Chương 2: Ba tên ngốc trò chuyện đêm khuya trong điện Cự Dương
Từ đó về sau, chuyện ngày càng nghiêm trọng, không sao ngăn được. Trong gần một trăm năm, tổng cộng có mười bảy tân nương mất tích ở vùng núi Dữ Quân. Có lúc mười mấy năm bình an vô sự, có lúc chỉ trong một tháng ngắn ngủi mất tích hai người. Một tin đồn kinh khủng nhanh chóng lan ra: Có một con quỷ tân lang sống trong núi Dữ Quân, nếu nó nhìn trúng cô gái nào thì sẽ bắt cóc nàng trên đường xuất giá rồi ăn thịt đội đưa dâu.
Lẽ ra chuyện này không truyền lên trời được, vì tuy đã có mười bảy tân nương mất tích, nhưng nhiều hơn thế là hàng trăm hàng ngàn tân nương bình yên vô sự. Dù sao có tìm cũng không tìm thấy, có bảo vệ cũng không bảo vệ nổi, thế thì đành cố chịu đựng thôi. Chẳng qua là số người dám gả con gái đến vùng này ít đi một chút, các đôi người bản xứ thành hôn cũng không dám tổ chức rình rang. Nhưng vừa hay cha của tân nương thứ mười bảy là một vị quan, ông ta rất cưng chiều con gái, nghe phong thanh tin đồn nơi đây, bèn dày công lựa chọn bốn mươi võ quan dũng mãnh vô song hộ tống con gái thành thân, vậy mà con gái vẫn biến mất.
Lần này quỷ tân lang đã chọc trúng tổ ong vpf vẽ. Những người mà vị quan kia có thể tìm đến ở nhân gian chẳng làm gì được nó, thế là trong cơn thịnh nộ, ông ta cùng với một đám bạn làm quan mạnh tay tổ chức một đợt cúng bái, còn mở kho cứu giúp người nghèo theo lời chỉ bảo của cao nhân, khiến dân chúng khắp vùng xôn xao, rốt cuộc mới kinh động đến các vị thần quan bên trên. Bằng không, tiếng nói của những người phàm trần nhỏ bé kia muốn truyền đến tai chư thần trên trời gần như là chuyện không thể nào.
Tạ Liên nói: "Đại khái là như thế."
Do thái độ hai người này bất hợp tác thấy rõ, Tạ Liên cũng không biết rốt cuộc họ có đang lắng nghe không, nếu không nghe lọt tai thì đành nói lại lần nữa. Nam Phong chợt ngẩng đầu, cau mày hỏi: "Các tân nương mất tích có điểm chung nào không?"
Tạ Liên đáp: "Có giàu có nghèo, có xấu có đẹp, có thê có thiếp, khái quái bằng một câu: Chẳng có quy luật gì cả. Hoàn toàn không thể phán đoán được sở thích của quỷ tân lang này là gì."
Nam Phong "ừ" một tiếng, cầm chén trà lên uống một ngụm, dường như bắt đầu suy nghĩ. Phù Dao lại không hề đụng đến chén trà mà Tạ Liên đẩy sang, cứ thing thả lau ngón tay bằng chiếc khăn tay trắng, vừa lau vừa lạnh nhạt nói: "Thái tử điện hạ, sao huynh biết nhất định là quỷ tân lang? Chuyện này chưa chắc đâu, trước giờ chưa có ai từng gặp nó, làm sao biết nó là nam hay nữ, già hay trẻ? Có phải huynh suy đoán hơi chủ quan không?"
Tạ Liên mỉm cười: "Cuộn giấy là do văn quan của điện Linh Văn tổng kết, quỷ tân lang chỉ là cách gọi dân gian thôi. Nhưng lời ngươi nói rất có lý."
Nói thêm vài câu, Tạ Liên phát hiện mạch suy nghĩ của hai võ quan trẻ này rất rõ ràng, tuy sắc mặt không thân thiện nhưng bàn việc lại không hề lơ mơ, nên cũng cảm thấy vui mừng và yên tâm. Thấy bên ngoài trời đã tối, ba người bèn ra khỏi quán. Tạ Liên đội nón, đi được một lát, bỗng nhận ra hai người phía sau đều không theo kịp, thắc mắc quay đầu nhìn thì thấy hai người kia cũng đang nhìn mình với vẻ thắc mắc. Nam Phong hỏi: "Huynh di đâu thế?"
Tạ Liên đáp: "Tìm chỗ nghỉ chân. Phù Dao, sao ngươi lại trợn mắt nữa?"
Nam Phong thắc mắc hỏi tiếp: "Vậy tại sao huynh phải đi về phía núi non hoang vu?"
Tạ Liên thường ăn gió nằm sương ngủ ngoài đường, tìm mảnh vải trải ra mà có thể nằm cả đêm, đương nhiên định kiếm một hang núi nhóm lửa theo thói quen, được nhắc nhở, y mới sự nhớ ra Nam Phong và Phù Dao đều là võ quan dưới trướng võ thần, nếu gần đây có miếu Nam Dương hoặc miếu Huyền Chân thì có thể vào thẳng luôn, cần gì phản màn trời chiếu đất nơi hoang dã?
Chẳng mấy chốc, ba người tìm thấy một ngôi miếu thổ địa xập xệ ở góc nhỏ khuất nẻo, hương tàn khay vỡ, trông vô cùng quạnh quẽ, thờ một ông thổ địa bằng đá vừa tròn vừa nhỏ. Tạ Liên gọi vài tiếng, thổ địa này nhiều năm không ai thờ cúng không ai gọi, chợt nghe có người gọi bèn mở mắt ra, nhìn thấy ba người đứng trước miếu, toàn thân hai người đứng bên trái và bên phải đều bao phủ một vầng sáng như nhà giàu xổi, hoàn toàn khoing thấy rõ mặt, lão kinh hãi nhảy lên, run rẩy hỏi: "Ba vị tiên quan có gì muốn sai bảo tại hạ?"
Tạ Liên gật đầu: "Không sai bảo, chỉ hỏi một tiếng thôi, gần đây có miếu thành hoàng nào thờ cúng Nam Dương tướng quân hay Huyền Chân tướng quân không?"
Thổ địa không dám sơ suất: "Cái cái cái..." Lão bấm ngón tay tính toán rồi nói: "Từ đây đi tiếp năm dặm có một ngôi miếu thành hoàng, thờ, thờ Nam Dương tướng quân."
Tạ Liên chắp tay trước ngực: "Cảm ơn." Thổ địa kia sắp mù đến nơi bởi hai vầng sáng chói chang bên cạnh, vội vàng lẩn mất. Tạ Liên mò ra vài đồng tiền đặt trước miếu, thấy bên cạnh rải rác mấy nén hương bèn nhặt lên thắp. Trong lúc ấy, Phù Dao trợn mắt đến nỗi Tạ Liên thật sự muốn hỏi cậu ta có mỏi hay không.
Đi hết năm dặm, quả nhiên trông thấy ven đường sừng sững một ngôi miếu thành hoàng rộn ràng náo nhiệt. Miếu thờ tuy nhỏ nhưng đầy đủ mọi thứ, kẻ đến người đi tấp nập. Ba người ẩn thân đi vào trong miếu, thấy trên điện thờ là tượng nặn bằng đất sét của võ thần Nam Dương mặc giáp cầm cung.
Tạ Liên vừa nhìn thấy đã âm thầm "Ừm..." một tiếng.
Miếu nhỏ nơi thôn dã, bức tượng được nặn và sơn màu khá thô kệch, nhìn tổng thể khác xa Phong Tín trong ấn tượng của Tạ Liên.
Nhưng với các vị thần quan, tượng thần bị nặn biến dạng là chuyện thấy như cơm bữa. Đừng nói mẹ đẻ không nhận ra, có vị thấy tượng của mình cũng chẳng nhận ra. Suy cho cùng chẳng có mấy người thợ thủ công thực sự từng gặp thần quan, cho nên hoặc là đẹp đến biến dạng, hoặc là xấu đến biến dạng, chỉ có thể dựa vào tư thế, pháp khí, mũ áo riêng biệt để nhận ra đây là vị nào.
Thông thường, càng là nơi trù phú, tượng thần càng hợp ý thần quan. Nơi càng nghèo, thẩm mỹ của thợ thủ công càng kém, tượng thần càng thảm thương không nỡ nhìn. Hiện giờ bàn đến thì chỉ có tượng thần của Huyền Chân tướng quân nhìn chung khá ổn, vì sao vậy? Bởi vì người khác thấy tượng thần xấu cũng mặc kệ, còn hắn thấy mình bị nặn tượng xấu thì sẽ lén đi phá hỏng để người ta nặn lại, hoặc báo mộng bóng gió bày tỏ sự bất mãn, cứ như thế mãi, các đại tín đồ liền biết nhất định phải tìm nghệ nhân nặn cho đẹp!
Toàn bộ người của điện Huyền Chân đều thích cầu kỳ y chang tướng quân của họ. Sau khi vào miếu Nam Dương, Phù Dao luôn miệng bới móc chê bai pho tượng Nam Dương này suốt một canh giờ, nào là tạo hình méo nó, màu sắc dung tục, tay nghề thấp kém, thẩm mỹ kỳ cục. Tạ Liên thấy gân xanh trên trán Nam Phong từ từ nổi lên, nghĩ bụng phải mau chóng nói lảng sang chuyện khác thôi, vừa khéo lại thấy có một cô gái vào vái, thành kính quỳ xuống, y bèn ôn tồn nhận xét: "Địa bàn của Nam Dương chân quân ở Đông Nam, không ngờ hương khói ở phương Bắc của các ngươi cũng dồi dào thế này."
Thật ra người ta xây dựng miếu thờ mô phỏng theo tiên cung trên Thiên giới, còn tượng thần là hình ảnh phản chiếu của bản thân thần quan. Miếu thờ tụ họp tín đồ, thu hút hương khói, trở thành cội nguồn quan trọng cho pháp lực của các thần quan. Mà do đủ thứ nguyên nhân như địa lý, lịch sử, phong tục..., người dân ở các khu vực khác nhau thường thờ cúng thần quan khác nhau. Trên địa bàn của mình, pháp lực của một vị thần quan sẽ phát huy đến mức mạnh nhất, đây chính là ưu thế sân nhà. Chỉ thần quan như Thần Võ Đại Đế khắp thiên hạ đều có tín đồ, bốn biển tám phương đều có miếu thờ thì chẳng quan trọng gì địa bàn nữa. Điện thần của tướng quân nhà mình dù không nằm ở sân nhà cũng hương khói nghi ngút, đây là chuyện tốt, Nam Phong vốn nên tự hào mới phải, nhưng sắc mặt cậu ta lại nặng như chì. Phù Dao đứng bên cạnh mỉm cười nói: " Không tệ, không tệ, rất được yếu quý."
Tạ Liên nói: "Nhưng ta có một thắc mắc, không biết..."
Nam Phong ngắt lời: "Nếu là 'Không biết có nên nói hay không', thì đừng nói."
Tạ Liên thầm nghĩ: "Không. Ta muốn nói 'Không biết có ai giải đáp được không' cơ."
Song y có dự cảm câu này nói ra sẽ không hay, nên quyết định đổi đề tài. Ai ngờ, Phù Dao thủng thẳng nói: "Ta biết huynh muốn hỏi gì. Chắc chắn huynh muốn hỏi, vì sao tín đồ nữ đến viếng lại nhiều như vậy?"
Đây đúng là vấn đề Tạ Liên muốn hỏi.
Tín đồ nữ của phe võ thần xưa nay vẫn ít hơn tín đồ nam, chỉ có Tạ Liên hồi tám trăm năm trước là ngoại lệ. Có điều nguyên nhân ngoại lệ hết sức đơn giản, chỉ một chữ: đẹp.
Y biết rõ không phải vì mình đức cao vọng trọng hay thần lực phi phàm gì đó, chỉ vì tượng thần của mình đẹp, miếu thờ của mình cũng đẹp mà thôi. Hầu như toàn bộ miếu thờ của y đều do hoàng gia xây cất, tượng thần thì triệu tập thợ thủ công hàng đầu có tay nghề tinh thâm ở khắp nơi trên cả nước chạm trổ theo mặt y. Hơn nữa nhờ câu "Thân ở vô gián, tâm ở đào nguyên", đám thợ thủ công thường thích thêm ít hoa cho tượng thần của y, còn thích trồng cả biển hoa trong miếu, cho nên lúc đó y còn có biệt danh là "Hoa Quan Thần Võ*". Các tín đồ nữ thích tượng thần của y đẹp, cũng thích trong miếu của y toàn là hoa, vì thế mà cũng vui lòng tiện thể đi vào vái lạy y.
* Võ thần đội vòng hoa
Nhưng võ thần bình thường do khí sát phạt quá nặng nên mặt mũi thường bị nặn thành nghiêm túc, dữ tợn, lạnh lùng, khiến tín nữ nhìn thấy đều thà đi vái Quan Âm. Tuy pho tượng Nam Dương này không có khí sát phạt, nhưng còn khuya mới được coi là đẹp, vậy mà tín đồ nữ đến viếng lại nhiều hơn tín đồ nam, còn Nam Phong rõ ràng không muốn trả lời câu hỏi này, do đó Tạ Liên rất lấy làm lạ. Đúng lúc ấy, cô gái kia vái xong, đứng dậy lấy hương rồi quay người.
Tạ Liên đẩy hai người kia. Họ vốn đang sốt ruột, bị y đẩy bèn đưa mắt nhìn theo, sắc mặt lập tức thay đổi.
Phù Dao bình luận: "Xấu mê chê quỷ hờn!"
Tạ Liên nghẹn lời một lát mới lên tiếng: "Phù Dao, không được nói con gái như vậy."
Xét một cách công bằng, Phù Dao nói đúng sự thật. Khuôn mặt cô gái kia dẹt lét, giống như bị tát cho bẹp gí, ngũ quan bảo là bình thường không có gì đặc biệt thì có phần oan ức, nếu nhất định phải miêu tả, em rằng chỉ có thể dùng cụm từ "mũi méo mắt lệch".
Nhưng trong mắt Tạ Liên hoàn toàn không phân biệt được nàng ta đẹp hay xấu. Chủ yếu là nàng vừa quay người lại, liền thấy sau váy có một lỗ rách to tướng, khiến người ta không thể vờ như không nhìn thấy.
Phù Dao thoáng kinh ngạc, nhưng nhanh chóng trấn tĩnh. Gân xanh hai bên trán Nam Phong thoắt cái biến mất tăm.
Thấy sắc mặt cậu ta thay đổi, Tạ Liên vội nói: "Ngươi đừng căng thẳng, đừng căng thẳng."
Cô gái kia lấy hương xong lại quỳ xuống, vừa vái vừa khấn: "Nam Dương tướng quân phù hộ, tín nữ Tiểu Huỳnh cầu mong sớm bắt được quỷ tân lang kia, đừng để người vô tội bị hại nữa..."
Nàng vái lạy rất thành kính, hoàn toàn không phát hiện sau lưng mình có gì khác thường, cũng chẳng hề hay có ba người đang ngồi xổm bên chân tượng thần mà mình vái. Tạ Liên cảm thấy hơi nhức đầu, nói: "Làm sao đây? Không thể để nàng cứ thế mà đi ra ngoài, sẽ bị người ta nhìn suốt đường về mất."
Hơn nữa, nhìn vết rách sau váy nàng, rõ ràng là bị người ta cố ý cắt bằng vật sắc bén, chỉ sợ không những sẽ bị vây xem mà còn bị rêu rao chế giễu trắng trợn, đó quả là một màn sỉ nhục.
Phù Dao hờ hững nói: "Đừng hỏi ta, người nàng vái đâu phải Huyền Chân tướng quân của chúng ta. Phi lễ chớ nhìn. Ta chẳng thấy gì cả."
Nam Phong thì gương mặt anh tuấn thoắt xanh thoắt trắng, chỉ xua tay, không hé răng, một chàng trai trẻ bướng bỉnh lại bị ép thành người câm, chẳng trông cậy gì được. Tạ Liên đành tự mình ra tay, cởi áo ngoài ra ném xuống dưới. Chiếc áo bay vèo lên người cô gái, che kín lỗ rách hết sức khiếm nhã sau váy nàng. Ba người cũng thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng cơn gió này quá kỳ lạ, cô gái giật mình, dáo dác ngó quanh, lấy chiếc áo xuống, chần chừ chốc lát rồi đặt lên bàn thờ, vẫn không hề phát hiện, dâng hương xong liền dợm bước đi ra. Nếu để nàng ra ngoài đi lung tung, e rằng cô nàng sẽ không còn mặt mũi gặp ai nữa. Thấy hai kẻ bên cạnh vẫn trơ khấc ra, chẳng được tích sự gì, Tạ Liên thở dài. Nam Phong và Phù Dao chỉ cảm thấy bên người trống trải, Tạ Liên đã hiện nguyên hình, nhảy xuống.
Đèn đuốc trong miếu không mờ cũng chẳng tỏ, cú nhảy này của y kéo theo một cơn gió, ánh lửa chập chờn, cô gái tên Tiêu Huỳnh kia chỉ thấy mắt hoa lên, rồi một người đàn ông thình lình xông ra từ bóng tối, thân trên để trần, chìa tay ra với mình, lập tức hồn vía lên mây.
Không ngoài dự đoán, một tiếng hét chói tai vang lên. Tạ Liên vừa định cất lời, cô gái kia đã nhanh tay lẹ mắt táng một bạt tai, quát lớn: "Phi lễ!"
"Bốp" một tiếng, Tạ Liên hứng một bạt tai.
Tiếng tát tai vang dội, hai người ngồi chồm hỗm trên bàn thờ nghe thấy, nửa bên mặt không hẹn nà cùng giần giật.
Ăn một tát, Tạ Liên cũng không tức giận, chỉ cố dúi chiếc áo qua, khẽ nói thật nhanh một câu. Cô gái kia kinh hoảng, vừa sờ sau lưng, đột nhiên mặt mũi đỏ bừng, nước mắt rưng rưng, không biết là tức giận phiền não hay xấu hổ căm phẫn, nắm chặt chiếc áo Tạ Liên đưa cho, che mặt bỏ chạy như bay, chỉ còn Tạ Liên ăn mặc phong phanh đứng yên tại chỗ. Người đi miếu trống, gió mát thấu nhà, bỗng dưng y thấy hơi lạnh.
Tạ Liên xoa xoa mặt, quay người lại, nửa bên mặt còn in dấu tay đỏ lựng, nói với hai người kia: "Được rồi. Không sao rồi."
Vừa dứt lời, Nam Phong chỉ vào y, hỏi: "Huynh... Có phải vết thương toác ra không?"
Tạ Liên cúi đầu, "ồ" một tiếng.
Y đã cởi áo, toàn thân da thịt trắng mịn như ngọc mỡ dê, có điều lồng ngực quấn vải trắng hết lớp này đến lớp khác kín mít, bó chặt cứng, ngay cả cổ vài hai cổ tay cũng quấn đầy băng, vô số vết thương nhỏ ló ra khỏi mép băng trắng, nhìn thấy mà phát hoảng.
Nghĩ chắc cần cổ vị vẹo cũng khỏi rồi, Tạ Liên bắt đầu tháo băng ra từng vòng một. Phù Dao nhìn y vài lần, hỏi: "Ai?"
Tạ Liên ù ù cạc cạc: "Gì cơ?"
Phù Dao: "Kẻ giao chiến với huynh là ai?"
Tạ Liên: "Giao chiến? Không có."
Nam Phong: "Vậy vết thương khắp người huynh là..."
Tạ Liên ngơ ngác đáp: "Ta tự té."
"..."
Đó là vết thương để lại khi giáng trần lăn xuống ba hôm trước. Nếu là giao chiến với người ta, chưa chắc có thể bị thương đến mức này.
Phù Dao lẩm bẩm vài câu nghe không rõ, dù sao chắc chắn không phải khen y kiên cường, Tạ Liên cũng không hỏi, tháo nốt lớp băng dày cộp trên cổ. Ngay sau đó, ánh mắt của Nam Phong và Phù Dao đều chăm chăm nhìn vào cổ y.
Một chiếc vòng màu đen quấn quanh cần cổ trắng như tuyết của y.
Nhận ra ánh mắt của họ, Tạ Liên mỉm cười, quay người lại: "Lần đầu tiên nhìn thấy gông nguyền thực thụ à?"
Gông nguyền, xem tên biết nghĩa, là gông xiềng được hình thành bởi lời nguyền rủa.
Thần quan bị giáng chức khỏi Thiên giới, khiển trách của nhà trời sẽ hoá thành một dấu ấn tội lỗi, gắn lên người kẻ đó, hình thành ràng buộc, niêm phong thần lực, khiến kẻ đó vĩnh viễn không thể thoát khỏi. Giống như thích chữ lên mặt, hoặc dùng xiềng xích khoá chặt tay chân, là một loại hình phạt, cũng là một lời cảnh báo, khiến người ta sợ hãi, cũng khiến người ta nhục nhã.
Là trò cười của tam giới bị đánh xuống trần hai lần, đương nhiên Tạ Liên mang trên người một chiếc gông nguyền như thế. Hai võ quan trẻ này không thể nào chưa từng nghe nói, nhưng từng nghe nói và tận mắt nhìn thấy vẫn có chênh lệch khá lớn. Vì thế thấy họ lộ biểu cảm như vậy, Tạ Liên cũng hiểu được.
Y đoán có lẽ thứ này khiến trong lòng hai võ quan trẻ kiêng dè và không thoải mái. Suy cho cùng đó không phải thứ tốt lành gì.
Y vốn muốn viện cớ đi tìm chiếc áo mặc rồi ra ngoài dạo một vòng, nhưng bị cái lườm cháy mặt kèm thêm câu "Huynh ra đường với cái bộ dạng, có thể nói là quá mức bỉ ổi" của Phù Dao chặn lại, vẫn phải nhờ Nam Phong ra sau điện tiện tay "mượn" cái áo của người coi miếu ném cho, bấy giờ mới không cần tiếp tục bỉ ổi nữa. Nhưng khi ngồi xuống, cứ cảm thấy trải qua sự việc ban nãy, bầu không khí trở nên hơi lúng túng, Tạ Liên bèn lấy ra cuộn giấy mà điện Linh Văn đưa, hỏi: "Các ngươi có muốn đọc lại không?"
Nam Phong ngước mắt nhìn y: "Đọc rồi. Ta thấy hắn mới cần đọc tử tế."
Phù Dao nói: "Ta mới cần đọc tử tế là sao? Cuộn giấy đó viết không rõ ràng, chẳng đáng một xu, đáng để đọc đi đọc lại à?"
Nghe cậu ta nói cuộn giấy đó chẳng đáng một xu, Tạ Liên không khỏi hơi thương xót đám văn quan trẻ viết cuộn giấy đến nỗi mặt vàng như nghệ ở điện Linh Văn. Lại nghe Phù Dao nói: "À, vừa rồi nói đến đâu nhỉ? Miếu Nam Dương - Vì sao Nam Dương có nhiều tín nữ, đúng không?"
Hay rồi. Tạ Liên cất cuộn giấy, day ấn đường đang giần giật, bụng bảo dạ: Tối nay ai cũng đừng hòng đọc được!
Không đọc được, thôi thì xem thử rốt cuộc chuyện thắc mắc kia là thế nào. Hoá ra trừ thái tử điện hạ nhặt đồng nát ở nhân gian suốt mấy trăm năm, hiện nay chư thiên tiên thần đều biết, Nam Dương chân quân Phong Tín từng có một thời gian bị gọi là "Cự Dương chân quân". Bản thân gã ghét cay ghét đắng cách xưng hô này. Còn đối với trả nghiệm của gã, cảm tưởng của mọi người chỉ gồm một chữ: "Oan"!
Bởi vì cách viết chính xác ban đầu là "Câu Dương*". Sở dĩ bị truyền nhầm, là do một chuyện thế này.
* Trong tiếng Trung, Cự (巨, nghĩa là to) và Câu (俱, nghĩa là đều, đủ cả) đọc gần giống nhau. "Cự Dương" nghĩa là "hàng khủng".
Nhiều năm về trước, có một vị quốc vương xây dựng miếu thờ, để bày tỏ lòng thành, ngài đích thân đề chữ cho tấm biển của từng cung từng điện. Song khi viết đến "Điện Câu Dương", không biết cớ sao ngài lại viết thành "Điện Cự Dương".
Điều này khiến các quan phụ trách việc xây dựng miếu thờ rầu muốn chết. Họ không đoán ra rốt cuộc bệ hạ cố ý muốn sửa thành như vậy hay sơ ý viết sai? Nếu là cố ý, tại sao không hạ chỉ nói rõ ta muốn sửa như vậy? Còn nếu không phải cố ý, sao ngài lại mắc phải sai lầm sơ đẳng kiểu này? Dù sao họ cũng không thể nói "Bệ hạ, người sai rồi", ai biết bệ hạ có cho rằng họ đang mỉa mai ngài cẩu thả, hoặc ám chỉ ngài kiến thức nông cạn, không thành tâm hay không? Vả lại đây chính là bút tích quý báu của bệ hạ, không dùng chẳng lẽ vứt bỏ?
Thứ khó suy đoán nhất trên đời chính là ý vua. Đám quan viên đau khổ khôn xiết, nghĩ tới nghĩ lui vẫn cảm thấy để Câu Dương chân quân chịu ấm ức một chút vẫn tốt hơn để bệ hạ chịu ấm ức.
Phải nói rằng họ đã đưa ra lựa chọn chính xác. Sau khi phát hiện Câu Dươnv biến thành Cự Dương, bệ hạ không nói gì, chỉ mời một nhóm học giả dốc sức lật xem sách cổ, tìm ra vô số lý do nhỏ nhặt không đáng kể, viết rất nhiều bài văn, cố gắng chứng minh vốn dĩ phải là Cự Dương, Câu Dương mới là cách viết sai. Tóm lại chỉ sau một đêm, điện Câu Dương khắp cả nước đều biến thành điện Cự Dương.
Mười mấy năm trôi qua, Phong Tín bỗng dưng bị sửa tên hiệu mới biết chuyện này. Gã chưa bao giờ nhìn kỹ tấm biển ở điện thần của mình, chỉ là có một hôm gã đột nhiên thấy rất thắc mắc, sao hình như phụ nữ đến viếng miếu của mình lại nhiều như thế, hơn nữa ai nấy đều e lệ rụt rè mặt mũi đỏ bừng, lúc dâng hương toàn cầu khấn mấy thứ gì đâu không vậy?!
Sau khi làm rõ sự tình, gã xông lên đỉnh chín tầng mây, hướng về mặt trời chói chang trên vòm khônv bát ngát, chửi ầm lên.
Các vị thần quan đều bị gã làm hết hồn.
Mắng xong cũng chẳng có cách nào, vái thì vái vậy, dù sao gã cũng không thể làm khó dễ mấy cô gái thành kính cầu khẩn được, đành gồng mình nghe rất nhiều năm. Mãi đến khi một vị quốc vương đứng đắn cảm thấy cái tên Cự Dương thật ra không ra thể thống gì đổi thàng Nam Dương, mọi người vẫn chưa quên ngoại trừ là một võ thần, gã còn có thể nhân tiện phù họ gì đó. Song mọi người cũng nhất trí ngầm hiểu với nhau rằng: Đừng bao giờ gọi gã bằng hai chữ đó. Đồng thời cũng giữ vững nhận thức: Nên đáng giá Nam Dương chân quân thế nào nhỉ? Một chữ thôi: Tốt!
Chỉ cần đừng để gã mở miệng mắng người, hết thảy đều tốt!
Bên kia, mặt Nam Phong đã đen như đít nồi lâu năm, bên này Phù Dao lại còn thi hứng dạt dào, nho nhã nói: "Người bạn của phụ nữ, Phù hộ đẻ sòn sòn. Tráng dương có bài thuốc, Thần Nam Dương tặng con. A haha, a haha, hahahahahaha..."
Tạ Liên tốt bụng nín cười, chừa lại chút mặt mũi cho Phong Tín trước tượng thần Nam Dương. Nam Phong hầm hầm giận dữ: "Ngươi bớt giở trò quái gở ở đây đi, nếu rảnh rỗi sinh nông nỗi thì đi mà quét nhà!"
Câu này vừa thốt ra, mặt Phù Dao cũng thoắt cái đen như đít nồi. Nếu nói người của điện Nam Dương thấy chướng tai khi nghe người ta nói hai chữ kia, thì người của điện Huyền Chân ghét nhất là nghe người ta nhắc tới từ "quét nhà". Bởi vì khi làm tạp dịch ở quán Hoàng Cực, Mộ Tình bưng trà đưa nước quét nhà trải giường cho thái tử điện hạ Tạ Liên suốt ngày. Có một hôm, Tạ Liên thấy hắn vừa quét nhà vừa nhẩm đọc khẩu quyết tu hành, cảm động trước tin thần cố gắng và ham học vượt khó của hắn, mới xin quốc sư thương tình nhận hắn làm đệ tử. Việc này nên nói thế nào nhỉ? Có thể lớn mà cũng có thể nhỏ, có thể là điều sỉ nhục mà cũng có thể là giai thoại, phải xem đương sự nghĩ thế nào. Hiên nhiên đương sự cho rằng đây kaf
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro