Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thơ ca bất hủ muôn đời

THƠ HAY LÀ HAY CẢ HỒN , LẪN XÁC ; HAY CẢ BÀI

          “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vải . Hãy nhặt lấy chữ ở đời mà góp nên trang” - (Chế Lan Viên) . Văn học nói chung hay thi ca nói riêng muôn đời vẫn vậy , đều lấy nhựa sống từ chính cuộc đời , cuộc sống con người mà góp nên trang . Và thi nhân chính là những đã “phù phép“ cho những con chữ ấy thêm giá trị , bóng bẩy hơn . Để rồi nó trở thành bản tình ca bất hữu đi theo năm tháng mà không có thời gian nào có thể huỷ hoại được sự trường tồn của thế giới nghìn chương . Chính vì thế , có một nhận xét cho rằng : “Thơ hay là hay cả hồn , lẫn xác ; hay cả bài “ thật cảm xúc .

          Đi qua bao năm tháng thăng trầm của đời , văn chương hay thơ luôn để đọng lại cho mỗi người rất nhiều điều . Có thể là một chút day dứt , buồn bã trong tình cảm với ông hoàng thơ tình Xuân Diệu ; hay một cuốn dài hoạ nên cuộc đời lịch sử của Bác qua các tập thơ viết trong tù , ... Mỗi áng văn đều là loại đáng thờ vì nó gần như hoạ hết cuộc đời và những gì thổn thức của các “thư kí trung thành” với văn chương . Và “thơ hay” là thơ phải làm độc giả thổn thức như thế ; ngoài các cách điệu , vần thơ , chơi chữ , ... thì “thơ hay” cần nêu lên cái “hồn” và “xác” trong đó . “Hồn” ở đâu chính là cái cốt lõi , cái trọng tâm mà thi nhân muốn đem đến - đó chính là nội dung , nội dung sâu sắc , đi với thời đại . Còn đối với “lẫn xác” chính là nghệ thuật trong cách viết , cách gieo vương vấn trong lòng độc giả , qua cái nghệ thuật thi nhân cũng bộc bạch rất nhiều . Và khi có “hồn” , “xác” thật ý nghĩa thì bài thơ “hay cả bài” gần như là hiển nhiên . Thông qua đó , ta sẽ thấy rõ cái nhân văn đậm lòng người và cũng muốn nói đến cách chơi thơ của các thi sĩ ; đã là thơ thì cần mang đến nội dung chân thật và nghệ thuật sâu sắc . Từ đó , nó mới để lại những giá trị cho đời , cho người .
          Qua mỗi chặng thời gian , cuộc đời luôn luân chuyển mà đôi khi nó khiến con người phải nao lòng . Những áng thơ sẽ mãi neo đậu bởi cái đẹp mà nó mang đến . Như cách mà thi nhân thời kháng chiến hay hiện đại hoá chấp bút nên cuộc đời của họ . Một cuộc đời mãi sống với văn chương , sống với tình yêu bất diệt mãi chẳng phai . Mỗi ngày được chấp nên những vần thơ là một điều hạnh phúc  , và đó mới chính là “loại văn chương đáng thờ” . Ta trân quý những giá trị mà “thơ hay” mang đến , và ta yêu cái đẹp qua “hồn” , “xác” . Đó chính là thành công của tác phẩm nếu hội tụ đầy đủ nội dung - nghệ thuật , nó chính là bàn đạp để tác phẩm đến và đọng lại rất lâu trong lòng độc giả . Và để người ta nhớ mãi trong lòng thì đó cũng chính là thành công rất lớn trong cuộc đời sự nghiệp ngàn năm với thế giới nghìn chương , bởi đó chính là minh chứng rất lớn cho sự nghiệp về “thơ hay” của họ . Và vì thế , chúng ta cần trân quý những bản tình ca của họ , họ luôn muốn mang đến cho đời những giá trị sống của những con người thầm lặng . Ở chính nơi thế giới nghìn chương bao la này , bản thân mỗi người sẽ lắng đọng trước các tình thế của mỗi tác phẩm ; là cái hiện thực thảm khốc , là thời bom đạn luôn có anh em bạn bè hay sự tự hào hạnh phúc về làng quê yêu quý của mình - nơi chôn nhau cắt rốn khó quên .
          Một thời để nhớ hay một thời đã quên ? Là một bức tranh thảm khốc thời kháng chiến của các chiến sĩ quên mình của ta . Bức hoạ qua Tây tiến của Quang Dũng là một bức tranh hoạ về sự khó khăn của núi đèo và đâu đó cũng hiện lên bức tranh của sự hạnh phúc , muốn tự do của dân tộc với :

          “Dốc lên khúc khuỷu , dốc thăm thẳm
            Heo hút cồn mây súng ngủi trời
            Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
          
Với hiện thực thảm khốc của ngàn năm thực dân Pháp xâm lược , thì bức tranh ấy đã để lại rất nhiều sự bi thương , và có cả sự anh dũng , hi sinh của các chiến sĩ trẻ tuổi không ngại mà quên thân mình để giữ lại từng tấc đất cho nước nhà . Điệp từ “dốc” càng rõ nét hơn sự khó khăn , nhiều thách thức với bộ đội ta ; cùng với đó là các từ láy“khúc khuỷu , thẳm thẳm “ hay “heo hút” làm tăng sự hoang sơ , vắng vẻ cùng nét đẹp của vùng núi đồi cao nguyên . Hình ảnh “súng ngủi trời” là một trong số những hình ảnh rất đẹp của bài thơ , súng trên tay của bộ đội luôn được “ngủi trời” thể hiện sự khát vọng mãnh liệt , bất diệt của ta ; dù có khó khăn hay hiểm nguy thì chúng ta luôn sẵn sàng chiến đấu , chiến đấu vì độc lập tự do , vì từng mảnh đất của ta - và vì lý tưởng của cụ Hồ . Cùng với đó là cách đo “ngàn thước” lên cao - xuống ; ngoài việc khó khăn, trắc trở của con đường đi khúc khuỷu , thì đoạn đường ấy còn lên xuống thất thường , không lường trước được trước mắt chúng ta đang đi là gì cả . Nhưng không vì thế mà họ dừng lại , hoi luôn đi tiếp đi tiếp vì trong họ luôn là tình yêu quê hương đất nước , họ đi vì chính lý tưởng của họ . Quả thật là một tinh thần đáng khâm phục ! Qua mỗi chặng đường , họ lại được tiếp thêm nhiều năng lượng với người dân ở mọi nơi , luôn bên họ , ngay cạnh sau lưng họ :

              “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi “

Điểm đặc biệt ở câu thơ thất ngôn này chính là cách gieo vần của thi nhân Quang Dũng , ông sử
dụng trong câu này toàn là vần bằng - điểm mới lạ trong cách làm thơ . Cùng với đó là câu hỏi “Nhà ai Pha Luông ?! “ dường như không có câu trả lời , nhưng lại khiến ta thổn thức bởi sau bao chặng đường , họ tìm thấy niềm vui bởi các nhà dân vẫn còn đó , vẫn sống và chiến đấu hết mình , giữ từng tấc đất và tiếp tục lên đường cùng lý tưởng đã có sẵn . Mỗi hành trình đi là thêm một bản tình ca góp nhặt từng chút , từng chút một để tìm thấy niềm vui cho bản thân . Như câu nói “Sau cơn mua trời sẽ sáng” , “mưa xa khơi” ấy cũng là niềm tin , niềm hi vọng của dân tộc ta . Bởi họ luôn tin và luôn tin rằng đất nước sẽ độc lập , ta sẽ sống hạnh phúc . Cơn mưa phùn ngang qua , với biết bao niềm tin . Và thông qua đó , bức ảnh được hoạ một cách chân thực của bộ đội ta chiến đấu , đó cũng chính là “hồn” của bài thơ . “Hồn” mang những lí tưởng sống về một thời khó khăn thảm khốc nhưng tình cảm và niềm tin chính là tinh thần . Và cùng với đó là những điểm mới lạ trong nghệ thuật sử dụng câu từ . Qua đó , bài thơ luôn trường tồn theo thời gian bởi lẽ đó , quả thật là một bài thơ hay về nội dung-nghệ thuật , hay cả bài .
           Cùng theo chân nhau hoài niệm về một thời xưa cũ , luôn có anh em cùng nhau sát cánh , cùng chiến đấu với tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu :

              “ Đêm nay rừng hoang sương muối
                 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                 Đầu súng trăng treo “

Vẻ đẹp của “rừng hoang” chắc hẳn sẽ rất đẹp với những con người thích khám phá , mạo hiểm , ... Nhưng với thời điểm chống giặc ấy , họ đi gác với tâm thế chiến đấu chứ chẳng phải khám phá cái đẹp trong đêm rừng hoang này . Hoang sơ vắng lặng cùng “sương muối” vây quanh . Chao ôi ! Quả thật là sót xa . Trời đêm buông xuống , rừng trở nên lạnh hơn vì nhiệt độ xuống rất thấp nhưng tinh thần chiến đâu không làm các anh gục ngã , họ vẫn đứng đó , đứng vì tinh thần cùng nhau có nhau và vì đất nước . Hình ảnh biểu tưởng chính là cách họ lạc quan , yêu đời , lo lắng cho nhau . “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” , họ luôn trong tâm thế sẵn sàng để chiến đấu , đứng bên nhau để sưởi ấm và truyền năng lượng trong đêm lạnh giá ấy . Một tình đồng chí đồng đội thật thiêng liêng . Cùng với tình cảm ấy , là hình ảnh “trăng - súng” . Nó chính là mình chứng cho tình đồng đội của họ . Thời xưa , trăng rất gần gũi với đời sống ; trăng là ánh văn xuất hiện rất nhiều với cuộc các nhà thơ và cả chúng ta nữa . Trăng soi sáng đường ta đi , trăng như là gia đình ta vậy . Hình ảnh đặc biệt cuối bài “đầu súng trăng treo” cũng là tên tập thơ Chính Hữu đặt cho các kiệt tác viết về người lính . Với thể thơ tự do , là nơi thi nhân thể hiện cảm xúc chân thực nhất , nói lên tiếng lòng bao , xúc cảm trước cảnh tình đẹp đẽ thời “mưa bom bão đạn” . Vì thế , trăng trong “Đồng chí” luôn khác biệt là vậy .
            Tiến bước chân tiếp tục chìm trong thế giới văn chương cùng với niềm tự hào quê hương - nơi chốn nhau cắt rốn và xa hơn là quên . Vẻ đẹp của thiên nhiên tĩnh lặng của Thu điếu - Nguyễn Khuyến :

               “ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
                  Một chiếc thuyền con bé tẻo teo
                  Sóng biếc theo làng hơi gợn tí
                  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo “

Bức tranh chuyển thu với cái se se lạnh của tiếc trời Việt Bắc được Nguyễn Khuyến góp nhặt vào chùm thơ Thu điếu của mình - một kiệt tác bất diệt , trường tồn mãi bởi cách thi nhân hài hoà giữa “hồn” lẫn “xác” . Với cách gieo vần “eo” trong câu thể hiện sự nhỏ bé , con con . Từ láy “lạnh lẽo , tẻo teo “ càng tô đậm hơn sắc trời thu của miền Bắc nước ta . Với chiếc ao nhỏ , cùng “chiếc thuyền con bé” trôi ; tạo nên cảnh tưởng tĩnh lặng của các hoạt động . Tĩnh lặng đến đổi “sóng biếc - lá vàng” cũng chỉ “hơi gợn tí hay khẽ đưa vèo” mà thôi . Đây quả thực là cái tài của thi nhân bởi nghệ thuật lấy động tả tĩnh , làm cho bức màu sắc thêm gần gũi . Hình ảnh “ao thu , sóng biếc, lá vàng” là những sắc xanh , sắc vàng ; đây chính là điểm nhận diện của tiếc trời thu miền Bắc . Qua những hình ảnh bé xíu ấy , tác giả muốn nói lên tình yêu quê hương , nơi gắn liền với các hình ảnh quen thuộc ; những bờ ao chiều chiều hay thả diều , những con gió khẽ đưa , tạo cảm giác dịu nhẹ , ... tất cả đều là tình cảm , cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sắc của thiên nhiên . Từ đó , Nguyễn Khuyến muốn nói lên tình yêu thiên nhiên , quê hương sâu sắc và qua đó , muốn mang đến tình yêu với độc giải về tình cảm với chính nơi nuôi ta lớn , mang lại cho ta tuổi thơ nhiều kỉ niệm .

          Giữa nơi phồn tạp của buổi chợ phiên náo nhiệt , thi sĩ chính là những vị khánh hàng đặc biệt . Họ bôn ba khắp chốn để tìm nguồn cảm hứng cho cây bút của bản thân . Và trong thế giới thơ ấy , có rất nhiêu phong cách được thể hiện bởi sự đa phong cách của thơ ; không chỉ đơn thuần là thơ năm chữ , lục bát , theo nguyên tắc chặt chẽ với thơ thất ngôn , ... hay thoải mái trong cách viết thì có thơ tự do . Chính vì sự phong phú ấy nên thi nhân cần biết cách để kết hợp “hồn - xác” một cách nhuần nhuyễn để bài thơ hay . Nếu chỉ có “hồn” mà không có “xác” thì nó chỉ là một áng thơ không đáng để thờ . Vì với hiện thực thảm khốc , tác phẩm nếu chỉ chú tâm vào làm đẹp câu chữ , bóng bẩy vần thơ thì nội dung cũng chẳng là gì cả . Nhiệm vụ cao cả của văn chương chính là ghi chép , mang đến giá trị và xa hơn là cách sống của mỗi người . Vì thế , nếu đến với thơ ca , hãy dùng cả tấm lòng để cảm nhận , thưởng thức những bản hoà ca được vang lên .

          Nghệ sĩ không phải là Người : “Họ là người mơ , người say , người điên “ ; “ mơ” trong cái khát vọng biến những thứ tầm thường trở nên lớn lao , “say” trong cái men rượu ngất ngây được chiết suất từ cuộc đời và “điên” trong chính thế giới của họ . Trong thế giới ấy , họ một mình thống trị bầu trời chiếm lĩnh những vì sao , để rồi từ đó họ chấp bút nên những kiệt tác để đời . Và khiến độc giả chìm đấm trong thế giới nghìn chương mà dần quên đi ánh dương rực rỡ . Bởi nơi đó không chỉ nói về bước hoạ thảm khốc ở đời , mà còn muốn ca ngợi , yêu thương những cái gần gũi với ta . Qua đó , thơ sẽ mãi neo đậu bơi những giá trị nó mang lại . Và “Thơ hay là hay cả hồn , lẫn xác ; hay cả bài“ quả thực là nhận định đúng đắn và các thi nhân nên học hỏi để làm đẹp trong phong cách viết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: