Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

THIỀN SƯ NI

THIỀN SƯ NI

NHƯ LAI THIỀN ẤN ĐỘ



Sư Ni MAHAPAJAPATI-GOTAMI

(Ma-ha-ba-xà-ba-đề) Cao bộ Đệ Nhất

Trước bậc đạo sư ra đời, nàng được sanh ở Dovadehav, trong gia đình Maha Suppabuddha. Tên gia đình nàng Gotami. nàng là em gái của Mahamaja. Các thầy đoán tướng, tiên đoán rằng: "Các người con của hai chị em sẽ là Chuyển Luân Vương. Vua Suddhodana khi đến tuổi trưởng thành cưới cả hai chị em".

Sau đó, bậc Đạo Sư Đản sanh và trong khi Chuyển Pháp Luân, Ngài đi đến Vasali độ Phụ Vương chứng quả A La Hán đến khi mệnh chung.

Rồi Mahapajapati muốn xuất gia. Nàng xin phép bậc Đạo Sư, nhưng không được chấp nhận, bèn cắt tóc, đắp y và sau thời giảng kinh về tinh thần nỗ lực, nàng ra đi với 500 Thích Ca nữ mà các người chồng đã xuất gia. Đến Vasali xin bậc Đạo Sư cho xuất gia. Với sự can thiệp của Tôn giả A Nan, bậc Đạo sư chấp nhận và dạy Tám kỉnh Pháp cho các Tỳ kheo Ni.

Sau khi xuất gia Mahapajapati đến yết kiến Đức Phật và đứng qua một bên. Ngài thuyết pháp cho nàng và nàng tinh cần tinh tấn chứng được quả A La hán với trí tuệ trực giác và phân tích.

Năm trăm Tỳ Kheo Ni, sau khi nghe Ananda giáo giới, đều chứng được Sáu Thắng Trí.

Một ngày kia, khi bậc Đạo sư ngồi giữa thánh Chúng tại Tịnh xá jetavana (Kỳ Viên), Ngài xác nhận Mahapajapati là vị có kinh nghiệm độc nhất sống hưởng thọ, hạnh phúc, giải thoát Niết bàn.

Để nói lên lòng biết ơn của mình Mahapajapati tuyên bố Chánh Trí của mình trước mặt Thế Tôn, tán thán hạnh đức của Ngài đã giúp đỡ hộ trì cho nàng, mà trước đây nàng không được gặp.

Bậc Giác Ngộ anh hùng,

Con xin đảnh lễ Ngài

Ngài là bậc tối thượng,

Giữa mọi loài chúng sanh.

Ngài giải khổ cho con,

Cùng rất nhiều người khác.

Liễu tri mọi đau khổ,

Gột sạch nhân khát ái.

Con đường Thánh Tám ngành,

Đoạn diệt, ta chứng ngộ.

Trước ta sống là mẹ,

Là con, là Cha, anh,

Là ông nội, ông ngoại.

Đời sống trước là vậy,

Nay ta thấy Thế Tôn,

Thân này thân tối hậu

Sanh, tử được đoạn tận,

Nay không còn tái sanh.

Siêng tinh cần, nỗ lực,

Thường kiên trì, tinh tấn,

Hãy thắng, đệ tử Phật,

Hòa hợp, đảnh lễ Ngài.

Vì hạnh phúc mọi người,

Ma Gia sanh Cù Đàm,

Giải thoát nhơn đau khổ,

Cho người bị bệnh chết.

(Trích Dẫn Trưởng lão Ni Kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

- Tên tộc Gotami gọi là Mahapajapati. Vì các nhà tiên tri bấy giờ tiên đoán sau này bà sẽ cầm đầu một đám đông lớn.

Hoàng hậu Maja mất, bà nuôi thái tử Sỹ Đạt Đa, còn Nanđà thì bà nhờ bà vú nuôi lo lắng.

Sư Ni ĐẠI ÁI ĐẠO và

Năm Trăm Sư Ni nhập Niết Bàn.

Sư Ni Đại Aùi Đạo Cù Đàm Di (Mahapajapati Gotami) đang du hành tại thành Tỳ Xá Ly ở chùa ao Đài cùng năm trăm vị đại Tỳ Kheo ni là bậc A La Hán, các lậu đã sạch.

Khi ấy, Sư Ni Đại Aùi Đạo nghe Chư Tỳ Kheo nói:

- Còn không quá ba tháng, Như Lai sẽ diệt độ dưới cội cây Sa La Song Thọ tại thành Câu Thi La.

Sư Ni nghe thế, liền khởi nghĩ:

- Ta không cam thấy Như Lai diệt độ, cũng không cam thấy A Nan diệt độ. Nay, ta nên diêt độ trước.

Sư Ni đến chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễ dưới chân Phật, lui ngồi một bên, bạch Phật:

- Con không cam thấy Thế Tôn và A Nan diệt độ. Cúi xin Thế Tôn cho phép con diệt độ trước.

Phật lặng thinh hứa khả, Sư lại bạch:

- Cúi mong Thế Tôn, từ nay về sau cho các Tỳ Kheo Ni thuyết giới.

Phật bảo:

- Nay ta cho Tỳ Kheo cùng Tỳ Kheo ni thuyết giới cấm giới, như ta trước đã thi hành cấm giới, để khỏi sai lầm.

Sư Ni liền đến trước, lễ dưới chân Phật, đứng trước Phật thưa:

- Từ nay, con sẽ không còn thấy nhan sắc của Thế Tôn, lại cũng không thấy chư Phật tương lai, chẳng còn thọ bào thai, hằng trụ vô vi. Hôm nay, rời hình dáng Thế Tôn không bao giờ thấy trở lại.

Sư ni đi nhiễu bảy vòng, đi nhiễu A Nan bảy vòng, đi nhiễu chúng Tỳ kheo, trở lui ra về. Về đến trong chúng Tỳ Kheo ni, Sư bảo chúng:

- Nay ta muốn vào Vô dư y niết bàn. Sở dĩ như thế, vì Như Lai không bao lâu sẽ diệt độ. Các người nên tùy nghi thi hành.

Khi ấy, Tỳ Kheo ni Sai Ma, ưu Bát Sắc, Ca Lợi Thi, Xá Cưu Lợi, Xoa Ma. Bát Đà Lan Già, Bà La Già La, Chiên Diên, Xà Da và năm trăm vị đồng đi đến chỗ Phật, đứng qua một bên. Tỳ Kheo ni Sai Ma (Khema) là Thượng thủ trong 500 Tỳ Kheo ni đại diện, bạch Phật:

- Cả thảy chúng con nghe Thế Tôn không bao lâu sẽ diệt độ, chúng con không cam thấy Thế Tôn và A Nan diệt độ trước. Cúi xin Thế Tôn cho phép chúng con diệt độ trước. Chúng con ngày nay nhập Niết Bàn là rất hợp thời.

Phật lặng thinh hứa khả. Tỳ Kheo ni Sai Ma cùng 500 Tỳ Kheo ni thấy Thế Tôn lặng thinh hứa khả liền đến lễ dưới chân Phật, đi nhiễu ba vòng rồi trở lui. Chư Tỳ Kheo ni về đến chùa, Sư ni Đại Aùi Đạo đóng cửa Giảng đường, đánh chuông báo chúng, trải tọa cụ ngoài khoảng trống, phi thân lên hư không, ở trong không, ngồi, nằm, đi, lại, hoặc phát lửa, dưới thân ra khói, trên thân ra lửa, hoặc toàn thân phát lửa, toàn thân phát khói, hoặc hông trái ra nước, hông phải ra lửa, hông phải ra nước, hông trái ra lửa, hoặc phía trước ra lửa, phía sau ra nước, phía trước ra nước, phía sau ra lửa, toàn thân ra lửa, toàn thân ra nước.

Sư Ni làm những thứ biến hóa xong, trở lại tọa cụ ngồi kiết già, chánh thân, chánh ý, buộc niệm ở trước nhập sơ Thiền, từ Sơ Thiền xuất nhập Nhị thiền, từ Nhị Thiền xuất nhập Tam Thiền, từ Tam Thiền xuất nhập tứ Thiền, từ Tứ Thiền xuất nhập Không Xứ, từ Không xứ xuất nhập Thức xứ, từ Thức Xứ, xuất nhập Vô Sở Hữu Xứ, từ Vô Sở Hữu Xứ xuất nhập Phi Phi Tướng xứ, từ Phi Phi Tướng xứ xuất nhập Diệt Thọ Tưởng Xứ, từ diệt Thọ Tưởng Xứ xuất nhập lại Phi Phi Tướng xứ, từ Phi Phi Tướng Xứ xuất nhập lại vô Sở Hữu Xứ, từ Vô Sở Hữu Xứ xuất nhập Thức Xứ, từ Thức Xứ xuất nhập Không Xứ, từ Không xứ xuất nhập tứ Thiền, từ Tứ Thiền xuất nhập Nhị Thiền, từ Nhị Thiền xuất nhập Sơ Thiền, từ Sơ Thiền xuất nhập lại Nhị Thiền, từ Nhị Thiền xuất nhập Tam Thiền, từ Tam Thiền xuất nhập lại Tứ Thiền, Thiền, nhập Tứ Thiền xong, sư Ni diệt độ.

Bấy giờ, trời đất rung động, bốn phương gió mát thổi đến, chư thiên ở trên không trỗi nhạc, Chư Thiên dục giới buồn khóc, hương hoa thần diệu rải trên thân Sư Ni cúng dường.

Tiếp theo đó, Tỳ Kheo Ni Sai Ma, tỳ Kheo ni Ưu bát Sắc, Tỳ Kheo Ni Cơ Lợi Thi, Cù đàm Di, Tỳ Kheo ni Xá Cù Ly, Tỳ Kheo ni Xoa Ma, Tỳ Kheo ni Ba Da Lan Già La, Tỳ Kheo ni Chiên Diên, Tỳ Kheo ni Xà Na đều là hàng Thượng Thủ của 500 Tỳ Kheo ni, mỗi vị đi đến chỗ đất trống, trải tọa cụ, phi thân lên hư không, ở trong hư không, ngồi, nằm, đi, lại làm 18 pháp biến hóa cho đến nhập thọ, tưởng, diệt rồi vào Niết Bàn. Cả thảy 500 vị Tỳ Kheo ni đều làm như thế mà vào Niết Bàn.

Khi ấy, có hai vị Sa Di ni là Nan Đà, Ưu Bát Nan Đà trông thấy các thầy mình đều diệt độ, tâm kinh hãi, sầu não tự quán sát: "phàm là pháp có hợp đều phải tan".

Chính khi quán sát, liền chứng được Tam minh, Lục thông. Hai vị phi thân lên hư không, làm 18 pháp biến hóa xong nhập Niết Bàn.

Sư Ni KHE MA (Sai Ma)

Trí Tuệ Đệ Nhất

Trong thời Đức Phật tại thế, nàng được sanh trong nước Makida (Ma Kiệt Đà) ở Sagala, thuộc gia đình hoàng tộc, tên là Khe Ma, nhan sắc đẹp đẽ, với da như vàng, nàng trở thành hoàng hậu vua Bimpibara. Khi Thế Tôn ở tại Veluvana (Trúc Lâm) nàng không đi đến yết kiến Đức Phật, vì sợ Thế Tôn chỉ trích lỗi của mình.

Vua muốn nàng đi đến Trúc Lâm, nên nhờ người tán thán ngôi vườn này. Cuối cùng, nàng bằng lòng đến thăm. Vua đi đến Tịnh Xá, không thấy Thế Tôn, nhưng muốn cho nàng thấy cho được Thế Tôn, dẫu phải bắt nàng ở lại. Khi nàng sắp sửa từ giã Tịnh xá, vẫn chưa gặp được Thế Tôn, các người hầu cận giữ nàng ở lại và đưa nàng đến gặp Đức Phật một cách miễn cưỡng.

Đức Phật dùng thần lực hóa hiện một Tiên Nữ rất đẹp đang đứng quạt cho Ngài, sắc đẹp thắng xa sắc đẹp của nàng rất nhiều. Rồi trước mặt nàng, nữ nhân được hóa hiện ấy lớn lên, trở thành già yếu, răng rụng, tóc bạc, da nhăn và rồi ngã xuống đất với chiếc quạt. Khe Ma thấy vậy, tự hỏi:

- Không biết thân mình có chịu hoàn cảnh tương tự như vậy hay không?

Thế Tôn biết tâm trạng của nàng, bèn nói lên bài kệ:

Người đắm say sắc dục,

Tự lao mình xuống dòng,

Như nhện sa lưới dệt,

Người trí cắt đứt nó,

Bỏ mọi khổ không màng.

(Pháp Cú Kệ 347)

Sau khi bậc Đạo sư nói xong, nàng chứng được quả Dự Lưu. Sau khi được Vua cho phép xuất gia và trở thành vị A La Hán. Sau đó, nàng tu tập Thiền quán và nổi danh về môn tu này.

Khi Đức Phật ở Jetavana (Kỳ Viên) đã đặt nàng vào hàng Thiền quán Đệ Nhất. Một ngày kia, nàng ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây, ác ma hiện lên dưới một hình thức người thanh niên và cám dỗ nàng với lòng dục như sau:

- Nàng vừa trẻ, vừa đẹp,

Ta vừa trẻ, vừa xuân,

Với cung đàn, năm điệu,

Hãy vui hưởng Khema!

Nàng đáp:

- Với thân hôi thúi này,

Bệnh hoạn và mỏng manh,

Ta nhàm chán, ghét bỏ

Dục, ái, đã nhổ lên,

Dục: ví như gươm, giáo

các Uẩn: đoạn đầu đài,

Điều ngươi nói dục lạc

Nay ta đã xa lìa.

Mọi nơi hỷ duyệt đoạn

Khối si ám tan tành,

Hãy biết vậy ác ma

Ngươi bị hại, ma vương.

Người đảnh lễ vầng sao,

Người thờ lửa, rừng sâu,

Người không biết như thật,

Kẻ ngu nghĩ rằng tịnh.

Còn ta, ta đảnh lễ,

Bậc Giác ngộ thượng nhân,

Giải thoát mọi khổ đau,

Hành lời Đạo sư dạy!

(Trích dẫn Trưởng Lão Ni Kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni Khe Ma có một đoạn đối đáp với vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) nước Kosala, được ghi lại trong Samyutta Nikaya IV (do T.T. Thích Chơn Thiện dịch).

- Thưa Nữ Tôn giả, Đức Như Lai có tồn tại sau khi chết không?

- Tâu Đại Vương, Đức Như Lai không dạy rằng: Như Lai có tồn tại sau khi chết.

- Thưa Nữ Tôn Giả, vậy là Đức Như Lai không tồn tại sau khi chết.

- Tâu Đại Vương, Đức Thế Tôn cũng không dạy rằng: Như Lai không tồn tại sau khi chết.

- Thưa Nữ Tôn giả, thế thì, Đức Như Lai tồn tại, đồng thời không tồn tại sau khi chết.

- Tâu Đại Vương, Đức Thế Tôn cũng không dạy như thế.

- Thưa Nữ tôn Giả, tại sao đức Thế Tôn lại không dạy như thế?

- Tâu Đại Vương, cho phép tôi hỏi ngài một câu hỏi và Ngài trả lời xem Ngài nghĩ thế nào? Tâu đại vương, Ngài có một kế toán viên hay một Tài Sư, hay một Ngân khố viên có thể đếm được cát sông Hằng (Gange) và có thể bảo rằng: có bao nhiêu hạt cát, bao nhiêu trăm, bao nhiêu nghìn hay bao nhiêu trăm nghìn hạt cát được chăng?

- Thưa nữ Tôn giả, tôi không có được người như thế.

- Hoặc Ngài có một Kế toán viên, hay một Tài Sư, hay một Ngân Khố viên có thể đong được nước trong đại dương và có thể bảo rằng: có bao nhiêu thùng nước, bao nhiêu trăm, bao nhiêu nghìn hay bao nhiêu trăm nghìn thùng nước được chăng?

- Thưa Nữ tôn giả, không thể được.

- Tại sao vậy?

- Đại dương thì sâu, không đọng, không dốc được. Nếu muốn biết bản thể của Như Lai nhờ vào những thuộc tánh danh sắc thì cũng như thế. Ở Như Lai, những thuộc tánh danh sắc đã bị loại bỏ, sức của chúng đã bị đoạn trừ, giống như một cây cọ bị nhổ bật hẳn lên và để nằm đó không còn phát triển được nữa.

Tâu Đại Vương, Như Lai vượt ngoài những đo lường hữu vi thế gian. Bản thể của Như Lai cũng như Đại dương thâm sâu không thể đo lường. Vì vậy, bảo rằng Như Lai tồn tại hay không tồn tại, hay vừa tồn tại vừa không tồn tại hoặc không tồn tại cũng không không tồn tại sau khi chết thì thật không đúng.

Sư Ni SAKULA (Cổ Câu La)

Thiên Nhãn đệ nhất

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sinh làm Bà La Môn ở Savatthi, tên là Sakula, khi Đức Phật nhận Tịnh xá ở Jetavana (Kỳ Viên) nàng trở thành người Tín Nữ và về sau nghe được một vị A La Hán thuyết pháp, nàng phát nguyện xuất gia, tinh cần triển khai Thiền quán và cuối cùng chứng quả A La Hán. Về sau, tùy theo lời phát nguyện, nàng được Thế Tôn tán thán là Thiên nhãn đệ nhất. Sau khi suy tư đến chứng quả của mình, nàng phấn khởi, hoan hỷ và nói lên bài kệ:

Khi sống ở gia đình,

Nghe Tỳ Kheo thuyết pháp,

Ta thấy pháp vô uế

Đạo niết bàn bất tử (97)

Ta từ bỏ con trai, gái,

Cả tài sản, lúa gạo,

Cạo tóc, ta xuất gia,

Sống đời sống không nhà (98)

Ta làm người học nữ,

Tu tập con đường chánh,

Đoạn tận tham và sân,

Đoạn từng lậu hoặc một (99)

Thọ giới Tỳ Kheo ni,

Ta nhớ đời quá khứ,

Thiên nhãn ta thanh tịnh.

Không uế, khéo tu tập (100)

Thấy các hàng ngoại điện (parats)

Do nhân sanh biến hoại.

Ta đoạn mọi lậu hoặc

Mát lạnh ta tịch tịnh (101)

(Trích dẫn Trưởng Lão Ni Kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni UPPALAVANNA (Liên Hoa Sắc)

Thần thông đệ nhất

Trong đời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Savatthi, con gái của vị Trưởng Kho bạc, vì da nàng màu tím của sen xanh, nên được gọi là Uppalavanna. Khi nàng đến tuổi trưởng thành, Vua và thường dân giành nhau đến cưới nàng. Vị trưởng kho bạc không thể làm vừa lòng mọi người, nghĩ ra một kế để giải quyết, liền gọi Uppalavanna đến và bảo nàng xuất gia. Vì căn cơ đã thuần thục, nên nàng nhận lời ngay và được đưa đến Tịnh Xá Tỳ Kheo ni để xuất gia.

Sau một thời gian, khi nàng phụ trách công việc dọn dẹp phòng để làm lễ Bồ Tát, nàng thắp ngọn đèn và quét phòng. Rồi lấy ngọn đèn làm tướng để Thiền quán. Không bao lâu, nàng chứng được quả A La Hán và trở thành vị Thần thông đệ nhất. Bậc Đạo Sư ngồi giữa đại chúng ở Jetavana ấn chứng cho nàng là Thần thông đệ nhất. Nàng suy tư trên quả an lạc của Thiền và Thánh quả, nói lên một số bài kệ. Nàng sung sướng nói lên quả chứng của mình:

Ta biết các đời trước,

Thiên nhãn được thanh tịnh

Trí được biết tâm người,

Nhĩ giới được trong sạch.

Ta chứng được thần thông,

Lâu tận ta đạt được.

Ta chứng sâu thắng trí

Lời Phật dạy làm xong!

Nàng hiện lên một thần thông với sự chấp thuận của bậc Đạo Sư và ghi như sau:

Do hiện hóa thần thông,

Ta đến xe bốn ngựa,

Ta đảnh lễ chân Phật,

Thế giới chủ quang vinh!

Nàng bị ác ma đến quấy phá tại rừng cây Sa La, nàng trách móc ác ma:

Aùc Ma:

- Nàng đi đến gốc cây,

Đang nở hoa tuyệt đẹp,

Nàng đến đứng một mình,

Dưới gốc cây có hoa.

Nàng chỉ đến một mình,

Này kẻ dại khờ kia,

Sao nàng lại không sợ,

Có kẻ cám dỗ nàng.

Nàng:

- Trăm ngàn người cám dỗ,

Có đến đây như ngươi,

Mảy lông ta không động,

Ta chẳng gì hoảng hốt,

Aùc Ma làm gì ta,

Khi ngươi đến một mình?

Aùc Ma:

- Ta có thể biến mất,

Hay vào bụng nhà ngươi,

Ta đứng giữa hàng mi,

Ngươi không thấy ta đứng.

Nàng:

- Với tâm khéo nhiếp phục,

Thần túc khéo tu trì,

Sáu Thắng trí ta chứng,

Lời Phật dạy làm xong.

Các dục giống gươm, giáo

Chém nát các Uẩn ta,

Những dục mà ngươi gọi,

Là lạc thú cuộc đời,

Ngày nay dục lạc ấy,

Với ta không hấp dẫn,

Ở tất cả mọi nơi,

Hỷ, lạc được đoạn tận,

Khối tối tăm mù ám,

Đã bị làm tan nát,

Hỡi này kẻ ác ma,

Ngươi hãy biết như vậy,

Ngươi chính là ác ma,

Ngươi đã bị bại trận!

(Trích dẫn Trưởng lão Ni kệ do T.T Minh Châu dịch từ Pali)

Thế Tôn 49 ngày tại Cung Trời Đạo Lợi vì mẹ thuyết pháp lúc trở về, bốn chúng, tám bộ cùng đến nghênh tiếp. Tỳ Kheo ni Liên Hoa Sắc nghĩ rằng:

- Ta thân Ni, tất phải ở sau đại tăng mà gặp Phật, chi bằng dùng thần lực, biến làm Chuyển Luân thánh vương, ngàn người con vây quanh, vừa gặp Phật, quả là mãn nguyện.

Đức Phật vừa trông thấy, liền quở:

- Tỳ Kheo ni Liên Hoa Sắc, sao lại vượt đại tăng mà gặp ta. Ngươi tuy thấy thân ta mà chẳng thấy pháp thân ta. Tu Bồ Đề ngồi yên trong hang núi lại thấy ta.

(Hạnh Huệ)

Sư Ni BHADDA (Kapaia)

Túc Mệnh Đệ nhất

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh vào một gia đình Bà La Môn, dòng họ Kesiya ở Sagala. Được sống trong giàu sang, nàng được gả làm vợ một nhà quý tộc tên là Pippaly ở làng Mahatitta. Khi người chồng xuất gia, nàng giao tài sản cho các người bà con để nàng được xuất gia. Nàng sống 5 năm tại Titthijarama, sau đó nàng được Mahapajapati cho thọ đại giới, nhờ triển khai Thiền quán, nàng chứng được quả A La Hán. Sau nàng trở thành một vị có biệt tài về các đời quá khứ.

Nàng được Đức Phật xem là biệt tài Đệ Nhất về đời sống quá khứ. Khi bậc Đạo sư ở Jetavana (Kỳ Viên) ngồi phân loại các Tỳ Kheo ni.

Một ngày kia, nàng nói lên những bài kệ nói đến kinh nghiệm quá khứ và tán thán hạnh của Trưởng lão Kassapa (Đại Ca Diếp).

Con thừa tự Chư Phật,

Ca Diếp khéo Thiền định,

Biết được đời quá khứ

Thấy cõi trời đọa xứ.

Aån sĩ đoạn, diệt sanh,

Thắng trí được thành tựu,

Cùng với Ba minh này,

Là pháp chỉ Ba minh.

Cũng vậy, nàng Bhadda.

Người xứ Kapila

Nàng là bậc Ba minh,

Đã đoạn được sự chết,

Mang thân này cuối cùng,

Sau khi thắng quân ma,

Thấy nguy hại ở đời,

Hai chúng tôi xuất gia,

Chúng tôi được chế ngự,

Đoạn tận các lậu hoặc,

Cảm xúc thành mát lạnh,

Được tịch tĩnh (giải thoát)

(Trích dẫn Trưởng lão Ni Kệ do T.T Minh Châu dịch từ Pali)

Hôm nọ, Tỳ Kheo ni Bhadda (Bà Đa) tại thành Xá Vệ, hướng dẫn 500 Tỳ Kheo ni đi du hóa trong thành. Tỳ kheo ni Bà Đa đi đến chỗ vắng dưới cội cây, trải tọa cụ ngồi kiết già, buộc niệm ở trước, liền tự cười. Có Tỳ Kheo ni ở xa trông thấy Bà Đa cười, bèn đến trong chúng Tỳ Kheo bàn nhau, đồng đến chỗ Tỳ Kheo ni Bà Đa hỏi:

- Trưởng lão, có nhơn duyên gì? ngồi dưới gốc cây tự cười?

Tỳ Kheo ni Bà Đa bảo 500 Tỳ Kheo ni:

- Ta đến dưới cội cây này, tự nhớ việc vô số đời trước, lại thấy những thân đã trải qua thuở xưa, chết đây, sanh kia thảy đều thấy rõ ràng.

Bấy giờ, có nhiều thầy Tỳ Kheo nghe Tỳ Kheo ni Bà Đa tự nhớ vô số đời trước, đồng đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ dưới chân Phật, lui về một bên, đem việc bạch lại Như Lai. Thế Tôn bảo các thầy Tỳ Kheo:

- Các ông thấy trong số Thanh Văn Tỳ Kheo ni, có ai tự thấy việc vô số đời trước như Tỳ Kheo ni này chăng? Chư Tỳ Kheo bạch Phật:

- Bạch, Thế Tôn, không thấy. Phật bảo các thầy Tỳ Kheo:

- Trong số đệ tử Thanh Văn của ta, người tự nhớ vô số đời trước, Tỳ Kheo ni Bà Đa là bậc nhất.

(H.T Thanh Từ trích dịch kinh Tăng Nhất A Hàm)

Sư Ni SIHA (Sư Tử)

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh ở Vesaly (Tỳ Xá Lỵ) con gái của người chị Võ tướng Siha. Do vậy, nàng được đặt tên là Siha, như tên người cậu của nàng. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng nghe bậc đạo Sư thuyết pháp cho người cậu. Siha trở thành một tín nữ và được phép cha mẹ cho xuất gia. Khi nàng tu tập Thiền quán, nàng không thể chận đứng tâm tư chạy theo ngoại vật khả ý. Bảy năm bị dày vò, nàng kết luận: "Làm sao ta thoát khỏi nếp sống ức nhiễm này? Ta, hãy chết tốt hơn". Rồi, nàng cột một sợi giây trên cây, đút cổ vào thòng lọng để thắt cổ. Trong giây phút cuối cùng với sự cố gắng tinh cần chất chứa từ trước cho đến nay, nàng cố gắng triển khai Thiền quán. Đối với nàng, đời sống hiện tại thật sự là đời sống cuối cùng. Trong giờ phút cuối cùng, trí huệ nàng được viên mãn với nội tâm Thiền quán, nàng chứng được quả A La Hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ.

Mở thòng lọng ra, nàng trở về Tịnh xá, được thành một vị A La Hán, nàng sung sướng, phấn khởi nói lên bài kệ:

Không như lý tác ý,

Bị dục tham ám ảnh,

Ta trước bị giao động,

Không chế ngự được tâm,

Bị phiền não chi phối,

Lạc, tưởng ngự trị ta

Tâm ta không thăng bằng,

Bị tham, dục chi phối,

Bảy năm sống ốm yếu

Vàng da, dung sắc xấu,

Ngày đêm không an lạc.

Ta sống chịu khổ đau,

Do vậy, ta lấy dây,

Đi vào giữa khu rừng,

Tốt hơn ta treo cổ

Còn hơn sống hạ liệt.

Làm chắc dây thòng lọng,

Ta cột ở cành cây,

Quăng thòng lọng quanh cổ,

Tâm ta liền giải thoát.

(Trích dẫn Trưởng lão ni kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni PHKADDA KUNDALAKESA

(Quân Trà La Hộ Đầu)

Thắng trí mau lẹ đệ nhất

Nàng sinh tại Rajaha, con gái của vị Thủ Khố của Vua và sống rất được cưng chiều. Một hôm, quân lính dẫn một tên cướp đem đi hành hình. Nàng trông thấy, khi dẫn ngang qua nhà nàng, nàng bỗng đâm yêu hắn kỳ lạ, bèn xin cha lo lót cho hắn thoát chết. Và nàng được gả cho tên cướp.

Lễ cưới cử hành, tên cướp dụ nàng mang lễ vật lên núi cúng tế. Đến bờ vực thẳm, hắn lột hết nữ trang của nàng và định giết nàng. Thừa lúc sơ hở, nàng xin hắn cho nàng được hôn hắn lần cuối, hắn bằng lòng, nàng bèn nhân lúc đó xô hắn xuống bờ vực. Trở về, nàng chán ngán thế tục, bèn xin xuất gia theo giáo phái Ni Kiền Tử và nàng trở thành hùng biện đệ nhất.

Nàng đi khắp nơi thách thức các Triết nhân tranh biện và nàng thắng tất cả. Một hôm, nàng đến Savatthi cùng với tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) tranh luận. Nàng bị trí huệ của Tôn giả nhiếp phục và xin đảnh lễ làm thầy. Tôn giả Sariputta khuyên nàng quy y Phật.

Sau khi được nghe Thế Tôn thuyết pháp, nàng chứng quả A La Hán, liền đó đượïc thọ đại giới và gia nhập Ni đoàn Sư ni QUÂN TRÀ LA

Sư là con gái Trưởng giả Đa La Đà. Hôm nọ, Sư tự nghĩ:

- Ta nghe Thế Tôn không còn bao lâu sẽ diệt độ. Ngày, tháng đã đến, ta nên đến thăm hỏi Thế Tôn.

Liền đó, Sư ra khỏi thành Tỳ Xá Lỵ, đi đến chỗ Thế Tôn. Xa trông thấy Thế Tôn dẫn theo khá đông Tỳ Kheo cùng 500 đồng tử sắp đến Sa La Song Thọ. Sư đi đến nơi, đầu mặt lễ dưới chân Phật bạch:

- Con nghe Thế Tôn không còn bao lâu nữa sẽ diệt độ.

Phật bảo:

- Như Lai sẽ diệt độ vào giữa đêm hôm nay.

Sư thưa:

- Con xuất gia học đạo chưa viên mãn bản nguyện, mà Thế Tôn đã bỏ con diệt độ. Cúi mong Thế Tôn vì con nói pháp vi diệu, khiến con được viên mãn bản nguyện.

Thế Tôn bảo:

- Nay, con nên suy xét về cội nguồn đau khổ.

Sư trầm ngâm giây lâu thưa:

- Bạch Thế Tôn, thật khổ, bạch Như Lai, thật khổ!

Phật hỏi:

- Con quán gì mà nói thế?

Sư thưa:

- Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, oán thù gặp gỡ khổ, thương yêu xa lìa khổ. Tóm lại, năm ấm tràn trề khổ. Bạch Thế Tôn, con quán nghĩa này nên nói khổ.

Chính khi suy xét nghĩa này, liền tại chỗ Sư chứng được Tam minh, Sư bạch Phật:

- Con không cam thấy Thế Tôn diệt độ. Xin Thế Tôn cho phép con diệt độ trước.

Phật lặng thinh hứa khả, Sư liền từ tòa đứng dậy, lễ dưới chân Phật, đến trước Phật, thân phi lên không, làm 18 phép biến hóa, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc đi, lại, trên thân ra khói, lửa, hoặc thu lại tự do không chút chướng ngại, hoặc phóng nước, lửa đầy dẫy cả hư không. Biến hóa xong, Sư nhập Vộ dư Niết bàn.

Khi ấy, Thế Tôn bảo các thầy Tỳ Kheo:

- Trong hàng đệ tử Thanh văn của ta, Tỳ Kheo ni Quân Trà La là trí huệ lanh lẹ bậc nhất.

(H.T. Thanh Từ trích dịch Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Sư Ni SOMA

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sinh ra là con gái Vị Giáo chủ của vua Bimpisara (Bình Sa Vương) và được đặt tên là So Ma. Khi đến tuổi trưởng thành nàng trở thành một tín nữ, về sau, nàng xuất gia và nhờ triển khai Thiền Quán, nàng chứng được quả A La Hán với nghĩa tín thọ, Pháp tín thọ.

Ở tại Savatthi, một ngày kia nàng đi vào rừng Andhavana để nghỉ ban ngày và ngồi dưới một gốc cây. Aùc Ma đến, muốn phá sự an tịnh cô độc của nàng, nên tàng hình không cho nàng thấy và nói lên như sau:

- Địa vị khó đạt được,

Chỉ thánh nhân chứng đạt,

Trí nữ nhân hai ngón

Sao hy vọng chứng đạt?

Nàng cự lại Aùc ma:

- Nữ tánh chướng ngại gì,

Khi tâm khéo thiền định

Khi trí, huệ triển khai

Chánh quán pháp vi diệu,

Ở tất cả mọi nơi,

Hỷ lạc được đoạn tận,

Khối tối tăm mù mịt

Đã bị làm tan nát,

Hỡi này kẻ ác ma,

Ngươi đã bị bại trận.

(Trích dẫn Trưởng lão Ni Kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni SELA

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sinh làm công Chúa con vua nước Alavi, tên là Sela. Nàng cũng được biết với tên Alavika (người nước Alavi). Khi đến tuổi trưởng thành, bậc Đạo sư cảm hóa được vua cha, làm lễ xuất gia cho nhà vua và cùng đi đến Alavi.

Sela chưa lập gia đình, cùng đi với Phụ vương nghe thuyết pháp và trở thành một tín nữ. Về sau, nàng xuất gia chuyên tu Thiền quán và cuối cùng nhờ thiện duyên tốt đẹp, nhờ trí huệ được triển khai, nàng nhiếp được thân hành, khẩu hành, ý hành và chứng được quả A La Hán.

Về sau, nàng trở thành một Trưởng lão ni ở Savatthi. Một hôm nàng đi khỏi Savatthi để nghỉ ban ngày tại Andhavana, nàng ngồi dưới một gốc cây, Aùc Ma muốn phá sự an tịnh độc cư của nàng, dưới hình thức một người lạ mặt đến với nàng và nói như sau:

Nàng sẽ không thoát khỏi,

Thoát ly khỏi đời này

Như vậy hạnh viễn ly,

Nàng dùng để làm gì?

Hãy thọ hưởng dục lạc

Chớ bứt rứt về sau!

Nghe rồi, nàng suy nghĩ:

- Đây là ác ma muốn ngăn chận ta không được hưởng Niết bàn. Nó không biết ta đã chứng quả A La Hán, vậy ta hãy làm cho nó mở mắt.

Nàng nói lên bài kệ:

- Các dục giống gươm giáo,

Chém nát các Uẩn ta,

Những dục mà ngươi gọi,

Là lạc thú cuộc đời,

Ngày nay dục lạc ấy,

Với ta không hấp dẫn,

Ở tất cả mọi nơi,

Hỷ lạc được đoạn tận

Khối tối tăm mù ám,

Đã bị làm tan nát.

Hởi này kẻ ác ma,

Ngươi hãy biết như vậy,

Ngươi chính là ác ma,

Ngươi đã bị bại trận!

(Trích dẫn Trưởng Lão Ni Kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni SUKKA

(Thuyết pháp hay)

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh vào trong một gia đình quyền quý ở Rajagaha (Vương Xá) và được đặt tên là Sukka (sáng suốt). Khi đến tuổi trưởng thành, nàng phát tâm tin Phật, ở trong gia đình của nàng và trở thành một tín nữ. Về sau, nàng được nghe tin Dhammadinna thuyết pháp. Quá cảm xúc bởi bài thuyết pháp, nàng xuất gia với Dhammadinna. Sau khi tu Thiền quán, nàng chứng được quả A La Hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ.

Được 500 Tỳ Kheo ni đoanh vây, nàng trở thành một vị thuyết pháp giỏi. Một ngày kia, sau khi đi vào thành Vương Xá khất thực, ăn xong, toàn thể Ni chúng trở về Tịnh xá của Tỳ Kheo ni. Tại đây, Sukka thuyết pháp cho toàn thể Ni chúng. Thuyết hay cho đến nỗi các Tỳ Kheo ni cảm thấy như được nhận từ nàng những đường mật ngọt ngào, thấm nhuần với nước bất tử. Tất cả đều ngồi nghe, hoàn toàn im lặng, nhiệt tâm tín thành, rồi một vị Thần cây đứng ở cuối sân nghe pháp, quá xúc động bởi lời thuyết giảng, nên đi ra khỏi thành Vương Xá, vừa đi vừa tán thán hạnh thuyết pháp tuyệt diệu của nàng và nói như sau:

- Hỡi này, người Vương Xá,

Các ngươi đã làm gì?

Giống như người ngủ mê,

Bị say vì dòng mật,

Các ngươi không hầu hạ,

Sukka thuyết lời Phật

Chúng tôi nghĩ bậc trí

Uống được nước Cam Lồ

Dòng nước thật thuần tịnh,

Không có gì chướng ngại

Chẳng khác người đi đường,

Đón nhận nước trời mưa.

Khi nghe Thần cây nói như vậy, dân chúng rất lấy làm phấn khởi và đi đến chăm chú nghe nàng thuyết pháp.

Sau một thời gian vào cuối cuộc đời, khi nàng đang sửa soạn để từ giã cuộc đời, nàng muốn nói lên Pháp môn nàng dạy đưa đến giải thoát thế nào, nàng tuyên bố như sau về Chánh trí của nàng:

Hỡi này, nàng Sukka,

Người con gái của ánh sáng

Được ly tham tịch tĩnh,

Nhờ ánh sáng Chánh pháp,

Hãy mang thân cuối cùng,

Sau khi thấy quân ma!

(Trích dẫn Trưởng Lão Ni Kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni DULÔ

(Nghị Luận Đệ Nhất)

Phật và chúng Tỳ Kheo đang ở trong thành Tỳ Xá Lỵ bên hồ Di Hầu, được dân chúng cúng dường tứ sự, sung mãn. Ngược lại, Lục sư ngoại đạo cũng ở trong thành này, mà không được cúng dường. Chúng bực tức họp nhau lại bàn luận, định dẫn đến chỗ Phật để cùng Phật tranh luận, cố tình chiết phục Phật cho dân chúng mất niềm tin.

Khi ấy, Tỳ Kheo ni Du Lô hay tin này, bèn bay lên hư không, đến chỗ Lục Sư ngoại đạo nói kệ:

Thầy ta không thể sánh,

Tối tôn không ai bằng,

Đệ tử đấng tối thượng,

Ta tên Du Lô ni,

Các ngươi giỏi lý luận,

Hãy cùng ta luận bàn,

Ta sẽ đáp mọi việc,

Như sư tử chụp nai,

Bậc Như Lai chẳng có,

Nếu ngoài thầy ta ra,

Đủ sức hàng ngoại đạo,

Ta là Tỳ Kheo ni.

Tỳ Kheo ni Du Lô nói kệ rồi, Lục sư ngoại đạo trông lên còn không thấy tướng mạo huống là nghị luận. Lúc đó, dân chúng trong thành Tỳ Xá Ly nhìn xa thấy Tỳ Kheo ni ở trong hư không cùng Lục Sư nghị luận, song Lục Sư không thể đáp được một câu, dân chúng vui mừng kêu to:

- Ngày này, Lục sư bị Tỳ Kheo ni khuất phục. Lục Sư hổ thẹn ra khỏi thành Tỳ Xá Ly, không dám trở lại. Bấy giờ, nhiều thầy Tỳ Kheo nghe Tỳ Kheo ni Du Lô cùng Lục Sư nghị luận đắc thắng, liền đến chỗ Phật, đầu mặt đảnh lễ dưới chân Phật, bạch lại việc trên.

Thế Tôn bảo các thầy Tỳ Kheo:

- Tỳ Kheo ni Du Lô có đại thần túc, có đại oai thần, trí tuệ đa văn, ta hằng nghĩ rằng: Không ai có thể cùng Lục Sư nghị luận, chỉ có Như Lai và Tỳ Kheo ni Du Lô.

Thế Tôn lại bảo các thầy Tỳ Kheo:

- Các ông thấy những Tỳ Kheo ni khác, có ai hay hàng phục ngoại đạo như Tỳ Kheo ni này chăng?

Chư Tỳ Kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, không.

Thế Tôn bảo:

- Trong hàng Thanh văn đệ tử của ta, vị Ni hay hàng phục ngoại đạo, Tỳ Kheo ni Du Lô là bậc nhất.

(H.T. Thanh Từ trích dịch Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Sư Ni SUNDARI NANDA

(Thiền định đệ nhất)

Trong thời Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình quý tộc, thuộc dòng họ Thích Ca, tên là Nanda. Nàng có danh là Nanda hoa khôi.

Khi bậc Thế Tôn giác ngộ đi đến Kapilavathi và độ cho Nanda và Rahula xuất gia. Khi vua Suddhodana (Tịnh Phạn) mệnh chung và bà Mahapajapati xuất gia, nàng tự nghĩ: "Anh trưởng của ta đã từ chối không thừa tự quốc độ, xuất gia và trở thành Đức Phật - một bậc siêu nhân - Con của Ngài là Rahula cũng xuất gia, anh của ta, Nanda cũng xuất gia, mẹ của ta Mahapajapati cũng xuất gia, chị của ta, mẹ của Rahula cũng xuất gia. Vậy, ta ở nhà làm gì? Ta hãy xuất gia?

Như vậy, nàng xuất gia không phải vì lòng tin, mà chính vì lòng thương yêu bà con trong gia đình. Nàng xuất gia như vậy, nên sau khi từ bỏ gia đình, nàng vẫn tự kiêu với sắc đẹp của mình và không chịu đến yết kiến Phật, sợ Đức Phật quở trách nàng.

Trường hợp của nàng cũng giống như trường hợp Tỳ Kheo ni Abhirêpa Nanda (xem bộ 19) với sự sai khác như sau: Khi nàng thấy hóa thân của một nữ nhân do Đức Phật hiện ra, nữ nhân ấy trở thành già yếu dần dần, tâm của nàng dựa trên tánh vô thường và đau khổ, hướng đến Thiền định.

Đức Phật thấy vậy, thuyết pháp cho nàng, như sau:

Nanda, hãy nhìn thân,

Bệnh bất tịnh, hôi thúi

Hãy tu tâm bất tịnh,

Nhất tâm, khéo định tĩnh

Như thân này, thân ấy

Như thân ấy, thân này,

Hôi thúi và rửa nát,

Chỉ kẻ ngu thích thú.

Như vậy, quán thân này

Ngày đêm không mệt mỏi

Với trí tuệ của ngươi,

Do vậy, hãy thoát ly

Với trí tuệ của ngươi,

Thoát khỏi kiêu sắc đẹp,

Và người si nhìn thấy,

(Với, cái nhìn như thật)

Nàng nghe theo lời dạy, với trí tuệ an trú vững chắc trên quả thứ nhất. Muốn giúp nàng đạt được những quả vị cao hơn, Thế Tôn dạy thêm cho nàng:

- Này Nanda, trong cái thân này không có chút gì là tinh túy, chỉ là một đống xương và thịt bị già, chết chi phối. (Như đã được nói trong tập Pháp cú)

Thành này làm bằng xương,

Quét tô bằng máu thịt,

Ở đây già và chết

Mạn, lừa đảo chất chứa

(Pháp cú kệ 150)

Khi Đức Phật nói xong, nàng liền chứng quả A La Hán và nghĩ đến sự chiến thắng của mình, nàng sung sướng với lời dạy của Thế Tôn và nói thêm:

Với tâm không phóng dật,

Như lý quán thân ấy,

Tánh như thật thân này,

Được thấy trong và ngoài.

Ta nhàm chán thân này,

Nội tâm được ly tham,

Không phóng dật ly hệ,

Ta an bình tịch tĩnh.

(Trích dẫn Trưởng Lão ni kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni KSSA GOTAMI

(Thô Y Đệ Nhất)

Nàng sinh tại Savatthi, trong một gia đình nghèo khổ. Khi trưởng thành, nàng được gả cho một gia đình giàu có và bị nhà chồng khinh thường. Đến khi, nàng sinh được một đứa con trai thì nàng được đối xử tốt hơn. Nhưng bất ngờ, đứa con bị bệnh và chết, nàng đau khổ phát cuồng, bèn ẵm xác con khắp nơi cầu xin cứu chữa.

Nàng đến Tịnh xá, xin Thế Tôn cứu đứa bé. Đức Phật bảo nàng hãy đến nhà nào không có người chết bao giờ xin về một hạt cải. Thế Tôn sẽ cứu được đứa bé.

Nàng lê xác con đi từng nhà tìm xin, nhưng nhà nào cũng có người chết. Nàng chợt tỉnh ngộ, hiểu được lời Thế Tôn dạy, bèn đem con vào nghĩa địa, rồi xin Phật xuất gia. Thế Tôn thuyết pháp, ngay đó nàng liền chứng được Sơ quả và được gia nhập Ni đoàn. Do tinh tấn triển khai Thiền quán, chẳng bao lâu nàng chứng A La Hán và được Thế Tôn khen ngợi nàng là Tỳ Kheo ni có hạnh mang Thô Y đệ nhất.

Sư Ni PATACARA

(Trì luật đệ nhất)

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh trong gia đình vị Thủ ngân khố nhà vua ở Savatthi. Khi đến tuổi trưởng thành nàng giao du với một người đầy tớ trong nhà. Khi cha mẹ nàng định ngày gả nàng cho một chàng trai xứng đôi, nàng trốn đi với người tình nhân và sống tại một ngôi làng nhỏ. Khi nàng sắp sinh, nàng bảo chồng đưa nàng về nhà cha mẹ, vì ở đây không ai săn sóc nàng, nhưng chồng nàng cứ hẹn lần lựa, cho đến khi nàng biết chồng nàng không muốn đi về. Nàng liền chờ chồng đi vắng, sắp đặt công việc, tin cho người láng giềng biết, rồi nàng bỏ về nhà cha mẹ. Khi người chồng về, người chồng liền đuổi theo, sợ nàng không có người săn sóc. Chồng nàng bắt gặp nàng và giữa đường nàng sinh được người con, rồi hai vợ chồng lại đi trở về làng. Đến kỳ sanh nở lần thứ hai, sự việc lại xảy ra như lần trước, nhưng có điểm khác biệt như sau: Giữa đường mưa to, gió lớn nổi lên, người chồng tìm lá cây và làm cái chòi cho nàng tránh mưa, nhưng bị con rắn từ gò mối bò ra cắn chồng nàng chết tại chỗ. Trong cơn đau khổ chờ đợi chồng nàng, nàng bồng đứa con trên ngực và giữa mưa to gió lớn nàng nằm phục xuống đất để che chở cho hai đứa con và trải qua một đêm như vậy cho đến sáng.

Đến sáng, nàng đi tìm chồng và thấy chồng bị rắn cắn chết rồi, nàng khóc than suốt đêm. Vì mưa to suốt đêm, nước sông dâng lên đến đầu gối, nàng lại quá yếu, nên không thể bồng hai đứa con để lội qua sông. Nàng để đứa lớn ở bờ bên này và bồng đùứa nhỏ lội qua sông. Rồi nàng đặt đứa nhỏ nằm trên khăn trùm đầu, dùng cành cây che lại và để nó trên bờ, còn nàng lội qua sông lại để đem đứa lớn qua. Nhưng đến giữa dòng, quay mình trở lại thấy một con chim diều hâu, tưởng đứa con nít là một miếng thịt, nên bay xuống tha đứa nhỏ đi. Dẫu cho người mẹ có xua đuổi và la lên nhưng vì quá xa nên không làm gì được. Còn đứa bé lớn bên này bờ, nghe tiếng mẹ la, tưởng là mẹ kêu, liền lội xuống nước đi qua vừa bị nước cuốn trôi.

Thế là, hai đứa con và cả người chồng đều bị chết, nàng vừa khóc vừa đi về thành Savatthi, lại được tin hồi hôm mưa to gió lớn làm sụp đổ căn nhà của cha mẹ nàng, giết chết cả cha, mẹ và em nàng, vừa làm lễ hỏa táng xong. Trong cơn đau khổ khủng khiếp chồng chất, nàng hóa điên dại, ăn mặc hở hang, nàng vừa khóc, vừa than:

Hai con ta đã chết, Chồng ta cũng chết luôn,

Rồi trên giàn hỏa táng

Cha ta và mẹ ta,

Cùng đứa em trai ta,

Vừa làm lễ thiêu đốt!

Rồi nàng đi lang thang đây đó, khóc than nỗi khổ đau của nàng, và vì nàng mang xiêm áo tả tơi, nàng được gọi là Patacara (kẻ mang xiêm áo). Người đi đường thấy nàng, gọi nàng là người điên, có kẻ ném đá, có người thì quăng đồ nhớp, bụi bặm trên nàng.

Bậc Đạo sư ở Jetavana (Kỳ Viên) đang thuyết pháp, thấy nàng đi lang thang như vậy và biết căn cơ trí tuệ của nàng đã chín muồi, ngăn cản không cho người ta xua đuổi nàng. Và cho phép nàng lại gần, khiến nàng hồi tỉnh lại. Quá cảm thấy xấu hổ với cách ăn mặc của mình, nàng nằm phục xuống đất. Một người quăng cho nàng một tấm y, nàng quấn y vào mình và thỉnh Phật cứu độ rồi nàng kể lại thân phận củamình.

- Thế Tôn, hãy cứu độ cho con, một đứa con bị con chim diều hâu mang đi, một đứa con bị nước cuốn trôi, còn chồng con bị rắn cắn chết, cha mẹ và em con bị căn nhà sụp đổ giết chết và bị hỏa táng.

Đức Phật nói:

- Này Patacara, đừng nghĩ rằng ngươi đến với một người có thể cứu độ cho ngươi. Như nay, ngươi than khóc vì con chết, vì chồng chết, vì cha mẹ chết. Cũng vậy, ngươi đã than khóc trong kiếp luân hồi của ngươi, vì rằng con, chồng và cha mẹ chết của ngươi còn nhiều hơn nước sông bốn biển.

- Nước bốn biển ít hơn,

Nước mắt của loài người

Khóc than vì đau khổ,

Vậy sao ngươi hủy hoại

Sinh mạng của chính ngươi,

Trong khóc than, sầu khổ!

Nghe Thế Tôn dạy về con đường không thể diệt khổ, nỗi khổ đau của nàng được nhẹ dần. Rồi Đức Phật khuyên thêm:

- Ôi, Patacara, một người mệnh chung, thời con cháu, bà con không có thể làm chỗ nương tựa. Cho đến hiện tại, chúng cũng không giúp đỡ được gì. Do vậy, người có trí sống đời sống giới đức thanh tịnh, thành tựu con đường hướng đến Niết Bàn.

Rồi Đức Phật dạy rằng:

- Các con, cha, bà con,

Không phải chỗ nương tựa

Khi thân hoại, mệnh chung

Bà con, huyết thống ngươi,

Không thể che chở ngươi,

Thấy được sự thật này,

Kẻ trí sống giới đức,

Và mau chóng thành tựu,

Con đường hướng Niết bàn!

Khi bậc Đạo sư nói xong, nàng chứng được quả Dự Lưu và xin được xuất gia. Đức Phật đưa nàng đến chúng Tỳ Kheo ni và cho phép nàng được xuất gia. Rồi, nàng tinh tấn tu hành, cố gắng thành đạt những quả vị cao hơn. Một hôm, lấy nước trong bát rửa chân, khi nàng đổ nước, thời nước chảy đến một khoảng đường ngắn rồi biến mất. Nàng đổ thêm nước và con đường nước chảy dài hơn. Đến lần thứ ba, nàng lại đổ nước con đường nước chảy dài hơn và biến mất. Dựa trên sự kiện này làm nền tảng suy tư, nàng nghĩ:

- Cũng vậy là loài người, chết trẻ, chết nửa chừng và chết già.

Đức Phật ở tại hương phòng của Ngài, phóng ra hào quang hiện lên trước mặt nàng và dạy rằng:

- Hỡi nàng Patacara, như vậy là cuộc sống của loài người, cuối cùng cũng phải mệnh chung, vậy tốt hơn là sống như thế nào để thấy sự sanh diệt của năm uẩn. Dẫu cho chỉ thấy được một ngày hay chỉ một giờ, còn hơn là sống một trăm năm mà không thấy được sự thật ấy.

Người sống một trăm năm,

Không thấy pháp sanh, diệt,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được pháp sanh, diệt.

(Pháp cú 113)

Khi Thế Tôn nói xong, Patacara chứng được quả A La Hán với pháp tín thọ, nghĩa tín thọ.

Suy tư đến chứng quả của mình khi còn là một học nữ, nàng tán thán sự kiện đã giúp nàng được quả vị cao hơn và nói lên bài kệ:

Với cày, cày ruộng đất,

Gieo hột giống trên đất

Loài người được tài sản,

Nuôi dưỡng vợ và con. (112)

Sao ta giới đầy đủ,

Làm theo Đạo Sư dạy,

Lại không chứng Niết bàn,

Không nhác, không dao động. (113)

Khi ta đang rửa chân,

Làm cho dòng nước chảy,

Thấy được nước rửa chân,

Từ cao chảy xuống thấp,

Nhờ vậy tâm được định,

Như ngựa hiền khéo luyện (114)

Rồi ta cầm cây đèn,

Bước vào ngôi Tịnh xá,

Nằm trên chiếc giường nhỏ

Ta nhìn quán (ngọn đèn) (115)

Rồi lấy cây kim nhỏ,

Dìm tim đèn xuống dầu,

Thấy cây đèn Niết bàn,

Tâm ta được giải thoát (116)

(Trích dẫn Trưởng Lão ni kệ do T.T. Minh Châu dịch từ Pali)

Sư Ni TÔNA (Sona)

Tinh tấn đệ nhất

Trong thời Đức Phật hiện tại, nàng được sanh trong một gia đình quý tộc ở Savatthi. Sau khi lập gia đình, nàng sanh được mười con trai, con gái và được biệt danh là: người nhiều con. Khi người chồng xuất gia, nàng giao lại cho các con trai, con gái cai quản gia đình và giao cả tài sản cho con trai, không giữ gì cho thân mình. Các con trai và con gái nuôi dưỡng nàng, không bao lâu trở mặt khinh rẻ nàng. Nàng buồn cho thái độ của các con, xuất gia trở thành Tỳ Kheo ni.

Nàng suy nghĩ: nàng lớn tuổi mới xuất gia, nên hết sức tinh cần, tinh tấn. Trong khi hầu hạ, các Trưởng lão ni, nàng thức đêm tu học, nàng kiên trì học tập không biếng nhác, không xao nhãng, như người chụp nắm các cột trong mái hiên hay chụp nắm cành cây trong đêm tối để tránh đầu khỏi va chạm. Hạnh tinh tấn của nàng được mọi người biết và bậc Đạo Sư biết được trí tuệ của nàng đã chín muồi, nên phóng hào quang hóa hiện trước mặt nàng và nói lên bài kệ:

Ai sống một trăm năm,

Không thấy câu bất tử,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được câu bất tử.

Khi Đức Phật nói câu này xong, nàng chứng được quả A La Hán, Thế Tôn tán thán nàng là Tỳ Kheo ni tinh tấn đệ nhất. Một hôm, suy tư đến quả chứng của mình,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #sự#thiên