đảo chiều 3,4/Bình dầu 5/Piston 6/Xilanh chứa dầu 7/Phớt kín dầu 8/Khớp nồi 9/Trục cam 10/Cam xả khi lùi 11/Cam xả khi tiến 12/Cam hút khi lùi 13/Cam hút khi tiến 14/Con đội xupáp hút 15/Con đội xupáp xả
b/Nguyên lý hoạt động :
Khi tàu chạy tới (động cơ quay theo chiều thuận) thì xoay van (2) ở vị trí “tới”.Khí nén qua van (2) vào bình (3) và nén dầu xuống piston (5) bị dịch chuyển sang phải kéo theo trục cam di động sang bên phải,các con đội tiếp xúc với các cam tới (lúc này không khí trong bình (4) thoát ra ngoài theo van (2) dần trong xilanh phía phải sẽ dâng lên đầy bình
Muốn tàu chạy lùi (động cơ quay theo chiều ngược lại) thì trước tiên phải dừng đông cơ lại.Tiếp sau đó mới xoay van (2) về vị trí “lùi”,khi đó khí nén sẽ vào bình (4) đẩy dầu xuống làm piston bị đẩy sang trái.Trục cam sẽ bị đẩy sang trái làm con đội chuyển sang tiếp xúc với các cam lùi,động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại
Câu 24 : Các bước khởi động chuẩn bị khởi động động cơ
Trước khi khởi động động cơ cần phải có giai đoạn chuẩn bị nhằm đảm bảo cho động cơ,các trang thiết bị,các đường ống và nồi hơi phải ở trạng thái kỹ thuật tốt
Sau khi nhận mệnh lệnh của thuyền trưởng,máy trưởng cần phải chuẩn bị động cơ .Mệnh lệnh của thuyền trưởng phải tuân thủ đúng thời gian quy định của nhà máy chế tạo về thời gian chuẩn bị khởi động
Công việc chuẩn bị khởi động và khởi động động cơ phải tiến hành theo quy trình được nhà máy chế tạo hướng dẫn
Trước khi khởi động động cơ,nhiệt độ không khí trong buồng máy không được thấp hơn 8C.Trong trường hợp cần thiết phải sấy nóng động cơ
Trước khi khởi động động cơ phải
Kiểm tra hoạt động của trạm điện thoại buồng máy,các phương tiện liên lạc giữa buồng máy và cabin lái
Kiểm tra số chỉ các đồng hồ ở buồng máy và cabin lái cho thật khớp nhau
Kiểm tra các phương tiện chiếu sáng và đề phòng sự cố
Kiểm tra sự thiếu đủ và tình hình làm việc của các phương tiện phòng chữa cháy trong buồng máy
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy lái
Trong thời gian chuẩn bị khởi động sĩ quan trực ca phải ghi vào sổ nhật ký vận hành tất cả các mệnh lệnh từ cabin lái và mệnh lệnh của máy trưởng,thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị máy,kết quả kiểm tra và đo đạc
Sau khi chuẩn bị máy xong,sĩ quan trực ca phải báo cáo cho máy trưởng biết và chỉ khi có lệnh của máy trưởng mới được khởi động động cơ
Câu 25: Các bước khởi động động cơ chính
Sau khi đã chuẩn bị xong động cơ,phải báo cho buồng chỉ huy và đặt kim của tay chuông về vị trí sẵn sàng (standby)
Nhận được tín hiệu từ buồng máy,sĩ quan boong trực ca phải xác nhận lại tín hiệu đặt kim tay chuông của buồng chỉ huy về vị trí sẵn sàng(standby)
Sau khi nhận được lệnh cho phép khởi động từ buồng chỉ huy,sĩ quan máy trực ca phải trả lời bằng tay chuông rằng đã nhận được lệnh và đang thực hiện bằng cách đặt kim tay chuông ở buồng máy về vị trí phù hợp với lệnh từ buồng chỉ huy và tiến hành khởi động động cơ
Công việc khởi động động cơ tiến hành theo trình tự sau :
Đặt tay ga điều khiển động cơ vào vị trí khởi động
Khởi động động cơ bằng khí nén,tăng dần số vòng quay động cơ cho đủ để động cơ có thể chuyển sang làm việc với nhiên liệu,chuyển tay ga điều khiển sang vị trí làm việc
Dựa vào tốc độ để xác lập số vòng quay phù hợp với tốc độ cho trước từ buồng chỉ huy
Nếu khi chuyển sang làm việc với nhiên liệu động cơ bị dừng lại đột ngột,cần phải chuyển tay ga về vị trí “Stop” và tiến hành khởi động lại.Tránh trường hợp động cơ làm việc liên tục với không khí nén vì động cơ lúc này quá lạnh
Sau khi khởi động xong,sĩ quan trực ca phải trực tiếp kiểm tra áp suất nhiệt độ dầu bôi trơn ,nứơc làm mát,áp suất nhiên liệu,áp suất không khí tăng áp,xem động cơ làm việc có va đập hay tiếng động ồn lạ không
Nếu sau khi khởi động,áp suất nước hoặc dầu làm mát không tăng lên định mức hoặc bắt đầu giảm xuống thì cần phải giảm vòng quay động cơ đến thấp nhất nhưng động cơ vẫn phải làm việc ổn định,tiến hành khởi động bơm nước làm mát và bơm dầu dự trữ,báo cáo hư hỏng cho máy trưỏng
Sau khi khởi động xong,tiến hành nạp khí nén bổ sung vào chai gió
Trong thời gian vận hành ít nhất là một van khởi động trên một trong những chai gió khởi động luôn luôn mở
Trong những trưòng hợp không có những chỉ dẫn của nhà sản xuất thì phụ tải ban đầu của đông cơ không vựơt quá 25-30% Ne đinh mức
Đối với động cơ có chân vịt biến bứơc thì chỉ đựơc khởi ôộng khi vị trí của các cánh chân vịt có bước xoằn điều chỉnh phù hợp với chế độ làm việc không tải
Nếu động cơ có ly hợp thì khi khởi động nhất thiết phải nhả ly hợp
Đối với thiết bị có hai động cơ làm việc với một chân vịt truyền động thuỷ lực thì cho phép khởi động một trong hai động cơ đó nhờ động cơ đang làm việc với điều kiện công suất của động cơ đang làm việc nhỏ hơn 70% công suất định mức và chiều quay của 2 động cơ là như nhau
Câu 26 : Những công việc là thông số cần theo dõi khi động cơ đang làm việc
1/Công việc cần làm :
Trong thời gian động cơ làm việc,cân theo dõi thưòng xuyên sự hoạt động của động cơ,các trang thiết bị,đưòng ống,các thiết bị đo lường
Sỉ quan máy trực ca phải thường xuyên có mặt tại vị trí điều khiển để theo dõi chỉ số các đồng hồ đo và thực hiện mệnh lệnh từ buồng chỉ huy
Trong lúc vận hành khai thác động cơ,nếu phát hiện thấy hư hỏng cho phép sỹ quan máy trực ca giảm phụ tải (chỉ số vòng quay) và dừng động cơ khi có sự đồng ý của sĩ quan boong trực ca.Trong những trưòng hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người ,hoặc các hư hỏng của động cơ mà cần phải dừng động cơ ngay thì sỹ quan máy trực ca có quyền giảm phụ tải và tắt động cơ sau đó báo cáo ngay cho buồng chỉ huy với máy trưởng
Nếư dừng động cơ chính quá đột ngột có thể gây sự cố cho tàu thì thuyền trưởng có quyền yêu cầu sỹ quan máy cho động cơ tiếp tục làm việc và thuyền trưỏng phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra
2/Các thông số cần phải theo dõi
Số vòng quay của động cơ
Áp suất và nhiệt độ bôi trơn trước và sau phin lọc,vào động cơ,trước và sau bầu làm mát,mức dầu bôi trơn trong cacte,két dầu tuần hoàn,két dầu xilanh...
Áp suất và nhiệt độ nước làm mát vào và ra khỏi các xilanh,tua bin khí xả,vào và ra khỏi các bầu làm mát
Nhiệt độ khí xả của từng xilanh,áp suất và nhiệt độ không khí tăng áp,nhiệt độ trung bình của khí xả sau ống góp khí xả
Áp suất nhiên liệu sau bơm cấp nhiên liệu,áp suất,nhiệt độ và độ nhớt của nhiên liệu vào động cơ.Mức nhiên liệu trong các két nhiên liệu
Nhiệt độ các gối đỡ trục trung gian của động cơ,truyền động bánh răng,khớp nối đảo chiều
Áp suất không khí nén trong các chai gió
Câu 27 :Chăm sóc động cơ khi động cơ mới hoạt động
Thời gian kể từ lúc khởi động động cơ cho đến khi thiết lập dựoc phụ tải định mức phải theo đúng quy định của nhà chế tạo.Nghiêm cấm rút ngắn thời gian làm nóng động cơ,trừ trưòng hợp do các yêu cầu an toàn cho con người
Động cơ dựoc coi là đã làm nóng và sẵn sàng mắc phụ tải nếu ở các chế độ tải ổn định,nhiệt độ nước,dầu bôi trơn vào và ra khỏi động cơ đã ổn định,độ chênh lệch nhiệt độ dầu vào và ra phù hợp với giá trị cho phép
Đối với động cơ làm mát trực tiếp bằng nước biển thì nhiệt độ nước ra không lơn hơn 40-50C,nhiệt độ LO không lớn hơn 65C
Trong mọi trường hợp,khi mắc phụ tải cho động cơ làm việc ,cần phải tiến hành từ từ,không được đột ngột tăng hoặc giảm vòng quay gây ảnh hơởng xấu tới sự làm việc của động cơ
Không nên cho động cơ làm việc quá lâu ở chế độ tải thấp và không tải,tránh hiện tượng làm cho quá trình phun và cháy nhiên liệu trong động cơ không hoàn thiện
Trong quá trình làm nóng động cơ,không cho phép tăng đột ngột nhiệt độ nước làm mát và dầu bôi trơn vì sẽ gây ra ứng suất nhiệt cho động cơ cũng như tăng sự đóng cáu cặn trên bề mặt trao đổi nhiệt
Khi nhiệt độ nước làm mát tăng đột ngột hoặc nhiệt độ dầu bôi trơn giảm thì cần phải điều chỉnh các van xả nước ra mạn hoặc vào bầu làm mát một cách phù hợp
Câu 28 :Khai thác động cơ ở chế độ định mức
Trong điều kiện bình thường của chuyến đi biển,cần phải giữ không đổi số vòng quay định mức và công suất của động cơ ở chế độ định mức phù hợp với quy định của nhà chế tạo
Không phụ thuộc vào mức nước của tàu và điều kiện thời tiết vòng quay động cơ vẫn ở chế độ định mức,tay ga ở vị trí tương ứng với áp suất Pi định mức
Nghiêm cấm động cơ làm việc ở vòng quay tới hạn
Theo định kỳ phải kiểm tra để phân phối đồng đều phụ tải giữa các xilanh đó là : Kiểm tra nhiệt độ khí xả Tkx,áp suất trung bình chỉ thị Pi của các xilanh,sự chên lệch của cá thông số Tkx,Pi nằm trong giới hạn cho phép
Theo định kỳ nhưng ít nhất trong 1 giờ cần phải kiểm tra tình hình làm việc và bôi trơn các chi tiết của động cơ
Nếu thấy nhiệt độ của các gối đỡ tăng hơn bình thường thì tiến hành giảm phụ tải của động cơ đồng thời tăng dầu bôi trơn đến các gối đỡ.Nghiêm cấm làm lạnh các gố đỡ bằng nứơc lạnh
Nếu số vòng quay của động cơ tăng đột ngột hoặc các xupáp an toàn thường xuyên làm việc thì cần phải dừng động cơ để thìm nguyên nhân khắc phục
Trong quá trình vận hành động cơ,phải chú ý lắng nghe mọi tiếng ồn và sự rung động của động cơ nếu thấy lạ phải xem xét và xử lý
Câu 29 : Khai thác động cơ ở các chế độ khác định mức
1/Khi động cơ chuyển sang làm việc ở chế độ điều động tàu :
Trước khi điều động tàu,sỹ quan boong trực ca phải báo cáo cho buồng máy trước nửa giờ và lệnh cho buồng máy giảm số vòng quay ở tốc độ thấp và vừa
Sau khi nhận tín hiệu điều động tàu,phải khởi động động cơ điezel lai MFĐ phụ va nếu có thể cho chúng làm việc song song
Cho động cơ làm việc với nhiên liệu nhẹ
Bổ sung khí nén cho đủ vào các chai gió
Khi đảo chiều động cơ nối trực tiếp với chân vịt cần phải :
Ngắt nhiên liệu vào các xilanh bằng cách đặt tay ga ở vị trí dừng lại
Chỉ khi nào động cơ dừng hẳn mới đựoc khởi động động cơ và cho làm việc theo chiều quay yêu cầu
2/Khi động cơ làm việc trong điều kiện bão tố,nước cạn,băng giá
Khi tàu đi trong bão gió thì chuyển van thông mạn sang van thông đáy để cấp nước cho hệ thống làm mát.Ngược lại khi tàu đi trong luồng cạn thì cho van thông mạn cấp nước cho hệ thống làm mát
Khi tàu đi vào vùng băng giá thì việc cấp nước cho động cơ lấy từ van thông đáy và thường xuyên gia nhiệt cho van thông biển bằng hơi nơớc
Khi tàu đi trên biển không có hàng hoặc không đủ hàng thì trong thời gian bão phải dằn đuôi tàu,chọn vòng quay khai thác của động cơ sao cho các thông số của động cơ an toàn kinh tế
3/Khi động cơ làm việc quá tải
Khi động cơ làm việc quá tải phải tuân thủ đúng hưóng dẫn của nhà chế tạo
Chỉ cho phép động cơ làm việc với công suất và vòng quay vựơt quá định mức khi có lệnh của buồng lái trong các trường hợp liên quan tới tính mạng và có nguy hiểm cho tàu
Chỉ cho phép động cơ làm việc quá tải 10% công suất định mức và vòng quay không lớn hơn định mức 3% trong thời gian không quá 1 giờ
Trong thời gian động cơ làm việc quá tải cần phải tăng cường theo dõỉ các thông số sau : Nhiệt độ khí xả,dầu bôi trơn trước và sau bầu làm mát,nước làm mát ra khỏi nắp xilanh.Nhiệt độ khí xả,dầu bôi trơn không vựơt quá giới hạn cho phép ở chế độ quá tải
Cứ 15phút phải kiểm tra nhiệt độ của các gối đỡ,các chi tiết làm việc của động cơ,kịp thời phát hiện những tiếng ồn,tiếng gõ khác thường
4/Khi động cơ làm việc ở chế độ thấp tải
Trong thời gian động cơ làm việc ở chế độ thấp tải cần phải :
Kiểm tra các xilanh có làm việc hay không.Nếu có xilanh nào không làm việc thì cần phải tăng số vòng quay của động cơ,điều chỉnh nhiệt độ nước,dầu làm mát ra khỏi các xilanh đúng với giá trị số giới hạn cho phép
Nếu động cơ làm việc thấp tải trong thời gian dài,có thể chuyển sang chế độ làm việc không cần tăng áp tuabin khí xả bằng cách cho khí xả không qua tuabin,không khí nạp lấy trong buồng máy
5
5/Động cơ làm việc trong trường hợp tắt một vài xilanh
Ngắt nhiên liệu cấp vào xilanh,không tháo nhóm piston
Cần ngắt xilanh bị hỏng bằng cách tắt bơm cao áp tương ứng,giảm lương dầu bôi trơn đến sơ mi xilanh tương ứng
Ngắt nhiên liệu cấp vào xilanh và tháo nhóm piston-biên
Phải ngắt dầu bôi trơn,ngắt công chất làm mát,mở van chỉ thị của xilanh bị hỏng.Giảm và thiết lập số vòng quay động cơ sao cho các xilanh khác không bị quá tải
phashaker
CD DKTB 2E
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro