thiet giap ham
Thiết giáp hạm (tiếng Anh: battleship), là một loại tàu chiến có vũ khí tấn công chủ yếu bằng súng rất lớn, phòng ngự bằng giáp tốt.
Ngoài ra, có thể có ngư lôi, máy bay, cùng với hệ thống ra đa. Nhiệm vụ chủ yếu của tàu là tấn công tiêu diệt tàu khác và chống lại những cuộc tấn công của tàu đối phương.
Thông thường, "thiết giáp hạm" có trọng tải lớn, vận tốc lớn, mang súng nòng dài bắn đạn xuyên rất lớn đặt trên các ụ súng quay, vỏ thép vùng xung quanh súng rất dày. Những thiết giáp hạm lớp Iowa của Mỹ trong Thế chiến thứ hai mang pháo 405 mm. Các thiết giáp hạm lớp Yamato của Nhật Bản, lúc đó giáp dày đến 650 mm và pháo cỡ 460 mm. Thiết giáp hạm là hệ thống chiến đấu dùng súng lớn nhất được chế tạo. Hiện loại tàu này đã lạc hậu, vẫn còn một vài chiếc được dùng trong bảo tàng.
[sửa] Tên gọi
Tên gọi battleship trong tiếng Anh được đưa ra lần đầu tiên vào khoảng năm 1794 và là thể rút gọn của ship of the line (line-of-battle ship), là loại tàu chiến mạnh nhất so với các loại tàu dùng cánh buồm trong kỷ nguyên tàu buồm (Age of Sail) .[1] Tên gọi này được sử dụng chính thức tại các nước nói tiếng Anh vào cuối thập niên 1880 để chỉ một loại tàu chiến bọc thép cải tiến cải tiến,[2] và đến thập niên 1890 thì thiết kế kiểu tàu này tương đối chuẩn và được gọi là thiết giáp hạm tiền-Dreadnought. Năm 1906, HMS Dreadnought ra đời và đánh dấu một bước tiến triển vượt bậc trong việc thiết kế thiết kế các thiết giáp hạm hiện đại, hay còn gọi là các tàu dreadnought.
Sau khi tiếng Anh có từ battleship, các ngôn ngữ khác cũng tìm thuật ngữ tương đương với từ này sang ngôn ngữ của mình. Trung Quốc gọi là 戰列艦 (chiến liệt hạm, nghĩa là "tàu chiến dàn hàng"), 戰鬥艦 (chiến đấu hạm), 主力艦 (chủ lực hạm) hay 戰艦 (chiến hạm); Nhật Bản thì gọi là 戰艦 (chiến hạm); tiếng Nga Линейный корабль, nghĩa là "tàu chiến tuyến". Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam ấn bản 2004 còn gọi thiết giáp hạm là tàu thiết giáp hay tàu bọc thép. Một số từ điển quân sự Anh-Việt tại Việt Nam thì dịch battleship là tàu chiến lớn[3] hoặc tàu chiến[cần dẫn nguồn].
[sửa] Lịch sử
Thiết giáp hạm IJN Satsuma, Nhật. Choáng nước: 19.372 tấn, chở đầy 19.700 tấn. Dài: 146,91 met. rộng: 25,4 met. mớm nước: 8,38 met. Máy đẩy: Triple VTE; 20 nồi hơi Miyabara; 17.300 HP. tốc dộ: 18.25 knot (33.8 km/h). Nhiên liệu: 2860 tấn than; 377 tấn dầu. Thủy thủ đoàn: 887. Vũ khí: Súng: 4×305mm + 12×254mm + 12×120mm + 8×80mm. Ngư lôi: 5×450mm. Giáp: Đai sườn: 100-230 mm; Lá chắn pháo: 180-240 mm; Tháp pháo chính: 180-200mm; Tháp chỉ huy: 150 mm; Boong: 50 mm.
Thiết giáp hạm xuất hiện lần đầu tiên trong Nội chiến Mỹ. Trước chiến tranh này, các tàu quân sự vẫn rất cổ điển như hồi Trung cổ, mặc dù đã có động cơ hơi nước. Tàu diệt tàu phổ biến lúc đó vẫn như các tuần dương hạm cổ lỗ. Đó là các tàu chiến mang súng bố trí chủ yếu hai bên sườn, mũi và một ít ở đuôi tàu. Súng lớn trên các tàu đó không có giá quay, không chỉnh được hướng, tất cả các súng bên một mạn tàu đều hướng vào một hướng cố định. Khi vào trận, thuyền trưởng sẽ chỉ huy pháo tàu quay mạn về hướng mục tiêu, khi các súng ở mạn đó hướng thẳng đến mục tiêu, thuyền trưởng ra lệnh tất cả các súng bên mạn cùng nổ. Rồi tàu lại quay mạn khác vào mục tiêu, trong khi những khẩu súng vừa bắn đang nạp đạn. Do khả năng bắn trúng đích của súng ngày đó rất tồi, nên các tàu "giáp lá cà" vẫn đắc dụng. Như "ram" là loại tàu dùng mũi cứng húc gẫy tàu địch.
Trong nội chiến Mỹ xuất hiện các tàu bọc thép có vỏ kim loại mang động cơ hơi nước, gọi là "lớp kim loại", như CSS Virginia của quân đội miền nam nước Mỹ. Tàu này có tác dụng như tàu giáp lá cà "ram" mang pháo mạn, đã có một ít súng lớn phía mũi và đuôi. Tuy nhiên, các súng trên tàu vẫn không có giá quay. Giá súng cứng, khi bắn súng lùi vào trong tàu, nạp đạn và thuốc mũi rất chậm.
Trong lúc đó, quân đội miền bắc nước Mỹ đóng và đưa vào sử dụng các thiết giáp hạm lớp Monitor. Chiếc tàu đầu tiên tham chiến là USS Monitor. Đây đúng là chiếc thiết giáp hạm đầu tiên trên thế giới, trận chiến đầu tiên ngày 9 tháng 3 năm 1862 Hampton Roads. Không may cho chiếc USS Monitor, một viên đạn phá vỡ phía mũi nó làm thuyền trưởng mù và đạn kẹt. Nhưng CSS Virginia cũng mất quyền kiểm soát con đường này, thực tế CSS Virginia hư hại nặng và tự hủy 2 tháng sau đó. Thắng lợi này thúc đẩy việc chế tạo lớp Monitor ở Mỹ và châu Âu. Kết thúc chiến tranh, các tàu kiểu USS Monitor thu nhiều thắng lợi, khẳng định ưu thế. USS Monitor có 2 khẩu 300 mm nòng ngắn đặt trong một tháp pháo quay, điều đó cho phép nó ngắm bắn thoải mái, trong khi CSS Virginia có số lượng pháo lớn hơn nhiều lần, nhưng lại trúng đạn nhiều hơn.
Sau chiến tranh, người ta đủ điều kiện kỹ thuật và kinh nghiệm chiến đấu để đưa lượng choáng nước của các thiết giáp hạm vượt xa ngưỡng 1000 tấn. Puritan M-1 (năm 1875) trọng tải 6060 tấn là chiếc lớn nhất kiểu USS Monitor. Wyoming (M-10) hạ thủy 1899 kết thúc lớp thiết giáp hạm đầu tiên này. Katahdin là kiểu hiện đại hóa, cố gắng tăng tốc độ và khả năng phòng thủ, nhưng không thành công. Đồng thời, thiết giáp hạm trong giai doạn này cũng thể hiện nhược điểm cố hữu, ngoài bắn chìm tàu chiến bọc thép địch ra, nó chẳng làm được gì khác. Vì vậy, loại tàu tuần dương hạm bọc thép đa năng hơn vẫn cạnh tranh.
[sửa] Thời kỳ Dreadnought
HMS Dreadnought. Đặt hàng: 1905 hạ thủy: 2 tháng 10 năm 1905 bắt đầu hành trình: 10 tháng 2 năm 1906 Bắt đầu bien chế: 2-1-1906 Nghỉ hưu: 1919 Gỡ lấy sắt vụn: 1923 Choáng nước: 18.420 t Giáp: sườn: 4 to 11 inch (100 to 280 mm) thân tàu, 2,5 inch (64 mm) đầu và cuối tàu. Boong: 75 mm tháp pháo: 280 mm Chắn pháo 280 mm Đài cỉ huy 280 mm Vũ khí 10 khẩu 305mm L45 + 5 tháp pháo Mk8 27 pháo Mk1 76,2 mm L50. Một khẩu Mk4. 5 ống phóng lôi 457 mm chìm. Máy đẩy: 18 nồi hơi 3 trống Babcock & Wilcox, 4 turbine nối nhau. 22.500HP (17 MW) tốc độ: 21 knots (39 km/h)
Năm 1905, tàu HMS Dreadnought đánh dấu việc ra đời của các thiết giáp hạm điển hình của nửa đầu thế kỷ 20. Từ đó, các thiết giáp hạm thế hệ trước được gọi là "tiền Dreadnought" (pre-Dreadnought). Các thiết giáp hạm sau đó dược gọi là "thời kỳ Dreadnought". Đặc điểm nổi bật là tập trung vào một lượng nhỏ các súng rất lớn nòng dài bắn đạn xuyên. Tàu đầu tiên kiểu này hạ thủy là IJN Satsuma của Nhật, tuy nhiên, tàu hoàn thành 25-3-1910, sau chiếc HMS Dreadnought. Satsuma hoàn thành thiết kế súng của nó rất chậm. Sau này, tàu cũng không phục vụ lâu, nó bị tháo dỡ, rồi trở thành tàu mục tiêu bắn thử.
Một đặc điểm nức của các Thiết giáp hạm Thời kỳ Dreadnought là chạy động cơ tuốc-bin hơi nước. Đến gần Thế chiến 2, thì kỹ thuật dùng hơi nước quá nhiệt được áp dụng, đưa tổng công suất máy đẩy lên trên 100 000kw. Máy đẩy mạnh làm các tầu mang được giáp rất dầy, chạy nhanh.
Thời kỳ Dreadnought ra đời bởi những phát kiến của người Đức về đại bác nòng dài. Người Đức sử dụng những thuốc phóng và thuốc nổ có đặc tính cơ học vững chắc như TNT hay thuốc súng không khói. Họ đưa ra phương pháp tính toán và điều khiển tốc độ cháy dựa trên nhiệt độ, áp suất và tổng diện tích mặt ngoài. Nhờ đó, thời gian cháy của thuốc phóng trong nòng lâu, cho phép chế tạo đại bác nòng rất dài. TNT và các thuốc nổ khác hồi đó cho phép đạn không phát nổ ngoài ý muốn khi đập vào giáp đối phương, mà xuyên vào trong. Từ đây, các thiết giáp hạm kết thúc việc sử dụng súng lớn gù xấu, hải pháo của Henri-Joseph Paixhans.
[sửa] Vittorio Cuniberti
Vittorio Cuniberti là nhà thiết kế tàu quân sự Ý. Năm 1903, trên một tạp chí quân sự nổi tiếng[4], Vittorio Cuniberti đã trình bày ý tưởng về một kiểu thiết giáp hạm mang súng cực lớn, một thiết giáp hạm giống tàu HMS Dreadnought. Ông không được chính phủ Ý chấp nhận chi tiền, nhưng người Anh đã đồng ý.
[sửa] Trận chiến Jutland
Đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các thiết giáp hạm có cải tiến, nhưng đại thể vẫn như HMS Dreadnought. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, trận chiến đấu lớn diễn ra giữa các thiết giáp hạm ngoài khơi Đan Mạch, gọi là trận chiến Jutland từ 31 tháng 5 đến 1 tháng 7 năm 1916. Trận chiến để lại dư âm lớn, góp phần làm thiết giáp hạm sau đó được kính nể. Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kỳ nổi trội của súng cực lớn. Nó tham gia chiến đấu tích cực của trên bộ và dưới nước. Sau chiến tranh này, người ta làm nhiều súng cực lớn to hơn nữa và các hệ thống chiến đấu dùng súng lớn. Nhưng việc sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai của súng cực lớn rất tồi.
[sửa] Giữa hai thế chiến
Thời kỳ giữa hai thế chiến người ta đóng chủ yếu hai loại tàu chiến lớn là thiết giáp hạm và một loại thiết giáp hạm nhỏ (pocket battleship), nhỏ hơn có tàu tuần dương chiến đấu battlecruiser). và tàu tuần dương hạng nặng (heavy cruiser), cuối cùng là tàu tuần dương (cruiser). Các loại tàu trên xếp theo thứ tự nhỏ dần về kích thước và sức mạnh, việc phân loại các tàu chiến khác nhau ở mỗi nước. Tàu tuần dương chiến đấu, làm được nhiều việc hơn là bắn nhau với tàu chiến đấu, vẫn luôn cạnh tranh với tàu chiến đấu thời kỳ này. Các tàu trên đều dùng vũ khí diệt tàu chính là súng cực lớn.
Do uy tín vốn có, trong thời kỳ giữa hai chiến tranh thế giới, thiết giáp hạm được đầu tư lớn. Người ta đóng một số lượng lớn chưa từng có các thiết giáp hạm lớn nhất. Người ta đặt cho chúng vai trò tàu chỉ huy đội tàu (capital ship). Người Mỹ tự hào về "bức tường thiết giáp hạm", tên dãy thiết giáp hạm lớn đậu trong Trân Châu Cảng. Đặc biệt khi chiến tranh sắp xảy ra, cuộc đua đóng các thiết giáp hạm mới càng trở nên nhộn nhịp.
[sửa] Tàu sân bay xuất hiện
Thiết giáp hạm, đặc biệt là các tầu mang pháo lớn, bộc lộ nhiều nhược điểm trước các vũ khí mới. Đầu tiên là trong chiến tranh Nga Nhật, thiết giáp hạm mang pháo lớn gặp khó khăn trước các tàu phóng lôi. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta nhìn thấy tính năng to lớn của máy bay. Nhiều nước bổ sung các giàn phóng máy bay cho tàu chiến đấu, các máy bay này hạ xuống mặt nước rồi được câu lên tàu. Tuy nhiên, người Nhật sáng suốt hơn cả, họ đóng đội tàu sân bay lớn nhất thế giới, các tàu sân bay trong Thế chiến thứ hai đã đưa các thiết giáp hạm mang súng lớn đi vào quá khứ. Trận Trân Châu Cảng đã thể hiện sức mạnh của các tàu sân bay.
[sửa] Những thiết giáp hạm lớn nhất ra đời quá muộn
Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất thế giới, 65 ngàn tấn. Pháo chính: 9 khẩu 460mm. giáp: 650mm Tháp pháo. 410mm sườn, nghiêng 20 độ. 200mm boong. Máy đẩy 110000kw, tốc độ 27knot.
Hết năm 1936, hạn chế Washington về hải quân hết hạn. Các nước đua nhau đóng những thiết giáp hạm lớn nhất.
Trước chiến tranh thế giới 2 Mỹ và Nhật đóng những thiết giáp hạm lớn. Đó là các tàu lớp Iowa 45 ngàn tấn, mang 12 pháo 405mm, tốc độ 33 knot. lớp Montana (đang đóng dở, không một chiếc nào hoàn thành). Việc đóng một lượng lớn các thiết giáp hạm thuộc hai lớp này đã làm giảm phần lớn sức mạnh Hải quân Mỹ đầu chiến tranh Thái Bình Dương. Nhật có những thiết giáp hạm lớn nhất lúc đó như Yamato, Musashi, Shinano, (lớp Yamato). Các tàu lớp Yamato được đóng như tàu chỉ huy hạm đội hơn là tàu chiến đấu. Lớp Bismarck được đóng ở Đức, Pháp cũng có lớp Richelieu. Các thiết giáp hạm cũng có radar, nhưng lúc đó radar rất tồi, ví dụ, tàu Bismarck ban đêm bắn toàn trượt tàu
Bismarck (Đức) Mớm nước: 41.700 dày: 50.900 súng : 8×380 mm SKC34 (4 tháp pháo×2) 12×150mm 16×105mm 16×37mm 20×20mm máy bay: 4 1 bệ phóng đôi. máy đẩy: 12 nồi hơi Wagner quá nhiệt; 3 Blohm & Voss turbine; 3 chân vịt 3 cánh 4,70 m 150.170 hp (110 MW) tốc độ: 30 knots
Thời kỳ này có thể coi như một khủng hoảng kỹ thuật quân sự, các nhà thầu vũ khí hết sức đua nhau lao vào một hướng đi sai lầm, tuy không ít các ý kiến chỉ trích. Ngay cả những trận đánh trên biển đầu tiên của Thế chiến 2, các nhà chỉ huy quân sự cũng không đưa thiết giáp hạm ra như là vũ khí diệt tàu chính.
[sửa] Những thiết giáp hạm lớn nhất đều không thành công trong Đại chiến 2
Trong chiến tranh Thế giới 2, có trận đánh Eo biển Đan Mạch. Bismarck bắn chìm Tàu chiến Anh Hood bằng một loại đạn ngắn và làm bị thương nặng Tàu chiến Anh Prince of Wales. Tuy nhiên, sau đó Bismarck bị các máy bay tấn công đến tử thương, trong khi các thủy thủ đang rời tàu thì một chiếc tàu phóng lôi đến kết thúc Bismarck. Tirpitz, chị em sinh đôi của Bismarck trong chiến tranh bị đánh chìm bởi bom khoan nặng TallBoy. Đến cuối Thế chiến 2 thì các thiết giáp hạm đã hoàn toàn không còn tác dụng diệt tàu. Các thiết giáp hạm còn lại của Mỹ chỉ có thể bắn hỗ trợ bộ binh đánh chiến đất liền. Các thiết giáp hạm còn lại của Nhật đều bị máy bay đánh chìm. Shinano đóng lại làm tàu sân bay giáp dày, nhưng chưa kịp trang bị thì bị tàu ngầm Mỹ bắn ngư lôi đánh chìm. Trận chiến điển hình thể hiện uy lực nổi trội của tàu sân bay so với thiết giáp hạm là Trận đánh Trân Châu Cảng, mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương, sáu tàu sân bay của Nhật phá hủy một lực lượng lớn của Mỹ ở cảng này, chủ yếu là thiết giáp hạm các thế hệ.
[sửa] Kết thúc thế kỷ thiết giáp hạm dùng súng cực lớn
Sau chiến tranh, chỉ còn Mỹ cố giữ một vài thiết giáp hạm giáp dày, đến những năm 1980 họ còn bổ sung tên lửa cho Iowa. Một hai chiếc tàu đã tham chiến ở Việt Nam và Trung Đông cũng với nhiệm vụ pháo hạm, bắn đạn trái phá diện tích áp chế các lực lượng trên bộ. Nhưng công việc chính của các thiết giáp hạm còn lại sau Thế chiến 2 là làm vật trưng bày tại bảo tàng. Việc diệt các tàu trên biển ngày nay được tên lửa có điều khiển và các vũ khí khác đảm nhiệm, phần nhiều là các vũ khí tự lái hay tự tìm mục tiêu với tầm xa hơn rất nhiều súng cực lớn, đạn cũng nặng hơn. Các tàu chiến ngày nay cũng không phòng thủ bằng giáp dày nữa mà bằng hệ thống điện tử đối hải, đối ngầm, đối không mạnh mẽ.
[sửa] Thiết Giáp Hạm trong các tầu chiến
Thời tầu buồm, những tầu chiến chủ lực dùng để diệt tầu gọi là Tầu chiến tuyến Ship of the line. Đặc điểm của tầu này là chiến đấu trong đội hình lớn, khó hoạt động độc lập đường xa và thời gian dài. Người ta không làm các tầu lớn đánh nhau vì pháo lúc đó nhỏ tầm gần (vì không thể nhồi nhiều thuốc phóng vào đại bác bắn trái phá vì gây nổ đầu đạn, nên bắn rất gần). Trận Trafalgar là một trong những trận đánh cuối cùng kiểu dàn hàng tầu này.
Tầu chiến tuyến là hạng dứng đầu trong 3 hạng tầu chiến: dưới nó có tầu frai-ghết và các tầu chiến nhỏ. Các tầu frai-ghết và tầu chiến nhỏ không chiến đấu ở trận tiền thì làm nhiệm vụ tuần tiễu, bao vây, cảnh giới... Tầu chiến tuyến cũng phân ra ba hạng: nhất, nhì, ba.
Chiến tranh Nga-Thổ đã xuất hiện các trận đánh hỗn chiến không theo hàng lối gì, rồi tầu chiến hoạt động độc lập, do xuất hiện các Hải Pháo Henri-Joseph Paixhans bắn trái phá tầm xa. Đến Nội chiến Mỹ xuất hiện các thiết giáp hạm đầu tiên như USS Monitor. Đến lúc này, các tầu chiến đã đầy đủ khả năng hoạt động dài ngày, đường xa, độc lập. Đến thế kỷ 20 đã xuất hiện các nhóm tác chiến có Thiết giáp hạm là trung tâm, Tầu chỉ huy đội tầu.
Loại tầu diệt tầu chuyên nghiệp mạnh nhất thành các Thiết giáp hạm. Thiết giáp hạm được làm các vị trí tầu chỉ huy đội tầu (capital ship), và cao hơn nữa là tầu chỉ huy hạm đội-kỳ hạm (flag ship). Các tầu chiến tuyến yếu hơn (như hạng nhì, ba) trở thành các Tầu tuần dương (Cruiser). Dưới tầu tuần dương vẫn là các tàu frai-ghết, dưới nữa là các tầu nhỏ như Tầu khu trục. Tuy vậy, đến nay giới hạn của Tầu tuần dương, tàu frai-ghết, Tầu khu trục không rõ ràng.
Trước Thế chiến 2 người ta đóng nhiều lớp tầu trung gian giữa Thiết giáp hạm và Tầu tuần dương, chúng mạnh hơn tầu tuần dương nhưng yếu hơn Thiết giáp hạm.
• Tầu tuần dương có bảo vệ: loại tầu tuần dương phát triển cuối thế kỷ 19, có bọc thép quanh máy móc, tăng khả năng sống sót, boong tầu không bọc thép. (Tuần dương hạm Nga Rạng Đông đã đến Việt nam và bắn thủng Cung điện Mùa Đông thuộc loại này). Phát triển thành Tầu tuần dương hạng nặng, Tầu tuần dương hạng nhẹ.
• Tầu tuần dương bọc thép: loại tầu tuần dương phát triển cuối thế kỷ 19, có bọc thép trên boong tầu. Phát triển thành Tầu tuần dương chiến đấu.
• Tầu tuần dương chiến đấu: loại tầu do Anh phát triển nửa đầu thế kỷ 20, trang bị vũ khí gần như Thiết giáp hạm, nhưng vỏ mỏng, đi nhanh.
• Thiết giáp hạm bỏ túi: Tầu của Đức trước Thế chiến 2, loại Thiết giáp hạm nhỏ, Đức dùng tên này để đánh lừa hạn chế vũ khí, như Thiết giáp hạm Deutschland.
• Tầu tuần dương hạng nặng, Tầu chiến Anh đóng sau năm 1915. Sau Thế chiến 1 chủ yếu dưới 10000 tấn, Trước Thế chiến 2 đến 20-30 ngàn tấn, như cỡ các tầu sân bay ngày đó. Tuy gọi hạng nặng nhưng lại là tầu nhỏ hơn cả các tầu bỏ túi.
• Tầu tuần dương hạng nhẹ, tầu tuần dương hạng nặng và nhẹ ta đời từ những hiệp ước hải quân Washington và London. Tất nhiên là nhỏ hơn hạng nặng.
Ngoài các tên chính thức trên, người ta hay dùng các khái niệm: Thiết giáp hạm chạy nhanh, cũng là một tầu lai, nó trang bị vũ khí như thiết giáp hạm nhưng vỏ mỏng. Tuần dương hạm chạy nhanh chắc cũng vậy.
Thiết giáp hạm có một nhược điểm rất lớn, nó quá chuyên nghiệp diệt tầu bằng pháo lớn nên kém làm các nhiệm vụ khác. Kết hợp với giá thành đắt đỏ quá mức nên người ta thận trọng khi quyết định đóng chúng thay cho các loại tầu khác. Nhiều nước mạnh như Nga và Liên Xô sau đó không hề đóng các thiết giáp hạm. Vì vậy xuất hiện hiện tượng là tên loại tầu này ở ngôn ngữ họ vẫn là tầu chiến tuyến Ship of the line.
[sửa] Tàu diệt tàu, tàu chỉ huy hạm đội ngày nay
Tuần dương hạm chiến đấu Kirov. Giãn nước 24-28 ngàn tấn. Tên lửa hành trình chống tàu SS-N-19 tầm bắn 625km, tên lửa hành trình chống tàu biển tàu ngầm SS-N-14 tầm bắn 50km, tên lửa chống máy bay-tên lửa tầm xa S-300, chống máy bay-tên lửa tầm thấp Tor 9K331, phòng không tầm rất gần 30mm AK-630, pháo bắn nhanh AK-130 130mm, tên lửa chống tàu ngầm-ngư lôi RBU-1000. Radar "Voskhod MR-800" lớn nhất trong các radar trên tàu chiến.
Ngày nay, các tàu diệt tàu dùng vũ khí chính là tên lửa. Tàu dùng tên lửa điển hình Nga là Tàu tuần dương chiến đấu Kirov (hạ thủy 1977, hoàn thành 1980, đổi tên thành Admiral Ushakov năm 1992). Đây có thể coi là tàu chiến đấu, thiết giáp hạm hiện đại. Thay súng lớn bẳng tên lửa có điều khiển, giáp dầy bằng các hệ thống bảo vệ, phòng không điện tử.
Người Nga trước đây đặt chỉ huy đội tàu trên các tàu tuần dương chiến đấu dùng tên lửa, còn chỉ huy lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển do các tàu chỉ huy như SSV-33 (tiếng Anh), tàu này dùng tháp chỉ huy giống Kirov. Ngày nay, họ có thể chuyển chỉ huy đội tàu sang các tàu tuần dương có sân bay, ví dụ tàu sân bay Nga Admiral Kuznetsov 44 ngàn tấn.
Người Mỹ sau Thế chiến 2 sử dụng các tàu sân bay làm tàu chỉ huy và tàu diệt tàu. Các tàu sân bay lớn rất khó trang bị các hệ thống vũ khí khác nên mỗi tàu sân bay của Mỹ có rất nhiều tàu chiến đi kèm. Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan (CVN-76) 104 ngàn tấn đi vào hoạt động năm 2003. Ngày nay, họ cũng có kế hoạch phát triển đội tàu mang tên lửa. Trước đây, người Mỹ cũng đã trang bị tên lửa cho tàu chiến đấu cuối cùng Iowa, nhưng không thu hiệu quả lớn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro