Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHÁNH PHÁP


Chánh pháp - là phương pháp tu để đạt giải thoát, không cần biết đó là cách gì, có thể là pháp của Phật, pháp của Chúa... Cần phân biệt pháp tu với giáo lý hay tôn giáo, người đời đã ngụp lặn trong sách vở nhưng chưa hiểu kinh sách bản chất là sách giáo dục công dân, là sách học đạo đức mà đức phật giảng chung cho quần sanh nhằm hướng thiện, còn pháp tu giải thoát thì ngài chỉ dạy trực tiếp cho đệ tử, còn gọi là mật pháp. Tu để đạt được đạo đức chứ không phải học đạo đức thì gọi là tu, nếu học bài để có đạo đức thì đó là đạo đức giả, còn đạo đức thật sự là do công phu tu hành mà có, cho nên đây là nhầm tưởng tai hại mà đa số đã ngụp lặn trong mấy ngàn năm qua. Người ta dùng từ giáo lý mà bạn không để ý, nó là sách đạo đức, không phải là pháp tu, thiên hạ mê lầm tưởng đó là pháp tu nên đi học thuộc, thêm cái mõ, cái chuông để tụng niệm hàng ngày, chẳng nhẽ Phật cần người ta đọc lại lời của ngài cho ngài nghe hay sao mà tụng niệm.

- Kinh điển: Là loại kinh được viết bằng điển, chỉ người có trình độ điển quang đọc mới hiểu, nhưng không phải dưới dạng ngữ nghĩa văn tự mà dưới dạng năng lượng được gọi là điển. Người ta không hiểu bèn đem cái hiểu của lý phàm ra để đọc và dịch theo ý mình, như vậy là sai hết, chưa kể tam sao thất bản. Cho nên kể cả Kinh Thánh bên Thiên Chúa lẫn Kinh bên Phật cũng bị dịch sai.

- Nếu tỉnh táo mà ngồi ngẫm xem ông Phật tu thế nào mà thành Phật thì sẽ hiểu ngay ngài đã ngồi Thiền.

- Ngày nay người đời học vẹt nên chỉ nhìn vào cái bề nổi, ngay cả pháp Thiền cũng chấp là tứ niệm xứ hay tĩnh lặng hay minh sát....không tự hiểu rằng Thiền cũng chỉ là công cụ để khai thác cái bản thể con người, mục đích thiền làm sao cho người đó có tâm thức trở về quân bình, trở về sự tự nhiên và hồn nhiên như trẻ thơ, lúc đó khi nhập định thì thần thức xuất đi, hay gọi khác là xuất hồn, xuất thức để hòa mình vào vạn vật vũ trụ, ta là vật, vật là ta để thấy là Vạn vật đồng nhất thể, từ đó hiểu tất cả mọi sự mà không cần đọc cuốn sách nào, đó gọi là cuốn kinh vô tự, nó có sẵn bên trong mỗi người, chỉ cần công phu để lấy nó ra mà đọc. Vì Phật làm điều đó nên Phật mới thuyết pháp được chứ không phải ngài đi đọc sách rồi nặn thành bài giảng.

- Phật giáo không hiểu từ Hồn nên dễ nhầm Vô vi là tà pháp, nhưng Hồn ở đây chính là cái Thức, cái Biết, cái Thấy, chính là Chân Tâm ta, ngài Thích Ca không xuất hồn hay xuất thức ra ngoài bản thể để khám phá vũ trụ thì sao mà thành Phật được, hồn là ánh sáng, là cái Biết không hình không tướng như nhiều người vẫn hình dung. Phải hiểu, xuất hồn là điều kiện cần thiết để bước vào điển giới tầm đạo, nó giống như bước vào mẫu giáo chứ không phải xuất hồn là đạt đạo như vài người tranh cãi, còn việc tu là không có giới hạn, còn phát triển đến vô cùng tận, ngay cả thành Phật rồi vẫn đang tu nữa chứ không phải Phật là một chức vị, chỉ dừng ở đó là xong! Sẽ thăng tiến theo các mức tần số thanh nhẹ, tức là hào quang được sáng dần tiến về tần số Thượng Đế.

- Có nhiều pháp tu thiền giải thoát, tùy duyên mà mỗi hành giả sẽ được tiếp cận, được giải thích rồi yêu thích và chọn lựa. Tuy nhiên đa phần ai cũng có cái tiêu chí chung, đó là pháp tu đó có đơn giản hay không, có khoa học và đỡ rờm rà không, pháp đó tu nhanh đạt kết quả hay chậm, có phụ thuộc vào sư phụ không, và quan trọng khi tu có tự biết trình độ của mình đang ở đâu không? V.v....

- Thiền vô vi có giải thích rõ nguyên lý thiền, từ nguyên lý đó suy ra pháp tu này tu nhanh đạt kết quả, bằng chứng là rất nhiều người tu đạt kết quả, trong đó có đức tổ sư Đỗ Thuần Hậu và đức thầy Lương Sỹ Hằng là bằng chứng sống, các vị vừa đạt sức khỏe, sống thọ và đắc đạo. Như cụ Đỗ Thuần Hậu đến 54 tuổi mới tu và sớm đắc đạo với pháp lý Vô Vi này. Nguyên lý của Vô Vi rất rõ ràng, đã dùng kiểm chứng khoa học để chứng minh, dùng nguyên lý khử trược lưu thanh để đưa thân tâm trở về quân bình như trẻ thơ hồn nhiên và tự nhiên, xong khử trược rồi thì mới vào thiền, vì vậy dễ nhập định hơn các môn thiền mà chỉ ngồi đó quán tưởng, việc đó rất chậm và thậm chí mất thời gian, chỉ đạt thư thái trong chốc lát chứ không vào Định để khám phá tâm linh nhanh như Vô Vi được.

- Vô Vi tuy có thể khác với cách thiền của đức Phật nhưng đường lối là giống nhau, đều là tu trong Điển giới hay Tâm linh giới chứ không phải tu trong cõi ta bà này, nếu bám chấp vào cách thức mà không truy tầm bản chất thì đó gọi là mê tín. Đường lối thiền của Vô Vi và đức Thích Ca đều chung 2 điểm: Dùng thiền định + nguyên lý Nam Mô A Di Đà Phật để đoạt giải thoát, Vô Vi chính là chắt ra từ cái cốt lõi của phật Thích Ca để đi nhanh hơn, phù hợp hơn trong thời đại trần trược này.

-Nguyên lý NMADĐP là nguyên lý của càn khôn vũ trụ chứ không phải của ngài Thích Ca sáng chế ra, trong khi thiền định ngài tiếp cận nguyên lý này để điều trị thân tâm, nó là nguyên lý khoa học huyền bí nằm trong bản thể con người có sẵn, khi một người nhẹ trược, kinh mạch thông suốt thì khi điêu luyện niệm 6 chữ đó sẽ thấy bừng sáng ở 6 cái luân xa trên bản thể, điều này không chỉ người tu Vô Vi đã được chứng nghiệm mà rất nhiều người tu bên Tịnh độ cũng có gặp qua nhưng họ mất rất nhiều năm ăn chay và niệm phật mới thấy. Sáu chữ NMADĐP là nguyên lý càn khôn cho nên không được thiếu 1 chữ. Ngày nay người ta không hiểu, cộng với lối tư duy ỷ lại ăn sẵn, nhờ đỡ tha lực nên hiểu nhầm niệm phật là để cầu Ngài giúp đỡ cho giải thoát mà không hiểu niệm như vậy để khai mở từ bên trong bản thể tiểu thiên địa này, từ đó mới có thanh điển phát quang hòa vào thanh quang của càn khôn vũ trụ và phát triển đến vô cùng tận. Nếu chỉ niệm 4 chữ A Di Đà Phật là thiếu xót, là có ý mong cầu phật A Di Đà giúp đỡ, còn người tu Vô Vi niệm để khai mở bên trong nhờ sự am hiểu ngũ hành tiểu thiên địa chứ không phải niệm danh ông Phật (tìm đọc Kinh A Di Đà chú giải của Đỗ Thuần Hậu)

- Làm sao để né tránh 1 pháp tu mà có thể là tà đạo? Đây là điều băn khoăn của đa số nhưng ta có thể dựa vào điều căn bản nhất đó là: pháp tu đó nhất quyết không được nhờ đỡ tha lực, trợ lực từ bên ngoài hay của sư phụ, pháp tu đó cần ôm cái pháp tu một mình không cần minh sư, không dùng thần chú, không niệm danh chư phật hay ai cả, đó gọi là chánh pháp. Còn nếu pháp tu đó có biểu hiện nhờ tha lực, hoặc truyền tâm ấn, uống bùa, hoặc bắt thề nguyện theo pháp tu đó đời đời kiếp kiếp, người tổ hay thầy của pháp tu đó xưng danh Phật hay giáo chủ thì đó là tà pháp.

- Sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng nhất của người thời nay là họ không tin rằng có thể tu đoạt giải thoát trong kiếp này, chỉ có Thích Ca là phật duy nhất và cao nhất, trong khi nếu đứng đối diện một vị Phật sống thì họ cũng đâu thể biết, có vị Phật nào mà tự xưng ta là Phật không? Ngài Thích Ca chỉ là người đầu tiên đưa ra đạo Phật trên thế gian, hệ thống thành giáo lý. Bạn cần phải hiểu rằng bất kỳ vị tu đắc đạo khi giảng pháp thì đều gọi đó là giảng đạo Phật, vì họ dùng chân lý tối thượng để đọc ra bản chất thế gian nhằm khuyên người đời hướng thượng, tìm đường tu. Cho nên Phật giáo ngày nay cũng chỉ là một phần của đạo Phật, có thể đặt tên là giáo lý phật Thích Ca thì đúng hơn cả. Trước và Sau đời Thích Ca đã có rất nhiều người tu thành Phật rồi, chỉ bởi họ chưa đứng ra giảng pháp và không chủ trương lập đạo phái nữa vì ngài Thích Ca đã làm nhiệm vụ này rồi. Đó chỉ qua là một tổ chức tôn giáo, một cộng đồng triết lý chứ không phải đó là phương pháp tu.

- Phải hiểu rằng để tu thành Phật thì sẽ có vô vàn pháp môn khác nhau, từ nhiều tôn giáo khác nhau đều tu về một gốc. Ví dụ như chúa Jesus với Phật cũng chỉ qua cùng cấp độ giải thoát tương đương chứ không khác gì nhau.

- Người tu Vô Vi nhờ tu trong Điển giới nên tự biết trình độ của mình cũng như trình độ của đối phương, cho nên không ai lừa Vô Vi được, dù người đó tu lâu bao nhiêu năm hay nói ta tu đắc đạo thì người Vô Vi sẽ biết khi tiếp xúc trực tiếp hoặc ở xa thông qua điển quang của mỗi người phát ra.

- Nên nhớ, tu thành Phật thì có thể khó đạt trong 1 kiếp này nhưng để thoát 6 nẻo luân hồi chẳng phải chuyện khó!
-------

Tìm đọc thêm:

* BỊ NẠN VÌ CẦU XIN THA LỰC: -> 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro