thiet bi phong TLD kieu k tu tiep xuc
Câu 2: Hãy trình bày sơ đồ và nguyên lý làm việc của thiết bị phóng tia lửa điện kiểu không tụ tiếp xúc ?
Nguyên lý của gia công tia lửa điện (Bản chất của tia lửa điện)
Hai đoạn dây kim loại đặt dưới một điện thế cao áp và cho tiếp xúc đóng mở liên tục sẽ phát sinh hiện tượng phóng tia lửa điện. Sự phóng tia lửa điện là do sự chuyển dịch của điện tử dưới ảnh hưởng của sự chênh lệch điện áp.
Sự phóng điện tử kim loại ở cực âm sẽ dẫn đến sự chuyển dịch dây truyền của hàng loạt điện tử trong không khí từ ít đến nhiều. Sự va chạm khi phóng hàng loạt điện tử sẽ biến thành nhiệt năng đạt đến hàng vạn độ, làm nóng chảy kim loại và phóng ra ở thể khí, làm hao tổn kim loại ở cực dương (chi tiết gia công). Phần hao tổn này một phần bay vào không khí (dưới dạng tia lửa), một phần đi về phía cực âm (dụng cụ) và bám vào đầu dây cực âm. Nếu để dụng cụ và chi tiết vào chất lỏng điện môi (dung dịch không dẫn điện ở điều kiện bình thường như dầu biến thế, dầu hỏa, rượu etylic...) thì phần kim loại này khuyếch tán vào dung dịch. Nói cách khác, khi các tia lửa điện phóng ra, vật liệu bề mặt chi tiết (phôi) sẽ bị hớt đi bởi một quá trình điện - nhiệt thông qua sự nóng chảy và bốc hơi kim loại, nó thay cho tác động cơ học của dụng cụ và phôi.
Ở loại không tụ tiếp xúc dụng cụ chuyển động tịnh tiến (lên, xuống) không ngừng (tia lửa điện xuất hiện khi dụng cụ đến gần chi tiết) còn ở loại không tụ không tiếp xúc có chuyển động quay (quá trình gia công xảy ra khi có dòng điện lớn do có sự tiếp xúc trực tiếp rất nhanh giữa các mấp mô bề mặt làm cho kim loại nóng chảy và bị phá hủy).
Sơ đồ : I-ngắt phóng điện; II-bắt đầu phóng điện; 1 - chi tiết (anôt); 2 - dụng cụ (katôt); 3 - tụ điện; 4 - nguồn điện một chiều; 5 - biến trở.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro