Thi Nghề
Chẳng có gì hay ho cả khi nói đến chuyện này , hôm nay chúng tôi có một cuộc thi lý thuyết nghề ở trường Trương Định, với tôi thì tôi không quan tâm nhiều lắm đến cuộc thi nghề lần này, mà thực ra thì trong đầu tôi chẳng có tí kiến thức về nghề điện.
Ban đầu tôi đi học nghề rất chăm chỉ, lắng nghe từng kiến thức, vì tôi nghĩ là nó có ích đối với mình, nhưng từ lần bị dật điện tôi không học nó nữa, mà tôi thì căm thù nó, mỗi lần lên lớp nghề, là tôi bỏ toán lý hoá ra làm, không còn biết bên cạnh tôi xảy ra gì nữa, vì thầy cũng dễ tính nên không nhắc nhở nhiều, rồi cứ thế, đến hôm nay đi thi nghề với cảm giác run sợ.
Sáng tôi dậy 6h, nửa muốn đi thi nửa muốn ở nhà, thôi thì tôi cố gắng đi, không thi được thì cũng giao lưu với tụi khác trường. Tôi đi xe máy đến, do không biết đường chính xác nên tôi đi từ từ theo một chiếc xe đạp của một bạn học sinh trường Thăng Long, cuối cùng cũng đến nơi, tôi vào gửi xe. Lần đầu bước vào trường Trương Định, cảm giác của tôi rất lạ, tôi nhìn xung quanh một cách tò mò, có rất nhiều học sinh từ các trường : Thăng Long, Trương Định, Hoàng Văn Thụ và trường Hai Bà Trưng của tôi. Từ lúc vào tôi mới chỉ nhìn được cái vỏ bọc ngoài của mái trường, trông nó không khác trường tôi là mấy, nhưng nó trật hơn, tồi tàn hơn một chút, lại không có Canteen nữa trứ, thật khó chịu khi muốn giao lưu mà không có chỗ để ngồi mời bạn ly nước. ngày trước Trường Trương Định có tên là Trường Nguyễn Trường Tộ. Từ cổng trường nhìn thẳng vào là sân khấu, sâu hun hút bên trong là một cái sân nho nhỏ với nhiều phòng nhỏ, tôi đoán đó là phòng đội đồng, và phòng của các thầy cô, tôi rất tò mò nhưng không giám vào vì mình là khách. Tôi đi dạo quanh trường, đằng sau trường chỉ là những bụi cây nhỏ le lé bên nhà để xe của học sinh, nhìn quanh đầy bùn và đất chất đầy quanh tường, những cái cây con chưa đủ lớn bị vít xuống khiến nó quăn queo, dẫy nhà bên trái từ cổng vào là một dẫy nhà 3 tầng, trông đã lâu không tu sửa, ven trần mọc đầy rêu xanh biến thành màu đen vì không được cọ rửa, bờ tường phía bên cạnh nứt ra khoảng 1cm, trông có vẻ rất mong manh "may mà nước ta không có núi lửa" những bức tườn được quét vôi màu vàng, trông có vẻ như đã được quét bằng loại sơn rẻ tiền, và sơn đi sơn lại rất nhều lần, đến nỗi động mạnh tay vào là nó sẽ bong ngay ra một mảnh vôi mỏng, những chỗ nào có màu vàng đậm mà phết tay vào thì y như rằng tay ta sẽ có màu vàng của bức tường, lan can tương đối cao, đủ vững chắc để chống đỡ một vụ ẩu đả, nhưng sẽ không đỡ nổi một vụ làm xiếc, nói vui vậy thôi, bây giờ làm gì còn người nào làm nghề "xiếc rong" nữa. Nói đến dãy nhà đối diện, tức là từ cổng vào, cũng không kém phần long chọng, trông bên này tăm tối hơn một chút, vì có những bóng cây lấp phủ các chỗ "sơ sẩy", những cái cây trong trường không có cái này to hơn vòng tay của 2 người hợp lại, đủ để thấy, cây ở đây mới được trồng lại cách đây khoảng mấy năm, khi chúng tôi tâp chung dưới sân trường, ông chủ tịch hội đồng thi đứng lên phát biểu, cái micro đặt phía trước miệng, như của một ngôi sao nhạc rock, cái cây giá đỡ trông thật đẹp, nhưng âm thanh phát ra thì lai không được hay cho lắm: tiếng ồm ồm, đôi khi lại soẹt soẹt một cái, rồi đến những cú choé vào tai, "thật khủng khiếp!!!". Bước chân vào lớp tôi còn thấy tệ hơn, những cái cửa sổ hướng ra đằng sau trường trông như thể họ xây xong trường rôi mới làm cửa sổ, phía trong to phình ra, bên ngoài thì kích thước bằng các cửa sổ bình thường khác, mấy cái cánh cửa không còn cái nào nguyên vẹn, cái thì thủng, cái thì vẹo sang một bên, cái cửa ra vào thì bị tô vẽ, sơn nhăng quậy, làm mất đi cái vẻ sang trọng của phòng học, những song sắt cửa như thể nhà giam những năm đầu thế kỷ XVIII, đèn thì đính sát lên trần nhà, không có cột treo, giá đỡ, và cái chụp đèn, nếu không có cái chụp đèn, thì sẽ không đủ sáng lắm, bình thường có cái chụp đèn, ánh sáng được hội tụ vào chụp, rồi phản suống thẳng bàn học. Rồi đến cái bảng, nó gián chi chít băng dính 2 mặt, mà nguyên nhân là do các cuộc liên hoan, sinh hoạt đoàn không gỡ xuống, để lâu ngày khó chữa, nhìn xa trông như thể bảng bị "thương", rồi cái ảnh Bác Hồ treo trên tường, góc trên của cái bảng, đó lẽ ra là cái trang trọng nhất của cả lớp thì nó lại được treo lệch về bên, ảnh thì lành lặn có nhưng khung thì không có kính, để ảnh Bác bám bụi, phía cuối lớp sát kế trần nhà có treo dòng chữ : "sẵn sàng vì ngày mai lập nghiệp", sàn nhà được ốp gạch, nhưng không phải gạch hoa, mà là gạch gốm màu nâu đỏ, có viên vỡ được thay bằng viên đá hoa, ấn tượng nhất là một bộ bàn mới dành cho học sinh, nhưng ngăn bàn hở, làm tôi mất hy vọng để quay cóp , bàn giáo viên trông lại rất tồi, một cái bàn như thể nó làm ra để làm bàn uống nước trứ không phải bàn học hay bàn dành cho giáo viên, bàn nó màu nâu xạm, được bọc vỏ vecni, trông xa như con bọ hung, cái bàn lại không có ngăn kéo, chân bàn ở giữa là một tấm phản để che chân giáo viên, hình dung khi lật bàn lên nó như hình chữ I, trong cái tấm phản ấy được ghi rất nhiều dòng chữ linh tinh bậy bạ bằng phấn. Cả lớp có 5 cái quạt, 4 cái đính trên trần nhà, một cái quạt treo tường đính ngặt ngẽo phía cửa sổ gần bàn giáo viên, để mà nói nếu đụng mạnh tay là rớt liền.
Chúng tôi ngồi trong phòng thi với nhiều kiểu tâm trạng khác nhau, đứa thì ung dung, lạc quan, với đống phao trong túi và cái giọng nói huyênh hoang : "yên tâm đi, nó cho quay thoải mái ý mà, sợ gì", một giọng nói vẳng từ dưới lớp ngay sau lưng tôi : "nó mà không cho quay thì chết cả đám" ngó qua mặt từng đứa một, tôi thấy chẳng đứa nào có vẻ học giỏi và thông minh cả, toàn những đứa theo cái lỗi sống vô độ, đầu tóc thì dựng ngược, đục bét nhè lỗ tai, nhưng có một số đứa trông rất thông minh, mà đỉnh cao nhất tôi có thể biết là thằng Việt Dũng lớp tôi, nó là thằng học giỏi nhất lớp, cái gì nó cũng biết, bề ngoài trông nó đã rất bác học rồi, nó không chăm chút vẻ bề ngoài của nó lắm, bù nhù thế nào cũng được, trông nó lúc này rất tự tin. Một thằng nữa, tôi thấy nó cũng được, nhưng thấy nó hơi ái thì phải, khi đi thì ưỡn ẹo, như thể con sâu đo vậy, khi cuời thì khẽ che miệng, nói gì cũng tỏ ra hổ thẹn. Chưa vào phòng thi tôi đã biết mình phải ngồi bàn đầu, trước mặt giám thị, vào được một lúc, qua cuộc chuyện trò của tôi với giám thị tôi biết là bà ta có vẻ dễ dãi, nên không con sợ nữa, nhưng khi bà ta ký vào chỗ dành cho giám thị hai thì tôi chợt lo lắng, tôi động viên mình : "cần quái gì điểm nghề, bây giờ ngủ quách đi còn hơn". Ngồi suy nghĩ một lát có một người có khuôn mặt trái xoan, mắt đăm đăm, lông mày không có nhiều lắm, bước vào phòng với vẻ mặt khó đăm đăm, biết là giám thị 1, tôi càng nản chí, bà ta chỉ mỉm cười đúng một lần khi bước vào lớp, đó không phải mỉm cười với chúng tôi mà là mỉm cười với giám thị hai, bà ta vận bộ quần áo màu đen, trông rất chỉnh tề, trên ngực có thẻ giám thị màu hồng nhạt, bà ta đi đôi giày hiệu cá sấu cũ của liên xô, nó có màu trắng. Bà ta bước lên ghế ngồi, lúi húi viết cái gì đó, rồi đột nhiên bước lẹ tới chỗ tôi, ngồi phắt xuống ghế bên cạnh tôi, bà ta làm tôi lo lắng, bà ta bảo: "lấy các giấy thi đến đây để cô ký" tôi làm luôn, bọn ngồi dưới thấy thế liền đưa giấy thi cho tôi, ký xong bà ta lại ngồi lên bàn lại lúi húi viết nách cái gì đó, rồi xem xét lắc lắc đầu, bà ta có cái bao kính như thể đó là bao đựng súng vậy, rút ra thoăn thoắt, rồi nhẹ nhàng đưa vào mà không thèm nhìn như thể thành thục từ lâu, nghĩ bụng "luyện tập chăng"; đôi mắt bà ta nhìn ai cũng khiến người đó cúi gầm mặt xuống bàn. Chúng tôi ngồi đợi phát đề mãi hơn nửa tiếng sau mới có đề, mà đề thì không hay cho lắm, chỉ có một tờ, rồi giám thị chép trên bảng, trong khi bà giám thị 1 đang lúi húi chép trên bảng thì tụi tôi ở dưới cứ tưởng bà ta thả, đứa nào đứa ấy tung hết vũ khí ra, thằng thì bỏ lên cả đống giấy lộn rồi tìm tòi bài giải. Chép xong đề cái, bà ta quay phắt xuống, may mà tôi cất kịp, bà lao như thể báo săn mồi suống phía giữa lớp, bắt một thằng, thằng này trông không được ngoan ngoãn lắm, nó tên Chung, đầu óc thì dựng ngược đeo cặp kính cận thời trang trông có vẻ tri thức hàn quốc, nhưng thực ra trong đầu rỗng tuếch, bà ta bảo nó viết bản tường trình, nó ngậm ngùi ngồi viết, bà ta lại quay phắt sang và tóm thêm một thằng nữa, nó chưa kịp cất phao kỹ, trông vẻ mặt nó có vẻ lung túng, lia lịa gãi đầu gãi tai, bà ta đòi nó viết bản tường trình, nó vừa đứng vừa viết, 1 phút sau đưa lên cho bà ta luôn, bà ta vừa quát vừa xỉ vả nó : "anh viết thế này mà cũng viết à, không biết nhục à" nói xong bà ta lẩm bẩm, tôi nghe rất rõ, vì khi bà ta nói, tôi chăm chú nhìn thẳng vào cái mồm bà ta : "tốn cơm", bộ dạng nó trông đáng cười làm sao khi nó đi về chỗ, một lúc sau nó mới đưa lên một bản tử tế, tôi chợt nhận ra là bà ta cũng tốt không xấu bụng lắm, vì bà ta không đánh dấu bài, mà thay vì đó là gửi cái bản tường trình này về trường lớp, nếu như trường hợp của tôi thì không biết bà chủ nhiệm sẽ nghĩ gì về tôi nhỉ, thế thì mất công hai năm qua thường lấy lòng bà ấy bằng những cử chỉ lễ phép, tôn kính như một quý bà. Không khí trỏ lên tĩnh lặng sau trận cười ấy, rồi cũng có một số đứa nữa bị tóm, tôi không làm được bài, nhưng thà không làm được còn hơn làm mất uy tín, danh dự của mình, tôi chọn cách im lặng, tôi không ngó nghiêng nhìn dọc nữa, nằm bò ra bàn, bỗng một lát sau bà ta đi ra ngoài, cơ hội đến với chúng tôi, những thằng có số phận hẩm hiu khi phải ngồi bàn đầu, chúng tôi loáy hoáy chép bài của tụi bàn dưới, chép một cách nhiệt tình, nhưng tôi không muốn chép nhiều, chỉ chép đủ để đỗ mà thôi, hoàn thành tâm nguyện của kỳ thi lý thuyết tôi lại bò ra bàn, thầm mỉm cười. Một lát sau bà ta trở lại lớp, đâu lại vào đấy, đứa nào đứa ấy : ngồi thẳng, không quay ngang quay dọc nữa, được một lúc thì trống hết giờ. Chúng tôi ra về với tâm trạng vui vẻ. Nhưng nghĩ lại thì chẳng thấy gì vui vẻ trong ngày hôm nay cả, sáng dậy sớm, để rồi đến "nơi thi" ngồi nghe "luật" cả tiếng đồng hồ, rồi căng thẳng trong phòng thi. Chẳng còn gì để mà nói nữa.
Trôi qua một ngày không mấy chậm chạp, bước sang ngày thứ 2 thi nghề, thay vì thi lý thuyết, hôm nay chúng tôi thì thực hành, tôi chẳng mong ngóng gì hôm nay cả, tôi bỏ thự hành trên lớp nghề từ lâu lắm rồi, từ cái ngày bị giật điện, hix ! Cái cảm giác giật điện như thế nào nhỉ, tôi rất nhớ, vì nó đáng sợ lắm!! Nó thế nào nhỉ, ban đầu tôi lấy cái mỏ hàn chọc ngoáy nghịch linh tinh, bỗng một cảm giác tê dại cả người, theo bản năng, bàn tay tôi co giật tịnh tiến lại mình, phắt một cái dòng điện chạy thẳng lên nách, thoát khỏi dòng điện tôi hét to rồi câm như hến, lần thần cả người, xờ xoạn vào bả vai và cánh tay, tôi thấy thẳng sao cả, ngoài đầu tay tôi có hơi đen một tí, thật là cảm giác ác mộng, hang ngày tôi cũng thường bị giật điện nhưng nhẹ, dòng điện chuyển rời trong dây USB của máy tính, tôi cầm ngon ơ, nhưng lần đó khi tiếp xúc với dòng điện thực sự đã làm tôi sợ sệt và cẩn trọng khi làm mọi việc dùng đến điện, đến hôm nay tôi lại lải làm việc mà tôi chẳng mấy thiết tha, thôi thì vì cái học bạ không mấy đẹp đẽ của tôi, tôi sẽ cố hết mình. Sáng 7h tôi bước vào cổng trường nghề, tả thế nào nhi? xung quanh tôi toàn những người không quen biết từ cổng trường đi vào khoảng 3 m là bảng báo danh, tôi lại gần xem, thì thấy như một đống giấy lộn dán chi chit ở trên bảng, rôi phấn viết loằng ngoằng lên, mà nói dung hơn là chat loằng ngoằng lên tấm bảng cũng không mấy là sạch sẽ, dưới chân tôi lúc này là một số tờ báo danh, do tụi học sinh dựt từ tấm bảng để xem cho riêng mình rôi tiện tay quăng luôn suống đất, may sao không phải tờ tôi cần tìm, nhìn phát thấy ngay tên tôi đứng thứ 2 phòng điện, tôi tiến vào sân, một cảm giác thế nào nhỉ, ngại ngùng như lần đầu tiên đứng trên sân khấu, được bao nhiêu người nhìn ngó, trên hành lang phía bên phải tôi gồm nhiều tốp con gái của 4 trường đứng buôn chuyện cùng nhau, tôi chợt nhìn ra tụi con trai mà hôm qua tôi có "vinh dự" được thi cùng phòng, tôi đi lên cầu thang, đúng lúc ấy thầy coi thi cũng lên luôn. tôi nhận ra ngay thầy, vì thầy đã dậy lớp tôi 2 năm vừa qua, quá đủ để tôi nhớ đến từng chi tiết, hành động, lời nói, và cử chỉ. Thầy trông lùn lùn, khoảng 1m55 "tôi nghĩ vậy", thầy thường vận bộ đồ đúng mực của những thầy giáo, áo sơ mi, quần âu. Mỗi khi thầy mở của cho chúng tôi vào lớp là thầy nói : "thôi ngồi vào chỗ đê" chúng tôi là những kẻ cứng đầu thường không nghe lời, có đứa chạy sang lớp bọn con gái chêu chọ linh tinh, thằng thì điểm danh xong đi ăn sang, có khi té đi chơi game luôn, đến giờ ra chơi thầy điểm danh lại, thầy ghi luôn là chốn học, thường thì trong giờ học nghề chúng tôi được tự do nói chuyện, chúng nó được đà lấn tới, kể những chuyện bậy bạ, văng tục lung tung, dường như tụi nó không thấy một chút ngại khi nói ra những từ ngữ không nằm trong từ điển như vậy, nhiều khi còn nói bóng nói gió để chêu thầy, thầy biết thì cũng mặc kệ, nếu tôi mà là thầy, thì bọn này hết lên lớp luôn, chỉ cần cái giấy về trường là tụi nó đi tong, có khi con lien luỵ cả lớp cũng nên, nhưng với thầy thì lại rất khoan dung, độ lượng. Tôi vừa bước vào lớp là thầy nhớ tên tôi luôn, vì tôi và thằng con trai tôi và 1 số đứa nữa tỏ ra ngoan ngoãn khi trong giờ của thầy, mà thằng con trai tôi lại là lớp trưởng lớp nghề này, thầy hỏi tôi : "hôm qua quay cóp được không" tôi bảo : "không, nhưng em chép được" chẳng biết đúng không, thầy bảo : "chẳng cần đâu, hôm nay cố gắng làm thực hành là được, mà em thì cần gì môn nghề này" nửa đùa nửa thật, tôi cứ tin đại, đến giờ thực hành, thầy phát đồ dung cho chúng tôi, và bảo, làm cẩn thận đừng để gẫy còn để dung cho mấy ca nữa đấy, như vậy là một bảng điện tự tạo nhỏ bằng bàn tay lại được dùng cho mấy ca thi khác nhau, phải chăng là rất tiết kiệm, may mà chúng tôi thi ca đầu tiên, giả sử là ca thứ hai hay thứ ba thì phải nắn méo cả tay mới cho cái dây thép thẳng ra được, như thế thì lấy đâu thời gian để mà thực hành xong bài chứ, tôi lại nghĩ cũng phải thôi, một học kỳ mình chỉ phải đóng có 25000 đ quá ít, chỉ sợ tiền điện cho chúng tôi ngồi chọc ngoáy còn không đủ, thế thì lấy đâu ra tiền để xắm những đồ phục vụ cho thi cử như thế này. Vừa vào một lúc thì trống phát đề, hôm nay không giống hôm qua, vào một lát là được thi luôn, thầy còn nói, ai làm xong thì được về, điều đó càng thôi thúc tôi làm thật nhanh, nhưng vẫn phải đạt kết quả tốt. Trong khi làm, tôi không biết vẽ sơ đồ, đành ngó sang thằng bên cạnh, nhưng xem ra nó còn ngu hơn tôi, nó tuốt dây đồng còn chẳng lên thân, huống chi...tôi nhìn xuống dười cách tôi một bàn, duy nhất có một thằng có sơ đồ, tôi ngó qua, đó là một bản phô tô cóp pi tôi phân vân một lát : "nó lấy đâu ra cái tờ giấy quái quỉ đó nhỉ" không nghĩ them nữa, mượn nó một lát rôi vẽ thành bản mới. Có sơ đồ trong tay, tôi như một người tìm đường, nhanh thoăn thoắt tôi nắp ráp các điện trở và các transitor với bảng điện, rồi nối chúng bằng dây đồng thật khéo léo, sau đó tôi ngồi hàn. Trong lúc làm bài tôi để ý thấy thằng ngồi dưới tôi chẳng biết làm tí gì, nó bảo khẽ với thằng bạn nó bên cạnh : "làm hộ tao cái, mày làm xong đừng nộp vội, chờ tao về rồi anh em mình đi chơi war" tuy bé nhưng cũng đủ để tôi nghe thấy, thằng bạn nó làm xong rồi ngồi làm cho nó, thằng bạn nó thủ thỉ : "tí nữa ra quán nước cổng trường làm tí nước người không mặc áo đê, tao khát cháy cả cổ rồi, sang nay ăn vội quá tao chưa kịp uống" tôi băn khoăn nghĩ ngợi : "nước người không mặc áo là cái nước quái gì nhỉ" lăn lộn với suy nghĩ, cuối cùng tôi nghĩ ra là nước nhân trần, một lần thằng bạn tôi có lần nó cũng nói nhưng tôi không tiếp thu những thứ vớ vẩn như thế, nhưng cũng hay đấy trứ, chơi chữ phết. Lúi húi một lúc thì thấy có thằng làm xong và được chấm Tốt rồi nó đi về với vẻ ngông nghênh, điều đó thúc dục tôi càng phải làm nhanh hơn, cuối cùng tôi cũng làm xong, nhưng khi chấm, bị sai một chân đèn, nhưng thầy vẫn cho tôi tốt. Tôi dạo bước trên hành lang qua các lớp thùa, con bạn học cùng trương tôi thò đầu ra bảo, mày làm nhanh thế, tôi ngạo mạn đáp : "chuyện, tao ma lị!!!" nó bĩu môi tỏ ra khinh thường : "bố nhà ông" , tôi lẹ xuống cầu thang, đi đến gần cổng có rất nhiều tốp học sinh đứng đợi thi ca sau, trong đó có thằng
Thế Anh chơi bóng rổ cùng tụi tôi, tính thằng này hay cáu bẩn, lắm mồm, ngạo mạn kiêu căng, thỉnh thoảng bệnh hoạn điên khùng, nó thường cùng tụi bạn đè một thằng ra chêu chọc, rồi văng những lời thô thiển vui nhộn, chẳng có gi để mà lí thú khi đứng trước thằng này. Khi nó nhìn thấy tôi đi ra, nó hỏi : "làm được không" tôi chỉ trả lời một câu : " tốt" vì không muốn ị giữ lại nói chuyện nên tôi trả lời một câu rồi tỏ ra có người đang đợi mình. Tôi đi thẳng không ngoảnh lại, ra lấy xe và đi về. Kết thúc kỳ thi nghề một cách bình thường.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro