Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thi

   BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP 2019

MÔN HỌC: Thực hành tay nghề

HỆ: Cao đẳng

GHI CHÚ: mỗi sinh viên bốc thăm 1 câu. Đổi câu sẽ bị trừ 20% số điểm.

NỘI DUNG ĐỀ THI

Câu 1:

Anh chị hãy thực hiện các đường cấp thuốc trên gà? Các dạng bào chế thuốc?

TL: * Các đường tiêm thuốc trên gà gồm:

1- Đường tiêm: gồm tiêm bắp và tiêm dưới da, tiêm xuyên màng cách

2- Nhỏ mắt, mũi, miệng

3- Pha nước uống

4- Phun xịt

· Các dạng bào chế thuốc:

1-Thuốc tiêm: dung dịch, hỗn dịch hoặc nhũ tương

2-Thuốc nhỏ: mắt mũi miệng

3-Thuốc bột: pha uống hoặc trộn vào feed

4-Thuốc bôi: ketomycin trị nấm

5-Thuốc cốm, viên nén, viên nang: dùng để uống

Câu 2:

Anh chị hãy lấy 2cc máu toàn phần và lấy 1cc huyết thanh gà. Máu toàn phần, huyết thanh gia súc, gia cầm có thể dùng để xét nghiệm chỉ tiêu gì?

TL: dở cánh gà lên sẽ thấy đc tĩnh mạch dùng kim dụng cụ đc chuẩn bị sẵn tién hành lấy máu 2ml rồi sau đó đem ly tâm hoặc có thể để yên chờ lắng đọng nhưng sẽ hoi lâu so vs ly tâm ở tốc 4000-5000 vòng/phút.

* Máu toàn phần: dùng để chạy sinh lý kiểm tra:

- RBC :Kiểm tra khả năng vận chuyển oxy của máu.

- WBC :Đánh giá hệ miễn dịch và phát hiện nhiễm trùng

-HEMATOCRIT :Tỷ lệ thể tích hồng cầu so với thể tích toàn phần của máu

-HEMOGLOBIN :Tỷ lệ thể tích hồng cầu so với thể tích toàn phần của máu

-PLT :Đánh giá khả năng đông máu.

* Máu huyết thanh:

1. XN sinh hóa:

Glucose: Đánh giá tình trạng đường huyết và phát hiện bệnh tiểu đường. Protein và Albumin: Đánh giá chức năng gan và tình trạng dinh dưỡng. Urê và Creatinine: Đánh giá chức năng thận. Bilirubin: Đánh giá chức năng gan và phát hiện vàng da. Enzyme gan (ALT, AST): Đo lường mức độ tổn thương gan. Enzyme tụy (Lipase, Amylase): Đánh giá chức năng tụy. Điện giải (Natri, Kali, Canxi): Đánh giá cân bằng điện giải và tình trạng mất nước.

2. XN kháng thể:

ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay): Đo nồng độ kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh cụ thể, như virus hoặc vi khuẩn. PCR (Polymerase Chain Reaction): Phát hiện sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh qua DNA hoặc RNA của chúng

3. XN hoormone:

Cortisol: Đánh giá stress và chức năng tuyến thượng thận. Testosterone và Estrogen: Đánh giá chức năng sinh sản và nội tiết

4. XN vi sinh:

Nuôi cấy vi khuẩn: Phát hiện các loại vi khuẩn gây bệnh. Phân tích nấm và ký sinh trùng: Xác định các loại nấm và ký sinh trùng có mặt trong máu.

Câu 3:

Anh chị hãy tiến hành mổ khám gà và chỉ ra được các cơ quan theo yêu cầu?

· Mổ khám:

- Chuẩn bị:

- Tiệt trùng dụng cụ mổ, bao gồm dao mổ, kéo, kẹp và các ống đựng mẫu.

- Chuẩn bị gà, đảm bảo nó không bị căng thẳng và bị giữ chặt an toàn.

- Vô hiệu hóa gà:

- Sử dụng phương pháp nhân đạo để vô hiệu hóa hoặc gây mê nhẹ gà. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng cloroform hoặc CO2 ở nồng độ thấp.

- Kiểm tra bên ngoài:

- Quan sát lông, da, mỏ, mắt, chân và cánh để phát hiện các dấu hiệu như ký sinh trùng ngoài, tổn thương cơ học, hoặc các dấu hiệu bệnh lý khác.

- Mở ngực và bụng:

- Rạch một đường từ lỗ huyệt lên tới đỉnh ức, sử dụng kéo hoặc dao mổ để mở khoang bụng và ngực.

- Kiểm tra nội tạng:

- Gan: Gan to, màu sắc bất thường (xanh, vàng, đốm trắng) có thể là dấu hiệu của viêm gan hoặc nhiễm độc.

- Lá lách: Lá lách to có thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc bệnh lý về máu.

- Tim: Quan sát màng tim, tim có màu trắng hoặc có dịch thẩm thấu có thể chỉ ra viêm màng tim.

- Phổi: Phổi có màu đỏ thẫm hoặc sưng phồng có thể chỉ ra viêm phổi.

- Ruột: Dấu hiệu như ruột dày lên, có chất nhầy hoặc xuất huyết có thể chỉ ra viêm ruột.

- Lấy mẫu:

- Lấy mẫu từ gan, phổi, ruột và máu để gửi đi xét nghiệm sinh hóa, vi sinh hoặc mô học.

- Ghi chép và phân tích:

- Ghi chép chi tiết các quan sát và kết quả xét nghiệm. Sử dụng các kết quả này để chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị.

- Ghi chép và phân tích:

- Ghi chép chi tiết các quan sát và kết quả xét nghiệm. Sử dụng các kết quả này để chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị.

· Đọc tên các cơ quan theo yêu cầu:

Câu 4: Anh chị hãy tiến hành mổ khám gà. Các loại bệnh tích có thể gặp khi mổ khám.

Bệnh tích thường gặp:

- Phổi:

+ CRD ( hen gà ) ( do Mycoplasma Gallisepcum gây ra )

Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt: đây là điểm khác biệt bên ngoài của bệnh CRD so với các bệnh về hô hấp khác

• Viêm khớp chân, gà hay nằm khuỷu

• Mặt sưng phù , ủ rũ, bỏ ăn

• Thở khò khè – có tiếng hen nghe rõ nhất vào buổi đêm và sáng sớm

- Khí quản có dịch nhầy do bị viêm

– Túi khí đục có nhiều bọt trắng

– Thông thường CRD hay ghép với E.Coli thì khi mổ ra khám bà con sẽ thấy một lớp mỡ màu trắng ngà phủ quanh gan và tim, lớp này là Fibrin ( biểu hiện điển hình của e.coli). Như vậy ta sẽ kết hợp chữa cả CRD và e.coli cho gà nhé.

+ Bệnh IB ( viêm phế quản truyền nhiễm )

+ Bệnh Newcastle ( gà gù )

+ Bệnh Cúm gia cầm

+ Bệnh Gumborro gà ( xuất huyết ở đùi,ngực, túi Fabricius )

+ Bệnh Tụ huyết trùng

+ Bệnh Nấm phổi

+ Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

+ Bệnh E.coli

+ Bệnh Samonella

+ Bệnh Lecosis

+ Bệnh Cầu trùng

Câu 5:

Thực hiện các đường cấp thuốc trên chó? Mục đích cấp thuốc cho vật nuôi?

Câu 6: Lấy máu toàn phần, lấy huyết thanh, lấy mẫu phân chó để xét nghiệm?

Câu 7: Khám gà và cho biết tình trạng sức khỏe gà qua lâm sàng

Câu 8: Cách đánh giá mức độ mất nước trên gia súc? Cho biết các loại dịch truyền. Xử lý gia súc khi bị sốc thuốc.

Câu 9: Tiến hành khám sức khỏe chó trên lâm sàng (khám chung và hệ niệu dục) Đánh giá kết quả khám?

Câu 10: Thực hiện thao tác truyền 50CC dịch cho chó.

Câu 11: Bạn hãy ra toa cụ thể điều trị chó 5kg bị viêm ruột, tiêu chảy có máu, nôn, thân nhiệt hạ, không ăn (chẩn đoán chó bị bệnh do Parvovirus)

Câu 12: Bạn hãy ra phác đồ điều trị chó nặng 13kg bị viêm phổi do nhiễm vi khuẩn với các triệu chứng ho, sốt cao, chảy dịch mũi, kém ăn, thở khó.

Câu 13: Các vị trí tiêm trên heo. Các loại vắc xin phòng bệnh cho heo.

Câu 14: Vaccine phòng bệnh trên trâu, bò, các vị trí tiêm trên trâu, bò

TL:

Vaccine TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ

Tiêm bắp cho trâu, bò, bê, nghé từ 6 tháng tuổi trở lên

Vaccine Lở mồm long móng

(Aftovac bivalent của Navetco, Avac - V6 FMD Emulsion của Avac, Aftopor của Navetco, Aftogen-oleo của Amavet,...)

Aftovac bivalent của Navetco -Tiêm dưới da.

Vaccine Viêm da nổi cục MEVAC™ LSD

Tiêm dưới da vùng cổ

Vaccine giải độc tố Viêm ruột hoại tử Clostoxoi.Ivac

Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho dê, cừu từ 4 tuần tuổi trở lên

Vaccine nhiệt thán

(Vaccine vô độc nhiệt thán của Vetvaco, Vaccine vô hoạt ung khí thán của Vetvaco, Vaccine nhiệt thán của Navetco)

Tiêm dưới da cổ (trước vai) hoặc dưới da bẹn cho gia súc, không được tiêm vào bắp thịt.

Vị trí tiêm cho trâu, bò, an toàn nhất là phần bắp thịt, phần da cổ cách gốc tai 20-40cm vị trí tiêm đường kính khoảng 10cm, vị trí ở điểm giao nhau của hai đường kẻ ước lượng. dài 20cm ở khoảng giữa cổ 1/3 khoảng cách từ u vai đến gốc tai và 1/3 (phía trên) chiều dài đường vuông góc với cổ trâu, bò (chiều rộng của cổ, không tính yếm). Tiêm theo hướng từ đầu xuống đuôi, kim tiêm song song hoặc hơi xiên xuống dưới phía bụng. Dùng kim tiêm ngắn tiêm vuông góc nơi tiêm, nếu dùng kim tiêm dài tiêm chếch 1 góc 45o so với mặt phẳng cổ, hướng từ phía đầu về đuôi...

Nếu gia súc nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tiêm dưới da dùng kim tiêm, xiên một góc 45-60 độ. Tiêm bắp dùng kim xiên một góc 45-60 độ.

Trâu, bò, trên 6 tháng tuổi đến trưởng thành: Tiêm dưới da dùng kim xiên một góc 60-900. Tiêm bắp dùng kim xiên góc 60-90 độ vào vị trí đã xác định như trên.

Câu 15: Mô tả các bước tiến hành thiến chó cái. Thiến chó cái cần chuẩn bị gì?

TL: Chuẩn bị:

- Trước khi phẫu thuật: Kiểm tra sức khỏe tổng quát. Làm trống nước tiểu trong bàng quan (Cho thú nhịn ăn 8-12 giờ và nhịn uống 4-6 giờ trước khi gây mê)

Gây mê: tiêm và có thể duy trì bằng thuốc mê bay hơi nếu có thể. Tiêm thuốc tiền mê, thuốc mê, thuốc giảm đau và kháng sinh (nếu cần thiết).

Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ căn bản đã được tiệt trùng: Bông băng y tế, Dung dịch sát khuẩn: Povidine, kéo cắt chỉ, kẹp giữ mô và cầm máu. Dao mổ số 11 hoặc 22, Chỉ tiêu đơn sợi hoặc đa sợi bọc và chỉ không tiêu đơn sợi

Chuẩn bị phẫu thuật viên: Rửa sạch tay, Đội nón, đeo khẩu trang và mặc áo phẫu thuật, đeo găng tiệt trùng.

Chuẩn bị cho thú: - Đặt thú nằm ngữa, cố định 4 chân - Tiêm thuốc mê - Cạo sạch lông vùng bụng và bẹn - Sát trùng và vô trùng vùng mổ

- Phẫu thuật: Rạch qua da và mô liên kết dưới da. Dò tìm sừng tử cung bên phải (sát vách thành bụng), Tách dây chằng treo buồng trứng, Kẹp mạch máu buồng trứng, Cột 2 nút: nút giữ chặt (I) và nút số 8 (II). Lần tìm sừng tử cung phía còn lại ,Thực hiện tương tự, Cột mạch máu tử cung bằng 2 nút: nút giữ chặt (I) và nút số 8 (II). Cắt bỏ toàn bộ 2 nhánh sừng tử cung.

May cơ và phúc mạc bằng đường may liên tục thông thường hoặc nệm nằm hoặc gián đoạn đơn giản. May đường may dưới da, May da bằng đường may gián đoạn đơn giản hoặc đường may khóa.

Câu 16: Mô tả các bước tiến hành thiến chó đực. Thiến chó đực cần chuẩn bị gì?

TL:

- Trước khi phẫu thuật: Kiểm tra sức khỏe tổng quát. Làm trống nước tiểu trong bàng quan. (Cho thú nhịn ăn 8-12 giờ và nhịn uống 4-6 giờ trước khi gây mê)

Gây mê tiêm và có thể duy trì bằng gây mê bay hơi. Tiêm thuốc tiền mê, thuốc mê, thuốc giảm đau và kháng sinh (nếu cần thiết).

Đặt chó nằm ngữa. Cạo sạch lông vùng bẹn- sát trùng

Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ căn bản đã được tiệt trùng: Bông băng y tế, Dung dịch sát khuẩn: Povidine, kéo cắt chỉ, kẹp giữ mô và cầm máu. Dao mổ số 11 hoặc 22 .Chỉ tiêu đơn sợi hoặc đa sợi bọc

Chuẩn bị phẫu thuật viên: Rửa sạch tay, Đội nón, đeo khẩu trang và mặc áo phẫu thuật, đeo găng tiệt trùng

- Các bước tiến hành:(pp thiến hở)

-Phẫu thuật: Đẩy 1 bên dịch hoàn lên vị trí cao nhất. Rạch qua da, mô liên kết dưới da. Bộc lộ bao dịch hoàn và dịch hoàn. Rạch qua bao dịch hoàn - Bộc lộ dịch hoàn. Tách bỏ dây chằng mào dịch hoàn và dịch hoàn. Dùng kẹp để kẹp giữ mạch máu. Cột ống dẫn tinh - Cột mạch máu bằng 2 mối cột: nút giữ chặt (I) và nút số 8 (II)

Có thể may kín lại bao dịch hoàn hoặc không. May đường may dưới da. May da: gián đoạn đơn giản

Câu 17: Khám hệ hô hấp và hệ tiêu hóa chó. Đánh giá kết quả khám?

Câu 18: Mô tả phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu kiểm tra ghẻ. Các loại ghẻ trên chó?

Trả lời

1 Phương pháp lấy mẫu có 2 cách

a, Lấy mẫu trực tiếp

- Chọn vùng da nghi ngờ có ghẻ, biểu hiện ( da viêm sần sùi, đỏ, ngứa).

- Cạo sạch lông vùng da nghi ngờ, dùng dao lam hặc dao mổ cạo đến khi gớm máu vùng đó để lấy mẫu da.

b, Lấy mẫu trực tiếp

- Cũng ở vùng da nghi ngờ đó và cạo sạch lông.

- Dùng băng dính ( băng keo trong) dán lên vùng da nghi ngờ trong vài phút sau đó gỡ ra để thu thập mảnh vụn da và kí sinh trùng.

2 Xử lí mẫu da

a, Chuẩn bị mẫu

- Cho dung dịch nacl 0,9% vào mẫu để cho nềm mẫu da

- Đặt mẫu vừa chuẩn bị lên phiến kính và đậy lammen lên

b, Quan sát

- Soi mẫu vật dưới kính hiển vi ở vật kính 10x đến 40x

- Quan sát và đánh giá xem có loại kst ngoài da nào hay không mật độ nhiều hay ít

- Phân tích kết quả vừa soi đươc và đánh giá tình trạng da

c, Kết luận

- Hiện tại trên mẫu da đó co loại kst nào

3 Các loại kst ngoài da trên chó và mèo

- Demodex

- Sacoptes

- Otodectes ( Rận tai )

Câu 19: Mô tả phương pháp phù nổi và phương pháp lắng gạn kiểm tra ký sinh trùng. Hai phương pháp nầy kiểm tra loại ký sinh trùng nào?

Giãi

1 Phương pháp phù nổi

- Phương pháp này dựa trên sự chênh lệch tỉ trọng của trứng giun sán so với 1 số dung dịch có tỉ trọng lớn hơn ( nước muối bão hoà )

- Phương pháp này giúp tách trứng ra khỏi phân

- Trứng của giun sán có tỉ trọng thấp hơn nên sẽ nổi lên trên bề mặt của dung dịch

2 Phương pháp sa lắng

- Phương pháp này dựa trên sự chênh lệch tỉ trọng giữa nước và trứng giun sán để tách bớt phân và trứng giun sán với nhau

- Trứng giun sán có tỉ trọng nặng hơn nước (nước có tỉ trọng = 1 ) nên sẽ chìm xuống đáy cốc ( Cốc tam giác )

- Phương pháp này có chi phí rẻ nhưng khó quan sát do mẫu thu được có nhiều mẫu phân

- Cần sữ dụng dung dịch xanh methylen để nhuộm các cặn bẩn trước khi quan sát dưới kính hiển vi

3 các phương pháp trên kiễm tra được loại kst nào

- Giun sán

- Cầu trùng

Câu 20: Tiến hành thực hiện các đường may sau: Liên tục, gián đoạn đơn giản, chữ X.

Duyệt Giáo viên ra đề thi

Khoa: ___________________________ (ký và ghi rõ họ tên)

Phòng Đào Tạo: __________________

BGH: ___________________________                                                

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #thi