Tiền lì xì quay cuồng
Bánh mứt kẹo và kèm với một nồi thịt kho to tổ chảng đang ở trước mặt tôi khiến tôi muốn xé mất mí mắt để chống lại cơn ngán ngẩm cứ ngụp lên ngụp xuống vì độ hoành tráng của cái mâm này. Mỗi năm gia đình tôi luôn theo truyền thống tết đầu năm như thế. Hết cúng thần, cúng ông bà là sẽ trưng ra bàn là mấy đĩa bánh chưng, bánh tét rồi cả đống củ kiệu mà mẹ tôi ngâm từ rất sớm. Mẹ tôi luôn biết tôi ghét món đồ ăn này thế nên mỗi lần dụ tôi ăn để tôi biết hưởng cái không khí gọi là tết. Tôi né né tám mét tránh xa thứ ngâm như tỏi ấy và kêu than những ngày tháng sắp tới.
Tết đến là lúc tôi diện cho mình một bộ đồ xịn nhất năm. Mẹ tôi cứ dặn đi dặn lại nên diện một bộ quần áo màu mè sặc sỡ vào, tránh mấy cái màu đen hay trắng. Tôi mới gật đầu vâng dạ cầm lấy chiếc áo thun màu đỏ và chọt thêm chiếc quần jean cho dễ đến nhà hàng xóm chúc tết. Tôi phủi mái tóc đen ngòm xém cháy nắng do chạy nhảy. Xỏ thêm đôi giày thể thao màu hồng nổi bật mà mẹ tôi đã sắm vào ngày tết. Chân tôi không đứng yên một chỗ vì thái độ quá vui sướng của mình nên tôi cứ nhảy tưng tưng chuẩn bị bước ra khỏi cửa mà qua thăm nhà các anh em trong xóm để ngửa tay xin tiền lì xì thì lúc này mẹ tôi đang bưng một mâm đầy mứt kẹo và hạt dưa ra rồi ngó phía sau lưng tôi. Mẹ tôi chỉ đưa mắt nhìn tôi rồi lẻn đi khỏi trong lặng lẽ. Tôi mới thấy kì lạ nhưng mặc kệ, chạy vọt ra khỏi cửa.
Thằng em trai Bum của tôi nó đã từ sớm chạy khắp nơi để ăn vặt ở nhà người ta mất rồi. Khi tôi vừa mới bước qua nhà thằng Trung thì thấy nó đã tí ta tí tởn ngồi trên ghế đang cắn miếng bánh quy múa mồm với thằng Trung. Tôi bắt gặp được nó thì cũng không thèm ngó ngàng đến mà chạy tọt vào nhà, liền xuống bếp coi xem có thằng Trung hay cha mẹ nó ở bên trong nhà không, bèn công suất não để nhẩm các câu cần nói khi muốn nhận được tiền lì xì của các bậc cô chú. Tôi nghĩ đến vậy nên cười trong lòng rất nhiều nhưng kiếm mãi chẳng có ai ở trong nhà cả. Mà lý do tôi có thể ra vào thoải mái nhà người ta một cách thoải mái như thế là vì quá quen rồi đó. Vội vàng tôi chạy ra ngoài hỏi thằng em trai tôi vì sao nó lại ngồi ở đây một mình.
- Anh Trung với ba mẹ ảnh ra ngoài rồi ! Em ở đây trong nhà cho bọn họ đó !
Tôi mới chửi thằng Bum. Đúng là hết thuốc chữa. Nhà người ta thì cho ngọt cho ngào liền nghe theo người ta răm rắp không kịp thắng lại trong khi đó nhà mình thì suốt ngày bỏ của chạy đi chơi, phần trông nhà cho ba mẹ lúc nào chỉ còn lại tôi nên hầu hết tôi toàn bị bắt làm việc này, còn phải nghe răn đe rằng: "Nếu nhà mất gì, mày mất tiền". Tôi nghe xong chỉ biết cúi đầu bảo ba mẹ yên tâm mà đi ăn đám cưới hay đám giỗ gì đó đi. Cuối cùng thì tôi vẫn trông nhà đàng hoàng.
Tôi hỏi thử vui đùa với thằng em trai một câu để do thám hoàn cảnh.
- Thế mày được lì xì chưa ?
Thẳng em tôi bỗng cười to lên như muốn cười thẳng vào mặt tôi.
- Dạ đương nhiên rồi !
Bực bội quá. Tại sao nó được tiền lì xì rồi mà khi đó tôi vẫn còn đang đứng tại chỗ, làm tôi chuẩn bị cả một buổi sáng ăn mặc đẹp đẽ còn soạn cả câu chúc tết tâm đắc nhất hành tinh. Vậy mà thằng em tôi chỉ cần ăn mặc xồ xệ, chân tay lấm lét bùn thì được tặng tiền lì xì trước. Chị em tôi có thói quen rất kì cục, cứ ai hơn tiền lì xì là đứa còn lại sẽ bắt đầu thấy tay chân bủn rủn, nghiến răng ken két ghen tức. Có mấy lần mấy cô mấy chú đến chúc tết tại nhà của tôi. Không biết lí do là vì sao, khi mấy cô mấy chú phát cho chúng tôi mỗi đứa một phong bì màu đỏ là mắt bọn tôi lóe sáng hơn cả đèn pha nhưng ngay sau đó là tôi bị thụt hẫng đi bởi tôi lại thua xa thằng em tận năm mươi ngàn. Mấy cô mấy chú nhìn thấy tôi đứng hững hờ mải nhìn đôi tay cầm tờ một trăm của đứa em mà như bất động, vỗ vai tôi chỉ nói vài câu là: "Chú xin lỗi, cô xin lỗi, cô chú bỏ lì xì random". Mà random là cái gì ?
Nên lần này tôi chán không thèm nói nữa nên kệ thằng em mà bỏ mặc nó đang trông nhà cho người ta, chắc chắn tôi sẽ cố gắng hốt thật nhiều tiền để cuối ngày đọ sức với nó. Sau một phút suy tư trong trí não, tôi bèn sẽ tiến đến ngôi nhà đối diện bên cạnh nhà thằng Trung, đó là nhà thằng Được.
Thằng Được là cái thằng mới đến xóm tôi, xây nhà thì to thì cao phải ngửa cổ lên trời mới thấy được cái nhà như cái cột đình của nó, màu trắng thì toát cả màu nắng xuống. Tôi cứ nhìn ngôi nhà mà mỉm cười duyên dáng, hít thở thật sâu mà bước vào bên trong. Dù thằng Được là hàng xóm mới của tôi nhưng chúng tôi đã làm thân với nhau như từ thuở sơ khai kia kìa. Bước vào sân nhà đầy ắp màu xanh của mấy chậu cây đắt tiền. Tôi xuýt xoa vài cái trước miệng và khi thấy thằng Được, tôi giơ tay chào nó một cái, thằng nhóc nhỏ hơn tôi một tuổi rưỡi. Đứng trước mặt nó mà hỏi thăm đủ thứ mặc dù ngày nào bọn tôi chẳng gặp nhau, trong lúc này tôi cố níu kéo cho thời gian càng dài càng tốt, kệ tiếng chim hót hối thúc, kệ ánh mây đang trôi trên đầu tất cả dường như vô nghĩa đối tôi đều vô nghĩa. Mà chờ hoài thấy hơi lâu lâu nên tôi mới hỏi thỏ thẻ với thằng Được:
- Nè Được, ba mẹ mày đâu rồi ?
Thằng Được mở to mắt nhìn tôi, đầu nghiêng qua rồi bắt đầu nói như móc xỉa tôi.
- Muốn gì à ?
Tôi mới giả vờ lắc đầu chối bỏ.
- Làm gì có, hỏi chơi thôi !
- Vậy chắc không cần biết đâu ha ?
- Ai nói không cần biết, tao muốn biết liền đây nè !
Tôi bị chột dạ nên hét toáng vào mặt nó làm nó giật nửa mình. Nó mới nhìn tôi bằng cái mặt kênh kiệu đáng ghét rồi cho tôi câu trả lời trái ngang.
- Hôm nay ba mẹ tui đi chúc tết rồi, tui đang phải trông nhà nè. Không có tiền lì xì cho chị đâu. Ha ha ha !!!
Sao hôm nay là ngày gì mà đứa này đứa nọ phải ở nhà trông nhà thế. Tôi phát bực lên thế là đánh thằng Được một cái rõ đau rồi phủi mông chạy thẳng ra ngoài cổng nhà mặc kệ nó đang đứng trố mắt ra nhìn tôi. Tôi nhẩm đi nhẩm lại coi như là tôi xui xẻo. Mà khoan, đầu năm mà chạy đôn chạy đáo kiếm tiền lì xì kiểu này tôi chỉ là thiếu may mắn thôi.
Tôi chưa bao giờ là đứa chịu khuất phục trước gian nan hay khó khăn kèm theo trong đầu luôn có kế hoạch để chuẩn bị cho hoàn cảnh như vậy, đó điều là những kinh nghiệm tôi đúc kết được khi có tình huống tréo queo.
Tôi đứng trước ngôi nhà có cái sân lán mịn như nhung hơn cái sân đầy lỗ chỗ hố dùng chơi bắn bi. Chân tôi bước lên đó cảm giác nhận được là nhẹ tênh như được đạp trên mây, cùng với đó giọng cười khanh khách hốt ra từ miệng. Tôi chùi tay vào quần để cho đỡ đi bàn tay đang ướt vì mồ hôi xong giơ tay chào người anh trai hơn hai tuổi vừa mới xuất hiện.
- Em chào anh Tuấn ! Anh khỏe không ?
Anh trai hơn hai tuổi thấy tôi liền cười lấy làm chào đón rồi mới tôi vào nhà. Tôi ngồi trên ghế sô pha mà nhìn ngắm xung quanh nhà của anh Tuấn thấy nhà ảnh đúng là trang trí thật đẹp đẽ. Hết hoa hòe màu vàng, cam, đỏ rồi tùm lum bánh mứt bày khắp bàn kính lớn ngập cả hai con mắt của tôi. Tôi lúc này cười hi hi ha ha giả bộ trước mặt anh trai hơn hai tuổi. Anh trai hơn hai tuổi ngớ người ra nhìn tôi, chắc rằng ảnh thắc mắc lắm tôi lại cười như con dở người đây mà. Xong một lâu sau, ảnh bất ngờ ồ lên một tiếng dường như đã ngờ ngợ ra mục đích thật sự của tôi qua nhà ảnh làm cái gì. Ảnh nói với tôi hai ba câu.
- Ba mẹ anh đi chúc tết rồi, không có ở nhà đâu !
Chưa gì mà bị thất bại một cách nhanh chóng, tôi chưa kịp hết vui vẻ thì bị dập tắt muốn hết thở. Ban đầu, miệng tôi ngoặc cả hai bên tự nhiên tung tăng thì giờ nó méo xệch sang một bên trông chẳng ra gì. Tôi bị nốc ao, bị thua đậm rồi. Đang lủi thủi buồn rầu vì chán nản thì anh trai hơn hai tuổi lật đật chạy vào trong phòng ngủ, lúc đi ra thì có cầm một cọc phong bì đỏ lòm.
- Em qua xin tiền lì xì chứ gì ? Nó đây này, ba mẹ dặn anh khi nào có ai qua thì phát cho họ. Chưa gì mà em đã buồn rầu rồi !
Trời đất ơi, tôi ví mình như con chim sơn ca hót líu lít quanh anh Tuấn vậy. Tâm trạng của tôi sáng giờ giống bánh tráng trộn lắm, lật qua lật lại xào tới xào lui mà ăn hoài mà vẫn chưa thấy ngon. Thế nên được rứa thêm nước mắm ớt cay là món bánh tráng trộn nhạt nhẽo được thêm đậm đà. Tôi nhìn anh Tuấn trông hôm nay rất tỏa lấp lánh kim tuyến.
Anh Tuấn ảnh đặt một phong bì vào tay tôi. Tôi lật đật gật mạnh đầu cảm ơn vội vàng với ảnh. Rồi bỏ mặc anh Tuấn và phóng thẳng về nhà để vả phong bì vào mặt thằng em trai tôi.
- Cái gì vậy con nhỏ kia ! Qua chỉ thế thôi hả ?
Tôi nghe có tiếng thoang thoảng sau lưng nhưng gió đã cuốn mất khi kịp tới tai tôi rồi.
Tôi bỏ giày ở cửa rồi chạy vào bên trong nhà. Đang vui vẻ múa may quay cuồng thì tôi nghe có tiếng ai gọi ở phía sau. Tôi quay người lại để xem xem thấy trước mặt tôi là người mẹ dịu hiền. Sức hấp dẫn của phong bì đỏ luôn biến hóa mọi thứ trở nên lấp la lấp lánh kim tuyến nhỉ.
- Đưa tiền tao giữ cho !
Hai con mắt tôi muốn sắp rớt ra khỏi mí mắt. Lại một lần nữa, câu quen thuộc mà mấy bậc phụ huynh thường ca hát quanh quẩn bên tai của bọn con nít đây mà. Tôi đột nhiên quên mất chuyện này, tay tôi tự đập lên trán than thở. Quên mất đây mới là cửa ải cuối cùng. Tôi nhe hàm răng sún ra cười hi hi ha ha trước mặt mẹ tôi. Kèm theo nước mắt long lanh nữa cho thấy tôi thật đáng thương. Nhưng mẹ tôi đã không thèm để ý mấy cái tiểu tiết này.
- Đưa đây, để tao giữ cho. Mốt có mua cái gì thì mới còn tiền mà mua được.
Lần nào đưa mẹ tôi giữ tiền thì coi luôn đó là tiền ăn của chính mình rồi còn gì. Rốt cuộc tiền của tôi cũng là tiền của mẹ. Mất hết rồi, mất hết tiền để mua búp bê rồi. Không chống lại được nét mặt nghiêm nghị và có tính khiến tôi phục tùng kia. Tôi đưa tay dâng lên phong bì đỏ duy nhất. Mẹ tôi nhận rồi quay ngắt vào trong bếp tiếp tục nấu ăn. Tôi ngây người đứng đằng sau nhìn như trời trồng.
Thằng em trai tôi đâu ra lại xuất hiện đứng kế bên cạnh tôi. Vỗ vai tôi vài cái rồi hỏi tôi được nhận tiền lì xì chưa. Tôi mới nói là tiền lì xì có rồi cũng vậy, không có cũng vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro