Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bài Thứ Sáu

Khảo sát sự tiến hóa về phương diện ba vật tính (gounas). Ba vật tính trở nên như thế nào nơi con người – Sự phản động của Nọa tính, của Nhiệt vọng, của Chân lý – Sự tiến bộ chậm chạp – Sự quan trọng của Chân lý.

1 – Nơi con người, 3 tính chất: Trì độn, Vận động và Quân bình gọi là gì?

Tính trì độn gọi là sự mê muội, tối tăm, lười biếng. Cùng một loại với nó là: sự vô tình, tê mê, hiềm kỵ đối với tất cả mọi sự hoạt động về thể xác hoặc trí não. Đó là những đặc tính của những giống người tối sơ, và cũng là đặc tính của các bộ lạc dã man hoặc những tâm hồn thơ ấu cấu thành hạng dàn hạ tiện ở các thành phố lớn của chúng ta.

            Tính vận động gọi là bản năng, tham vọng, nhiệt tình, vì nó bắt buộc phải hoạt động, gắng sức, kiên nhẫn, quyết chí.

            Sự quân bình gọi là chân-lý, luôn luôn có những tính bình tĩnh, nhu thuận, tinh khiết, vui vẻ, hạnh phúc đi theo.

2 – Giữa chân-lý, nhiệt tình và bản năng, có sự phản ứng lẫn nhau chăng?

            Có. Do nơi ưu thế hoặc thiếu kém của một tính trong 3 vật tính mới sanh ra những đức tính tốt hoặc xấu của cá nhân, thuận lợi hoặc bất lợi cho bước đường tiến hóa của con người.

            Chân lý phát hiện khi mà nhiệt tình và vô minh bị thất thế.

            Nhiệt tình phát hiện khi mà vô minh và chân lý bị thất thế.

            Và vô minh phát hiện khi mà chân-lý và nhiệt tình bị thất thế.

3 – Bản năng và nhiệt tình thắng được sự mê muội và sự biếng nhác như thế nào?

            Chúng ta hãy xét qua 3 giai đoạn kế tiếp nhau như dưới đây:

            I, - Vì nghe theo bản năng và muốn bảo tồn sinh mạng, những người cổ sơ phải ăn và phải tự vệ, họ thành ra người săn thịt và câu cá; và muốn bắt được thịt, họ phải nhờ đến sự quan sát kỹ can, tài khéo léo, lanh lẹ; họ chế ra khí giới, bẫy đò và lưới rập. Để bảo vệ sinh mạng, để gìn giữ sự sản, họ phải chiến đấu với đồng bạn của họ, với thú dữ. Họ đuổi thú dữ ra khỏi hang của chúng để có chỗ ở. Họ dùng da thứ rừng để mặc.

            Cần thiết sanh ra trí xão và tiết lộ cho họ biết bí quyết của kỹ thuật, những mối đầu của kỹ nghệ về nghệ thuật. Càng ngày càng sanh ra nhiều sự cần dùng mới và bắt buộc họ phải làm việc đều đều, phải vận dụng trí não trong sự làm việc.

            II, - Khi con người có đoàn thể, lập thành bộ lạc, thành thị thì những kẻ có sức mạnh, có tài trí phát sanh lòng tự phụ, tham lam, muốn nắm quyền thống trị, bắt kẻ khác phải làm theo ý mình, đoạt của cải kẻ khác để thỏa lòng tham của họ. Họ dùng đủ mánh khóe trong sự hành động: sức mạnh, mưu quỷ, trộm cắp, quyến dỗ.

            Nhưng, cũng vì đó, họ gây ra sức đề kháng lòng thèm thuồng, ganh ghét, giận hờn, thù oán. Thế là có chiến đấu, tàn sát. Tóm lại, những nhiệt vọng hung bạo gây ra sự hung bạo trong hành động; sự hung bạo cần phải có, để thắng phục tính biếng nhác, trì độn, dốt nát. Lấy bấy giờ, luân lý chưa phát hiện, vì luân lý là quy kết tất nhiên của sự tiến hóa.

            III, - Ở thời buổi văn minh của chúng ta ngày nay, một là vì sinh tồn bản năng, hai là vì phải đương đầu với những đòi hỏi của sự sống mà chúng ta phải hoạt động bằng xác và bằng trí, phải làm việc hằng ngày. Chúng ta bị kích thích bởi lòng tư lợi, tham của, khao khát sự giàu sang, sung sướng, xa xỉ, vui chơi và danh vọng: lòng tham vọng đó cũng hữu ích và cần phải có để giải thoát con người ra khỏi sự ngu muội, biếng nhát, trì độn.

            Tuy nhiên, đại chúng cũng vẫn còn GIỮ LÝ TƯỞNG CỦA VẬT CHẤT, muốn sống mà khỏi làm việc, sống trong sự yên nghỉ êm đềm và thỏa lòng hoan lạc. Không sớm thì muộn, những kẻ trễ bước đó sẽ bị sự đau đớn, khổ não, gian nan làm cho họ thức tỉnh.

4 – Đến phiên chân lý sẽ thắng được tình dục, biếng nhác như thế nào?

            Lần lần, sự làm việc sẽ thành ra luật chung của thế giới. Người ta nhìn nhận nó là nguồn vô tận của sự sung túc, thịnh vượng, độc lập; nó làm cho thể xác và tinh thần được khang kiện, trí thức được phát triển, nó đem lại cho ta những mối vui vẻ chính đáng và hạnh phúc.

            Nhờ sự quan sát, nghiên cứu, khoa học, con người tìm ra được nhiều chân lý khác nữa, có một sức hấp dẫn phi thường, họ không sao làm ngơ được, bởi những chân lý đó đem lại cho họ một sự vui dịu dàng, trong sạch, nhiệt liệt, một chân phúc mà từ trước đến giờ họ chưa biết được; vì đó, nhà bác học, nhà phát minh, nhà từ thiện, hạng người tiến hóa đem hết ngày giờ, năng lực, trọn đời sống để tìm ra những sáng chế mới, những chân lý cao siêu, để giúp ích cho nhân loại.

5 – Họ có lợi ích gì không?

            Ngoài sự vinh quang, danh dự, vui thú trong sự giúp đời, sự gắng sức kiên nhẫn làm cho họ mở rộng trí năng, họ có thêm được lợi khi rất tốt để sưu tầm chân lý, là trực giác, có sức phát triển đến bực kỳ tài. Trực giác giúp cho họ nhận thức được một cách trực tiếp chân lý trong cõi hồng trần và những cõi cao. Nhờ thế, họ sẽ tiến bước mãi, càng ngày càng đến gần chân lý nguyên vẹn (toàn chân) hay là ý thức của Thượng-đế? Cuối cùng, một ngày kia, họ sẽ nhận ra Thực trang Duy nhứt, bất dịch bất biến, khắp cả vũ trụ, chỉ có Thực trạng đó là ngoài thế lực biến đổi của ba vật tính (gounas)

6 – Chân lý đã quan trọng như thế, vậy đối với chân lý, ta phải có thái độ như thế nào?

            Ở khắp mọi nơi và dầu lúc nào, ta cũng phải tôn trọng, suy tầm, bày tỏ chân lý. Vậy chúng ta phải đoan chính từ trong tư tưởng đến tình cảm, lời nói và hành vị. Vì lẽ dục tình làm mờ ám hoặc tiêu diệt chân lý, chúng ta phải luôn luôn có những tư tưởng trong sạch, những ý muốn trong sạch.

            Nhứt là chúng ta phải chiến thắng sự mê muội lầm lẫn, dối trá, dưới mọi hình thức. Sự dối trá làm sai lạc, hư hoại mọi vật nào mà nó mò tay đến; nó là một nguyên lý chết. Chân lý là một nguyên lý sống; chính chân lý là sự sống.

7 – Trong những trường hợp đặc biệt nào, chúng ta phải giữ cho chân lý phát biểu thật đúng?

            Trong khi nói chuyện và diễn thuyết; bởi vì trong những lúc đó, chúng ta chịu không biết bao nhiêu ảnh hưởng vừa ở ngoài vừa ở trong. Chúng ta phải luôn luôn tự chủ, nói năng điều độ, cẩn thận, đích xác và nhã nhăn.

            Chúng ta phải tránh 2 sự thái quá:

            1 – Nói ước chừng vì lời nói đó luôn luôn là ở dưới sự thật.

            2 – Nói khoát, khiến cho chúng ta nói quá sự thật và làm cho ta sa vào nhiệt vọng. Chúng ta hãy nói điều nào thật hữu ích, nâng cao tâm trí, bằng không hãy làm thinh. Ta phải xem đó là qui tắc tuyệt đối khi đến kẻ khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: