Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thiem20

1.     Định tuyến cưỡng bức trong MPLS là gì ? So sánh nó với định tuyến RSVP

*Định tuyến cưỡng bức (CR) với CR-LDP:

Khái niệm:

Định tuyến cưỡng bức là một công cụ có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật lưu lượng cho các mạng MPLS. Khái niệm cơ bản này được mở rộng tới LDP để hỗ trợ các đường dẫn chuyển mạch nhãn (CR- LSP) được định tuyến cưỡng bức bằng việc định nghĩa các công cụ và các TLV để hỗ trợ cho các CR-LSP hay sử dụng các giao thức có sẵn để hỗ trợ định tuyến cưỡng bức.

CR có thể được thiết lập như là một hoạt động từ đàu cuối tới đầu cuối; nghĩa là, từ CR-LSP lối vào tới CR-LSP lối ra. Ý tưởng là cho CR-LSP lối vào khởi tạo CR và tất cả các node liên quan có thể dành trước tài nguyên bằng việc sử dụng LDP.

Thuật ngữ “ràng buộc” ngụ ý rằng trong một mạng và với mỗi tập các node luôn tồn tại một tập các ràng buộc phải được thỏa mãn cho tuyến hay các tuyến giữa 2 node. Một ví dụ của định tuyến ràng buộc đó là đường đi có băng tần tối thiểu. Ví dụ khác là đường đi an toàn. Giao thức để tìm ra các đường đi như vậy được ràng buộc phát hành các đường đi trong miền định tuyến để thỏa mãn những điều kiện ràng buộc này.

Ngoài ra, định tuyến cưỡng bức có gắng đáp ứng một tập các điều kiện ràng buộc và đồng thời tối ưu một số các metric vô hướng nào đó. Một metric vô hướng quan trọng là số chặng với các dòng lưu lượng nhạy cảm với trễ. Thực tế chỉ ra rằng các chặng bổ sung tạo ra biến thiên trễ, đặc biệt nếu Internet bận và các router đang xử lý nhiều lưu lượng.

*So sánh CR-LDP với RSVP.

CR-LDP là một phần của LDP và sử dụng cùng các cấu trúc và các bản tin như là LDP : cho sự phát hiện, lập phiên, thiết lập, duy trì, phân phối nhãn và xử lý lỗi. Nó cho phép LDP/CR-LDP cung cấp tới các nhà cung cấp mạng cùng với sự phân phối thống nhất và kiểu thiết lập đường dẫn cho MPLS, do đó nó đạt được tối đa hiệu quả khai thác.

RSVP                                                                             LDP CR-LDP

PATH

RESV

PATH

RESV

PATH

RESV

PATH

RESV

Request

Mapping

Hình 1. So sánh RSVP với CR-LDP

RSVP với sự mở rộng thích hợp, có thể khai thác trong luồng xuống dựa vào nhu cầu kiểu cấp phát nhãn. Tuy nhiên, nếu các kiểu MPLS khác được yêu cầu, tức là luồng xuống được cấp đi một cách tự nguyện, thì sau đó cả hai giao thức LDP và RSVP đều phải được đưa ra trong mạng. Việc này gây ra sự phức tạp và tác động phủ định trong chi phí để đưa ra kế hoạch và khai thác. Khuyết điểm khác của giải pháp này là cần thiết phải quản lý nhiều hơn một mạng, do đó không phù hợp với mục đích MPLS đề ra.

CR-LDP sử dụng sự truyền dẫn tin cậy của TCP, nên các bản tin thông báo lỗi được phát đi theo kiểu có thứ tự. RSVP chạy trên truyền tải IP thô và không thể bảo vệ được thông báo lỗi nhanh, và kết quả là luồng lưu lượng này không thể được định tuyến lại cho tới khi khoảng thời gian ‘clean up timeout’ hết.

CR-LDP sử dụng “Hard state” để kiểm soát đường dẫn tốt khi số lượng ER-LSP tăng lên trong mạng đó. Lý do này không giống trường hợp “Soft state” , một đường dẫn được cài đặt ở đó một lần và không có bản tin bổ sung nào cần để duy trì đường dẫn, giữ lại số bản tin cần được thiết lập, duy trì và giải phóng ER-LSP tới mức nhỏ nhất.

Tóm lại, CR-LDP là một giao thức mở chuẩn, đưa ra và được công nhận bởi nhóm IETF. Nó không phụ thuộc vào các giao thức khác ở phía ngoài sự sắp xếp của MPLS WG, do đó có một số ưu điểm. Nó có thể được nâng cao để nhận ra yêu cầu mới của mạng. Trong giới hạn của kỹ thuật điều khiển lưu lượng, cả CR-LDP và RSVP đều cung cấp các chức năng báo hiệu giống nhau. Sự sửa đổi chính để làm cho RSVP có thể ứng dụng vào điều khiển lưu lượng đã làm giảm đi tính khả thi trong mạng MPLS. Hình 1 đưa ra khác nhau về mặt nguyên lý giữa RSVP và CR-LDP.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: