thiem23
23 Phân tích kiến trúc CM mềm . Chứng minh CM mềm là sự lựa chọn của NGN ?
Chuyển mạch mềm được xây dựng trên cơ sở công nghệ mạng IP, xử lý thông tin một cách trong suốt, cho phép đáp ứng nhiều loại lưu lượng khác nhau. Mặt khác thì CMM được xây dựng theo cấu hình phân tán, tách chức năng điều khiển cuộc gọi và ứng dụng của hệ thống ra khỏi chức năng chuyển mạch làm cho nhiệm vụ chuyển mạch trở nên đơn giản hơn và do đó chức năng xử lý mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
Chúng ta đi phân tích kiến trúc chuyển mạch mềm để làm sáng tỏ điều này:
Hình 2. Mô hình kiến trúc của chuyển mạch mềm
1. Mặt bằng truyền tải.
Thực hiện xử lý và truyền tải các bản tin báo hiệu cuộc gọi, cuộc gọi và thiết lập phương tiện qua mạng VoIP. Cơ chế truyền tải được sử dụng dựa trên bbaats kỳ công nghệ nào phù hợp với các tiêu chuẩn như SS7, ANSI hoặc ITU. Nhìn từ mạng ngoài, mặt bằng này giống như lớp truy nhập có thể vào để sử dụng các dịch vụ điều khiển cuộc gọi. Các thiết bị và chức năng của mặt bằng này được điều khiển bởi các chức năng trong mặt bằng điều khiển cuộc gọi và báo hiệu.
Mặt bằng truyền tải có thể được chia làm 3 miền:
v Miền truyền tải IP.
v Miền tương tác (Interworking).
v Miền truy nhập không IP.
1.1. Miền truyền tải IP.
Miền này bao gồm:
v Mạng đường trục truyền tải và định tuyến/trường chuyển mạch.
v Các thiết bị như: các bộ định tuyến và các chuyển mạch.
v Các thiết bị cung cấp các cơ chế chất lượng dịch vụ (QoS) và các chính sách truyền tải thuộc về miền này.
1.2. Miền tương tác.
Gồm có các thiết bị thực hiện biến đổi báo hiệu hoặc phương tiện nhận được từ các mạng ngoài và có thể gửi đến cho các thực thể trong mạng VoIP. Chẳng hạn như, cổng báo hiệu SG (biến đổi báo hiệu truyền tải giữa các lớp truyền tải khác nhau), cổng phương tiện MG (biến đổi phương tiện giữa các mạng truyền tải và phương tiện khác nhau), và các cổng tương tác IWG (Interworking Gateway) (tương tác báo hiệu trên cùng một lớp truyền tải nhưng giao thức khác nhau).
1.3. Miền truy nhập không IP.
Ứng dụng cơ bản đối với các thiết bị đầu cuối không IP và các mạng vô tuyến truy nhập tới mạng VoIP. Gồm có: các cổng truy nhập AG hoặc các cổng thường trú RG cho các thiết bị hoặc máy điện thoại không IP, các thiết bị ISDN, các thiết bị truy nhập tích hợp (IAD) cho các mạng DSL, modem cáp/bộ tương thích thiết bị đa phương tiện (MTA) cho các mạng HFC, và các cổng phương tiện cho mạng truy nhập vô tuyến di động GSM/3G.
2. Mặt bằng điều khiển cuộc gọi và báo hiệu.
Thực hiện điều khiển các thành phần cơ bản của mạng VoIP, đặc biệt là các thành phần trong mặt bằng truyền tải. Mặt bằng này là trái tim của hệ thống, thực hiện xử lý cuộc gọi và báo hiệu, cụ thể như: xử lý các yêu cầu của thuê bao để thiết lập và giải phóng kênh thoại, thực hện điều khiển cuộc gọi dựa trên cơ sở các bản tin báo hiệu nhận được, điều khiển các thành phần trong
mặt bằng truyền tải, đảm bảo việc biên dịch số và định tuyến theo các con số danh bạ…
Mặt bằng này gồm có các thiết bị như: Bộ điều khiển cổng phương tiện MGC (hay Call Agent hoặc Bộ điều khiển cuộc gọi), Gatekeeper và các máy chủ LDAP.
3. Mặt bằng dịch vụ và ứng dụng.
Cung cấp việc điều khiển chức năng và thực thi của máy chủ đặc tính và các ứng dụng khác như các mạng thong minh, tức là cung cấp các dịch vụ khác nhau tới thuê bao. Các thiết bị trong mặt bằng này điều khiển luồng cuộc gọi dựa trên chức năng thực thi dịch vụ và đạt được điều này nhờ vào việc trao đổi thông tin với các thiết bị khác trong mặt bằng điều khiển cuộc gọi và báo hiệu. Ngoài ra, mặt bằng cũng thực hiện việc điều khiển các thành phần mang đặc biệt như các máy chủ phương tiện , thực hiện các chức năng: hội nghị, IVR, xử lý âm báo.
Mặt bằng này bao gồm các thiết bị như: các máy chủ ứng dụng và các máy chủ đặc tính.
4. Mặt bằng quản lý.
Cung cấp các chức năng hỗ trợ vận hành, tính hóa đơn cước và các công việc quản lý mạng khác. Mặt bằng này có thể tương tác với bất kỳ mặt bằng nào trong ba mặt bằng trên thông qua các tiêu chuẩn hoặc các giao thức thích hợp và các API. Điều đó có nghĩa là mặt bằng trên tạo ra một vùng vận hành và bảo dưỡng.
NHẬN XÉT:
Như vậy chuyển mạch mềm được phân thành mặt phẳng riêng biệt thay vì tích hợp thành một hệ thống như công nghệ chuyển mạch kênh: mặt phẳng dịch vụ và ứng dụng, mặt phẳng điều khiển và báo hiệu, mặt phẳng truyền tải, mặt phẳng quản lý. Các giao diện mở có sự tách biệt giữa dịch vụ và truyền dẫn cho phép các dịch vụ mới được đưa vào nhanh chóng, dễ dàng; những nhà khai thác có thể chọn lựa các nhà cung cấp thiết bị tốt nhất cho từng lớp trong mô hình mạng NGN. Đó cũng là lý do mà vì sao Chuyển mạch mềm chính là sự lựa chọn của NGN!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro