1. Giới thiệu Về Diệp Vĩnh Chí
Đài Loan với việc chính thức thông qua Luật Hôn nhân đồng tính vào ngày 17/05/2019, trở thành nơi đầu tiên ở châu Á đầu tiên công nhận sự hợp pháp của kết hôn đồng giới tính. Nhưng trước năm 2019, khi chưa được công nhận hợp pháp về hôn nhân đồng giới, nơi này cũng đã có những mảnh đời từng sống trong tổn thương, trong sự giễu cợt và những áp lực dư luận về việc họ không giống như những người khác.
2.
Câu chuyện gây ấn tượng mạnh nhất và để lại trong ký ức nhiều người Đài Loan là về Diệp Vĩnh Chí (葉永鋕-Ye-Yong Zhi). Cứ mỗi năm đến ngày 20/4 thì mọi người đều tưởng niệm và tiếc thương người thiếu niên hoa hồng năm ấy khi đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại người mẹ với nỗi xót thương vô vàn và những dự định không thành. Cậu ấy rời khỏi thế giới này nhưng để lại sự cảnh tỉnh và thức tỉnh hàng triệu trái tim khác với một thông điệp bất cứ người nào sinh ra trên đời thì đều có quyền được là chính mình và được yêu thương.Diệp Vĩnh Chí sinh năm 1985 tại một vùng quê nhỏ ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Từ nhỏ, em có tính cách như một bạn nữ và thường bị các bạn trong lớp bắt nạt và bị gọi với những từ ngữ đùa cợt. Mặc dầu, mẹ em đã báo cáo với nhà trường rằng em bị bắt nạt trong lớp học nhưng giáo viên và nhà trường thời điểm đó không những không xử lý mà còn nói với mẹ em với những lời nói vô cảm: “Cô nên dẫn em ấy khi khám bệnh vì em ấy muốn làm con gái”.
Vào những năm đầu thập niên 2000, việc là người đồng tính - không giống mọi người vẫn còn đang trở thành sự châm chọc và cả những cái nhìn không thiện cảm của số đông - những người được cho là bình thường. Chính vì những sự vô cảm đến cay nghiệt ấy đã tạo ra những vết thương về cả thế xác lẫn tinh thần cho những người sinh ra vốn dĩ thuộc về giới tính thứ ba.Vào ngày 20/4/2000, Diệp Vĩnh Chí được tìm thấy trong nhà vệ sinh với tình trạng chảy máu đầu và máu mũi, với chiếc khóa quần bị mở và nằm gục trong vũng máu. Cậu ấy được đưa đến bệnh viện nhưng đã không kịp cứu chữa, và qua đời vào ngày hôm sau.
Mẹ cậu ấy, với nỗi đau mất con thì còn đau đớn hơn khi tòa án phán rằng con bà chết là do căn bệnh tâm lý của cậu ấy. Tất cả những kẻ đã cướp đi đứa con của bà đều được phán trắng án.
“Biết bao nhiêu tội lỗi vô tri, sự đã qua mà chẳng thể thay đổi”
Mẹ cậu ấy - người phụ nữ đã mất đi đứa con của mình không muốn những gia đình khác sẽ gặp phải trường hợp tương tự cho nên bà chọn đứng lên để lấy lại công bằng cho Diệp Vĩnh Chí. Những đứa trẻ khi sinh ra vốn chẳng thể lựa chọn mình được sinh ra như thế nào, có giới tính gì, sẽ lớn lên ra sao. Mẹ Diệp đã dằn xuống nỗi đau mất con - nỗi đau đánh gục mọi bà mẹ trên thế giới, để đi tranh đấu cho những đứa trẻ còn lại, để giữa những khắc nghiệt của dư luận họ được sống là chính họ.Em ra đi rồi thế giới có thay đổi???”
Vụ việc này đã gây ra nhiều cuộc thảo luận cao độ về các vấn đề giới tính trong cộng đồng, và thúc đẩy nhiều nhóm đấu tranh cho dự luật bình đẳng giới. Ủy ban Giáo dục bình đẳng giới cũng đã thành lập một nhóm điều tra để ghi lại sự việc và xử lý theo dõi. Bộ Giáo dục dần chú ý đến các vấn đề giới tính trong khuôn viên nhà trường và cả những nơi khác.
Hai năm sau ngày Diệp Vĩnh Chí ra đi, Đài Loan đã thông qua Luật Giáo dục bình đẳng giới. Sáu năm sau, công bằng đã được lấy lại khi Tòa án đã phán tội cho ba người quản lý của ngôi trường mà Diệp Vĩnh Chí bị cướp đi mạng sống.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro