Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1 ton giao

Năm vấn đề quan trọng của đất nước trong tương lai. Phật Giáo-Công Giáo: Chế độ cộng sản Việt Nam đã lợi dụng và khai thác như thế nào? Tại sao chúng ta không được mắc bẫy?

THINH PHAM

Trở ngược lại lịch sử từ xa xưa, chúng ta đã biết Phật Giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ít nhất là từ đời Nhà Lý trở về trước (có thể tầm khoảng vài trăm năm sau Công Nguyên vì lịch sử thời đó không quá rõ ràng) và được du nhập trực tiếp từ Ấn Độ chứ chẳng phải là từ xứ Tàu như nhiều người trong chúng ta nhầm tưởng.

Thời Lý-Trần, Phật Giáo rất phát triển ở Việt Nam, nhiều ông vua thời đó thường đi tu vào cuối đời nhưng thời đó chưa có thống kê chi tiết hay số liệu tương đối nào đó để chúng ta biết rõ hơn. Nhìn chung Phật Giáo đã có sự ảnh hưởng lâu dài ở nước Việt Nam từ miền Bắc rồi lan tỏa đến miền Nam sau này cùng với sự mở rộng ảnh hưởng, lãnh thổ của các đời chúa Nguyễn.

Còn Công Giáo, theo những ghi nhận lịch sử về sau này, xuất hiện ở đất nước Việt Nam ngày nay khoảng vào đầu thế kỉ 16. Dù du nhập sau nhưng Công Giáo đã trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam.

Ngày nay, dưới chế độ cai trị của cộng sản-những người cổ võ cho "cộng sản giáo" (không hề "vô thần" hay "phi tôn giáo-phi ý thức hệ" thực sự), nên khó rõ ràng những con số thống kê hoặc khảo sát về số lượng người theo Phật Giáo hoặc Công Giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số chưa đáng tin còn hơn chẳng có con số nào. Ở đây chúng ta sẽ lấy tạm 2 số liệu bên dưới, một từ Pew Research và của chính chế độ Việt Cộng:

Số liệu của Pew Research năm 2010.

Số liệu của chính quyền Việt Cộng năm 2014.

Từ số liệu trên (dù nhiều khả năng không đúng nhưng chúng ta không có số liệu nào tương đối hơn để kiểm chứng) thì chúng ta thấy Phật Giáo là tôn giáo có số người theo lớn nhất (không tính nhóm "tín ngưỡng dân gian" (chúng ta cũng tự hỏi thêm "Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam là như thế nào?"), "không tôn giáo" hay "vô thần" theo định nghĩa nào đó của chế độ cộng sản hoặc định nghĩa từ chính những người đó), tiếp sau chính là Công Giáo.

Lịch sử nước ta đã chứng kiến Công Giáo từng bị đàn áp trong thời gian dài từ các triều đình "phong kiến". Người Công Giáo cũng từng ở vào thế tiến thoát lưỡng nan khi có những người nhìn nhận, lý luận như một tôn giáo của người phương Tây và phản bội đất nước. Lý luận kiểu đó đã dẫn đến những cuộc tàn sát oan người dân vô tội, đồng thời càng đẩy nhiều người Công Giáo vào thế hợp tác với người Pháp. Và không ai lợi dụng lý luận đó tốt hơn chính quyền Việt Cộng, ngày nay họ vẫn cố làm điều đó để chia rẽ dân tộc Việt Nam.

Trong một lần, tôi thấy xấu hổ khi một người phải nhắc đi nhắc lại chuyện ông ấy là người Phật Giáo để khỏi bị hiểu lầm vì là Công Giáo nên bênh vực (thực ra là nói thật) ông Ngô Đình Diệm. 

Ông Ngô Đình Diệm bị đảo chính vì nhiều lý cớ, một trong số đó như phong trào Phật Giáo phản đối ông ấy....nhưng thực sự những vụ việc đó có sự tác động, bôi bác có hệ thống của chế độ cộng sản. Họ muốn làm chia rẽ, muốn làm suy yếu một đối thủ tầm cỡ là ông Diệm bằng đòn chia rẽ dân tộc Việt Nam với sự khác biệt tôn giáo. Họ xuyên tạc, dựng lên hình ảnh của ông Diệm trọng dụng Công Giáo, đàn áp Phật Giáo, qua đó gián tiếp nói ông Diệm chỉ là một dạng con rối của Tây Phương vì thiên vị Công Giáo.

Trở ngược lại chuyện người đàn ông kia phải nói mình là người Phật Giáo để khỏi gây hiểu lầm khi trình bày về ông Diệm. Chuyện ủng hộ hay khâm phục lòng yêu nước, những gì ông Diệm làm thì liên quan gì đến Công Giáo? Chẳng lẽ chỉ người Công Giáo mới được phép khâm phục một người đã làm tất cả vì đất nước? Tôi thấy xấu hổ vì chính suy nghĩ cục bộ và thấp hèn của nhiều người Việt Nam khi họ còn nhiều định kiến tôn giáo chứ chẳng dựa trên một con người thực sự thế nào.

Nếu chúng ta giữ mãi những suy nghĩ ấy, hoặc dân tộc chúng ta giữ mãi suy nghĩ là chúng ta khác nhau về mặt tôn giáo thay vì chúng ta cùng là người Việt Nam bị áp bức dưới chế độ cộng sản, thì chính chúng ta đã để thua chế độ cộng sản và tiếp tục bị họ chia để trị. Lời nói của người đàn ông đó khiến tôi suy nghĩ, rồi chúng ta phải đối mặt tất cả, nếu sự nghi ngờ hay chia rẽ là có, vậy thì chỉ có thể cùng nhau giải quyết thay vì né tránh. Rõ ràng nghĩa vụ của chúng ta là phải đoàn kết lại, nhưng chúng ta đoàn kết bằng cách nào?

Vào lúc này, mỗi người chúng ta dù là Phật Giáo, Công Giáo hay chẳng theo tôn giáo gì....đều cần rõ một điều, sự không hài lòng, bôi bác giữa chúng ta hay đấu khẩu giữa chúng ta chỉ có lợi cho chế độ Việt Cộng. Hãy hướng mũi nhọn đến chế độ Cộng Sản vì chính họ mới là thủ phạm gây lên mọi thứ tồi tệ, bao gồm cách họ chia rẽ chính chúng ta. Hãy nhớ rằng, trước khi bạn có tôn giáo thì bạn chính là người Việt Nam và đã là người Việt Nam bị cộng sản cai trị tàn bạo thì cần phải chống lại chế độ cộng sản.

Xa hơn trong tương lai, khi Việt Nam có tự do, dân chủ, nhà nước/chính quyền Việt Nam cần trung lập về mặt tôn giáo (là chế độ thế quyền), trung lập về ý thức hệ tư tưởng như nền Đệ Nhất Cộng Hòa lẫn nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đây không phải là điều mới mẻ nhưng rất quan trọng, vì điều đó không chỉ giúp đoàn kết dân tộc Việt Nam trong lâu dài vì không ai sẽ bị xúc phạm hoặc khinh thường vì chính niềm tin của họ, mà chính nhà nước/chính quyền thế quyền trung lập về tư tưởng còn cổ võ cho tự do tư tưởng, nền tảng cốt lõi cho sự sáng tạo để phát triển mọi mặt xã hội.

Cũng xin nói rõ thêm, thế quyền không đồng nghĩa với cổ võ "vô thần" hay "không tôn giáo", thế quyền nghĩa là nhà nước/chính quyền không chèn ép hay nâng đỡ bất cứ ý thức hệ tư tưởng tôn giáo hay không tôn giáo nào. Nhà nước phải trung lập và tách biệt với tôn giáo, ý thức hệ tâm linh. Còn về mặt xã hội, người dân có quyền tự do tư tưởng, có quyền tự do tôn giáo, có quyền theo hay không theo bất cứ tôn giáo nào, có quyền rời bỏ tôn giáo hay giữ niềm tin với điều linh thiêng của mình mà không bị đàn áp hoặc bức hại...Nhìn chung, nhà nước/chính quyền hay Hiến Pháp, luật lệ sẽ đảm bảo mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn về mặt tư tưởng, tâm linh tôn giáo.

Rồi đất nước Việt Nam sẽ thay đổi, lịch sử đã chỉ ra nhiều xứ sở hay quốc gia Á Đông có sự phức tạp giữa các tôn giáo truyền thống của họ lẫn những tôn giáo đến từ Phương Tây nhưng họ vẫn sống chan hòa và giải quyết mọi chuyện ổn thỏa như Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore. Họ đều là những cường quốc thịnh vượng, bị ảnh hưởng dài lâu của Phật Giáo hoặc Nho Giáo và đều có Kito giáo là một tôn giáo lớn. Mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam cũng từ chế độ cộng sản mà ra, đó chỉ là cách thức chia rẽ để trị dân của họ. Hậu cộng sản, chỉ cần có lòng yêu nước, yêu quê hương, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề này như các quốc gia khác đã làm được trên con đường đạt tới sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc.

publicAll Rights Reserved

shareSHARE

update Load earlier

Thinh Pham @realThinhPham May 9, 2018, 12:03:46 AM

keyboard_arrow_left reply thumb_up thumb_down

Mỗi người dân chính là một hiệp sĩ tự có trách nhiệm trông coi và bảo vệ Tự Do cho mình, bởi bất kì một thế lực nào đó có ý định cướp đoạt đi Tự Do chung của tất cả. A đoán đó là Phúc Lành về tầm nhìn vĩ đại của những nhà lập quốc Hoa Kỳ chăng, ko tin hết châu âu, sẽ sang châu á , đến giai đoạn dư thừa của cải, con người bắt đầu đến giai đoạn mâu thuẫn về tôn giáo, hay đúng hơn là các tôn giáo tranh giành quyền lực để bành trướng và hòng thống trị tư tưởng. Mục đích lớn nhất chính là cướp đi Tự Do tư tưởng, a đảm bảo rằng khi đó chính Thiên Chúa sẽ bảo vệ và giữ gìn hòa bình giữa các tôn giáo. Bởi Đức tin Tự Do đến từ Thiên Chúa. Làm cho họ sống bình đẳng giữa người với người hơn bao giờ hết.

Thinh Pham @realThinhPham May 9, 2018, 12:03:47 AM

keyboard_arrow_left reply thumb_up thumb_down

Có thể về đời thường, nói cho dễ hiểu thì sẽ lý luận như vậy nhưng ý nghĩa triết học của chủ nghĩa tự do cổ điển ngày xưa họ tách hai chuyện đó ra. Quyền tự do là quyền tự nhiên chứ không phải từ chuyện ban phát thần học, vì họ sợ sẽ bị chi phối bởi Thiên Chúa Giáo. Đó là lý do tại sao nhà nước/chính phủ phải trung lập và thế quyền. Group VCCL hay Nguyen Ngon đã sai lầm khi diễn giải sai điều đó, biến một tư tưởng triết học có màu sắc thần học nhưng ngày hôm nay group VCL sẽ không lặp lại sai lầm đó nếu muốn phát triển thực sự. Mục đích của group VCL không đi pro-Kito giáo, cũng chẳng phỉ báng đạo Kito hay bất cứ tôn giáo nào mà muốn mọi người hiểu ra để có tương lai hơn cho Việt Nam. Nếu muốn đất nước thay đổi được thì mỗi người nhớ rõ một điều, chúng ta không đi cỗ võ tôn giáo của chính mình mà chỉ cổ võ sự tự do mà thôi. Vì đó không chỉ là thực tế về mặt triết lý, mà còn là thứ để đoàn kết dân tộc này. Nếu anh nói "tự do là do Chúa ban tặng" vậy anh giải thích thế nào với người theo Phật Giáo hay tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo để đặt niềm tin vào sự tự do? Anh có quyền nói điều đó về mặt xã hội nhưng nhà nước/chính phủ muốn thế quyền, trung lập để cởi mở và đoàn kết người dân cần tránh điều đó qua một bên. Ở đây có bài rất hay nói điều này: "Where Do Rights Come From? Where do rights come from? Perhaps you’ve heard people use the expression God given rights. Do our rights come from God? Well they can’t all come from God. I have the right to take a certain number of sick days from my job. Those rights came from my employment contract, not from God and my voting rights come from our legal system. Since we use the word rights in a variety of contexts, we sometimes mix up when we’re talking about legal or contractual rights and when we’re referring to moral or natural rights. It’s obvious that contractual rights come from our contracts but what actually is the source of moral rights and does it matter? Philosophers have disagreed about the source of moral rights for a long time. That’s probably not a surprise if you’ve taken a philosophy class. Philosophers typically try to give an account of rights that explains what they are in terms of some larger ethical framework. For example some philosophers are utilitarian. They think that the morally best thing is that which brings about the greatest good for the greatest number. Some philosophers are deontologists. They think that we can derive a rule based ethic in one of several ways and then the morally best thing is following those rules. These seem like diametrically opposed theories since one seems to care primarily about consequences and the other about process. Other philosophers argue that our rights do come from God or nature. The Declaration of Independence uses the expression endowed by their Creator with rights. But interestingly they may all yield a theory of rights which in practice comes out pretty much the same. Consider the First Amendment right to peaceably assemble. The Supreme Court has clarified that local authorities can still regulate assemblies provided that the restrictions are content neutral. For example a ban on demonstrations after midnight might be permissible since the objective is not to suppress dissent but to let people get some sleep. In contrast, a ban on demonstrations by a gay rights group or by veterans would be impermissible. But why should there even be a First Amendment right to assemble? Our constitutional rights ought to have some kind of moral basis. But here’s the good news. The proponent of a right from God or nature can see the value of allowing assembly as a natural manifestation of our natural capabilities and deliberation. The rule follower will se that for example respect for people’s autonomy and dignity requires allowing them to speak out. And the utilitarian might realize that a policy of banning unpopular assemblies will backfire in the long run and that suppression of dissident speech will not promote the greatest overall good. A defining characteristic of the classical liberal approach to political philosophy is that rights are important and individuals have rights despite philosophical disagreement as to the basis of those rights. I don’t want to say that it doesn’t matter what the underlying justification is. I think it’s extremely important. But when we’re approaching policy in government it’s crucial to remember that people have rights despite philosophical disagreement over why. It’s partly a matter of what sort of conversation you’re having. It’s like diesel versus gasoline. If you’re shopping for or designing a car it matters what sort of engine you think is best. But to drive to work either car will get you there and the rules of the road are exactly the same." http://www.learnliberty.org/videos/where-do-rights-come-from/

Where Do Rights Come From?

learnliberty.org

Thinh Pham @realThinhPham May 9, 2018, 12:03:52 AM

keyboard_arrow_left reply thumb_up thumb_down

Đúng, mỗi người có quyền đặt niềm tin sự tự do của mình đến từ đâu nhưng nhà nước sẽ không tuyên bố tự do đến từ ý thức hệ nào. Hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhà nước là trung gian mọi chuyện, còn người dân có quyền đặt niềm tin từ đâu.

Thinh Pham @realThinhPham May 9, 2018, 12:04:01 AM

keyboard_arrow_left reply thumb_up 1 thumb_down

A tôn trọng tuyệt đối với tất cả mọi tôn giáo khác, ý anh chỉ muốn nói Thiên Chúa ko phải là tôn giáo, nếu đặt nó ngang hàng với mọi tôn giáo, a đảm bảo rằng một ngày nào đó Tự Do của nhân loại sẽ bị một tôn giáo nào đó thống trị, Thiên Chúa nó là xứ mạng bảo vệ giá trị Tự Do. A vẫn sống theo đạo Phật. Vì tính nhân - quả.

Thinh Pham @realThinhPham May 9, 2018, 12:04:10 AM

keyboard_arrow_left reply thumb_up thumb_down

Ở đây, người ta thay chữ "Thiên Chúa" (God) bằng "quyền tự nhiên" (natural rights) là vì vậy. Đó có thể hiểu là God hoặc là ông Trời hay khái niệm tương đương nào đó nhưng họ né dùng từ đó. Mục đích rất đơn giản là né tránh coi nhà nước là công cụ của một tôn giáo cụ thể thôi. 4

Enter your comment

attachment

 explicit send

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: