CHƯƠNG 1 - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
KIẾN THỨC NỀN TẢNG
Vì sao những thay đổi nhỏ dẫn đến thay đổi lớn
CHƯƠNG 1 - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Tại sao những thay đổi nhỏ lại tạo ra sự khác biệt lớn? Sức mạnh đáng kinh ngạc của những thói quen nhỏ bé. Số phận của giới đua xe đạp Anh Quốc đã thay đổi chỉ sau một ngày vào năm 2013. Tổ chức
đua xe chuyên nghiệp Anh Quốc đã thuê Dave Brailsford vào vị trí giám đốc điều hành. Vào thời điểm đó những tay đua chuyên nghiệp ở Anh đã trải qua gần 100 năm không có giải thưởng nào. Người Anh chỉ giành được một huy chương vàng đơn nam tại kỳ thế vận hội Olympic từ năm 1908, và họ thi đấu với phong độ ngày càng tệ tại giải đua xe lớn nhất thế giới, Tour de France.
Trong suốt 110 năm, không có vận động viên người Anh nào giành thắng lợi tại giải đấu này. Thực tế là màn trình diễn của các tay đua người Anh dở đến mức một trong những nhà sản xuất xe đạp hàng đầu Châu Âu từ chối bán xe đạp cho tuyển Anh với lý do họ e ngại rằng doanh số bán hàng sẽ bị sụt
giảm nếu những tay đua chuyên nghiệp khác thấy tuyển Anh sử dụng xe đua của họ. Brailsford được thuê để đưa tuyển Anh vào quỹ đạo mới. Điều khiến cho ông ấy khác biệt với những người tiền nhiệm là lời cam kết kiên định theo đuổi chiến lược mà ông ấy gọi là "tổ hợp thành tựu biên" [nguyên gốc "the
aggregation of marginal gains"].
Triết học định nghĩa đây là việc tìm kiếm một thay đổi cải thiện rất nhỏ trong mọi thứ bạn làm hàng ngày. Brailsford cho biết, "Nguyên tắc bắt nguồn từ ý tưởng rằng nếu bạn chia nhỏ mọi thứ bạn có thể nghĩ về việc đạp xe, và sau đó cải thiện từng 1% một, bạn sẽ tạo ra một thay đổi đáng kể khi bạn gộp chung vào với nhau". Brailsford và ban huấn luyện đã bắt đầu bằng việc tạo ra những điều chỉnh nhỏ mà bạn có thể mong chờ từ một đội đua xe chuyên nghiệp. Họ đã tái cấu trúc lại yên xe để khiến chúng thoải
mái hơn và dùng cồn tẩy rửa cho lốp xe để có ma xát tốt hơn.
Họ cũng yêu cầu các tay đua mặc áo giữ nhiệt để duy trì mức nhiệt lý tưởng cho cơ bắp trong khi đạp xe và sử dụng cảm biến phản hồi sinh học để giám sát phản ứng của từng vận động viên đối với từng bài tập luyện cụ thể. Cả đội đã thử nghiệm nhiều loại vải bằng ống thông gió và để những tay đua xe ngoài trời của họ thử mặc những bộ đồ thi đấu trong nhà, những bộ đã được chứng minh là nhẹ và thoáng khí hơn.
Nhưng họ không chỉ dừng lại ở đây. Brailsfords và đội nhóm của mình đã tiếp tục tìm kiếm 1 phần trăm tiến bộ trong những lĩnh vực mà không ai ngờ tới. Họ thử nghiệm nhiều loại gel mát xa khác nhau để tìm ra loại giúp phục hồi cơ nhanh nhất. Họ còn thuê cả một bác sĩ phẫu thuật để dạy cho từng vận động viên cách rửa tay tốt nhất sao cho giảm thiểu các nguy cơ bị cảm lạnh. Họ quyết định loại gối và đệm đem lại giấc ngủ chất lượng nhất cho các tay đua. Họ thậm chí còn sơn lại nội thất chiếc xe chuyên chở đội tuyển thành màu trắng, việc này giúp họ nhìn thấy được những vết bụi li ti mà thường không ai để ý tới nhưng lại có thể làm
tụt giảm hiệu suất của một chiếc xe đạp đua tinh xảo.
Khi những điều vừa nêu ở trên và hàng trăm những cải tiến nhỏ khác kết hợp lại mang tới những thay đổi một cách nhanh chóng mà không ai có thể nghĩ tới. Chỉ sau 5 năm kể từ khi Brailsford nắm quyền, đội tuyển đua xe đạp Anh đã thống trị đường đua trong kỳ Thế vận hội năm 2008 tại Bắc Kinh, họ đã dành chiến thắng
ngỡ ngàng hơn 60 phần trăm số lượng huy chương vàng của kỳ thế vận hội. 4 năm sau, khi kỳ Thế vận hội được tổ chức tại Luân Đôn, người Anh lại lần nữa dẫn đầu khi họ lập được 9 kỷ lục Olympic và 7 kỷ lục thế
giới. Cũng trong năm đó, Bradley Wiggins đã trở thành tay đua người Anh đầu tiên giành chiến thắng tại giải
thi đấu Tour de France.
Một năm sau đó đồng đội của anh là Chris Froome giành giải vô địch và duy trì thành tích đó vào các năm 2015, 2016, và 2017, điều này đã giúp đội tuyển Anh 5 lần giành chức vô địch Tour de France trong vòng 6 năm.
Trong suốt quá trình 10 năm từ 2007 đến 2017, các tay đua người Anh đã 178 lần vô địch thế giới và 66 lần
giành huy chương vàng Olympic và Paralympic và 5 lần vô địch giải Tour de France, đây được coi là đội đua
thành công nhất trong lịch sử đua xe đạp thế giới. [* Khi cuốn sách này được xuất bản, các thông tin mới về đội đua xe đạp Anh quốc vẫn tiếp tục được cập nhật].
Bằng cách nào điều này có thể xảy ra? Bằng cách nào một đội tuyển mà trước đây chỉ toàn những tay đua bình thường lột xác thành đội tuyển của những nhà vô địch chỉ với những thay đổi nhỏ bé mà mới đầu tưởng
như cùng lắm chỉ tạo ra sự khác biệt đơn giản nhất? Tại sao những cải thiện nhỏ bé từng chút một lại tạo nên
những kết quả đáng kinh ngạc đến như vậy, và bằng cách nào bạn làm được như vậy trong cuộc sống của mình?
TẠI SAO NHỮNG THÓI QUEN NHỎ LẠI TẠO NÊN MỘT SỰ THAY ĐỔI LỚN
Chúng ta rất dễ bị đánh giá quá lên tầm quan trọng của một khoảnh khắc đặc biệt và xem nhẹ giá trị của những tiến bộ nhỏ hàng ngày. Chúng ta thường xuyên tự thuyết phục bản thân rằng những thành công vĩ đại đòi hỏi những hành động lớn lao. Dù cho đó có là việc giảm cân, xây dựng công việc kinh doanh, viết một
cuốn sách, giành giải vô địch, hoặc đạt được bất kỳ mục tiêu nào đó, chúng ta cũng tạo áp lực cho bản thân phải làm nên những điều chấn động mà tất cả mọi người phải ca tụng. Trong lúc đó thì việc cải thiện chỉ 1 phần trăm không có gì đáng chú ý cả - đôi khi là nó chẳng là cái quái gì - nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng,
đặc biệt là trong một thời gian dài.
Sự khác biệt mà một cải thiện nhỏ có thể đem lại sau một thời gian là hết sức đáng kinh ngạc. Đây là cách mà phép toán này vận hành: nếu bạn có thể đạt được 1 phần trăm tiến bộ mỗi ngày, bạn sẽ tiến bộ gấp 37 lần so với thời gian bạn bỏ ra. Ngược lại nếu mỗi ngày bạn lại tệ hơn 1 phần trăm liên tục trong vòng 1 năm, bạn chắc chắn sẽ về lại con số 0. Việc nào bắt đầu bằng những thắng lợi nho nhỏ hoặc những thất bại
không đáng kể thì sẽ dần dần được cải thiện tốt lên. 1% cải thiện mỗi ngày Những thói quen chính là lãi suất kép của việc tự cải thiện bản thân.
Giống như cách đồng tiền sinh sôi nhiều lần nhờ lãi suất kép, các ảnh hưởng từ thói quen sẽ được nhân lên nhiều lần nếu bạn lặp lại chúng. Những thói quen này dường như tạo ra rất ít sự khác biệt nếu tính riêng
mỗi ngày và tác dụng của chúng tính theo tháng, theo năm có thể rất là to tát. Phải sau hai, năm hoặc có lẽ 10 năm sau nhìn lại chúng ta mới thấy rõ được giá trị của những thói quen tốt và cái giá phải trả của những thói quen xấu. Đây có lẽ là một khái niệm khó để có thể đánh giá trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta thường bỏ qua những thay đổi nhỏ bởi vì chúng có vẻ chẳng mấy rõ rệt ngay tại thời điểm đấy.
Nếu bạn dành dụm một khoản tiền nhỏ lúc này, bạn cũng chẳng trở thành tỷ phú được. Nếu bạn tập gym đều đặn 3 ngày một tuần, bạn cũng vẫn chẳng có được hình thể đẹp. Nếu bạn học tiếng Trung một tiếng vào tối nay, bạn vẫn không thực sự học ngôn ngữ đó. Chúng ta tạo ra một vài thay đổi nhưng kết quả thường không xuất hiện nhanh chóng và chúng ta lại trượt lại về thói quen cũ. Thật không may là quá trình chuyển biến chậm chạp này cũng làm cho chúng ta dễ dàng quay trở lại với những thói quen không tốt. Nếu bạn ăn một bữa ăn không hợp lý ngày hôm nay thì cũng chẳng thấy có gì ảnh hưởng hết. Nếu bạn làm việc trễ và bỏ bê gia đình thì họ cũng sẽ tha thứ cho bạn. Nếu như bạn trì hoãn và để công việc của bạn sang ngày mai giải quyết, thường thì bạn cũng vẫn sẽ có thời gian để hoàn thành công việc này sau đó. Chúng ta dễ dàng gạt bỏ một ý định.
Ngày qua ngày, khi chúng ta lặp đi lặp lại 1 phần trăm những lỗi sai bằng việc tái phạm lại những quyết định sai lầm, những lỗi nhỏ xíu và bao biện cho những lỗi lầm đó, những lựa chọn nhỏ đó của chúng ta sẽ dẫn tới những kết quả tồi tệ. Nó là sự tích tụ của rất nhiều sai lầm - 1 phần trăm ở đây, ở kia - và chúng hiển nhiên mang lại vấn đề. Những ảnh hưởng từ việc thay đổi thói quen tương tự như ảnh hưởng của việc thay đổi tọa độ đối với lộ trình một chuyến bay. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang trên một chuyến bay từ Los Angeles tới New York, nếu máy bay cất cánh từ sân bay LAX và sau đó phi công điều chỉnh chỉ 3.5 độ Bắc, bạn sẽ hạ cánh
tại Washington, D.C. thay vì New York.
Chỉ một thay đổi nhỏ không đáng kể lúc cất cánh - mũi máy bay chỉ lệch đi có vài feet - vậy mà bạn đã bay dọc cả nước Mỹ và hạ cánh tại địa điểm cách điểm đến của bạn hàng trăm dặm. Tương tự như vậy, một
thay đổi tưởng chừng nhỏ xíu trong thói quen hàng ngày của bạn có thể hướng cuộc sống của bạn tới đích đến
hoàn toàn khác biệt. Lựa chọn 1 phần trăm tốt hơn hay 1 phần trăm tệ đi dường như không có gì khác biệt ngay
tại thời điểm đó, nhưng về lâu dài thì những lựa chọn đó sẽ quyết định sự khác biệt giữa việc bạn là ai và bạn
có thể làm những gì.
Thành công là sản phẩm của những thói quen hàng ngày, chứ không phải là sự lột xác chỉ một lần duy nhất trong đời. Và ngay tại thời điểm này bạn có phải là một người thành công hay không cũng không quan
trọng. Điều quan trọng ở đây là những thói quen của bạn chỉ bạn đúng con đường dẫn tới thành công. Điều bạn cần làm ở đây là chú tâm hơn nữa vào quỹ đạo hơn là những kết quả trong hiện tại. Nếu bạn không thay đổi thói quen thì chẳng đem lại kết quả gì. Ngược lại, nếu bạn phá vỡ những thói quen hiện tại, mỗi tháng một chút, và bạn đã đi trên con đường dẫn đến sự tự do về tài chính - cho dù sự thay đổi diễn ra chậm hơn so với sự kỳ vọng ban đầu của bạn. Những thay đổi nơi bạn chính là thước đo những thói quen của bạn.
Giá trị tài sản ròng chính là thước đo cho những thói quen tài chính của bạn. Cân nặng chính là thước đo cho những thói quen ăn uống của bạn. Kiến thức chính là thước đo cho những thói quen học tập của bạn. Sự lộn xộn là thước đo cho những thói quen ngăn nắp gọn gàng của bạn. Bạn sẽ nhận được những gì bạn hành
động lặp đi lặp lại. Nếu bạn muốn dự đoán được tương lại mình sẽ như thế nào, tất cả những gì bạn cần làm là theo dõi biểu đồ lên xuống của những thay đổi tích cực hay thất bại nhỏ bé, và nhận ra những lựa chọn hàng
ngày của bạn về lâu dài, 10 hay 20 năm nữa sẽ kéo biểu đồ đi xuống như thế nào. Bạn có tiêu ít hơn thu nhập hàng tháng của mình? Bạn có tập gym hàng tuần? Bạn có đọc sách và học những kiến thức mới mỗi ngày?
Những cuộc chiến nho nhỏ đó chính là những thứ quyết định tương lai của bạn đấy. Thời gian sẽ phân định rõ
ranh giới giữa thành công và thất bại. Bạn cho nó ăn gì thì theo thời gian nó sẽ lớn lên như vậy. Nếu là thói
quen tốt thì thời gian sẽ là đồng minh của bạn. Nếu là thói quan xấu thì thời gian sẽ là kẻ thù của bạn. Thói
quen chính là một con dao hai lưỡi.
Thói quen xấu sẽ khiến bạn thất bại, cũng dễ dàng như vậy thói quen tốt sẽ khiến bạn thay đổi tích cực.
Chính vì như vậy mà việc hiểu rõ ràng các chi tiết là điều cần thiết. Bạn cần phải biết các thói quen vận hành ra sao và thiết kế chúng làm sao cho phù hợp với sở thích của bạn, để bạn có thể tránh được cái lưỡi sắc bén nguy hiểm kia của con dao.
THÓI QUEN CÓ THỂ LÀ ĐỒNG MINH HOẶC CÓ THỂ LÀ KẺ CHỐNG LẠI BẠN
Tổ hợp năng suất >< Tổ hợp Stress:
Tổ hợp năng suất: Hoàn thành thêm một nhiệm vụ trong một ngày bất kỳ là một bước nhỏ, nhưng kết hợp lại thì đó lại là một con số đáng kể sau cả một quá trình dài. Hiệu quả của việc tự động thực hiện các nhiệm vụ cũ và làm thành thục các kỹ năng mới sẽ càng to lớn hơn nữa. Bạn thực hiện càng nhiều nhiệm vụ mà không
cần suy nghĩ, não bạn càng tự do tập trung vào những lĩnh vực khác.
Tổ hợp stress: Sự trắc trở do tắc nghẽn. Gánh nặng của trách nhiệm. Sự lo lắng về việc thỏa mãn các nhu cầu. Sự căng thẳng làm tăng huyết áp. Thực
chất chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được những nguyên nhân gây ra stress phố biến vừa nêu ở trên. Nhưng khi những điều này diễn ra trong nhiều năm thì những căng thẳng nhỏ này sẽ tích tụ gây ra những vấn đề về sức khỏe.
* Tổ hợp kiến thức >< Tổ hợp những suy nghĩ tiêu cực
Tổ hợp kiến thức: Học một điều mới không làm bạn trở thành thiên tài nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ làm bạn thay đổi. Hơn nữa, mỗi một cuốn sách bạn đọc không chỉ đem lại cho bạn những kiến thức mới mà còn mở ra những góc nhìn mới về những vấn đề cũ. Như Warren Buffets đã nói, "Đó chính là tác dụng của kiến
thức, nó đem lại sự sinh sôi nảy nở, giống như lãi suất kép vậy".
Tổ hợp những suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ kiểu như mình vô dụng, ngu ngốc hay xấu xí xuất hiện càng nhiều thì cuộc đời bạn càng dễ diễn ra theo chiều hướng đó. Bạn bị mắc kẹt trong cái thòng lọng suy nghĩ kiểu đó. Điều này cũng đúng trong cách bạn suy nghĩ về người khác. Một khi bạn bị rơi vào cái bẫy của thói quen đánh giá người khác là cáu kỉnh, không công bằng, ích kỷ, thì bạn sẽ gặp những kiểu người như thế
ở khắp nơi.
* Tổ hợp mối quan hệ >< Tổ hợp xúc phạm.
Tổ hợp mối quan hệ: Mọi người phản chiếu cách hành xử của bạn. Bạn càng giúp đỡ nhiều người, càng nhiều người muốn giúp đỡ bạn. Trở nên tốt đẹp hơn một chút trong các mối quan hệ có thể mang lại một mạng lưới giao tiếp rộng và mối liên hệ bền chặt theo thời gian.
Tổ hợp xúc phạm: Quấy phá, chống đối, những động thái lớn hiếm khi là kết quả của một sự kiện đơn lẻ. Một loạt những sự chống đối nhỏ và những sự kiện làm trầm trọng thêm mỗi ngày cứ từ từ được nhân lên cho đến khi một sự kiện làm tức nước vỡ bờ và sự giận dữ bùng nổ như pháo bông vậy.
QUÁ TRÌNH TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
H
ãy tưởng tượng một khối nước đá được đặt trên bàn ngay trước mặt bạn, căn phòng thì lạnh lẽo và bạn thì có thể thấy mình thở ra khói. Nhiệt độ trong phòng là 25 độ F, và rồi căn phòng được làm ấm lên
từ từ. 26 độ, 27 độ, 28 độ. Khối nước đá vẫn ở đó trên bàn ngay trước mặt bạn. 29 độ, 30, 31, và vẫn chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Và rồi tiếp theo 32 độ. Khối nước đá bắt đầu tan chảy. Cứ mỗi một độ nhích lên, dường như rất khó nhận ra sự khác biệt so với nền nhiệt trước đó, nhưng nó lại đem tới sự thay đổi to lớn. Bước đột phá tại thời điểm hiện tại thường là kết quả của rất nhiều hành động trước đó, những hành động đã đặt nền móng cần thiết cho sự thay đổi cốt yếu.
Chúng ta có thể thấy mô hình này diễn ra ở khắp mọi nơi. Người ta chỉ phát hiện ra các tế bào ung thư khi nó đã phát triển được đến 80% vòng đời của nó, và phát ra trong cơ thể người trong vòng mấy tháng. Cây trúc chỉ là măng trúc trong vòng 5 năm đầu tiên, đây là giai đoạn nó phát triển hệ thống rễ trùm bám sâu vào lòng đất trước khi phát triển nhảy vọt đạt tới chiều cao 90 feet chỉ trong vòng 6 tuần. Tương tự như vậy, các thói quen dường như không đem lại sự khác biệt nào cho tới khi bạn vượt qua được ngưỡng giới hạn và đạt tới mức biểu hiện tốt hơn.
Trong giai đoạn đầu và giữa của hành trình, thường sẽ xuất hiện giai đoạn chán nản [*Từ nguyên gốc: Valley of Disappointment]. Bạn mong đợi rằng sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt và rồi thấy thật thất vọng vì những sự thay đổi dường như không có hiệu quả gì sau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng thực hiện.
Điều này khác với việc bạn đang làm mà không có mục tiêu rõ ràng. Đó là điều tất yếu của một quá trình tích lũy: những thành quả to lớn cuối cùng còn chờ ở phía sau. Đây cũng là một trong những lý do mà tại sao không dễ dàng trong việc xây dựng và duy trì thói quen. Mọi người tạo ra một số thay đổi nhưng rồi không thấy được những kết quả rõ ràng và thế là họ quyết định dừng lại. Bạn nghĩ, "Mình đã tập chạy
hàng ngày trong vòng một tháng, vậy tại sao cơ thể mình chẳng có gì thay đổi vậy?". Một khi bạn có những suy nghĩ kiểu đó, các thói quen tốt rất dễ bị cho ra rìa. Nhưng để đạt những khác biệt lớn lao, bạn cần phải kiên trì duy trì các thói quen đủ lâu để phá vỡ trạng thái bình ổn này - tôi gọi đó là trạng thái ổn định của những khả năng tiềm ẩn [* Từ nguyên gốc: Plateau of Latent Potential].
Nếu bạn đang vật lộn với việc xây dựng thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu thì đừng dừng lại nhé bởi vì bạn đang bỏ lỡ khả năng cải thiện của mình. Đây cũng là trạng thái thường gặp vì bạn chưa vượt qua được trạng thái ổn định của những khả năng tiềm ẩn. Phàn nàn về việc không đạt được thành công dù đã rất cố gắng giống như phàn nàn việc khối nước đá không tan chảy khi bạn tăng nhiệt độ từ 25 tới 31 độ vậy. Công sức của bạn sẽ không bị phí hoài đâu. Nó chỉ đang được tích lũy lại. Và mọi việc sẽ có chuyển biến tại mức 32 độ.
Tại thời điểm cuối khi bạn vượt qua được trạng thái ổn định của những khả năng tiềm ẩn, mọi người sẽ ca ngợi nó là thành công thần kỳ chỉ sau một đêm. Mọi người chỉ thấy được kết quả cuối cùng mà không thấy được cả quá trình. Nhưng bạn là người biết rõ bạn đã nỗ lực thực hiện một thời gian dài như thế nào, có những lúc mà dường như mọi cố gắng của bạn không đem lại kết quả gì, chính điều này đã đem lại bước nhảy vọt ngày hôm nay. Đây chính là cách con người cân bằng với những áp lực tự nhiên. Hai mảng kiến tạo cùng va vào một mảng kiến tạo khác hàng triệu năm về trước, lực va chạm vẫn âm thầm ảnh hưởng tới cả 3 mảng kiến tạo cùng một lúc. Rồi một ngày chúng lại va vào nhau một lần nữa, cũng theo cách thức đã diễn ra từ nhiều thế kỷ trước, nhưng lần này với một lực ép mạnh hơn lần trước rất nhiều lần.
Một trận động đất xảy ra. Sự thay đổi cần nhiều năm trước khi bùng nổ chỉ trong một lần. Sự thành thạo yêu cầu kiên nhẫn. Đội bóng rổ San Antonio Spurs, một trong những đội bóng rổ thành công nhất trong lịch sử thi đấu của giải NBA treo một câu nói của nhà cải cách xã hội Jacob Riis trong phòng thay đồ của đội bóng: "Khi bế tắc, tôi đi tới và ngắm nhìn vào lưỡi cưa của máy cắt đá xẻ vào tảng đá, lưỡi cưa cắt vào tảng đá có lẽ là hàng trăm lần nhưng không hề xuất hiện một vết nứt nào trên bề mặt tảng đá. Đến lần thứ một trăm và với chỉ một cú đập mạnh tảng đá đã vỡ ra làm đôi. Và tôi biết rằng không phải nhờ cú đập đó mà tảng đá vỡ ra - mà phải nhờ vào cả một quá trình trước đó". Tất cả những điều lớn lao đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé.
Mỗi một hạt giống thói quen là một quyết định nhỏ bé, đơn lẻ. Nhưng khi những quyết định này được lặp đi lặp lại thì thói quen sẽ bắt rễ và phát triển mạnh mẽ. Và khi bộ rễ bản thân nó bền chắc thì những cành nhánh sẽ mọc ra. Việc phá bỏ một thói quen cũ không lành mạnh giống như việc nhổ tận rễ của một cây sồi khỏe mạnh trong chính bản thân chúng ta. Và việc thiết lập thói quen mới lành mạnh giống như việc chăm bẵm một đóa hoa bé nhỏ mỗi ngày vào một giờ nhất định. Nhưng điều gì quyết định việc liệu chúng ta có kiên trì thực hiện thói quen đủ lâu để sống sót vượt qua được trạng thái ổn định của những khả năng tiềm ẩn và đạt được bước đột phá? Hãy quên mục tiêu đi, thay vào đó tập trung vào hệ thống. Có một niềm tin phổ biến rằng cách tốt nhất để đạt được mọi điều mình mong muốn trong cuộc sống - như giữ phom dáng chuẩn, kinh doanh thành công, sống thoải mái hơn, ít lo âu hơn, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè - thì cần phải đề ra những mục tiêu cụ thể và khả thi.
Tôi cũng đã xây dựng những thói quen của mình theo cách đó trong rất nhiều năm. Mỗi một thói quen đi liền với một mục tiêu cần đạt tới. Tôi đề ra
những mục tiêu đạt điểm cao ở trường, đạt đến số kg mong muốn trong tập gym, kiếm được lợi nhuận bản thân mong muốn trong kinh doanh. Cũng có một vài mục tiêu thành công, còn đa số đều thất bại. Bất chợt tôi bắt đầu nhận ra rằng kết quả mà tôi đạt được chẳng mấy liên quan tới những mục tiêu mà mình đề ra, mà liên quan mật thiết tới hệ thống mà tôi tuân thủ. Vậy sự khác biệt giữa hệ thống và mục tiêu là gì? Sự khác biệt đầu tiên tôi đã học được từ Scott Adams, hoạ sĩ tranh biếm hoạ, tác giả của cuốn truyện tranh Dilbert. Mục tiêu là kết quả mà bạn mong muốn đạt được. Hệ thống là quá trình dẫn dắt bạn tới những kết quả đó.
• Nếu bạn là một huấn luyện viên, mục tiêu của bạn chắc hẳn là dành chức vô địch. Hệ thống của bạn ở đây là cách bạn chiêu mộ cầu thủ, quản lý các trợ lý huấn luyện viên và hướng dẫn tập luyện.
• Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, mục tiêu của bạn chắc hẳn là xây dựng một đế chế kinh doanh đáng giá triệu đô. Hệ thống của bạn là cách mà bạn đánh giá các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp mình, tuyển dụng nhân viên và chạy các chiến dịch marketing.
• Nếu bạn là một nhạc công, mục tiêu của bạn chắn hẳn là chơi một tuyệt phẩm mới. Hệ thống của bạn là việc bạn có thường xuyên luyện tập, cách bạn phá vỡ và vượt qua được những tiêu chuẩn khắt khe, và phương pháp mà bạn tiếp nhận những chỉ dạy từ người hướng dẫn cho bạn. Và bây giờ có một câu hỏi thú vị được đặt ra là: Nếu bạn hoàn toàn chẳng quan tâm gì tới kết quả mà chỉ
tập trung vào hệ thống của mình thì bạn sẽ chắc chắn thành công? Ví dụ, nếu bạn là một huấn luyện viên bóng chuyền và bạn không quan tâm gì tới mục tiêu là giành chức vô địch và chỉ tập trung vào việc đội của bạn tập luyện như thế nào mỗi ngày, liệu bạn có thành công? Tôi nghĩ là có. Mục tiêu trong bất kỳ môn thể thao nào chính là giành điểm cao nhất lúc chung cuộc, nhưng thật ngớ ngẩn nếu như cả buổi thi đấu chỉ nhìn chăm chăm vào bảng điểm số. Cách duy nhất để dành chiến thắng thực sự là tiến bộ hơn mỗi ngày. Người đã từng 3 lần vô địch giải Super Bowl Bill Walsh đã phát biểu, "Điểm số sẽ tự lo liệu cho chính nó." Điều này cũng đúng trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nếu bạn muốn đạt kết quả tốt hơn, hãy quên việc đề ra các mục tiêu đi. Thay vào đó hãy tập trung vào hệ thống. Ý của tôi muốn nói ở đây là gì? Vậy các mục tiêu là vô nghĩa sao? Dĩ nhiên là không rồi. Mục tiêu giúp chúng ta định hướng, nhưng hệ thống giúp chúng ta vạch ra tiến trình thực hiện. Một loạt các vấn đề phát sinh khi bạn suy nghĩ quá nhiều đến mục tiêu, không còn đủ thời gian cho việc thiết kế hệ thống.
Vấn đề #1: Kẻ thắng, người thua đều có chung một mục tiêu. Việc đề ra những mục tiêu là một trường hợp điển hình của việc đánh giá phiến diện một chiều. Chúng ta chỉ mải tập trung vào những người thành công lúc chung cuộc - những kẻ sống sót - và đánh giá phiến diện rằng những mục tiêu đầy tham vọng đã giúp họ thành công, trong khi đó lại bỏ quên mất tất cả những người cũng có cùng những mục tiêu đó nhưng lại không thành công. Tất cả các vận động viên tham dự Thế Vận Hội Olympic đều khao khát huy chương vàng.
Mỗi một ứng viên đều mong muốn được tuyển dụng. Và nếu người thành công hay không thành công đều chia sẻ chung mục tiêu thì đương nhiên sẽ không có gì khác biệt giữa mục tiêu của người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Không phải mục tiêu chiến thắng giải đua Tour de France đã thúc đẩy đội tuyển Anh lên đến đỉnh cao sự nghiệp. Như những đội đua chuyên nghiệp khác, chắc chắn những năm trước đó họ cũng đều khao khát chiến thắng giải đua. Mục tiêu vẫn luôn là như vậy. Nhưng chỉ khi họ thực hiện một hệ thống các cải thiện nhỏ liên tục thì họ mới đạt được kết quả khác biệt.
Vấn đề #2: Đạt được một mục tiêu chỉ là thay đổi mang tính nhất thời. Hãy tưởng tượng bạn có một căn phòng bừa bộn và bạn đề ra mục tiêu là dọn dẹp nó. Nếu bạn chính thức bắt tay vào dọn dẹp thì lúc này bạn sẽ có một căn phòng gọn gàng sạch sẽ. Nếu bạn tiếp tục lõm bõm kiểu này, những thói quen đáng bỏ đi này trước tiên sẽ đem tới một căn phòng bừa bãi, sau đó sớm thôi bạn sẽ thấy cả một mớ hỗn độn và hi vọng sẽ có một sự cải thiện. Thực chất bạn đang theo đuổi cùng một kết quả mà thôi bởi vì bạn chưa bao giờ thay đổi hệ thống phía sau nó.
Bạn điều trị một triệu chứng bệnh mà không tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh. Đạt được một mục tiêu chỉ thay đổi cuộc sống của bạn trong chốc lát. Điều này chỉ là sự cải thiện đột xuất. Chúng ta nghĩ chúng ta cần thay đổi kết quả đạt được, nhưng kết quả không phải vấn đề. Thứ mà chúng ta thật sự cần phải thay đổi là hệ thống, thứ mà tạo nên những kết quả đó. Khi bạn giải quyết vấn đề ở tầm kết quả, bạn chỉ giải quyết vấn đề tạm thời mà thôi. Để cải thiện tốt hơn, bạn cần giải quyết vấn đề ở tầm hệ thống. Sửa đổi những yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra sẽ tự thay đổi theo.
Vấn đề #3: Các mục tiêu giới hạn hạnh phúc của bạn. Ảo tưởng ẩn bên dưới mỗi một mục tiêu chính là: "Một khi tôi đạt được mục tiêu, tôi sẽ hạnh phúc." Vấn đề của trạng thái tâm lý đặt mục tiêu lên hàng đầu là việc bạn không ngừng vứt bỏ hạnh phúc sang một bên cho tới khi bạn đạt được một điều gì đó. Tôi đã trượt vào cái bẫy này rất nhiều lần không đếm xuể. Trong nhiều năm, hạnh phúc đối với tôi là một cái gì đó mình sẽ được hưởng trong tương lai. Tôi tự hứa với bản thân rằng một khi tôi đạt được 20 pounds cơ bắp hoặc sau khi việc kinh doanh của tôi được lên tạp chí New York Times thì lúc đó tôi mới nghỉ ngơi.
Thêm vào đó mục tiêu còn tạo ra một xung đột "có hoặc không" [từ gốc "either-or" conflict]: hoặc bạn đạt được mục tiêu và thành công, hoặc bạn thất bại và là một con người đáng thất vọng. Bạn tự giam cầm bản thân bởi suy nghĩ về một phiên bản chật hẹp của hạnh phúc. Đây là một điều sai lầm. Việc này không giống với việc những việc xảy ra trong cuộc sống thực tế của bạn sẽ ăn khớp hoàn toàn với hành trình mà bạn đã hoạch định trong đầu. Thật là vớ vẩn khi hạn chế sự thoả mãn của bản thân trong một kịch bản khi có rất nhiều con đường dẫn đến thành công. Trạng thái tâm lý đặt hệ thống lên đầu sẽ đem lại thuốc đặc trị. Khi bạn yêu thích tiến trình hơn là kết quả, bạn không phải chờ đợi để cho phép bản thân mình được hạnh phúc nữa. Bạn có thể thấy hài lòng bất cứ lúc nào khi đang trong tiến trình. Và một hệ thống có thể thành công theo nhiều cách khác nhau, chứ không chỉ theo đúng như giả định ban đầu của bạn.
Vấn đề #4: Mục tiêu sẽ xung đột với tiến trình về lâu về dài. Rốt cuộc một tư duy đặt mục tiêu lên hàng đầu có thể tạo ra hiệu ứng yo-yo. Rất nhiều vận động viên chạy tập luyện chăm chỉ trong nhiều tháng nhưng ngay khi họ cán đích, họ cũng dừng luôn việc tập luyện lại. Cuộc đua không còn là động lực thúc đẩy họ nữa. Khi bạn tập trung làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu nào đó, điều gì sẽ thúc đẩy bạn đi tiếp khi bạn đã đạt được nó rồi? Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao nhiều người lại quay trở lại với các thói quen cũ sau khi làm được một mục tiêu nào đó.
Mục đích của việc hoạch định mục tiêu là nhằm chiến thắng cuộc chơi. Mục đích của việc xây dựng hệ thống là để tiếp tục cuộc chơi. Chiến lược lâu dài là tư duy không đặt mục tiêu. Nó không phải là việc đạt
được một mục tiêu nhất định nào đó. Nó là vòng tuần hoàn của những thay đổi không ngừng và sự tiến bộ liên
tục. Cuối cùng sự cam kết với tiến trình sẽ quyết định sự tiến bộ của bạn.
HỆ THỐNG CÁC THÓI QUEN NGUYÊN TỬ
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thay đổi các thói quen của bản thân thì vấn đề không nằm ở bạn.bà
Vấn đề nằm ở hệ thống của bạn. Những thói quen xấu lặp đi lặp lại không phải do bạn không muốn thay đổi mà bởi vì bạn có một hệ thống thay đổi sai lầm. Bạn không nâng tầm mục tiêu. Bạn tự hạ tầm hệ thống của mình. Tâp trung vào hệ thống tổng quát hơn là vào một mục tiêu đơn lẻ chính là một trong những nền tảng
chính của cuốn sách này. Đây cũng chính là ý nghĩa sâu xa hơn phía sau của từ "nguyên tử". Cho đến lúc này bạn chắc hẳn đã nhận ra một thói quen nguyên tử chính là một thay đổi nhỏ bé, là thành tựu cận biên, là 1 phần trăm tiến bộ.
Nhưng các thói quen nguyên tử không chỉ là những thói quen cũ mà còn rất nhỏ. Chúng rất nhỏ bé nhưng chúng là một phần của cả một hệ thống to lớn hơn. Giống như các nguyên tử là những tập hợp của các phân tử, các thói quen nguyên tử chính là tập hợp của những kết quả nổi bật. Những thói quen giống như các hạt
nguyên tử của cuộc đời chúng ta. Mỗi một thói quen là một đơn vị cơ bản đóng góp vào sự cải thiện chung của chúng ta. Mới đầu những thay đổi nhỏ xíu này dường như không có hiệu quả gì nhưng sớm thôi chúng gắn kết tập trung lại với nhau và tạo nên những chiến thắng lớn lao hơn gấp nhiều lần và không phí hoài công sức chúng ta đã bỏ ra. Chúng vừa nhỏ bé mà cũng rất lớn lao.
Đây chính là ý nghĩa của cụm từ "thói quen nguyên tử" - một quá trình luyện tập hoặc thực hành đều đặn không chỉ đơn giản mà còn dễ thực hiện nhưng nó lại là khởi nguồn của nguồn sức mạnh phi thường; một phần của hệ thống phát triển sâu sắc.
Tóm tắt chương
Thói quen là lãi kép từ việc cải thiện bản thân. Tiến bộ 1% mỗi ngày về lâu dài sẽ thành con số đáng kể.
Thói quen là con dao hai lưỡi. Chúng có thể phục vụ bạn, cũng có thể chống lại bạn, đây cũng chính là lí do tại sao chúng ta cần phải hiểu chi tiết về chúng.
Những thay đổi nhỏ thường không thấy rõ được sự khác biệt cho tới khi bạn vượt qua được ngưỡng giới hạn của bản thân. Những thay đổi mạnh mẽ nhất của bất kỳ tiến trình sâu sắc nào cũng cần có thời gian.
Việc bạn cần làm là thật kiên nhẫn.
Một thói quen nguyên tử là một thói quen nhỏ, một phần của hệ thống lớn hơn. Giống như những nguyên tử là một khối tập hợp của các phân tử, các thói quen nguyên tử là tập hợp của các kết quả đáng ghi nhận.
Nếu bạn mong muốn những kết quả tốt hơn, vậy thì hãy quên việc đề ra các mục tiêu đi. Thay vào đó hãy tập trung vào các hệ thống của bạn. Bạn đừng nâng tầm các mục tiêu. Hãy nâng cấp các hệ thống của bạn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro