Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thói quen nói lời xin lỗi và cảm ơn

Vẻ đẹp cuộc sống vốn hình thành từ những cử chỉ, lời nói rất giản dị: một ánh mắt sẻ chia thông cảm, một nụ cười vô tư thân tình, một cái bắt tay khích lệ thôi cũng đủ để gieo vào lòng người mối thiện cảm, gần gũi. Lời "xin lỗi" và "cảm ơn" cũng nằm trong vô vàn những cử chỉ đẹp đẽ ấy. Thế mà có ý kiến cho rằng, hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đang mất dần thói quen nói lời xin lỗi và cảm ơn.
"Xin lỗi" và "cảm ơn" nằm trong cách thức giao tiếp lịch sự của hầu hết nền văn hóa trên thế giới. Nó đi vào lòng người một cách rất tự nhiên: từ lời dạy về sự lễ phép, tôn trọng người khác của cha mẹ, thầy cô khi còn nhỏ rồi ăn sâu vào thói quen của chúng ta lúc nào không hay. Lời nói ấy vừa thể hiện phép lịch sự, nhã nhặn, sự thanh lịch của con người, hơn thế, nó còn giúp bày tỏ tấm lòng, cảm xúc trước mỗi tình huống ứng xử. Xin lỗi mỗi lúc lỡ sai, cảm ơn khi được giúp đỡ trước những điều ta chân trọng. Thói quen tưởng như đơn giản ấy giữ vai trò quan trọng trong tất cả các mối quan hệ. Vì sao mà các bạn trẻ lại mất dần thói quen tốt này? Chẳng lẽ thế hệ trẻ lại trở nên thiếu lễ độ, lẽ nghĩa hoặc không biết rung cảm trước cuộc sống hay sao?
Nhìn vào thực tế, việc một số thanh niên không biết sử dụng lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ thật đáng lo ngại. Lui vào những góc quay nhỏ của cuộc sống, ta sẽ thu được cái nhìn không khỏi chạnh lòng. Trời mưa tầm tã, bà mẹ ránh rau ra chợ bán. Người thanh niên phóng xe máy ào qua, lỡ quệt vào một bên quang ránh, hờ hững quay lại nhìn bà bị ngã rồi vội vã đi ngay. Những anh chị ra chợ mua hàng, vì một chút chậm chạp của người bán hàng mà khó chịu, càu nhàu, mặt lạnh băng mà giật lấy mớ rau. Tối về, anh con trai nhìn mẹ đi khập khiễng, lại tránh thầm sao bà không ở nhà cho khỏe. Không một lời xin lỗi, không một lời cảm ơn nào được nói ra. Sự yên lặng khiến bà cụ rơi nước mắt, buồn lòng. Ta vẫn thường xúc động trước những câu chuyện như thế, nhưng giữa cách ta ứng xử hằng ngày, liệu có bao giờ quên, cố tình quên hay "tiết kiệm" một lời xin lỗi, cảm ơn?
Cuộc sống hiện đại hối hả, sự giao lưu giữa các nền văn hóa thời hội nhập cùng với lối sống công nghiệp, nền kinh tế thị trường non trẻ có lẽ là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cho đến lúc bước vào cuộc sống, một bộ phận thanh thiếu niên trở nên ích kỷ hơn. Mãi miết với học tập, công việc, hoặc sa đà vào những thú chơi tiêu khiển hấp dẫn, họ thu mình lại trước cuộc sống cởi mở, giản dị. Học đòi cách sống cá nhân, hưởng thụ, các bạn trẻ bỗng quên mất ai là những người đã giúp mình có được vật chất và trình độ nhận thức ấy. Thế là vô tình, những lời cảm ơn, câu xin lỗi của các bạn cũng theo đó mất dần. Không chịu nhận sai, không học cách biết ơn, lại được nuông chiều trong môi trường thiếu sự quan tâm đúng mức, các trào lưu thiếu lành mạnh tràn lan với sự hỗ trợ của kinh tế, các thiết bị điẹn tử... giới trẻ hình thành nhân cách với nhiều nhận thức và thói quen lệch lạc. Dẫn đến lời xin lỗi, cảm ơn từng bị bỏ quên, nhưng sao quên thì dễ, mà lập lại lại thói quen thì thật khó! Càng ngày càng ít nghe những người trẻ tuổi nói lời xin lỗi và cảm ơn với nhau, thứ ngôn ngữ này cứ nhạt dần đi mãi.
Muốn thay đổi, cách hiệu quả và nhanh nhất là sự vận động tự thân trong mỗi thanh niên. Ý thức được ý ngbiax của lời xin lỗi, cảm ơn, hiểu và coi trọng lẽ sống đẹp trong xã hội và ý tứ giữ lời ăn tiếng nói hằng ngày, những lời nói rất có văn hóa này sẽ trở lại. Đằng sau việc đặt ra vấn đề "xin lỗi" và "cảm ơn" là cảnh báo về lối sống, suy nghĩ, thái độ và chuẩn mực đạo đức của thanh niên ngày nay. Sâu xa hơn, đó còn là sự mai mọt của một truyền thống tình cảm tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: lối sống trong đạo lý, ân nghĩa, ngay thẳng. Truyền thống ấy là sức sống, sức mạnh của dân tộc. Nó sẽ duy trì bền vững và nhất định không thể mất đi, song làm sao các bạn trẻ "thời đại số" nhanh chóng hiểu được? Giải đáp bắt đầu từ phía gia đình, cách cư sử hằng ngày, cho đến cơ quan truyền thông, báo chí, nhà trường,... Nó không dừng lại ở trào lưu, vận động mà phải làm sao được coi là câu nói bình thường, hoàn toàn không khách sáo, hình thức hay giả dối.
Ông cha ta vẫn thường hay dạy "Học ăn, học nói, học gói, học mở", học cảm ơn và xin lỗi không thể là ngày một ngày hai mà phải bền bỉ trên cơ sở văn hóa và đạo đức.
(Góp ý nhiệt tình nhé, có gì sai sót để mình sữa đổi)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: