Thong tin
* Công Nghệ
o Thư rác đầu tiên được gửi đi khi nào?
o Vì sao có tên Google?
o Chọn mua một chiếc Laptop cũ như thế nào?
o Virus tin học là gì?
o Ai là cha đẻ của biểu tượng mặt cười
o Máy tính bị nhiễm Spyware có dấu hiệu như thế nào?
o Internet ra đời như thế nào?
o Headphone hoạt động như thế nào?
o Internet do ai kiểm soát?
o Blog là gì?
o Các thông số của Mainboard và CPU nghĩa là gì?
o Ổ cứng hoạt động như thế nào?
o Ký tự @ ra đời như thế nào?
o Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số như thế nào là tốt nhất?
o Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ra đời như thế nào?
o Wi-Fi nghĩa là gì?
o Thư điện tử truyền thông điệp như thế nào?
o CDMA là gì?
o Điện thoại BlackBerry ra đời như thế nào?
o MIDI là gì?
o Khái niệm hacker có từ khi nào?
o Mạng không dây hình thành như thế nào?
o Thủy tinh có từ bao giờ?
o IP là gì?
o IPv6 có những chức năng gì?
o Những thuật ngữ của điện thoại di động có ý nghĩa như thế nào?
o Tàu ngầm hoạt động như thế nào?
o Công nghệ CDMA có ưu điểm như thế nào?
o Kính hiển vi hoạt động như thế nào?
o Ai là "cha đẻ" của blog?
o Có những loại thẻ nhớ nào?
o Thẻ nhớ cần được sử dụng như thế nào?
* Danh Nhân
o Ai là người phụ nữ đầu tiên được đưa vào điện Pantheon?
o Ai là người đầu tiên đã khám phá ra chất pénicilline?
o Ai là cha đẻ của Điện từ học?
o Ai được coi là "cha đẻ của ngành vi trùng học"?
o Đèn Davy, loại đèn an toàn dùng cho công nhân mỏ do ai sáng chế?
o Ai là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học?
o Ai là sinh viên da đen đầu tiên của Đại học Iowa?
o Ai là người tìm ra vi khuẩn bệnh lao?
o Ai là người sáng lập Hội chữ thập đỏ?
o Ai là Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc đầu tiên nhận giải Nobel Hòa Bình?
o Ai đã biên tập bộ từ điển bách khoa "Encyclopédie"?
o Ai là người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ?
o Ai là nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam?
o "Vết mực loang - Rorschach" ra đời như thế nào?
o Ai được mệnh danh là thần đồng toán học thế kỷ XVII?
o Ai là người phát hiện ra lực hấp dẫn?
* Địa Lý
o Thác Niagara nằm ở đâu?
o Hồ nước nào sâu nhất thế giới?
o Ngọn núi nào cao nhất Trung Quốc?
o Con sông nào dài nhất nước Ý?
o Cái gì tạo nên gió?
o Sa mạc lớn nhất hành tinh Sahara có từ bao giờ?
o Tại sao lại gọi là "Biển Chết"?
o Nhiên liệu hóa thạch được hình thành như thế nào?
o Đất được hình thành như thế nào?
o Hòn đảo nào lớn nhất Địa Trung Hải?
o Vì sao "mực nước biển" được sử dụng làm chuẩn quốc tế?
o Tọa độ được xác định như thế nào?
o Lượng mưa được đo như thế nào?
* Kiến Trúc, Xây Dựng
o Thành phố cổ Pompeii tồn tại vào thời gian nào?
o Vì sao tháp Pisa nghiêng?
o Bất ngờ đến từ những nguồn sáng?
o Cửa Mặt Trời có những bí ẩn gì?
o Ngôi nhà Angkor có những bí ẩn gì?
o Nhà hát Opéra được xây dựng kiến trúc như thế nào?
o Trung tâm Hội nghị Quốc gia được xây dựng như thế nào?
o Nhà hát Opera Sydney được xây dựng như thế nào?
o Ngôi đền nào là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu?
o Vì sao kim tự tháp là kỳ quan kiến trúc huyền bí nhất thế giới cổ đại?
o Ngọn hải đăng có từ bao giờ?
* Môi Trường
o Tại sao cầu vồng lại tròn và thường kép?
o Hiệu ứng nhà kính là gì?
o Nước xuất hiện trên trái đất như thế nào?
o Loài nhện nào mưu mô nhất thế giới?
o Vì sao thế giới nóng lên?
o Tổ chức môi trường "Hoà Bình Xanh" ra đời như thế nào?
o Ai là người phụ nữ đầu tiên của châu Phi đạt giải Nobel Hoà Bình?
o Vệ tinh khí tượng là gì?
o "Sách đỏ" là gì?
o Tầng ôzôn là gì?
o Vì sao lá thay màu vào mùa thu?
o Nơi nào khô hạn nhất trên trái đất?
o Thế nào là ô nhiễm ánh sáng?
o Rừng rậm nhiệt đới nào lớn nhất thế giới?
o Tái chế rác thải có tác dụng gì?
o Nơi nào ẩm ướt nhất thế giới?
o Nghị định thư Kyoto ra đời như thế nào?
o Cân bằng sinh thái là gì?
o Tại sao lại có những cơn mưa axit?
o Tại sao tâm bão là nơi yên tĩnh nhất ?
o Vì sao đom đóm phát sáng?
o Sương muối hình thành như thế nào?
o Tại sao hoa "biết" mùa xuân đến?
o Côn trùng "mây mưa" như thế nào?
o Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?
o Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
o Không khí cần cho đời sống sinh vật như thế nào?
o Tổ chức WWF được thành lập như thế nào?
o Vì sao muỗi "mất tích" vào mùa đông?
o Thực vật truyền giống như thế nào?
o Quả chín như thế nào?
o GIS ứng dụng trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?
o Dùng mủ chuối xanh để kiểm tra độ nhiễm sắt, phèn trong nước nhưthế nào?
o Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến Trái đất như thế nào?
o Vỏ cà phê có thể tái sử dụng vào những việc gì?
o Vì sao cây rau dừa được dùng để xử lý nước thải chăn nuôi?
o Trái dừa đã được làm thành mũ bảo hiểm như thế nào?
o Động vật "giăng bẫy tình" như thế nào?
o Loại bỏ thạch tín ra khỏi nước sinh hoạt bằng cách nào?
o Cá tìm đường về "nhà" như thế nào?
o Sinh vật hoá thạch như thế nào?
o Điều gì gây nên tình trạng sa mạc và hoang mạc hóa đất đai?
o Mưa phùn hình thành như thế nào?
o Kiến "dò" đường như thế nào?
o Vì sao sàn nhà "đổ mồ hôi" vào mùa xuân?
o Hiệu ứng nhà kính là gì?
* Phát Minh Sáng Chế
o Gia đình iPod có bao nhiêu thành viên ?
o Điện thoại di động ra đời như thế nào?
o Máy chữ ra đời như thế nào?
o Điện thoại ra đời như thế nào?
o Định luật Murphy là gì?
o Ai là người phát minh ra cao su?
o Chiếc La Bàn Từ ra đời như thế nào?
o Ai phát minh ra trò chơi ô chữ?
o Ai phát minh ra chiếc phích?
o Đèn xanh đèn đỏ có từ bao giờ?
o Cần gạt nước xe hơi được ra đời như thế nào?
o Ai phát minh ra nhiếp ảnh?
o Xe đạp ra đời như thế nào?
o Kính mắt ra đời như thế nào?
o Ai phát minh ra bom nguyên tử?
o Ai là cha đẻ của cây súng AK huyền thoại?
o Cột thu lôi "tránh sét" như thế nào?
o Pháo hoa được tạo ra như thế nào?
* Thiên Văn Học
o Ai là người đã làm thay đổi quan niệm của chúng ta về vũ trụ và sựphát triển của nó?
o Kế hoạch trở lại mặt trăng của Nasa sẽ diễn ra như thế nào?
o Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
o Hiểm họa lớn nhất với nhân loại sẽ xảy ra khi nào?
o Dải ngân hà là gì?
o Vì sao các ngôi sao lại sáng?
o Sao băng là gì?
o Vũ trụ bắt đầu từ đâu?
o Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ mặt trời?
o Vì sao ngôi sao có 5 cánh?
o Mặt trời có cấu tạo như thế nào?
o Vì sao có hiện tượng mưa đá?
o Trái Đất quay như thế nào?
o Ngôi sao được sinh ra và mất đi như thế nào?
o 12 Cung Hoàng đạo toả sáng như thế nào?
o Đâu là điểm tận cùng của trái đất?
o Làm thế nào để tìm thấy sao Bắc cực?
o Các hành tinh được đặt tên như thế nào?
o Bão từ là gì?
o Đến nay đã có bao nhiêu khách du lịch bay vào vũ trụ?
o Vì sao Sao Chổi là một bí ẩn của vũ trụ?
o Vì sao Sao Thổ mang vẻ đẹp bí ẩn?
o Các chòm sao ứng với các lá số tử vi như thế nào?
o Hành tinh nào có ảnh hưởng lớn nhất đến Trái Đất?
o Kim tinh quay như thế nào?
* Y Học
o Lời thề Hippocrate do ai viết?
o Vì sao người ta thuận tay trái?
o Ai là cha đẻ của ngành y?
o Ai là người phụ nữ phương Tây đầu tiên trở thành Bác sĩ?
o Laser được ứng dụng trong y học như thế nào?
o Điều gì tạo nên tình yêu?
o Tổ chức y tế thế giới WHO hoạt động như thế nào?
o Phương pháp gây mê ra đời từ khi nào?
o Tại sao lại có các nhóm máu khác nhau?
o Vì sao chúng ta bị bóng đè?
o Tại sao chúng ta ngáp?
o Vì sao chúng ta run khi lạnh?
o Vì sao chúng ta bị nấc?
o Bệnh ung thư được phát hiện từ khi nào?
o Vì sao phụ nữ sợ lạnh hơn nam giới?
o Tại sao nói sữa chua là một phương thuốc cho sức khoẻ?
o Vì sao tình yêu bắt đầu từ đôi mắt?
o Thức ăn cay có thể diệt trừ bệnh ung thư như thế nào?
o Tại sao mọi việc trôi chảy khi vui?
o Sự rung động có tác dụng gì?
o Vi khuẩn là gì ?
Thư rác đầu tiên được gửi đi khi nào?
Thư rác hay còn dược dùng dưới tên gốc Anh ngữ là spam hay spam mail, là các thưđiện tử vô bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi một cách vô tội vạ và nơi nhận là một danh sách rất dài gửi từ các cá nhân hay các nhóm người và chất lượng của loại thư này thường thấp. Đôi khi, nó dẫn dụ người nhẹ dạ, tìm cách đọc số thẻ tín dụng và các tin tức cá nhân của họ.
Người ta cho rằng thưđiện tử rác ( spam email )đầu tiên được gửi đi vào năm 1978. Đó là một thông điệp marketing do một đại diện bán hàng của hãng DEC gửi đến mọi địa chỉ trên hệ thống APRANET ở bờ Tây của nước Mỹ đến gặp tại Caliofornia. Nhưng ở dòng "to" ( nơi đến) lại không thể lưu giữ đuợc tất cảđiạ chỉ email đó nên những địa chỉ còn lại được cho vào trong một bức thư tay bình thường. Bức thư tồi tệ này thậm chí còn gây phẫn nộ hơn.
Cái tên SPAM có nguồn gốc từ một bài hát có tên là Monty Python để chế nhạo một loại thịt hộp dùng cho bữa trưa rất dở của hãng Hormel Foods. Cũng có một bảo tàng để ghi nhớ loại thịt này. Nhưng chẳng có gì đáng yêu được xây dựng để ghi nhận loại thư rác điện tử này, loại thư mà các nhà lập pháp đang cố gắng ngăn chặn.
Một sự kiện về thư rác cũng xuất hiện vào ngày 12 tháng 4 năm 1994. Một cặp vợ chồng luật sư nhập cư có tên là Lauren Canter và Martha Siegel đã gửi những bức thư vô bổ đến mọi người sử dụng trên Usenet. Đây không phải là lần đầu tiên các thư quảng cáo được tung ra nhưng lại là lần đầu tiên chữ spam được dùng rộng rãi.
Phần mềm chống thư rác đầu tiên xuất hiện vào năm 1997 bởi công ty Goo Software. Phần mềm này được viết cho máy Apple có tên gọi là Spam Blaster. Vào khoảng 2001 thì các phần mềm chống spam xuất hiện ồạt trên thị trường cho Windows.
Các biện pháp loại bỏ rác
Các Spam mail nhận về của một hộp thư: Các thư gửi từ Woodard, whonysald, tara crisp, serena555, Serena Mcclain, Santiago Ritchie, Pearl Mayers, nplroeom rrsi, Nina Garcia là các Spam mail.
Dùng chức năng lọc: Nhiều nơi cung cấp phần mềm điện thư cũng đã có sẵn bộ lọc (filter) để loại bỏ các spam mail này trước khi tới tay người nhận một cách chủ động nhưng các lọc này không tuyệt hảo.
Hầu hết các email client như là MS Outlook, AOL có thêm chức năng cho phép chúng ta cài lại một số dấu hiệu và loại bỏ spam mail qua các thực đơn sẵn có.
Một số cơ sở thương mại cũng đã có các dịch vụ để giúp người tiêu dùng dẹp bỏ nạn spam mail bằng cách tung ra thị trường các loại phần mềm (bộ lọc) chống spam. Tuy nhiên không phải phần mềm nào dược bán ra cũng hoạt động hữu hiệu. Hai hãng có sản phẩm chống spam mạnh là Norton AntiSpam và Qurb.
Sử dụng WebMail: Thay vì dùng các hộp thư thông thường thì có thể dùng các dịch vụ cung cấp email qua Internet. Bằng cách này thì trách nhiệm lọc spam mail được giao về cho các dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, không chắc dịch vụ nào cũng làm tốt nhiệm vụ. Nghĩa là họ có thể không làm gì cả để lọc các spam mail. Trong các dịch vụ kiểu này thì có Mailblocks Extended Servivce khá hữu hiệu. Dầu sao, người mua dịch vụ phải trả cước phí hàng tháng nào đó cho công tác này.
Người dùng Internet và các người quản lý hệ thống đã phát triển nhiều kỹ thuật để ngăn, lọc, hay cấm các spam thâm nhập vào các hộp thư. Hầu hết các ISP cấm việc dùng dịch vụ của họ để gửi spam. Cũng có nhiều tổ chức hay người tình nguyện đứng ra lo việc ngăn chận spam như là Brightmail, Postini, và nhiều DNSBL.
Một số chính phủ trong đó đi tiên phong là Hoa Kỳđã có biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách ra các đạo luật phạt vạ khắc khe các cơ sở hay cá nhân dùng spam mail. Tuy nhiên nhược điểm của phương án này là 3/4 các spam lại không dược gửi ra trong nước mà là chúng đến từ những nơi chưa có lệnh cấm.
Hiện tại đang có nhiều nỗ lực để phát triển những tiêu chuẩn về thưđiện tử mới ngõ hầu chấm dứt tình trạng này. Một khi các tiêu chuẩn đó được công nhận thì khái niệm spam sẽ không còn thông dụng nữa.
Vì sao có tên Google?
Năm 1997, khi Larry Page và Sergey Brin muốn tìm một tên thật kêu để đặt cho công ty họ sắp thành lập, một người bạn gợi ý nên lấy tên "google" để chỉ khả năng tìm kiếm vô hạn của phần mềm hai người vừa viết ra. Họ lên mạng Internet và phát hiện chưa ai đăng ký tên này cả.Thế là Google.com ra đời ngay hôm đó. Chỉ đến hôm sau, họ mới biết mình đã đánh nhầm sai từ này. Ý người bạn muốn nói đến từ googol ( 10 luỹ thừa 100), chứđâu phải google, là một từ vô nghĩa cho đến lúc đó.
Lịch sử ban đầu
Đầu tiên Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai người dự tuyển tiến sĩ tại trường Đại học Stanford. Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ. Đầu tiên nó được gọi là BackRub (Gãi lưng) tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang.
Page và Brin tin rằng những trang có nhiều liên kiết đến nhất từ các trang thích hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất. Họđã quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, tạo nền móng cho công cụ Google hiện đại bây giờ. Tên vùng www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại một gara của nhà một người bạn tại Menlo Park, California. Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto, là thành phố có nhiều trụ sở công ty công nghệ khác. Sau khi đổi chỗ hai lần nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003.
Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì nó có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng nhưđem lại kết quả thích hợp và nâng cao. Trong năm 2000, Google đã bắt đầu bán quảng cáo bằng từ khóa để đem lại kết quả thích hợp hơn cho người dùng. Những quảng cáo này chỉ dùng văn chứ không dùng hình để giữ chất đơn giản của trang và tránh sự lộn xộn và đồng thời để trang được hiển thị nhanh hơn.
Dòng chữ đơn giản đã giúp những chàng sinh Google nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật sắp xếp viên tay trắng trang web PageRank ngày 4 tháng 9 năm 2001. Trong trở thành tỷ phú. tháng 2 năm 2003 Google mua được Pyra Labs, công ty chủ của Blogger, một trong những website xuất bản weblog lớn nhất.
Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm kiếm trên Internet qua website của họ và các website của khách hàng như Yahoo!, AOL, và CNN. Sau khi Yahoo! bỏ Google để dùng kỹ thuật họ tự sáng chế vào tháng 2 năm 2004, số này đã bị tuột xuống.
Phương châm của Google là "Không làm ác" (Don't be evil). Biểu trưng của họ có khi được sửa đổi một cách dí dỏm vào dịp những ngày đặc biệt như ngày lễ hay sinh nhật của một nhân vật quan trọng. Giao diện của Google gồm trên 100 ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt và một số ngôn ngữ dí dỏm như tiếng Klingon và tiếng Leet. Vào ngày Cá tháng tư Google thường tung ra nhiều tin hài hước về công ty.
Phát hành cổ phiếu lần đầu
Vào tháng 1 năm 2004, Google tuyên bốđã thuê công ty Morgan Stanley và Goldman Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Google chọn cách bán cổ phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có. Từ khi ra thị trường, giá Google đã lên đến gần $200 mỗi cổ phiếu từ $85 lúc đầu. Giá thị trường của Google đến nay là trên 50 tỷđô la.
Chọn mua một chiếc Laptop cũ như thế nào?
Bạn không đủ tiền mua một chiếc laptop "đập hộp" chính hãng, nhưng thực sự có nhu cầu dùng máy tính xách tay. Vậy laptop secondhand sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi chọn mua máy cũ. Rất nhiều các máy tính xách tay, sau khi nâng đời, được tung ra thị trường và bán với giá của một máy tính cao cấp. Nếu mua những Laptop nâng đời này, bạn sẽ gặp phải rất nhiều phiền phức, hỏng hóc về cả phần cứng lẫn phần mềm. Những phiền phức này hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu bạn chọn mua được đúng Laptop do chính hãng sản xuất.
Bộ vi xử lý
Điểm đầu tiên cần chú ý khi mua laptop chính là bộ vi xử lý, bộ não của toàn bộ chiếc máy tính xách tay (MTXT). Hầu hết laptop ở thị trường Việt Nam và khu vực châu Á đều dùng bộ vi xử lý của Intel. Do đó, khi chọn mua máy, bạn cần yêu cầu thử kết nối Internet, tốt nhất là bằng cả hai đường có dây (LAN) và không dây (Wi-Fi). Khi đã kết nối được Internet, bạn chỉ cần vào website của Intel và download về máy tính chương trình tiện ích xác định
Sau khi cài đặt và chạy, phần mềm sẽ thông báo chính xác tốc độ và model của bộ xử lý đang sử dụng trên máy, tốc độ bus hệ thống (system bus) cũng như dung lượng và loại bộ nhớ cache (cache memory). Nếu bất kỳ thông số nào khác với những lời giới thiệu quảng cáo của người
bán, hãy chuyển sang tìm chiếc máy khác, vì chương trình
này của Intel phát hiện được tất cả mọi trường hợp tăng tốc độ hoặc "thay tên đổi họ" bộ xử lý.
Màn hình TFT
Sau chip xử lý, màn hình của laptop là bộ phận quan trọng thứ 2 cần kiểm tra. Đôi khi, bạn sẽ không thể nhìn thấy các lỗi chết điểm ảnh (dead pixel) trên màn hình nếu người bán cố tình dùng các hình nền tối màu hoặc nhiều chi tiết. Để kiểm tra, bạn có thể tải về phần mềm Dead Pixel Locator để hiển thị toàn bộ màn hình lần lượt bằng các màu khác nhau.
Có những điểm pixel của màn hình bị chết với tất cả các màu, nhưng cũng có điểm chỉ không hiển thị được một số màu. Do đó, Dead Pixel Locator sẽ giúp phát hiện tất cả những điểm ảnh bị "chết" trên màn hình LCD của laptop hoặc màn hình plasma.
Chương trình không cần cài đặt và có thể chạy luôn, bạn chỉ cần bấm vào nút chọn màu và quan sát trên toàn bộ màn hình xem có xuất hiện những chấm màu khác thường nào hay không.
Khi phát hiện có bất kỳđiểm ảnh chết nào trên màn hình, tốt nhất bạn nên thử chọn chiếc khác, vì màn hình bị lỗi điểm ảnh thường đã qua sử dụng khá nhiều, sắp đến thời kỳ nhiều điểm ảnh cùng bị chết.
Hệđiều hành Windows XP
Hầu hết các máy laptop hiện đại đều sử dụng hệđiều hành Windows XP. Sẽ chẳng quan trọng gì mấy nếu bạn mua chiếc laptop đã "xập xệ". Nhưng nếu được quảng cáo là hàng mới dùng lướt, còn nguyên tem bảo hành, thì tốt nhất bạn nên thử check xem phiên bản Windows XP đó có
Điền mô tả bảnvề quyền hay không tại địa chỉ
ảnh ở đây http://www.micr osoft.com /genuine/d ownloa ds/whyV alidat
e.aspx.
Nếu máy laptop đã cài lại Windows và không có bản quyền, điều đó cho thấy lịch sử của nó cũng có phần phức tạp, vì không còn đĩa cài Windows gốc có bản quyền, hay đã dùng nhiều, Windows bị lỗi, máy từng gặp sự cố v.v.
Những kinh nghiệm đáng khác
Thường các hãng sản xuất laptop có thương hiệu nổi tiếng như IBM, HP, Sony, Toshiba... đều có cấu hình chuẩn cho mỗi model. Chỉ cần lật dưới đáy MTXT secondhand bạn định mua, tìm kiếm trên Google đúng mã số sản phẩm đó trên website của hãng sản xuất, bạn sẽ biết được cấu hình phần cứng của laptop đã bị thay đổi gì hay chưa.
Các hãng laptop nổi tiếng còn có những phần mềm chuyên dụng cho phép kiểm tra toàn bộ cấu hình máy có chính hãng hay không, kiểm tra chất lượng pin, thời gian đã sử dụng, thời gian dùng máy bằng nguồn pin.
Trực quan hơn, bạn có thể quan sát các góc máy hay cọ
xát với túi và bàn tay (khi sử dụng) đã bị mòn sơn mạ chưa, có bị sơn tút lại hay không, các ốc vít có dấu hiệu từng bị tháo ra không. Một chi tiết khác có thể dễ quan sát là chân đế bằng cao su của MTXT. Người sử dụng thường có thói quen xê dịch vị trí laptop hơn là nhấc bổng lên để dịch chuyển. Do đó, nếu nhìn thấy chân đế cao su mòn vẹt, có thể xác định máy đã được sử dụng nhiều trong thời gian dài.
Ngoài ra, khi đi chọn mua laptop cũ, bạn cũng nên cầm theo một đĩa DVD hoặc VCD cũđã xước để thửổ DVD/VCD. Thời gian nhận ra đĩa nhanh thì có nghĩa ổ DVD vẫn còn tốt và ngược lại.
Sau cùng, khi đã chạy thử các chương trình đòi hỏi độ tương thích cấu hình tốt như xử lý ảnh dung lượng lớn trên PhotoShop hoặc bản vẽ AutoCad và thấy tốc độ ổn định, không bị giật, treo, bạn nên mở một chương trình soạn
thảo văn bản như Word, sau đó gõ tất cả các phím trên
bàn phím để đảm bảo không có vị trí phím nào bị liệt hoặc kém nhạy. Đây là những chi tiết rất dễ bị bỏ qua, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sử dụng máy.
Chúc các bạn chọn được một chiếc Laptop như mong muốn.
Virus tin học là gì?
Khái niệm về các loại Virus
Virus: Là một đoạn mã, một chương trình nhỏ được viết ra nhằm thực hiện một việc nào đó trên máy tính bị nhiễm mà không được sự cho phép hoặc người dùng không biết. Chúng có khả năng tự nhân bản, lây lan sang các tập tin, chương trình khác trong máy tính và sang máy tính khác.
Worm: Sâu máy tính là một loại phần mềm có sức lây lan nhanh, rộng và phổ biến nhất hiện nay. Không giống với virus thời nguyên thủy, worm không cần đến các tập tin "mồi" để lây nhiễm. Chúng tự nhân bản và phát tán qua Internet, dịch vụ chia sẻ...
Trojan horse: Là những chương trình được ngụy trang bằng vẻ ngoài vô hại nhưng ẩn chứa bên trong những đoạn mã nguy hiểm nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, mở các cổng để hacker xâm nhập, biến máy tính bị nhiễm thành nguồn phát tán thư rác hoặc trở thành công cụ tấn công một website nào đó, chẳng hạn như W32.Mimic. Không như virus và worm, Trojan horse không có khả năng tự nhân bản để lây lan, vì vậy chúng thường kết hợp với virus, worm để xâm nhập vào máy tính người dùng.
Spyware: Là phần mềm theo dõi những hoạt động của bạn trên máy tính. Chúng thu thập tất cả những thông tin cá nhân, thói quen cá nhân, thói quen lướt web của người dùng và gửi về cho tác giả. Spyware là mối đe dọa lớn nhất đối với sự an toàn của một máy tính, một hệ thống máy tính.
Adware: Đơn giản là một dạng phần mềm quảng cáo lén lút cài đặt vào máy tính người dùng hoặc cài đặt thông qua một phần mềm miễn phí, được người dùng cho phép (nhưng không ý thức được mục đích của chúng). Tuy nhiên, chúng không dừng lại ở tính đơn giản là quảng cáo khi kết hợp với những loại virus khác nhằm tăng "hiệu quả" phá hoại.
Nhận biết máy tính bị nhiễm virus
Sau khi xâm nhập vào hệ thống, một số máy virus lập tức thực hiện việc phá hoại. Số khác lại ẩn nấp, âm thầm lây lan sang những máy tính khác, chờ đợi giờ G để đồng loạt "tổng tấn công" khiến người dùng trở tay không kịp; điển hình như virus CIH, Melissa. Một số hiện tượng thường gặp khi máy tính nhiễm virus: có những triệu chứng bất thường như đĩa cứng bị truy cập liên tục; hệ thống hoạt động ì ạch; một số trang web lạ, popup quảng cáo tự động nhảy ra khi bạn làm việc. Nếu sử dụng Windows NT/2000/XP, bạn có thể tham khảo thông tin trong Windows Task Manager như CPU Usage luôn ở mức 100%, xuất hiện một số tập tin thực thi lạ trong tab Processes của Windows Task Manager...
Quét virus
Khi đã nghi ngờ hệ thống nhiễm virus, bạn cần tìm phần mềm để kiểm tra và tiêu diệt chúng. Lưu ý: phòng chống virus trước khi chúng xâm nhập vào hệ thống bao giờ cũng đơn giản hơn việc tiêu diệt chúng.
Sau đây là danh sách các phần mềm diệt Virus thông dụng:
3 chương trình miễn phí:
-Avast Home Edition 4.6 của Alwil Software
-
AntiVir PersonalEdition Classic 6.32 của Grisoft
-
AVG Free Edition 7.1 của Grisoft
7 chương trình yêu cầu phí (dưới $50)
-F-Secure Anti-Virus 2006 của Kaspersky Lab
- Kasperky Anti-Virus Personal 5.0 của Kaspersky Lab
-McAfee VirusScan 2006
-BitDefender 9 Standard
-Panda Titaninum 2006 Antivirus của Panda Software
- Antispyware của Panda Software
-Norton Antivirus 2006 của Symantec
Mỗi sản phẩm đều có những điểm mạnh yếu khác nhau từ miễn phí cho đến có phí để bạn tự mình chọn lựa phần mềm thích hợp. Theo đánh giá của các tạp chí tin học hàng đầu thì BitDefender 9 đứng vị trí số 1 và McAfee VirusScan đứng vị trí số 2. Hai chương trình của Kaspersky Lab đứng thứ 3 và thứ 4 với khả năng nổi trội là cô lập được 100% Virus.
Sau khi lựa chọn phần mềm phù hợp, bạn cần cài đặt chúng vào hệ thống. Một số virus "quỷ quái" đến mức sau khi lây nhiễm vào hệ thống, chúng ngăn chặn người dùng cài đặt hoặc khống chế luôn những phần mềm này để không phát hiện được chúng, ngăn chặn việc truy cập đến website của nhà sản xuất. Nếu không cài đặt được ở chế độ Normal trong Windows, hãy thử cài đặt ở chế độ Safe mode.
Mặc dù không có một sản phẩm nào có thể bảo vệ PC tuyệt đối trước những mối hiểm hoạ chưa biết, nhưng chọn lựa 1 trong 4 sản phẩm đầu bảng sẽ giúp bạn bảo vệ PC tốt nhất lúc này.
Ai là cha đẻ của biểu tượng mặt cười " :-)" ?
Đến ngày hôm nay, biểu tượng ngộ nghĩnh này đã được 24 tuổi.
Theo Michel Johnes (chuyên gia nghiên cứu của Microsoft) người đã bỏ ra 6 tháng để tìm ra nguồn gốc của biểu tượng :-), chính scott E.Fahman (khi đó là sinh viên trường Đại học Carnegie
Mellon) là người đã nghĩ ra biểu tượng này vào năm 1982.
Trong ổ đĩa cứng trên máy chủ của mạng máy tính trường Đại học Carnegie Mellon năm 1982, Johnes đã tìm thấy bulletin boart (bản tin) của Fahman gửi lên mạng ngày 19-9-1982, nguyên văn có đoạn: "Tôi đề nghị sử dụng chuỗi kí tự :-) làm dấu hiệu để chỉ sự nói đùa...". Ngược lại người ta cũng có thể tạo ra các dấu hiệu có ý nghĩa buồn, không đùa theo cách này, ví dụ như :-(.
19-Sep-82 11:44 Scott E Fahlman :-) From: Scott E Fahlman
I propose that the following character sequence for joke markers:
:-)
Read it sideways. Actually, it is probably more economical to mark things that are NOT jokes, given current trends. For this, use
:-(
Từ những bằng chứng Johnes tìm được, ngày 19-9-1982 được công nhận là ngày khai sinh của smiley.
Máy tính bị nhiễm Spyware có dấu hiệu như thế nào?
8 dấu hiệu đoán biết máy tính bị nhiễm spyware
Spyware (phần mềm gián điệp) thường không được cảnh báo thường xuyên như virus, do đó để hạn chế tác hại của spyware, trước tiên chúng ta phải tìm cách nhận dạng chúng mỗi khi máy tính có dấu hiệu "trái nắng trở trời".
Từ các dấu hiếu nhìn thấy được
1. Dấu hiệu rõ ràng nhất của spyware ảnh hưởng đến máy tính chính là một số cửa sổ pop-up, đi kèm trong các trình duyệt web (Internet Explorer, Opera, Firefox...), chứa đựng nội dung quảng cáo hoặc một thông điệp cảnh báo "máy tính của bạn có vấn đề về ..." tự động nhảy ra mỗi khi bạn khởi động vào Windows hoặc chạy trình duyệt web.
2. Những thay đổi trong các khóa thiết lập của trình duyệt là một dấu hiệu khác của spyware. Ví dụ, dù bạn đã thiết lập trang Web www.google.com.vn làm trang chủ, nhưng khi chạy thì trình duyệt lại hiện ra một trang khác. Một số trang web có phần điều khiển Activex (đặc biệt là các trang web khiêu dâm, crack...) có thể thay đối các thiết lập này mà không cần sự đồng ý của người sử dụng máy tính.
3. Dấu hiệu phổ biến thứ ba của spyware là sự xuất hiện không rõ nguồn gốc của các thanh toolbar lạ trên trình duyệt Internet Explorer. Thông thường, nó nằm ngay dưới thanh Address của Internet Explorer và nhìn thấy ngay được. Một số trường hợp khác, các thanh toolbar lạ "thông minh" hơn khi tự cài đặt và mở xen kẽ như một toolbar bình thường, không hề gợi sự ngờ vục.
4. Dấu hiệu thứ tư có thế nhìn thấy trực tiếp là những icon lạ nằm trên desktop, nó có thể là shortcut dẫn đến các trang web khiêu dâm, các sòng bạc casino online hay một vài chương trình nào đó như "quà tặng miễn phí"... Cho đến những dấu hiệu bất thường
5. Máy tính của bạn bỗng nhiên xuất hiện một vài trục trặc nhỏ, đó có thể là dấu hiệu của spyware. Bạn cần chú ý đến những thông báo lỗi tăng đột ngột nếu trước đó bạn chưa hề cài đặt một phần mềm nào mới.
6. Tình trạng hệ thống thường xuyên phản hồi lại quá chậm so với bình thường, đó có thể là do spywale chạy ngầm. Bạn thử kiểm tra lại xem có chương trình nào mới cài đặt mà ngốn tài nguyên hệ thống hay không? (xem trong thẻ Processes của Windows Task Manager). Nếu không, hãy nghĩ đến spyware đang hoạt động trên máy tính.
7. Hãy chú ý đến các chương trình firewall, antivirus hoặc anti-spyware đã cài đặt trên máy tính. Nếu chúng không được kích hoạt tự động, hãy kiểm tra xem chúng có bị các chương trình spyware vô hiệu hóa hay không? Icon trên System Tray sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng hoạt động của các chương trình.
8. Sự gia tăng của hóa đơn tính cước: hóa đơn cước điện thoại hoặc hóa đơn cước ADSL (tùy loại kết nối Internet mà bạn sử dụng) tăng lên đột ngột, đó cũng là một trong những dấu hiệu bị nhiễm spyware. Nếu bạn sử dụng dịch vụ ADSL tính trọn gói thì cách này không áp dụng được.
Lời kết
Máy tính bị nhiễm spyware thường mang lại khó chịu cho người dùng, kể cả khi không kết nối Internet. Mỗi khi phát hiện spyware, cách tốt nhất mà bạn nên thực hiện là quét với Spybot - Search & Destroy (phiên bản 1.4, dung lượng 4,8MB) cùng Ad-Aware SE Professional (phiên bản 1.0.6, dung lượng 6,4MB) vì chúng khá mạnh, ổn định, miễn phí và được cập nhật thường xuyên.
Internet ra đời như thế nào?
Ý tưởng xây dựng Internet được hình thành vào năm 1968 trong mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Tại Mĩ, người ta đã tiến hành tìm cách nối các mạng máy tính lại với nhau để tránh tình trạng có thể có nhiều cơ sở thông tin bị phá hoại khi bị tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Vào năm 1969, một dự án của Bộ Quốc phòng Mĩ có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng thực nghiệm một cách đáng tin cậy liên kết lại với nhau giữa Bộ Quốc phòng và các nhà thầu nghiên cứu khoa học - quân sự. Rất nhiều trường Đại học nghiên cứu khoa học quân sựđã tài trợ cho dự án này.
Năm 1970, đã có hai mạng: Store-and-Forward và ALOHAnet, hai mạng này đã kết nối với ARPANET vào năm 1972. Các máy chủ của ARPANET bắt đầu dùng giao thức NCP(Network Control Protocol).
ARPANET đã gặt hái được nhiều thành công và vì vậy vào năm 1983 đã được tách thành hai: một có tên là MILNET dành cho quân sự, một có tên là ARPANET dành cho dân sự. Tuy nhiên hai mạng này vẫn liên kết với nhau nhờ vào giao thức IP(Internet Protocol - giao thức Internet ) và TCP (Transmision Cotrol Protocol - giao thức điều khiển truyền tin).
Giao thức TCP là giao thức trong đó các thông tin được số hóa và phân chia thành hàng loạt và các gói để truyền đi, sau đó các gói này lại được kết nối tại nơi nhận. Hệ thống các "gói" được tạo ra như vậy nhằm đảm bảo cho thông tin được truyền đi kể cả khi một phần của mạng máy tính không hoạt động. Giao thức IP nhằm đảm bảo các thông tin đến đúng địa chỉ người nhận. Bất kì một máy tính nào tuân thủ các giao thức TCP và IP đều có thể lien hệ với nhau trong Internet. Hai giao thức này do DAC và ARPA xây dựng cho ARPANET vào năm 1982.
Sau một thời gian kế hoạch sử dụng ARPANET không thực hiện được như mong muốn, do vậy năm 1986, NSF (National Science Foundation - Hội đồng Khoa học Quốc gia) đã xây dựng mạng riêng và lấy tên là SNSnet. Mạng này hoạt động nhanh hơn nhiều và đã được nối với các trung tâm xử lí lớn. Sau đó SNF đã lập một loạt các mạng khu vực nhằm liên kết những người sử dụng trong từng khu vực với SNFnet.
Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPAnet sang SNFnet và do đó sau gần 20 năm hoạt động ARPAnet không còn hiệu quả nữa và ngừng hoạt động vào năm 1990. Cũng trong năm 1986, người ta đã xây dựng một mạng để liên kết các trung tâm máy tính lớn và cực lớn với nhau thành mạng INTERNET và cũng từđó thuật ngữ Internet ra đời. Tới năm 1995, NSFnet thu lại thành một mạng nghiên cứu.
Internet kết nối các máy tính một cách không phân biệt đẳng cấp và không có mạng điều hành trung tâm của mạng. Mọi người kết nối vào Internet đều có thể gửi đi, nhận và tìm kiếm bất cứ thong tin nào họ muốn và được phép trong khuôn khổ những thỏa thuận được chính người dung chấp nhận thông qua hiệp hội Internet quốc tế.
Có ba cách kết nối vào Internet:
-
Máy của người sử dụng là một trạm của mạng cục bộ và mạng này được kết nối với Internet.
-
Máy của người sử dụng được nối vớui một máy chủ và máy này được kết nối với Internet.
-
Máy của người sử dụng được nối với một cơ sở dịch vụ về Internet. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từđó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên Thương mại Điện tử trên Internet.
Headphone hoạt động như thế nào?
Tai nghe (headphones) giúp bạn thưởng thức âm thanh mà không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh. Một số loại tai nghe được thiết kế bao kín tai người nghe, nhưng có những loại lại được đặt thẳng vào tai.
Âm thanh và đôi tai
Tai ngoài định hướng cho sóng âm thanh đi vào ống tai, tại đó sóng âm sẽ đập vào màng nhĩ. Khi đập vào màng nhĩ nó sẽ chuyển hóa thành các rung động tiếp tục tới bộ phận cấu tạo như hệ thống ống chứa dịch lỏng gọi là ốc tai. Các lông rất nhỏ trong ốc tai sẽ cảm nhận được các chuyển động này và biến chúng thành tín hiệu điện mà não bộ có thể nhận biết.
Âm thanh đi từ headphones tới tai người như thế nào?
1.Tín hiệu điện từ máy được đưa qua dây nối.
2.Dây nối đưa các tín hiệu tới cuộc dây tạo nên từ trường.
1. Từ trường của cuộn dây tương tác với từ trường của nam châm. Chúng tạo ra một lực làm cho cuộc dây chuyển động lên xuống.
2. Màng chắn được gắn liền với cuộn dây và chuyển động lên xuống theo cuộn dây.
3. Sự chuyển động của màng chắn tạo nên sóng âm thanh. Đi qua một lớp bảo vệ thứ hai, sóng âm sẽ đến tai người nghe dưới dạng các giai điệu nhạc.
Tai nghe chuyển âm thanh tới cả hai tai của người nghe, mỗi bên tai nghe nối với nguồn bằng một dây cáp điện. Tín hiệu đi qua dây cáp tới cuộn dây được bọc quanh một ống nam châm hình trụ. Khi tín hiệu đi qua cuộn dây, nó tạo nên một sự thay đổi điện từ trường. Điện từ trường đó tương tác với từ trường của nam châm tạo nên một lực có thể đẩy cuộn dây chuyển động lên xuống. Đồng thời khi cuộn dây chuyển động, bộ phận màng chắn cũng chuyển động theo. Màng chắn tạo ra sóng âm và tái tạo âm thanh từ nguồn.
Phi công khi lái máy bay trên không cần phải nghe các thông tin và sự hướng dẫn trong điều kiện tiếng động cơ cực kỳ lớn. Chính vì thế tai nghe sẽ giúp họ cách ly được mọi âm thanh bên ngoài và chỉ nghe những thông tin được phát đi.
Tai nghe âm thanh nổi với độ trung thực cao (hi-fi stereo) đầu tiên ra đời năm 1958 bởi hãng sản xuất Koss của Mỹ. Nó được thiết kế để sử dụng với một máy thu âm
Một thế hệ tai nghe mới không dây đang được các công ty phát triển. Người nghe chỉ cần đeo headphones vào và thưởng thức âm nhạc chất lượng cao mà không bị vướng víu vì dây cáp điện của tai nghe
Tai nghe họat động giống như một loa phóng thanh. Nó chuyển hóa một tín hiệu điệu đã mã hóa âm nhạc thành sóng âm thanh mà người dùng có thể nghe được. Tuy nhiên tai nghe thông minh hơn một loa phóng thanh là nó bao bọc lấy tai người nghe. Vì thế mọi tạp âm hoặc những âm thanh mà người nghe muốn loại bỏ đều được cách ly hoàn toàn.
Internet do ai kiểm soát?
Bất kì một hệ thống (network) nào cũng phải có sự kiểm soát tập trung nhằm điều hành toàn bộ hệ thống. Ví dụ như hệ thống điện thoại toàn cầu được điều hành bởi Liên hiệp viễn thông quốc tế, thành lập từ năm 1865 và hiện là một phần trong đại gia đình Liên hiệp quốc. Internet có phần khác hệ thống này được phối hợp bởi một tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực tư nhân mang tên Công ty Internet cung cấp số và tên (Internet Corporation for Assigned Names and Numberd - ICANN) được thành lập tại Mĩ năm 1998.
Điều đáng ngạc nhiên là công ty này được điều hành bởi Jon Postel, giáo sư khoa điện toán thuộc Đại học Nam California. Ông là một trong số ít các kĩ sư đã xây dựng Internet và quyết định cung cấp tên miền mã quốc gia ví dụ ".uk" cho nước Anh, ".vn" cho Việt Nam. Nhưng gần đây nổi lên một vấn đề là Internet không thể nào được quản lí bởi một cá nhân duy nhất và tình hình trở nên căng thẳng đến nỗi Giáo sư Postel đã qua đời vì một cơn đau tim.
Khác với hệ thống điện thoại, Internet là mẫu mực của sự phi quy định và phân quyền với 4 vấn đề thiết yếu cần được giải quyết:
Thứ nhất là tên miền, ví dụ như một địa chỉ "www ........org" cần phải có người chịu trách nhiệm điều hành về cơ sở dữ liệu các tên cùng loại tận cùng bằng các đuôi "com", ".net", ".info". Cũng cần phải có người điều hành các chữđuôi mã quốc gia như ".uk" cho Anh, ".vn" cho Việt Nam.
Thứ hai, trên Internet có những con số giao thức (Protocols) là những mã số tối đa gồm 12 con số mà người sử dụng không thấy được. Những con số này rất cần thiết đối với từng máy trong hệ thống để các máy khác có thể nhận diện. Hiện nay đã có 4 tỷ con số giao thức trên Internet thuộc loại quan trọng, con số này phải được cung cấp một cách dè sẻn và cẩn thận bởi nếu vô tình cấp số giống nhau sẽ tạo ra tình trạng lộn xộn trong truyền tải Internet.
Thứ ba, khi người sử dụng vào một trang Web hay gửi thưđiện tử, máy chủ phục vụ kết nối tên vùng với con số giao thức chỉ trong một phần nghìn giây. Tuy nhiên chỉ một trục trặc kĩ thuật xảy ra trong số13 máy chủ phục vụ sẽ không cung cấp dược dữ liệu cần thiết. Như vậy phải quyết định xem ai điều hành máy chủ và máy chủ sẽ được đặt ởđâu. Hiện nay có tới 10 máy chủ đặt tại Mĩ và 3 máy còn lại đặt tại Hà Lan, Thụy Điển và Nhật Bản.
Thứ tư, để đảm bảo sự thao tác của các thành phần trong Internet cần phải chính thức hình thành những tiêu chuẩn kĩ thuật. Điều này không chỉ giới hạn trong hệ thống ghi nhận địa chỉ mà còn có liên quan đến mọi thứ, thậm chí cả việc các cầu dẫn truyền tải ra sao đến các thông số.
Chính quyền các nước trên thế giới tìm cách làm giảm bớt tầm kiểm soát Internet của Mĩ bằng cách kêu gọi một sự sắp xếp mới. Vào tháng 11-2004, Tổng thư kí Liên hiệp quốc Kofi Annan đã bổ nhiệm một nhóm hành động gồm 40 người đê nghiên cứu vấn đề cai quản Internet với ý định chuyển quyền kiểm soát Internet qua Liên hiệp quốc. Chính phủ Mĩ cho thấy họ không sẵn sàng cho bất kì sự thay đổi nào qua một thông báo ngắn gọn của Bộ Thương mại: Mĩ sẽ giữ quyền kiểm soát ICANN.
Trong khi có ý kiến cho rằng chuyển đổi sang việc kiểm soát của đa chính phủđa phương sẽ là một bước tiến tới nền dân chủ toàn cầu, Mĩ lại cho rằng đó là một bước thụt lùi về viễn thông do nhà nước kiểm soát. "Internet do ai kiểm soát?" vẫn là một vấn để bỏ ngỏ.
Blog là gì?
Blog ra đời cách đây không lâu do Tim Berners-Lee (cha đẻ của công nghệ world wide web) lập năm 1991. Năm 1997, blog bắt đầu được giới nghiên cứu và cộng đồng mạng quan tâm và sử dụng như một loại hình truyền thông hoàn toàn mới. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, diện mạo của blog cũng thực sự thay đổi.
Blog (viết tắt của weblog) là một dạng website do cá nhân lập nên, dùng để đăng tải thông tin, đánh giá của chủ nhân website và của công chúng về mọi vấn đề trong cuộc sống. Có thể hình dung blog là một kiểu tạp chí trên mạng mà độc giả được cập nhật và bình luận hàng ngày; một tập san cá nhân trực tuyến; một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó...
Blogger là danh từ để chỉ chủ nhân của các blog. Blogger có thể là bất cứ người nào, không nhất thiết phải là nhà báo, miễn sao họ có khả năng trở thành nguồn tin, cung cấp thông tin tới công chúng và khơi dậy được dư luận xã hội.
Đa số blog được viết ra theo kiểu "Nhật ký cá nhân", không mang tính phổ cập và hấp dẫn khiến blog không có nhiều độc giả. Những người sử dụng Internet thường quan tâm đến việc đọc email, tìm kiếm thông tin và vào các trang web thời sự, được cập nhật liên tục, họ hầu như không còn nhiều thời gian rảnh rỗi để đọc những tâm sự và ghi chép lặt vặt về cuộc sống của một ai đó xa lạ, hay không thật quen với mình.
Chính vì thế ngoại trừ các blog nổi tiếng được kết nối với các cổng thông tin qua trọng là có nhiều lượt người truy cập, còn đa phần các blog cá nhân được viết ra đơn thuần với mục đích "cá nhân" thì không có độc giả, ngoại trừ chính chủ nhân của nó.
Các thông số của Mainboard và CPU nghĩa là gì?
Khi bạn mua một bo mạch chủ (Mainboard) và CPU, người bán hàng sẽ cung cấp cho bạn thông số của hai thiết bị này. Vậy, ý nghĩa của các thông sốđó là như thế nào?
1. CPU (Ví dụ mẫu: P4 2.8Ghz (511)/Socket 775/ Bus 533/ 1024K/ Prescott CPU1. CPU)
P4, viết tắt của từ Pentium 4, tức là tên của loại vi xử lý (VXL). Đây là loại vi xử lý của hãng Intel. 2.8 Ghz, chỉ tốc độ xung đồng hồ của vi xử lý. Con số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý, tuy vậy nó không phải là tất cả. Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh tương đối sức mạnh của VXL. Con số
CPU Intel Pentium 4 511 phía sau con số thể hiện chất lượng và vị thế của
con VXL trong toàn bộ các sản phẩm thuộc cùng dòng. Con số này là một quy ước của hãng Intel. Số càng cao chứng tỏ VXL càng tốt.
Socket 775, chỉ loại khe cắm của CPU. Đây là đặc tính để xét sự tương hợp giữa vi xử lý và mainboard (Bo mạch chủ - BMC). Bo mạch chủ phải hổ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể hoạt động được.
Bus 533, chỉ tốc độ "lõi" của đường giao tiếp giữa VXL và BMC. Một vi xử lý được đánh giá nhanh hay chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy được bus 533 thì đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 400 Mhz.
1024K, chỉ bộ nhớ đệm của vi xử lý. Đây là vùng chứa thông tin trước khi đưa vào cho vi xử lý trung tâm (CPU) thao tác. Thường thì tốc độ xử lý của CPU sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên, không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng này. Một số Vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều cấp. Số 1024 mà bạn thấy đó chính là dung lượng bộ nhớ đệm cấp 2, 1024 KB = 1 MB.
Prescott chính là tên một dòng vi xử lý của Intel. Dòng vi xử lý này có khả năng xử lý video siêu việt nhất trong các dòng vi xử lý cùng công nghệ của Intel. Tuy nhiên, đây là dòng CPU tương đối nóng, tốc độ xung đồng hồ tối đa đạt 3.8 Ghz.
2. Mainboard (Ví dụ mẫu: ASUS Intel 915GV P5GL-MX, Socket 775/ s/p 3.8Ghz/ Bus 800/ Sound& Vga, Lan onboard/PCI Express 16X/ Dual 4DDR400/ 3 PCI/ 4 SATA/ 8 USB 2.0.):
Mainboard là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU và các thiết bị khác của máy tính. ASUS Intel 915GV P5GL-MX, đơn giản, đây chỉ là tên của loại bo mạch chủ của hãng Asus.
s/p 3.8 Ghz đó chính là tốc độ xung đồng hồ
tối đa của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Như
đã nói ở trên, loại mainboard này hỗ trợ VXL
Prescott nên tốc độ xung nhịp tối đa mà nó hỗ trợ là 3.8 Ghz.
PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (VXL trung tâm của card màn hình)
Bus 800, chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.
Sound & Vga, Lan onboard: bo mạch chủ này đã được tích hợp sẵn card âm thanh, card màn hình và card mạng phục vụ cho việc kết nối giữa các máy tính với nhau.
Dual 4DDR400: trên bo mạch chủ này có 4 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 400 Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM.
3PCI, 4SATA, 8 USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v.... 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 8 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1
Ổ cứng hoạt động như thế nào?
Định nghĩa ổ cứng
Ổ cứng là thiết bị lưu trữ đọc ghi dữ liệu nhanh bằng một tập hợp các phân tử từ hoá trên các đĩa quay.
Ổ cứng lưu trữ dữ liệu chương trình và hệđiều hành ngay cả khi máy ở trạng thái nghỉ hoặc tắt. Hầu hết mọi người không thể thấy được phần bên trong của ổ cứng. Bởi nó được phủ bên ngoài bởi một lớp vỏ kim loại (thường là nhôm).
Bảng PC này cung cấp cho chúng ta những các thành phần đầu não của một ổ cứng như bộđiều khiển thiết bị vào ra (I/O controller), firmware, phần mềm nhúng. Các thành phần này có nhiệm vụ cho phần cứng biết phải làm gì và liên lạc như thế nào với máy tính. Trong bảng bạn cũng sẽ thấy một bộ phận khác là bộ đệm của ổ cứng. Bộ đệm này là phần chứa dữ liệu tạm thời, chờ để được ghi hay gửi vào cho bộ nhớ máy tính. Nhưng tốc độ của ổ cứng hiện đại ngày nay chậm hơn giao diện luồng dữ liệu có khả năng điều khiển.
Nếu bạn có một ổ cứng rời, bạn sẽ thấy mỗi ổ cứng có từ một đến bốn platter (đĩa), mỗi platter có đường kính gần 9cm. Đường kính của các platter dùng trong thiết bị di động sai khác khoảng 2.5 cm so với các platter trong các thiết bị nghe nhạc, khoảng 4.5 cm với các platter ổ cứng pocket và 6.3 cm với các platter dùng trong notebook. Các platter này cũng được biết đến như là các disk được phủ một lớp vật liệu từ tính nhạy cảm trên cả hai mặt và sắp xếp các milimet phân tách thành một spindle (trục quay). Trong ổ cứng còn có một động cơ thay đổi luân phiên giữa spindle và platter. Các đĩa ổ cứng dùng trong notebook có tốc độ 4200, 5400 hoặc 7200 vòng/phút. Các ổ của máy để bàn hiện nay thường ở mức 7200 hoặc 10.000 vòng/phút. Nói chung tốc độ quay càng cao thì việc đọc dữ liệu càng nhanh.
Ghi từ tính
Dữ liệu được đọc và ghi thông qua các dãy bit (đơn vị nhỏ nhất của dữ liệu số). Một bit chỉ có hai trạng thái 0, 1 hay bật/tắt. Các bit này được thể hiện theo chiều dọc phân tử trên bề mặt một platter, trong lớp phủ từ tính. Chúng được thay đổi (ghi) hoặc nhận ra (đọc) bằng phần từ tính trên đầu đọc (ghi). Dữ liệu không chỉ được lưu trên ổ cứng dưới dạng thô mà đầu tiên nó được xử lý với các công thức toán học tổng hợp. Chương trình cơ sở trong ổ sẽ bổ sung thêm các bit mở rộng vào dữ liệu, cho phép ổ tìm và chỉnh sửa các lỗi ngẫu nhiên.
Trong các ổ mới hiện nay, người ta thay thế cơ chế ghi từ tính theo chiều dọc bằng một quá trình gọi là perpendicular magnetic recording (ghi từ tính trực giao). Trong kiểu ghi này các phần tử được sắp xếp vuông góc với bề mặt platter. Do đó chúng có thể được gói gần nhau hơn với mật độ lớn, lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Mật độ bit trong mỗi inch dày hơn, dòng dữ liệu dưới đầu đọc (ghi) sẽ nhanh hơn.
Thông tin được ghi và đọc từ cả hai mặt của đĩa, sử dụng cơ chế mounted on arms, di chuyển cơ học qua lại giữa phần trung tâm và rìa ngoài đĩa. gọi là "seeking" (tìm kiếm) và tốc độ di chuyển qua lại được gọi là "seek time" (thời gian tìm kiếm). Các thông tin đầu đọc (ghi) tìm kiếm nằm trên các track (rãnh), là những đường tròn dữ liệu đồng tâm trên ổ. Các track được chia thành nhiều đơn vị logic gọi là sector (cung từ). Mỗi một sector có địa chỉ riêng (số track cộng với số sector), được dùng để tổ chức và định vị dữ liệu.
Nếu ổ đọc (ghi) không đến được track cần tìm, bạn sẽ phải trải qua cái gọi là góc trễ (latency) hay độ trễ quay (rotational delay) hầu hết đều ở mức trung bình. Độ trễ này xuất hiện trước khi một sector quay bên dưới đầu đọc(ghi) và sau khi nó tìm thấy track cần tìm.
Mạch ghép nối là gì?
Thông thường các máy tính sử dụng kết nối PATA (Parallel Advanced Technology Attachment) hoặc SATA (Serial ATA) trong ổ cứng. Thậm chí bạn có thể sử dụng đồng thời cả hai kết nối này vì hầu hết các bo mạch chủ hiện đại bây giờ đều đưa ra cả hai kiểu giao diện. Sự song song trong PATA nghĩa là dữ liệu được gửi song song xuống các dòng đa dữ liệu. SATA gửi dữ liệu theo kiểu hàng loạt qua lại giữa các cặp dây xoắn đơn.
Ổ PATA (thông thường được gọi là ổ IDE) được phát triển với nhiều tốc độ khác nhau. Mạch ghép nối ATA nguyên bản của những năm 80 hỗ trợ tốc độ truyền tải lớn nhất là 8,3 MB/giây, một tốc độ rất nhanh thời bấy giờ. ATA-2 nâng thông lượng tối đa lên mức 16,6 MB/giây. Lần lượt sau đó là Ultra ATA với các tốc độ 33 MB/giây, 66 MB/giây, 100 MB/giây. Và đến 133 MB/giây của Ultra DMA-33 (Direct Memory Access - Truy cập bộ nhớ trực tiếp) qua Ultra DMA-133 hay Ultra ATA-33 qua Ultra ATA-133. Sau đó đại đa số sử dụng Ultra ATA-66 hoặc hơn.
Một ổ ATA điển hình sử dụng cable có độ rộng 2 inch, 40 hoặc 80 (sợi), mặc dù một số cáp 40 chân có dạng vòng. Các ổ của máy để bàn chủ yếu sử dụng bộ kết nối 40 chân, các cáp mở rộng 80 là để phân tách một cách vật lý các sợi dữ liệu nhằm tránh hiện tượng nhiễu xuyên âm ở ATA-100 và ATA-133. Notebook với ổ 2,5 inch sử dụng bộ kết nối 44 chân, ổ 1,8 inch sử dụng bộ kết nối 50 chân.
Với tốc độ 133 MB/giây, mạch ghép nối ATA dần không xử lý được các thách thức về mặt kỹ thuật. Mạch SATA ra đời đã giải quyết các vấn đề của ATA. Hiện tại SATA có hai tốc độ chính: 150MBps và 300MBps và hai phiên bản mới 1,5 gigabit/giây (gbps) SATA và 3 gbps SATA . Nhưng thuật toán của các phiên bản mới này khá mờ nhạt: 3gbps được chia thành 8 (tổng số bit trong một byte) trở thành 375 MBps (không phải là 300MBps). Nguyên nhân do tốc độ gbps là tốc độ tín hiệu; 300MBps là tốc độ truyền tải dữ liệu lớn nhất. Và đến nay tốc độ mạch nối vẫn chưa được nhân đôi thêm lần nữa. Tốc độ truyền tải dữ liệu của ổ đơn SATA thường được duy trì ở mức 150MBps. Nếu sử dụng chế độ RAID, cung cấp dữ liệu từ hai hay nhiều ổ vào đường ống dẫn thì sẽ sử dụng được băng thông lớn hơn từ giao diện 300MBps.
Ổ SATA có cáp gọn và bộ kết nối nhỏ hơn ổ ATA. Điều đó cho phép có nhiều kết nối hơn trong bảng mạch chính và nhiều dòng khí bên trong hộp máy. SATA còn đơn giản hoá phần cài đặt bằng cách sử dụng cấu trúc mạng pointto-point (điểm tới điểm), cho phép sử dụng một kết nối cho mỗi cổng và cáp. Cấu trúc này cải tiến hơn nhiều so với các jumper và kết nối master/slave của ổ PATA, trong cấu trúc của ổ PATA một cáp được dùng để kết nối 2 ổ. Không giống như PATA, SATA phù hợp với các ổ ngoài gắn trực tiếp, cho phép sử dụng cáp dài 2m trong một giao diện, góp phần cải tiến tốc độ hơn nhanh đáng kể so với USB 2.0 và FireWire. External SATA có bộ kết nối hơi khác hơn một chút, tốc độ được cải thiện, được thiết kế để khoá tại một chỗ, nhiều lỗi được sửa chữa và tính tương thích hoàn chỉnh.
Ký tự @ ra đời như thế nào?
Vào năm 1972, Rom Tomlinson đã gửi một bức thưđiện tử đầu tiên, được gọi là e-mail, và đã dùng kí hiệu @ để xác định địa chỉ của người nhận. Tomlinson, bằng việc sử dụng một thiết bịđiện báo 33 mẫu, đã nhận ra rằng cần phải sử dụng một kí hiệu mà nó không có trong tên của bất cứ ai và như thế sẽ không bị nhầm lẫn. Lựa chọn logic của Tomlinson là ký hiệu "at", bởi vì nó vừa không xuất hiện trong bất cứ tên ai và vừa thể hiện cho từ "at" nên Tomlinson đã chọn dùng kí hiệu @.
Tuy nhiên trước khi nó trở thành kí tự chuẩn trên bàn phím (những năm 1980) và thành một chuẩn trên các
bàn phím Qwerty Keyboard (vào những năm 1940), thì
@ vẫn còn chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Ngay từ khi nó ra đời thì cũng đã có rất nhiều tranh luận
giữa các nhà ngôn ngữ học. Có ý kiến thi cho rằng kí
hiệu @ bắt nguồn từ một từ Latin "ad", nghĩa là "at", "to" hay "forward", các nhà sao chép cổđã cố gắng làm đơn giản hoá việc viết bằng việc tạo ra một từ lắp ghép (là kết hợp của hai hay nhiều kí tự) bằng cách kết hợp hai kí tự d và a trong đó kí tự d uốn cong quanh a.
Một số nhà ngôn ngữ học khác thì lại cho rằng @ là sự phát triển từ một cái có trước đấy, vào khoảng thế kỷ 18 khi nguời ta dùng @ trong thương mại để chỉ ra một đơn vị giá cả, ví dụ như trong 2 con gà @ 10 pence. Trong khi các giả thuyết này càng ngày càng chỉ có tính chất suy đoán thì vào năm 2000, Giorgio Stabile, một giáo sư lịch sử khoa học của trường đại học La Sapienza của Ý, đã khám phá ra một số tài liệu gốc từ thế kỷ 14 chỉ ra rõ ràng rằng kí hiệu @ đã được dùng để chỉ đơn vị số lượng - amphora có nghĩa là jar . Amphora là một đơn vị kích thước của các thùng đựng rượu, và theo Stabile thì @ dùng trong thương mại để làm bật lên ý nghĩa " at the price of ".
Trong khi tiếng Anh dùng @ để chỉ "at sign " thì ở một số nước khác khi nói đến truyền e-mail trên mạng Internet. Người ta kết hợp nó với tên của loại thức ăn hay con vật... quen thuộc của họ. Ví dụ như:
* Africaans -Ở miền nam Africa thì dùng tên là aapstert, có nghĩa là "đuôi khỉ".
* Ả Rập: Kí tự @ không có trong các bàn phím Ả Rập, mà nó chỉ có trong các bàn phím Ả Rập-Anh. Theo tiếng Ả Rập thì @ được viết là fi, có nghĩa là "tại".
* Séc: Ở Cộng Hoà Séc, @ được gọi là zavinac, có nghĩa là "lườn cá trích - Rollmop".
* Đan Mạch: Thì @ gọi là alfa-tegn , có nghĩa là dấu anpha, hoặc Grsehale, có nghĩa là "đuôi lợn".
* Thái Lan: Ở Thái Lan thì @ lại được gọi là ai tua yiukyiu, có nghĩa là "kí tự uốn giống con sâu".
* Thổ Nhĩ Kỳ: @ được gọi là kulak, có nghĩa là "cái tai ".
* Tây Ban Nha: Giống như BồĐào Nha, @ lại được gọi là arroba, có nghĩa như là "một đơn vịđo cân nặng"...
Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số như thế nào là tốt nhất?
Cùng với sự phát triển của công nghệ tin học, sự ra đời của máy ảnh kỹ thuật số là một bước tiến dài của thời đại chúng ta, đáp ứng được nhu cầu phát triển của công nghệ tin học. Máy ảnh kỹ thuật số rất tiện ích. Trước hết, ta có thể tự biết kết quả của hình ảnh ngay sau khi bấm máy, nếu có sự sai sót có thể sữa chữa ngay. Đó là điều mà máy cơ (máy chụp phim) không thể làm được.
Các máy ảnh kỹ thuật số càng ra đời sau thì chất lượng càng tốt, độ phân giải càng cao. Nhưng càng hiện đại thì càng phải giữ gìn cẩn thận. Máy có kết cấu càng nhỏ khi sử dụng càng phải nâng niu. Khi dùng không nên bấm máy liên tục nhiều lần sẽ làm cho máy nóng, ảnh hưởng đến màn hình. Với máy zoom phải hết sức cẩn thận, khi thật cần thiết thì mới nên sử dụng, vì mạch zoom rất dễ bị đứt gãy mà giá thay thế linh kiện thì khá đắt. Đây là một yếu điểm của cả máy cơ và máy kỹ thuật số.
Trong máy có nhiều vi mạch điện tử cho nên phải có chế độ bảo trì, bảo quản chu đáo. Những nơi có độ ẩm cao không nên dùng máy ảnh kỹ thuật số, hoặc dùng xong thì phải đem sấy ngay và cho vào hộp chống ẩm. Có thể sấy khô bằng nhiều cách như: đặt lên ti vi đang mở, sấy bằng máy sấy tóc.
Với hộp hút ẩm, có thể dễ dàng mua ở các hiệu ảnh, có giá khoảng 40 - 50 USD, bạn nên đặt hộp hút ẩm ở tủ ly, tuyệt đối không cho vào tủ quần áo vì quần áo là vật hút ẩm, nhưng khi khô thì nhả hơi nước sẽ không tốt cho máy ảnh...
Khi tháo và lắp thẻ cũng cần phải nhẹ nhàng, chính xác. Ở mỗi thẻ đều có cực đồng tiếp xúc với máy, khi lắp không đúng dễ làm cho nó bị xước dẫn đến giảm độ bền. Nếu khi đi xa mà phải chụp nhiều ảnh lại không có điều kiện lưu trữ thì nên đem theo 2 thẻ. Tuy nhiên, cũng có những máy ảnh hiện đại có bộ nhớ rất lớn, không lưu thẻ mà trực tiếp lưu vào máy.
Máy ảnh kỹ thuật số bao giờ cũng có dây kết nối với máy tính và bộ đọc phù hợp để giúp đọc thẻ. Từ bộ đọc, người ta kết nối sang máy phóng. Khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết cách cài đặt và lưu ảnh.
Nếu bạn có ý định sở hữu một máy ảnh kỹ thuật số thì nên tìm đến các thương hiệu như NIKON, CANON, SONY... Đây là những thương hiệu khá nổi tiếng và có uy tín trong lĩnh vực này, cho nên bạn có thể yên tâm về độ ổn định kỹ thuật. Thông thường, máy ảnh có kích cỡ lớn hơn thì giá đắt hơn, vì ống kính quang học lớn hơn và chất lượng ảnh cũng tốt hơn. Máy nhỏ thì nhẹ nhàng và tiện lợi hơn nhưng chất lượng ảnh thấp hơn. Hiện nay trên thị trường, bạn có thể tìm mua máy với giá từ 200 cho đến vài nghìn USD.
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ra đời như thế nào?
Ý kiến đề xuất về một trạm có người lái được đưa ra vào năm 1869 khi một tiểu thuyết gia người Mỹ kể câu chuyện về con tàu "Brick Moon" bay theo quỹ đạo của trái đất có thể giúp những con tàu định hướng trên biển. Năm 1932, một người Rumani tên là Hermann Oberth đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "trạm vũ trụ" để mô tả một phương tiện hình bánh xe có thể làm vị trí thuyên chuyển trung gian cho những chuyến đi của con người lên mặt trăng và sao
hỏa. Năm 1952 tiến sĩ Werner von Braun đưa ra các quan điểm của mình về trạm vũ trụ trên tạp chí Collier's. Ông hình dung một trạm vũ trụ sẽ có đường kính 76 mét, quỹ đạo hơn 1.609 mét trên trái đất, và quay để cung cấp trọng lực nhân tạo thông qua lực ly tâm.
Năm 1982, tại sở chỉ huy của mình, Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ Mỹ (NASA) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm (Lực Lượng Đặc Nhiệm Trạm Vũ Trụ Space Station Task Force) và bắt đầu thiết kế phác thảo một Trạm Vũ Trụ Quốc Tế (International Space Station - ISS). Chương trình này dự định sẽ tiếp nối chương trình tàu con thoi để tạo lập một môi trường ngoài không gian làm nơi trung gian cho việc khám phá mặt trăng và các hành tinh khác. NASA cũng quyết định tiến hành dự án này thông qua hợp tác quốc tế. Giữa năm 1982, NASA bắt đầu gặp gỡ Canada, Nhật Bản và các nước đồng minh châu Âu khác, mời họ cộng tác trong dự án ngay từ bước tìm hiểu và nghiên cứu.
Trong bài phát biểu của mình vào tháng 1/1984 tổng thống Mỹ Reagan đã nói: "Mục tiêu tiếp theo của chúng ta là phát triển một lĩnh vực mới dựa trên tinh thần xung phong. Tôi đề nghị đất nước ta trong vòng 10 năm phải xây dựng được một trạm vũ trụ có người lái hoạt động lâu dài." Tuyên bố này chính là bước khởi đầu chính thức của việc xây dựng ISS. Đồng thời tại hội nghị thượng đỉnh London diễn ra vào tháng 6/1984 tổng thống Reagan đã mời các nước tham dự tham gia vào chương trình ISS. Các nước này cũng đã nhìn nhận thấy chương trình ISS sẽ mang lại những bước phát triển về công nghệ có thể giúp củng cố nền kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tháng 1/1985 tại cuộc họp của ban điều hành ESA (Cơ quan không gian châu Âu) đã thông qua "Chương trình Columbus", chương trình không gian dài hạn và trạm không gian riêng của ESA. ESA quyết định tiến hành chương trình này thông qua hợp tác với chương trình ISS. Tháng 6/1985 ESA ký một bản ghi nhớ phê chuẩn sơ bộ thiết kế của ISS. Trước đó vào tháng 4/1985 Canada cũng đã hành động tương tự. Tháng 4/1985 Nhật Bản thiết lập "Cơ cấu việc tham gia chương trình Trạm Vũ trụ", và đến tháng 5 thì Bộ khoa học và công nghệ Nhật Bản và NASA ký một bản ghi nhớ về thiết kế sơ bộ trạm vũ trụ và Nhật Bản bắt đầu thiết kế sơ bộ ngay từ bước này.
Thiết kế sơ bộ dựa trên dự kiến rằng ISS sẽ làm cơ sở cho việc tiến hành các thí nghiệm trong không gian trên lĩnh vực khoa học vật chất và sự sống, và tạo điều kiện cho các thí nghiệm về không gian. Không những thế, ISS được kỳ vọng là sẽ trở thành vị trí trung gian cho việc khám phá mặt trăng và các hành tinh khác trong tương lai hoặc làm cơ sở để sửa chữa các vệ tinh bị hỏng hóc.
Sau đó NASA đã xem xét lại thiết kế và quyết định phát triển ISS theo 2 bước (pha 1 và pha 2) nhằm giảm bớt ngân sách và cũng để giảm bớt khối lượng công việc của các hoạt động ngoài không gian.
Người ta bắt đầu tiến hành bàn bạc để xúc tiến Pha 1 với các thí nghiệm ngoài không gian như trong mục tiêu cơ bản đã đề ra. Tháng 9/1988 các nước tham gia đã cùng ký một bản thỏa thuận liên chính phủ. Sau đó một bản ghi nhớ cũng được ký giữa NAS và các cơ quan điều hành của mỗi nước. Từđây kế hoạch ISS chuyển từ bước sơ bộ sang bước phát triển và ISS được đặt tên "Tự do" (Freedom).
Tuy nhiên đến lúc này kế hoạch lại gặp trục trặc do vấn đề tài chính. Tháng 2/1993 chính quyền tổng thống Mỹ Clinton đã yêu cầu NASA xem xét lại toàn bộ chương trình ISS như một phần trong việc phân bổ lại ngân sách quốc gia.
Tháng 6/1993 tổng thống Clinton phê chuẩn một bản kế hoạch sơ lược của chương trình trạm "Tự do". Theo quyết định này, đội thiết kế của NASS phải nghiên cứu một kế hoạch mới và kết quả là họđã cho ra một kế hoạch mang tên "Thiết kế a".
Trong khi đó, các cuộc đàm phán nhằm về hợp tác sau chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga vẫn đang được tiến hành. Trong quá trình đó, đề nghị Nga tham gia vào chương trình ISS đã được đưa ra và Mỹđã tham khảo ý kiến của các nước tham gia về vấn đề này. Ngày 6/12/1993 một cuộc hội thảo được tổ chức tại Washington, đã quyết định chính thức Nga tham gia vào chương trình ISS và sau đó nước Nga đã chấp thuận.
Tháng 3/1994, chương trình về cấu trúc toàn bộ và vấn đề phát triển ISS, đã bổ sung các ý kiến của Nga được quyết định.
Ngày 30/1/1998 tại Washington DC, Mỹ một bản thỏa thuận liên chính phủ mới mới của ISS với các thành viên mới là Nga, Thụy Điển và Thụy Sĩ được ký kết. Theo bản thỏa thuận này, con số các nước tham gia vào chương trình ISS đã lên đến con số 15 nước.
Cũng trong năm 1998, hai mô đun đầu tiên của ISS được phóng lên và lắp ghép và nhau trong quỹ đạo. Các mô đun còn lại cũng sớm được phóng lên sau đó và đến năm 2000 ISS đón đoàn du hành đầu tiên.
Theo dự kiến ISS sẽ được hoàn thành vào năm 2010, trạm sẽ gồm hơn 100 bộ phận được đưa lên không gian để lắp ráp vào trạm thông qua 88 chuyến bay.
Wi-Fi nghĩa là gì?
Cùng với sự thông dụng của mạng không dây, thuật ngữ Wi-Fi vẫn thường được hiểu là từ viết tắt của Wireless-Fidelity (thông tin không dây trung thực). Điều này không chỉ được khẳng định trên một số từđiển hay những website công nghệ thông tin mà ngay cả Hiệp hội Wi-Fi quốc tế (Wi-Fi Alliance) cũng xác nhận thông tin này trên website chính thức của mình. Tuy nhiên, mới đây, website boingboing.net đã đăng tải một bài viết có tựa đề WiFi isn't short for "Wireless Fidelity" lại hé lộ một bí mật khiến cả thế giới công nghệ thông tin sửng sốt.
Là một trong những thành viên sáng lập của Wi-Fi Alliance, Phi Belanger là người có công lớn đối với sự ra đời của cái tên Wi-Fi. Trong bài báo trên, ông đã viết:
"Wi-Fi không phải là một từ viết tắt. Nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả. Chúng tôi, những thành viên sáng lập của Wireless Ethernet Compatibility Alliance, nay là Wi-Fi Alliance, đã thuê Interbrand thiết kế một logo tinh tế và độc đáo để thay thế cho dòng chữ IEEE 802.11b Direct Sequence quá dài". Interbrand - công ty đã sáng tạo nên mẫu các thương hiệu như Prozac, Compaq, Oneworld, Imation nổi tiếng đồng thời là nhà tư vấn thương hiệu hàng đầu đã đề xuất tới 10 giải pháp khác nhau cho Wireless Ethernet Compatibility Alliance. Logo mang biểu tượng âm-dương Wi-Fi đã được chọn và cái tên Wi-Fi cũng xuất hiện từđó.
Điều nực cười là những chuyên viên trong ngành công nghệ thông tin của Wi-Fi Alliance lại mù tịt về thương hiệu và marketing. Họ không thể nào hiểu nổi cái logo Wi-Fi kỳ cục đó có ý nghĩa như thế nào và làm sao logo này có thể lột tả được hết hình ảnh về hiệp hội cũng như
Logo của Wi-Fi
những sản phẩm công nghệ cao của họ. Wi-Fi Alliance cho rằng, để người tiêu dùng trên toàn thế giới ấn tượng và hiểu được thông điệp và hình ảnh mà hiệp hội muốn gửi gắm tới toàn thể nhân loại thông qua Wi-Fi, nhất định phải có thêm một vài từ nữa để định rõ nghĩa của cái logo này. Vậy là, sau khá nhiều thời gian bàn bạc tranh cãi, cuối cùng Wi-Fi Alliance đã đi đến thống nhất với dòng chú thích "Tiêu chuẩn của Thông tin Không dây Trung thực" -"The Standard for Wireless Fidelity". Và cũng từ đó, Wi-Fi xuất hiện trước bàn dân thiên hạ với cái đuôi dài ngoằng mang một ý nghĩa ngây ngô mà người ta gán cho nó. Cái đuôi "The Standard for Wireless Fidelity" thậm chí còn gắn liền với hình ảnh logo Wi-Fi trên hầu khắp các phương tiện thông tin đại chúng.
Mãi sau này, khi Wi-Fi trở nên nổi tiếng và thông dụng trên toàn cầu, và công ty được mở mang thêm về thương hiệu cũng như chiến lược marketing, cái đuôi này mới được bỏđi. Nhưng dấu ấn của nó thì vẫn mãi in đậm trong tâm trí người tiêu dùng và trên nhiều website khác nhau. Chính Phi Belanger đã thổ lộ: "Quyết định sáng suốt nhất của chúng tôi đó là nhờ Interbrand thiết kế logo và thương hiệu cho sản phẩm của mình. Nhưng chúng tôi cũng đã thật ngu muội khi cố tình làm lu mờ nỗ lực của Interbrand cũng như thương hiệu của mình bằng cách gán cho nó một cái đuôi hoàn toàn ngớ ngẩn. Điều chúng tôi thực sự mong muốn đó là người tiêu dùng hãy quên đi cái đuôi vô tích sựđó, hãy nhớ đến và hãy ủng hộ những gì chúng tôi đã đạt được và chia sẻ với thế giới".
Thưđiện tử truyền thông điệp như thế nào?
Giao thức chuyển thưđiện tử Sendmail
Công trình nghiên cứu của ComScore đã phát hiện ra rằng: Email là ứng dụng phổ biến nhất hàng ngày của 77% số người truy cập vào mạng. Trung bình một ngày chúng ta dành khoảng 24 phút để check và viết mail so với 20 phút dành cho việc tìm kiếm thông tin.
Nhưng việc ra đời của dịch vụ này thì không phải ai cũng biết...
Ý tưởng xây dựng Internet được hình thành vào năm 1968 trong mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Tại Mĩ, người ta đã tiến hành tìm cách nối các mạng máy tính lại với nhau để tránh tình trạng có thể có nhiều cơ sở thông tin bị phá hoại
khi bị tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Vào năm 1969, một dự án của Bộ Quốc phòng Mĩ có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng thực nghiệm một cách đáng tin cậy liên kết lại với nhau giữa Bộ Quốc phòng và các nhà thầu nghiên cứu khoa học - quân sự. Rất nhiều trường Đại học nghiên cứu khoa học quân sựđã tài trợ cho dự án này.
Nhưng đến năm 1972, Rom Tomlinson mới gửi được bức thưđiện tử đầu tiên, dùng ký hiệu @ để xác định địa chỉ của người nhận. Tuy nhiên nó vẫn chưa phải là một phương pháp tối ưu lắm với một cỗ máy vi tính khổng lồ và phức tạp.
Vấn đề đặt ra là làm sao email có thể là phương tiện kết nối mạng ARPANET với hệ thống Network có sẵn tại Đại học Berkeley (California, Mỹ), gọi là Berknet, để chuyển tải thông tin đi bởi một chương trình hết sức đơn giản? Chàng kỹ sư Eric Allman lao vào viết mã.
Ban đầu, Allman viết mã cho hệ thống chuyển thư Delivermail đầu tiên, sau đó nâng cấp thành Sendmail với nhiều tính năng phức tạp hơn, giúp cho e-mail, dù manh nha từ thập kỷ 60, đến giữa những năm 80 thế kỷ trước mới bắt đầu được chú ý.
Hệ thống gửi và nhận email mà anh viết sau này được dùng trên khắp thế giới. Người ta nói rằng: chính Allman là người đặt nền móng cho giao thức chuyển thưđiện tử Sendmail phổ biến trên Internet.
Năm 1990, Tim Berners-Lee làm việc tại trung tâm European Laboratory for Practicle Physics đã hiện thực hoá ý tưởng xây dựng một ngôn ngữ có thể giúp các trang văn bản liên kết được với nhau để tiện cho việc tìm kiếm thông tin có liên quan. Đó là ngôn ngữđánh dấu siêu văn bản HTML (Hypertext Markup Language).
Từđó, dịch vụ email được nâng cấp dần những ưu việt và tiện ích phục vụ đời sống. Xã hội loài người chuyển dần sang xã hội hoá thông tin toàn cầu và kỷ nguyên mới của công nghệ thông tin.
Email - thông điệp đơn giản gửi trong nháy mắt
Người ta quen gọi email là thưđiện tử (electronic mail) là một hệ thống chuyển thư qua mạng vi tính. Nội dung của bức thư được mã hoá hay dạng thông thường được gửi qua mạng Internet. Nó có thể chuyển thông điệp này từ một máy nguồn đến một hay nhiều máy trong cùng một lúc không chỉ gửi đi được bằng chữ mà còn có thể truyền các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và các
phần mềm thưđiện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
Thay vì viết thư bằng bút và giấy, bạn chỉ dùng một phần mềm thưđiện tử (email program), gõ các ký tự có trên bàn phím và một chút xíu am hiểu về cách sử dụng máy vi tính. Cực kỳ đơn giản.
Có một chuyện buồn, tin vui hay đơn giản chỉ là sự thông báo bình thường, bạn viết thư, mang đến bưu điện gần nhất, gửi đi và chờ đợi. 1 ngày, 1 tuần, vài tuần, 1 tháng... điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những người chuyển thư.
Còn với email thì sao? Những cảm xúc mà bạn viết trên bàn phím sẽ được mã hoá và được truyền đi tới ngày địa chỉ vài giây hay vài phút - tuỳ thuộc vào tốc độ đường truyền mà bạn đang sử dụng. Gửi cho 1 người hay nhiều người trong cùng một lúc, chỉ cần một dấu phẩy, nội dung soạn thảo hoàn toàn được bảo toàn và bí mật.
Muốn chuyển phát nhanh qua đường bưu điện, bạn có thể thêm tiền bảo đảm nhưng đối với việc bạn gửi một email, bạn không nhất thiết phải băn khoăn nhiều vềđiều đó ngay cả khi dung lượng lá thư có thể lên đến hàng Gbyte, hay nhiều hơn nữa... tương đương với vài bộ bách khoa toàn thư bạn chỉ cần chờ đợi thêm ít
phút.
Hơn nữa, một thùng thư khổng lồ (inbox), một hòm thư lưu trữ an toàn (outbox), bạn có thể lấy nó ra bất cứ khi nào, chỉ cần đọc đọc đầu đề giống nhưở gáy mỗi cuốn sách, lựa chọn hoặc xoá đi, đăng ký nhiều cái mới, nhanh chóng và không rườm rà và chẳng bao giờ lặp lại bởi các địa chỉ email khác.
Hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thưđiện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân.
Chính vì lẽđó nên không mấy ngạc nhiên khi kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất của Pew Internet and American Life (PIALP) nói rằng: trong số 94 triệu người Mỹ online vào cùng một ngày nhất định, hầu hết người ta quen với việc viết bằng thưđiện tử hơn là thư tay.
Đây là một dịch vụ cơ bản và hiệu quả nhất đối với người sử dụng Internet. Chỉ cần một vài cú click chuột, bạn có thể send (gửi) to (đến) addressee (người nhận). Khi mở máy tính, họ có thể truy cập vào hộp thư của mình trên máy chủđã kết nối mạng để lướt và lựa chọn đọc qua đầu để của mỗi bức thư.
Nếu nội dung bức thư bạn quan tâm, nếu cần, có thể in ra máy in hoặc sao chép sang máy khác. Như vậy, việc sử dụng email tạo cho chúng ta sự thuận lợi hơn nhiều so với việc gửi thư qua các hình thức truyền thống...
Rắc rối - email
Chúng ta chỉ ca ngợi thưđiện tử (email) mà không thấy được những khuyết điểm không nhỏ mà mọi người gặp phải khi sử dụng. Đã có nhiều người phản đối và phàn nàn rằng: xã hội thông tin dễ khiến cảm xúc con người trở nên "lười biếng". Một là thư viết tay, người thân có thể cảm nhận được sự xúc động và bồi hồi, tất cả tình yêu thương chứa đựng qua nét chữ, email làm sao có được...
Hơn nữa, con người phải đương đầu với nhiều vấn nạn như: virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ em.
Tất nhiên, để đối phó với các loại thư độc hại (malicious mail), người ta có thể cài đặt thêm các phầm mềm tiện ích có chức năng sàng lọc - nhưng đâu phải công cụ phần mềm nào cũng là "màn chắn" tuyệt hảo.
Theo thống kê của hãng Email Systems, trong tổng số e-mail lưu thông tháng 1/2005, các bức thư quảng cáo không mời mà đến chiếm tới 90% và riêng những thông điệp mang nội dung "người lớn" đã chiếm 1/5, lượng spam đồi trụy đã tăng gấp 3 lần. 7% những người trả lời thăm dò của Yahoo! Thư nói rằng họ cảm thấy bực mình về việc loại bỏ thư rác còn hơn là dọn bồn vệ sinh bẩn.
Thư rác đă được coi là gây khó chịu hơn là thư linh tinh gửi qua đường bưu điện và những người bán hàng tiếp thị tận nhà và nhanh chóng trở nên khó chịu như là các cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại.
Hơn thế nữa, sự phát tán và lây nhiếm virus khiến người ta ngao ngán và ao ước xã hội này quay lại kỷ nguyên viết thư tay...
CDMA là gì?
CDMA viết đầy đủ là Code Division Multiple Access nghĩa là Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. Lịch sử phát triển CDMA được bắt đầu bằng sự ra đời của lý thuyết truyền thông trải phổ trong thập niên 50. Với hàng loạt các ưu điểm đi kèm, truyền thông trải phổ được ứng dụng trong thông tin quân sự Hoa Kỳ trong những năm sau đó. Đến thập niên 80, CDMA
được phép thương mại hóa và chính thức được đề xuất bởi Qualcomm, một trong những công ty hàng đầu về công nghệ truyền thông.
Các mạng điện thoại di động trên thế giới hiện nay đang sử dụng chủ yếu hai công nghệ GSM (Global System for Mobile Communication - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) với chuẩn TDMA (Time Division Multiple Access - đa truy cập phân chia theo thời gian) hoặc CDMA. GSM thực chất là phiên bản của công nghệ TDMA - sử dụng phương thức Đa truy cập phân chia theo thời gian. GSM số hóa và nén dữ liệu, sau đó chuyển lên kênh truyền dẫn bằng 2 luồng dữ liệu người dùng khác nhau, mỗi luồng chiếm trên một khe thời gian riêng. Băng thông lúc đầu chia thành những kênh sóng 200 kHz và sau đó phân kênh dựa trên khe thời gian. Người dùng kênh sóng sẽ thay phiên nhau tuần tự, do vậy chỉ có một người sử dụng trên một kênh và chỉ có thể sử dụng được theo những giai đoạn rất ngắn.
Trong khi đó, thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng 1 giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau cũng sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.
Những ưu điểm của CDMA
Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 -20 lần so với công nghệ GSM. Áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên ngang bằng với hệ thống điện thoại hữu tuyến.
Đối với điện thoại cầm tay, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc. Do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi. Hơn nữa, nhờ có bán kính phục vụ của một trạm phủ sóng lớn hơn các hệ thống GSM, nghĩa là ít trạm gốc hơn, nên chi phí vận hành được giảm bớt dẫn đến tiết kiệm cho cả nhà khai thác và người sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc gọi đạt tới mức tối ưu.
CDMA còn có ưu điểm nữa là nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.
Trong vấn đề bảo mật, CDMA cung cấp chế độ bảo mật cao nhờ sử dụng tín hiệu trải băng phổ rộng. Các tín hiệu băng rộng khó bị rò ra vì nó
xuất hiện ở mức nhiễu, người có ý định nghe trộm sẽ chỉ nghe được những tín hiệu vô nghĩa. Ngoài ra, với tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet...
Không chỉứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA còn thích hợp sử dụng trong việc cung cấp dịch vụđiện thoại vô tuyến cố định với chất lượng ngang bằng với hệ thống hữu tuyến, nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới.
Tuy nhiên, để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng. Chi phí cho thiết bị đầu cuối CDMA hiện nay khoảng 200 - 1.000 USD tùy công năng của máy. Trong tương lai, giá thành có thể sẽ thấp hơn.
Điện thoại BlackBerry ra đời như thế nào?
BlackBerry hiện là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp kết nối không dây, cho phép truy cập vào hàng loạt các ứng dụng đa dạng đối với các thiết bị không dây khác nhau trên toàn thế giới. Chính nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa các thiết bị, phần mềm và dịch vụ, BlackBerry đã tạo ra những chiếc điện thoại chuyên nghiệp, kết nối mọi người với dữ liệu và các nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày.
Sự ra đời BlackBerry được khai sinh bởi một tên tuổi lừng danh trên thị trường viễn thông, đó chính là hãng Research In Motion Limited (RIM) của Canada. Đây là nhà thiết kế, nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp không dây cải tiến cho thị trường viễn thông di dộng trên khắp thế giới.
Năm 1999, RIM đã cho ra đời một thiết bị cầm tay không dây với tên gọi là BlackBerry. Sản phẩm này có hỗ trợ email, điện thoại di động, gửi tin nhắn văn bản, fax qua internet và lướt web cùng một số dịch vụ thông tin không dây khác. BlackBerry thực sự là một sản phẩm của RIM với hướng tập trung vào khai thác các giải pháp kết nối không dây trên điện thoại di động. Có thể nói BlackBerry là một công cụ mang tính cách mạng thời bấy giờ vì nó cho phép những người sử dụng điện thoại di động
có thể gửi và nhận email dù họ có đi đến đâu.
RIM - công ty sản sinh ra BlackBerry
Được thành lập vào năm 1984, hiện RIM đang có trụ sở tại Waterloo, bang Ontario của Canada. Thông qua việc phát triển và triển khai các dịch vụ, phần cứng và phần mềm có mối liên hệ với nhau và có khả năng hỗ trợ cho các tiêu chuẩn của mạng lưới không dây nhiều chiều, RIM đã cung cấp nền tảng và các giải pháp nhằm tiếp cận với hệ thống thông tin liên tục bao gồm thưđiện tử (email), điện thoại, tin nhắn, Internet và các ứng dụng mạng nội bộ (intranet).
Công nghệ của RIM còn tạo điều kiện cho các công ty thứ ba khác phát triển theo. Đó chính là các nhà sản xuất, các công ty phát triển sản phẩm - tăng cường các tính năng của nhiều sản phẩm, dịch vụ nhờ sự kết nối không dây với các dữ liệu.
Nguồn gốc cái tên BlackBerry
Cái tên BlackBerry được RIM nhất trí thông qua chỉ sau vài tuần làm việc với công ty Lexicon Branding. Đây là một công ty về thương hiệu nổi tiếng đã từng đặt tên cho Intel Pentium và Apple PowerBook. Một trong những chuyên gia ở Lexicon đã có ý tưởng rằng các phím trên sản phẩm của RIM trông nhỏ bé như những hạt trong quả dâu tây. Tuy nhiên, nếu gọi theo từ "straw" thì phát âm rất chậm nên đã có đề nghị đổi tên thành blackberry (thay vì strawberry). Và ý kiến này đã được RIM đồng ý.
Ngày nay, BlackBerry ngày càng được phát triển với thêm nhiều tính năng ưu việt mới, trở thành một dòng điện thoại thông minh nổi tiếng trên thị trường viễn thông hiện nay.
MIDI là gì?
Định nghĩa của MIDI
MIDI (Musical Instrument Digital Interface - Giao Diện Kỹ Thuật Số dành cho Nhạc Cụ) là chuẩn công nghiệp về nghi thức giao thông điện tử định rõ các nốt âm nhạc trong nhạc cụđiện tử như là bộ tổng hợp chính xác và ngắn gọn, để nhạc cụđiện tử và máy tính trao đổi dữ liệu, hoặc "nói", với nhau. MIDI không truyền âm thanh - nó chỉ truyền thông tin điện tử về một bản nhạc. MIDI có thế được sử dụng cho các mục đích khác, nhưng mục tiêu ban đầu cho việc phát minh MIDI vẫn là phục vụ cho âm nhạc. Chuẩn MIDI bao gồm 3 thành phần: Giao thức (protocol), Phương tiện kết nối (connector) và Dạng tập tin lưu trữ tiêu chuẩn (standard MIDI file).
1. Giao thức Đây là chính là "ngôn ngữ" của MIDI, cũng như con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Các thiết bị kỹ thuật số đề cập ở trên cũng vậy, để chúng "hiểu" nhau, bạn phải cho chúng "nói" cùng một ngôn ngữ. Đại diện tiêu biểu cho các thiết bị này là các nhạc cụđiện tử như
keyboard, synthesizer và máy vi tính PC.
Đàn synthesizer
1. Các phương tiện kết nối Các thiết bị MIDI phải có ngõ vào/ra để liên lạc với nhau. Chuẩn MIDI 1.0 qui định connector (dây cáp có đầu cắm) là 5-pin DIN. Hiện nay, các thế hệđàn synthesizer mới nhất đã sử dụng chuẩn USB của PC làm phương tiện kết nối.
2. Dạng tập tin lưu trữ tiêu chuẩn MIDI ra đời từ những năm đầu của thập niên 80. Các hãng sản xuất nhạc cụ điện tử của Nhật và Mỹ muốn đề xuất ra một chuẩn cho phép các loại nhạc cụ "nói chuyện" được với nhau, nâng cao khả năng mở rộng giúp cho việc sáng tác, biểu diễn và ghi âm được thuận lợi hơn. Sự thật là từ khi ra đời, MIDI đã tạo nên những thay đổi rất quan trọng trong công nghệ ghi âm. Năm 1991, để tăng cường hơn nữa tính tương thích giữa các nhạc cụ, chuẩn General MIDI 1 ra đời. Đến năm 1999, General MIDI 2 được công bố, mở rộng bộ tiếng và khả năng chỉnh sửa dữ liệu MIDI. Và một điều lý thú: để thay thế âm thanh nghe như "tiếng dế gáy" của chiếc ĐTDĐ, chuẩn General MIDI Lite được khai sinh vào năm 2001 để ứng dụng cho các thiết bị di động.
MIDI hoạt động như thế nào?
Nhưđã nêu trong phần định nghĩa, MIDI dùng để trao đổi thông tin biểu diễn nhạc giữa các nhạc cụđiện tử hoặc giữa nhạc cụđiện tử với máy vi tính. Tín hiệu trao đổi được mã hóa dưới dạng nhị phân bao gồm các con số 0 và 1 và được gọi là message (thông điệp). Một message sẽ chứa các thông tin như là: nốt nhạc nào, âm thanh phát ra sẽ lớn hay nhỏ, sử dụng nhạc cụ gì.
Nói cho đơn giản dễ hiểu, file MIDI là bản nhạc, còn các thiết bị như là đàn điện tử hay ĐTDĐ chính là các dàn nhạc tấu lại bản nhạc đó và nói như hiểu biết của đa số người sử dụng, nhạc MIDI là nhạc hòa tấu. Chính vì chỉ ghi lại bản nhạc mà file MIDI có dung lượng rất nhỏ. Để tạo ra âm thanh, MIDI phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị phát lại. Trên các thiết bị này có một thành phần gọi là synthesizer. Trên ĐTDĐ và soundcard máy vi tính đều có tích hợp một synthesizer đơn giản. Synthesizer có thể là phần cứng - chip nhớ ROM hoặc phần mềm - SoftSynth.
Ngày nay nhạc MIDI được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống bởi kích thước file nhạc nhỏ và âm thanh của nó cũng dễ nghe. Ngoài điện thoại di động, MIDI còn được ứng dụng rộng rãi trong các nhạc cụđiện tử như Keyboard, guitar điện, kèn saxophone... Ngoài ra MIDI còn có một sốứng dụng khác nhưđiều khiển ánh đèn sân khấu dành cho MIDI Show Control. Trong các phòng thu âm, MIDI Machine Control làm nhiệm vụ đồng bộ hoá các thiết bị ghi âm.
Khái niệm hacker có từ khi nào?
Ban đầu là những trò đùa ma mãnh
Từ thế kỷ XIX, một nhóm thanh niên quản lý tổng đài điện thoại (công nghệ do Graham Bell phát minh) đã lợi dụng để chuyển hướng cuộc gọi, nghe lén các cuộc điện thoại và những trò điên rồ khác đã khiến cho khái niệm này bắt đầu hình thành.
Lịch sử hacker sơ khai khởi đầu vào những năm 1950 - 1960, bao trùm cả phần cứng lẫn phần mềm và xoay quanh phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ).
Giám đốc MIT là Marvin Minsky cho phép những sinh viên thông minh, yêu thích sự khám phá và tò mò đã từng xâm nhập vào hệ thống điện thoại và trung tâm điều hành của câu lạc bộ đường sắt Tech Model được tiếp cận trực tiếp với những cỗ máy của viện. Những người này hình thành dần nền tảng của các Hacker tương lai. Các cái tên như: Peter Deutsch, Bill Gosper, Richard Greenblatt, Tom Knight và Jerry Sussman đều bắt đầu từđây.
Ban đầu, giới tin tặc gọi "nhiệm vụ cao cả" mang tên phá đám ấy là "hacker" và "cracker" đều có nghĩa là người thực hiện hành đồng phá hoại máy tính. Cracker thể hiện đẳng cấp cao hơn. Sau này, cracker cũng thực hiện hành vi bẻ khoá cổng thông tin giống hệt một hacker cấp độ thấp nên người ta gọi chung bằng danh từ hacker.
Bao giờ những phát kiến được coi là vĩ đại cũng nảy sinh ra những ý tưởng phá phách hoặc chống đối, người ta coi đó là hai mảng sáng-tối của giới công nghệ. Những năm 1970-1980, khi pháp luật vẫn còn coi mạng máy tính theo ý nghĩa khu biệt thì giới hacker ở thời đại "hoàng kim".
Sau MIT, các trung tâm đào tạo khác ở Mỹ như: Đại học Carnegie Mellon, Stanford cũng trở thành "đất" nuôi dưỡng nhiều mầm mống hacker. Năm 1991, phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo Standford, dưới sự "chỉ đạo" của John McCarthy, chứng kiến chiếc máy SAIL tắt ngấm sau khi hacker gửi email với thông điệp "chào tạm biệt" lên Internet như thể chính SAIL gửi lời "trăng trối" cuối cùng tới bạn bè.
Những cái tên như Ed Fredkin, Brian Reid, Jim Gosling, Brian Kernighan, Dennis Ritchie hay Richard Stallman... đã biến các trung tâm nghiên cứu có tính thương mại như ATT, Xerox... thành nơi tụ tập phá hoại của thế giới tin tặc.
Tại câu lạc bộ máy tính Homebrew tại San Francisco (Mỹ), hội tụ những người yêu thích điện tử và mong muốn xây dựng máy tính của riêng mình không chỉ phần mềm mà cả phần chính mang mục đích cá nhân chứ không phải phá hoại tài sản của người khác. Những cái tên như: Lee Felsenstein, Steve Dompier, Steve Wozniak, Steve Jobs và Bill Gates, người đặt nền móng PC cho cả thế giới cuối cùng cũng xô dạt vào giới tin tặc.
Sự thắt chặt của pháp luật
Cuối những năm 1980, khi mạng máy tính trở nên phổ biến rộng khắp toàn cầu, những lợi tích của nó đem lại để vận hành cỗ máy kinh tế và chi phối nhiều hoạt động trong đời sống thì những hành động phá hoại từ xa có nguy cơ lớn hơn.
Chính vì vậy, Chính quyền Mỹ phải thiết lập hành lang pháp lý để uốn nắn hành vi của hacker nhằm bảo vệ lợi ích của những tổ chức, cá nhân dùng thiết bị này.
Luật pháp Mỹ chính thức ban hành đạo luật chống lạm dụng và lừa đảo thông qua máy tính và thành lập trung tâm cứu hộ máy tính nhằm phản ứng nhanh trước
các hành vi phạm tội. Theo luật pháp Mỹ, mọi hành vi thâm nhập máy tính của người khác mà không được phép sẽ bị khởi tố và phạt tù, phạt tiền, tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Ngày nay, chỉ cần nghĩ đến việc ngưng trệ mạng Internet nhiều người đã nghĩ ngay đến việc dường như cả cỗ máy đảm bảo cho sự vận hành xã hội ngừng lại. Và chính thời điểm này, hacker càng trở thành mối đe dọa và khó kiếm soát hơn. Tin tặc có thể tấn công website, lừa đảo người dùng Internet ở nước khác. Các quốc gia bắt tay ngay vào xây dựng luật chống tội phạm máy tính cho riêng mình. Bản thân quan điểm trong giới hacker cũng rất mâu thuẫn. Người thì cho rằng họ hack để vui, không làm hại ai, kẻ cho rằng chỉ nên khai thác lỗi để báo lại cho hãng phần mềm, nhà quản trị website hay hệ thống máy tính lớn.
Nhóm khác thì âm thầm lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để thu lợi cho mình. Chính vì điều này, một loạt thuật ngữ rắc rối đã ra đời để thể hiện bản chất của từng nhóm hacker.
Trước đây, hacker được phân thành 2 loại: black hat chỉ những kẻ xấu đột nhập vào máy tính để phá hoại, white hat chỉ nhóm người tốt cố gắng tìm kiếm và bít các lỗ hổng trước khi kẻ xấu phát hiện ra chúng. Ngày nay, khi cơ hội tấn công nhiều hơn, các hình thức hacker mới xuất hiện, động cơ và hoạt động của chúng cũng thay đổi.
-
Hacker mũ trắng: là những chuyên gia lập trình chuyên tìm các lỗi của phần mềm với mục đích sửa chữa, xây dựng hệ thống an toàn hơn.
-
Hacker mũđen: đối lập với hacker mũ trắng, là những hacker phá hoại và trục lợi cho mình.
-
Hacker mũ xanh/samurai: là những chuyên gia lập trình tài năng, được các hãng như Microsoft mời về làm việc chuyên tìm lỗi cho phần mềm của họ.
-
Hacker mũ xám hay mũ nâu: là những người đôi khi làm công việc của hacker mũ trắng nhưng vẫn làm công việc của hacker mũđen.
Mạng không dây hình thành như thế nào?
Những bước đi đầu tiên
Năm 1985, có một sự bất thường xảy ra tại Ủy ban liên lạc liên bang Mỹ FCC (Cơ quan quản lý viễn thông của nước này). Họ quyết định cho phép sử dụng một số băng tần của dải sóng không dây mà không cần phải xin giấy phép của Chính phủ. Hơn thế, các chuyên viên kỹ thuật đã thuyết phục FCC đồng ý "thả" 3 dải sóng công nghiệp, khoa học và y tế cho giới kinh doanh viễn thông.
Ba dải sóng này, gọi là các "băng tần rác" (900 MHz, 2,4 GHz, 5,8 GHz), được phân bổ cho các thiết bị sử dụng vào các mục đích ngoài liên lạc. Khác với phương pháp truyền thống là truyền trên một số tần số riêng lẻđã được xác đinh rõ, bất cứ thiết bị nào sử dụng những dải sóng đó đều phải đi vòng để tránh ảnh hưởng của việc truy cập từ các thiết bị khác.
Trước đó, các nhà cung cấp thiết bị không dây dùng cho mạng LAN như: Proxim và Symbol ở Mỹ đều phát triển những sản phẩm độc quyền. Điều đó có nghĩa là thiết bị của các hãng chỉ có thể liên lạc trong nội bộ. Nhờ sự thành công của mạng hữu tuyến Ethernet, một số công ty bắt đầu nhận ra rằng: việc xác lập một chuẩn không dây chung là rất quan trọng. Tiến trình đi đến một quy chuẩn chung là một điều hoàn toàn tất yếu.
Năm 1988, công ty NCR đã yêu cầu Victor Hayes - một kỹ sư tìm hiểu việc thiết lập chuẩn chung với mục đích sử dụng dải tần "rác" để liên thông các máy rút tiền qua kết nối không dây. Victor Hayes chung sức cùng với chuyên gia Bruce Tuch của Trung tâm nghiên cứu Bell Labs tiếp cận đến nơi đã xác lập ra chuẩn mạng cục bộ Ethernet. Một tiểu ban mới có tên 802.11 đã ra đời và quá trình thương lượng hợp nhất các chuẩn bắt đầu.
Năm 1997, tiểu ban này đã phê chuẩn một bộ tiêu chí cơ bản, cho phép mức truyền dữ liệu 2MB/giây, sử dụng một trong 2 công nghệ dải tần rộng. Các kỹ sư ngay lập tức bắt đầu nghiên cứu một thiết bị mẫu tương thích với nó, còn các công ty bắt đầu phát triển những thiết bị tương thích.
Sự hợp nhất tên gọi
Tháng 8/1999, có 6 công ty: Intersil, 3Com, Nokia, Aironet, Symbol và Lucent liên kết với nhau để tạo ra Liên minh tương thích Ethernet không dây WECA. Mục tiêu hoạt động của tổ chức WECA là xác nhận sản phẩm của những nhà cung cấp phải tương thích thực sự với nhau.
Tuy nhiên, các thuật ngữ như "tương thích WECA" hay "tuân thủ IEEE 802.11b" không hề gây cho mọi người một "sự thân thiện". Công nghệ mới cần một cách gọi thuận tiện đối với người tiêu dùng. Các chuyên gia tư vấn đề xuất một số cái tên như "FlankSpeed" hay "DragonFly".
Nhưng cuối cùng cách gọi "Wi-Fi" lại được chấp nhận vì nghe vừa có vẻ công nghệ chất lượng cao (hi-fi) vừa giúp người tiêu dùng vốn đã quen với: đầu đĩa CD của hãng nào thì cũng đều tương thích với bộ khuếch đại amplifier của hãng khác. Thế là cái tên Wi-Fi ra đời.
Cách giải thích "Wi-Fi có nghĩa là wireless fidelity" về sau này người ta mới nghĩ ra. Gần đây, người ta cho rằng: ban đầu, cái tên Wi-Fi không hề có ý nghĩa gì ngoài việc xuôi tai và dễ nhớ.
Lý do duy nhất bạn nghe thấy thuật ngữ "Wireless Fidelity" là vì một số người trong nhóm sáng lập Hiệp hội Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) cảm thấy không hài lòng. Họ không hiểu về thương hiệu hay tiếp thị. Họ không thể tưởng tưởng việc sử dụng tên "Wi-Fi" mà không có một vài lời giải thích rõ ràng. Do đó, họđã đi đến thỏa thuận thêm vào dòng chữ "viết tắt của Wireless Fidelity" phía sau tên này.
Kết nối thế giới
Ngày nay, Wi-Fi là công nghệ mạng thống lĩnh không chỉ trong các gia đình ở các nước phát triển. TV, đầu đĩa, đầu ghi, máy chơi game, nghe nhạc, camera, thậm chí cả xe hơi đều được tích hợp công nghệ không dây. Điều đó cho phép người sử dụng truyền nội dung khắp các thiết bị trong nhà mà không cần dây dẫn. Điện thoại không dây sử dụng mạng Wi-Fi cũng đã có mặt ở các văn phòng nhưng trong tương lai rất có thể là "kẻ thất thế".
Ở thời đại này, bất cứ loại sản phẩm nào không có khả năng kết nối sẽ phải chấp nhận một tương lai ảm đạm. Và quan trọng hơn là: nó tham gia vào cách thức giao tiếp và liên lạc của cả cộng đồng. Ở tận Paris, bạn vẫn có thểđiều khiển cuộc họp của công ty tại Việt Nam. Khi bạn vắng nhà, các thiết bịđiều khiển tự động có thể chuyển sang chế độ lưu lại thông điệp... Điều đó chẳng quá kỳ diệu đó sao?
Tuy nhiên, bên cạnh sựưu việt, vấn đề bảo mật vẫn là một mảng tối lớn trong bức tranh thế giới không dây. Từ dữ liệu tài chính cho đến những bức ảnh riêng tư có thể "vương vãi" lung tung hoặc phát tán dễ dàng trên cộng đồng ảo Internet.
Sarah Hicks - Phó giám đốc công ty bảo mật Symantec đã phải thốt lên rằng: "Mạng không dây là một bước tiến vĩ đại. Chúng mang lại cho con người sự tự do nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ không hề nhỏ"...
Thủy tinh có từ bao giờ?
Lịch sử của thủy tinh
Cho đến tận ngày nay, vẫn chưa có sự xác nhận về nguồn gốc của thuỷ tinh. Tuy nhiên, có thể nói nguồn gốc của nó từ Mesopotamia hoặc Ai Cập khoảng hai nghìn năm trước Công nguyên. Khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác. Những nền văn hoá cổ xưa này đã làm ra những đồ vật bằng thuỷ tinh với phương pháp đúc thô sơ. Những người thợ thuỷ tinh đầu tiên tạo hình cho thuỷ tinh bằng cách đắp thuỷ tinh lỏng xung quanh một cái lõi bằng cát hay đất sét, sau đó dỡ bỏ nguyên liệu làm lõi. Cuối cùng thuỷ tinh đã nguội được cắt bẻ và mài bóng.
Trong thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển, thời kỳ đế chế La Mã rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy. Các loại thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên, gọi là các loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời kỳ đồđá. Chúng được tạo ra trong tự nhiên từ các nham thạch núi lửa (magma).
Trong thiên niên kỷ tiếp theo, việc chế tạo thuỷ tinh được thực hiện rộng rãi hơn trong thế giới cổ đại và đã có một số cải tiến trong phương pháp chế tạo thuỷ tinh cơ bản. Tuy nhiên việc chế tạo vẫn còn rất khó và thuỷ tinh chủ yếu được dùng trong hoàng gia cho những nghi thức tôn giáo
Vào giữa năm 30 trước Công nguyên và năm 395 sau Công nguyên, những nguời thợ thuỷ tinh Siri phát minh ra chiếc ống thổi, giúp cho việc tạo ra vô số sản phẩm khác nhau về hình dáng và độ dày. Trong suốt thời gian phương pháp đánh dấu thời kỳ này của kính đúc, thuỷ tinh tan đã được dùng tới phần cuối của ống dẫn thổi, thổi phồng ra thành ống dẫn giống như quả bóng bay và sau đó đã được đúc thành một hình dạng thích đáng.Qua đây, các hình dạng đa dạng và cỡ của các sản phẩm thuỷ tinh hoạt động dễ dàng hơn thành sản phẩm. Kỹ thuật thổi kính này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn tại Venice.
Tiếp ngay sau phát minh ra ống thổi là sự xuất hiện của khuôn hai nửa, giúp cho thợ thuỷ tinh có thể tạo ra hàng loạt những đồ vật thuỷ tinh giống hệt nhau. Hai phát minh này lần đầu đã làm cho những sản phẩm thuỷ tinh trở nên vừa với túi tiền của những người dân bình thường.
Thủy tinh, cuộc cách mạng của kiến trúc châu Âu
Trong thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, những người Roma đã làm một cuộc cách mạng trong chế tạo thuỷ tinh bằng việc sử dụng một loạt phương pháp như thổi thuỷ tinh, thổi vào khuôn và ép bằng khuôn để sản xuất hàng loạt các sản phẩm thuỷ tinh có hình dạng khác nhau dùng trong trang trí. Đế chế La mã cũng sản xuất kính tấm bằng cách thổi những quả bóng hay mặt trụ thuỷ tinh lớn, sau đó tách ra và làm phẳng. Họ cũng bắt đầu chế tạo gương soi bằng cách phủ hỗn hợp bạc lên kính tấm. Sáng tạo này của người Roma không lâu sau đã được lan truyền khắp châu Âu.
Sản xuất thủy tinh
Khoảng năm 650 sau Công nguyên, những người thợ thuỷ tinh Siri đã phát triển một công nghệ kính mới có tính cách mạng để sản xuất kính "vương miện" (crown). Loại kính này được làm bằng cách tạo ra một lỗ hổng trên quả bóng bằng thuỷ tinh nóng chảy, sau đó quay khối thuỷ tinh mềm để làm ra tấm kính mỏng hình tròn với "tiêu điểm" (bulls-eye) rất đặc biệt ở tâm. Bởi vì loại kính này không đắt lắm nên nó được dùng làm kính cửa sổ cho đến cuối thế kỷ XIX.
Nghề thuỷ tinh được hoàn thiện ở Đức, Bắc Bôhêmia và Anh, nơi George Ravenscoft đã phát minh ra kính chì vào những năm 1670. Cũng khoảng thời gian này kính tấm cũng được sản xuất ở Pháp bằng phương pháp mặt trụ. Để cải tiến công nghệ bắt nguồn từ La mã, những người thợ Pháp thổi những mặt trụ thuỷ tinh dài, tách nó ra và cán phẳng bằng những khối gỗ để tạo ra hình chữ nhật.
Với sự ra đời của công ty kính tấm của Anh vào năm 1773, nước Anh đã trở thành trung tâm kính cửa sổ chất lượng cao của cả thế giới. Đây là mốc đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp thuỷ tinh, cửa sổ kính trở nên vừa với túi tiền của đa số những chủ sở hữu nhà.
Các phương pháp sản xuất thuỷ tinh
Sản xuất thủy tinh ngày nay
-
Phương pháp Crown (vương miện): Công nghệ thủy tinh Crown đã được sử dụng cho đến giữa những năm 1800.
-
Phương pháp ống xi lanh: Được phát kiến bởi William J. Blenko trong những năm đầu của thập niên 1900.
-
Phương pháp kính kéo nổi: Phương pháp này được phát triển vào những năm 1960. Đây là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp kính.
IP là gì?
IP là chữ viết tắt của Internet Protocol (giao thức Internet). Mỗi gói tin IP sẽ bao gồm một địa chỉ IP nguồn và một địa chỉ IP đích. Tất nhiên, hệ thống "số nhà" trên Internet phức tạp và thú vị hơn nhiều so với nhà cửa trong thực tế.
Cấu trúc một địa chỉ IP
Địa chỉ IP được chia thành 4 số giới hạn từ 0 - 255. Mỗi số được lưu bởi 1 byte -> IP có kíck thước là 4 byte, được chia thành các lớp địa chỉ. Có 3 lớp là A, B, và C. Nếu ở lớp A, ta sẽ có thể có 16 triệu điạ chỉ, ở lớp B có 65536 địa chỉ. Ví dụ: Ở lớp B với 132.25,chúng ta có tất cả các địa chỉ từ
132.25.0.0 đến 132.25.255.255. Phần lớn các địa chỉở lớp A llà sở hữu của các công ty hay của tổ chức. Một ISP thường sở hữu một vài địa chỉ lớp B hoặc C. Ví dụ: Nếu địa chỉ IP của bạn là 132.25.23.24 thì bạn có thể xác định ISP của bạn là ai. ( có IP là 132.25.x.)
IP thể hiện điều gì?
Trên mạng Internet nó sẽ xác định chính bạn. Khi kết nối vào mạng thì IP của bạn là duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên số này chưa hẳn là cố định. Nếu bạn vào mạng qua một ISP thì số IP của bạn sẽ thay đổi ở các lần bạn kết nối. Một người biết IP của bạn thì có thể lần ra vị trí của bạn. Nghĩa là khi có IP thì biết được địa chỉ của ISP rồi biết được thông tin của bạn. Trên thực tế, IP cho biết về máy tính được sử dụng để vào mạng chứ không cho biết thông tin về người sử dụng, trừ khi IP của bạn là cố định hoặc sử dụng account của riêng bạn.
Sự khác nhau giữa tên miền (domain name) và một địa chỉ IP
Đơn giản chỉ bởi vì việc gọi tên, ví dụ www.yourname.com sẽ dễ hơn nhiều đối với việc phải gọi 202.32.156.14. Tuy vậy, có một sự khác biệt quan trọng giữa 2 điều này. IP là số để xác định thiết bị (device) còn hostname là một mối liên kết giữa 1 từ khoá và một số IP. Một địa chỉ IP có thể có nhiều hostname khác nhau nhưng một hostname thì chỉ có một IP liên kết với nó.
IP tĩnh và động
Mỗi thiết bị trong một mạng IP được chỉ định bằng một địa chỉ vĩnh viễn (IP tĩnh) bởi nhà quản trị mạng hoặc một địa chỉ tạm thời, có thể thay đổi (IP động) thông qua công cụ DHCP (giao thức cấu hình host động sẽ tự động xác định địa chỉ IP tạm thời) ngay trên Windows Server. Các router (bộ định tuyến), firewall (tường lửa) và máy chủ proxy dùng địa chỉ IP tĩnh còn máy khách có thể dùng IP tĩnh hoặc động.Thường thì các nhà cung cấp Internet DSL hay cáp sẽ chỉ định loại IP động cho bạn. Trong các router và hệđiều hành, cấu hình mặc định cho các máy khách cũng là IP động. Loại địa chỉ này hay được dùng cho máy tính xách tay kết nối Wi-Fi, PC truy cập bằng Dial-up hay mạng riêng.
Phân phối địa chỉ IP
Trên thế giới có hàng chục triệu máy chủ và hàng trăm nghìn mạng khác nhau. Do đó, để quản lý sao cho địa chỉ IP không trùng nhau, một tổ chức mang tên Network Information Center (NIC) ra đời với nhiệm vụ phân phối Net ID (địa chỉ mạng) cho các quốc gia. Ở mỗi nước lại có một trung tâm quản lý Internet làm công việc phân phối Host ID (địa chỉ máy chủ). T
Cấu trúc và phân lớp địa chỉ IP
Các địa chỉ này được viết dưới dạng một tập hợp bộ số (octet) ngăn cách nhau bằng dấu chấm (.). Nếu biết địa chỉ IP của một website, bạn có thể nhập vào trình duyệt để mở mà không cần viết tên miền. Hiện nay có 2 phiên bản là IPv4 và IPv6, trong đó IPv4 là chuẩn đang dùng rộng rãi với độ dài 32 bit. Nhưng trong tương lai, khi quy mô của mạng mở rộng, người ta có thể phải dùng đến IPv6 là chuẩn 128 bit.
IPv6 có những chức năng gì?
IPv6 là gì?
Số liệu của Tổ chức tài nguyên Internet khu vực (RIR) cho biết, dung lượng còn lại của địa chỉ IP thế hệ 4 (IPv4) sẽ cạn kiệt vào năm 2010. Nhưng với IPv6, điều đó sẽ không xảy ra - nó sử dụng không gian địa chỉ 128 bit, gấp bốn tỷ lần không gian địa chỉ mà IPv4 hiện có thể cung cấp. IPv6 do nhóm đặc trách kỹ thuật Internet (IETF) phát triển có nghĩa là "giao thức Internet phiên bản 6" (Internet Protocol version 6).
Internet bạn đang sử dụng (hầu hết) là IPv4. IPv6 là sự kế thừa hệ thống địa chỉ hiện tại là IPv4 nhưng trong tương lai gần sẽ nhanh chóng thay thế IPv4 bởi vì một ngày nào đó, các địa chỉ IPv4, ví dụ, 203.162.x.x, sẽ bị sử dụng hết (không còn số nữa). Hệ thống địa chỉ này làm tăng khả năng của các địa chỉ IP quét trên hàng tỷ người sử dụng và các tiện ích ứng dụng Internet. IPv6 sẽ tăng thêm các địa chỉ IP hiện có để hỗ trợảo cho số lượng không hạn định người sử dụng và các thiết bị trên internet. Một trong những điểm giá trị nhất của IPv6 là khả năng hỗ trợ các ứng dụng Internet độc lập.
Đặc điểm của IPv6
-Mở rộng không gian địa chỉ: Để cải tiến không gian địa chỉ, IPv6 mở rộng không gian địa chỉ từ 32 bit lên 128 bit. Do đó, nó cung cấp không gian địa chỉ lớn gấp 4 lần không gian địa chỉ mà IPv4 hiện đang cung cấp. Trong khi IPv4 giới hạn số lượng địa chỉ là khoảng 4 tỷ, IPv6 cung cấp tới 340. 282.
366. 920. 938. 463. 463. 374. 607. 431. 768. 211. 456 địa chỉ IP, thỏa mãn tất cả các yêu cầu IP được dự báo trong tương lai.
-Hiệu quả hơn trong việc định tuyến: Việc đăng ký địa chỉ IPv6 cũng được thiết kế để kích cỡ bảng định tuyến đường trục không vượt qua giá trị 10000, trong khi kích cỡ của bảng định tuyến hiện tại thường lớn hơn 100 nghìn bản ghi.
-Mào đầu nhỏ hơn với các mở rộng tùy chọn: Trong mào đầu gói tin IPv6, một số trường có trong mào đầu IPv4 bị loại bỏ hoặc trở thành tùy chọn, điều này làm giảm bớt gánh nặng cho quá trình xử lý gói tin và làm cho chi phí băng thông giảm mức thấp nhất có thể nếu không kể đến sự tăng lên kích cỡ của địa chỉ IPv6.
-Tự động cấu hình: IPv6 cung cấp thêm một chức năng mới là tự động cấu hình. Cấu hình tự động có khả năng cho phép mỗi trạm làm việc tự cấu hình địa chỉ của nó với sự hỗ trợ của một bộ định tuyến lân cận.
-Tăng cường chất lượng dịch vụ: Một tính năng mới được bổ sung vào IPv6 cho phép đánh nhãn các gói tin theo luồng lưu lượng riêng biệt bằng việc sử dụng thành phần nhãn luồng trong mào đầu gói tin IPv6. Nhãn luồng cho phép định tuyến gói tin IPv6 qua mạng được chỉ định và từđó hạn chế nó lạc sang các mạng khác không cần thiết. Điều này đảm bảo việc phân phát các gói IPv6 nhanh và do đó cải thiện hiệu suất.
-Xây dựng sẵn cơ chế an toàn: IPv4 có một số vấn đề trong an toàn và thiếu cơ chế xác thực và đảm bảo tính bí mật bên dưới lớp ứng dụng. IPv6 đã sửa chữa những thiếu sót này bằng cách bổ sung thêm hai tùy chọn được tích hợp để cung cấp các dịch vụ an toàn. Hai dịch vụ này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để cung cấp các mức độ an toàn khác nhau người dùng. Mào đầu xác thực (Authentication Header - AH) là một mào đầu mở rộng cung cấp việc xác thực và toàn vẹn (không có sự mã hóa) đối với dữ liệu IPv6 và đóng gói dữ liệu an toàn (Encapsulating Security Payload - ESP) sẽ cung cấp tính toàn vẹn bảo mật đối với dữ liệu IPv6.
- Tính di động: IPv6 hỗ trợ việc chuyển vùng (roaming) giữa các mạng khác nhau khi khách hàng rời khỏi phạm vi của một mạng và vào phạm vi mạng của nhà cung cấp khác.
Sự tiến bộ của IPv6 so với IPv4
Khác với IPv4, giao thức an toàn IP (IPsec) được thiết kế sẵn trong giao thức IPv6, đây chính là một điểm khác biệt rất lớn giữa IPv4 và IPv6 trong việc cung cấp các dịch vụ an toàn.
- Các gói tin sẽ không thể bị làm giả: Định dạng của mào đầu gói tin IPv6 đã thay đổi để xác thực các gói tin trong phiên làm việc. Khi tất cả các máy chủ Internet đều sử dụng IPv6, các máy trạm cũng chỉ sử dụng các phần mềm và phần cứng IPv6, thì một gói tin truyền trên mạng sẽ phải được xác thực bởi tất cả các trạm mà nó đi qua trên đường truyền.
-Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ sẽ kết thúc, bởi vì nếu một người một người cố gắng thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ thì việc tìm kiếm dấu vết sẽ dễ dàng hơn nhiều do các thông tin xác thực có trong mào đầu gói tin IPv6. Điều này sẽ làm cho các tin tặc hạn chế các cuộc tấn công do lo ngại bị truy tố.
- Tính bí mật của dữ liệu được đảm bảo bằng việc sử dụng các thuật toán mã hóa mạnh như 3DES qua cơ chế an toàn đóng gói dữ liệu (ESP). Các khóa dùng cho việc xác thực, mã hóa các của các cơ chế AH và ESP được trao đổi thông qua giao thức trao đổi khóa Internet (Internet Key Exchange - IKE) nên có được mức độ an toàn rất cao. Về cơ bản, mỗi địa chỉ IP sẽ có khoá bí mật của nó cho phép chỉ những địa chỉ xác định mới có thể giải mã gói tin của nó.
-Việc cướp đường không thể xảy ra trong mạng IPv6 vì nếu dữ liệu cần được định tuyến lại tới một địa chỉ IP khác trong một phiên làm việc thì cần phải xác thực lại địa chỉ IP mới với cùng mào đầu xác thực (giống như tạo mới) được sử dụng để tạo ra kết nối ban đầu. Từđó, phiên làm việc với tin tặc sẽ bị huỷ từ phía máy chủ do các tin tặc hầu như không biết được mào đầu xác thực này.
Hiện nay, khi số lượng người sử dụng mạng Internet đang gia tăng một cách nhanh chóng, những nguy cơ về mất an toàn của mạng trên nền giao thức IPv4 đang ngày trở nên phổ biến. IPv6, với khả năng hỗ trợ an toàn cao hơn, sẽ làm cho cơ sở hạ tầng Internet an toàn và tin cậy hơn.
Những thuật ngữ của điện thoại di động có ý nghĩa như thế nào?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ viễn thông, điện thoại di động dường nhưđã là một vật không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Dù vậy, nhưng những thuật ngữ hay những cụm từ viết tắt trên điện thoại di động và các mạng di động thì không phải ai cũng biết.
Ý nghĩa của những thuật ngữ, cụm từ viết tắt trên điện thoại di động:
-Bluetooth là một giải pháp công nghệ giải quyết vấn đề truyền thông không dây từ thiết bị đến thiết bị.
-TDMA: Kỹ thuật đa truy cập theo sự phân chia thời gian (Time Division Multiple Access) mang lại các dịch vụ vô tuyến kỹ thuật số dùng
Bluetooth, công nghệ
khả năng dồn thông tin theo thời gian. Đây cũng
truyền thông không dây....
là một trong các công nghệ mạng tế bào thông số cài đặt cũ nhất, TDMA cũng được xem là công nghệ kỹ thuật số lỗi thời nhất, một phần vì việc thiếu khả năng tương thích của chúng.
-CDMA: Viết tắt từ chữđa truy cập theo phân chia mã số (Code - Division Multiple Access), đây là một công nghệ mạng tế bào kỹ thuật số dùng kỹ thuật quang phổ dải rộng. CDMA là công nghệ mạng tế bào kỹ thuật số hiện đại nhất và được dùng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ.
-GSM (Global System for Mobile Communications): là Hệ thống thông tin di động toàn cầu. GSM thực chất là phiên bản của công nghệ TDMA - sử dụng phương thức đa truy cập phân chia theo thời gian. GSM số hóa và nén dữ liệu, sau đó chuyển lên kênh truyền dẫn bằng 2 luồng dữ liệu người dùng khác nhau, mỗi luồng chiếm trên một khe thời gian riêng. Băng thông lúc đầu chia ta thành những kênh sóng 200 kHz và sau đó phân kênh dựa trên khe thời gian. Người dùng kênh sóng sẽ thay phiên nhau tuần tự, do vậy chỉ có một người sử dụng trên một kênh và chỉ có thể sử dụng được theo những giai đoạn rất ngắn.
-PDC: Chuẩn Mạng tế bào kỹ thuật số cá nhân (Personal Digital Cellular) là một trong ba tiêu chuẩn mạng vô tuyến kỹ thuật số chính trên thế giới, được xếp ngang hàng với GSM và TDMA. Mặc dù PDC hiện chỉ được sử dụng tại Nhật, đây vẫn là tiêu chuẩn mạng kỹ thuật số lớn thứ hai trên thế giới. Tương tự như GSM, PDC hoạt động dựa trên công nghệ TDMA.
-GPRS: Mạng dùng Dịch vụ sóng radio dạng gói chung (General Packet Radio Service) là bước chuyển tiếp giữa các mạng tế bào GSM và 3G. GPRS cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn qua mạng GSM. Điều này đảm bảo người sử dụng có thể đồng thời vừa gọi điện vừa truyền dữ liệu. Các lợi ích chính của GPRS là chúng bảo quản nguồn năng lượng sóng radio khi có dữ liệu được chuyển, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thành phần của mạng chuyển mạch truyền thống.
-WCDMA: Là từ viết tắt của CDMA băng thông rộng, WCDMA là một công nghệ vô tuyến di động 3G tốc độ cao có thể cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.
-PCS: Dịch vụ liên lạc cá nhân (Personal Communications Service) là thuật ngữ mà Ủy ban Liên lạc liên bang Hoa Kỳ dùng để mô tả các công nghệ mạng tế bào kỹ thuật sốđang được triển khai tại Mỹ.
-Mạng analog (có ba loại mạng analog: AMPS, ETACS và NMT)
AMPS đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Mạng này cũng được sử dụng tại châu Mỹ La tinh, Úc, New Zealand, một số khu vực của liên bang Nga và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
ETACS được dùng ở châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+
NMT được dùng ở các nước thuộc vùng Bắc Âu, một số nước châu Âu và khu vực của lNMT được dùng ở các nước vùng Bắc Âu, một số nước châu Âu và khu vực của Liên bang Nga, Trung Đông và châu Á.
- Cellular: Thuật ngữ mạng tế bào được dùng để chỉ các hệ thống liên lạc đặc biệt là hệ thống Dịch vụĐiện thoại di động cao cấp (Advance Mobile Phone Service hay AMPS). Hệ thống này chia nhỏ các khu vực địa lý thành các phân khu gọi là khu tế bào. Mục đích của việc phân chia này là nhằm tận dụng một cách có hiệu quả nhất số lượng có giới hạn các tần số truyền sóng.
-ITU (International Telecommunication Union): Hội liên hiệp Viễn thông Quốc tế là một tổ chức liên kết nhiều chính phủ mà qua đó các tổ chức cá nhân và nhà nước có thể phát triển hoạt động viễn thông của mình. ITU được thành lập vào năm 1865 và trở thành một cơ quan đại diện của Liên Hợp Quốc vào năm 1947. Tổ chức này chịu trách nhiệm áp dụng các tiêu chuẩn, qui định và thỏa ước Quốc tế dùng để kiểm soát các hoạt động liên lạc viễn thông.
-3G: Là tiêu chuẩn kỹ thuật của ITU dành cho công nghệ liên lạc di động thế hệ thứ ba (mạng tế bào analog là thế hệ thứ nhất, máy tính kỹ thuật số là thế hệ thứ hai). Mạng 3G hứa hẹn tăng cường tốc độ đường truyền băng thông rộng lên 384 Kbps khi thiết bịở vị trí cố định hoặc di chuyển ở tốc độ khách bộ hành, 128 Kbps khi ở trên xe và 2 Mbps khi dùng trong các ứng dụng cố định. Mạng 3G cũng kết hợp được với các chuẩn tương tác vô tuyến như GSM, TDMA và CDMA.
-PDA (Personal Digital Assistant) tức thiết bị hỗ trợ cá nhân. PDA chia thành 2 dòng chính: Palm và Pocket PC. Các thiết bị chạy trên nền Palm bao gồm Palm, PalmOne, PalmSource, Sony... chinh phục người tiêu dùng bởi hệđiều hành đơn giản, dễ sử dụng, ít hao pin và không đòi hỏi bộ nhớ RAM lớn. Trong khi đó Pocket PC lại giống như một chiếc máy tính bỏ túi vì nó sử dụng hệđiều hành Windows Mobile, phiên bản Windows thu nhỏ mà Microsoft phát triển riêng cho ĐTDĐ.
- Smartphone: là thuật ngữ chỉ những chiếc điện thoại di động "thông minh", có hệđiều hành riêng (Symbian hoặc Windows mobile), có thể cài đặt các tính năng và phần mềm tiện ích bên ngoài và có thể đồng bộ hóa với máy tính
Tàu ngầm hoạt động như thế nào?
Tàu ngầm là một loại tàu đặc biệt hoạt động dưới nước, nhiều quốc gia sử dụng tàu ngầm để phục vụ cho mục đích quân sự. Tàu ngầm cũng được sử dụng cho mục đích vận chuyển hàng hóa và nghiên cứu khoa học.
Tàu ngầm
Lịch sử của tàu ngầm
Người ta đã coi nhà vật lý người Anh C.V.Drebbel là cha đẻ của tàu ngầm đầu tiên. Thực ra ông chỉ áp dụng các ý tưởng của nhà toán học Anh W.Bourne, đưa ra từ năm 1578. Bourne cũng đã có ý tưởng về một cột buồm rỗng để thông gió. Đó chính là nguyên lý của ống thông hơi, sau này được trang bị cho các tàu ngầm của Đức kiểu XXI. Năm 1624, Van Drebbel đã cho chế tạo một tàu ngầm có dạng quả trứng, bằng gỗ, được đẩy đi bởi mười hai người chèo thêm vào thủy thủđoàn, mà ông đã thử trên sông Thames (Anh) trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Mùa xuân năm 1776, chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên trên thế giới ra đời. Nó có hình... quả trứng, cao 2 mét, đường kính thân rộng 0,9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có đúng 1 người. Nhân viên duy nhất kiêm nhiệm tất cả các nhiệm vụ, chức năng: thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy và thủy thủ chiến đấu. Chiếc tàu ngầm chiến đấu này do kỹ sư hàng hải David Busnell, học viên trường Đại học Tổng hợp Ielsk (Mỹ) chế tạo với mục đích tấn công hải quân Anh, giải vây hải cảng New York.
Một chiếc tàu ngầm cổ xưa Vào thời gian đó, khi khoa học - kỹ thuật chưa phát triển thì việc chế tạo tàu ngầm đã gặp hàng loạt rắc rối lớn. Đầu tiên là phải làm sao chế tạo được các
lớp vỏ tàu bằng thép dày, kín, chịu được áp lực cao. Kếđó là con tàu phải lặn xuống, nổi lên và bơi ngầm được dưới mặt nước biển... Dù gặp phải nhiều khó khăn chồng chất nhưng trong một thời gian ngắn, Busnell và người em trai của mình cũng là một kỹ sư hàng hải đã xuất sắc giải quyết thành công hàng loạt vấn đề kỹ thuật hóc búa.
Bí mật của tàu ngầm
Bất kỳ một vật thể nào trong nước cũng phải chịu lực nâng của nước, đó chính là sức đẩy. Khi sức đẩy lớn hơn trọng lực, vật thể sẽ nổi lên mặt nước, khi sức đẩy nhỏ hơn trọng lực, vật thể sẽ chìm xuống nước. Nếu điều chỉnh được độ chênh lệch giữa trọng lực và sức đẩy của tàu, ta có thểđiều khiển nó nổi lên hay chìm xuống một cách dễ dàng.
Cấu tạo của tàu ngầm Thân tàu ngầm được thiết kế gồm hai lớp vỏ trong và ngoài. Trong khoảng không giữa hai lớp vỏ này được chia thành một số khoang nước. Ở mỗi khoang đều được lắp van dẫn nước vào và van xả nước ra. Tàu ngầm đang nổi trên mặt nước, muốn lặn xuống chỉ cần mở van dẫn dẫn nước để nước biển tràn đầy vào các khoang, lúc đó trọng lượng tàu ngầm sẽ tăng lên và khi trọng lượng tàu vượt quá sức đẩy, tàu sẽ lặn xuống.
Tàu ngầm đang lặn dưới nước, muốn nổi lên thì chỉ cần dùng không khí nén có áp lực lớn phun nước ở các khoang chứa nước qua van xả chảy ra ngoài, lúc đó trọng lượng của tàu giảm, tàu sẽ nổi lên mặt nước. Nếu tàu ngầm muốn chạy trong khoảng giữa mặt biển và đáy biển thì lúc này phải điều tiết nước trong các khoang sao cho trọng lượng của tàu lớn hơn hoặc bằng sức đẩy của nước, tàu sẽ chuyển động trong khu vực nước có độ nông sâu khác nhau.
Các thiết bị quan sát của tàu ngầm
Tàu ngầm khi ẩn mình dưới nước muốn quan sát, phát hiện mục tiêu cần phải có những "con mắt" của mình, đó chính các thiết bị gồm: kính tiềm vọng, radar, sonar.
- Kính tiềm vọng: gồm một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn, được đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu. Ống kính quang học được cấu tạo bởi lăng kính ở 2 đầu cùng thấu kính định hình và thấu kính đổi hình ở giữa. Khi lăng kính phát hiện mục tiêu, truyền qua thấu kính định hình và đổi hình sẽ cho người quan sát biết rõ mọi thông tin. Hiện nay, kính tiềm vọng được tích hợp thêm các công nghệ hiện đại như hồng ngoại, laser... nhằm tăng cường khả năng quan sát của tàu ngầm
trong mọi điều kiện thời tiết.
-Radar của tàu ngầm: đây là thiết bị sử dụng sóng radar do chính tàu ngầm phát ra để dò tìm mục tiêu. Sau khi radar phát sóng, ăng-ten sẽ tiếp nhận sóng phản xạ từ mục tiêu quay về, từđó người điều khiển sẽ có được các tham số: vị trí, hình dáng, hướng chuyển động... của mục tiêu.
-Sonar của tàu ngầm: dựa vào đặc tính của sóng âm truyền trong nước để chuyển đổi thông tin và dò tìm mục tiêu trên mặt nước. Căn cứ vào tốc độ lan truyền trong nước và khoảng cách thời gian từ khi phát tín hiệu đến khi thu nhận được cùng với hướng của sóng âm phản hồi, người ta phát hiện ngay được cự ly và phương vị của mục tiêu.
Liên lạc từ tàu ngầm với đất liền được thực hiện bằng hệ thống thông tin vô tuyến, chủ yếu là sóng ngắn, sóng cực dài và sóng siêu dài. Để giữ bí mật cho tàu ngầm, hiện nay người ta thường dùng phương pháp liên lạc bằng sóng cực dài, với bước sóng từ 100.000 - 10.000.000 m có khả năng xuyên qua nước biển rất mạnh. Đây chính là phương pháp liên lạc chủ yếu trên những chiếc tàu ngầm hoạt động ở độ sâu lớn.
Công nghệ CDMA có ưu điểm như thế nào?
CDMA (Code Division Multiple Access) được hiểu công nghệ là đa truy nhập (nhiều người sử dụng), phân chia theo mã. Lịch sử phát triển CDMA được bắt đầu bằng sự ra đời của lý thuyết truyền thông trải phổ trong thập niên 50. Với hàng loạt các ưu điểm đi kèm, truyền thông trải phổ được ứng dụng trong thông tin quân sự Hoa Kỳ trong những năm sau đó. Đến thập niên 80, CDMA được phép thương mại hóa và chính thức được đề xuất bởi Qualcomm, một trong những công ty hàng đầu về công nghệ truyền thông.
CDMA khác GSM như thế nào?
Các mạng điện thoại di động trên thế giới hiện nay đang sử dụng chủ yếu hai công nghệ GSM (Global System for Mobile Communication - Hệ thống thông tin di động toàn cầu) với chuẩn TDMA (Time Division Multiple Access -đa truy cập phân chia theo thời gian) hoặc CDMA.
GMS là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít tốn kém hơn CDMA. Đây cũng chính là lý do CDMA chưa được phát triển rộng rãi tại Việt Nam.
CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, xét ở góc độ bảo mật, CDMA có tính năng ưu việt hơn.
GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia xẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng 1 giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.
CDMA được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ
Những ưu điểm của CDMA
Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5
-20 lần so với công nghệ GSM. Áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên ngang bằng với hệ thống điện thoại hữu tuyến.
- Công nghệ CDMA làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi. Hơn nữa, nhờ có bán kính phục vụ của một trạm phủ sóng lớn hơn các hệ thống GSM, nghĩa là ít trạm gốc hơn, nên chi phí vận hành được giảm bớt dẫn đến tiết kiệm cho cả nhà khai thác và người sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc gọi đạt tới mức tối ưu.
-
CDMA sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.
-
CDMA cung cấp chế độ bảo mật cao nhờ sử dụng tín hiệu trải băng phổ rộng. Các tín hiệu băng rộng khó bị rò ra vì nó xuất hiện ở mức nhiễu, người có ý định nghe trộm sẽ chỉ nghe được những tín hiệu vô nghĩa. Ngoài ra, với
tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet...
-Không chỉứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA còn thích hợp sử dụng trong việc cung cấp dịch vụđiện thoại vô tuyến cố định với chất lượng ngang bằng với hệ thống hữu tuyến, nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới.
Tuy nhiên, để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng. Chi phí cho thiết bị đầu cuối CDMA hiện nay còn khá cao (tùy công năng của máy), trong tương lai, giá thành có thể sẽ thấp hơn.
Tại Việt Nam trong năm 2007, các nhà cung cấp dịch vụ CDMA cũng kỳ vọng sẽ phát triển được khoảng trên 4 triệu thuê bao sau khi mở rộng vùng phủ sóng và tung ra một loạt các dịch vụ nội dung để hấp dẫn khách hàng. EVN Telecom cho biết, tính đến cuối tháng 2/2007, tổng số thuê bao toàn mạng của EVN Telecom đã đạt khoảng 800.000 thuê bao, trong đó các thuê bao E-Com chiếm 80%.
Theo dự kiến, EVN Telecom sẽ đạt mục tiêu 1 triệu thuê bao vào cuối tháng 3/2007. HT Mobile cũng tuyên bố sẽ có 1 triệu thuê bao trong năm 2007. S-Fone đặt ra mục tiêu phát triển 2 triệu thuê bao mới để đạt 3,5 triệu thuê bao tích luỹ đến cuối năm 2007. Như vậy, đến hết năm 2007, các mạng CDMA có thể đạt tới con số trên 4 triệu thuê bao mới. Nếu đạt được con số này, các mạng CDMA sẽ tạo được một phần đối trọng với các mạng GSM đang chiếm ưu thế trên thị trường.
Kính hiển vi hoạt động như thế nào?
Cấu tạo của kính hiển vi
Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. Như vậy, với sự trợ giúp của kính hiển vi, ta có thể quan sát được những vật hết sức nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Để làm được điều này, kính hiển vi phải gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính.
* Vật kính: Là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạo ra ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát. Bằng cách điều chỉnh kính hiển vi để lựa chọn vật kính thích hợp, người ta có thể phóng đại vật lên 5 lần, 10 lần, 20 lần hay 100 lần). Tuy nhiên, để ảnh của vật cho chất lượng rõ nét nhất cần phải lựa chọn thị kính tương ứng.
* Thị kính: Đóng vai trò là một kính lúp có tiêu cự ngắn, một lần nữa phóng đại hình ảnh thật do vật kính đem lại. Thông thường, người ta có thể thay đổi thị kính để đạt được yêu cầu về mức độ phóng đại khác nhau (gấp 5 lần, 10 lần, 20 lần hoặc hơn). Tương tự, khi lựa chọn thị kính cần chú ý đến vật kính để đạt được chất lượng ảnh tối ưu.
Ngoài ra, kính hiển vi còn có bộ phận tụ sáng, được dùng để chiếu sáng vật cần quan sát. Bộ phận này có chức năng lọc và điều chỉnh ánh sáng thích hợp để cho chất lượng ảnh tối ưu.
Các loại kính hiển vi thông dụng
Kính hiển vi hiện được sử dụng rộng rãi trong phổ biến khoa học, trong kỹ thuật công nghiệp, và trong các phòng thí nghiệm. Hiện nay, có rất nhiều loại kính hiển vi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử.
Kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học (Optical Microscope -OM) sử dụng ánh sáng chiếu qua vật, tạo hình ảnh của vật (lớn hơn vật thật) thông qua các thấu kính quang học (Optical lens).Ta biết rằng, ánh sáng không thể nhiễu xạ trên các vật có kích thươc quá bé, nên do đó, độ phân dải của OM bị giới hạn bởi nửa bước sóng ánh sáng khả kiến. Tất nhiên hiện nay người ta chế tạo ra rất nhiều kính hiển vi quang học hiện đại, có thể quay phim trực tiếp, chụp ảnh kỹ thuật số... nhưng giới hạn kích thước của nó là không thể khắc phục (xin đừng nhầm với kính hiển vi quang học quét trường gần có thể quan sát kích thước nhỏ hơn nhưng sử dụng nguyên lý khác).
Kính hiển vi điện tử (Electron Microscope)
Kính hiển vi điện tử, có thể hiểu đơn giản như việc thay vì dùng chùm sáng để nhìn vật thể, thì ta dùng chùm điện tử để quan sát. Kính hiển vi điện tử khi coi chùm điện tử như chùm sáng, và dùng "chùm sáng" này để "nhìn" các vật thể nhỏ. Các electron có bước sóng ngắn hơn nhiều so với ánh sáng khả kiến, nhờđó, kính hiển vi có thể đạt được độ phóng đại lớn mà vẫn cho chất lượng ảnh rõ nét. Ta biết là với ánh sáng khả kiến, ta dùng thấu kính thủy tinh để hội tụ và tạo ảnh, vậy với sóng điện tử, ta không thể hội tụ và tạo ảnh bằng thấu kính quanh học được mà phải sử dụng thấu kính từ. Tuy nhiên, kính hiển vi điện tử có một nhược điểm đó là dòng electron phải được chiếu qua môi trường chân không. Kính hiển vi điện tử được chia làm 2 loại chính là kính hiển vi điện tử truyền qua và kính hiển vi điện tử quét. Người ta thích sử dụng kính hiển vi điện tử vì chúng cho ảnh thật, có độ tương phản cao, dễ dàng phân tích, đồng thời có nhiều các phân tích về cấu trúc, thành phần... đi kèm.
-Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscope - TEM) Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) sử dụng một chùm điện tử hẹp chiếu xuyên qua mẫu, và tạo ảnh của vật thể giống như tạo ảnh quang học trong kính hiển vi quang học/ Kính hiển vi quang học tạo ra ảnh thật lớn hơn vật rất nhiều lần thông qua thấu kính quang học và kính hiển vi điện tử cũng tạo ảnh theo các quy tắc khúc xạ quang học như thế, có điều là dùng thấu kính từ.
- Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope - SEM) Kính hiển vi điện tử quét (SEM) ra đời vào những năm 70 của thế kỷ 20 và nhanh tróng trở nên phổ biến hơn TEM do: rẻ tiền hơn nhiều, không phải xử lý mẫu phức tạp như TEM, không đòi hỏi chân không cao, không phá hủy mẫu... Và tất nhiên, chất lượng không cao bằng TEM.
SEM hoạt động trên nguyên tắc dùng một chùm điện tử hẹp chiếu quét trên bề mặt mẫu, điện tử sẽ tương tác với bề mặt mẫu đo và phát ra các bức xạ thứ cấp (điện tử thứ cấp. điện tử tán xạ ngược...) và từ việc thu các bức xạ thứ cấp này, ta sẽ thu được hình ảnh vi cấu trúc tại bề mặt mẫu. Có thể hiểu việc này một cách đơn giản (tất nhiên không hoàn toàn chính xác) là dùng đèn soi lên mặt một vật và nhìn ánh sáng phản xạ để biết tấm hinh thù ra sao.
Độ phóng đại của SEM không nằm chính ở vật kính mà nằm ở kích thước chùm điện tử và khả năng quét của chùm điện tử (chùm điện tử càng hẹp, bước quét càng bé thì độ phóng đại càng lớn). SEM hoạt động không đòi hỏi môi trường chân không quá cao (do động năng điện tửở SEM không lớn như TEM). Do quan sát vi cấu trúc bề mặt nên SEM có thể quan sát trực tiếp mà không cần phá hủy hay xử lý mẫu (điều này đặc biệt có ý nghĩa cho việc quan sát các linh kiện, máy móc nhỏ hay mẫu sinh học...).
- Kính hiển vi quét đầu dò (Scanning Probe Microscope - SPM) SPM là tên chung của một họ kính hiển vi hoạt động theo nguyên lý mới, được các nhà vật lý thế giới phát minh gần đây, dùng để nghiên cứu đặc điểm bề mặt ở cấp độ cực nhỏ (nguyên tử). Kính hoạt động theo nguyên lý quét một mũi dò nguyên tử trên một bề mặt mẫu ở khoảng cách nguyên tử. Hình ảnh sẽ được hiển thị trên máy tính với hệ số phóng đại lớn ở dạng một chiều, hai chiều hoặc ba chiều. SPM hoạt động cực kỳ tinh vi, nó chụp được hình một con virus có kích thước khoảng 100 nanomét (1 nanomét = 1 phần tỷ mét) mà không cần dùng tới chân không. Kính SPM đã được các hãng lớn trên thế giới cung cấp, thương mại hóa từ khá lâu, nhưng với giá thành rất đắt, có khi đến hàng triệu đôla một chiếc.
Ai là "cha đẻ" của blog?
Cảm hứng từ Scripting News
Liệu đó có phải là Dave Winer, biên tập viên của trang Scripting News ra đời ngày 1/4/1997 hay không? Câu trả lời là đa phần cho rằng: "người đó" chính là Dave Winer - biên tập viên của trang Scripting News.
Ông chính là người tiên phong cho công nghệ đồng bộ hóa Web - tiền thân của RSS sau này. Ông ta từng tuyên bố Scripting News "mở màn cho cuộc cách mạng blog" và cũng là "trang blog có tuổi đời lớn nhất hiện nay trên mạng Internet". Nhưng khi thành lập Scripting
News một thập niên trước, Winer không hề sử dụng cụm từ "web log".
Tuy nhiên, khi được báo chí phỏng vấn về blog, Winter chỉ dám tuyên bố rằng: trang blog đầu tiên của ông ta được lấy cảm hứng từ Scripting News.
Trong khi đó, một nhà lập trình viên có tên Jorn Barger lại quả quyết rằng: chính ông mới là người phát minh ra thuật ngữ Weblog. Hóa ra câu chuyện được miêu tả lại rằng: vào tháng 12/1997, Jorn Barger lập ra trang RobotWisdom.com với mục đích tập hợp những bài viết về chính trị, văn hóa, bình sách và công nghệ mà ông thấy hấp dẫn bởi những đường link dẫn đến các bài báo, cuốn sách đó.
Khi thực hiện, ông ta không chủđích đăng tin tức mà chỉ muốn chia sẻ với tất cả mọi người những gì ông ta đọc được kèm theo một vài suy nghĩ. Bởi RobotWisdom ghi lại những thứ ông đọc ngày qua ngày (log) và vì nó online (Web) nên một cách tự nhiên, ông ghép lại thành Weblog. Chính vì vậy, ông ta tin rằng: mình mới chính là "cha đẻ" của blog.
Ông ta lật lại vấn đề: trong khi Winer gọi những "trang đó" là những "trang tin" thì Jorn Barger không ngắm mũi tên vào đó, ông ta chỉ hướng vào những gì ông ta nghĩ là đáng xem và các vấn đề cá nhân Barger cho là bổ ích. Hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau. Hãy xem vào bản chất của blog ngày nay để xem xét đúng hơn về vấn đề này.
Trên thực tế, "Weblog" đã từng được dùng như một từ đồng nghĩa với "server Log" hoặc "html log". Về sau, Peter Merholz, người sáng lập Peterme.com, viết tắt thành blog.
Trong khi đó, tờ The New York Times lại cho rằng người đầu tiên xứngđáng được gắn danh hiệu "cha đẻ của web cá nhân" là Justin Hall, hiện là chuyên gia về game online. Hall bắt đầu viết nhật ký web khi còn là sinh viên trường Swarthmore (Mỹ) vào tháng 1/1994, tập hợp câu đố tiếng Anh và các đường liên kết hay trên Links.net.
Thông tin đính kèm cái "Tôi"
Mọi người đang hòa mình vào trong cộng đồng ảo. Họ quên không nhắc lại, trước cột mốc 1997 rất lâu, "những cư dân mạng" đầu tiên đã tích cực chia sẻ đời sống cá nhân cũng như các lời bình luận với hàng nghìn những người khác. Họ làm việc đó thông qua danh sách mail và một giao thức ngày nay đã rơi vào quên lãng có tên: file ".plan" do Les Earnest, người phát minh ra hệ thống soát lỗi đầu tiên, tạo ra vào đầu những năm 70.
Ra đời từ đầu thập niêm 70, một file ".plan" là một file văn bản có độ dài bất kỳ, có thểđính kèm với tài khoản cá nhân trên hệ thống Unix và người khác có thể xem được thoải mái.
Dot-plan là tệp tin dạng text, có thể được đính kèm (attach) tới từng tài khoản cá nhân trên hệ thống Unix và được sắp xếp giống blog, tức những thông tin mới hơn sẽ hiển thịở trên đầu.
Những nội dung mới nhất sẽ được sắp xếp theo trật tự từ trên xuống dưới, giống hệt như blog hiện nay. Người dùng Internet có thể biên tập file .plan của riêng họ, đưa thêm những thông tin về cuộc sống riêng, dự án công việc hoặc ti tỉ những gì mà họ thích.
Một trong số những file .plan nổi tiếng nhất là của John Carmack, người đồng sáng lập ra Id Software và cũng là trưởng nhóm lập trình ra những video game bom tấn như: Doom, Quake và Wolfenstein 3D. (Sau này file .plan của Carmack đã được chuyển đổi thành blog).
Carmack dùng nó để cập nhật thông tin về những bước tiến trong công việc thường nhật của ông. Có thể nói đó là một "cuốn nhật ký công việc" của một nhà lập trình.
Thông qua câu lệnh "finger" cổ xưa
Chúng ta đã biết rằng: File ".plan" được đọc thông qua câu lệnh "finger". Nó được viết ra bào đầu những năm 70 của thế kỷ XX bởi một nhà khoa học kỳ cựu tại khoa Vi tính trường đại học Stanford: Les Earnest. Chính ông là người từng phát minh ra chiếc máy soát (check) lỗi chính tả đầu tiên.
"Hài hài" đầu tiên của ".plan" cũng ý như cách sử dụng blog bây giờ. Nếu bạn rời computer một lát để làm một việc gì đó, chợp mắt hoặc lâu hơn nữa, công nghệđó
cho phép khả năng thông báo những thông tin mới nhất về bản thân bạn: riêng tư, thân thiện... hoàn toàn khác với cách giao tiếp cứng nhắc trên công việc. Earnest cũng phải thừa nhận rằng: càng so sánh, bạn sẽ càng thấy nó rất giống với blog.
Bắt đầu từ năm 1991, ".plan" trở nên "nở rộ" trong giới sinh viên. Họ dùng chúng để viết báo, thông báo lịch học, hoặc bàn luận về một vấn đề đang gây tranh cãi (góc độ cá nhân hơn là diễn đàn). Dần dần, blog đã trở thành một cuốn nhật ký trực tuyến. Bằng chứng là: Năm 1994, một sinh viên ĐH Carnegie Mellon còn lập hẳn cuốn nhật ký trực tuyến bằng file ".plan" dài hàng trăm trang.
Thủa ban đầu, file ".plan" chủ yếu là văn bản nên nó không thể cung cấp những tính năng hiện đại như: RSS, CSS, Album ảnh, tạo Slide, Video... những đường link kết nối. Điều quan trọng nhất, ".plan" chưa thoát khỏi đặc điểm những dòng "thông tin chết", không cho phép người khác gửi comment (lời bình luận) về những bài đã post lên của bạn.
Chỉ sau khi Web chào đời, những tính năng này mới được bổ sung dần dần và Justin Hall là một trong những người đầu tiên viết nhật ký trên Web, sử dụng các công cụ mới mẻ nói trên.
".plan" dần dần bị rơi vào quên lãng , blog ngày nay lại được lấp đầy bởi những tính năng ưu việt. Sự tự do thể hiện bản thân trên đó giúp cho cuộc sống hiện đại nhiều thêm màu sáng - tối...
Có những loại thẻ nhớ nào?
Hiện nay trên thị trường có khoảng 6 loại thẻ nhớ: MMC, Memory Stick, Compact Flash, Smart Media/xD-Picture Card, SD và Transflash. Tuy nhiên cũng theo sự phát triển công nghệ mà hiện nay người sử dụng rất khó phân biệt bởi có quá nhiều thế hệ hay phiên bản khác nhau.
Ưu, nhược điểm của các loại thẻ nhớ thông dụng
- Multimedia card (MMC), RS-MMC, Micro MMC và MMC Plus
MMC đã từng là chuẩn thẻ nhớ phổ thông trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Với ưu điểm nhỏ gọn, MMC được dùng trên các loại điện thoại di động có thẻ nhớ đầu tiên. MMC có nhược điểm khi sử dụng, những dữ liệu trên thẻ có thể bị lỗi một cách khó hiểu. MMC hiện đang được sử dụng phổ biến trên điện thoại Nokia, Siemens và một số hãng khác.
-Memory Stick (MS)
MMC
Đây là một chuẩn thẻ nhớ của riêng hãng Sony phát hành, dùng MS có nghĩa là người sử dụng có thể dùng thẻ nhớ này trên mọi sản phẩm điện tử của Sony. MS được chia thành nhiều dòng khác nhau: Pro, Duo, Duo pro... Dòng Duo có thể cần thêm "chấu" cắm phụ vì nó là dạng thẻ nhỏ hơn MS thông thường. MS có ưu điểm dùng trên được nhiều loại thiết bị khác nhau, dữ liệu lưu trữ khá an toàn. Tuy nhiên giá thành của các loại MS hơi cao.
-Compact Flash (CF) và Microdrive
CF là chuẩn thẻ nhớ được chế tạo ban đầu nhằm mục đích chủ yếu dùng cho máy ảnh kỹ thuật số. CF có 2 dòng là type1 và type 2, mặc dù về kích thước/hình dáng/cổng giao tiếp 2 loại này hoàn toàn giống nhau nhưng về nguyên tắc lưu trữ dữ liệu và phần cứng của thẻ thì hoàn toàn khác nhau. Type I của CF chính là Microdrive do IBM phát triển, loại này có dung lượng lớn, an toàn và hoạt động như một ổ đĩa cứng thu nhỏ. Chính vì vậy Microdrive tiêu tốn điện năng và không hề thích hợp đối với các thiết bị cầm tay. Type II chính là CF, CF sử dụng phương thức lưu dữ liệu trên chip RAM như các loại flash memory thông thường. Ưu điểm của CF là nhẹ, tốc độ cao, dung lượng lớn. CF được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm của IBM, Canon, Nikon.
-
Smartmedia và xD Picture card (xD) Thẻ nhớ Smartmedia là một trong những chiếc thẻ nhớ ra đời đầu tiên trên thế giới. Năm 2002, Smartmedia được cải tiến thành XD Picture card và được Puji và Olympus giới thiệu trên thị trường. Mặc dù có vài điểm khác nhau nhưng nhìn chung là hai loại Smartmedia và XD đều có ưu điểm nổi trội là rất mỏng, nhưng do dung lượng hạn chế và chất lượng không bền nên 2 loại thẻ này không còn được sử dụng phổ biến nữa.
-
Secure Digital (SD), Micro SD, SD plus và Mini SD
Secure Digital (SD) là một trong những loại thẻ nhớ ra đời muộn nhất nhưng lại là loại thẻ có nhiều lợi thế nhất trong tương lai. SD thực hiện đúng những tiêu chí mà nó đề ra là "an toàn dữ liệu-nhỏ gọn-tốc độ cao". Hình dáng và kích thước của SD giống hệt MMC nhưng các chân giao tiếp của nó nhiều hơn và được chế tạo bằng chất liệu bền hơn. Hiện nay SD chủ yếu được dùng cho các loại PDA và máy ảnh số của nhiều hãnh khác nhau. Do tính phổ biến, SD được rất nhiều hãng flash memory sản xuất. Giữa năm 2004, 2 định dạng mới của SD là mini SD và SD plus và Micro SD được chế tạo (nhỏ bằng ½ so với SD thông thường), mini SD vẫn đảm bảo đem đến những ưu điểm của SD mà nhỏ hơn, thích hợp cho các loại điện thoại di động, PDA, máy ảnh số siêu nhỏ. Hiện nay, SD là một trong những loại thẻ nhớ đạt dung lượng tối đa khá cao với ngưỡng 4 GB.
-Transflash (T-Flash)
T-Flash là chuẩn thẻ nhớ mới nhất hiện nay và đã được đưa vào sử dụng trên một số sản phẩm. Trước khi được tung ra thi trường, nó được quảng cáo là chiếc thẻ tí hon, nhỏ nhất thế giới. Trên thực tế, T-Flash chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay nên rất thích hợp cho những chiếc điện thoại thông minh đang phổ biến trên thị trường. Đây cũng chính là mục đích mà các nhà chế tạo T-Flash đặt ra ban đầu. T-Flash có nhược điểm là giao tiếp của thẻ rất hạn chế vì không có đầu đọc dành riêng cho nó, người sử dụng bắt buộc phải gắn với thiết bị chủ rồi mới có thể quản lý thẻ trên máy tính. Tốc độ loại thẻ này khá chậm do các chân giao tiếp hạn chế và dung lượng giới hạn thấp.
Để lựa chọn và sử dụng, người tiêu dùng cần biết chính xác loại thẻ nhớ của máy ảnh, máy điện thoại di động, PDA và thiết bị chơi game trước khi bỏ tiền ra mua. Nhiều thiết bị sẽ không tương thích với 1 loại thẻ nhất định vì thế cần phải kiểm tra và sử dụng thử để tránh mua nhầm một cách vô tình.
Thẻ nhớ cần được sử dụng như thế nào?
Có rất nhiều nhà sản xuất thẻ nhớ khác nhau, các sản phẩm này đều tương tự nhau về dung lượng và tính năng, nhưng không phải chất lượng thẻ nhớ nào cũng giống nhau. Thẻ nhớ được sản xuất theo nhiều chuẩn. Người tiêu dùng có thể mua 1 thẻ nhớ giá rẻ và không có vấn đề gì sau khi đã sử dụng với nhiều thiết bị, tuy nhiên đó chỉ là may mắn. Vì thế, chỉ nên mua những loại thẻ có nhãn hiệu quen thuộc và từ các đại lý phân phối chính thức.
Có rất nhiều loại thẻ nhớ khác nhau
Dung lượng của thẻ nhớ
Các thẻ nhớ với dung lượng lớn không chỉ mang lại sự thuận tiện cho thiết bị mà chúng còn là những thứ bắt buộc đối với một vài thiết bị. Ví dụ: máy ảnh số với độ phân giải cao nhiều megapixel sẽ ngốn nhiều dung lượng, nếu chỉ với thẻ nhớ 32MB chỉ có thể chụp 16 bức ảnh với máy ảnh 4MP và 10 bức ảnh với máy 6MP. Vì thế đới với máy ảnh số quy tắc đó là độ phân giải càng cao, dung lượng thẻ nhớ cần càng lớn.
Thẻ nhớ dung lượng lớn cho phép người sử dụng lưu trữ nhiều tin nhắn, dữ liệu văn bản, nhạc, phim và hình ảnh hơn. Một file nhạc MP3 trung bình chiếm 4MB, một bộ phim chiếm gấp hàng trăm lần file nhạc đó và có thể dễ dàng thấy một thiết bịđa phương tiện làm đầy thẻ nhớ dễ dàng thế nào.
Thiết bị sử dụng càng phức tạp hay càng đắt tiền, thì dung lượng thẻ nhớ cần càng lớn. Ví dụ như các máy ảnh số nhiều chấm cần nhiều dung lượng thẻ nhớ hơn so với các máy ảnh ít chấm. Các thiết bị PDA đắt tiền với đầy đủ tính năng đa phương tiện sẽ cần nhiều dung lượng hơn nếu người dùng muốn sử dụng hết các tính năng đó.
Tốc độ của thẻ nhớ
Tốc độ thẻ nhớ thường được thể hiện qua tốc độ ghi tính theo giây (như 10MB/s hay 20MB/s) hay qua tính năng cấp só nhân (như 60x hay 80x). Những ký hiệu hay thuật ngữđó chỉ ra rằng thông tin hay dữ liệu có thể được ghi hay được đọc với tốc độ nhanh thế nào.
Tốc độ càng nhanh có nghĩa là thẻ nhớ càng dễ hồi phục dữ liệu nhanh sau khi ghi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hình ảnh số, nếu có 1 thẻ nhớ tốc độ nhanh đồng nghĩa với việc có thể chụp 1 bức ảnh nhanh hơn bình thường, đặc biệt trong các máy ảnh có độ phân giải cao. Không chỉ có thẻ nhớ có tốc độ nhanh mà cả thiết bị cũng phải đồng bộ bằng cách có thể đọc/ghi cùng tốc độ để đạt được lợi ích tối đa. Một vài thẻ nhớ có tốc độ lên tới 20MB/s nhưng có rất ít thiết bị có thể đạt được tốc độ như vậy (chủ yếu là các SLR cao cấp). Nếu thiết bị số sử dụng không phải là loại "top" thì cũng không cần đến những thẻ nhớ có tốc độ lớn.
Sử dụng và bảo quản thẻ
Theo kinh nghiệm của nhiều người, thẻ nhớ dùng cho các loại máy ảnh số thường có khả năng bị lỗi cao hơn so với các loại thiết bị khác như PDA, điện thoại hay máy nghe nhạc. Nguyên nhân chính vì máy ảnh số có điện thế làm việc cao, dễ gây shock điện. Đồng thời việc tháo lắp thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh cũng thường xuyên hơn so với các thiết bị khác. Vì vậy, tuổi thọ của thẻ phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng, cho dù đó có là sản phẩm chính hãng.
Thẻ nhớ đặc biệt nhạy cảm với những sự cố về điện nên cần tránh tiếp xúc với từ tính. Người dùng nên tắt nguồn khi tháo lắp thẻ nhớ. Khi rửa ảnh, người dùng nên chuyển ảnh trên thẻ ra đĩa CD hoặc USB thay vì mang kèm thẻ nhớ đến cửa hàng bởi nhân viên tại đây đôi khi không đủ thời gian để tắt thiết bị đọc mỗi khi tháo lắp thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, cũng không nên lạm dụng tính năng Format (định dạng lại) thẻ.
Thiết kế bên trong thẻ nhớ cho phép tháo lắp, đọc ghi khoảng 10.000 lần và trên dưới 1.000 lần Format. Việc định dạng lại thẻ nhớ chỉ nên dùng khi có quá nhiều file rác còn tồn sau thời gian dài sử dụng làm dung lượng bị giảm đi so với ban đầu.
Đối với những máy ảnh số du lịch, tốc độ thẻ không thể hiện sự khác biệt nhiều như trong dòng máy chuyên nghiệp. Người dùng phổ thông có thể tùy ý lựa chọn thẻ phù hợp với độ phân giải máy của mình. Với máy ảnh từ "6 chấm" (6.0 megapixel) đến "7 chấm", loại thẻ 1GB tỏ ra thích hợp nhất. Máy ảnh trên 8.0 megapixel nên sử dụng loại thẻ có dung lượng trên 2 GB.
Một số lưu ý khi sử dụng thẻ:
-Tránh bẻ cong, làm rơi và để thẻ tiếp xúc với từ tính.
-Nên tắt máy ảnh khi tháo lắp thẻ.
- Không nên xóa trực tiếp ảnh trong thẻ trên máy tính.
-Hạn chế mang thẻ rửa ảnh trực tiếp tại cửa hàng.
-Không lạm dụng chức năng Format thẻ.
Ai là người phụ nữ đầu tiên được đưa vào điện Pantheon?
Sinh ra ở Warszawa, Ba Lan, những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ cảăn và ngủ để học. Sau khi học xong trung học, Marie éonuy nhược thần kinh một năm. Vì là phụ nữ, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm. Cuối cùng, với sự tài trợ của một bà chị, Marie đến Paris để học hoá học và vật lý tại trường Sorbonne, nơi mà sau này bà trở thành giảng viên phụ nữ đầu tiên.
Sinh ra ở Warszawa, Ba Lan, những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ cảăn và ngủ để học. Sau khi học xong trung học, Marie éonuy nhược thần kinh một năm. Vì là phụ nữ, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm. Cuối cùng, với sự tài trợ của một bà chị, Marie đến Paris để học hoá học và vật lý tại trường Sorbonne, nơi mà sau này bà trở thành giảng viên phụ nữ đầu tiên.
Tại trường Sorbonne bà gặp và kết hôn với Pierre Curie, một giảng viên khác. Họ cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họđã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.
Sau nhiều năm nghiên cứu họđã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất họ đặt tên là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radium vì khả năng phóng xạ của nó (radiation). Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.
Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hoá học cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling).
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bà vận động để có các máy chụp tia X di động điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.
Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và nhà thẩm mỹđã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.
Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu có lẽ vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.
Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Pantheon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.
Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc
20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hinh bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.
Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre.
Ai là người đầu tiên đã khám phá ra chất pénicilline?
Alexander Fleming sinh ngày 6/8/1881 tại một nông trại ở Ayrshire, tây nam Scotland , trong một gia đình tám người con . Lúc 14 tuổi, ông đến London ở với anh cả Tom lúc bấy giờ là một bác sĩ trẻ, học trung học rồi tìm một việc làm tại một hãng hàng hải. Bốn năm sau cuộc đời ông đổi khác, anh ông đời sống càng lúc càng dễ chịu nên đề nghị ông học Y khoa. Sau khi thi đậu vô một trong 12 trường Y khoa London, ông chọn St. Mary's Hospital, nơi đó không những ông học ngành Y, mà cũng là nơi ông thực hiện được nhiều nghiên cứu quan trọng. Luận án ra trường của ông viết về sự
nhiễm trùng và phương pháp chữa trị. Năm 1908 ông được bằng Tiến sĩ Y khoa và một huy chương vàng tại Ðại học London. Ông nghĩ rằng sẽ làm nghề giải phẫu nên ông học tiếp tục.
Ông làm việc với giáo sư Sir Almroth Wright, một người rất hứng thú trong công việc, có lòng nhiệt thành hăng say và ý tưởng phong phú. Wright thường lui tới viện Pasteur và người thân của Jules Bordet (giải thưởng Nobel 1919 với những khám phá liên quan đến miễn dịch).
Fleming bắt đầu những công trình điều trị bệnh nhiễm khuẩn, là bệnh đã tàn sát biết bao người thời bấy giờ. Ông được một phòng thí nghiệm nhỏ ở tầng dưới đất, tại trung tâm cấy nhiễm (inoculation) của bệnh viện St. Mary's sau đó được đặt tên là viện Wright-Fleming.
Tháng 9 1915 Fleming cưới Sarah Marion Mac Elroy, một nữ y tá.
Năm 1928 ông được chức giáo sư Vi khuẩn học.
Các chức danh và giải thưởng mà Fleming đạt được gồm có :
· Hội viên Royal Society của London năm1943
· Nhận huân chương Hiệp sĩ 1944
· Ðược phong tước quý tộc tháng 7 năm 1944 do vua George VI
· Ðược giải Nobel về Sinh lý học-Y học với Ernst Boris Chain và Howard Florey về sựđóng góp của họ trong việc hiệu chính cách điều trị bằng penicillin để chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng và cống hiến của họ cho nền y học tân tiến
· Ðược huy chương Xứng đáng của Hoa Kỳ (cho nhũng tước vị tôn kính quan trong nhất)
Bốn năm sau khi Sarah mất, ông tục huyền với Amalia. Bà tiếp tục những công trình của người chồng nổi tiếng của bà và được biết dưới tên Lady Fleming
Fleming mất ngày 11/03/1955 tại nhà riêng ở London
Khám phá pénicilline
Ngày 3 tháng 9 năm 1928, bác sĩ Alexander Fleming, 47 tuổi, sau khi nghỉ hè, ông trở về phòng thí nghiệm ở Saint-Mary's Hospital tại Londres Ông ngạc nhiên vì những hộp pétri mà ông cấy staphylocoque trên lớp su sa agar có những đám vi khuẩn (colonies) màu trắng xanh mọc lên, giống như mốc của fromage Roquefort. Các hộp pétri của ông đã bịđám nấm nhỏ li ti ô nhiễm: nấm penicillium notatum . Ông la lên " That's funny". Trước khi vứt bỏ các hộp này, ông quan sát thấy xung quanh các đám nấm, staphylocoque không mọc lên được. Mốc này là từ một người đồng nghiệp chuyên khoa nấm (mycologie), Charles J. Latouche. Ông này làm việc trên những nấm gây dị ứng trên những benh nhân bị suyễn. Mốc này đã diệt những vi khuẩn Staphylocoque của Fleming đã cấy. Fleming nghĩ rằng nấm penicillium notatum tiết ra một chất có thể diệt staphylocoque, nên ông đặt tên chất đó là pénicilline (tiếng latin, "penicilline" là "nấm")
Năm sau, 13 tháng Hai 1929, ông đăng bản tường trình về sự khám phá của mình nhưng Medical Research Club vẫn còn hoài nghi.
Trong suốt hàng chục năm, pénicilline ông tìm ra chỉ dùng để cô lập hóa vi khuẩn B. Influenzae trong phòng thí nghiệm.
Ông thử dùng chất này để xức vết thương, viêm màng kết mạc, viêm xoang. Nhưng khi tiêm vô máu thì khôn thành công vì khi tiêm xong, pénicilline không bền và không hoạt động.
Năm 1935, Fleming đưa một hộp Pétri cấy peniciccium cho một đồng nghiệp ở St Mary's Hospital. Người này hỏi vì sao hộp pétri này lại quan trọng đến như vậy. Dù sao nó cũng là chương thứ nhất trong câu chuyện về một sự quan sát hay ho dẫn đến sự phát triển những thuốc kháng sinh tân tiến. (Ta có thể xem hộp pétri Penicillium này ở viện Bảo tàng Khoa Học tại London )
Năm 1936, Howard Walter Florey, 48 tuổi, giáo sư bệnh lý tại Oxford nhận Ernest Boris Chain làm nhà hóa sinh học . Ernest Boris Chain là người Ðức, trốn chế độ Nazie và lo về lợi ích của pénicilline cho sứ khoẻ con người. Cùng với Florey và hai nhà vi khuẩn học khác, Edward P. Abraham và Norman Heatley, ông thực hiện việc làm tinh khiết chất pénicilline để dùng cho thật tốt.
Tháng ba, 1940 ê kíp sản xuất thành công được 100 milligram
25 tháng Năm 1940 Florey tiêm một liều streptocoque cho 8 con chuột. Ông chữa trị bằng cách chích một lượng pénicilline cho 2 con và hai con chuột khác thì nhiểu lượng pénicilline liên tiếp. Sau 10 giờ, những con chuột được chích trụ sinh liên tiếp sống được cùng với một trong hai con đã được chích một liều trụ sinh.
Lúc 3 giờ 45 sáng, ông viết vào vở phòng thí nghiệm khám phá nóng hổi: «It looks like a miracle!» (Giống như một phép lạ)
Nhưng cũng phải đợi đến ngày 16/08/1941 mọi người mới được biết kết quả chữa trị của pénicilline, ngày in bài "Further observations on penicillin. " trên tờ báo y học The Lancet.
Sự tình cờ làm nên chuyện
Florey qua Mỹ và liên hệ với hãng hóa học Peoria tại Illinois , chuyên tinh khiết hóa nước đã dùng nhờ vi khuẩn chuyên biệt.
Muốn có nhiều nấm mốc, họ ra chợ dặn những hàng trái cây rằng hãy đem bán cho họ khi nào chúng bị nấm mốc. Một hôm, một người đàn bà mang trái dưa úng phủ đầy nấm mốc với dạng đặc biệt khác thường. Các nhà nghiên cứu phân tích loại nấm mốc penicillium chrysogenum này và khám phá ra rằng nó có khả năng chế tạo pénicilline đến 200 lần hơn nấm penicillium notatum!
Từđó người ta có thể sản xuất pénicilline rộng lớn hơn. Các phòng thi nghiệm Mỹ Merck, Pfizer và Squibb tiên phong trong việc tìm cách sản xuất pénicilline trong kỹ nghệ. Không bao lâu, nhiều người bị nhiễm trùng được chữa khỏi
Họ kháng sinh dầu tiên ra đời dưới tên antibiotique đã cứu chữa rất nhiều người bị thương nơi chiến trường và chữa được bệnh lao phổi (tuberculose).
Người ta ước lượng rằng nhờ sự khám phá ra chất pénicilline do sự vô ý (không đậy kỹ hộp pétri) của Alexander Fleming, đã giúp cho tuổi thọ con người kéo dài thêm 10 năm.
Ai là cha đẻ của Điện từ học?
Cuộc đời André-Marie Ampère
André-Marie Ampère (1775-1836) khi còn nhỏ là một
đứa trẻ phi thường, đặc biệt có bộ nhớ thiên phú (Ông
đọc sách và học thuộc lòng 28 quyển của từđiển Bách
Khoa Toàn Thư ), sớm ham học hỏi và yêu thích khoa
học tự nhiên. Sau đó ông được nổi tiếng giỏi Toán.
Ông cũng đã viết một bài về mặt cắt của hình nón
(sections coniques) lúc mới 13 tuổi. Mới 16 tuổi Ampère đã thông thạo các tác giả La Tinh, Hi Lạp. Năm 1801 sau khi dạy kèm một ít để có tiền cho đám cưới của mình, ông được bổ nhiệm giáo sư Vật lý tại trường Ecole centrale de l'Ain. Năm sau ông viết bài "Những nhận xét vể lý thuyết trò chơi toán học" (Considérations sur la théorie mathématique du jeu). Sau đó ông giữ chức giáo sư Toán và Thiên văn. Nhưng trước cái chết của vợ, ông không chịu nổi cuộc sống ở Lyon nên đến Paris sinh sống. Nhờ nhà Thiên văn Jean-Baptiste Delambre giúp đỡ, Ampère tìm được một chỗ dạy kèm nơi trường lớn Polytechnique. Nghề nghiệp ông bắt đầu sáng từđó. Năm 1808 ông trở thành Tổng thanh tra Ðại học, nhận được chức giáo sư Cơ học tại trường polytechnique và cuối cùng được nhận vào Viện Hàn Lâm năm 1814. Các Hội Khoa học tại Âu Châu mời ông làm hội viên. Mười năm sau ông dạy Vật lý tại trường Colège de France và còn dạy Triết học cho trường Ðại học Văn Chương Faculté des Lettres. Hiền lành, vui vẻ, khiêm nhường, đãng trí và vụng về trong xã giao. Người ta thương quý và kính trọng ông như một bậc hiền triết. Ông mất ngày 10 tháng 6 năm 1836 tại Marseille trong lúc đi thanh tra, vì kiệt sức do công việc.Con trai ông là Kean Jacques Ampère là sử gia và cũng có chân trong Hàn Lâm viện Pháp.
Sự nghiệp của André-Marie Ampère
Những công trình của Anpère đầu tiên về Toán rồi Hóa học. Nhưng nhờ những khám phá về Vật lý mà ông được nổi tiếng.
Năm 1820, nhà Vật lý người Ðan Mạch Hans-Christian Oersted (1777-1851) quan sát sựđi lệch của kim nam châm khi đặt gần một dòng điện. Một thời gian ngắn sau đó François Arago (1786-1853) trình bày cuộc thí nghiệm này trước viện Hàn Lâm. Ampère bắt đầu chú tâm vào hiện tượng này và chỉ một tuần sau, ông đã tìm ra lời giải. Tiếp theo đó ông khám phá nguồn của những tác động từ học trong một dòng điện, nghiên cứu tác động hỗ tương của những nam châm và chứng minh rằng hai dòng điện kín có tác động trên nhau. Ông cũng là người dẫn đường thuyết Ðiện tử bằng cách đưa ra giả thiết về sự hiện diện của dòng hạt từ. (courant particulaire). Năm 1827 ông tổng hợp những khám phá của ông trong tác phẩm của ông "Trên lý thuyết Toán học cho phững hiện tượng động điện chỉ suy ra từ thí nghiệm" (Sur la théorie mathématique des phénomènes électrodynamiques uniquement déduite de l'expérience.) Dựa trên căn bản của lý thuyết của ông, Ampère đề cập đến nhiều loại máy nhưđiện kế, máy điện báo bằng điện và nam châm điện.
Ngoài Khoa học, ông còn nghiên cứu Triết học. Làm một ít thơ, kịch và bản hùng ca về Christophe Colombo.
Là người đầu tiên bày ra những từ về Ðiện (dòng điện và hiệu thế), Ampère được xem như là một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỷ thứ 19, là cha đẻ của Điện từ học.
Ai được coi là "cha đẻ của ngành vi trùng học"?
Anton van Leeuwenhoek sinh ngày24/10/1632 tại Delft, Hà Lan . Từ năm 16 tuổi ông đã bắt đầu học việc với một thương nhân buôn vải người Xcôtlen ở Amsterdam.
Năm 1648 ở Amsterdam, lần đầu tiên Leeuwenhoek
nhìn thấy chiếc kính hiển vi thô sơ (thường được các
thương nhân ngành dệt sử dụng) ở một cửa hàng
nhỏ, có khả năng phóng đại gấp 3 lần kích thước
vật, ngay lập tức ông đã mua một chiếc. Năm 1654, Anton Leeuwenhoek ông rời Amsterdam, chuyển về Delft và bắt đầu kinh (1632-1723) doanh vải vóc ởđó. Năm 1660 ông được chỉ định làm một thị thần trong hội đồng đứng đầu Delft. Người ta kể rằng sau đó ít lâu, khoảng năm 1665 ông đã đọc cuốn "Micrographia" của Robert Hooke và bắt đầu quan tâm đến việc dùng những chiếc kính hiển vi của mình để tìm hiểu thế giới tự nhiên thay vì chỉ xem xét chất lượng sợi vải mà ông bán.
Leeuwenhoek đã có công rất lớn trong việc cải tiến chiếc kính hiển vi. Sử dụng lửa để nung chảy thủy tinh, ông đã tạo ra những thấu kính nhỏ với chất lượng rất tốt để làm ra những chiếc kính hiển vi của mình. Là một doanh nhân kinh nghiệm, Leeuwenhoek biết rằng nếu phương pháp đơn giản này bị lộ ra, cộng đồng khoa học cùng thời có thể sẽ chẳng thèm đếm xỉa đến vai trò của ông trong việc cải tiến kính hiển vi. Vì thể ông cố ý để cho mọi người tin rằng ông làm việc trong phòng thí nghiệm suốt ngày đêm để mài dũa ra những thấu kính nhỏ chế tạo ra kính hiển vi, mặc dù điều này mâu thuẫn với thực tế là ông đã làm ra đến hàng trăm chiếc kính hiển vi cũng như những mẫu vật thú vị khác và thói quen chế tạo kính hiển vi bất cứ khi nào rảnh rỗi của ông.
Bằng việc sử dụng những chiếc kính hiển vi tự chế tạo của mình Leeuwenhoek là người đầu tiên quan sát và mô tả cấu trúc của từng tế bào mà ban đầu ông gọi là "animalcule" (động vật cực nhỏ), ngày nay chúng ta gọi là các vi sinh vật. Ông cũng là người đầu tiên ghi chép lại những quan sát của mình bằng kính hiển vi về các sợi cơ, vi khuẩn, tinh trùng và máu chảy trong các mao mạch. Những phát hiện sớm của Leeuwenhoek trong lĩnh vực vi trùng học có thể ví như những phát hiện của Galileo trong lĩnh vực thiên văn học.
Leeuwenhoek đã nghiên cứu hàng loạt các hiện tượng nhờ kính hiển vi và chia sẻ kết quả nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu, chẳng hạn như Hội khoa học Hoàng Gia Anh, nhờđó đã thiết lập vị trí đi đầu và quan trọng nhất lĩnh vực nghiên cứu vi sinh vật. Tuy vậy trong suốt đời mình ông vẫn giữ riêng những bí mật nghiên cứu của mình, trong đó phải kể đến bí mật quan trọng nhất về phương pháp chế tạo thấu kính.
Leeuwenhoek mất ngày ngày 30/8/1723. Ông được xem như là "cha đẻ của ngành vi trùng học" , đồng thời được ghi nhận bởi những đóng góp cho việc cải tiến kính hiển vi. Suốt đời mình Leeuwenhoek đã tạo ra hơn 500 thị kính. Ông cũng chế tạo hơn 400 chiếc kính hiển vi khác nhau, nhưng ngày nay chỉ còn lại 9 chiếc. Những chiếc kính hiển vi của ông có khung bằng bạc hoặc đồng, có thể sử dụng trong nhiều năm với độ phóng đại lên đến 270 lần. Dù vậy một số người vẫn ngờ rằng Leeuwenhoek còn cất giấu những chiếc kính hiển vi có độ phóng đại đến 500 lần!!!
Đèn Davy, loại đèn an toàn dùng cho công nhân mỏ do ai sáng chế?
Humphry Davy, tòng nam tước đời thứ nhất, viện sĩ Hội Khoa học Hoàng gia Anh (17 tháng 12 năm 1778 - 29 tháng 5 năm 1829), là một nhà vật lý và nhà hóa học người Cornwall. Ông sinh ra tại Penzance, Cornwall, Vương quốc Anh.
Sir (Ngài) Humphry là cách gọi trang trọng để chỉ địa vị xã hội của ông. Davy trở nên nổi tiếng nhờ các thực nghiệm của ông về các phản ứng sinh lý của một số chất khí, trong đó có cả khí gây cười (ôxít nitrơ tức đinitơ mônôxít hay N2O). Davy sau đó bị suy giảm thị lực trong một tai nạn phòng thí nghiệm khi ông đang thử nghiệm nitơ triclorua. Năm 1801 ông được chỉ định làm giáo sư tại Viện Hoàng gia của Đại Anh quốc (Great Britain) và viện sĩ Hội Khoa học Hoàng gia Anh mà sau đó
ông là chủ tịch của hội này.
Năm 1800, Alessandro Volta giới thiệu pin lần đầu tiên. Davy đã sử dụng pin này để tách các muối bằng cách mà ngày nay người ta gọi là điện phân. Với nhiều pin mắc nối tiếp ông đã có thể tách ra các nguyên tố kali, natri năm 1807 và canxi, stronti, bari, magiê năm 1808. Ông cũng nghiên cứu năng lượng tham gia vào trong việc chia tách các muối này, mà ngày nay là một lĩnh vực của điện hóa học.
Năm 1812 ông được phong tước hiệp sĩ, đọc bài diễn thuyết chia tay tại Viện Hoàng gia, và cưới một góa phụ giàu có là Jane Apreece. Sau kỳ nghỉ dài tại châu Âu lục địa, ông bắt đầu sản xuất đèn Davy là loại đèn an toàn cho công nhân mỏ.
Ông cũng chỉ ra rằng ôxy không thể thu được từ các chất gọi là axít ôxymuriatic và chứng minh rằng chất thu được là một nguyên tố, ông đặt tên nó là chlorine (clo trong tiếng Việt). Phát minh này đã lật đổ định nghĩa của Lavoisier về axít như là hợp chất chứa ôxy.
Năm 1815 Davy giả thiết rằng các axít là các chất chứa hiđrô có thể thay thế
- hiđrô mà có thể thay thế một phần hay toàn phần bởi các kim loại. Khi các axít phản ứng với kim loại thì chúng tạo thành các muối. Các bazơ là các chất có phản ứng với axít để tạo ra muối và nước. Các định nghĩa này làm việc tốt trong nhiều thế kỷ. Ngày nay chúng ta sử dụng thuyết Brønsted-Lowry về axít và bazơ.
Năm 1818, ông được ban thưởng tước hiệu tòng nam tước.
Năm 1824 ông đề xuất và cuối cùng đã tạo ra một lớp bọc bằng sắt cho thân tàu bằng đồng như là lần sử dụng đầu tiên của phương pháp bảo vệ catốt.
Davy mất tại Geneva, Thụy Sỹ, việc hít thở phải hơi của các loại hóa chất khác nhau cuối cùng đã thể hiện tác hại của chúng đối với sức khỏe của ông. Người trợ tá phòng thí nghiệm của ông là Michael Faraday đã tiếp tục mở rộng các công trình của ông và sau đó đã trở nên nổi tiếng hơn và có ảnh hưởng hơn - đến mức mà Davy cho rằng Faraday là phát hiện lớn nhất của đời ông. Tuy nhiên, sau này ông đã kết tội người trợ tá của mình là ăn cắp ý tưởng của mình, điều này khiến cho Faraday đã phải giảm mọi nghiên cứu trong lĩnh vực điện từ trường cho đến tận khi người thầy thông thái của ông mất.
Ai là người tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học?
Louis Pasteur (27/12/1822 - 28/9/1895), nhà khoa học nổi tiếng người Pháp , là người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học .
Ông sinh ra ở vùng Dole nhưng bắt đầu đi học tại Arbois . Tháng 10 năm 1838 ông chuyển đến Paris , với mong muốn vào học trường Sư Phạm Paris. Tuy nhiên vì thất vọng với cuộc sống mới ởđây, ông bỏ luôn ý định vào học Trường Sư Phạm và rời Paris để đến học tại Trường Trung học Hoàng gia Besançon . Năm 1840 rồi năm 1842 , ông thi lấy bằng Tú tài Văn chương và Tú tài Toán. Với những kết quả học tập
đáng kích lệ này, một lần nữa Louis Pasteur lại chuyển đến Paris và cuối cùng vào năm 1843 ông được xếp hạng tư trong kỳ thi vào Trường Sư Phạm Paris và được nhận vào học ở ngôi trường danh tiếng này. Tại đây Louis Pasteur theo học hóa học và vật lý và cả tinh thể học ( cristallographie ). Trong thời gian này ông có cơ hội làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà hóa học nổi tiếng Jean-Baptiste Dumas .
Tinh thể học
Louis Pasteur bảo vệ hai luận án về hóa học và vật lý vào năm 1847 . Trong chuyên ngành tinh thể học , ông đã có những phát minh đầu tiên liên quan đến sự phân cực của ánh sáng . Năm 1848 , Pasteur trình bày trước Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp về những công trình nghiên cứu của ông trong lĩnh vực tinh thể học. Pasteur phát hiện rằng cấu trúc phân tử của tinh thể có ảnh hưởng đến sự khúc xạ ánh sáng khi nghiên cứu các dạng tinh thể của tartrate và paratartrate . Sau đó Pasteur nhanh chóng đi đến kết luận rằng các sản phẩm của vật chất sống là không đối xứng và có hoạt tính trên ánh sáng phân cực. Pasteur phát biểu rằng " Sự sống là một hàm của tính mất đối xứng của vũ trụ ".
Quá trình lên men
Sau khi đi dạy ở Dijon và rồi Strasbourg (tại đây năm 1849, ông đã cưới Marie Laurent, con gái của hiệu trưởng, và hai người có với nhau 5 người con), vào năm 1854 Louis Pasteur được phong giáo sư tại Khoa Khoa Học của Lille và cũng là trưởng khoa của khoa này.Trong thời gian này ông đã phát hiện rằng chính nấm men là tác nhân gây nên quá trình lên men .
Năm 1857 (có tài liệu cho là 1856), Louis Pasteur trở thành giám đốc nghiên cứu khoa học của Trường Sư Phạm. Ông vẫn tiếp tục công cuộc nghiên cứu về quá trình lên men trong ba năm nữa và viết một khảo luận khoa học về nguyên nhân của quá trình lên men rượu butyric. Lúc bấy giờ Félix Archimède Pouchet , nhà khoa học người Rouen đã báo cáo với Viện Hàn Lâm Khoa Học l'Académie des Sciences vào tháng 12 năm 1858 rằng các tiền sinh vật được sinh ra tự nhiên trong không khí. Ngay lúc đó, Louis Pasteur đã cho rằng nhà khoa học này đã sai lầm. Trong sáu năm trời ròng rã, hai nhà khoa học này liên tiếp cho ra những bài báo cũng như các bài báo cáo tại các hội nghị nhằm chứng minh đối phương là sai lầm. Đến ngày 7 tháng 4 năm 1864, Pasteur đã tổ chức một hội nghị tại Sorbonne . Tại đây các kết quả thí nghiệm của Pasteur đã chinh phục được cử tọa, hội đồng chuyên gia cũng như giới truyền thông. Pouchet phải chấp nhận rằng mình đã lầm và từđó thuyết tự sinh cũng không còn tồn tại trong đời sống khoa học nữa.
Từ những quan sát dưới kính hiển vi, Pasteur phân chia thế giới vi sinh thành hai nhóm lớn: các vi sinh vật ái khí (không thể sống thiếu ôxy) và nhóm vi sinh vật kị khí (có thể sống trong môi trường không có ôxy).
Các công trình nghiên cứu về bia và rượu vang
Theo yêu cầu của Hoàng Đế Napoléon Đệ Tam , Louis Pasteur tiến hành các nghiên cứu về sự biến đổi của rượu vang trong quá trình lên men nước ép quả nho. Ông phát hiện rằng tất cả các biến đổi này đều do các sinh vật "kí sinh" vì chúng phát triển nhiều hơn các vi sinh cần thiết cho quá trình lên men rượu bình thường. Ông đã hướng dẫn những người làm rượu chỉ nên sử dụng nguồn vi sinh vật sạch, không lẫn các sinh vật ký sinh để tránh các trường hợp sản phẩm bị hư hỏng.
Trong khi cố gắng "tìm ra một phương thuốc hữu hiệu để điều trị chứng bệnh mà ông đã tìm ra nguyên nhân", Pasteur lại phát minh ra một kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự tạp nhiễm môi trường nuôi cấy bằng cách đun nóng môi trường này lên đến khoảng 55 đến 60°C trong điều kiện không có không khí. Kỹ thuật này sau đó được đặt tên là phương pháp khử khuẩn Pasteur ( pasteurisation ), một phương pháp được sủ dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo và bảo quản rượu vang.
Đối với công nghiệp sản xuất bia, ông khuyên nên tiệt khuẩn dung dịch nước ép ằng cách đun nóng với điều kiện không để bị tạp nhiễm và sau đó làm lạnh trước khi cho lên men bằng nguồn nấm men tinh khiết.
Bệnh ở nhộng tằm
Do tính cách của mình, Pasteur không đạt được thành công trong vai trò quản lý tại Trường Sư Phạm, và cuối cùng thì bị mất chức. Nhưng nhờđó ông có thời gian hơn để chuyên tâm vào công việc nghiên cứu khoa học. Từ tháng 6 năm 1865, Pasteur chuyển đến Alès và trải qua bốn năm ởđây nhằm nghiên cứu một loại bệnh ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi tằm. Cũng do áp lực công việc và chuyện buồn gia đình (nhiều người trong gia đình chết do bệnh tật), Pasteur đã bị tai biến mạch máu não vào đêm 19 tháng 10 năm 1868, tưởng như không thể qua khỏi, thế nhưng chỉ ba tháng sau ông đã trở lại với công việc nghiên cứu mặc dù cơ thể vẫn còn những di chứng nặng của bệnh. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ của mình, ông đã nhận diện được các con tằm bị bệnh và tiêu diệt trứng của chúmg trước khi bệnh lây lan cho các cá thể khác. Tại đây ông cũng lần đầu tiên nêu lên khái niệm "cơ địa" dễ mắc bệnh: các cá thể có "cơ địa" suy yếu thường là những cơ địa thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và như vậy có khuynh hướng dễ mắc bệnh hơn các cá thể khác.
Những nghiên cứu bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật
Pasteur khẳng định rằng các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật là do các vi sinh vật gây nên.
Từ năm 1878 đến 1880, ông đã khám phá ra ba chủng vi khuẩn : liên cầu khuẩn ( streptococcus ), tụ cầu khuẩn ( staphylococcus ) và phế cầu khuẩn ( pneumococcus ). Xuất phát từ quan niệm rằng một loại bệnh được gây nên do một loại vi sinh vật nhất định do nhiễm từ môi trường bên ngoài, Pasteur đã thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn. Tỉ lệ tử vong hậu phẫu cũng như hậu sản giảm xuống một cách ngoạn mục nhờ áp dụng những nguyên tắc này.
Năm 1880, Pasteur thành công trong việc tạo miễn dịch cho gà chống lại bệnh tả bằng cách cho chúng tiếp xúc với môi trường nuôi cấy vi khuẩn tả "già" (vi khuẩn này giảm độc lực). Pasteur nhanh chóng áp dụng nguyên lý chủng ngừa này cho các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh bệnh than ở lợn.
Điều trị dự phòng bệnh dại
Các phác đồ chủng ngừa một số bệnh truyền nhiễm đến thời điểm đó đã được chuẩn hóa. Nguyên tắc chung thì luôn luôn giống nhau: đầu tiên phải phân lập cho được tác nhân gây bệnh, nuôi cấy chúng để làm giảm độc lực trước khi tiêm cho người.
Trong trường hợp bệnh dại , tác nhân gây bệnh là virus , những vi sinh vật này quá nhỏ nên không thể thấy được dưới kính hiển vi quang học thời bấy giờ. Pasteur đã dành năm năm từ năm 1880 đến 1885 để nghiên cứu bệnh này. Pasteur dùng tủy sống của thỏ mắc bậnh dại để lấy virus dại và nuôi virus này qua nhiều thể hệ khác nhau. Virus thu được đã giảm độc lực rất nhiều so với chủng virus dại ban đầu. Virus này có thể không gây bệnh do đã giảm độc lực nhưng vẫn có thể còn giữ được tính kháng nguyên có thể kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại bệnh.
Vaccine ngừa bệnh dại đầu tiên trên cơ sở virus giảm độc lực này đã được Pasteur, sau nhiều đắn đo suy tính, sử dụngvào ngày 6 tháng 7 năm 1885 ở một bé trai tên là Joseph Meister, người bị chó dại cắn trước đó. Đây là một thành công vang dội của Pasteur cũng như của nền y khoa thế giới ( Về sau Meister trở thành người gác cổng của Viện Pasteur ở Paris . Năm 1940 khi người Đức xâm chiếm thành phố này, quân đội Đức đã buộc ông phải mở hầm mộ của Pasteur. Thay vì tuân lệnh, Joseph Meister đã tự vẫn để không bao giờ xúc phạm đến thi thể ân nhân cứu mạng của mình)
Kết quả công trình nghiên cứu về bệnh dại được Pasteur trình bày trước Viện Hàn Lâm Khoa Học vào ngày 1 tháng 3 năm 1886. Nhân dịp này ông cũng đề nghị thành lập một cơ sở nhằm sản xuất vaccine chống bệnh dại. Năm 1887 lời kêu gọi này được công bố rộng rãi và nhận được 2 triệu Frăng quyên góp. Nhờđó vào năm 1888, tổng thống Sadi Carnot cho tiến hành xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp. Các Viện Pasteur khác sau đó cũng được thành lập ở những nới khác trên thế giới nhờảnh hưởng của các nhà vi sinh vật học như Albert Calmette và Alexandre Yersin . Tôn chỉ của Viện Pasteur từđó đến nay không thay đổi: tiến hành các nghiên cứu chế tạo vaccine và các chiến dịch tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Louis Pasteur mất ngày 28 tháng 9 năm 1895 tại Marnes la Coquette , Paris . Thi hài của ông được lưu giữ trong giáo đường trong lòng Viện Pasteur . Rất nhiều tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ đến ông. Những vật dụng thường ngày cũng mang hình Pasteur (tem, giấy bạc...). Có thể nói Pasteur là một trong những nhà khoa học người Pháp nổi tiếng nhất trên thế giới.
Sự tiến bộ của nhân loại
"Tôi cầu khẩn các bạn dành sự quan tâm cho những lãnh địa thiêng liêng rất nhạy cảm có tên là các phòng thí nghiệm. Mong sao những lãnh địa này sẽ nhiều hơn và chúng sẽ được tô điểm để trở thành những ngôi đền của tương lai, của thịnh vượng và sức khỏe. Đây là nơi nhân loại sẽ lớn lên, vững mạnh và hoàn thiện. ởđây, loài người sẽ học cách đọc được sự phát triển và sự hài hòa cá nhân trong những công việc của tự nhiên, trong khi công việc của chính loài người lại thường man rợ, cuồng tín và phá hoại" - Louis Pasteur
Ai là sinh viên da đen đầu tiên của Đại học Iowa?
Khó mà có thể tìm thấy một con người giàu nghị lực và giàu bản lĩnh như George Washington Carver. Một con người đã từ chối lời mời làm việc với mức lương hơn 100.000 đô một năm ( tương đương với 1 triệu đô bây giờ) để tiếp tục nghiên cứu vì những người dân của quê hương ông. Ông ( 18641943) là một nhà khoa học và là nhà giáo dục người Mỹ.
Ông sinh ra tại Diamond Grove, Missouri tại nông trại Moses Carver trong thời gian khó khăn và đổi thay cuối nội chiến ( 1861-1865). Ông là con của những người nô lệ. Đứa bé còn ẵm ngửa George và mẹ của nó đã bị bọn ly khai bắt cóc vào một đêm tối trời và đẩy đến Arkansas. Moses Carver đã tìm và giành lại George nhưng mẹ ông thì đã biến mất mãi mãi. Danh tính của cha ông không rõ nhưng ông tin rằng cha mình là một nô lệở nông trại láng giềng. Moses và Susan Carver đã nuôi nấng George và em trai của ông nhue là những đứa con của chính họ. Chính tại trang trại của Moses, ông đã phát triển tình yêu với tự nhiên và được gọi bằng một cái tên đáng yêu " Bác sĩ của cây trồng". Ởđây, ông cũng đã sưu tầm rất nghiêm túc những hòn đá và các loại cây trồng.
Năm 10 tuổi ông đã rời bỏ trang trại nơi ông sinh ra và đi đến vùng Midwest để học hành vì gần nhà ông không có nơi nào cho người da đen học. Ông đã tới Hạt Newton ở miền Đông Nam Missouri. Ở đây, ông đã làm việc như một người nông dân và học tập trong một ngôi trường có qui mô bằng một ngôi nhà. Việc học chính thức của ông bắt đầu vào tuổi 12. Ông đã học tạp tại trường ở Kansas. Ông học liên tục và bất cứ nơi nào có thể và cuối cùng đã tốt nghiệp trường trung học ở
Minneapolis, Kansas vào năm 1885. Cùng thời gian đó ông đã trúng tuyển trong kỳ thi vào trường Cao đằng Highland ở miền Đông Bắc Kansas. Nhưng mọi người biết ông là người da đen nên đã cấm ông tham gia học.
George Washington Carver
Vào năm 1891 ông đã được nhận vào trường Cao đẳng Agriculture and Mechanical Arts bang Iowa ( ngày nay là đại học bang Iowa ). Ông chính là sinh viên da đen của trường. Ông phải học piano và nghệ thuật chứ người ta không có các lớp dạy về khoa học. Ông đã nhận bằng cử nhân khoa học vào năm 1894 trở thành người da đen đầu tiên tốt nghiệp trường Cao đẳng. Ông trở thành một thành viên của khoa nông nghiệp và cơ khí của trường Cao đẳng bang Iowa ( giảng viên da đen đầu tiên của Cao đẳng Iowa), giảng dạy các lớp về chăm sóc đất.
Vào năm 1897, Booker T. Washington, người sáng lập Viện Tuskegee Normal and Industrial dành cho những người da đen ( ngày nay được biết đến như là đại học Tuskegee) ở Alabama đã thuyết phục ông tới miền Nam giữ chức trưởng khoa nông nghiệp của trường. Carver vẫn còn là trưởng khoa cho tới khi ông qua đời vào năm 1943.
Ông đã từng là trưởng nhóm nghiên cứu về khoa học nông nghiệp của Viện. Tại Tuskegee, ông đã thật sự tạo ra một cuộc cách mạng cho nông nghiệp miền Nam. Ởđây, nhà nông nghiệp học, Carver đã phát triển hơn 300 trăm ứng dụng thương mại và công nghiệp cho lạc và hàng trăm ứng dụng cho đậu nành, khoai lang và cây hồđào Pêcan vùng Missisipi. Trong số những sản phẩm đã được lên danh sách mà ông đề xuất với những người nông dân ở miền Nam để giúp họ tiết kiệm có các công thức và những cải tiến cho: chất dính, mỡ súc vật dùng cho trục xe, chất tẩy trắng, nước sữa, tương, than bánh, mực, cà phê hoà tan, vải sơn lót nhà, xốt ma-don-ne, chất làm mềm thịt, xi kim loại, giấy, nhựa, hắc ín, kem cạo râu, xi đánh giày, cao su tổng hợp, bột tan, phẩm gỗ. Từ cây lạc, ông đã tạo ra xà phòng, mực, bột mỳ, nhựa, các sản phẩm thay thế cà phê và hơn 200 sản phẩm hữu dụng khác. Ông ấy cũng phát triển những kĩ thuật trong việc cải tiến chất lượng đất và những khám phá của ông giúp cho những người nông dân luân canh các vụ mùa trồng bông để tránh làm đất bị thoái hoá.
Ai là người tìm ra vi khuẩn bệnh lao?
Robert Koch là nhà khoa học người Đức được xem là người sáng lập ra môn vi khuẩn học. Ông đã phát hiện ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó có vi khuẩn gây bệnh lao mang tên ông - vi khuẩn Koch, đồng thời tìm ra nhiều thú vật trung gian truyền lây nhiều bệnh chủ yếu.
Koch sinh ngày 11/12/1843 ở Klausthal, Zellerfeld (Đức). Năm 1862, ông vào Đại học Gottingen học thực vật học, vật lý học, toán học rồi hành nghề thầy thuốc ở viện Hamburg và bệnh viện trẻ em chậm phát triển về thể chất, trí tuệ. Sau đó thì ông hành nghề tư.
Một phát hiện chủ yếu đầu tiên của Koch về vi trùng học xảy ra vào những năm 1870 khi ông phân lập được vi trùng bệnh than. Đây là một đóng góp hết sức quan trọng vì đây là lần đầu tiên mà yếu tố gây bệnh của một bệnh nhiễm trùng được chứng minh với lý lẽ chắc chắn. Koch cũng đã chứng minh rằng nhà nghiên cứu phải làm việc như thế nào với những loại vi trùng như vậy, để thu hút được chúng từ những thú vật bị nhiễm trùng, để cấy nuôi chúng một cách nhân tạo, và làm thế nào mà tiêu diệt chúng.
Năm 1880, sau khi hoàn tất công trình quan trọng về các vết thương nhiễm trùng, Koch được bổ nhiệm làm cố vấn chính phủ tại Bộ y tế Hoàng gia Berlin. Năm 1881, Koch nghiên cứu bệnh lao, qua năm sau ông công bốđã phân lập được vi trùng gây bệnh lao. Phát hiện này của Koch được các nhà nghiên cứu khắp thế giới thừa nhận, góp phần cải tiến việc chuẩn đoán bệnh bằng cách thông qua việc tìm thấy hay không vi trùng lao trong các thứ mà cơ thể bài tiết, đặc biệt là trong đờm, nước bọt. Tiếp đó, Koch nghiên cứu bệnh dịch tả. Ông đến Ấn Độ, nơi xảy ra nạn dịch lớn này năm 1883, và tìm ra được vi trùng gây bệnh. Ông nhận ra vi trùng xâm nhập vào cơ thể con người trước hết do nước. Sau đó, ông lại tới Ấn Độ nghiên cứu nguyên nhân những bệnh do côn trùng đem lại.
Năm 1881, Koch nghiên cứu bệnh lao, qua năm sau ông công bốđã phân lập được vi trùng gây bệnh lao. Phát hiện này của Koch được các nhà nghiên cứu khắp thế giới thừa nhận, góp phần cải tiến việc chuẩn đoán bệnh bằng cách thông qua việc tìm thấy hay không vi trùng lao trong các thứ mà cơ thể bài tiết, đặc biệt là trong đờm, nước bọt.
Năm 1891, Koch làm giám đốc Viện các rối loạn nhiễm trùng tại Berlin (Viện này ngày nay mang tên ông) được tổ chức để tiến hành những nghiên cứu chuyên biệt về y học. Ông làm việc ở đấy cho đến khi về hưu năm 1904. Năm 1905, Koch được trao tặng giải thưởng Nobel.
Robert Koch qua đời ngày 17/5/1910 tại Baden-Baden, Đức.
Ai là người sáng lập Hội chữ thập đỏ?
Henry Dunant người Thụy Sĩ, chủ tịch công ty cổ phần chuyên sản xuất cối xay bằng sức nước tại Angierie. Trong tay ông chưa có giấy phép sử dụng các thác nước nước ở thuộc địa này để làm động lực cho những chiếc cối xay. Vì vậy ông phải lặn lội sang Italia đi tìm vua Napoleon III để xin cho được chữ kí của vị Hoàng đế. Tới đây ông vô tình chứng kiến một trận chiến có thể nói khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại giữa 160.000 quân Áo và 150.000 quân Pháp - Italia. Sau hơn một ngày quần nhau, 40.000 người đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Chiến trường ngổn ngang xác chết và vang vọng tiếng kêu la than khóc của các thương binh.
Tận mắt chứng kiến cảnh tượng này, Henry Dunant nhưđã trở thành một con người khác. Ông tập hợp những người thiện chí, tình nguyện thành một đội cứu thương tận tình phục vụ mọi thương binh bất kể phe nào. Lúc này thì người Pháp, Áo hay Italia đều đang là những thương binh đau đớn cần bàn tay nhân ái cứu giúp. Thị trấn Catiglione nơi cứu chữa thương binh đã đưa ra khẩu hiệu mà về sau có ảnh hưởng đến công tác nhân đạo toàn thế giới: "Tutti fratelli - Tất cả là anh em".
Năm1862, ông viết cuốn hồi kí với tựa đề: "A memory of Sofelrino - Hồi ức về Sofelrino", điều ông nhấn mạnh là sự kinh khủng, tàn bạo không thể tưởng tượng nổi của chiến tranh và ông đã đưa ra lời kêu gọi đối với toàn thế giới: Mỗi nước cần tổ chức một hội từ thiện, để trong thời gian xảy ra chiến tranh có thể cứu giúp những người bị thương, không phân biêt quốc tịch. Cuốn sách này đã được gửi đến nhiều nhân vật có quyền thế và ảnh hưởng tới chính trị thời vào đó. Người đọc trên khắp thế giới bàng hoàng và đều tán đồng ý kiến của ông.
Gustave Moynier, chủ tịch Hội Phúc lợi Công cộng Genève đã cùng với Dunant và những người khác sáng lập Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương, đó chính là tiền thân của hội chữ thập đỏ ngày nay. Chủ tịch ủy ban này là Duforr, Henry Dunant là thư kí, ba thành viên còn lại là Moynier và hai tiến sĩ y khoa Appia và Maunior.
Năm 1863, Ủy ban mời đại diện các cường quốc đến họp tại Genève. Có 36 đại biểu đến từ 16 nước châu Âu. Hội nghị khởi đầu vào ngày 26-10-1863 và thông qua những nguyên tắc cơ bản của Hội chữ thập đỏ. Ngày nay, tất cả các quốc gia đều kí vào các công ước và phải đối xử một cách nhân đạo với thương binh, tù binh và phải có trách nhiệm bảo trợ thường dân là nạn nhân chiến tranh... Trụ sở chính của Hội chữ thập đỏ đặt tại Genève thực hiện
nhiệm vụ giám sát việc tôn trọng các công ước của các nước thành viên. Để tôn vinh Thụy Sĩ, quê hương của Hội chữ thập đỏ, dấu hiệu của hội là chữ thập đỏ trên nền trắng (cờ Thụy Sĩ là chữ thập trắng trên nền đỏ).
Công tác nhân đạo của Henry Dunant thành công vượt dự kiến, nhưng việc kinh doanh của ông thì ngược lại. Quá chú tâm vào hoạt động của hội, ông chẳng còn bao nhiêu thời gian cho công ty. Năm 1867 công ty của ông bị phá sản ông từ chức Ủy viên tại Hội, rời Genève ông cư trú tại một ngôi làng nhỏ thuộc vùng Haiden-Thụy Sĩ và sống một cuộc sống khó khăn trong suốt 18 năm.
Năm 1895, một nhà báo trẻđã tìm ra nơi ở của ông và xin phép phỏng vấn về cuộc đời ông. Sau khi bài báo được đăng tải, các cá nhân tổ chức, chính phủ tại châu Âu đã thực hiện nhiều tài trợ với ông. Nữ hoàng Nga tặng cho ông tiền trợ cấp suốt đời, nhiều nước đã phát hành tiền kim loại, huy chương in hình ông. Năm 1901, Henry Dunant được trao tặng giải Nobel về hòa bình.
Thoát khỏi cảnh bần hàn, khốn khó nhưng tiền bạc địa vị chẳng có ý nghĩa với ông, ông tặng hết số tiền mình có cho các tổ chức từ thiện. Ông sống quãng đời còn lại đạm bạc, giản dị trong một nhà dưỡng lão. Ngày 30-101910, ông lặng lẽ qua đời tại Heiden và đám tang được tổ chức đơn giản theo ý nguyện của ông.
Ai là Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc đầu tiên nhận giải Nobel Hòa Bình?
Dag Hjalmar Agne Carl Hammarskjold (29/7/190518/9/1961) là con út trong gia đình có bốn người con trai của vợ chồng Agnes Hammarskjold và Hjalmar Hammarskjold. Bố ông từng là thủ tướng Thụy Điển, thành viên Toà án Hague, thống đốc Uppland, và từng là chủ tịch Ủy ban của quỹ giải thưởng Nobel.
Khi còn theo học tại Đại học Uppsala, Dag Hammarskjold được đánh giá là một sinh viên xuất sắc. Năm 1925 ông nhận bằng đại học môn khoa học nhân văn, trong đó đáng chú ý là kết quả học tập các môn về ngôn ngữ, văn học và lịch sử. Ông
còn có kiến thức phong phú về hội họa, âm nhạc, về sau ông còn dành mối quan tâm cho các cuộc đối thoại phức tạp trong thần học Cơ Đốc Giáo. Về thể thao, Dag Hammarskjold là vận động viên xuất sắc của môn thể dục, trượt tuyết, leo núi. Ở con người đó hội tụ đầy đủ sự thông thái lẫn những khả năng về nghệ thuật và thể thao. Có thể nói ông là một con người điển hình của thời kỳ Phục Hưng sống trong thế kỷ 20.
Hammarskjold học thêm một bằng đại học thứ hai tại Uppsala về kinh tế học vào năm 1928, bằng luật vào năm 1930 và nhận bằng tiến sĩ về kinh tế học vào năm 1934. Nhưng rồi khát vọng của bản thân và truyền thống gia đình đã dẫn dắt Hammarskjold đến với lĩnh vực phục vụ cộng đồng mà ởđó ông đã cống hiến 31 năm cho các công tác về tài chính, quan hệ đối ngoại của Thụy Điển cũng như các vấn đề quốc tế toàn cầu.
Năm 1935 Hammarskjold được đề bạt lên vị trí thư ký của Ngân hàng Thụy Điển. Từ năm 1936 đến 1945, ông nắm giữ cương vị thứ trưởng Bộ Tài Chính. Đồng thời từ
năm 1941 đến 1948 ông còn là chủ tịch Ngân hàng Thụy Điển, định chế tài chính có ảnh hưởng lớn nhất trong nước.
Hammarskjold được xem là người đã đưa ra thuật ngữ "nền kinh tế kế hoạch" (planned economy). Cùng với người anh cả là Bo (người này về sau cũng là thứ trưởng Bộ Phúc Lợi Xã Hội), ông đã đề ra các quy luật mở đường cho sự hình thành cái gọi là "nhà nước phúc lợi" ngày nay. Ông được biết đến như một nhà thương thuyết tài chính quốc tế xuất sắc với vai trò trong các cuộc thảo luận với nước Anh về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế hậu chiến ở châu Âu và vai trò trong việc tái lập hiệp định thương mại Mỹ - Thụy Điển. Ông còn tham gia vào các cuộc đối thoại thành lập kế hoạch Marshall và nắm giữ cương vị lãnh đạo trong Ủy ban điều hành của Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Châu Âu (Organization for European Economic Cooperation).
Năm 1946, Hammarskjold bắt đầu làm tư vấn tài chính cho Bộ Ngoại Giao Thụy Điển. Năm 1949, ông có một vị trí chính thức trong Bộ và đến năm 1951 thì trở thành thứ trưởng đồng thời nắm một vị trí trong nội các chính phủ mặc dù ông không tham gia một tổ chức đảng chính trị nào. Về vấn đề đối ngoại, ông duy trì chính sách hợp tác kinh tế quốc tế. Một bước tiến ngoại giao tầm cỡ của ông trong giai đoạn này là việc ngăn không cho Thụy Điển tham gia vào NATO trong khi vẫn hợp tác trên phương diện chính trị với Ủy Ban Châu Âu và trên phương diện kinh tế với Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Châu Âu.
Năm 1949, Hammarskjold nắm giữ vị trí đại diện cho Thụy Điển tại Liên Hợp Quốc. Năm 1953, sau khi nhận được 57/60 phiếu bầu, ông trở thành Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc và sau đó tái đắc cử vào năm 1957. Với chính sách mà ông gọi là "ngoại giao phòng ngừa" (preventive diplomacy), Hammarskjold đã tạo lập được vị thế độc lập và hiệu quả hơn cho cương vị của một Tổng Thư Ký.
Hammarskjold đã tự mình thương thuyết để Trung Quốc trả tự do cho các tù binh Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Triều Tiên, tích cực tham gia giải quyết xung đột ở Trung Đông giữa Israel và Palestiane. Trong cuộc khủng hoảng ở kênh đào Suez năm 1956, ông đã tiến hành các nỗ lực ngoại giao cá nhân với các nước có liên quan, làm việc với nhiều thành viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) để LHQ được phép giải
trừ quân đội Israel, Pháp và Anh khi đó đang kiểm soát kênh Suez. Được sự ủy nhiệm của LHQ, ông thành lập Lực Lượng Cứu Trợ Khẩn Cấp của LHQ (UNEF) - lực lượng quân đội đầu tiên do một tổ chức quốc tế thành lập. Năm 1958 ông đề nghị lên Đại Hội Đồng một giải pháp cho cuộc khủng hoảng giữa Li Băng và Jordan, theo đó đề xuất thành lập nhóm quan sát LHQ tại Lebanon và văn phòng LHQ tại Jordan, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ và Anh rút khỏi hai nước này.
Với những tiền đề trên đây, Hammarskjold lại cùng với LHQ giải quyết các vấn đề phát sinh từ các nước đang phát triển mới giành độc lập. Trong sốđó đáng kể nhất là tình hình tại Congo tháng 7/1960 khi chính phủ mới ởđây phải đối mặt với sự nổi dậy của quân đội, vấn đề ly khai của tỉnh Katanga và sự can thiệp của quân đội Bỉ. LHQ đã gửi tới đây một lực lượng gìn giữ hòa bình, do chính Hammarskjold chịu trách nhiệm điều hành. Những năm sau đó tình hình lại xấu đi. Hammarskjold phải đối mặt với những khó khăn ở Congo và sự chỉ trích nhằm vào LHQ. Tháng 9/1961 giao tranh bùng phát giữa quân đội Katanga và lực lượng quân đội của LHQ. Giữa đêm 17 và ngày 18/9/1961 khi đang đi máy bay đến để hội kiến với tổng thống Tshombe của Katanga, máy bay bịđâm ở gần biên giới giữa Katanga và Bắc Rhodesia. Hammarskjold cùng 15 người khác bị thiệt mạng. Cùng năm đó ông được trao giải thưởng
Nobel Hòa Bình, trở thành vị Tổng Thư Ký LHQ đầu tiên có được vinh dựđó.
Ai đã biên tập bộ từđiển bách khoa "Encyclopédie"?
Denis Diderot (1713-1784) sinh ra tại Langres trong một gia
đình làm nghề sửa dao kéo. Ban đầu ông chịu sự dạy dỗ
của các thầy dòng (từ năm 1728 đến 1732). Trong thời
gian đó ông đã đọc rất nhiều sách, đủ các thể loại nhưng
Diderot thích nhất các tác phẩm cổ như các tác phẩm của
Horace và Homer. Năm 1732 Diderot nhận bằng bằng đại
học về nghệ thuật tại trường Đại học Paris. Cha ông muốn
ông theo học về y học hoặc luật, nhưng Diderot lại dành
thời gian cho những cuốn sách và ... phụ nữ. Sau khi bị cắt Denis đứt các viện trợ về tài chính, Diderot làm rất nhiều nghề Diderot(1713-như làm việc cho chưởng lý Clément de Ris (từ 1732-1734), 1784) làm gia sư, viết văn tự do, và bán sách thuê (1733-1744).
Sau 10 năm lang thang, năm 1743 ông kết hôn với Anne Toinette Champion. Để có thể nuôi sống gia đình mình, ông bắt đầu làm nghề dịch các văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Pháp.
Sau vài năm, cuộc hôn nhân của ông bắt đầu trở nên tồi tệ. Rất nhanh chóng, Diderot tìm thấy tình yêu mới cho mình, đó là Madeleine de Puisieux. Madeleine là một nhà văn, người đã viết cuốn "Les caractères" trong thời gian hai người có quan hệ với nhau. Ngoài ra Diderot còn có quan hệ tình cảm với Sophie Volland từ năm 1755 cho tới khi Sophie qua đời vào năm 1784.
Năm 1765 Diderot đã bán thư viện sách của mình cho nữ hoàng Catherien II nước Nga để làm của hồi môn cho con gái bà. Nữ hoàng đã bỏ tiền để ông hoàn thiện bộ sưu tập sách và để dùng cho các hoạt động khác. Trong năm 1773 và 1774 Diderot đã thực hiện một chuyến đi dài và khó khăn đến St. Peterburg để cảm ơn Catherine và dự định thành lập một đại học ở Nga. Chuyến đi đã làm tồi tệ thêm tình trạng sức khỏe vốn chẳng mấy khả quan của ông.
Ngày 31/7/1784 Diderot qua đời vì bị khí thũng và bệnh phù.
Tác phẩm
Từ những năm 1740, Diderot đã gây chú ý với tư cách là dịch giả các cuốn sách tiếng Anh. Ông đã dịch cuốn "Grecian History" của Temple Stanyan vào năm 1743, sau đó là cuốn "Inquiry Concerning Virtua and Merit" của Lord Shaftesbury (năm 1745) và cuốn "Medicinal Dictionary" của Robert James (từ 1746-1748). Từ chỗ còn gắn chặt với chủ nghĩa thần thánh xuất phát từ các nhà thần luận Anh (chủ yếu là Shaftesbury), Diderot đã chuyển sang một cái nhìn thẩm mỹ mở rộng hơn trong tác phẩm "Lettre sur les aveugles" (Một luận văn về sự mù lòa) trong năm 1749, tác phẩm đã khiến ông phải chịu một án tù ở nhà tù Vincennes. Còn trong tiểu thuyết "La Religieuse" (Nữ tu) của mình, Diderot viết về một nhân vật nữ chính buộc phải đi tu để nhằm mục đích khám phá tác động nguy hại của nhà tu kín đối với các nữ tu, những người phải sống tách biệt với xã hội thường ngày. Bộ phim dựa trên tác phẩm này của đạo diễn Jacques Rivett đã bị cấm ở Pháp vào năm 1966 nhưng trong năm tiếp theo lại được phát hành ở Anh. Trong số các tiểu thuyết khác của ông, đáng chú ý nhất là tiểu thuyết giang hồ "Jacques le fataliste et son maitre" (Jacques, người theo thuyết định mệnh), được lấy cảm hứng từ cuốn Tristram Shandy của Laurence Sterne. Cả hai tác phẩm đều chiếm được nhiều cảm tình của các độc giả hiện đại.
Năm 1745, Diderot bắt đầu biên tập cuốn "Encylopédie" cùng với nhà toán học Jean Le Rond d'Alembert. Ông này về sau lại bỏ công việc này vì ông ta tin rằng toán học là môn khoa học cơ bản hơn sinh vật học. Ban đầu Diderot chỉ dự định biên dịch cuốn "Cyclopaedia" của Ephraim Chambers. Nhưng rồi ông đã quyết định đã mở rộng phạm vi cuốn sách và biến nó thành công cụ truyền tải các quan điểm về nguồn gốc và các quan điểm cách mạng. Cuốn "Encyclopédie" được xuất bản vào khoảng thời gian từ 1751 đến 1772, gồm 17 chương bản in và 11 chương bản khắc. Những người cộng sự với Diderot gồm có Voltaire, Chevalier de Jaucourt và Marmontel. Cuốn sách đã gây nên rất nhiều tranh cãi, người xuất bản thì bị bỏ tù, rồi lại được thả ra và bị thu hồi giấy phép. Khi cuốn "Encyclopédie" mới xuất hiện, triết gia nổi tiếng và cũng là một người bạn của Diderot, Rousseau đã rất hào hứng với những quan điểm của cuốn sách và đã viết một bài báo ca ngợi tác phẩm này. Có thể nói "Encyclopédie" là tác phẩm đã tóm lược được tinh thần của thời kỳ Khai Sáng Pháp và là tác phẩm giá trị nhất của thời kỳđó.
Diderot còn là một học giả rất đa tài luôn theo sát các khuynh hướng phát triển khoa học của thời đại. Ông đặc biệt hứng thú với các phát hiện về sinh vật học trong những năm 1740. Trong các tác phẩm như "Pensées sur l'interprétation de la nature" (Giải thích về tự nhiên), "the Dialogue between D'Alembert and Diderot" (Cuộc đối thoại giữa D'Alembert và Diderot), "Le Rêve de d'Alembert" (Giấc mơ của D'Alembert's and the "Éléments de physiologie" (Các yếu tố sinh lý học), ông cũng đã xây dựng những lý thuyết về
cấu trúc tế bào và sự thích nghi của động vật, tiên đoán trước sự ra đời của các tác phẩm của Lamarck và Darwin.
Cũng như rất nhiều học giả cùng thời Diderot thể hiện trong tác phẩm của mình niềm tin rằng chỉ những người tốt mới có thể có hạnh phúc thực sự còn những kẻ làm giàu bất chính chắc chắn sẽ bị cắn rứt lương tâm. Theo ông con người nhìn chung rất dễ bị tổn thương bởi những thay đổi của môi trường. Ông cho rằng các tội ác trong xã hội xung quanh là do tác động không may của xã hội châu Âu (đặc biệt là xã hội Pháp).
Ai là người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ?
Người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ là Valentina Tereshkova. Cô sinh năm 1937 trong một gia đình nông dân ở vùng Yaroslavl thuộc Liên Xô cũ. Năm 18 tuổi, sau khi bắt đầu làm việc trong một nhà máy dệt, Valentina đã gia nhập một câu lạc bộ nhảy dù nghiệp dư.
Đầu năm 1961 chương trình vũ trụ của Xô Viết bắt đầu xem xét việc đưa phụ nữ vào không gian, họ muốn làm một điều gì đó "đầu tiên" để đối trọng với Mỹ. Năm đó Valentina 24 tuổi, cô đã đăng ký vào chương trình để trở thành một nhà du hành vũ trụ.
Quy trình tuyển chọn bắt đầu từ giữa năm 1961 dưới sự giám sát của Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ. Vì khi đó chẳng có nhiều phi công nữ nên người ta tập trung tuyển chọn từ những phụ nữ biết nhảy dù. Năm 1962 Valentina cùng 4 người nữa được chọn để đào tạo thành nhà du hành vũ trụ.
Toàn bộ chương trình phải được giữ bí mật. Vì thế Tereshkova đã nói với mẹ là cô chuẩn bị tham gia một trại huấn luyện dành cho đội nhảy dù. Về sau đến khi chuyến bay của cô vào vũ trụ được thông báo trên radio thì bà mẹ mới biết sự thật. Danh tính của những người phụ nữ khác trong chương trình cũng không được tiết lộ cho đến cuối thập niên 1980. Valentina Tereshkova là người duy nhất trong nhóm được bay vào không gian. Chuyến bay lịch sử của Valentina được dự kiến vào tháng 6/1963, sau đợt tập huấn kéo dài 15 tháng. Chương trình huấn luyện cơ bản cũng giống như chương trình huấn luyện dành cho các phi hành gia nam giới. Các nữ phi hành gia này cũng được phong chức trung úy trong lực lượng không quân Xô Viết. Đồng thời không quân cũng kiểm soát cả chương trình du hành vũ trụ.
Valentina Tereshkova được chọn để bay trên tàu Vostok 6, dự kiến vào ngày 16/6/1963. Chương trình tập huấn của cô gồm ít nhất là hai lần mô phỏng môi trường không gian kéo dài 6 và 12 ngày. Ngày 14/6/1963 nhà du hànhValariy Bykovsky bay lên vũ trụ trên tàu Vostok 5. Tereshkova và tàu Vostok 6 được phóng lên 2 ngày sau đó, bay theo tín hiệu điều khiển Chaika. Bay theo hai quỹ đạo khác nhau, Vostok 5 và 6 bay gần nhau trong tầm 5 km và các phi hành gia trao đổi các thông tin ngắn với nhau. Sau đó Tereshkova và tàu Vostok tách khỏi tên lửa ở tầm 6000m cách mặt đất và đáp xuống nhờ một chiếc dù. Cô hạ xuống ở gần Karaganda, Kazakhstan vào ngày 19/6/1963.
Chuyến bay của cô kéo dài 70 giờ 50 phút trong không gian với 48 vòng quanh quỹ đạo.
Tháng 11/1963 Valentina kết hôn với nhà du hành Andrian Nikolayev. Một năm sau, họ có một đứa con gái, đứa trẻ đầu tiên của cặp vợ chồng đã từng bay vào vũ trụ. Tuy nhiên về sau hai người lại ly dị.
Năm 1969 chương trình vũ trụ dành cho phụ nữ bị giải tán và mãi đến năm 1982 người phụ nữ thứ hai mới được bay vào không gian, đó là nhà du hành vũ trụ người Xô Viết Svetlana Savitskaya trên tàu Soyuz. Đến năm 1983 người Mỹ mới đưa người phụ nữ đầu tiên bay vào vào vũ trụ. Đó là Sally Ride, một phi hành gia và một nhà vật lý, bay trên tàu con thoi Challenger. Với thành tích của mình Valentina Tereshkova đã được trao tặng bằng khen của Lenin và danh hiệu Anh hùng Xô Viết. Sau đó cô còn được giữ chức chủ tịch Ủy ban Phụ nữ Xô Viết và là thành viên của Xô Viết Tối Cao, quốc hội Liên
Con tem có hình Bang Xô Viết, và đoàn chủ tịch của chính phủ Xô Viết. Valentina phát hành năm 1963
Ai là nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam?
"Nhất kính chiếu tam vương"
Vị nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam tên là Nguyễn Thị Du. Bà sinh ra tại làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bà là người tuyệt sắc, lại rất thông minh, năm 10 tuổi đã biết làm văn bài. Ông thân bà tiếc tài con gái, cho cải nam trang đi học.
Năm 17 tuổi, chúa Mạc mở khoa thi, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa còn chính thầy học của bà chỉ đỗ thứ hai. Khi dự yến đãi các tân khoa, chúa Mạc thấy nhan sắc và phong cách của bà sinh lòng ngờ vực, gạn hỏi và khám phá ra bà là gái giả trai, bèn nạp cung phong làm Tinh Phi ngụ ý khen bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao. Thời xưa phụ nữ không được phép đi thi, thậm chi dự một buổi bình văn ở nhà Giám (Quốc Tử Giám) cũng không được. Bà cải trang đi thi như thế là phạm tội khi quân, nhưng chúa Mạc không những không trừng phát mà còn nạp cung, phong tước phi, tỏ ra rất quý trọng tài sắc của bà.
Nhà Mạc mất, bà vào rừng ẩn náu, bị quân Trịnh bắt được. Bà chống gươm xuống đất nói: "Các người bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp chúa của các ngươi, nếu vô lễ thì với lưỡi gươm này ta sẽ tự tử". Quân Trịnh bèn giải bà về nộp chúa Nghị Vương, chúa rất sủng ái. Về già bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Nghị Vương mất, con là Dương Vương lên nối ngôi, triệu bà ra giữ chức Lễ Sư dạy cung nhân, nên người ta cũng gọi bà là Lễ Phi.
Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành
mạch, cả hai chúa Trịnh đều khen ngợi, trọng vọng. Các
biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ bà khảo duyệt lại. Khoa Tân Mùi (1631) em họ ngoại bà là Nguyễn Minh Triết (sau đổi tên là Nguyễn Thọ Xuân) ứng chế xong bảo với bạn hữu: "Bài của tôi viết, cả triều chưa dễ mấy ai hiểu, có chăng chỉ bà chị tôi là Lễ Phi mới hiểu được mà thôi". Quả nhiên, bài đưa ra nhiều điển lạ, quan trường không hiểu hết, chúa hỏi thì bà lý giải cặn kẽ, chúa cho Xuân đỗ đầu.
Tương truyền nhà bà có ngôi tiên phần ở núi Trì Ngư, thuộc kiểu đất "nhất kính chiếu tam vương" (một gương soi ba vương), bà thờ ba đời chúa chính ứng với điều này.
Năm 70 tuổi bà xin về làng, dựng am Đàm Hoa để ở, lại được cấp các thuế trong làng làm ngụ lộc.
Bà mất năm 80 tuổi, táng ở núi Trị Ngư, làng Kiệt Đặc. Ngọn tháp xây trên mộ gọi là Tinh Phi cổ tháp, được liệt vào hạng Chí Linh Bát Cổ, có khắc mười chữ trên bia: "Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương". Trong bia Chí Linh Bát Cổ cũng ghi lại bài thơ đề trên Tinh Phi cổ tháp: Ngọc thủ chiết cao chi, Kinh nhan lưu cố thấp; Tùng cổ thử giang sơn; Chí kim kỷ minh giáp; Hoa thảo tự khai tạ, Ngư tiều tương vấn đáp; Sơn sắc chính thanh hương, Thu thanh hà tiêu táp.
Đại ý: "Một cái tay ngọc ngà vin bẻ cành đan quế thứ nhất khi xưa kia, nay thì trên cái kiểu đất hình mặt gương này còn lưu lại với đời một tòa tháp cổ. Giang sơn này từ bấy lâu nay trải bao năm tháng mà còn đối với cái cảnh cổ tháp này, chỉ có hoa kia tự khai khai tạ cùng ông ngư phủ, chú tiều phu khi qua tới mà cùng nhau trò chuyện mà thôi. Đang khi ta viếng cảnh nhớ người, núi non xanh ngắt một màu, bỗng đâu xào xạc tiếng gió thu, giục lòng khách thương kim tự tích". Bài thơ này do Nguyễn Trọng Thuật sao chép lại, khi ấy cổ tháp không còn dấu vết, duy chỉ có một ngôi chùa nhỏ làng Kiệt Đặc còn thờ tượng bà. Trên bàn có bức hoành phi đề hai chữ "Hoa Am" và môt đôi câu đối:
Giáp khoa tiên chiếm Cao Bình bảng, Đại bút do truyền bát cổ bi.
Lại có một cái bia do chúa Trịnh tặng phong là Chính Vương Phủ Thị Nội Cung Tần Đức Lão Lễ Sư. Chúa cấp ruộng hương hỏa để thờ bà. Sự tích bà còn ghi trong Chí Linh Phong Thổ Ký. Làng Kiệt Đặc thờ bà làm thần.
Sự nghiệp văn chương
Bà giỏi cả Hán văn lẫn Quốc Âm, sáng tác nhiều, tiếc rằng ngay từ thế kỷ XVIII đã bị thất lạc gần hết. Văn thơ bà có tiếng là hay, song những câu còn được lưu truyền lại không mấy xuất sắc. Bà có soạn một tập Gia Ký bằng quốc âm, văn vần, ghi chép việc riêng của mình. Đây là cảm nghĩở dọc đường khi lánh nạn lên Cao Bằng: Đành thay là kẻ có mình Che trên đã có trời xanh phù trì
Bà tự ví mình với Bạc Thị, vợ Hán Cao Tổ, có tiếng là người hiền đức:
Hiềm vì một chút đảo điên Song le Bạc thị vốn duyên Hán hoàng
Bà xưng là người hiền cũng không ngoa, trong làng có người làm hại anh bà, nhưng khi vinh hiển, bà không thèm cậy quyền thế để trả thù, ai cũng khen phục bà là người độ lượng. Người ấy sau hết lòng phụng sự bà. Tự xét về văn tài mình bà viết: Nữ nhi dù đặng có thi Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên
Trong làng có cậu ấm chọc ghẹo, bà ghét: Sá gì vàng đá hỗn hào Thoảng đem cánh phượng bay cao Thạch thành
Bà còn lập cho học trò Chí Linh một Văn Hội, ngày rằm, mồng một, họp tại nhà thờ họ bà ở làng Kiệt Đặc, đợi đầu bài của bà ở kinh cho chạy ngựa trạm đem về. Riêng sự kiện này cũng chứng tỏ chúa Trịnh quý bà lắm mới cho dùng ngựa trạm là của công để phục vụ riêng cho học trò của bà ở huyện Chí Linh. Bài làm xong đóng hòm gửi về kinh, bà chấm rồi gửi trả. Bà lại xuất tiền cho người trưởng họ chu biện cơm nước cho sĩ tử hôm làm bài. Văn học Chí Linh thịnh là nhờ công không nhỏ của bà.
"Vết mực loang - Rorschach" ra đời như thế nào?
"Kleck" - trò chơi vết mực loang (inkblot)
Sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em tại Zurich, Thuỵ Sỹ (1884-1922). Cha là thầy giáo dạy vẽ. Hermann Rorschach luôn luôn là một học trò ngoan, xuất sắc và một thiên hướng đặc biệt về khoa học và nghệ thuật.
Ở trường, Hermann luôn đứng đầu với điểm số cao nhất và những ý tưởng độc đáo khiến người khác lầm tưởng là "điên rồ" hay lập dị.Hermann Rorschach
Được thừa hưởng từ người cha óc hài hước, năng khiếu về hội hoạ, Rorschach tỏ ra rất say mê với những gam màu, những tác phẩm hội hoạ.
"Kleck! Kleck! Kleck! - vết mực loang! Là cái nick name các bạn đặt cho Rorschach khi nhận thấy cậu tỏ ra đặc biệt say mê với trò chơi này. Một giọt mực nhỏ xuống tờ giấy trắng, gấp đôi, mở ra... chúng đã có cả một "công trình nghệ thuật".
Chẳng ai biết trước về sự ngẫu nhiên đã gắn kết cuộc đời cống hiến của ông với trò chơi ngộ nghĩnh và thông minh về giọt mực loang.
Rorschach đã từng ước mơ trở thành một nghệ sỹ tài ba và nổi tiếng. Cậu đã trải qua một thời gian đấu Một trong những
tranh tư tưởng giữa một bên là niềm yêu thích nghệ hình ảnh thực
thuật với một bên là niềm đam mê khoa học. Tốt nghiệm
nghiệp trung học ở Schaffhausen, cậu đã viết thư cho Ernst Haekel (1834-1919) - một nhà khoa học ủng hộ học thuyết tiến hoá của Dawin để tìm được một lời khuyên cho hướng đi của mình.
Haekel đã khuyên Rorschach nên theo lựa chọn thứ 2. Năm 1904, cậu đã quyết định theo học trường y hoa ở Zurich và dành phần lớn thời gian cho việc học tập tại nơi này.
Niềm đam mê nghiên cứu tâm thần học
Ngày đó, Zurich là một trung tâm nghiên cứu và trị bệnh tâm thần danh tiếng ở Châu Âu. Ông đã trở thành một sinh viên y khoa với ước ao cháy bỏng trở thành một chuyên gia về tâm thần học.
Chính động lực và niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đã khiến Rorschach mài công nghiên cứu một cách nghiêm túc, say mê tại trường Đại học Burghozli về việc khám và điều trị cho những bệnh nhân tâm thần.
Rorschach lấy những người tiên phong là Auguste-Henri Forel (1848-1931), Eugen Bleuler, Carl Gustav Jung là người đi xa nhất trong việc hệ thống, nghiên cứu những hành vi vô cảm và những biểu hiện cảm xúc của bệnh nhân tâm thần để tìm ra phương pháp chữa trị hợp lý làm tấm gương nỗ lực phấn đấu.
Thời gian này, các nhà khoa học luôn nhìn nước Nga với con mắt ngưỡng mộ về những thành tựu vĩ đại mà họđã đạt được trong đó có ngành tâm lý học trị liệu. Rorschach không nằm ngoài sốđó. Ông đã tìm cách để được dịp gặp gỡ với các nhà thần kinh học nổi tiếng ở đất nước này.
Năm 1909, Rorscach tốt nghiệp đại học Y khoa ở Zurich và kết hôn với một cô gái Nga sinh sống ở Thuỵ Sỹ. Sau đó, ông quyết định chuyển về sinh sống lâu dài ở Nga. Nhưng trước hết phải hoàn thành chương trình học tập ở Thuỵ sỹ.
Những vết mực nhoè nói lên điều gì?
Năm 1909, ông được nhận vào làm bác sỹ tại bệnh viện tâm thần ở Munsterlingen. Tiền lương có vẻ khá khẩm hơn trước chút ít. Năm 1910, ông kết hôn và tiếp tục công việc tại nhà thương điên cho tới năm 1913.
Rorschach cùng Gehring - một người bạn đồng nghiệp thực hiện một cuộc nghiên cứu và điều tra nhằm kiểm tra hành vi, thái độ và xúc cảm của bệnh nhân và trẻ em.
Ban đầu, Rorschach chỉ được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tâm thần. Có vẻ như không động chạm đến chuyên môn mà ông đang say mê nghiên cứu. Hàng ngày, Rorschach đi quanh bệnh viện, quan sát những biểu hiện của từng bệnh nhân, xem hồ sơ lý lịch, làm quen, trò chuyện và... lại một ý tưởng xuất hiện trong khoảnh khắc chớ trêu.
Tại sao không dựa trên ý tưởng về những vết mực nhoè loang lổ trên giấy nhỉ? Những hình thù khác nhau, tuỳ mỗi người bằng trí tưởng tượng liên kết một cách lôgic các hình ảnh sẽ phản ánh thực chất được tâm lý của họ.
Công cuộc nghiên cứu bắt đầu...
10 bức tranh được nghiên cứu và đưa ra những quy tắc đánh giá chuẩn. Đen, trắng, sặc sỡ đều có thể là tấm gương phản ánh tâm trạng, hành vi của bệnh nhân. Ông cho họ lần lượt ngắm các bức tranh, diễn tả nó và hỏi những câu hỏi xung quanh những hình ảnh mà họ cảm nhận, cảm giác được. Quan sát hành vi, ngôn ngữ, những biểu hiện thể chất để khám phá được tư duy, cảm xúc của mình. Điều đó chẳng phải lý thú sao?
Mặc dù chưa được hệ thống lắm nhưng sự yêu thích bộ môn khoa học phân tâm học đã khiến anh không thể đặt sang một bên những ý tưởng về nó. Anh háo hức giải thích những gì đang diễn ra trong tâm trạng của người bệnh khi cho họ tự tay cầm cây vẽ nên những ý tưởng của mình. Hãy cho bệnh nhân tự do cầm một tờ giấy, họ sẽ vẽ nên tất cả những gì họ nghĩ, họ tưởng tượng và chúng ta sẽ hiểu hơn về họ.
Người bác sỹ cần phải là một người bạn đem lại niềm vui, giúp họ cởi mở, chứ không phải điều trị theo cách doạ nạt hay ra lệnh. Những ảo giác, những cảm xúc của con người được liên kết với nhau một cách logic. Tại sao không?
Ông ta lấy vợ năm 1910 và tiếp tục làm viêc tại nhà thương điên cho tới năm 1913. Ông ta trở nên rất nổi tiếng với các bệnh nhân bởi sự thiết lập, tổ chức giải trí bằng cách đóng kịch. Ông đã đem một con khỉ đến làm trò tiêu khiển cho một bệnh nhân, quan sát những hành vi của anh ta và đã xác định được cách chữa trị.
Năm 1917, Hermann và Olga Rorschach sinh con trai sinh đầu, 2 năm sau sinh một bé gái.
Vị bác sỹ thân thiện không ngừng nghiên cứu
Vào cuối năm 1915, Rorschach đã được bổ nhiệm làm giám đốc bệnh viện thần kinh Herisau, phía tây Thuỵ Sỹ, gần biên giới Áo. Đó là quãng thời gian ông Không hề có thư ký hoặc bác sỹ cấp nhỏ hơn.
Không có người làm công hoặc thư kí, không có các thầy thuốc ở cấp nhỏ hơn. Ông đã mở khóa học cho các y tá đầu tiên ở Switzeland. Đây là khoảng thời gian ông phải đối mặt với rất nhiều áp lực và khó khăn trong công việc nhưng Rorschach vẫn dành thời gian cho công việc nghiên cứu về tâm lý học với nhiều giáo phái tôn giáo khác nhau.
Năm 1917, Szman Hens bất ngờ công bố đề tài tiến sỹ về cách kiểm tra inkblot mà Rorschach đã cùng Eugen Bleuler dày công nghiên cứu. Phương pháp của Hens tương tự với những gì Rorschach đã áp dụng từ năm 1911, về khả năng tưởng tượng các chủ đề bức tranh inkblot. Điều này đồng nghĩa với việc công sức mà Rorschach bỏ ra đã trở thành vô ích.
Không thể thất bại, Rorschach lao vào khôi phục lại tất cả các kết quả của các cuộc thí nghiệm. Ông say sưa làm việc nhưđiên cuồng. Cũng sử dụng 40 bức hình khác nhau, 15 hình trong sốđó được sử dụng nhiều nhất, thu thập câu trả lời của 305 người từ cuộc kiểm
tra, trong đó 117 người không phải là bệnh nhân, ông hỏi xem anh ta đã nhìn thấy những gì trên bức hình đó? Rorschach đã dựa vào các câu trả lời, nó cho phép ông phân biệt các khả năng nhận biết ký tự, hình ảnh, sự liên tưởng, thông minh của những bệnh nhân của ông.
Các đồng nghiệp của Rorschach đã ủng hộ công việc này và động viên ông công bố các nghiên cứu. Các bản thảo của ông có các phiên bản đầu tiên phương pháp điều tra, bao gồm 15 hình ảnh và được gửi tới 6 nhà xuất bản. Nhưng tất cả đều từ chối chúng. Cuối cùng, nhà xuất bản ở Bern đã chấp thuận in cuốn sách, với điều kiện phải giảm số lượng xuống chỉ còn 10 cuốn. Tháng 6 năm 1921, cuốn sách đầu tiên được in ra tuy hình ảnh không được như ý muốn. Chúng đã bị giảm kích thước, các màu sắc loang lổ, ánh sáng và độ tương phản bị thay đổi.
Sau đó không lâu người ta nhận ra những gì mà Rorschach đã trải qua, những công trình nghiên cứu có giá trị với một sự cống hiến lớn lao cho bộ môn khoa học thần kinh. Sau này, người ta đã dung 10 hình ảnh đó để làm phương pháp kiểm tra tâm lý - phương pháp lấy tên ông "phương pháp vết mực loang Rorschach".
Năm 1919, Hiệp hội khoa học thần kinh thành lập, cùng với Emil Oberholzer, Zulliger và Pfister, Rorschach đã trúng cử chức phó chủ tịch hội. Công việc của ông đã nhận được sự tôn trọng của cả thế giới. Đã có cả một viện ở New York đã được thành lập năm 1939 và được mang tên ông.
Năm 1922, ông qua đời. Hình ảnh của ông vần được mọi người nhớ đến với khuôn mặt hài hước, nụ cười thân thiện, một bác sỹ tài ba có những cống hiến vĩ đại cho khoa học về thần kinh.
Ai được mệnh danh là thần đồng toán học thế kỷ XVII?
Cậu bé và những lý lẽ cuối cùng của sự vật
Blaise Pascal sinh tại Clermont Ferrand, miền Auvergne nước Pháp, ngày 19 tháng 6 năm 1623. Khi Pascal chào đời, ông Etiene - cha cậu bé thiên tài là chánh án tòa Hộ tại Clermont. Năm Pascal lên 3 tuổi, mẹ Antoinnette Bégan từ trần để lại cho Etienne 3 đứa con nheo nhóc và nhỏ dại.
Ngay từ khi mới tập nói, Pascal đã tỏ rõ mình là một đứa trẻ thông minh khác thường hỏi người lớn những câu hỏi hóc búa và khó tìm kiếm được lời giái đáp. Khi ngồi quan sát con chìm trong suy nghĩ, Etienne tin chắc rằng con mình là một thiên tài thực thụ.
Điều này khiến cho ông quyết định chọn cách giáo dục để tăng khả năng phát triển trí tuệ cho con bằng cách giao những công việc khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo cho Pascal.
Năm 1631, ông Etinene nhường chức vụ của mình cho người khác và dọn nhà đến thành phố Paris để đảm nhiệm trách nhiệm dạy con cho tốt. Cậu được học cách quan sát, suy luận và bình đẳng trong các cuộc đàm luận với cha. Ban đầu, ông Etinene hướng cho Pascal học tiếng La Tinh và tiếng Hi Lạp - 2 thứ ngôn ngữ khó nhất và xen kẽ trong các giờ học là các câu chuyện về khoa học.
Vì muốn con chuyên tâm vào học những kiến thức mình đã cố tình định hướng, Etinene đã cất giấu tất cả các cuốn sách về khoa học và toán học ở một nơi chỉ ông mới biết.
Một hôm, khi Etinene bước vào phòng, ông đã đứng sững người khi nhìn thấy con trai đang loay hoay dùng phấn chứng minh trên nền nhà định luật thứ nhất trong 32 định luật của Euclide và yêu cầu Pascal thuật lại. Những lập luận phi thường, những cách lý giải thông minh đến mức, Etinene phải chạy sang bên hàng xóm khóc lên vì sung sướng.
Với một cậu bé 12 tuổi bình thường, có lẽ chỉ có trò chơi mới khiến cho chúng hứng thú. Vậy mà, Pascal đã chứng minh được rằng tổng số các góc trong một tam giác bằng hai góc vuông, đúng như Euclide đã từng phát biểu -đó là một bài toán hóc búa đối với cả người lớn. Hơn thế, xưa nay, Etinene chưa từng dạy con học Toán bao giờ, vậy mà Pascal đã có những khái niệm của riêng mình khi định nghĩa các hình trong hình học.
Từđó, Pascal mới bắt đầu được cha cho phép đọc cuốn khái luận của Euclide. Niềm say mê toán học đã khiến cho Pascal không hề khó khăn khi đọc chúng, chẳng bao lâu mọi người đã biết đến cậu như một thần đồng về toán học.
Các lập luận cho vị thiên tài
Ông Etinene có một mối quan hệ rất rộng rãi với các nhân vật danh tiếng về khoa học như: Mersenne, Desargues, Fermat, Roberval... nên trong mỗi cuộc hội thảo của họ Pascal luôn được tham gia đóng góp ý kiến về tư tưởng hoặc phê phán những tác phẩm của các nhà bác học đương thời, trình bày những đề tài do mình khám phá.
Chưa đến 16 tuổi, Pascal đã hoàn thành cuốn "Khảo Sát về Thiết Diện Côníc" (Traité des sections coniques, 1640) theo phương pháp Hình Học của Desargues. Cuốn sách này đã khiến cho Mersenne, Descartes và rất nhiều nhà toán học tài ba khác khâm phục.
Nó bao gồm các công trình của Apollonius nhưng Pascal đã tìm ra một phương pháp nhanh hơn, thông minh hơn và tổng quát hơn. Họ đều cho rằng: cuốn sách này chính là một công trình bậc thầy chứ không phải là của một thiếu niên 16 tuổi. Nhưng đáng tiếc, Pascal đã từ chối in cuốn sách này. Ngày nay, người ta chỉ còn lưu giữ được 2 cuốn sách đầu tay của nhà thiên tài toán học Pascal.
Năm 1638, khi chính phủ Pháp ra lệnh giảm bớt lợi tức của Tòa Đô Chính Paris, một nhóm người đã đứng lên phản đối trong đó có người cha của Pascal. Vì vậy ông Etienne bị Thủ Tướng Richelieu cho người theo dõi và phải trốn về miền Auvergne. Lúc bấy giờ, Pascal 15 tuổi và cô em gái Jacqueline 13. Giống như anh trai, Jacqueline cũng nổi tiếng là một thần đồng về thơ văn. Rất nhiều người và ngay cả Thi Hào Corneille đều ưa thích đọc thơ của Jacqueline.
Nhờ tài năng về Thơ Phú, Jacqueline được phép đóng kịch trước Hồng Y Giáo Chủ Richelieu và xin được ân xá cho cha. Ông Etienne nhờ vậy được phép trở lại Paris và lại được cử giữ chức vụ Giám Đốc Thuế Vụ miền Rouen.
Nhưng trách nhiệm này làm ông Etienne mệt mỏi vì sổ sách kế toán quá nhiều. Để giúp đỡ cha, Pascal đã sáng chế ra một chiếc máy tính mà nguyên tắc của nó còn được áp dụng cho các loại máy tính tối tân ngày nay.
Năm 1646, đạo Cơ Đốc Giáo tràn về vùng Pascal cư ngụ. Ông Etinene không ưa thích tôn giáo nên một lần nữa, cả gia đình lại chuyển về Paris. Năm 1651, cô em gái Jacqueline của Pascal liền vào nhà tu tại Port Royal. Do ảnh hưởng này, Pascal đã để tâm tới tôn giáo cũng như tới các vấn đề thần học.
Những khám phá thực nghiệm
Cũng trong khoảng thời gian này, Pascal bắt đầu thực hiện các thí nghiệm của Torricelli và phổ biến các điều khám phá của mình trong tác phẩm "Các thí nghiệm mới liên quan tới khoảng chân không".
Ông đã dùng lập luận của mình để đánh đổ những quan niệm của Aristotle về chân không và ông cũng đưa ra những khám phá mới về áp suất không khí. Pascal đã tìm thấy kết luận rằng càng lên cao, áp suất của không khí càng giảm đi. Các kết quả chính xác của Pascal đã được các nhà khoa học chế tạo được các phong vũ biểu và các cao độ kế.
Dựa vào các thí nghiệm của của Torricelli, Pascal còn tìm cách tổng quát hóa những ý niệm về chất lỏng. Ông đã thiết lập nhiều định luật về áp suất của chất lỏng để rồi phổ biến qua tác phẩm:"Khảo sát sự cân bằng chất lỏng". Khám phá vĩ đại này đã khiến cho Pascal được được tôn vinh là người sáng lập ra môn Thuỷ Động Học(Hydrodynamics).
Sau khi cha qua đời, Pascal lao vào khảo cứu khoa học và lưu tâm đến lý thuyết khoa học của cách đánh bài và nghiên cứu phép tính xác suất. Năm 1654, ông đã phổ biến kết quả qua các bức thư viết cho Fermat và qua cuốn "Khảo Sát về Tam Giác Số Học".
Năm 1658, Pascal lại bị chứng đau răng hành hạ và vì muốn tìm quên nỗi đau nhức, Pascal quay ra làm Toán. Ông nghiên cứu hình học Cycloide, là thứ hình học đang được Roberval và các nhà toán học đương thời khảo sát. Pascal đã tìm ra được nhiều tính chất quan trọng nhưng vì muốn chứng tỏ các điều khám phá của mình có thể giải đáp được nhiều bài toán hắc búa, Pascal đề nghị một cuộc thách đố vói các nhà toán học.
Nhiều người đã nhận lời trong đó có Wallis và Laouère, nhưng cuối cùng chỉ Pascal cho ra các kết quả hoàn toàn.
Sau đó, ông còn tiếp tục viết sách và nghiên cứu về Triết học. Những lý lẽ, lập luận và lối hành văn của ông đã quyến rũ được được cả dân chúng Paris, ông cũng được tôn vinh là một nhà khảo cứu tư tưởng Triết học lỗi lạc.
Tháng 6 năm 1662, Pascal đem nốt căn nhà mình ở tặng cho một gia đình nghèo đang mắc bệnh đậu mùa. Ông dọn tới ở nhờ người chị gái Gilberte. Tại nơi này, Pascal bịốm nặng và cơn bệnh còn hành hạ ông trong hai tháng. Ngày 19/8/1662, Pascal qua đời.
Ai là người phát hiện ra lực hấp dẫn?
Isaac Newton sinh năm 1642 trong một trang trại ở vùng Lincolnshire, nước Anh. Cha ông mất trước khi ông ra đời 2 tháng. Khi Isaac Newton lên 3, mẹ ông đi bước nữa và Isaac Newton vềở với bà ngoại. Tuy sống ở nông trang nhưng Isaac Newton không hề thích công việc đồng áng, vì vậy ông đã quyết định theo học tại trường đại học Cambridge.
Isaac Newton được sinh ra chỉ một thời gian rất ngắn sau cái chết của Galileo, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Galileo là người đã chứng minh được rằng mọi hành tinh quay quanh mặt trời chứ không phải quanh trái
đất như người ta vẫn nghĩ. Isaac Newton đã rất quan tâm đến những phát kiến của Galileo cũng như của những nhà khoa học khác. Ông cho rằng vũ trụ cũng chỉ hoạt động giống như một cỗ máy và chịu tác động của một số luật đơn giản. Cũng giống như Galileo, Isaac Newton nhận ra rằng toán học là một phương tiện hữu hiệu nhất để giải thích và chứng minh các định luật. Và Isaac Newton đã trở thành một nhà khoa học vĩ đại khi ông biết kết hợp ý tưởng của ông với ý tưởng của nhà bác học khác để vẽ nên một bức tranh về nguyên lý hoạt động của vũ trụ.
Isaac Newton đã giải thích nguyên tắc họat động của vũ trụ thông qua toán học. Ông đã lượng hóa tất cả các định luật về chuyển động và lực hấp dẫn. Những định luật này là những công thức toán học giải thích tại sao các vật thể chuyển động khi có một lực tác động lên chúng. Vào năm 1687, khi đang làm giáo sư tại ĐH Trinity, Isaac Newton đã cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng nhất của mình, cuốn Những nguyên lý cơ bản. Trong cuốn sách này, Newton đã đã giải thích 3 định luật cơ bản chi phối sự chuyển động của các vật thể. Bên cạnh đó, ông tình bày những ý tưởng hay giả thuyết của mình về lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là một lực làm cho mọi vật có chiều hướng chuyển động rơi xuống. Ví dụ như một chiếc bút chì rơi khỏi cái bàn, nó sẽ rơi xuống đất chứ không phải bay lên trên trần nhà. Trong cuốn sách này, ông cũng đã sử dụng những định luật của mình để chỉ ra rằng các hành tinh quay quanh mặt trời theo những quĩ đạo hình elip chứ không phải hình tròn.
Isaac Newton đã sử dụng 3 đinh luật để giải thích sự chuyển động của các vật. Người ta thường gọi đó là Những định luật của Newton.
Định luật thứ nhất nói rằng, một vật nếu không chịu bất cứ lực tác động nào sẽ đứng im hoặc chuyển động theo một đường thẳng với một tốc độ không đổi. Xu hướng chuyển động theo đường thẳng với tốc độ không đổi đó hay đứng yên được gọi là quán tính.
Định luật thứ hai giải thích một lực sẽ tác động như thế nào lên sự vật. Một vật sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn nếu như có một lực tác động lên nó. Nếu như một người nào đó ngồi lên chiếc xe đạp và đạp thì chiếc xe sẽ chuyển động. Nếu như có ai đó đẩy đằng sau nữa thì chiếc xe sẽđi nhanh hơn nhưng nếu kéo lại thì nó sẽ chậm lại.
Định luật thứ ba phát biểu rằng, khi một vật bị kéo hoặc đẩy, nó sẽ tạo ra một lực tương đương nhưng với hướng ngược lại. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, nếu như một người nâng một cái thùng nặng, họ phải sử dụng một lực để nâng nó lên. Cái thùng nặng là do nó đã sinh ra một lực ngang bằng với lực nâng của người nâng nhưng có hướng chuyển động ngược lại. Khi đó trọng lượng sẽ chuyển từ người nâng xuống sàn nhà thông qua đôi chân. Và sàn nhà cũng sẽ tạo ra một lực ép ngược trở lại lên trên với độ lớn bằng độ lớn lực đã tác động lên nó. Nếu như lực đẩy trở lại của sàn nhà không đủ lớn thì người nâng sẽ ngã nhưng nếu quá lớn thì người nâng sẽ bay ngược lên trên.
Và nổi tiếng nhất là điển tích Isaac Newton ngồi
dưới gốc cây táo và khi nhìn thấy quả táo rơi
ông đã nghĩ về một lực chi phối hướng di
chuyển của quả táo và sau một quá trình tìm tòi
ông đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Theo định luật này, lực hấp dẫn là lực hút giữa
2 vật. Tuy nhiên, Newton không chỉ nghĩ rằng
luật này chỉ tồn tại hạn chế trên trái đất và giữa những vật tồn tại trên nó. Liệu lực này có tồn tại đối với mặt trăng hay bất cứ vật thể nào xa hơn nữa? Isaac Newton đã tính toán lực cần thiểt để giữ mặt trăng luôn chuyển động quanh trái đất. Sau đó, ông so sánh lực đó với lực đã làm quả táo rơi xuống đất và ông đã khám phá ra là chúng như nhau. Và ông khẳng định rằng mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo một quỹ đạo là do lực hấp dẫn của trái đất.
Những tính toán của Isaac Newton đã thay đối suy nghĩ của mọi người về vũ trụ. Trước khi những định luật của Newton ra đời, người ta vẫn cho rằng các hành tinh chuyển động theo một quỹ đạo là do một lực siêu nhiên nào đó tác động. Nhưng Isaac Newton đã làm rõ tất cả và những phát kiến của ông đã tạo ra một bước đột phá lớn cho nền khoa học ngày nay.
Thác Niagara nằm ởđâu?
Thác này cách thành phố New York 446 dặm về phía Tây và . Nhiều vợ chồng mới cưới đến thác Niagara hưởng tuần trăng mật. Nhiều người khác cũng đến đây nữa. Gần 10 triệu người thăm thác nước đẹp này mỗi năm.
Thác Niagara Thác Niagara ở trên sông Niagara, nằm ở trung tâm phía
đông của Bắc Mỹ. Sông này nối hồ Erie và hồ Ontario ( thác này nằm ở phía Đông nam của hồ), hai trong Ngũ Đại Hồ. Một bên thác thuộc Canada, và bên kia thuộc Hoa Kỳ. Thác Niagara bao gồm 2 thác nước lớn: Horseshoe hay Canadian Falls ( cao 57m tương đương với 187 feet ) bên phía sông Canada và American Falls ( cao 55m tương đương với 182 feet ) ở bên phía Mỹ. Thác nước được phân chia bởi hòn đảo Goat, New York. Chiều dài của thác Horseshoe có hình lưỡi liềm và chứa một lượng nước gấp 9 lần thác bên phía Mỹ là vào khoảng 670m ( tương đương 2200 feet) và đỉnh khá thẳng đứng của thác bên phía mỹ dài khoảng 328m ( khoảng 1075 feet). Một phần nhỏ của thác Mỹ gần đảo Goat còn có tên là thác Bridal Veil. Niagara không phải là thác nước lớn nhất trên thế giới, nhưng nó rất lớn. 1 triệu rưỡi gallon nước chảy qua thác mỗi giây. Người Mỹ và Canada dùng nước để sản xuất điện.
Thác Niagara được tạo nên cách đây khoảng 2000 năm, khi những dòng sông băng kiến tạo lại miền bắc. Theo đó nước từ hồ Erie chảy vào Niagara Escardment, một dải đất hẹp hình cung vắt ngang qua vùng Ngũ Hồ ở phía Bắc, từ Wisconsin tới New York. Sự xói mòn đã dần dần đẩy thác nước ngược dòng khoảng 11km ( tương đương với 7 dặm) tạo nên Niagara Gorge. Trước những đề án phân chia dòng thác được người ta đưa ra vào những năm 1950 và 1960, Horseshoe đã rút xuống ở mức hơn một m ( tương đương với 3 feet). Cùng với việc hãm lại các dòng chảy để làm chậm sự xói mòn, phải cần đến 30 năm để rút ngắn độ dài của dòng thác mà nếu để tự nhiên nó chỉ mất 1 năm. Vào năm 1954, một phần khá lớn của thác Mỹđã bị phá huỷ hoàn toàn, tạo ra một lở tích lớn, một triền đá để ngọn thác dựa vào. Để học cách ngăn cản thác đá và phá bỏ một số lở tích, thác Mỹđã " đóng cửa " thành công bằng cách xây một cái đập lớn giữa lục địa Mỹ và đảo Island. Việc xây dựng này đã diễn ra trong nhiều tháng vào năm 1969.
Thác đổ nghe rất lớn. Người da đỏ đặt tên thác là Niagara hay " Nước Sấm". Thác đổ rất to, như sấm trong cơn mưa giông. Suốt nhiều năm người ta cố gắng băng qua thác Niagara. Điều đó quá nguy hiểm và nhiều người đã bỏ mạng. Năm 1859, một người đàn ông tên Blondin Lớn đi qua thác trên một sợi dây căng cao. Ồng sống.
Những người khác vượt thác bằng thùng. Người đầu tiên vượt thác bằng thùng là Annie Taylor, một cô giáo. Cô qua thác năm 1901. Cô cũng sống. Ngày nay, đa số không muốn băng qua thác Niagara trên dây thừng căng cao hoặc bằng thùng. Nhưng có nhiều cách khác để ngắm thác Niagara. Bạn có thểđi bộ xem. Bạn cũng có thể ngắm thác từ trực thăng, các công viên đóng bên bờ sông, từ thuyền, từ các đài quan sát, từ đảo Goat, từ cầu Rainbow được xây dựng gần phía dưới của thác. Các khách du lịch cũng có thể vào động Gió, phía sau màn nước gần chân thác Mỹ. Dù bạn xem cách nào, thác nước thật là ngoạn mục.
Hồ nước nào sâu nhất thế giới?
Nga là một xứ sở tuyệt đẹp với rất nhiều những danh thắng nổi tiếng. Đến nước Nga, bạn hãy cố gắng ghi lại những khoảnh khắc kì diệu của thiên nhiên xứ sở bạch dương. Và mong bạn đừng bỏ qua một địa danh nổi tiếng: hồ Baikal.
Hồở phía nam Siberian, nước Nga. Đây là hồ nước sâu nhất trên thế giới với độ sâu là 1637 mét ( tương đương với 5371 feet). Người ta ước tính nó bao gồm xấp xỉ 1/5 nước tinh khiết trên bề mặt trái đất. Hồ rộng 31.500 mét vuông( tương đương với 2200 dặm vuông) và khoảng 1963 km ( tương đương 1220 dặm )đường bờ. Nó là hồ lớn thứ 3 ở châu Á và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất trong lục địa. Hồ có hình lưỡi liềm dài 636 km ( tương đương 395 dặm) và rộng từ 14-80km ( khoảng 9- 50 dặm). Chỗ thoát nước duy nhất là Angara, điểm thấp nhất của lòng hồ. Từđây nước từ hồ chảy về phía Tây vào con sông Yenisey. Baikal, Barguzin và những ngọn núi đều nằm rải rác và bao bọc xung quanh hồ ngoại trừ đồng bằng Selenge ở phía Đông nam. Nizhneangarsk và Listvyanka là những cảng của hồ. Baikal được biết đến như là một hồ nước sạch và sựđa dạng phong phú về cuộc sống động, thực vật. Các loài chính được tìm thấy ởđây đều mang tính địa phương. Cá tầm, cá hồi và ngư trường các loài hải sản nước ngọt của hồ rất giá trị, và số lượng lớn các loài cá cũng được câu ởđây. Nguồn dầu mỏ, khoáng và những dòng suối nước nóng được tìm thấy ở vùng phụ cận. Bờ phía Nam của hồ là địa điểm cư trú của người Buryat, những người có mối liên hệ với người Mongols, láng giềng với những người Mông Cổ. Hồ này được cung cấp nguồn nước từ các con sông Selenge, Barguzin và Verkhnaya và hơn 300 dòng suối lớn nhỏ chảy từ các ngọn núi. Hồ Baikal có rất nhiều hòn đảo và hòn đảo lớn nhất là Olkhon.
Hồ Baikal được người Nga khám phá vào năm 1643. Nó là con đường giao thương quan trọng giữa Nga và Trung Quốc, nối liền Listvyanka với những điểm ở phía Đông thông qua biên giới Mông Cổ qua sông Selenge. Vào những năm 1950 và 1960, cuộc sống của các loài động thực vật quí hiếm bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi rác từ một khu liên hiệp chế xuất giấy và bột giấy Liên Xô ở bờ nam hồ được xả ra và chất đống lại trong lòng hồ. Trong những năm 1970, người ta đã
nỗ lực làm giảm sự ô nhiễm và làm sạch nước hồ. Lệnh cấm đánh bắt cá được áp dụng từ 1969 đến 1977 đã phục hồi lại số lượng của nhiều loài.
Ngọn núi nào cao nhất Trung Quốc?
Với dân ghiền kiếm hiệp, Nga Mi gắn liền với Diệt Tuyệt sư thái lạnh lùng khắc bạc, nàng Chu Chỉ Nhược vừa đáng thương vừa đáng giận trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Với khách du lịch thập phương, Nga Mi nổi tiếng là miền đất của sơn kì thuỷ tú, kì hoa dị thảo. Với tăng ni Phật tử trên đất Trung Hoa bao la, Nga Mi là một trong bốn ngọn núi thiêng phải chiêm bái ít nhất một lần trong đời.
Nga Mi là mày ngài, tức hàng lông mày dài và mượt của người con gái. Theo Thuỷ Chú Kinh, sở dĩ núi Nga Mi có tên như vậy vì ởđây có hai ngọn núi đối nhau như mày ngài. Nga Mi là ngọn núi cao nhất Trung Quốc (đỉnh Vạn Phật đạt độ cao 3.099m), thuộc đất Thục, nay là tỉnh Tứ Xuyên, cách thủ phủ Thành Đô khoảng 160 km về phía Tây Nam. Tương truyền Lý Bạch đã lên tới tận Kim Đỉnh trên ngọn Nga Mi nghe Thục Tăng Tuấn gảy đàn, uống rượu thưởng trăng và để lại những câu thơ bất hủ:
Nga Mi sơn nguyệt bán luân thu Ảnh nhập bình khương giang thuỷ lưu... ( Núi Nga Mi, trăng nửa vành Bóng in lũng núi sông dềnh nước xuôi...)
Bốn ngọn núi thiêng của Trung Quốc được gọi là Tứ Đại Phật sơn, bao gồm NgũĐài Sơn ở tỉnh Sơn Tây, trú xứ của Văn Thù Bồ tát, Cửu Hoa Sơn ở tỉnh An Huy, trú xứ của Địa Tạng Bồ tát, PhổĐà Sơn ở tỉnh Triết Giang, trú xứ của Quan Âm Bồ tát và Nga Mi Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên, trú xứ của Phổ Hiền Bồ tát. Khởi thuỷ Nga Mi là lãnh địa của Đạo giáo và người ta tin rằng phía bên trên Kim đỉnh còn một ngọn núi nữa, là nơi có thể dành cho các bậc thần tiên hô phong hoán vũ, đuổi gió bắt sao, tìm kiếm sự hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Thục Sơn là một tên gọi khác, ít được biết đến của Nga Mi. Cho đến lúc Phổ Hiền Bồ tát thị hiện thì Nga Mi trở thành Đại danh sơn và tất
cả chùa chiền trên núi đều thờ phụng ngài. Đường vào đất Thục năm xưa gian nan hiểm trở thế nào thì đường lên Nga Mi gập ghềnh, cheo leo như vậy. Có thể nói Nga Mi là sự hoà hợp của núi non hiểm trở, ánh sáng và sương mù, gió thoảng mây bay, cảnh thần tiên chốn hạ giới và hào quang của Bồ tát hiển linh.
Cách núi Nga Mi chừng 30 km về phía Đông là thị trấn Lạc Sơn, nơi có pho tượng Phật cổ đẽo từđá lớn nhất thế giới còn tồn tại ( một pho tượng khác nằm trên con đường tơ lụa thuộc Apghanistan đã bị quân Taliban phá huỷ hoàn toàn ). Người Trung Quốc có câu, lên Nga Mi đảnh lễ Phổ Hiền, xuống Lạc Sơn tham bái Di Lặc.
Con sông nào dài nhất nước Ý?
Bài học đầu tiên của học sinh Ý được bắt đầu bằng câu: sông Po là con sông dài nhất đất nước. Với 114 chi lưu, sông Po làm nên một trong những vùng trồng trọt lớn nhất châu Âu, trải suốt từ phía Tây biên giới Pháp- Ý đến phía Đông của biển Adriatic. Hơn 16 triệu người, tức gần 1/3 dân số Ý sống trên dải đất phì nhiêu này. Từ Turin, nhãn hiệu của thủ phủ xe Fiat đến kinh đô thời trang Milan; từ La Morra- quê hương của Barolos, một trong những loại vang đỏ ngon nhất thế giới đến Cremona- ngôi nhà của những cây vĩ cầm Stradivaria trứ danh; và cả những thị trấn đẹp, cổ kính nhất nước Ý như Piacenza, Pavia, Mantova và Ferrara... Tất cả đều uống nước sông Po.
Sông Po như một cánh tay sau khi vươn qua miền Bắc nước Ý thì xoè đủ năm ngón ra biển. Năm ngón tay đó tạo thành một vùng đồng bằng sông Po phì nhiêu, nơi bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì ngoài những sóng lúa trải dài xanh ngắt. Thế nhưng cái làm nên sự giàu có của vùng đồng bằng này không phải là ngô hay lúa mỳ, mà là cá. Ngày trước, đây từng là vùng đầm lầy nghèo, nơi những cuộc đụng độ giữa nông dân và chúa đất diễn ra liên miên. Ngày nay, dù vẫn là "vùng sâu vùng xa" nhưng đồng bằng sông Po đã trở thành miền đất trũng có giá nhất nước Ý. Và có lẽ cũng độc đáo nhất: sựđóng cặn ở thượng lưu khiến lòng sông nhiều nơi bị nâng cao hơn cả những cánh đồng nó chảy qua. Thế nên người dân đồng bằng sông Po mới ví von rằng nơi đây, cá sống cao hơn chim.
Từ miền đất trũng nơi cửa biển, theo dòng sông Po ngược về phía Tây, bạn sẽ gặp vùng bình nguyên Pandana. ( Pandana có nguồn gốc từ chữ Pandustên tiếng Latin của sông Po). Pandana là miền đất của các đặc sản Ý, từ hành của Boretto đến parmesan và prosciutto của Parma, từ rượu của Oltrepo Pavese gần Pavia đến gạo của những cánh đồng thuộc Vercelli và Lomellina. ( Cái vị thế nước sản xuất gạo số một châu Âu mà nước Ý có được chính là nhờ một phần nước sông Po tưới tắm cho những cánh đồng ở Pandana). Sông Po chảy qua Cremona- nơi lúc nào cũng như phảng phất một không khí hoài nhớ về những ngày thành phố còn là một thương cảng sầm uất trên bến dưới thuyền.
Sông Po cũng chảy qua quê hương của nấm cục trắng Alba và rượu vang đỏ quí phái Barolo. Từ Cremona, sông po bắt đầu dốc hơn về phía thượng nguồn. Những ngôi làng, những thửa ruộng nhỏ hơn. Nhiều rừng hơn, ít xe hơn. Những cánh đồng nho chạy lẫn vào mây trên đỉnh Alps. Điểm bắt đầu của sông Po là Pian del Re. Sông Po lúc này chỉ còn là một dòng suối nhỏ, len lỏi qua những hòn đá trên sườn núi Monviso rồi lao mình xuống phía dưới. Trên một phiến đá vỡ, chỉ đơn giản một dòng chữ: Qui nasce il Po ( Nơi đây sông Po ra đời).
Đam mê và sợ hãi
Với khoảng 652km chiều dài và trải tới 2655km tại điểm rộng nhất, sông Po chỉ là một dòng suối nhỏ nếu so với Dương Tửở Trung Hoa hay sông Nile ở châu Phi. Nhưng vấn đề không phải là kích thước. Đối với người dân Ý, Po luôn là một niềm đam mê vĩ đại. Với những ai đã lớn lên từ dòng sông, nếu Po tát họ vào má này, họ sẽ chìa nốt má bên kia. Niềm đam mê về con sông mãi là một câu chuyện dài.
Trong cái cách người Ý nói về sông Po, nỗi sợ hãi dường như vẫn lớn hơn tình yêu. Con sông này vẫn luông ám ảnh họ bởi những trận lũ kinh hoàng xé tan các bờ sông, giật đổ các cây cầu, nuốt chửng các cánh đồng và nuốt chửng các thị trấn trong rác. Sông Po, với người Ý, là một cái gì vô cùng to lớn và mạnh mẽ. Nó mang lại tất cả và cũng lấy đi tất cả.
Cũng dễ hiểu tại sao sông Po ngày càng trở nên kém lãng mạn. Gần 25% đất dọc hai bên bờ sông đã bị tước đi thảm thực vật tự nhiên. Dòng sông bị băm nát bởi đập thuỷđiện và những công trình thuỷ nông, bị đầu độc bởi đủ các loại hoá chất nông nghiệp, công nghiệp và rác thải. Việc khai thác cát sỏi xây dựng đã để lại những lỗ hổng khổng lồ dưới đáy sông. Một số đường uốn cong tự nhiên của Po đã bị "duỗi" thẳng để tàu bè đi lại. Hơn một nửa chiều dài của con sông bị vây bọc bởi những con đê đắp bằng đất nung để bảo vệ thị trấn và cánh đồng. Tất cảđã khiến cho các trận lũ của sông Po ngày càng dữ dội và thảm khốc hơn. Một nửa cư dân sống bên dòng sông Po lúc nào cũng nơm nớp nỗi lo chạy lũ.
Cái gì tạo nên gió?
Anaximander, một nhà triết học Hy Lạp cổ đại là người đầu tiên cho rằng có một giải thích khoa học nào đó cho hiện tượng gió trong khi nhiều người cùng thời với ông chấp nhận lối suy nghĩ gió là hơi thở của các vị thần. Vậy thực ra gió là gì? Rất đơn giản, gió là sự chuyển động của không khí trên bề mặt của trái đất, từ khu vực có áp suất cao đến khu vực có áp suất thấp. Nhưng điều gì tạo nên sự khác biệt về áp suất này? Chúng ta hãy cùng làm rõ một số khái niệm có liên quan.
Trước hết, như chúng ta đã biết mặt trời bức xạ năng lượng tới trái đất, cả nhiệt năng và quang năng. Khi năng lượng này đến trái đất, mặt đất và
các bề mặt khác sẽ hấp thụ và sưởi ấm vùng không khí bao quanh. Do sự khác nhau về nhiệt độ cùng với việc trái đất quay đã tạo nên gió. Khoảng 1 đến 2 % năng lượng từ mặt trời được chuyển hoá thành năng lượng gió, chỉ ngần ấy thôi cũng đủ để đáp ứng cho 3 lần nhu cầu điện năng của toàn thế giới và là nguồn năng lượng vô tận cho trái đất của chúng ta.
Khối lượng riêng của không khí
Không khí cũng như các chất khác trên trái đất cũng có khối lượng riêng. Khối lượng riêng của không khí có thể nhỏ nhưng vẫn lớn hơn không. So với kích thước của trái đất, bầu khí quyển chỉ là một lớp không khí mỏng bao quanh với độ cao khoảng hơn 50 km tính từ mặt đất. Ở độ cao 50 km đó, khối lượng riêng của không khí còn nhỏ hơn 1% khối lượng riêng của không khí trên mặt đất. Nếu trái đất thu nhỏ chỉ còn bằng kích thước một quả bóng đá thì bầu khí quyển chỉ là một lớp không khí dày khoảng 1 mm trên bề mặt quả bóng đó.
Áp suất không khí
Có hàng dặm không khí ở trên chúng ta tạo nên lực nén xuống. Độ lớn của lực nén này trên một đơn vị diện tích được gọi là áp suất không khí hay áp suất khí quyển. Nó được đo bằng đơn vị Pascal (gọi tắt là Pa), 1 Pa=1 Newton/m2.
Áp suất khí quyển
Áp suất do không khí tạo nên trên bề mặt trái đất trung bình khoảng 100000 Pa đến 101.325 Pa. Tức là khoảng 1 kg không khí trên một cm vuông.
101.325 Pa còn được gọi là 1 atmosphere (Cần một cột nước cao 10 mét mới có thể làm tăng áp suất không khí ở dưới cột nước đó lên 1 atmosphere).
Ngoài ra còn có đơn vịđo áp suất không khí gọi là "milli-bar" (gọi tắt là Mb). 1000 Mb tương đương 1 atmosphere. Dụng cụđo áp suất không khí được gọi là khí áp kế.
Càng lên cao áp suất không khí sẽ càng giảm khiến bạn không thể thở một cách bình thường. Chính vì vậy ở những chiếc máy bay chở khách hiện đại người ta phải trang bị "cabin điều áp" để giữđiều kiện áp suất không khí bình thường như trên bề mặt trái đất khiến cho hành khách vẫn cảm thấy thoải mái.
Khi theo dõi dự báo thời tiết trên TV bạn có thể thấy một tấm bản đồ thể hiện áp suất khí quyển. Bên đây là biểu đồ đẳng áp. Các đường đẳng áp này cũng giống như các đường đồng mức. Nhưng nếu các đường đồng mức thể hiện các khu vực có cùng độ cao trên mực nước biển thì đường đẳng áp thể hiện các khu vực có cùng áp suất khí quyển. Các đường này càng gần nhau thì cho thấy áp suất thay đổi càng nhanh từ điểm này sang điểm khác.
Tại sao áp suất không khí lại khác nhau theo không gian và thời gian?
Có hai nguyên nhân:
Trái đất quay
Khi trái đất quay quanh trục của nó, nó kéo theo cả bầu không khí chuyển động quay cùng với nó. Tuy nhiên không khí ở phía trên của bầu khí quyển thì ít bị tác động hơn. Và sự khác biệt về tốc độ quay của không khí ở các độ cao khác nhau trong bầu khí quyển khiến không khí hỗn loạn tạo nên gió trên bề mặt trái đất.
Chuyển động quay của trái đất còn gây ra một hiện tượng khác có liên quan, đó là lực Coriolis. Điều này có thể diễn tả bằng thí nghiệm sau: lấy một mảnh giấy ghim lên một vật gì đó (tấm thảm chẳng hạn). Quay tờ giấy ngược chiều kim đồng hồ (thể hiện sự chuyển động của trái đất) cùng lúc đó cố gắng vẽ một đường thẳng trên tờ giấy. Bạn sẽ vẽ thành đường cong.
Tương tự khi không khí chuyển động trên bề mặt trái đất trong khi trái đất quay, nó không chuyển động theo đường thẳng mà chuyển động sang phải. Kết quả là thay vì không khí chuyển động theo đường thẳng từ khu vực áp suất cao sang khu vực áp suất thấp, nó chuyển động gần như song song với đường đẳng áp. Kết quả là gió chuyển động tròn theo ngược chiều kim đồng hồở Nam bán cầu và theo chiều kim đồng hồở Bắc bán cầu.
Nhiệt lượng của mặt trời
Nhiệt lượng của mặt trời tác động lên trái đất khác nhau tùy theo vùng và tùy theo thời gian trong ngày. Không khí ấm hơn thì loãng hơn và di chuyển lên cao hơn. Vì vậy ở vùng xích đạo áp suất không khí nhỏ hơn ở các vùng cực.
Tác động sưởi ấm của mặt trời còn lớn hơn ở vùng xích đạo là do mặt trời chiếu trực tiếp vuông góc. Còn ở gần vùng cực mà góc ánh nắng mặt trời chiều vào trái đất nhọn hơn nên cùng một lượng nhiệt nó sẽ bị phân tán ra một khu vực lớn hơn.
Ngoài ra còn có tác động tùy ở mỗi khu vực. Biểu đồ này thể hiện tính chất của gió ở các vùng duyên hải. Đất thì trở nên ấm hơn hay lạnh đi nhanh hơn
biển.
1. Trong ngày không khí trên mặt đất ấm lên, giãn nở và vì thế trở nên loãng hơn, không khí di chuyển lên cao
2. Áp suất không khí trên mặt đất giảm và không khí từ biển, nơi có áp suất cao hơn, di chuyển vào. Điều này tạo nên gió biển
3. Vào buổi tối, nhiệt độ trên mặt đất giảm nhanh hơn so với ở biển
4. Không khí trên biển trở nên nóng hơn không khí trên mặt đất, di chuyển lên cao và gió lại thổi từ đất liền ra biển
Năng lượng gió
Từ thời cổ đại con người đã biết khai thác năng lượng gió. Cách đây hơn 5000 năm những người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng sức gió để đi thuyền trên sông Nile. Sau đó người ta biết xây các cối xay gió để xay bột mỳ và các loại ngũ cốc khác. Những chiếc cối xay gió đầu tiên được biết đến là ở Ba Tư. Hàng thế kỷ sau người Hà Lan đã cải tiến thiết kế của chúng để có những chiếc cối xay gió nổi tiếng như ngày nay.
Những người khai phá thuộc địa châu Mỹ cũng từng sử dụng
cối xay gió để xay bột mỳ và bột ngô, bơm nước và cắt gỗở các xưởng cưa. Đến thập niên 1920, người Mỹ dùng cối xay gió nhỏ để tạo ra điện ở các khu vực nông thôn không có điện. Khi đường dây tải điện được đưa đến các vùng này vào những năm 1930 thì những chiếc cối xay gió đó ít được sử dụng mặc dù người ta vẫn còn thấy chúng ở một số trang trại chăn nuôi gia súc ở miền Tây.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thập niên 1970 đã tạo ra mối
quan tâm tới các nguồn năng lượng thay thế, mở đường cho
sự trở lại của những chiếc cối xay gió tạo ra điện năng. Đầu những năm 1980 năng lượng gió bắt đầu phát triển ở California (Mỹ) chủ yếu là do chính sách khuyến khích phát triển nguồn năng lượng có thể tái chế của bang. Sự hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng gió đã lan rộng ra các bang khác của nước Mỹ nhưng California vẫn là bang đi đầu.
Ngoài Mỹ hiện nay trên thế giới các nước dẫn đầu về năng lượng gió còn có Đan Mạch với mức năng lượng gió chiếm tỷ lệ trong năng lượng sử dụng của cả nước là khoảng 23%, Đức là 4,3% còn ở Tây Ban Nha là 8%.
Có thể nói năng lượng gió là một nguồn năng lượng thay thế rất đáng chú ý trong bối cảnh vấn đề năng lượng đang đặt ra một thách thức lớn đối với nhân loại khi mà giá dầu mỏ không ngừng tăng cao. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và vô tận. Tuy nhiên để phát triển nguồn năng lượng này cần có một sự đầu tư không nhỏ. Mặt khác còn có một số quan điểm cho rằng các máy tạo năng lượng gió có ảnh hưởng không tốt đến đời sống của loài chim hoang dã và ảnh hưởng đến cảnh quan. Với một số người những cánh quạt gió sáng loá trên bầu trời khiến mắt họ khó chịu còn với những người khác chúng lại là biểu tượng đẹp đẽ của một nguồn năng lượng sạch thay thế có thể giúp chấm dứt những lo ngại về thiếu hụt năng lượng trong tương lai.
Sa mạc lớn nhất hành tinh Sahara có từ bao giờ?
Theo các kết quả nghiên cứu, cách đây vài nghìn năm, tại vị trí của sa mạc Sahara ngày nay bao trùm một khí hậu ẩm ướt, có nhiều sông, hồ lớn, trong đó hồ Méga-Tchad nổi tiếng (Méga-Tchad là hồ cổ lớn nhất ở Sahara, có diện tích 350.000 km2, bằng diện tích của biển Caspienne hay diện tích của nước Đức).
Như vậy, sa mạc Sahara không phải là sa mạc "trẻ". Trước đây, theo những tài liệu phân tích và những ghi nhận có được thì tuổi của sa mạc Sahara già nhất cũng chỉ đến 86.000 năm. Nhưng một số mẫu vật tìm được trong các mũi khoan trên thềm lục địa châu Phi đã gợi ra những dấu hiệu cho thấy sự tồn tại ở vùng này những thời kỳ hoang mạc trước đó ít nhất là 7 triệu năm!
Nước cộng hoà Tchad, đặc biệt là sa mạc Djourab nằm ở lưu vực hồ Méga-Tchad đã trở thành một địa điểm trọng yếu để nghiên cứu nguồn gốc và
quá trình tiến triển của người vượn cổ. Chính ởđây, từ năm 1994, GS Michel Brunet cùng nhóm nghiên cứu của mình đã liên tiếp phát hiện được các di tích của người vượn cổ. Đầu tiên là người vượn Australopithecus bahrelghazali được mô tảở miền Tây của thung lũng Rift và tiếp theo là Sahelanthropus tchadensis - người vượn cổ nhất được biết đến cho tới ngày nay.
Đó là các nghiên cứu cổ sinh học thông qua việc nghiên cứu các trầm tích, hệ thực vật, cảnh quan đồng nội của người vượn cổ trong Sahara. Các nghiên cứu được thực hiện theo nguyên lý của "thuyết hiện đại": Từ những hệ thống trầm tích hiện nay, các nhà khoa học thiết lập nên các tiêu chuẩn nhận dạng đối với mỗi môi sinh để từđó đánh giá được mức độ "cổ" của chúng.
Đối với nghiên cứu trầm tích, tất cả những yếu tố đặc trưng của một hoang mạc được thể hiện qua các đặc điểm như: Cát trắng, sạch, ít chất kết dính, không có sự sống, có những hạt thạch anh tròn và nhẵn, cặn trầm tích chếch xiên, có đường lượn sóng do gió tạo nên ở dưới chân đụn... Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được sự kiến tạo của những đụn hoá thạch trong vùng Toros Ménalla, trung tâm của sa mạc Djourab. Đây là
bằng chứng quan trọng cho phép khẳng định có tồn tại hoang mạc từ thời kỳ Thượng Mioxel, cách đây 7 triệu năm.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận dạng được các đặc trưng ở mức độ khác nhau của cặn lắng trầm tích trong vùng Djourab để đi đến nhận xét rằng, Sahara đã trải qua những điều kiện cằn cỗi khắc nghiệt ít nhất trong 10 triệu năm trước đây. Kết quả nghiên cứu này được coi là cột mốc đầu tiên cho việc thiết lập lại câu chuyện lịch sử khí hậu địa sinh học của sa mạc Sahara cổ xưa mà trong suốt thời kỳ dài chưa được đánh giá đúng.
Tại sao lại gọi là "Biển Chết"?
Biển Chết nằm giữa biên giới Israel, Palestine và Jordan, là nơi có vị trí địa lý thấp nhất trong đất liền. Biển Chết có diện tích nhỏ hơn diện tích của Địa Trung Hải 400 m2. Nơi đây được mệnh danh là "cái rốn của địa cầu".
Chiều dài của Biển Chết theo hướng bắc - nam là 80 km, rộng 5-16 km, có diện tích
1.049 km2, độ sâu trung bình 301 km. Từ kết cấu địa chất, Biển Chết nằm trong khu vực vết nứt của lục địa châu Phi (Đông Phi) vươn dài về hướng bắc, còn được gọi là "cống ngầm" của Biển Chết. 70 triệu năm trước, vết nứt này tụ nước và trở thành hồ. 250 năm trước, Biển Chết rộng hơn ngày nay rất nhiều. Lúc đó, chiều dài bắc - nam là 300 km, rộng gấp 4-5 lần so với ngày nay. Do vị trí của Biển Chết nằm trong khu vực sa mạc, khí hậu nóng, khô hanh, lượng mưa trung bình hàng năm là 50-60 mm, nhưng lượng nước bốc hơi lại hơn 1.000 mm nên diện tích của nó ngày càng thu hẹp. Thậm chí, có người dựđoán rằng cuối thế kỷ XXI, Biển Chết sẽ biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Biển Chết thực ra là một hồ trong đất liền, nước chỉ có thể chảy vào mà không thể chảy ra được. Nguồn nước cung cấp chủ yếu chỉ dựa vào dòng sông Jordan chảy từ phía bắc. Mỗi năm, lưu lượng nước từ sông Jordan chảy vào hồ bình quân 5 tỷ m3, chiếm 2/3 tổng số lượng nước chảy vào "Hồ". Lượng mưa hằng năm ở khu vực này không ổn định, lượng nước bổ sung lại thất thường nên mực nước trong "Hồ" cũng không ổn định, dao động 60-70 cm. Những năm gần đây, do lượng nước của dòng sông Jordan được sử dụng nhiều vào việc tưới tiêu nên mực nước trong "Hồ" giảm dần, diện tích bị thu hẹp lại. Tuy Biển Chết chỉ là một cái hồ nhưng do diện tích rộng, nước xanh nên được gọi là biển.
Theo Kinh thánh, hồ này được gọi là Biển Chết vì những vùng đất và thành phố tội lỗi nhất trong lịch sử sẽ bị hủy diệt và nhấn chìm xuống những nơi sâu nhất của biển này. Trong ngôn ngữ Hila, Biển Chết còn có tên là Biển Muối vì hàm lượng muối trong biển cao gấp 9 lần các biển khác. Bề mặt Biển Chết có hàm lượng muối 300%, dưới đáy có hàm lượng 332%.
Theo số liệu thăm dò, lượng muối có trong Biển Chết khoảng 110 tỷ tấn, đủ cho 40 tỷ người sử dụng trong 2.000 năm. Đây quả là kho muối thiên nhiên vô cùng lớn. Do lượng muối trong nước quá cao nên ngoài một số loại vi khuẩn ra, không có sinh vật nào tồn tại được trong Biển Chết. Tôm cá xuôi theo dòng sông chảy vào Biển Chết cũng bị "muối" chết ở đây. Cả một vùng đất rộng hàng trăm mét ven bờ cũng không có một bóng cây nào, chim muông cũng không bén mảng tới.
Do hàm lượng muối trong biển cao, sức đẩy của nước rất lớn. Lỡ có người sảy chân rớt xuống cũng không chết chìm. Nhờđó mà một nhóm tù binh đã thoát chết. Vào thế kỷ I, một viên thống soái người La Mã dẫn một đám tù binh tới Biển Chết để hành quyết. Lính La Mã ném những tù binh mang xiềng xích xuống biển. Nhưng họ vẫn nổi bồng bềnh trên mặt nước. Có người bị sóng đánh dạt vào bờ. Quân lính La Mã khiếp sợ trước hiện tượng lạđó và cho rằng đám tù binh được thượng đế phù hộ nên ra lệnh phóng thích tất cả. Đám tù binh nọ thoát chết mà chẳng hiểu vì nguyên do gì. Vài năm sau người ta mới phát hiện ra điều kỳ diệu này.
Tuy trong Biển Chết chẳng có sinh vật nào sinh tồn được nhưng nơi đây lại là địa điểm du lịch nổi tiếng. Du khách đến đây được bơi đùa thoải mái. Điều thú vị là dù có biết bơi hay không, khi đến nơi này, lúc nào bạn cũng như một con sóng bồng bềnh trên biển. Nhưng du khách không thể bơi đua ởđây được vì sức đẩy của nước lớn. Lúc quạt nước, chân tay khó đạp vào nước được nên khó bơi về phía trước. Phần lớn du khách để thân thể nổi lên mặt nước và nằm xem sách báo. Lúc trở lại bờ, dưới ánh sáng mặt trời, toàn thân lấp lánh ánh muối và muối kết lại bám vào da.
Do nước của Biển Chết chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng tốt đối với các loại bệnh như phong thấp, co thắt cơ, bệnh về da... nên mỗi năm, vào mùa thu và mùa xuân, hàng nghìn người mắc bệnh kéo tới đây. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, họđiều trị 3 tuần và khoảng 80% số họ có được kết quả như ý.
Bờđông của Biển Chết có bán đảo Sali nhô ra, chia biển thành 2 phần: biển Bắc rộng và sâu, biển Nam rộng và hẹp. Dọc theo bờ biển là những tòa nhà cao tầng, lều bạt, dù lộng, bar rượu, vũ trường... Phần lớn những công trình này được trang trí bằng màu trắng, màu hòa trộn với màu xanh của biển và màu vàng của cát, tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ. Ven bờ biển còn có những đụn muối trắng xóa trông như những chiếc lô cốt. Đó là do nước biển bốc hơi năm này qua năm khác, lâu dần mà tạo thành. Bầu trời ởđây lúc nào cũng ngập nắng. Không khí thoáng đãng, mát mẻ. Tất cả hòa quyện vào nhau, tiếng rao hàng và tiếng cười nói của du khách khiến nơi đây có một sức sống mãnh liệt. Biển Chết nhưng không chết.
Năm 1947, một người chăn cừu khi đi tìm một con cừu lạc ở bờ tây của Biển Chết đã phát hiện ra một cái động. Những nhà khảo cổđã tìm thấy rất nhiều đồ gốm và các cuốn kinh thánh trong đó. Kinh thánh được viết trên giấy và cuộn lại thành cuộn. Do khí hậu ởđây khô ráo nên những cuốn kinh thánh đó không hề bị hư hỏng. Sau đó không lâu, người ta tiếp tục phát hiện ra những hang động khác, trong đó cũng có những cuốn kinh thánh và những bản chép tay. Tất cả những thứ này được xếp vào hệ thống văn vật, có giá trị và ý nghĩa rất lớn trong lịch sử khảo cổ học.
Nhiên liệu hóa thạch được hình thành như thế nào?
Nhiên liệu hóa thạch gồm có 3 loại cơ bản là: than, dầu, và khí thiên nhiên. Cả 3 loại này đều được hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm trước cả thời kỳ khủng long, vì thế chúng có tên gọi là nhiên liệu hóa thạch. Thời kỳ hình thành nhiên liệu hóa thạch là thời kỳ Carboniferous, một phần trong Kỉ Paleozoic. Từ "Carboniferous" xuất phát từ tên nguyên tố cacbon (carbon), thành phần cơ bản trong than và các nhiên liệu hóa thạch khác.
Thời kì Carboniferous diễn ra cách đây khoảng 360 đến 286 triệu năm. Khi đó mặt đất bị bao phủ bởi những đầm lầy với những cây lớn, dương xỉ và các loại cây lá rộng khác. Đại dương và biển thì có rất nhiều tảo.
Khi các loại cây này chết đi, chúng chìm xuống đáy đầm lầy, tạo thành những lớp chất liệu thấm nước gọi là than bùn. Trải qua nhiều trăm
triệu năm, than bùn bị bao phủ bởi cát và đất sét cũng như các khoáng chất khác biến thành một loại đá gọi là đá trầm tích. Các lớp đá cứ chồng lên nhau ngày càng nhiều, đẩy lớp than bùn xuống. Lớp than bùn bị nén cho đến khi toàn bộ nước bị đẩy ra khỏi chúng. Và rồi trải qua hàng triệu năm sau đó chúng biến thành than, dầu và khí thiên nhiên.
Than
Than là một chất giống nhưđá, cứng và có màu đen. Nó gồm carbon, hydro, oxy, nitơ và một lượng lưu huỳnh không cố định. Có 3 loại than chính: than antraxit, than đen mềm và than non. Than antraxit là loại than cứng nhất và có nhiều cacbon nên khi cháy tạo ra nhiều nhiệt lượng. Than non là loại mềm nhất, có hàm lượng cacbon thấp còn hydro và oxy thì cao. Than đen mềm nằm giữa hai loại đó. Than bùn, thứ hình thành nên than vẫn còn được phát hiện ở nhiều nước và vẫn được dùng làm nhiên liệu.
Người Trung Quốc là những người đầu tiên biết sử dụng than. Than từ mỏ Fu-shun phía đông bắc Trung Quốc đã được sử dụng để nung chảy đồng cách đây khoảng 3000 năm. Người Trung Quốc khi đó chỉ nghĩ than là một loại đá có thể cháy.
Ngày nay người ta khai thác than bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số mỏ than được khai thác bằng cách đào các hầm theo chiều ngang hoặc dọc sâu dưới mặt đất để thợ mỏ xuống dưới hầm đào than. Có nơi người ta dùng máy ủi lớn gạt lớp đất phủ trên than, sau khi lấy than rồi người ta lại lấp lại. Than sau đó được vận chuyển đến các nhà máy bằng tàu hỏa, tàu thủy hoặcthậm chí là đường ống. Trong đường ống than được nghiền nhỏ và trộn với nước. Người ta sẽ dùng bơm để đẩy hỗn hợp này đi.
Dầu mỏ
Dầu mỏ cũng được hình thành cách đây hơn 300 triệu năm. Một số nhà khoa học cho rằng chính loại tảo cát nhỏ là thứ hình thành nên dầu mỏ. Cũng như cây, tảo có thể chuyển hóa ánh sáng mặt trời trực tiếp thành năng lượng tích trữ. Khi tảo cát chết đi, chúng chìm xuống đáy biển. Ởđây chúng bị chôn vùi dưới cát và đá, rồi bị nén chặt khiến năng lượng trong chúng không thể thoát ra ngoài. Cuối cùng cacbon dưới nhiệt độ và áp suất lớn, cacbon sẽ biến thành dầu mỏ. Khi trái đất thay đổi, vận động các túi chứa dầu và khí thiên nhiên như ngày
nay chúng ta biết đến được hình thành.
Dầu mỏđã được sử dụng cách đây khoảng hơn 5000 đến 6000 năm. Người Xume, At-xi-ri và Babylon đã dùng dầu thô và nhựa đường lấy từ những giếng dầu rò rỉở Tuttul trên sông Euphrates. Người Ai Cập cổ đại còn dùng dầu lỏng để làm thuốc chữa vết thương. Về sau dầu được dùng để thắp sáng đèn. Ở Bắc Mỹ thổ dân dùng những tấm chăn thấm dầu từ mặt sông hồ. Họ dùng dầu làm thuốc và để làm lớp phủ ngăn nước cho thuyền bè. Trong cuộc chiến tranh cách mạng chính những người thổ dân đã dạy cho quân đội của George Washington đốt dầu sưởi ấm chống lại sương giá. Về sau dầu dần thay thế mỡ cá voi để đốt đèn. Ngày 27/8/1859 Edwin L. Drake đã khoan thành công giếng dầu đầu tiên.
Giếng dầu của Edwin L.
Ngày nay để tìm dầu và khí thiên nhiên người ta Drake phải khoan sâu vào lòng đất rồi bơm lên bằng các dàn khoan dầu sau đó vận chuyển bằng đường ống hoặc tàu.
Khí thiên nhiên
Vào khoảng 6000 đến 2000 năm trước kỉ Common những giếng rò rỉ khí thiên nhiên đầu tiên được phát hiện ở Iran. Những giếng khí này (có thể bị sét đốt cháy) là những ngọn lửa vĩnh viễn dành cho các nghi lễ cúng tế của người Ba Tư cổ.
Khí thiên nhiên nhẹ hơn không khí, chủ yếu là khí mêtan, loại khí chứa các nguyên tử cacbon và hydro rất giàu nhiệt lượng. Thông thường khí được tìm thấy gần những mỏ dầu, được người ta bơm lên và vận chuyển bằng đường ống. Khí này thường không mùi nên trước khi đưa vào đường ống vận chuyển chúng được trộn thêm các hóa chất có mùi, thường là mùi như mùi trứng thối để dễ nhận biết nơi bị rò rỉ.
Đất được hình thành như thế nào?
Đất là gì?
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
-
Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷở mức độ khác nhau.
-
Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. -Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
-
Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
-
Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
-
Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.
Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày. Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v...
Đất được hình thành như thế nào?
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sựđa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.
Độ phì nhiêu của đất là gì?
"Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt". Những điều kiện đó là:
-Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng.
-Độ ẩm thích hợp.
-Nhiệt độ thích hợp.
-Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật.
-
Không có độc chất.
-
Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.
Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có thể dùng các biện pháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác... để cải tạo đất.
Hòn đảo nào lớn nhất Địa Trung Hải?
Sicily hùng vĩ
Với tổng diện tích 25.460 km2, Sicily là hòn đảo lớn nhất trong vùng biển Địa Trung Hải. Xung quanh Sicily có rất nhiều hòn đảo nhỏ hơn như Aeolian về phía Bắc, Egadi về phía Tây và Pelagie và Pantelleria về phía Nam, cùng làm nên một bề mặt rộng hơn 25708 km2.
Sicily hùng vĩ với vùng đồi núi chiếm phần lớn. Ở phía tây của hòn đảo là núi Etna, ngọn núi lửa lớn nhất châu Âu vẫn còn hoạt động; dọc theo bờ biển phía nam, từđông sang tây là các dãy núi Pelorani, Nebrodi và Madonie với chiều cao lên đến 2000m; phía tây sông Torto là vùng địa hình đá vôi chắp nối, kế tiếp là vùng đồi núi thấp.
Đi về phía đông, giữa Messina và đỉnh Etna là mũi đông của rặng Peloritani; góc đông nam của đảo là dải cao nguyên hình thành từ nham thạch, đá vôi với những khe núi rất ấn tượng được tạo hình do nước xói mòn hàng trăm năm nay. Phần giữa đảo lại được bao phủ bởi vùng đồi với độ cao khoảng từ 500 đến 700m (có những mùa đỉnh đồi lại lên gần 1000m với chiếc mũ tuyết tuyệt đẹp).
Bên cạnh vùng đồi núi Sicily cũng có một diện tích
đồng bằng trải rộng xung quanh vùng Catania - dải
đồng bằng bao la phù sa màu mỡ từ các con sông
nhỏ bắt nguồn từ các dòng suối đổ về từ dốc núi
Etna. Ngoài đường bờ biển hơn 1000 km trải dài có
cả các mỏm đá cho đến các bãi cát mịn màng, Sicily
cũng có rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên như
Alcantara Gorge (gần Taormina), nhiều hang động ( tiêu biểu là Carburangeli gần Carini) và những dòng suối nước nóng.
Những cư dân đầu tiên
Với một diện tích rộng lớn như vậy cùng với thảm động và thực vật phong phú, Sicily đã sớm được con người phát hiện, cư trú và làm nên một lịch sử lâu dài và cổ xưa.
Các nghiên cứu khoa học cho biết con người đã xuất hiện và sinh sống ởđây từ thời kì đồ đá giữa (khoảng 10000 năm trước Công Nguyên). Các hình vẽ tìm thấy ở trong hang động Addaura phía dưới núi Pellegrino gần Parlermo có niên đại 8000 năm trước công nguyên cho thấy rằng văn hoá cuối thời kì đồ đá đã xuất hiện và có nhiều điểm tương đồng với vùng Trung và Tây Âu.
Người Sicanians được xác định là những người xuất hiện sớm nhất ởđây, là nền văn minh nguyên thuỷ sơ khai nhất của con người ở Sicily, kế tiếp là người Sicels và người Elymians. Khoảng năm 1100 trước Công Nguyên người Sicels (mà theo đó hòn đảo được đặt tên) đến từ bán đảo Italy chiếm đóng ở phía Đông, còn người Emylians đến từ Tây Á (vùng ngày nay gọi là Thổ Nhĩ Kỳ) chiếm đóng ở phía Tây Bắc. Nhưng cả người Sicels và người Elymians, người Sicanians sau đó đều bị đồng hoá với quân xâm lược Hy Lạp.
Trải qua hàng trăm năm con người giành giật lẫn nhau để chiếm đóng hòn đảo rộng lớn và hùng vĩ này. Sicily được trao tay từ Hy Lạp sang người Cathangy, sang Đế chế La Mã, sang Ả Rập, Norman, Pháp,Tây Ban Nha, Áo ...cho đến khi Garibandi thống nhất Italy và giành lại Sicily vào năm 1860. Hàng trăm năm thay vị đổi ngôi ấy cũng chính là một trong những lý do mà ngày nay đảo xứ rộng lớn này được coi là điểm giao thoa của nhiều vùng đất khác nhau với những nét văn hóa đầy màu sắc.
Điểm giao thoa của các châu lục
Người ta vẫn không thể khẳng định Sicily đã từng gắn với châu Phi hay là Italy lục địa, chỉ biết rằng từ vùng eo Messina, Sicily chỉ cách Calabria (thuộc lục địa Italy) 3km và cách bờ biển Châu Phi 160km. Điểm cực nam của Sicily, gần Ispica thậm chí còn hướng về phía nam hơn một số vùng bờ biển Tunisia và từ Parlermo, và Tunisia thậm chí còn gần hơn cả Rome. Vị trí giao thoa giữa bắc và nam, đông và tây,
châu Âu và châu Phi, miền Tây Latin và Phía Đông La Mã của Sicily đã khiến cho hòn đảo này trở thành hòn đảo quan trọng nhất trong vùng Địa Trung Hải. NATO và Hoa Kỳđã đặt tại hòn đảo một số căn cứ quân sự để sẵn sàng đối phó với bất cứ cuộc nổi loạn nào từ Nam Phi, khu vực Ban Căng hay Trung Đông.
Cũng do vị trí địa lý đặc biệt đó mà người Sicily ngày nay nổi tiếng bởi tính đa chủng tộc và nền văn hóa nhiều màu sắc. Đến Sicily người ta có thể thấy được sự pha trộn của cả những những nền văn minh cổ xưa như Sicanians, Sicels, Elymians cho đến văn minh của những dân tộc xâm lược như La Mã, Hy Lạp, Ả Rập, Norman, Albani cho đến Pháp, Tây Ban Nha. Rất nhiều người ở Sicily hiện nay có nguồn gốc từ Albani do dân tộc này đã đến chiếm đóng và định cư từ những năm thế kỷ 16...
Người Hy Lạp cũng đã từng xâm chiếm phía Nam Italy và Sicily đến mức mà có nhiều người Hy Lạp và đền thờ kiểu Hy Lạp ởđây hơn cảở Hy Lạp. Bởi thế nên dù ngày nay người Sicily theo đạo Thiên Chúa Giáo nhưng những nhà thờ Byzantine của các cộng đồng Albani có nguồn gốc từ Albanie và Hy Lạp vẫn
tồn tại như những minh chứng sống động cho nền văn hóa đa bản sắc ởđây.
Ngôn ngữ của người Sicily vì thế cũng lai tạp rất nhiều yếu tố nước ngoài. (thậm chí có một số cộng đồng người bịảnh hưởng bởi người Albani đến chiếm đóng từ thế kỷ 16 vẫn nói thư tiếng Albani cổ). Cho đến màu mắt và màu tóc của một số lớn người ở Sicily (tóc đỏ và mắt xanh) cũng được xem là đặc điểm thừa hưởng từ người Norman. Thêm nữa ở Sicily cũng có không ít người mang họ có gốc từẢ Rập.
Ngày nay, Sicily đã không còn là Sicily của những thập kỷ 60, 70 (thế kỷ 20) đầy biến động và chằng chịt những mối quan hệ trong thế giới ngầm. Hòn đảo với vẻ đẹp hùng vĩ và cổ xưa, với sự pha trộn đầy màu sắc của các nền văn hóa xứng đáng là viên ngọc quý của vùng Địa Trung Hải.
Vì sao "mực nước biển" được sử dụng làm chuẩn quốc tế?
Thuật ngữ "mực nước biển" có ý nghĩa như thế nào?
"Mực nước biển" là một bề mặt hình elipsoid (Ellipsoid là một hình tương tự elip trong không gian 3 chiều, hay còn gọi là hình cầu dẹt) bao quanh Trái Đất, tượng trưng cho độ cao của biển và được dùng để lấy mốc về độ cao của vật thể trên Trái Đất. Các vật nằm trên bề mặt này được quy ước có độ cao bằng 0 so với mực nước biển.
Đây là một khái niệm có tính chất tương đối, được qui định rõ trong tiêu chuẩn quốc gia của mỗi nước. Đây chính là mực nước trung bình
cân đối tính trong toàn năm của một vùng biển được lựa chọn theo qui định trong mỗi chuẩn quốc gia riêng và có độ cao qui ước là 0 mét.
Để đo được mực nước biển chính xác là một công việc phức tạp, nhưng do biển và đại dương chiếm tới 3/4 diện tích bề mặt trái đất nên việc đo mực nước biển chính xác đóng vai trò hết sức quan trọng vì:
-Nếu đo được mực nước biển chính xác, người ta dễ dàng lấy nó làm tiêu chuẩn để đo độ cao chính xác của các vật khác trên đất liền (vì mực nước biển được xác định, trong khi độ cao của bề mặt trái đất cao thấp và không hề nhất quán. Trên thế giới, mỗi vùng/miền có cao độ khác nhau, do đó để xác định được độ cao của một vùng miền nào đó, nhất thiết người ta phải so sánh với mực nước biển).
-Ngoài ra, đo mực nước biển còn giúp các nhà địa trắc học tính toán được diện tích của đất liền, độ xâm lấn của biển cũng nhưảnh hưởng của khí hậu và các nhân tố khác đối với mực nước biển.
"Mực nước biển" được đo từ bao giờ?
Thực chất, việc đo mực nước biển đã được thực hiện từ hàng ngàn năm trước đây. Phát hiện của các nhà khảo cổ học cho thấy người cổ đại ở nhiều nơi trên trái đất từ xa xưa đã xác định được ảnh hưởng của mặt trăng, mặt trời đối với mực nước biển. Và việc đo mực nước biển giúp con người rất nhiều sinh hoạt hàng ngày cũng như trong nuôi trồng.
Từ thế kỷ XIX, những nghiên cứu về Địa trắc học và Hải dương học đã cho thấy mực nước biển nói chung không thay đổi nhiều, trừ những biến động địa chất và sự thay đổi trong mực nước biển sẽ dẫn đến sự thay đổi diện tích đất liền và sự di chuyển của đất liền. Số liệu được lưu trữ trong hàng trăm năm qua cho thấy mực nước biển nói chung chỉ tăng thêm khoảng 2mm mỗi năm.
Số liệu về mực nước biển trung bình được lưu trữ tại hàng nghìn trung tâm Địa trắc học và Hải dương học trên thế giới, trong đó hàng trăm trạm Địa trắc vẫn còn lưu trữ được số liệu từ khoảng thế kỷ thứ XIX. Trạm Hải dương học Brest (Pháp) được coi là "Bảo tàng Hải dương học" với những số liệu về mực nước biển từ năm 1806.
"Mực nước biển" được đo như thế nào?
Trên thực tế, mực nước biển không hềổn định và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố: gió, thủy triều, áp suất không khí, các dòng hải lưu...Tuy nhiên, nếu loại bỏ được ảnh hưởng từ các yếu tố này thì mặt nước biển sẽ yên tĩnh và người ta sẽ dễ dàng đo được mực nước biển một cách chính xác.
Các nhà khoa học đã đo mực nước biển bằng cách xác định được một hệ thống gọi là Geoid, trong đó người ta loại bỏ được sự tác động của mặt trăng, mặt trời và từ các hành tinh khác, thậm chí là của cả lực hút trái đất đối với mực nước biển. Mất đi các tác động này, mực nước biển sẽ không chịu ảnh hưởng của mưa, gió và các dòng hải lưu.
Như vậy, Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh, kéo dài xuyên qua các lục địa, làm thành mặt cong khép kín, mặt này có đặc điểm là tại bất kỳ một điểm nào trên đó, pháp tuyến cũng trùng với phương dây dọi, nghĩa là lực hút của trái đất đối với mọi điểm đên mặt này đều tác động vuông góc và là như nhau.
Geoid của Hoa Kỳ (xác định năm 1999)
Nếu đo độ cao của một vật so với mực nước biển bằng một cây thước thật dài, đây sẽ là điều không thể bởi vì mực nước biển liên tục thay đổi trong từng giây phút (sóng), từng giờ (thủy triều), nhưng các nhà khoa học đã tìm ra cách loại bỏ được chúng bằng cách sử dụng thước Tide Gauge. Thước này thực chất là một ống dài, sử dụng nguyên lý bình thông nhau và được gọi là giếng áp lực. Khi sử dụng thước này thì mực nước biển bên ngoài dù có dao động liên tục cũng ít có ảnh hưởng đến mực nước trong ống, do đó mực nước trong ống được coi là tương đối chính xác (tất nhiên là không chính xác đến từng milimét).
Người ta sử dụng thước này để đo mực nước biển vào nhiều thời điểm trong năm, từđó tính được mực nước biển trung bình. Số liệu cho thấy mực nước biển trung bình chỉ dao động khoảng 2mm mỗi năm, do đó nó được dùng làm chuẩn để lấy mốc về độ cao của các vật thể trên trái đất.
Từ khoảng 50 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của vệ tinh, con người đã từng bước tiến xa hơn nữa trong việc đo mực nước biển. Và chính vì độ chính xác ngày càng cao, mực nước càng trở thành một tiêu chuẩn đo lường không thể thiếu trong đời sống con người nói chung cũng như nghiên cứu khoa học nói riêng.
Trả lời bạn đọc Le Thuy: Kính chào Ban biên tập, Tôi có thắc mắc như sau: Khi nói độ cao của một ngọn núi,trong thực tế, người ta so sánh với mực nước biển (MNB), nhưng tôi trộm nghĩ do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (gió, sóng, thủy triều...), MNB luôn dao động như thế làm sao lấy MNB làm chuẩn được? Rất mong được giải thích. Kính chào.
Tọa độ được xác định như thế nào?
Mở một bản đồ hoặc quay một vòng quả cầu mô hình trái đất, ai cũng có thể thấy trên bề mặt của chúng là những vạch ngang và dọc có quy luật chung, những đường này được gọi là kinh tuyến và vĩ tuyến. Để xác định vị trí (tọa độ) của một vật trên trái đất được chính xác nhất, chúng ta phải dựa vào đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến.
Vĩ tuyến và Kinh tuyến được xác định như thế nào?
Chúng ta đã biết, trái đất chuyển động xung quanh trục trái đất, trục trái đất chính là một đường nối liền hai cực Nam - Bắc và xuyên qua trung tâm trái đất. Nếu trái đất được chia đôi làm 2 phần đều nhau thì giữa 2 cực Nam - Bắc sẽ là một đường tròn rất lớn, nó chính là đường tròn lớn nhất trên trái đất hoặc được gọi là đường xích đạo.
Trên bản đồ có vẽ rất nhiều đường song song với đường xích đạo, những đường này được gọi là đường vĩ tuyến.Chúng ta coi xích đạo ở vĩ tuyến 0o, mỗi hướng Nam và Bắc đều là 90o. Từ đường xích đạo xuôi về hướng Nam gọi là vĩ độ Nam, xuôi về hướng Bắc gọi là vĩ độ Bắc. 90o vĩ Bắc là Bắc cực, 90o vĩ Nam là Nam cực.
Từ Bắc cực tới Nam cực có thể vẽ được rất nhều
nửa đường tròn, đó chính là đường kinh tuyến. Năm 1884, các nước tham dự hội nghị Kinh độ Quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Washington đã xác định đường kinh tuyến chạy qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich (Anh) là điểm xuất phát chung để tính toán đường kinh độ trên toàn thế giới, đây chính là kinh độ 0 (0o). Tính từ đường này, hướng về phía Đông và phía Tây đều là 180o. Hướng về phía Đông là kinh Đông , hướng về phía Tây là kinh Tây. Cho nên 180o kinh Đông và 180o kinh Tây trên thực tế cùng nằm trên một đường thẳng, đường này thường được gọi là kinh tuyến 180o. Toàn thế giới dùng đường này làm chuẩn để xác định múi giờ Quốc tế.
Xác định tọa độ bằng hệ thống GPS (Global Positioning Systems)
GPS là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện thám hiểm trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh.
Năm 1978, nhằm mục đích thu thập các thông tin về tọa độ (vĩ độ và kinh độ), độ cao và tốc độ của các cuộc hành quân, hướng dẫn cho pháo binh và các hạm đội, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phóng lên quỹ đạo trái đất 24 vệ tinh. Những vệ tinh trị giá nhiều tỷ USD này bay phía trên trái đất ở độ cao 19.200 km, với tốc độ chừng
11.200 km/h, có nhiệm vụ truyền đi các tín hiệu radio tần số thấp tới các thiết bị thu nhận.
Trong số 24 vệ tinh của Bộ quốc phòng Mỹ nói trên, chỉ có 21 thực sự hoạt động, 3 vệ tinh còn lại là hệ thống hỗ trợ. Tín hiệu radio được truyền đi thường không đủ mạnh để thâm nhập vào các tòa nhà kiên cố, các hầm ngầm và hay tới các địa điểm dưới nước. Ngoài ra nó còn đòi hỏi tối thiểu 4 vệ tinh để đưa ra được thông tin chính xác về vị trí (bao gồm cả độ cao) và tốc độ của một vật. Vì hoạt động trên quỹ đạo, các vệ tinh đảm bảo cung cấp vị trí tại bất kỳđiểm nào trên trái đất.
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning Systems) bao gồm:
-
Phần người dùng, gồm người sử dụng và thiết bị thu GPS.
-
Phần kiểm soát bao gồm các trạm trên mặt đất, chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh, gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể cho chúng ta biết tọa độ hiện tại ở bất kỳ nơi nào ở trên bề mặt trái đất với sai số trong khoảng 20 tới 30 feet, tức khoảng 6 - 9 mét, trong mọi điều kiện thời tiết và liên tục 24 giờ trong ngày. Với máy thu có độ chính xác cao hơn thu tín hiệu "hiệu chỉnh vi phân" bằng máy thu GPS đặc biệt đặt ở vị trí cố định đã biết, chúng ta có thể thu được vị trí với sai số có thể giảm xuống phạm vi nhỏ hơn 3 feet (1 mét). Hiện nay, GPS đã được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện: tàu thuyền, ô tô, điện thoại di động...
Tự xác định tọa độ như thế nào?
Để tự xác định vĩ độ nơi mình đang đứng một cách tương đối, ban đêm người ta thường tìm vị trí của sao Bắc Cực (Bắc đẩu) rồi ước lượng góc được tạo ra giữa sao, hướng nhìn và mặt đất để xác định vĩ độ.
Bắc Cực là ngôi sao sáng nhất trong chòm Tiểu hùng tinh. Với người quan sát ở Bắc bán cầu, nó chiếm một vị trí đặc biệt. Chỉ lệch nửa độ so với trục Trái đất, nên khi Trái đất quay theo chu kỳ ngày đêm, sao Bắc Cực hầu như đứng yên ngay trên cực Bắc.
Xác định vĩ độ bằng sao Bắc Cực Sao Bắc cực trong lịch sửđã được các nhà thám hiểm, hàng hải, đi rừng sử dụng để xác định vĩ độ họđang ởđó. Từ một điểm bất kỳở phía bắc của đường xích đạo thì giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc cực (cao độ của nó) là bằng với vĩ độ mà từđó người quan sát đo được giá trị góc nói trên. Ví dụ, giá trị của góc tới sao Bắc cực đối với một người đang ở vĩ độ 30° sẽ có giá trị bằng khoảng 30°.
Để xác định kinh độ, có thể lấy giờ địa phương so với giờ thế giới để tính toán. Bởi trên thế giới, nếu thời gian chênh lệch nhau 1giờ thì vị trí địa lý sẽ chênh lệch tương đương 15o (360o/24giờ = 15o). Thời gian ở nước ta sớm hơn so với giờ thế giới (GMT) là 7 giờ cũng có nghĩa nước ta nằm ở vị trí địa lý khoảng 105o kinh Đông (7 x 15o = 105o). Chính vì thế nếu đứng ở một nơi nào đó trên đất nước ta, có góc nhìn với sao bắc Cực khoảng 10o thì nơi ta đang đứng chính là Tp Hồ Chí Minh.
Lượng mưa được đo như thế nào?
Đo lượng mưa có ý nghĩa như thế nào?
Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa được đặt tại một sốđiểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thểảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp trong một khoảng thời gian nhất định (một tháng, một mùa, một năm hoặc thậm chí là sau mỗi cơn mưa), tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin từ việc đo lượng mưa đó.
Để tính lượng mưa, người ta sử dụng đơn vị milimet (l/m2). Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25mm. Ví dụ, lượng mưa trung bình của Hà Nội là 1700mm/năm có nghĩa là lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1700l/m2/năm.
Việc đo lượng mưa được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khí tượng thủy văn khác nhau, trong đó có dự báo thời tiết và phân cấp mưa. Tại Việt Nam, theo quy định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, căn cứ vào lượng mưa thực tếđo được trong 24 giờ tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo lượng mưa trong mạng lưới khí tượng thủy văn mà phân định các cấp mưa khác nhau. Ví dụ, mưa vừa là mưa có lượng mưa đo được từ 16-50mm/24h, mưa to từ 51-100mm/24h và mưa rất to là trên 100mm/24h.
Đo lượng mưa có từ bao giờ?
Cách đây hơn 3000 năm người Trung Quốc cổ đại đã tiết hành đo lượng mưa. Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những bằng chứng cho thấy người Hy Lạp cổ đại cũng biết đo lượng mưa từ khoảng năm 500 trCN. Khoảng 100 năm sau đó, người Ấn Độ cổ đại cũng sử dụng những chiếc bình lớn để đo lượng mưa.
Máy đo lượng mưa hiện đại Đến năm 1441, Jang Yeong Sil, một nhà khoa học người Hàn Quốc, trong khi nghiên cứu ra phương pháp đo lượng mưa một cách chính xác ở nhiều vùng miền trong cả nước, đã phát minh ra máy đo lượng mưa đầu tiên trên thế giới, đặt tên là Cheokugye. Nhờ có phát minh này mà việc dựđoán thời tiết trở nên dễ dàng và chính xác hơn nhiều. Sau đó, nhà vua Hàn Quốc đã ban phát máy đo mưa cho từng làng để phục vụ mục đích nông nghiệp. Chỉ vài năm sau đó, những làng nào có sử dụng máy đo mưa thì mùa vụ tốt hơn hẳn. Đổi lại, các làng này sẽ phải đóng thuế cao hơn.
Khoảng năm 1662, nhà thiết kế và kỹ sư vĩ đại người Anh Christopher Wren là người đầu tiên thành công trong việc chế tạo máy đo lượng mưa nhỏ giọt -một dụng cụ có thểđo lượng nước mưa nhỏ với độ chính xác cao. Tuy nhiên, người được coi là cha đẻ của chiếc máy đo mưa hiện đại lại là Reverend Horsley (người Anh), người được coi là đã phát minh ra chiếc máy đo mưa hiện đại đầu tiên vào năm 1722. Chiếc máy đo mưa này đã trở thành tiêu chuẩn cho mọi chiếc máy đo mưa ngày nay.
Cấu tạo chung của máy đo lượng mưa
Các loại máy đo gồm các loại có một ống chia độ, máy đo khối lượng, máy đo nhỏ giọt và một ống gom được gắn vào. Mỗi loại có những ưu điểm và khuyết điểm riêng trong việc nhận thông tin về mưa.
Các máy đo lượng mưa cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn như khi xảy ra lốc xoáy thì việc đo lượng mưa hầu như không thể thực hiện được hoặc cho kết quả không chính xác do gió quá mạnh. Mặt khác, máy đo lượng mưa chỉ cho kết quả trong một khu vực nhỏ, điều này có nghĩa là ở cùng một vùng miền nhưng lượng mưa thu được bởi các máy đo lượng mưa sẽ rất khác nhau. Một vấn đề nữa có thể xảy ra đó là khi nhiệt độ xuống quá thấp (khoảng 0oC hoặc thấp hơn) thì nước mưa rơi vào phễu thu sẽ nhanh chóng đóng băng.
Thông tin trên máy đo lượng mưa có thể được đọc một cách thủ công bằng cách quan sát hoặc tự động bằng trạm quan trắc tự động. Tần suất đọc thông tin phụ thuộc vào yêu cầu của cơ quan khí tượng. Cũng giống như các thiết bị khí tượng khác cần phải được đặt ngoài trời, không có vật cản lượng mưa rơi vào phễu thu như cây cối, nhà cao tầng... để đảm bảo độ chính xác
Các loại máy đo lượng mưa thông dụng
Máy đo lượng mưa tiêu chuẩn
Máy đo lượng mưa tiêu chuẩn gồm có một phễu gắn vào ống chia độ, được lắp trong một thùng chứa. Khi ống chia độ đầy, nước mưa sẽ chảy tràn vào thùng chứa qua một lỗ nhỏ gần miệng ống chia độ.. Sau đó, người ta đo lượng mưa thu được bằng cách đo lượng nước mưa trong ống và trong thùng chứa. Hầu hết ống chia được chia theo đơn vị milimét.
Máy đo lượng mưa theo khối lượng
Một loại máy đo lượng mưa theo khối lượng gồm có một vật chứa nằm ở một đầu bút ghi. Đầu ghi sẽ ghi thông tin lên một cuộn giấy và ghi liên tục. Thiết bị này có ưu điểm là không chỉđo được lượng mưa thông thường mà cả lượng mưa đá và tuyết, khi nhiệt độ xuống thấp. Không chỉ có vậy, loại máy này thậm chí còn có thểđo được nồng độ hóa chất có trong khí quyển của khu vực đó.
Máy đo lượng mưa nhỏ giọt
Thiết bị này bao gồm một ống kim loại gắn trên mặt đất, một đầu có gắn phễu. Mỗi khi lượng mưa trong bình chứa tăng lên 0,2mm thì máy sẽ truyền tín hiệu về thiết bị ghi và tăng bút ghi lên, đồng thời phát ra tiếng "click". Cứ sau 10 phút thì máy sẽ ghi lại số lần phát tiếng "click".
Máy đo lượng mưa nhỏ giọt không chính xác như máy đo tiêu chuẩn vì mưa có thể dừng trước khi bút ghi tăng lên. Do đó, khi cơn mưa sau đến thì chỉ cần vài giọt mưa, bút ghi có thể sẽ nhảy lên mức mới, cho kết quả không chính xác. Tuy nhiên, ưu điểm của loại máy này đó là có thể xác định được cơn mưa nhỏ, vừa hay to dựa vào số lần máy ghi tín hiệu đếm tiếng "click" trong mỗi 10 phút và lượng mưa thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tiếng).
Thông thường máy đo lượng mưa nhỏ giọt thường được kết hợp với loại máy đo theo khối lượng để tận dụng ưu điểm của cả hai loại máy.
Ngoài ra, hiện nay người ta đã phát triển các loại máy đo điện tử và kỹ thuật số cực kỳ chính xác, với màn hình hiển thị thông tin, đồng thời có thêm chức năng truyền thông tin qua sóng radio.
Kính chào ban Biên tập, Em muốn hỏi như sau: -Để đo lượng mưa người ta phải làm như thế nào? - Ý nghĩa của lượng mưa đo được? (VD: 100mm phải hiểu như thế nào?) Rất mong ban Biên tập trả lời.
Thành phố cổ Pompeii tồn tại vào thời gian nào?
Pompeii, một thành phố cổ đại của Italy, nằm ở vùng Campania, được xây dựng ở cửa sông Sarnus (bây giờ là Sarno), cách núi Vesuvius một vài dặm về phía Nam, giữa Herculaneum và Stabiae.
Thành phố được phát hiện khoảng năm 600 trước công nguyên bởi những người Oscans, những người mà sau đó đã bị người Samnites chinh phục. Dưới quyền cai trị của độc tài Lucius Cornelius Sulla nó trở thành một thuộc địa của người La Mã vào năm 80 trước công nguyên và sau đó là một khu nghỉ mát yêu thích của những người Lã Mã giàu có, đạt tới số dân là khoảng 20,000 người.
Đó cũng là một trung tâm thương mại lớn và là thành phố cảng của Nola và nhiều thành phố trong nội địa của thung lũng phì nhiêu màu mỡ của Sarnus.
Thành phố bị tàn phá rất nặng nề vào năm 63 sau công nguyên bởi một trận động đất và bị huỷ hoại hoàn toàn vào năm 79 sau công nguyên bởi một vụ phun trào núi lửa từ núi Vesuvius và đã chôn vùi thành phố Pompeii, Herculaneum và Stabiae.
Vụ phun trào cũng đã làm thay đổi địa tầng của Sarnus và nâng cao bãi biển, đẩy sông và biển ra xa thành phố bị phá huỷ một khoảng cách khá lớn và hoàn toàn xê dịch vị trí cũ.
Pompeii đã nằm yên dưới đống tro tàn, bụi thời gian và không bị ai quấy rầy trong hơn 1500 năm và cho đến mãi năm 1784 nó mới được tiến hành khai quật.
Tầm quan trọng của những khám phá này lần đầu Pompeii giờđây chỉ còn tiên thu hút thế giới thông qua công việc của nhà lại như thế này khảo cổ học cổđiển người Đức Joachim Winckelmann.
Những khám phá mới tiếp tục được thực hiện từ thế kỉ 19 qua đến thế kỉ 20. Vào năm 1912, trên một con phố nối Strada dell' Abbondanza với đài vòng, nhiều ngôi nhà đã được tìm thấy. Mỗi ngôi nhà có một ban công ở tầng 2 dài 6m (tương đương 20 feet) và cao 1,5 m (tương đương với 5 feet). Khu vực này của thành phố được khách du lịch biết đến với cái tên Nuovi Scavi ( những khai quật mới).
Một số trận oanh tạc bằng máy bay trong Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã phá huỷ nặng nề thành phố và sau đó nó đã được phục hồi lại. Những khai quật tiếp tục được thực hiện. Hơn ¼ thành phố vẫn còn được khai quật và nhiều khu vực vẫn còn nằm dưới những đống tro tàn đổ nát từ những lần khai quật trước đó.
Trong số những khám phá đáng chú ý nhất tại Pompeii, người ta đặc biệt lưu ý đến trình độ lưu giữ, bảo quản những vật thể có từ thời cổ đại. Những bụi than ẩm ướt và những đốn tro tàn theo sự phun trào núi lửa đã tạo nên những một lớp bảo vệ cho thành phố, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc của cộng đồng, đền đài, nhà hát, đài phun nước, các cửa hàng và những khu nhà riêng. Hơn nữa, thi thể của 2000 nạn nhân của thảm họa đã được tìm thấy trong những đống đổ nát ở Pompeii. Trong sốđó có nhiều võ sĩ, những người đã bị xích thành một chuỗi dài để ngăn chặn họ không được trốn thoát hoặc có ý định tự vẫn. Bụi than, cùng với mưa, đã phủ xung quanh cơ thể của các nạn nhân một lớp bùn đất và vẫn còn sau khi các cơ thể biến thành tro bụi. Thạch cao dạng chất lỏng đã được rải lên một số thi thể bởi các nhà khai quật và hình dạng các thi thể do đó đã được lưu giữ. Một sốđã được đưa đến triển lãm trong các bảo tàng được dựng lên ở Pompeii, gần Porta Marina, một trong tám khu vực lớn của thành phố.
Hầu hết các các cư dân đã trốn thoát khỏi trận phun trào núi lửa, mang theo những tài sản có thể đưa đi của họ. Sau vụ phun trào, họđã chui rúc trong và xung quanh những ngôi nhà và toà nhà công cộng và đã mang theo những thứ có giá trị ngay cả những phiến đá hoa cương từ các toà nhà. Vì lí do này nên không có những vật có giá trị lớn được tìm thấy ở Pompeii. Hầu hết những đồ vật được mang theo đều được tìm thấy và một số các bức tranh treo tường có tính chất biểu diễn có giá trị nhất và những đồ khảm đã được chuyển đến Bảo tàng Quốc gia ở Naples. Cả những toà nhà và những đồ vật đã cung cấp một bức tranh hiện thực và hoàn chỉnh về cuộc sống ở một thành phố địa phương Italy của thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Những dinh thự còn tồn tại, đại diện cho sự chuyển giao từ phong cách Hy Lạp trong sáng tời các phương pháp xây dựng của Đế chế La Mã, đặc biệt quan trọng với những nghiên cứu về kiến trúc của La Mã.
Vì sao tháp Pisa nghiêng?
Tọa lạc ở Piazza del Duomo, tháp chỉ là một bộ phận của khu phức hợp gồm 4 công trình màu trắng bóng quan trọng, gồm thánh đường (Duomo), tháp chuông (campanile - tháp nghiêng), phòng Rửa tội và nghĩa trang (Camposanto).
Cũng như các công trình khác ở Piazza, mục đích của việc xây dựng tháp chuông là để thể hiện sự tự hào và vinh quang của bang Pisa thịnh vượng vì vậy tháp mang vẻ đẹp của sự độc đáo và bí ẩn.
Tháp gồm:
-
8 tầng cao 58,4m;
-
Trọng lượng 14.500 tấn;
-
Móng khối có đường kính 19,6m;
- Chiều sâu tối đa 5,5m bên dưới mặt đất.
Móng nghiêng về hướng Nam 5,5 độ so với phương nằm ngang, do đó tầng thứ 7 nhô ra ngoài 4,5m so với tầng thứ nhất.
Công trình xây theo hình dạng của một hình trụ rỗng với các dãy cột bao quanh. Mặt trong và ngoài của hình trụ đều ốp bằng cẩm thạch với mối nối rất khít khao, nhưng vật liệu giữa các lớp ốp ngoài này chỉ toàn là vữa và đá nên có nhiều lỗ rỗng rộng bên trong. Có một cầu thang xoáy ốc dẫn lên đỉnh tháp nằm bên trong vách.
Có ba lớp đất ở dưới tháp:
-
Lớp A dày khoảng 10m, gồm lớp trầm tích bùn xốp hay thay đổi.
-
Lớp B là đất sét biển, xốp, yếu nằm bên dưới, sâu đến 40m.
-
Lớp C là cát đặc với độ sâu đáng kể.
Nước ngầm nằm ở lớp A có độ sâu từ 1m và 2m. Nhiều lỗ khoan đất xung quanh và ngay cảở bên dưới tháp cho thấy bề mặt của lớp B có dạng hình đĩa do trọng lượng của tháp phía trên, qua đó có thể suy luận độ lún trung bình của tháp từ 2,5 - 3m và cho thấy đất phía dưới có thể bị nén đến mức nào. Chiều cao từ chân móng đến tháp chuông: 58,4m
Đường kính chân móng: 19,6m Trọng lượng tháp: 14.500 tấn
Các sự kiện
Tháp được khởi công xây chân móng: ngày 9 tháng 8 năm 1173
Công trình đình hoãn ở tầng thứ 4, khoảng năm 1178 thì tháp chuông xây dựng hoàn tất
Vào khoảng năm 1370: Đào lối đi quanh chân tháp
Năm 1838 Tháp nghiêng về hướng Nam: 5,5 độ, chân móng bị lún: khoảng 3m
Tháp khởi công xây dựng vào ngày 9 tháng 8 năm 1173 dưới sựđiều khiển của Bonanno Pisano.
Vào khoảng năm 1178 khi xây đến tầng thứ tư thì tạm dừng. Lý do vẫn chưa rõ, nhưng công việc tiếp tục với sự vất vả hơn rất nhiều ở lớp B.
Sau thời gian tạm dừng gần 100 năm, Giovanni di Simone đề nghị xây dựng vào khoảng 1272, qua khoảng thời gian này cường độ đất sét gia tăng do sự gia cố bằng trọng lượng của tháp.
Khoảng năm 1278 xây dựng đến tầng thứ 7 thì lại tạm dừng (nguyên nhân có thể do nội chiến). Chắc chắn tháp đã được hoàn thành trong giai đoạn này và đã bị nghiêng.
Khoảng năm 1360, khi sự gia cố thêm tầng đất sét diễn ra, Tommaso Pisano bắt đầu công trình xây dựng trên tháp chuông và hoàn tất vào năm 1370 -gần 200 năm sau ngày khởi công.
Tháp có lẽđã nghiêng khi khởi công xây tháp chuông, nhưng cũng đáng lưu ý là phần tháp chuông thẳng đứng hơn phần tháp còn lại. Ở cạnh phía Nam có 6 bậc thang trên khối đắp nổi trang trí ở tầng thứ 7, trong khi ở cạnh phía Bắc chỉ có 4 bậc thang. Có chứng cứ cho thấy sự nghiêng đã bắt đầu ngay khi xây tháp - trục tháp không thẳng đứng mà nghiêng về hướng Bắc. Các khối xây nhỏ dần sử dụng ở cao trình của mỗi tầng để nắn trục tháp cho thẳng. Bằng cách phân tích tỉ mỉ độ nghiêng tương đối của các lớp khối xây, quá trình nghiêng của tháp hiện rõ. Vào cuối giai đoạn đầu tiên, tháp nghiêng về hướng Bắc khoảng 1/4 độ. Lúc đó khi công trình xây dựng đến tầng thứ 4 thì tháp lại bắt đầu nghiêng về hướng Nam, đến mức vào năm 1278 khi xây đến tầng thứ 7, tháp đã nghiêng về hướng Nam khoảng 0,6 độ. Đến năm 1360, độ nghiêng tăng đến 1,6 độ. Phân tích bằng máy tính cao cấp cho thấy độ nghiêng tăng lên nhanh chóng khi xây đến tầng thứ 7 và lúc thêm vào gác chuông thì xây bằng gạch ép khuôn trên một thảm xốp. Có thể xây dựng đến một độ cao cho phép nhất định, nhưng không được cao hơn, cho dù có xây cẩn thận đến đâu chăng nữa. Tháp chỉ ở độ cao cho phép của nó và rất gần giới hạn an toàn.
Năm 1817, hai kiến trúc sư người Anh dùng dây dọi để đo độ nghiêng và phát hiện rằng vào thời điểm này tháp nghiêng đến 5 độ. Vào năm 1838, kiến trúc sư Alessandro della Gherardesca đào một lối đi quanh móng tháp để lộ ra các phần chân cột và các bậc thang của móng. Kết quả là nước ùa vào cạnh phía Nam, vì ởđây đất nằm dưới mực nước ngầm. Cũng có chứng cứ cho thấy ở thời điểm này độ nghiêng của tháp đã tăng đáng kể thêm gần nửa độ, khoảng 5,4 độ. Đo đạc chính xác bắt đầu vào năm 1911 cho thấy độ nghiêng của tháp cứ luôn tăng qua mỗi năm, và sau giữa thập niên 1930, độ nghiêng tăng gấp đôi.
Năm 1990, độ nghiêng giống như sự chuyển dịch theo phương nằm ngang ở phần đỉnh khoảng 1,5mm mỗi năm.
Ngoài ra, tất cả tác động ở tháp đều do độ nghiêng của tháp tính theo độ nghiêng ngày càng nhiều. Chẳng hạn, trong năm 1934 gia cố khối xây ở chân móng bằng cách phun vữa gây ra sự dịch chuyển đột ngột về phía Nam khoảng 10mm và rút nước ngầm ở lớp cát phía dưới trong thập niên 1970 khiến cho tháp dịch chuyển khoảng 12mm. Những phản ứng này khẳng định tháp xây dựng trên nền đất yếu như thế nào, và bất kỳ một phương pháp dùng để ổn định tháp đều phải tinh vi, phức tạp đến mức nào.
Cũng trong năm 1990, sau khi tháp chuông ở Pavia đổ, cho dù không bị nghiêng, một ủy ban do giáo sư Michele Jamiokowski làm chủ tịch do Thủ tướng Ý thành lập nhằm tham khảo ý kiến và thực hiện công tác ổn định tháp Pisa. Nhiều hội nghị được quốc tế công nhận bàn về công trình tưởng niệm lịch sử vô giá này yêu cầu phải bảo tồn đặt điểm cơ bản của tháp cùng với lịch sử và trình độ thủ công khéo léo. Vì thế bất kỳ sự can thiệp bừa bãi nào đối với tháp phải ở mức nhỏ nhất và kế hoạch ổn định cố định hay chống đỡ nhìn thấy đều không thể chấp nhận được, và trong mọi trường hợp đều có nguy cơ làm tăng sự đổ sụp của khối xây vốn rất mỏng manh này. Giải pháp tìm thấy là giảm bớt độ nghiêng của tháp ở mức độ nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng phải giảm ứng suất trong khối xây và ổn định chân móng.
Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích và thử nghiệm trên quy mô rộng người ta chấp nhận phương pháp hút đất, bao gồm việc lắp đặt nhiều ống hút đất nằm kế chân móng và ngay bên dưới cạnh phía Bắc của chân móng. Khởi công vào tháng 2 năm 1999, trong một không khí vô cùng căng thẳng, theo cách tiến hành từng bước một rất chậm, được giám sát thật cẩn thận, từng khối lượng đất không nhiều được lấy ra khỏi lớp A bằng một máy khoan đặc biệt. Do đất xốp, lỗ rỗng hình thành do mỗi lần hút từ từ khép kín lại, kết quả tạo ra sự lún sụt ở bề mặt không nhiều và xoay tháp trở lại hướng Bắc một chút. Công việc hút đất diễn ra trong 2,5 năm; độ nghiêng của tháp giảm nửa độ. Nếu tháp bắt đầu nghiêng về hướng Nam có thể lặp lại quá trình hút đất ở một giai đoạn nào đó trong tương lai. Ngoài khâu hút đất, cũng tiến hành gia cố một ít khối xây ở những điểm dễ bị hư hại nhất ở cạnh phía Nam. Ngọn tháp huyền bí, kiều diễm này đã và đang được ổn định khi áp dụng phương pháp đảm bảo sự tôn trọng và bảo tồn cả đặc điểm lẫn sự tương tác hấp dẫn với tầng đất cái.
Bất ngờ đến từ những nguồn sáng?
Bất ngờ đến từ những nguồn sáng, thậm chí bất ngờ đến từ cả bóng tối. Thật ra thì chúng ta luôn phải hướng tới một sự cân bắng trong mọi chuyện. Đấy là khi mà những nguồn sáng không quá tham lam chiếm hết vị trí trong thiết kế nội thất một căn nhà. Nói đến thiết kế nội thất cũng bao gồm cả thiết kế ánh sáng cho căn nhà. Nếu chúng ta không nghĩ đơn giản việc bố trí nguồn sáng chỉ đơn thuần phục vụ cho những mục đích sinh hoạt thì ánh sáng sẽ còn mang theo hiệu quả về nghệ thuật.
Vẫn có những lúc mà vô tình chúng ta bắt gặp hiệu quả bất ngờ của ánh sáng, đến từ bóng đổ của nguồn sáng đối với vật dụng, đến từ sự phản sạ phức tạp của ánh sáng lên vật liệu kim loại. Làm sao để biết kết hợp những yếu tố nghệ thuật ấy của ánh sáng với công năng sử dụng của nó thật ra là không hoàn toàn khó và không hoàn toàn đơn giản.
Chỉ có một nguyên tắc mà bạn không nên quên, đấy là viêc luôn nghĩ đến tính năng sử dụng của ánh sáng mỗi khi quyết định bố trí một nguồn sáng ở đâu đó. Ánh sáng không nên quá tràn lan, bởi chính sự tương phản của nó với những vùng tối mới tạo nên cho bạn cảm giác thật sự khác nhau giữa các không gian trong nhà.
Ánh sáng trong mảng trang trí ở kệ tivi đã làm dịu đi sự góc cạnh của mảng khối ,ngoài ra còn góp phần nhấn mạnh mảng trang trí chính
Hiệu quả mang lại từ nguồn sáng bố trí ở các nan gỗ trên trần đã mang lại sự bất ngờ nhung có sắp đặt.
Mỗi vật liệu phản ứng với ánh sáng khác nhau. Biết tận dung điều này có thể làm cho ngôi nhà của bạn trở nên hợp lý về ánh sáng.
Độ sâu hay sự chật hẹp về không gian được hạn chế đi nhiều do ánh sáng. Ánh sáng luôn mang lại cho chúng ta những cảm nhận đôi khi là không chính xác về không gian.
Cửa Mặt Trời có những bí ẩn gì?
Nằm ở góc Tây Bắc Quảng trường Carachacha trong Thành Tiahuanaco, một bức điêu khắc bằng đá vô cùng lớn và rất nổi tiếng, đó là Cửa Mặt trời - một trong những kỳ tích của nền văn minh cổ xưa có tiếng nhất ở Đại lục Nam Mỹ.
Cửa Mặt trời do một tảng nham thạch cực lớn trên núi tạo thành một cách hoàn chỉnh: cao 3,1m; rộng 3,96m và nặng hơn 10 tấn. Sở dĩ người ta gọi nơi đây là Cửa Mặt trời vì vào ngày
21/9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa đá này.
Những người đã nhìn thấy Cửa Mặt trời, không ai là không bị khuất phục trước vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Trên Cửa Mặt trời có khắc các hình vẽ rất tinh xảo, trong đó nổi bật nhất là hình vẽ Lịch Mặt trời tô điểm trên mi cửa theo chiều ngang. Chính giữa Cửa Mặt trời khắc tượng Phi thần (Thần biết bay). Theo truyền thuyết, ông chính là thánh nhân đã du nhập các loại hình nghệ thuật và chế độ vào Nam Mỹ. Đầu bức tượng đội vương miện vô cùng uy nghiêm, trong tay cầm gậy tô điểm bởi chim tọa sơn điêu, thần sắc mười phần nghiêm túc, 2 hàng lệ nhỏ xuống từ khóe mắt. Đứng hầu 2 hàng trên dưới Phi thần là các dũng sỹ oai phong. Phần dưới của Lịch Mặt trời khắc một loại đồ hình, chúng được xếp liên tục thành hình Kim Tự Tháp. Ngoài ra, ởđó còn vẽ vô vàn các đồ án và văn tự, cho đến nay vẫn chưa lý giải được hàm nghĩa của nó.
Đứng trước Cửa Mặt trời, người ta luôn đặt câu hỏi: "Cư dân của Thành Tiahuanaco cổ đại tại sao phải kiến tạo cửa đá lớn như vậy?".
Xét từđiểm tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời và tiết Thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cửa Mặt trời đều có liên quan đến lịch pháp.
Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiahuanaco làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết Thu phân với vị trí của Cửa Mặt trời. Trong cuốn sách "Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiahuanaco", hai nhà khoa học Bellermi và Aluan đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cửa Mặt trời. Họ cho rằng, phía trên của Cửa Mặt trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất 2.700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Điều này một lần nữa làm cho mọi người đặt câu hỏi: "Người Tiahuanaco tiền sử lẽ nào lại tồn tại ở một nền văn minh đạt đến trình độ cao như vậy?".
Khi khảo sát Cửa Mặt trời, học giả Hanke người Anh đã phát hiện thấy trên mi Cửa Mặt trời còn khắc những hình động vật thời tiền sử kỳ dị nằm ngoài ý muốn. Loại động vật này có hình thể béo tốt, bốn chân hơi thô, dường như nó là loài tạp giao giữa hà mã và trâu.
Trong giới động vật ngày nay, dường như từ lâu đã không tồn tại loài động vật nào giống như vậy. Nhưng các nhà sinh vật cổ vừa nhìn thấy chúng đã nhận ra ngay loại động vật hình thù chậm chạp trong hình vẽ là thú răng hở
một loài động vật thời tiền sửđã tiệt chủng.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: Thú răng hở sống từ 1.600.000 đến 12.000 năm trước, có lẽ nó là động vật thuộc loại lưỡng cư, có tập tính sinh hoạt giống hà mã ngày nay. Nó là loài động vật có móng phổ biến nhất ở đại lục châu Mỹ đương thời. Loài động vật này dài khoảng 2,8m; cao 1,4m; có 3 ngón chân giống trâu nhưng lại thấp và không có sừng, giữa răng cửa có kẽ hở lớn, do vậy được gọi là thú răng hở. Nhưng nó sớm bị tuyệt chủng từ 12.000 năm trước.
Ngày nay, những hiểu biết của con người có được về loài động vật này là từ các hóa thạch đã được phát hiện.
Vậy, tại sao loài động vật thời tiền sửđã tiệt chủng lại được vẽ trên Cửa Mặt trời? Có hơn 47 chỗ trên mi Cửa Mặt trời đều điêu khắc hình tượng của thú răng hở. Loài động vật xấu xí này không chỉ xuất hiện trên Cửa Mặt trời mà còn thấy chúng vẽở bất kỳ nơi nào trên các mảnh gốm vỡ cùng thời đại, trên một vài tác phẩm điêu khắc vẫn còn có hình thể hoàn chỉnh của nó.
Thực ra, các hình vẽ động vật cổ đại trên Cửa Mặt trời và Feijin chỉ có một loài thú răng hở. Trên các hình vẽở Cửa Mặt trời còn có một loài động vật mọc ngà và mũi dài như voi. Ngày nay, loài voi lớn ở Nam Mỹđã bị diệt chủng. Nhưng theo các tài liệu nghiên cứu, ở thời tiền sử, châu Nam Mỹđã từng tồn tại một loài động vật giống như loài voi có tên khoa học là Juxiak.
Chúng thuộc loài động vật mũi dài, sinh sống đông nhất ở khu vực Tiahuanaco, đoạn phía Nam mạch núi Altis. Nhưng loài động vật này cũng sớm bị tiệt chủng từ khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên.
Loài động vật đã bị tiệt chủng từ khoảng hơn một vạn năm trước, nhiều lần xuất hiện ở Thành cổ Tiahuanaco thể hiện điều gì? Nó chỉ có thể chứng minh những người đầu tiên xây dựng thành Tiahuanaco thường nhìn thấy loài động vật này, loài voi thực sự chứ không phải căn cứ vào trí tưởng tượng để vẽ nên các hình thú răng hở trên Cửa Mặt trời. Do vậy, chúng ta có thể đưa ra phán đoán, niên đại xây dựng thành Tiahuanaco và Cửa Mặt trời không thể muộn hơn từ cuối thời kỳ canh tân đến trước 1 vạn năm trước Công nguyên.
Nhưng Kim Tự Tháp Ai cập được xây dựng khoảng 2.600 năm trước Công nguyên. Trong khi đó, nền văn minh Sumer sớm được công nhận nhất trên Thế giới cũng chỉ bắt đầu từ 3.300 năm trước Công nguyên. Lịch sử loài người di cư đến châu Mỹ được dự tính khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên mà thời gian đến châu Mỹ lại càng muộn hơn. Vậy 12.000 năm trước, ai là người xây dựng nên thành Tiahuanaco hùng vĩ và Cửa Mặt trời vô cùng kỳ diệu đó, trong khi thế giới đương thời vẫn trong cảnh mômg muội tối tăm?
Điều càng làm cho người ta nghi hoặc là Cửa Mặt trời - Một kiệt tác ngày nay không gì có thể sánh kịp lại không được hoàn thành trọn vẹn. Đó là trên mi cửa lộ rõ những hình vẽ còn dang dở. Không lẽ, đột nhiên có một ngày công việc điêu khắc bỗng dừng lại? Vậy nơi đây bổng xảy ra sự việc gì hay đó là một tai nạn bỗng nhiên ập đến?
Ngôi nhà Angkor có những bí ẩn gì?
Được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và cực thịnh dưới triều vua Suryavarman II (1113
- 1150) vào nửa đầu thế kỷ 12, đột nhiên mất tích trong bóng tối rừng già Đông Dương hơn 5 thế kỷ, đi vào quên lãng của con người cho đến khi được tìm lại bởi những nhà thám hiểm người Pháp vào thế kỷ 19.
Nhưng liệu một nền kiến trúc kỳ vĩ, huy hoàng đến thế có thật bị lãng quên? Không! Người Khmer của nhiều thế kỷ sau vẫn biết có một kỳ quan di sản của dân tộc mình được rừng già vĩnh cửu giấu kín. Rừng già và bóng tối nhận lãnh sứ mạng che giấu chứ không phải Angkor bị mất tích. Đây là một luận điểm của Michael Freedman, một nhà nghiên cứu người Mỹ.
Angkor giờđây đã phơi mình giữa ánh sáng của nền văn minh thế kỷ 21. Nó vẫn im lặng ra câu đố với nhân loại: Đá núi lấy từđâu? Vận chuyển, xây dựng thế nào khi chưa có nền công nghệ hiện đại như hôm nay, tại sao nó vẫn sừng sững có mặt, vĩ đại và bí ẩn hệt như những nụ cười kỳ lạ trên những gương mặt Bayon... Nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp và tầm thường của người viết bài này, Angkor sẽ chỉ được ghi nhận bằng cảm quan du khách. Cái cảm quan một lần chiêm ngưỡng và chạm tay vào những phiến đá đã nghìn năm tuổi. Còn thấy những nụ cười, gương mặt băng qua bóng tối thời gian, nó đủ khơi gợi trí tưởng tượng về sự sống và cái chết, về khoảnh khắc vĩnh cửu...
Dưới bóng cây thần thánh
Khi được tìm ra sau năm thế kỷ, những cây cổ thụ nghìn tuổi đã toả những chiếc rễ khổng lồ chụp xuống những mái đền đá tảng từ lâu, sức mạnh mềm mại mà kinh hoàng của nó chẻ tường đá thành khe nứt, làm xiêu vẹo cả đền đài tưởng chừng thời gian chỉ có thể bào mòn mà thôi. Những cây cổ thụ, những chiếc rễ kỳ dịấy đã nổi tiếng khắp thế giới ngay từ những bức ảnh chụp đầu tiên được công bố. Trong ánh nắng chiều xiên khoai, những chiếc rễ toả
sáng như có hào quang, lấp lánh ánh bạc kim nhũ - một vẻ đẹp làm kinh ngạc du khách - Những "cổ thụ thần thánh" sáng lên trong vẻ thâm u hoang tàn của đền đài Ta Phrom ở quần thể Angkor. Một trong những ấn tượng kỳ bí và hùng vĩ biểu tượng sức mạnh thiên nhiên với mọi du khách khi chiêm ngưỡng.
Nụ cười trong bóng tối Khó có thể đếm được bao nhiêu phù điêu chạm khắc hình tượng Apsara ở toàn bộ Angkor. Nghệ thuật điêu khắc ởđây đã đạt đến đỉnh điểm. Những nụ cười Bayon cũng đã nổi tiếng khắp thế giới. Những nét mũi, đường môi uốn mềm mại trên đá tảng. Nụ cười viên mãn hay hoan lạc, bí ẩn, khó hiểu như một thách đố tâm linh của thần thánh đối với con người. Trong đám rễ cây đã có nghìn năm tuổi, từng chôn vùi, trói chặt, giam giữ những
tượng đá đứng đấy cũng đã nghìn năm, thỉnh thoảng lộ ra một gương mặt,
một nụ cười sống động đến rợn người. Nụ cười ấy thách thức bóng tối nhiều
thế kỷ cho đến ngày lộ ra ánh sáng như hôm nay - trong những bức ảnh
hiếm thấy của nhà nhiếp ảnh Trần Việt Đức - anh vừa tìm ra trong chuyến đi
này...
Vẻ đẹp hoang tàn...
Quần thể Angkor đang được Unesco trùng tu. Thiên nhiên, sự quên lãng đã tàn phá nó khá nặng nề. Nhưng trước những mái đền đã sụp đổ, những đống đá chồng chất phủ rêu xanh, người chiêm ngưỡng không khỏi ngậm ngùi... Bao nhiêu triều đại huy hoàng, bao nhiêu bước chân vua chúa, mỹ nữ từng đi qua đây... Nay chỉ còn chơ vơ sự hoang phế, tĩnh mịch. Mỗi du khách lặng lẽ len lỏi qua từng ô cửa đá, hành cung thăm thẳm bóng tối với sổ tay hay
máy ảnh trong tay - mỗi người đều tưởng như một nhà khảo cổ, lần mò, đào
bới tìm kiếm dấu vết thần thánh lẫn con người quá khứ. Cái cảm giác khó tìm
ởđâu ngoài Angkor kỳ vĩ.
Nhà hát Opéra được xây dựng kiến trúc như thế nào?
Được xây dựng từ năm 1861
- 1875, nhà hát Opéra ngày nay đổi thành tên Palais Garnier để tỏ lòng tôn kính kiến trúc sư thiết kế nhà hát
-là một trong những tòa nhà nổi bật nhất ở Paris.
Lúc Napoléon III và Nam
nước Haussmann quy hoạch tại thành phố năm 1852, cùng với các đại lộ thênh thang và tầm nhìn theo chiều dài thẳng tắp, họđã đặt một giải đáp cho tòa nhà chính ở những điểm thống nhất với thiết kế tổng thể. Nhà hát Opéra nằm trên một hòn đảo là nơi hợp lưu của các con đường chính tỏa nhánh, là một điểm như thế.
Việc chọn kiến trúc sư bằng cuộc đấu thầu công khai, tổ chức vào năm 1860, tiếp nhận nặc danh. Khi trọng tài ra quyết định ai là người được chọn, đúng ra chính họ cũng ngạc nhiên, hóa ra là một thanh niên hầu như không ai biết đến - Charles Garnier 33 tuổi, tốt nghiệp trường École des Beaux-Arts và Viện hàn lâm Pháp ở Rome. Anh chưa có kinh nghiệm, nhưng theo bản năng nắm được yêu cầu: Công trình phải thực hiện chức năng hữu hiệu xét theo quan điểm của khán giả lẫn người trình diễn, đồng thời thể hiện sự phong phú và thích thú ở mỗi đêm diễn trong nhà hát Opéra.
Khoảng nhìn đầu tiên
Như một xuất phát điểm, Garnier chọn nhà hát được thán phục nhiều nhất ở châu Âu, Grand Théâtre ở Bordeaux của Victor Louis. Công trình Tân cổđiển nguy nga này, khởi công năm 1773, thuộc về công trình đầu tiên biến nhà hát thành một công trình tưởng niệm quan trọng của quần chúng. Khách tham quan trước tiên bước qua một sảnh lớn vào với cầu thang dẫn đến các tầng trên có ghế ngồi và tạo khoảng không gian đi lại khoảng khoát trong giờ giải lao. Thính phòng được phủ trần nhà dạng mái bát úp tựa lên một vòng tròn cột. Garnier hoàn toàn phỏng theo sơ đồ này nhưng thể hiện bằng phong cách Baroque mới, chứ không phải bằng "ngôn
ngữ" Tân cổđiển.
Cầu thang của ông thậm chí lớn hơn và đầy ắp các đường cong sang trọng, càng bước lên gần đến chỗ ngồi, khán giả có cảm giác càng ấn tượng hơn với cách trang trí phong phú hơn. Tầng lan can bằng đá cẩm thạch đa sắc, cột tượng phụ nữ, cột và cầu thang tạo ra cảnh tượng làm khoái chí, nhất
Mô hình mặt cắt bóc vỏ
là lúc mỗi tầng trong số 4 tầng đều đầy ắp khán
nhà hát Opéra
giả trong mỗi đêm diễn. Trong thính phòng, Garnier cải tiến tầm nhìn bằng cách tập trung vào các cột đỡ đứng thành từng đôi ở các góc hơn là đứng theo vòng tròn.
Tiện nghi ở hậu trường cũng được sắp xếp hợp lý, với một sân khấu tập diễn ở phía sau, tạo nét cân đối cho toàn bộ công trình. Hoàng đế được dành một lối vào riêng ở một bên (một phần vì lý do an ninh suýt bị ám sát khi bước vào nhà hát Opéra cũ), trong khi bên kia có một bảo tàng viện nho nhỏ. Vẻ đồ sộ bên ngoài của toàn bộ nhà hát quả thật mang đến sự thỏa mãn về tính hợp lý và tính thẩm mỹ.
Số liệu thực tế:
* Diện tích: 11.237m2
* Chiều dài: 97m
* Chiều rộng (tối đa): 125m
* Chiều cao (tính từ móng đàn lyre của thần Apollo); 73,6m
* Cầu thang lớn: cao 30m
* Thính phòng: cao 20m, sâu: 32m, rộng: 31m (tối đa), 2.200 chỗ ngồi
* Chúc đài treo: 8 tấn
Đi sâu vào bên trong
Trong nội thất, cách bố trí và vật liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, trong khi tác dụng toàn bộ của nỗ lực trang trí hoa mỹ tạo cảm giác mạnh trong khắp nhà hát. Trước Garnier, đá cẩm thạch và chất liệu khảm không phải là loại vật liệu quen thuộc của người dân Paris. Garnier lùng kiếm khắp châu Âu, thậm chí đào lại các mỏđá thời xa xưa để lấy vật liệu quý ông cần. Một khi đã có đủ sốđá cẩm thạch, ông thuyết phục số nghệ nhân điêu khắc của mình tái tạo hình ảnh của khẩu thần công cổđiển và các cột tượng phụ nữ và tượng bán thân, kết hợp nhiều loại đá cẩm thạch phai nhòa theo thời gian.
Mặc dù trang trí phải quá nhiều, Garnier phải tiến hành thương thảo nhiều hợp đồng và nghĩ ra kỹ thuật mới để kiểm soát chi phí. Vật liệu khảm không được khảm trực tiếp bằng tay theo kiểu truyền thống mà phải sắp xếp "úp mặt" xuống giấy bồi, sau đó phủ một lớp vữa mỏng, rồi mới đặt vào trong panel.
Nghiên cứu của Garnier cho thấy chỉ có một vài bề mặt trang trí bắt được ánh sáng cần thiết để làm nổi bật màu vàng mạ, trong khi các bề mặt khác đơn giản chỉ sơn theo tông màu vàng hắt bóng. Thay vì phủ lên các tượng trang trí bằng lớp đồng đắt tiền, Garnier sử dụng quá trình điện phân cần ít vật liệu hơn nhiều.
Phần lớn tài năng của ông nằm ở việc quyết định quy mô, mặt cắt ngang, bảng màu và chủ đề ông muốn đối với một bề mặt hay tác phẩm điêu khắc, sau đó ông để cho họa sĩ ông đã tuyển được chọn ý tưởng của riêng mình. Lúc đó cả hai đều quyết định thành phần sau cùng. Trong khi Garnier lịch lãm và có sức thuyết phục, ông chỉ có một vài cơ hội và chọn những họa sỹ và phục tá có năng lực nhất, những người đã từng học cùng trường Beaux-Arts và Prix de Rome như ông. Việc ông chọn Jean Baptiste Carpeaux thực hiện tác phẩm điêu khắc mang tên The Dance chứng minh rõ khả năng tự tin của ông trong tư cách nhà thiết kế. Đề xuất sau cùng của Carpeaux tài năng và bướng bỉnh đã gạt bỏ ý tưởng ban đầu của Garnier và thậm chí còn tạo ra nhiều tai tiếng khi phát hiện, Garnier kiên quyết bảo vệđiêu khắc gia nổi tiếng và lịch sử
khẳng định sức thuyết phục của ông.
Di sản Garnier để lại cho nhân loại
Garnier hiểu rõ tính độc đáo và hãnh diện vềđiều này. Khi Nữ hoàng Eugénie phàn nàn bà không thể biết nhà hát xây dựng theo phong cách gì - "có phải theo Henri IV hay Louis XIV hay Louis XV?" - Garnier đáp lại: "Phong cách này theo Napoleon III". Nhận xét của ông phải được xem là nhận thức của chính ông, thứ nhất về tầm quan trọng của sựủng hộ vững chắc của thân chủ ông, thứ hai về thực tế của nỗ lực tập thể của một đội ngũ gồm nhiều họa sỹ tài năng làm việc dưới sự chỉ đạo của ông.
Nhà hát không phải là một công trình kiến trúc dành cho giới tri thức trầm ngâm suy tưởng, mà là một công trình phục vụ cho sự vui nhộn và tiêu khiển. Kiến trúc như sự tiêu khiển, nhà hát Opéra là một trong những thể hiện đầu tiên một xã hội nouveau-riche đang phát triển, sự thể hiện sở thích có lẽ không được phân tích - tự tin chính mình, sẵn sàng đón nhận bất kỳ một thách thức nào. Sau ngày khánh thành hơn một thế kỷ, phép mầu của Palais Garnier vẫn còn nguyên vẹn.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia được xây dựng như thế nào?
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (National Convention Center - NCC) là một dự án trọng điểm quốc gia phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 lần thứ 14 và các hoạt động hội nghị hội thảo mang tầm quốc gia và quốc tế với quy mô lớn. Nằm trên ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 10km về phía Tây Nam, Trung tâm Hội nghị Quốc gia tọa lạc trên diện tích 64ha, với lối kiến trúc độc đáo, hiện đại có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Được đánh giá là 1 trong số 3 trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Hội nghị Quốc gia được thiết kế dựa trên ý tưởng cảnh quan Di sản văn hoá Vịnh Hạ Long với phương án thiết kế mang tên "Lượn sóng biển Đông" do chuyên gia Cộng hoà Liên bang Đức thiết kế. Tác giả thiết kế công trình
này là Giáo sư - Tiến sỹ Meinhard Von Gerkar. Phương án này đã được Chính phủ phê duyệt và nhân dân đồng tình ủng hộ qua việc bỏ phiếu lấy ý kiến. Công trình được khởi công từ tháng 11/2004 và đến thời điểm này đã hoàn thành hạng mục chính sẵn sàng phục vụ Hội nghị cấp cao APEC.
Kiến trúc công trình
Đây là công trình cấp đặc biệt kết hợp độc đáo giữa tính dân tộc và hiện đại với một tòa nhà chính cao 5 tầng và 1 tầng hầm.Với quan niệm Hà Nội là thành phố của nước, nhà thiết kếđã xây dựng TTHNQG có mái lượn sóng từ đại sảnh lên cao đến phòng họp chính và quảng trường đa năng- nơi tổ chức lễ nghi. Tổng thể bao gồm TTHNQG nằm phía Bắc, khách sạn phía Đông, bảo tàng Hà Nội phía Tây, tam quan phía Nam. Xung quanh có các hồ nước, các đồi nhỏ bố trí quanh hồ liên tưởng đến cảnh quan núi non, mây trời, biển nước của vịnh Hạ Long.
Phía trước toà nhà là quảng trường rộng gần 10.000m2 và quảng trường nước kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên vườn hoa công viên cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan đẹp cho công trình, hệ thống hồđiều hoà khí hậu với giao thông hết sức thuận tiện.
Trung tâm Hội nghị quốc gia xây dựng trên diện tích sàn là 60.000 m2, mái cao 50m, ngoài phòng họp chính có sức chứa từ 3.800
-4.000 chỗ ngồi; còn có 2 phòng họp cao cấp dành cho nguyên thủ, 20 phòng họp nhỏ từ 100-200 người/phòng với trang thiết bị hiện đại, có khả năng tự động hóa cao. Ngoài ra có khu hội thảo, phòng tiệc, khu triển lãm, liên hợp dịch vụ khách sạn, nhà hàng và các khu chức năng khác. Vật liệu chủ đạo bao
bọc toà nhà là kính, tạo vẻ sang trọng, hiện đại mà gần gũi. Mái lượn sóng bằng kết cấu thép tạo nét chắc chắn.
Phòng họp chính có thể được chia thành 2 khoảng không gian bằng vách ngăn di động, bố trí ở dưới sàn. Vách này chia không gian phía sau thành nhiều phòng họp nhỏ, phục vụ các hội nghị lớn, nhỏ, các buổi biểu diễn, sân khấu và các hoạt động khác với hệ thống âm thanh được thiết kếđa dạng.
Đặc biệt tại Trung tâm báo chí (sức chứa 1.200 - 1.500 người) có 3 phòng riêng biệt dành cho truyền hình, phát thanh và báo viết. Đây là trung tâm báo chí được đánh giá là rất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động như truyền hình trực tiếp, đường truyền ADSL, các boot dùng cho các phóng viên sử dụng để viết tin, truyền tin...
Tại đây được bố trí hệ thống các bãi đỗ xe nổi và hệ thống garage ngầm với sức chứa gần 1.100 ôtô các loại, một sân đỗ trực thăng lên thẳng, hệ thống sân khấu ngoài trời. Ngoài hệ thống điện lưới quốc gia, ởđây cũng được bố trí hệ thống cung cấp điện dự phòng và nguồn pin năng lượng mặt trời để sưởi ấm toàn bộ tòa nhà. Theo các chuyên gia tại đây, hệ thống pin năng lượng mặt trời đảm bảo đủ chiếu sáng trong những trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt tại Trung tâm, tất cả hệ thống cửa đều được điều khiển tự động.
Quá trình thi công
Trung tâm hội nghị quốc tế không chỉ là bộ mặt của thủđô mà còn là bộ mặt của đất nước, nơi sẽđón tiếp các nguyên thủ và bạn bè của nhiều quốc gia. Do vậy, công trình được xây dựng phải đảm bảo tính năng sử dụng tiện lợi, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy việc xây dựng đặt ra yêu cầu rất cao cho các đơn vị thi công.
Việc xây dựng công trình do tổ hợp nhà thầu trong nước thực hiện, gồm 9 tổng công ty lớn là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Vinaconex, Licogi, Lilama, COMA, CONSTREXIM, Handico, Bạch Đằng và Sông Hồng.
Theo các chuyên gia thì với cấp công trình đặc biệt như Trung tâm hội nghị Quốc gia phải mất 3 năm xây lắp, tuy nhiên, do yêu cầu của Nhà nước để phục vụ cho Hội nghị cấp cao APEC 14 lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam nên thời gian thi công công trình được chỉ định là 22 tháng. Với quyết tâm cao, kỷ lục thi công này đã được hoàn thành.
Chính tại công trình trọng điểm quốc gia này đã ghi nhận những kỷ lục của ngành xây dựng về thời gian thi công, số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật tham gia, về khối lượng máy móc thiết bị sử dụng và những sáng kiến xây dựng của các chuyên gia.
Hà Nội đón chào APEC lần nữa khẳng định nội lực của mình ở những dự án trọng điểm của quốc gia, có tầm cỡ quốc tế. Trung tâm hội nghị quốc gia sẽ là bộ mặt của Việt Nam đang trong thời gian đổi mới, hiện đại và năng động hơn, xứng tầm quốc tế.
Với một công trình lớn có nhiều chủng loại vật tư, thiết bịđa dạng xuất xứ từ nhiều nước khác nhau, việc thi công lắp đặt đã được các nhà thầu xây dựng Việt Nam đảm bảo an toàn, quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vận hành tốt trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC và cả sau này.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia sẽ là nơi tổ chức các đại hội và hội nghị lớn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại, hội chợ triển lãm... có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.Với công trình đặc biệt này - ngành xây dựng Việt Nam một
Nhà hát Opera Sydney được xây dựng như thế nào?
Nằm trên bến cảng Sydney tại Bennelong Point, nhà hát Opera Sydney được xem là một trong những kỳ quan của thế giới hiện đại, là một hình ảnh rất đặc trưng của đất nước Australia.
Đây là một công trình do Jorn Utzon thiết kế và được tiến hành xây dựng dù có nhiều tranh cãi xung quanh nó. Nhà hát này được khánh thành vào tháng 10/1973.
Có thể nói nhà hát Opera này là một trong những biểu tượng đặc trưng nhất không chỉ của Sydney mà cho cả đất nước Australia. Nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch và người tham quan từ mọi nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng với niềm khâm phục về một trung tâm văn hóa Sydney.
Nhà hát Opera Sydney là nơi hội tụ của:
* Nhạc vũ ba-lê Australia
* Dàn nhạc thính phòng Australia
* Đoàn kịch Shakespear Bell
* Nhà hát Ensemble
* Dàn nhạc Opera Australia
* Đoàn vũđiệu Sydney
* Liên hoan Sydney
* Dàn hợp xướng Sydney
* Dàn nhạc giao hưởng Sydney
* Đoàn kịch Sydney
Vị trí địa lý của nhà hát Opera Sydney
Nhà hát Opera Sydney bên cầu cảng
Dải đất ven bến cảng Sydney, hay còn gọi là cảng Jackson, bao gồm cả Bennelong Point được hình thành cách đây khoảng 6500-7000 năm cùng với mực nước biển ngày càng tăng lên sau thời kỳ băng hà lần cuối cùng.
Những người thổ dân đã xuất hiện ở vùng Sydney ít nhất là cách đây 20.000 năm với sự hiện diện ngày càng dày đặc hơn. Vùng xung quanh bến cảng Sydney về sau được gọi là Bennelong Point trước đó còn có tên là Tu-bowgule hay Jubgalee.
Vào năm 1788, người châu Âu bắt đầu đặt chân đến Sydney và định cưở đây. Chính quyền của Australia đã có rất nhiều giúp đỡ cho một trong những nhóm người nhập cư là Bennelong và ra lệnh cho xây dựng một nhà hát cho họ tại địa điểm về sau có tên gọi là Bennelong Point như ngày hôm nay.
Sự hình thành của Nhà hát Opera Sydney
Vào năm 1946, Eugene Goossens đến nước Australia với tư cách là vị khách mời làm nhạc trưởng cho giàn nhạc giao hưởng Sydney. Ông đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng không có một khán phòng tầm cỡ nào dành cho dàn nhạc ở Sydney cũng như không có nhà hát nào đủ lớn để tổ chức một buổi nhạc opera dù chỉ với quy mô trung bình. Chính vì thế, vào năm 1947, sau khi chính thức trở thành nhạc trưởng, ông đã đưa ra đề nghị cần xây dựng một Nhà hát Opera và một khán phòng hòa nhạc mới ở Sydney và ngay tại Bennelong Point. Sau khi có một cuộc họp mặt với Goossens, người đứng đầu bang New South Wales là J.J. Cahill đã tuyên bố chắc chắn sẽủng hộ cho đề nghị này và cam kết sẽ đưa ra khuyến nghị xây dựng một nhà hát Opera.
Sau đó, Bennelong Point đã được lựa chọn là địa điểm để xây dựng nhà hát và người ta đã tổ chức một cuộc thi tìm thiết kế cho công trình này.
Vào ngày 29/1/1957, Jorn Utzon sau khi đệ trình một ý tưởng thiết kế mang
tính cách mạng đã được tuyên bố là người thắng cuộc trong lần tranh tài đó.
Chân dung Jorn Utzon
Utzon và một góc nhìn từ công trình thiết kế của ông
Jorn Utzon sinh ngày 9/4/1918 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ông trở thành kiến trúc sư vào năm 1942 và làm việc với một vài kiến trúc sư danh tiếng của châu Âu. Đến năm 1950, ông ra làm việc độc lập.
Năm 1957, ông giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế nhà hát Opera Sydney. Có thể nói, công trình này là tác phẩm nổi tiếng nhất trong cuộc đời sự nghiệp của ông. Ngoài ra, ông còn có một số thiết kế nổi tiếng khác như Tòa nhà Quốc hội Kuwait (1972) và Công trình nhà thờ Bagsvaerd (1975).
Khởi công
Phác thảo khung mái vòm của nhà hát
Vào năm 1957, sau khi đến thăm thành phố Sydney, Utzon bắt đầu thực hiện các công việc theo kế hoạch với sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ sư của công ty Ove Arup và các đối tác ở Luân Đôn.
Đến tháng 3/1959, Cahill cho tiến hành công việc xây dựng, dù Utzon và Arup lên tiếng phản đối rằng mọi kế hoạch vẫn chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, tiến độ công việc vẫn được diễn ra và đây chính là căn nguyên của rất nhiều rắc rối về sau liên quan đến việc thi công công trình này. Đến tháng 10 của năm đó, kế hoạch của Utzon có sự thay đổi, giờđây sẽ có bốn nhà hát được xây dựng, chứ không phải là hai như trước nữa.
Các giai đoạn xây dựng
Giai đoạn 1: 1959-1963
Trong giai đoạn này, những nền móng đầu tiên của nhà hát đã được xây dựng. Tọa lạc trên khu đất có diện tích 1,8ha. Nhà hát có kích thước 183 x 120m (tính ởđiểm rộng nhất).
Ý tưởng của bề mặt công trình là làm một nền mòng được cắt ngang như hình một con dao và chia cắt hoàn toàn các chức năng với nhau. Giai đoạn 1 của công trình nhà hát do công ty Civic and Civic thực hiện.
Kế hoạch mái hình những vỏ sò
Ý tưỏng chiếc mái của tòa nhà là những mảnh ghép cắt ra từ
những khối cầu
Từ giữa năm 1957 đến năm 1961, Utzon và Arup đã cân nhắc rất nhiều ý tưởng xung quanh việc xây dựng mái tòa công trình hình những vỏ sò. Mãi cho đến tháng 10/1961, sau rất nhiều ý tưởng bị bãi bỏ, Utzon đã đi đến một giải pháp liên tưởng từ những khối hình cầu được cắt ra. "Nó rất đơn giản. Bạn cứ hình dung nó như một quả bóng lớn... và quả bóng đó sẽ được chia nhỏ ra thành nhiều phần như những múi cam" (Utzon). Và ý tưởng này đã được chấp thuận để đưa vào xây dựng vào năm 1962.
Giai đoạn 2: 1963-1967
Đây là giai đoạn thi công phần những cái mái vòm và công việc này do Công ty Homibrook Group thực hiện. Có thể nói đây là một phần công việc khó khăn nhất trong toàn bộ phần phần lắp ghép được đúc sẵn.
Mái của nhà hát được lợp bằng
1.065 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Mái này được thiết kế để gió biển có thể luồn được vào bên trong.
Giai đoạn 3: 1967-9/1973
Phần kiến trúc bên trong của nhà hát do các kiến trúc sư Hall, Todd và Littlemore thiết kế. Đó là những ý tưởng về những bức tường, nội thất, các lối đi bằng thủy tinh. Công việc xây dựng lần này cũng được thực hiện bởi Homibrook Group từ năm 1967-1973.
Toàn bộ chi phí cho công trình nhà hát Opera Sydney vào khoảng 102.000 nghìn đô-la.
Ngày khánh thành - 20/10/1973
Nhà hát Opera Sydney chính thức được khánh thành vào ngày 20/10/1973 và công trình này được Nữ hoàng Elizabeth II cắt băng khánh thành.
Có thể khẳng định rằng nhà hát Opera Sydney là một công trình có giá trị văn hóa và nghệ thuật kiến trúc cao, là một di sản của thành phố Sydney nói riêng và của đất nước Australia nói chung.
Ngôi đền nào là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu?
Ngai vàng và một tình yêu vĩnh cửu
Câu chuyện trở về những năm cuối cùng thế kỷ XVI, vị Hoàng đế Jahangir đang trị vì một vùng đất có tên Hindustan (Ấn Độ sau này). Người dành tình cảm đặc biệt cho hoàng tử Khurram - người con thứ nãm và là niềm tự hào của cả vương quốc đã có công dẹp loạn, giữ thái bình cho đất nước. Khurram được nhà vua ban cho cái tên là Shah Jahan (tức là Vua của thế giới).
Năm 1628, Vua Jahangir qua đời, Shah Jahan lên ngôi gắn liền với một thời kỳ cực thịnh sau những tranh chấp đẫm máu hòng chiếm đoạt ngai vàng.
Vào một ngày đẹp trời trong buổi lễđón chào năm mới của người Hồi Giáo, Shah Jahan đã đem lòng say mê nàng Arjumand Banu Begum - người con gái đẹp nghiêng thành của một vị quan đại thần được sủng ái.
5 năm sau, hai người kết hôn, Arjumand Banu Begum luôn là một người vợ mẫu mực, kề bên giúp ông vượt qua những đoạn đường gập ghềnh nhất của cuộc đời.
Trải qua những cuộc bạo loạn lật đổ chiếm ngôi, nhà vua bị truy đuổi đến tận Deccan (Miền Trung Ấn Độ). Cho đến khi ông trở về đường hoàng với vương miện trên đầu, hoàng hậu là vị cố vấn thông minh của nhà vua, một con người có tấm lòng nhân ái được nhân dân yêu mến. Nhà vua gọi nàng bằng một cái tên rất mực yêu thương - Mumtaz Mahal.
Năm 1613, sau khi sinh hạ hoàng tử thứ 14 trên chiến trường Burhanpur, do sự giảm sút nghiêm trọng sức khỏe sau những chặng đường dài, hoàng hậu đã qua đời ở tuổi 39.
Cái chết đột ngột của Hoàng hậu đã khiến cho Shah Jahan dằn vặt, đau khổ. Chỉ trong vòng 2 tuần, râu và tóc của nhà vua đã chuyển sang một màu trắng xóa. Niềm thương tiếc vô bờđã khiến cho nhà vua trở nên u uất, ông không màng đến việc triều chính.
Hồi tưởng lại ký ức đẹp, trước khi hoàng hậu qua đời, ông đã hứa với hoàng hậu 3 điều: sẽ xây cho bà một ngôi đền tưởng niệm vĩ đại nhất chưa từng hiện hữu trên đời, hàng năm sẽ đến thăm bà và nuôi dạy các hoàng tử thật tốt.
Năm 1632, ngài bắt tay luôn vào việc xây lăng mộ cho vợ nhưđã hứa.
Công trình kiến trúc cuốn hút hàng triệu con tim
Các nhà xây dựng nổi tiếng nhất được mời đến Agra để lập đề án xây lăng mộ Nữ Hoàng. Shah Jahan đã chọn đề án của nhà kiến trúc người Ấn Độ là Istat Han Effendi là làm theo mô hình các lăng tẩm của người Tuốc.
Một đội quân xây dựng khổng lồ gồm 24.000 người được tập hợp. Các loại đá cẩm thạch đủ màu quý nhất được chuyển từ khắp các nơi tới Agra. Suốt 24 năm trời, 24.000 người thợ làm việc liên tục và hết sức. Người ta ước tính, để làm nên công trình vĩ đại này, nhà vua đã tiêu tốn hết 40 triệu Rupi.
Công trình huy động 20.000 người làm và hơn 1000 thớt voi dùng để chuyên chở. Kiến trúc sư Ustad Isa (người Iran) là người đã kiến tạo nên phần hồn của đền thờ, những hạng mục khác chịu sự đảm nhiệm của từng khu vực: Thợ thủ công đến từ vương quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), tạo dáng vườn tược là những nghệ nhân vùng Kashmir, tạc chữ (Sheraz), cắt đá, chạm khắc, xây dựng mái vòm (Bukhara, Constantinople và Samarkand). Bên cạnh đó, vật liệu cũng được chọn lọc từ những vùng nổi tiếng nhất...
Taj Mahal được xây dựng trên một khu đất rộng hình chữ nhật (dài 580 m, rộng 304 m), với cảnh quan ngoạn mục, hài hòa xung quanh. Kiến trúc chính của khu lãng là một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên một nền rất cao.
Sừng sững giữa trời xanh là một vòm tròn cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi cao 75 m chung quanh còn có bốn vòm tròn nhỏ hơn. Ở bốn góc lại vươn lên bốn tháp nhọn cao tới 40 m. Trong Lăng, có rất nhiều đường diềm chạm khắc bằng 12 loại đá quý, trang trí theo phong cách truyền thống Ấn Độ.
Giữa gian phòng rộng lớn, rạng rỡ nhất của tầng 2, người ta nhìn thấy hai chiếc quan tài của Vua và Hoàng hậu bằng đá cẩm thạch màu hồng nhạt khảm bởi 12 loại đá quý ẩn hiện rực rỡ trên nền cẩm thạch trắng, những tiết họa hình học, hoa lá và các dòng chữẢ Rập chạy ngang trích từ kinh Koran như mang đến những thông điệp từ Thượng đế cũng được trang trí một cách công phu.
Trong các quan tài này không hề có di cốt của người đã khuất, nó chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho những chiếc quan tài thật đang nằm ở tầng dưới.
Theo quan niệm của Đạo Hồi, từ các quan tài thật, linh hồn người chết bay lên nhập vào các quan tài ở tầng trên, để từđó, vượt qua vòm mái lên trời, tới ngai vàng vủa Thánh Allah (chữẢ Rập viết Al - Ilad). Di cốt Mumtaz và Shah Jahan đặt trong hai quan tài ở tầng dưới.
Mỗi buổi ban mai hay ánh đỏ rực hoàng hôn của Mặt Trời để lại đều in dấu trên ngôi đền kỳ vĩ này. Người ta nói với nhau rằng: Chỉ cần một cú chạm nhẹ của ánh sáng theo chu kỳ lên những viên đá đều toả ra một thứ sắc màu riêng kỳ diệu, quyến rũ đến lạ lùng, nhẹ nhàng, chói loà như thể đốt cháy được cả những con tim sắt đá nhất.
Điều gì lý giải được tại sao Shah Jahan có thể chọn được một mẫu kiến trúc lộng lẫy đến vậy? Có lẽ bởi, những giọt nước mắt đó rơi xuống đều được tạc bằng đá cẩm thạch, thể hiện niềm tin tuyệt đối vào đấng Allah. Hơn thế, nó là minh chứng cho một tình yêu xuyên thời gian...
Vì sao kim tự tháp là kỳ quan kiến trúc huyền bí nhất thế giới cổ đại?
Nhắc đến Ai Cập người ta nghĩ ngay tới nền văn minh sông Nil, các triều đại Pharaoh và quần thể kim tự tháp, Giza là công trình tầm vóc nhất...
Nấm mồ Pharaoh và niềm tin vĩnh hằng
Ngay từ thời xa xưa, người Ai Câp cổ đại đã có một niềm tin vĩnh cửu rằng: một khi các pharaoh qua đời, họ sẽ trở thành Osiris - vua của những người chết. Còn các Pharaon mới sẽ trở thành Horus - vị thần của thiên đàng và người bảo vệ thần mặt trời.
Khi chết đi, một phần linh hồn của các Pharaon quá cố (được gọi là ka) vẫn còn nằm lại trong thi thể. Một khi xác Pharaon không được chăm sóc với một nghĩa vụ linh thiêng của những người còn sống, họ sẽ không thể thực hiện những nghĩa vụ mới của mình với tư cách là vua của người chết. Điều đó đồng nghĩa với việc những người còn sống làm phá vỡ quy luật ngàn đời của các đấng tối cao là tự ý thay đổi chu kỳ. Một thảm hoạ không sớm muộn sẽ xảy ra với Ai
Cập.
Muốn điều đó không xảy ra, mỗi Pharaon quá cố được ướp xác nhằm bảo quản thi thể. Mọi thứ mà Pharaon cần ở thế giới bên kia được cung cấp trong mộ: đồ đựng bằng đất sét, đá và vàng, đồ gỗ, lương thực và thậm chí là những bức tượng giống búp bê -đại diện cho đầy tớ, được gọi là ushabti. Thi thể của Pharaon tiếp tục nhận được thức ăn dưới dạng đồ tế lễ rất lâu sau khi qua đời.
Người ta che chở và bảo vệ phần linh hồn và thi thể của các Pharaon bởi các nấm mồ lớn nhưng không phải lúc nào cũng là kim tự tháp gọi là nhà mồ. Nhưng nhà mồ chẳng mấy chốc bị đất đá lấp đầy bởi thời gian.
Đi lên thiên đàng bằng những tia nắng, chính vì vậy mà các kim tự tháp được xây dựng theo hình dáng của hòn đá nhọn mô phỏng con đường đi lên thiên đàng của các Pharaon.
Thời gian và sự huy động trí lực
Được xây dựng vào thế kỷ thứ XVI trước công Công trình vĩ đại "dốc hết" nguyên, Giza là một trong những công trình kiến trí lực Ai Cập cổ trúc cao nhất thế giới (145,75 m) trong 4.400 năm cho đến khi tháp Eiffel xuất hiện (năm 1889).
Là một tổng thể gồm 3 kim tự tháp, kim tự tháp Khufu được coi là kỳ quan của thế giới, không chỉ bởi nó được xây dựng đầu tiên mà còn bơi vị trí của nó quan trọng hơn hai kim tự tháp còn lại.
Để xây dựng Giza, người ta ước tính có 20.000-30.000 nhân công lao động cật lực trong khoảng thời gian trên 80 năm. Nhưng, để có được một Giza như ngày nay, có lẽ phải cần đến một cái đầu bác học và trí tuệ - một sự tính toán tuyệt vời. Ban đầu là sự di chuyển các khối đá khổng lồ. Công việc được tiến hành khi sông Nil bước vào mùa lũ. Các khối đá có thểđè chết cả một đàn voi là cả một vấn đề nan giải để vận chuyển chúng. Điều đó cần đến niềm tin và những sự phi thường.
Đầu tiên, các khối đá vôi lớn có thể được vận chuyển bằng đường sông từ mỏ tới thẳng chân kim tự tháp. Sau đó, chúng được đánh bóng bằng tay và được đẩy theo những đường dốc tới vị trí đã định.
Nhưng đâu phải chỉ cần xếp những tảng đá cục mịch vô chi là ổn. Đến đây, các kiến trúc sư, các nhà thông thái bắt đầu suy nghĩ và tính toán. Và để đạt được hình dạng chính xác của kim tự tháp, các kiến trúc sư phải rọi dây từ các góc ngoài tới đỉnh đã định nhằm chắc chắn các tảng đá được đặt đúng.
Để hội tụ được tất cả khí thiêng của trời đất, của sức mạnh kết nối giữa mặt đất, thiên đàng và địa ngục, các nhà thiên văn đồng thời là các
thầy tu cũng phải chọn địa điểm để đặt kim tự tháp. Mọi cái đầu đều phải đem ra "vận dụng", chúng phải được nằm trên trục phù hợp với những chòm sao thiêng và tất cả họ, từ công nhân đến các thầy tu - họ phải làm sao tiếp nối chu kỳ sống - chết của các Pharaon cũng như việc làm rạng danh Ai Cập.
Kỳ quan thế giới cổ đại
Trong số bảy kỳ quan thế giới cổ đại, chỉ có các Kim tự tháp Giza là còn tồn tại. Mặc dù đã bị mất đi rất nhiều lớp vỏ bọc bằng đá vôi trắng, các đền thờ bao quanh đã bị đổ nát, nhưng chính kích thước của những công trình hùng vĩ này vẫn khiến du khách phải sửng sốt. Công trình vươn lên như một trong số những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử, nhưng thậm chí ngay cả hiện nay các phương pháp được những thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề nhiều tranh cãi.
Wieslaw Kozinski - nhà kiến trúc sư (Ba Lan) cho rằng: phải cần đến 25 người mới vận chuyển được một khối đá khổng lồ 1,5 tấn, phải sử dụng 300.000 người tại công trường và thêm
60.000 người làm việc ngoài công trường để xây dựng nên kim tự tháp Giza.
Đại Kim Tự Tháp là xưa nhất và lớn nhất trong ba kim tự tháp trong vùng Giza Necropolis giáp với Cairo bây giờ.
Mới đây, một nhóm khoa học Nhật Bản đã khai quật một hầm đá, rất giống với các hầm mộ Pharaon ở Sakkara, gần Cairo (Ai Cập). Hầm này được xây dựng vào triều đại các Pharaon 26 (664-525 trước Công nguyên).
Trong hầm mộ có một tượng nhân sư lớn, đặt trên bệđá, giữa hai chân của một con sư tử bằng đá khổng lồ. Đây là một bằng chứng quan trọng hé lộ tên của vị Pharaon này - vị Pharaon nổi tiếng đã xây dựng kim tự tháp Giza, được dân Ai Cập tôn làm thánh.
Trên đầu con nhân sư có ghi: Khufu (tên của Cheops bằng tiếng Ai Cập cổ, vị hoàng đế thứ hai của triều đại các Pharaon thứ 4, có lẽđã ngự trị Ai Cập từ 2551-2528 trước Công nguyên).
Xung quanh còn có khoảng 14 pho tượng khác, dường như là những hộ vệ của Cheops. Nhân sư là con vật huyền thoại của Ai Cập, tượng trưng cho thần linh.Vì vậy, "nhân sư mang tên Cheops trong một hầm mộ là bằng chứng quan trọng, chứng tỏở triều đại thứ 26, Cheops đã chính thức được thờ cúng như một vị thánh", ông
Nozonu Kawai, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích.
Theo mô hình vi tính của Công ty Daniel, Mann, Johnson, và Mendenhall phối hợp cùng nhóm chuyên gia Ai Cập học, kim tự tháp Giza được dựng từ khoảng 2,4 triệu khối đá, trong đó có những tảng granite 60-80 tấn dùng làm hầm mộ. Tổng cộng kim tự tháp Giza có 5,9 triệu tảng đá (2.600.000m3) và là kim tự tháp cao nhất thế giới.
Đến nay, sau hàng ngàn giả thuyết, bí ẩn về công trình xây dựng đồ sộ hoành tráng này vẫn còn là một bí ẩn, như bóng tối lẩn khuất dưới ánh trăng phủ lên kim tự tháp Giza...
Ngọn hải đăng có từ bao giờ?
Nguồn gốc của ngọn hải đăng
Theo lịch sử của ngành Hàng hải, nguồn gốc của ngọn hải đăng xuất phát từ Hy Lạp. Vào thời xa xưa, khi lái thuyền trở về, người đi biển thường dặn người thân đốt lửa để làm tín hiệu cho họ định hướng vào bờ. Nhưng cách này không hiệu quả vì có thể rất nhiều gia đình cùng làm hiệu một lúc khiến những người đi biển rất khó xác định chính xác nơi cần cập bến.
Để khắc phục, người Hy Lạp đã dùng cách báo hiệu bằng ánh sáng của những ngọn đuốc được đặt trên một chòi gỗ cao. Những chòi gỗ này được đặt ở những vị trí cố định, thuận lợi cho việc quan sát, chúng còn được dùng vào mục đích báo hiệu những khu vực nguy hiểm. Trải qua nhiều thời kỳ, trên các ngọn hải đăng, người ta sử dụng đèn đốt bằng than, khí gas... các ngọn hải đăng hiện đại bây giờ được sử dụng bằng nguồn năng lượng từ mặt trời.
Ngọn hải đăng được nhiều người biết đến nhất và được coi là cổ xưa nhất chính là một trong 7 kỳ quan Thế giới. Đó là ngọn hải đăng Faros ở thành phố Alexandria (Ai Cập). Năm 208 tr.CN, vua Ai Cập Ptolemy II đã dùng đá trắng xây dựng hải đăng này tại cảng Alexandria. Trong 3 năm, công trình hoàn thành bằng công sức và máu của hàng ngàn người nô lệ. Hải đăng Faros cao 135m, sức chiếu sáng xa 30 hải lý (55 km). Năm 1477, ngọn hải đăng Faros bị quân Thổ Nhĩ Kỳ tàn phá. Ngày nay, hình ảnh của ngọn hải đăng này còn được lưu lại trên một bức khảm ở nhà thờ St. Mark's Venice (Italia).
Người La Mã cổ đại cũng xây rất nhiều ngọn hải đăng, tiêu biểu nhất là ngọn hải đăng ở Bulon (thuộc lãnh thổ nước Pháp). Ngọn hải đăng này phục vụ ngành hàng hải cho tới tận thế kỷ XVII.
Ngày nay ở mỗi quốc gia có bờ biển đều có một ủy ban riêng chuyên theo dõi việc xây dựng và quản lý các ngọn hải đăng. Những ngọn hải đăng được xây dựng trên cạn thường có cấu tạo đơn giản và giá thành không cao, nhưng những ngọn hải đăng được xây dựng trên các kè đá thường xuyên bị sóng vỗ lại đòi hỏi thiết kế rất phức tạp. Các tháp hải đăng thường được xây dựng từ các loại đá cứng nhưđá hoa cương, hoặc từ bê tông cốt thép.
Hải đăng thường được sơn 2 màu từng đoạn một (tựa như barie) để ban ngày có thể luôn nổi bật trên nền biển xanh. Nếu ở sát bờ, hải đăng thường được sơn màu trắng. Nhưng nếu bờ toàn cát trằng hoặc cát vàng thì chúng phải được sơn màu đen... đó là theo quy định của luật Hàng hải quốc tế. Buổi tối, hải đăng lúc sáng, lúc tắt theo "ngôn ngữ" riêng đã được quy định. Trong vịn và trên sông, các ngọn hải đăng được đặt theo những vị trí khoa học, cùng sáng/tắt theo chu kỳ nhất định để định hướng cho những người đi biển. Buổi tối, đến giờ nhất định hải đăng phải bật đèn, nếu bị tắt liền trong 2 giờ mà không có thông báo thì người gác đèn phải chịu trách nhiệm.
Những ngọn hải đăng nổi tiếng ở nước ta
-Hải đăng Bảy cạnh (Côn Đảo): Cổ xưa nhất Việt Nam
Hải đăng Bảy Cạnh được người Pháp xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ngay từ khi hoạch định việc đánh chiếm Côn Đảo, thực dân Pháp đã nhận thấy tầm quan trọng của quần đảo Côn Lôn, như một pháo đài quan sát cần phải chiếm ngay lập tức sẽ xây dựng tại đảo Bảy cạnh một ngọn hải đăng. Năm 1883, quản đốc nhà tù Côn Đảo đã bắt 150 tù nhân làm việc để xây dựng ngọn hải đăng này, trong khi xây dựng những tù nhân đã tổ chức bạo động và bỏ trốn nên tới năm 1884 hải đăng mới được xây xong.
Năm 1945, hải đăng Bảy cạnh bị máy bay quân đồng minh ném bom, phải tạm ngưng hoạt động. Hiện nay hải đăng Bảy cạnh vẫn đang hoạt động với tầm phát sáng 63 km, hướng dẫn tàu bè qua lại vùng biển Côn Đảo.
-Hải đăng Kê gà (Bình Thuận): Cao nhất Việt Nam
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn Hải đăng Kê gà. Được khởi công vào năm 1897, đến năm 1899 ngọn hải đăng này mới được hoàn thành để phát tín hiệu cho tàu thuyền đi lại ngoài khơi.
Hải đăng Kê gà Hải đăng Kê Gà được coi là ngọn hải đăng cao nhất ở Việt Nam, chỉ riêng phần tháp đã cao đến 41m (hải đăng ở Vũng Tàu, thuộc loại lớn cũng chỉ cao 18m). Hải đăng nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển. Tháp xây theo hình bát giác, cạnh dài 3m, tường dày 2m, trên đỉnh tháp rộng 2,5m, phát ánh sáng xa 22 hải lý. Trên đỉnh ngọn hải đăng có hệ thống lăng kính, bên trong có 2 bóng điện 2000W xoay quanh. Do xây dựng chủ yếu bằng đá hoa cương nên hải đăng Kê Gà rất đẹp và được xem như một tác phẩm nghệ thuật quý giá thu hút rất nhiều khách du lịch.
Tại sao cầu vồng lại tròn và thường kép?
Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa .
Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.
Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.
Thực ra mọi tia sáng đều phản xạ nhiều lần trong giọt nước. Tia tới mắt ta là các tia khúc xạ thoát ra khỏi giọt nước. Các tia tạo ra cầu vồng bậc 1 là các tia sau một lần phản xạ rồi thoát ra. Cầu vồng bậc hai là sau 2 lần phản xạ. Vì sao không có cầu vồng bậc ba :Vì tia sau ba lần
Cầu vồng phản xạ trong giọt nước , sau khi khúc xạ sẽ không tới mắt ta (tính toán cụ thể sẽ thấy). Các giọt mưa có tác dụng giống như lăng kính và tán xạ ánh sáng mặt trời thành quang phổ màu sắc quen thuộc: đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lam, chàm, tím. Cầu vòng có hình tròn do có liên quan đến đặc tính hình học khi nhìn chúng. Bạn thấy một cái cầu vồng khi mặt trời ở phía sau lưng bạn và các hạt mưa thì ở trong các đám mây phía trước mặt bạn. Các tia sáng đi qua trên đầu bạn từ phía sau, chiếu vào các hạt mưa, bị tán xạ thành màu sắc, phản xạ ra phía sau các hạt mưa rồi đi vào mắt bạn. Mắt phải tiếp nhận các tia sáng chiếu tới từ hạt mưa theo một góc cụ thể để có thể nhận được màu sắc. Một cầu vồng nhìn được chỉ được hình thành nếu các hạt mưa nằm đúng vị trí, nhờđó sẽ có một góc nhất định giữa mặt trời, giọt mưa và mắt bạn. Cái góc này phải là góc cố định và đặc tính hình học giữ cho góc này không đổi có liên quan tới một đường tròn. Bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần đường tròn này nằm phía trên đường chân trời. Nếu bạn tưởng tượng phần còn lại của đường tròn nằm ởđâu, bạn sẽ thấy là bạn có thể vẽ một đường thẳng từ mặt trời xuyên qua đầu bạn đến điểm giữa của hình tròn, mà một phần của nó chính là cầu vồng. Điều này nghe có vẻ thi vị, nhưng về mặt khoa học, không có hai người nào nhìn thấy cùng một cầu vồng. Nếu ba người cùng nhìn vào cầu vồng, mỗi người đều ở một góc đúng để nhìn thấy cầu vồng đó. Đôi khi người ta còn nhìn thấy một cầu vồng thứ hai bên ngoài cầu vồng thứ nhất, một vòng tròn lớn hơn. Màu sắc ở cầu vồng thứ hai này sắp xếp ngược lại, rất mờảo một cách khá đặc trưng. Điều xảy ra chính là ánh sáng đi cùng theo một con đường, nhưng tia sáng được phản xạ lại hai lần trong giọt mưa. Hai lần phản xạđem lại hai hiệu quả: trật tự màu sắc bị lật ngược và trong mỗi lần phản xạ ánh sáng bị yếu đi, phân tán ra khỏi hạt mưa, làm cho cầu vồng thứ hai mờảo và ít khi được nhìn thấy. Để tự kiểm chứng, vào lúc thời tiết ấm, bạn có thể tự tạo ra một cầu vồng bằng ống tưới nước để sao cho nước phun ra thật đẹp và mặt trời nằm đúng ở phía sau lưng bạn.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thểđâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Tất cả các loại khí như hơi nước, CO2, methane( khí metan), nitrous oxide... đều hấp thụ sức nóng trong bầu khí quyển và bức xạ một nguồn năng lượng ngược trở lại mặt đất. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng).
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.
Thủ phạm làm thế giới nóng lên.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm trái đất nóng lên với một tốc độ bất thường. Trung bình mỗi năm, lượng khí thải CO2-do đốt nhiên liệu-lại tăng lên khoảng 0,3%. Hiện nay, lượng khí này đã cao hơn 30% so với trước khi cuộc cách mạng nông nghiệp nổ ra. Cứ theo đà này, đến năm 2060, con số sẽ tăng ít nhất là gấp đôi và cuối thế kỉ 21, có thể sẽ là gấp 4. Tính từ năm 1850, khí CO2 phải chịu 60% trách nhiệm về tội đã làm cho thế giới nóng lên. Còn khí methane -sản sinh bởi vi khuẩn, rác thải không phân huỷ được, chăn nuôi hay khai thác nhiên liệu -phải chịu 15% liên đới. Điều đáng lo ngại là trong khi hơi nước chỉ tồn tại khoảng 8 ngày thì methane sống đến 10 năm và CO2 có thể sống đến cả trăm năm trong bầu khí quyển.
Nước xuất hiện trên trái đất như thế nào?
Có hai khả năng được đề cập đến. Giả thiết thứ nhất: Trái đất "rỉ" nước thông qua các đám mây khí. Giả thiết thứ hai: các thiên thạch đã mang nước đến trái đất trong quá trình va đập của chúng vào trái đất. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được giả thiết nào đúng.
Giả thiết 1: Trong quá trình hình thành các thế hệ ngôi sao, những đám mây khí liên tục được làm giàu bởi những thành phần nặng như bụi và nước. Trong một sốđám mây bụi liên tục hình thành các ngôi sao mới và bao quanh những ngôi sao này là những "đĩa khí" của chúng ta được hình thành trước khoảng 5 tỷ năm
trước. Những vòng khí và bụi của hệ mặt trời lúc mới hình thành lớn gấp 10 lần hệ mặt trời của chúng ta ngày nay.
Cùng với thời gian trong các vòng khí, những "hòn đá" dần được hình thành thông qua việc gắn kết dần những phần nhỏ và mảnh vỡ tạo nên tiền đề cho một ngôi sao. Thông qua việc va đập và cọ sát, những tiểu hành tinh này lại tiếp tục gắn kết với nhau thành những hành tinh lớn hơn. Cuối cùng chúng hình thành nên các hành tinh lớn như sao Thổ, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa.
Những hành tinh nguyên thủy này không chỉ chứa bụi mà còn chứa cả băng. Những hạt nước đầu tiên tồn tại ở các hành tinh chính là những đám mây khí. Thế nhưng phần lớn chúng mất đi khi các tiểu hành tinh còn nóng đỏ. Chúng bay hơi trở lại vũ trụ. Tuy nhiên trái đất liên tục nguội dần đi và các núi lửa phun ra các đám mây khí kết hợp với các khí khác như CO2, mê tan và amôniac. Cuối cùng, trái đất cũng đủ lạnh để hơi nước trong không khí ngưng tụ lại biến thành những đám mây, những trận mưa rồi nước ngấm dần xuống đất và tạo nên biển, sông, hồ...
Giả thiết 2: Đa số các nhà khoa học cho rằng, riêng trái đất lạnh thôi sẽ không có đủ nước tạo thành biển như ngày nay. Nước phải đến từ một nguồn khác nữa. Một lý thuyết được đưa ra: Nước đến từ các tảng thiên thạch có bán kính hàng km bay xung quanh trái đất lúc bắt đầu hình thành. Khi chúng rơi xuống trái đất, nước chứa trong đó được dự trữ dưới dạng băng. Cũng có những chứng minh cho lý thuyết này: Những "hố bom" khổng lồ trên mặt trăng và trên đó vẫn có những cơn gió lạnh mang hơi nước. Các nhà thiên văn học tiến hành nghiên cứu sự hình thành của mặt trăng cho thấy nước vẫn đang tồn tại ởđó dưới dạng băng.
Nước - một trong những thành phần quan trọng nhất của sự sống vốn vô cùng quen thuộc với chúng ta hằng ngày. Nhưng để tìm cách giải thích đúng đắn và khoa học cho sự tồn tại của nước trên trái đất và đối với sự sống vẫn còn là câu hỏi lớn mà loài người chúng ta vẫn còn phải tiếp tục đi tìm lời giải đáp.
Loài nhện nào mưu mô nhất thế giới?
Với một bộ não không lớn hơn cái đầu ghim, với vô sốđòn chí tử trong chiến thuật săn mồi tinh vi, nhện Portia là một trong những loài ăn thịt thông minh nhất thế giới động vật.
Trong số các loài nhện, Portia được xem là kẻ lập dị nhất, xét cả về hình dáng lẫn tính cách. Nhìn bề ngoài, Portia giống như một mảnh thực vật khô vô hại bị gió thổi bám vào mạng nhện. Cũng chẳng nhanh nhẹn chút nào, mỗi chuyển động của Portia đều ì ạch hệt như mấy con robot trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng rất nhiều con mồi đã mắc lừa và thiệt thân vì chính sự vô hại, ì ạch đó. Và trong khi hầu hết những loài nhện đều ăn công trùng thì Portia, đúng tính cách của một kẻ lập dị, lại chỉ thích xâm chiếm "nhà" của các con nhện khácvà nhai
ngấu nghiến chủ nhân của nó.
Điều đáng nói ở Portia là các chiến thuật bắt mồi hết sức thông minh và tinh
vi. Nó có một khả năng kỳ lạ trong việc khiêu khích, thử thách và tận dụng sự sai sót của các loài nhện khác. Portia thay đổi chiến thuật tuỳ theo phản ứng của từng loài nhện và chiến lược nào của chúng cũng đầy những đòn chí tử.
Ví dụ như với loài nhện Hygropoda Dolomedes, Portia thường chọn thời điểm gió thổi mạnh hay một loài côn trùng nào đó đang loay hoay thoát ra khỏi mạng nhện để xâm nhập " trận địa giăng sẵn" của đối phương. Tiếp đó, nó sẽ phát ra ( bằng chân) những âm thanh monotone để ru ngủ con mồi trước khi đến gần để tung đòn sát thủ. Với loài nhện hay gây hấn Achaearanea Camura, cách tấn công của Portia lại khác. Nó thường rình rập bên ngoài nhà của con mồi - một chiếc lá khô cuốn lại- rồi tung ra vô số những rung động, giống như những lời lả lướt, để dụ con mồi chui ra. Khi đối phương còn đang ngơ ngác trước cửa nhà mình, Portia sẽ lừa thời cơ tung ra một cú đánh chết người vào đầu. Bữa tối coi nhưđã sẵn sàng.
Với loài nhện Euryattus, vốn cả tin hơn, Portia không cần dùng chiêu "điệu hổ ly sơn". Nó đậu ngay trên những ngôi nhà cuốn lá của nhện cái Euryattus, rồi trổ hết tài nhảy nhót để con mồi lầm tưởng rằng một con nhện đực Euryattus nào đó đang đến tán tỉnh. Kết cục thường thấy là những con nhện cái Euryattus ưa nịnh và dễ bị quyến rũ sẽ chẳng thấy lang quân mà cũng chẳng kịp vĩnh biệt thế giới này. Không chỉ lừa phỉnh mấy nàng nhện nhỏ, Portia gan góc còn biết cả cách qua mặt những "quý bà hộ pháp" như nhện cái Nephila Maculata. Ở loài nhện Nephila, những con đực thường nhỏ bé và sống vào oai của vợ trong cùng một chiếc màng. Muốn ăn thịt con đực thì chớ có dại để con cái biết đựơc. Và Portia đã có một sự tính toán rất rắc rối: cùng một lúc nó vừa phát ra những tín hiệu riêng để dụ dỗ con đực, vừa duy trì một "tần số im lặng" để ru ngủ con cái. Vì thế mà rất nhiều nhện cái Nephila "goá" chồng nhưng vẫn không hiểu tại sao.
Đó mới chỉ là một vài chiêu của loài nhện Portia tinh quái. Vì thế nó được coi là loài nhện mưu mô nhất thế giới.
Vì sao thế giới nóng lên?
Khi thế giới nóng lên
Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình trên bề mặt không khí của trái đất đã tăng thêm nửa độ C. Và nó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Các nhà khí tượng học dựđoán rằng trong thế kỉ này, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm từ 1 đến 3 độ nữa. Chuyện vặt, Bạn nghĩ thế. Nhưng thực sự là 30C đó có thể làm tan các sông băng, dâng cao mực nước biển, biến những cánh đồng phì nhiêu thành sa mạc và thay đổi hẳn các thảm thực vật. Châu Âu đến bây giờ vẫn chưa quên khoảng thời gian lạnh bất thường từ năm 1570 đến 1730 đã khiến cho hàng triệu nông dân phải rời bỏ những cánh đồng. Tất cả chỉ vì nửa độ C chênh lệch.
Trái đất nóng thêm hay lạnh đi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tương tác lẫn nhau theo các cơ chế mà đến giờ chúng ta vẫn chưa hiểu hết. Nhưng có một điều chắc chắn: nhiệt độ trái đất đang tăng với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với những gì mà thế giới chứng kiến hàng trăm thế kỉ qua. So với 150.000 năm trước, nhiệt độ mới chỉ chênh lệch có 60C, nhưng
so với 100 năm trước, nó đã tăng lên nửa độ C. Thật đáng lo ngại khi 13 năm nóng nhất của thế kỉ 20 đều năm trong quãng thời gian từ năm 1980 đổ về đây, nóng nhất là năm 1997.
Khi thế giới nóng lên, lượng hơi nước trong không khí sẽ tăng theo ( Nếu nhiệt độ trái đất tăng 10C thì lượng hơi nước sẽ tăng thêm 6%). Hiện nay, lượng nước trong bầu khí quyển của trái đất đã lớn hơn nhiều so với 25 năm trước. Điều này tạo ra nhiều mưa hơn trên toàn cầu bởi không khí nóng mang nhiều hơi ẩm hơn không khí lạnh. Và không chỉ số lần mưa hay tuyết rơi tăng lên, mà lượng mưa lớn hơn và lượng tuyết rơi cũng dày hơn. Và hậu quả cũng khó lường hơn.
Thêm vào đó, khí hậu nóng hơn khiến khả năng nhiệt độ giảm xuống trong đêm cũng kém hơn. Và trái đất càng sốt thì trạng thái cân bằng khí hậu sẽ càng bị tấn công. Những vùng đã hay bị lụt lại càng lụt hơn, trong khi những vùng đã khô cằn, như miền Tây nước Mỹ, một phần Mexico và châu Phi lại càng khô hơn.
Và có lẽđiều đáng sợ nhất là sự sụp đổ bất thường của một hệ thống băng tải khổng lồ trên đại Tây Dương. Nếu điều đó xảy ra, dòng chảy tự nhiên này sẽ mang nước nóng từ xích đạo ngược lên phía Bắc khiến cho châu Âu nóng lên vài độ. Sự bay hơi của nước sẽ làm cho độ mặn của dòng chảy này cao hơn phần còn lại của Bắc Đại Tây Dương. Khi đó, mưa sẽ rơi nhiều hơn trên các đại dương, độ mặn của những dòng biển chảy lên phía Bắc sẽ nhạt hơn. Và viễn cảnh về một thảm hoạ được báo trước sẽ như thế này: nhiệt độ ở Irland sẽ tương đương với ở Spitsbergen hiện nay. Spitsbergen ởđâu? Xin thưa, nó là một trong những phần xa nhất ở Bắc Cực. Sẽ không chỉ là chuyện hàng tỉđô la của ngành công nghiệp đánh cá bị cướp đi, mà là chuyện toàn bộ Bắc Âu sẽ biến mất trên bản đồ dân sinh thế giới.
Vì sao?
Sức nóng của mặt trời
Sau khi du hành khoảng 150 triệu km, năng lượng mặt trời chạm mặt thượng tầng khí quyển với nguồn năng lượng tương hơn 3 bóng đèn 100w/m2. 1/3 nguồn năng lượng đó bị bầu khí quyển bức xạ ngược trở lại vũ trụ. 2/3 còn lại được dùng để vận hành thời tiết và làm trái đất nóng lên. ( Nếu không có bầu khí quyển, nhiệt độ trung bình của trái đất có thể là -180C thay vì +150C như hiện nay).
Hiệu ứng nhà kính
Hơi nước
Cùng với nhiệt độ tăng, ngày càng có nhiều nước bốc hơi từ các đại dương, sông hồ-chiếm ¾ diện tích trái đất. Vì bầu khí quyển đã nóng đến mức không thể lưu giữ được thêm những hơi nước này, nên nó tạo ra một vòng luẩn quẩn: trái đất càng nóng lên thì hơi nước bốc lên càng nhiều hơn, khiến cho hiệu ứng nhà kính càng nghiêm trọng hơn.
Mặt đất
Khi năng lượng mặt trời tiếp xúc với bề mặt trái đất, nó được chuyển hoá thành sức nóng. Cái nóng này bức xạ ngược trở lại. Địa hình và cách sử dụng đất cũng góp phần làm tăng nhiệt độ. Những dãy núi có thể vây bọc mây, tạo ra những luồng gió khô. Những sườn đất dốc dẫn đến mất nước làm cho cả đất và không khí khô hơn. Việc những cánh rừng- một nguồn hấp thụ CO2 quan trọng-đang ngày một thưa dần ( vì con người) cũng là một lý do.
Tổ chức môi trường "Hoà Bình Xanh" ra đời như thế nào?
"Hoà Bình Xanh (Greenpeace) là một tổ chức độc lập, thực hiện các chiến dịch, đối đầu một cách sáng tạo, không sử dụng bạo lực nhằm phơi bày các vấn đề môi trường toàn cầu cũng như thúc đẩy các giải pháp vì một tương lai xanh tươi hoà bình. Mục tiêu của Greenpeace là nhằm đảm bảo khả năng của
trái đất có thể nuôi dưỡng các loài trong sựđa dạng."
Trên đây là tuyên bố chính thức của Greenpeace-tổ chức môi trường nổi tiếng trên toàn thế giới về nhiệm vụ và mục đích của mình.
Sự ra đời của Greenpeace bắt đầu từ việc thống nhất của các nhà hoạt động hoà bình người Canada và người Mỹ sống tại Canada, hình thành nên tổ chức có tên gọi
"Don't make a wave committee" vào năm 1970 tại Vancouver. Tổ chức này lấy tên từ khẩu hiệu được sử dụng trong những cuộc đấu tranh chống lại các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Mỹ vào cuối năm 1969. Một uỷ ban đã được thành lập với mục đích ngăn chặn cuộc thử bom hạt nhân dưới lòng đất có tên gọi "Cannikin" được tiến hành bởi quân đội Mỹ tại đảo Amchitka, Alaska. Trong chiến dịch đó họđã tiến hành cuộc hành trình bằng tàu biển thứ nhất với tên gọi "Greenpeace I"; và chuyến tàu thứ hai thay phiên "Greenpeace I" được gọi là "Greenpeace Too". Cuộc thử nghiệm hạt nhân đã không bị ngăn chặn, nhưng ủy ban đó đã tạo nền móng cho các hoạt động về sau của Greenpeace.
Bill Barnell, một thành viên đã nghĩ ra việc ghép hai từ "green" và "peace" từ đó hình thành tên gọi của tổ chức sau này. Và đến ngày 4/5/1972, sau việc Dorothy Stowe từ chức chủ tịch của "Don't make a wave committee", tổ chức chính thức lấy tên gọi "Greenpeace Foundation".
Cuối những năm 1970, trước sự vươn ra phạm vi toàn cầu của tổ chức này,
hơn 20 nhóm hoạt động hoà bình trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu, New Zealand và Úc đã lây tên "Greenpeace" làm tên gọi cho tổ chức của mình.
Tuy nhiên đến năm 1979, tổ chức đầu tiên "Greenpeace Foundation" thành lập tại Vancouver gặp phải những khó khăn về tài chính. Những cuộc tranh cãi về việc gây quỹ và định hướng toàn cầu đã gây nên sự chia rẽ.
David Mc Taggart David Mc Taggart đã vận động những thành viên người Canada chấp nhận một cấu trúc mới mà theo đó tập hợp văn phòng phân tán khắp nơi của Greenpeace thành một tổ chức thống nhất toàn cầu. Vậy là vào ngày 14/10/1979 "Greenpeace International" (tổ chức quốc tế hoà bình xanh) ra đời. Theo cầu trúc mới này, các văn phòng tại bản địa sẽđóng góp một phần thu nhập của mình cho tổ chức quốc tế, tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm đề ra định hướng toàn bộ cho phong trào.
Việc chuyển đổi của Greenpeace từ một hệ thống quốc tế rời rạc-liên kết chủ yếu bởi sự tương đồng về phong cách hơn là các vấn đề chủ yếu- trở thành một tổ chức toàn cầu cho phép họ tập trung các nguồn lực của mình vào một số vấn đề môi trường nhất định được đánh giá cao trên toàn thế giới. Đó chủ yếu là nhờ vào tầm nhìn của Mc Taggart. Ông đã tổng hợp cách tiếp cận của mình trong một lá thư gửi tất cả các thành viên vào năm 1994: "Không nên bắt đầu chiến dịch nào mà không có mục tiêu cụ thể; không nên bắt đầu chiến dịch nào trừ khi nó có khả năng thắng lợi; không nên bắt đầu chiến dịch nào trừ khi bạn có ý định hoàn thành nó đến cùng". Những đánh giá của Mc Taggart về những gì có thể và không thể giành được, cũng như cách thức cụ thểđã gây những tranh cãi nhất định.
Trong quá trình tái cơ cấu lại Greenpeace thành một tổ chức hợp tác tập trung và theo hệ thống cấp bậc, Mc Taggart đã phản đối đặc điểm chống sự độc đoán vốn phổ biến trong các tổ chức môi trường khác tồn tại trong những năm 1970. Trong khi cấu trúc thực dụng của Greenpeace đã đảm bảo cho tổ chức duy trì lâu dài và có sự tập trung vào những hoạt động chính. Đối với các hoạt động nhỏ hơn ở các khu vực, Greenpeace có hệ thống các nhà hoạt động chịu trách nhiệm trợ giúp thông qua các văn
phòng quốc gia.
Hiện tại Greenpeace đặt trụ sở chính tại Amsterdam, ngoài
ra còn có các văn phòng tại khoảng 41 quốc gia khác
nhau, bao gồm: Argentina, Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Canada,
Chilê, Trung Quốc, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức,
Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Israel, Ý, Nhật Bản, Li-băng,
Luxembua, Rumani, Nga, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ... Tổ chức có thu nhập từ đóng góp của các cá nhân(khoảng 2,8 triệu người) các tổ chức từ thiện nhưng không nhận các đóng góp từ các chính phủ và các doanh nghiệp.
Ai là người phụ nữ đầu tiên của châu Phi đạt giải Nobel Hoà Bình?
Wangari Muta Maathai là ai?
Wangari Muta Maathai (sinh ngày 1/4/1940 tại Nyeri) là một nhà hoạt động chính trị và môi trường. Trong năm 2004 bà đã được nhận giải Nobel Hoà Bình cho "đóng góp vào sự phát triển bền vững, dân chủ và hoà bình"-là người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận được giải thưởng này. Maathai còn được bầu là thành viên Nghị viên và là trợ lý bộ trưởng của Bộ tài nguyên và Môi trường của Kenya từ tháng 1/2003 đến tháng 11/2005.
Sau khi hoàn thành chương trình học tại Kenya, Maathai nghiên cứu sinh học tại Mỹ và Đức. Bà nhận bằng thạc sỹ về sinh học tại Mount St. Scholastica (nay là Cao đẳng Benedictine) năm 1964, và nhận bằng Master tại trường đại học Pittsbugh trước khi trở về Nairobi. Tại Đại học Nairobi, bà lại nhận bằng tiến sĩ về dược phẩm thú y. Vào năm 1971, bà trở thành giảng viên khoa giải phẫu thú y tại Đại học Nairobi, và rồi trở thành trưởng khoa. Năm 2002 Maathai nhận lời trở thành hội viên của Học viện toàn cầu về lâm nghiệp bền vững (thuộc Đại học Yale).
Cuộc đời hoạt động
Năm 1977, Maathai thành lập phong trào "Green Belt", một tổ chức môi trường phi chính phủ, tổ chức này đến nay đã trồng được hơn 30 triệu cây xanh trên khắp đất nước Kenya giúp ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất. Người ta gọi bà bằng cái tên thân mật "tree woman"(người phụ nữ cây). Cũng từ khi sang lập ra phong trào này, bà tham gia ngày càng sâu vào hoạt động môi trường và các vấn đề về nữ giới.
Maathai cũng từng là chủ tịch của Maendelo Ya Wanawake (Hội đồng quốc gia của phụ nữ Kenya). Trong những năm 1980 chồng bà li dị bà vì cho rằng bà là người phụ nữ quá cứng cỏi, và rằng ông ta không thể kiểm soát được bà. Quan toà trong vụ li dị này cũng đồng ý như vậy.
Suốt trong thời kỳ đương nhiệm của tổng thống Kenya, Daniel Arap Moi, bà từng phải vào tù nhiều lần và bị tấn công vì đã đấu tranh yêu cầu bầu cửđa đảng và chấm dứt nạn tham nhũng hối lộ. Năm 1989 Maathai gần nhưđã một tay cứu cả công viên Uhuru của Nairobi bằng cách ngăn chặn việc bè đảng của tổng thống Moi xây dựng toà nhà Kenya Times Media Trust 60 tầng.
Năm 2002, khi Đảng Mwai Kibaki đánh bại Uhuru Kenyatta trong cuộc bầu cử, Maathai được bầu vào Nghị viện. Bà trở thành trợ lý Bộ trưởng "Bộ Môi trường, tài nguyên và sinh vật hoang dã" kể từ năm 2003. Cùng năm đó bà cũng đã sang lập nên Đảng Mazingira Green của Kenya.
Năm 2005 trong cuộc bầu cửđa đảng lần thứ hai (đã bị phá hỏng bởi xung đột sắc tộc), bà ứng cử vị trí tổng thống nhưng rồi đảng của bà đã hủy bỏ vị trí ứng cử viên của bà. Ngày 28/3/2005 Maathai được bầu làm chủ tịch đầu tiên của "Hội đồng kinh tế, xã hội và văn hoá của liên minh châu Phi". Năm 2006, bà là một trong 8 người được vinh dự cầm cờ trong lễ khai mạc Olympics mùa đông 2006.
Giải Nobel Hoà Bình
"Maathai đã dũng cảm đứng lên chống lại chế độ cai trị áp bức từng tồn tại ở Kenya. Hình thức hoạt động độc đáo của bà đã góp phần thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc gia và quốc tế vào sựđàn áp chính trị. Bà xứng đáng là người đi đầu trong cuộc đấu tranh vì những quyền dân chủ và đặc biệt là đã thúc đẩy phụ nữ đấu tranh cho một vị trí xứng đáng hơn". Đó là lời phát biểu của "Ủy ban giải Nobel tại Na Uy" khi công bố Maathai là người đã đạt giải Nobel Hoà Bình 2004-một giải thưởng hoàn toàn xứng đáng dành cho người phụ nữ dũng cảm đã đấu tranh không biết mệt mỏi vì đất nước Kenya nói riêng và hoà bình thế giới nói chung.
Vệ tinh khí tượng là gì?
Vệ tinh khí tượng là gì?
Vệ tinh khí tượng là một loại vệ tinh nhân tạo được dùng chủ yếu để quan sát thời tiết và khí hậu trên Trái Đất. Các vệ tinh khí tượng không chỉ quan sát được mây và các hệ mây. Nó có thể quan sát được ánh sáng của thành phố, các vụ cháy, ô nhiễm, cực quang, cát và bão cát, vùng bị tuyết bao phủ, bản đồ băng, hải lưu, năng
lượng lãng phí... và các thông tin môi trường khác được thu thập bởi vệ tinh khí tượng.
Ảnh từ vệ tinh khí tượng giúp giám sát các đám tro núi lửa từ núi St. Helens và các hoạt động núi lửa khác như núi Etna. Khói từ các vụ cháy rừng phía Tây Hoa Kỳ như Colorado và Utah cũng được giám sát.
El Niño và các hiệu ứng thời tiết của nó cũng được giám sát hằng ngày bằng hình ảnh từ vệ tinh thời tiết. Những vết dầu loang ở bờ biển Tây Bắc Tây Ban Nha cũng được theo dõi cẩn thận bằng vệ tinh. Thêm vào đó, vệ tinh thời tiết quan sát được thời tiết toàn cầu.
Lịch sử ra đời vệ tinh khí tượng
Vệ tinh khí tượng đầu tiên, Vanguard 2, được phóng vào ngày 17 tháng 2 năm 1959. Nó được thiết kế để đo sự che phủ của mây. Tuy nhiên, do trục quay không chính xác nên nó không thu thập được nhiều dữ liệu có ích.
Vệ tinh khí tượng được xem là thành công đầu tiên là TIROS-1, được phóng bởi NASA vào ngày 1 tháng 4 năm 1960. TIROS hoạt động trong 78 ngày và được chứng minh là
thành công hơn nhiều so với Vanguard 2. TIROS mở đường cho nhiều vệ tinh khí tượng cao cấp hơn trong tương lai.
Các loại vệ tinh khí tượng
Vệ tinh khí tượng thường có hai loại quỹ đạo cơ bản: quỹ đạo địa tĩnh (vệ tinh địa tĩnh) và quỹ đạo cực.
Vệ tinh khí tượng địa tĩnh bay vòng quanh Trái Đất phía trên xích đạo ở độ cao khoảng 35.880 km (22.300 dặm). Ở quỹ đạo này, các vệ tinh có chiều quay cùng chiều với Trái Đất, do đó nó có vị trí cố định so với mặt đất. Do đó, nó có thể truyền các hình ảnh của bán cầu phía dưới liên tục bằng các máy ảnh và bộ cảm biến hồng ngoại của nó. Các hãng thông tấn đưa tin tức về thời tiết dùng các ảnh từ vệ tinh này trong các chương trình dự báo thời tiết như là các ảnh chụp, hoặc ghép lại thành ảnh động để thể hiện sự thay đổi thời tiết.
Hiện nay, có nhiều vệ tinh khí tượng địa tĩnh đang được sử dụng. Hoa Kỳ có ba vệ tinh đang hoạt động. GOES-9, GOES-10 và GOES-12. GOES-12 được mệnh danh là GOES-East, nằm phía trên sông Amazon và cung cấp hầu hết thông tin thời tiết của Hoa Kỳ. GOES-10 còn được gọi là GOES-West nằm ở trên phía Đông Thái Bình Dương. GOES-9 cho Nhật mượn thông qua một thỏa thuận quốc tế do vệ tinh GMS-5 của Nhật đã hư hỏng và việc phóng vệ tinh thay thế (vệ tinh MTSAT-1) thất bại; nó bay trên vùng giữa Thái Bình Dương. Châu Âu có các vệ tinh Meteosat-6, Meteosat-7 và Meteosat-8 bay trên Đại Tây Dương và Meteosat-5 bay trên Ấn Độ Dương. Nga có vệ tinh GOMS bay trên xích đạo phía Nam Moskva. Ấn Độ cũng có vệ tinh địa tĩnh chứa các thiết bị thời tiết. Trung Quốc có vệ tinh Phong Vân (Tiếng Anh: Feng-Yun, Tiếng Trung Quốc: 風雲) là vệ tinh địa tĩnh. Vệ tinh được phóng gần đây nhất là FY-2C hoạt động tại kinh độ 105°E. Nó được phóng vào tháng 10 năm 2004.
"Sách đỏ" là gì?
Sách đỏ IUCN
Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ ( tiếng Anh là IUCN Red List of Threatened Species , IUCN Red List hay Red Data List )
Gấu trúc
là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Danh sách này được giám sát bởi Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới ( International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, IUCN ).
Sách đỏ IUCN công bố văn bản Sách đỏ 2004 vào ngày 17 tháng 11 , 2004 . Văn bản này đã đánh giá tất cả 38,047 loài , cùng với 2,140 phân loài , giống , chi và quần thể . Trong đó, 15,503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7,180 loài động vật , 8,321 loài thực vật , và 2 loài nấm.
Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500 . Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000 . Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm
Thú mỏ vịt DD . Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay.
Các danh mục phân loại
Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái ( rate of decline ), kích thước quần thể ( population size ), phạm vi phân bố ( area of geographic distribution ), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố ( degree of population and distribution fragmentation ).
Tuyệt chủng : Extinct, EX Tuyệt chủng trong tự nhiên : Extinct in the Wild, EW Cực kỳ nguy cấp : C ritically Endangered, CE Nguy cấp : Endangered, EN Sắp nguy cấp : Vulnerable, VU Sắp bịđe dọa : Near Threatened, NT Ít quan tâm : Least Concern, LC Thiếu dữ liệu : Data Deficient, DD Không được đánh giá : Not Evaluated, NE
Trong tiêu chí đánh giá của IUCN năm 1994 thì có 8 bậc. Bậc Ít nguy cấp (Lower Risk, LR ) bao gồm 3 nhóm nhỏ là Sắp bịđe doạ , Ít quan tâm , và Phụ thuộc bảo tồn (Conservation Dependent, CD ) (nay gộp vào nhóm Sắp bị đe dọa ).
Khi nói đến các loài, hay phân loài đang bịđe doạ, hoặc có nguy cơ tuyệt chủng thì có nghĩa là các loài thuộc bậc CE , EN , và VU .
Sách đỏ Việt Nam
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật , thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng . Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ Sao la
thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam.
Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN .
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục.
Các cấp đánh giá
Nguy cấp : Endangered, EN Sắp nguy cấp : Vulnerable, VU Sắp bịđe dọa : Near Threatened, NT Hiếm : Rare, R
Ngoài bốn cấp chính trên đây, Sách đỏ Việt Nam còn sử dụng hai cấp sau: Bịđe dọa : Threatened, T Thiếu dữ liệu : Insuffiently known, K (có lẽ tương ứng với cấp DD , trong
Sách đỏ IUCN ).
Tầng ôzôn là gì?
Tầng ôzôn được phát hiện như thế nào?Tầng ôzôn là một phần của bầu khí quyển trái đất nơi có mật độ ôzôn tập trung cao nhất. Tầng ôzôn được phát hiện vào năm 1913 do công của hai nhà vật lý người Pháp, Charles Fabry và Henri Buisson. Tuy nhiên những thông tin chi tiết về tầng ôzôn chỉ được hé lộ khi nhà khí tượng người Anh G. M. Dobson phát triển một dụng cụđo quang phổ đơn giản có thểđo được
lượng ôzôn ở tầng bình lưu từ mặt đất. Từ năm 1928 đến năm 1958, Dobson đã thành lập một mạng lưới toàn cầu gồm những trạm nghiên cứu về ôzôn mà đến nay vẫn còn hoạt động. "Dobson unit", đơn vịđo lượng ôzôn được đặt theo tên của Dobson để ghi nhớ công lao của ông.
Nguồn gốc của ôzôn là gì?
Năm 1930, các thí nghiệm quang hoá của nhà vật lý người Anh Sidney Chapman đã giúp tìm ra nguồn gốc của ôzôn. Ôzôn ở tầng bình lưu của trái đất được tạo nên do tia cực tím chiếu vào phân tử ôxy (O2), có cấu tạo gồm hai nguyên tử ôxy, tách chúng ra thành những nguyên tử ôxy riêng lẻ. Các nguyên tử ôxy riêng lẻđó lại kết hợp với phân tử O2 không bị phá vỡ để tạo nên ôzôn (O3). Phân tử ôzôn cũng không bền vững mà bị khi tia cực tím chiếu vào, chúng lại tách ra thành một phân tử O2 và một nguyên tử ôxy. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại (gọi là "vòng tuần hoàn ôzôn-ôxy"-ozoneoxygen cycle), nhờđó tạo nên tầng ôzôn ở tầng bình lưu. Ôzôn ở tầng đối lưu thì được hình thành từ 2 nguồn: khoảng 10% là lượng ôzôn chuyển xuống từ tầng bình lưu còn lại thì được hình thành từ các phản ứng hoá học khác nhau.
Có đến 90% ôzôn trên bầu khí quyển của chúng ta tập trung ở tầng bình lưu, nằm cách bề mặt trái đất khoảng 10 đến 50 km. 10% còn lại nằm ở tầng đối lưu, tầng thấp nhất trong bầu khí quyển, nơi xảy ra các hiện tượng thời tiết. Ôzôn tập trung nhiều nhất ở khoảng không cách mặt đất từ 15 đến 40 km, với tỷ lệ khoảng từ 2 đến 8 phần triệu. Nếu tất cả ôzôn trên trái đất này được dồn lại với áp suất tương đương áp suất không khí ở mực nước biển thì nó chỉ còn độ dày khoảng vài mm.
Ôzôn phân bố trên tầng bình lưu thế nào?
Bởi vì ôzôn ở tầng bình lưu được tạo nên nhờ tia UV từ mặt trời nên nhiều người có thể cho rằng lượng ôzôn sẽ cao nhất ở vùng nhiệt đới và thấp nhất ở các vùng cực, tương tự cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào mùa đông. Tuy nhiên, kết quả quan sát lại không phải vậy: hầu hết ôzôn tập trung ở các các vùng gần địa cực, và lượng ôzôn cao nhất là vào mùa xuân chức không phải mùa hè và thấp nhất là vào mùa thu chứ không phải mùa đông. Thực ra tầng ôzôn còn dày lên trong suốt mùa đông. Điều này được giải thích là do sự chi phối của các luồng gió trong tầng bình lưu, được gọi là "vòng lưu thông Brewer-Dobson" (Brewer-Dobson circulation). Bởi vậy, mặc dù ôzôn chủ yếu được tạo nên ở các vùng nhiệt đới nhưng chúng đã được di chuyển đến các
vùng gần hai cực.
Tầng ôzôn có tầm quan trọng thế nào?
Mặc dù lượng ôzôn tập trung ở tầng ôzôn là rất nhỏ nhưng chúng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự sống trên trái đất, bởi chúng hấp thụ các tia cực tím (tia UV) có hại từ mặt trời.
Tia UV được chia thành 3 loại (tuỳ theo bước
sóng của chúng): tia UV-A, UV-B và UV-C. Tia UV-C rất nguy hiểm đối với con người nhưng lại bị chắn lại hoàn toàn nhờ ôzôn ở độ cao khoảng 35 km. Tia UV-B là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sạm nắng, nguy hiểm hơn nó có thể gây nên những tổn hại về gen mà kết quả là các vấn đề như ung thư da. Tầng ôzôn có tác dụng che chắn cho trái đất khỏi tia UV-B, với các tia có bước sóng 290 nm, nó có thể làm suy yếu đi đến 350 triệu lần khi tia này tiếp xúc với bề mặt trái đất so với lúc tia này tiếp xúc với tầng cao nhất của bâù khí quyển. Tuy nhiên, một số tia UV-B vẫn có thể tiếp xúc với bề mặt trái đất. Hầu hết tia UV-A đều có thể tiếp cận với bề mặt trái đất, nhưng may mắn thay chúng gây hại không đáng kể dù vẫn có khả năng gây ra các tổn hại về gen.
Sở dĩ UV có thể gây hại như thế là vì DNA rất nhạy cảm với tia UV. Với các tia có bước sóng khác nhau, các phản ứng của DNA có thể là sạm nắng ở da, sự biến đổi trong sự sinh trưởng của cây cối hay sự biến đổi trong phân tử DNA. DNA có thể bị tổn hại bởi các tia UV ở các bước sóng khác nhau. Thật may là với các tia có hại nhất, với bước sóng ngắn hơn 290 nm thì đã bị ôzôn hấp thụ hầu hết. Các tia có bước sóng dài hơn, khả năng hấp thụ của ôzôn yếu hơn, thì lại gây hại ít hơn cho DNA.
Với tác dụng như vậy, tầng ôzôn có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự sống trên trái đất. Người ta ước tính rằng, chỉ cần lượng ôzôn trên bầu khí quyển suy giảm đi 10% thôi thì mức độ tổn hại của DNA do tia UV cũng đã tăng lên khoảng 22%!
Tại sao tầng ôzôn bị suy giảm?
Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy giảm của tầng ôzôn là do sự hiện diện của các nguồn khí chứa Clo và Brôm (chủ yếu là CFCs và các chất halocacbon). Dưới tác động của tia UV, các khí này phân ly, tạo ra các nguyên tử Clo và Brôm là những chất xúc tác cho sự phá huỷ ôzôn. Sự suy giảm của ôzôn với sự xúc tác của Clo và Brôm đặc biệt được tăng cường bởi sự hiện diện của các "đám mây vùng cực ở tầng bình lưu" (gọi là PSCs- polar stratospheric clouds). Những đám mây này hình thành trong suốt mùa đông (mùa đông ở địa cực kéo dài 3 tháng, trời rất tối, không có ánh sáng mặt trời). Không chỉ do thiếu ánh sáng mặt trời mà còn do các "cơn gió xoáy của vùng cực" càng khiến nhiệt độ giảm xuống, khoảng -80o C. Nhiệt độ thấp này hình thành nên những đám mây có chứa hoặc là axit nitric (PSC loại I) hoặc băng (PSC loại II). Cả hai loại này đều xúc tác cho cac phản ứng hoá học ở bề mặt trái đất gây nên sự phá huỷ ôzôn. Vào mùa đông thiếu ánh sáng mặt trời nên phải đến mùa xuân, khi đó mặt trời cung cấp năng lượng cho các phản ứng quang hoá làm tan các đám mây PSC, giải phóng các hợp chất bên trong thì sự phá hủy ôzôn mới diễn ra mạnh mẽ.
Ngoài những nguồn tự nhiên, lượng Clo và Brôm đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây do các hoạt động sản xuất của con người đã thải ra lượng lớn hợp chất halogen hữu cơ, đặc biệt là chất CFCs và HCFC.
Các nghiên cứu cho thấy, ở vị trí của lỗ thủng của tầng ôzôn ở Nam Cực, lượng ôzôn đã giảm chỉ còn 33% so với mức vào thời kỳ trước năm 1975. Lỗ thủng này đặc biệt nghiêm trọng vào thời gian mùa xuân ở Nam Cực, từ tháng 9 đến tháng 12, khi đó gió thổi mạnh về hướng Tây bắt đầu lưu thông quanh các lục địa, mang theo không khí. Trong "cơn gió xoáy của địa cực" này, khoảng hơn 50% lượng ôzôn bị phá huỷở dưới tầng bình lưu trong suốt mùa xuân ở Nam Cực.
Nghị định thư Montreal
Ngày 23/1/1978 Thụy Điển là nước đầu tiên ban hành lệnh cấm các bình xịt chứ CFC, được xem là có hại cho tầng ôzôn. Sau đó, các nước khác như Mỹ, Canada, Na Uy cũng làm theo nhưng Cộng đồng châu Âu thì lại bác bỏ đề xuất tương tự. Thậm chí ngay tại Mỹ, CFC vẫn tiếp tục được sử dụng trong các ứng dụng khác như ngành công nghiệp làm lạnh mãi đến sau năm 1985, thời điểm ngưới ta phát hiện ra lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực. Sau cuộc đàm phán về một hiệp ước quốc tế (Nghị định thư Montreal), việc sản xuất CFC ở các nước tham gia được hạn chế mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1987 và bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 1996.
Ngày 2/8/2003, các nhà khoa học công bố rằng sự suy giảm tầng ôzôn có thể đang được làm chậm lại nhờ vào lệnh cấm sử dụng CFC. 3 vệ tinh và 3 trạm nghiên cứu ở mặt đất đã xác nhận tốc độ suy giảm ôzôn ở bầu khí quyển đã giảm trong suốt thập niên vừa qua. Tuy nhiên mối nguy cơ do CFC gây ra vẫn còn đó do vẫn có những nước chưa áp dụng lệnh cấm này, hơn nữa CFC có thể tồn tại trong bầu khí quyển trong thời gian dài khoảng từ 50 đến hơn 100 năm.
Ngày 16/9-ngày ký Nghị định thư Montreal được lấy làm ngày Quốc tế bảo vệ tầng ôzôn. Việt Nam cũng đã tham gia Nghị định thư này từ năm 1994 và từ đó đến nay chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế sử dụng CFC, góp phần bảo vệ tầng ôzôn.
Vì sao lá thay màu vào mùa thu?
Chúng ta đều yêu thích sắc màu của lá mùa thu. Bạn đã bao giờ tự hỏi lá thay màu như thế nào và tại sao chúng lại thay màu không? Tại sao lá thích lại chuyển thành màu đỏ tươi? Màu vàng và màu cam là từđâu ra? Để trả lời được những câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu lá là gì và nó làm nhiệm vụ gì.
Những chiếc lá là những nhà máy thức ăn tự nhiên. Rễ cây lấy nước từ đất. Chúng lấy các-bon dioxide từ không khí. Cây dùng ánh sáng mặt trời để chuyển nước và các-bon dioxide thành đường glucô. Chúng dùng glucô như loại thức ăn sinh trưởng. Quá trình cây biến đổi nước và các-bon dioxide thành đường gọi là quá trình quang hợp. Chất diệp lục hóa học giúp quá trình quang hợp diễn ra. Chất diệp lục làm nên màu xanh của lá.
Khi mùa hè qua đi, mùa thu tới, ngày sẽ càng trở nên ngắn hơn. Đây là cách mà cây sẽ "biết" phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông thế nào. Trong suốt mùa đông, sẽ không có đủ ánh sáng và nước cho sự quang hợp. Cây sẽ nghỉ ngơi, sống bằng thức ăn mà nó dự trữ được trong suốt mùa hè. Cây bắt đầu đóng cửa các nhà máy tạo thức ăn. Chất diệp lục màu xanh trên lá sẽ mất đi. Khi màu xanh mất đi, chúng ta bắt đầu nhìn thấy màu vàng và màu cam. Những màu này luôn tồn tại trên lá ở một lượng nhỏ. Chúng ta chỉ không nhìn thấy chúng vào mùa hè do chúng bị chất diệp lục màu xanh che phủ.
Màu đỏ tươi và màu tía mà chúng ta nhìn thấy ở lá thường chỉ xuất hiện vào mùa thu. Ở một số loại cây, như cây thích, đường glucô được giữ lại trong lá sau khi quá trình quang hợp kết thúc. Ánh sáng mặt trời và những đêm mùa thu mát mẻ làm cho lá cây chuyển hóa đường glucô thành màu đỏ. Màu nâu của cây như cây sồi được tạo thành từ chất dư thừa trên lá.
Liên kết tất cả những yếu tố trên tạo nên những màu sắc tươi đẹp mà chúng ta được thưởng thức trong mùa thu.
Nơi nào khô hạn nhất trên trái đất?
Thật đáng ngạc nhiên khi biết rằng nơi khô hạn nhất thế giới - sa mạc Atacama, lại nằm nép mình dọc theo bờ biển Chile, Nam Mỹ - nơi cận kề Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất thế giới.Hầu hết diện tích sa mạc này trải dài theo dãy núi Andes và nằm rất cao so với mực nước biển. Khác với các sa mạc như Sahara ở châu Phi hay Mojave ở California (Mỹ), sa mạc Atacama là một nơi khá lạnh với nhiệt độ trung bình hằng ngày từ 00C đến 250C. Việc thiếu mưa đã biến Atacama trở thành sa mạc. Thường thường khi một hiệu ứng ấm lên xuất hiện ở Thái Bình Dương bao quanh đường xích đạo có thể làm thay đổi thời tiết trên khắp thế giới và thậm chí những nơi khô hạn như Atacama cũng có thể có những đám mây ẩm ướt.
Nước ở Atacama
Mặc dù rằng Atacama có rất ít mưa nhưng vẫn có nước ở nơi khô cằn này. Có thể tìm thấy nước ở những nơi sau:
-Hồ muối: Trong những năm có lượng mưa lớn trong quá khứ xa xưa, một lượng nước đủ lớn tích tụ tại các vùng lòng chảo trên dãy Andes tạo thành hồ. Một số hồ lại có nước nhờ các sông băng tan chảy vào cuối kỷ Băng hà. Nhưng nhiều hồ trên dãy núi Andes, chẳng hạn như những hồở Atacama, lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa bù đắp khiến cho hồđang dần khô cạn, tạo nên những hồ muối.
-Tuyết: tại những điểm nằm cao so với mực nước biển, tuyết thay vì mưa đổ xuống Atacama. Có những mảng tuyết lớn nằm trên những đỉnh núi, nơi chẳng bao giờ có nhiệt độ đủ lớn để tuyết có thể
tan chảy.
-Dưới lòng đất: Dù nơi nào có lượng mưa thấp đến đâu đi nữa thì cũng luôn có nước dưới lòng đất. Ngay cảở sa mạc khô hạn này, sau khi mưa một lượng nước bốc hơi còn phần lớn nước thấm vào lòng đất. Lượng nước này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: cấu tạo đất, nhiệt độ không khí và bề mặt đất, lượng mưa, mức độ thường xuyên của mưa, sự khô hạn. Vì Andes cũng năm trong hệ thống núi lửa hoạt động nên magma trong lòng đất làm nóng nước ngầm ở một số nơi làm nên những suối nước nóng phun trào.
-Sương mù: Hầu hết sương mù đến Atacama là từ Thái Bình Dương. Sương mù là những đám mây rất thấp, chứa hơi nước đang bị lạnh dần và bắt đầu ngưng tụ. Nếu bạn đã từng đứng trong lớp sương mù bạn có thể thấy nó sẽ ngưng tụ một ít nước trên người bạn. Khi nhiệt độ không khí đạt tới điểm sương, hơi nước trong không khí ngưng tụ để lại những giọt nước nhỏ li ti. Rất hiếm sinh vật sống có thể tồn tại ở Atacama mà chỉ nhờ vào sương mù ẩm nơi đây.
Sự sống ở Atacama
Nhiều người cho rằng các sa mạc là những nơi bị Mẹ Thiên Nhiên bỏ rơi nên chẳng có sinh vật sống nào có thể tồn tại, nhất là lại môt nơi khô hạn như Atacama. Mặc dù quảđúng là thật khó khăn mới tìm được sinh vật sống nào tại Atacama nhưng vẫn có những đám cây nhỏ sống tách biệt giúp một số động vật và côn trùng có thể tồn tại. Một số loài cây đã thích nghi rất tốt với môi trường khô hạn này bằng cách phát triển rễđâm sâu vào lòng đất để tìm nước. Có một số bầy chim hạc sống ở các hồ muối, ăn các loài tảo mọc trong hồ. Cũng có những người sống ở Atacama nữa. Có một thị trấn mang tên Calama ở trên sa mạc này, cũng có các nhà nghỉ, nhà hàng ăn và cửa hàng tuy nhiên dân cư rất ít. Phần lớn diện tích của Atacama là những nơi cô độc. Dựa vào các di chỉ văn hoá và các đồ tạo tạc mà các nhà khảo cổ tìm thấy thì con người đã sống ởđây từ nhiều ngàn năm trước. Những người Anh-Điêng Nam Mỹđã thiết lập cuộc sống tại đây qua hàng thiên niên kỷ và để lại những di chỉ của nền văn hoá và cả chính bản thân họ. Vì Atacama rất khô hạn nên xác những người Anh-Điêng được chôn cất được thiên nhiên bảo tồn một cách hoàn hảo, biến thành những xác ướp. Một số xác ướp cổ nhất thế giới được tìm thấy ở sa mạc Atacama và có đến 9000 năm tuổi.
Nguyên nhân làm nên sa mạc Atacama khô hạn
Một nguyên nhân là do áp suất không khí cao ở vùng này có thể gây ra không khí khô, lạnh từ những nơi cao so với mặt nước biển cho đến những nơi thấp. Không khí khô này hầu như không có nước nên rất dễ bị đốt nóng bởi mặt trời, gây ra nhiệt độ cao và độ ẩm thấp.
Một nguyên nhân khác là Atacama không có đủ lượng mưa do hiện tượng gọi là "bóng mưa" (rainshadow). Không khí nóng ẩm được gió mậu dịch đưa từ phía Tây sang bao phủ rừng nhiệt đới Nam Mỹ bị đẩy lên cao ở phía Đông dãy Andes. Các ngọn núi ở mực quá cao so với mực nước biển đến nỗi không khí gặp lạnh, ngưng tụ và mưa (hoặc tuyết) rơi trên núi. Không khí khi hạ xuống phía bên kia của dãy núi sẽấm lên, giữ hơi ẩm trong mình ngăn không cho mưa rơi. Các ngọn núi giúp cho sông Amazon trở thành con sông lớn nhất thế giới nhờ thu được hết lượng mưa rơi xuống, đồng thời lại ngăn Atacama thu nhận mưa. Nơi khô nhất và một trong những nơi ẩm nhất thế giới lại ở ngay cạnh nhau!
Thế nào là ô nhiễm ánh sáng?
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Ô nhiễm ánh sáng (light pollution) là việc con người tạo ra ánh sáng quá mức, gây khó chịu. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng có hại với sức khỏe, che mờ ánh sáng của các ngôi sao, ảnh hưởng đến việc quan sát thiên văn, lãng phí năng lượng và làm rối loạn các hệ sinh thái.
Ô nhiễm ánh sáng là một phần tác động của nền văn minh công nghiệp. Nó bắt đầu từ những nguồn như ánh sáng ở
mặt tiền của các toà nhà cũng như bên trong các toà nhà, đèn quảng cáo, các cơ sở công nghiệp, văn phòng, nhà máy, đường phố và các trung tâm thể thao. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực công nghiệp cao, tập trung dân cưđông đúc của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, nhưng ngay cả với những lượng ánh sáng nhỏ cũng có thể gây ra một số vấn đề và cần được chú ý.
Một số người hoài nghi còn cho rằng ô nhiễm ánh sáng không có nhiều tác động xấu vì nó không để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước hay ô nhiễm đất. Tuy nhiên, những nhà hoạt động mong muốn giảm bớt lượng ô nhiễm ánh sáng lại cho rằng thật là thiếu thực tế khi mong muốn mọi người tắt bớt đèn đi vì nền kinh tế của xã hội công nghiệp đã quá phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo. Vì vậy, họ khẳng định rằng ô nhiễm ánh sáng cũng là một vấn đề tương tự như những dạng ô nhiễm khác, có thể gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài. Quan điểm này lại rất đồng thuận với những người ủng hộ việc bảo tồn năng lượng, những người vốn cho rằng ô nhiễm ánh sáng cần phải được khắc phục bằng cách thay đổi thói quen của xã hội để qua đó ánh sáng được sử dụng một cách hiệu quả hơn, giảm bớt sự lãng phí. Vấn đề chống lại ô nhiễm ánh sáng lại càng được ủng hộ bởi những nghiên cứu khoa học về một loạt các vấn đề sức khoẻ liên quan đến ánh sáng quá mức: thị giác kém, căng thẳng, đau đầu và ung thư gia tăng.
Các loại ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng là một thuật ngữ rộng, ám chỉ những vấn đề gây ra bở việc sử dụng ánh sáng nhân tạo không hiệu quả, gây khó chịu. Các loại ô nhiễm ánh sáng gồm có: ánh sáng xâm nhập (light trepass), lạm dụng ánh sáng (overillumination), ánh sáng chói
(glare), ánh sáng lộn xộn (clutter) và ánh sáng chiếm dụng bầu trời (sky glow)
Ánh sáng xâm nhập: điều này xảy ra khi những ánh sáng xâm nhập vào địa phận của một người khác mà người đó không hề mong muốn, ví dụ như chiếu đèn qua hàng rào nhà hàng xóm, hậu quả có thể là ánh sáng mạnh chiếu qua cửa sổ gây mất ngủ hoặc hạn chế tầm nhìn trong đêm. Ánh sáng xâm nhập đặc biệt gây khó chịu cho các nhà thiên văn nghiệp dư, những người mà khả năng quan sát bầu trời đêm từ nhà mình rất dễ bịảnh hưởng bởi bất cứ luồng sáng nào gần đó. Hầu hết các trung tâm quan sát thiên văn chính được bao bọc trong những khu vực được cách ngăn chặt chẽ khỏi các luồng sáng. Một số thành phố của Mỹđã đề ra những tiêu chuẩn chính xác cho việc chiếu sáng ngoài trời để bảo vệ các đài quan sát như vậy.
Lạm dụng ánh sáng : đây là việc sử dụng quá mức ánh sáng. Đặc biệt ở Mỹ, lạm dụng ánh sáng là nguyên nhân của việc khoảng 2 triệu thùng dầu bị lãng phí mỗi ngày, điều này được tính toán dựa trên mức tiêu dùng bình quân 50 triệu thùng dầu một ngày của người Mỹ(Nước Mỹ có đến 60% nguồn cung cấp năng lượng từ khí thiên nhiên, thủy điện và các nguồn không phải là dầu khác. Đơn vị thùng dầu được sử dụng ởđây chỉ là cách đơn giản để mô tả mức sử dụng năng lượng từ tất cả các nguồn).
Đáng chú ý là cũng từ nguồn thông tin của Bộ năng lượng Mỹ thì có đến hơn 30% năng lượng được tiêu dùng cho các khu thương mại, khu công nghiệp và khu dân cư. Theo thống kê từ các khu nhà thì năng lượng dành cho việc thắp sáng chiếm khoảng 20% đến 40%. Như vậy năng lượng dành cho việc thắp sáng chiếm khoảng 4 đến 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mà thống kê cũng cho thấy khoảng 30% đến 60% năng lượng dành cho những việc chiếu sáng không cần thiết.
Nguyên nhân của lạm dụng ánh sáng:
-Không sử dụng chế độ hẹn giờ, bộ phận cảm biến hay các hình thức khác để tắt ánh sáng khi không cần thiết.
-Mhững thiết kế không phù hợp, đặc biệt là không gian làm việc, khiến phải sử dụng ánh sáng nhiều hơn mức cần thiết.
-Chọn không đúng các loại đồ đạc, đèn điện khiến ánh sáng không tập trung vào khu vực cần thiết.
-Lắp đặt máy móc không phù hợp, dẫn đến phải sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết cho việc chiếu sáng.
-Sự hướng dẫn chưa đầy đủ các các nhà quản lý và những người ở trong các toà nhà về việc sử dụng hệ thống chiếu sáng một cách hiệu quả.
- Duy trì ánh sáng không hợp lý dẫn đến tăng lượng ánh sáng phung phí và chi phí năng lượng.
Hầu hết những vấn đề này có thể nhanh chóng được khắc phục bằng những công nghệ sẵn có và ít tốn kém. Tuy nhiên sự ì ạch trong điều chỉnh thiết kế ánh sáng và hoạt động của những người chủđã gây cản trở cho việc nhanh chóng giải quyết những vấn đề này. Ý thức của công chúng là điều quan trọng nhất cần có để các nước công nghiệp nhận ra sự tiết kiếm lớn có thể có từ việc giảm sự lạm dụng ánh sáng.
Ánh sáng chói: đây là hậu quả của sự đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Ánh sáng chói chiếu thẳng vào mắt người đi đường và lái xe có thể gây mất tầm nhìn trong đêm đến tận 1 giờ sau đó. Điều này còn khiến cho mắt người cảm thấy khó khăn trong việc nhận dạng những sự khác biệt trong ánh sáng. Ánh sáng chói là vấn đề đặc biệt nghiêm trong đối với an toàn giao thông, vì điều này xảy ra bất ngờ có thể khiến người đi đường và lái xe rất dễ gặp tai nạn. Ánh sáng chói có thể chia theo các cách khác nhau. Theo cách phân chia của Bob Mizon, cộng tác viên của Cuộc vận động vì bầu trời đêm của tổ chức thiên văn Anh Quốc (British Astronomical Association's Campaign for Dark Skies) thì gồm có những loại sau:
-
Ánh sáng chói mờ (blinding glare): các tác động do nhìn thẳng vào mặt trời, khiến cho mắt tạm thời bị mù để lại hậu quả lâu dài với thị giác.
-
Ánh sáng chói gây hạn chế tầm nhìn (disability glare): các tác động tương tự như bị mù tạm thời do đèn pha ô tô chiếu vào.
-Ánh sáng chói gây khó chịu(Discomfort glare): loại này thường không gây tình huống nguy hiểm lắm mà chỉ khiến người ta cảm thấy khó chịu, nhưng cũng có thể gây mệt mỏi nếu phải chịu đựng lâu.
Ánh sáng lộn xộn: ám chỉ nhiều luồng sáng quá mức cùng lúc. Các luồng sáng có thể gây lộn xộn, mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn. Loại này đặc biệt xảy ra trên các đường phố mà hệ thống đèn thiết kế kém hoặc là có quá nhiều đèn quảng cáo.
Ánh sáng chiếm dụng bầu trời : điều này thường xảy ra ở các khu vực đông dân cư. Ánh sáng từ quá nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả những nơi lạm dụng ánh sáng, được phản chiếu lên bầu trời đêm. Điều này đặc biệt tác động đến các nhà thiên văn trong việc quan sát sao.
Tác động của ô nhiễm ánh sáng
-Lãng phí năng lượng: việc chiếu sáng chiếm đến ¼ năng lượng tiêu dùng của cả thế giới. Các nghiên các nghiên cứu cũng chỉ ra là thông thường có đến 50% đến 90% ánh sáng ở các toà nhà là không cần thiết. Trong khi hiện tại nhiều nước đang ra sức tìm các biện pháp để giảm thiểu sử dụng năng lượng sau khi ký Nghị định thư Kyoto, thì việc tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng ánh sáng là một biện pháp đem lại kết quả cao trong thời gian nhanh chóng.
-Ảnh hưởng tới việc quan sát thiên văn: Hầu hết người dân thành phố không thể thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm,ngoại trừ mặt trăng và một số ngôi sao sáng. Điều này làm hạn chế hiểu biết của họ tới không gian, thiên văn học và khoa học nói chung. Các nhà thiên văn học nghiệp dư thì làm việc rất khó khăn. Ô nhiễm ánh sáng còn từng buộc một sốđài quan sát thiên văn phải di chuyển địa điểm nhưĐài Thiên Văn Hoàng Gia, Greenwich và cản trở việc quan sát ở các địa điểm khác.
-Tác động tới sức khoẻ và tâm lý con người: các tác động có thể là hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm chức năng sinh dục và tăng cảm giác lo âu. Có tài liệu còn cho rằng có sự liên quan giữa ô nhiễm ánh sáng và nguy cơ bị ung thư vú!
-
Gây rối loạn các hệ sinh thái: thiên nhiên vốn thích nghi với ánh sáng và bóng tối tự nhiên. Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn thói quen sinh hoạt của các sinh vật. Các nghiên cứu cho thấy một số ví dụ cụ thể về hậu quả gây ra bởi ô nhiễm ánh sáng như: ánh sáng đêm làm giảm khả năng nhìn đường của bướm đêm và các côn trùng hoạt động vềđêm khác. Các loài hoa nở về đêm, dựa vào các loài này để thụ phấn, cũng vì thế mà bịảnh hưởng. Các loài chim di cư có thể bị mất phương hướng bởi ánh sáng của các toà nhà cao chọc trời. Hoặc là các loài ếch và kỳ nhông hoạt động vềđêm cũng bịảnh hưởng. Thông thường khi không có ánh sáng, chúng thức giấc, đi tìm bạn tình và sinh đẻ. Nhưng ánh sáng thường xuyên do ô nhiễm ánh sáng làm cho hoạt động của chúng suy giảm...
-
Gây mất an toàn: điều này khá phổ biến với những người đi đường ban đêm. "Tổ Chức Bầu Trời Đêm Quốc Tế" (International Dark-Sky Association) còn cho rằng, chẳng có cơ sở khoa học nào của việc ánh sáng có thể làm giảm tội phạm. Thậm chí ánh sáng nhân tạo tồi còn có thể tạo ra sự đối lập lớn giữa ánh sáng và bóng tối, khiến tội phạm dễ dàng ẩn nấp hơn.
Các biện pháp giảm ô nhiễm ánh sáng
Giảm ô nhiễm ánh sáng bao gồm nhiều hình thức như giảm ánh sáng chiếm dụng bầu trời, giảm ánh sáng chói, giảm ánh sáng xâm nhập, và giảm ánh sáng lộn xộn. Phương pháp tốt nhất là phương pháp phải phù hợp với loại ô nhiễm nào. Các biện pháp có thể áp dụng:
-Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu
-Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ
-Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết
-Lắp đặt các loại đèn sao cho bước sóng ánh sáng ít gây ra các vấn đề nghiêm trọng
-Đánh giá lại các hệ thống chiếu sáng hiện có, thiết kế lại nếu cần.
Các tổ chức hoạt động chống ô nhiễm ánh sáng
Từ những năm 1980 đã bắt đầu nổi lên các hoạt động nhằm giảm bớt lượng ô nhiễm ánh sáng. Hiện tại, các tổ chức sau là những tổ chức hoạt động nổi bật trong lĩnh vực này.
-Tổ chức bầu trời đêm quốc tế IDA (International Dark-Sky Association) hoạt động nhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng, chủ yếu ở Mỹ
-Hoạt động vì bầu trời đêm CfDS (Campaign for Dark Skies) là một bộ phận của Tổ chức thiên văn Anh Quốc (British Astronomical Association) hoạt động nhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng ở Anh
- IDA-UAI-Cielo Buio, một tổ chức của Italia có sự tham gia của đại diện của IDA.
Rừng rậm nhiệt đới nào lớn nhất thế giới?
Rừng Amazon là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất của nhân loại. Với việc tạo nên khoảng 20% khí ôxy cho trái đất, rừng Amazon còn được xem như "lá phổi của trái đất". Với điều kiện tự nhiên hết sức ưu đãi, rừng Amazon không chỉ là khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới mà nó còn có một hệ thống sinh vật đa dạng và phong phú nhất.
Sông Amazon
Rừng Amazon được đặt theo tên của sông Amazon, nguồn sống của khu rừng này. Sông Amazon bắt nguồn từ dãy Andes ở Peru, và chảy lệch theo hướng đông lên phía bắc của Nam Mỹ. Sông đổ ra Đại Tây Dương tại Belem, Brazil. Nhánh chính của sông dài khoảng 4.080 dặm. Lưu vực sông cấp nước cho
một khu vực có diện tích khoảng 2.722.000 dặm vuông, bao gồm các nước Brazil, Columbia, Peru, Venezuela, Ecuador, Bolivia và Guyanas. 16% lượng nước sông của thế giới chảy qua châu thổ sông Amazon. Cứ mỗi phút, 28 triệu gallons nước chảy vào Đại Tây Dương, làm loãng độ mặn của đại dương này trong phạm vi cách bờ 100 dặm.
Khoảng 15 triệu năm về trước, sông Amazon chảy theo hướng tây, đổ ra Thái Bình Dương. Trong quá trình Nam Mỹ thay đổi địa tầng, dãy Andes từ từ được nâng cao lên và làm thay đổi hướng chảy của dòng sông. Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống sông, các hồ nước ngọt được hình thành, và môi trường của khu vực lòng chảo Amazon thay đổi rất nhiều. Sau đó, tức là cách đây khoảng 10 triệu năm về trước, dòng sông thực sự chảy theo hướng đông, đổ ra Đại Tây Dương.
Hầu hết lượng nước của sông Amazon đến từ lượng tuyết tan hàng năm của dãy Andes ở Peru. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, mức nước tăng thêm từ 30 đến 45 feet. Nửa phía bắc của lục địa Nam Mỹ có hình dạng giống như chiếc đĩa lòng nông. Khoảng 1100 nhánh phụ, trong đó 17 nhánh dài hơn 1000 dặm, của dòng sông chảy vào "chiếc đĩa" đó. Bất cứ khi nào mưa rơi vào lưu vực sông, nó sẽ lại cung cấp nước cho khu rừng và dòng sông. Sông Amazon là hệ thống sông lớn nhất thế giới. Tại một sốđiểm, sông rộng đến 1 dặm, trong khi ở các điểm khác độ rộng có thể lên đến 35 dặm. Ở Belem, nơi dòng sông đổ ra Đại Tây Dương, sông có thể rộng tới 200 đến 300 dặm, tùy theo mùa. Một số loài động vật cư trú ởđây như rái cá, cá nước ngọt, rùa, cá Piranha, lợn biển, lươn điện và loài cá khổng lồ có tên gọi Piraracu.
Khí hậu
Ở rừng Amazon, nhiệt độ cao và lượng mưa trong năm ổn định. Khí hậu ấm áp và ẩm ướt, với nhiệt độ trung bình là khoảng 790F. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm còn lớn hơn biên độ nhiệt độ giữa các mùa. Khu rừng thu nhận được khoảng 9 feet lượng mưa mỗi năm. 50% lượng nước này lại quay trở lại bầu khí quyển thông qua sự hô hấp của cây.
Các tầng thực vật
Rừng Amazon gồm có 4 tầng hay là 4 cộng đồng sinh vật. Mỗi tầng lại có hệ sinh thái độc đáo mà trong đó thực vật và động vật thích nghi với toàn hệ thống.Tầng vượt tán là tầng trên cao nhất, nơi có những cây có thể cao đến 200 feet, và chúng vượt lên tán rừng Amazon. Ở tầng này, chúng phải đương đầu với mọi sự thay đổi về nhiệt độ, gió và lượng mưa. Lá cây nhỏ và được bao phủ bởi một lớp dày có tính chất
bóng để giữ nước. Chúng lợi dụng gió để phát tán hạt cây ra các vùng khác của khu rừng. Thân cây có thể có chu vi đến 16 feet và có rễ cây khổng lồ vững chắc. Một số loài động vật tìm thấy tất cả những gì chúng cần để tồn tại ở tầng này và chẳng bao giờ rời đi.
Tầng chính của rừng là tầng ưu thế sinh thái tán rừng. Hầu hết cây ở tầng này có lá phẳng, hình ovan, vát về một điểm. Điều này cho phép nước nhanh chóng chảy ra khỏi lá cây và ngăn chặn được sự sinh trưởng của nấm, rêu và địa y. Ở tầng này, lá cây dày đặc và lấy đi khoảng 80% ánh sáng mặt trời. Nhiều cây hoa và cây quả sinh trưởng ở tầng này.
Tầng dưới tán chỉ có được khoảng 2% đến 5% ánh sáng mặt trời. Bởi vậy cây cối ởđây đã có những cách thức độc đáo để thích nghi với điều kiện sống tối tăm như vậy. Những chiếc lá thu nhận ánh sáng của chúng rất lớn, và có màu xanh đậm. Chúng thường không mọc cao hơn 12 feet. Ở tầng này có rất ít gió nên cây phải dựa vào côn trùng và động vật để thụ phấn cho hoa. Một số cây còn có hoa và quả lớn nằm thấp trên thân cây để các động vật lớn không thể leo trèo có thểăn và giúp cây phân tán hạt. Ở tầng này có sự tập trung đông đảo nhất các loại côn trùng.
Tầng trệt là tầng thấp nhất và hầu như không có cây cối. Chỉ có khoảng 2% ánh sáng mặt trời xuyên tới đây. Tầng này là nơi tập trung thực vật và động vật bị phân hủy có tác dụng làm cho đất màu mỡ. Nhiều chất dinh dưỡng của đất được giữ trong quần xã sinh học này. Rễ cây bám trên mặt đất để tiếp cận các chất dinh dưỡng này. Các động vật lớn ăn cỏ thì ăn củ và rễ cây, trong khi các côn trùng như rết, bọ cạp, và giun đất thì sử dụng các rác thải hữu cơ để làm thức ăn.
Mặc dù rừng Amazon có thừa thãi độ màu mỡ nhưng những cây khổng lồở đây lại phát triển trên những chỗ đất nghèo chất dinh dưỡng nhất. Lớp đất axit dày 2 inches ở phía trên chứa đến 99% chất dinh dưỡng. 9/10 năng lượng của khu rừng nằm trong lá cây và các bộ phận khác của cây. Tầng trệt của khu rừng rất dễ thấm nước nên có thể ngăn được chất khoáng và các chất dinh dưỡng không bị rửa trôi và mất đi. Ngay khi một cây đổ hay một con vật chết, các sinh vật phân huỷ nhanh chóng biến nó thành nguồn thức ăn và chất mùn. Các loài thực vật lại rất nhanh chóng hấp thụ các chất dinh dưỡng đó. Đây chính là hệ sinh thái hoạt động chặt chẽ nhất và hiệu quả nhất trong tự nhiên. Vậy nên sự phá huỷ một phần của hệ thống có thể báo trước sự phá huỷ của cả hệ thống.
Tán rừng
Là khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, Amazon bao phủ hơn một nửa nước Brazil. Tán của khu rừng còn được người ta ít biết đến hơn cảđáy đại dương. Các nhà khoa học tin rằng trong tán rừng có thể có tới một nửa loài sinh vật của thế giới. Hơn 500 loài động vât có vú, 175 loài thằn lằn và hơn 300 loài bò sát khác cùng 1/3 loài chim của cả thế giới sống tại rừng Amazon. Người ta cũng ước tính rằng có khoảng 30 triệu loại côn trùng ởđây. Cuộc đấu tranh sinh tồn là hết sức khốc liệt. Điều này có thể giải thích tại sao trải qua hàng triệu năm tiến hoá, có rất nhiều loại sinh vật có khả năng thích nghi cao độ ở tán rừng Amazon này. Sự đấu tranh ghê gớm nhất là giữa động vật và thực vật. Cả thực vật và động vật ởđây đều cố gắng thích nghi để bảo vệ mình. Thực vật thu nhận ánh sáng mặt trời và biến nó thành nguồn năng lượng cho mình và các loài vật ăn cỏ dưới tán rừng Amazon.
Một số loại động vật tìm thấy ở tán rừng là những con đại bàng hung dữ, chúng ăn khỉ, con lười, bò sát và các loài chim khác. Con lười dành chủ yếu thời gian của đời mình ở trên ngọn cây. Thức ăn của chúng là những lá cây nghèo chất dinh dưỡng nên chúng phải giữ gìn năng lượng, chúng dành đến 80% thời gian cho việc nghỉ ngơi. Một phần lớn thức ăn của loài khỉ thì lại bao gồm những lá rất khó tiêu hoá. Sự trao đổi chất của chúng là rất thấp nên chúng phải tự sưởi ấm mình dưới ánh nắng mặt trời sau khi trải qua một đêm lạnh. Các con kiến cắt lá thì "chịu trách nhiệm thu hoạch" đến 1/6 số lượng lá cây trong rừng và mang các mảnh lá về tổ của mình. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của khu rừng bởi chúng cắt tỉa các lá cây nhờđó mà thúc đẩy sự sinh trưởng của cây, hơn nữa các mảnh lá rơi xuống đất lại có tác dụng tái tạo đất.
Nguồn cung cấp dược phẩm
Trong nhiều thế kỷ qua, những người dân bản địa ở rừng Amazon đã sử dụng nhiều loại cây khác nhau để làm thuốc chữa bệnh. Các nhà khoa học hiện đang phát hiện ra nhiều loại cây có thể làm thuốc chữa bệnh AIDS, ung thư, tiểu đường, viêm khớp và Alzhêimr's cũng như thuốc chữa bệnh sốt rét, thuốc giảm đau cơ... Mặc dù có đến 25% các loại thuốc được sản xuất từ các nguyên liệu lấy từ rừng nhiệt đới, nhưng đấy chỉ mới là kết quả nghiên cứu 1% các loại cây.
Vấn đề bảo tồn
Hiện nay, hơn 20% khu rừng đã bị phá huỷ mãi mãi. Đất được dành cho các trang trại nuôi gia súc, hoạt động khai thác mỏ, khai thác gỗ và đất canh tác. Một số cây bị đốt để lấy than cung cấp cho các nhà máy công nghiệp. Trong hơn 50 năm qua trên toàn thế giới, hơn một nửa rừng nhiệt đới đã bị phá hủy bởi cháy rừng và khai thác gỗ, một diện tích rừng hơn 200.000 acres mỗi ngày hay hơn 150 acres mỗi phút bị đốt cháy. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi ngày có khoảng 130 loài thực vật, động vật và côn trùng bị biến mất. Với tốc độ phá hủy hiện nay, người ta tính toán rằng các rừng nhiệt đới còn lại sẽ cũng bị phá huỷ trong vòng không đầy 40 năm nữa.
Một vấn đề nữa đáng lưu tâm ở rừng Amazon là sự mất dần những người bản địa. Cách đây khoảng 500 năm, có khoảng 10 triệu người Anh Điêng đã sống ởđây. Thế nhưng ngày nay chỉ có không đầy 200.000 người còn lại. Hơn 90 bộ lạc đã bị tuyệt chủng từ những năm 1900 đến nay. Hầu hết các pháp sư và thầy thuốc còn sống cũng đã 70 tuổi hoặc thậm chí hơn. Khi họ ra đi, họ sẽ mang theo cả một vốn hiểu biết dồi dào về các loại cây thuốc và các sinh vật ở nơi đây.
Tái chế rác thải có tác dụng gì?
Tái chế là quá trình tái sản xuất các nguyên liệu đã được chế biến, sản xuất (mà nếu không tái chế thì chúng sẽ trở thành rác thải) trở thành các sản phẩm mới. Tái chế giúp ngăn cho rác không phải chôn xuống đất hay đốt cháy, giảm bớt lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, và giảm được lượng năng lượng phải sử dụng hơn so với quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô. Các nguyên liệu phổ biến được tái chế là thuỷ tinh, giấy, nhôm, hắc ín, thép, vải và nhựa. Các nguyên liệu này có thể là rác thải từ quá trình sản xuất hoặc là rác thải tiêu dùng. Tái chế là yếu tố chủ chốt của việc quản lý rác thải hiện đại.
Lịch sử
Tái chếđã là một hoạt động phổ biến trong lịch sử nhân
loại. Trước thời kỳ công nghiệp tại châu Âu, người ta đã
thu nhặt các mảnh vụn làm từ đồng và các kim loại có
giá trị khác, nung chảy để tái sử dụng. Ở Anh, tro bụi từ
việc đốt gỗ và than được dùng để làm nguyên liệu làm
gạch. Động lực chủ yếu của những kiểu tái chế này là lợi
thế kinh tế của việc sử dụng nguyên liệu tái chế so với việc dùng nguyên liệu gốc, cũng như do thiếu bộ phận loại bỏ rác ở các thành phốđông đúc.
Tái chế giấy xuất hiện ở nước Anh vào năm 1921,khi Tổ Chức Rác Thải Giấy Anh Quốc (British Waste Paper Association) được thành lập để khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực tái chế giấy loại.
Việc thiếu các nguồn nguyên liệu là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh thế giới lại càng thôi thúc con người tái chế. Những chiến dịch vận động lớn đã được tổ chức trong thời kỳ Chiến Tranh Thế Giới II ở mỗi nước tham chiến, thúc đẩy nhân dân bảo tồn kim loại và sợi; ở Mĩ, quá trình tái chế được đặc biệt coi trọng. Sau khi chiến tranh kết thúc, các chương trình bảo tồn nguồn nguyên liệu được lập ra trong thời gian chiến tranh tiếp tục được duy trì ở những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản.
Tại Mĩ, sự đầu tư lớn tiếp theo cho tái chế là vào những năm 1970, do chi phí nhiên liệu tăng (sử dụng nguyên liệu tái chế tiết kiệm năng lượng hơn so với sử dụng nguyên liệu gốc).
Năm 1973, thành phố Berkeley, California bắt đầu một trong những chương trình thu gom tại lề đường đầu tiên bằng những lần thu lượm giấy báo từ các khu vực dân cư hàng tháng. Từđó nhiều nước đã bắt đầu và mở rộng các chiến dịch thu gom tại nhà. Một sự kiện nữa đánh dấu cho nỗ lực tái chế xảy ra vào năm 1989 cũng tại thành phố Berkeley, đó là lệnh cấm sử dụng bao gói bằng chất liệu polystyrene để giữấm bánh hamburger McDonald's. Một tác động của lện cấm này là đã tăng cường sự quản lý tại Dow Chemical, nhà sản xuất polystyrene lớn nhất thế giới, dẫn đến nỗ lực lớn đầu tiên để chứng minh rằng nhựa cũng có thể được tái chế. Đến năm 1999, chỉ riêng tại Mĩđã có 1677 công ty tham gia vào ngành công nghiệp tái chế nhựa từ rác thải tiêu dùng.
So sánh giữa tái chế và sản xuất thông thường
- Nhôm: Tái chế 1 kg nhôm tiết kiệm được 8 kg quặng bô xít, 4 kg sản phẩm hoá chất và 14 kwh điện. Trong khi phải cần đến 20 lần năng lượng để sản xuất nhôm từ quặng bô xít so với việc tái chế.
-Thủy tinh: tái chế giúp giảm 20% khí thải và 32% năng lượng sử dụng. Cứ mỗi tấn thuỷ tinh được tái chế, khoảng 315 kg carbon dioxide được giảm và 1,2 tấn nguyên liệu thô được tiết kiệm.
-Giấy: 1 tấn giấy tái chế giúp bảo tồn được 7000 gallon nước, 17 đến 31 cây, 4000 kwh điện và giảm 60 pound khí gây ô nhiễm. Chế biến từ giấy tái chế sẽ dùng ít hơn 20% năng lượng so với việc chế biến từ gỗ.
Tác dụng và hạn chế
Một trong những tác dụng chính của việc tái chế là giảm được lượng nguyên liệu thô mới phải sử dụng. Về mặt lý thuyết, tái chế cho phép người ta tiếp tục sử dụng một nguyên liệu cho cùng một mục đích, và thực tế trong nhiều trường hợp điều này đúng chẳng hạn như việc tái chế kim loại và thủy tinh. Tuy nhiên, trong trường hợp với sợi thì việc tái chế thường chỉ tăng thời gian sử dụng của nguyên liệu, dần dần nó sẽ kém hữu dụng đi; chẳng hạn khi giấy được tái chế, sợi giấy sẽ ngắn đi làm cho nó kém hữu dụng trong việc sản xuất giấy cao cấp. Trong nhiều trường hợp, nguy cơ gây ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình tái chế.
Làm giảm việc sử dụng nguyên liệu thô, tái chế có thể tạo nên những lợi ích cao hơn về nguyên liệu ở những nơi mà chi phí chế tạo nguyên liệu là đắt đỏ (xét cả về mặt kinh tế, xã hội hay môi trường). Chẳng hạn như việc tái chế nhôm làm giảm lượng thải CO2 đến 95%.
Liên quan đến vấn đề hạn chế về nguồn nguyên liệu và đất để đổ rác lại càng nâng cao tầm quan trọng của việc tái chế. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất với môi trường phải đạt được thông qua việc giảm lượng rác thải và tái sử dụng các vật dụng dưới hình dạng hiện tại của chúng, chẳng hạn như dùng lại các chai lọ. Tất cả các kĩ thuật tái chế đều tiêu hao năng lượng, cho việc vận chuyển và sản xuất, và nhiều khi cần cả một lượng nước đáng kể nữa. Cả hai nguồn tài nguyên này đều có tác động về mặt môi trường nên các nhà hoạt động luôn ủng hộ khẩu hiệu "Reduce, Reuse, Recycle" nghĩa là "giảm, tái sử dụng, tái chế" để ám chỉ thứ tựưu tiên của các hoạt động trong quản lý rác thải.
Nơi nào ẩm ướt nhất thế giới?
Đó là Cherrapunji nằm ở bang Meghalaya, Ấn Độ. Cherrapunji nằm ở độ cao 1290m so với mặt nước biển, có lượng mưa hàng năm là 1270cm. Có lần ởđây từng đạt lượng mưa 2290cm trong một mùa.
Vùng đất mâu thuẫn
Tuy nhiên đây cũng lại là một vùng
đất mâu thuẫn. Là vùng ẩm ướt
nhất thế giới nhưng Cherrapunji lại ở trong tình trạng thiếu nước khi mùa đông đến, suốt mấy tháng liền không hề có lấy một lần mưa.
Hiện tượng thời tiết chủ yếu tác động tạo nên tình trạng này đối với Cherrapunji là gió mùa (monsoons). Gió mùa là những cơn gió thổi theo mùa, trong khoảng 6 tháng chúng thổi từ một hướng gây mưa xối xả và trong 6 tháng còn lại thì lại thổi theo hướng ngược lại và mang đến rất ít mưa.
Trong suốt mùa ẩm ướt, không khí ẩm được làm lạnh khi nó thổi qua vùng đất ngược dốc, gây mưa rất nhiều ở phía gió thổi trên các rặng núi. Nhưng do rừng phòng hộ bị chặt phá nên mặt đất không thể giữ lại lượng mưa lớn đến như vậy. Thành phố Cherrapunji lại nằm ở độ cao 1290m so với mặt nước biển, và hầu hết lượng nước mưa chảy từ núi xuống thung lũng phía dưới. Riêng hệ thống cung cấp nước của thị trấn Cherrapunji không thể cung cấp đủ lượng nước sạch trong mùa khô. Vì thế những người dân sống ởđây thường phải đi bộ nhiều km để có nước tắm rửa và lấy nước uống.
Nguyên nhân gây mưa
Các đại dương là nguồn cung cấp chủ yếu của mưa, nhưng ao hồ và sông suối cũng góp phần vào đó. Mặt trời làm nước bốc hơi. Hơi nước tồn tại trong không khí cho đến khi ngưng tụ lại, thành mây rồi sau đó thành những giọt nước mưa. Sự ngưng tụ diễn ra khi không khí bị làm lạnh. Còn để có những giọt nước mưa thì còn phải tính đến các thành phần khác tồn tại trong không khí, chẳng hạn như bụi hay muối, tại nhiệt độ trên nhiệt độ đóng băng. Những thành phần đó gọi là hạt nhân ngưng tụ. Khi hạt nhân ngưng tụ được làm lạnh đến nhiệt độ dưới điểm đóng băng, nước sẽ ngưng tụ bao quanh hạt nhân thành từng lớp. Các hạt đó trở nên nặng đến mức không thể tiếp tục ở lại trong bầu khí quyển nữa mà rơi qua những đám mây thành mưa. Trong khi đó ở Cherrapunji:
-Độ cao 1290m so với mặt nước biển : vì điều này, không khí từ các đồng bằng phía dưới sẽ gặp lạnh khi nó lên độ cao cao hơn. Việc làm lạnh không khí này khiến cho không khí ẩm được giữ lại trong không khí, tạo thành mây, gây ra mưa.
- Gió mùa: gió ở vùng này chứa đầy hơi ẩm. Việc được cung cấp thường xuyên hơi ẩm trong vòng 6 tháng dẫn đến kết quả là những trận mưa liên tiếp.
Nghị định thư Kyoto ra đời như thế nào?
Năm 1972, Hội Nghị Trái Đất lần thứ nhất đã diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển. Tại đây các nhà lãnh đạo hàng đầu của các nước đã công bố ý định về việc tập họp nhau lại, cứ 10 năm một lần, để cùng bàn bạc về tình hình của trái đất.
Năm 1982, Hội Nghị Trái Đất tại Nairobi, Kenya diễn ra trong bối cảnh đỉnh cao của Chiến Tranh Lạnh. Cuộc hội nghịđã không thểđi đến một thoả thuận nào có ý nghĩa. Do đó hội nghị này đã không được xem là một Hội Nghị Trái Đất chính thức.
Năm 1988, Hội Thảo Quốc Tế Về Thay Đổi Khí
Hậu (the International Panel on Climate Change-IPCC) được thành lập. Xuất phát từ Liên Hợp Quốc, IPCC tập hợp các nhà khoa học từ các nước trên thế giới. Trong suốt thập niên 1980, những cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu tập trung vào vấn đề liệu trái đất đang ấm lên hay lạnh đi. Và thực sự việc thành lập IPCC đã đánh dấu một bước tiến quan trọng để đi đến một câu trả lời có cơ sở khoa học về vấn đề đó.
Năm 1988, Hội Nghị Toronto Về Thay Đổi Khí Hậu diễn ra tại Toronto, Canada. Thủ tướng Canada Brian Mulroney và thủ tướng Na Uy Gro Harlem Buntland khi đó đã làm chủ toạ cho một trong những hội nghị khoa học đầu tiên của thế giới về thay đổi khí hậu này. Hội nghịđã kêu gọi đến năm 2005 sẽ cắt giảm 20% mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính của năm 1988. Đồng thời hội nghị cũng đã coi tác động của thay đổi khí hậu là nguy cơ lớn "thứ hai sau chiến tranh nguyên tử toàn cầu".
Năm 1990, hai năm sau khi thành lập, IPCC đã đưa ra bản báo cáo đầu tiên. Bản báo cáo công bốđã có cơ sở để có thể tin tưởng về hai vấn đề: thứ nhất, trái đất đang ấm dần lên. Thứ hai, hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Tuy nhiên bản báo cáo cũng nhấn mạnh rằng với khoa học hiện tại, vẫn cần có thời gian để có thể khẳng định chắc chắn.
Năm 1992, Hội Nghị Trái Đất lần thứ hai tại Rio de Janeiro, Brazil. Một số lượng đông đảo các nhà lãnh đạo hàng đầu của các nước trên thế giới đã tham dự và cùng đưa ra Hiệp Định Khung Của Liên Hợp Quốc Về Thay Đổi Khí Hậu hay còn gọi là Hiệp Định Rio. Hiệp định kêu gọi thế giới ổn định mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2000 sẽ bằng với mức của năm 1990. Cả Canada và Mỹ đều ký và phê chuẩn hiệp định này. Điều quan trọng nữa là tổng thống Mỹ George Bush (cha) đã đàm phán về một thoả thuận cho phép các nước đang phát triển tăng mức khí thải ( điều mà họ đề cập trong
Nghị Định Thư Kyoto). Hiệp ước hiện vẫn đang ràng buộc các quốc gia phê chuẩn nó.
Năm 1995, Hội Nghị Các Bên Liên Quan lần thứ I diễn ra tại Berlin, Đức (hàng năm, các quốc gia đã phê chuẩn Hiệp Định Rio lại tổ chức Hội Nghị Các Bên Liên Quan - Conference of Parties-COP). Hội nghị lần thứ nhất này đã bàn luận và xem xét tính khả quan của mục tiêu trong Hiệp Định Rio vềổn định mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cùng năm đó, IPCC đưa ra bản báo cáo thứ hai của mình. Năm năm sau khi thông báo "cần có những nghiên cứu khoa học để khẳng định chắc chắn", IPCC đã đề cập đến những bằng chứng cho thấy tác động có thể thấy rõ của con người đối với hệ thống khí hậu toàn cầu.
Năm 1996, Hội Nghị Các Bên Liên Quan (COP) lần thứ II diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Trong cuộc họp đầu tiên sau khi IPCC công bố bản báo cáo thứ hai, các nước tham gia Hiệp Định Rio đã tuyên bố "thay đổi khí hậu là một nguy cơ đối với nhân loại".
Năm 1997, Hội Nghị Các Bên Liên Quan lần thứ III diễn ra tại Kyoto, Nhật Bản. Sau khi xem xét đánh giá các mục tiêu gốc của Hiệp Định Rio và nhận thấy hiệu lực của chúng là quá yếu, các nước đã đi đến việc đề xuất những mục tiêu mới. Mục tiêu là trong thời gian từ 2008 đến 2012 phải giảm 5% mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính của năm 1990. Mục tiêu 5% là của toàn thế giới còn mỗi nước lại có một mục tiêu riêng: Liên Minh Châu Âu là 8% (trong đó Đức cam kết giảm 25% và Anh là 15%), Mỹ là 7% còn Canada là 6%. Nghị Định Thư Kyoto đã ra đời như thế. Khi đó, cả Canada và Mỹ đều ký vào Nghị Định Thư Kyoto, theo đó cam kết cắt giảm mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước mình.
Năm 1998, Hội Nghị Các Bên Liên Quan lần thứ IV diễn ra tại Buenos Aires, Argentina. Tại đây, Kế Hoạch Hành Động Buenos Aires đã được đưa ra để xác định cơ chế thực thi của Nghị Định Thư Kyoto (buôn bán định mức khí thải, tích tụ carbon, sự phát triển trên cơ sở gìn giữ môi trường sạch tại các nước đang phát triển v.v...). Các nước thoả thuận một cơ chế mà theo đó các mục tiêu sẽ đạt được vào thời điểm diễn ra Hội Nghị Các Bên Liên Quan lần thứ VI, tức là năm 2000.
Năm 2000, Hội Nghị Các Bên Liên Quan lần thứ VI tại Hague, Hà Lan. Hội nghị này thời hạn cuối để các nước thực hiện các cam kết tại Buenos Aires nhằm đi đến biện pháp cắt giảm khí thải theo lộ trình trong Nghị Định Thư Kyoto. Cuộc họp đã thất bại, chủ yếu là do không thểđi đến một thoả thuận về vấn đề tích tụ carbon , một vấn đề thiết yếu của cả Canada và Mỹ. Sau thất bại đó, một cuộc họp nữa được tổ chức ở Ottawa với hy vọng có thể chứng minh thất bại trên là do sự hiểu nhầm chứ không phải là do lỗ hổng trong chính sách. Tuy nhiên cuộc họp này cũng thất bại.
Năm 2001, Hội Nghị Các Bên Liên Quan diễn ra tại Bonn, Đức. Ngay trước bình minh ngày 29 tháng 7 năm 2001, cả thế giới đã đi đến thoả thuận mà họ đã tránh né tại cuộc họp trước đó tại Hague. 180 nước (toàn bộ thế giới ngoại trừ Mỹ và Úc) đã đồng ý với các quy định thực hiện Nghị Định Thư Kyoto. Tháng 12 năm 2002 Canada phê chuẩn Nghị Định Thư Kyoto, cam kết giảm 6% mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước mình trong năm 1990 trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Để Nghị Định Thư có hiệu lực, nó phải được phê chuẩn bởi các nước có mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính chiếm ít nhất 55% toàn cầu của năm 1990. Cột mốc này đã đạt được nhờ việc Nga phê chuẩn Nghị Định Thư Kyoto vào ngày 18 tháng 11 năm 2004. Nghị Định Thư sẽ tự động có hiệu lực 90 ngày sau khi có đủ các nước ký.
Theo đó ngày 16 tháng 2 năm 2005 là ngày đầu tiên Nghị Định Thư Kyoto có hiệu lực.
Cân bằng sinh thái là gì?
Nếu bạn đã từng vào một khu rừng nguyên sinh, rừng xanh là một thế giới vô cùng phong phú. Trong rừng có cỏ, các lọai thực vật như rêu, dương xỉ, cây leo... có những động vật ăn cỏ như hươu ,nai... động vật ăn thịt như hổ, báo... đó chính là một hệ sinh thái.
Thực vật được xếp là kẻ sản xuất sơ cấp: Thực vật hút nước và các chất dinh dưỡng dưới đất, chất diệp lục của thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời và khí cabonic trong không khí, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học và tồn trữ trong thân cây, lá cây. Động vật ăn cỏ được xếp là kẻ sản xuất thứ nhất, chúng chủ yếu sống bằng cách ăn các loại cây cỏ. Động vật ăn thịt được xếp vào kẻ sản xuất thứ hai, chúng chủ yếu sống bằng cách ăn thịt động vật ăn cỏ.
Sau khi động vật và thực vật chết đi, xác của chúng được các vi sinh vật phân giải thành chất dinh dưỡng của thực vật, vì vậy vi sinh vật là kẻ hoàn trả lại môi trường tự nhiên. Động vật, thực vật, vi sinh vật và môi trường sinh tồn của chúng cùng dựa vào nhau, khống chế lẫn nhau và cùng tạo thành một thể thống nhất. Cũng tương tự như vậy, một đầm nước, một đồng cỏ, một con sông ... cũng hình thành một hệ thống sinh thái riêng.
Trong hệ thống sinh thái, vật chất và năng lượng biến đổi tuần hoàn theo biểu đồ: thực vật - động vật ăn cỏ -động vật ăn thịt - vi sinh vật - thực vật. Trong quá trình biến đổi tuần hoàn của năng lượng và vật chất, nếu một mắt xích nào đó có trục trặc sẽảnh hưởng tới cả hệ thống tuần hoàn
Trong điều kiện nhất định, một khu rừng có bao nhiêu cỏ, số cỏđó nuôi sống được bao nhiêu động vật ăn cỏ, số động vật ăn cỏ có thể nuôi sống được bao nhiêu động vật ăn thịt... nói chung những số lượng đó có thể xác định được về cơ bản. Lúc này giữa các khâu trong hệ sinh thái sẽ duy trì một trạng thái ổn định tương đối. Đó chính là cân bằng sinh thái.
Nhưng sự cân bằng sinh thái rất mong manh và khả năng tựđiều tiết của hệ sinh thái cũng có giới hạn. Nếu con người can thiệp quá mức vào hệ sinh thái hoặc làm trái với qui luật tự nhiên thì hệ sinh thái sẽ mất khả năng tự điều tiết, đến lúc đó toàn bộ hệ sinh thái sẽ bịảnh hưởng và bị phá hoại nghiêm trọng.
Tại sao lại có những cơn mưa axit?
Người ta đã cho rằng các khí thải của những nhà máy nhiệt điện và các nhà máy khác đã tạo nên hiện tượng mưa axit này. Những nhiễu loạn sinh thái do các khí thải gây nên lần đầu tiên phát hiện được ở Nauy, sau này đã lan rộng khắp trên hành tinh chúng ta.
Sản phẩm cháy của tất cả các nhiên liệu hoá thạch như than đá hay dầu khí ít nhiều đều chứa ôxit lưu huỳnh và ôxit nitơ. Người ta đã buộc các nhà máy không được dùng nhiên liệu có thành phần lưu huỳnh cao, nhưng thực sự là yêu cầu này rất khó thực hiện. Ví dụ, nếu năm 1950, các nhà máy nhiệt điện của Mỹđã thải ra không khí khoảng 5,4 triệu tấn sunfurơ thì 20 năm sau con số này là 16,8 triệu tấn.
Nước mưa được tạo thành trong khí quyển do ngưng tụ hơi nước (vốn là trung tính). Hơi nước đã bị axit hoá nhẹ khi hoà tan khí cabonic có mặt khắp nơi trong không khí. Nhưng khi tiếp xúc với oxit lưu huỳnh và oxit nitơ, lượng nước mưa trở thành axit hoàn toàn.
Một thị trấn ở Êcôt là Pitlochry chiếm kỷ lục thế giới về mưa axit. Vào ngày 10-41974, thị trấn bị mưa axit mà nước mưa có thể so với dấm. Các trận mưa axit đã không chỉ tàn phá sinh thái các hồ nước mà nền đất, cây cỏ, thực vật cũng chịu thiệt hại. Ở ThuỵĐiển, trong những thập kỷ trước năng suất rừng sụt giảm liên tục (1% một năm). Mưa axit làm nghèo chất dinh dưỡng của đất, phá huỷ các vi sinh
vật có ích.
Tại sao một số nước không có nền công nghiệp phát triển lại là nạn nhân đầu tiên? Thực ra không phải các nhà máy của họ gây nên mà các trận mưa axit này đến từ xa. Những cơn gió xoáy phát sinh từ Đại Tây Dương, sau đó tiến về phía nước Anh và các nước Bắc Âu. Đến đây, chúng đã kéo theo hàng trăm nghìn tấn oxit toả ra từống khói của Shefield, Birmingham, của vùng Ruhr. Đến vùng miền núi Scadavi thì các khối ẩm trên không khí hoá thành mưa. Mỗi năm trên 6000 tấn lưu huỳnh hoá xà xuống lãnh thổ Nauy. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ¾ số lưu huỳnh này có xuất xứ từ nơi khác đến.
Mưa axit cũng vượt qua biên giới các quốc gia Bắc Mỹ. Chính phủ Canada từ lâu vẫn yêu cầu chính phủ Mỹ có biện pháp ngăn chặn khí thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp, trước hết là những nhà máy điện chạy than mà trong đó chỉ có 10% là được đặt thiết bị làm sạch khí. Các hồ chứa nước nhân tạo trên núi Ađriondark ởđông bắc Hoa Kỳ cũng chung số phận với các hồ nước ở Nauy. Trong số 214 hồđã được kiểm tra thì có 111 hồ bị nhiễm axit và dĩ nhiên các sinh vật trong những hồđó cũngchết hàng loạt. Thế rồi chỉ 4 năm sau đó, số lượng hồ bị axit hoá lên đến 170. Các trận mưa axit vẫn thường xuất hiện trên lãnh thổ Hoa Kỳ, miền Missisipi và gần như khắp lãnh thổ phía đông Canada.
Có thể có hai cách để duy trì tỷ lệ giới hạn của oxit lưu huỳnh và nitơ trong môi trường không khí cạnh những nơi thải chúng. Thứ nhất là thâu tóm khí độc, điều đó thật phức tạp và tốn kém. Cách thứ hai đơn giản hơn nhiều đó là làm một ống khói có chiều cao chọc trời, việc này chẳng qua là chỉ làm sạch không gian cạnh nhà máy chứ không giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí. Vì một ống khói cao cũng vẫn thải ra bấy nhiêu chất thải nhưống khói thấp, chỉ có điều chúng mang nó đi xa hơn và gây tác hại cho một miền xa xôi nào đó.
Những đám khói độc hại ấy sẽ gây hậu quả tai hại vào những hồ nước nào, vào những vùng dân cư nào? Và các cơn mưa axit vẫn tiếp tục hủy diệt Hành tinh xanh của chúng ta...
Tại sao tâm bão là nơi yên tĩnh nhất ?
Bão thực chất là khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vi khá lớn, đường kính có thể lên tới 1.000 km. Mắt bão, còn gọi là tâm bão, là nơi có áp suất không khí rất thấp, còn xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa đổ về trung tâm áp thấp.
Tốc độ dòng khí càng nhanh thì vận tốc gió càng mạnh, tạo nên lực ly tâm cực lớn khiến không khí bên ngoài càng khó lọt vào tâm bão. Do đó, mắt bão giống như một cái ống được xây bằng mây, bên trong dường như không khí không quay, gió rất yếu.
Hơn nữa, vì không lọt được vào tâm bão, nên không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước phải bốc lên, hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, bởi vậy nơi đây trời quang, mây tạnh, thậm chí còn có thể trông thấy trăng sao vào buổi tối.
Tuy nhiên, nếu mắt bão ở trên đại dương thì nơi đó sóng biển lại cực kỳ dữ dội. Thí nghiệm cho thấy, đặt ly nước vào trong chuông thuỷ tinh rồi hút dần không khí ra, đến khi không khí rất loãng và áp suất giảm tới mức nhất định thì nước trong ly nổi bọt sùng sục như bịđun sôi.
Mắt bão thông thường có đường kính 40 km. Bão là khối khí vừa quay vừa di chuyển nên mắt bão cũng di chuyển theo. Sau khi mắt bão rời chỗ, tức thì mưa to gió lớn ập tới. Các chuyên gia khí tượng học cho biết, sự phân bố hướng gió ở mọi vị trí trong phạm vi hoạt động của cơn bão đều được thể hiện rất có quy luật. Khi không khí xung quanh đổ dồn về tâm bão, do ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất, hướng đi của gió sẽ bị lệch đi. Sự lệch góc đó khiến gió xung quanh hướng tới tâm bão luôn ngược chiều kim đồng hồ. Càng đến gần tâm bão, phương tiếp tuyến càng lớn, gió càng tiếp cận với vận động quay tròn quanh tâm bão. Bởi vậy, góc tạo ra giữa hướng gió với tuyếp tuyến đường tròn tâm bão càng nhỏ. Trong phạm vi cơn bão, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào, chỉ cần đứng quay lưng về hướng gió thì người ta có thể phán đoán chắc chắn rằng mắt bão nằm trong góc dao động 45-90 độ ở phía trước mặt và lệch sang trái.
Vì sao đom đóm phát sáng?
Chúng ta có thể thẩy những chiếc vòng cổ hay những đồ chơi lung linh đủ màu đêm đêm có thể tự phát sáng. Đó quả là một điều kỳ diệu mà con người đã "học lỏm" được từ phản ứng hoá học của sự phát quang sinh học hệt như cơ chế phát sáng của đom đóm trong thiên nhiên.
Vì sao đom đóm phát sáng?
Phần lớn, khi trưởng thành, các chú đom đóm đều có khả năng phát quang sinh học. Mọi ấu trùng và trứng cũng đều phát sáng. Tuy nhiên, không phải tất cả bọ cánh cứng phát quang sinh học đều là đom đóm. Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, vềđêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Đom đóm tựđiều chỉnh nguồn cung cấp ôxy để quá trình đốt cháy thực hiện được lâu dài, vì vậy mà ánh sáng phát ra lập lòe bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài. Ánh sáng nhấp nháy ngắt quãng đó phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.
Trong tự nhiên, người ta chia ra thành 2 loại đom đóm, đó là: đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt và không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là: trong quá trình phát sáng, chúng chuyển hóa toàn bộ năng lượng sinh vật sang thành quang năng và không hề tiêu hao năng lượng như các nguồn sáng nhân tạo khác.
Thứ ánh sáng nhấp nháy để "tỏ tình"
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy chiếc "công tắc" mà đom đóm vẫn dùng để "bật đèn" mỗi đêm. Nhấp nháy, nhấp nháy, chúng tỏ tình với phe khác giới bằng thứ ánh sáng kỳ diệu của chính mình. Chúng có đủ trí khôn để làm điều đó ư? Không hẳn thế, một cơ chế hoá học thông thường đã hỗ trợ chúng.
Khả năng phát quang tạo cho đom đóm phát triển một hệ thống "ve vãn" phức tạp dựa trên giao tiếp bằng ánh sáng. Trong số hơn 200 loài đom đóm, mỗi loài đều có các tín hiệu riêng của mình. Đom đóm sống 2 năm dưới dạng ấu trùng, ăn sâu bọ trong đất và chỉ có hai tuần "tuổi xuân", nghĩa là nó có 14 đêm để bay, nhấp nháy và tìm bạn tình. Sau đó, cuộc đời nó chấm dứt.
Những đốm sáng lấp lánh của các chú đom đóm trong đêm hè chỉ là một kiểu phô trương hình thức, giống như chiếc đuôi rực rỡ của các con công đực. Sự phô trương vẻ đẹp giới tính không chỉ có ở các loài như chim, thú, người mà cả côn trùng. Nhưng con đom đóm đực tập hợp được ánh sáng huỳnh quang lâu hơn sẽ có khả năng tìm bạn đời thành công hơn và giúp con cái sinh nhiều con hơn.
Mỗi loài đom đóm có kiểu phát sáng và thời gian phát sáng khác nhau. Độ dài của tín hiệu phát sáng còn liên quan tới lượng chất dinh dưỡng con đực cung cấp trong khi giao phối và sau đó tích trữ trong trứng con cái.
Trong một nghiên cứu mới đây, giáo sư Sara Lewis thuộc Trường đại học Tufts, Boston (Mỹ) đã có một phát hiện lý thú rằng: Loài đom đóm sống dưới dạng ấu trùng với thời gian khá dài (khoảng hai năm), giai đoạn này chúng chủ yếu dành cho việc "làm đầy bao tử" và lớn lên. Nhưng sau đó, nực cười thay, chúng bay lên khỏi mặt đất, dành khoảng 2 tuần lễ chỉ để "ve vãn" bạn tình, truyền giống và chết lảđi vì đói.
Sương muối hình thành như thế nào?
Ban ngày, mặt đất nhận được ánh sáng mặt trời, nhiệt độ tăng cao hơn, làm cho nước ởđó không ngừng bốc hơi, khiến lớp không khí sát mặt đất lúc nào cũng có lượng hơi nước nhất định.
Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ mặt đất giảm xuống 0oC hay thấp hơn nữa, hơi nước dần dần ngưng kết thành thể rắn, xốp. Chúng tự động đóng băng thành những
hạt muối trên bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể giảm xuống dưới nhiệt độ điểm sương hay khi không khí trên đó ẩm và lạnh.
Vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể, các hạt hơi nước sẽ có điều kiện lý tưởng để đóng kết thành từng chùm lắc lư. Không hề mặn như người ta vẫn nhầm tưởng, nó chỉ trắng như muối và tồn tại dưới hình hài hao hao với "lớp tuyết" mà chúng ta hay thấy trong tủ lạnh.
Sương muối hình thành do sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới điểm sương của không khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương muối.
Chính cái màu trắng đặc biệt của sương muối (còn gọi là sương móc) đã khiến cho sương muối có nhiều cái tên. Người Anh gọi là "hoar frost", trong đó "hoar" là "trắng như tóc hoa râm"; Người Trung Quốc gọi là "bạch sương", bạch là trắng, tiếng Pháp là "gelée blanche", "blanche" là trắng. Có nơi còn cho rằng có 2 loại sương muối: "hoar frost" và "rime", nhưng với "rime", không khí ẩm ban đầu ngưng kết thành các hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các hạt băng.
Sương muối là hiện tượng nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Ở Việt Nam, sương muối xuất hiện như thế nào?
Ở nước ta, vào khoảng tháng 12, tháng 1, tháng 2 không khí lạnh tràn về vùng núi Bắc bộ. Khi trời quang mây, lặng gió, nhiệt độ không khí có thể xấp xỉ 0oC, không khí ẩm lạnh gặp phải bức xạ nên bị mất đi nhiệt lượng khiến cho thời tiết càng giá buốt. Đây là điều kiện lý tưởng để hình thành sương muối.
Có phải chỗ nào cũng có?
Với mỗi vật thể để ngoài trời đông giá rét đều dễ bị "cảm lạnh" và kết tụ sương nhưng lượng sương muối không rải đồng đều do mỗi vật có điều kiện ngưng kết khác nhau. Ở đồ sắt, nhiệt lượng truyền đi sẽ nhanh hơn nên việc khuyếch tán nhiệt lượng cũng dễ dàng hơn và mau
chóng trở nên "lạnh cóng", sương muối "mọc" ra nhanh hơn.
Còn ở gạch ngói, do có nhiều lỗ xốp nhỏ, sự cách nhiệt giữa các bộ phận rất tốt nên một khi bị lạnh sẽ khó nóng lên bởi nhiệt độ từ chỗ khác truyền tới. Trong thời tiết giá rét, đó cũng là vật dễ đọng sương muối.
Lá cây mỏng, khoảng cách giữa các mặt không mấy liên kết nên cũng dễ làm lạnh và thừa sức xuất hiện sương muối. Đất ruộng chỗđã cày tơi so với chỗ chưa cày cũng vì độ dẫn nhiệt khác nhau mà điều kiện ngưng kết sương muối cũng khác nhau, vì thế sương muối thường xuất hiện ở chỗđã cày trước rồi sau mới có ở chỗ chưa cày.
Những đêm giá rét, bầu trời đầy trăng sao, không hề có gió lay động ngọn lá, sáng dậy ra ngoài cửa thấy khắp trên ngọn cỏ, mái nhà, thậm chí cảở mặt dưới viên ngói phủ đầy sương muối trắng muốt. Người ta gọi tiết đó là "sương giáng", nghĩa là "sương muối rơi". Nhưng thật ra, chưa ai thấy sương muối "rơi" bao giờ...
Tại sao hoa "biết" mùa xuân đến?
Bí quyết theo dõi mùa đông?
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science nói rằng: Họđã phát hiện thấy một protein báo hiệu cho các bông hoa tỉnh dậy sau giấc ngủđông.
Điều đó có nghĩa là, hoạt động của một protein phản ứng với ánh sáng mặt trời đã khởi động một chuỗi phản ứng giúp thực vật khai hoa.
Cây sẽ không nở hoa vào mùa thu bởi khi đó một số gene được kích hoạt để lấn át các hoạt động ra hoa. Nhưng khi đã qua đủ những ngày giá lạnh, những gene đó sẽ bị tắt và "bật đèn xanh" cho cây để chuẩn bị bùng nở.
Sao nó không nở vào thời điểm xuân phân? Vì bản năng thực vật khến nó hiểu rõ: đó là thời kỳ cũng dễ gây "tử vong" nhất. Vì vậy, chính xác là điều quan trọng. Hoa không chỉ cần một công cụ giống như
chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ bên ngoài, chúng cần "đếm" đủ tháng mùa đông.
Trong khi chiều dài của mùa đông sẽ ám chỉ khi nào bông hoa nở ra cánh đầu tiên, thì hoạt động theo giờ của bông hoa phụ thuộc vào chiều dài của ngày.
Vào năm 1920, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu trồng hoa dưới ánh sáng nhân tạo. Những thí nghiệm cho thấy cây chỉ nở hoa khi chúng nhận ra thời điểm thích hợp của ánh sáng ban ngày.
Một protein điều khiển sự nở hoa
Một protein gọi là CONSTANS điều khiển sự nở hoa, dưới tác động của sự thay đổi thời gian ngày và đêm. Đó là một phát hiện khá lý thú của Steve A. Kay và cộng sự tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ).
Sau đó, họ cũng nhận ra protein thứ 2 kiểm soát CONSTANS và từđó điều hành sự nở hoa. Bằng cách biến đổi khoa học nho nhỏ, các nhà khoa học nhận thấy chúng ra hoa muộn hơn các loài bình thường khác. Điều đó cho thấy sự biến đổi và "cảm xúc" nhạy cảm của hoa khi mùa xuân tới khiến cho chúng có thể nhận biết được độ ẩm, gió, thời gian... thích hợp, ánh sáng được một protein chỉ đạo việc "bừng tỉnh" hay không của các mầm nụ.
Một khi, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ấm dần, các loài hoa cũng sẽ phát dục sớm. Đó chỉ là sự phản ứng tự nhiên bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài.
Khoảng 100 triệu năm trước đã có những loài cây nở hoa ra đời. Dần dần, một số loài thực vật đã phát triển những chiến thuật để có thể ém mình vào mùa đông. Chúng sẽ chỉ bùng nở khi chúng chắc, mùa đông đã đi qua.
Côn trùng "mây mưa" như thế nào?
Trò lừa tình của "gã" bọ cánh cứng, những ả ong chúa lăng nhăng với vô số ong đực, những gã ruồi giấm lấy làm hạnh phúc khi biết "vợ" mình đi "mây mưa"... Có phải trong thế giới động vật, tràn ngập những kẻ "thay lòng đổi dạ"?
Đối với xã hội loài người, hành vi tình dục giống như vậy sẽ bị khinh thường, trong khi động vật hoang dã coi chuyện yêu đương kiểu đó hợp lẽ tự nhiên.
Nhưng liệu chúng có quan tâm tới việc xã hội nghĩ gì về hành vi lăng nhăng của chúng? Chẳng sao cả.
Kiểu yêu đương tự do của loài vật trông có vẻ vô tư, nhưng sự sống và việc di truyền gene là một vấn đề nghiêm túc đối với chúng.
Chiến thuật và khả năng tự kiềm chế
Những lời "rao vặt", không nhằm ngoài mục đích quảng cáo bản thân và "giới tính". Nếu các anh chàng muốn được "vui vẻ" với nhiều cô nàng là khi anh ta muốn được thụ tinh với nhiều trứng nhất. Các cô nàng cũng lại muốn chọn lọc được một con đực tốt nhất để thực hiện "hành vi giao trứng". Đó là lúc bắt đầu câu chuyện về các cuộc "phiêu lưu tình ái"...
Các con đực sẽ cạnh tranh nhau để tiếp cận với "người đẹp", bao gồm sự to khoẻ và lượng tinh trùng đáng nể. Điều đó làm tăng khả năng sinh sản và sự thúc đẩy sự sống cho con cái.
Thay vì phải đầu tư vào việc tôn vinh cơ thể, các cô nàng đứng sang một bên xem các chàng đấu đá với nhau. Kết cục bao giờ cũng có hậu, vì cô ta sẽ có cơ hội "ân ái" cùng con khoẻ nhất.
Một nghiên cứu cho thấy: đối với loài bọ cánh cứng "đa tình", chúng phải đưa ra những quyết định mang tính sống còn của cuộc đời là: nên yêu hay đấu tranh cho sự sinh tồn? Một là đầu tư cho vũ khí chiến đấu là những chiếc sừng (giống như việc giơ nanh vuốt), hai là đầu tư cho việc phát triển nguồn tinh trùng để thụ tinh thành công? Vì vậy, một điều dễ nhận thấy nhất là bọ cánh cứng sừng càng to thì tinh hoàn càng nhỏ.
Còn với các con cái, có nhiều bạn tình thì thích thật đấy! Nhưng, bất lợi là: có thểả sẽ bị gia tăng nguy cơ giao phối cận huyết, khả năng bịăn thịt, nguy cơ mắc bệnh, bị thương tổn hoặc... kiệt sức do "sex" vô độ. Tuy vậy, ở một số loài, con cái vẫn chiếm ưu thế. Bằng cách quan hệ với nhiều con đực, con cái sẽ sản sinh ra những đứa con khoẻ mạnh hơn, có khả năng "làm tình" cao hơn cả các ông bố.
Ở các loài động vật cùng khá "khôn khéo", chúng biết rằng: chúng nên đi những bước đi thong thả và thận trọng. Cả con đực và con cái đều cố gắng đạt được những điều mình mong muốn mà không đi quá xa hoặc rốt cục bị "người yêu đá".
Động vật cũng phiêu lưu "tình ái"
Ruồi cái Australia quả thực có một "bộ mặt" đểu giả. Nó cho phép các con đực được giao cấu lâu hơn một chút, đổi lại, con đực phải truyền nhiều tinh trùng hơn để tăng khả năng làm "cha". Nhưng, một khi, con cái phát hiện ra "chất lượng" không được như ý, nó sẽ "tống cố" con đực ấy trước khi cuộc thụ tinh hoàn tất.
Những con ong chúa lại khác, chúng quan hệ bừa bãi và có những cuộc giao hoan bất tận. Ong chúa giao phối với vô số con đực để tạo được một đàn ong có tính gene cao, chống chọi với bệnh tật tốt và khoẻ mạnh.
Nhà nghiên cứu Australia - tiến sĩ Katja Hogendoom (Đại học Flinders) và cộng sự tại Đại học Lausanne của Thụy Sĩđã tìm hiểu đời sống ái ân của loài ong Exoneura nigrescens trong tự nhiên, bằng cách quan sát tổ của chúng và thấy rằng: Các nàng ong Australia có thểở chung với nhau trong cùng một tổ. Kẻ nào mạnh, kẻđó sẽ được "mây mưa" nhiều nhất với một con đực lạ mặt. Lại có một kiểu "xếp hàng" để chờ cơ hội được "mây mưa". Ruồi giấm là một trong sốđó. . Chúng chờ hết gã này đến gã khác "làm chuyện đó" với "vợ" mình. Tinh trùng được phóng ra, ngay lập tức bị môi trường nghiệt ngã của ống sinh sản cái tiêu diệt. Con đực cuối cùng có thể lợi dụng chất lỏng do các con đực tiết ra từ trước, tạo nên một con đường ít độc hại hơn để tinh trùng của nó có thể tiến tới đích và thụ tinh cho trứng.
Hai nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter ở Anh, David Hosken và David Hodgson, cho rằng họđã tìm ra câu trả lời cho hành động trên. Đây quả thực là "một cuộc thi gan", kẻ nào lỳ nhất, kẻđó sẽ là kẻ chiến thắng
Hành động phải trả giá đắt
Với nhiều con đầu đàn của các loài côn trung như: ong và kiến, hành động giao phối phải trả một cái giá đắt. Chẳng hạn, để có được một cuộc giao hoan, chúng phải bay hàng nghìn km để "hò hẹn". Nó càng ở lại một nơi nào đó để hoan lạc thì càng mất nhiều năng lượng, càng có khả năng bị kẻ thù xơi tái.
Điều này khiến một số nhà khoa học đặt ra một câu hỏi: Biết vậy, sao con chúa của một số loài côn trùng vẫn cứ "đâm đầu" vào làm gì? Tại sao không giống như các loài khác?Một con đực là đủ?
Có 2 giả thiết được đưa ra: Một là, nó làm vậy sẽ có xác suất thụ tinh cao hơn, nhiều con cái giúp phân chia công việc được dễ dàng. Nhưng giả thiết thuyết phục hơn cả là, để con chúa chống chọi tốt hơn với bệnh tật. Đó là ý kiến của chuyên gia David Tarpy tại Đại học North Carolina (Mỹ).
Để kiểm tra giả thuyết này, Tarpy đã tiêm vào ong mật chúa tinh trùng của 1 hoặc 10 con đực. Những con ong chúa nhiều bạn tình hoặc 1 bạn tình này được tạo điều kiện để hình thành nên các bầy đàn khác nhau. Sau đó, các nhà khoa học phun vào các đàn ong thứ nước nhiễm bệnh có tính lây truyền cao. Mỗi đàn sẽ được kiểm tra trong vòng 5-9 tuần sau.
Mặc dù không đàn nào hoàn toàn thoát khỏi việc lây nhiễm, những đàn do ong chúa có một bạn tình làm chủ đặc biệt yếu hơn và bị phát tán bệnh nặng hơn. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một nhận định khẳng định việc giao phối bừa bãi gia tăng khả năng kháng ký sinh trùng của bầy ong, giúp chúng duy trì được giống nòi, hơn hết là ong con "khoẻ" hơn ong cha....
Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?
Mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?
Tại sao lại có sự ngược đời như vậy? Mưa đá xuất hiện trong điều kiện các dòng không khí lên xuống mãnh liệt. Điều đó chỉ có thể xuất hiện trong mùa nóng, khi ánh nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước liên tục hút lên không khí.
Sự "mâu thuẫn" bắt đầu khi tầng khí quyển bên trên lạnh cóng đối nghịch với sự gia tăng mãnh liệt nhiệt độ tầng thấp do bị ánh nắng thiêu đốt. Hiện tượng đối lưu mãnh liệt phát sinh, tạo những đám mây vũ tích, chúng tiếp tục "đón" dòng không khí đi lên. Những cục băng được kết lại, lớn dần, cho tới khi dòng không khí không đủ sức để nâng đỡ chúng nữa. Chúng rơi rụng dần thành những trận mưa đá
Vấn đề là, mùa đông ánh nắng không gay gắt (cho dù không khí khô), nhiệt lượng không khí bị đốt không nhiều và mau chóng được "quạt mát". Ánh mặt trời chiếu xiên, không khí khô hanh nên dù có sinh ra đối lưu cũng chẳng dễ dàng tạo được các đám mây vũ tích lớn.
Cho dù, nếu mây vũ tích được tạo ra, nhưng dòng đối lưu không đủ mạnh, sự "ức chế" chưa đủ khiến "sự bực bội" của kết tụ thành những hạt băng nặng đến độ phải rời nhau xuống mặt đất. Vì vậy, mùa giá lạnh không có mưa đá.
Còn trong mùa hè nóng nực, nhiệt độ dưới đất lên tới 30oC, nhưng không khí càng lên cao càng lạnh dần đi. Nếu ở dưới đáy đám mây, nhiệt độ còn 20oC thì trong đám mây, chỗ có độ cao 4 km, nhiệt độ đã xuống dưới 0oC. Một đám mây mưa đá có thể vươn tới độ cao trên 10 km. Vì vậy trên không trung có những vùng nhiệt độ xuống thấp hơn điểm đóng băng, tạo điều kiện cho những hạt băng hình thành.
Khi mùa đông xuất hiện cơn mưa đá thì mùa đông năm đó chẳng khác mùa hè. Nhiệt độ cao, lượng không khí ẩm được hút lên không trung quá dư thừa. Hoặc trận mưa đá đó đã xuất hiện đúng thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh.
Điều gì quyết định sự to nhỏ của hạt mưa đá?
Chẳng phải bầu trời càng "mọng" nước thì hạt đá càng to. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: chính sức mạnh của các dòng không khí, sự vần vũ đáng gờm bên trong cơn bão sấm mới là yếu tố quyết định đến kích cỡ của chúng. Sự mâu thuẫn nóng lạnh quá lớn khiến cho chúng buộc phải "giải thoát" để "nhẹ nhõm" hơn cho cơ thể.
Thông thường, trước đó sẽ xảy ra một trận bão, những cơn gió mạnh đẩy không khí chuyển động lên trên rất nhanh. Đến một độ cao nhất định, luồng không khí nóng này bị lạnh, hơi nước đã bốc hơi ngưng lại thành các hạt nước thành một đám mây bão. Sự kết tủa được tạo ra bên trong các đám mây, lớn dần, lớn dần...
Các hạt mưa này lại tiếp tục bắt gặp sự chuyển động lien tục của luồng không khí đang bị "cuốn" lên trên và bắt lại, nhiệt độ lại tiếp tục giảm theo độ cao di chuyển vượt trên mức đóng băng.
"Trò chơi" vẫn cứ tiếp tục, khi đã phát triển thành một quả bóng nhỏ mà nó vẫn phải tiếp nhận them các hạt đá nhỏ li ti ở môi trường xung quanh. Nặng quá, nó rơi xuống, rồi lại bị giữ lại vào vòng luẩn quẩn trong hoạt động hỗn loạn của không khí.
Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi cắt ngang qua một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi "khứ hồi".
Những vùng không khí hoạt động hỗn loạn là nơi sinh ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với vận tốc khoảng 160 km/h có thể tạo ra các hạt mưa đá có đường kính 12 cm hoặc hơn. Một hạt mưa đá nổi tiếng rơi xuống Coffeyville, Kansas năm 1979 cân nặng 750 gram, có đường kính khoảng 20 cm.
Thực chất, mưa đá chính là sự "trả lời" của thời tiết, một khi, bên trong nó chất chứa quá nhiều sự "ức chế" nó cần sự giải thoát, kết quả là: chúng rơi vãi lung tung trên mặt đất thành những trận mưa.
Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
Vì sao phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng đơn giản, nên được người nông dân ưa thích.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác
nhau, có loại sâu hại lá, có loại sâu ăn hại thân cây, có loại sâu hại đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên việc có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đã gây khó khăn cho người sử dụng. Nhiều người dùng những loại thuốc rẻ để phun, hoặc có người khi dùng lại phun quá liều, hay sử dụng không đúng hướng dẫn đều làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng, một lượng thuốc có thểđi vào trong thân cây, quả, hoặc lưu lại trên lá hoặc đất. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời, hoặc nhiễm độc nhẹ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Bên cạnh đó do trình độ hạn chế, một số người nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu. Có người đã cất thuốc vào chạn hoặc vào tủ quần áo, gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi hay choáng ngất cho những người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, đặc biệt là trong trường hợp người phun không có các biện pháp phòng tránh tốt. Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế hiện tượng nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài, mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích lũy này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
Tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy người nông dân cần phải thận trọng khi dùng thuốc, tìm hiểu đúng loại thuốc cần sử dụng và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Không khí cần cho đời sống sinh vật như thế nào?
Ởđâu có không khí, ởđó có sự sống
Trong vũ trụ bao la, con người mới khám phá được rằng: trái đất là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống. Trên đó, mọi sinh vật, để tồn tại được, nhất thiết cần có không khí, trước hết để thở, hô hấp...
Trái đất được bao bọc bởi "một chiếc chăn dày" là tầng khí quyển. Sinh vật sống (bao gồm cả loài người), đang sinh
sống ở tầng đáy của nó. Nơi không khí đủ để sự sống tồn tại...
Thành phần của khí quyển rất phức tạp. Ngoài ôxy và nitơ ra còn có hiđro, cacbonic, heli, neon, agon, kripton, xenon, ozon.... Nitơ chiếm 78,09% và oxy chiếm 20,95% tổng dung tích của không khí, tổng các khí khác còn lại chưa đầy 1%. Trong lớp khí quyển còn chứa một số lượng nhất định hơi nước và các loại bụi bậm. Những chất này là thành phần quan trọng để hình thành mây, mưa, sương, tuyết,...
Không khí trong khí quyển tuy không trông thấy nhưng có một trọng lượng cực lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học, bao bọc toàn Trái đất là một lớp không khí nặng hơn 500 tỷ tấn. Con người sống trên Trái đất nếu không có áp suất hướng ngoại của cơ thể sẽ bị ép đến tan nát thịt xương. Do tác dụng của lực hấp dẫn của Trái đất, 9/10 trọng lượng khí quyển đều tập trung ở lớp khí quyển gần mặt đất trong khoảng 16km. Càng xa mặt đất không khí càng loãng.
Một nghiên cứu vui của nhà sinh vật học côn trùng Alexander Kaiser (Đại học Midwestern ở Arizona, Mỹ), cho rằng:
Gần 300 triệu năm trước, những con côn trùng khổng lồ cũng đã nghênh ngang đi lại và vỗ cánh trên hành tinh, với những chú chuồn chuồn có sải cánh to bằng diều hâu - khoảng 76 cm. Thời đó, ôxy chiếm 35% không khí. Còn ngày nay, chúng ta chỉ được hít thở lượng ôxy chiếm 21% bầu khí quyển. Khi đó, có lẽ là lúc sự sống mới bắt đầu, ôxy thừa sức cho một số lượng nhỏ cần sự hô hấp để trao đổi chất cho cơ thể.
Không phải loài côn trùng nào cũng khổng lồ vào thời đó, nhưng khoảng 10% đủ lớn để coi là khổng lồ. Để tìm hiểu liệu không khí nhiều ôxy hơn có tạo nên những con côn trùng to hơn hay không, Kaiser và cộng sựđã tính toán xem lượng không khí hiện thời có hạn chế kích thước của côn trùng. Họ so sánh 4 loài bọ cánh cứng to từ 0,25 cm đến 3,8 cm.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu tìm hiểu kích cỡ khí quản trong côn trùng, nơi luồng không khí ra vào cơ thể. Nếu con người có một khí quản thì côn trùng có cả một hệ thống liên kết với nhau và thông ra bầu khí quyển.
Như vậy, điều cần thiết nhất đối với sự sống sinh vật chính là sự đảm bảo ôxy cho quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và phản ứng với môi trường. Rõ ràng, xung quanh chúng ta, hiện tại, các hành tinh "hàng xóm" trong cùng thái dương hệ, chưa có "anh" nào có sự sống, không có không khí chứa ôxy để tồn tại - trước hết là như vậy.
Không khí cho sự duy trì nòi giống
Để liệt kê ra vô vàn những giả thuyết hay những lập luận chứng minh sự sống trên trái đất, sự chuyển động, lực hấp dẫn, điều kiện cho đời sống... có lẽ, phải bắt đầu từđiểm khởi đầu của sự sống, sự sinh ra gió, năng lượng mặt trời, nước, nhiệt độ... những yếu tố quan trọng liên hệ tới sự phát triển, sinh tồn của sinh vật...
Đã có một phát hiện khoa học lý thú của Giáo sư Michael Garstang, Đại học Virginia (Mỹ):
Những con voi Namibia phát đi tiếng kêu ở tần số rất thấp vào những thời điểm chính xác trong ngày, khi mà không khí ởđiều kiện thuận lợi nhất để phát tán âm thanh đi xa. Chúng đã gọi được "bạn tình" rồi sinh con đẻ cái.
Cuộc nghiên cứu kéo dài 3 tuần nhờ một dàn thiết bị khí tượng học và 8 microphone, nhóm đã tìm thấy 42% các tiếng kêu của voi được thực hiện trong giai đoạn không khí tĩnh - 3 tiếng sau khi mặt trời lặn.
Không khí tĩnh là vùng không khí lạnh nằm sát mặt đất, bị ngăn cách với khối không khí nóng bên trên bởi một phân tầng, giống như hiện tượng nghịch nhiệt hay gặp ở các thành phố trong thung lũng (lớp khói mù lạnh luẩn quẩn gần mặt đất mà không thoát lên cao được, do bị ngăn cản bởi lớp không khí nóng nằm phía trên). Sóng âm khi phát lên không trung, gặp phải phân tầng sẽ bị bẻ cong xuống mặt đất, nhờ thế mà truyền đi xa hơn.
Hiện tượng không khí tĩnh - như hay gặp ở Bắc cực - có thể truyền âm thanh của con người ở tần số nghe được đi tới 3km. Kết quả là, cách duy nhất không khí giúp cho chúng có thể xoá bỏ khoảng cách chính là hú lên, lắng nghe, rồi đáp trả. Điều này, chúng ta không bắt gặp ở Sao Hoả, Sao Kim... hay thậm chí là Mặt Trăng.
Còn côn trùng thì sao?
Côn trùng hít vào, thở ra thông qua những cái lỗ, gọi là lỗ thở, phân bố trên khắp cơ thể. Song, một vài loài thỉnh thoảng lại đóng kín những cái lỗ này. Các nhà khoa học trước đây phỏng đoán chúng làm vậy là để ngăn hơi nước thoát ra ngoài, hoặc để thích nghi với môi trường chứa nhiều CO2, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn.
Một vài loài côn trùng có thể giữ hơi thở trong vài giờ, thậm chí vài ngày. Có phải có quá nhiều ôxy sẽ giết chết chúng? Không phải, thay vì cần được "tiếp thêm" nhiều ôxy hơn, chúng phát hiện thấy môi trường xung quanh chúng, không khí có quá nhiều khí CO2. Tất nhiên, không khí là môi trường sống còn của nó. Nhưng nếu thiếu hoặc quá nhiều CO2, nó sẽ chết. Theo quy luật cân bằng sinh thái, CO2 có khi lại là môi trường phát triển của 1 số loài nào đó giống như sự hô hấp của cây. Tất cả sự trao đổi chất, quang hợp của thực vật đều góp mặt của không khí...
Ô nhiễm không khí đe doạ sự sống
Đối với con người, môi trường không khí giúp họ tạo nên xã hội. Tuy nhiên, chúng lại đang bị chính con người huỷ hoại... từ thứ vô hình, không thấy được như khí carbon dioxide xả vào
khí quyển rồi bị thu hút vào đại dương cho tới dầu nhớt, rác rưởi, nước cống rãnh... Tất cả các phế phẩm này làm đảo lộn cán cân sinh thái, gây ra tác hại khôn lường không những đối với sức khoẻ, ngay chính con người cũng phải gánh chịu hậu quả từ hành động của mình. Người ta biết rằng đó là những "cái chết từ từ"...
Thời khởi thủy, không có ôxy trên trái đất. Khí quyển chỉ gồm các hợp chất nitrogen, hơi nước và khí carbonic được phóng thích ra từ các núi lửa, nhưng không có ôxy nguyên tố.
Cách đây hai tỉ năm, sự ngưng tụ hơi nước và sự hình thành đại dương đã cho phép các vi sinh vật có thể tổng hợp diệp lục tố (rong, vi khuẩn), dùng khí carbonic và thải ra khí ôxy.
Ôxy nhờđó mà xuất hiện từ từ trong khí quyển, lúc đầu chỉ có 0,2%. Sau đó ôxy tạo thành tầng ô-zôn, sẽ làm màn chắn bớt các tia tử ngoại (ultraviolet) tới mặt đất. Nhờđó mà có được sự sống tập thể trên mặt đất. Sự phát triển mạnh mẽ của thực vật tạo lớp khí quyển càng ngày càng có nhiều ôxy.
Nhờ sự sản xuất ôxy mà trái đất ta đã qua một bước ngoặc mới trong lịch sử của nó. Trong 1 tỉ năm, cây dưới nước tiếp tục thải ra khí ôxy, và dần dần tụ lên bầu khí quyển
Ô-zôn là lớp khí quyển mỏng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần không khí bao quanh quả đất. Các nhà khoa học tính rằng cứ 10 triệu phân tử không khí, trung bình chỉ có ba phân tử ô-zôn. Mặc dù không nhiều, nhưng các phân tử ô-zôn lại có đặc tính quý báu là hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời, đặc tính không có ở bất kỳ một chất khí nào khác trong khí quyển. Với đặc tính này, ozone thật sự trở thành tấm lá chắn quan trọng bảo vệ con người và các loài sinh vật trên mặt đất khỏi tác hại của tia cực tím.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ô nhiễm không khí giết chết hai triệu người mỗi năm, nửa trong số này là ở các nước đang phát triển.
Những phần tử bụi quá nhỏ không thể lọc trong mũi và cổ họng và cuối cùng đi vào phổi và nằm trong đó. Nếu giảm được ô nhiễm từ những phần tử bụi nhỏ bé này có thể cứu sống 300.000 mạng người mỗi năm, một tuyên bố của WHO ở Manila, Philippine cho biết.
Ngoài ra, giảm ô nhiễm môi trường còn giảm gánh nặng toàn cầu về các loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tim, ung thư phổi, Chỉ số ô nhiễm không khí tăng lên, số người chết do các bệnh tim mạch và đường hô hấp cũng tăng theo, đồng thời tuổi thọ của những người sống ở các thành phố bị ô nhiễm nặng cũng giảm đi...
Ô nhiễm bụi hạt được coi là nguy cơ sức khỏe lớn nhất. Hướng dẫn Chất lượng không khí nên giảm các giới hạn cho phép cho tầng ô-zôn.
Rất nhiều nước trên thế giới không có quy định cho ô nhiễm môi trường, khiến gần như không thể kiểm soát chất lượng không khí.
Đối với mạng sống của con người, so với nước và thực phẩm, ôxy còn quan trọng hơn nhiều. Trên trái đất, bầu khí quyển dường như là nguồn cung cấp ôxy vô tận. Nhưng trong vũ trụ chân không hoàn toàn vắng mặt ôxy, các nhà du hành thở bằng gì? trọng lượng của họ ra sao?... điều đầu tiên có lẽ cần sự góp mặt của không khí...
Tổ chức WWF được thành lập như thế nào?
Năm 1960, nhà sinh vật học nổi tiếng Sir Julian Huxley trở về sau một chuyến đi nghiên cứu ở châu Phi. Ông đã thực sự bịấn tượng mạnh bởi những gì ông chứng kiến: sự hủy hoại môi trường do tình trạng du canh du cư, việc săn bắn bừa bãi các động vật quý hiếm không được kiểm soát mà với tình trạng đó thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi chúng sẽ bị tuyệt chủng...
Huxley chia sẻ mối quan ngại của
mình với một số các nhà khoa học cộng sự và các nhân vật có uy tín khác. Tất cả họ đều có chung một quan điểm rằng trước thách thức của việc phải bảo tồn thế giới tự nhiên cần phải nhanh chóng thành lập một tổ chức quốc tế. Tổ chức này với các nguồn lực về khoa học, kĩ thuật và tài chính sẽ tài trợ và điều hành thực hiện các nỗ lực bảo tồn thế giới tự nhiên trên toàn thế giới. Một năm sau đó, tức vào năm 1961, Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (World Wildlife Fund), gọi tắtlà WWF đã được thành lập. Sir Huxley và Sir Peter Scott (một nhà điểu học đồng thời là một họa sĩđã thiết kế logo hình con gấu trúc của tổ chức) nằm trong số những thành viên đầu tiên đã sáng lập ra WWF.
Trong vòng hơn 40 năm qua, WWF đã phát triển trở thành tổ chức bảo tồn quốc tế tự tài trợ lớn nhất thế giới, với các văn phòng chi nhánh ở hơn 30 quốc gia và số lượng hội viên trên toàn cầu là hơn 5 triệu người (trong đó riêng tại Mỹđã là 1,2 triệu). Các nhân viên chuyên môn của quỹ làm việc theo dự án ở hơn 100 quốc gia và có sự hỗ trợ của lực lượng các nhà khoa học cũng như các chuyên gia chính sách ở các văn phòng quốc gia trên toàn thế giới.
Nhiệm vụ cốt lõi của WWF là duy trì việc bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng như môi trường sống của chúng. Nhưng trong những năm qua, do các mối đe dọa về môi trường ngày càng tăng và trở nên phức tạp hơn, phạm vi của nhiệm vụđã được mở rộng không chỉ trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã mà còn là các đề xuất về chính sách, giáo dục, ủng hộ và đi đầu trong các hoạt động về tài chính và khoa học bảo tồn. Tất cả đều nhằm mục đích tìm cách dung hòa các mâu thuẫn giữa con người và các động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học và nuôi dưõng một hành tinh sống lành mạnh.
Một nền tảng chắc chắn về khoa học, cùng với phạm vi toàn cầu của các dự án, cũng như kiến thức vững chắc về các chính sách của các lĩnh vực liên quan đến bảo tồn (như thương mại và phát triển bền vững) và cách tiếp cận định hướng kết quảđã giúp cho WWF đạt được nhiều đóng góp to lớn cho công tác bảo tồn trong những năm qua. Trong đó có thể kể đến các thành tựu chủ yếu như:
-WWF đã thành lập và đi tiên phong trong việc sử dụng "debt-for-nature" (đây là hoạt động mà theo đó WWF mua lại các khoản nợ nước ngoài
của các nước với giá ưu đãi, chuyển các khoản nợ này thành tiền nội tệ của các nước đó và sử dụng khoản tiền thu được để tài trợ cho các hoạt động bảo tồn của các nước) và "Quỹ tín dụng bảo tồn", hai cơ chế tài chính quan trọng nhất trong công tác bảo tồn hiện nay. Trong vòng 20 năm qua, cả hai cơ chế tài chính này đã thúc đẩy việc đưa hơn 1 tỷđô la trên toàn thế giới vào hoạt động bảo tồn, 200 triệu trong sốđó có sự tham gia trực tiếp của WWF.
-WWF là lực lượng vận động đứng đằng sau lệnh cấm buôn bán ngà voi năm 1990, đồng thời hỗ trợ duy trì lệnh tạm ngừng đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại.
-Chỉ trong hơn 10 năm qua WWF đã trợ giúp để thành lập hơn 500 công viên và các khu bảo tồn ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh và châu Á, đồng thời duy trì các cam kết bảo vệ hơn 1 tỷ acre (tương đương 400 triệu) diện tích rừng trên toàn thế giới.
WWF là cũng tổ chức bảo tồn đầu tiên hoạt động ở Trung Quốc. Ởđây từ năm 1979 quỹđã hợp tác với chính phủ Trung Quốc trong việc bảo tồn gấu trúc. Quỹ cũng đóng vai trò đi đầu trong việc bảo tồn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác như hổ, tê giác và voi. TRAFFIC, lực lượng điều tra của WWF và Liên đoàn bảo tồn thế giới (World Conservation Union) đã đi đầu trong nỗ lực quốc tế nhằm hạn chế việc buôn bán bất hợp pháp cácloài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng như các bộ phận cơ thể chúng.
Hiện nay chỉ dẫn cho các hoạt động trong phạm vi khoa học của quỹ là Global 200, một danh sách các vị trí dồi dào về nguồn tài nguyên sinh học nhất trên trái đất. Trong khi các nhà khoa học của WWF sắp xếp và phân loại sựđa dạng sinh học của những nơi này thì các chuyên gia về tài chính và bảo tồn của quỹ làm việc với các chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế khác cũng như những người dân ở địa phương để xây dựng mối quan hệ hợp tác nhằm bảo vệ tài nguyên tự nhiên của các khu vực sinh thái chủ chốt này.
Một trong những quan hệ hợp tác lớn nhất và giàu tham vọng nhất của là hợp tác với Ngân hàng thế giới và chính phủ Brazil nhằm mục đích tăng gấp ba diện tích rừng Amazon được bảo vệ trong vòng 10 năm tới. Được ra đời từ năm 2002 với việc thành lập Công viên quốc gia Tumucumaque rộng 15000 dặm vuông, sáng kiến thành lập "Các khu bảo tồn khu vực Amazon"( Amazon Region Protected Areas) đã đề ra một tầm nhìn xây dựng mạng lưới gồm hơn 80 công viên với diện tích tương đương bang California của Mỹ.
Vì sao muỗi "mất tích" vào mùa đông?
Cuộc "lánh nạn" mùa đông
Bình thường, lẽ ra chúng phải có mặt với "một đội ngũ" đông đảo. Mọi người càng xua đuổi thì chúng càng trở nên "sấn sổ". Cũng không hẳn chúng "mặt dày" đến mức không "thèm" để ý đến điều đó mà bởi... đó mới là lúc cho một cuộc đấu tranh sinh tồn.
Sự thiếu vắng khiến người ta lầm tưởng, cái lạnh đã giết chết chúng. Dễ dàng vậy sao? Thực ra, chúng chẳng đi đâu xa và cũng chẳng cần "di cư" để tránh rét. Chúng nằm bất động ở góc nhà hay xó bếp để bảo toàn năng lượng.
Chúng thừa biết rằng, để qua khỏi mùa đông một cách an toàn không có "chiến thuật" nào hay hơn là nằm "bất di bất dịch".
Muỗi cũng có rất nhiều loài, mỗi loài tự chọn cho mình phương thức sống tốt nhất để trải qua những thời khắc khắc nghiệt nhất của "cuộc đời" (vốn dĩđã ngắn ngủi). Có kẻ tồn tại dưới dạng trứng, đến mùa xuân sẽ nở thành ấu trùng. Kẻ khác lẩn trốn vào những nơi kín gió như: góc nhà, gầm giường, hốc cây... đến mùa xuân sẽ bay ra làm những việc tiếp theo.
Cũng có kẻ "sống sôi nổi" hơn bằng cách tồn tại dưới dạng bọ gậy loăng quoăng dưới môi trường nước hoặc ẩm ướt, không "ngán" gì cả dưới đáy hồ nước đóng băng, chờ đợi mùa xuân đến để lột xác trưởng thành.
Muỗi thích da thịt thơm?
Quả thực, da một số người tỏ ra khá thù địch với loài muỗi. Có nhiều cách lý giải vì sao muỗi "đánh hơi" được con mồi. Người ta cho rằng: chính hơi thở thải ra khí CO2 của loài máu nóng khiến chúng định vị "bữa cỗ" được từ rất xa.
Việc mời mọc này đã khiến chúng thèm thuồng đến mức cứ bay vo ve vòng quanh để tìm sơ hở rồi hạ cánh. Tất nhiên, sau một hồi "thám thính", chúng lập tức tấn công ngay bất cứ một khoảng da nào lộ ra ngoài. Lúc này, nguồn dẫn dụ chúng chính là mùi mồ hôi người.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: chính trong mồ hôi có chứa hàng chục chất khác nhau khiến cho "ra-đa" của chúng dễ dàng nhắm được mục tiêu. Người nào càng nhiều chất, càng là "ngân hàng máu tốt" cho chúng "rình rập".
Phụ nữ mang thai hoặc một số bệnh nhân về đường tiêu hóa cũng có thể phả ra theo hơi thở những chất có tiềm năng thu hút muỗi. Chính ả muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt.
Tất nhiên còn một số yếu tố "thiên thời địa lợi" khác. Chẳng hạn như hầu hết loài kiếm sống thiếu minh bạch, muỗi cũng thích "hành nghề" trong bóng tối, do vậy những vùng da khuất tối (chẳng hạn hai bàn chân dưới gầm bàn) luôn bị muỗi tập kích nhiều hơn cả.
Do tập quán sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng
nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng.
Chúng sẽ trở nên nhung nhúc nếu môi trường cho chúng điều kiện sống khoảng 20o đến 25oC. Vòng đời cũng chẳng nhiều nhặn gì, khoảng vài ngày đến 1 tháng tuỳ thuộc vào loài và nhiệt độ nên chúng phải "tranh thủ" kiếm ăn.
Ả muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Ả cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường chỉ là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho ả.
Còn gã muỗi đực không có cả vòi thích hợp để hút máu, và chỉăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hề hút máu.
Vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn, chúng đã gặp ngay một đối thủ có thể làm chúng chẳng nhằm nhò gì được...
Một vài loài ếch Australia tự mình tạo ra chất đuổi côn trùng, bằng cách bắt chước mùi thịt thối, mùi của lá cây xạ hương hay mùi đào lộn hột nướng.
Nghiên cứu của trợ lý giáo sư Mike Tyler từ Đại học Adelaide và nhà côn trùng học Craig Williams từ Đại học James Cook cho thấy: ếch sản xuất ra một loạt hoá chất ở trên da, trong đó có hallucinogens (chất ma tuý gây ảo giác), keo dính và chất kháng khuẩn, nhằm đối phó với các bệnh nhiễm trùng và ngăn ngừa những động vật khác có ý định ăn thịt chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng thử lấy chất bài tiết của một con ếch xanh ở Australia bôi lên một chú chuột, và chú ta đã thoát khỏi sự quấy rầy của muỗi và họ thấy: đây là lần đầu tiên một loài vật có xương sống được tìm thấy có khả năng tựđuổi muỗi.
Nhổ tận gốc căn bệnh sốt rét
Chính chúng, những kẻ hút máu người là nguyên nhân của căn bệnh sốt rét. Lợi dụng sở thích "thèm" ngọt, Yosef Schlein và Gunter Muller từ Đại học Hebrew ở Jerusalem cho biết họđã tiêu diệt gần như toàn bộ quần thể muỗi khỏi một ốc đảo ở miền nam Israel bằng cách phun một dung dịch đường trộn lẫn với thuốc trừ sâu Spinosad lên các cây keo.
"Những con muỗi bị thu hút bởi cây keo gấp khoảng 30 lần so với các loài cây khác", Schlein giải thích tại sao họ lại chọn loại cây đặc biệt này.
Cây keo cũng phổ biến ở châu Phi, nơi mà sốt rét đã gia tăng do những thay đổi của môi trường, do sự kháng thuốc và khả năng kháng cự của muỗi trước các loại thuốc diệt côn trùng thông dụng.
Trong những vùng không có nhiều cây keo, người ta có thể phun dung dịch đường pha Spinosad lên các loại hoa khác, các nhà nghiên cứu cho biết. Theo họ, phương pháp này an toàn hơn việc dùng các loại thuốc diệt trùng hoá học và vi sinh hiện nay để đối phó với muỗi, đồng thời rẻ tiền và dễ dàng hơn.
Thực vật truyền giống như thế nào?
Truyền giống nhờ "bà mối"
Một kho thức ăn dồi dào, một nơi yên tĩnh nghỉđó chẳng phải là một nơi lý tưởng sao?
Loài hoa philodendron ở French Guiana, nở ra một bông trông giống như hoa lily toả hơi nóng "biết" điều đó. Hơi ấm nồng nàn này là lời mời chào hấp dẫn đối với những con bọ hung, bởi nó giúp chúng bảo tồn năng lượng để đánh chén và "làm tình" thay vì phải giữ ấm cho cơ thể.
Bầu hoa màu xanh và một "thân hình" bên trong trắng muốt được tạo bởi hàng trăm bông hoa nhỏ. Để phòng tránh việc thụ phấn cho chính mình, hoa tựđiều chỉnh thời gian sao cho hoa cái sinh trưởng trước.
Màn đêm buông xuống là lúc những kẻ "vì tình" như bọ hung đi tìm kiếm "người yêu". Bông hoa "nắm" chắc được lịch trình nên nóng dần dần mang theo những làn hương cuốn hút. Thấy thế, bọ hung thi nhau kéo đến "nhậu nhẹt" và đánh chén.
Nhưng "chủ nhà" đâu phải là "kẻ ngờ nghệch". Nó thả ra những làn hơi nóng để thêm khơi gợi chứ chẳng phải vì "những vị khách vãng lai". Sớm hôm sau, bọ hung bay đi cùng phấn hoa, nó không hề hay biết mình đã gieo rắc lung tung sự truyền giống cho philodendron. Loài cây xương rồng yêu thích của dơi tại sa mạc Sonoran (Mexico) lại khác. Chúng đang bị lợi ích cộng sinh làm cho "lầm đường lạc lối". Toả ra một mùi thơm ngào ngạt khiến cho những chuyến "viếng thăm" của loài rơi thêm đều đặn hơn.
Chưa thoả mãn, chúng tiếp tục "chào hàng" côn trùng và chim ban ngày, "xếp lịch" cho dơi vào đêm để duy trì nhu cầu sinh sản.
Nhiều loài hoa phong lan không có mật ngọt. Vậy chúng "dụ dỗ" ong bướm đến bằng cách nào? Nó tìm hướng đi mới bằng cách "chau chuốt" màu sắc của mình thêm sặc sỡ. Những con ong thiếu kinh nghiệm sẽ vào bất kỳ bông hoa có màu sắc sặc sỡ nào vì nghĩ rằng trong đó sẽ có mật. Phấn dính vào chân và cánh của ong sẽ được truyền từ hoa này sang hoa khác, nhờđó mà những bông hoa không có phấn vẫn được thụ.
Cách truyền đời tuyệt diệu của thực vật
Một số thực vật dùng hạt để truyền đời, một số khác dùng tế bào tí xíu gọi là bào tử để truyền đời. Giống như con người, vì tương lại của sự sống nhỏ nhoi, cây mẹ tìm cách "trao gửi" sự sống. Có những cách di truyền mà động vật không sao sánh được.
Trong dãy Alpo cũng có một giống cây rất lạ, nó có biệt tài phát nhiệt để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy mầm thành cây con, trước khi phát tán hạt giống, nó tỏa nhiệt làm cho tuyết tan quanh nó, hạt sẽ rơi xuống đất chứ không phải phơi mình trên băng giá. Nhưng có điều không hiểu cây làm sao lại có thể tỏa ra nhiều nhiệt đến thế.
Các nhà sinh vật học còn đang nghiên cứu khám phá ra những bí mật này nhằm giúp ích cho con người có thể sử dụng được những năng lượng kỳ diệu từ thực vật đã có.
Còn cây ngô thì sao? Chúng trổ hoa như thế nào?
Cây ngô trổ hoa đực trên ngọn và trổ hoa cái giữa thân. Phấn hoa đực rơi xuống, hoa cái thụ phấn và sinh ra hạt. Đó là nguyên nhân khiến bắp ngô thường xuất hiện giữa thân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những cây ngô có bắp trên ngọn. Cây ngô (bắp) thuộc họ lúa, có gốc gác từ vùng núi cao á nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, nay được di thực đi khắp thế giới với nhiều giống khác nhau.
Thủa ban đầu, ngô là loài cây có nhị (đực) và nhụy (cái) trong cùng một hoa. Sau, qua sự chọn lọc tự nhiên và sự chăm sóc của con người, ngô dần tiến hoá: nhụy ở hoa trên ngọn bị thoái hoá, nhịở hoa giữa thân cây cũng thoái hoá.
Những cơ quan sinh sản bị thoái hoá kia hiện vẫn còn dấu vết, song trong điều kiện bình thường thì chẳng phát dục. Chỉ khi thoả mãn một sốđiều kiện nhất định, chẳng hạn nhiều ngày nắng quá hoặc hoa đực sinh trưởng không bình thường, cây ngô lại kết bắp trên ngọn. Đó là hiện tượng lại giống.
Thiệt thòi so với động vật, chúng chẳng có chân để di chuyển và duy trì nòi giống một cách chủ động. Một số loài thực vật vẫn truyền truyền đời nhờ sự "khôn khéo" lợi dụng "những nhân vật" trung gian.
Quả chín như thế nào?
Kích thích tố tăng trưởng
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật luôn luôn chịu sựảnh hưởng của những kích thích tố (hormone) thực vật như: ethylene, gibberelline... Điều này đồng nghĩa với việc chúng can thiệp vào việc điều chỉnh gene, tốc độ nhanh hay chậm chín của trái.
Người ta phân biệt hai loại trái cây:
Loại thứ nhất: Loại trái cây sau khi lìa khỏi cành vẫn tiếp tục chín. Đó là loại trái cây hô hấp rất mạnh, tạo ra các kích thích tố (ethylene). Ban đầu quả sản sinh ra ít ethylene, khi trái cây bắt đầu chín nó vẫn tiếp tục tăng cho đến lúc lìa cành.
Loại thứ hai, Là loại trái cây mà sự hô hấp không có tác dụng gì đến việc chín. Khi lìa khỏi cuống, nó sẽ không thể tiếp tục chín được.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: các ethylene là một kích thích tố rất quan trong trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, sự chuyển đổi từ hoa sang quả xanh rồi chín là hệ quả sự kiểm soát của các kích thích tố này. Trong đất đèn có chứa chất này vì có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hoá chất của trái cây từ xanh sang chín.
Sự biến đổi trạng thái từ quả già sang quả chín
Sau khi rụng cánh hoa, cây bắt đầu kết quả, lúc này chúng bắt đầu "công cuộc" tích trữ hàm lượng tinh bột để chuyển hoá thành đường. Quá trình phát triển nhanh hay chóng phụ thuộc nhiều vào sự tỷ lệ giữa đường và các vị của trái cây.
Khi nó vẫn còn non, lượng tinh bột chưa đủ để các kích thích tố thực vật tác động. Sau khi đã đủ độ già là lúc tinh bột được phân huỷ một cách từ từ thành đường. Điều này lý giải vì sao, khi xanh, chúng ta thường nếm có vị chua hoặc chát nhưng khi chín lại có vị ngọt và toả mùi thơm nức.
Quả ương Khi trái còn xanh đó là biểu hiện ra bên ngoài của các
chất diệp lục. Sau khi chín, một phản ứng tạo ra khiến cho trong trái cây sẽ tồn tại đường, rượu và tạo một chất men khiến cho chất diệp lục bị phân huỷ, dần dần để lộ ra các sắc tố như vàng, đỏ hoặc có quả chín vẫn màu xanh.
Sau khi đã tập hợp đông đủ bên trong vỏ, các chất trong quả già bắt đầu "ngứa ngáy", chúng "đánh nhau" dưới sự "tiếp tay" của các tác động bên ngoài như: nhiệt độ, sự ôxy hoá... Sau "cuộc chiến" chúng lại tạo thêm một chất mới và bay lên khếch tán vào không khí tạo ra mùi thơm.
Hơn nữa, khi chín, nhiều thông số của tế bào quả được biến đổi và thuỷ phân dẫn đến sự phá hoại các cấu trúc bên trong của tế bào, mất dần đi sự kết dính giữa chúng. Chính vì vậy, trái cây thường mềm đi khi chín.
Gặp côn trùng gây hại, quả chín thật nhanh
Trên cùng một cây, hoặc một chùm, bao giờ những quả có vết chích của con trùng cũng chín nhanh hơn. Có phải côn trùng "khôn lỏi" đến mức thăm dò được quả nào ngon nhất để chiu vào "đánh chén"?
Khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn "già cả", bên trong "cơ thể" của mỗi quảắt phát sinh ra nhiều thay đổi. Quả càng chín, hàm lượng đường càng tăng, vỏ mỏng, nước nhiều khiến cho quả căng mọng và ngon miệng. Chất thơm, vitamin trong quả bắt đầu "phát tác".
Bên trong quả, luôn có sự trao đổi chất dưới tác dụng của ôxy. Nhưng bên trong lại được ngăn bởi lớp vỏ bên ngoài bằng mmột tầng chất nến nên dưỡng khí bên ngoài khó thấm qua được. Quá trình ôxy hoá chậm dần khiến việc chín mồi chậm lại.
Khi nó toả ra thơm ngào ngạt khiến cho lũ côn trùng "đánh hơi" được. Chúng bay đến, chích vỏ, chui vào "đánh chén", thế là dưỡng khí có điều kiện theo vào hàng loạt. Quá trình ôxy hoá được tạo điều kiện nên tiến hành nhanh chóng khiến cho quả chín nhanh và hương thơm nức.
GIS ứng dụng trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?
GIS là gì?
Từ khi công nghệ máy tính ra đời, dữ liệu địa lý được đưa vào máy tính, sử dụng các phần mềm đồ họa và người ta đã thành lập bản đồ trên máy tính. Sau này, người ta nghĩ đến khả năng to lớn hơn của hệ thống máy tính đối với lĩnh vực bản đồ học. Đó là máy tính có thể tạo ra các chương trình thực hiện thao tác xử lí, phân
Dữ liệu của GIS
tích, thống kê ... trên dữ liệu địa lý và các dữ liệu khác để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chương trình đó chính là GIS.
GIS, hay còn gọi là Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System), là một nhánh của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm trở lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, doanh nghiệp, cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về GIS. Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con người, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình - kiến thức chuyên gia, nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin.
Theo cách tiếp cận truyền thống, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích không gian giúp cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: phân tích các sự kiện, dựđoán tác động và hoạch định chiến lược...
GIS dưới các cách nhìn
Cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase - theo cách gọi của ESRI): GIS là một cơ sở dữ liệu không gian chuyển tải thông tin địa lý theo quan điểm gốc của mô hình dữ liệu GIS (yếu tố, cấu trúc liên kết (topology), mạng lưới, raster,...)
Hình tượng hoá (Geovisualization): GIS là tập các bản đồ thông minh thể hiện các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trên mặt đất. Dựa trên thông tin địa lý có thể tạo nhiều loại bản đồ và sử dụng chúng như là một cửa sổ vào trong cơ sở dữ liệu để hỗ trợ tra cứu, phân tích và biên tập thông tin.
Xử lý (Geoprocessing): GIS là các công cụ xử lý thông tin cho phép tạo ra các thông tin mới từ thông tin đã có. Các chức năng xử lý thông tin địa lý lấy thông tin từ các tập dữ liệu đã có, áp dụng các chức năng phân tích và ghi kết quả vào một tập mới.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý.
GIS làm việc như thế nào?
GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Ðiều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng và là một công cụđa năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết nhiều vấn đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, định vị, đến lập báo cáo chi tiết cho các ứng dụng quy hoạch, hay mô phỏng sự lưu thông khí quyển toàn cầu...
Ứng dụng GIS trong việc bảo vệ môi trường
Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định chiến lược. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ liệu địa lý dạng số. Các nguồn dữ liệu tăng thêm, hiệu quả hơn nhờ sự kết hợp của GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám. GIS đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến tài nguyên môi trường.
GIS cung cấp nhiều công cụ mới để mở rộng tính nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện).
GIS được sử dụng cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá, quan trắc, và đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Các chuyên gia trên thế giới cho rằng: với sự trợ giúp của GIS, người đi đường sẽ không còn thấy khó chịu vì mùi hôi mỗi khi xe rác đi ngang. Chỉ cần người ta thực hiện qui trình khép kín trong việc vận chuyển rác từ nhà đến các bãi rác một cách khoa học, hệ thống hơn với các xe chở rác trang bị GIS. Đơn giản, hệ thống này sẽ cho biết các thông tin về mạng lưới giao thông thành phố.
Tại Việt Nam, công nghệ GIS cũng được
thí điểm khá sớm, và đến nay đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị... Mới đây, trong cuộc thi "Phát minh xanh Sony", đề tài "Ứng dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt" do sinh viên Đỗ Thúy Hằng - Khoa Môi trường, ĐH Bách Khoa Tp HCM thực hiện đã đoạt giải nhì trong số 36 đề tài của 80 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
"Phát minh xanh Sony" là Giải thưởng hàng năm về môi trường do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Công ty Sony Việt Nam khởi xướng từ năm 2000. Đây là một giải thưởng đã tạo được uy tín và tiếng vang lớn trong giới sinh viên. Cuộc thi nhằm mục đích nâng cao ý thức và kỹ năng bảo vệ môi trường trong thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần giúp sinh viên có thêm một sân chơi bổ ích trong việc nghiên cứu khoa học cũng như phát huy những ý tưởng mới - sáng tạo - và độc đáo của sinh viên.
Giải thưởng "Phát minh xanh Sony" là điều kiện tốt giúp nhiều sinh viên nghiên cứu ứng dụng GIS vào thực tế giữ gìn và bảo vệ môi trường, phát huy khả năng sáng tạo ngay khi còn trên ghế giảng đường.
Dùng mủ chuối xanh để kiểm tra độ nhiễm sắt, phèn trong nước như thế nào?
Chuối xanh và nước giếng là những thứ rất quen thuộc vời cuộc sống của người dân nông thôn Việt nam. Một nhóm sinh viên ngành Môi trường -Đại học Cần Thơđã nghiên cứu, thí nghiệm và chứng minh thành công một loại thuốc thử từ mủ chuối để đo độ nhiễm sắt và phèn trong nước.
Vì sao trong nước nhiễm phèn và sắt?
Những người dân sống tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa của cả nước, đang trong tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt. Qua nghiên cứu và phân tích các mẫu nước giếng sinh hoạt ở các tỉnh thuộc ĐBSCL, nhất là vùng sâu, vùng nước lợ, nước mặn, các nhà khoa học thấy rằng hàm lượng nồng độ sắt cao và bị nhiễm phèn lâu ngày. Phèn là tác nhân gây nên các bệnh về gan do vi chất có trong phèn có thể tích tụ lại ở
gan, gây xơ gan và ung thư gan. Sắt thừa cũng có thể là tác nhân gây nên các bệnh về tim, khớp và thần kinh... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Trong quá trình cải tạo các vùng đất cho phù hợp với yêu cầu làm kinh tế hộ gia đình, con người đã vô tình "thêm độc" vào môi trường đất và môi trường nước. Khi cải tạo hay kiến thiết ao ruộng không đúng cách, người nông dân đã tạo nên sự xáo trộn nguy hiểm. Một cách không cố ý, họđã đưa tầng sinh phèn lên bề mặt, tạo điều kiện cho nó tiếp xúc với không khí tạo phèn hoạt động. Lúc này, hàm lượng sắt và nhôm tăng cao, các loại khí độc H2S, NH3... do xác thực vật, rong tảo bị phân hủy trong quá trình nuôi cũng phát triển gây độc hại cho môi trường nước.
Đất phèn được hình thành do một quá trình địa chất lâu dài và thường có ở vùng đồng bằng ven biển. Dưới lớp đất ở các vùng này tích tụ một loại khoáng gọi là ferrite (FeS2). Khi tiếp xúc không khí, khoáng này bị oxy hóa thành axit sunphuric và khoáng Jarosite. Vì khoáng phèn tan tốt trong nước nên dễ bị nước mao dẫn kéo lên mặt đất.
Vào mùa khô, khi nước bay hơi hết, các khoáng phèn liên kết lại với nhau tạo thành một vùng trắng rộng bao phủ khắp và ngấm sâu vào lòng đất. Khoáng phèn có thể rơi xuống kênh rạch do gió, mưa... làm giảm nồng độ pH xuống thấp (đôi khi xuống dưới 2,5) tạo cho nước có vị chua và tạo khả năng hoà tan nhiều ion kim loại như Sắt II, nhôm III, Mangan II, Sunphat...Do đó, khả năng ô nhiễm kim loại trong nước phèn rất cao. Hàm lượng kim loại chiếm tỉ lệ cao nhất trong nước là sắt II. Hàm lượng sắt cho phép trong nước uống là 3mg/l nhưng sắt sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu về cảm quan như có vị tanh và tạo mầu vàng gạch ở các thiết bị hoặc áo quần và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.
Xác định nồng độ sắt trong nước bằng mủ chuối?
Đã có nhiều phương pháp xác định nồng độ sắt trong nước ngầm, nhưng chi phí cao và có thể gây ô nhiễm môi trường. Nhóm sinh viên Nguyễn Tuấn Vũ, Nguyễn Đức Thuận, Hồ Thị Mỹ Loan (ngành Môi trường K28 Trường Đại học Cần Thơ) và Bùi Trường Thọ (ngành Môi trường K29 Trường Đại học Cần Thơ) vừa tìm ra một phương pháp mới nhanh hơn, ít tốn kém và hiệu quả...
Từ một lần tình cờ, nhóm sinh viên ngành Môi trường - ĐH Cần Thơđã nảy ra những ý tưởng làm sạch môi trường bằng mủ chuối từ suy luận logic đời thường. Khi ngồi rửa chuối xanh bằng nước lấy từ giếng, Tuấn Vũ - một thành viên trong nhóm bỗng thấy nước ngả sang màu hơi đỏ. Tại sao, khi hái chuối xanh cho vào nước giếng lại thấy chúng đổi màu? Qua thí nghiệm, Vũđã phát hiện ra điều lý thú rằng: Mủ chuối có chất chát, khi gặp sắt trong nước sẽ có phản ứng đổi màu. Điều đó đồng nghĩa với việc nước bị nhiễm phèn, sắt càng cao thì khi gặp mủ chuối xanh nước càng ngả sang màu đỏ đậm.
Vũđã "chia sẻ" phát hiện của mình và kết hợp với vài người bạn thực hiện nghiên cứu tác dụng của nhựa chuối đối với nước có nồng độ sắt, tạo nên một loại "thuốc thử" mang tên "Thuốc thử thời đại xanh" và bảng so màu nhiễm sắt. Trong suốt 3 tháng ròng rã, cả nhóm rong ruổi đi lấy mẫu nước giếng, mủ chuối; miệt mài phân tích trong phòng thí nghiệm... Tuy gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là phải kiếm được mẫu nước với hàm lượng sắt vừa đủ và tiến hành một cách nhanh nhất để đối phó với quá trình
ôxy hoá nhanh của sắt, cả nhóm vẫn không nản chí. Qua nhiều lần thí nghiệm, nhóm nhận thấy nhựa chuối là một loại "thuốc thử tự nhiên", không độc hại và không gây ô nhiễm môi trường. Kết quả thử nhanh, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí phân tích mẫu nước so với những phương pháp khác.
Nguyên tố sắt (Fe), khi gặp nhựa chuối (của bất kỳ loại chuối nào) đều có phản ứng đổi màu đặc trưng mà các chất ion khác không có được. Cứ nhỏ 5 giọt mủ chuối vào 5ml nước, sau khi khuấy đều, tùy theo lượng Fe có trong nước mà nước ngả màu khác nhau. Màu nước càng đỏ đậm càng nguy hiểm cho người sử dụng, màu nước càng trắng là nước có chất lượng tốt. Để chắc chắn về hiệu quả của loại "thuốc thử", nhóm đã đi lấy nước và làm thí nghiệm khoảng 30 vị trí, không chỉở Cần Thơ mà còn thêm một số huyện ở Hậu Giang. Cuối cùng, sau hàng chục lần thí nghiệm, nhóm đã đưa ra một bảng so màu gồm 9 màu, từ màu trắng đến màu xám rồi đen đặc, tương đương với nồng độ sắt trong nước giếng từ 0,5 ppm đến trên 10 ppm và 5 mức độ khác nhau, tương ứng với độ đậm màu là mức độ nhiễm sắt của nước. Với bảng màu này, người dân sẽ hạn chế được việc phải sử dụng nguồn nước có hàm lượng Sắt, phèn cao. Qua đó, người dân cũng chủ động tìm được cách lọc, làm sạch nước trước khi đưa vào sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, tránh gây hại cho sức khoẻ một cách thuận tiện, hiệu quả nhất.
Đề tài "Thuốc thử thời đại xanh" của nhóm sinh viên khoa Môi Trường -Đại học Cần Thơđã đoạt giải nhì cuộc thi "Phát minh xanh Sony" do Công ty Sony đồng tổ chức giúp sinh viên phát huy những ý tưởng mới - sáng tạo - và độc đáo.
Khắc phục nguồn nước ô nhiễm phèn, sắt bằng những cách nào?
Đối với ô nhiễm sắt: Nước có nhiều sắt thường có màu vàng và mùi tanh. Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào trong thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, sau đó chắt lấy nước trong. Ngoài ra, ta có thể dùng phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25l nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.
Đối với nước nhiễm phèn: xử lý ô nhiễm bằng vôi sống. Lấy 10g vôi sống cho vào 140l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong.
Khử trùng: Khi khử trùng cần xem xét trạng thái của nước ở nơi đó. Thuốc khử trùng ít hiệu nghiệm nếu nước đục. Cần phải lọc nước đục qua những khăn sạch hoặc để cho lắng xuống. Sau đó chiết phần nước trong ra để khử trùng. Nước chuẩn bị để khử trùng phải được chứa trong thùng sạch, có nắp đậy kín và không bị gỉ sét.
Có hai phương pháp khử trùng thông dụng và hiệu quả nếu lượng nước ít.
Phương pháp đun sôi: Phương pháp này tốt nhất vì tiêu diệt hết vi trùng trong nước, và an toàn. Đun sôi nước một phút, mọi sinh trùng trong nước sẽ bị tiêu diệt (ở nơi có độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, phải đun sôi trong vòng ba phút).
Có thể biến mùi nhạt nhẽo của nước đun sôi bằng cách sang nước, tức là đổ nước từ thùng này qua thùng khác (cách này được gọi là thông khí), hoặc để yên nước trong vòng vài giờ đồng hồ, hoặc cho vào mỗi lít nước sôi một nắm muối nhỏ.
Phương pháp khử trùng bằng hóa chất: Hai hóa chất thường dùng là chlorine (hay còn gọi là thuốc tẩy) và iodine. Chlorine và iodine có hiệu nghiệm nhẹ trong việc khử trùng Giardia, tuy nhiên không hiệu nghiệm trong việc khử trùng Cryptosporidium. Vì vậy, chlorine và iodine chỉ dùng để khử trùng nước giếng (thay vì cho nước sông, hồ, hay suối), vì nước giếng ít có những sinh trùng gây bệnh kể trên. Chlorine khử Giardia mạnh hơn là iodine. Tác dụng khử trùng của hai hóa chất này gia tăng nếu dùng trong nước nóng.
Cách thức sử dụng thuốc tẩy có chất chlorine thường được in ở nhãn dán ngoài bình. Nếu không có, hãy đọc xem tỷ lệ chlorine trong bình là bao nhiêu. Đối chất tỷ lệ này với bảng hướng dẫn dưới đây để biết phải dùng bao nhiêu giọt thuốc tẩy cho mỗi lít nước.
Nếu không biết tỷ lệ chlorine, mỗi lít nước cho mười giọt thuốc tẩy. Có thể dùng gấp đôi nếu nước đục hay có mầu hoặc cực lạnh.
Nước cần khử trùng phải được khuấy thật kỹ, để yên với nắp đậy trong vòng 30 phút. Nước này sẽ có thoáng mùi thuốc tẩy. Nếu không, nên cho thêm một liều nữa, và để yên thêm 15 phút cho thoáng hơi.
Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến Trái đất như thế nào?
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Trái đất phản xạ năng lượng vào vũ trụ với tỷ lệ mà Trái đất hấp thụ năng lượng từ mặt trời. Năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái đất dưới dạng bức xạ sóng ngắn. Một phần bức xạ được bề mặt trái đất và khí quyển phản xạ trở lại, còn phần lớn các bức xạ xuyên qua khí quyển và làm nóng bề mặt trái đất. Trái đất giải phóng các năng lượng này (đưa chúng trở lại vũ trụ) dưới dạng sóng dài - bức xạ hồng ngoại. Phần lớn bức xạ hồng ngoại này được hấp thụ bởi hơi nước, CO2, CH4 và N2O và các khí tự nhiên khác được gọi các "khí nhà kính".
Khi nồng độ các khí nhà kính được giữở mức tự nhiên, cân bằng nhiệt trên trái đất được duy trì, bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ sinh thái, môi trường trên Trái đất. Các khí nhà kính tự nhiên đóng vai trò như một tấm mái kính giữ cho Trái đất ở nhiệt độ đủ ấm và có ý nghĩa sống còn đối với mọi sự sống trên Trái đất. Không có tấm mái kính tự nhiên này, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ giảm xuống nhiều so với hiện tại. Giống tác động của mái nhà kính, hiệu ứng giữ nhiệt này được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?
Nhưng các hoạt động của con người đang làm tấm mái kính này thay đổi. Từ thời kỳ tiền công nghiệp (1870) đến nay, cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ, con người thông qua các hoạt động của mình như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lương thực, chăn nuôi, xử lý chất thải và các hoạt động sản xuất công nghiệp... đã và đang làm tăng nồng độ các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển và gây nên sự biển đổi khí hậu.
-
Nồng độ của CO2 trong khí quyển đã tăng 31% kể từ năm 1750. Khoảng 3/4 tổng lượng CO2 nhân tạo phát thải vào khí quyển trong 20 năm qua là do đốt nhiên liệu hoá thạch. Phần còn lại chủ yếu là do phá rừng, thay đổi sử dụng đất.
-
Nồng độ CH4 trong khí quyển đã tăng 151% kể từ năm 1750 và đang tiếp tục tăng. Hơn 1/2 phát thải CH4 hiện nay là do nhân tạo (sử dụng nhiên liệu hoá thạch, chăn nuôi gia súc, trồng lúa và sử dụng đất...).
-
Nồng độ N2O trong khí quyển đã tăng 17% kể từ năm 1750 và đang tiếp tục tăng. Khoảng 1/3 phát thải N2O hiện nay là do nhân tạo (sử dụng đất nông nghiệp, đất chăn nuôi gia súc và từ ngành hóa chất...).
Nhu cầu về nước đang tăng lên do phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số. Khoảng 1,7 tỉ người hiện đang sống trong tình trạng khan hiếm nước. Dự báo, đến năm 2025 con số này sẽ tăng đến 5 tỉ người. Biến đổi khí hậu làm suy giảm lưu lượng dòng chảy và nước ngầm ở nhiều nước vốn đã khan hiếm nước sinh hoạt như Trung Á, Nam Phi và các nước ven biển Địa Trung Hải.
Ảnh hưởng nông nghiệp và an ninh thực phẩm
Khi nhiệt độ tăng lên, ở vùng nhiệt đới, sản lượng nông nghiệp sẽ giảm kể cả khi nhiệt độ thay đổi không đáng kể. Trong khi đó ở vùng ôn đới, sản lượng của một số cây trồng sẽ tăng lên. Nhìn chung nhiệt độ tăng sẽ có hại đối với số lượng lớn các loài cây trồng.
Suy thoái đất và tài nguyên nước là một trong những thách thức của ngành nông nghiệp toàn cầu. Ngoài ra, sự tăng lên của các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ làm tăng số lượng gia súc chết.
Biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong thu nhập toàn cầu với những thay đổi có lợi cho các nước phát triển và thay đổi tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình năm tăng 2,5oC sẽ đẩy giá thực phẩm tăng lên do hạn chế việc mở rộng khả năng cung cấp thực phẩm toàn cầu trong khi nhu cầu thực phẩm tăng lên. Do vậy, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm thu nhập của người dân dễ bị tổn hại và làm tăng số lượng người lâm vào tình trạng thiếu ăn.
Ảnh hưởng các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi sử dụng đất, chất ô nhiễm, thay đổi khí hậu tự nhiên... Biến đổi khí hậu là một sức ép làm thay đổi hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái.
Nhiều loài cây bịđe doạ do biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng, nhiều loài cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Điều này sẽ tác động đáng kể đến cộng đồng thu nhập thấp sống phụ thuộc vào cuộc sống tự nhiên. Bên cạnh đó, do vai trò của các
loài thực vật trong hệ sinh thái, suy giảm của các loài thực vật sẽ tác động đến hiện tượng tự nhiên (sự thụ phấn...) và các tập quán văn hóa của người bản địa.
Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến di chuyển cá về đầu hai cực Nam và Bắc, sự suy giảm nơi cư trú của các loài cá sống ở nước lạnh và mở rộng nơi cư trú của loài cá sống ở vùng nước ấm.
Biến đổi khí hậu cũng làm giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy và các dòng sông băng, đồng thời làm tăng sự xâm lấn của các động thực vật ngoại lai, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm hiện tại như nhiễm độc, mưa axít và bức xạ tia tử ngoại.
Ảnh hưởng vùng ven bờ
Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ mặt biển và mực nước biển, làm suy giảm lớp băng phủ và độ mặn của nước biển, tuần hoàn đại dương. Những thay đổi trong đại dương sẽ có tác dộng ngược trở lại đối với khí hậu toàn cầu và đối với khí hậu của khu vực ven bờ.
Nhiều vùng ven bờ phải chịu lũ lụt do nước biển dâng, sự xói mòn và sự nhiễm mặn nguồn nước ngọt.
Vỏ cà phê có thể tái sử dụng vào những việc gì?
Công nghệ chế biến ướt cà phê đem lại thành phẩm chất lượng cao, song lại thải ra môi trường một lượng vỏ cà phê rất lớn, gây ra ô nhiễm. 5 sinh viên khoa Nông Lâm -Đại học Tây nguyên đã nghiên cứu và tìm ra cách tái sử dụng vỏ cà phê vào những việc có ích. Nghiên cứu này đã đạt giải nhất của cuộc thi " Phát minh xanh Sony" năm 2004.
Thực trạng ngành công nghiệp cà phê tại Việt Nam
Các công nghệ chế biến cà phê phổ biến của nước ta bao gồm chế biến khô và chế biến ướt. Chế biến khô là quy trình phơi khô cà phê sau đó dùng máy xát vỏ lấy nhân cà phê. Nhược điểm của phương pháp này là sản sinh ra hai loạt chất thải rắn gồm vỏ cà phê, bụi. Trong khi đó, chế biến cà phê ướt sử dụng trái chín còn tươi, đưa vào máy xát cho tróc vỏ ngoài, còn nguyên vỏ lụa bên trong, hạt bóng, giữ nguyên chất lượng hạt nhân.
Công nghệ chế biến ướt cà phê đang được rất nhiều các công ty sản xuất cà phê tại Việt Nam, đặc biệt tại Tây Nguyên, áp dụng. Cà phê tươi sau khi được thu hoạch sẽ được băng tải chuyển qua máy tách tạp chất và rửa quả. Tiếp đó, gầu tải chuyển những quả cà phê tốt, nặng chìm phía dưới vào máy xát vỏ, là một máy xát hàm vấu (có cả công đoạn thô và tinh). Cà phê xát vỏ xong, được bơm nước để đánh, rửa nhớt (từ vỏ tươi), sau đó chuyển sang máy sấy tĩnh. Sản phẩm đã được sấy khô này gọi là cà phê thóc. Chính vì được tróc sạch vỏ và nhớt, lại được sấy khô bằng máy, nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao, dễ bảo quản và thuận tiện khi bán ra thị trường. Tuy nhiên, mặt trái khi sử dụng công nghệ này là sẽ thải ra một lượng lớn vỏ cà phê gây ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước ở các khu dân cư. Trung bình, khi thu được một tấn thành phẩm cà phê thì cũng đồng nghĩa với việc thải ra môi trường 0,5 tấn vỏ.
Trên thế giới, người ta đã nghĩ ra rất nhiều cách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ công nghiệp cà phê. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra vẫn chỉ chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề nước thải chứ hầu như chưa có doanh nghiệp sản xuất cà phê nào đầu tư vào nghiên cứu khắc phục hậu quả của vỏ cà phê. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ là do chi phí quá cao và cần phải có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại.
Ở Việt Nam, thông thường, người dân thường đốt hoặc để vỏ cà phê phân hủy tự nhiên gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước thải mà lại không tận dụng nguồn hữu cơ này để bón cho hàng trăm nghìn hecta đất trồng cà phê. Là những người dân sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Tây Nguyên, gắn bó với cây cà phê từ nhỏ, nhóm 5 bạn trẻ lớp trồng trọt K2001, khoa Nông Lâm, trường Đại học Tây Nguyên luôn trăn trở về vấn đề này. Không dừng lại ở ý nghĩ, nhóm bạn trẻ này đã bắt tay vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý vỏ cà phê của công nghệ chế biến ướt, tạo ra những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống: chế tạo rượu vang và phân vi sinh hữu cơ. Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phế thải chế biến ướt cà phê" đã đạt giải nhất trong cuộc thi "Phát minh xanh Sony 2004".
Chế tạo rượu vang từ vỏ cà phê
Trong thành phần hóa học của vỏ cà phê thu về sau quá trình chế biến ướt có hàm lượng đường rất cao (14,4%), trong đó hàm lượng đường khử chiếm 12,4%, hàm lượng protein chiếm (10,1%) cùng 18 loại axit amin khác. Đây chính là nguyên liệu tốt để có thể lên men, sản xuất rượu vang hoặc cồn.
Để sản xuất ra rượu vang, vỏ cà phê chế biến ướt sau khi được thu hoạch sẽ được rửa qua nước sạch, để ráo, phối trộn nguyên liệu theo tỉ lệ: vỏ cà phê tươi 15kg, 1kg nho chín (tận dụng nguồn nấm men tự nhiên ở vỏ trái nho) và 1kg đường. Trải từng lớp vỏ cà phê 5cm, một ít nho, đường khoảng 1cm vào bình ủ cho đến hết, sau đó cho vào bình và đậy kín nắp lại, để ở nhiệt độ 25ºC khoảng 6-10 tuần là có thể chiết lấy rượu. Sau khoảng 45 ngày lên men, rượu thành phẩm có độ rượu là 11,3%, độ chua 4,1, đường khử 2,0g/lít, chất khô 28g/lít. Rượu có màu vàng sậm, hơi đục, thơm dịu không còn mùi nồng của vỏ cà phê. Càng để lâu, rượu càng có chất lượng tốt hơn với mùi thơm cay, vị ngọt nhẹ đặc trưng.
Chế tạo phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê
Vỏ cà phê có chứa nhiều loại khoáng vi lượng và hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Hàm lượng Protein chiếm 11,2% Hàm lượng cellulose là 63,2%, hàm lượng lignin là 17,7%, đây là hai thành phần khi phân hủy sẽ tạo mùn dinh dưỡng rất tốt cho đất.
Từ những phân tích hoá học đó cho thấy: Nếu phối trộn 1,5 tấn vỏ cà phê, 30kg vôi, 35kg phân lân, 7kg phân urê, 100kg phân chuồng, 1kg xạ khuẩn, nấm trichoderma rồi che đậy kỹ bằng rơm rạ, lá cây, túi nilông, ủ trong độ ẩm khoảng 50%, trong vòng 04 tuần -đảo hốn hợp đó định kỳ 01 lần/tuần thì vỏ cà phê sẽ được phân huỷ hết, tạo thành phân hữu cơ. Tiếp theo, đem rải đều, hong khô phân hữu cơ trong bóng râm mát cho đến khi đạt độ ẩm khoảng 25% thì có thể dùng để bón thẳng vào đất mà không cần nghiền vì phân đã rất mịn.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông -Lâm nghiệp Tây nguyên, khi dùng loại phân vi sinh này bón thử nghiệm trở lại các cây cà phê và một số giống hoa màu khác thì không những đều cho chỉ tiêu chất lượng cao hơn so với khi dùng nhiều loại phân vi sinh khác, mà còn tránh được sâu bệnh. Vì được sản xuất theo quy trình đơn giản nên giá phân vi sinh từ vỏ cà phê rẻ hơn một nửa so với giá của các loại phân hữu cơ khác trên thị trường.
Người nông dân có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả khi sử dụng loại phân này vào chu trình trồng các giống cây ăn quả và các loại hoa màu.
Vì sao cây rau dừa được dùng để xử lý nước thải chăn nuôi?
Nguy cơ ô nhiễm do chăn nuôi
Sự ô nhiễm do chăn nuôi nhất là ở các vùng ven đô thị ngày càng gây sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhiều dự án về nông nghiệp bền vững cho các vùng ven thịđã được tiến hành trong đó rất chú trọng đến ô nhiễm từ chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi đã góp phần đáng kể cho cuộc sống tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngành này cũng là tác nhân cơ bản nhất gây nên ô nhiễm môi trường. Theo tính toán thì trong tổng số các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển thì chất thải chăn nuôi góp vào khoảng 20% khí Mê-tan (CH4), 10% khí Ô xit Nitơ (N2O) và tất nhiên là còn nhiều loại khí gây mùi xú uế khó chịu khác. Các chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm trên mặt đất và cả với nguồn nước ngầm.
Trước đây, nghề chăn nuôi còn ở phạm vi hộ gia đình nhỏ, sự ô nhiễm chưa nổi lên gay gắt, nhưng từ khi xuất hiện các trang trại chăn nuôi lớn thì vấn đề ô nhiễm đã trở nên cấp bách. Ở một vài vùng sự ô nhiễm đã gây nhức nhối và mất đoàn kết nông thôn.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 76% dân số nước ta đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Phần lớn các chất thải của con người và gia súc ởđây không được xử lý, thấm xuống đất hoặc rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nơi, do nuôi trồng thủy sản ồạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật đã tác động tiêu cực tới môi trường nước và không khí. Lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi tập trung, chế biến thủy sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn mét khối trong một năm. Môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng quy cách và không hợp lý các hóa chất nông nghiệp; thiếu các phương tiện vệ sinh nên số hộở nông thôn được dùng nước sạch mới chỉ đạt khoảng 40% và chỉ có gần 30% số hộ có công trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn.
Với vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta thì điều kiện vệ sinh yếu kém không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà nó còn tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nhưđau mắt, bệnh đường tiêu hóa...cho con người.
Trước thực trạng trên, việc nâng cao nhận thức về môi trường cho nông dân, đồng thời có biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi kịp thời, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người là một việc cần thiết hơn bao giờ hết.
Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng Rau dừa
Cùng với bèo Nhật Bản, rau dừa nước (còn gọi là cây thủy long hoặc du long thái) sống rất nhiều ở ao hồ đầm lầy vùng ĐBSCL. Chúng thường trổ hoa từ tháng 6 đến tháng 8. Người dân quê hay hái ăn với món mắm chưng, mắm kho, cá kho nhưng ít chú ý rằng loại rau này có khả năng lắng lọc các chất bẩn.
Tận dụng những loại cây phổ biến ởĐBSCL như cây rau dừa để xử lý nước thải chăn nuôi là phát hiện mới mẻ và hết sức thú vị. Đây cũng là đề tài vừa đoạt giải ba cuộc thi "Phát minh xanh Sony" do do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Công ty Sony Việt Nam tổ chức.
Trong chuyến đi thực tập ởấp Bình An, Thanh Lợi, Châu Phú (An Giang), chứng kiến cảnh nước thải chăn nuôi của vùng này không thoát ra được sông ngòi, ứ đọng ở các ao hồ gây mùi hôi, đôi bạn Vũ Thụy Quang, Nguyễn Minh Thư - sinh viên K27, khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơđã nhận định: "Thế mạnh của nước ta là nông nghiệp, trong đó, chăn nuôi đóng góp một phần không nhỏ. Tuy nhiên, các chất thải từ chăn nuôi chưa được xử lý tuôn ra sông rạch ao, hồđang là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước". Sau khi được học lý thuyết về khả năng xử lý của thực vật thủy sinh và phát hiện ra những ao có rau dừa mọc ít mùi hôi hơn hẳn những chỗ khác, cả hai bắt tay vào làm thí nghiệm về sự thay đổi một số chỉ tiêu lý - hoá học của nước thải chăn nuôi khi có sự hiện diện của rau dừa, đồng thời xin kinh phí của trường để nghiên cứu đề tài: "Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thuỷ sinh: Rau dừa".
Sau hai tháng trời lăn lộn xuống ao nước thải ở các điểm nuôi heo, lấy mẫu nước ở một số ao ruộng, hai bạn đã tiến hành nghiên cứu theo 3 cách thức: nước sạch + rau dừa; nước thải 50% + rau dừa. Kết quả cho thấy: Rau dừa có khả năng sống và phát triển tốt trong môi trường nước thải. Thân, lá xanh hơn và khả năng lọc nước thải của chúng rất mạnh: nước thải ít hôi và màu trong hơn.
Các phân tích cũng cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm giảm rõ rệt. Khi trồng thí điểm trên những ao nuôi, bộ rễ của rau dừa tạo giá bám cho vi khuẩn phát triển, lọc và hấp thu các loại chất thải rắn, giảm hiện tượng tảo nở hoa trên các ao nước thải...Giải pháp dùng các loài thực vật thủy sinh có tính khả thi cao, bảo vệ môi
Chăn nuôi heo
trường bền vững. Trong cuộc thi "Phát minh xanh Sony", đề tài này đã được Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá cao...
Vấn đề băn khoăn hiện nay của nhóm sinh viên khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ là làm thế nào để một đề tài khoa học có tính ứng dụng cao đã được công nhận áp dụng vào thực tế một cách hiệu...Được biết, sau nghiên cứu này, họ còn ấp ủ đề tài lọc nước và ủ phân com-pôt (phân trộn) cho từng hộ riêng lẻ.
Trái dừa đã được làm thành mũ bảo hiểm như thế nào?
Đã có rất nhiều ý tưởng sáng tạo về chiếc mũ bảo hiểm nhằm tạo cho con người có cảm giác thoải mái, an toàn nhất khi tham gia vào hệ thống giao thông.
Những sáng kiến cho sự an toàn ở trên thế giới
Năm 2001, đơn vị nghiên cứu tai nạm giao thông của Đại học Adelaide, các chuyên gia đã chế tạo ra một loại mũ có thể giảm tối đa nguy cơ tử vong khi bị tai nạn xe máy hay ôtô và không ảnh hưởng đến kiểu tóc của người đội. Vẻ bề ngoài giống như một dải băng, mũ bảo vệ phần đầu phía trước và thái dương - nơi tập trung 80% các chấn thương trong tai nạn giao thông. Tuy nhiên, người ta thấy nó hợp với một loại mũ bảo hiểm thời trang hơn là bảo vệ con người khỏi những mối nguy hiểm bất thường của những vụ tai nạn giao thông.
Đến năm 2005, các nhà nghiên cứu ở Đại học Hertfordshire (Anh) đã khám phá ra một loại nhựa đàn hồi phức hợp mà họ gọi là d3o, vừa mềm dẻo lại vừa có thể hoá cứng khi cần thiết. Trong một ngày rong ruổi trên đường, Ruth Gough -phụ trách mặt hàng d3o đã bị một cú ngã chí mạng đập đầu xuống, không hề có một vấn đề gì xảy ra với bà ta bởi bà đội chiếc mũ bảo hiểm làm bằng vật liệu êm ái đến mức nó gần như một phần mở rộng, người ta dễ dàng quên mất rằng mình đang đội mũ. Nhờ đặc tính không biến dạng của loại nhựa đàn hồi này, công ty Ribcap (Thuỵ Sĩ) đã đưa ra ý tưởng về một dòng mũ bảo hiểm mới cho người trượt tuyết. Nó là sự kết hợp của loại mũ bảo hiểm cứng và loại mũ mềm thông thường. Theo đó, khi người đội di chuyển chậm, chiếc mũ mềm dẻo, nhưng khi bị nén dưới một tác động nào đó (chẳng hạn trong các vụ va chạm), các phân tử của nó sẽ khoá chặt lại với nhau. Vật liệu trở nên cứng hơn, truyền tác động ra một vùng rộng hơn.
Ở Việt Nam thì sao?
Tại Việt Nam, theo một thống kê cho thấy cứ mỗi ngày có khoảng vài chục người tử vong do tai nạn xe máy gây nên. Khi điều khiển xe máy mà ngã xuống thì thường bị chấn thương sọ não; nếu đầu được bảo vệ bằng mũ bảo hiểm thì nguy cơ chấn thương đầu sẽ bớt đi.
Trịnh Thị Lan, sinh viên năm 4, khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơđã khám phá ra một loại vật liệu làm mũ bảo hiểm được đánh giá cao bởi nó vừa đảm bảo thông số kỹ thuật, vừa bảo vệ môi trường. Phát minh đã đoạt giải nhất tại chương trình "Phát minh xanh Sony 2002" với đề tài "Mũ bảo hiểm - vật liệu tự nhiên siêu bền".
Tại sao chất liệu là trái dừa?
Một loại vật liệu dồi dào và dễ dàng kiếm được ởĐBSCL cũng như nhiều nơi khác ở Việt Nam. Khả năng chống được các vật nhọn đâm vào vì vỏ dừa có nhiều sợi nhỏ... rất phù hợp với túi tiền của người dân lao động. Tiết kiệm và bảo vệ môi trường... Ý tưởng này đã đến với Lan - sinh viên khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) - về việc làm một chiếc mũ bảo hiểm thiên nhiên với chất liệu từ chính những trái dừa.
Để làm ra một chiếc mũ như vậy, Lan đã phải thực hiện qua các công đoạn cũng khá cầu kỳ: quả dừa được cưa theo chiều dọc, rồi đẽo, đánh bóng, lót mút bên trong, viền nhôm chung quanh, khâu quai vải, sơn chống thấm, phết mầu. Chính vì vậy, trọng lượng của nó rất nhẹ, phần xơ xốp và mềm có dây đeo làm bằng dây đay, bố; nút thì dùng gáo cứng làm ra.
Sự suy luận logic khi quan sát vật dụng khiến cho ý nghĩ tưởng nhưđiên rồ và nhảm nhí lại khiến cho mọi người ngạc nhiên: độ an toàn của chúng hơn cả những chiếc mũ bảo hiểm đang bán trên thị trường dưới lực nén lên đến 800kg và có khả năng chống được các vật nhọn khi bị ngã. Đó là kết quả thu được sau khi "sản phẩm bất chợt" của Lan được kiểm chứng.
Thông thường, người ta đội mũ bảo hiểm chỉ hạn chế chấn thương sọ não khi tai nạn xảy ra chứ không bảo vệ được 100% phần đầu, cũng như không giúp được người bị nạn tránh khỏi các chấn thương nguy hiểm đến tính mạng khác. Trong đó, trầm trọng nhất là gãy cột sống cổ, gây liệt tứ chi, dẫn đến tử vong.
"Nhờ vào sáng kiến này, các nhà sản xuất có thể biến đề tài này thành một thương phẩm phục vụ cho cuộc sống cộng đồng" - Giáo sư Thân Đức Hiền, Giám đốc Trung tâm quốc tếđào tạo về Khoa học vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Chủ tịch hội đồng giám khảo của cuộc thi "Phát minh xanh Sony" năm 2002 đã phải trầm trồ thích thú khi đánh giá sản phẩm của Lan bởi nó không những là ý tưởng mang tính sáng tạo cao còn có ý nghĩa lớn, gần gũi nhất với đời sống của con người.
Chất lượng đã được bảo đảm
Năm 2003, Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vềảnh hưởng của thương tật, do cố tình hay tai nạn đã công bố một kết quả khiến nhiều người bàng hoàng: số người chết do tai nạn giao thông nhiều hơn vì chiến tranh.
Các tai nạn giao thông chiếm hơn 1/5 trong số 5 triệu cái chết do thương tật (không phải chết vì bệnh) xảy ra trên toàn cầu hằng năm.
Chính vì vậy, những chiếc mũ bảo hiểm có vai trò rất lớn trong việc giảm tỷ lệ thương vong đối với người điều khiển phương tiện giao thông.
Trước hết, mũ phải được chế tạo bằng vật liệu không độc, không dịứng hoặc gây khó chịu trên tóc và da cho người sử dụng. Vật liệu phải đảm bảo tính chịu nhiệt, chịu thời tiết và bền theo thời gian.
Khối lượng của mũ, kể cả bộ phận kèm theo không được lớn hơn 1 kg. Mũ phải có bề mặt nhẵn, không có vết nứt hoặc cạnh sắc. Kích thước và hình dáng của mũ che chắn được phạm vi từ cổ trở lên, phải chịu được va đập và hấp thụ xung động, chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên (thí nghiệm do cơ quan chức năng làm). Góc nhìn bên phải và trái của mũ không được nhỏ hơn 105o.
Khi tai nạn xảy ra, người đội mũ bảo hiểm có thể bị các chấn thương không phải ở đầu nhưng cũng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như: gãy khung xương chậu, vỡ lồng ngực, gãy xương đùi... Để hạn chế những chấn thương trên, nên chọn mũ bảo hiểm:
- Không quá nặng, chất liệu tốt, không che kín tai để nghe được tiếng động hoặc tiếng còi xe của người khác.
-Chọn mũ có tầm nhìn rộng, không che chắn tầm nhìn của mắt khiến phản xạ chậm.
Sản phẩm sáng tạo mũ bảo hiểm làm bằng trái dừa đã đáp ứng được đầy đủ các thông sốđó.
Những chiếc mũ bảo hiểm bằng nhựa sẽ ra sao sau khi trở thành đống rác khổng lồ và khó tiêu hủy? Không những an toàn và thoải mái, chiếc mũ bảo hiểm làm từ trái dừa còn làm một việc có ý nghĩa cho cuộc sống, cho môi sinh
-nếu khắc phục được những hạn chế về kiểu dáng.
Động vật "giăng bẫy tình" như thế nào?
Nghệ thuật quyến rũ đối phương
"Không ai ngờ rằng hoá chất tình dục lại tồn tại trong nước mắt", Kazushige Touhara tại Đại học Tokyo ở Chiba nói. Pheromone, hoá chất truyền tải thông điệp về tất cả từ nỗi sợ tới khát khao tình dục, thường có nhiều nhất trong mồ hôi của con người, và ở nước tiểu của chuột. Khi hai con chuột "âu yếm" nhau, chúng dễ dàng nhận ra "khuôn mặt" thân thương của "người tình".
Những đầu mối sexy nằm chính trong giọt nước mắt của chuột đực. Đã từ lâu, con người được nghe những "bản tình ca" của loài cá voi để "quyến rũ" bạn tình, loài chuột cũng vậy.
Những âm thanh này được các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, (Mỹ) đã phát hiện ra khi họ "nghe trộm" những con chuột đực trong phòng thí nghiệm. Âm thanh du dương này y như một lời "tỏ tình". Khi bắt được tín hiệu, các cô nàng dựa vào đó để đánh giá sức hấp dẫn của đối phương. Kết cục ra sao, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự trầm bổng của lời ca "người hát". Gián là một loài có "số dân" đông nhất thế giới, nhưng nỗ lực tiêu diệt chúng lại không mấy hiệu quả. Để không bị cáu tiết thêm một lần nào khi phải chứng kiến cảnh sinh sôi nảy nở của chúng, các nhà nghiên cứu ở Đại học Cornell - New York (Mỹ) đã phát triển một loại bẫy nhử đặc biệt, sử dụng pheromone ở loài gián. Đó là loại "dục tình hương" - "liều thuốc" có khả năng quyến rũ con đực từ một khoảng cách rất xa.
Tuyến dục tình hương này nằm ngay dưới bụng con cái được sử dụng như những tín hiệu để "mời mọc" bạn tình. Nhờ cơ quan bé tí này đã khiến cho gã gián đực tìm đến bất chấp mọi khoảng cách không gian và nguy hiểm như "một kẻ dại gái"... Tuy nhiên, thủ thuật dùng "mỹ nhân kế" này vẫn không mấy nhử được tất cả lũ "đàn ông" đó vào bẫy, đơn giản, bởi chúng được sở hữu những cái đầu khá tinh ranh.
Giống chim đực phòng the (bowerbird) lại khác, chúng "quý tộc" hơn về đẳng cấp "chài". Chim trống có khả năng trang trí những chiếc tổẩm điêu luyện, khéo léo đến mức các cô nàng đến mức "mê mẩn" cả những "dáng đi" khệnh khạng hoa mỹ và những tiếng hót khàn khàn như vịt đực của hắn.
Hoá ra, từ lâu, giống chim này đã có "sở thích" lạ lùng là yêu chuộng màu xanh dương. Nếu muốn "cưới" được một "cô vợ đẹp", tất nhiên gã chim phòng the (Ptilonorhynchus violaceus) ở Australia và Papua New Guinea phải có tài xây những "căn phòng uyên ương" loè loẹt làm nơi trú ẩn.
Những kẻ "trăng hoa" dễ sa bẫy
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng: trong thế giới hoang dã, chưa đầy 5% loài thú chung thuỷ "một vợ một chồng". Chuột đồng cỏ (Microtus ochrogaster) nằm trong số ít đó. Khi giao phối nó ý thức được rằng: khi đã chấp nhận dấn thân vào bẫy tình, hắn ta phải có "trách nhiệm" với vợ con. Chăm sóc một cách tận tuỵ và "đánh ghen" một cách mù quáng để bảo vệ "người thân".
Trái ngược hoàn toàn với chúng - gã chuột
đồng meadow (Microtus pennsylvanicus) "phong tình" hơn rất nhiều. Chúng dễ dàng sa bẫy, kết đôi lăng nhăng và chẳng mấy khi đoái hoài đến "con cái".
Một vài thí nghiệm được các nhà nghiên cứu đưa ra: Họ tiêm một ít hoóc môn vasopressin để thúc đẩy hành vi "chung thủy". Sau đó, họ tiến hành theo dõi, quả thật, sau đó, gã ta "chung tình" hơn hẳn, hơn thế còn nhất quyết bỏ ham muốn tìm "của lạ" ngay cả khi bị giăng bẫy...
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự chung thủy ở chuột đồng cỏ là hệ quả của một chuỗi mắt xích: Khi giao phối, cơ thể chúng giải phóng hoóc môn vasopressin. Hoóc môn này bám vào cảm thụ quan vasopressin ở vùng giữa não trước, kích hoạt cho hệ thống thần kinh "nhận phần thưởng". Hệ thống gây cho chúng cảm giác hạnh phúc -cảm giác đi kèm với bạn tình mà chúng vừa giao phối. Do vậy, hành động muốn được "gần gũi: với duy nhất với một "bạn tình" là một điều hiển nhiên.
Loài ruồi khiêu vũ Rhamphomyia sulcata cũng rất dễ bị sa bẫy, hành động này ngớ ngẩn đến nực cười. Chúng có mảy may "xấu hổ" vì điều đó không? Hoàn toàn không có vấn đề gì cả.
Nhà khoa học Natasha LeBas -Đại học Western Australia đã tiến hành tìm hiểu. Những con ruồi đực, nếu muốn vo ve bên "sườn" đối tượng. nhất thiết hắn phải dâng cho nàng những món ăn hấp dẫn như: một con bọ béo ngậy chẳng hạn. Càng "hám của" cô nàng đó càng dễ sa bẫy.
Một số gã ruồi đực "lừa đảo" bằng cách, chúng tặng "bạn tình" những chiếc hộp rỗng thay vì phải mất thời gian săn lùng mồi béo. Choáng ngợp trước "món quà" kếch sù, các nàng đồng ý giao phối. Sau khi phát hiện kẻđang làm "chuyện đó" với mình chỉ là tên bịp bợp, cô ta đánh tới tấp hắn bằng đôi cánh. Đã quá muộn, mọi việc đã xong, hắn đã "chuồn" đi không quên mang theo "món quà giả" để tìm cô ả "nhẹ dạ" khác.
Sự thật nực cười là: trong thế giới của chúng, những "kẻ bịp bợp" như trên đầy nhan nhản...
Loại bỏ thạch tín ra khỏi nước sinh hoạt bằng cách nào?
Thạch tín có ởđâu?
Thạch tín là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm và có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều tra sơ bộđã có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm thạch tín là do cấu tạo địa chất.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước.
Thạch tín được sử dụng nhiều trong công nghiệp và được sử dụng hạn chế trong thuốc trừ sâu, chất phụ gia trong thức ăn gia súc và trong các dược phẩm.
Có thầy lang còn cho cả "thần sa", "chu sa", "thạch tín" (các chất chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân) vào thuốc tễ, gây nên rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất, hạn chế khả năng sinh sản, gây suy thận, ung thư gan... Theo kết quảđiều tra mới đây, thuỷ ngân và thạch tín có trong nhiều vị thuốc đang lưu hành với hàm lượng cao gấp 300 - 500 lần tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Thạch tín gây bệnh gì?
Thạch tín (asen) là một loại chất rất độc, gây chết người nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp).
Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi thạch tín sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.
Ở mức độ thấp, liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài thạch tín sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư...
Hàm lượng asen trong nước sinh hoạt phải < 0,01 mg/l mới là đạt yêu cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ asen > 0,01 mg/l nước.
Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).
Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân - phần cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh cứng màu trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da...), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh - ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 - 20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết.
Xử lý loại bỏ thạch tín bằng cách nào?
Loại bỏ asen khỏi nước
Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dùng phương pháp ôxy hóa thông thường và ánh sáng mặt trời có thể loại trừ được các tạp chất, đặc biệt là asen ra khỏi nước ngầm.
-Các gia đình sử dụng nước giếng khoan nên xử lý bằng phương pháp sục khí, giàn mưa, bồn lắng, lọc...vừa để khử sắt, vừa loại bỏ được asen trong nước.
-
Dùng bơm điện: Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150-200 lỗ có đường kính từ 1,5 đến 2 mm, tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5-3 gang.
-
Dùng bơm tay: Cho nước từ vòi bơm rót vào máng mưa có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả ôxy hóa của không khí. Bằng những biện pháp đơn giản, ít tốn kém và rất hiệu quả trên, asen sẽ không còn là "sát thủ vô hình" nữa.
Giải độc thạch tín
Đại học Kalyani, Ấn Độ, đã tìm ra một phương pháp hiệu quả và rẻ tiền giải độc asen trong cơ thể của những người sử dụng nước ngầm ô nhiễm bằng thuốc giải độc có tên arsenicum album. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn đang trong thời gian thử nghiệm.
Trong trường hợp đã bị nhiễm độc asen, muốn giảm bớt các triệu chứng của bệnh do asen, người bệnh cần được đảm bảo chế độ ăn uống thật tốt, giảm protein, bổ sung các vitamin để giúp cơ thể thải loại asen nhanh hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc giúp gan thải asen ra khỏi cơ thể như thuốc DMPS và DMSA. Tuy nhiên phải có sự hướng dẫn của bác sĩ vì đây là những loại thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ.
Dò nước ô nhiễm asen bằng vi khuẩn phát sáng
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Thụy Sĩđã lợi dụng khả năng nhạy cảm với asen của vi khuẩn Escherichia coli để biến đổi gen sao cho chúng phát sáng khi dò thấy asen trong nước.
Thành công trên có thể cứu sống nhiều người đang sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm loại chất độc tự nhiên này. E.coli hiện cũng đang được thử nghiệm tại Việt Nam, chi phí thấp mà không giải phóng các hoá chất độc hại vào môi trường.
Áp dụng công nghệ nano
Các nhà khoa học ở Đại học Rice, Houston (Mỹ), áp dụng công nghệ nano cho một loại khoáng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Đó là loại khoáng dạng gỉ sắt, Fe3O4 hay gọi là magnetite, nghiền thành bột tinh thể mịn.
Theo báo cáo được công bố mới đây, khi các tinh thể có kích thước nhỏ hơn 40 nanomet (một nanomet bằng một phần tỷ mét), chúng bộc lộ những đặc tính khác thường so với các hạt có kích thước lớn trong trường điện từ cường độ thấp.
Nhưng bất ngờ nằm ở chỗ, khi đạt kích thước nhỏ đến 12 nanomet, họ thấy các hạt sắt từ này có sức hút thạch tín mạnh gấp 100 lần so với các hạt sắt từ có kích thước đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở khắp nơi để lọc nước.
Các nhà khoa học tìm thấy đặc tính này của magnetite siêu mịn sau khi tình cờ thấy thạch tín thậm chí còn được tách từ dung dịch nước thí nghiệm bởi bộ nam châm bình thường và cường độ yếu vốn dùng rộng rãi trong các cấu kiện máy tính.
Người ta hy vọng, công nghệ loại trừ thạch tín bằng bột magnetite siêu nhỏ này sẽ rất đơn giản. Có thể chỉ là động tác đổ bột magnetite kích thước nano vào bể chứa nước giếng và chờ một lúc để các phần tử thạch tín tích điện bị kéo xuống đáy bằng một nam châm đơn giản.
Quá trình tích tụ thạch tín sẽ tạo ra một lượng nhỏ cặn. Với một gia đình bốn khẩu trong một năm, lượng cặn thu được có thể bằng một bát canh. Người ta chỉ việc thau bể, lọc và đổ chúng ra hố rác.
Chi phí cho việc lọc này, theo Mason B. Tomson, giáo sư công nghệ tại Đại học Rice, và là đồng tác giả của báo cáo là rẻ bất ngờ. Có thể chỉ tốn một hoặc hai xu Mỹ (160-320 đồng Việt Nam) mỗi ngày cho một gia đình ở các nước đang phát triển.
Cá tìm đường về "nhà" như thế nào?
Chúng ta cứ nghĩ rằng: loài cá là những kẻ thang thang "vô gia cư", bạđâu ăn đấy. Thực tế quy củ hơn thế...
Âm thanh huyên náo chỉ đường cho thính giác của loài cá hồi
Trong vùng nước mênh mông loài cá cũng phân vùng lãnh thổ, chúng có nhà để làm nơi cư ngụ và trú ẩn đảm bảo cho sự an toàn. Cả ngày đi kiếm ăn, chúng cũng biết tìm về "nhà" để nghỉ ngơi. Những con cá hồi sống dưới những rặng san hô rực rỡđã dựa vào thính giác để làm nhiệm vụ như chiếc la bàn.
Đi kiếm ăn, từng đàn từng đàn tha thẩn ở nhiều vùng nước, miễn là nơi đó có lượng thức ăn khoái khẩu. Sự tranh cướp miếng ăn, "sựđi lại" huyên náo của các bầy cá lớn lại là phương tiện dẫn đường cho lũ cá hồi khôn ranh.
Cá hồi nhỏ dành một hoặc hai tháng đầu đời ở ngoài biển khơi. Hầu hết chúng chui vào các rặng san hô vào ban đêm để lẩn trốn những kẻăn thịt. Cá có thể nghe thấy tiếng động từ một rặng đá ngầm cách xa ít nhất 1km.
Những con cá trưởng thành có thể phát ra một loạt âm thanh khác nhau bằng những túi bong bóng đầy khí. Những con cá ăn đêm thì đặc biệt có giọng khàn khàn. Chúng sử dụng âm thanh để phân chia lãnh thổ và liên lạc. "Vào hoàng hôn sẽ có một giai điệu cao dần lền giống nhưđiệu hót của chim", Stephen Simpson - Trường Đại học Yor (Anh) cho biết.
Các nhà khoa học còn cho rằng: những con cá hồi non có thể học cách cảm nhận về âm thanh kể từ lúc chúng chưa ra đời. Họđã tiến hành kiểm tra phôi và nhịp tim của chúng khi phản ứng lại các âm thanh hỗn náo trên để so sánh với những âm thanh tương tự nơi chúng "cư ngụ" để nhận ra "nhà" mình.
Nhờ vào đặc tính này, các nhà khoa học đã phát ra những đoạn âm thanh đã thu được để dụđàn cá con để dụ những đàn cá con vào những dãy đá ngầm nhân tạo hoặc khu bảo tồn đại dương.
Tuy nhiên, Su Sponaugle tại Đại học Miami (Mỹ) phát hiện ra một điều lý thú nữa là: Điều này cũng đồng nghĩa với việc những âm thanh nhân tạo có thể làm xáo trộn đàn cá và ảnh hưởng tới hệ sinh thái đá ngầm. Âm thanh phát ra từ động cơ tàu thuyền và các nhà máy năng lượng có thể làm suy giảm dân số của loài ở những rặng đá ngầm, nhà sinh vật học
Tìm "nhà" bằng mùi hương quen
Để tìm hiểu điều này, Jelle Atema - nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về giác quan tại Trường ĐH Boston và Gabriele Gerlach (thuộc phòng thí nghiệm sinh học biển Woods Hole, Massachusett, Mỹ) đã phân tích một số nhóm gene nhỏ được gọi là microsatellite ở 3 loài cá bao gồm cá cardinal, cá damsel gai và cá damsel neon sống trong 5 rặng san hô ở Great Barrier Reef, Úc.
Qua nghiên cứu, họ phát hiện 3 loài cá này quay trở về nơi chúng được sinh ra nhiều hơn các loài cá khác. Nhất là đối với loài cá cardinal, chúng có sự khác nhau ở gene tùy rạn san hô mà chúng sinh ra.
Ở hầu hết các loài cá trong rặng san hô, cá cái sẽ đẻ trứng và cá đực thụ tinh và bảo vệ các trứng cho đến khi thành ấu trùng. Trong tuần thứ nhất, các ấu trùng nổi và quẩn quanh khu vực ẩn nấp của chúng. Khi lớn lên, thân thể trong suốt của chúng sẽ trở nên giống như các loài cá lớn và chúng bơi nhanh hơn và có thể di chuyển khắp nơi mà không hề mất phương hướng.
Để tìm ra điều gì đã khiến cho chúng "nhớ" dai đến thế, các nhà khoa học đã tìm cách làm nhiễm loạn môi trường để đánh lạc hướng những con ấu trùng cá cardinal bằng cách đặt chúng vào một vùng nước bao gồm nhiều dòng nước được dẫn từ các rạn san hô khác tới.
Nghiên cứu cho thấy ấu trùng cá cardinal thích
nước từ rạn san hô "nhà" chúng hơn và sẽ lưu trú ở đấy trong thời gian dài hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng những sinh vật trẻ này có thể phát hiện "mùi" trong nước và chính mùi này đã dẫn hướng chúng về nhà.
Các ấu trùng cá cardinal 3 tuần tuổi thì lại "đánh hơi" theo cách tương tự con người, chỉ khác là môi trường của chúng là nước và chúng có thểđánh hơi các chất hoà tan trong nước.
Tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao các ấu trùng có thể "học" được mùi hương từ rạn san hô mà chúng cư trú.
Nhờ những mùi hương quen ấy mà các ấu trùng quay về nhà được, nhưng còn các hoá chất nào hình thành nên mùi hương đó, mỗi vùng lãnh thổ được đặc trưng mùi vị ra sao? Các nhà khoa học lại tiếp tục đi nghiên cứu...
Sinh vật hoá thạch như thế nào?
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cây hoá đá trong lớp thạch anh 400 triệu năm tuổi ở Scotland. Nó cung cấp những thông tin quan trọng về sự tiến hoá của thực vật, khi chúng rời biển lên thống trị đất liền. Một vài trường hợp khác cũng được hé lộ. Câu hỏi đặt ra là: hoá thạch là gì mà các nhà khảo cổ quan tâm đến vậy?
Hóa thạch là gì?
Thuật ngữ "hóa thạch" mô tả một phạm vi rộng lớn của khảo cổ tự nhiên. Nói một cách tổng quát, hoá thạch chính là những di tích và di thể của các loài sinh vật được bảo tồn trong các lớp nham thạch. Bởi vậy, đó là đối tượng nghiên cứu của ngành sinh vật học.
Di tích - di thể bảo tồn trong lớp nham thạch
Trái đất "già" hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Thời điểm chính xác nào hành tinh này xuất hiện sự sống? Câu hỏi đó chẳng hề dễ chút nào. Biết bao nhiêu loài sinh vật đã sinh sống trên đó? Đó là cả một quá trình...
Quá trình hóa thạch xảy ra khi một sinh vật (thực vật và động vật) chết đi, xác chúng bắt đầu được phân huỷ. Những bộ phận cứng như: vỏ xương, cành cây... được nhanh chóng lấp dần, bao bọc bởi lớp lớp các trầm tích. Các lớp trầm tích sẽ bảo vệ các bộ phận này khỏi tác động của môi trường, vi khuẩn và các tác động gây phong hóa và phân rã. Trong suốt quá trình này, qua hàng nghìn năm, các lớp trầm tích tiếp tục bao phủ lên xác chết. Dần dần, chúng trở thành đá và giữ nguyên được hình thái kết cấu, những dấu vết hoạt động của loài sinh vật thời kỳđó.
Tiếng Anh gọi hoá thạch là "fossil" - một từ bắt nguồn từ tiếng La-tinh "fossilis", có nghĩa là "đào lên".
Bộ xương của khủng long hóa thạch Vậy có phải bất cứ sinh vật nào khi chết cũng đều trở thành hoá thạch? Mặc dù một sinh vật có thể hình thành lên hóa thạch hay không đều được quyết định bởi rất nhiều những nhân tố, nhưng có ba nhân tố cơ bản nhất quyết định điều đó:
-Sinh vật đó nhất thiết phải có những bộ phận cứng, khó phân huỷ như: xương, vỏ răng, gỗ... các sinh vật mềm yếu khác như: côn trùng, sứa vẫn có thể hình thành nên hoá thạch nếu nó ở vào một điều kiện vô cùng thuận lợi.
- Sau khi chết, xác của sinh vật đó phải được bảo vệ tránh khỏi tác động phá huỷ. Chỉ cần một phần cơ thể bị nghiền nát hoặc ăn mòn thì khả năng hoá thạch hoàn toàn không có.
-Xác sinh vật đó nhất thiết phải được chôn vùi và bao phủ bởi một lớp vật chất có thể giúp nó chống chọi lại những điều kiện môi trương khắc nghiệt nhất khiến nó có thể bị phân rã. Điều này giải thích vì sao những sinh vật biển thường dễ dàng hình thành hoá thạch.
Tiến trình lịch sử của những nghiên cứu
Ngay từ thời xa xưa, những di tích của cá, vỏ sò các dạng sinh vật biển được tìm thấy trên núi và sa mạc đã khiến cho một nhóm học giả Hy Lạp rất ngạc nhiên.
Đến năm 450 trước công nguyên, Herodotus khẳng định rằng: sa mạc Ai Cập chính là một phần bị bao phủ của bờ Địa Trung Hải. 50 năm sau, Aristoteles đã tuyên bố rằng: hoá thạch là do các vật chất hữu cơ tạo thành, nó bị ép vào trong tầng nham thạch bởi một tác dụng làm mềm vỏ của trái đất gây ra.
Cũng sau đó 50 năm, vào năm 350 trước công nguyên, học trò của ông là Theophrastus đã đưa ra một vài hoá thạch của các dạng sinh vật nhưng lại cho rằng hoá thạch do trứng và hạt của cây trong lớp nham phát triển mà thành.
Trong đêm trường Trung cổ, khi Quân quyền và Thần quyền là hai thế lực cao nhất ngự trị, con người có nhiều cách lý giải khác nhau về hoá thạch. Người ta cho rằng: đó là một hiện tượng kỳ bí của thiên nhiên hoặc là sản phẩm của ma quỷ tạo thành. Chính những lời đồn đại mê tín mà các nghiên cứu về hoá thạch bị chững lại hàng trăm năm.
3 miếng hổ phách được tìm thấy ở Mãi đến thế kỷ XV - thời kỳ khởi nguồn Cộng hoà Dominica thuộc vùng cho việc phổ biến và tiếp thu những kiến biển Caribbe thức về hóa thạch. Con người đã hiểu
rằng: hóa thạch là tàn tích của những sinh vật trước kia, nhưng không tách rời ý nghĩđó là những dấu vết của cuộc đại hồng thủy được ghi trong thánh kinh. Đây cũng là nội dung mà các nhà khoa học và các nhà thần học đã tranh cãi nhau suốt 300 năm sau đó .
Thời kỳ Phục hưng, Leonardo davincy (1452-1519) và một vài nhà khoa học khác đã nghiên cứu và kiên quyết phủ nhận mối liên quan giữa hoá thạch với đại hồng thuỷ. Họ tin rằng: ngoài núi cao thì đáy biển cũng là nơi tồn tại nhiều di tích hoá thạch và hoá thạch chính là chứng cứ của những loài sinh vật cổ đại.
Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, đã hình thành lên được một cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu hóa thạch. Hoá thạch được hoàn toàn thừa nhận là một môn khoa học. Từđó đến nay, các nhà khoa học thường phát hiện hoá thạch chủ yếu tại các tầng nham trầm tích ngoài biển xa.
Khi các trầm tích được tạo ra như: đá vôi vụn cát vỏ xương của động vật bị đè nén rồi kết dính với nhau tạo thành nham. Hầu hết, các hoá thạch được phát hiện chủ yếu tại tầng nham trầm tích ngoài biển. Rất hiếm bắt gặp hoá thạch ở nham núi lửa và nham biến chất.
Điều gì gây nên tình trạng sa mạc và hoang mạc hóa đất đai?
Trên thế giới hiện có khoảng 30% diện tích bề mặt Trái đất là hoang mạc hoặc đang bị hoang mạc hoá. Sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn và một số vùng ẩm ướt không chỉ do khí hậu và sự biến đổi khí hậu, mà còn do sức ép của sự gia tăng dân số và hoạt động sống của con người.
Hàng năm, trên toàn thế giới có 11 đến 13 triệu hecta rừng bị chặt phá, hàng chục triệu hecta đất bị suy thoái dẫn đến hoang mạc. Tại các vùng hoang mạc trên thế giới, tuy phạm vi, cường độ và mức độ tác hại có khác nhau, nhưng thực tế là quá trình hoang mạc hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với những hệ quả về sinh thái và môi trường ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, năm 1996 Liên Hợp Quốc đã đưa ra Công ước chống sa mạc hoá và chủ đề của ngày môi trường thế giới 2006 được chọn là "Sa mạc và hoang mạc hóa".
Sa mạc hóa là gì?
Sa mạc là môi trường khô hạn khắc nghiệt nơi một số ít người dân sinh sống, được đặc trưng bằng lượng mưa thấp và tỉ lệ bốc hơi cao. Sa mạc hóa là sự suy thoái đất ở các vùng khô cằn, bán khô cằn, chủ yếu do các hoạt động của con người và biến đổi khí hậu gây nên.
Hiện nay, sa mạc chiếm 41 % diện tích đất liền của trái đất và là nơi sinh sống của hơn 2 tỷ người, trong đó một nửa số dân sống trong đói nghèo.
90% số dân sống ở các vùng đất sa mạc thuộc các nước đang phát triển, các chỉ số phúc lợi và phát triển con người ở những vùng này tụt rất xa so với mức sống của số dân còn lại trên thế giới, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các vùng đất này tính trung bình là 54/1.000 trẻ, cao gấp 2 lần các vùng không khô hạn và gấp 10 lần so với tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở các nước phát triển.
Hiện tượng hoang mạc hóa diễn ra như thế nào?
Theo định nghĩa của Công ước Liên Hợp Quốc về chống hoang mạc hoá, "Hoang mạc hoá là quá trình suy thoái đất ở các vùng khô hạn, bán khô hạn và khô bán ẩm do hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người."
Suy thoái đất ở các vùng đất hoang mạc hóa được xác định bằng sự suy giảm hoặc mất năng suất sinh học hay năng suất kinh tế của các
vùng đất khô hạn. Thế giới có khoảng 10% đến 20% diện tích đất khô hạn đã bị suy thoái. Tổng diện tích đất bịảnh hưởng do quá trình hoang mạc hoá ước tính từ 6 đến 12 triệu km2. Hiện tượng này ảnh hưởng xấu đến một phần ba diệc tích bề mặt trái đất và hơn 1 tỷ người.
Ảnh hưởng của hiện tượng sa mạc và hoang mạc hóa như thế nào?
-Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái:
+
Đất bị canh tác quá mức đã dẫn đến sản lượng lương thực giảm, năng suất đất giảm và giảm khả năng đàn hồi tự nhiên của đất. Đất khô hạn chiếm 43% diện tích đất canh tác của thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt đã bị bỏ hoang trong 40 năm qua do xói mòn không thể sản xuất được. Hàng năm có thêm 20 triệu hecta đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không sản xuất được hoặc bị lấy mất để mở mang đô thị. Ước tính suy thoái đất gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp khoảng 42 tỷ USD một năm.
+
Tăng lũ hạ lưu; giảm chất lượng nước ở sông hồ, hồ chứa và kênh mương.
+
Làm trầm trọng hơn các vấn đề sức khoẻ do bụi bay, gồm các bệnh lây nhiễm mắt, hô hấp, dịứng và ức chế tinh thần.
-
Ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội: Mất nguồn lao động sinh sống buộc người dân bịảnh hưởng phải di dân, vấn đề này càng nan giải ở các nước đang phát triển. Các hậu quả của hoang mạc hoá và hạn hán là chết đói và đói nghèo. Quá trình hoang mạc hoá tăng lên trên toàn thế giới đe doạ sẽ có thêm hàng triệu người nghèo buộc phải tìm nơi ở mới và kế sinh nhai khác, gây nên tình trạng mất ổn định về xã hội, kinh tế, chính trị.
-
Ảnh hưởng đến kinh tế:
Hơn 3 thập kỷ qua, nhu cầu tăng sản lượng nông nghiệp cao hơn để nuôi số dân thế giới đang tăng lên đã làm cho áp lực đối với tài nguyên đất và nước ngày càng tăng. Cho đến nay, dân số tiếp tục tăng có nghĩa là chúng ta phải cần sản xuất bổ sung lương thực. Nhu cầu đất nông nghiệp tăng đã khiến tỉ lệ phá rừng để lấy đất trồng ngày càng tăng (chiếm tới 6080% tỷ lệ phá rừng trên thế giới).
Vì vậy, phần lớn các vùng đất khô hạn vẫn rất nghèo, người dân không đủ các dịch vụ thiết yếu, các phương tiện sản xuất, chất lượng sản phẩm thấp...
Phục hồi như thế nào?
Việc phục hồi đất bị mất do xói mòn là một quá trình rất chậm, có thể mất tới 500 năm mới hình thành được lớp đất dày 2,5cm.
Báo cáo đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷđã nhấn mạnh, ngăn ngừa hoang mạc hoá đồng nghĩa với quá trình khai thác tài nguyên đất một cách hiệu quả. Bằng việc quản lý tốt hơn cây trồng, thủy lợi, ngăn chặn nạn phá rừng, sự chăn thả quá mức động vật... thậm chí các chiến lược tạo công ăn việc làm ngoài nông nghiệp sẽ giúp người dân sống ở các vùng đất khô hạn có thể làm giảm tình trạng đói nghèo, giảm áp lực khai thác đất đai.
Ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu hecta, trong đó diện tích phần đất liền khoảng 31,2 triệu hecta, xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Tuy nhiên tình trạng lạm dụng và khai thác không hợp lý đã dẫn đến nhiều diện tích bị thoái hóa, làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất. Muốn sử dụng phải cần đầu tư cải tạo và bảo vệ vô cùng tốn kém. Vì vậy, để hưởng ứng khuyến cáo của thế giới, Việt Nam cũng đã có rất nhiều chương trình hoạt đông như thông tin, tuyên truyền cổ động tới người dân về tác hại của tình trạng hoang mạc hóa đất, tổ chức các cuộc thi sáng kiến bảo vệ môi trường xanh, sạch như "Phát minh xanh Sony" tổ chức thường niên, phát động các phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc... Những biện pháp này đã mang lại hiệu quả nhất định, được thế giới đánh giá cao.
Mưa phùn hình thành như thế nào?
Mùa xuân và những cơn mưa phùn
Độ ẩm không khí cao một cách đột biến "đánh thức" sựđâm chồi, nảy lộc của cây cối. Tiếp sau đó, những trận mưa nhỏ dài lê thê, bầu trời ảm đạm khiến cơ thể con người cũng có cảm giác "chật chội".
Chúng ta biết rằng: Mùa đông ở nước ta bao giờ không khí cũng có đặc tính khô lạnh, lượng mưa bị "khống chế". Bước vào đầu xuân, nhiệt độ trở nên ấm dần kèm theo sự trở lại của không khí ẩm ướt, lúc này mới "lục đục" kéo nhau từ phía Nam sang phía Bắc.
Một bên là không khí ấm ẩm, một bên là không khí lạnh khô gặp nhau, khiến cho lượng hơi nước tích tụ và "ướt át" trên bầu trời. Ngoài ra, không khí ẩm ướt phương Nam không đủ mạnh để "kết" thành những trận mưa to. Vậy là, chúng biến thành những cơn mưa phùn rả rích và âm u vào mùa xuân.
Tuy nhiên, từ lâu, các nhà khí tượng vẫn cho rằng: những cơn mưa phùn chứa đựng thật nhiều mâu thuẫn và khó hiểu. Một mặt, họ tin rằng: các giọt nước phải mất hàng giờ mới đạt kích cỡ hạt mưa phùn. Nhưng mặt khác, họ lại ngạc nhiên khi sự thật, các đám mây gây mưa chỉ tồn tại trong khoảng nửa giờ.
Vậy thì, mưa phùn làm sao có đủ khả năng để hình thành kia chứ? Chẳng lẽ, nó lại có một điều kỳ diệu thứ ba? Robert McGraw và Yangang Liu - hai nhà khoa học phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, New York (Mỹ) đã có câu trả lời.
Không cần đến 1 giờ
Sự thật khác nhiều so với những điều chúng ta đã từng nhầm tưởng. Không cần đến 1 giờ như những giả thuyết trước để mưa phùn hình thành.
Ngay cả khi mật độ hạt nước dưới đám mây chưa đạt đến giới hạn tạo mưa thì chúng vẫn có khả năng mau chóng liên kết túm tụm lại với nhau. Vẫn có thể có những hạt mưa to khiến chúng ta phải ướt sũng. Đó là lời quả quyết của hai nhà khoa học.
Theo các ông, trong khi những hạt mưa thông thường thường có đường kính ít nhất từ 2 milimét trở lên, và hoàn thành quá trình "rơi rụng" với tốc độ khoảng 9m/giây thì những hạt mưa phùn thường chỉ cỡ khoảng 1 milimét và "sà" xuống đất "thong thả" hơn nhiều, khoảng nửa mét/giây. Chính xác là, "sức vóc mềm yếu" của chúng bị các dòng khí thổi đi "lang thang".
Hơn nữa, điều kiện hình thành cơn mưa phùn cũng khác so với cơn mưa thông thường. Một cơn mưa bình thường, chúng xuất hiện khi dòng không khí bị cuốn lên cao, chúng liên kết thành các đám mây, nặng dần, nặng dần. Các giọt nước càng ngày càng "phình" lên, tích tụ và rơi xuống. Còn mưa phùn lại hình thành trong điều kiện tĩnh lặng hơn: không hề có một dòng khí nào nâng chúng lên như vậy cả.
Sự ngưng kết nhanh chóng
McGraw và Liu phát hiện ra rằng: dù trong bất kể một điều kiện nào thì những giọt mưa vẫn chỉ hình thành theo một cách thức.
Khoảng 20 phút đầu, các phân tử hơi ẩm trong không khí bắt đầu ngưng tụ, dần tạo thành giọt có đường kính mới chỉ 0,04 mm còn gọi là hạt nhân ngưng kết. Từ giọt nước 0,04 mm chúng hợp nhất với các hạt lân cận, to dần và rơi xuống.
Người ta vẫn thường nhầm tưởng rằng: sau đó khoảng 1 giờ những hạt mưa ban đầu mới đạt tới kích cỡ hạt mưa phùn nhưng trên thực tế các đám mây tạo mưa thường chỉ tồn tại khoảng nửa giờ. Điều này đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu suy nghĩ. Chả lẽ, thời gian hình thành cơn mưa lại lâu hơn cả tuổi thọ của đám mây ư? Thực sự là một điều phi lý!
Một lần nữa, McGraw và Liu lại làm sáng tỏ bí mật này. Họ đưa ra một giả thuyết thuyết phục là: trong giai đoạn hợp nhất hạt mưa lớn hơn 0,04mm, giọt nước đó phải vượt qua một giai đoạn thứ hai tương tự như giai
đoạn tạo hạt nhân ngưng kết. Vượt được "thử thách" này, giọt nước sẽ phình ra một cách nhanh chóng.
Độ ẩm của không khí chính là "chất xúc tác" tích cực "kéo ngắn" thời hạn chuyển đổi kích cỡ mưa phùn ít hơn nhiều so với 1 giờ. Có thể, đây là nguyên nhân khiến cho các cơn mưa phùn xuất hiện trong một thời gian rất ngắn nhưng lại kéo dài lê thê...
Kiến "dò" đường như thế nào?
Lần tìm dấu vết thức ăn
Đây quả là một câu hỏi thú vị cho các nhà khoa học thuộc Đại Học Sussex và hai vị giáo sư Nigel Franks và Tom Richardson - Trường đại học Bristol (Anh). Cuối cùng, họđã trình bày chính xác cơ chế tìm đường đi của kiến bằng thị giác.
Ban đầu, mùi vị thức ăn được chúng
"định vị" bằng một loại "rađa" đặc biệt. Khi đã xác định đúng địa điểm, "tọa độ" của miếng mồi. Chúng bắt đầu "vạch" phương hướng và đường đi. Chuyến đi đầu tiên là lần theo dấu vết chất dịch mà những con kiến đi trước để lại.
Thông tin đường đi được lan truyền khắp cảđàn kiến khi những con theo sau trở thành "thủ lĩnh" đi đầu và quá trình hướng dẫn, chỉ dạy lại bắt đầu một lần nữa đối với cảđàn kiến.
Việc hướng dẫn, "bàn bạc rì rầm" của loài kiến không đơn thuần chỉ là sự bắt chước. Tuy là một loài động vật có bộ não nhỏ hơn não người hàng triệu lần nhưng chúng vẫn là những "người thầy" về chỉ huy và "dạy học" - Giáo sư Nigel Franks bày tỏ.
Cuộc di chuyển không bao giờ quá vội vã. Ít nhất phải có thời gian để "lũ" loi choi dẫn đầu dùng râu rà rà trên mặt đất để dò đường. Về cơ bản, chuyến đi đầu tiên bao giờ cũng phức tạp đến mức chúng khó có thể "nhớ" nổi đường đi.
Theo đó, để hướng dẫn, dạy cho nhau cách thức tìm mồi, loài kiến đã áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau - tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từổ của chúng đến nơi có thức ăn. Những con kiến đầu đàn sẽ bò chậm lại nếu những con sau bị bỏ quá xa và chúng sẽ tăng tốc dần lên nếu khoảng cách giữa chúng quá ngắn.
Ở chặng đi ban đầu, con kiến lưu trữ nhiều hình ảnh vềđoạn đường đã đi qua và ở những chặng sau, nó tìm đường bằng cách kết hợp ký ức trên với quang cảnh xung quanh để dễ tưởng tượng.
Các nhà khoa học khám phá thêm rằng: loài kiến thông minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Ngoài những ký ức khác nhau về từng chặng đường đi tìm chúng còn có thể phân biệt chính xác đường đem thức ăn về tổ. Chúng lưu trữ nhiều kí ức lung tung nhưng bao giờ cũng dùng đúng lúc đúng chỗ.
Lưu giữ ký ức bằng những hình ảnh
Để giải thích rõ hơn về sự lựa chọn các ký ức hình ảnh mà kiến "áp dụng" trong suốt chặng đường, Giáo sư Tom Collett thuộc Trung tâm Thần kinh ở Đại Học Sussex, giải thích:
Để chứng minh kiến đã dùng hình ảnh cho việc "dò dẫm", họđã phải huấn luyện bằng cách nhử chúng đi tìm thức ăn trên đoạn đường cách một cột trụ khoảng 10cm.
Khi tăng đoạn đường lên 20cm tức là tăng kích cỡ cây cột lên gấp đôi để kiến phải tìm đường đến thức ăn xa hơn thì kích thước võng mạc vẫn y nguyên.
Để phân tích năng lực gợi nhớ ký ức tìm đường của kiến, các nhà nghiên cứu đã tạo nên một tình huống mơ hồ cho nó: Huấn luyện những con kiến đi tìm thức ăn ở giữa 2 cột trụ kích thước khác nhau, sau đó kiểm tra lại bằng cách đổi 2 cây cột trụ có cùng kích cỡ. Liệu con kiến có biết cây cột nào với kích thước nào không?
Kết quả là, lũ kiến chỉ có thể tìm đến đúng nơi sau khi nó phục hồi lại được tín hiệu về quang cảnh xung quanh.
Giáo sư Collett nói thêm:"Để nhận biết cột trụ, con kiến cần dựa vào cảnh xung quanh trên vị trí khác nhau trong giác mạc khi nó tiếp xúc với cây cột. Con kiến có thể phục hồi ký ức chính xác thường do khả năng lưu trữ hình ảnh toàn cảnh của đoạn đường đi tìm thức ăn".
Tuy nhiên, nếu ở một nơi hoang vắng, như sa mạc chẳng hạn, chúng làm sao về nhà mà không sợ bị lạc khi những cơn bão cát có thể "xóa dấu chân" chúng bất cứ lúc nào?
Một vài loài kiến trên hành trình kiếm ăn sử dụng những đầu mối trên bầu trời để định hướng đường về nhà. Các nhà khoa học băn khoăn không biếtvì sao những con côn trùng này luôn chọn đúng đường ngắn nhất và biết đích xác còn phải đi bao xa trên những "điểm đánh dấu" trên khoảng không bao la.
Nghiên cứu mới cho thấy việc đếm bước chân là một phần quan trọng trong chiến lược này. Bằng cách biến đổi sải chân, các nhà nghiên cứu có thể biết được liệu chúng có sử dụng cơ chế giống máy đo đường để đo khoảng cách, hay đếm bước chân bằng một máy đo bước sinh học.
Vì vậy, dù trong bếp có bao nhiêu thức ăn ngon, kiến vẫn có thể "đánh hơi", "cõng" về nhà một cách vô tư...
Vì sao sàn nhà "đổ mồ hôi" vào mùa xuân?
Mùa xuân, sàn nhà "đổ mồ hôi"
Bạn hãy hình dung một cách đơn giản nhất qua thí nghiệm nho nhỏ sau:
Đặt cốc nước đá ra ngoài không khí, bạn sẽ thấy nó bắt đầu "vã mồ hôi". Chẳng nhẽ, thành cốc bị rò, nước rỉ ra ngoài hay một lý do nào đại loại như thế?
Thực chất, đây chỉ là một hiện tượng vật lý vô
cùng đơn giản mà chúng ta có thể vận dụng vào
để giải thích vì sao sàn nhà thường ẩm ướt trong thời tiết nồm.
Khi đặt chiếc cốc lạnh ra ngoài không khí, nhiệt độ của thành cốc thấp hơn nhiệt độ môi trường. Điều này cũng giống như việc tại sao các cơn mưa đá lại thường xuất hiện vào cuối mùa đông hay trong mùa hè, khi nhiệt độ không khí lên cao một cách mãnh liệt nhất. Đó là bởi sự chênh lệch nhiệt độ dưới thấp và trên cao.
Trở lại với thí nghiệm trên để thấy rằng: hiện tượng nồm nhoen nhoét ấy cũng "rơi" vào trường hợp tương tự. Do sự chênh lệch này mà hơi nước sẽ ngưng tụ lại, đọng thành giọt. Kết quả là chiếc cốc lấm tấm "mồ hôi".
Ở miền Bắc nước ta, do ảnh hưởng của hai luồng gió giao mùa là gió Đông Bắc và gió Đông Nam khiến cho hiện tượng mưa phùn kéo dài. Độm ẩm không khí và đất bắt đầu tăng lên cao.
Một là nguồn không khí ấm và ẩm ngoài biển thổi vào gặp ngay lớp không khí lạnh ở tầng thấp trong đất liền gây ra hiện tượng ngưng tụ như sương mù hay mưa phùn. Hai là do đới gió Tây Nam xuất hiện và phát triển ở tầng cao khoảng 1.000-1.500m trong những ngày qua đã sinh ra lớp nghịch nhiệt làm không khí không bốc lên cao và thoát ra ngoài được.
Hơn nữa, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84% một năm, sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng khiến cho gió mùa mùa đông "rủ rê" theo khá nhiều hơi ẩm.
Sự "hỗn tạp" kiểu thời tiết ẩm, không khí gần bão hoà hơi nước, độ ẩm tương đối từ 90% trở lên, thường kèm theo gió đông nam và thời tiết giữa hai đợt gió mùa đông bắc khi dòng khí đông nam ẩm từ Biển Đông thổi vào đất liền, vào nửa cuối mùa đông ở Bắc Bộ kéo theo hiện tượng nồm.
Cơ chế của nó cũng tương tự như hiện tượng cốc nước nói trên. Nghĩa là sàn nhà ẩm ướt do có 2 điều kiện:
1. Không khí có nhiều hơi nước.
2. Nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí.
Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém. Thế nên nó sẽ làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương (nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương), đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn. Hiện tượng này làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất hay còn gọi là hiện tượng "sàn nhà đổ mồ hôi".
Ẩm ướt + nấm mốc + sự khó chịu
Các nhà khoa học cho rằng: hiện tượng này ít nhiều mang lại lợi ích cho sự sinh trưởng cây trồng vào mùa xuân bởi một số lợi ích do cung cấp lượng nước dồi dào cho chồi non nảy nở. Tuy nhiên, thời tiết này cũng "tiếp tay" cho một số mầm bệnh ủ có môi trường "lớn nhanh" gây một số bệnh cho người, gia cầm, gia súc và cả cây trồng.
Các bác sĩ còn cho rằng: trời nồm sẽ sinh lắm bệnh tật như thấp khớp, tim mạch, hen suyễn, đau đầu và những bệnh mạn tính của người cao tuổi vì việc bài tiết qua da bị hạn chế, các lỗ chân lông bí
không thoát ra được, gây khó chịu, mệt mỏi đau nhức. Đây cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm mốc, ruồi muỗi, sâu bọ phát triển. Các thiết bịđiện tử nhanh mốc, hỏng...
Còn đối với những mặt sàn nhà do không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém nên bị nó làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới tận điểm sương (nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương), đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn bẩn thỉu.
Tuy nhiên, hiện tượng đổ mồ hôi thường chỉ xảy ra ở những ngôi nhà xây sát đất (tầng một, một tầng). Còn ở những ngôi nhà trên cao (tầng hai, tầng ba...), sàn lại không bịẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn.
Trong vật lý kiến trúc, nồm ẩm được gọi là hiện tượng đọng sương trên bề mặt do gió nồm chứa hàm lượng không khí ẩm lớn, tạo thành sương đọng trên các bề mặt cứng như gỗ, đá, đặc biệt ở tầng 1 và 2 (cần xác định rõ nền nhà ẩm ướt khi trời nồm là do hơi nước ngưng tụ từ không khí chứ không phải là thẩm thấu từ dưới đất lên).
Để khắc phục hiện tượng, bạn nên tuân theo một nguyên tắc chung là là tăng nhiệt độ của sàn lên sao cho tương đương với nhiệt độ môi trường. Cụ thể như sau:
1. Bằng phương pháp dân gian:
-Trước hết, chống nồm bằng cách: lót nền bằng bao ximăng, đổ xỉ than... trong khi xây dựng.
-Có thể dùng biện pháp dùng vôi để ở góc nhà ít tác dụng và chỉ giải quyết được trong phạm vi nhỏ, vì với diện tích lớn không thể rải vôi khắp nhà.
-Biện pháp tối ưu trong những ngày trời nồm là chăm lau chùi nhà cửa, sử dụng máy móc để sấy khô vật dụng...
2. Phương pháp hạn chế khác:
-Đóng kín cửa, bịt tất cả các kẽ hở, càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm "lẻn" được vào nhà trong những ngày độ ẩm không khí tăng cao, sương mù...
- Càng mở cửa cho thoáng càng làm cho không khí ẩm vào nhà và độ ẩm ướt càng cao.
-Mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khửẩm khi đã bị không khí ẩm vào nhà ngoài việc đóng kín cửa.
-Khi xây nhà mới nên dùng các loại vật liệu xốp thô mộc truyền thống nếu muốn hạn chế bớt nồm ẩm.
- Làm nóng máy để bốc hơi nước hoặc dùng máy sấy để sấy khô đối với các trang thiết bịđiện tử, điện thoại trời ẩm nên. Với máy tính, TV hãy mở liên tục để chống ẩm cho chân bóng, màn hình. Máy photocopy nên dùng máy sấy xì vào các núm điều khiển. Các loại máy móc khác như máy ảnh cần đặt thêm gói hút ẩm để không bị mốc ống kính...
-Để một vài viên chống ẩm vào tủ quần áo là phương pháp hữu hiệu nhất ngăn gián nhấm và chống mùi ẩm mốc khó chịu.
Không có cách gì khắc phục hoàn toàn hiện tượng sàn nhà, tường nhà ướt nhẫy do nồm ẩm. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bằng cách đóng kín cửa và bật máy điều hòa nhiệt độ...
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong
Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của vùng tăng lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean Baptiste Joseph Fourier nảy ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng này là Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ effet de serre.
Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng này và "lôi kéo" được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới.
Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng
xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉở những chỗ được chiếu sáng.
Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một "không gian con con". Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà "lợp" kính. Khi đón nhận ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được "đốt cháy" từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thểđâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn.
Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Điều đó lý giải điều gì?
Chúng ta hãy tưởng tượng một cách đơn giản như sau: CO2 chứa trong bầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất. Lúc này Trái Đất sẽ không khác gì một nhà kính lớn chơ vơđón nhận ánh sáng trong không gian.
Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có "tấm kính này" nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống đến - 23oC. Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ Trái Đất được sưởi nóng lên 38oC, đồng nghĩa với việc trên thực tế, nhiệt độ trung bình sẽ là 15oC.
Nói vậy không có nghĩa tất cả ánh sáng Mặt Trời đều được hấp thu qua "tấm kính". Khi năng lượng Mặt Trời đi qua một lớp khí (gọi là khí nhà kính - Green House Gas GHG) gồm hơi nước, CO2, methane, NOx, ozone... Bức xạ hồng ngoại trong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất ra vũ trụ song không dễ dàng đi qua lớp khí nhà kính. Một phần bức xạ hồng ngoại bị hất lại quả đất làm cho Trái Đất có được nhiệt độ thuận tiện cho sự sống.
Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các đống phế thải... "nhả" ra một lượng khí CO2 khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO2 càng ngày đầy.
Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất
Các nhà khoa học dựđoán rằng: nếu cứ để nồng độ đi-ô-xít các-bon cứ tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt.
Theo các phân tích mới đây: trong 200 năm qua, nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5o C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5oC; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.
Một con số không thể không gây hoag mang là: theo ước tính, lượng khí nhà kính trong khí quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa từng có ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của Trái Đất.
Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là hậu quả của "cách hành xử thực dụng" của các nước phát triển. Lượng khí carbon dioxide (CO2) và nhiều loại khí thải khác trong bầu khí quyển bị dồn tụ khiến nhiệt độ phát triển cao hơn mức bình thường 3-4oC.
"Kẻ gieo gió, ắt gặp bão"?
-Sự xáo trộn môi trường sống: Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm qua của nhà khoa học Na Uy - giáo sư Ola Johannessen (tác giả chính của bản báo cáo do Uỷ ban châu Âu tài trợ) đã nói rằng: vào cuối thế kỷ XXI, băng Bắc Cực giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua do hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường sinh thái bị xáo trộn nghiêm trọng.
Hoạt động gió mùa dữ dội hơn tại khu vực châu Phi - tiểu vùng Sahara đã mang không khí nóng từ sa mạc tràn qua châu Âu và ngăn chặn dòng khí mát từ Đại Tây Dương đổ vào lục địa, ngăn cản sự hình thành của các đám mây dẫn đến việc thiếu
mưa trầm trọng ở châu Âu.
-Nguồn nước bị "khủng hoảng": Sự thay đổi "tính khí" của những cơn mưa rào khiến cho "sức khoẻ" của các loài thuỷ sản bịđe doạ. Các nhà máy phát điện, hệ thống tưới tiêu hoạt động hết công suất nhưng chất lượng nước uống, chất lượng cuộc sống vẫn bị giảm sút rõ rệt. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới. Lụt lội, hạn hán, thiên tai thường xuyên đe doạ cuộc sống con người.
-Tài nguyên biển: Các tảng băng trôi và tan chảy khiến cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì Vì sự sinh tồn có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
-Sức khoẻ con người: Theo các báo cáo của WHO, số người chết vì
nhiệt độ gia tăng ở các nước đang phát triển càng ngày càng có chu kỳ kéo dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa khiến cho các căn bệnh truyền nhiễm có "cơ hội" phát triển. Những con số không thể nói lên điều gì ngoài việc môi trường sống đang có các "biến chứng" phức tạp đe doạ nghiêm trọng đến sự sống.
-Rừng cháy trụi: Trái Đất luôn phải trải qua các chu kỳ nóng, lạnh và hiện tượng nắng nóng bất thường. Giáo sư Johannessen nhấn mạnh thêm: vào cuối thế kỷ XXI, biển Barents ở phía bắc của Nga và Na Uy có lẽ sẽ không còn băng, thậm chí là trong mùa đông.
Hiện tượng này sẽ cho phép dòng nước lạnh của Bắc Bắc Dương bị thất thoát sang Thái Bình Dương khiến cho nhiệt độ của Bắc Băng Dương tăng cao hơn hàng năm, lúc này nắng nóng vào mùa hè là điều không tránh khỏi. Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
Nỗ lực giảm tác hại hiệu ứng nhà kính
Chúng ta cần phát triển sản xuất công nghiệp, nên trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào không khí.
Bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.
Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.
Nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất có thể quay trở lại kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Sự sinh tồn hay bị huỷ diệt, điều đó phụ thuộc vào nỗ lực chung của cả loài người...
Gia đình iPod có bao nhiêu thành viên ?
Apple Computer Inc. đã đưa ra sản phẩm máy nghe nhạc iPod. Nó được đánh giá là rẻ, nhỏ hơn và có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm máy nghe nhạc kỹ thuật số sử dụng bộ nhớ flash xuất hiện trên thị trường. Sản phẩm iPods của thời điểm mới ra đời có kích thước chỉ nhỉnh hơn tấm danh thiếp một chút, dày 1/2 inch (1,25cm) và nặng 3,6 ounce (102g), cùng một phiên bản phần mềm thời đại số iLife và chương trình nghe nhạc có tên Garage Band. Gia đình iPod bao gồm 5 anh chị em:
1)iPod mini
-
Lưu tới 15000 bài hát và art album đầy màu sắc.
-
Loại 30GB có kích cỡ 4,1.2,4.0,43. Loại 60GB có kích thước 4,1.2,4.0,55.
-
Màn TFT tươi sáng 2,5 inches: 320.240 pixel. -Pin lên tới 20h.
-
Lưu giữ đến 25000 ảnh.
-
Xem videos đến 150h.
-
Chiếu video và ảnh lên màn hình TV thông qua Dock. 2)iPod nano
-
Lưu giũ đến 1000 bài hát với các art album đầy màu sắc.
-
Kích thước chỉ có 3,5.1,6.0,27 inches và nặng 1,5 ounces.
-Màn hình LCD với màu sắc tươi sáng có kích cỡ là 1,5 inches
-Pin lên tới 14h.
-
Làm việc được với Mac OS X hoặc Windows 2000/XP
-
Lưu giữ đến 25000 ảnh
-
Có lịch ...
3)iPod shuffle
- Cá nhân hoá nó với iTunes
+ Tự động lấp đầy thư viện âm nhạc với
một kiểu trộn nhạc sống động. +Tự động lấp đầy danh sách các bài hát
-Điều chỉnh nhạc với các giao diện nút đơn giản
-Có thể mang theo bất cứ nơi đâu vì trọng lượng khá nhẹ.
- Nó có dây buộc kèm theo.
-Có thể thưởng thức âm nhạc trong 12h liên tiếp chức năng playback dù chạy, nhảy...
-
Dùng thông qua USB
-
Chơi được MP3, AAC, podcast, audiobook
-
Lưu giữ các file nhạc. 4)iPod Hi-Fi
-
Thiết kế mặt loa rộng
-
Hình ảnh sắc nét và chính xác
-
Chân đế nhỏ
-
Dải băng tần lớn.
Điện thoại di động ra đời như thế nào?
33 năm về trước, Martin Cooper, bấy giờ là phụ trách hệ thống thông tin của Motorola, một lần suýt bị xe đâm khi vừa nói chuyện với một phóng viên của đài phát thanh New York vừa qua đường để đến một trạm điện thoại công cộng. Rồi nhận thấy quá nhiều người cứ phải loay hoay đi tìm chỗ để gọi điện, Martin liền nghĩ ra ý tưởng làm một chiếc điện thoại di động mà ai cũng có thể mang theo người, chứ không phải chỉ cố định ở nhà, văn phòng hay trong xe hơi. đã nói chuyện với ông tổng giám đốc bộ phận hệ thống thông tin hãng Motorola . Điều này thể hiện tầm nhìn rất xa về phương tiện thông tin vô tuyến cá nhân, khác với điện thoại trong xe hơi. Việc phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên của Cooper đó đi trước đối thủ của hãng Motorola là AT&T's Bell Labs.
Martin Cooper nói: "Người ta thích nói chuyện với nhau, không phải ở nhà hay trong sở hay trong xe. Nếu cho họ chọn lựa, họ sẽđòi được tự do liên lạc bất cứ nơi nào họ muốn..."
Nghĩ là làm. Ngày 3/4/1973 chính thức ghi dấu sự ra đời của điện thoại di động khi Martin đứng ở giữa đường phố New York gọi vào máy để bàn của đối thủ cạnh tranh của mình lúc đó- công ty AT&T. Đó chính là cú điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Mới đầu, chiếc điện thoại di động có tên là Motorola Dyna-Tac nặng đến 850g. Martin Cooper, giám đốc dự án của hãng Mororola, cho xây dựng một trạm thu phát tại New York. Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu tại Washington cho FCC, Cooper và Motorola đưa công nghệ điện thoại tới New-York để trình bày cho công chúng. Martin đã phải mất đến 10 năm nghiên cứu để làm cho nó nhẹđi. Năm 1983, Motorola tung ra thị trường điện thoại DynaTAC nặng 453g, giá của mỗi chiếc là... $3500. Ngày nay, sau hàng loạt cải tiến, điện thoại di động chỉ còn nặng có 85g và có vô số những chức năng mà Martin không thể tưởng tượng nổi. Và giá cũng không còn trên trời nữa. Nhờđó, số người sử dụng điện thoại di động trên thế giới, đã nhiều hơn số người dùng điện thoại bàn.
Ý niệm vềđiện thoại di động bắt đầu từ năm 1947 khi các nhà nghiên cứu thấy điện thoại di động dùng trong xe thô sơ nên thực hiện bằng cách dùng các cell, (cell = đơn vị nhỏ, tầm hoạt động một vùng, do đó nó có tên là cell phone) với tần số dùng trở lại sẽ có thể làm tăng khả năng lưu thông tin tức của điện thoại di động một cách đáng kể tuy nhiên lúc bấy giờ chưa có công nghệ để làm chuyện này.
Lúc bấy giờ vô tuyến truyền thanh hay truyền hình đều phải qua sựđiều chỉnh của Ủy ban Thông tin Liên bang FCC ( Federal Communications Committee). Do đó lúc bấy giờđiện thoại di động là một loại vô tuyến (radio) 2 chiều.
Năm 1947 AT&T đề nghị FCC phân phối cho một số lớn tần số phổ vô tuyến (radio spectrum frequencies) để phổ biến cho các dịch vụđiện thoại di động có thể trở thực hiện và từđó AT&T sẽ cố hết sức để nghiên cứu công nghệ mới. Bởi vì năm 1947 FCC giới hạn tần số, chỉ cho 23 liên lạc điện thoại cùng một lúc trong cùng một vùng, không thể là một thị trường để nghiên cứu
Những năm 60 và 70, hai hãng Motorola và Bell Labs chạy đua nhau trong việc sát nhập công nghệ mới này vào các thiết bị di động.
Năm 1968, FCC xét lại quyết định: "Nếu như công nghiệp thành lập ra những công trình tốt hơn cho dịch vụđiện thoại di động thì chúng tôi sẽ phân phối thêm tần số cho, trả tự do sóng vô tuyến để có nhiều điện thoại di động hơn"
AT&T-Bell Labs đề nghị hệ thống đơn vị (cellular system) cho FCC, gồm những cái tháp nhỏ hơn có công suất phát thanh nhỏ hơn nhiều, mỗi cái bao gồm một "cell" bán kính khoảng vài miles, gom lại sẽ bao trùm một vùng rộng lớn hơn. Mỗi tháp sẽ chỉ dùng vài tần số trên tổng số các tàn số được phân phối cho hệ thống, và vì xe cộ chạy xuyên qua các vùng khác nhau, nên những cuộc điện đàm phải qua từ tháp này qua tháp kia.
Tên: Motorola Dyna-Tac - Cell phone đầu tiên năm 1973
Kích thước 9 x 5 x 1.75 inches
Trọng lượng: 2.5 pounds
Màn hình: không có
Số bảng mạch điện: 30
thời gian nói chuyện: 35 phút
Thời gian sạc pin: 10 giờ
Đặc điểm: Nói, nghe, quay số.
Đứng trên đường gần khách sạn Mamhatton Hilton, ông Cooper quyết định gọi điện thoại trước khi dự cuộc hội thảo với báo chí trên từng lầu của khách sạn. Ông cầm cái điện thoại nặng trên một ký của hãng Motorola và bắt đầu quay số rồi ghé điện thoại vô tai mình...
1977 AT&T Bell Labs làm ra và phát hành một nguyên mẫu về hệ thống các đơn vị (a prototype cellular system). Năm sau, trên 2000 khách hàng tại Chicago bắt đầu thử dùng hệ thống mới này.
1979 hệ thống buôn bán điện thoại di động đầu tiên bắt đầu hoạt động tại Tokyo 1981 Motorola và American Radio telephone bắt đầu thử nghiệm lần thứ hai cho hệ thống vô tuyến điện thoại di động của Hoa Kỳ tại vùng Washington/Baltimore
Năm sau, dịch vụ thương mại đầu tiên của Mỹ, AMPS ( Advanced Mobile Phone Service) được Ameritech tặng chiếc điện thoại tại Chicago.
1982 FCC "chậm chạp" cuối cùng đã cho dịch vụ buôn bán điện thoại di động tại Hoa Kỳ.
Năm 1987 người dùng điện thoại di động lên quá 1 triệu.
Máy chữ ra đời như thế nào?
Chiếc máy chữ ra đời có bằng sáng chế đầu tiên thuộc về một người Anh tên là Henri Mill từ năm 1714, mặc dù nó chưa được làm một cách hoàn thiện. Hơn một thế kỷ sau đó, ở Mỹ xuất hiện chiếc máy chữ đầu tiên sản xuất cho những người mù. Tác giả của phát minh này là ông William Bert được cấp bằng sáng chế cho chiếc máy có tên "Máy chữ cho người mù" năm 1829.
Ngày nay, những chiếc máy như vậy không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nhà phát minh đóng góp sức mình vào sự phát triển của máy chữ. Vào năm 1833, Cksave Progen (người Pháp) đã làm ra một chiếc máy chữ với bàn phím và các đòn bẩy cho từng ký hiệu.
Năm 1843, Tracterobe (người Mỹ) sáng chế chiếc máy chữ với những phím ký hiệu được sắp xếp xung quanh một chiếc vòng bằng đồng có trục ở giữa. Ông dùng tay quay đến chữ cần thiết và phủ mực lên ký hiệu để đánh
ra giấy.
Năm 1856, một chiếc máy chữ kiểu mới ra đời với các phím được bố trí theo hình tròn và mỗi lần gõ một ký hiệu thì chữ sẽ được đánh vào một điểm ở giữa. Nguyên tắc hoạt động này đã được sử dụng trong các máy chữ hiện đại. Chiếc máy chữ đầu tiên đưa vào sản xuất hàng loạt được sáng tạo bởi 3 người Mỹ: C.Shoilz, S.Soil và C.Glidden vào năm 1873. Nó có nhiều đặc điểm đặc biệt, như giấy được đặt vào một trục tròn cao su có dây mực, với lõi quấn dây đảo chiều dùng cho băng mực và tay kéo có thể chuyển động được. Sau đó
chúng ta đã có cả những chiếc máy chữ xách tay, máy chữ chạy bằng điện...
Những năm gần đây thì máy chữđã phải nhường chỗ cho máy tính.
Điện thoại ra đời như thế nào?
Đó là một lịch sử đầy sóng gió. Một nhóm các nhà phát minh đã đóng góp vào việc truyền tín hiệu giọng nói qua dây. Năm 1854, nhà phát minh người Pháp Charles Bourseul đưa ra giả thuyết rằng có thể dùng các dao động được tạo ra khi phát âm giọng nói vào một chiếc đĩa mềm hoặc đĩa mỏng để nối hoặc ngắt mạch điện, do đó, bằng cách tạo ra các dao động tương tự trong một đĩa mỏng ở một vị trí khác sẽ sao chép được âm thanh nguồn.
Một vài năm sau, nhà vật lý học người Đức, Johann Philip Reis, đã phát minh ra thiết bị truyền nhạc âm, nhưng thiết bị này không sao chép được lời nói.
Năm 1860, nhà phát minh người Mỹ gốc Ý tên là Antonio Meucci đã phát minh ra một thiết bị liên lạc bằng âm thanh có thể truyền âm giọng nói.
Tuy nhiên, người đầu tiên mang lại thành tựu thương mại và khởi đầu cho việc phổ biến sử dụng điện thoại lại là một nhà phát minh người Mỹ gốc Scốtlen, Alexander Gragam Bell, một giáo viên diễn thuyết ở Boston, Massachusetts.
Bell đã thiết lập một máy điện tín thực nghiệm, nhưng chiếc máy này đã thực hiện lệch chức năng do một bộ phận trên máy bị lỏng. Sự ngẫu nhiên này đã giúp Bell hiểu được phương thức mà lời nói có thể được sao chép lại từ cách đó một khoảng. Ông đã tạo ra máy phát tín hiệu và ống nghe và được cấp bằng sáng chế vào ngày 07 tháng 03 năm 1876.
Ngày 10 tháng 03 năm 1876, khi Bell và người trợ lý tên là Thomas A. Watson đang chuẩn bị tiến hành thử
nghiệm chiếc máy, Bell đã đánh đổ axít lên người. Trong một phòng khác, Watson, lúc này đang ở kế bên ống nghe, đã nghe rõ ràng thông điệp qua điện thoại đầu tiên: "Watson, lại đây ngay; tôi cần ông".
Một vài giờ sau khi Bell được cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình, một nhà phát minh khác người Mỹ tên là Elisha Gray đã đệ trình một văn bản có tên là bản báo cáo với Cơ quan xét cấp bằng sáng chế Mỹ, tuyên bố rằng ông đã thành công trong việc phát minh ra điện thoại. Một số nhà sáng chế khác, bao gồm cả Meucci và Amos E. Dolbear cũng tuyên bốđã phát minh ra điện thoại.
Rất nhiều đơn kiện đã được đệ lên tòa án.
Công bố của Bell về việc ông là người đầu tiên phát minh ra máy điện thoại đã phải được bảo vệ trên tòa án đến 600 lần. Vụ kiện của Gray được phân xử với phần thắng nghiêng về Bell. Vụ kiện của Meucci thì không bao giờ được giải quyết do ông qua đời trước khi nó đến được Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ.
Những tiến bộ trong công nghệ
Sau sáng chế thiết bị nghe điện thoại, tiến bộ công nghệ lớn thứ hai trong ngành này có lẽ là việc phát minh ra chuyển mạch tự động. Almon Brown Strowger, một người làm nghề dịch vụ lễ tang ở thành phố Kansas, Missouri đã phát minh ra hệ thống chuyển mạch tự động bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng những người trực tổng đài điện thoại thành phố nơi ông ởđang lái công việc kinh doanh đầy triển vọng về phía các đối thủ cạnh tranh của ông. Các tổng đài tự động đầu tiên được đặt tên là chuyển mạch Strowger. Strowger được cấp bằng sáng chế cho thiết bị chuyển mạch vào năm 1891.
Điện thoại đường dài
Hệ thống điện thoại đường dài được thiết lập qua nhiều giai đoạn nhỏ. Giai đoạn đầu tiên là sự khởi đầu của điện thoại đường dài, có nguồn gốc là một thiết bị đặc biệt có hiệu suất cao được cài đặt cố định vào tòa cao ốc của công ty điện thoại và được sử dụng để gắn kết cuộc gọi giữa các thành phố. Việc phát minh ra dây xoắn (một loại dây bọc đồng cuộn lõi sắt và được nối với dây cáp trên mỗi dặm) vào cuối thế kỷ 19 đã nâng phạm vi truyền âm giọng nói lên đến khoảng 1000 dặm.
Đến năm 1910, dịch vụđiện thoại đường dài đã sử dụng thiết bị lặp tín hiệu, các thiết bị cơ học mạđiện được dàn chặng dọc theo lộ trình của cuộc gọi có thể khuyếch đại và lặp lại các đoạn hội thoại vào một thiết bị đường dài khác. Những thiếu sót trong lắp ráp trước đây đã được khắc phục với việc phát minh ra đèn chân không ba cực. Nó giúp khuyếch đại các tín hiệu điện. Năm 1915, máy lặp tín hiệu đèn chân không đã được sử dụng khởi đầu cho dịch vụ từ thành phố New York đến San Francisco, California.
Đèn chân không cũng tạo khả năng cho sự phát triển mạch thu thanh bước sóng dài có thể vượt qua đại dương. Chất lượng âm thanh trên các mạch phát thanh ban đầu này rất kém, sự truyền âm có thể bị đứt quãng không biết trước. Những năm 1950, công nghệ hệ thống dây cáp đồng trục được nối với mạch đèn chân không có độ tin cậy cao bằng dây cáp ngầm dưới biển nối Bắc Mỹ và Châu Âu đã cải thiện chất lượng truyền âm rất nhiều. Không giống như loại dây cáp điện báo vượt đại dương đầu tiên được lắp đặt năm 1857 và đã thất bại sau hai tháng, dây cáp điện thoại đầu tiên (được lắp đặt năm 1956) có thể hoạt động được trong nhiều năm. Việc ứng dụng kỹ thuật số vào truyền âm, cùng với dây cáp ngầm dưới biển và vệ tinh nhân tạo, cuối cùng đã tạo khả năng nối kết các điểm cách nhau nửa vòng trái đất với một mạch có chất lượng âm giọng tốt gần như là giữa hai nhà hàng xóm liền cửa.
Hệ thống chuyển mạch tự động cải tiến đã nối tiếp với cải tiến trong công nghệ truyền âm. Cho đến khi công nghệ quay số đường dài trực tiếp (direct distance dialing) được đưa vào hoạt động, tất cả các cuộc gọi đường dài vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ một tổng đài viên mới có thể kết nối được. Bằng việc cho thêm mã khu vực ba số vào trước số máy đăng ký cũ và phát triển các thiết bị chuyển mạch bộđiều khiển chung, các thuê bao đã có thể tự thực hiện các cuộc gọi đường dài. Ngày nay, khách hàng đã có thể tựđiều khiển việc quay số quốc tế giữa các quốc gia.
Định luật Murphy là gì?
Bạn muốn đạt điểm cao nhưng hay học tủ mỗi giờ kiểm tra, thật không may là cô giáo ra câu hỏi ở nhiều phần... Bạn yêu anh ấy da diết nhưng buồn thay khi biết anh ấy đã có người tình trong mộng khác...Bạn muốn làm việc cho một công ty danh tiếng nhưng bạn chưa đủ năng lực...
Cuộc sống ngẫu nhiên như làn Đó chỉ là ngẫu nhiên hay đó là cách vận hành của vũ trụ? nước xoáy Có thể ngạc nhiên nhưng bạn cần làm quen với một sự
thật không vui là, vũ trụ luôn chống lại con người. Quan niệm này đã được Định luật Murphy diễn giải: Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến đúng như thế. Ở một số nước phương Đông, cũng thấy quan niệm tương tự, dù cách diễn giải hơi khác: phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Định luật Murphy xuất hiện vào năm 1949, có nguồn gốc từ một nghiên cứu của không quân Mỹ về tác động của các quá trình giảm tốc nhanh đối với phi công lái máy bay phản lực. Công việc thử nghiệm đã được chuẩn bị hết sức kỹ càng, cẩn thận tưởng như không có sai sót; nhưng sau thử nghiệm, E. Murphy không ghi được số liệu nào. Thì ra, một điện cực bị mắc sai (lắp ngược). Sai lầm hi hữu này khiến Murphy phải thốt lên: "Nếu trong nhiều cách có một cách sai - sẽ có người thực hiện cách sai đó!".
Cho đến nay, chúng ta đều thấy, dường như định luật Murphy chi phối mọi hoạt động của con người: trong nhiều phương án tối ưu phát triển một hoạt động nào đó, nếu trong đó có một phương án không tối ưu, khi triển khai, người điều hành sẽ thực hiện theo phương án đó.
Minh chứng định luật Murphy chi phối trong hoạt động kinh doanh ở mọi nơi, mọi chốn chắc hẳn có nhiều, đối với những doanh nghiệp tên tuổi trên thế giới, phải kể đến tập đoàn Deawoo. Vào những năm 90 thế kỷ 20, Tập đoàn Deawoo tiến vào thị trường mới và quyết định gác sang một bên công nghệ chế tạo ôtô có truyền thống được thị trường thế giới ưu dùng. Khi chuyển đổi họ gặp rất nhiều khó khăn: mò mẫm công nghệ mới, sản phẩm truyền thống giảm đáng kể, doanh thu sụt giảm. Khi gặp khủng hoảng tài chính toàn cầu (1997), Tập đoàn Deawoo sa sút nghiêm trọng, phải bán lại công ty, phá sản.
Sự mất ngôi vua trong làng giày thể thao của hãng giày Adidas nổi tiếng thế giới một thời (từ 1950-1990) cũng do điều hành kinh doanh của hãng theo "Murphy" đưa đến. Có một thời, Adidas vang dội toàn cầu, Adidas trở thành tượng trưng cho thành công và đẳng cấp trong các thế
vận hội thể thao quốc tế. Năm 1976, tại Thế vận hội
Olympic Montreal, 82,6% người đoạt cúp vàng trong các môn thi đấu đều mặt trang phục và đi giày thể thao Adidas. Nhưng chỉ trong vài năm của thập kỷ 70, ngôi sao vua giày đã dâng cho một hậu sinh trên thị trường thể thao nước Mỹ là công ty dụng cụ thể thao Nike chỉ vì hãng này đã nhanh chóng đón bắt nhu cầu giày vải nhẹ chạy bộ. trong khi đó, hãng Adidas lại cho rằng đó là chuyện bông lung, không thể tồn tại lâu dài, không thèm để ý tới. Công ty giày Nike do vận động viên chạy dai sức hạng trung nước Mỹ là Fel Nakd cùng huấn luyện viên của ông ta là Biel Portman thành lập.
Giày sản xuất ra đặt tên Nike với nghĩa "Thần thắng lợi" trong thần thoại Hi Lạp. Công ty này đã cải tiến giày thể thao truyền thống phù hợp với mục đích rèn luyện và càng nhẹ nhàng thoải mái hơn, bán rất chạy. Thành lập năm 1972, doanh thu năm này đã đạt 2 triệu USD, đến năm
1976 con số này đã lên đến 16 tỷ triệu USD. Từđó trởđi,
doanh thu năm nào cũng gấp đôi năm trước. Chỉ sau 10 năm, đã nhảy lên hàng đầu thị trường giày thế thao nước Mỹ, thay thế quán quân Adidas. Đến năm 1982, Nike chiếm hơn 50% thị trường giày thể thao, Adidas mới tìm cách đánh trả thì đã muộn. Những cái đầu của hãng Adidas thừa hiểu rằng, trong thế giới thương nghiệp không ngừng biến đổi, hoặc là sáng tạo cái mới, hoặc là diệt vong. Song họ đã bị "Murphy" chi phối nên mất thị trường ngay trên sân nhà.
Sự phá sản của tập đoàn lưu thông Nhật Bản Yaoko vào tháng 9/1997 do sai lầm về quy hoạch chiến lược và quản lý kinh doanh cũng thấy bóng dáng của định luật Murphy. Tính đến thời điểm này, công ty đã mang nợ tới 161,3 tỷ Yên Nhật. Yaoko áp dụng chiến lược phát triển cấp tiến, muốn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường nhanh, như chủ tịch tập đoàn Yaoko, ông Nigita Kazuo nói: "Có nguy hiểm mới có thu lợi, hiểm nguy càng lớn thì lợi ích càng lớn".
Và họđã đầu tư kinh doanh không chỉở Nhật Bản,
còn mở rộng thị trường ở nước ngoài. Tập đoàn Yaoko do 4 doanh nghiệp lớn kết thành, có tới 389 chi nhánh ở 16 nước trên thế giới. Họđã từng làm ăn phát đạt, đã là công ty kiểu Nhật lớn nhất Hồng Kông; đã đầu tư 10 tỷ Yên để lập hãng Yaoko đầu tiên ở Thượng Hải. Với trí tuệ của
người chủ tịch tập đoàn, ngài Kazuo thừa biết rằng, hiểm
nguy và lợi ích không tỷ lệ thuận với nhau; nếu phán đoán sai lệch với thực tế, từđó đưa ra quyết sách thiếu chính xác, sai lầm trong quản lý đều tạo ra những tổn thất cực kỳ to lớn. Biết như vậy, nhưng Yaoko lại đầu tư tuỳ tiện, như lập một cửa hàng bách hoá ở địa phương nhỏ là huyện Aichi tới 20 tỷ Yên, gấp đôi số tiền vào hãng buôn Tân thế kỷ của tập đoàn ở Thượng Hải. Yaoko còn đầu tư tràn lan vào các sạp hàng mà không tính đến tốc độ kinh doanh của các nơi đó sôi động hay trầm lắng. Sau 10 năm đầu tư và phát triển ở Thượng Hải, Yaoko đã lập ra 9 siêu thị quy mô lớn, đấy là điều các công ty Nhật khác cùng ngành không làm. Các siêu thị bày ra càng lớn mà doanh số bán ra không cao, cuối cùng Yaoko phá sản.
Trên đây chỉ là một vài ví dụđiển hình khi hoạt động kinh doanh bị định luật Murphy chi phối, một điều chắc chắn rằng, trên thực tế, hàng ngày con người có thểđang nằm trong tầm ảnh hưởng của định luật này.
Một ví dụđiển hình là Quy luật xếp hàng: "Hàng bên cạnh thường kết thúc trước". Tất nhiên nếu bạn xếp sau một gia đình đông người đi mua sắm đồ cuối năm, sẽ chẳng ngạc nhiên nếu các hàng khác kết thúc trước. Nhưng nếu bạn đứng ở một hàng cùng độ dài và thành phần như các hàng
khác thì sao? Bạn có thoát khỏi sức ám ảnh kỳ lạ của quy luật Murphy hay không?
Rất đáng tiếc là không. Lấy trung bình thì mọi hàng đều kết thúc như nhau, nhưng các sự biến ngẫu nhiên luôn có thể xảy ra: máy tính tiền hỏng, người thu ngân bấm nhầm, vị khách hàng muốn kiểm tra hóa đơn... Nhưng khi xếp hàng trong siêu thị, ta không quan tâm tới các giá trị trung bình, ta chỉ muốn kết thúc sớm. Và xác suất chọn đúng hàng để xếp là 1/N, với N là tổng số hàng trong siêu thị. Trong trường hợp này, thậm chí chỉ so sánh với hai hàng kế bên, cơ may của ta cũng chỉ là một phần ba. Nói cách khác, ta thường thua vì trong hai phần ba trường hợp, ta chọn phải hàng sai!
Lý thuyết xác suất cũng giải thích được Quy luật mang ô: "Mang ô khi có dự báo mưa khiến mưa ít xảy ra". Với khả năng dự báo thời tiết đạt tới độ chính xác 80%, dường như việc mang ô theo lời khuyên của nha khí tượng sẽ đúng 4 trong số 5 trường hợp. Thế nhưng, lập luận có vẻ
chính xác này lại tỏ ra không thích hợp với vùng hiếm
mưa. Ở những nơi đó, 80% các dự báo mưa lại có kết quả là trời không mưa. Vì thế mà có chuyện vui về bà vợ vị giám đốc nha khí tượng với chiếc áo mưa luôn luôn mới (vì chẳng khi nào dùng): bà mang áo mưa khi chồng báo mưa (mà trời lại nắng) và để áo mưa ở nhà mỗi khi trời mưa!
Để quyết định có mang ô hay không, cần tính đến xác suất có mưa trong khoảng thời gian bạn đi đường (chẳng hạn 1 giờ đồng hồ). Nó có giá trị đủ nhỏ trên toàn thế giới. Ví dụ xác suất mưa là 0,1 có nghĩa là khả năng bạn không dính mưa lớn gấp 10 lần khả năng dính mưa. Trong trường hợp ấy, lý thuyết xác suất chỉ ra rằng, ngay cả tỷ lệ dự báo mưa chính xác tới 80%, thì khả năng mắc sai lầm của dự báo cũng nhiều gấp hai lần khả năng không mắc, khiến việc mang ô của bạn trở nên vô ích. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ, khả năng dự báo cao cũng chưa đủ để tiên lượng các sự biến ít xảy ra. Đại úy Murphy có thể không hài lòng vì xu hướng tầm thường hóa các nguyên lý rất có giá trị của ông trong các kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn tối cao. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, các phiên bản "bình dân" của quy luật này không hề thiếu sức sống và tiện ích. Bài học quan trọng nhất từ Định luật Murphy là các hiện tượng tầm thường chưa chắc đã có cách giải thích tầm thường.
Ai là người phát minh ra cao su?
Charles Goodyear ra đời vào năm 1800 tại New Haven, một hải cảng ở bang Conecticut, Mỹ. Năm 1830, khi 30 tuổi ông theo cha làm doanh nghiệp. Nhưng chẳng bao lâu thì hai cha con ông bị phá sản và phải ngồi tù. Luật lệ nước mỹ thời đó quy định bỏ tù những ai không trả được nợ, trong cuộc đời mình Goodyear đã phải ngồi tù tới vài bận.
Năm 1834, Goodyear bắt đầu chú ý tới cao su. Hồi ấy, người ta cho rằng cao su có thể là thứ vật liệu chống thấm nước tốt và nhiều nhà sáng chếđã lao vào tìm cách làm cho cao su có được tính năng ấy. Nhưng khó khăn là ở chỗ tất cả các loại cao su được chế ra đều giống miếng da khi trời lạnh và dính bết lại khi trời nóng. Muốn cao su trở nên tiện dụng, phải tìm cách làm cho nó thật ổn định.
Goodyear không có kiến thức về hóa học nhưng ông vẫn quyết định nghiên cứu vấn đề này. Một hôm trong khi thử trộn cao su với lưu huỳnh, ông đã để rớt hỗn hợp ấy xuống miệng lò đang nóng. Ông liền gạt nó ra khỏi lò và kinh ngạc thấy rằng cục cao su ấy không bị bết mà lại khô. Thế là ông liền đun nóng hợp chất đó rồi làm lạnh. Kì diệu thay: ông đang có trong tay một miéng cao su đàn hồi, không bị cứng khi trời lạnh mà cũng không dính bết khi trời nóng.
Việc cho thêm lưu huỳnh vào cao su được gọi là quy trình lưu hóa cao su. Phát kiến của Goodyear đã mở đường cho sự phát triển của ngành công nghiệp cao su. Ngày nay thứ vật liệu quan trọng này không chỉ đắc dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ mà còn phổ biến trong mọi ngóc ngách của cuộc sống. Lúc nào xung quanh chúng ta cũng có một vài vật dụng được chế tạo bằng cao su .
Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, trong khi mọi người phất lên nhanh chóng nhờ phát minh này thì ông vẫn sống trong cảnh bần hàn. Ông bị khánh kiệt và mất trong nợ nần vào ngày 1-7-1860. Để ghi nhớ công lao của ông, người Mỹ ngày nay vẫn lấy tên Goodyear để đặt tên cho nhiều sản phẩm cao su của họ.
Chiếc La Bàn Từ ra đời như thế nào?
Các luận cứ
Lịch sử la bàn bắt đầu từ hơn 1000 năm trước Công nguyên, lúc đó người Trung quốc khám phá ra nguyên tắc và từ từ phát triển thêm. Trần Trọng Kim chép trong Việt nam Sử Lược "... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ nam để đem xứ Việt thường về nước." (quyển 1, trang 13). Các sử sách Tây phương ghi lại là la bàn từ dùng kim nam châm được các nhà hàng hải Trung hoa dùng khoảng năm 1100 Tây lịch. Các thủy thủ Anh, theo học giả Alexander Neckam viết trong sách De Utensilibus (Về các dụng cụ) vào năm
1190, đã dùng la bàn từ trong khi đi biển.
Người Ả-rập bắt đầu dùng la bàn khoảng năm 1220 và khoảng 1250 thì người Viking đã biết dùng loại la bàn này. Thuởđó người ta dùng một thanh nam châm, đặt trên một miếng gỗ nhỏ hay trên một cọng sậy rồi đặt vào một tô nước. Miếng gỗ hay cộng sây giúp cho kim nam châm nổi trên nước, làm triệt tiêu các lực ma sát. Nước giúp cho kim bớt chao đảo khi tàu lắc nghiêng hay dọc.
Kim nam châm là chất sắt có từ tính thiên nhiên lấy từ trong đá mang tên là lodestone (có chỗ viết loadstone, và còn có tên là magnetite), lấy từ chữ lodestar, theo người đi biển là ngôi sao chỉ đường, trỏ sao Bắc đẩu (Polaris hay Pole star tiếng Anh và Étoile polaire, tiếng Pháp). Người ta cũng sớm biết là nếu để cho một thanh kim loại chạm vào đá nam châm thì thanh kim loại cũng có đặc tính nhưđá nam châm, nghĩa là có khuynh hướng chỉ về một phía tương đối cố định. Và từ tính được truyền nhận như thế có thể bị phai dần theo thời gian. Thành ra các tàu bè dùng la bàn từ thời xa xưa vẫn phải mang theo một viên đá nam châm loại tốt, để có thể nam châm hoá hay từ hóa kim la bàn khi cần. Người ta đã biết đến sự từ hóa vào khoảng thế kỷ thứ
11.
Trung quốc được xem là nước đầu tiên dùng la bàn từ trong ngành hàng hải. Trước khi phát minh ra la bàn, thủy thủ định hướng bằng vị trí mặt Trời lúc ban ngày và vị trí của sao vào ban đêm, và người ta cũng thường theo hướng gió mậu dịch (Trade winds) theo mùa. Người ta đã tìm được những bản đồ thiên văn cho vị trí các chòm sao. Trong một bản đồ thiên văn xưa của Trung quốc ta có thể thấy chòm sao Thần nông (Scorpio hay Scorpion) và chòm sao Thiên ngưu (Taurus hay Taureau). Nhưng khi trời nhiều mây hoặc mưa thì không thể định hướng được. La bàn từđã giúp giải quyết việc định hướng trong mọi hoàn cảnh thời tiết, kể cả việc định hướng của gió mậu dịch.
Người Ả-rập học được cách dùng la bàn từ trong khi buôn bán với Trung Hoa. Sau đó la bàn từ được đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13.. Dưới thời nhà Minh, nhà hàng hải Zhen He cùng với một thái giám triều đình nhà Minh đã đi 7 chuyến thật xa, qua tận bờ biển Phi châu. Mỗi chuyến đi, Zheng He dùng một đội từ 100 tới 200 chiếc thuyền và la bàn từđã giữ vai trò quan trọng trong những cuộc hành trình này.
Từ cuối thế kỷ thứ 15 cho tới đầu thế kỷ 16, những nhà hàng hải Âu châu đã đi thám hiểm nhiều nơi, vẽ những đường đi mới, khám phá ra châu Mỹ và đã thực hiện những chuyến đi vòng quanh thế giới. Nếu không có la bàn từ thì khó thể thực hiện được các chuyến viễn du này..
La bàn từ qua các thời đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm, trong khoảng thời kỳ chiến tranh, nhà Chu lập quốc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Nếu chiếc muỗng được dùng trên bộ, và thường thì được dùng trong ngành địa lý, phong thủy, chọn hướng xây nhà cửa, mồ mả ...
La bàn từ với hoa gió, thấy rõ bốn Những người đi biển ban đầu dùng "Cá phương chính và bốn phương bàng chỉ Nam", dùng sắt cắt hình con cá, rồi
được từ hóa. Khi được thả vô nước, "Cá chỉ Nam" sẽ lơ lửng trong nước và nằm theo trục Bắc Nam. Và người ta vẫn phải từ hóa "Cá" khi nào từ tính của nó yếu đi nhưđã nói ở trên. Dần dần người ta thay "Cá" bằng một cây kim bằng sắt đã được chà sát trên một nam châm thiên nhiên. Khi kim đã được độ từ hóa cần thiết, kim sẽ chỉ hướng Nam khi nằm trên một miếng gỗ nhỏ hay một cọng sậy, bềnh bồng trong nước. Đó là la bàn đầu tiên. Sau đó kim từ hóa được gắn vào một cái chén đã có ghi phương hướng, thường là bốn phương chính Ðông, Tây, Nam, Bắc và bốn phương bàng: Ðông Nam, Ðông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc. Về sau, còn thêm tám hướng phụ nữa như Bắc Ðông Bắc, Tây Tây Nam vân vân. Người ta cũng dần dần biết đến sự lệch của từ trường, độ từ thiên, độ từ lệch và các sự biến thiên này thay đổi theo vị trí của từng nơi, từng khu vực. (góc lệch từ, declination, từ thiên variation magnétique hay magnetic variation).
Lúc đầu mặt la bàn (còn gọi là Hoa gió, Compass Rose) được chia thành 32 khoảng, sau đó khắc theo vòng tròn thành 360 độ. Trên bộ, quân đội các nước dùng la bàn từ chính xác hơn, chia thành 6400 khắc. Ngành hàng không cũng dùng la bàn từ. Cho đến bây giờ, phần lớn các phi cơ trực thăng và một số phi cơ nhỏ vẫn còn được trang bị la bàn từ để làm khí cụ định hướng.
Khi sử dụng trong ngành hàng hải, la bàn từ được dùng để chỉ hướng đi. Ðược trang bị thêm dụng cụđo hướng người ta dùng la bàn từ để đo hướng đối chiếu từ hai hay ba đối vật được xác định theo bản đồ hải hành (đỉnh hay mõm núi, đèn phao, hải đăng, các kiến trúc đặc biệt ... để xác định vị trí con tàu, từđó tính được khoảng cách đã đi, vận tốc, hướng phải đi ... và có thể nghiệm thêm, qua các cách tính, có hay không có dòng nước ngầm, sức gió ...
Vì la bàn từ không cần đến một nguồn năng lượng bên ngoài., la bàn từ được dùng như là một khí cụ định hướng dự phòng hay để dùng trong trường hợp cấp cứu khi tàu bè mất điện. La bàn từ còn có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, trong khi la bàn điện cần phải có một thời gian để con quay điện được khởi động và đạt đến vận tốc quay cố định. Và điểm đặc biệt nhất là la bàn từ có thể được chế tạo theo mọi cỡ lớn nhỏ, có thể cầm trong tay, hay gắn vào mặt sau của đồng hồ, vừa gọn, vừa nhẹ, và ai cũng có thể dùng được, không phải mất thời gian chỉ dẫn. Ngoài phát minh giấy và bánh xe có lẽ la bàn từ là phát minh được dùng, với ít nhiều cải tiến, lâu dài nhất.
Ba bộ phận của la bàn
* Kim đuợc từ hóa, theo hướng Bắc từ trường
* Mặt la bàn được khắc độ và quay trên một trục, có thểđiều chỉnh với bất kỳ phương vị từ trường (azimut magnétique)
* Nền có vẽ mũi tên để chỉ hướng mà mình muốn tới
Ai phát minh ra trò chơi ô chữ?
Ngày 21/12/1913 ô chữ (crossword puzzle) đầu tiên do một nhà báo có tên Arthur Wynne thiết kế được đăng trên tờ báo New York World. Ô chữ này khác nhiều với các ô chữ ngày nay. Nó có hình dạng kim cương và chỉ toàn ô trống màu trắng, không có ô màu đen (Arthur Wynne đồng thời cũng được xem là tác giả của nhiều ô chữ nổi tiếng trên thế giới). Khi mới ra đời trò chơi có tên gọi "word-cross puzzle" và về sau được đổi thành "cross-word puzzle".
Ban đầu cũng chỉ có tờ New York World cho đăng các ô chữ trên các số báo hàng tuần của mình. Nhưng vào năm 1924, một công ty xuất bản nhỏ có tên gọi Simon and Shuster đã cho phát hành một tuyển tập các trò ô chữđã đăng trên tờ New York World thành một cuốn sách. Từđó mới có thêm nhiều người say mê chơi ô chữ.
Trong suốt thập niên 1920 các tờ báo khác cũng bắt đầu cho đăng ô chữ trên báo của mình và chỉ trong vòng 10 năm ô chữđã xuất hiện ở hầu hết các tờ báo của Mỹ. Điều thú vị là tờ New York Times nổi tiếng lại là một trong những tờ báo cuối cùng cho đăng các ô chữ trên tờ báo của mình. Sau khi đã thống trị trên các mặt báo của Mỹ, ô chữ lại tiếp tục chinh phục các độc giả của các tờ báo châu Âu. Người ta say mê giải các ô chữ với đủ các nội dung.
Một trong những bước phát triển của ô chữ là việc đưa ra các chủ đề cho ô chữ. Nhiều ô chữ, chính xác là hầu hết các ô chữ được thiết kế đều không có chủ đề. Nhưng thực sự là những ô chữ được thiết kế theo chủ đề cũng đã cuốn hút được rất nhiều người chơi.
Một bước đột phá trong lịch sử ô chữ nữa đó là sự ra đời của máy tính cá nhân. Mặc dù trước đó nhiều người đã cho rằng máy tính không thể nào tạo ra ô chữ được bởi nó quá phức tạp. Tuy vậy phần mềm máy tính thiết kế ô chữ đầu tiên dù còn hết sức sơ khai cũng đã ra
đời. Năm 1997, một công ty của Mỹ tên là Variety Games Inc. đã được cấp bằng phát minh đầu tiên ở Mỹ cho phần mềm máy tính đầu tiên dùng để thiết kế các ô chữ. Phần mềm có tên Crossword Weaver cho phép người sử dụng tạo ra các ô chữ theo chủ đề như các ô chữ đăng trên các tờ báo. Nhờ vậy ai cũng có tạo ra các ô chữ thay vì như trước đây chỉ có một số ít người làm được.
Ô chữ - một trò chơi trông có vẻ đơn giản, đã trải qua gần một thế kỷ phát triển vậy mà đến nay vẫn còn thu hút nhiều người chơi. Chỉ riêng tại Mỹ có đến hơn 40 triệu người vẫn ngày ngày say mê với các ô chữ trên các tờ nhật báo.
Ai phát minh ra chiếc phích?
Nhà phát minh
Sir James Dewar (1842-1923) đồng thời là một nhà hóa học và nhà vật lý học. Ông nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp.
Dewar sinh ra tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1875 ông là giáo sư giảng dạy thực hành khoa học tự nhiên tại trường Đại học Cambridge của nước Anh. Năm 1877, ông làm giảng viên môn hóa học tại Học viện Hoàng Gia Anh và ởđây ông đã được chỉ định làm trưởng phòng Thí nghiệm nghiên cứu Davy-Faraday.
Dewar chính là người đã phát triển công thức hóa học của benzen vào năm 1867. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu tỷ nhiệt của hyđro. Đến năm 1898 ông là người đầu tiên sản xuất thành công hyđro ở dạng lỏng và năm 1899 thì tìm ra cách làm đông đặc loại khí này. Năm 1891 ông lại chế tạo ra chiếc máy sản xuất ôxy hóa lỏng với số lượng lớn. Năm 1892 ông thành công với phát minh ra bình Dewar hay còn gọi là
bình nhiệt và 7 năm sau đó lại cùng với Sir Frederick Abel phát minh ra cođit (thuốc nổ không khói). Năm 1905 Dewar phát hiện ra việc dùng than củi để lạnh có thể giúp tạo nên môi trường chân không, điều này về sau đã đem lại những ứng dụng hữu ích trong vật lý nguyên tử. Ông được phong tước hiệu hiệp sĩ vào năm 1904.
Chiếc bình nhiệt
Bình Dewar hay còn gọi là bình nhiệt là một bình đựng các chất nóng hoặc lạnh, chẳng hạn như không khí lỏng. Nó gồm hai chiếc bình, một chiếc nằm trong chiếc còn lại, cách biệt nhau bởi một khoảng chân không. Chân không làm giảm sự truyền nhiệt và giúp giữ nhiệt độ của chất đựng trong bình. Thành bình thường được làm từ thủy tinh bởi vì thủy tinh là một chất ít truyền nhiệt; bề mặt thành bình lại được tráng thêm một lớp kim loại phản chiếu để ngăn ngừa bức xạ nhiệt (Dewar đã sử dụng bạc để tráng). Toàn bộ chiếc bình thủy tinh dễ vỡấy lại được đặt vào một vỏ làm bằng kim loại hoặc nhựa và không khí giữa ruột với vỏ lại càng làm tăng tính cách nhiệt. Chiếc phích thông dụng ngày nay là một ứng dụng từ phát minh của Dewar mặc dù phát minh này của Dewar vào năm 1892 ban đầu là nhằm mục đích hỗ trợ cho nghiên cứu của ông về khí hóa lỏng.
Đến năm 1904 hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình (chiếc phích). Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York; Thermos Limited ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd ở Montreal, Canada.
Đèn xanh đèn đỏ có từ bao giờ?
Lịch sửđèn tín hiệu có từ tháng 10/1868, khi người ta đặt hệ thống đèn ngay bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh ở London. Chúng được lắp để báo hiệu cho những đoàn tàu hỏa đi ngang qua đây. Trên cây cột kiểu hình khuỷu tay gắn hai chiếc đèn khí gas, một màu xanh và một màu đỏ để dùng cho ban đêm. Đèn đỏ có nghĩa là "dừng lại" còn đèn xanh là "chú ý".
Khí gas được đưa vào từng đèn theo hệ thống van và khi cần thắp sáng đèn nào, một cảnh sát sẽ vặn to đèn đó và vặn nhỏđèn kia. Sử dụng đèn tín hiệu này cực kỳ nguy hiểm và ngày 2/1/1869, tức chỉ vài tháng vận hành, hệ thống đèn trên phát nổ khiến một cảnh sát bị thương khi đang điều chỉnh. Dù vậy, nó vẫn được sử dụng cho tới khi người Mỹ phát minh ra đèn tín hiệu dùng điện năm 1912.
Sau khi ngành công nghiệp ôtô phát triển vượt bậc, một cảnh sát có tên Lester Wire, làm việc tại thành phố Salt Lake, Utah, Mỹđã nảy ra ý tưởng đưa đèn tín hiệu đường sắt vào đường bộ năm 1912. Khi đó, đèn tín hiệu trên đường sắt đã được tự động hóa nhưng do tàu chỉ chạy trên đường thẳng nên lúc đưa sang đường bộ, vốn nhiều đường ngang ngõ tắt, nên chúng hoàn toàn không thích hợp và lại trở về hình thức điều chỉnh thủ công.
Tháng 8/1914, Công ty tín hiệu giao thông ra đời ở Mỹ và chịu trách nhiệm lắp đặt đèn giao thông tại các ngã tư bang Ohio. Điều đặc biệt là khi đó, đèn tín hiệu chưa hề có đèn vàng nên mỗi khi chuẩn bị chuyển trạng thái, cảnh sát giao thông bấm một chiếc còi hú vang để báo cho lái xe biết.
Tới 1920, hệ thống này mới có đủ 3 màu, vàng, xanh, đỏ và do sĩ quan cảnh sát
Williams Potts, sống tại Detroit, sáng chế. Năm 1923, Gerrette Morgan nhận bằng phát minh thiết bịđiều khiển tín hiệu giao thông, mặc dù ông không phải là người trực tiếp làm nên cuộc cách mạng đèn tín hiệu giao thông hiện đại.
Nguyên nhân dẫn tới phát minh của Morgan xuất phát từ chuyện tai nạn xảy ra như cơm bữa trên đường phố Mỹ những năm đó. Ông nhận ra cần phải có một tiêu chuẩn thống nhất để hệ thống tín hiệu sẵn có hoạt động thật hiệu quả. Sau khi nghiên cứu, Morgan thiết kế cột tín hiệu hình chữ T, trong đó có các quyền như "dừng lại", "đi" và "dừng lại ở tất cả các hướng". Khi đèn báo "dừng lại ở tất cả các hướng", người đi bộ mới được phép đi qua đường.
Tính hệ thống, nghiêm ngặt và tân tiến trong phát minh của Morgan dẫn tới một câu chuyện chưa được xác minh. Theo tin đồn, Morgan đã bán bản quyền phát minh tín hiệu giao thông cho hãng điện lực Mỹ GE, với giá 40.000 USD, một khoản tiền rất lớn thời đó. Và chính GE là hãng phát triển ý tưởng của Morgan thành hệ thống đèn giao thông hiện đại. Năm 1963, Morgan mất và ông được nhận huân chương về những đóng góp cho hệ thống giao thông do chính phủ Mỹ trao tặng.
Sau 1923, hệ thống đèn tín hiệu vẫn phải có người vận hành. Tính riêng tại New York, hơn 100 cảnh sát phải làm việc 16h/ ngày và tổng tiền lương ở mức 250.000 USD mỗi năm. Do những khó khăn trên nên các kỹ sư được lệnh phát triển hệ thống điều khiển tự động. Tuy nhiên, phải gần 20 năm sau, ước mơ của cảnh sát giao thông mới trở thành sự thật.
Năm1950, đèn xanh đỏ tự động được sử dụng rộng rãi ở Canada và phát triển nhanh chóng trên thế giới. Ngày nay, hệ thống đèn tín hiệu hiện đại hơn rất nhiều, tích hợp nhiều tính năng như tự động chụp hình xe vượt đèn đỏ. Bên cạnh đó, nhiều nước có phát minh hết sức thú vị nhưđèn 4 chế độ ở Anh, New Zealand, Phần Lan... Đèn sẽ chuyển từ "đỏ" sang "đỏ và vàng" rồi mới đến "xanh" và về lại "vàng". Trạng thái "đỏ và vàng" nhằm báo cho tài xế biết đèn xanh
sẽ sáng trong một thời gian ngắn nữa.
Cần gạt nước xe hơi được ra đời như thế nào?
Sáng chế bởi một phụ nữ bình dị, cần gạt nước khiến tất cả tài xế không phải làm công việc chán ngắt là dừng xe để lau kính chắn gió. Sau 11 năm bị các hãng xe hơi bỏ quên, cuối cùng, năm 1916, cần gạt nước trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả ôtô ở Mỹ và phổ biến cho đến ngày nay.
Mọi chuyện bắt đầu năm 1903. Khi đi trong thành phố New York, người phụ nữ mang tên Mary Anderson nhận ra rằng thỉnh thoảng, tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính. Thậm chí, có những người chẳng buồn gạt tuyết vì quá dày mà ló đầu ra cửa sổ đế lái. Dưới con mắt của một phụ nữ, bà thấy cần phải tạo ra một cái gì để giúp họ không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn.
Về nhà, Anderson thiết kế hệ thống cần gạt nước đầu tiên. Nhưng khi đưa ra ý tưởng đó, bà bỗng trở thành là trò cười của người xung quanh bởi theo họ, đấy là việc của đàn ông và sẽ chẳng có ai quan tâm tới "sựđiên rồ" ấy. Tuy nhiên, sự dè bỉu chấm dứt năm 1905 và tình thế đảo ngược khi Anderson nhận bằng sáng chế tại Mỹ. Đó là minh chứng cho sức mạnh trí tuệ của phái nữ. Vào thời điểm nhận bằng phát minh, Anderson tròn 39 tuổi.
Cơ cấu hoạt động của thiết bị này hết sức đơn giản. Anderson dùng hai chiếc cần gắn vào thân xe và tiếp xúc với mặt kính bằng chiếc "lưỡi" cao su. Khi cần, người lái xe quay tay nắm đặt trong ca-bin. Qua cơ cấu truyền động, hai chiếc cần gạt nước sẽ chuyển động lên xuống để gạt tuyết và hơi nước, tạo tầm nhìn cho người lái. Tuy nhiên, ý tưởng của Anderson không nhận Cần gạt nước đã trở ngay được sự hưởng ứng của các hãng xe. thành một bộ phận
không thể thiếu Khi giới thiệu thiết bị của mình cho một hãng xe hơi được trên một chiếc Canada, Anderson nhận được câu trả lời: "Chúng tôi xe hơi. không nhận thấy bất cứ lợi ích nào từ sản phẩm này. Vì vậy, tốt nhất bà hãy mang nó về nhà". Phải tới 1916, tức 11 năm sau, cần gạt nước mới trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe ở Mỹ. Anderson phải cảm ơn Henry Ford bởi nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt Model T, ôtô trở nên "bình dân" trong cho người tiêu dùng và phát minh của bà mới được biết đến.
Trước Anderson, rất nhiều người cố gắng chế tạo cần Ngày nay cần gạt gạt tuyết và nước mưa từ trong xe. Tuy nhiên, đa số ý nước đã trở thành tưởng bị loại ngay từ trong trứng nước bởi họ cho rằng, một thứ "trang sức" qua mùa đông các tài xế lại cất thiết bịđó đi do chúng trên xe hơi làm ảnh hưởng tầm nhìn. Nguyên nhân ở chỗ không giống Anderson, sản phẩm của những người đi trước nằm "lù lù" ngay trước mặt mà không nằm gọn xuống dưới kính chắn gió trong khi cơ cấu truyền động phức tạp và khó xoay, dễ gây mất tập trung cho người lái.
Một cách độc lập với Anderson, năm 1911, chiếc cần gạt nước khác được công nhận và đăng ký sáng chếở văn phòng Sloan & Lloyd Barnes, London. Nghĩa là nếu không có Anderson, thiết bị này vẫn được phát minh nhờ vào bản vẽ của... nghệ sĩ piano Jozef Hofmann.
Một thời gian ngắn sau khi trở thành thiết bị tiêu chuẩn, cần gạt nước nhanh chóng được cơ giới hóa và tự động hóa như ngày nay.
Ai phát minh ra nhiếp ảnh?
Joseph Nicéphere Niepce sinh năm 1765 tại Charlon-sur-Saône, nước Pháp. Năm 30 tuổi đã từng làm giảng viên tại một trường cao đẳng ở Oratorian, sĩ quan tham mưu trong quân đội Pháp và là thị trưởng của Nice, nước Pháp.
Năm 1795, Niepce từ chức để theo đuối những nghiên cứu cùng với người anh trai tên là Claude. Tháng 8/1807 cả hai anh em phát minh ra một loại động cơ đốt trong, gọi là pyréolophore, hoạt động nhờ vào nhiên liệu tán bột. Sau đó Claude lên đường đi Paris, rồi lại đến London để tìm kiếm sự quan tâm của mọi người tới phát minh của cả hai trong khi Joseph vẫn ở lại.
Năm 1813, Joseph Niepce, một người vốn chẳng gắn bó với một thứ gì lâu, bỗng nhiên lại rất hào hứng với nghệ thuật in đá đang rất thịnh hành khi đó. Vì Niepce vốn cũng chẳng có tài năng nghệ thuật gì nên ông phải nhờ con trai là Isadore làm giúp phần thiết kế hình ảnh cho các tác phẩm in đá của mình. Sau đó ông chạm trổ những hình đó lên những phiến đá phủ một lớp véc ni nhạy cảm với ánh sáng và đặt dưới ánh sáng mặt trời trong một quy trình mà ông gọi là heliography (thuật khắc bằng ánh sáng mặt trời). Khi Isadore bị gọi nhập ngũ, Niepce quyết tìm cách tạo ra những hình ảnh ghi lại trực tiếp từ cảnh thực.
Cuối thế kỷ 17 người ta đã chế tạo được loại máy ảnh có thể chiếu những hình ảnh mờ mờ lên trên giấy chứ chưa biết cách tráng ảnh. Đến thế kỷ 18 một nhà phát minh người Đức tên là
J. H. Schulze đã quan sát thấy rằng muối bạc trở chuyển màu đen khi gặp ánh sáng. Tuy nhiên cũng phải hơn một thế kỷ sau khi Niepce kết hợp những phát hiện này với nhau để có thể tráng ảnh và thì từđây thuật nhiếp ảnh mới ra đời.
Năm 1816 từ căn phòng làm việc nhìn ra sân nhà, Niepce đã lần đầu tiên thử tiến hành chụp ảnh. Ông sử dụng loại giấy phủ bạc clorua để giữ lại hình ảnh từ máy ảnh. Thế nhưng bức ảnh này bị hỏng chỉ sau một thời gian ngắn, và ông chẳng thể tìm được cách nào giữ nó được lâu hơn.
Một thời gian ngắn sau Niepce lại thử bằng cách đặt một tấm bảng làm màng chắn trước ống kính máy ảnh. Ông cũng dùng axit nitric để "ấn định" hình ảnh. Niepce tiếp tục chụp ảnh sân nhà, nhưng nỗ lực của ông lại thất bại, bức ảnh vẫn không thể giữ lại được lâu.
Từ năm 1817 đến 1825 Niepce đã thử nghiệm với việc tạo ra cả hình ảnh âm bản và dương bản, khắc axit lên kim loại và thủy tinh bằng loại axit nhạy cảm với ánh sáng. Năm 1826 lần đầu tiên Niepce sử dụng một máy ảnh được sản xuất chuyên nghiệp bởi Charles và Vincent Chevalier. Đó là một ngày hè năm 1826, Niepce đã dùng nó để tạo ra bức ảnh chụp đầu tiên, hình ảnh sân nhà ông tráng trên một tấm thiếc mà ông đã phải đặt nó dưới ánh sáng mặt trời trong 8 tiếng đồng hồ. Bức ảnh mang tên "Hình
ảnh nhìn từ cửa sốở Le Gras" được phát hiện vào năm 1952 bởi các nhà sử
học Alison và Helmut Gersheim.
Vào thời gian đó Louis-Jacques-Mandé Daguere là một người cũng đang cố gắng tìm cách tráng ảnh trên giấy bạc clorua. Daguere đã được anh em nhà Chevalier kể về thành công của Niepce. Ngay lập tức ông ta đã viết thư cho Niepce, sau nhiều lần thì Niepce cũng trả lời và cuối cùng hai người đã gặp nhau tại Paris năm 1827. Mặc dù không muốn công bố chi tiết phát minh của mình, nhưng vì cần tiền để tiếp tục công việc nên ngày 14/12/1829 Niepce đã ký với Daguerre một bản thỏa thuận theo đó hai người sẽ cộng tác với nhau trong 10 năm. Kế hoạch của họ là sẽ hoàn thiện phát minh của Niepce và chia sẻ lợi nhuận cho nhau một cách công bằng. Tuy nhiên không may là Niepce đã qua đời sau một cơn đột quỵ vào ngày 5/7/1833. Sau đó Daguerre tiếp tục công việc để hoàn thiện cho sự ra đời của nhiếp ảnh.
Xe đạp ra đời như thế nào?
Dòng dõi tổ tiên của cái xe đạp bắt đầu với chiếc célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế năm 1790. Thực chất đây là một cái máy bằng gỗ, thô sơ đến nỗi không có cả bánh xe để lái, mỗi khi muốn rẽ, thì phải lắc mạnh phần trước của xe. "Máy được phát minh có mục đích làm cho người ta đi một vận tốc lớn, lại nhẹ nhàng, ít nhọc nhằn vì ghế ngồi chịu đựng trọng lượng của cơ thể và gắn liền trên hai bánh nhường cho bàn chân cử động dễ dàng."
Năm 1813, nam tước người Đức tên là Karl Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được và đã đạt được thành công lớn, được hoan nghênh ở mọi nơi. Khoảng năm1849, người thợ cơ khí Đức là Heinrich Fischer nảy ra ý kiến lắp pêđan cho bánh trước.
Năm 1861, anh em nhà Michaud sửa lại kiểu xe của Drais: thêm pê-đan nơi trục bánh xe trước. Xe này chạy nhanh hơn, dùng chuyển động quay cho bánh xe. Tên Anh ngữ thông dụng thời bấy giờ cuả velocipede là "bone shaker". Tuy nhiên, nhược điểm của loại xe này là bánh xe nhỏ, xe chạy chậm, vì phải đạp một vòng thì bánh xe mới quay một vòng (chính là khoảng cách đã chạy được). Do đó giữa năm 1865 và 1870 người ta chế chiếc xe có bánh trước lớn. Và đặt tên Grand-Bi (Bi = hai, xe hai bánh, Grand = lớn). Tuy nhiên bánh lớn kiểu này rất khó lái.
Năm 1869 người ta phát minh ra trục quay bằng những viên bi nhỏ - tức là ổ bi (roulement billes). Quay bằng ổ bi giúp giảm bớt sự ma sát khi bánh xe quay, giúp người lái xe bớt mệt, và giảm độ mòn của trục.
Năm 1870, J. Starley (Anh) chế ra Ariel - xe đạp bằng thép nguyên chiếc đầu tiên, với các bánh xe có nan hoa và có cao su xung quanh niền xe. Giống xe vélocipède, xe này cũng dùng bánh xe trước để lái và đạp, còn bánh sau chỉ để mang trọng lượng cơ thể.
Xe đạp lúc bấy giờ cũng còn chạy khó khăn: lái bằng bánh trước, khi cua phải hay trái, phải dùng pê-đan đưa xe hướng theo ý mình nên rất bất tiện, lại nữa mỗi khi muốn xuống xe, phải nhảy từ yên xe xuống, chỉ những người cao hơn 1,5m mới có thể dùng. Sau đó, nhiều phát triển khác đã nảy sinh thí dụ: xe đạp ba bánh dành cho phụ nữ mặc váy "ladytrik", hay bàn đạp xe được đặt ở bánh sau để giảm bớt độ nguy hiểm cuả việc dùng bánh trước quá lớn (high-wheel safety bicycles) Năm 1879, Lawson sáng chế bánh sau có động lực, sử dụng truyền động bằng dây xích, rồi cái khung với bộđùi, đĩa, pêđan, hệ tay lái và phuốc. Năm 1885, J.K. Sartley cho bánh trước có cùng đường kính với bánh sau và làm cái khung bằng ống thép. Tiếp đó, năm 1887, John Boyd Dunlop là người sáng chế cái bánh hơi bằng cao su, sau đó Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp cải tiến để bánh xe có thể tháo lắp được vào năm 1890.
Năm 1898 Sachs phát minh bánh xe tự do (thủy tổ cuả cái "líp" xe đạp). Bánh xe tự do không bó buộc người cỡi xe phải đạp liên tục ngay cả khi xuống dốc. Cuối cùng, năm 1920, việc áp dụng các hợp kim nhẹ cho phép giảm trọng lượng của xe được rất nhiều.
Ngày nay, mặc dù chủ yếu đã bị thay thế bằng những chiếc xe có động cơ giúp con người giải phóng sức lao động, đi nhanh hơn và xa hơn, nhưng những chiếc xe đạp vẫn là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
Kính mắt ra đời như thế nào?
Vào khoảng năm 1000, dụng cụ hỗ trợ mắt đầu tiên được phát minh với tên gọi "viên đá đọc sách". Đó là một khối cầu thủy tinh, khi dùng người ta đặt nó lên văn bản cần đọc và nó sẽ phóng to các chữ lên.
Cũng không chắc chắn ai là người đầu tiên phát minh ra kính mắt nhưng nhiều người cho rằng chính Salvino D'Armate người Italia là người đầu tiên phát minh ra chiếc kính mắt có thểđeo được vào năm 1284.
Bức tranh vẽ kính mắt đầu tiên là do Tommaso da Modena vẽ năm 1352. Ông vẽ một loạt những bức tranh tường những
người đang đọc sách. Một người trong sốđó sử dụng một
Viên đá đọc
chiếc kính phóng đại trong khi một người khác thì đeo kính đặt
sách
trên mũi.
Sang thế kỷ 18, mắt kính lõm dùng cho người cận thị được ra đời. Giáo hoàng Leo X bị cận thị và phải đeo kính khi đi săn. Ông nói rằng chúng giúp ông nhìn còn rõ hơn nhưng người thợ săn bình thường khác.
Kính ban đầu được làm bằng thạch anh và mắt kính vẫn gắn chặt với kính, không tháo rời được. Khung kính được làm bằng xương, kim loại hoặc da và thường trông giống như hai mắt kính phóng đại nhỏở hai bên với một hình chữ V lộn ngược ở giữa. Kính được đặt cân bằng trên mũi nhưng vấn đề nảy sinh là mũi của mọi người thì có hình dáng và kích thước khác nhau. Nhiều giải pháp khác nhau đã được thử và một trong sốđó là dùng ruy băng lụa quấn qua tai và dùng những quả cân nhỏ làm bằng sứ treo vào ruy băng.
Năm 1730, một chuyên gia nhãn khoa (Edward Scarlett) lần đầu tiên đã thử gắn thêm một bộ phận cứng đặt trên tai. Phát minh này nhanh chóng được phổ biến và đến năm 1752 nhà thiết kế kính mắt James Ayscough giới thiệu chiếc kính với đôi bản lềở hai bên giúp có thểđeo dễ dàng trên tai. Mắt kính được làm bằng thứ thủy tinh mỏng và nhìn rõ hơn. Ayscough
Kính cũng nhận thấy là mắt kính trắng có thể tạo ra ánh sáng phản
lorgnette, vật
trang sức của chiếu gây hại cho mắt. Ông khuyên nên dùng mắt kính màu xanh biển hoặc xanh lá. Kính của Ayscough có thể là những
các quý bà đôi kính râm đầu tiên nhưng chúng vốn dĩ không phải để bảo
vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời mà để giải quyết những vấn đề về mắt.
Năm 1780, Benjamin Franklin phát minh ra kính hai tròng. Bực mình với việc phải thay những đôi kính khác nhau để nhìn thấy ở những khoảng cách khác nhau, ông đặt mỗi mắt kính vào một đôi khung. Phát minh quả là rất tuyệt nhưng cũng phải đến cuối thế kỉ 19 nó mới được phổ biến rộng rãi. Cũng trong thế kỉ 18, kính một mắt ra đời và trở nên phổ biến trong thế kỉ 19 đặc biệt là ở Đức và Nga. Ban đầu nó được các quý ông sử dụng. Sau chiến tranh thế giới I thì nó không còn mốt nữa có lẽ vì nó gắn với hình ảnh quân đội Đức. Ngoài ra còn có kính lorgnette, đôi mắt kính có tay cầm được giới thiệu. Tuy nhiên, loại kính này chủ yếu được dùng như một món đồ trang sức hơn là một dụng cụ hỗ trợ thị giác và cũng chỉ phố biến trong những quý bà thời trang vốn không muốn đeo kính.
Năm 1919, Sam Foster thành lập công ty Foster Grant. Năm 1929, ông đưa ra thị trường đội kính râm Foster Grants đầu tiên ở Woolworth trên đại lộ của thành phố Atlantic. Đến những năm 1930 thì kính râm đã trở nên phổ biến.
Kính nhãn Năm 1929, Edwin Land phát minh kính lọc có khả phân cực hiệu Foster ánh sáng, đây là yếu tố chủ yếu để chế tạo mắt kính râm Grant phân cực giúp giảm cường độ ánh sáng chói.
Năm 1932, Land cùng với George Wheelwright III, giáo viên hướng dẫn môn vật lý ở Harvard, cùng thành lập phòng thí nghiệm Land-Wheelwright ở Boston. Cho đến 1936, Land đã thực hiện thí nghiệm với rất nhiều loại chất liệu kính chống nắng ở kính râm và các dụng cụ nhãn quang khác.
Năm 1937, Edwin Land thành lập công ty Polaroid và bắt đầu sử dụng các kính lọc của mình trong kính râm Polaroi, đèn pha ô tô chống chói và nhiếp ảnh lập thể.
Ai phát minh ra bom nguyên tử?
Ngày 6/8/1945 lần đầu tiên thế giới biết đến một thứ vũ khí kinh hoàng: bom nguyên tử khi nó bị thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. 3 ngày sau đến lượt Nagasaki của Nhật hứng chịu thảm họa tương tự. Đó chính là kết quả của một dự án nghiên cứu có tên "dự án Mahattan" của Mỹ do một nhà khoa học mới 38 tuổi đứng đầu, Robert Oppenheimer.
Oppenheimer sinh ngày 22/4/1904 ở thành phố New York. Bố ông là Julius S. Oppenheimer là người gốc Do Thái, từ Đức sang Hoa Kỳ lập nghiệp và hoạt động trong ngành xuất cảng vải sợi tại thành phố New York.
Ngay từ khi còn nhỏ, Robert đã tỏ ra là một cậu bé thông minh và hiếu học đặc biệt cầu rất yêu thích môn vật lý. Vào một dịp hè bố của cậu bé Robert dẫn con trai đến phòng thí nghiệm của giáo sư Auguste Klock, xin cho con mình theo học thêm về hóa học. Cậu bé đã khiến giáo sư kinh ngạc khi học hết cả
chương trình một niên học trong 6 tuần lễ.
Bước chân vào Đại học Harvard, trong 3 năm học ở trường chàng thanh niên Oppenheimer đã theo học 6 môn chính và 2 môn phụ trong khi các sinh viên khác chỉ có thể theo học tối đa 6 môn. Năm 1925 Robert Oppenheimer tốt nghiệp Đại học Harvard hạng ưu. Sau đó anh lại sang nước Anh ghi tên vào Đại học Cambridge. Tại cơ sở thí nghiệm Cavendish anh được theo học giáo sư J. Thomsom và Lord Rutherford là những người tiên phong về khảo cứu nguyên tử. Anh cũng từng gặp gỡ các nhà bác học lỗi lạc như Niels Bohr, Paul Dirac và Max Born. Chính Max Born đã mời Oppenheimer sang Đức học tại Đại học Goettingen mà ởđó anh đã đậu văn bằng Tiến sĩở tuổi 23 với luận án xuất sắc về "Nền cơ học lượng tử". Ít lâu sau anh lại sang Thụy Sĩ theo học trường Bách khoa Zurich, một trong những trường kỹ
thuật danh tiếng nhất châu Âu.
Trở về Mỹ với thân hình gầy gò ốm yếu, bố của Robert đã mua cho con trai mình một nông trại ở New Mexico để tĩnh dưỡng. Năm 1928, Viện kỹ thuật California, nơi tụ tập các nhà vật lý danh tiếng trên thế giới, và trường Đại học California cùng gửi giấy mời Robert Oppenheimer giữ chức giáo sư và anh đã nhận lời giảng dạy tại cả hai trường.
Năm 1943, chiến tranh thế giới thứ hai đang ở vào thời kỳ khốc liệt. Nhận tin tình báo các nhà bác học Đức đã tìm ra nguyên tử và đang tìm cách áp dụng vào sản xuất vũ khí, Hoa Kỳ quyết định mở một cuộc chạy đua kỹ thuật nguyên tử. Theo đề nghị của tướng Leslie Groves, tổng thống Franhklin D. Roosevelt đã mời Robert Oppenheimer giữ chức Giám đốc trung tâm khảo cứu nguyên tử lực của Hoa Kỳ. Khi đó Oppenheimer mới 38 tuổi đã trở thành giám đốc "dự án Mahattan", dự án chế tạo bom nguyên tử.
Thành phố Hiroshima (Nhật Bản) biến thành bình địa sau khi
hứng chịu quả bom nguyên tử đầu tiên Trung tâm nghiên cứu được đặt tại Los Alamos, gần thành phố Santa Fe, New Mexico với số vốn đầu tư ban đầu là 60 triệu USD và 400 người làm việc, sau số công nhân đã tăng lên 4500 người. Tại đây, Oppenheimer bắt đầu làm việc với cường độ 20 giờ mỗi ngày để tìm kiếm phương pháp tách chất Uranium235 ra khỏi Uranium thiên nhiên và xác định khối lượng tới hạn của Uranium là chất để làm ra quả bom.
Ngày 16/7/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên được cho phát nổ thử tại sa mạc Alamogordo, New Mexico. Một làn chớp sáng lòa rồi tiếp sau là một tiếng nổ long trời, sau đó khói đen bốc lên cao ngất trời theo hình một cây nấm vĩ đại. Gần một tháng sau đó hai quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật và chấm dứt chiến tranh.
Khi Robert Oppenheimer bắt đầu hối hận vì phát minh của mình thì vài nhà bác học khác lại nghĩ tới việc chế tạo một thứ bom khủng khiếp gấp ngàn lần: bom khinh khí. Có những người ủng hộ nhiệt liệt ý tưởng này như nhà bác học Edward Teller trong khi cũng có những người phản đối kịch liệt. Giữa lúc chính quyền Mỹđang phân vân thì người ta báo tin Liên Xô đã cho nổ thử một trái bom nguyên tử. Vậy là tổng thống Truman hạ lệnh chế tạo bom khinh khí. Trước quyết định đó Robert Oppenheimer đã tuyên bố từ chức giám đốc trung tâm nghiên cứu nguyên tử vào tháng 8/1945.
Sau đó từ năm 1947 đến 1953 ông là giám đốc của Viện nghiên cứu cao cấp thuộc Đại học Princeton và cũng là chủ tịch Ủy ban cố vấn của Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, đồng thời là cố vấn cho bộ quốc phòng và góp công vào việc soạn thảo bản đề nghị đầu tiên của Mỹ về việc kiểm soát quốc tế năng lượng nguyên tử.
Năm 1953, một số tài liệu nguyên tử của Mỹ bị mất cắp và người ta hướng sự nghi ngờ vào một số nhà khoa học trong đó có Oppenheimer vì ông từng giao du với một số phần tử cộng sản. Tháng 4/1954, ông bị đưa ra trước một ủy ban điều tra của Ủy ban năng lượng nguyên tử nhưng Tổng hội các nhà khoa học Mỹ đã lên tiếng bảo vệ ông trước tòa án. Vụ xét xử không kết tội ông phản bội quốc gia nhưng cũng cấm ông tiếp xúc với các bí mật quân sự. Kết quả là chức vụ cố vấn của Ủy ban nguyên tử lực Hoa Kỳ của ông bị hủy bỏ tuy vậy ông vẫn tiếp tục là giám đốc Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại
Princeton cho đến năm 1966.
Năm 1963, Ủy ban năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ trao tặng ông phần thưởng Enrico Fermi để ghi nhận đóng góp của ông vào nền vật lý lý thuyết. Ông về hưu năm 1966 và qua đời ngày 18/2/1967 tại Princeton vì bệnh ung thư cổ.
Ai là cha đẻ của cây súng AK huyền thoại?
AK- 47 là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng nhất của thế kỷ 20, do Mikhail Timofeevich Kalashnikov thiết kế hoàn chỉnh vào năm 1947. Tên súng là viết tắt của "Avtomat Kalashnikov mẫu năm 1947", được Quân đội Xô Viết sử dụng phổ biến vào năm 1949 và nhanh chóng trở thành loại vũ khí được ưa chuộng nhất bởi tính thông dụng, sự linh động, độ chính xác cao và chứa được nhiều đạn.
Cha đẻ của những huyền thoại
Mikhail Timofeevich Kalashnikov (10/11/1919) là tổng công trình sư thiết kế vũ khí nổi tiếng của Liên Xô, ông hai lần là anh hùng lao động, đã được trao giải thưởng Stalin (1949) và là cha đẻ của loại súng AK-47.
Ông sinh ra ở làng Kurya, vùng Altai, trong một gia đình nông dân đông người. Kalashnikov gia nhập Hồng Quân năm 1938 và đã thể hiện khả năng của mình khi sáng tạo ra máy đếm đạn cho xe tăng. Vào những năm đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ông đã là một viên chỉ huy xe tăng nhưng vào năm 1941 ông đã bị thương nặng. Trong kỳ nghỉ 6 tháng vì lý do sức khỏe, Kalashnikov đã tạo nên mẫu súng tự động đầu tiên của mình. Mẫu của ông đã được chế tạo và giới thiệu với chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực vũ khí, Giáo sư Blagonravov. Mặc dù nhận xét của vị giáo sư đối với thành phẩm của Kalashinkov là hoàn toàn kém nhưng giáo sư cũng nhấn mạnh sự độc đáo và nhiệt thành trong sáng tạo của sản phẩm. Giáo sưđã đề nghị cử Kalashinikov đi học tiếp.
Từ năm 1942, Kalashnikov làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khoa học súng trường Trung ương thuộc Tư lệnh pháo binh. Ởđây vào năm 1944 ông đã tạo ra mẫu súng cacbin nạp được nhiều đạn. Mẫu súng này tuy không nằm trong bộ súng nhưng phần nào đã giúp cho việc sáng tạo súng tự động. Từ năm 1945, Kalashnikov bắt đầu việc sáng tạo súng tự động với cỡ đạn 7,62×39. Khẩu súng này chịu nhiều ảnh hưởng của súng Stg-44 của Đức. Theo một số nguồn thì trong nhóm chế tạo có cả những chuyên gia Đức bị bắt làm tù binh, trong đó có Hugo Shmeisher. Trong cuộc thi năm 1947, sau khi thể hiện hiểu quả cao trong thử nghiệm, tiểu liên của Kalashnikov đã được chấp nhận vào lực lượng vũ trang với tên gọi AK-47. Sau khi giải ngũ với quân hàm Trung tướng Quân đội Liên bang Nga, Kalashnikov chuyển tới sống tại Izhievsk và tiếp tục công việc của mình tại nhà máy "Izhmash".
AK-47, vũ khí của các cuộc chiến tranh cách mạng
Sau nhiều lần hoàn thiện, cây súng này được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh, nó cũng chính là loại súng được dùng phổ biến nhất. Từ giữa thập niên 1960 chính cây súng này đã được quân và dân ta sử dụng để chiến thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Với Hình ảnh cây súng AK trên quốc kỳ Mô-zăm-bich
tính năng và độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn, loại súng này trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới, được coi là vũ khí của các cuộc chiến tranh cách mạng. Hơn thế nữa, hình ảnh cây súng AK còn xuất hiện trên lá cờ của đất nước Mô-zăm-bích hay tổ chức du kích Hezbolla.
Năm 2003, tại thành phố Delft (Hà Lan) nơi diễn ra cuộc triển lãm loại súng tự động AK-47, Mikhail Kalashnikov, cha đẻ của loại vũ khí quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới này cũng có mặt với rất nhiều huân chương lấp lánh trên ngực, ông bày tỏ ước nguyện cuối cùng của mình trước khi chết là được sống trong một thế giới không có chiến tranh. Kalashnikov nói: "Tôi tạo ra loại vũ khí này vì sự xuất hiện của phát xít Đức và chiến tranh. Tôi đã là một người lính. Những người lính cần một loại vũ khí đơn giản và hiệu quả để bảo vệ Tổ quốc chống lại kẻ thù".
AK-47 là biểu tượng của sự hoàn hảo... Năng động và chính xác, súng AK là biểu tượng của sự hoàn hảo. Kiểu dáng đẹp, nhẹ và đơn giản, loại súng này cho đến nay chỉ sửa đổi rất ít so với mẫu sơ khai và phần lớn lính chuyên nghiệp đều sử dụng. Không giống những loại vũ khí khác AK-47 hầu như không bị hỏng hóc trong mọi môi trường vùi trong cát, ngâm trong nước bùn. Bên cạnh đó chi phí sản xuất rẻ, kích cỡ gọn, rất dễ cất giấu cũng là nguyên nhân khiến cây súng này trở nên quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 50 triệu khẩu súng đã được tiêu thụ.
Cột thu lôi "tránh sét" như thế nào?
Vì sao lại có sấm sét?
Trong cơn mưa dông do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng trăm triệu von. Dòng điện cũng đạt tới vài vạn ampe, nhiệt độ ở giữa nơi phóng điện cũng đạt tới vài vạn độC. Người ta đã từng ví, cơn dông như một nhà máy điện có công suất khoảng vài trăm MW với điện thế lên tới hàng tỷ V, nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng 3 tháng.
Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là "sấm" (vận tốc của ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh. Với cường độ mạnh như vậy, dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất.
Vì sao nhà cao tầng phải lắp cột thu lôi?
Để bảo vệ các toà nhà khỏi bị sét đánh, trên hầu hết nhiều các công trình kiến trúc cao đều có lắp cột thu lôi. Cột thu lôi được phát minh vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ tên là Franklin. Cột thu lôi "tránh sét" như thế nào?
Thực ra, cột thu lôi không hề tránh sét mà là lợi dụng vị trí trên cao nhằm thu sét vào mình rồi truyền xuống đất, đem lại sự an toàn cho các vật khác. Cột thu lôi do ba bộ phận cấu thành là cột thu lôi trực tiếp, dây dẫn xuống dưới và thiết bị tiếp đất. Mỗi bộ phận đều phải có điện trở rất nhỏ, mặt cắt phải đạt tới mức độ nhất định để chịu được dòng điện cực lớn khi sét đánh qua. Cột thu trực tiếp thường là miếng gang tròn hoặc ống gang mạ kẽm có đường kín lớn hơn 4cm và dài khoảng trên 2m, nó phải được lắp đặt trên nóc các toà nhà cao tầng hoặc trên đỉnh ống khói. Dây tiếp đất nối liền cột thu lôi trực tiếp với thiết bị tiếp đất, có thể làm bằng dây sắt mạ kẽm hoặc thanh sắt nhỏ. Thiết bị tiếp đất phải được chôn ở một độ sâu nhất định dưới lòng đất và phải tiếp xúc tốt với mặt đất để dẫn dòng điện khi bị sét đánh. Cũng có thể sử dụng cực tiếp đất tự nhiên nhưống nước máy, ống nước thải... để làm thiết bị tiếp đất.
Ngoài ra, khi chớp có mang dòng điện tiếp cận với các công trình kiến trúc cao tầng hoặc các thiết bị, điện tích mà chúng cảm ứng sẽ men theo đỉnh cột thu lôi và tiếp tục phóng điện ở đầu nhọn để trung hoà với sét. Vì thế mà dùng cột thu lôi có thể tránh được sét.
Cột thu lôi được lắp như thế nào?
Cột thu lôi lắp càng cao càng tốt, lắp càng cao, phạm vi bảo vệ công trình càng lớn. Nhưng cũng không được quá cao, vì nếu lắp cao quá, độ chắc chắn của cột thu lôi sẽ không đảm bảo, khi gặp gió lớn có thể sẽ bị nghiêng hoặc đổ, làm mất tác dụng của cột thu lôi. Ở những nơi trống trải hay xảy ra sét đánh thì phải trồng cột thu lôi. Người ta dùng một cột gỗ hoặc cột xi măng cao chừng 5 - 6 m. Trên đỉnh cột hàn một thanh sắt đầu nhọn hướng lên trời. Phần đuôi thanh sắt hàn dây nối đất (dùng sắt phi 0,04) theo lý thuyết thì một cột thu lôi có thể bảo vệ được một khoảng không gian bằng hình nón có bán kính đáy bằng chiều cao của cột. Nơi có nhiều sét nên trồng một hệ thống cột thu lôi, mỗi cột cách nhau chừng 20 - 30 m.
Một điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý, vào những ngày trời có sấm sét, người đi đường tuyệt đối không nên trú dưới các gốc cây to. Bởi vì, khi sét phóng điện xuống mặt đất, các cây cao hơn mặt đất sẽ là đường dẫn điện tốt nhất. Nếu trú mưa dưới những gốc cây đó nhiều khả năng sẽ bị sét đánh và điều này rất nguy hiểm đến tính mạng.
Pháo hoa được tạo ra như thế nào?
Những quả pháo hoa lao vun vút lên bầu trời, đến một độ cao nhất định, nó nổ tung thoát khỏi "chiếc áo chật chội". Ánh sáng lấp lánh của nó làm cho không khí các ngày lễ hội thêm phần lộng lẫy... Để làm ra hình thù, màu sắc khác nhau đó, người ta đã phải mất khá nhiều thời gian...
Những vật liệu tạo nên sự lấp lánh
Người ta đã thấy sự hiện diện của pháo hoa trong rất nhiều dịp để diễn tả niềm vui, hân hoan và cả niềm hạnh phúc. Không hề biết ai là người đầu tiên đã chế tạo ra pháo hoa, một dân tộc hay phát minh tình cờ của một người nào đó? Thực tế, mọi người tin rằng: chính người Trung Hoa đã nắm được bí quyết chơi pháo hoa đầu tiên và đi trước cả Châu Âu cả mấy trăm năm.
Trước đó, người Hy Lạp và người Ai Cập cổ đại cũng đã có một loại pháo bông nào đó. Tuy nhiên, pháo bông như ta thấy ngày nay thì chỉ có từ sau khi thuốc súng được đưa vào sử dụng và khi khoa học đã phát triển.
Ngày nay, loài người trải qua những thời khắc sôi động bằng cách đón những tia sáng đầu tiên, những tia sáng của hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn, an lành hơn trên bầu trời rắc đầy pháo hoa.
Có một câu hỏi đặt ra là, tại sao những "chùm" ánh sáng rực rỡđó lại có thể diễn ra ở xa tít trên kia của bầu trời? Những chất nào kết hợp lại để tạo ra thứ ánh sáng nhiều màu sắc đến thế?
Các công đoạn cho sự phát sáng
Hạt lấp lánh (Break)
Trong thành phần pháo hoa bao gồm: thuốc nổ và hạt cháy. Các hạt cháy được bao bọc bởi nhiều lớp "quần áo" khác nhau, bố trí bởi những lớp bìa các tông ngăn ngăn cách thành các tầng khác nhau trong lớp vỏ pháo. Để làm cho những chiếc "áo" kia bật tung trên bầu trời cần thiết phải có một áp lực rất lớn có thể làm phân tán ánh sáng trong một khoảng không gian rộng. Chính vì vậy, trong mỗi lớp ngăn cách giữa các lớp vỏ đều phải có thuốc pháo nằm xem kẽ nhau.
Áp lực đẩy từ phía ngòi pháo càng lớn thì phạm vi nổ của pháo hoa càng rộng và ngược lại. Các lớp bìa kể trên ngăn cách thành tầng tầng lớp lớp khác nhau và có thể chịu được một sức nổ cực lớn, trong một khoảng thời gian nhất định sẽ cản được lượng nhiệt lượng cao và khí mà thuốc nổ sinh ra.
Chất làm nên thứ ánh sáng lấp lánh của pháo hoa có bao gồm cả thuốc nổ. Điều này lý giải vì sao khi pháo hoa phát sáng đều kèm theo tiếng nổ vang rền. Những tiếng nổ to kèm theo ánh sáng nhấp nháy được những người làm pháo dùng một hỗn hợp muối peclorat - một loại thuốc nổ theo một lượng nhất định thành hạt xen kẽ giữa các hạt cháy.
Tùy theo hình thù muốn tạo mà phải xắp xếp hạt cháy đúng chủng loại, đúng vị trí, xếp thuốc nổđúng liều nổ và đúng vị trí (hạt nổ thì to bằng nhau nhưng sức nổ thì có khác nhau). Khi pháo nổ, các hạt cháy sẽ bị đẩy theo những hướng và những vận tốc khác nhau để tạo "đà" bay lên không trung.
Dây cháy chậm hẹn giờ (Time-delayed Fuse)
Khi pháo hoa bay lên, dây cháy hẹn giờ sẽ cháy một cách từ từ. Đến một giới hạn nào đó về khoảng cách so với mặt đất, dây cháy chậm sẽ cháy yếu dần nhưng vẫn đủ sức làm cháy thuốc nổđen ở ngăn thứ nhất. Nó tiếp tục ngấm dần vào "mồi lửa" tại ngăn thứ hai và thứ 3.
Dây cháy chậm hẹn giờ
Người đốt pháo hoa cũng phải tính toán và kiểm tra kỹ dây cháy chậm và độ dài của chúng để hẹn giờ cho chính xác nhất. Nếu một quả pháo gồm có 3 màu, thì lần thứ nhất phải đổi màu sớm hơn một chút so với lần thứ hai và thứ ba để tránh trường hợp pháo bay là là mặt đất đã nổ rồi.
Hạt cháy (Stars)
Để làm được những hạt tinh thể li ti này theo một quy tắc nhất định, người ta cẩn thận trộn các thành phần đã được tiêu chuẩn hoá là: muối peclorat và thuốc nổđen, kim loại có chức năng làm chất kết dính chúng lại với nhau.
Để tạo màu, họ sẽ trộn theo những kinh nghiệm sau:
-Magiê hoặc nhôm sẽ cho màu trắng.
-Clo hoá natri thì có màu vàng.
-Stronti nitrat và stronti cacbonat có thể cho màu đỏ.
-
Bari nitrat cho ta màu xanh lục đồng cho màu xanh lam.
-
Than củi và các dạng cacbon khác dùng để tạo màu da cam.
Sản xuất pháo hoa cần phải luôn bọc vải toàn bộ quả pháo, thậm chí bên trong pháo hoa người ta cũng có những yêu cầu khắt khe như vậy.
Thuốc nổđen (Black Powder)
Công thức của thuốc nổđen (hay thuốc nổ màu đen) cũng là nguyên liệu cơ bản trong pháo hoa. Người Trung Quốc đã phát hiện ra công thức này từ hơn 1000 năm trước, đến nay công thức đó vẫn được giữ nguyên: 75% kali nitrat, 15% than củi và 10% lưu huỳnh.
Thuốc nổđen được ứng dụng trong pháo hoa là bởi vì đặc tính "nổ thấp" của nó và tỉ lệ tốc độ nổ của nó chưa tới 100 iat/s ("thuốc nổ mạnh" tỉ lệ tốc độ nổ của nó vượt quá 1000 iat/s). Người làm pháo hoa có thể thông qua vài cách để khống chế tốc độ cháy của thuốc nổ.
Ống phóng (Launch Tubes)
Đa số pháo hoa đều phóng ra từ những ống thép và được xếp ngay ngắn thành hàng. Những cái ống này còn được gọi là "súng cối" dài gấp khoảng 3 lần so với quả pháo hoa nhưng đường kính đều lớn như nhau. Nếu một quả pháo hoa khi được đặt vào ống phóng mà không khít thì áp lực đẩy sinh ra bởi thuốc nổ sẽ bị thoát ra, từđó dẫn tới pháo hoa không thể bay lên cao.
Kíp nổ chính (Main Fuse)
Vào thời kỳ Phục Hưng, ở phương Tây người sản xuất pháo hoa đốt giấy mỏng quấn quanh một ít thuốc nổđen. Sau đó, cách đốt thuốc nổ bằng cách nhét một sợi dây vào trong thuốc nổđã dần được sử dụng. Ngày nay dây kim loại điện tử gắn với pháo hoa được kết nối với bàn điều khiển chính. Chỉ cần ấn nút một cái dòng điện sẽ chạy qua các dây kim loại và chạy tới kíp nổ chính tạo ra tia lửa.
Kíp nổ đồng thời đốt cháy hai ngòi nổ _ một dây nhanh chóng đốt cháy thuốc phóng, dây kia đựơc nhét dưới đáy quả pháo hoa để đốt cháy phần bên trong của pháo hoa.
Ai là người đã làm thay đổi quan niệm của chúng ta về vũ trụ và sự phát triển của nó?
Edwin Powell Hubble sinh năm 1889 ở Marshfield Missouri. Ông đã sống những năm đầu đời ở bang Kentucky. Sau đó gia đình ông chuyển đến sống ở Chicago, Illinois. Ông học ở Chicago ngành Toán học và Thiên văn học.
Hubble là một sinh viên giỏi và cũng là một nhà thể thao có tài. Ông là thành viên đội tuyển vô địch bóng rổ của trường Đại học Chicago năm 1909. Ông còn là một vận động viên đấm bốc xuất sắc. Có một số người khuyên ông nên luyện tập để tham gia giải Vô địch Thế giới hạng nặng sau khi ra trường. Thay vì làm như vậy, ông quyết định học tiếp. Ông đến trường Đại học Queen ở Oxford, nước Anh.
Ở Oxford, Hubble học Luật. Ông rất quan tâm đến luật bình dân ở Anh, bởi vì gia đình ông đã rời nước Anh sang Mỹ những năm trước đó. Ông học 3 năm ở Oxford.
Năm 1913, Hubble trở về nước Mỹ. Ông mở một văn phòng Luật ở Louisville, Kentucky. Tuy nhiên sau đó một thời gian ngắn ông không muốn làm luật sư nữa. Ông quay lại trường Đại học Chicago và ởđó, một lần nữa ông lại nghiên cứu thiên văn.
Hubble quan sát bầu trời bằng một công cụởđài thiên văn của trường. Việc nghiên cứu của ông đặt ra những câu hỏi mà các nhà thiên văn không trả lời được- Tinh vân là gì?
Hubble giải thích: Thuật ngữ thiên văn học "Tinh vân" đã có từ nhiều thế kỉ nay. Đó là tên đặt cho những vùng cố định trên bầu trời ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Có một số nhà thiên văn học nghĩ rằng Tinh vân là một phần của dải thiên hà. Một số khác cho rằng chúng là những vũ trụ đơn độc trong khoảng không. Trong báo cáo nghiên cứu, Hubble nói rằng điều đó chỉ được xác định bằng một dụng cụđáng tin cậy hơn và những dụng cụ như vậy chưa được tạo ra. Năm 1917, nước Mỹ tham gia cuộc đại chiến Thế giới lần thứ nhất ở châu Âu. Hubble gia nhập quân đội và phục vụ tại Pháp.
Trước đó nhà thiên văn George Ellery Hale đã mời Hubble làm việc trong Đài thiên văn Mount Wilson ở miền Nam California. Sau cuộc đại chiến Hubble trở về Mỹ và chấp nhận lời đề nghị của Hale. Lúc đó ông 30 tuổi và bắt đầu công việc sẽ làm ông nổi tiếng.
Trong lần quan sát đầu tiên ở Mount Wilson, Hubble sử dụng một kính viễn vọng, mắt kính có đường kính là 125 cm. Ông nghiên cứu các vật thể trong dải ngân hà của chúng ta và có một khám phá quan trọng về Tinh vân. Hubble cho rằng ánh sáng ở Tinh vân thật ra là nhờ có ánh sáng của các vì sao gần đó. Tinh vân là những đám nguyên tử và bụi. Chúng không đủ nóng như các vì sao để phát ra ánh sáng. Ngay sau đó, Hubble đã bắt đầu làm việc với một kính thiên văn lớn hơn và có khả năng quan sát tốt hơn ở Mount Wilson. Đường kính ở mắt kính là 250 cm. Đó là chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới trong vòng 25 năm. Nó có đủ khả năng giúp cho Hubble có nhiều phát hiện quan trọng.
Kể từ năm 1922, Edwin Hubble bắt đầu kiểm tra các vật thể xa. Khám phá lớn đầu tiên của ông là nhận ra một vì sao thay đổi độ sáng Cepheid. Nó nằm ở phần ngoài của một tinh vân lớn tên gọi là Andromed. Sao Cepheid là những vì sao mà ánh sáng của nó thay đổi theo thời gian. Một nhà thiên văn của trường Đại học Harvard, Henrietta Leavitt đã phát hiện ra là có thể căn cứ vào những khoảng thời gian này để tính khoảng cách của chúng so với Trái đất. Hubble đã đo khoảng cách ấy. Kết quả là Tinh vân Andromeda nằm rất xa ngoài hệ thiên hà của chúng ta.
Phát hiện của Hubble đã chấm dứt cuộc tranh cãi bao lâu nay. Ông đã chứng tỏ ý kiến cho rằng Tinh vân nằm trong hệ thiên hà là sai. Thực tế chúng cũng là những hệ thiên hà. Các nhà thiên văn học lúc này cũng nhất trí rằng có các thiên hà khác.
Hubble bắt đầu có các nghiên cứu chi tiết hơn về các hệ thiên hà. Ông nghiên cứu hình dạng và ánh sáng của chúng. Năm 1925, ông đã quan sát đủ nhiều để nói rằng vũ trụ gồm những hệ thiên hà với đủ hình dáng và kích cỡ.
Ông nói, cũng như các vì sao, các hệ thiên hà cũng không giống nhau. Một số hệ thiên hà có hình dạng xoắn ốc như dải Ngân hà của chúng ta hay Andromeda. Chúng có một trung tâm và có vật chất bao quanh như vòng tròn lấy trung tâm như pháo hoa. Những hệ khác có hình như trái bóng bầu dục hay quả trứng, một vài hệ khác không có hình dáng đặc biệt. Hubble thiết lập một hệ thống để mô tả các hệ thiên hà theo hình dáng của chúng. Hệ thống này ngày nay vẫn được sử dụng. Ông còn chứng tỏ các hệ thiên hà cũng cùng loại với vật thể phát sáng nằm trong hệ Ngân hà. Ông nói mọi hệ thiên hà đều có mối quan hệ với nhau như những thành viên trong một gia đình.
Cuối thập kỉ 20, Hubble nghiên cứu sự chuyển động của các hệ thiên hà trong không gian. Việc nghiên cứu của ông đã đưa đến một khám phá quan trọng nhất của ngành thiên văn học trong thế kỉ 20 - Vũ trụ mở rộng.
Những quan sát trước đây về sự phát triển của các hệ thiên hà đã được V.M.Silpher tiến hành. Ông phát hiện ra các hệ thiên hà chuyển động rời xa trái đất với vận tốc từ 300 đến 1800 km/s. Hubble hiểu được tầm quan trọng những kết quả Silpher thu được. Ông xây dựng một kế hoạch để đo cả khoảng cách lẫn tốc độ của càng nhiều hệ thiên hà càng tốt. Cùng với trợ lý của mình ở Mount Wilson là Milton Humason, Hubble đo sự chuyển động của các hệ thiên hà. Hai người làm việc bằng cách nghiên cứu cái mà Hubble gọi là "Sự phát triển màu đỏ"- Hay còn gọi là hiệu ứng Doppler.
Hiệu ứng Doppler giải thích sự thay đổi về độ dài của sóng ánh sáng hay âm thanh khi chúng chuyển tới phía bạn hay ra khỏi bạn. Sóng ánh sáng từ một vật chuyển động rời khỏi bạn sẽ kéo dài thành một sóng dài hơn. Chúng có màu đỏ. Sóng ánh sáng từ một vật thể chuyển động về phía bạn sẽ có độ dài ngắn hơn. Chúng có màu xanh da trời.
Quan sát 46 hệ thiên hà cho Hubble thấy các hệ thiên hà là chuyển động rời xa trái đất. Kết quả quan sát cho thấy tốc độ chuyển động liên hệ trực tiếp với khoảng cách trực tiếp với khoảng cách hệ thiên hà so với trái đất. Hubble phát hiện ra là hệ thiên hà càng ở xa trái đất, tốc độ nó càng lớn. Quy luật khoa học này được gọi là Luật Hubble.
Khám phá của Hubble là một thay đổi lớn trong khái niệm của chúng ta về vũ trụ. Không phải vũ trụ yên lặng và bất biến kể từ khi bắt đầu hình thành như những ý tưởng. Nó vẫn phát triển và điều đó có nghĩa như Hubble nói: có thể bắt đầu bằng một vụ nổ lớn của một sức mạnh không thể tưởng tượng được. Vụ nổ thường được gọi là "big bang"(vụ nổ lớn).
Công trình của Hubble không chỉ dừng lại ở khám phá này. Ông vẫn còn tiếp tục theo dõi các hệ thiên hà và bổ sung thêm những kiến thức về chúng. Các nhà thiên văn từ khắp nơi trên thế giới đến làm việc với ông. Hubble rời đài quan sát Mount Wilson trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau chiến tranh ông quay trở lại, dành phần lớn thời gian để tạo ra một chiếc kính Viễn vọng mới lớn hơn ở miền Nam California. Chiếc kính được hoàn thành năm 1949. Nó có đường kính 500 cm và được gọi theo tên nhà thiên văn George Hale.
Edwin Hubble là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn Hale. Ông mất năm 1953 khi đang chuẩn bị tiến hành một cuộc quan sát bầu trời 4 ngày qua kính Viễn vọng. Công trình của Hubble đã dẫn đến sự ra đời của công trình nghiên cứu mới về sự ra đời của Vũ trụ. Một nhà thiên văn đã nói rằng: "Kể từđó đến nay các nhà khoa học vẫn đang bổ sung thêm chi tiết cho những nghiên cứu của Hubble. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm".
(Theo Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ)
Kế hoạch trở lại mặt trăng của Nasa sẽ diễn ra như thế nào?
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ Nasa đã lên kế hoạch trở lại mặt trăng...một phần trong dự định mà tổng thống Bush đã đặt ra vào tháng 1 năm 2004.
Ông đã nói rằng "Chúng ta sẽ chế tạo những chiếc phi thuyền mới đưa người vào vũ trụ. Chúng ta sẽ có được một vị trí mới, vững chắc trên mặt trăng và chuẩn bị cho một chuyến du hành mới tới những thế giới bên ngoài chúng ta".
Neil Armstrong là người đầu tiên trong số 12 nhà du hành để lại dấu vết trên mặt trăng. "Đó là một bước nhỏ của con người nhưng là một bước tiến vĩ đại của nhân loại".
Nhà du hành Eugene Cernan là người cuối cùng trên mặt trăng cách đây hơn ba thập kỉ "...trong một tháng vui vẻ ...tháng 12".
Đó là tháng 12 năm 1972.
Mặt trăng kì diệu
Phi hành gia Eugene Cernan nói rằng "Tôi thật sự không muốn tin rằng tôi sẽ ngồi ởđây ba thập kỉ sau và vẫn là người cuối cùng để lại dấu vết trên mặt trăng. Nói một cách thật lòng, tôi hơi thất vọng".
Nhưng một quan chức NASA tin rằng, sau một loạt những chuyến thám hiểm không phải của con người mà là bằng robot lên mặt trăng, Mỹ sẽ đưa các phi hành gia trở lại trước năm 2020. Các nhà bác học ở Nasa đang cố gắng để đạt được mục tiêu đầy triển vọng ấy.
Trợ lý Giám đốc của Nasa Scott Horowitz nói về kế hoạch trở lại mặt trăng như sau: "Để trở lại mặt trăng, chúng tôi phải đảm bảo được sự liên lạc thông suốt, chúng tôi phải tìm đường, chúng tôi cần những tấm bản đồ tốt về địa hình của mặt trăng. Một trong những nguồn tài nguyên chính mà chúng tôi đang tìm kiếm ở mặt trăng là hydrogen tại những vùng địa cực." Daniel Andrews là Giám đốc Dự án Quan sát miệng núi lửa trên mặt trăng và vệ tinh do thám. Ông cùng nhóm của mình đang lên kế hoạch khai quật một miệng núi lửa ở cực nam của mặt trăng, một nơi mà họ tin là có hydrogen và có thể có cả nước.
Ông ấy nói rằng "Công việc mà chúng tôi đang tiến hành là tạo ra những phương tiện tốt hơn và nhiều tính năng hơn. Những con tàu này có thể đưa những tàu vũ trụ như LRO (tàu vũ trụ do thám mặt trăng) và LCROS (vệ tinh quan sát và thăm dò miệng núi lửa trên mặt trăng) tới mặt trăng. Khi những con tàu và vệ tinh này hoàn thành nhiệm vụ của chúng, một giai đoạn cao hơn sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc SUV tới cực nam của mặt trăng để xem liệu trong ấy có những vật chất gì...
Một loạt những robot tiền trạm đã được lên kế hoạch đưa tới mặt trăng bắt đầu từ năm 2008 đến 2016 để thám hiểm và vẽ bản đồ bề mặt mặt trăng, mở đường cho sự trở lại của con người sau 30 năm rời bỏ mặt trăng.
Như Nguyễn
Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
Neil Armstrong, sinh năm 1930, là nhà du hành vũ trụ và cũng là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Armstrong là chủ nhiệm chương trình phóng tàu con tàu Apollo đầu tiên lên mặt trăng-Apollo 11-vào tháng 7 năm 1969. Ông cũng tham gia trong chương trình bay của tàu Gemini vào năm 1966 và là một phi công chiến đấu của Không quân Mỹ, rồi làm phi công thử nghiệm, giáo sư, thương nhân và là cố vấn của tổng thống. Ông đã nhận được Huân chương Tự do đích thân Tổng thống trao tặng và một loạt những giải thưởng quốc tế khác vì những đóng góp cho con tàu Apollo 11.
Armstrong sinh ra ở Wapakoneta, Ohio. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu chuyến bay đầu tiên với vị trí là một phi công tập sự. Ông đã dành được một suất học bổng của Không quân và bắt đầu học tập tại trường Purdue vào năm 1947. Vào năm 1950 Armstrong bắt đầu tham gia lực lượng không quân trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ông lái máy bay chiến đấu ở Hàn Quốc cho đến năm 1952 rồi trở lại Purdue.
Armstrong tham gia vào Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng không vũ trụ (NACA) tại Trung tâm nghiên cứu Lewis ở Cleveland, Ohio năm 1955, sau đó chuyển sang Trung tâm nghiên cứu bay NACA tại Doanh trại Lực lượng không quân Edwards ở California. Ông là công trên nhiều máy bay diễn tập thử nghiệm ý tưởng. Armstrong rời Trung tâm nghiên cứu bay vào năm 1962 để tham gia vào NASA với tư cách là phi hành gia thực tập.
Trong nhóm thực tập ở NASA này có hai người đặt chân lên mặt trăng trong chuyến bay đầu tiên là Armstrong và Elliot See (See không may đã qua đời trong một tai nạn máy bay trong khi đang diễn tập làm chỉ huy con tàu Gemini 9). Sau khi hoàn thành việc thực tập tại NASA, Armstrong trở lại đội bay của Gemini 5, sau đó trở thành đội trưởng của Gemini 8. Chuyến tàu này được phóng đi vào ngày 16 tháng 3 năm 1966.
Sau đó 3 năm, Armstrong xuất hiện trong đội bay của con tàu Apollo 11. Đây là con tàu lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn. Con tàu đã mang thông điệp của người Mỹ cũng như của loài người lên mặt trăng "Chúng tôi từ hành tinh trái đất lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7 năm 1969 sau công nguyên. Chúng tôi tới đây với mong muốn hoà bình cho tất cả nhân loại".
Apollo được phóng đi từ Mũi Canaveral, Florida vào ngày 16 tháng 7 năm 1969 và đến quỹ đạo của mặt trăng vào ngày 20 tháng 7. Vào hồi 10:56 phút tối theo múi giờ miền đông, Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và phát biểu của ông đã trở thành một trong nhưng câu nói nổi tiếng nhất của thế kỉ 20 " Đây là một bước nhỏ của con người nhưng là một bước tiến vĩ đại của nhân loại". Ông cùng với đội bay đã thu nhặt những mẩu đất đá và kim loại từ mặt trăng. Và chính những vật thể này đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học có những phán đoán chính xác về vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất này. Tàu Apollo 11 đã đáp xuống Trái đất vào ngày 24 tháng 7 ở biển Thái Bình Dương, cách Hawaii khoảng 1300 km về phía đông nam. Sau đó đoàn phi hành gia đã dành nhiều tháng để xuất hiện trước công luận trình bày về chuyến bay của họ.
Trở về từ mặt trăng, Armstrong rời NASA năm 1971 và bắt đầu tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ông đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này. Ông là khách mời danh dự trong bộ phim tài liệu được công chiếu trên truyền hình Mỹ vào năm 1991 với tiêu đề "Chuyến bay đầu tiên".
Hiểm họa lớn nhất với nhân loại sẽ xảy ra khi nào?
Theo các nhà khoa học dựđoán, có khả năng ngày 13.3.2029, Apophis sẽ đâm vào trái đất và tạo ra một vụ nổ khủng khiếp có sức công phá gấp 100 lần sức công phá của quả bom nguyên tử mà Mỹđã ném xuống Hiroshima năm 1945.
Thiên thạch Apophis được nhà thiên văn Steve Chesley phát hiện vào tháng 6.2004. Các đồng nghiệp của ông tại NASA đã phải hốt hoảng khi Chesley cho rằng thiên thạch trên sẽđâm vào trái đất trong tương lai. Để kiểm tra thông tin mà Chesley công bố, các nhà thiên văn học của NASA đã sử dụng kính viễn vọng để quan sát Apophis và họđã nhìn thấy thiên thạch này.
Đường kính ban đầu của Apophis theo dự tính là vào khoảng 500m, tuy nhiên sau đó các nhà khoa học đã tính lại và kết quả cho thấy thiên thạch này có đường kính khoảng 320m. Thiên thạch này tự quay quanh nó hết 323 ngày và đi ngang qua quỹ đạo của trái đất 2 lần trong một năm. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là một hiểm họa thực sự cho trái đất, tuy nhiên nó sẽ không nguy hiểm như những đánh giá ban đầu. Nó có thểđi ngang qua quỹ đạo trái đất nhưng sẽ không đâm thẳng vào trái đất và có thể phá hủy một số vệ tinh đang bay quanh trái đất mà thôi. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng sẽ không thể biết được điều gì chắc chắn một khi quỹ đạo của thiên thạch này cắt ngang quỹ đạo trái đất, một số khác hy vọng rằng sức hút của trái đất sẽ làm lệch quỹ đạo của thiên thạch. Nhiều chuyên gia đang tìm cách để tính toán xem khi nào sẽ là thời điểm xảy ra thảm họa trên với nhân loại: năm 2035, 2036 hay là 2037. Họ còn dựđoán rằng khu vực Bắc Hemisphere sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, phần còn lại của thế giới sẽ chìm trong khói bụi và ô nhiễm và khu vực nơi thiên thạch đâm xuống (khoảng 40 km2) sẽ hoàn toàn biến thành cát bụi.
Các nhà khoa học đang điên đầu nghĩ ra cách cứu trái đất khỏi thảm họa có thể này. Đến nay, có 2 cách được coi là có thể sử dụng để giúp trái đất thoát được tai họa khủng khiếp này. Cách thứ nhất là dùng vệ tinh để đưa một khối thuốc nổ vào bên trong thiên thạch và kích nổ, phá hủy thiên thạch trước khi nó đâm vào trái đất. Cách thứ hai là tìm cách để làm chệch quỹ đạo của nó.
Theo thanhnien.com.vn
Dải ngân hà là gì?
Khi các nhà thiên văn học hỏi nhau rằng điều gì đẹp nhất trên bầu trời thì phần lớn trong số họ sẽ trả lời đó là những dải ngân hà. Dạng xoáy với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, dải ngân hà là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp các vì tinh tú. Nó là tập hợp nhóm khổng lồ gồm hàng trăm triệu ngôi sao, tất cả hoạt động cùng nhau và chia sẻ chung một điểm trung tâm. Những ngôi sao mà chúng ta có thể nhìn thấy từ trái đất bằng mắt thường là một phần của dải ngân hà. Dải ngân hà của trái đất được gọi là "Milky Way", và mặt trời chỉ là một trong những ngôi sao thuộc dải ngân hà này. Các dải ngân hà cũng chứa những hợp chất hóa học sau : khí hyđrô nguyên tử, hyđrô phân tử, hyđrô phân tử hỗn hợp, nitơ, cácbon, silic...
Dải ngân hà có bốn hình dạng: hình hạt đậu, hình elip, hình xoắn ốc và hình không đều.
Hình xoắn ốc
Các dải ngân hà hình xoắn ốc thường gồm hai thành phần hợp thành:
1. Dạng quần hợp trong một chiếc đĩa phẳng khổng lồ bao gồm rất nhiều điểm chiết trung giữa các vì sao (đôi khi nhìn thấy dưới dạng tinh vân khuyếch tán ánh sáng màu đỏ, hoặc dưới dạng những đám mây bụi sẫm màu), các cụm và quần hợp sao non. Các cụm sao này được sắp xếp dưới dạng khung xoắn ốc dễ nhận dạng hoặc theo kết cấu dạng khung dọc.
2. Thành phần thứ hai là quần thể sao trong dạng hình lồi Elipxoit bao gồm quần thể các tinh tú già không có điểm chiết trung giữa các vì sao, thường liên kết với các cụm sao hình cầu.
Những ngôi sao non trong quần thể hình đĩa được phân loại là quần hợp sao I, những ngôi sao già trong quần thể hình lồi được gọi là quần hợp sao II.
Mối quan hệ về khối lượng và ánh sáng của các thành phần này khác nhau trên diện rộng, tạo gia tăng tới một phân loại phối hợp.
Dạng cấu trúc khung trong quần thể đĩa hầu như chỉ là hiện tượng tạm thời mà thôi, nó được tạo ra do sự tương tác trọng lực với các dải ngân hà xung quanh.
Mặt trời là một trong hàng trăm tỷ ngôi sao nằm trong dải ngân hà hình xoáy Milky Way.
Hình hạt đậu (S0)
Nói một cách ngắn gọn, đó là "những dải ngân hà hình xoắn nhưng không có khung xoắn ốc", ví dụ như các dải ngân hà hình chiếc đĩa phẳng nơi sự cấu tạo nên các vì tinh tú đã dừng lại từ rất lâu do điểm chiết trung giữa các vì sao tăng.
Do vậy, nó chỉ bao gồm hoặc chủ yếu là quần hợp sao già II mà thôi. Nhìn vẻ bề ngoài và các ngôi sao bên trong, dải ngân hà hạt đậu nếu quan sát rất khó phân biệt với hình elip.
Hình Elip
Các dải ngân hà hình elip theo quan sát thì khá chắc chắn với ba trục. Nó có ít hoặc không có động lượng góc tổng thể và không xoay (dĩ nhiên, những ngôi sao vẫn bay xung quanh tâm của dải ngân hà, nhưng đường bay được định hướng để chỉ có rất ít động lượng góc thuộc quỹ đạo được tổng hợp lại).
Thông thường, các dải ngân hà hình elip thường có rất ít hoặc dường như không có điểm chiết trung giữa các vì sao, và chỉ bao gồm quần hợp sao già II: chúng xuất hiện giống dạng xoắn ốc chỉ có dạng hình lồi phát quang mà không có thành phần kết cấu dạng đĩa.
Tuy nhiên, đối với các dạng hình elip, các thành phần kết cấu hình đĩa nhỏđã được khám phá nên nó có thể là những thay thế cho sự kết thúc của một hệ thống chung trong các dạng dải ngân hà trong đó bao gồm các dải ngân hà hình đĩa.
Hình không đều Thường bị làm méo đi do lực hấp dẫn từ các thiên hà gần kề, những dải ngân hà này không theo hình dạng nào cả và rất khác thường.
Tuy nhiên, phân lớp của dải ngân hà hình chiếc đĩa bị bóp méo lại thường xuyên xảy ra.
Các dải ngân hà được hình thành thế nào?
Sau tiếng nổ lớn, vũ trụ được hình thành từ phóng xạ và các hạt hạ nguyên tử. Điều gì xảy ra tiếp theo vẫn còn đang nằm trong tranh cãi - Các hạt hạ nguyên tửđã tập hợp lại và dần dần tạo nên các vì sao, các nhóm sao và cuối cùng là các dải ngân hà? Hay vũ trụ trước tiên đã thiết lập nên các khoảng mênh mông sau đó chia nhỏ thành các dải ngân hà?
Trạm thiên văn vũ trụ James Webb và Herschel sẽ đưa chúng ta sẽ tiến đến gần câu trả lời hơn. Họ sẽ có những thiết bị cực nhạy để quan sát vũ trụ như nó chính thế khi các nhà khoa học tin rằng những dải ngân hà đầu tiên đã được hình thành.
Vì sao các ngôi sao lại sáng?
Các ngôi sao là những quả cầu khí tự phát sáng. Đặc điểm tự chiếu sáng này làm cho các ngôi sao có đặc điểm khác với các hành tinh, mặt trăng, các hành tinh nhỏ và sao chổi là những vật chiếu sáng bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời. Chúng còn khác trên nhiều phương diện.
Ngôi sao chiêu Các ngôi có khối lượng lớn hơn rất nhiều, có thành phần sáng qua bề mặtcấu tạo khác nhau, nóng hơn và phần lớn chúng lớn hơn trái đất các vật thể hành tinh.
Vì sao các ngôi sao lại sáng? Các ngôi sao lấy nhiệt từ hai nguồn - trọng lực và phản ứng tổng hợp hạt nhân. Khi các ngôi sao ban đầu được hình thành từ những quả bóng khí khổng lồ, chúng nén lại dưới ảnh hưởng của trọng lực, và nóng lên do lực hấp dẫn đi vào sự chuyển động của khí. Khi nhiệt độ ngôi sao đủ nóng, hạt nhân hyđrô trong tinh thể plasma ở tâm ngôi sao bắt đầu nhập vào nhau để tạo thành heli, giải thoát rất nhiều năng lượng từ quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân đó.
Tất cả hơi nóng này, từ cả hai nguồn, tạo ra áp suất khiến cho ngôi sao ngưng quá trình nén tại một điểm nào đó. Nếu ngôi sao đủ lớn, nhiệt độ trung tâm sẽ đủ cao để giữ cho quá trình phản ứng tổng hợp này tiếp diễn, hơi nóng sẽ dần tỏa ra ngoài ngôi sao, vì vậy, nhiệt độ ngoài bề mặt cũng sẽ tăng lên khá cao.
Nhiệt độ ngoài bề mặt quyết định phương thức mà ngôi sao sẽ tỏa sáng - mặt trời có nhiệt độ bên ngoài khoảng 5000 độ, tuy nhiên, những ngôi sao khác lại có thể nóng đến 50.000 độ, tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn, trong khi những ngôi sao nhỏ màu đỏ (red dwarf star) nhiệt độ lại thấp hơn đáng kể và tạo ra phần lớn ánh sáng màu đỏ và ánh sáng hồng ngoại.
Cái gì làm cho sao sáng? Các ngôi sao là những lò hạt nhân. Trong các điểm trung tâm cực nóng với nhiệt độ lên đến hàng triệu triệu độ Kelvin, các ngôi sao tự phát ra năng lượng bằng các phản ứng hạt nhân. Năng lượng mới sinh này đi từ phần nóng phía trong của ngôi sao đến các lớp bề mặt nguội hơn. Tới đây, năng lượng được phân tán vào không trung. Chúng ta thấy hiện tượng bức xạ này và gọi là sao chiếu sáng.
Mặt trời lấy năng lượng từ phản ứng hyđrô. Lấy mặt trời làm ví dụ, nhiệt độ trung tâm của nó là khoảng 15 triệu độ Kelvin. Nó đủ nóng để có thể nung chảy hyđrô và chuyển hóa thành heli cùng với sự giải phóng một lượng lớn năng lượng. Nó giống với quá trình diễn ra nổ bom hyđrô, ngoại trừ là nung chảy hyđrô mặt trời thì không nổ. Thay vào đó, nó sẽđi vào nhịp độ ổn trong hàng tỉ năm.
Phản ứng nung chảy heli và các nguyên tố đậm đặc hơn: phần lớn các ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời đêm lấy năng lượng từ phản ứng nung chảy chuyển hóa hyđrô thành heli tại tâm sao, cũng giống như mặt trời, tuy nhiên không giống hoàn toàn. Trong một thời gian nhất định, các ngôi sao chuyển hóa tất cả hyđrô ở tâm thành heli để tạo thành tâm heli. Đối với các ngôi sao có khối lượng lớn hơn nhiều lần so với khối lượng mặt trời, khí heli ở tâm đốt cháy và chuyển hóa thành các-bon và ôxy đồng thời với việc giải phóng năng lượng. Đối với những ngôi sao có khối lượng cực lớn, những nguyên tố này cũng đốt cháy và chuyển hóa thành các nguyên tố đậm đặc hơn cùng với sự giải phóng năng lượng.
Ngôi sao có độ sáng như thế nào? Độ sáng của ngôi sao như chúng ta nhìn thấy từ trái đất được gọi là "độ sáng biểu kiến hữu hình". Ngôi sao sáng nhất được nhìn thấy từ bán cầu bắc của trái đất là sao Thiên Lang (Sirius), ngôi sao có chỉ số dưới dòng a_m với v_ bằng -1.5 (số tỷ lệ độ sáng biểu kiến của tinh tú là một số trong đó số âm biểu thị độ sáng cao hơn số dương). Độ sáng biểu kiến hữu hình tuyệt đối, thiết lập bởi "M gạch dưới v" sẽ cho độ sáng chân thực: Deneb (chòm sao anpha Cygnus) có Mv = -6,9 và Rigel (chòm sao bêta Orion) có độ sáng với Mv = -6,8 Trên số tỷ lệ tuyệt đối, sao Thiên Lang có độ sáng chỉ là: Mv= +1,4; nó xuất hiện sáng nhất là do khoảng cách gần, chỉ vào 2,65 Pacsec (Pacsec là một đơn vịđo khoảng cách vì tinh tú)
Thời gian chiếu sáng của ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của sao.
Khối lượng quyết định lượng nhiên liệu hạt nhân mà một ngôi sao có được từ khi bắt đầu hình thành. Khối lượng cũng quyết định độ sáng của ngôi sao và tốc độ tiêu thụ nhiên liệu của nó.
Ngôi sao có khối lượng càng lớn thì lượng nhiên liệu hạt nhân càng nhiều. Tuy nhiên, những ngôi sao có khối lượng lớn hơn thì ngốn rất nhiều nhiên liệu. Nó chiếu sáng hơn nhiều lần so với ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn và ngốn nhiên liệu rất nhanh. Do
đó, những ngôi sao có khối lượng lớn hơn thường có tuổi sống ngắn hơn.
Những ngôi sao có khối lượng lớn nhất - lớn hơn mặt trời khoảng từ 20 đến
50 lần - có tuổi thọ chỉ khoảng vài triệu năm. Mặt trời sẽ có tuổi thọ kéo dài khoảng 10 tỉ năm. Những ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn mặt trời thậm chí sẽ có tuổi thọ dài hơn.
Vì sao sao lại nhấp nháy? Tên khoa học cho các ngôi sao nhấp nháy là "sự nhấp nháy của các vì tinh tú" (stellar scintillation). Chúng ta thấy sao nhấp nháy khi nhìn từ trái đất bề mặt là do nó được nhìn qua bầu không khí dày đặc đang di chuyển trong bầu khí quyển của trái đất.
Các ngôi sao (ngoại trừ mặt trời) xuất hiện như những đốm nhỏ li ti trên bầu trời; khi ánh sáng di chuyển xuyên qua các tầng khí quyển của trái đất, ánh sáng của các ngôi sao bị bẻ cong (khúc xạ) nhiều lần theo nhiều hướng ngẫu nhiên. Ánh sáng bị bẻ cong khi nó thay đổi tỷ trọng - giống như túi khí lạnh hoặc nóng. Kết quả của sự khúc xạ ngẫu nhiên này là các ngôi sao trở nên nhấp nháy (nhìn giống như thể ngôi sao đang di chuyển, và mắt chúng ta
diễn dịch hiện tượng này thành sự nhấp nháy) Những ngôi sao gần với đường chân trời hơn thì nhấp nháy nhiều hơn những ngôi sao ở trên do ánh sáng của các ngôi sao gần đường chân trời phải di chuyển qua nhiều không khí hơn, vì vậy sẽ xảy ra nhiều khúc xạ hơn. Các hành tinh cũng không nhấp nháy, chúng đủ lớn để hiệu ứng này không dễ nhận thấy (trừ khi bầu không khí thay đổi cực kỳ bất thường) Khi chúng ta quan sát sao từ ngoài không trung (hoặc từ một hành tinh khác hay mặt trăng nơi không có bầu khí quyển) thì các ngôi sao không nhấp nháy.
Sao băng là gì?
Ngắm sao băng luôn luôn là điều thú vị. Trước khi bạn thốt ra được từ "nhìn kìa" thì vệt sáng đã biến mất. Bạn chỉ về hướng bạn nhìn thấy sao rơi và hỏi mọi người xem liệu họ có nhìn thấy không.
Thông thường, không ai khác có thể nhìn thấy tốc độ của vệt sáng xoẹt qua và bạn cứđó cố gắng tả lại những gì bạn đã thấy và cảm nhận. Bạn nhìn chằm chằm vào bầu trời đêm và hy vọng sẽ nhìn thấy một ngôi sao băng khác.
Sao băng là gì? Thực tế, sao băng không phải là một ngôi sao. Thậm chí nó không có chút gì thuộc về ngôi sao cả. Như chúng ta đã biết, những ngôi sao là những quả bóng khí khổng lồ tự đốt cháy và tỏa ra lượng năng lượng cực lớn dưới dạng ánh sáng và hơi nóng. Sao lớn hơn hành tinh của chúng ta rất nhiều và nó không rơi. Nó đứng ở vị trí của mình ở các dải ngân hà. Mặt trời của chúng ta cũng là một ngôi sao.
Sao băng có tên khoa học là meteor, chúng thực tế là những vệt sáng trên bầu trời. Vệt sáng được tạo ra từ những đốm bụi nhỏ bị đốt cháy khi nó xâm nhập vào bầu khí quyển của trái đất.
Đốm bụi đến từ sao chổi. Các nhà thiên văn gọi những đốm bụi sao chổi là những mẩu thiên thạch (hay meteoriods, là những mảnh vở nhỏ trong hệ mặt trời - có kích thước bằng từ hạt cát đến hòn đá cuội. Khi xâm nhập vào bầu khí quyển của một hành tinh nào đó, nó nóng lên và bốc hơi một phần hoặc bốc hơi hoàn toàn). Những mẩu thiên thạch va chạm vào bầu khí quyển của trái đất ở tốc độ siêu tốc, đôi lúc vượt hơn 144.000 kilômét một giờ. Sự va chạm giữa mẩu thiên thạch rất nhỏ này và bầu khí quyển tạo ra những vệt sáng mà chúng ta gọi là sao băng (hay meteor). Sao băng thường diễn ra trong khoảng thời gian tích tắc chỉ một hoặc hai giây.
Đôi khi diễn ra các trận mưa sao băng mà bầu trời là một sân khấu màu đen nơi diễn ra các cuộc bắn pháo bông trầm lặng. Thật phấn khích để được xem những màn sao băng trên bầu trời đêm. Theo quan sát của các nhà khoa học về số lượng, độ sáng, và hành trình của những trận pháo hóa của tự nhiên này, trong một trận sao băng, phần lớn chúng cùng rơi trên cùng một vùng của bầu trời.
Vì sao lại xảy ra sao băng?
Sao băng xảy ra khi Trái đất quay gần tới quỹ đạo của sao chổi. Luồng thiên thạch di chuyển dọc theo trục sao chổi xuyên qua hệ mặt trời.
Một điều cần ghi nhớ là sao băng và sao chổi khác nhau. Sao chổi thường lớn hơn và di chuyển từ từ qua bầu trời đêm. Một ngôi sao chổi cực sáng chỉ xuất hiện một hoặc hai lần trong một thế kỷ, tuy nhiên, nó vẫn lưu lại trên bầu trời trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng.
Các ngôi sao chổi xuất hiện là những quả bóng sáng có nhiều đuôi to và dài. Chúng không rơi siêu tốc trên bầu trời, bạn có thể ngắm sao chổi chuyển động trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Tâm của sao chổi là một quả bóng gồm khí đông lạnh, hạt bụi và nước. cũng giống như các hành tinh và mặt trăng, các ngôi sao chổi bay xung quanh mặt trời.
Sao chổi gây ra hiện tượng sao băng Leonids được gọi là Tempel-Tuttle, đặt theo tên của hai nhà khoa học đã khám phá ra nó vào năm 1865. Sao chổi Tempel-Tuttle có đường kính khoảng 2,5 dặm.
Cứ vào ngày 18 tháng 11 hàng năm, Trái đất sẽ quay gần đến quỹ đạo của sao chổi Tempel-Tuttle. Khi các sao chổi di chuyển gần đến mặt trời, chúng bắt đầu nóng dần lên. Thành phần băng trong tâm sao bắt đầu tan chảy. Những hạt bụi nhỏ li ti bám trên sao chổi có lẽ đến 4,5 tỉ năm bay vào không trung để gia nhập vào luồng thiên thạch dài đang bay. Những ngôi sao băng có vẻ như rơi xuống từ chòm sao Leo, chính vì vậy, nó được gọi là Leonids. Leonids nổi tiếng là những trận mưa sao băng với khoảng 1.000 sao băng rơi mỗi giờ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, mưa sao băng Leonids 33 năm mới xảy ra một lần.
Hãy đặt chiếc đồng hồ của bạn báo thức sau nửa đêm của ngày 18 tháng 11 hàng năm. Thời gian càng gần đến lúc bình minh, cơ hội được thấy sao băng của bạn càng nhiều. Tốt nhất là khoảng thời gian xung quanh 4h sáng. Hãy mặc đủ ấm, kiếm một chiếc ghế dài, nằm nhìn lên bầu trời và thưởng ngoạn những vệt sáng từ những ngọn nến được tạo ra trong buổi bình minh của vạn vật.
Vũ trụ bắt đầu từđâu?
Giả định Tiếng nổ lớn (the Big Bang) là học thuyết vững chắc về sự tạo thành Trái đất và vũ trụ, vậy khối lượng đầu tiên tạo thành vạn vật mà chúng ta thấy ngày nay đến từđâu?
Trước tiên, cần lưu ý rằng, khối lượng và năng lượng là tương đương. Vì vậy, tổng khối lượng của Vũ trụ cần không được bảo tồn mặc dù tổng năng lượng (giả định rằng năng lượng tương đương với khối lượng trong Vũ trụ) được bảo tồn. Khối lượng và năng lượng có mối liên quan theo phương trình nổi tiếng E=mc2. Vì vậy, nếu có đủ năng lượng, các lượng tử ánh sáng có thể tạo ra các cặp vật chất - phản vật chất. Nó được gọi là sản lượng cặp và chịu trách nhiệm về khối lượng trong vũ trụ.
Không có quan điểm chắc chắn về nguồn gốc của vạn vật. Một ý kiến cho rằng vũ trụ được tạo thành từ chân không. Ý kiến này dựa theo thuyết lượng tử, chân không im lìm bên ngoài thực chất không hoàn toàn trống rỗng. Ví dụ, electron và positron (một cặp vật chất - phản vật chất) có khả năng vật chất hóa từ chân không, tồn tại trong khoảng thời gian chớp nhoáng rồi biến mất vào hư không. Những sự thay đổi trong chân không như thế không thể quan sát trực tiếp do nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian khoảng 10-21 giây và khoảng cách giữa electron và positron có đặc thù không vượt quá 10-10 cm. Tuy nhiên, qua các biện pháp đo lường gián tiếp, các nhà vật lý học cho rằng những dao động này là có thật.
Vì vậy, bất cứ vật thể nào trong nguyên lý có thể vật chất hóa nhanh chóng trong chân không. Khả năng một vật thể suy giảm vật chất hóa một cách đột ngột với khối lượng và sự phức tạp của vật thể. Năm 1973, Edward Tyron cho rằng Vũ trụ được tạo ra là kết quả của sự thay đổi bất thường của chân không. Vấn đề khó khăn chính của ý kiến này chính là về khả năng vũ trụ 13,7 tỉ năm tuổi có thể được tạo thành từ cơ chế này là rất nhỏ. Thêm vào đó, các nhà vật lý học sẽ đặt câu hỏi với khởi điểm của Tyron: nếu như vũ trụ được tạo thành từ không trung trống rỗng, vậy không gian trống rỗng đến từ đâu? (Lưu ý rằng từ quan điểm của thuyết tương đối tổng quát, không gian trống rỗng là một thứ rất rõ ràng, do không gian không phải là một hậu cảnh thụ động, mà thay vào đó là một điểm trung dung linh động có thể uốn cong, xoắn, và gập lại).
Năm 1982, Alexander Vilenkin đề xuất mở rộng ý tưởng của Tyron và giả thuyết rằng Vũ trụ được tạo thành từ các quá trình lượng tử bắt đầu từ "con số không đúng nghĩa", nghĩa là không chỉ không có phần vật chất mà cũng không có cả thời gian và không gian. Vilenkin đưa ra ý kiến về lượng tử và giả định rằng vũ trụđã bắt đầu từ khung hình hoàn toàn trống rỗng sau đó tạo ra sự chuyển đổi dòng lượng tử vào trạng thái không trống rỗng (kích cỡ bằng hạt hạ nguyên tử), qua quá trình bơm phồng (vũ trụ mở rộng cực nhanh theo hàm mũ trong khoảng thời gian rất ngắn khiến cho kích cở của nó tăng đột ngột), tạo thành kích cỡ của vũ trụ như hiện tại.
Một ý kiến khác từ Stephen Hawking và James Hartle. Hawking đưa ra một mô tả về vũ trụ trong cái tổng thể, được nhìn nhận như là một thực thể độc lập, và không có liên quan đến bất kỳ sự vật nào có thể xuất hiện trước nó. Mô tả này có giá trị mãi mãi trong một hệ phương trình phác họa vũ trụ trong tất cả mọi thời gian. Khi nhìn vào những thời kỳ trước đó, sẽ tìm ra rằng vũ trụ kiểu mẫu sẽ không tồn tại vĩnh viễn, nhưng cũng không có biến cố tạo lập. Thay vào đó, tại thời điểm của thứ tự 10-43 giây, khoảng ước lượng về sự miêu tả cổđiển về không trung và thời điểm sụp đổ hoàn toàn, với toàn cảnh phân hủy thành lượng tử . Nói theo cách của Hawking, vũ trụ "sẽ không bao giờ được tạo thành hay bị phá hủy. Nó LÀ chính nó."
Vì vậy, khối lượng đầu tiên trong vũ trụ và chính vũ trụ có vẻ khá đoán định tại điểm này. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, có thể tìm đọc cuốn sách của Alan Guth "Vũ trụ hình thành" - ("The Inflationary Universe"), trang 271-276. Bạn cũng có thể tìm đọc cuốn sách của Hawking "Tóm tắt lịch sử thời gian: Từ tiếng nổ lớn đến hốđen" - ( "A brief history of time: From the Big Bang to black holes" ) trang 136.
Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ mặt trời?
Sao Mộc- (tên tiếng Anh là Jupiter) là hành tinh thứ năm tính từ mặt trời trở ra, là hành tinh khí đầu tiên trong hệ mặt trời của chúng ta và là hành tinh đầu tiên trong nhóm các hành tinh ở Vòng ngoài. Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, đường kính của sao Mộc gần bằng 142.984 km, gấp 11 lần đường kính trái đất và gần bằng 1/10 đường kính mặt trời. Cần hơn 1000 quả đất của mới có thể lấp đầy thể tích của hành tinh khổng lồ này.
Khoảng cách từ sao Mộc đến mặt trời trung bình là 470 triệu dặm (gần 778 triệu Km), lớn hơn nhiều so với khoảng cách của trái đất. Quỹ đạo quay của nó xung quanh mặt trời gần như là một đường tròn hoàn hảo. Điểm gần mặt trời nhất cách 460 triệu dặm và điểm xa mặt trời nhất cách khoảng 500 dặm.
Vì so với trái đất, sao Mộc cách xa mặt trời hơn nhiều nên một năm ở trên hành tinh này- thời gian để nó quay được một vòng xung quanh mặt trời là rất dài (gần bằng khoảng thời gian 12 năm ở trên mặt đất). Còn một ngày trên sao Mộc- khoảng thời gian nó quay được một vòng quanh trục của mình thì chỉ khoảng 10 tiếng, ngắn hơn một nửa ngày ở trên Trái Đất. Vòng quay quá nhanh đã tạo nên các cơn lốc với tốc độ di chuyển có khi lên tới hơn 250 dặm một giờ (khoảng 402km/h), thường xuyên làm biến dạng các đám mây sắc màu của hành tinh này. Bị cuốn đi hàng trăm dặm mỗi tháng, những đám mây cấu tạo nên bầu khí quyển của sao Mộc đã tạo thành các dòng xoáy chuyển động. Lớp trên cùng của các mây do khí hyđrô cấu thành có nhiệt độ là 2500F. Đám mây thấp hơn trong bầu khí quyển (dày 150 dặm hay 241km) của sao Mộc là các đám mây màu đỏ, da cam và nâu. Càng gần bề mặt của sao Mộc, các đám mây càng tối và nóng hơn nhiều. Các đám mây luôn chuyển động, xoáy tít của các khối khí đỏ, vàng, da cam là một trong những điều bí ẩn thú vị nhất của vũ trụ. Tuy nhiên, điểm thú vị nhất trên sao Mộc, thú hút nhiều nhất sự chú ý của các nhà thiên văn học lại là Đốm Đỏ Lớn với một lý do hoàn toàn đối ngược, một ngoại lệ đối với môi trường chuyển động thường xuyên trên hành tinh này, Đốm Đỏ Lớn không thay đổi hình dạng và vị trí của nó.
Đốm Đỏ Lớn có hình ô-van xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17, bản thân nó lớn hơn hai lần kích thước của trái đất-được xem là một cơn cuồng phong lớn. Mặc dù đốm đỏ lớn không chuyển động và thay đổi hình dạng, nhưng sức mạnh của nó lại thay đổi : đôi khi nó nhỏ và yếu, những cũng có lúc nó lại phát triển và trở nên rất mạnh.
Chúng ta có thể nhìn thấy sao Mộc không?
Câu trả lời là «Có», và thậm chí là bạn không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ chiếc kính thiên văn nào. Khi xuất hiện, sao Mộc thường là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Chỉ có hai vật thể sáng hơn nó là Mặt trăng và sao Kim. Đôi khi, chúng ta có thể quan sát sao Mộc vào cả sáng sớm lẫn vềđêm.
Sao Mộc lớn đến mức bạn có thể nhìn thấy các màu sắc cơ bản của hành tinh này chỉ bằng ống nhòm và nếu kiên nhẫn, bạn còn có thể nhìn thấy được một hoặc một số các vệ tinh lớn nhất của sao Mộc với chiếc ống nhòm của mình.
Vậy có bao nhiêu vệ tinh xung quanh sao Mộc?
Sao Mộc giống như một hệ mặt trời thu nhỏ. Hành tinh khổng lồ này có ít nhất sáu vệ tinh và có thể là nhiều hơn. Bốn vệ tinh lớn nhất của hành tinh này (còn được gọi là các vệ tinh Ga-li-lê - vì nó được nhà thiên văn học này phát hiện đầu tiên vào năm 1610) là Io, Europa, Ganymede và Callisto. Vệ tinh lớn nhất trong số các vệ tinh này có kích thước gần bằng sao Hoả và có đến hai trong số bốn vệ tinh đó lớn hơn sao Diêm Vương và sao Thủy.
Ngoài đặc điểm là rất lớn thì bốn vệ tinh này còn có nhiều đặc điểm rất thú vị.
Europa là vệ một quả cầu băng khổng lồ (nó chỉ nhỏ hơn mặt trăng của chúng ta một chút). Io có các núi lửa đang hoạt động và đây cũng là địa điểm duy nhất trong Hệ mặt trời (trừ Trái Đất) có thể tìm thấy các núi lửa. Callisto lại được bao phủ bởi hàng nghìn miệng núi lửa- là kết quả của các cuộc va chạm giữa hành tinh này với các thiên thể khác. Ganymede là vệ tinh lớn nhất được cấu thành từ các tảng băng đá
Những chất gì đã cấu thành nên sao Mộc ?
Mặc dù là một hành tinh lớn, nhưng sao Mộc không phải là một hành tinh đá như Trái Đất hay Sao Hoả. Sao Mộc có một lõi bằng đá tương đối nhỏ so với kích thước của nó. Ngoại trừ phần lõi ra, sao Mộc có thể được xem như hoàn toàn tạo bởi khinh khí (H2). Nằm ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, có nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại, và trên nữa là lớp khinh khí ở thể lỏng biến dần dần sang một lớp ở thể khí. Ranh giới giữa ba thể không cách nào xác định được rõ ràng vì sự biến dạng từ thể này sang thể khác không xẩy ra một cách đột ngột. Khí quyển của sao Mộc bao gồm khoảng 90% khinh khí và 10% hêli (He), cũng như một phần rất nhỏ của các chất khác. Càng xuống sâu, tỉ lệ các chất khác càng tăng lên và bầu khí quyển càng trở nên dầy đặc hơn cho đến khi biến sang thể lỏng. Ranh giới giữa bầu khí quyển và "bề mặt" của Sao Mộc, do đó, cũng không rõ ràng.
Hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ thắc mắc rằng « Nếu sao Mộc là một hành tinh khí thì tại sao nó có thể lớn như vậy và điều gì đã liên kết nó lại thành một khối như vậy?»
Chúng ta biết rằng hầu hết mọi thứ trong vũ trụ không ở thể rắn, mà là những quả cầu khí hoặc đám mây khí khổng lồ và sao Mộc cũng vậy. Mặt trời là một quả cầu khí nhưng vẫn cung cấp sức nóng và ánh sáng cho chúng ta. Chính lực hút tương tự như lực hút Trái đất đã tạo nên sao Mộc và lực này gọi là trọng lực. Cách đây hàng ngàn năm, sao Mộc bắt đầu hình thành khi các đám mây liên kết lại với nhau. Khi quả cầu khí ban đầu càng lớn thì lực hút của hành tinh càng mạnh, nó lại tiếp tục hút các đám mây khí bên ngoài vào, và quá trình trên tiếp diễn cho đến khi hành tinh được định hình.
Vì sao ngôi sao có 5 cánh?
Vào một đêm tháng Giêng giá lạnh, những ngôi sao nhọn hoắt toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời, trong khi đó lúc bình minh lên, một hành tinh tương tự khác - mặt trời - lại đỏ rực như một quả cầu lửa tròn xoe.
Tuy vậy, nếu đẩy quả bóng tròn khổng lồđó ra xa hàng tỷ tỷ km trong không trung, mặt trời của chúng ta sẽ lại trông như một ngôi sao nhọn hoắt khác trên bầu trời đêm.
Nếu các ngôi sao đó thực chất có hình tròn, sao chúng lại trông như có 5 cánh? Và vì sao chúng lại sáng lấp lánh?
Thủ phạm chính là bầu khí quyển của trái đất, làm bẻ cong tia sáng của những ngôi sao ở rất xa trước khi chúng đến được mắt chúng ta. Để hình dung vì sao các ngôi sao lại trở nên nhọn hoắt, tưởng tượng về một con đường rải nhựa vào một trưa hè nóng nực. Bạn có thể thấy hơi nóng bốc lên và không khí trên lớp nhựa đường phảng phất mờảo, khiến cho cây cối, con đường và các xe ở phía trước cũng mờ mờảo ảo.
Còn bây giờ nghĩ về trái đất và bầu không khí nóng lượn lờ vây quanh. Chính bầu khí quyển xáo trộn này đã làm cho ánh sáng từ các ngôi sao xa xôi trở nên lung linh và lấp lánh.
Thực tế, suốt cả ngày, bề mặt của trái đất bị hâm nóng bởi mặt trời. Đến đêm, mặt đất phản chiếu hơi nóng bị tích trữ vào không trung. Không khí ở ngay trên mặt đất sẽ bị hun nóng và bay lên, trộn lẫn với lớp không khí lạnh ở trên.
Ánh sáng vì sao, trên đường đi xuống mặt đất, vượt qua lớp không khí dày hơn, lạnh hơn, để đi vào lớp không khí nóng hơn mỏng hơn ở phía dưới. Khi ánh sáng đi qua bầu không khí xáo trộn đó, nó bị bẻ cong khi tương tác với phân tử khí. Kết quả chúng ta nhìn vào một ngôi sao, ánh sáng của nó như nhảy nhót và ngôi sao trở nên sáng hơn rồi lại mờđi. Sự thay đổi liên tục độ cường độ như vậy tạo nên sự nhấp nháy.
Khi các ngôi sao mờảo và lấp lánh, đêm chúng trở nên có nhiều cánh nhọn. Vì vậy chúng ta không thấy ngôi sao như đúng hình dáng của nó - một quả cầu toả sáng giống mặt trời.
Nhưng nếu đặt chân lên mặt trăng, bạn sẽ thấy một bầu trời đầy những đốm sáng tĩnh, bởi vệ tinh của chúng ta không có bầu khí quyển để chơi trò ánh
sáng với các vì sao.
Mặt trời có cấu tạo như thế nào?
Cũng giống như Trái đất, Mặt trời cũng có nhiều lớp khác nhau tạo nên cấu trúc của nó. Nhưng mặt trời không giống trái đất ở chỗ, nó hoàn toàn là một quả cầu khí, không có một bề mặt chất rắn nào cả. Mặc dù Mặt trời hoàn toàn được tạo ra bằng các khí, nhưng tỷ trọng và nhiệt độ của các khí có sự khác biệt rất lớn từ phần trung tâm cho đến phần xa nhất. Ở phần trung tâm của mặt trời, tỷ trọng bằng 150 gam/cm3 (gấp 10 lần tỷ trọng của vàng hoặc chì). Càng xa trung tâm mặt trời, nhiệt độ và tỷ trọng càng giảm.
Mặt trời có cấu tạo gồm 3 phần: Phần lõi, bức xạ và tầng đối lưu
Phần lõi:
Phần lõi của mặt trời là khu vực trung tâm, có độ dày gần bằng 25% bán kính Mặt trời, là nơi các phản ứng hạt nhân tổng hợp hyđro để hình thành Heli. Những phản ứng này giải phóng năng lượng mà về sau nó đi ra khỏi mặt trời dưới dạng các ánh sáng nhìn được. Tại đây, trọng lực sẽ hút tất cả mọi vật hướng vào trong và tạo ra một áp lực rất lớn. Chính áp lực này đã tác động khiến cho các nguyên tử khí Hyđro kết hợp với nhau để tạo ra phản ứng hạt nhân. Hai nguyên tử Hyđro được kết hợp để tạo ra nguyên
tử Heli-4 và năng lượng theo các bước sau:
1. Hai proton kết hợp với nhau tạo ra một Đơ-te-ri (nguyên tử Hyđro kết hợp với một nơtron), một pozitron (phần rất nhỏ của vật chất có điện tích dương và có cùng khối lượng với electron) và một nơtrinô
2. Một proton kết hợp với một nguyên tử Đơ-te-ri để tạo ra một nguyên tử Heli-3 (hai proton kết hợp với một nơtron) và một tia gam-ma.
3. Hai nguyên tử Heli-3 phản ứng với nhau tạo thành một Heli-4 (hai proton và hai nơtron) và hai proton.
Những phản ứng này tạo ra 85% nguồn năng lượng mặt trời. 15% còn lại được tạo ra từ các phản ứng dưới đây:
1. Một nguyên tử Heli-3 và một nguyên tử Heli-4 kết hợp với nhau tạo thành một nguyên tử Berili-7 (bốn proton và 3 nơtron) và một tia Gamma.
2. Một Berili-7 hút một electron để tạo thành một Lithi-7 (ba proton và bốn nơtron) và một nơtrinô
3. Một Lithi-7 kết hợp với một proton tạo thành hai nguyên tử Heli-4.
Nguồn năng lượng được phát ra dưới nhiều dạng ánh sáng (tia cực tím, các tia X, ánh sáng có thể nhìn thấy được, tia hồng ngoại, các sóng ngắn và sóng radio). Mặt trời cũng phát ra các hạt mang năng lượng (nơtron và proton) tạo ra gió mặt trời. Nguồn năng lượng chiếu xuống trái đất giúp sưởi ấm hành tinh này, tác động lên sức khỏe của con người và cung cấp các nguồn năng lượng cho đời sống. Chúng ta hầu như không bị các bức xạ và gió mặt trời làm hại bởi vì đã có bầu khí quyển bảo vệ.
Tầng bức xạ: là phần tiếp theo phần lõi, chiếm 55% bán kính mặt trời. Ở khu vực này, năng lượng từ phần lõi được truyền đi xa hơn nhờ các photon (lượng tử ánh sáng). Khi một lượng tử ánh sáng được hình thành, nó sẽ di chuyển được khoảng 1 micromet (một phần triệu mét) trước khi bị hút bởi các nguyên tử khí. Sau khi hút các photon, các phân tử khí sẽ bị đốt nóng và lại tiếp tục phát ra các lượng tử ánh sáng khác với bước sóng tương tự. Các lượng tử ánh sáng được tái phát đó cũng đi thêm được một quãng đường là 1 micromet và cũng bị các phân tử khí khác hấp thụ, chu trình này được lặp lại liên tục, mỗi sự tương tác giữa lượng tử ánh sáng và các phân tử khí đều mất một lượng thời gian nhất định. Quá trình hấp thụ và tái phát này diễn ra khoảng 1025 lần trước khi một lượng tử ánh sáng đi đến được bề mặt, vì vậy khoảng thời gian để một lượng tử ánh sáng được tạo ra ở phần lõi và sau đó đi đến được bề mặt là rất đáng kể.
Tầng đối lưu: nằm trong khoảng 30% bán kính còn lại, nơi có các dòng đối lưu hoạt động và mang năng lượng đi ra khỏi bề mặt của mặt trời. Các dòng đối lưu này làm tăng hoạt động của các khí nóng bên cạnh đó làm giảm hoạt động của các dòng khí lạnh. Các dòng đối lưu mang các lượng tử ánh sáng ra khỏi bề mặt của mặt trời nhanh hơn quá trình chuyển giao các bức xạ xẩy ra giữa phần lõi và phần bức xạ. Với rất nhiều sự tương tác diễn ra giữa các lượng tử ánh sáng và phân tử khí trong các tầng bức xạ và đối lưu, một lượng tử ánh sáng mất gần 100000 đến 200000 năm để tới bề mặt.
Phía trên bề mặt của mặt trời là bầu khí quyển bao gồm 3 phần:
Phần quyển sáng là khu vực thấp nhất trong bầu khí quyển mặt trời mà tại đó có thể nhìn thấy trái đất, rộng khoảng 300-400 km và có nhiệt độ trung bình là 5.800oK. Nó xuất hiện dưới dạng bong bóng hoặc kết tạo thành hạt, giống với bề mặt của một bình nước đang sôi. Khi đi ra khỏi quyển sáng thì nhiệt độ sẽ giảm và các khí sẽ trở nên lạnh hơn, do vậy nó không phát ra nguồn năng lượng ánh sáng nữa. Vì thế, rìa ngoài cùng của quyển sáng sẽ tối lại và một hiệu ứng rìa tối đã chiếm toàn bộ phần xung
Quyển sáng quanh mặt trời.
Phần quyển sắc nằm phía trên và cách phần quyến sáng khoảng 2000 km, Nhiêt độ chảy dọc phần quyển sắc tăng từ 4.500oK đến 10.000oK. Người ta cho rằng phần quyển sắc bị đốt nóng là do sự đối lưu xẩy ra phía dưới tầng quyển sáng. Khi các chất khí chuyển động hỗn loạn trong vùng quyển sáng, chúng sẽ tạo ra các sóng làm đốt nóng các khí xung quanh và phóng chúng vào vùng quyển sắc dưới dạng các tia khí nóng nhỏ gọi là các gai nhỏ. Mỗi cái gai cách quyển sáng khoảng 5.000km và tồn tại một vài phút. Những cái gai này cũng kéo theo sau một đường từ trường của mặt trời mà nó được tạo ra bởi sự chuyển động của các khí bên trong mặt trời.
Vầng hào quang là lớp cuối cùng của mặt trời và trải dài hàng triệu km phía ngoài vùng quyển sáng. Chúng ta có thể quan sát nó rõ nhất vào thời điểm nhật thực và trong các bức ảnh của mặt trời được chụp bằng tia X. Nhiệt độ của quầng trung bình là 2 triệu độ K, mặc dù không có ai có thể giải thích vì sao quầng lại nóng như vậy, nhưng theo một số phỏng đoán thì nguyên nhân là do từ tính mặt trời. Vầng quầng có những khu vực sáng và nóng cũng như nhưng
khu vực tối gọi là các lỗ vòng hoa. Các lỗ vòng hoa tương đối lạnh và được
xem là nơi hình thành các phân tử gió mặt trời.
Vì sao có hiện tượng mưa đá?
Khi các đám mây gần mặt đất bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới 2000C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ.
Nhưng tầng mây ở thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 00C.
Trong khi đó, các buồng không khí không ngừng bốc lên cao đã đưa khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên làm cho thể tích của băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó, các băng tầng mây thấp sẽ rơi xuống.
Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể thường va chạm, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.
Tuy nhiên, không phải cứ bầu trời càng nhiều nước thì hạt mưa đá càng to. Các nhà nghiên cứu cho biết sức mạnh của các dòng không khí chuyển động lên phía trên trong cơn bão sấm mới là yếu tố quyết định kích cỡ của chúng. Tại nơi cơn bão xuất hiện, không khí chuyển động lên trên rất nhanh. Khi đạt đến độ cao nhất định, luồng không khí này lạnh đi, hơi nước trong các hạt nước bốc hơi ngưng tụ lại thành một đám mây bão. Cuối cùng, sự kết tủa được tạo thành trong các đám mây, đầu tiên giống như các vẩy tuyết, sau đó giống như các hạt mưa.
Nếu các hạt mưa này lại bị bắt lại vào luồng không khí chuyển động lên trên một lần nữa, nó sẽ tiếp tục di chuyển vượt lên trên mức đóng băng, và trở thành một quả bóng nhỏ bằng nước đá. Hạt nước đá này tiếp nhận thêm các hạt đá nhỏ li ti trong môi trường xung quanh, và cuối cùng, khi đã đủ nặng, nó rơi xuống, và rồi lại bị giữ lại trong sự hoạt động hỗn loạn của không khí.
Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi cắt ngang qua một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi "khứ hồi".
Những vùng không khí hoạt động hỗn loạn là nơi sinh ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với vận tốc khoảng 160 km/h có thể tạo ra các hạt mưa đá có đường kính 12 cm hoặc hơn. Một hạt mưa đá nổi tiếng rơi xuống Coffeyville, Kansas năm 1979 cân nặng 750
gram, có đường kính khoảng 20 cm.
Trái Đất quay như thế nào?
Có vẻ Trái Đất đứng yên trong khi bạn đang cảm thấy chóng mặt khi lái xe? Nó đang quay những vòng quay chậm chạp? Không hẳn vậy, nó đang vượt cả một chặng đường dài mỗi giây quanh mặt trời và quanh chính nó. 365 ngày, 1 năm... là một "chu kỳ hoàn hảo" của chính nó...
Trái Đất có đứng yên khi chúng ta chuyển động?
Khi đi thuyền trên sông, bạn sẽ có cảm giác lướt nhanh, cây cối, sự vật cứ trôi đi vùn vụt. Nhưng khi tàu thuyền ra đến biển rộng, xanh biếc một màu, chim hải âu chỉ là một chấm nhỏ trên biển, hẳn bạn sẽ cảm thấy tốc độ của con thuyền không lớn hơn tốc độ của một con rùa là mấy. Vấn đề là ở chỗ đó.
Thực chất, cây cối hay cảnh vật không hề di chuyển mà chính con thuyền đang di chuyển. Trái đất cũng là một con thuyền trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của nó cũng có những vật mốc như cây cối bên bờ sông, chúng
ta sẽ dễ dàng nhận thấy trái đất đang chuyển động.
Còn về việc Trái Đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này.
Nhưng các bạn chớ quên rằng, hàng ngày, chúng
ta nhìn thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao mọc đằng đông và lặn đằng tây, đó chính là kết quả của việc trái đất tự quay quanh mình nó.
Hơn thế nữa, mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, nó không hề "nhúc nhích". Vô vàn các hành tinh lơ lửng chuyển động xung quanh nó, theo cùng một chiều và có chu kỳ khác nhau. Chính vì lẽđó, bạn thường không có cảm giác chúng ta cũng đang quay, đang chuyển động cùng nhau trên một con thuyền - con thuyền vượt thời gian là Trái Đất.
365 ngày - Trái Đất quay
Chúng ta đang sống trên một quả cầu đầy những điều kỳ quặc và độc đáo.
Vận động quay quanh trục là quy luật chung của các hành tinh trong thái dương hệ. Chính sự vận động này đã tham gia vào sự hình thành và tồn tại của trái đất.
Trong vũ trụ bao la, trái đất của chúng ta chỉ là một vật thể vô cùng nhỏ bé. Trái đất chỉ là một hành tinh tự nhiên trong Hệ mặt trời. Trong đại gia đình hệ mặt trời , trái đất là một hành tinh "hiền lành" nhất, nó tự thân quay quanh trục của nó và đều đặn di chuyển xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ê-líp gần tròn gọi là hoàng đạo.
Các nghiên cứu cho thấy: khoảng 40.000 năm nay, độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo trái đất với hoàng đạo luôn luôn từ 24o36' đến 21o58'.
Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó một vòng trong khoảng thời gian một ngày đêm. Khoảng thời gian đó được xác định bằng vị trí của mặt trời 2 lần chiếu thẳng góc trên kinh tuyến của địa điểm quan sát. Người ta lấy khoảng thời gian 1 ngày đêm làm đơn vị tính toán, độ dài trung bình cả năm và quy ước là 24h/ngày.
Quan sát từ cực bắc Trái Đất, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục Trái Đất là ngược chiều kim đồng hồ.
Mặt phẳng quỹ đạo và trục quay Trái Đất không vuông góc nên sinh ra các mùa, độ dài ngắn của ngày theo mùa.
Sự tịnh tiến liên tục theo quy luật
Khi tự vận động, nó phải chuyển mình quanh trục từ Tây sang Đông với vận tốc không hề nhỏ, trung bình 30 km/s. Tức là để hình thành một quỹ đạo hoàn chỉnh nó phải đi mất 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây bằng 1 năm. Nó còn có một người "anh em" là mặt trăng đồng thời là vệ tinh quay "xun xoe" chạy quanh nó.
Trong khi nó đi, trục của nó bao giờ cũng nghiêng "đầu" về một phía, không hề thay đổi hướng, nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66o33'.
Sự quay quanh trục của trái đất sinh ra một đơn vịđo thời gian tự nhiên: một ngày đêm, gồm có thời gian chiếu sáng ban ngày và thời gian trong bóng tối là ban đêm. Mỗi một ngày đêm lại được chia ra làm 12 đơn vị thời gian nhỏ hơn gọi là giờ (theo hệ đếm của người Ai Cập cổ), 1 giờ lại chia thành 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây. 1 ngày có 24 giờ... 1 năm có từ 360-365 ngày.
Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ quay quanh mặt trời thì trái đất cũng có ngày và đêm nhưng ngày và đêm sẽ rất dài. Mỗi năm chỉ có duy nhất 1 ngày đêm. Mặt đất ban ngày sẽ nóng ran, còn ban đem sẽ lạnh cóng. Khí hậu đó hoàn toàn huỷ diệt sự sống.
Vì vậy, người ta cho rằng trái đất quay quanh mặt trời mất 365 ngày, khi đó, nó đã "mãn nguyện" vì luân phiên đủ 4 mùa...
Ngôi sao được sinh ra và mất đi như thế nào?
Bầu trời sao
Những ngôi sao đã làm mê hoặc nhân loại ngay từ khi trái đất của chúng ta bắt đầu tồn tại. Khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Ai Cập, Bắc Anh, Mêhicô và Bretagne, bạn có thể tìm thấy dấu vết của các nền văn hóa ngàn năm, những nền văn hóa sùng bái quả bóng khí khổng lồ cách xa chúng ta 150 triệu kilômét mà chúng ta thường gọi là mặt trời. Đối với các cư dân của những nền văn hóa cổ xưa này, khối kết Hyđrô và Heli hình chiếc bát này là: nhà cung cấp cho cuộc sống. Cho đến ngày hôm nay, đối với các nhà vật lý học thiên thể, nó vẫn còn nguyên giá trị như thế.
Khi định luật bảo toàn năng lượng được khám phá ra vào giữa thế kỷ 19, câu hỏi về nguồn gốc của năng lượng được sinh ra từ mặt trời lần đầu tiên đã có thể được giải đáp. Định luật này nói rằng, tổng năng lượng trong vũ trụ là không đổi, nghĩa là tổng năng lượng từ lúc sinh ra cho đến bất cứ thời điểm nào là như nhau. Theo định luật này, theo lôgíc thực tế, tất cả các ngôi sao trong vũ trụ - cũng giống như mặt trời - đều chứa đựng một tổng năng lượng nhất định. Vì vậy, nguồn tài nguyên để tạo ra năng lượng là hạn chế. Do các ngôi sao tạo ra năng lượng bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân, và khối lượng của một ngôi sao là có giới hạn, các ngôi sao phải phụ thuộc vào chu kỳ tuổi. Vậy làm thế nào chúng ta có thể xem và đoán biết được chu trình già đi của một ngôi sao?
Ngôi sao được sinh ra như thế nào?
Chúng ta biết rằng vũ trụ được sơ khai từ tiếng nổ lớn đầu tiên. Trong suốt thời kỳ sơ khai này, những hạt nhỏ đến mức khó tưởng tượng được sinh ra hàng giây, vũ trụ được gắn kết từ những vi lượng, hạt electrons và phóng xạ nở ra nhanh chóng.
Các vi lượng, thành phần cấu tạo đầu tiên của vật chất, kết hợp lại và tạo thành các hạt Proton và Nơtron đơn lẻ. Những nguyên tố hạt nhân nguyên tử
này sẽ đạt được trạng thái ổn định trong 100 giây tiếp theo. Các hạt protons và nơtron vừa được cấu tạo, trong 30 phút tiếp theo, sẽ kết hợp lại và tạo thành những nguyên tử hyđrô và heli đầu tiên. Các hạt nạp điện electrons âm tính (có khối lượng bằng khoảng 1/2000 khối lượng các hạt proton) nối kết với hạt nhân nguyên tử dương tính trong khoảng thời gian một triệu năm sau đó. Sau 300.000 năm của giai đoạn này, những nguyên tử đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Nguyên tử lớn nhất trong đó chứa đựng 2 protons, 2 nơtron, và 2 eclectrons. Những điều này có thể xảy ra là do vũ trụđang nở phồng lên và nguội dần xuống, vì vậy, các hạt nguyên tử bắt đầu di chuyển chậm hơn, đặt chúng vào trạng thái liên kết. Sau đó, lực hấp dẫn và trọng lực làm chúng tụ lại. Các lực này buộc những hạt khí còn lại cấu tạo thành nhóm hạt nguyên tử càng ngày càng lớn. Khi vũ trụ sơ khai hình thành, những đám mây hyđrô và heli bắt đầu phát triển. Nếu khối lượng đủ lớn, chúng sẽ cấu tạo lên tinh vân.
Khi đám mây đó thu nhỏ lại, khí bị nén, nhiệt độ, lực ly tâm và động lượng góc - đơn vịđo lường tốc độ quay - tăng. Điều này giải thích sự phát triển của từ trường và I-ôn (các nguyên tửđã mất hoặc duy trì một hoặc nhiều hơn các hạt electrons). Dần dần, khi một đám mây nặng lên 1000 lần so với khối lượng mặt trời, nó tan rã thành các khối khí nhỏ tụ lại thành mảng và duy trì tỷ trọng bên trong các tâm phóng xạ của mây. Sự nén khí thúc đẩy hình thành ngôi sao trạng thái ban đầu được bao quanh bởi khí và hạt bụi (sao non). Do bầu khí bao quanh rơi xuống ngôi sao non, ngôi sao này sẽ chiếu sáng trong phạm vi của bước sóng tia hồng ngoại. Những tia hồng ngoại này có thể được xác định bằng những thiết bị cực nhạy, chủ yếu là các trạm vệ tinh bay quanh trái đất. Con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Khi hơi nóng được tạo ra bởi trọng lực bên trong ngôi sao tăng lên và bầu khí đục mờ biến mất, cuối cùng, ngôi sao non tỏa sáng dưới dạng quang phổ nhìn thấy được. Nếu áp suất và nhiệt độ ở trung tâm đủ lớn (vài triệu Kelvin), phản ứng tổng hợp hạt nhân bắt đầu: hyđrô chuyển hóa thành heli. Một điều kiện trong quá trình này là ngôi
sao non phải có khối lượng ít nhất bằng một phần mười khối lượng ngôi sao thường. Nếu không, thay vì xuất hiện một ngôi sao non, sẽ chỉ có tia hồng ngoại được tạo ra do nó bị thu nhỏ. Những ngôi sao nhỏ chiếu ra các tia sáng hồng ngoại này được gọi là "Brown Dwarfs" (Sao Lùn Nâu).
Brown Dwarfs, do khối lượng nhỏ, nên không thể trở thành một ngôi sao. Áp suất được tạo thành bởi phóng xạ và nhiệt độ thể hiện phản lực với sức hút trong sao non. Nó bảo toàn kích cỡ của ngôi sao trong khoảng vài tỷ năm. Kích cỡ và tuổi thọ của một ngôi sao tùy thuộc vào khối lượng của nó: càng nặng, càng lớn, càng cháy sáng thì tuổi thọ càng ngắn.
Sau khi phản ứng tổng hợp hạt nhân được thiết lập lần đầu, nó sẽ không dừng lại trong một thời gian dài - trong khoảng hàng triệu và có lẽ hàng tỷ năm. Khi đốt cháy hạt nhân, khối lượng được biến đổi thành năng lượng theo phương trình nổi tiếng của Einstein: E = mc2. Ngôi sao càng lớn, khối lượng của nó càng nhiều thì nặng lượng sinh ra càng lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Tại thời điểm này, khí hêli tích tụở giữa ngôi sao. Nếu nhiệt độ ở đó đủ cao,
heli cũng sẽ được nung chảy thành các nguyên tố đậm đặc hơn. Bắt đầu với khí hyđrô, các-bon, nitơ, oxy đến sắt có thể được đốt cháy trong lòng ngôi sao. Phần lớn các nguyên tố được biết đến đều sinh ra từ trong các ngôi sao. Và phần lớn các nguyên tử có trong môi trường của chúng ta là tàn dư từ các vụ nổ tinh tú - chúng ta thực tế là "những đứa con của bầu trời sao".
Nếu chúng ta tiếp cận gần hơn vào các quá trình diễn ra trong lòng một ngôi sao, chúng ta có thể xác định được rằng một vài bầu khí mở rộng trong lòng ngôi sao. Những bầu khí này chứa nhiều loại nguyên tử khác nhau. Khí heli có sẵn trong lòng ngôi sao sẽ không cản trở đến quá trình hyđrô đốt cháy và chuyển hóa thành heli, gọi là quá trình p-p-process.
p-p-process
Đối với những ngôi sao có khối lượng nặng hơn thì phản ứng tổng hợp hạt nhân vẫn diễn tiến. Do những ngôi sao này có khối lượng lớn hơn nên có nhiều năng lượng hấp dẫn tiềm ẩn hơn, hạt nhân các-bon thu hẹp và tạo ra oxy bằng cách nung chảy hạt nhân. Nếu ngôi sao vẫn nặng hơn gấp 6 lần khối lượng của mặt trời, áp lực sẽ trở nên đủ mạnh để cấu tạo thành các nguyên tử sắt. Các nguyên tốở số thứ tự cao hơn chỉ có thể được tạo ra bằng cách liên kết các hạt nơtron. Ở thời điểm kết thúc của quá trình đốt cháy, áp lực bên trong ngôi sao sẽ giảm xuống, hạt nhân phá hủy của ngôi sao sẽ co lại, bầu khí còn lại mở rộng. Tùy theo khối lượng cuối cùng của ngôi sao, trạng thái cuối cùng của ngôi sao sẽ khác nhau.
Quá trình mất đi của một ngôi sao
Nhưđã đề cập, các bộ phận của bầu khí trong hạt nhân và thoát vào không gian giữa các vì sao. Sau đó, bầu khí có thể tham gia vào sự tạo thành những ngôi sao mới.
Phần hạt nhân còn lại trong rất nhiều trường hợp khác trở thành một White Dwarf (Sao Lùn Trắng). Nó bằng kích cỡ của Trái Đất, nhưng nặng hơn một tỷ tỷ lần hành tinh của chúng ta. Tỷ trọng trong khối lượng nhất định của một sao lùn trắng rất cao và có thể tăng lên đến 2 tấn/cm2. Những sao lùn trắng này không sinh năng lượng bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân, mà nó duy trì sự
sống bằng cách tiêu thụ sức nóng của nó. Hơi nóng này được vẩn chuyển bằng tia phóng xạ từ trong lòng ngôi sao ra ngoài.
Do sao lùn trắng rất nóng, nhưng lại không sáng, người ta chỉ có thể phát hiện ra 800 sao lùn trong vòng 300 năm ánh sáng tính đến thời điểm hiện tại. Đây là một năng suất rất thấp tương phản với 100 tỷ ngôi sao nhấp nháy được quan sát nằm trên dải ngân hà. Tuy nhiên, đây chỉ là 800 sao lùn trắng được quan sát. Các thống kê chỉ ra rằng, phải có đến hàng tỷ sao lùn trắng trong dải ngân hà, bằng số lượng sao Nơ-tron.
Mặc dù đã có một học thuyết lớn về các sao nơ-tron từ năm 1938, nhưng đến tận năm 1967 người ta mới chứng minh được sự tồn tại của sao nơ-tron bằng đài quan sát. Khi Susan Bell-Burnham và Antony Hewish nhận được tín hiệu vô tuyến tuần hoàn từ trạm vũ trụ không gian Mullard Hewish Radioastronomy Observatory ở Cambridge, ban đầu họ cho đó là dấu hiệu của cuộc sống của người ngoài hành tinh thông minh. Nhưng ngay sau đó, những ý tưởng này lại trở nên đơn giản hơn tưởng tượng của họ. Những tín hiệu này thực tế là do tín hiệu phát ra từ sao nơ-tron. Cái được gọi là phóng xạ Xincrotron được tạo ra bởi các hạt electron này giảm dần tốc độ trong từ trường và từđó phát ra phóng xạ trong phạm vi các bước sóng có chiều dài hàng mét. Cũng tương tự như tia sáng của ngọn hải đăng, tia phóng xạ phát ra từ sao nơ-tron xâm nhập vào những địa điểm nhất định trong không gian. Nếu trái đất bị những chùm sáng này chiếu vào, tín hiệu sẽ được dò ra dưới dạng xung điện do xung lượng góc lớn (1 đến 1000 vòng mỗi giây). Trạng thái ban đầu của một ngôi sao nơ-tron vì thế mà được gọi là "ẩn tinh" (ngôi sao không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thế phát hiện qua các tín hiệu).
Nếu một ngôi sao nơ-tron nặng gấp 3 lần khối lượng mặt trời, nó sẽ không duy trì trạng thái ổn định lâu dài: sức hút của khối lượng làm cho nó càng ngày càng thu nhỏ lại. Do năng lượng và khối lượng có tỷ lệ cân xứng với nhau (nhưđã được công bố trong thuyết tương đối của Einstein: E=mc2), năng lượng của áp lực bên trong gia tăng tác động đến sự gia tăng khối lượng của ngôi sao làm tăng lực hấp dẫn. Đường kính thu nhỏ, lực hút gia tăng, do vậy, nó sẽ thu nhỏ hơn, như một vòng luẩn quẩn. Trong các ngôi sao lùn trắng và các sao nơ-tron có khối lượng nhẹ, quá trình này có thể bị tạm dừng bởi sự tồn tại của áp suất bên trong, gọi là áp suất thoái hóa. Ở các ngôi sao nơ-tron nặng hơn, lực hấp dẫn vượt quá áp suất thoái hóa, vì vậy các ngôi sao càng co lại nhiều hơn. Quá trình này đem đến sự kết thúc vòng sống của một ngôi sao.
12 Cung Hoàng đạo toả sáng như thế nào?
Đối với loài người, dải ngân hà bao giờ cũng có một sức hút đặc biệt và khơi gợi trí tò mò. Trên đó, người ta gặp những hình thù ngộ nghĩnh, đôi lúc quái đản: một con cừu già, một con trâu hay nàng trinh nữ... Nghe có vẻ mơ mộng, nhưng thực chất, đó chính là sựđánh dấu bước chạy của trái đất quanh mặt trời một vòng hoàng đạo - 12 chòm sao...
Vòng hoàng đạo và con số 12 hoàn hảo
Cuộc hành trình 365 ngày của trái đất tưởng chừng như chỉ đơn giản như là một quy luật. Trên đó, chẳng còn gì thêm để khám phá. Ấy vậy, những nhịp phách, điểm nhấn trên đường chạy của nó cũng đủ khiến các nhà khoa học phải đau đầu...
Con số 12 - 12 chòm sao đã được lựa chọn như thế nào?
Như chúng ta đã biết, trái đất quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình elip và sản sinh ra bốn mùa (lấy mặt trời làm tiêu điểm). Thời gian trái đất quay hết một vòng trên nghiêng trục được chọn làm đơn vị năm.
Trong một cuộc hành trình này, con người có thể quan sát được một phần bầu trời và các chùm sao tương ứng với cung đó. Hãy tưởng tượng hành trình của trái đất theo vòng tròn giống một chiếc đồng hồ, sẽ có 12 con số quan trọng đánh dấu những bước đi của nó. Tại thời điểm này, từ trái đất có thể quan sát được một phần bầu trời và các chòm sao tương ứng. Người Ai Cập cổ đại đã lấy tên của các con vật đặt tên cho các chòm sao mà họ tưởng tượng được:
Cung Song Tử Cung Kim Ngưu Cung Sư Tử
-21/03 - 19/04 : Aries (Bạch Dương) - Con cừu
-20/04 - 20/05 : Taurus (Kim Ngưu) - Con trâu
-02/05 - 21/06 : Gemini (Song Tử, Song Nam) - Song sinh
-22/06 - 22/07 : Cancer (Cự Giải) - Con cua
-23/07 - 22/08 : Leo (Sư Tử) - Con sư tử
-23/08 - 22/09 : Virgo (Xử Nữ) - Trinh nữ
- 23/09 - 23/10 : Libra (Thiên Bình) - Cái cân
-24/10 - 21/11 : Scorpius (Thiên Yết, Bọ Cạp)
-22/11 - 21/12 : Sagittarius (Nhân Mã) - Người ngựa bắn cung
- 22/12 - 19/01 : Capriconus (Ma Kết, Nam Dương) - Con dê
-20/01 - 18/02 : Aquarius (Bảo Bình) - Người mang nước
-19/02 - 20/03 : Pisces (Song Ngư) - Hai con cá bơi ngược chiều
Cung Bọ Cạp Cung Ma Kết Cung Song Ngư
Bốn phách mạnh trong nhịp chạy của mặt trời : Hải Ngưu, Kim Ngưu, Bảo Bình, Hổ Cáp. Cung Aries - Cung Bạch Dương (21/3-20/4) được xem là cung đầu tiên vì theo lịch Caesar, tháng 3 là tháng đầu tiên của năm.
Vào những đoạn đỉnh của một chu trình, chúng xen vào giữa hai phân (Xuân Phân và Thu Phân) và hai chí (Hạ chí và Đông chí), chúng chia vòng hoàng đạo thành bốn phần bằng nhau, mỗi phần 90o. Có 88 chòm sao tất cả, trong đó có 12 chòm chính.
Hầu hết, các ngôi sao đều "rủ nhau" quy tụ vào một nhóm, chẳng có sao nào "cô đơn" đứng độc lập một mình.
Các nhà khoa học đã chia chúng ra làm hai loại cung khác nhau, thứ nhất là cung sao mở (Open Cluster), chúng vương vãi lung tung ở gần cuối phần đuối xoắn của thiên hà và chẳng có vẻ gì đặc biệt. Ấy vậy mà, chúng vẫn "hấp dẫn" được hàng trăm ngôi sao trẻ.
Thứ hai là Cung sao cầu (Globular Cluster), nó thường nắm ở vùng quầng bao quanh Thiên hà, có hình thù "lập dị" hơn dạng hình cầu hoặc elip. Đây là nơi "trú ngụ" của hàng đàn "sao già".
Cung Thiên Xứng
Chòm sao "già" và chòm sao "trẻ"
Nằm ở phía Đông Bắc chòm Liên Hộ, Chòm Song Tử vẫn luôn "đối đầu" với chòm sao Kim Ngưu vẫn nằm phía Tây dải Ngân hà.
Hai ngôi sao sáng Song tử alpha (Trung Quốc gọi là Bắc hà 2) và Song tử bêta (Bắc hà 3) tượng trưng cho đầu của hai con của thần Jeus: Castor và Pollux. Song tử Alpha và Song tử Bêta luôn luôn kề sát nhau. Vì lẽđó, người ta đặt tên nó là Song Tử.
Trong chòm sao Song tử có một đám sao băng, điểm bức xạ của nó nằm gần Song tử alpha. Hàng năm, khoảng ngày 11 tháng 12, lại thấy xuất hiện những trận mưa sao kéo dài đến ngày 13 là lên đến điểm. Lúc đó, chúng ta có thể được chiêm ngưỡng hàng nghìn những vì tinh tú tạo nên những vệt sao chổi vừa khổng lồ vừa sặc sỡ.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Đã có một sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ bí nào đó của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khiến cho trái đất liên tục dao động giống như những con quay. Có lẽ, vì lý do này, bầu trời đêm của chúng ta đã khác đôi chút so với 1000 năm trước công nguyên.
Trong vòng chưa đầy 20 năm, một ngôi sao trong chòm Kim Ngưu đã bứt khỏi quỹ đạo của nó và bắt đầu đi lang thang. Đây là lần đầu tiên, các nhà thiên văn quan sát được toàn bộ quá trình đổi quỹ đạo. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ đường đi mới của "kẻ du cư" đó.
"Kẻ lang thang" T Tauri Sb nằm cách chúng ta 450 năm ánh sáng trong chòm sao Kim Ngưu. Các nhà thiên văn đã lập bản đồ đường đi của nó trong gần 20 năm qua. Cặp sao lớn hơn - T Tauri Sa - trên một quỹ đạo elip lệch tâm.
12 chòm sao - 12 Cung hoàng đạo
Cung Bạch Dương hay Cung Dương Cưu (21/320/4)
Người Ai Cập cổđã nhìn thấy nó hình dáng giống một con cừu đực đang "nhởn nhơ" nằm dọc theo đường Hoàng đạo và nằm giữa một đàn sao hình đôi cá (Song Ngư) và Chùm sao Kim Ngưu. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nó chỉ là một chấm nhỏ hết sức mờ nhạt phía Bắc Cung Hoàng đạo. Hamal là tâm điểm nổi bật và sang nhất của Chùm sao Bạch Dương.
Cung Kim Ngưu (21/4-20/5)
Trên Cung Hoàng đạo, "con bò đực" này được nhìn
thấy ở giữa Cung Bạc Dương và Cung Song Sinh. Aldebaran là ngôi sao rực rỡ nhất trong chòm sao, được ví nhưđôi mắt của con bò đực.
Cung Song Sinh (21/5-21/6)
Đây được coi là Chòm sao có vẻ đặc biệt, chúng được kết hợp với nhau bởi 2 quần thể sao dính sát giống như thể chúng là hai anh em sinh đôi giữa Cung Kim Ngưu và Cung Cự Giải. Song Sinh có một "thân hình" khổng lồ nhất trong các chòm sao, những vì tinh tú xung quanh nó được toả một ánh sáng nhấp nháy khá đặc biệt.
Cung Cự Giải (22/6-22/7)
Có vẻ, chùm sao này không hề có một chút nổi bật trong Cung Hoàng đạo. Chúng toả ra những ánh sáng yếu ớt, bị kẹp giữa Cung Sư Tử và Cung Song Sinh vốn được coi là "to khoẻ". Từ trung tâm của chiếc mai, các càng cua được vươn ra tứ phía. Chiếc càng lớn nhất là Acubens khá gần đôi mắt Al Tarf.
Cung Sư Tử (23/7-22/8)
Nằm trên "đồng cỏ thiên hà", Chùm sao Sư Tử y hệt
như một con sư tử nằm ườn ra một cách lười biếng phía Bắc Bán cầu dọc theo Hoàng đạo giữa Cung Xử Nữ và Cung Cự Giải. Regulus là chòm sao toả thứ ánh sang lấp lánh liên tục và lớn nhất tượng trưng cho một ông vua "tí hon" đầy uy lực. Chòm Denebola chính là cái đuôi và Algieba là chiếc đầu của nó.
Cung Xử Nữ (23/8-23/9)
Trải mình trong Cung Hoàng đạo giữa Cung Sư Tử và Cung Thiên Bình. "Nàng Trinh nữ" được coi là chùm sao lớn thứ hai trong Cung Hoàng đạo. Bên cạnh đó là "Cây lúa mỳ" (Spica) - biểu tượng của sự bội thu mùa màng của sự sống và no ấm.
Cung Thiên Bình (24/9-23/10)
Đây là Chòm sao biểu trưng cho sức mạnh, sự thăng bằng giống như một cán cân phân minh nằm bên cạnh Cung Xử Nữ và Cung Bọ Cạp. Zuben Elgenubi vừa là
ngôi sao sáng nhất và hấp dẫn nhất trong Chòm sao.
Cung Bò Cạp (24/10-22/11)
Nằm giữa Cung Thiên Bình và Cung Nhân Mã, Bọ Cạp tỏ rõ sức mạnh và sự hung dữ. Ngôi sao khổng lồ nhất lại phát ra thứ ánh sang đỏ quạch đến đáng sợ.
Cung Nhân Mã (23/11-21/12)
Huyền thoại Hy Lạp kể vể Nhân Mã như một "kẻ" đầu người, mình ngựa đã dạy nghề y cho Asclepius - một vị thần y học. Không dữ tợn giống Bọ Cạp nhưng ánh sáng của nó đủ mê hoặc những vì sao cận kề. Là chòm sao thứ 9 trong Cung hoàng đạo, cận kề với Chòm Bọ Cạp và là cái đuôi ngắn của Chòm sao O-ri-on. Dải ngân hà Milky Way cũng nằm trong tầm điều khiển của Chòm sao Nhân Mã, dường như, ánh sáng của nó được toả ra từđây. Chiếc "đầu gối" của Nhân mã (Alpha Sgr) chính là Rukbat bên cạnh những móng ngựa đồng đang muốn được "chòi" ra.
Cung Ma Kết hay Cung Nam Dương (22/12-19/1)
Nó "gặm cỏ" giữa một bên là Cung Nhân Mã và một bên là Cung Bảo Bình. Prima Giedi (Alpha 1 Cap) chính là ngôi sao lớn nhất của "Con Cừu" này.
Cung Bảo Bình (20/1-18/2)
Nó được tập hợp bởi tỷ tỷ những ngôi sao mang hình thù một người mang bình nước. Đây là một chòm sao cũng toả sang một cách mờ nhạt. Khi mặt trời đi qua nó (giữa tháng 3), phát ra một ánh sáng huyền ảo và kỳ diệu. Những Chòm sao lớn trong nó bao gồm những nhóm hình cầu, tinh vân, nhóm sao, hay là cả các cặp sao... Đây được coi là Cung - Chòm sao may mắn nhất, sự may mắn cho sự giàu sang của vị vua.
Cung Song Ngư (19/2-20/3)
Một đôi cá quấn lấy nhau không rời nhưng lại quay đuôi vào nhau vẻ giận dỗi. Chúng được nhìn thấy giữa Cung Bảo Bình và Cung Bạch Dương. Al Rischa (hay Alrisha) chính là ngôi sao sáng nhất và đẹp nhất trong Chùm sao.
Đâu là điểm tận cùng của trái đất?
Bài được viết theo yêu cầu của bạn Lam: "Trái đất là hình cầu dẹt ở 2 đầu Nam - Bắc. Ở cực Bắc thì chỉ có hướng Nam và ngược lại. Vậy liệu có điểm cực Tây và Đông không nhỉ? Với lại, tôi thắc mắc không biết là trái đất chúng ta có điểm tận cùng hay không? nếu có thì điểm đó nằm ởđâu? (Theo quan điểm của tôi, điểm tận cùng là điểm mà ởđó không thểđi tiếp được). Xin cám ơn vì đã đọc câu hỏi này!"
Trái đất giống quả bóng hình bầu dục?
Nếu tính theo tỷ lệ, chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trái đất trơn tru không kém quả bi-a. Độ lồi lõm tương ứng trên một quả bi-a có đường kính 5,7cm vào khoảng 0,000508cm. Và, so với nó, phần lớn bề mặt trái đất "mượt mà" hơn rất nhiều.
Trái đất -Địa Cầu - Quả Đất giống một con quay, tự xoay quanh mình nó hết 23 giờ 56 phút và 4,09 giây (1 ngày thiên văn), vòng quanh Mặt Trời hết 365,2564 ngày Mặt Trời (trung bình 1 năm thiên văn). Luôn được giữ thăng bằng nhờ một trục quay nối Bắc Cực và Nam Cực nên vận tốc quỹ đạo của nó vào khoảng 30km/s và "ngoẹo" đầu một góc khoảng 66,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Đây là lý do để sinh ra các mùa và thời gian ban ngày mùa hè dài, thời gian ban ngày mùa đông ngắn.
Khác xa với những gì chúng ta lầm tưởng, trái đất thực sự "xấu xí". Đó là một quả cầu "vằn vè" loang lổ màu trắng - xanh với đường kính khoảng 12.742km. Độ lệch lớn nhất là các điểm cao nhất (đỉnh núi Everest, cao 8.850m) và điểm thấp nhất (đáy vũng Mariana, ở độ sâu 10.911m dưới mực nước biển). Do đó, độ dẹt của Trái Đất là khoảng 1/584, hay 0,17 %. Khối lượng của Trái Đất khoảng 6,000 yottagam (6 x 1024kg).
Một quả cầu không gian ba chiều với đường kính hơn
12.000 km. Đỉnh ngọn núi Everest cao gần 10 km và điểm sâu nhất dưới đại dương vào khoảng 11 km chẳng "méo mó" thì sao?
Nhìn từ trên cao xuống, nó có một hình dạng khá hài hước: một cái "mình" bẹp và "sần sù" hình elip. Hai cực của "thanh nam châm" là Bắc Cực và Nam Cực đối xứng nên cũng chẳng bao giờ "thèm nhìn mặt nhau".
Vì sao chúng ta không cảm thấy trái đất chuyển động?
Mỗi giây, trái đất vượt được chặng đường 30 km quanh mặt trời. Đó là chưa kể tới việc nó tự quay quanh mình với tốc độ ở đường xích đạo là 465 mét/giây. Vậy mà có vẻ như trái đất đang đứng yên?
Hãy tưởng tượng: Bạn đạp xe thong thả trên
những con đường. Đúng là trái đất không hề chuyển động. Đúng, bạn thấy thế? Cảnh vật trôi chầm chậm, hình nhưđó chỉ là chuyển động của riêng bánh xe? Đến một bãi hoang vắng, quá chậm! bạn tăng tốc nhưng vẫn không có cảm giác "vèo vèo" được? Vấn đề chính là chỗ này đây.
Đi bên hàng cây, chính chúng ta di chuyển chứ không phải là hàng cây chuyển động. Nếu cây cối càng lao nhanh chứng tỏ vận tốc của chiếc xe đang tăng lên. Nhưng trên một không gian hoang vắng, chẳng có gì làm mốc ven đường. Tất nhiên, chúng ta cảm thấy mình cố gắng đạp mà vẫn chẳng hơn là mấy...
Trong vũ trụ, trái đất chúng ta chỉ là một hạt bụi. Hằng sa số hành tinh và các vì sao xa tít tắp giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy trái đất đang thay đổi vị trí theo ngày, tháng. Câu hỏi được đặt ra là: chúng ta có thểđi vòng quanh trái đất bao nhiêu vòng? Liệu bạn có cảm nhận được rằng bạn đang chuyển động không?
Trái đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này. Nhưng các bạn chớ quên rằng, hàng ngày, chúng ta nhìn thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao mọc đằng đông và lặn đằng tây, đó chính là kết quả của việc trái đất tự quay quanh mình nó.
Đâu là điểm tận cùng của trái đất?
Câu hỏi này có lẽ chẳng phải bây giờ chúng ta mới thắc mắc? Bắc Cực và Nam Cực đối xứng nhau ở hai đầu. Một điều chắc chắn là trái đất không quay theo những vòng tròn ngẫu hứng, lung tung. Nó quay theo quỹ đạo riêng của nó, quay quanh mình nhưng không quay lộn đầu và chân (giả dụ: điểm Cực Bắc là đầu và điểm Cực Nam là chân).
Để xác định được điểm đầu tiên và đâu là điểm tận cùng, chúng ta hãy theo dõi cuộc hành trình của Steve Fossett - một triệu phú Mỹ ôm giấc mộng đi vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu. Tại sao lại đi vòng quanh?
Hãy theo dõi một cuộc thám hiểm sau đây:
7h06' chủ nhật ngày 30/6/2002, Steve Fossett đã cho bơm phồng "quả bóng" của mình trên một bãi sa mạc Australia. Gió mạnh dần, chiếc khí cầu vươn cao như một trái lê khổng lồ, từ từđu bổng mình vào bầu trời, mang theo người du hành cô độc Fossett...
Từ trên cao 100m, đắm mình trong những tia nắng sớm của vùng mỏ Northam, Fossett vẫy chào mọi người. Khí cầu chậm rãi bay về phía đông, bắt đầu cuộc hành trình 15 ngày vòng quanh thế giới.
Fossett thất bại thê thảm khi cố gắng thực hiện ước vọng đi vòng quanh trái đất bằng khí cầu. Lo ngại cho tính mạng của mình khi lạc vào một "mê cung" bão tố, nhà triệu phú Mỹ Steve Fossett đành bỏ dở mơ ước trở thành người đầu tiên chu du thế giới đơn độc bằng khinh khí cầu.
Khoang gỗ chứa con người dũng cảm này văng xuống bãi đá lởm chởm tại một trang trại gia súc ở Brazil sau 15 ngày. Tuy nhiên, ông đã chọn địa điểm xuất phát là sa mạc Australia và kết thúc chặng đường cũng là ởđó. Vậy, đường chân trời ởđâu, chọn đâu là điểm đầu và đâu là điểm cuối?
Nếu lấy Bắc Cực là điểm đầu cho chuyến đi - bạn là người muốn khám phá được điểm tận cùng của trái đất? Đến Nam Cực, đường vẫn còn dài... bạn vẫn có thể tiếp tục đi trên "mình" của trái đất và tiếp tục xoay cùng chiều với quỹ đạo của nó. Không có những vì sao "thức" cả ban ngày, nên bạn vẫn nghĩ: Mình chưa đi được bao xa. Vẫn không gian ấy, bầu trời ấy, có gì là lạ? bạn quay về Bắc Cực -điểm xuất phát. Vậy đâu là điểm đầu và đâu làm điểm cuối?
Có hay không một Điểm Cực Đông và một Điểm Cực Tây trên trái đất? Nếu tồn tại, ắt hẳn câu trả lời vềđiểm tận cùng sẽ dễ dàng lý giải hơn.
Nếu trái đất là một tia, điều đó sẽ hoàn toàn khác - một thế giới phẳng (theo nghĩa đen), nó sẽ chuyển động như thế nào? Quanh nó và quanh mặt trời, hay lang thang trôi dạt đến mội thiên hà khác? Ởđó, có sự sống?
Trái đất không phẳng
Bằng công nghệ chụp ảnh vệ tinh các nhà khoa học đã tiết lộ vùng đất bằng phẳng nhất trái đất
- Salar de Uyuni, Tây Nam Bolivia - vùng đầm lầy mặn lớn nhất thế giới: 9.800km2, bằng một nửa diện tích của Hawaii, nhưng có độ chênh cao chỉ chưa đầy 0,5 mét. Nhà địa vật lý Bruce Bills (Trung tâm bay Goddard của NASA) đã phải thốt lên rằng. "Đó là một bãi đậu xe trắng toát, phẳng lỳ đến hoàn hảo". Nhưng trái đất không phẳng để có đường chân trời và điểm đầu mút, cũng không kề phẳng lỳ và dài lê thê.
Ai cũng biết trái đất tự quay quanh mình nó theo chiều từ Tây sang Đông. Thực tế, không phải mọi điểm trên trái đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần Bắc cực và Nam cực, tốc độ quay càng chậm. Càng gần xích đạo, tốc độ quay càng lớn (hình tượng này giống như chiếc đĩa hát quay trên máy quay đĩa).
Cùng một vòng quay, nhưng các điểm ở rìa đĩa hát đi được một đoạn đường dài hơn so với các điểm ở tâm đĩa). Trung tâm Bắc và Nam cực quay với tốc độ gần bằng không. Nhưng ở vùng xích đạo, tốc độ này lên tới 465 mét/giây. Bởi vậy, trừ hai khu vực ở trung tâm Bắc cực và Nam cực, còn tại hầu hết các điểm khác, con người đều có thể lợi dụng lực quay của trái đất.
Con người cứ quay, quay theo một quỹ đạo - một hình elip, con người vẫn ở trên đó, quay theo nó hết con đường này lại sang con đường khác, để trở về vị trí đầu tiên. Phải chăng, đó cũng là điểm tận cùng?
Nếu vậy, bạn hoàn toàn có thể khẳng định: tôi đã đi đến điểm tận cùng của trái đất, dù gì cũng về lại vị trí ban đầu. Trên quả địa cầu này sẽ có bao nhiêu điểm tận cùng và điểm kết thúc?
Trái đất "già" hơn chúng ta tưởng. Con người là một sinh vật - một hạt trên nó, quay theo nó, bám trên nó. Vì vậy, nếu ai đó tìm ra điểm tận cùng, nếu tồn tại, có lẽ chỉ cần một điểm tựa Acsimet đã nâng bổng được Trái Đất lên...
Làm thế nào để tìm thấy sao Bắc cực?
Buổi tối, ngửa mặt lên bầu trời phương Bắc, ta dễ dàng bắt gặp ánh sáng của hai chòm sao: Đại hùng và Thiên hậu. Xung quanh chúng, quây quần bởi một bầy sao tựa chiếc muôi múc canh. Nhưng nhờ hai "người bạn" này, chúng sẽ tìm ra phương Bắc và ngôi sao phù hợp nhất với nghề hàng hải ở phía bắc bán cầu: Sao Bắc Cực...
Ngôi sao của nghề hàng hải
Ít nhất, ngay từ thời Tảo vương quốc, vương triều, các Pha-ra-ông, người Ai Cập cổ đại đã vẽ được bản đồ các thiên thể, xác định được vị trí các chòm sao Bắc cực, sao Thuỷ, Hoả, Mộc và nhiều vì tinh tú khác. Thời thượng cổ, người ta đã lập được lịch: mỗi năm có 365 ngày, cứ 4 năm, năm lịch lại hơn năm thiên nhiên 1 ngày, một ngày được chia làm 24 giờ theo bóng của chiếc đồng hồ mặt trời.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: Sao Bắc cực như thế nào mà người ta quan trọng nó đến thế?
Ngôi sao này luôn nằm im ở phương Bắc, điều đó có nghĩa là tìm được nó chính là tìm được phương Bắc. Ngôi sao chỉ đường này đã có trong lịch sử của các nhà thám hiểm, hàng hải, đi rừng, trắc lượng, thăm dò địa chất... từ rất lâu. Nhờ nó, người ta có thể xác định được vĩ độ mà họđang đứng.
Sao Bắc cực, để có tên gọi này, ngôi sao đó phải được nhìn thấy từ trái đất và gần với Bắc Cực của bầu trời và nằm gần thiên cực bắc. Các nhà thiên văn học cho rằng, ngôi sao phù hợp nhất chính là Polaris. Trước đó, theo lịch sử 3.000 năm trước công nguyên, "ngôi sao già", mờ yếu Thuban trong chòm sao Draco đã từng được coi là Sao Bắc Cực. Người ta đã so sánh độ sáng biểu kiến của hai ngôi sao này và nhận ra, Thuban mờ hơn khoảng 5 lần Polaris.
Hướng mắt lên bầu trời mùa đông, từ chòm sao Song Tử, chảy theo hướng dải Ngân hà về phía Tây, ta sẽ bắt gặp 5 ngôi sao rực rỡ tạo thành một hình ngũ giác. Ngôi sao góc Nam trong hình ngũ giác này chính là sao Kim ngưu ß, 4 ngôi sao còn lại "chùm đầu" thành chòm sao Ngự Phu.
"Người kéo xe" này nằm trong dải Ngân Hà, căn cứ vào đó người ta xác định được sao Bắc Cực bởi gạch nối giữa sao ø và sao ß kéo dài về phương Bắc khoảng 3 lần.
Môt nửa chòm Ngự phu nằm trong Ngân hà, phía Đông Nam là chòm Song tử, phía Tây Bắc là chòm Anh tiên, phía Nam là chòm Kim ngưu, phía Bắc là chòm Lộc báo. Ta có thể căn cứ vào chòm Ngự phu để tìm sao Bắc cực. Nối sao ø và sao ß kéo dài về phương Bắc khoảng ba lần ta sẽ gặp sao Bắc cực.
Nhận ra Sao Bắc Cực nhờ "Sao muôi múc canh"
Nhiều người đã nhận nhầm sao Bắc cực là sao Bắc đẩu. Thực chất, chúng khác nhau hoàn toàn...
Chòm sao Đại Hùng và chòm sao Thiên Hậu mặc dù xa nhau nhưng cả hài đều "đối mặt" với sao Bắc đẩu. chòm sao Đại hùng có 7 sao rất sáng gồm: sao Thiên xu, sao Thiên toàn, sao Thiên cơ, sao Ngọc hoành, sao Khai dương và sao Dao quang, hay là sao Bắc đẩu thất tinh, chúng vây quần thành hình chiếc muôi múc canh, có người gọi là "sao muôi múc canh". Chòm sao Thiên hậu gồm 5 sao sáng xếp thành hình chữ W. Đó là hai chòm sao giúp chúng ta tìm ra sao Bắc cực.
Chòm sao Đại hùng và chòm sao Thiên hậu tuy
cách xa nhau nhưng đối diện với sao Bắc đẩu. Bầu trời sao vào đêm mùa xuân giúp chúng ta nhìn rõ chòm sao Bắc đẩu thất tinh xuất hiện ngay ở phương Bắc, còn chòm sao Thiên Hậu lại xuất hiện chếch sang hướng Tây Bắc.
Hoặc đơn giản hơn, chúng ta có thể tượng tượng một cách dễ dàng rằng: một đêm tháng 5 và tháng 6, chòm sao Bắc đẩu có thể xuất hiện ngay trên đỉnh đầu chúng ta trong khi chòm sao Thiên Hậu lại xuất hiện ở cạnh đường chân trời phía Bắc, và ngược lại.
Chòm sao Bắc Đẩu gồm 7 ngôi (Bắc Đẩu thất tinh) chính là chòm Đại Hùng tinh, sau đó, khi văn minh phương Tây du nhập, người Trung Quốc gọi chúng là "The Great Bear" là Đại Hùng tinh tức là "con gấu lớn". Xung quanh chòm sao này gồm 7 ngôi sao rất sáng y hệt hình một chiếc gầu múc nước: Dao Quang, Khai Dương, Ngọc Hoàng, Thiên Quyền, Thiên Cơ, Thiên Toàn, Thiên Xu
Khi xác định được chòm sao Đại hùng, ta có thể dễ dàng nhận thấy màu sáng khác lạ của sao Thiên Xu và Thiên Toàn bới chúng là 2 ngôi sao chỉ cực. Ngay cạnh đó, có một ngôi sao chẳng kém rực rỡ hơn chúng là mất trong chòm sao Tiểu Hùng - đó là sao Bắc Cực.
Hoặc, điểm nhìn bắt đầu từ chòm sao Thiên Hậu, có 5 ngôi sao lấp lánh, chọn sao ở giữa sao Thiên lương 4 và nối với một sao nhỏở trước 3 sao đó là sao Thiên lương 2 rồi kéo dài về phía trước một đoạn gấp hơn 3 lần khoảng cách giữa sao Thiên lương 4 và sao Thiên lương 2, ta sẽ thấy sao Bắc cực.
Mãi mãi, Sao Bắc Cực sáng nhất chòm Tiểu Hùng?
Trái đất là một quả quýt dẹt chứ không phải là một quả bóng. Biết rằng, trái đất của chúng ta đang ngày càng trở nên "béo phì" do liên tục phải đón nhận hàng trăm thiên thạch "lạc" vào bầu khí quyển nhưng bán kính xích đạo vẫn dài hơn bán kính hai cực là 21 km. Nhờđó là trái đất luôn nghiêng một góc và tự "trở" mình.
Sao Bắc Cực chỉ hướng Bắc theo trục Bắc - Nam của Trái đất. Nhưng do Trục Trái đất không đẳng hướng mà quay vòng (tuế sai) theo chu kỳ khoảng
25.800 năm nên sao Bắc Cực cũng thay đổi. Hiện giờ Bắc Cực nằm trong chòm Tiểu Hùng, nhưng trước đây nằm trong chòm Vũ Tiên, rồi Thiên Long, đến khoảng năm 10.000 sẽ là sao trong chòm Tiên Hậu, khoảng năm 14000 nằm trong chòm Thiên Cầm.
Hiện nay, sao Bắc cực mà chúng ta nhìn thấy không phải nằm ở cạnh trục thẳng đứng của Trái đất mà lệch khoảng 1o, sau đó nó sẽ dần dần tiến về phía trục Trái đất. Vào năm 2095 sao Bắc cực sẽ nằm sát trục thẳng đứng của Trái đất (chỉ sai 26,5 phút). Sau năm 2095, sao Bắc cực chuyển dịch ngày càng xa trục thẳng đứng của Trái đất và sau mấy nghìn năm nữa sao Bắc cực sẽ không làm sao chỉ hướng Bắc, vị trí đó luôn luôn được thay thế.
Hơn nữa, các nhà thiên văn học nói rằng: Cách đây 4000 năm, sao Anpha (α) trong chòm sao Thiên long là Sao Bắc Cực, đến năm 10.000 sau công nguyên sẽ là sao Anpha trong chòm sao Thiên nga, đến năm 14.000 sau công nguyên sẽ là sao Anpha trong chòm sao Thiên cầm và đến khoảng năm 28.000 sau công nguyên sẽ trở lại sao Bắc cực hiện nay (tức sao α của chòm sao Tiểu hùng).
Cứ như vậy, trái đất dao động khiến các vì sao có thểđi xa hơn hoặc xích lại gần về khoảng cách. Lúc này là Polaris, có thể sẽ là một cái tên khác sáng hơn và nó hoàn toàn bị "truất ngôi".
Các hành tinh được đặt tên như thế nào?
Ai có thể biết chính xác trong khi nó đã được truyền lại qua bao đời? Tại sao gọi là sao Venus, rồi lại Kim Tinh? Jupiter rồi lại Mộc Tinh?... Ai sẽ đặt tên nếu lại có thêm một hành tinh nữa được khám phá? Trách nhiệm này thuộc về Hiệp hội Thiên văn học quốc tế (The International Astronomical Union - IAU).
Những hành tinh của thần thoại
Thời xa xưa, người ta cho rằng, các hành tinh của hệ mặt trời có liên quan đến sinh mệnh của con người. Điều này khiến cho họ liên tưởng đến các vị thần linh và lấy tên của họ đặt tên cho các hành tinh. Người Hy Lạp cổ và La Mã đã căn cứ vào các quan sát đặc điểm riêng để gán cho chúng tên của các vị thần.
Hành tinh chuyển động nhanh nhất và khó nhận dạng, lại hay bị ánh sáng mặt trời che kín khiến người Hy Lạp cổ liên tưởng đến vị thần đi nhanh
như bay Hermes, còn người La Mã lại dùng tên Mercury để gọi Sao Thủy.
Người ta thấy có một hành tinh đẹp nhất và phát ra ánh sáng "dịu dàng" và lãng mạn, người Hi Lạp đã lấy tên vị thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite, người La Mã ma gọi nữ thần đó là Venus để đặt tên cho Sao Kim.
Một màu đỏ sẫm đến đáng sợ khiến cho người La Mã liên tưởng Sao Hoả đến vị thần chiến tranh Ares và người Hi Lạp gọi là Rofl.
Qua kính thiên văn, người ta nhìn thấy Mộc Tinh có "dáng dấp" nghiêm trang và toả ra một thứ ánh sáng như dát vàng. Người ta đã lấy ngai vàng của thiên thần tối cao Zeus để đặt cho hành tinh này mà theo tiếng La Mã là tên của vị thần Jupiter.
Phải mất 29 năm để đi hết một vòng nền trời
sao khiến cho người ta liên tưởng đến Thổ Tinh như một vị thần thời gian mà theo tiếng La Mã cổ là Saturn - có nghĩa là sự trôi chảy của thời gian để đặt cho hành tinh này.
Đó là cách đặt tên của người phương Tây , còn người Phương Đông cho rằng vạn vật do 5 chất tạo thành. Đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,Thổ. Sau khi phát hiện ra 5 hành tinh của Hệ Mặt Trời người ta lấy tên 5 chất cơ bản này đặt tên cho các hành tinh.
Ngoại trừ Trái Đất là tên có nguồn gốc từ tiếng Đức và tiếng Anh cổ, tên của các hành tinh đều bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Năm hành tinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường (Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh) được các nhà thiên văn học
Thổ Tinh cổ xưa quan sát trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, chúng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tuỳ theo nền văn hoá.
Còn những cái tên La Mã này được điều chỉnh theo ngôn ngữ và văn hóa Châu Âu và trở thành tên chuẩn trong khoa học.
Đặt tên do những người khám phá
Năm 1781, nhà thiên văn người Anh William Herschel, người đã khám phá ra một hành tinh mới. Ông muốn đặt tên nó là "Gergeium Sidus", đặt theo tên của vua Gergeo III. Tuy nhiên, một số nhà thiên văn học khác thì gọi nó là "Herschel", đặt theo tên của người khám phá ra Kim Tinh nó. Nhà thiên văn học Johann Bode lại gợi ý nên
đặt nó theo tên của một vị thần trong thần thoại, Uranus, là phù hợp nhất vì nó hợp với năm hành tinh trước đã được đặt tên theo tên cố nhân.
Năm 1846, lại một hành tinh nữa được tìm ra. Qua kính thiên văn hành tinh này có màu xanh lam của biển cả nên người ta lấy tên thần biển Neptune đặt cho nó. Người phương Đông gọi nó là Hải Vương Tinh.
Tuy nhiên, trước đó, sự tồn tại của Hải Vương tinh đã được hai nhà thiên văn học John Couch Adams và Urbain Jean Joseph Leverrier tiên đoán trước, và khi nó được khám phá qua kính viễn vọng, người ta đã tranh cãi rất nhiều về việc ai là người có quyền đặt tên cho nó.
Hải Vương Tinh Leverrier muốn đặt tên nó theo tên của mình. Tuy nhiên, cái tên Neptune được đề xuất và trở thành tên chuẩn được các nhà khoa học sử dụng.
Năm 1930, nhà thiên văn người Mỹ Tombaugh đã phát hiện ra hành tinh thứ 9 của Thái Dương Hệ. Đó là hành tinh xa nhất và mờ tối nhất khiến cho người ta liên tưởng tới địa ngục đen đặc và đáng sợ. Lấy tên vua địa ngục Pluto đặt tên cho hành tinh này, người phương Đông gọi là Diêm Vương Tinh.
Mặt trăng thuộc Diêm Vương Tinh được đặt tên theo tên người phát hiện ra nó, James Christy, người đã tìm thấy mặt trăng này vào năm 1978 khi đang nghiên cứu về ánh sáng phản chiếu của Diêm Vương tinh. Có vẻ như lúc đó ông muốn đặt tên theo tên vợ mình, Charlene, tuy nhiên, những quy định về thuật ngữ trong thiên văn học đã không cho phép điều này. Trong khi ông đang tìm kiếm một cái tên khác, ông đã tình cờ "gặp" nhân vật Charon trong thần thoại Hy Lạp, mà phần đầu của tên này giống với phần đầu tên của vợ ông. Nó phù hợp hơn nữa bởi Charon lại là tên của người lái đò chở người xuống Âm phủ. Và cái tên này đã được đặt cho mặt trăng của Diêm Vương Tinh.
Cái tên Trái Đất thật khó có thể giải thích và tìm được người đặt tên một cách chính xác bởi nó quá xa xưa và gần gũi với sự khám phá của con người và sự sống. Nhưng các nhà khoa học vẫn cố gắng đi tìm lời lý giải hợp tình nhất cho các tên này. Đúng hơn, từ "Trái Đất" liên quan Trái Đấttới một từ của người Sắc-xông cổ "ertha",
"aerde" và người Đức là "erda". Còn Đất theo tiếng Pháp và tiếng Latinh là Terra. Dường như, người ta gọi "Trái Đất" theo nghĩa mộc mạc chính là mặt đất nơi chúng ta đang sinh sống từ thủa con người vẫn còn có ý niệm về một thế giới phẳng với các cuộc kiếm tìm chân trời hay điểm tận cùng của trái đất.
Cũng như Sao Kim, Sao Hoả, Sao Thuỷ... loài người vẫn gọi nó với cái tên như thế kể cả khi ngành khoa học về Vũ Trụ và thiên văn đã khám phá chúng bằng những chứng cứ khoa học.
Hiệp hội Thiên văn học quốc tế đặt tên
Mỗi khi tìm thấy một hành tinh, đều xảy ra những vấn đề gây tranh cãi, việc đặt tên là một trong sốđó. Được thành lập năm 1919, Hiệp hội Thiên văn học quốc tế (The International Astronomical Union - IAU) lãnh nhiệm vụ đặt tên cho tất cả các vật thể trên bầu trời, các ý kiến của các nhà thiên văn được thống nhất.
Khi một nhà thiên văn học bất kỳ khám phá ra một hành tinh, để đặt tên cho hành tinh đó, họ cần đệ trình những ý định của mình lên IAU. Sau đó, Hiệp hội sẽ xem xét: có thể phê duyệt hoặc gợi ý một cái tên khác phù hợp. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi đó sẽ là một danh từ tên riêng chuẩn và thống nhất trong lĩnh vực thiên văn. Để công bằng các ý tưởng và sự sáng tạo, họđã thiết lập cả một website về các sáng kiến cho việc đặt tên cho các hành tinh hay các vật thể được tìm thấy trong vũ trụ.
Tên của các hành tinh được viết theo chữ viết hoa bởi nó được phân biệt với các danh từ thông thường khác. Như là Trái Đất khác với danh từ đất đá, giữa mặt trăng với cả các vệ tinh khác của các hành tinh lân cận, giữa Hệ Mặt Trời với bất cứ hệ nào khác...
Mặc dù cách đặt tên La Mã cho các hành tinh là chuẩn trong khoa học, các ngôn ngữ khác vẫn có những tên khác cho các hành tinh đó. Tuy nhiên, tên theo chuẩn IAU là được dùng trong cách nói khoa học.
Các nhà khoa học đồng ý rằng một vật thể vũ trụđuợc xếp vào hành tinh khi nó thỏa mãn các điều kiện sau:
* Nó phải có quỹ đạo quay quanh mặt trời.
* Nó phải có kích thước đủ lớn để có hình dạng gần tròn.
* Nó phải có quỹ đạo tách bạch với các vật thể khác.
Quỹ đạo của sao Diêm vương quay quanh mặt trời còn rất nghiêng so với mặt phẳng của các hành tinh lớn khác. Vậy là, trong "gia đình" thái dương hệ chỉ còn 8 hành tinh cũ: sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương và 3 pluton là sao Diêm vương, Charon, UB313; và thiên thạch Ceres.
Diêm Vương Tinh và Mặt trăng thuộc Diêm Vương Tinh
Thông tin thú vị:
Như vậy, sao Diêm vương rõ ràng là không đủ điều kiện bởi vì quỹ đạo hình elip dẹp của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải vương vì thế bây giờ nó sẽ gia nhập nhóm mới đó là nhóm các hành tinh lùn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sao Diêm vương có quỹ đạo quay quanh mặt trời không giống với các hành tinh khác.
Như vậy, theo quyết định của Hiệp hội thiên văn học Quốc tế (IAU), các sách giáo khoa giờđây phải viết lại về hệ mặt trời chỉ với tám hành tinh chính. Các nhà thiên văn học đã bỏ phiếu nhất trí không xếp sao Diêm vương là một hành tinh.
Đã có rất nhiều tranh luận về vị trí của sao Diêm vương trong nhiều năm qua. Nó là hành tinh quá xa và nhỏ so với tám hành tinh "truyền thống" trong hệ mặt trời của chúng ta. Với đường kính 2.360km (tương đương 1.467 dặm), sao Diêm vương thậm chí nhỏ hơn cả một số vệ tinh của các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Bão từ là gì?
Bão từ là gì?
Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là thời điểm mà kim la bàn dao động mạnh, ghi nhận sự biến thiên rất mạnh của từ trường. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ nổ trên mặt trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của trái đất, từđó, dẫn đến sự thay đổi trường điện từ làm ảnh hưởng đến môi trường từ trường của trái đất.
Các điện tích từ mặt trời tương tác với từ quyển của Trái đất
Quá trình xảy ra bão từ trên Trái Đất
Bùng nổ sắc cầu mặt trời là những vụ nổ lớn nhất trong Thái dương hệ và có thể giải phóng lực của nhiều quả bom hạt nhân 1 tỷ mega tấn. Bùng nổ sắc cầu giải phóng các chùm plasma khổng lồ trung hoà vềđiện của các hạt tích điện. Trên đường đi tới trái đất, các chùm này sẽ bao trùm lên trái đất, tác động với từ quyển trái đất, tạo ra dòng điện tròn xung quanh trái đất, gây ra bão từ.
Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9 tesla. Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên. Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất (theo định luật Lenz). Nếu bão từ mạnh, dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất. Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.
Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là quyển từ, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện.
Sự tương tác giữa từ trường trái đất với các dòng hạt năng lượng cao đến từ mặt trời này thường tạo ra những ánh sáng rực rỡ vào ban đêm ở Nam cực và Bắc cực, gây ra hiện tượng cực quang.
Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh.
Những ảnh hưởng của bão từ
Trên thực tế khí quyển của trái đất vẫn có thể chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ mặt trời, nhưng các hạt đó lại làm xáo trộn từ trường của hành tinh như quyển từ, gây ra rối loạn trong liên lạc và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Sự biến đổi đột ngột về từ trường sẽ tác động vào tế bào não và tim, vì vậy sẽảnh hưởng không nhỏ đến những người mẫn cảm với từ trường như người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch hay bệnh thần kinh. Bên cạnh đó, bão từ ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình hoạt động điện từ của não, gây ra hiện tượng trầm cảm, mệt mỏi, không tập trung, thậm chí là tử vong. Nước Nga đã thống kê được tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh tim mạch tăng lên 30% khi có bão từ. Khi bão từ xảy ra, những người bị bệnh tim mạch, huyết áp cần được theo dõi chặt chẽ và nên ở trong nhà, vì hệ thống bê tông cốt thép sẽ tạo ra hiệu ứng dòng Paraday, tránh bớt sựảnh hưởng của từ lên cơ thể. Ngoài ra, từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này.
Do tác động của bão từ, từ trường Trái đất bị biến đổi mạnh, đe doạ tới hệ thống truyền tải điện năng, chẳng hạn hệ thống điện 500kV Bắc-Nam ở Việt Nam. Bão từđã từng gây ra những sự cố mất điện trên thế giới như vào năm 1989, một cơn bão từ mạnh đã làm một phần Quebec, Canada mất điện, gây tổn thất hàng tỷđô la.
Bão từ gây ra dòng điện cảm ứng mạnh chạy trong đường ống dẫn dầu, khí, làm cho ống bị ăn mòn và có thể bị thủng. Về viễn thông, bão từ cũng gây gián đoạn tín hiệu radio sóng ngắn và gây nhiễu loạn điện từ, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành như phát thanh, truyền hình, hàng hải... Ngoài ra, bão còn ảnh hưởng tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và những vệ tinh trong quỹ đạo trái đất.
Bão từ có chu kỳ là 11 năm với mức độ cao thấp khác nhau. Trận bão từ lớn nhất xảy ra vào năm 2001. Đến năm 2005 biên độ của bão từ không đồng đều, người ta đã đo được biên độ bão từ ngày 17/9/2005 tại Hà Nội là 30 - 40 nT, ngày 11/9/2005 là 240 nT. Đối với sức khỏe của con người thì biên độ bão từ dao động 300 - 600 nT là có ảnh hưởng rõ rệt.
Mặc dù mặt trời đang đi đến giai đoạn yên tĩnh
nhưng các trận bão từ vẫn có thể xảy ra. Chu kỳ hoạt động của mặt trời là 11 năm và đã đạt đỉnh vào năm 2001 - khi mặt trời hoạt động cực mạnh và có rất nhiều bão từ. Dự báo trong năm 2007 này mặt trời mới yên tĩnh hoàn toàn.
Đến nay đã có bao nhiêu khách du lịch bay vào vũ trụ?
Sau khi Liên bang xô viết sụp đổ, cơ quan hàng không Nga đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính cho các hoạt động của mình. Để tăng thêm ngân sách, cơ quan này đã quyết định mở dịch vụ đưa khách du lịch lên vũ trụ và đổi lại, họ sẽ có được hàng chục triệu đôla. Và nơi dừng chân của các vị khách du lịch đặc biệt này chính là Trạm vũ trụ quốc tế ISS, nằm cách xa trái đất 250 dặm.
Là thành viên đóng góp chính cho trạm vũ trụ quốc tế của 16 quốc gia, Mĩ lúc đầu phản đối kế hoạch này vì cho rằng những người bay vào không gian mà không được đào tạo,
Con tàu Soyuz
huấn luyện và thiếu các kĩ năng đa ngôn ngữ sẽđe doạ tới
bay vào vũ trụ
sự an toàn của chuyến bay cũng như trạm vũ trụ ISS. Phía Nga, nước quản lý các con tàu Soyuz lập luận rằng các vị khách du lịch này sẽ được huấn luyện cùng các nhà du hành vũ trụ thực sự và sẽ được chuẩn bị kĩ lưỡng cho chuyến bay. Cuối cùng, phía Mĩđành chấp nhận kế hoạch đầy táo bạo đó của Nga và các chuyến bay đưa hành khách tham quan vũ trụđã bắt đầu được tiến hành từ năm 2001.
Vị khách du lịch đầu tiên vào vũ trụ là ông Dennis Tito, 60 tuổi - một nhà quản lý quỹ đầu tư và là nhà khoa học tên lửa từng làm việc cho NASA. Để có được chuyến bay 10 ngày lên trạm vũ trụ quốc tế ISS, ông Tito đã phải trả khoản tiền 20 triệu đôla. Tito đã được huấn luyện tại trung tâm phi hành vũ trụ gần thủđô Moscow và sau đó đã khởi hành vào tháng 4/2001 từ bệ phóng của Nga nằm tại Baikonour Cosmodrome, Kazakhstan.
Vị khách thứ 2 là anh Mark Shuttleworth, 28 tuổi - một triệu Vị khách tham phú trẻ trong ngành công nghệ quan vũ trụ đầu thông tin Nam Phi. Anh chỉ bắt tiên đầu sự nghiệp của mình từ chiếc gara cũ của bố mẹ và 4 năm sau đã có thể bán nó với giá 500 triệu đôla Mĩ. Tháng 4/2002, anh trở thành người châu Phi đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Soyuz tại bệ phóng Baikonur Cosmodrome với chi phí 20 triệu đôla trong 8 ngày. Shuttleworth
còn mua lại bộ quần áo vũ trụ anh từng mặc trong chuyến bay và còn muốn mua cả chiếc đầu phóng Soyuz. Không chỉ tham quan vũ trụ, anh còn dành thời gian cho các nghiên cứu khoa học về tế bào và bệnh AID. Trong thời gian liên lạc qua rađio về trái đất, anh đã nói chuyện với cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và một cô bé 14 tuổi đã hỏi anh liệu anh có đồng ý lấy cô làm vợ hay không.
Vị khách vũ trụ thứ 3 là ông Gregory Olsen, 60 tuổi - một doanh nhân, nhà khoa học bang New Jersy. Chi phí cho chuyến bay 10 ngày trên con tàu Soyuz của mình cũng là 20 triệu đôla. Olsen đã được các quan chức hàng không vũ trụ Nga lựa chọn từ năm 2004 nhưng vì chưa đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ nên phải tới ngày 1/10/2005, Olsen mới chính thức được bước lên con tàu Soyuz TMA-7 để bay vào trạm ISS.
Còn vị khách đặc biệt gần
Gregory Olsen
đây nhất là chị Anousheh Ansari - một nữ doanh nhân viễn thông người Mĩ gốc Iran 40 tuổi. Ngày 18/10/2006, trên con tàu Soyuz TMA-9, chị trở thành người phụ nữ đầu tiên, cũng là người Iran đầu tiên bay vào vũ trụ với chi phí 20 triệu đôla trong 10 ngày. Chuyến bay của chị Ansari diễn ra trong khi quan hệ giữa Iran và Mĩ căng thẳng nhưng chị vẫn mang hai lá cờ Iran và Mĩ trên bộ quần áo vũ trụ của mình như một thông điệp hoà bình. Một mong muốn của chị trong
chuyến bay là được nhìn thấy quê hương Iran từ vũ trụ. Chị Ansari đã cùng gia đình sang Mĩ năm 16 tuổi - một phần lí do là bố mẹ muốn chị được toàn tâm theo đuổi niềm đam mê khoa học của mình. Sau chuyến bay, chị hi vọng các em gái, đặc biệt là ở Iran say mê hơn với môn khoa học.
Để trở thành một hành khách vào vũ trụ, tiền chưa phải là tất cả - một sức khoẻ tốt, kiên trì, chịu khó và lòng dũng cảm chính là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn tham quan không gian. Vị khách đó phải trải qua một khoá huấn luyện hết sức nghiêm túc và và không hề dễ dàng. Họ phải học tiếng Nga, rèn luyện thể lực, tập các trạng thái nén khí, trạng thái không trọng lượng và tìm hiểu các kiến thức về con tàu Soyuz, các thiết bị trên trạm ISS và được đào tạo về an toàn khẩn cấp tại Trung tâm huấn luyện nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin ngoại ô thành phố Moscow. Một khóa huấn luyện khó khăn như vậy thường kéo dài trong 6 tháng, do vậy, hầu hết các vị khách này đều không thích chỉ đơn thuần được biết đến là "khách du lịch".
Ngoài ra, NASA còn yêu cầu các khách du lịch phải ký vào biên bản pháp lý cam kết rằng họ và những người thừa kế của họ sẽ không kiện cáo cơ quan vũ trụ nếu có vấn đề gì xảy ra. Và họ cũng phải đồng ý bồi thường bất cứ cái gì họ làm hỏng trong chuyến bay đó.
Vì sao Sao Chổi là một bí ẩn của vũ trụ?
"Mẹ" của "bầy" Sao Băng
Các nhà khoa học miêu tả Sao Chổi giống như một "quả bóng tuyết bẩn" bởi nó là một hỗn hợp bao gồm cả: Cácbonníc, Mêtan, nước đóng băng lẫn bụi và các khoáng chất.
Thực chất, Sao Chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu từ băng bay một cách "ngẫu hứng" ngoài không gian.
"Quả bóng tuyết"? Có vẻ mâu thuẫn bởi người ta thường quan sát thấy hình dáng xuất hiện của nó y như một vệt quét của một cây chổi quét nhà? Câu hỏi đặt ra ởđây là: Vì sao người ta lại gọi nó là Sao Chổi?
Câu hỏi này đã khiến các nhà khoa học tranh cãi rất lâu...
Sao Chổi có một quỹ đạo elíp rất dẹt, một số còn có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh. Điều đó làm nên sự khác biệt của nó so với các vật thể khác nằm trong Hệ Mặt Trời. Chúng không nằm gần mặt phẳng Hoàng Đạo mà phân bố lung tung trong không gian.
Các Sao Chổi "quây quần" thành một "bầy" có viễn điểm ở vùng Đám Oort. Nơi đây cũng chính là vạch xuất phát của vô số Sao Chổi khác - một vùng hình cầu gồm các vật chất còn lại từ thủa khai sinh ra Hệ Mặt Trời.
Đám vật chất này nằm ở xa tít tắp nên chịu rất ít lực hấp dẫn từ trung tâm nên không bị rơi vào đĩa tiền Mặt Trời nên chẳng được xếp vào các Hành tinh. Tại đây, nhiệt độ rất thấp khiến cho các chất như: Cácbonníc, Mêtan và nước đều bịđóng băng lại. Thi thoảng mới xuất hiện một vài va chạm hay hiện tượng nhiễu loạn quỹ đạo khiến một số mảnh vật chất bị văng vào trung tâm.
Khi chúng có ý định lại gần Mặt Trời, nhiệt độ nóng một cách khủng khiếp làm cho vật chất của Sao Chổi có thể bị bốc hơi, cộng thêm áp suất mãnh liệt của gió Mặt Trời tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí trông y hệt như hình một cái chổi. Vì lẽđó, người ta đặt tên cho nó là Sao Chổi.
Sao chổi có phải là Sao?
Một học thuyết được đưa ra bác bỏ ý kiến cho rằng Sao Chổi được xếp vào vị trí của những ngôi sao. Người ta cho rằng: Nó chỉ đơn thuần là một khối khí lạnh ngắt trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi từ vũ trụ không hề tuân theo một trật tự nào hết.
Nó chỉ là "mẹ" của những vì sao băng sáng chói trên bầu trời, khi bị vỡ vụn, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ reo rắc vào khoảng không những ánh sáng khác lạ. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất. Chỉ có vậy thôi, nó có "xứng đáng" được gọi là một ngôi sao?
Hơn nữa, không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Vì khi ở bất kỳ một hành tinh nào, Sao Chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....
Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại:
-
Sao Chổi ngắn hạn: có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm.
-
Sao Chổi dài hạn: có chu kỳ lớn hơn.
-
Sao Chổi thoáng qua: có quỹ đạo Parabol hoặc Hypecbol. Chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi.
Mỗi năm có hàng trăm Sao Chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ những Sao Chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt mới được chú ý. Vào thế kỷ XVIII, Sao Chổi Halley được phát hiện bay lạc vào Trái Đất - đó là Sao Chổi đầu tiên ra đi và có quay trở lại. Các nhà khoa học còn dựđoán nó sẽ "hội ngộ" Trái Đất vào khoảng năm 2061của thế kỷ XXI.
Đôi khi, người ta nhìn thấy Sao Chổi mang hai đuôi một cách rõ rệt bằng mắt thường. Chiếc đuôi dài thường nằm đối diện với Mặt Trời còn chiếc đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt Trời. Tại sao vậy? Nguyên nhân chính là do khi ở cự ly gần, sức công phá của Mặt Trời lên bề mặt Sao Chổi mãnh liệt đến mức làm cho vật chất trong Sao Chổi dồn nén đến độ bùng nổ dữ dội và bắt toé ra xa. Trong khi đó, gió Mặt Trời "bỏ sót" những "đám bụi khí" phía sau và còn lại những chiếc đuôi ngắn này.
Khi nhìn vào vật chất của Sao Chổi cũng như nhìn vào thời kỳ khai sinh của Hệ Mặt Trời. Bởi vậy, chúng chính là đối tượng nghiên cứu để trả lời câu hỏi Hệ Mặt Trời "lớn lên" như thế nào?
Sao chổi bắt nguồn từđâu?
Cơ quan hàng không Châu Âu cho rằng: Đám mây Oort bên ngoài Hệ Mặt Trời - ranh giới giữa Hệ Mặt Trời với các Hệ Hành tinh khác chính là "cái nôi" của "đàn" Sao Chổi.
Sự "mon men" tịnh tiến của Sao Chổi tới Hệ Mặt Trời đã khiến cho băng của chúng bị tan chảy. Những chuyến ghé thăm sau đó đã khiến cho chiếc đuôi của chúng ngày càng ngắn đi do bị thất thoát.
Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi.
Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.
Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thểđang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất -điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.
Đã có rất nhiều cuộc thăm dò tìm hiểu Sao Chổi nhýng hiện tại nó vẫn là một ẩn số. Các nhà khoa học cho rằng: ánh sáng ngẫu hứng - sự xuất hiện bất thần khiến cho nó trở thành một kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn.
Mỗi khi, một Sao Chổi hình thành hay mất đi do quá trình "đấu đá" với các thiên thể khác đều khiến các nhà khoa học băn khoăn đi kiếm tìm lời giải đáp...
Vì sao Sao Thổ mang vẻ đẹp bí ẩn?
Hành tinh khổng lồ
Nằm giữa Sao Mộc và Sao Thiên Vương, cách Mặt Trời chừng 1,43 tỉ km (hay 10 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời), Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời (sau sao Mộc).
Từ Cực Bắc, trông Sao Thổ như thể một Hệ Mặt Trời mini với những vành đai nhiều màu rộng chừng
165.000 dặm và 56 vệ tinh nằm rải rác hơn 10 triệu dặm từ hành tinh này. Chính vành đai rực rỡ này đã "đánh lừa" Galileo Galilei khiến ông lầm tưởng Sao Thổ như có hai "tai" hoặc hai "quai".
Trong khi thành phần chủ yếu cấu tạo nên Trái Đất là đất, đá thì Sao Thổ lại là một loại Hành tinh được cấu tạo chủ yếu từ khí Hydro và Heli. Chính vì vậy, tuy rằng Sao Thổ có kích thước lớn thứ nhì trong Hệ Mặt Trời nhưng khối lượng của nó chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.
Y hệt "người anh em" Sao Mộc, Sao Thổ là một khối hình cầu với một "hạt nhân" bằng đá và nhiều lớp khinh khí ở thể đặc (H2) bao bọc thành nhiều lớp và có tính chất giống như một kim loại. Lớp khinh khí đặc đó biến dần dần sang thể lỏng đặc, thể lỏng thường, thể khí đặc, rồi thể khí thường của những lớp nằm kề trên.
Hơn nữa, chất liệu chủ yếu trên hành tinh này là Hydro nên tỷ trọng của nó kém hơn Trái Đất những 8 lần. Sự dày đặc của bầu khí quyển trên sao Thổ khiến cho áp suất không khí càng gần mặt đất càng tăng cao, biến khí Hydro thành chất lỏng. Càng vào sâu trong tâm, hydro lỏng nén thành hydro kim loại (Metallic Hydrogen), có tính dẫn điện và là tác nhân tạo ra từ trường trên hành tinh này.
Phần sâu nhất trong tâm sao Thổ là một lõi nhỏ bằng đá có nhiệt độ đến
15.000 độ C. Các vành đai sao Thổ được nhà thiên văn học Galileo phát hiện lần đầu tiên vào năm 1610, bằng một trong những kính viễn vọng đầu tiên của nhân loại do ông chế tạo. Những vành đai này được cấu tạo bằng đá, khí đông đặc và nước đá.
Ngước mắt từ Trái Đất, chúng ta sẽ bắt gặp một quả cầu có màu vàng nhạt -một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm.
Vì sao Sao Thổ "đeo" nhiều "vòng vàng"?
Khoa học đã nghiên cứu rằng: những chiếc "vòng vàng" "đeo" quanh Sao Thổ được cấu tạo bởi hàng tỉ hàng tỉ khối băng nhỏ có đường kính chỉ vài mét.
Các vành đai lớn chứa đựng hàng nghìn vành đai nhỏ hơn nhằm giữ cho các phân tử vành đai biến mất. Còn các vệ tinh khác giúp duy trì khoảng cách giữa các vành đai lực hút của Minas giữ các phân tử khỏi bị hút sang những vành đai B và vào vùng Cassini.
Các vòng này hợp lại thành một "chiếc đĩa" có đường
Vành đai lớn chứa
kính khoảng 270.000 km. Ta có thể xếp 22 hành tinh
đựng hàng nghìn
có kích thước như Trái đất trong vòng này. Số lượng
vành đai nhỏ
đông đảo của 35 vệ tinh của hành tinh này đủ để nhận ánh sáng của Mặt trời và phản chiếu xuống mặt đất một cách rực rỡ nhất.
Một điều đặc biệt nữa là: các vòng này rất mỏng, không quá 100m. Các mảnh băng tạo ra hàng trăm các vòng tròn đồng tâm liên tiếp. Chính vì vậy, khi hướng mắt lên bầu trời ta thường có cảm giác đó là một "đĩa" nguyên vẹn.
Theo những khảo sát khoa học mới nhất, trong ngần ấy vệ tinh của sao Thổ, chỉ vệ tinh Titan có bầu khí quyển bao quanh. Điều thú vị hơn nữa là có nhiều yếu tố chứng tỏ những gì đã diễn ra trên Titan là hình ảnh của Trái đất chúng ta từ thời nguyên thuỷ.
Những điểm đặc biệt đó đã khiến cho các nhà khoa học tỏ ra thích thú khi dành 4 năm để điều tra chi tiết về hệ thống Sao Thổ.
Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp họ hiểu được các thành phần khác biệt tương tác với nhau như thế nào? Hơn thế, họ tin rằng: nó sẽ làm sáng tỏ những
Một vẻ đẹp bí ẩn
câu hỏi cơ bản về hoá học, vật lý, quá trình hình thành hành tinh và các điều kiện dẫn tới sự sống.
Cách vài năm vành sáng lại biến mất - Tại sao?
Vành sáng của sao Thổ rất rộng, rộng đến mức, Trái đất của chúng ta có thể vùng vẫy trong vành sáng đó giống như quả bóng bon trên mặt đường.
Nhưng, mới đêm nay, vành sáng của sao Thổ vẫn sáng chói đến mức, mắt chúng ta có thể nhìn thấy qua kính viễn vọng 2 tầng. Ấy vậy mà, một vài năm sau, chúng đột nhiên "chạy trốn". Vì sao vậy?
Nhà khoa học Galilei là người đầu tiên quan sát vành sáng của sao Thổ và cũng là người đầu tiên phát hiện ra điều đó. Chẳng lẽ, chúng cũng có "cơ chế" mọc - lặn sao? Câu trả lời đã trở nên đơn giản khi có điều kiện kỹ thuật tốt nhất của các nhà khoa học ngày nay. Hoá ra là, dù rằng: vành sáng Sao Thổ rất rộng nhưng cũng lại "mỏng manh", độ dày chỉ có 10km.
Từ mép này đến mép kia, những vành đai chính trải dài khoảng 165.000 dặm, chiếm trên 2/3 khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Tuy nhiên, độ dày của những lớp bụi đá này chỉ như một tờ giấy trắng trải rộng những cánh đồng rộng 10 foot. Bởi vậy, khi vành sáng nghiêng chếch về phía Trái đất chúng ta sẽ không nhìn thấy nó nữa.
Sáng chói và sự chạy trốn
Sau một thời gian, Sao Thổ quay được 1 vòng quanh Mặt Trời. Khi đó, vành sáng của Sao Thổ hướng về phía Trái Đất với góc độ khác nhau nhau nên cứ cách khoảng 15 năm ta sẽ thấy vành sáng của sao Thổ "biến mất" một lần.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng: các vành sáng này là một dải lục địa vững chắc, người khác thì cho rằng đó là 1 vòng tròn hệ khí hoặc thể lỏng.
Mãi sau này, lời lý giải thuyết phục nhất được tất thảy các nhà khoa học công nhận là: hóa ra, vành sáng của Sao Thổ không phải là lục địa cũng không phải là thể khí hay thể lỏng mà là do vô số cục băng đường kính từ 4- 30cm của hành tinh này tạo thành tổng khối lượng bằng 1/3 khối lượng Mặt Trăng.
Những vật thể nhỏ bé này nhảy xung quanh sao Thổ, từ Trái đất nhìn lên ta thấy chúng có màu sáng.
Nếu một ngày, bạn vẫn thấy những vành sáng Sao Thổ giống như thể một chiếc mũ cói rộng vành, mấy năm sau chúng đã giống như chiếc bánh tròn đặt trên chiếc đĩa to, vài năm sau đó "lặn" mất tăm. Bạn tự hỏi "Các vành đai này hình thành như thế nào nhỉ?". Câu trả lời vẫn đang làm đau đầu các nhà khoa học...
Các chòm sao ứng với các lá số tử vi như thế nào?
Bạn hãy thử quan sát vị trí của Mặt Trời khi nó vừa "chạy" vừa quét lên bầu trời một vòng "hoàn hảo". Ở mỗi một "phách nhấn" nó lại in "dấu chân" mình lên bởi một chùm sao quy ước. Có thể coi đó là quy luật, một trò chơi tự nhiên hoặc cơ sở cho môn tử vi đều đúng...
Đồng hồ sinh học của tự nhiên
Hàng ngày, Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. Người ta tính rằng: phải mất 24h để từ giữa trưa ngày hôm nay cho đến giữa trưa ngày hôm sau. Bạn sẽ thấy Mặt Trời "thức dậy" và "buông rèm" bao giờ cũng lệch đi một chút so với ngày hôm trước. Nhưng cho dù như thế nào thì chu kỳ và vị trí chính xác của nó lúc mọc, lặn so với chân trời cũng tuần hoàn trong đúng một năm.
Điều đó có ý nghĩa gì? Tức là, để hoàn thành chu kỳ một năm trên nền trời, Mặt Trời sẽ mọc - lặn chính xác là 365,24 ngày, hay là Mặt Trời sẽ hoàn thành một vòng 360o để bạn được thấy nó vị trí tương ứng với một số ngôi sao (một chòm sao) như thời điểm 1 năm trước đó.
Chính điều này đã khiến cho một thời gian dài trước đây, cả nhân loại đều nhầm tưởng rằng: Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, cả Mặt Trời và "bầy sao" đêm đều chuyển động tròn quanh Trái Đất với những chu kì khác nhau tạo nên sự biến đổi về vị trí tương đối của Mặt Trời trên nền trời sao. Giờđây, chúng ta đã biết rõ những gì chúng ta thấy dưới góc nhìn chính xác của khoa học.
Như chúng ta đã biết, đường biểu kiến của Mặt Trời trên nền trời sao được coi là Hoàng Đạo. Do trục chính của Trái Đất nghiêng một góc là 23,5o so với mặt phẳng quỹ đạo nên vòng tròn Hoàng Đạo này cũng lệch góc so với xích đạo một góc 23,5o. Hơn thế, để "chu du" hết một vòng tròn Hoàng Đạo (1 năm), Mặt Trời sẽ lần lượt lướt qua 12 chòm sao và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cũng chuyển động như vậy.
Điều đó đồng nghĩa với việc chúng chuyển động cùng "một đường ray" chăng? Hoàn toàn không phải vậy. Mặt phẳng quỹ đạo của chúng hoàn toàn khác với Trái Đất nên khi "đi" trên bầu trời chúng không "nhầm" với đường Hoàng Đạo và dao động dưới "con đường" ấy khoảng 8o thành một vành đai gọi tên là Hoàng Đới.
Chính những "hình hài" ngộ nghĩnh, ríc rắc này đã làm "cơ sở" cho các nhà thiên văn, chiêm tinh Phương Đông, phương Tây chia Hoàng Đới thành 12 cung tương ứng với tên 12 con vật cách điệu của các chòm sao. Thuật bói toán, tử vi bắt đầu có "cớ" xem xét sự vật dưới "con mắt" riêng của mình...
Tử vi - cuộc đời - quy luật chẵn lẻ
Từ xa xưa, các nhà thiên văn đã nhận ra rằng: vào mỗi buổi sáng khi chúng ta thức dậy, vị trí Mặt Trời có sự thay đổi. Tại chỗ Mặt Trời sắp mọc lên tháng này có chòm sao này nhưng tháng sau lại được thay thế bởi một chòm sao khác Trong mỗi năm, mỗi tháng, Mặt trời lần lượt "phiêu lưu" tới một vị trí mới, tương ứng với vị trí của một trong 12 chòm sao khác nhau, gọi là 12 chòm Hoàng Đới. Đó là cơ sở để xuất hiện tử vi.
Tử vi phương Tây
Chia Hoàng Đạo ra thành 12 cung bằng nhau tương ứng với 12 vị trí của Mặt Trời tại 12 tháng trong năm, người Hy Lạp cổ là những người đầu tiên đặt tên các chòm sao Hoàng Đạo này. Vòng tròn Hoàng Đạo bao gồm 12 chòm sao phân định 12 vùng trời thuộc dải Hoàng Đới. Theo quan niệm của họ, tử vi coi 12 cung Hoàng Đạo bằng nhau, dựa vào nó để biết 12 khoảng thời gian bằng nhau Mặt Trời xuất hiện tương ứng là:
1. 21/03 - 19/04 : Aries (Bạch Dương, Dương Cưu)
2. 21/04 - 20/05 : Taurus (Kim Ngưu)
3. 21/05 - 21/06 : Gemini (Song Tử, Song Nam)
1. 22/06 - 22/07 : Cancer (Cự Giải)
2. 23/08 - 22/09 : Leo (Sư Tử)
3. 23/07 - 22/08 : Virgo (Xử Nữ)
4. 24/09 - 23/10 : Libra (Thiên Bình)
5. 24/10 - 22/11 : Scorpius (Thiên Yết, Bọ Cạp)
6. 23/11 - 21/12 : Sagittarius (Nhân Mã)
7. 22/12 - 19/01 : Capriconus (Ma Kết)
8. 20/01 - 18/02 : Aquarius (Bảo Bình)
9. 19/02 - 20/03 : Pisces (Song Ngư)
Điều khác biệt nhất mà người ta không lường trước được là, trục Trái Đất tuy "nghẹo" sang một bên nhưng hiện tượng tuế sai khiến cho nó liên tục đảo đi đảo lại. Điều này dẫn đến việc hướng trục Trái Đất sẽ khác đi đôi chút so với cách đây khoảng 2000 năm và góc nhìn của các chòm sao Hoàng đạo cũng khác đi một khoảng nhất định. Bạn hãy thử tưởng tượng xem: một ngày nào đó ở một kiếp khác trong tương lai, khoảng 2000 - 3000 năm chẳng hạn, góc nhìn các chòm sao này sẽ còn thay đổi đi rất nhiều...
Tử vi phương Đông
Tử Vi phương Đông có "gốc gác" từ Trung Quốc. Khi các nhà thiên văn luận từ các hành tinh ra thuật âm dương ngũ hành. Người ta đặt tên 5 hành tinh là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ theo màu sắc của chúng (Hoả màu đỏ, Mộc màu nâu sáng...) - 5 nguyên tố cấu thành nên vạn vật.
Ngay sau 3 hành tinh mới ra đời, văn minh phương Tây ăn mòn vào văn minh phương Đông khiến cho tử vi phương Đông thêm 3 nguyên tố nữa: Uranus - Thiên
vương tinh (thần cai quản bầu trời), Neptune (Poseidon) - Hải vương tinh (vị thần cai quản đại dương), Pluto (Hades) - Diêm Vương Tinh (Vị thần cai quản âm phủ).
Phương Đông cũng có vòng Hoàng Đạo với những ngôi sao như Hoàng Đạo của phương Tây. Có điều sự phân chia các chòm sao thì khác. Phương Đông chia Hoàng Đạo thành 28 chòm sao Nhị Thập Bát Tú. 28 chòm sao này gồm 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 chòm như sau:
1. Hướng Đông: nhóm Thanh Long: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ , Cơ
2. Hướng Tây: nhóm Bạch Hổ: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm
3. Hướng Bắc: nhóm Huyền Vũ :Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
4. Hướng Nam: nhóm Chu Tước: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn
Trong khi các nhà chiêm tinh phương Tây chia Hoàng Đới thành 12 cung và đặt tên nó cách điệu theo hình dạng của các chòm sao tương ứng với từng con vật: vòng ZODIAC (do chữ ZOO nghĩa là động vật), thì các nhà thiên văn phương Đông (Trung Quốc) lại chia vong tròn đó thành 12 cung, đặt tên là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và gọi là 12 con giáp.
Nhiều người cho rằng, 12 Con Giáp xuất phát từ 12 tháng tính theo âm-lịch, tức theo chuyển động mặt trăng. Người xưa, sau vài ngàn năm sinh sống trên trái đất bắt đầu phát hiện cứ thấy 12 lần trăng tròn thì thấy khí hậu trở lại giống như chu kỳ: Ấm áp (xuân), nắng chói (hạ), mát mẻ/lá rơi (thu), và băng giá/lạnh lẽo (đông). Từđó sinh ra 12 tháng.
Âm lịch này giống như âm lịch của Trung quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận.
Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật.
Tuy nhiên, theo nguyên lý âm dương - cơ ngẫu, người xưa xếp sắp các năm theo cách: Tý (dương), Sửu (âm), Dần (dương), Mão (âm),...Do đó, để chọn các con vật, người ta đã chọn chúng có số ngón chẵn, lẻ xen kẽ nhau theo quy tắc số lẻ là dương, số chẵn là âm.
Những nhịp phách, những hình hài khác lạ của các chòm sao in dấu trên bầu trời đều được "vận" vào các lá số tử vi. Ngày nay, khi xem xét các yếu tố khoa học ứng với cung hoàng đạo, các nhà nghiên cứu Khoa tâm lý học thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) thấy rằng: ảnh hưởng của các cung hoàng đạo đối với tính cách con người chưa xác đáng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cả thuật chiêm tinh, tử vi đều phi lý...
Bài viết theo yêu cầu của bạn Nghi Thanh Liem: Tại sao người xưa lại chọn mười hai chòm sao ứng với mười hai tháng để xem tử vi? Có phải trong tháng chòm sao nào sáng nhất được chọn làm chòm sao của tháng đó không? Hay còn có một quy tắc nào do con người đặt ra?
Hành tinh nào có ảnh hưởng lớn nhất đến Trái Đất?
Mặt Trăng và Trái Đất
Nguồn gốc của Mặt Trăng vẫn chưa được làm rõ, một giả thuyết phổ biến cho rằng nó được tạo thành sau va đập của một hành tinh gốc với Trái Đất ở thời kỳ đầu. Mặt Trăng được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, có kích thước khoảng 1/3 đường kính Trái Đất (khoảng 3.474km). Khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384.403km. Tuy nhiên, hiện nay Mặt Trăng đang dần đi xa ra khỏi Trái Đất, tốc độ ra xa hiện nay khoảng 38mm/ năm. Đồng thời Trái Đất cũng quay chậm lại, ngày trên Trái Đất sẽ dài thêm ra 15 µs/ năm.
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo gần như một quỹ đạo tròn. Nó cần khoảng 27,33 ngày để quay một vòng quanh quỹ đạo. Tuy nhiên do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo riêng của nó nên thực chất, chu kỳ biểu kiến của Mặt trăng là 29,5 ngày (chính xác là 29 ngày 12 giờ 44 phút, với vận tốc quỹ đạo trung bình là 1,022 km/s.
Ảnh hưởng lớn nhất của Mặt trăng đối với Trái đất là hiện tượng thuỷ triều. Do Trái Ðất tự quay quanh trục của mình mỗi ngày đêm (24 giờ) được một vòng, nên trong vòng một ngày đêm ở mỗi nơi trên Trái Ðất phải có hai lần triều dâng và hai lần triều rút (bán nhật triều).
Mặt khác, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Ðất khoảng một tháng được một vòng nên trong một tháng sẽ có hai lần nước cường (nước triều lên rất cao và xuống kiệt hơn các ngày khác) và hai lần nước kém (nước triều lên xuống yếu hơn).
Vào kỳ trăng tròn (giữa tháng) hoặc không trăng (cuối tháng) Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Ðất ở vị trí thẳng hàng với nhau, lực hấp dẫn của Mặt Trời tăng cường thêm cho lực hấp dẫn của Mặt Trăng, nên nước triều lên cao hơn bình thường. Ðó là thời kỳ nước cường. Trong những ngày trăng thượng huyền hoặc hạ huyền Mặt Trăng Mặt Trời ở thế vuông góc với Trái Ðất, lực hấp dẫn của chúng bị phân tán, nước triều xuống yếu. Ðó là thời kỳ nước kém.
Từ giữa năm 1969 đến 1972, chương trình Apollo của Hoa Kỳđã đưa 12 người lên Mặt Trăng, người đầu tiên là Neil Armstrong và Buzz Aldrin trong Apollo 11. Trước đó, Mặt Trăng đã là mục tiêu của nhiều cuộc đổ bộ và thám hiểm vòng quanh của các tàu vũ trụ, bắt đầu với tàu Luna 1 của Xô viết năm 1959.
Mặt Trời và Trái Đất
Mặt Trời (đôi khi còn gọi là Thái Dương) là định tinh ở trung tâm của hệ Mặt Trời. Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn học, Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 5 tỷ năm. Mặt Trời có đường kính gấp khoảng 109 lần đường kính của Trái Đất (tức là gần 1,4 triệu km). Chu kỳ tự quay tại xích đạo của mặt trời là 25,38 ngày, với vận tốc tự quay tại xích đạo đạt 7.174 km/h.
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến mặt trời là khoảng 149.597.890 km. Giống như các thiên thể khác (tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi...), hành tinh Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời 365,25 ngày với vận tốc quỹ đạo trung bình 29,783 km/s.
Để thu được các quan sát liên tục về Mặt Trời, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu và NASA đã hợp tác với nhau phóng Đài quan sát mặt trời và nhật quyển (SOHO) vào ngày 2 tháng 12 năm 1995.
Mặt Trời được coi là có ảnh hưởng quyết định đến sự sống trên Trái Đất. Ánh sáng từ bề mặt của Mặt Trời được xem là nguồn năng lượng chính cho Trái Đất. Ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ một phần trên bầu khí quyển Trái Đất, nên một phần nhỏ hơn tới được bề mặt Trái Đất (gần 1000 W/m² năng lượng Mặt Trời tới Trái Đất trong điều kiện trời quang đãng).
Chính vì vậy, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời vào lúc trưa nắng sẽ làm cho các sắc tố quang hình trong con ngươi mất màu tạm thời, có thể tạo ra hiện tượng đom đóm mắt và mù tạm thời. Nhìn thoáng qua Mặt Trời có thể gây cảm giác khó chịu nhưng không gây hại nhiều. Nhìn thẳng vào thấu kính để nhìn Mặt Trời có thể nhận khoảng 2W năng lượng trực tiếp vào mắt, gấp 300 lần hơn so với nhìn bằng mắt thường. Như vậy, chỉ thoáng nhìn qua thấu kính mà không có đầu lọc có thể gây ra mù vĩnh viễn.
Mặt Trăng thực chất không hề có khả năng phát sáng. Ánh sáng mà con người nhìn thấy khi quan sát mặt trăng chính là ánh sáng được chiếu từ Mặt Trời vào Mặt Trăng, sau đó phản xạ đến Trái Đất. Do đó, độ sáng tối của Mặt trăng phụ thuộc vào khoảng cách giữa Mặt Trăng với Mặt Trời và độ phản xạ ánh sáng.
Mặt trời và Mặt trăng
Mặt trăng chỉ hoàn toàn trắng vào ban ngày. Điều này là do màu xanh da trời được hoà vào màu vàng chính của mặt trăng. Trong những ngày có trăng, vào buổi chiều hoặc sẩm tối, màu xanh da trời yếu đi, mặt trăng trở nên vàng hơn, và đến một lúc nào đó sẽ gần như vàng tuyền. Khi hoàng hôn tắt hẳn, trăng lại trở nên trắng vàng. Trong thời gian còn lại của đêm, trăng giữ màu vàng sáng. Vào mùa đông, trong những đêm trời quang đãng, khi trăng lên cao có vẻ trắng hơn. Nhưng khi xuống gần tới chân trời, trăng lại có màu đỏ và cam.
Đôi khi người ta có thể thấy ánh trăng mang sắc máu. Đó là ánh trăng sau nguyệt thực. Vì ánh trăng là do sự phản chiếu ánh sáng mặt trời nên trong thời gian nguyệt thực, Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Bầu khí quyển Trái Đất phân tán tia xanh nhiều hơn tia đỏ. Trong thời gian Trái Đất bắt đầu ra khỏi vùng che mặt trăng, những tia đỏ đi đến Mặt Trăng nhiều hơn. Khi bắt đầu chấm dứt nguyệt thực, Mặt Trăng nhận tia đỏ nhiều hơn và phản chiếu về Trái Đất một màu đỏ úa. Sau đó, ánh trăng từ từ trở lại bình thường.
Mặt Trăng và Mặt trời chuyển động trên hai quỹ đạo hoàn toàn khác nhau, nên khoảng cách giữa Mặt Trăng và Mặt Trời không cố định và hầu như không có mối liên hệ chặt chẽ nào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Tuy nhiên, do Mặt Trăng luôn chuyển động quanh Trái Đất, và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, nên có thể coi Mặt Trăng cũng chuyển động quanh Mặt Trời. Chính vì vậy, cho dù khoảng cách giữa Mặt Trăng và Mặt Trời là bao nhiêu đi chăng nữa, thời gian để Mặt Trăng chuyển động được 1 vòng quanh Mặt trời cũng chính bằng khoảng thời gian Trái Đất quay xung quanh mặt trời - đó là 365,25 ngày.
Kim tinh quay như thế nào?
Sự chuyển động nằm trong quỹ đạo
Mới đây, các nhà khoa học đã đặt ra một giả thuyết khá thú vị rằng: Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì rất có khả năng "đụng độ" xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, Trái Đất và các hành tinh đều "ngoan ngoãn" đi trên những quỹ đạo của riêng mình.
Ngày xưa, các nhà thiên văn học cho rằng: Hai vật thể không phải một điểm: Mặt Trời và Mặt Trăng di chuyển trên cùng một cái nền đứng im.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về trạng thái của những vật thểđó hoàn toàn thiếu chính xác.
Trạng thái và cấu trúc của Hệ Mặt Trời vẫn còn bị hiểu biết chưa chính xác vì ít nhất là hai lý do. Trái Đất đã bị coi là đứng im, và sự di chuyển của các vật thể trên trời vì thế cũng chỉ là bên ngoài. Mặt Trời đã bị coi là quay quanh Trái Đất, giống như các hành tinh hay thiên thể khác. Quan niệm này về vũ trụ, với Trái Đất ở trung tâm, được goi là hệ địa tâm.
Ngày nay, người ta biết một cách chính xác hơn là: Mặt trăng là thiên thể gần trái đất nhất, cách chúng ta 384.000km. Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất là 149,6 triệu km hay đơn giản nhất là: muốn đi bộ tới nó, bạn sẽ phải mất hơn 3.400 năm. Các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng ở rất xa, và bởi chịu sức hút của mặt trời nên chúng đều có một quỹ đạo ổn định. Do đó, để có một cuộc "chạm trán" giữa các hành tinh chúng ta chỉ có thể có trong những giấc mơ.
Trong khoảng không vũ trụ gần hệ mặt trời, trung bình các sao cách nhau khoảng trên 10 năm ánh sáng. Hơn nữa, chúng đều chuyển động theo một quy luật nhất định. Mặt trời cũng như tất cả các sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động xung quanh trung tâm hệ theo một quy luật riêng chứ không phải là hỗn loạn.
Sao Kim không phải là Vệ Nữ
Hơn nữa, theo tính toán của các nhà khoa học, trong hệ Ngân Hà trung bình khoảng một tỷ tỷ năm mới xảy ra một va chạm giữa các sao. Tuy nhiên, xác suất các sao chổi va quyệt vào hành tinh thì thường xuyên hơn nhiều.
Và, 90% sao trong vũ trụ không có hành tinh nào quay xung quanh, bao quanh chúng chỉ là một thế giới vô cùng khắc nghiệt. Đó là bởi quá trình hình thành các hành tinh luôn diễn ra một cách khó khăn và kéo dài. Một sự thật là: tất cả các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải tất cả chúng đều quay quanh Trái Đất - Trái Đất mới chính là cái "rốn" của vũ trụ.
Khác hẳn với những phỏng đoán của các nhà khoa học, khí hậu trên hành tinh Vệ Nữ quả thực khắc nghiệt nhưng cách đây chưa lâu. Và điều đó cũng có nghĩa là những điều kiện thuận lợi như trên trái đất đã tồn tại ở hành tinh này suốt 2 tỷ năm sau khi nó ra đời -đủ dài để sự sống có thể phát triển.
Về tổng thể, sao Kim gần như là bản sao của trái đất về kích cỡ, và là một láng giềng "lạnh lùng" gần với chúng ta nhất. Ngày nay, nhiệt độ bầu khí quyển của hành tinh này cao đến mức chì cũng bị tan chảy, và bao phủ khắp nơi là những cơn mưa axit sunphuric đậm đặc, xuất phát từ những đám mây lưu huỳnh che kín cả ánh mặt trời.
Được bao bọc bởi lớp thán khí dày đặc và nặng gấp 90 lần, sao Kim chịu một áp suất 92 bar tương tự như ở độ sâu 900 m dưới đáy biển, nơi bất cứ chiếc tàu ngầm bình thường nào cũng bị bóp bẹp như một bao diêm. Nhiệt độ 470oC không cho phép giọt nước nào tồn tại trên bề mặt nung đỏ, chứa đầy những vũng thiếc và chì nóng chảy nằm trên nền đá nham thạch đông cứng từ các núi lửa phun ra. Nồng độ lưu huỳnh và acid sẽ thiêu cháy mọi mầm mống sinh vật.
Ngước lên bầu trời đêm, ta dễ dàng nhận thấy, một ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh với ánh
sáng "vằng vặc" chỉ sau Mặt Trăng. Đó là lý do tại sao Kim tinh lại có nhiều tên gọi thơ mộng đến thế.
Đi ngược vòng quay Trái Đất
Có một câu hỏi đặt ra là: Giả sử sao Kim Tinh quay quanh mặt trời là 1 năm thì sao kim tinh quay quanh Trái Đất mất bao lâu?
Nhưđã phân tích ở trên, Mặt Trời được coi là trung tâm và các hành tinh "chạy" xung quanh nó chứ không phải Trái Đất mới là "cái rốn" của vũ trụ. Hơn nữa, các hành tinh đều có "con đường" riêng không gây lộn xộn hay các cuộc "ẩu đả".
Mặc dù, Sao Kim gần Mặt Trời hơn và là "anh em sinh đôi" với Trái Đất. Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng. Các nhà khoa học cho rằng: khác hẳn với những gì chúng ta nghĩ: Sao Kim là "địa ngục" chứ không phải là "Vệ Nữ". Vòng quay kỳ quặc ngược chiều từđông sang tây khiến cho nó tự "khu biệt" với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời (kể cả đối với Trái Đất).
Tuy nhiên, vòng quay của Sao Kim lại rất ì ạch 1 ngày trên sao Kim tương đương với 243 ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày) chứ Sao Kim không hề quay quanh Trái Đất.
Để tính toán thời gian quay một hành tinh bất kỳ có lẽ cần thêm nhiều con số về khoảng cách, trọng lượng, hay độ quay của một hành tinh khác... Tuy nhiên, chưa bao giờ Kim Tinh quay vòng quanh Trái Đất. Có chăng chỉ là những "cuộc hội ngộ" của các hành tinh với nhau, hoặc giữa các hành tinh với Mặt Trời trên cùng một đường thẳng.
Tháng 4/2004, bằng mắt thường, những người yêu thích thiên văn đã có cơ hội được chiêm ngưỡng 5 hành tinh là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và Thổ tinh, xuất hiện cùng lúc ở gần đường chân trời. Cuộc hội ngộ hiếm có của 5 hành tinh trên bầu trời.
Đây là cơ hội duy nhất trong cuộc đời của một con người bởi cuộc gặp gỡ thú vị như thế sẽ không lặp lại trong 1 thế kỷ sau đó. Liên tục trong 30 đêm hoặc hơn, vị trí của các hành tinh sẽ thay đổi từng ngày, trong khi chúng vẫn tiếp tục di chuyển xung quanh mặt trời.
Tháng 6/2004, lại một cuộc "hội ngộ" nữa diễn
ra, sao Kim đi qua giữa mặt trời và Trái Đất tức
là nó dóng thẳng hàng giữa trục Sao Kim - Trái
Đất - Mặt Trời. Cuộc di chuyển 6 giờ của sao Kim, một sự kiện thiên văn cực kỳ hiếm hoi nhìn thấy lần cuối vào năm 1882. Người ta chiêm ngưỡng được "bóng đen của Nữ thần tình yêu" nhờ bóng mặt trời sẽ được chiếu lên một nền vải trắng, nhờđó người dân sẽ nhìn thấy sao Kim - xuất hiện dưới dạng một bóng đen nhỏ - từ từđi qua.
Sao Kim và Trái đất bay quanh Mặt Trời trên hai quỹ đạo khác nhau, lệch nhau một góc nhỏ. Thời điểm thẳng hàng là khi hai quỹ đạo này trùng lên nhau. Nó xảy ra 4 lần trong chu kỳ 243 năm. Trong số này có 2 lần vào tháng 12, diễn ra cách nhau 8 năm. Và sau 121,5 năm là hai lần nữa diễn ra vào tháng 6, mỗi lần cũng cách nhau 8 năm. Tiếp đó 105,5 năm, chu kỳ mới sẽ bắt đầu.
Đối với giới nghiên cứu, kiến thức về sao Kim sẽ cho phép hiểu rõ hơn về lịch sử của hệ mặt trời và tương lai của trái đất, vì những gì còn làm ta loay hoay mò mẫm về hiệu ứng nhà kính và những tác động của nó trong vài thập kỷ tới thì sao Kim đã trải qua ở mức độ cực đoan.
Giờđây những con tàu thám hiểm không chỉ xé toang màn mây bao quanh sao Hôm - sao Mai, mà nó còn đem lại cho các nhà khoa học những câu trả lời tốt hơn về sự sinh tồn hay diệt vong của Trái Đất...
Lời thề Hippocrate do ai viết?
Thầy thuốc Hy Lạp, được thừa nhận là ông tổ của ngành y. Người ta cho rằng ông sinh ra ở đảo Cos, một hòn đảo nằm ven bờ biển Tiểu á, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha, vốn là một thầy thuốc. Ông đã từng đi một số nơi, có lẽ là Athen, để nghiên cứu, và sau đó ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái Hypocrates, hay trường phái Cos hình thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và triết học, đưa y học thành phạm trù khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ.
Mặc dù Hypocrates theo quan niệm thời bấy giờ cho rằng bệnh tật là hậu quả của sự mất cân bằng của bốn loại thể dịch, ông kiên trì quan điểm rằng sự rối loạn chịu ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài cơ thể, và thể dịch là chất tiết ra từ các tuyến. Ông tin rằng mục đích của y học là bồi đắp sức khỏe cho bệnh nhân thông qua chế độ ǎn hợp lý và các biện pháp vệ sinh, và chỉ nên sử dụng đến những biện pháp điều trị quyết liệt hơn khi các triệu chứng bắt buộc phải làm như vậy. Quan niệm này trái ngược với trường phái Cnidius cùng thời, nhấn mạnh đến việc chẩn đoán chi tiết và và phân loại bệnh mà bỏ qua bệnh nhân. Có lẽ Hypocrates đã có ý niệm mơ hồ về các yếu tố Mendel và bộ gen trong di truyền, vì ông không chỉ chú ý đến dấu hiệu của bệnh, mà còn đến các triệu chứng biểu hiện trong gia đình hoặc trong cộng đồng, thậm chí biểu hiện qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau.
Trong bộ sách đồ sộ gồm những tác phẩm viết bắt nguồn từ trường phái Cos, chỉ một số ít được cho là do chính Hipocrates viết ra, mặc dù người ta có thể cảm nhận được ảnh hưởng xuyên suốt của ông. Trong số này, cuốn Cách ngôn, tóm tắt những quan sát và suy luận của ông, cùng với cuốn Không khí, Nước và Nơi sống, thừa nhận mối liên quan giữa môi trường và bệnh tật, được xem là quan trọng hơn cả. Bộ sách này đã được dịch thành một số bản, trong đó nổi tiếng là bản dịch của Littré.
Mặc dù lời thề Hypocrates không trực tiếp mang lại danh tiếng cho ông, song, không nghi ngờ gì nữa, nó tiêu biểu cho những tư tưởng và nguyên tắc của ông. Vẫn chi phối việc thực hành y đức của các bác sỹ ngày nay, lời thề Hypocrates thường vang lên tại lễ tốt nghiệp của các trường y. Lời thề qui định chi tiết quyền được giữ bí mật của bệnh nhân, yêu cầu người thầy thuốc phải có cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp đáng kính trọng, và đòi hỏi họ điều trị chỉ với mục đích chữa khỏi bệnh.
Lời thề HIPPOCRATE
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Es-culape thần y học, trước thần Hygie và panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽđem hết sức lực và khả nǎng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vịđó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽđáp ứng những nhu cầu của các vịđó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thềđúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nǎng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang (1) mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên.
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự qúy trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lòi thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại!
Vì sao người ta thuận tay trái?
Dao, kéo, đồ khui hộp... tất cả đều không thuận tiện tí nào với người sử dụng tay trái. Bất chấp sự "kỳ thị" này, từ 10 đến 12% cư dân khắp thế giới vẫn thuận tay trái. Tại sao có người lại thuận tay phải, có người lại thuận tay trái? Đến nay, các nhà khoa học vẫn "bó tay" khi muốn lý giải chính xác điều này. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu mới gợi ý rằng có thể yếu tố di truyền và môi trường sống đóng vai trò nhất định trong chuyện này. Dù vẫn chưa xác định được gen nào quy định việc thuận tay trái hay tay phải nhưng một số nhà khoa học cho rằng yếu tố này được định hình ngay từ khi người ta còn nằm trong bào thai.
Một nghiên cứu khác thì nhận định một loại gen có vai trò giúp phát triển ngôn ngữở bán cầu trái của não đóng luôn nhiệm vụ khuyến khích người ta sử dụng tay phải. Trung tâm vận động trong não kiểm soát các hoạt động của tay và đối với người thuận tay trái, trung tâm vận động ở bên phải não bộ thường có vai trò chi phối lớn hơn bên kia. Người có tay trái thường có năng khiếu về nghệ thuật nổi trội hơn người thuận tay phải. Tuy nhiên, họ gặp phải không ít bất tiện trong cuộc sống, chẳng hạn nhưởẤn Độ và Indonesia, ăn bằng tay trái được xem là bất lịch sự; viết tiếng Hoa bằng tay trái là điều cực kỳ khó khăn và ở nhiều nơi trên thế giới, học sinh buộc phải
Ngài Tổng thống tay trái đầy tài tập viết bằng tay phải. năng Bill Clinton
Ai là cha đẻ của ngành y?
Hippocrates (460?-377?trước công nguyên), là bác sĩ vĩ đại nhất của thời cổ đại, được xem như là cha đẻ của ngành y.
Có thể ông được sinh ra trên đảo Kos, Hy Lạp, Hippocrates đã chu du khắp nơi trước khi định cưở Kos để hành nghề và giảng dạy y học.Ông mất ở Larrisa, Hy Lạp; không biết thêm gì nữa về ông.Tên của ông xuất hiện trong tác phẩm Lời thề của Hippocrates mặc dù ông có thể không phải là tác giả của tài liệu này. Trên thực tế, trong số xấp xỉ 70 tác phẩm được gán cho ông trong Tuyển tập Hippocates, ông có thể chỉ thực sự viết khoảng 6 quyển trong sốđó.Tuyển tập Hippocrates có thể là dấu vết còn lại của thư viện y khoa của trường y khoa nổi tiếng của Kos. Việc giảng dạy của ông, sự suy xét độc lập và khả năng tạo ra những quan sát trực tiếp, đơn giản có thểảnh hưởng tới những tác giả khác của những tác phẩm này và phần nhiều đã làm cho nền y học cổ đại thoát khỏi tình trạng mê tín dịđoan.
Trong số những tác phẩm nổi bật hơn cả của Tuyển tập Hippocrates là tác phẩm "Không khí, Nước và Địa điểm" (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên), tác phẩm mà thay vì việc gán những căn bệnh cho nguồn gốc linh thiêng, đã bàn về các nguyên nhân môi trường của nó. Nó đã nói rằng những yếu tố cần xem xét như thời tiết, nước uống và hướng gió có lợi của các thành phố có thể giúp một bác sĩ tìm hiểu chắc chắn sức khỏe thông thường của các công dân. Ba tác phẩm khác-Triệu chứng, Triệu chứng Coan và Cách ngôn-trước và sau-ý tưởng
mang tính cách mạng là, bằng việc quan sát đầy đủ các trường hợp, một bác sĩ có thể tiên đoán quá trình diễn biến của một căn bệnh.
Ý tưởng phòng bệnh, lần đầu tiên được hình thành trong Chế độ dinh dưỡng và Chế độ dinh dưỡng trong Các căn bệnh cấp tính, đã nhấn mạnh không chỉ việc ăn kiêng mà còn là cách sống thông thường của bệnh nhân và nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự hồi phục của anh hay cô ta. Căn bệnh linh thiêng, một luận thuyết về chứng động kinh, đã nói đến những kiến thức sơ đẳng của phương pháp giải phẫu trong Hy Lạp cổ đại. Cuốn sách tin rằng bệnh động kinh là do thiếu không khí và người ta nghĩ rằng nó có thể được mang đến bộ não và các chi thông qua huyết quản. Trong Các khớp xương, việc ứng dụng phương pháp được gọi là thuật uốn cong Hippocrates được miêu tả là để điều trị chứng trật khớp. Các tác phẩm được yêu thích còn có Tổn thương trong não, Các bệnh của phụ nữ, và Phân chia các bộ phận trong tử cung.
Ai là người phụ nữ phương Tây đầu tiên trở thành Bác sĩ?
Hiệp hội y học Mỹ nói rằng ngày nay có 130 ngàn nữ bác
sĩ trên toàn nước Mỹ, nhưng không phải lúc nào phụ nữ cũng được phép nghiên cứu y học. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về người phụ nữ phương Tây đầu tiên trở thành Bác sĩ. Tên bà là Elizabeth Blackwell.
Elizabeth Blackwell sinh ở Bristol, nước Anh năm 1821. Cha mẹ bà, ông Samuel và bà Hannah Blackwell, rất tin tưởng
Elizabeth Blackwell là người sinh ra đều bình đẳng như nhau.
Cha của Elizabeth là chủ một nhà máy sản xuất đường làm ăn phát đạt. Ông làm việc rất chăm chỉ và còn tham gia ủng hộ cải cách ở Anh. Ông chống lại chế độ buôn bán nô lệ. Ông luôn cố gắng cải thiện mức lương và điều kiện sống của công nhân. Ông còn muốn phụ nữ có được điều kiện giáo dục như nam giới và thực hiện tư tưởng này ngay trong gia đình mình. Elizabeth có 3 anh em trai và 4 chị em gái. Tất cả đều theo một chương trình giáo dục. Họ cùng học lịch sử, toán, tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp. Bạn bè hỏi ông Samuel là ông muốn con gái học hành thế để làm gì. Ông đáp: "Để làm gì chúng thích".
Năm 1832, nhà máy đường của Samuel Blackwell bị cháy. Ông cùng bà Hannah quyết định dời gia đình sang Mỹ.
Lúc đó Elizabeth 11 tuổi. Gia đình bà đến sống ở thành phố New York. Nhưng việc làm ăn của ông Blackwell ởđó bị thất bại. Gia đình lại chuyển về phía Tây thành phố Cincinnat bên dòng sông Ohio. Ông Samuel bịốm vì phải di chuyển quá nhiều. Không lâu sau khi đến Ohio, ông đã qua đời.
Để giúp đỡ gia đình, Elizabeth và hai chị gái mở một trường nữ sinh tại nhà. Hai người em trai tìm được việc làm. Vài năm sau đó hai người em trai của Elizabeth đã thành công trong kinh doanh.Trường nữ sinh của các cô con gái vẫn tiếp tục hoạt động nhưng Elizabeth không hài lòng, bà không thích dạy học. Mọi chuyện bắt đầu khi E. đến thăm một người bạn bị bệnh ung thư. Bà biết người người bệnh sẽ chết và cho rằng cần phải cho phép phụ nữ làm bác sĩ vì họ rất khéo tay trong việc chăm sóc người bệnh. Người bạn sắp rời xa cuộc sống ấy nói rằng nếu được một phụ nữ chăm sóc, có lẽ bệnh tình của bà sẽ được hiểu rõ hơn, bà gợi ý cho Elizabeth theo học ngành y.
Elizabeth biết rằng không có phụ nữ nào được học ở trường y nhưng bà bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về ý định học ngành y sau khi người phụ nữấy qua đời.
Elizabeth trao đổi với bác sĩ riêng của gia đình nhưng ông ta đã phản đối ý tưởng đó. Tuy nhiên gia đình bà lại ủng hộ. Năm sau Elizabeth theo học tư với một bác sĩ, một giáo sưở trường y.Giáo sư này nói trường đại học y tốt nhất là ở Philadenphia.
Không có trường y nào chấp nhận Elizabeth. Cán bộ trường đại học nói rằng bà phải đến Paris và phải giả làm con trai để đi học nếu muốn làm một bác sĩ. Elizabeth từ chối làm việc đó. Bà viết thư gửi đến những trường đại học khác-Havard, Yale và một số trường kém nổi tiếng hơn. Tất cả các trường đều từ chối ngoại trừ trường Genava ở New York.
Elizabeth đến ngay đó nhưng không đuợc tiếp đón nồng hậu. Mãi sau này bà mới biết được nguyên nhân. Việc chấp nhận thư đề nghị của bà chỉ là một trò đùa. Giáo viên của trường đã quyết định không tiếp nhận một phụ nữ nhưng họ không muốn xúc phạm tới người bác sĩđã viết thư giới thiệu và ủng hộ nguyện vọng của bà. Do đó họ để cho sinh viên quyết định. Các nam sinh viên thấy việc một phụ nữ muốn theo học ngành y thậtlà buồn cười. Coi như một trò đùa, họ bỏ phiếu ủng hộ bà. Họđã hối tiếc khi Elizabeth tới trường nhưng đã quá muộn. Bà đã đến đó, tră học phí và muốn theo học.
Elizabeth Blackwell gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại khi học y. Một số giáo sư từ chối dạy cô, có những sinh viên khác đe doạ nhưng cuối cùng họ cũng chấp nhận. Bà tốt nghiệp trường y Geneva năm 1849 với bằng danh dự. Bà là người phương Tây duy nhất đã tốt nghiệp ở một trường Y.
Ba tháng sau bác sĩ Elizabeth đến Paris để học chuyên ngành ngoại khoa. Bà muốn làm việc tại một bệnh viện ở Paris để biết cách phẫu thuật một bệnh nhân, nhưng không có bệnh viện nào chấp nhận. Không ai coi bà là bác sĩ cả. Một bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em đã để Elizabeth học ởđó nhưng bà phải làm công việc của một y tá.
Tại bệnh viện này, bác sĩ Blackwell đã không may bị một hoá chất lỏng vào mắt. Bà bị hỏng một mắt và buộc phải từ giã ước mơ trở thành bác sĩ phẫu thuật. Thay vào đó bà đến London để học ở bệnh viện St. Bartholomew. Ởđó bà đã gặp một y tá nổi tiếng Flerence Nightingale.
Elizabeth trở về nước Mỹ năm 1851. Bà mở một phòng khám ở New York nhưng không có bệnh nhân nào đến khám cả. Bác sĩ Blackwell mở một phòng khám ở khu nghèo của thành phố để giúp đỡ những người nghèo khổ sống trong những điều kiện khó khăn. Bà đã quyết định nhận nuôi một bé gái nhỏ không còn cha mẹ.
Elizabeth có rất nhiều ước mơ. Một trong sốđó là mở bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em, một ước mơ khác là xây dựng một trường y đào tạo nữ bác sĩ. Những cố gắng này của bà đã được cô em gái Emily giúp đỡ. Emily cũng đã trở thành một bác sĩ sau khi đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để được chấp nhận vào trường y.
Với sự giúp đỡ của rất nhiều người, chị em Blackwell đã quyên góp tiền để mở một bệnh viện trên một ngôi nhà xây lại. Dần dần công việc của hai nữ bác sĩđã được chấp nhận ở New York. Trong năm đầu tiên mở bệnh viện họ chỉ chữa cho 30 bệnh nhân. Sang năm sau số bệnh nhân tăng lên gấp 10 lần.
Làm việc với những người nghèo đã khiến cho Elizabeth nghĩ rằng bác sĩ sẽ giúp đỡ nhân dân nhiều hơn bằng cách ngăn chặn bệnh tật. Bà bắt đầu một chương trình mà các bác sĩ sẽ đến thăm nhà bệnh nhân. Họ dạy bệnh nhân cách giữ gìn vệ sinh nhà cửa, chế độ ăn uống hợp lý để có thể ngăn chặn được bệnh tật. Tin tức về lý thuyết của Elizabeth Blackwell được lan truyền. Chẳng bao lâu sau bà được mời đến mở một bệnh viện ở London. Bà đã phát biểu trước người dân London về cách phòng tránh bệnh tật và làm việc cùng với người bạn cũ Flerence Nightingale.
Elizabeth Blackwell trở về nước Mỹ để bắt đầu khoá đào tạo nữ y tá đầu tiên. Năm 1868, bà mở một trường Đại học y dành cho phụ nữở London. Bà viết sách và đã diễn thuyết rất nhiều về cách phòng tránh bệnh tật.
Bác sĩ Elizabeth Blackwell nói đến những cái chết lẽ ra không đến, những căn bệnh đáng ra không bị mắc. Bà nói về mối nguy hại của việc làm việc quá vất vả, vềăn thức ăn thiếu chất, về việc vệ sinh trong những ngôi nhà bẩn thỉu, thiếu ánh sáng là những nguyên nhân gây bệnh. Bà nói với các bác sĩ là trách nhiệm thực sự của họ là ngăn chặn mọi nỗi đau và sự chịu đựng trước khi nó xảy ra.
Năm 1871, bà bắt đầu chương trình Sức khoẻ xã hội Quốc gia Anh và giúp nhân dân biết cách sống một cuộc sống mạnh khoẻ. Elizabeth Blackwell không lập gia đình, cả em gái bà cũng vậy. Họ coi đàn ông ngang hàng, bình đẳng với mình và cũng muốn được đối xử bình đẳng. Tuy nhiên phần lớn đàn ông thời ấy không chấp nhận điều đó. Suy nghĩ này cũng gây khó khăn cho những người anh em của họ trong việc tìm bạn đời, những người cũng muốn được đối xử bình đẳng. Cả hai người anh em của Elizabeth Well đều lập gia đình và hai người vợ của họ đều là những người nổi tiếng trong phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng của phụ nữ.
Elizabeth Blackwell mất năm 1910 tại Anh. Khi ấy bà 89 tuổi. Bà là một phụ nữ rất mạnh mẽ. Bà đã từng viết là bà hiểu tại sao không có người phụ nữ thời trước nào làm như bà bởi vì đấu tranh chống lại mọi đối nghịch là việc rất khó khăn. Tuy nhiên bà vẫn tiếp tục tranh đấu vì bà thấy mục tiêu của mình rất quan trọng. Cho đến cuối đời, Elizabeth Blackwell nhận được rất nhiều thư cám ơn của những phụ nữ trẻ. Có người còn nói bác sĩ Blackwell đã mở ra con đường cho phụ nữ tiến lên.
Laser được ứng dụng trong y học như thế nào?
LASER
Thuật ngữ Laser là chữ viết tắt của các từ: Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation, có nghĩa là: Nguồn sáng khuếch đại bức xạ cưỡng bức.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhiều nhà bác học đã đề xuất và nghiên cứu về tính chất này của Laser nhưng mãi đến năm 1960 lý thuyết về Laser mới chính thức được công bố.
Laser là nguồn ánh sáng đơn sắc có độ chói sáng và định hướng rất cao. Hiện tại có 3 loại Laser chính (môi trường hoạt tính thể rắn, thể lỏng và thể khí) và người ta đã tạo ra được 500 loại tia Laser khác nhau, với nhiều ứng dụng đa dạng trong mọi lĩnh vực như: đo xa, dẫn đường, khoan cắt và hàn kim loại, điều khiển các phản ứng nhiệt trọng, cải tạo giống trong nông nghiệp, chẩn đoán và điều trị bệnh...
Được sử dụng trong y học từ năm 1963, Laser lúc đầu được dùng để hàn bệnh bong võng mạc và dần dần được dùng trong hầu khắp các chuyên khoa của y học và đến nay đã hình thành một nền y học Laser (Laser Medicine).
Laser được dùng trong y học là do 3 hiệu ứng chính sau:
1- Hiệu ứng "bay hơi tổ chức":
Do bức xạ nhiệt của chùm tia Laser, làm cho các tổ chức (tissu) bị bốc hơi, tạo thành những vết cắt. Những vết cắt này rất nhỏ, ít chảy máu và ít tổn thương các tổ chức lành xung quanh.
Vì vậy Laser được dùng làm dao mổ (loại Laser hay được dùng làm dao mổ là CO2 và Laser CO, Laser YAG).
Có thể nói Laser là một loại "dao mổ" tinh tế nhất, an toàn và vô trùng nhất (với nhiệt độ từ 1.200 - 1.700o thì không một loại vi khuẩn nào tồn tại được), đa năng nhất vì nó có thể can thiệp vào mọi phẫu thuật phức tạp, khó khăn (các hốc sâu, nhỏ, các bộ phận "ưa" chảy máu, các tổ chức quan trọng như não, tủy sống...) mà lưỡi dao mổ thông thường không thể can thiệp được.
Ngoài ra dao mổ Laser còn các ưu điểm sau:
-Giảm hoặc không cần thuốc tê - mê.
-Không có sự tiếp xúc giữa dụng cụ và đường rạch (vô trùng tuyệt đối).
-Cầm máu tốt với các vi huyết quản (mạch máu lớn thì phải cầm máu bằng chỉ buộc).
-Giảm phù nề, xung huyết và tiết dịch.
-"Đường rạch" bị chấn thương rất ít.
2- Hiệu ứng quang đông:
Do bức xạ nhiệt, các tổ chức sống bịđông vón lại. Vì vậy "dao mổ Laser" có tác dụng cầm máu, hàn bong võng mạc và đặc biệt trong thủ thuật nội soi người ta đã dùng nó để vừa chẩn đoán vừa điều trị.
3- Hiệu ứng kích thích sinh học
Loại Laser có năng lượng thấp như Laser He-Ne có tác dụng chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức, chống sẹo lồi, tăng khả năng miễn dịch, điều chỉnh thể dịch và hormon, giải dịứng, chống hiện tượng đột biến của tế bào, tăng hoạt tính của các men (andolase, cholinesterase, transaminase...), tăng vi tuần hoàn, dãn mạch cục bộ, giảm tiết dịch, chống phù nề, kích thích sự hình thành của collagen trong vòng nối (ứng dụng trong điều trị loét giác mạc, nối thần kinh, nối động mạch...)
Hiệu ứng này còn được dùng thay cho kim châm cứu và được coi là cây kim vô trùng nhất.
VIỆC SỬ DỤNG TIA LASER CÓ NGUY HẠI GÌ KHÔNG?
Từ hơn 1/4 thế kỷ qua, nguồn Laser đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực: Quân sự, kinh tế, nông nghiệp, xây dựng, địa chất, khoa học vũ trụ, y học v.v... nhưng cho đến nay chưa có một bản báo cáo nào chứng tỏ rằng người điều khiển nguồn Laser và các đối tượng được điều trị bằng tia Laser bị bệnh nghề nghiệp và các bệnh tương tự như khi dùng các chất phóng xạ (như ung thư, suy tủy)...
Để chứng minh cho sự an toàn của Laser, năm 1981, D.B Apfebres đã dùng Laser Argon và CO2 chiếu liên tục cho 9 thế hệ chuột, sau đó lấy chuột ở thế hệ thứ 9 để làm tiêu bản cho toàn bộ các tổ chức và kiểm tra rất chi tiết bằng các phương tiện hiện đại nhưng không phát hiện ra một sự phát triển bất thường nào của các tế bào.
Viện sĩ D.K Skobenskin đã điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân và đã theo dõi họ liên tục trong 9 năm cũng không phát hiện ra một trường hợp nào do điều trị bằng Laser mà bị u ác tính.
Tuy nhiên cũng như bất kỳ một thiết bị kỹ thuật nào, dù thô sơ hay hiện đại, trong khi vận hành đều phải tuân thủ những quy định chặt chẽ về kỹ thuật để đảm bảo an toàn về thiết bị và con người.
ỨNG DỤNG LASER TRONG Y HỌC
Laser trong y học được ứng dụng vào ba lĩnh vực chính là laser trị liệu, laser phẫu thuật và laser cho chẩn đoán. Đặc biệt, laser dùng trong phẫu thuật có khả năng áp dụng rất rộng lớn ở nhiều chuyên khoa như thần kinh, da liễu, tiết niệu, tim mạch..., cho cảđiều trị bệnh lý lẫn phẫu thuật thẩm mỹ. Ta có một số ví dụ sau:
Đối với các trường hợp tai biến mạch máu não, các bác sỹ sử dụng một loại laser gọii nôm na là laser mềm công suất thấp chạy vào cơ thể người nhằm kích thích các quá trình sinh hoá ở cơ thể người bệnh.
Người ta cũng dùng laser để tán sỏi thận ngoài cơ thể. Điều đặc biệt của phương pháp này là thay vì phải phẫu thuật, mổ xẻ thông thường, các bác sỹ sử dụng sóng xung kích ở bên ngoài cơ thể nhằm phá vỡ các liên kết sỏi thận có kích thước nhỏ. Như thế, chẳng những không cần phải gây mê, gây tê để giảm đau đớn cho bệnh nhân mà nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau mổ cũng được hạn chế. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ minh chứng cho hiệu quả của laser trong phẫu thuật và điều trị bệnh.
Nhu cầu làm đẹp của con người ngày một tăng và laser cũng đóng góp một phần không nhỏ. Ví dụ, u gai không phải là một loại bệnh có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Như vậy, vấn đề đặt ra là trong phẫu thuật không chỉ là đảm bảo an toàn mà còn phải không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tức là không những phải làm mất đi u mà còn không được làm tổn hại đến những phần tế bào xung quanh gây vết sẹo, vết thâm và laser có thể làm được.
Hiện nay có 5 loại laser:
-Laser He-Ne: tùy vào công suất từ vài mW đến hàng trăm mW được ứng dụng vào các chuyên khoa khác nhau.
- Laser C02: được triển khai rộng rãi từ rất sớm trong lĩnh vực phẫu thuật vô trùng ít chảy máu, phẫu thuật thẩm mỹ.
-
Laser bán dẫn: dùng để châm cứu không tiếp xúc, vô trùng, dần dần thay thế phương pháp châm cứu bằng kim cổ truyền.
-
Laser He-Cd: được ứng dụng để tạo các ảnh Hologramm và chữa các bệnh khó đặc biệt trong Da liễu và chống Phong.
-
Laser Argon: với khả năng ứng dụng rất đa dạng và đang trong quá trình nghiên cứu.
Điều gì tạo nên tình yêu?
Điều gì làm nên sức mạnh tình yêu?
Các nhà khoa học của Đại học Rutgers (Mỹ) đã tiến hành một cuộc thử nghiệm nhỏ. Họ đưa cho một số người đang yêu say đắm xem hai bức ảnh. Một bức của người xa lạ, bức còn lại là người yêu của họ.Khi trông thấy ảnh người yêu, bộ não của những người tham gia thử nghiệm lập tức có phản ứng khác lạ. Các đuôi thần kinh xung động, một phần não bộ tiết ra chất Dopamine.Chất hóa học này tạo ra một nguồn năng lượng dồi dào, sự phấn khích và khả năng tập trung cao độ. Chính nhờđó mà những người mới yêu trở nên mạnh mẽ và can đảm lạ thường. Họ có thể thức suốt đêm (mà tỉnh như sáo) để chờ ngắm cảnh mặt trời mọc, đạp xe vượt hàng chục cây số (mà không thấy mệt) để tặng ai một cành hoa...
Cảm xúc yêu được khơi gợi từđâu?
Chuyên gia tâm thần học Thomas Lewis (Mỹ) cho rằng tình yêu của chúng ta bắt nguồn từấu thơ. Chính ở lứa tuổi này, chúng ta đã cảm nhận được các mối dây yêu thương. Cảm giác ấy ngủ yên trong vô thức, nhưng chúng ta có thể sống lại khi ta trưởng thành. Vì thế, có những người bị tiếng sét ái
Tuy hai mà một tình với một người mà họ có cảm giác quen quen. Có thể chỉ vì giọng nói hay mùi hương.
Chất nào tác động vào tình yêu?
Khi nghiên cứu về cảm giác lãng mạn và những xúc cảm mãnh liệt trong tình yêu, các nhà khoa học đã thu được kết quả: Những cảm giác ấy ngày càng suy giảm.
Lauren Slater và chồng từng có những giây phút hết sức lãng mạn thời yêu nhau. Trong đời sống vợ chồng, Lauren vẫn cố gắng duy trì những cảm xúc lãng mạn ấy, nhưng không thể. Cô đâm ra thất vọng và lo lắng.Nghiên cứu cơ chế phản ứng hóa sinh, các nhà khoa học đã lý giải: Não bộ của chúng ta không thể duy trì các hạt nhân thần kinh trong tình trạng lâu dài. Não bộ sẽ phản ứng lại với sự trỗi dậy và xung động của chất Dopamine. Đó là một hoạt động có tính quy luật để duy trì sựổn định. Do vậy, sau hôn nhân một thời gian, bạn mất dần cảm giác rạo rực của buổi đầu yêu là điều có thể hiểu được.
Cặp vợ chồng Marion Grillot và Emily ở Ohio rất nổi tiếng vì họđã sống hạnh phúc với nhau 58 năm, có 20 người con và 77 đứa cháu. Qua tìm hiểu những cặp vợ chồng ăn đời ở kiếp như thế, các nhà nghiên cứu thấy rằng bộ não của họ dồi dào chất Oxytocin. Đó là loại hoóc môn có tác dụng xoa dịu, tạo nên cảm giác gắn kết, yêu thương.Hóa chất này nảy sinh khi chúng ta âu yếm nhau. Đặc biệt, khi vợ chồng "gần nhau", lượng chất này tăng lên cao nhất. Ở những cặp vợ chồng không có đời sống chăn gối hòa hợp, tỷ lệ Oxytocin của họ cực thấp. Vì thế, các nhà khoa học khuyên những cặp vợ chồng: Hãy gia tăng những cử chỉ âu yếm và "gần gũi" nhau nhiều hơn. Oxytocin còn giúp con người dễ hòa hợp và trở nên năng động hơn trong các mối quan hệ xã hội. Có nghiên cứu cho rằng chứng tự kỷ có thể do sự thiếu hụt Oxytocin. Các nhà khoa học đã thử chữa trị cho những người tự kỷ bằng Oxytocin và thu được kết quả khả quan ở một số trường hợp.
Có thể gia tăng cảm giác yêu thương?
Đời sống vợ chồng không còn mặn nồng không có nghĩa là tình yêu đã hết. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình hình. Cách tốt nhất để làm sống lại "lửa tình" là mỗi người tự làm mới mình, tạo những bất ngờ. Ngoài ra, cả hai hãy cùng khám phá những kinh nghiệm chưa từng thử qua. Điều ấy tác động vào cơ chế hoạt động của não bộ đối tượng, làm chất Dopamine trỗi dậy. Thay đổi nhỏ trong trang phục, chút sáng tạo khi "gần nhau" hay một chuyến du lịch đến miền đất lạ sẽ tác động đến các neuron thần kinh. Sự mới mẻ sẽ đánh thức xúc cảm tưởng đã ngủ yên.
Tổ chức y tế thế giới WHO hoạt động như thế nào?
Tổ chức y tế thế giới, WHO, là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, được thành lập vào năm 1948, chính thức đi vào hoạt động ngày 7 tháng 4 năm 1948, sau khi được hơn một nửa các thành viên Liên Hợp Quốc ký vào bản chấp thuận. Ngày đó được lấy làm ngày y tế thế giới.
Mục tiêu của WHO là "hỗ trợ các quốc gia dân tộc
trên thế giới có được sức khỏe tốt nhất", với tiêu chí sức khoẻ được định nghĩa là "khoẻ cả về thể chất, tinh thần cũng như yếu tố xã hội, chứ không đơn thuần là không bệnh tật hay ốm yếu". WHO cố gắng để đạt được mục đích này bằng cách trực tiếp hoặc thông qua hợp tác các công tác y tế quốc tế.
WHO đã nỗ lực để tiêu diệt bệnh đậu mùa, một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất. Ngoài ra, WHO còn giúp đỡ các quốc gia kìm chế các bệnh dịch khác như dịch tả, dịch sốt thương hàn, và các bệnh dịch mới xuất hiện như dịch SARS (bệnh viêm đường hô hấp cấp) hay virus HIV. WHO còn cố gắng triển khai các hoạt động liên quan đến sức khoẻ khác như cải thiện điều kiện vệ sinh, phòng tránh các tổn thương cơ học, và sức khoẻ cộng đồng. WHO hiện đang tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hoặc các bệnh mãn tính như bệnh ung thư và bệnh đái đường.
Cơ cấu của WHO
WHO là tổ chức về y tế toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Nó đã thay thế, sáp nhập rất nhiều các tổ chức y tế hoạt động theo vùng, miền hay theo lãnh thổ quốc gia.
Vào nửa cuối thế kỉ 19, khi dịch tả bùng phát ở nhiều nơi, một loạt các cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề vệ sinh được tổ chức ở Châu Âu nhằm mục đích ban hành và thực thi các chính sách cách ly và chữa trị cho những người bị mắc dịch tả. Một nhóm các quốc gia đã thành lập nên một tổ chức y tế vào năm 1920, và nó được hoạt động trong vùng lãnh thổ của các nước đó. Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1945 đánh dấu kỉ nguyên quốc tế hoá và điển hình là sự ra đời của một loạt các tổ chức quốc tế. Và mặc dù lúc ban đầu, sức khoẻ không phải là vấn đề mà Liên Hợp Quốc thực sự quan tâm, những nỗ lực vận động để thành lập một tổ chức y tế thế giới của người đại diện tại Liên Hợp Quốc của Trung Quốc và Brazil đã được nhất trí thông qua. Một nhóm các chuyên gia y tế tham gia cứu trợ cho các nạn nhân của chiến tranh thế giới thứ II, được giao nhiệm vụ nghiên cứu về cơ thể loài người để tìm hiểu cấu trúc và nhiệm vụ của các bộ phận cơ thể người. Nhóm này được phát triển và trở thành Tổ chức y tế thế giới WHO.
WHO được hoạt động dưới sự lãnh đạo của một hội đồng, đứng đầu hội đồng này tổng thư ký. Hoạt động của WHO được điều động bởi một cơ quan chuyên trách, và được quyết định trong các phiên họp định kỳ.
WHO quy tụ hàng nghìn các chuyên gia về y tế, các uỷ ban hỗ trợ, được chia theo khu vực, đứng đầu mỗi khu vực là một người đại diện. WHO có hoạt động ở tất cả các quốc gia tham gia Liên Hợp Quốc. Đứng đầu bộ máy này là một tổng thư ký, được bầu chọn ra bởi hội đồng, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thư ký mới, tiến sĩ Jong - Wok Lee, được chỉ định bởi hội đồng vào năm 2003. Ông là người Hàn Quốc, được đào tạo chuyên ngành y tếở Seoul và đã có được chứng chỉ Master chuyên ngành sức
khoẻ cộng đồng ở Hawaii. Ông đã tham gia họat động cho WHO từ năm 19
tuổi và đã được chỉ định vào vị trí hiện nay.
Các phiên họp là hình thức điều hành chính của WHO. Các phiên họp này có mặt đầy đủ đại diện của 192 nước thành viên WHO. Các buổi họp thường được tổ chức hàng năm vào tháng 5, tại trụ sở chính ở Geneva, Thuỵ Sĩ.
Ở phiên họp này, hội đồng sẽ xem xét lại và phê chuẩn ngân sách cho năm hoạt động tiếp theo, quyết định xem WHO sẽ tập trung vào những khu vực nào, và nếu là cuối nhiệm kì thì tiến hành bầu hội đồng và tổng thư ký mới. Tất cả các quyết định được đưa ra đều phải được hội đồng WHO thông qua.
Hội đồng được bầu ra từ các thành viên cứ 3 năm một lần. Họ là những người đã được đào tạo đầy đủ về các lĩnh vực y tế và thường là các bác sĩ. Họ
gặp nhau vào tháng một, tại đó sẽ quyết định chương trình nghị sự của phiên
họp vào tháng năm.
Trong các phiên họp, hội đồng sẽ đưa ra các ý kiến cho các công việc, chỉ định tổng thư ký và đề xuất các khu vực cần tập trung. Phiên họp được điều hành bởi tổng thư ký, người sẽ theo dõi lịch trình phiên họp từng ngày để kiểm tra việc thực thi các quyết định trong phiên họp. Ngân quĩ của WHO đến từ hai nguồn: khoản nộp quy định của mỗi thành viên và các khoản đóng góp tự nguyện khác. Các khoản nộp cố định thường
vào khoảng 850,000,000 USD cho năm 2002-2003. Các khoản ủng hộ trong
năm đó tổng cộng đạt 1,380,000,000 USD. WHO sẽ đưa ra bản ngân sách dự
kiến mỗi năm, trong đó thống kê chi tiết việc quĩ WHO đã được sử dụng như
thế nào.
Những hoạt động của WHO
Một trong những nhiệm vụ chính của WHO từ khi nó được thành lập là ngăn
ngừa các bệnh truyền nhiễm, và một trong những bệnh dịch đã được ghi nhận là ngăn chặn thành công chính là bệnh đậu mùa.
Đậu mùa là bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm rất cao, bệnh này có thể gây mù, gây ra các vết sẹo rất lớn trên cơ thể và 30% các trường hợp có thể dẫn tới tử vong. Vào thế kỉ thứ 10, người Trung Quốc đã phát hiện ra là chủng đậu, một dạng của bệnh đậu mùa khi mà xâm nhập vào cơ thể một người khoẻ mạnh, cơ thể sẽ phát sinh ra kháng thể, mặc dù nó để lại các vết sẹo và đôi khi gây ra tử vong. Vào năm 1978,
một bác sĩ người Anh là Edward Jenner đã chứng minh được rằng kháng thể có thể được tạo ra trong cơ thể bằng cách tiêm chủng. Ông đã làm thí nghiệm trên nhiều mẫu đậu bò, và từđó, Vắc-xin được tạo ra. Mặc dù phương pháp điều trị bằng Vắc-xin tỏ ra vô cùng hiệu quả, nhưng Vắc-xin đậu mùa vẫn chưa được đưa đến tất cả những nơi cần đến nó cho đến khi WHO đầu tư hàng triệu USD để phát triển Vắc-xin trên toàn thế giới vào năm 1967.
Chiến dịch đã thành công rực rỡ, và ca bệnh đậu mùa cuối cùng được ghi nhận trên thế giới là năm 1977. Theo qui định của WHO, vùng nào mà không phát hiện trường hợp nhiễm bệnh dịch nào trong vùng 3 năm thì được coi là đã xoá bỏ được bệnh dịch trong vùng đó. Vì thế, năm 1980, WHO đã tuyên bố, bệnh đậu mùa đã bị xoá bỏ trên toàn thế giới.
Năm 1988, WHO bắt đầu chiến dịch chống bệnh bại liệt, với mong muốn xoá bỏ hoàn toàn bệnh dịch này vào năm 2005. Bệnh bại liệt có nguy cơ lây nhiễm cao, và nó có thể gây tê liệt ngay sau một vài giờ. Đối tượng của bệnh này chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh có thể được phòng chống bằng Văcxin.
Đã từng lan tràn trên tất cả các lục địa, bệnh bại liệt giờđã được kiểm soát, chỉ còn xuất hiện ở Châu Phi và Nam Á, nước Mỹ xoá bỏ được bệnh bại liệt đầu tiên vào năm 1994, tiếp theo đó là những nước bờ tây Đại Tây Dương vào năm 2000 và Châu Âu vào năm
Một đứa trẻ được uống Vắc-xin
2002.
bại liệt tháng 7 năm 2001 ở Cônggô
bại liệt tháng 7 năm 2001 ở Công-Đối với những căn bệnh mà chưa có Vắc-xin gô
phòng chống, như bệnh sốt rét, bệnh lao phổi, và virut HIV, hoạt động của WHO vẫn còn nhiều hạn chế. Mục tiêu của WHO hiện nay là: giảm một nửa số ca nhiễm bệnh sốt rét và lao phổi, giảm một phần tư số ca nhiễm Virut HIV mới vào năm 2010. Mục tiêu này có vẻ hợp lý hơn là cố gắng để tạo ra được Vắc-xin phòng chống. Để đạt được mục tiêu này, WHO phải đối mặt với khó khăn thực sự. Việc WHO cần phải làm là tiêu diệt số côn trùng mang mầm bệnh (bệnh sốt rét), cải thiện điều kiện sống (bệnh lao phổi) và cố gắng thay đổi quan niệm xã hội về HIV. WHO kêu gọi phát triển các sáng kiến để đối phó với những căn bệnh chưa thể chữa trị này, ngoài ra vẫn tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu các Vắc-xin phòng chống bệnh.
Sự xuất hiện của đại dịch SARS gần đây đã cho thấy những mặt mạnh và những điểm yếu của WHO khi đối phó với một đại dịch bùng phát. Bệnh dịch này được bắt đầu từ Trung Quốc, nhưng nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Á và Canada, và cuối cùng là lan ra toàn cầu do những người mang mầm bệnh di chuyển giữa các châu lục bằng đường hàng không. Những quan chức của WHO cho rằng việc di chuyển của những người mang bệnh chính là lý do dẫn đến việc bệnh dịch lan truyền khắp mọi nơi. Ở nhiều nơi, người ta đã có thể khoanh vùng bệnh dịch bằng cách không cho phép người trong vùng di chuyển sang vùng khác. Nhưng vì họđã không có được một lý do pháp lý nào để yêu cầu Trung Quốc cho phép họ tiến hành nghiên cứu trong lãnh thổ quốc gia đó, nên các nhà khoa học vẫn phải chờ đợi cho đến khi chính phủ Trung Quốc nhượng bộ và cho phép họ tiến hành ước tính phạm vi ảnh hưởng của dịch SARS ở Trung Quốc và xác định nguồn gốc căn bệnh SARS.
WHO cũng kiếm soát tỉ lệ mắc phải các bệnh dịch trên toàn cầu và cung cấp tư vấn cho những người đi du lịch, đưa ra lời khuyên về việc tiêm chủng và sử dụng các biện pháp phòng chống khác khi họ cần di chuyển giữa các vùng.
Phương pháp gây mê ra đời từ khi nào?
Mặc dù từ năm 1835 đến 1845 đã có nhiều bác sĩ tiến hành các biện pháp gây mê nhưng họ không công khai rộng rãi và vì thế các biện pháp đó chưa tạo được nhiều ảnh hưởng đối với việc điều trị y tế. Ngày 16 tháng 10 năm 1846, lần đầu tiên tại bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, người ta công khai tiến hành một ca mổ có gây mê. Người gây mê là William Morton và bác sĩ phẫu thuật là John Warren. Ca phẫu thuật cắt bỏ cục bướu dưới hàm của bệnh nhân tên là Gilbert Abbott. Người giám sát trong phòng mổ là một bác sĩ phẫu thuật khác tên là Jacob Gigelow. Sau này, bác sĩ Gigelow đã viết một bức thư cho người bạn ở London trong đó có mô tả về quy trình tiến hành ca phẫu thuật đó. Bức thư được vận chuyển trên con tàu đưa thư SS Arcadia cập cảng Liverpool vào giữa tháng 12 năm 1846.
Ngày 19 tháng 12 năm 1846 phương pháp gây mê bằng ête được tiến hành cảở Dumfries và London, nước Anh. Về ca gây mê ở Dumfries thì không có thông tin chi tiết, chỉ có một số thông tin cho biết là bệnh nhân bị xe bò cán và phải phẫu thuật để cắt bỏ chân, người ta cũng cho rằng bệnh nhân này sau đó đã chết. Còn ở London, tại số 52 phố Gower, nhà riêng của một nhà thực vật học người Mỹ tên là Francis Boott, nha sĩ James Robinson đã tiến hành gây mê bằng
ête để nhổ một chiếc răng cho quý cô Lonsdale. Hai ngày sau tại bệnh viện University College, bác sĩ Robert Liston tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chân cho một tài xế tên là Frederick và người gây mê bằng ête là William Squires, một sinh viên trường y.
Thật khó có thể tưởng tượng ý nghĩa của phương pháp gây tê đối với y học thế giới. Trước khi có nó, phẫu thuật là một điều hết sức kinh khủng, và là biện pháp cuối cùng để cứu chữa cho người bệnh. Rất ít cuộc phẫu thuật có thể được tiến hành. Chỉ có các cuộc phẫu thuật bên ngoài, phẫu thuật cắt bỏ, fungating cancers, và cắt bỏ sỏi thận là những ca mà phẫu thuật có thể tiến hành. Các bộ phận bên trong bụng, ngực và sọ là những vùng tuyệt đối không thể đụng chạm đến đối với phẫu thuật. Tốc độ là yếu tố quyết định thành công của một ca phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân phải bị trói hoặc là giữ chặt. Một số người may mắn chỉ bị ngất đi vì cơn đau còn nhiều người khác thì bị chết ngay trên bàn mổ hoặc ngay sau khi ca mổ kết thúc.
Người ta từng kể lại một câu chuyện về Liston, một bác sĩ phẫu thuật xuất sắc thời đó, đã từng một lần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sỏi thận cho một bệnh nhân. Người bệnh vì quá sợ hãi đã vùng dậy thoát khỏi bàn tay rắn chắc của người phụ tá, chạy ra khỏi phòng mổ và tự khoá chặt mình trong nhà vệ sinh. Liston đuổi theo, là một người quyết đoán, ông phá cửa và kéo người bệnh đang la hét sợ hãi trở về phòng mổ để hoàn thành ca mổ.
Một câu chuyện khác được đăng trên tờ New York Herald ngày 21 tháng 7 năm 1841 kể chuyện về một ca phẫu thuật cắt bỏ: "Đây là ca phẫu thuật cắt bỏ một chỗ sưng tấy ở chân. Bệnh nhân là
một cậu bé khoảng 15 tuổi có làn da tái nhợt, thân hình gầy gò nhưng trông có vẻ bình tĩnh và kiên định. Một vị giáo sư sờ vào động mạch ởđùi, đưa chân cao lên một thời gian để đảm bảo việc giữ máu. Miếng gạc được đặt lên đùi rồi người trợ lý giữ cao chân của người bệnh. Chỗ sưng tấy trông thật kinh khủng và đáng sợ. Người ta cho chú bé uống một chút rượu, cậu bé trông vẫn tái nhợt nhưng vẫn giữ vẻ cương quyết. Cha cậu đặt tay lên đầu cậu và nắm lấy bàn tay trái. Một giáo sư khác lấy một con dao dài sáng loáng, sờ vào xương, cắt một nhát dao cẩn thận nhưng rất nhanh. Cậu bé hét lên kinh hoàng, nước mắt chảy dài trên má người cha. Nhát cắt đầu tiên từ bên trong đã hoàn thành, lưỡi dao dính máu từ vết thương đang run rẩy, máu chảy tràn ra ngoài, khung cảnh thật kinh tởm, những tiếng hét thất kinh, và cả vị bác sĩ phẫu thuật lạnh lùng."
Việc giới thiệu phương pháp gây mê đã thay đổi tất cảđiều này. Nhờ nó, việc phẫu thuật có thể tiến hành chậm hơn, chính xác hơn và có thể tiến hành cả ở những "vùng cấm" như bụng, ngực và não. Cuộc cách mạng về phẫu thuật hoàn toàn nhờ vào sự ra đời của phương pháp gây mê và cùng với nó là sự ra đời của ống xịt khử trùng carbolic của Lister.
Tháng 11 năm 1847, James Simpson, giáo sư về khoa sản ở Edinburgh giới thiệu thuốc gây mê chloroform. Loại thuốc này công hiệu hơn ête nhưng có thể có những tác dụng phụ nguy hiểm như gây đột tử đặc biệt là đối với những bệnh nhân ở trong trạng thái quá sợ hãi (trường hợp đầu tiên xảy ra vào đầu năm 1848) và nó cũng có nguy cơ gây tổn hại về sau cho gan. Tuy nhiên chloroform công hiệu và dễ sử dụng hơn ête và vì thế bất chấp những nhược điểm trên, nó vẫn được sử dụng phổ biến.
Hơn 40 năm sau đó, rất nhiều chất gây tê đã
được giới thiệu, và mỗi chất đều có những ưu
điểm riêng nhưng rất ít trong sốđó trụ lại được
sau một thời gian thử nghiệm. Bước tiến lớn tiếp
theo là việc ra đời phương pháp gây tê cục bộ, sử
dụng cocaine, vào năm 1877 và sau đó là phương
pháp thâm nhiễm cục bộ, nerve blocks, và rồi là
gây tê xương sống và gây tê ngoài màng cứng.
Những phương pháp này được sử dụng trong những năm 1900 đã cho phép việc phẫu thuật được tiến hành mà không cần phải gây mê sâu và toàn bộ như việc sử dụng ête hay chloroform. Đầu những năm 1900, những chất gây mê mới hơn, ít độc hại hơn, và mang tính cục bộ hơn lần lượt ra đời.
Bước tiến quan trọng nữa trong phẫu thuật là việc kiểm soát đường thở nhờ sử dụng các ống đặt vào khí quản. Điều này cho phép kiểm soát nhịp thở của bệnh nhân và kĩ thuật được ra đời vào thập niên 1910 này đã được hoàn thiện vào cuối những năm 1920 đầu 1930. Sau đó người ta lại tiếp tục giới thiệu các chất gây kích thích trong tĩnh mạch. Đây là những loại chất an thần giúp bệnh nhân ngủ thiếp đi nhanh chóng và nhẹ nhàng, do đó giúp tránh được việc phải dùng các chất hít khó chịu. Đến những năm 1940 và đầu những năm 1950, người ta bắt đầu giới thiệu các loại thuốc làm giảm sự căng cơ, ban đầu là thuốc làm từ nhựa cura (một loại thuốc độc của người Anh Điêng Nam Mỹ) và tiếp đến là hàng loạt chất khác được sử dụng trong những thập kỉ sau đó. Nhựa độc cura là một dạng tubocurarin lần đầu tiên được bác sĩ Harold Griffith sử dụng trong gây mê lâm sàng tại Montreal năm 1943 và lần đầu tiên được giáo sư Gray sử dụng tại nước Anh vào năm 1946 (tại Liverpool).
Đến giữa năm 1950 là sự ra đời của thuốc mê halothane, một loại thuốc hít có tính đột phá, rất dễ dàng trong việc sử dụng. Tất cả các loại thuốc này về sau đã được tinh chế để tạo ra những loại thuốc kích thích trong tĩnh mạch, thuốc hít, thuốc gây mê cục bộ và thuốc làm giảm sự căng cơ vừa hiệu quả hơn lại ít độc hại hơn.
Ngày nay các bác sĩ gây mê là những bác sĩ được đào tạo hết sức kĩ lưỡng để có thể chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất. Nhờđó việc gây mê được tiến hành hết sức an toàn. Tỷ lệ tử vong trực tiếp liên quan đến gây mê là dưới 1/250000. Hơn nữa với những hệ thống điều khiển phức tạp và một sự hiểu biết ngày càng tường tận về các bộ phận trong cơ thể, ngành nghiên cứu về gây mê sẽ còn tiếp tục có những bước tiến mới trong tương lai.
Tại sao lại có các nhóm máu khác nhau?
Năm 1901, nhà bác học người Áo Karl Landsteiner phát hiện ra rằng có các nhóm máu khác nhau. Khi trộn hai nhóm máu không tương thích với nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng đông kết. Những tế bào hồng cầu bịđông kết sẽ bị vỡ và gây ra những phản ứng độc. Điều này có thể dẫn đến tử vong cho người được nhận máu. Karl Landsteiner cũng nhận thấy rằng việc đông kết máu là một phản ứng miễn dịch. Phản ứng này xảy ra khi trong máu của người nhận có các kháng thể chống lại các tế bào máu của người cho.
Phát hiện của Karl Landsteiner đã cho phép lựa chọn đúng nhóm máu để truyền và nhờ vậy đã mở đường cho việc truyền máu được tiến hành một cách an toàn. Với phát hiện này ông đã được trao giải Nobel Y Học vào năm 1930.
Thành phần cấu tạo máu
Một người trưởng thành có khoảng 4-6 lít máu trong cơ thể. Máu gồm nhiều loại tế bào trôi nổi trong một dịch lỏng gọi là huyết tương. Trong đó:
Tế bào hồng cầu gồm có hemoglobin, là một protein có khả năng mang oxy. Nó có chức năng vận chuyển oxy đến và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi các mô trong cơ thể. Tế bào bạch cầu có khả năng chống nhiễm trùng. Các tiểu huyết cầu giúp làm máu đông (chẳng hạn như khi bị thương) Huyết tương chứa muối và các loại protein khác
Các nhóm máu khác nhau Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein gọi là các kháng nguyên và các kháng thể. Các kháng nguyên nằm trên bề mặt của tế bào hồng cầu còn các kháng thể thì nằm trong huyết tương. Con người có các nhóm máu khác nhau thì có các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này. Nhóm máu tùy thuộc vào sự di truyền từ bố mẹ.
Theo hệ thống nhóm máu ABO thì có 4 nhóm máu là A, B, AB và O.
Nhóm máu A: trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương.
Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương.
Nhóm máu AB: có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể A hay B nào trong huyết tương Nhóm máu O: không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương.
Ngoài ra, nhiều người còn có thể có một loại nhân tố được gọi là Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu. Đây cũng là một kháng nguyên và những người có nó được gọi thuộc nhóm Rh+. Những người không có thì gọi là nhóm Rh-. Một người có nhóm máu Rh+ thì có thể nhận máu từ một người thuộc nhóm Rh+ hay Rh- mà không có vấn đề gì nguy hiểm xảy ra. Còn một người nhóm Rh-thì không thể nhận máu Rh+ vì nó có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu.
Theo những hệ thống nhóm máu trên đây thì một người có thể thuộc một trong 8 nhóm máu sau: A Rh+, B Rh+, AB Rh+, O Rh+, A Rh-, B Rh-, AB Rh, O Rh-
Điều gì xảy ra khi truyền máu không tương thích?
Để việc truyền máu diễn ra thành công, các nhóm máu ABO và Rh phải có sự tương thích giữa máu cho và máu nhận. Nếu không, các tế bào hồng cầu từ máu cho sẽ bịđông kết. Các tế bào hồng cầu bịđông kết sẽ bị vỡ và các chất trong đó sẽ tràn ra cơ thể. Trong tế bào hồng cầu có chứa các hemoglobin.
Hemoglobin sẽ trở nên độc hại khi nằm bên ngoài tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến tử vong cho người nhận máu.
Dĩ nhiên những người có cùng nhóm máu thì sẽ đều có thể truyền máu cho nhau. Ngoài ra một số trường hợp người ta có thể nhận những nhóm máu khác, chỉ cần người nhận thuộc nhóm máu mà trong máu không có những kháng thể chống lại kháng nguyên trong máu người cho.
Nhóm O là nhóm cho được mọi người nhưng chỉ nhận được nhóm máu O mà thôi. Nhóm AB thì nhận được tất cả các nhóm máu nhưng chỉ cho được người có nhóm máu AB. Nhóm A cho được nhóm A và AB, nhận nhóm A và O. Nhóm B cho được nhóm B và AB, nhận nhóm B và O.
Vì sao chúng ta bị bóng đè?
Những người bị yếu bóng vía
Có nhiều người nghĩ rằng, hệ quả của việc họ bị bóng đè chính là bởi vì ban ngày họ "chèn ép" cái bóng của mình dưới ánh sáng, hoặc giẫm lên đầu người khác khi bóng người khác xiên dưới chân họ. Thậm chí do yếu bóng vía hay sợ ma.
Điều thường xảy ra với những người bị bóng đè là những cơn ác mộng ban đêm. Họ cố gượng dậy để gọi một ai đó đến giúp, thực chất họ vẫn đang tỉnh một nửa.
Các nhà khoa học giải thích rằng:
Dòng điện não ghi được trong giấc mơ cho thấy, hoạt động vỏ não nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, tóm lại là chẳng khác gì lúc thức. Thế nhưng con ngươi của mắt vẫn cứ "tít" lại nhưđang ngủ, các giác quan không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bịức chế. Khi ngủ chập chờn, những kích thích tưởng như yếu nhưng lại gây ra một phản ứng mạnh. Chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc có quá nhiều CO2 trong buồng ngủ. Thậm chí, chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè do tim bị chèn không được "thoải mái".
Tại sao người ta lại nói rằng: "bóng" chỉđè những người yếu bóng vía? Bởi bản thân họ luôn luôn quanh quẩn những ý nghĩ vu vơ thiếu xét đoán khoa học, hoặc sức khoẻ tốt song lại còn một yếu điểm trong tinh thần.
Để đề phòng bóng đè, bạn hãy dừng ngay trí tò mò, tưởng tượng khi đọc các loại truyện ma quỷ hay kiếm hiệp. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái, Nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.
Bóng đè hay ác mộng?
Ác mộng là những giấc mơ đầy nỗi lo âu và sợ hãi, mọi người thường nhớ lại rất chi tiết nội dung giấc mơ. Nội dung của giấc mơ thường cực kỳ phong phú và liên quan tới sựđe dọa cuộc sống, đến sự an toàn hoặc giá trị bản thân, họ có thể kể một cách tỷ mỉ vào sáng hôm sau.
Và, ác mộng thường do rối loạn tâm lý kết hợp.
Trong dân gian, ác mộng thường được gọi là bóng đè vì trong mơ, người ta "thấy một con ma quỷ nào đấy đuổi theo, rồi đè lên người khi đang ngủ, gây nghẹt thở, giãy giụa".
Gọi là bóng đè vì người ngủ cảm thấy bị khó thở, tắc cổ, bị bóp cổ, sa bẫy, dìm xuống nước, chôn sống... dẫn đến kêu ú ớ, giãy đạp. Hiện tượng này thường xảy ra khi nằm ngửa, có người vỗ vai đánh thức mới dậy.
Đặc điểm của ác mộng là hay xảy ra ở 1/3 cuối giấc ngủđêm, khi đang sâu, nên dễ phân biệt với mộng du và hoảng sợ ban đêm (hay ở 1/3 đầu giấc ngủ).
Nếu bị bóng đè, anh ta sẽ trở nên hoảng loạn, chống trả trong cơn sợ hãi sau đó vẫn kể vanh vách những gì anh ta đã trải qua cho bạn bè nghe.
Còn một khi anh ta "lởn vởn" trong đêm để làm những điều bình thường (hoặc kỳ quoặc) thì đó chỉ là cơn mộng du. Ngay sáng sớm hôm sau, anh ta chối bỏ mọi việc đã làm đêm qua khi nghe người khác đề cập đến.
Một thống kê mới đây nói rằng, có tới 30% số học sinh bị bóng đè một lần trong tháng. Còn với người lớn, có thể bị nhiều lần (trên 2 lần/tuần), và kéo theo một số rối loạn về tâm lý như: thức đêm, khó ngủ, thời lượng ngủ ít, mệt mỏi, lo âu...
Điều này giải thích vì sao những lo lắng trong cuộc sống, sự bất an tinh thần, sự thiếu suy xét khoa học lại khiến một người hoàn toàn khoẻ mạnh vẫn thường gặp những cơn ác mộng vềđêm. Chẳng một ảo ảnh hay bàn tay ma quái can thiệp vào giấc mơ của bạn. Có chăng đó chỉ là những biểu hiện của sự tự kỷ ám thị...
Tại sao chúng ta ngáp?
Tại sao chúng ta ngáp?
Ngáp - một hành động vô thức, chẳng mấy khi theo sựđiều khiển của con người. Bình thường, dù muốn ta cũng chẳng thể nào ngáp được, nhưng một khi cơ thể "đòi hỏi" ta cố "đàn áp" cũng chẳng xong.
Các nhà khoa học kết luận rằng: chỉ cần 14 tuần tuổi, các cô cậu đã bắt đầu biết ngáp trong bụng mẹ. Chỉ kéo dài không quá 6 giây nhưng ngáp nói lên nhiều ý nghĩ, nhiều thông điệp liên quan đến trạng thái của con người. Bởi thế, không ngạc nhiên lắm khi nó đã từng là môn nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, từ tâm lý học, sinh lý học và cả bệnh lý học...
Ai cũng biết rằng: đó chỉ là một đòi hỏi bình thường cũng giống như hành động cười nói mà thôi. Ngáp đến vào bất cứ thời điểm nào khi chúng ta có cảm giác mệt mỏi, chán chường, buồn ngủ...
Một câu hỏi khá thú vị là: Tại sao chúng ta lại ngáp? Xung quanh nó có rất nhiều giả thuyết...
Giả thuyết thứ nhất cho rằng: Khi bạn ngồi lâu một tư thế, trong máu sẽ tích tụ cabonnic khiến cho cơ thể cần thải ra, cơ chế uể oải kéo theo sau đó. Thần kinh não nhận được tín hiệu, ra lệnh các bộ phận khác, kết quả: chúng ta bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài. Khi bạn ngáp, bạn đã làm mới một
lượng ôxy tươi mới qua phổi, vào máu, lên não, nhờ thế, ngáp xong, phần nào ta tỉnh táo trở lại.
Một giả thuyết khác lại cho rằng: ngáp thực chất là cơ chế tựđiều chỉnh nhiệt độ trong máu một cách tức thời.
Một giả thiết dễ hiểu hơn là: các trạng thái tình cảm, tâm lý buồn bực, chán chường hay ngán ngẩm... khiến các hoá chất truyền dẫn thần kinh như: setotinin, dopamine, oxit nitric... sản sinh ra quá nhiều làm cho chúng ta ngáp để giải phóng, hàm lượng các chất này càng nhiều, tần suất ngáp càng tăng.
Khi bạn đọc đến dòng này, tôi tin chắc bạn đã ngáp ít nhất 1 lần. Vì sao vậy? Chẳng lẽ lại tồn tại một cơ chế lây nhiễm ởđây? Cũng có thể lắm chứ!
Ngáp cũng bị lây
Khoa học có ủng hộ lý giải này? Một nghiên cứu năm 2005 đã chụp não người khi họ ngáp và nhận thấy một hoạt động não đặc biệt trong vùng liên quan tới sự bắt chước. Vì vậy, nếu lần tới bạn bị ném một ánh nhìn khó chịu vì ngáp trong một cuộc họp, thì hãy giải thích rằng đó chỉ là một hình thức giao tiếp thời thượng cổ.
Ngáp không chịu sự kiểm soát của thần kinh trung ương. Nó nằm ngoài tầm khống chế của bạn: Có thể cố ý ngáp nhưng không thể ngăn cản ngáp. Dựa vào hoàn cảnh xuất hiện, động tác này được chia làm 5 loại:
-
Ngáp lúc ngủ dậy: Thường kèm theo vươn vai, co duỗi chân tay.
-
Ngáp vì uể oải, buồn ngủ: Thể hiện rõ nhất trong lúc hội họp. Có tác dụng làm tăng lượng không khí đưa vào phổi.
-
Ngáp vì đói: Thường kèm theo một số chuyển động ởổ bụng và cơ hoành.
-
Ngáp vì ưu phiền.
-
Ngáp dây chuyền (do bắt chước): Cơ chế của loại ngáp này còn chưa rõ ràng.
Quá trình ngáp diễn ra qua 3 giai đoạn:
-Hít vào tối đa: Miệng mở rộng, gốc lưỡi hạ xuống, cửa hầu giãn nở. Lồng ngực và cơ hoành giãn ra.
-Co thắt một loạt cơ mặt, mũi giản nở. Trong trường hợp ngáp dài (ngáp thực sự, không phải ngáp theo hoặc cố tình) mắt thường nhắm lại, nước mắt và nước
bọt chảy ra. Ở khoảnh khắc này, việc dẫn truyền các thông tin liên quan tới thị giác và thính giác có thể bị tê liệt.
-Thở ra: Kèm theo sự giãn của các cơ tham gia quá trình ngáp.
Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi, cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng. Áp lực này tác động lên khoang mũi ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi. Chính vì vậy, khi ngáp, không ai không chảy nước mắt. Đó cũng chỉ là một cơ chế tự nhiên theo kiểu dây chuyền.
Chẳng có gì là lạ khi chúng ta cảm giác mệt mỏi sau một thời gian dài không vận động. Sự "mụ mị" đó sẽ gây ra một phản ứng ngáp tức thời, sau đó, dù chỉ vài giây, chúng ta - ai cũng được thoải mái hơn chút ít...
Vì sao chúng ta run khi lạnh?
Phản ứng cân bằng nhiệt độ cơ thể
Để biết chắc rằng những con hải cẩu cũng có cơ chế biến đổi thân nhiệt khi mùa đông đến. Nhà nghiên cứu Lars Folkow thuộc trường Đại học Tromso (Na-Uy) đã bỏ công quan sát những con hải cẩu Cystophora cristata ở tình trạng nuôi nhốt.
12 con hải cầu được huấn luyện tự tin đứng trước máy quay phim ở khoáng cách các nhà nghiên cứu có thể theo dõi được hoạt động cơ, nhịp tim và cả thân nhiệt của chúng. Sau đó, một luồng không khí lạnh đột ngột ở -35oC được thổi vào, chúng bắt đầu lập cà lập cập. Đây là một động tác hâm nóng cơ thể.
Sau đó, chúng lũ lượt kéo nhau xuống dòng băng lạnh buốt. Thật kỳ lạ! hoàn toàn không hề có sự bất thường hay thay đổi xảy ra trong cơ thể chúng. Folkow đã tìm ra lời giải đáp: Loài hải cẩu này có thể ngưng thở gần 2 tiếng đồng hồ dưới nước, bước khởi động này là cách giúp anh chàng tự làm lạnh mình để "hoà đồng" được với môi trường xung quanh.
Trên dòng sông, lạnh buốt, đóng băng, đàn vịt vẫn "khua mái chèo" nhởn nhơ ngang dọc. Chúng biết mình đang cóng chân đến mức tím tái cả mào lại.
Tuy nhiên, vịt cũng có "mưu mẹo" riêng không cần đến sự run rẩy để chống chọi với cái lạnh mùa đông. Chúng bơi lội suốt ngày nhằm tăng nhiệt độ để sưởi ấm. "Chau chuốt" cho "bộ quần áo" dày chống thấm suốt ngày, tích mỡ thật nhiều chung quanh phao câu và nội tạng, chúng đã chẳng "ngán" gì khi phải đối chọi với mùa đông.
Còn ởđâu đó trên nhiệt lượng đóng băng, cá Resilien vẫn "mải mê" chinh phục những vùng sâu lạnh lẽo nhất của Nam cực. Nhờ một "protein chống đông" đặc biệt ngăn chất lỏng trong lòng mình không biến thành tinh thể. Với khả năng này, chúng chúng đã ngăn được việc cơ thể mình không bị hoá đá và cho phép chúng sống sót ở nơi mà những loài cá khác không cả "dám" mon men.
Run rẩy - Bài tập co giật giúp nhiệt lượng tăng
Cảm nhận được cái lạnh, con người cũng có phản ứng tạo sự "hoà đồng" với môi trường.
Thông thường, cơ thể bạn cần phải được duy trì ở nhiệt độ ổn định là 36,9oC. Để tránh bị giảm nhiệt và các hậu quả khác của việc bị lạnh, não bạn phải luôn theo sát thân nhiệt.
Đầu tiên, cơ quan xúc giác là da có vai trò đảm nhiệm sự "thăm dò". Khi nhận được tín hiệu lạnh lẽo ở bề mặt, nó lập tức gửi thông điệp cảnh báo lên não. Các cơ được lệnh sẽ co giãn tức thì, chân tay run rẩy, cơ hàm cử động, kết quả là hai hàm răng chúng ta va vào nhau cầm cập.
Hành động này chính là thủ thuật cho phép con người tạo thêm thân nhiệt và thúc giục bạn cần mau chóng tìm nơi sưởi ấm.
Nhưng, tại sao chúng ta lại cảm thấy lạnh hơn khi có gió thổi mạnh?
Các nhà khoa học đã đưa ra một vài giả sử thuyết phục: Nếu nhiệt độ của không khí là +4oC (im gió). Khi ấy, nhiệt độ của da chúng ta là 31oC.
Có một luồng gió nhẹ thổi qua, vừa đủ lay động lá cờ nhưng chưa đủ làm rung chuyển lá cây (khoảng 2m/giây), thì nhiệt độ da chúng ta giảm đi 7oC. Còn khi gió làm ngọn cờ phấp phới bay (vận tốc 6m/giây) thì da chúng ta lạnh mất 22oC, nhiệt độ của da chỉ xuống còn 9oC. Tác dụng làm lạnh của gió vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng.
Hơn nữa, trên cơ thể chúng ta, da mặt là nơi tiếp xúc với không khí lạnh nhanh nhất. Khi một luồng khí lạnh táp vào mặt, chúng đã lấy đi một lượng nhiệt nhất định, chưa kịp thay thế bởi một lớp không khí nóng mà cơ thể sản sinh, chúng lại lấy đi tiếp. Cứ như vậy, cảm giác lạnh đến là điều dĩ nhiên.
Có một nguyên nhân khác nữa là, ngay cả khi không khí khô hanh, da vẫn luôn luôn bốc hơi ẩm. Để bốc hơi cần phải có một nhiệt lượng, nhiệt lượng ấy lấy từ cơ thể và lớp không khí dính sát vào cơ thể chúng ta. Nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc da luôn luôn bị "quạt"lạnh, sự bốc hơi sẽ tiến hành một cách mạnh mẽ hơn, cơ thể liên tục bị tiêu hao và "đói" nhiệt lượng.
Cũng giống như lũ vịt, chúng có thể nhón ngón chân xuống nước và rụt lại ngay lập tức như phải bỏng. Run rẩy, chạy nhảy, uống một nhấp rượu, hoặc mặc quần áo ấm là cách chúng ta lấy lại sự cân bằng cho nhiệt lượng cơ thể. Hoá ra, con người vẫn là kẻ "tanh" nhất, họ biết rằng: nói cho nhau nghe cách phòng tránh, chủ động với thời tiết khắc nghiệt là cách tốt nhất để họ chẳng sợ rét.
Vì sao chúng ta bị nấc?
Nấc - hiện tượng co thắt cơ hoành
Đông y cho rằng: những triệu chứng phiền nhiễu mà nấc đem lại là do khí uất gây bất hoà trong nội tạng. Hiện tượng này làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ chất dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, khí can lất át vị khí.
Nhai thức ăn một cách nhồm nhoàm, không điều độ, hay để thức ăn nóng lạnh "đánh nhau", thường xuyên uống nước lạnh làm cho dạ dày bị "cảm", bạn đã vô tình làm mất đi khả năng điều tiết của cơ quan tiêu hoá. Khi đó, khí sẽ "chạy" ngược lên cơ hoành và gây ra nấc. Hoặc khi bạn mắc phải chứng táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược... cũng dễ gây ra nấc.
Các bác sỹ Tây y giải thích: Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Khi những cơn nấc tạm thời diễn ra khi cơ thể bị rối loạn hoạt động của cơ hoành. Nếu nó liên tục kéo dài thì nó là kết quả của các bệnh như: thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết...
Phản xạ nấc phát sinh từ hệ thần kinh trung ương; thần kinh phế vị bị kích thích sẽ gây ra sự co thắt không chủ ý của cơ hoành. Lưỡi gà cũng co lại, che kín thanh quản và hầu, làm cho không khí không đi vào khí quản được nữa, 2 dây thanh đới rung lên cho nên ta nghe thấy tiếng nấc.
Một ngày làm việc cật lực khiến cho bạn đói "mờ mắt", trước một bữa cơm thịnh soạn khiến bạn ăn ngấu nghiến, uống ừng ực lượng lớn (nhất là nước nóng) khiến cái dạ dày căng phồng. Điều đó khiến những cơn nấc "kéo đến" một cách dễ dàng. Yếu tố tâm lý cũng có thể hậu quả tương tự.
Người ta chia ra thành 3 loại nấc chính để phân biệt và tìm cách điều trị:
-
Nấc do nhiễm lạnh: Thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.
-
Nấc do nhiệt thịnh: Tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó...
-
Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém...
Những bài thuốc hay hoá giải những cơn nấc
Những bài thuốc bằng thức ăn:
-Vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước sau đó uống nước 2 lần/ngày.
-Quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì chín, ép lấy nước uống.
-Hạt tía tô 20 g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt, đun với 250 ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100 g cho vào nước hạt tía tô, đun nhỏ lửa. Khi cháo
Nho cũng là một vị thuốc
chín cho 20 g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, trong 2-3 ngày.
-Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa. Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200 ml nước, chắt nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn 1 lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.
-Gừng tươi 2 lát mỏng, giã nhỏ, đun với 200ml nước nhỏ lửa, để nguội, lọc nước bỏ bã. Đường trắng 1 thìa cà phê cho vào quấy đều. Bệnh nhân vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1-2 lần/ngày.
Các mẹo vặt
-Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục...
-Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.
-Bệnh nhân nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏấn nhẹ và sâu vào hai nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20 lần.
-Hít sâu để lồng ngực phồng lên với khí hít vào, không hít bằng mũi mà bằng miệng, sau đó nhịn thở ra. Làm động tác này nhiều lần. Sự tăng áp lực trong lồng ngực giúp cắt cơn nấc. Có thể uống một hơi một cốc nước mát.
Bệnh ung thư được phát hiện từ khi nào?
Nguồn gốc của từ "Cancer" (ung thư)
Ông tổ của nền y học thế giới, một thầy thuốc người Hy Lạp, Hippocrates, đã dùng từ tiếng Hy Lạp là "carcinos" và "carcinoma" để mô tả những khối u. Kết hợp lại, ung thư được gọi là "karkinos" ("karkinos" trong tiếng Hy Lạp vốn để chỉ con cua). Hippocrates đã gọi như thế bởi ông nhận thấy khối u ác tính có hình dáng giống như con cua.
Thời cổ đại (năm 3000 đến 1500 trước Công Nguyên)
Những trường hợp bị bệnh được mô tả đầu tiên trong một bản giấy papyrus có niên đại vào khoảng năm 3000-1500 trước Công Nguyên. Đó là 8 trường hợp bị khối u trên vú được chữa trị bằng phương pháp đốt, một phương pháp phá hủy mô bằng dụng cụ nung nóng: "khoan lửa". Trong tài liệu này, người ta nói rằng không thể nào chữa trị hẳn ung thư mà chỉ có thể làm giảm nhẹ bệnh. Ở Ai Cập cổ đại, người ta tin rằng bệnh ung thư là do các thần thánh gây ra. Ngay ở giai đoạn đó, họ đã phân biệt được u ác tính và u lành tính. Các thầy thuốc cũng dùng phẫu thuật cắt bỏ khối u trên bề mặt theo cách thức tương tự như ngày nay. Họ còn lấy hỗn hợp giữa lúa mạch, tai lợn và các thứ khác làm thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày và tử cung, ngoài ra, còn có các loại thuốc mỡ, thuốc nước, dầu thầu dầu, thuốc đạn, thuốc đắp và các bộ phận động vật...
Ngày nay, con người đã biết nhiều về cơ thể mình nhưng thời Hy Lạp cổ đại các thầy thuốc chưa có được nhiều kiến thức như vậy. Theo Hyppocrates thì cơ thể cấu tạo từ 4 chất: máu, đờm dãi, mật vàng, mật đen. Và ông cho rằng việc dư thừa mật đen ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể đều có thể gây ra ung thư. Đây cũng là suy nghĩ phổ biến về nguyên nhân của bệnh ung thư trong suốt 1400 năm sau đó.
Thế kỷ 15 đến thế kỷ 18
Trong suốt thời kỳ này, các thầy thuốc đã có được nhiều kiến thức về giải phẫu và bệnh lý cơ thể người. Điều đó bắt đầu cho một kỷ nguyên được coi là tiến bộ của phẫu thuật và các liệu pháp trị bệnh dựa trên
quan sát các triệu chứng.
Thuyết bạch huyết ra đời vào thế kỷ 17 của Gaspare Aselli đã thay thế lý thuyết mật đen của Hippocrates, mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư. Người ta cho rằng chính sự bất thường trong hệ bạch huyết đã gây ra căn bệnh này.
Các lý thuyết khác cũng xuất hiện để giải thích nguyên nhân của bệnh, chẳng hạn như ung thư là do chấn thương, thực vật ký sinh... và người ta cũng nghĩ rằng ung thư có thể lan ra "giống như dung dịch lỏng". Về sau nhà phẫu thuật người Đức, Karl Thiersch, đã đưa ra kết luận rằng ung thư lan ra khắp các tế bào ác tính
Thế kỷ 18 trở về sau
Jean Astruc và Bernard, hai thầy thuốc của thế kỷ 18 tiến hành nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến nguồn gốc của ung thư. Nỗ lực này tạo những bước đi đầu tiên cho ung thư học thực nghiệm.
Năm 1761, Giovanni Morgagni ở Padua là người đầu tiên tiến hành giải phẫu xác bệnh nhân để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Nỗ lực của ông và nhiều bác sĩ sau đó đã đặt nền móng cho ngành ung thư học ngày nay.
John Hunter (1728-1793), một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Scotland cho rằng một số dạng ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật. Ông cũng mô tả các phương pháp mà nhờđó nhận biết những khối u có thể cắt bỏ bằng phẫu thuật. Theo ông, nếu khối u chưa lan đến các mô gần nó và vẫn có thể cắt bỏ thì "chẳng có lý do gì mà lại không cắt bỏ nó đi".
Phát hiện ra phương pháp gây mê năm 1844 của Wells đã cho phép ngành phẫu thuật phát triển và các ca phẫu thuật ung thư cổđiển như phẫu thuật triệt để ung thư vú ra đời. Phát minh kính hiển vi của Leeuwenhoek vào cuối thế kỷ 17 cũng tạo động lực cho quá trình tìm hiểu nguyên nhân ung thư. Cuối thế kỷ 19, với những kính hiển vi hiện đại hơn dành cho nghiên cứu mô ung thư, các nhà khoa học đã đạt được những hiểu biết quan trọng về quá trình phát triển của ung thư, về sự khác biệt rõ rệt giữa các tế bào ung thư và
Tế bào ung thư vú
các tế bào bình thường khác.
Rudolf Virchow, người được xem là cha đẻ của bệnh lý học tế bào, đã đưa ra những kiến thức khoa học hiện đại cơ bản về ung thư và liên hệ các triệu chứng của bệnh với các phát hiện vi mô.Mô bị cắt bỏ nhờ phẫu thuật được quan sát dưới kính hiển vi đã giúp tăng cường thêm khả năng chẩn đoán chính xác về ung thư, qua đó người ta có thể cho các nhà phẫu thuật biết liệu quy trình đã cắt bỏ hoàn toàn khối u hay chưa.
Đầu thế kỷ 20, chứng kiến bước tiến trong kiến thức về cấu trúc vi mô và chức năng của tế bào sống, nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi những lý thuyết khác nhau về nguồn gốc ung thư, đã gắn kết các giả thuyết của họ vào các nghiên cứu và thí nghiệm có tính hệ thống. Kết quả họđã tìm ra các chất gây ung thư, phương pháp chữa trị ung thư bằng hóa học trị liệu, vật lý trị liệu và các phương tiện ngày càng hiện đại hơn để chuẩn đoán và chữa bệnh.
Vì sao phụ nữ sợ lạnh hơn nam giới?
Quần áo bông - vẫn sởn gai ốc?
Có một câu hỏi có vẻ nực cười nhưng lại rất khoa học: Có phải mùa đông khiến cho những con mèo béo ú hơn mức bình thường? Điều đó đúng nếu bạn chỉ quen quan sát chú ta với vẻ bề ngoài. Mọi loài động vật có vú đều có lông bao phủ trên bề mặt da với tác dụng tránh rét.
Khi nhiệt độ môi trường hạ xuống, lông chúng sẽ tự động dựng lên kéo theo lớp không phí ngăn cách giữa lớp lông ngoài với lớp da căng phồng. Chính vì lẽđó mà chúng ta thường nhầm tưởng rằng: chúng trở nên to hơn khi trời lạnh. Còn với con người thì sao? Chúng ta không được bao bọc bởi một lớp lông dày. Lạnh khiến cho các cơ bắp nhỏ xíu ẩn dưới da ta co thắt, lỗ chân lông khít lại và dựng lên theo phản xạ sởn gai ốc. Nhưng, vì sao khi mặc quần áo chúng ta lại không có hiện tượng ấy xảy ra?
Thực chất, quần áo chính là lớp cách nhiệt tốt, khi trời lạnh chúng phát huy tác dụng bằng cách giữ nhiệt từ cơ thể toả ra và ngăn không cho chúng thoát ra ngoài. Sự liên kết giữa các sợi vải đã giữ cho phần lớn lớp không khí bao quanh cơ thể được giữ lại và nhiệt lượng bắt đầu toả ra...
Tuy nhiên, nếu một cơn gió lạnh đột ngột xuất hiện, phản xạ tự nhiên khiến chúng ta vẫn sởn gai ốc cho dù đã mặc quần áo ấm.
Phụ nữ sợ lạnh hơn nam giới, vì sao?
Trong một nghiên cứu y học mới nhất của những chuyên gia Mỹđã có một phát hiện thú vị rằng: Tại cùng một môi trường, cảm giác về nhiệt độ của phụ nữ nhạy cảm hơn của nam giới. Giáo sư vật lý - sinh vật học Mỹ, Darwer đã giải thích bằng 2 nguyên nhân:
Trước hết, do cơ thể của nam giới có nhiều cơ bắp và ít mỡ còn phụ nữ thì ngược lại. Khi lạnh, quá trình ôxy hoá mỡ và hydrat cacbon thì cơ bắp lại tiêu hao một lượng lớn calo để toả ra nhiệt lượng lớn hơn.
Thứ hai, "bộ máy truyền cảm" của nữ "nhạy" hơn của nam rất nhiều. Vì vậy, tín hiệu lạnh sẽ nhanh chóng truyền đến não bộ, "cơ quan chỉ huy" lập tức "chỉ đạo" hệ thống phòng vệ mới làm việc.
Lúc này, "chỉ huy" của hệ thống tuần hoàn lui về "phòng thủ" ở tuyến thứ hai. Da chính là cơ quan "bắt" tín hiệu nhanh nhất, lan truyền đến từng bộ phận cơ thể lui về phòng vệ.
Khi gặp không khí lạnh, nữ dễ dàng cảm nhận, nguyên nhân chủ yếu là sự lạnh cóng từ tay chân.
Nếu trong một ngày giá rét, có một ai đó mặc váy ngắn đi ra đường, cô ta sẽ bị cho là thần kinh có vấn đề nên tạo ra sự kỹ quoặc, ở Nhật Bản lại khác. Mùa đông, phụ nữ đều mặc váy ngắn đi làm mà không hề lạnh hay mắc những
chứng bệnh về viêm khớp. Học sinh tiểu học thường xuyên mặc quần soóc, váy ngắn đi học, ném tuyết như một cách luyện tập với cái giá lạnh.
Không khí lạnh và bệnh viêm khớp
Luyện tập để chống chọi lại với cái giá lạnh là điều rất quan trọng bởi nó giúp cơ thể giảm bớt được sựảnh hưởng của mùa đông đối với sức khoẻ con người, khả năng miễn dịch và khả năng chịu rét.
Có rất nhiều phụ nữ bị bệnh viêm khớp do hậu quả của việc ăn mặc phong phanh khi trời lạnh. Chính vì vậy, việc luyện tập khi trời lạnh là điều cần thiết cho phụ nữ.
Các chuyên gia Mỹ cũng khuyên rằng: phụ nữ nên tích cực rèn luyện với cái giá lạnh, chọn một vài cách luyện tập có tính thể lực và tính bền như: đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông... trong khi tập nên mặc áo mỏng thích hợp để cơ thể cảm nhận được cái lạnh, rửa mặt mỗi sớm bằng nước lạnh rồi tiến dần tắm bằng nước lạnh. Các khớp xương đau thường làm bạn khó ngủ. Tập thể dục hàng ngày giúp bạn giảm chứng mất ngủ và cải thiện tình trạng khó ngủ trước đây của bạn. Những người mắc chứng viêm khớp thường ít vận động nên càng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy luôn hoạt động và tập thể dục là cách hiệu quả nhất giúp giảm chứng viêm khớp cũng như hạn chế những nguy cơ mắc các bệnh liên quan.
Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ nên tích cực rèn luyện với giá lạnh tốt nhất là vào buổi sáng sớm bên ngoài nhà của mình.
Chọn một vài cách luyện tập có tính thể lực và tính bền nhưđi bộ, chạy chậm, đạp xe đạp, đánh cầu lông để làm cơ thể khoẻ mạnh, trong khi luyện tập nên mặc áo mỏng thích hợp để cho cơ thể cảm nhận được cái lạnh ít; sau khi luyện tập nên chú ý giữấm cơ thể để đề phòng sau khi ra mồ hôi cơ thể sẽ lạnh.
Các bài tập rèn luyện sức khỏe, tăng sự dẻo dai của cơ bắp, tăng sự vững chắc giữa các khớp xương và cải thiện hoạt động giúp người bị viêm khớp đi lại dễ dàng hơn. Viêm khớp là một chứng bệnh thoái hóa kinh niên nên người mắc bệnh này thường chán nản.Vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên tập luyện đều đặn sẽ mang lại tinh thần sảng khoái và thấy yêu đời hơn.
Mỗi buổi sáng nên dùng nước lạnh thích hợp để rửa mặt, lau người cũng có thể dần dần tiến tới tắm bằng nước lạnh.
Tại sao nói sữa chua là một phương thuốc cho sức khoẻ?
Các loại sữa chua
Sữa chua tự nhiên: trong 100 g có chứa 56 calo, 1 g chất béo, 7,1g đường, 162 mg canxi, nguyên chất, không pha hương liệu. Loại này được làm từ sữa tiệt trùng lên men với khuẩn lactobacillus bulgaricus. Lượng chất béo phụ thuộc vào loại sữa sử dụng. Đây là loại sữa chua nhiều canxi nhất.
Sữa chua "sinh học": trong 100 g có 56 calo, 1 g chất béo, 7,1 g đường và 162 mg canxi. Đặc biệt loại này có bổ sung các khuẩn Lactobacilli và Bifidobacteria có ích. Nó rất tốt cho các bệnh về đường ruột hoặc nấm âm đạo.
Sữa chua hoa quả ít béo: trong 100 g có 78 calo, 1,1 g chất béo, 114 g đường, và 140 mg canxi. Trung bình có 2 thìa cà phê đường trong mỗi hũ. Loại này có thêm chất ổn định, chất làm quánh và hương liệu nhân tạo.
Sữa chua hoa quả tráng miệng: trong 100 g có 136 calo, 6 g chất béo, 16 g đường và 122 mg canxi, đường bổ sung và kem. Loại này giàu chất béo và calo.
Sữa chua nguyên chất Hy Lạp: trong 100 g, có 133 calo, 10 g chất béo, 4,5 g đường và 125 mg canxi, thơm ngon. Loại này rất giàu calo và có một nửa hàm lượng chất béo so với loại có kem.
Tại sao bạn nên ăn sữa chua?
Ngày nay, sữa chua đã phổ biến và trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Sữa chua làm từ sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa cừu và cả từ đậu nành đều được xem là một thứ đồ tráng miệng lý tưởng.
Chữa hôi miệng
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản đã khẳng định rằng: sữa chua không đường nguyên chất có thể làm giảm chất hydrogen sulphide - nguyên nhân chính gây hôi miệng xuống mức đáng ngạc nhiên.
Họđã lấy mẫu hơi thở, nước bọt và mảng bám trên lưỡi của 24 tình nguyện viên để tiến hành nghiên cứu. Trong 2 tuần đầu tiên, số người này không ăn bất kỳ sản phẩm sữa nào và tuân theo cơ chế vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt. 6 tuần tiếp theo họ được ăn 90 g sữa chua mỗi ngày. Kết quả là, chứng hôi miệng của 80% trong sốđó giảm đáng kể, lượng mảng bám trên lưỡi cũng ít hơn nhiều.
Nó đã làm giảm lượng vi khuẩn và lượng hydro sunfur gây mùi trong miệng, thậm chí giảm các mảng bám răng và các bệnh về lợi (để tốt cho răng miệng, bạn nên chọn loại sữa chua ít đường).
Giảm béo
Sữa chua giàu canxi còn là liều thuốc chữa béo phì kỳ diệu. Nghiên cứu của tiến sĩ Michael Zemel và cộng sự, Đại học Tennessee (Mỹ) cho thấy, những người bị béo phì đã giảm được 11% trọng lượng cơ thể trong vòng 24 tuần sau một thời gian kiên trì ăn 3 bữa sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo hằng ngày.
Trong khi đó, những người tẩy chay sản phẩm sữa và tuân theo chế độ kiêng cữ khắt khe lại chỉ giảm được 6,4%.
Theo Zemel, canxi từ nguồn sữa có ảnh hưởng lên hoạt động của các tế bào mỡ, giúp chúng chuyển hóa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng
lại trong cơ thể.
Chính vì vậy, phụ nữ thường dùng sữa chua làm phương thuốc giảm cân tự nhiên. Trong sữa chua có nhiều canxi làm chất xúc tác giúp cơ thể thiêu đốt mỡ rất nhanh. Bạn có thể chọn một trong ba loại sữa chua: sữa chua thường, sữa chua ít béo và sữa không kem để làm điều đó.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn sữa chua sống, (không cần đun nóng) có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm mũi dịứng và viêm đường hô hấp trên do virus như cảm lạnh hoặc cúm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp California (Mỹ) đã tìm hiểu vềảnh hưởng của sữa chua sống và sữa chua đun nóng đối với một số thanh niên và người già. Kết quả là sau một thời gian tiêu thụ khoảng 200 g sữa chua sống, cả hai nhóm đã có sức đề kháng tốt hơn đối với các bệnh đường hô hấp.
Bệnh đường ruột
Những người mắc các bệnh dạ dày - ruột, như bệnh viêm ruột, đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori..., có thể giảm bớt triệu chứng nhờ sữa chua.
Theo các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng, Đại học Tufts (Mỹ), chính khuẩn lactic trong sữa chua đã khuyến khích sự gia tăng số khuẩn "tích cực" trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số hóa chất gây hại. Sữa chua được làm từ sữa giàu bơ với 90% là nước nhưng hương vị của nó thì lại rất dễ chịu và dạ dày cũng dung nạp rất dễ dàng.
Dùng sữa chua như một phần trong bữa ăn hằng ngày giúp bạn làm sạch và ngăn ngừa các bệnh ở hệ tiêu hóa. Nguồn canxi trong sữa chua cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hạn chế những tác động của axit chua (hiện tượng ợ chua) trong hệ tiêu hóa.
Chữa bệnh nấm candida
Khuẩn Lactobacillus acidophilus có trong loại sữa chua "sinh học" có thể khống chế bệnh nấm candida sinh dục. Trong một nghiên cứu trên 33 phụ nữ bị nấm âm đạo tái phát (bị nhiễm trùng từ 2-3 lần trong vòng 6 tháng), số lần tái phát bệnh giảm xuống rõ rệt ở những người ăn sữa chua.
Giảm cholesterol
Tác dụng bình ổn lượng cholesterol trong máu, cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol HDL có lợi và cholesterol LDL có hại, một số khuẩn trong sữa chua còn có khả năng phân hủy axit mật - một chất dịch tiêu hóa chứa cholesterol, chất này sẽ không thể được cơ thể tái hấp thụ, và bị tống ra khỏi hệ tiêu hóa ngay cả khi các axit mật được phân hủy.
Khuẩn Lactobacilli trong sữa chua còốcc thể sự giảm thiểu nguy cơ tử vong ở những nam giới bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng ở những người bị chứng bệnh không dung nạp lactose trong sữa vẫn có thểăn được sữa chua và hấp thu tốt.
Trị tiêu chảy, táo bón
Sữa chua còn giúp giảm nguy cơ và thời gian bị tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh. Trong một nghiên cứu của Mỹ trên 200 bệnh nhân được uống hoặc tiêm kháng sinh vào tĩnh mạnh, những người ăn 225 g sữa chua hằng ngày có số lần bị tiêu chảy chỉ bằng một nửa so với những người không ăn.
Bằng chứng cho thấy những vi khuẩn thân thiện trong sữa chua có thể làm giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, chứng đầy hơi, táo bón và tình trạng viêm trong Hội chứng khó chịu dạ dày (IBS). Chính những vi khuẩn này đã tăng cường sức miễn dịch của đường ruột.
Tăng khả năng tiêu hoá
Ăn ít nhất 250mg sữa chua mỗi ngày giúp bạn tăng cường sinh tố B - sinh tố giúp duy trì cảm giác ngon miệng cũng như sự phát triển của cơ thể. Nếu người thiếu sinh tố này, gân thường bị tê liệt và sự phát triển cơ thể không điều hòa.
Với trẻ kén ăn, bạn có thể dùng sữa chua ở nhiều dạng khác nhau để làm món khoái khẩu cho trẻ, giúp trẻ trở nên thèm ăn hơn. Nó cũng có tác dụng kích thích thèm ăn ở người lớn. Trong sữa chua còn có vitamin B12, các vi khuẩn sống rất có ích cho cơ thể bạn.
Tăng tuổi thọ và chắc xương
Nó còn có tác dụng tăng tuổi thọ. Nghiên cứu cho thấy những người ăn sữa chua 3lần/tuần có thể tăng tuổi thọ hơn so với những người chỉăn món này 1 lần/tuần. Khuẩn sữa có trong sữa chua giúp ngăn ngừa và chữa chứng viêm khớp.
Nó cũng giúp xương chắc khỏe và cho cơ thể khỏe mạnh, hạn chế sự phát triển mầm mống ung thư. Sữa chua cũng có tác dụng giải khát, làm mát cơ thể khi hoạt động quá mức.
Chừng ấy đủ chứng cớ thuyết phục để nói rằng: Bạn nên ăn sữa chua để có một sức khoẻ dồi dào và một tâm hồn thư thái...
Vì sao tình yêu bắt đầu từđôi mắt?
Sức mạnh của tình yêu
Các nhà khoa học của Đại học Rutgers (Mỹ) đã tiến hành một cuộc thử nghiệm nhỏ. Họ đưa cho một số người đang yêu say đắm xem hai bức ảnh. Một bức của người xa lạ, bức còn lại là người yêu của họ.
Khi trông thấy ảnh người yêu, bộ não của những người tham gia thử nghiệm lập tức có phản ứng khác lạ. Các đuôi thần kinh xung động, một phần não bộ tiết ra chất Dopamine. Chất hóa học này tạo ra một nguồn năng lượng dồi dào, sự phấn khích và khả năng tập trung cao độ. Chính nhờđó mà những người mới yêu trở nên mạnh mẽ và can đảm lạ thường. Họ có thể tỉnh như sáo suốt đêm để cùng ngắm mặt trời mọc, đạp xe hàng chục cây số không hề cảm giác mệt mỏi để đến tặng một cành hoa...
Điều đó có nghĩa là, những hình ảnh của người yêu luôn được ánh mắt chụp lại, ghi vào bộ nhớ kèm theo những cảm xúc thân thương.
Một vị giáo sư người Mỹ kể lại rằng: bà đã bị một tiếng sét ái tình làm cho "bay bổng". Một kẻ lạ hoắc với khuôn mặt và tính cách chẳng có gì đặc biệt. Khi ngắm nhìn lại bố mình, bà chợt nhận ra họ có nhiều điểm đồng nhất. Lý do nào khơi gợi mạch nguồn của tình yêu? Vì sao lại thế?
Chuyên gia tâm thần học Thomas Lewis (Mỹ) cho rằng tình yêu của con người bắt nguồn từấu thơ. Chính ở lứa tuổi này, chúng ta đã cảm nhận được các mối dây yêu thương. Cảm giác ấy ngủ yên trong vô thức, nhưng chúng ta có thể sống lại khi ta trưởng thành.
Chính vì thế, khi bị trúng một mũi tên ái tình, người ta nhận thấy ở đối tượng có một điều gì đó quen quen, có thể chỉ vì giọng nói hay mùi hương không đáng chú ý.
Những người phụ nữ mắt xanh quyến rũ?
Thời gian gần đây, như một cơn sốt, hầu hết các "cô nàng đình đám", các biểu tượng thời trang... đều chọn màu mắt xanh lá để cho đôi mắt của mình tại các bữa tiệc, các sự kiện quan trọng. Vì sao vậy?
Người ta cho rằng: Vì màu xanh lá đang là mốt "nóng" nhất mùa đông năm nay, vì mắt màu xanh lá đem lại cho bạn một ánh nhìn quyến rũ đầy mê hoặc, vì mắt màu xanh lá rất hợp với đôi môi trong suốt và gợi cảm.
Còn đôi mắt dưới con mắt của các nhà khoa học thì sao?
Có một nghiên cứu thú vị mới đây của các nhà nghiên cứu Bruno Laeng tại Đại học Tromso (Na Uy) khám phá ra rằng: Đàn ông mắt xanh sẽưa thích hơn những cô nàng mắt xanh, bởi màu mắt có thể giúp họ biết được người bạn đời có chung thuỷ hay không?
Theo quy luật di truyền về giới tính: nếu bố mắt xanh và mẹ mắt xanh thì ắt sẽ sinh ra một đứa con cũng mắt xanh. Vì vậy, chỉ cần nhìn vào đôi mắt của đứa con các đức ông chồng sẽ nhận ra mình có bị cắm sừng hay không?
Một người đàn ông mắt xanh có quyền được đặt ra nhiều giả thiết nghi ngờ nếu biết được người vợ mắt xanh của mình sinh ra một thằng cu có đôi mắt màu nâu. "Những anh chàng mắt xanh đã rút ra bài học một cách tiềm thức khi chọn lựa bạn đời dựa trên một đặc điểm thể chất có thể giúp anh ta nhận ra huyết thống của mình", các nhà khoa học nói.
Các chuyên gia của đại học Tromso cũng đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với 88 sinh viên. Họ đặt truớc mặt những người sinh viên đó hình những cô người mẫu có màu mắt khác nhau. Kết quả là những sinh viên có màu mắt xanh đều chọn một trong 4 người mẫu có đôi mắt cùng màu xanh với họ.
Thử nghiệm này cũng được tiến hành với 443 cặp vợ chồng trẻ và kết quả cũng tương tự như thế. Tuy nhiên có vẻ như nghiên cứu này chỉ phục vụ riêng cho nguời mắt xanh, còn với những người mắt nâu hay mắt đen thì họ lại chẳng mấy quan tâm đến màu mắt của mình, bới màu mắt cũng không nói lên được gì nhiều đối với họ.
Theo một nghiên cứu thì một phần tư những đứa con được sinh ra bởi một cặp vợ chồng có mắt màu nâu sẽ có ánh mắt màu xanh nếu tổ tiên chúng có màu mắt đó. Ba phần tư còn lại sẽ có đôi mắt màu nâu, màu mắt của bố mẹ chúng.
Tuy không được hoàn hảo cho lắm, nhưng phát minh này của các giáo sư thuộc đại học Tromso cũng được cho là khá thú vị. Nó một lần nữa chứng tỏ rằng tình yêu là một thứ gì đó kỳ diệu, và ánh mắt là một phần không thể thiếu trong cái thế giới kỳ diệu đó.
Thức ăn cay có thể diệt trừ bệnh ung thư như thế nào?
Gót chân A-sin của các loại ung thư
Căn bệnh ung thưđã khiến cho các nhà khoa học phải đau đầu. Phương thuốc đó chẳng ởđâu xa, các chuyên gia tại Đại học Nottingham (Anh) tự tin rằng: họđã thực sự tìm được "gót chân A-sin" của tất cả các loại ung thư và hy vọng một loại thuốc mới rút ngắn quá trình điều trị với giá cả rẻ hơn sẽ sớm trở thành hiện thực.
Họđã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng: Capsaicin, hợp chất gây đỏ, nóng của ớt, các loại gia vị chứa chất cay có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách tấn công trung tâm năng lượng của chúng.
Cấu trúc sinh hóa của mitochondria trong tế bào ung thư rất khác so với tế bào thông thường. Đó chính là điểm yếu của chúng, giúp những hợp chất vanilloid tấn công thẳng vào trung tâm năng lượng. Tiến sĩ Timothy Bates phát biểu một cách chắc chắn về các kết quả ông thu được.
Capsaicin và các hợp chất thuộc họ vanilloid có sẵn trong ớt và một số loại rau nên chúng rất an toàn với con người. Điều này khiến các nhà khoa học nghĩ rằng việc phát triển một loại thuốc chứa những hợp chất vanilloids sẽ rẻ và nhanh hơn những loại thuốc khác.
Ti thể (mitochondria) được coi là trung tâm năng lượng của tế bào vì chúng có nhiệm vụ chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng để nuôi sống tế bào. Các nhà sinh học coi ti thể là một dạng vi khuẩn.
Nghiên cứu cho thấy họ phân tử vanilloid, trong đó có capsaicin, gắn kết với những protein trong vi năng tử của tế bào ung thư và gây nên quá trình apoptosis (chết tế bào). Tuy nhiên, chúng không tác động gì tới những tế bào khỏe mạnh xung quanh. Capsaicin đã được sử dụng trong việc điều trị chứng căng cơ và bệnh vẩy nến.
Họ còn tìm hiểu xem liệu có thể dùng chúng để điều trị một số dạng ung thư da hay không? Nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tụy của capsaicin trong ống nghiệm. "Cấu tạo hóa sinh của các vi cơ quan tự phân chia trong những tế bào ung thư rất khác với cấu tạo hóa sinh trong những tế bào bình thường. Đây là tính dễ bị tấn công mang tính chọn lọc bẩm sinh của các tế bào ung thư."
Ông cho rằng một lượng capxaxin mà có thể làm cho một tế bào ung thư bước vào sự tách bỏ tế bào sẽ không có cùng ảnh hưởng trên một tế bào bình thường.
Những loại thuốc tiềm năng
Việc chất capxaxin và những chất vanilloid khác thường được tìm thấy trong chế độ ăn uống chứng minh rằng ăn chúng rất an toàn. Phương pháp điều trị này đã được dùng trong việc điều trị bệnh căng cơ và vẩy nến. Tuy nhiên, kết quả về capxaxin không đồng nghĩa với việc có các bài thuốc chiết suất từ các loại gia vị cay nhướt hay hạt tiêu... có thể tiêu diệt tận gốc bệnh ung thư.
"Cũng có thể là những bệnh nhân bệnh ung thư hay những người có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư có thể được khuyên là trong thực đơn hàng ngày nên ăn
nhiều thức ăn cay hơn giúp để chữa trị hay để phòng bệnh." Bác sĩ Bates đã khuyên các bệnh nhân của mình một cách chân tình.
Tuy nhiên, Josephine Querido, nhân viên thông tin về ung thư tại Viện nghiên cứu Ung thư của Anh cho biết: "Cuộc nghiên cứu này không ám chỉ rằng ăn nhiều lượng ớt sẽ giúp phòng chống hay chữa được bệnh ung thư."
"Các cuộc thí nghiệm cho thấy những phần chiết từớt đã giết chết các tế bào ung thư lớn lên trong phòng thí nghiệm nhưng những mẫu thí nghiệm này vẫn chưa được kiểm nghiệm để xem liệu chúng có an tòan và có hiệu quả trên con người hay không."
Viện nghiên cứu Ung thư của Anh đề xuất việc làm giảm nguy cơ bị ung thư bằng cách ăn uống lành mạnh và cân đối với nhiều rau củ và trái cây.
Và kết luận rằng: những bệnh nhân ung thư hoặc những người có nguy cơ mắc ung thư nên tăng lượng ớt trong khẩu phần hàng ngày để điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu không kết luận rằng ăn nhiều ớt sẽ giúp ngăn chặn hoặc điều trị ung thư mà còn cần có một chế độ ăn lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau xanh và hoa quả.
Bác sĩ Bates nói thêm rằng các vi cơ quan tự phân chia trong các tế bào ung thư cũng có thể được nhắm làm mục tiêu bằng các hợp chất khác. Ông nói quá trình nghiên cứu và phát triển những loại thuốc chống lại các vi cơ quan tự phân chia cho việc chữa trị ung thư bằng hóa học trị liệu có thể là "cực kỳ quan trọng" trong cuộc đấu tranh chống lại căn bệnh ung thư.
Tại sao mọi việc trôi chảy khi vui?
Thời gian trôi nhanh khi vui?
Đây có phải là hiện tượng tự kỷ ám thị? Vào một ngày bình thường, mọi việc đến với bạn thật suôn sẻ. Có một tin vui, bạn được thăng chức, gia đình được sum họp... những điều mà bạn đã đợi chờ và ao ước. Bạn cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh như thế bạn chưa kịp ghi lại? Tại sao lại phi lý vậy, lẽ nào thời gian cũng có lúc nhanh lúc chậm?
Chính điều này đã thôi thúc các nhà khoa học Phòng thí nghiệm Nhận thức và Sinh học thần kinh Pháp bắt tay vào nghiên cứu. Một giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho hiện tượng thời gian "chạy" nhanh hơn tâm trạng hưng phấn, và kéo dài lê thê những lúc bạn u sầu.
Để hiểu cặn kẽ hơn cơ chế tâm lý này, các nhà khoa học tiến hành chụp ảnh não trong những hình thái hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ tập trung công việc. Công việc thật buồn tẻ, bạn liếc nhìn đồng hồ liên tục - y như lúc bạn buồn và căng thẳng. Tíc tắc, tích tắc... não sẽ kích hoạt một dạng hoạt động khiến ta tưởng như chiếc kim đồng hồ ì ạch hơn.
12 tình nguyện viên sẽ xem một bức ảnh trong khi các nhà nghiên cứu theo dõi hoạt động của não họ thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ.
Những người tình nguyện thực hiện một loạt nhiệm vụ khác nhau. Đầu tiên, họ chỉ phải tập trung vào thời gian bức ảnh xuất hiện. Lần hai, họ được yêu cầu chú ý màu sắc của nó, và trong nhiệm vụ thứ ba họ phải tập trung vào cả thời gian tồn tại lẫn màu sắc của bức ảnh.
Kết quả là, một mạng lưới các vùng trên não (hay vùng vân vỏ não) (cortico-striatal loop) hoạt động nhanh hơn khi người ta tập trung vào thời gian.
Nếu vậy, một khi não bận tâm tới nhiều khía cạnh khác nhau của công việc, nó sẽ phải dàn đều nguồn "tài nguyên" ít ỏi của mình hơn là chăm chăm vào đếm thời gian. Cảm giác dường như nhanh đến mức người ta còn cần thêm một khoảng nữa để hoàn thiện.
Tuy nhiên, nếu não không bị kích thích theo cách này, nó sẽ tập trung toàn bộ tinh lực vào việc theo dõi diễn tiến của thời gian. Điều đó khiến ta cảm thấy như thời gian lê chậm chạp. Có thể, trên thực tế sựđong đếm này hoàn toàn chính xác.
Niềm vui gắn liền sự sáng tạo
Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Toronto (Canada) lại khẳng định thêm rằng: người có tâm trạng vui sẽ có tính sáng tạo tốt nhưng giảm tập trung. Còn
người mang tâm trạng buồn bực lại tỏ ra chăm chú hơn và đạt hiệu quả hơn trong các công việc đòi hỏi tính chính xác.
Nghiên cứu được tiến hành là khi người ta theo dõi hành vi của 24 người tình nguyện đối diện với hai loại công việc khác nhau: một là, loại công việc có tính sáng tạo và đòi hỏi tập trung cao độ, hai là, công việc liên quan đến thị giác và có thể bị chi phối gây lơđãng.
Khi công việc đòi hỏi sự liên kết giữa các từ, người mang tâm trạng vui đã tỏ ra làm việc hiệu quả hơn, nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tập trung ở thử nghiệm về thị giác. Tâm trạng vui giúp tiếp thu tốt các thông tin bên ngoài, trong khi tâm trạng buồn khiến việc tiếp thu khó khăn hơn.
Để tạo tâm trạng, các nhà nghiên cứu đã dùng các bản nhạc của Bach và Prokofiev. Sau khi nge xong họ liền phản ứng một cách nhanh nhảu khi vui nhưng khi gợi nhớ sự buồn bã, họ lại có thể diễn tả tâm trạng mình một cách chi tiết hơn.
Vào một ngày nào đó, khi buồn chán, đừng giam mình trong phòng và mường tượng về những kỷ niệm đẹp. Hãy đi một nơi nào đủ rộn ràng và vui vẻ, bạn sẽ thấy sự khác biệt...
Sự rung động có tác dụng gì?
Cảm xúc làm nên cuộc sống
Vì sao con người được xếp vào loài động vật bậc cao, vượt xa loài sinh vật hoang dã? Nhờ có cảm xúc, sự yêu thương hay chính là sự phản ứng lại với thế giới xung quanh mà cuộc sống của con người được gọi tên thành "xã hội".
Khóc, cười, ngượng nghịu, bực dọc... những xúc động mạnh khiến cho chúng ta khó có thể làm chủ được bản thân mình. Ngàn xưa, thuỷ tổ của chúng ta cũng đã phản ứng như vậy.
Khi nào người ta sợ hãi? Đó là bản năng của một con mồi, ngỗi phỗng ra như đá, bất lực trước sự nguy hiểm. Còn giận dữ thì sao? Có phải là sự "ra oai" đối với kẻ khác, sựđòi hỏi được tôn trọng. Vui mừng là sự hoà hợp thực thụ với đồng loại, đôi khi hơi chút thái quá...Liệu chúng ta có thể chế ngự được những hành vi "quá khích" làm cho hành vi rối mù như mớ bòng bong không?
Thực tế chỉ ra, mọi chuyện đều trái ngược...
Não bộ của chúng ta là một cơ quan điều khiển cảm xúc một cách tuyệt vời và hoàn hảo. Nhờ nó, ta có thể suy luận và khám phá được thế giới. Lấy một ví dụ đơn giản: khi đi trên đường phố, cơ quan trung ương bị vô khối các cảm giác tấn công: Ánh nắng chói thật, cô gái kia sành điệu ghê, rẽ phải nào... Sự tấn công tới tấp như vậy chẳng lẽ khiến cho chúng ta nhầm lẫn hoặc náo loạn lung tung?
Trong ngổn ngang những thông tin ấy, các cơ quan đã được chỉ huy thực hiện nhiệm vụ một cách rõ ràng...Bởi vì não bộ vẫn xác định được thông tin nào mang xúc cảm mạnh nhất. Hơn hết, con người có tình yêu...
Tình yêu - loại thần dược của tinh thần
Ngay từ thời cổ đại, các vị vua đã lựa chọn tình yêu để tạo cho cuộc sống những sắc màu tuyệt vời nhất. Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh điều này...
Qua rất nhiều thí nghiệm nghiên cứu, họ cho rằng: cơ chế tạo ra tình yêu không hề đơn giản chút nào. Khi người ta rơi vào trạng thái ngây ngất khó tả kèm theo sự nhớ nhung, não bộ bắt đầu điều khiển các hoóc-môn và nơ-ron để tạo ra các "chuỗi phản ứng tình yêu".
Các cuộc thí nghiệm bắt đầu bằng cách các nhà khoa học tiến hành chụp ảnh scan não bộ của gần 20 người đang yêu. Kết quả cho thấy, não của người đang yêu tăng vọt nồng độ các chất dopamin, noradrenalin, adrenalin, và giảm nồng độ serotonin.
Adrenalin là một hoóc môn gây cảm xúc. Đối với những người đang yêu, adrenalin tạo ra trạng thái nôn nao, đôi khi cả căng thẳng. Một cuộc hò hẹn, những ánh mắt của người đang yêu hay đơn giản là những hình ảnh còn lưu lại trong trí nhớ của hai người. Lúc ấy, chất Adrenalin càng ngày càng tăng cao, tim đập nhanh hơn khiến cho cảm giác hạnh phúc xuất hiện.
Trạng thái tăng adrenalin cũng có thể là một liều thuốc hữu hiệu mà người ta vẫn thường gọi là "sức mạnh của tình yêu" hay sự vượt qua mọi thử thách. Ở một "nơi" khác, hoóc môn dopamin tác động gây cảm giác sung sướng và thoả mãn mọi cảm xúc.
Lúc này, chất noradrenalin tập hợp năng lượng làm cơ thể nóng lên. Đây là "kẻ" thường hay "dụ dỗ" người ta đi vào khu vực của trái cấm. Sự mong muốn hoà hợp tình yêu về thể giác lẫn tâm hồn phụ thuộc khá lớn vào loại hoóc môn này.
Nếu một ngày nào đó, bạn có cảm giác trái tim mình đập nhanh hơn, chờ đợi, nhớ nhung, hay giận hờn... Hãy đừng đổ lỗi cho "chuỗi phản ứng tình yêu", bởi đó là một điều bình thường nhưng thật kỳ diệu...
Vi khuẩn là gì ?
Lịch sử của vi khuẩn
Vi khuẩn (có khi gọi là vi trùng) là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong thiên nhiên. Chúng có mặt khắp nơi trong đất, nước và ở dạng cộng sinh với các sinh vật khác. Hầu hết vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, nhưng có loài có đường kính đến 0,3mm.
Vi khuẩn đầu tiên được quan sát bởi nhà bác học Antony van Leeuwenhoek vào năm 1683 bằng kính hiển vi một tròng do ông tự thiết kế. Cái tên "vi khuẩn" được đặt sau đó khá lâu bởi Christian Gottfried Ehrenberg vào năm 1828, cái tên này xuất phát từ chữ "βακτηριον" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "cái que nhỏ". Vào thời đó, hai nhà khoa học Louis Pasteur (1822 1895) và Robert Koch (1843 -1910) miêu tả vai trò của vi khuẩn là các thể mang và gây ra bệnh hay tác nhân gây bệnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác nhận, trong 1 lít nước biển có tới hơn
20.000 loại vi khuẩn khác nhau. Toàn bộ cơ thể của chúng ta là "căn cứ" cho hàng tỷ vi khuẩn các loại.
Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau. Đa số có hình que, hình cầu, hay hình xoắn, những vi khuẩn có hình dạng như vậy được gọi theo thứ tự là trực khuẩn (bacillus), cầu khuẩn (coccus) và xoắn khuẩn (spirillum). Một nhóm khác nữa là phẩy khuẩn (vibrio) có hình dấu phẩy. Hình dạng không còn được coi là một tiêu chuẩn định danh vi khuẩn, tuy nhiên có rất nhiều chi được đặt tên theo hình dạng và đây là một điểm quan trọng để nhận dạng các chi này.
Vi khuẩn có ích hay vi khuẩn có hại?
Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường và động vật, bao gồm cả con người. Vai trò của vi khuẩn trong gây bệnh và truyền bệnh rất quan trọng. Chúng chính là tác nhân gây ra các loại bệnh: uốn ván, sốt thương hàn, giang mai, tả, lao... Các hình thức lây nhiễm gồm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng.
Các biện pháp khử khuẩn (sát trùng) có thể được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, như lau da bằng cồn trước khi tiêm. Việc vô trùng các dụng cụ phẫu thuật và nha khoa được thực hiện để đảm bảo chúng "vô khuẩn" hay không mang vi khuẩn gây bệnh. Chất tẩy uế được dùng để diệt vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh để ngăn chặn sự nhiễm và nguy cơ nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Ví dụ, sự phân giải cellulose (một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật) được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn thuộc chi Cytophaga. Khả năng này cũng được con người ứng dụng trong công nghiệp và trong cải thiện sinh học (bioremediation). Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang.
Vi khuẩn, cùng với nấm men và nấm mốc, được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như pho-mát, nước tương, dưa, giấm, rượu và sữa chua. Sử dụng công nghệ sinh học, các vi khuẩn có thể được "thiết kế" để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại. Nhiều vi khuẩn được tìm thấy sống cộng sinh trong cơ thể người hay các sinh vật khác. Ví dụ như sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại.
Sức chịu đựng không giới hạn
Vi khuẩn có sức chịu đựng dường như không giới hạn. Nếu như con người ở trong nhiệt độ xấp xỉ 100oC thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại. Nhưng một số loại vi khuẩn lại ưa sống ở những miệng núi lửa có nhiệt độ cao trên 100oC.
Thân nhiệt bình thường của con người là 37oC và nếu giảm xuống dưới 20oC, cơ thể sẽ rơi vào hôn mê và tim ngừng đập. Con người sẽ không thể sống ở điều kiện nhiệt độ thấp nếu không có các công cụ hỗ trợ. Nhưng vi khuẩn thì khác. Có dòng vi khuẩn ưa sống trong lớp băng lạnh giá ở cực trái đất, nơi nhiệt độ xuống tới âm 40oC.
Đặc biệt hơn nữa, trong môi trường a-xít khắc nghiệt vẫn có vi khuẩn sinh sống. Ngoài ra có những loại vi khuẩn ưa nước mặn, ưa môi trường kiềm và thậm chí không cần đến cả không khí vẫn sống khỏe.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro