Bài Thứ Ba
Đạo và Tôn-giáo – Những mối liên-quan giữa các Tôn-giáo và Thông-Thiên-Học: tất cả đều cùng một nguồn gốc chung - Hai phương-diện của giáo-pháp: công-truyền và bí-truyền – Những giáo-điều không đúng với luật thiên-nhiên gây ra nhiều mối nguy-hại.
1 – Đạo là gì?
Đạo là sự liên-lạc giữa người và Trời, là những mối quan-hệ giữa tạo-vật và đấng Tạo-hóa. Biết rõ những mối liên-quan đó tức là làm cho dây liên-lạc giữa người và Trời càng thêm phần vững chắc và nhờ đó, bước đường tiến-bộ của chúng ta sẽ được mau chóng hơn.
2 – Tại sao thế-gian có nhiều Tôn-giáo khác nhau như thế?
Một nhà hiền-triết có nói: Lẽ dĩ nhiên là phải có nhiều con đường đi đến Thượng-đế, cũng như có bao nhiêu người là sẽ có bao nhiêu hơi thở vậy. Hiện nay, trên thế-giới có từ tám đến mười tôn-giáo, mỗi tôn-giáo lại chia ra nhiều tông-phái nhỏ.
3 – Các Tôn-giáo dạy tín-đồ như thế nào về những mối liên-quan giựa tín-đồ và Thượng-đế?
Có nhiều tôn-giáo trình-bày, hay cũng có thể nói là bắt buộc tín-đồ phải tin một toàn-bộ chân-lý: đó là Tín-điều. Tôn-giáo còn vạch sẵn cho tín-đồ một qui-tắc xử-thế gọi là Luân-lý, tổ chứ Lễ-bái, trong đó có những nghi-thức cúng kiến để nhắc lại những chân-lý đã dạy. Rốt hết, Tôn-giáo tiên-kiến những sự thưởng phạt sau khi chết.
4 – Thông-Thiên-Học có tín-điều và lễ-bái không?
Không, ngoài những biểu-hiện để nhắc lại một cách giản-minh những chân-lý huyền-bí, Thông-Thiên-Học chỉ giảng dạy những Luật cốt yếu của thiên-nhiên, áp-dụng cho tất cả mọi người, như: Luật Tiến-hóa, luật Luân-hồi, luật Công-bình (Nhân quả) và luật Hữa-ái. Thông-Thiên-Học hiến cho nhơn-loại một nền Luân-lý rất thuyền-túy. Một Lý-tưởng rất cao-siêu, đúng với Thiên-lý.
Nhà Thông-Thiên-Học biết rằng Thượng-đế hay là Trời vốn là Tinh-thần và Chân-lý và muốn được sùng-bái bằng tinh-thần và chân-lý. Nhà Thông-Thiên-Học biết rằng trong tâm mình vốn sẵn có mầm mống thần-minh mà tự mình phải ra công phát triển, phải đem mình hợp-nhứt với Điểm Chơn-thần đó và nhờ thế mà đạt đến Bản-thể của Thượng-đế.
Nhà Thông-Thiên-Học cũng biết rằng trong mỗi người đàn-ông, mỗi người đàn-bà, mỗi đứa trẻ mà mình gặp, đồng có mầm giống thần-minh như mình và vì tình hữu-ái, mình có nghĩa-vụ giúp cho mỗi cá nhân phát-triển mầm giống thần-minh của họ.
5 – Thông-Thiên-Học đã được đem ra để dạy cho loài người từ đời nào?
Từ khi con người có bộ thần-kinh não-tủy và nhờ đó, có trí-năng và lý-tính. Ở thời buổi tối cổ đó, có những bậc Thần-tiên giáng thế, hoặc làm vua chúa, hoặc làm Sư-trưởng để dìu-dắc và dạy-dỗ loài-người. Các ngài vốn thuộc về một lớp nhân-loại trước lớp nhân-loại của chúng ta (trong kinh sách gọi là Con Trời (Thiên-Tử). Mấy đấng ấy tạo lập ở Lému-rie cổ-thời một nền văn-minh rực-rỡ, ngày nay hãy còn lưu lại dấu vết ở cù-lao Pâques (Xem bộ Bí-giáo = Doctrine Secrète)
Đạo dức cổ đã từng giáo-hóa tất cả các dân-tộc. Người ta hãy còn tìm thấy những biểu tượng của nền đạo-đức cổ đó ở khắp năm-châu trên đia-cầu, nhứt là Ấn-độ, Mể-tây-cơ (Mexique), Ai-cập v.v…
6 – Đạo đức cổ do ai gìn-giữ để truyền lại cho các Giống-dân kế-tiếp nhau?
Do nơi các đấng Tiên-Thánh trong Quần-Tiên-Hội, Các Ngài là những nhân-vật đã hoàn-thành sự tiến-hóa của các Ngài và lãnh nhiệm vụ điều-khiển sự tiến-hóa của trọn cả loài người. Cũng vì mục-đích đó mà các Ngài đã sáng-lập nhiều tôn-giáo.
7 – Các tôn-giáo lớn được sáng-lập như thế nào?
Mỗi khi công-lý ngửa-nghiên và sự bất-công thạnh-hành thì có một vị trong Quần-Tiên-Hội giữa nhân-loại. Ngài chọn lấy một Chân-lý trong những Chân-lý cốt yếu của Đạo để làm nền-tảng cho một Tôn-giáo mới, thích-ứng với nhu-cầu, với trình độ tiến-hóa, với phong tục, khí hậu của những dân-tộc hoặc những Giống-dân mà Ngài muốn hoằng-hóa Chân-lý.
Mỗi khi có một Giống-dân Chánh hoặc một Giống-dân Phụ ra đời đều có xảy ra việc như thế, do đó mới sinh ra một nền văn-minh mới.
8 – Do theo những nói trên đây, chúng ta có thể kết-luận như thế nào?
1- Các Tôn-giáo không khác nào những nhánh nhóc cùng chung một cội là Thông-Thiên-Học hay là Đạo-lý cổ-truyền.
Thế thì, tất cả các tôn giáo đều do một gốc mà ra, tất cả đều có mục-đích giúp cho nhân loại chóng tiến-hóa.
2- Mỗi Tôn-giáo chỉ giảng-dạy có một phần hay là một mặt của chân-lý, còn Thông-Thiên-Học dạy toàn-thể Chân-lý. Vì vậy mà có câu định lý nầy: Không có Tôn-giáo nào qua Chân-lý.
3- Một Giống-dân Phụ mới sắp sanh ra, đấng Chưởng-giáo sắp lâm phàm.
9 – Các Tôn-giáo lớn đã ra đời từ xưa tới nay có những đặc-tính như thế nào?
Đặc-tính của Ấn-giáo là Bổn-phận, của Phật-giáo là Tư-Tưởng chơn-chánh, của Bái-hỏa-giáo là sự Trong-sạch, của Do-thái-giáo là Công lý (mắt trả mắt). Đức Hermès dạy dân cổ Ai-cập Khoa-học siêu-đẳng hay là Huyền-bí-học. Đức Orphée sáng lập ở cổ Hy-lạp sự Tôn-sùng vẻ đẹp dưới mọi hình thức. La-mã đặt ra Dân-quyền. Cơ-đốc-giáo dạy phải Từ-thiện và tha thứ cho những sự bất-công. Hồi-giáo nhấn mạnh về tính đơn-nhứt của Thượng-đế.
Sau hết, tình Huynh-đệ sẽ là chủ-âm của Tôn-giáo mới sau nầy.
10 – Phải chăng tôn-giáo nào cũng có hai nền giáo-dục khác nhau?
Đúng thế, tôn-giáo nào cũng có một nền giáo-dục công-khai và một nền giáo-dục bí-mật. dành riêng cho một thiểu-số, cho những người có đủ tư cách. Thông-Thiên-Học cũng chia ra phần công-truyền và bí-truyền.
Đức Jésus ngày kia đã có nói với các đệ-tử: <<Đối với quần-chúng, ta nói bằng tỉ-dụ; nhưng đối với các trò, ta tiết-lậu một cách bí-mật, trong tư-thất, những huyền-vi của cõi Trời (tức là những Chân-lý Thông-Thiên-Học)
Ban-sơ, Giáo-hội Cơ-đốc duy-trì cả hai nền giáo-dục. Phần bí-truyền dành để cho những người có tấm lòng khá-trong sạch (xem các quyển: Sứ đồ hành động lục, Thư của thánh Paul, Thư của Thánh Clément ở thành Alexandrie). Về sau, Giáo hội bãi bỏ Cao đẳng thần học (Gnose) hay là khoa Bí truyền. Từ đó, Tín điều không còn hợp với Luật thiên nhiên nữa.
11 – Những giáo điều không đúng với luật thiên nhiên có gây ra nhiều mối tệ hại chăng?
Đó là lẽ tất nhiên. Tin rằng con người trước sau chỉ sống có một kiếp nơi cõi trần khiến cho cuộc đời thành ra khó hiểu và không sao giải quyết được vấn đề bất bình đẳng và bất công, cùng vấn đề khốn khổ, đau đớn và chết mất.
Đối với Cơ-đốc giáo đồ, cõi trần là biển khổ, sự chết là một mối kinh khủng kỳ dị và bên kia cửa tử là một ác mộng với những hình phạt đời đời. Tín điều như thế trái hẳn với lẽ phải và khiến cho nhiều người hoang mang rồi không nhận là có luật công bình và luôn đến Trời cũng không có nốt.
Có nhiều Cơ-đốc giáo đồ thành thực, mỗi ngày tự hỏi một cách âu lo: <<Chúng ta sanh ra đời để làm gì?
Từ khi Cơ-đốc giáo hội không nhìn nhận Cao đẳng thần học nữa thì Giáo hội trở nên bạo nhược, cố chấp, cuồng tín. Những cuộc chiến tranh tôn-giáo, những cuộc hành hạ, tàn sát và hỏa hình của Tòa án tôn-giáo đối với những kẻ không tin theo giáo điều, những sự ngược đãi các nhà bác học là bao nhiêu phương sách đã dùng để giữ phần thắng cho tín điều hẹp lượng của Giáo hội.
Sự phản động sinh ra chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật, tính lãnh đạm đối với tôn giáo. Cuối cùng, người ta sanh tâm muốn lợi dụng một kiếp sống độc nhứt: <<Thà vui sướng, dầu ngắn ngủi cũng được>>. Thế là hưởng dụng, dục lạc, ích kỷ, tàn bạo không còn giới hạn nào nữa.
Tính thiên chấp là một hình thức của tính độc ác và vì thế, trái ngược với lòng từ ái của Thượng-đế, chỉ đem lại những kết quả xấu xa thôi.
(Nên đọc thêm quyển Dưới Chơn Thầy của Alcyone, quyển Cơ-đốc-giáo bí truyền của A.Besant)
***Phụ chú:
Luôn luôn người ta tìm thấy số 7 khắp nơi trong cõi thiên nhiên: vậy, do đâu có số căn bản đó?
Do nơi ba đặc tính (gounas) của vật chất: Bất động (Tamas), Chuyển động (Rajas), Quân bình (Sattva). Thực thế, nếu đem ba tính đó mà phối hợp với nhau đủ cách, mỗi thứ hoặc nhiều hoặc ít, tổng số sẽ là 7. Bởi đó, số 7 là số của thiên nhiên hay nói cách khác, thiên nhiên có căn bản nơi số 7.
Chúng ta luôn luôn nên nhớ rằng, dầu ở cõi trần hoặc ở một cõi nào khác trong những cõi vô hình, không có một thứ nào ở ngoài ba gu na (gounas) cả.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro