Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông liên hệ với Đây Thôn Vĩ Dạ.




Đề 1: Vẻ đẹp của sông Hương liên hệ với vẻ đẹp của sông Hương trong khổ 2 của Đây Thôn Vĩ Dạ.

Bài làm:

Mở Bài:

Nhắc đến thể loại bút ký, là nhắc đến một thể loại văn chương mà chỉ có những người nghệ sĩ tài hoa, bậc thầy của sự quan sát tinh tế, hiểu biết rộng mở, và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện,... mới có thể viết thành công. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác giả như vậy, nét đặc sắc trong những tác phẩm của ông là sự kết hợp hoàn hảo và nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình lãng mạn, hai trường phái đan xen hòa quyện với nhau, tạo nên một bản tình ca đầy màu sắc mang tên: "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Là người con xứ Huế, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cố đô đầy dịu dàng và thấm đẫm vẻ đẹp dân tộc ấy, đã thôi thúc trong ông một tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế một cách mãnh liệt, để rồi, qua tác phẩm trên, ông đã hóa thân thành một họa sĩ tài ba, để họa lên một bức tranh sinh động về đất mẹ Thừa Thiên. Đặc biệt, là cảnh thiên nhiên sông Hương đã được tác giả miêu tả một cách có lực, có hồn, để tạo nên một xứ Huế vừa dịu dàng, thơ mộng, vừa có cá tính, khó quên, từ đó, làm cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp đã từng xuất hiện của xứ Huế và cái tôi trữ tình trong khổ thơ 2 của "Đây Thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử, một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh:

"Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay,

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?"

Thân Bài:

a, Chuyển ý:

- Tác phẩm "Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông" ra đời năm 1981, rút từ tập bút ký cùng tên in năm 1986, đã trở thành minh chứng cho chất văn độc đáo, hướng nội, say đắm, xúc tích, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tạo nên tiếng vang lớn cho tên tuổi của ông trong kho tàng văn học Việt Nam.

b, Phân tích:

- Luận điểm 1: Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương trong "ADDTCDS".

*Sông Hương ở Thượng nguồn:

- Khi qua dãy Trường Sơn, sông Hương là bản trường ca của rừng già. Sông Hương có lúc "rầm rộ và mãnh liệt" như những linh thú thượng cổ có nhiệm vụ bảo vệ non sông đất nước, giang sơn bờ cõi Đại Việt,... Nhưng có lúc lại "dịu dàng và đắm say" như những nàng cung nga xinh đẹp uyển chuyển,... Giữa "đại ngàn" bao la và "giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng", tác giả đã tạo nên một bản hợp âm của nốt trầm nốt bổng, để mãi ngân nga, vang vọng giữa đại ngàn của Trường Sơn.

- Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa "phóng khoáng và man dại " như một nửa cuộc đời cô gái Di-gan, biểu lộ "sức mạnh bản năng ở người con gái", vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở".

- Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so ánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tư tưởng nhân văn, của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

- Từ đó, tác giả đã nhắc khẽ mọi người "nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành cùa nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .". Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.

* Sông Hương về Châu thổ Châu Hóa:

- Sông Hương ở trong thành phố được nhà văn yêu mến gọi bằng cái tên: "người tình mong đợi". Một người gái đẹp ngủ quên, đợi mong người tình đến đánh thức khỏi giấc ngủ dài êm đềm, là những ngôn từ đắt giá mà không phải ai cũng tạo nên được.

- Sông Hương phơi bày những đường cong mềm mại và uyển chuyển của mình bằng cách: "uốn mình liên tục", "uốn theo những đường cong thật mềm",... rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía Đông - Bắc ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Sông phô hết vẻ đẹp và sự quyến rũ của mình trước tất cả những con người yêu cá đẹp, hóa thân thành người con gái xinh đẹp lẳng lơ dưới bóng chiều tà, tạo nên một khung cảnh tuyệt mĩ vô tận.

- Qua Tam Thai, Vọng Cảnh mềm như một tấm gương phản chiếu nhiều màu sắc.

– Đến rừng thông u tịch, lăng tẩm của vua chúa triều Nguyễn, sông Hương lại mang một vẻ đẹp cổ kính trầm mặc như triết lí, như cổ thi.

– Tới ngoại ô Kim Long: vẻ đẹp tươi vui...

-> Sông Hương  như một cô gái dịu dàng mơ mộng đang đi tìm hạnh phúc tình yêu theo tiếng gọi vang vọng từ trái tim-> Nghệ thuật so sánh cân đối, hài hòa đậm chất thơ, ngôn ngữ, hình tượng phong phú khiến sông Hương trở nên lung linh màu sắc, vẻ đẹp trầm mặc,cổ kính với thành quách, lăng tẩm.

* sông Hương trong không gian kinh thành Huế

+ Bắt đầu vào thành phố Huế, SH được so sánh với một ng tình vui tươi và duyên dáng,

+Nhận ra những dấu hiệu rõ hơn của thành phố, Cầu Tràng Tiền in ngần trên nền trời như một vành trăng non.

+ Làm duyên làm dáng trước khi gặp người yêu: Uốn 1 cánh cung rất nhẹ....không nói ra của tình yêu".

+ Trong lòng thành phố Huế sông Hương như 1 " điêu slow tình cảm dành riêng cho Huế, Sông Hương giảm hẳn lưu tốc,xuôi đi chậm, thực chậm..yên tĩnh, khát vọng được gắn bó, lưu lại mãi với mảnh đất nơi đây.

-> Sông Hương và Huế gặp gỡ qua cảm nhận của tác giả như một cuộc hội  ngộ của một cặp tình nhân

- Luận điểm 2: Liên hệ với khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ (

– Đây thôn Vĩ Dạ được HMT lấy cảm hứng từ bức bưu thiếp có in hình dòng sông con thuyền vầng trăng. Từ những kỉ niệm với Huế , nhà thơ đã khắc họa bức tranh tuyệt đẹp về thôn Vĩ dạ một làng ven sông Hương với khung cảnh thơ mộng trữ tình. Qua bài thơ, HMT cũng mượn câu chuyện tình yêu đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu xứ sở, tình yêu với cuộc đời và con người.

– Khổ 2 của bài thơ miêu tả vẻ đẹp đêm trăng, nơi mảnh đất cố đô với núi Ngự, sông Hương trầm buồn mà sâu lắng.

                            Gió theo lối gió mây đường mây

                             Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

- Nhà thơ đặc tả cảnh sông nước mây trời thấm nỗi niêm cảm xúc của con người. Cảnh đẹp mà người buồn vì gợi cảm giác chia lìa xa cách. Thế giới bên ngoài càng tươi đẹp, thi sĩ càng thấm thía với thực trạng của mình. Con người tài hoa bất hạnh ấy đã mượn cảnh để vẽ tình, lấy điều phi lí để nói lên điều có lí trong tâm trạng của mình; tha thiết yêu đời nhưng cuộc sống của nhà thơ đang được tính bằng giây, bằng phút.

- Hai câu sau: Một không gian tràn ngập ánh trăng, đẹp như cõi mộng:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

                        Có chở trăng về kịp tối nay?

- Câu hỏi tu từ mang bao khắc khoải  giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về nỗi lòng của một con người đang chạy đua với thời gian để sống, để yêu, để khao khát hạnh phúc. Tất cả được thể hiện trong một chữ " kịp", một chữ khiến cho câu thơ trở nên vội vàng, gấp gáp hơn, dường như đang cố gắng chạy đua để bắt kịp với những chờ mong, hay với tình yêu mà nhà thơ hằng ấp ủ?

– Liên hệ (0,5đ)

+ Tương đồng:

. Cả 2 nhà thơ đều lấy những địa danh nổi tiếng của Huế để làm điểm nhấn và khởi hứng cảm xúc.

. Cùng tái hiện vẻ đẹp  của thiên nhiên , cảnh sắc, con người Huế rất riêng, rất thơ mộng. Có được điều đó chứng tỏ mảnh đất, con người Huế đã chiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả.

. Cả 2  đều thể hiện cái tôi tinh tế nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.

+ Khác biệt:

. HPNT lấy điểm nhìn là sông Hương, đặt trong một không gian rộng lớn, phóng khoáng hơn. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên ở nhiều góc độ từ thượng nguồn ra đến biển.

. Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp...nên điểm nhìn hẹp, cái nhìn từ kí ức . vẻ đẹp xứ Huế hiện lên với những nét đặc trưng bình dị, quen thuộc, lãng mạn...nhưng cũng gợi buồn.

– Nhận xét: HPNT và HMT là hai nghệ sĩ đều có tình cảm tha thiết với Huế.

Cả hai đều là những cây bút tài hoa, tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.

3. Kết luận (0,5)

Qua ngòi bút uyên bác , mê đắm tài hoa của HPNT sông Hương hiện lên với vẻ đẹp có linh hồn, đầy lãng mạn.

– Cùng với HMT vẻ đẹp sông Hương trở nên phong phú, đáng mên, đáng yêu.

LIÊN HỆ THƠ:

1.Được Hương Giang yêu thương chảy vào lòng và Xứ Huế thì cứ ấp iu dải lụa mềm mại ấy và dùng dằng mãi để rồi tới lúc dòng chảy cũng phải ùa ra biển lớn Thuận An:

"Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."

2.Nhắc đến Sông Hương là nhắc đến dòng chảy giao hòa và đậm đặc của những hồn thơ lai láng và bền bỉ của bao thế hệ. Con người Huế với nét văn hóa "đặc sệt" từ giọng nói, dáng đi, điệu ca ...và cả những nét trầm tư cũng riêng biệt đã làm nên sự độc đáo mà vẫn giữ nét truyền thống. Nơi đây đã nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn cho biết bao văn nhân, thi sĩ và những tao nhân mặc khách dẫu chỉ đôi lần đặt chân đến Huế.

"Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư..."
( Trương Tuyết mai- Huế tình yêu của tôi)

3.Nguyễn Trọng Tạo

Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm
Thèm đọc một đoạn văn hoàng-phủ-ngọc-tường
Có ai đó rót chiều vào chén ngọc
Huế dịu dàng xây bằng khói và sương

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro