Quý tộc Anh và những cách xưng hô (1)
Chào mọi người, Mình đây
Mình muốn hỏi là có ai đã đọc từ chương 1 của mình đến giờ có thắc mắc về "Hầu Tước, Công Tước, Tử Tước, Bá Tước, vân vân..." không? Mình cũng quên mất giải thích vụ này nên thôi giờ cũng xin phép làm chiếc chap ngắn này để giải thích đôi cái mình biết về các tước vị
Trong thời kì quý tộc Anh, họ chia ra 5 tước vị chủ chốt trong một Đế Quốc. Mình sẽ xếp từ thứ tự nhỏ đến lớn cho các bạn dễ hình dung nhé
Nhỏ nhất là tước vị Nam Tước, sau đó là Tử Tước, Bá Tước, Hầu Tước, và cuối cùng là Công Tước (Nếu không tính hoàng gia)
Đây là một điều mình đã tìm hiểu được sau khi đọc rất nhiều manhwa Hàn Quốc, nếu mình nhớ không lầm thì mình đã tìm hiểu được nó khi đọc bộ "Cha, con không muốn kết hôn". Mình biết được nó trước khi đọc "Tôi đã cướp mất đêm đầu của nam chính" (vì trong chuyện có một chap có ghi thứ tự tước vị), sau đó mình mới biết là Wikipedia cũng có thông tin này:D Và mình đã biết được nó trước cả khi mình đọc trên Wiki...phải nói là dân truyện cũng có nhiều hiểu biết mà không cần Google luôn á:D
Thật ra thì vẫn còn một tước vị nữa lớn hơn Công Tước mà phần lớn các bộ manhwa ít cho xuất hiện (ít nhất là theo mình tìm hiểu được và biết)
Đó là Đại Công Tước
(Theo mình tìm hiểu được) Đại Công Tước là tước vị chỉ được trao cho những người có huyết thống RUỘT THỊT với hoàng gia
Ví dụ như bộ "Hãy bỏ mặc tôi" nam chính là con ngoài giá thú (lâu quá chưa đọc, có khi sẽ sai) của hoàng đế nên được trao cho tước vị Đại Công Tước, còn tước vị Công Tước chỉ là những người có công gì đó lớn với Đế Quốc nên mới được trao tước vị (phần lớn các truyện là công lập quốc hoặc là làm chiến tranh bay màu) còn không thì là có quan hệ bà con, họ hàng nên mới có tước vị mà thôi
Ví dụ như bộ "Tôi đã cướp mất đêm đầu tiên của nam chính" thì nam chính là anh em họ với hoàng tử nên mới có tước vị Công Tước hay như bộ "Cha, con không muốn kết hôn" thì nếu mình nhớ không nhầm cha của nữ chính là người đã chấm dứt chiến tranh nên mới được trao tước vị
Nói ngắn gọn lại thì nó như thế này
-Công Tước : Là người có quan hệ bà con, họ hàng với hoàng gia hoặc có công lớn gì đó với Đế Quốc như công lập quốc hoặc là công chấm dứt chiến tranh và mang lại chiến thắng (nói dễ hiểu hơn là người hùng chiến tranh), có thể thừa kế ngôi vương nếu như gia đình hoàng gia không còn ai nữa, như công chúa hoặc hoàng tử chết hết chẳng hạn, nếu vua cũng sắp qua đời thì họ hoàn toàn có thể thừa kế ngai vàng (bởi vậy nên trong tiếng anh, người ta mới gọi con của Công Tước là Prince và Princess chăng?)
-Đại Công Tước : Là người có quan hệ Ruột Thịt với hoàng gia và chủ yếu là những hoàng tử không được thừa kế ngai vàng nên tách ra khỏi gia đình hoàng gia và được hoàng đế trao ngôi vị Đại Công Tước, có thể hiểu là anh chị em của hoàng đế hoặc là con của hoàng đế chẳng hạn, còn không nữa thì là con ngoài giá thú như nam chính trong bộ "Hãy bỏ mặc tôi" vừa được kể trên và cũng hoàn toàn có thể làm vua nếu như hoàng gia chẳng còn ai như trường hợp trên
(Lưu ý là tước vị Đại Công Tước chỉ được trao cho những ai có dòng máu hoàng gia, nếu muốn làm Đại Công Tước có công chấm dứt chiến tranh mà bạn không có huyết thống thì may ra cũng chỉ được tước vị Công Tước thôi chứ không được làm Đại Công Tước đâu...)
Còn về hoàng gia thì sao?
Sau đây là số thứ mình cũng tìm hiểu được khi đọc 7749 bộ manhwa:D
Nếu như vua chết đột ngột mà chưa có con trai hoặc có con trai nhưng chưa có di chúc công bố người thừa kế thì anh em của vua sẽ lên kế nhiệm ngai vàng, hoặc công tước hay đại công tước (đã đề cập ở trên) sẽ lên ngôi cho vua, còn nếu có con trai mà không có anh em, cũng chẳng có di chúc thì người con trai (bắt buộc phải là con trai kể cả nhỏ hơn chị gái) vẫn phải lên làm vua, còn nếu là con một hoặc con trưởng thì cũng y chang vậy
Tiếp nhé. Các bạn hay biết đến một cái cơ bản là :
"Nếu Hoàng Tử được phong sắc thì chắc chắn sẽ là phong lên làm Hoàng Đế!"
Thật chất là nố nồ nô, Hoàng Tử còn phải trải qua một giai đoạn giữa nữa mới lên được làm vua. Đó là phong sắc lên làm Hoàng Thái Tử, gọi tắt là Thái Tử còn nếu là Công Chúa thì sao?
Thì phong lên làm Hoàng Thái Nữ chứ gì? Có thế cũng hỏi, nếu ai đã và đang đọc bộ manhwa cực hot "Một ngày nọ tôi bỗng trở thành nàng công chúa" thì chắc các bạn cũng biết, kết thúc của bộ truyện là phân cảnh Atti (Athanasia-nữ chính) được phong lên làm Hoàng Thái Nữ và buổi lễ phong sắc của Atti, khúc sau còn là một đoàn diễu hành và mọi người tung hô "vạn tuế" nữa mà
Về cơ bản, theo nhiều bộ manhwa khác nhau, có rất nhiều lý do để phong sắc làm Hoàng Thái Tử/Nữ
Các lý do mình hay thấy là :
1.Đã đến tuổi trưởng thành nên phong sắc
2.Lập công lớn gì đó (như ra ngoài chiến trường và chiến thắng trở về) nên được phong sắc
3.Vua sắp chớt, cần người thừa kế nên phong sắc :D
4.Vì là con trưởng nên phong sắc
5. Đã định sẵn là người thừa kế nên tới lúc thì phong sắc
Vân vân và mây mây....
Phần lớn mình thấy là các trường hợp đã nêu trên. Nhưng mà không phải hoàng tử hay công chúa nào là con trưởng cũng đều auto được phong sắc đâu nhé. Có một vài trường hợp nó là như thế này :
Có cô công chúa là con trưởng trong hoàng gia và em trai cô ấy là con thứ, nhưng mà hồi đó họ có tư tưởng trọng nam khinh nữ nên họ phong sắc cho em trai thứ chứ không phong sắc cho chị gái cả, đó cũng là một lí do để được phong sắc và 7749 lý do phong sắc khác mà maybe~ có lẽ mình đã quên hoặc là chưa biết
Thường thì Hoàng Thái Tử/Nữ là người có khả năng thừa kế ngôi vị cao hơn những người còn lại trong gia đình hoàng gia (hiển nhiên là vậy, trừ khi là con một) nên việc người đầu tiên trong hoàng gia được chính thức làm lễ phong sắc cũng là một lời tuyên bố từ hoàng đế kiểu như là "Đây là người mà ta đã chọn" ý, nhưng mà khả năng cao là khả năng cao chứ không có nghĩa là người khác không được làm hoàng đế đâu nhé, nói chung là hên xu:D
Về phần mấy cái hôn nhân chính trị này, thường thì các câu chuyện hay xoay quanh nam chính là hoàng tử nên mình không biết trường hợp của công chúa sẽ ra sao nữa nên mình nghĩ là chỉ nói về hoàng tử thôi (nếu được)
Thì như các bạn đã biết, hôn thê của hoàng tử sẽ được gọi là Hoàng Tử Phi, hôn thê của Hoàng Thái Tử thì sẽ là Hoàng Thái Tử Phi (hay còn gọi tắt là Thái Tử Phi), sau khi chồng của Thái Tử Phi lên ngôi làm Hoàng Đế thì nghiễm nhiêm cô ấy sẽ trở thành Hoàng Hậu
(Sau đây là thông tin đọc trên Wikipedia, chưa thấy trong bộ manhwa nào nên cũng không biết nó ra sao:D), hôn thê của Công Chúa là Phò Mã (nghe giống thời phong kiến hơn là quý tộc Anh ý, nên là mình sẽ không in đậm nhé, vì thông tin này có thể sai thời đại :"D), hôn thê của Hoàng Thái Nữ là Hoàng Thái Nữ Phu chăng??? (Wikipedia không có đề cập tới nó nên cứ coi là vậy đi), cuối cùng là nếu Hoàng Thái Nữ lên ngôi Nữ Đế (Nữ Hoàng) thì chồng của cô ấy có khả năng chia theo hai hướng (theo mình nghĩ) :
1.Hoàng Thái Nữ sẽ làm Nữ Đế và chồng của cô ấy sẽ làm Hoàng Tế, tức chỉ là chồng
2.Có khả năng cao các Hoàng Thái Nữ lên ngôi Nữ Đế thì cô ấy sẽ nhượng ngôi cho chồng mình quản lí và Hoàng Thái Nữ sẽ trở thành Hoàng Hậu thay vì Nữ Đế, và thay vì làm Hoàng Tế thì chồng cổ sẽ thành Vua luôn:D (Một là do Hoàng Thái Nữ tự động nhường ngôi, hai là do luật của Đế Quốc nó vậy, trọng nam khinh nữ mà:D)
Còn về các gia tộc thì đơn giản thôi, như Lilly và Rosesalie, nếu là vợ của một người mang tước vị thì sẽ được gọi là phu nhân (+tước vị của chồng) và theo họ chồng (cũng có một vài bộ truyện gọi thẳng tên nhưng mình thấy gọi họ thì nó sẽ lịch sự hơn ý)
Nếu là vợ Nam Tước thì sẽ là phu nhân Nam Tước, vợ Tử Tước thì là phu nhân Tử Tước, cứ thế đến phu nhân Bá Tước, phu nhân Hầu Tước rồi cuối cùng là phu nhân Công Tước. Còn nếu là vợ Đại Công Tước thì là phu nhân Đại Công Tước hoặc là Đại Công Tước phu nhân. Cũng có thể gọi ngược lại, như là Nam Tước phu nhân, Tử Tước phu nhân, Bá Tước phu nhân v.v... Nhưng mình thấy gọi ngược gọi xuôi gì thì nó cũng y chang nhau nên thôi, vậy là được rồi
Họ của phu nhân cũng được thay bằng họ chồng khi họ cưới, nhìn phu nhân Bryon là thấy, trước khi cưới Bá Tước Bryon và làm Bá Tước phu nhân thì bà là người của gia đình Emanuel và mang họ Emanuel, tên đầy đủ là Rosesalie Zeina Emanuel, nhưng sau khi cưới Bá Tước Bryon thì bà là Rosesalie Zeina Bryon và được gọi là phu nhân Bá Tước Bryon hoặc là Bá Tước phu nhân Bryon
Còn nếu là hôn thê thì sẽ đơn giản thôi, như hôn thê của Hoàng Thái Tử á, cứ thêm chữ phi vào đằng sau tước vị là được, ví dụ như Đại Công Tước phi, cứ vậy, áp dụng công thức với mấy cái còn lại, ta có Nam Tước phi, Tử Tước phi, Bá Tước phi v.v...
Tiếp theo là người thừa kế, nếu đã định sẵn là người thừa kế từ nhỏ thì sẽ được gọi là tiểu + tước vị của gia tộc (cái tên gọi này chỉ dành cho những người đã chắc chắn sẽ làm người thừa kế, chứ nếu không chắc chắn là người thừa kế thì gọi làm gì ;-; Ví dụ như con một, hoặc là con trai của gia tộc đó vì thời đó họ thường ưu tiên nam hơn nữ, lí do là gì chắc các bạn cũng biết)
Ví dụ như, là người thừa kế của nhà Nam Tước thì sẽ được gọi là tiểu Nam Tước, cứ thế áp dụng với mấy tước vị khác là ra (tới khúc này mà ai còn cần ví dụ nữa là thôi luôn á, tự suy ra đi, mỏi tay lắm rồi ;-;), nếu tiểu Nam Tước lên làm Nam Tước thì sẽ được gọi là Tân Nam Tước, còn người trước kia làm Nam Tước mà đã có Tân Nam Tước kế nhiệm mình rồi thì là Cựu Nam Tước
(Tân = mới ; Cựu = cũ, cái này chắc ai cũng biết rồi:D)
Thật ra thì cũng như Công Tước với Hoàng Gia vậy á, nếu như gia đình đó chớt hết đi, thì anh em họ của gia tộc đó hoàn toàn có thể lên thay thế, còn có cả một vài trường hợp như mẹ của Sienna và Selice, Nữ Công Tước Irene, chồng của bà là Công Tước Mediddian qua đời nên nhưng bà không thể đưa gia tộc vào tay hai cô con gái còn quá nhỏ của mình hay giao cho người kế nhiệm của người thân nhà Mediddian (anh em họ ý), vì họ không hẳn là người có thể tin tưởng được, lỡ một ngày nào đó họ phản bội gia tộc thì sao:D Thế nên bà đã tự gánh trên vai trách nhiệm của một Công Tước và tự mình trở thành Nữ Công Tước, chi tiết thì sau này sẽ biết, spoil nhiều quá làm gì :D
Tiếp theo là con cái của một gia tộc, từ tước vị Nam Tước trở lên và Hầu Tước trở xuống (Nam Tước-Hầu Tước) thì con trai sẽ được gọi là Thiếu Gia, con gái sẽ được gọi là Tiểu Thư, nếu nhà đó không chỉ có một cô con gái hay một người con trai thì sẽ phân theo số thứ tự??? (chứ biết gọi sao bây giờ ;-; )
Ví dụ : con gái lớn sẽ là Đại Tiểu Thư (Trưởng Nữ), con gái thứ hai sẽ là Nhị Tiểu Thư (Thứ Nữ), cứ thế đến tam, tứ gì đó, áp dụng với cả thiếu gia luôn. (Đại Thiếu Gia-Trưởng Nam ; Nhị Thiếu Gia-Thứ Nam) Trường hợp nhà đó có cả nam và nữ thì người lớn nhất sẽ là anh cả hoặc chị cả (nói chung)
Mình sẽ cho một ví dụ như này : nhà đó 2 cô con gái và 2 cậu con trai, mình sẽ gọi tạm là A B (nữ), C D (nam), thì người lớn nhất trong tất cả là A thì sẽ được gọi là chị cả (Con Trưởng nói chung) rồi sau đó là B, C, D, tương đương với con thứ hai, con thứ ba, con thứ tư (em út) là nói chung, còn nếu nói riêng thì A là Trưởng Nữ, con gái lớn nhất (trong những người con gái) và B là Thứ Nữ hoặc là con gái út (vì nhỏ nhất trong những người con gái) còn C là Trưởng Nam (lớn nhất trong những người con trai) mặc dù là con thứ ba, cuối cùng, D là Thứ Nam (trong những người con trai) mặc dù là em út nhỏ nhất nhà (nói chung)
Cũng như phu nhân Bryon, thay vì gọi bằng tên thì sẽ gọi bằng họ, gần như tất cả đều như vậy, ví dụ như Hoàng Thái Tử Crownres, Công Nương Mediddian hay Công Tử Sworldien, Quý cô Emanuel nữa...vân vân và mây mây
*Hơi đau đầu nhỉ ;-;*
Các bạn tưởng hết rồi ư, thật ra là còn, nhưng mà hôm nay đến đây thôi nhé:") vì cái vụ này không chỉ nói trong 1 chương là hết được:") Hãy chờ pặc two và tiếp tục đau đầu đi các bạn:))
Còn giờ thì Bye:D
(Lưu ý là mình không tìm hiểu ngoài đời thực mà mình tìm hiểu từ những kinh nghiệm đọc manhwa Hàn Quốc của mình nên độ xác thực đúng 100% không thì có khả năng chỉ dao động trong khoảng 30-60% thôi, nếu có sai xót, các bạn có thể góp ý hoặc là góp thêm những điều các bạn biết cho mình cũng được, cảm ơn các bạn nhiều:"D)
------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro